1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Khởi Sự Kinh Doanh - Đề Tài - Cửa Hàng Đào Tạo Và Kinh Doanh Các Sản Phẩm Từ Handmade

103 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cửa Hàng Đào Tạo Và Kinh Doanh Các Sản Phẩm Từ Handmade
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • I. Lý do chọn đề án KSKD (6)
  • II. Mục tiêu đề án KSKD (8)
    • 1. Mục tiêu môn học (8)
    • 2. Mục tiêu riêng của đề án KSKD (8)
  • III. Cách tiếp cận thực hiện (8)
    • 1. Lĩnh vực sẽ KSKD: Các sản phẩm Handmade (8)
    • 2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH (8)
    • 3. Dự kiến hoạt động (8)
    • 4. Tiếp cận (8)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • V. Tài liệu tham khảo (8)
  • VI. Cấu trúc đề án KSKD (9)
  • VII. Kế hoạch tiến độ thực hiện của đề án KSKD (10)
  • Chương 1: XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KHỞI SỰ KINH DOANH (11)
    • I. Tình thần doanh nghiệp (11)
      • 1. Tinh thần doanh nghiệp và tinh thần doanh nhân (11)
        • 1.1. Tình thần doanh nghiệp (11)
        • 1.2 Tinh thần doanh nhân (0)
      • 2. Các đặc tính của nhà doanh nhân (12)
      • 3. Phân tích các sai lầm của doanh nhân khi khởi sự kinh doanh (15)
      • 4. Tầm quan trọng của KSKD (16)
      • 5. Các bước khi KSKD (16)
      • 6. Những ví dụ điển hình về KSKD (16)
        • 6.1 Roman Abramovich (16)
        • 6.2 Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (19)
    • II. Phân tích, đánh giá, rà soát và nắm bắt Cơ hội và Đe dọa (22)
      • 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô (22)
      • 1.2. Phân tích môi trường ngành (24)
      • 2. Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội thị trường để có thể KSKD (26)
    • III. Phân tích nguồn lực và nhóm KSKD (29)
    • IV. Hình thành SWOT (29)
    • V. Sơ lược về công ty (30)
      • 5.1. Mục tiêu (32)
      • 5.2 Phương hướng hoạt động (32)
  • Chương II: Lập kế hoạch nghiên cứu Marketing đề án khởi sự (33)
    • I. Phân tích hành vi người tiêu dùng (33)
      • 1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp (33)
      • 1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp (33)
      • 2. Phân tích tiến trình ra quyết định mua (37)
        • 2.1. Cá nhân (37)
        • 2.2. Tổ chức (39)
      • 3. Xác định các yếu tố cho việc tiêu dùng sản phẩm (39)
    • II. Xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm (40)
      • 1. Phân đoạn thị trường (40)
        • 1.1. Địa lí-Đặc điểm phân bố dân cư (40)
        • 1.2. Nhân khẩu học (41)
        • 1.3. Hành vi (41)
      • 2. Đánh giá và lựa chọn phân đoạn thị trường (42)
        • 2.1. Đánh giá đoạn thị trường (42)
        • 2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu (43)
      • 3. Định vị sản phẩm trong thị trường (43)
        • 3.1. Phân tích môi trường Marketing (43)
        • 3.2. Định vị sản phẩm (46)
    • III. Xây dựng chính sách Marketing (48)
      • 1. Định hướng chính sách Marketing (49)
      • 2. Chính sách sản phẩm (50)
        • 2.1. Cấu trúc sản phẩm (50)
        • 2.2. Quyết định về danh mục sản phẩm (50)
        • 2.3 Phân lọai sản phẩm (51)
        • 2.4. Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm (51)
        • 2.5. Quyết định về dịch vụ khách hàng (51)
        • 2.6. Quyết định theo chu kỳ sống của sản phẩm (51)
      • 3. Chính sách giá (53)
        • 3.1 Căn cứ định giá (53)
        • 3.2. Phương pháp định giá (54)
        • 3.3. Chiến lược định giá (54)
        • 3.4. Chiến lược điều chỉnh giá (54)
        • 3.5. Thay đổi giá cả sản phẩm (54)
      • 4. Chính sách phân phối (55)
      • 5. Chính sách truyền thông cổ động (55)
      • 6. Chính sách con người (56)
        • 6.1. Nhân viên (57)
        • 6.2. Khách hàng (57)
      • 7. Chính sách cơ sở vật chất (57)
    • IV. Lập kế hoạch tiến độ (57)
    • V. Kế hoạch ngân sách (58)
    • CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ĐỀ ÁN KSKD (59)
      • I. Địa điểm công ty (59)
      • II. Hoạt động kinh doanh (59)
        • 1. Nhu cầu thị trường (59)
        • 2. Khả năng của doanh nghiệp (60)
        • 3. Lựa chọn nhà cung cấp (60)
      • IV. Đặt hàng (61)
      • V. Bố trí quán (62)
      • VI. Lập kế hoạch tiến độ (62)
      • VII. Kế hoạch ngân sách (63)
    • Chương 4: KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ ÁN KDKD (64)
      • I. Hoạch định nhu cầu nguồn nhân lực (64)
      • II. Xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (72)
        • 1. Xác định cơ cấu tổ chức (72)
        • 2. Sơ đồ tổ chức (72)
        • 3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các cấp ở công ty (72)
        • 4. Mối quan hệ các phòng ban (73)
      • III. Chiến lược nhân sự (73)
        • 1. Tuyển dụng (73)
      • IV. Kế hoạch tiến độ (75)
    • CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO ĐỀ ÁN KSKD (78)
      • I. Các thống số cơ bản (79)
      • II. lập lình trình trả nợ ngân hàng (80)
      • III. Lập lịch trình khấu hao (81)
      • IV. Ước lượng doanh thu và chi phí (87)
      • V. Ước lượng lợi nhuận (93)
      • VI. Ước lượng vốn luân chuyển (94)
      • VII. Xây dựng dòng tiền tài chính theo quan điểm chủ sở hữu (99)
      • I. Đặc điểm (101)
      • II. Hồ sơ đăng ký kinh doanh (101)
      • III. Thủ tục thành lập (102)
      • IV. Ưu, nhược điểm (102)

Nội dung

Lý do chọn đề án KSKD

Trong thời gian gần đây, xu hướng tự làm và sử dụng các đồ handmade để làm quà tặng, trang sức, phụ kiện, quà lưu niệm đã và đang lan rộng trong giới trẻ và trở thành một hiện tượng tại Việt Nam Độc đáo, không đụng hàng, lạ mắt, thể hiện được tâm huyết, tình cảm của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính, cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ, đó là những lý do khiến đồ handmade trở nên cực kỳ “ăn khách” và thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động Đặc biệt là những bạn luôn mong muốn sự mới lạ, hợp thời và tôn sùng ý thích tự sáng tạo.

Không chỉ trở thành một xu hướng “hot” đối với giới trẻ , đồ handmade còn trở thành những vật dụng, những món quà lưu niệm mang dấu ấn riêng được khách du lịch quốc tế thích thú và tìm kiếm sưu tầm.

Bắt đầu xuất hiện từ cách đây ba, bốn năm, nhưng đến thời điểm này, đồ handmade vẫn là xu hướng cực kì “hot” của giới trẻ Không chỉ dừng lại ở việc tự làm, tự sử dụng… đồ handmade còn khiến các “fan hâm mộ” ngày càng “nghiền” hơn bởi những khúc biến tấu đầy sáng tạo Đặc biệt, nó mang đến cho họ một cơ hội để kiếm tiền, trở thành những cô chủ, cậu chủ bằng những sản phẩm mang dấu ấn, cá tính của riêng mình  Chính vì vậy mà nhóm khởi sự chúng tôi đã quyết định khởi sự kinh doanh từ ý tưởng độc đáo này, chúng tôi sẽ mở một cửa hàng đào tạo và bán các sản phẩm handmade, cửa hàng chúng tôi sẽ đặ tại thành phố Đà Nẵng, một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn.

Phân tích mô hình tam giác:

- Dọc trên phố cổ, hoặc đâu đó trong lòng Hà Nội, người ta có thể bắt gặp rất nhiều những shop hàng lưu niệm đồ handmade bắt mắt, thu hút nhiều khách hàng Với các sản phẩm tự làm cho bản thân như: vòng, lắc, quần áo, hoa giấy, thiệp… nhưng ở đà nẵng đây vẫn còn là một hình thức kinh doanh còn khá mới mẽ.

- Đà Nẵng là trung tâm thương mại của Miền Trung, thu hút đông đảo các bạn trẻ về đây học tập và làm việc, đây là những khách hàng đầy tiềm năng của cửa hàng handmade chúng tôi.

- Tại Đà Nẵng vẫn chưa có loại hình kinh doanh nào vừa đào tạo vừa bán những mặt hàng Handmade… Đó là cơ hội không nhỏ cho chúng tôi tiếp tục phát triển và dành những lợi thế cạnh tranh nhất định.

- Ngành kinh doanh mang tên “đồ handmade” không chỉ là mảnh đất để chúng tôi thể hiện tài năng, sự sáng tạo và cá tính… mà còn giúp chúng tôi làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình

- Cách thức hoạt động của đồ Handmade rất đa dạng: từ bày bán bên lề đường, gift shop nhỏ lẻ, đến hệ thống shop có chi nhánh trên cả nước Có thể nói đây là một ngành không tập trung, rào cản nhập ngành tương đối thấp Cũng là cơ hội cho sự nhập cuộc của chúng tôi.

- Sự tăng giá của các nguyên liệu, phụ kiện để làm nên càng sản phẩm Handmade gây khó khăn không nhỏ cho việc kinh doanh.

- Các sản phẩm thay thế khác được làm bằng công nghệ, dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đó là các món đồ công nghệ, đồ trang sức vàng, bạc, đá quý, hàng thời trang cao cấp cũng đang chiếm một mảng thị trường lớn.

- Nhiều bạn trẻ hiện nay thích sử dụng những mặt hàng hiện đại, trẻ trung và không có nhiều kiên nhẫn trong việc học tập để làm các đồ Handmade.

+ Các mối quan hệ hợp tác với các địa điểm kinh doanh, mối quan hệ đông đảo với khách hàng.

+ Lao động phổ thông, người lao động có chuyên môn và có am hiểu về Handmade + Việc khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh còn khá mới tại thành phố sẽ nhận được sự ủng hộ từ chính quyền Thành phố.

+ Tài chính: vốn từ nhóm khởi sự, huy động vốn từ người thân, bạn bè (vì số vốn thành lập không quá lớn) hoặc có thể vay vốn từ ngân hàng.

+ Nhân sự: sử dụng lao động từ chính nhóm khởi sự kinh doanh và nguồn lao động khác chủ yếu là các bạn trẻ.

4 Nhóm khởi sự kinh doanh:

 Đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, có niềm đam mê, trình độ chuyên môn và năng lực làm việc hiệu quả.

 Hình thức kinh doanh này còn mới lạ đối thành phố và hứa hẹn sẽ đem đến xu hướng mới cho các bạn trẻ Đà thành cũng như chính nhóm khởi sự chúng tôi.

 Các nguồn lực về nhân lực và tài chính còn nhiều hạn chế.

 Là một doanh nghiệp mới thành lập nên sẽ thiếu nhiều kinh nghiệm kinh doanh.

 Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

 Chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ.

 Ý tưởng kinh doanh: Cửa hàng đào tạo và kinh doanh các sản phẩm từHandmade.

Mục tiêu đề án KSKD

Mục tiêu môn học

 Trang bị về lý thuyết

 Trang bị về kỹ năng

 Trang bị về vấn đề nghiên cứu/ kỹ năng nghiên cứu

Mục tiêu riêng của đề án KSKD

 Có cái nhìn thực tế về lý thuyết đã được học khi áp dụng vào thực tế.

 Làm quen với việc khởi nghiệp từ một ý tưởng kinh doanh.

 Khảo sát tính khả thi của việc đào tạo và kinh doanh các sản phẩm từ Handmade trên địa bàn Đà Nẵng.

Cách tiếp cận thực hiện

Dự kiến hoạt động

- Đào tạo học viên biết làm Handmade.

- Bán các sản phẩm từ Handmade.

Tiếp cận

 Lao động phổ thông : Công ty tuyển dụng

 Lao động chuyên môn: Công ty tuyển dụng

 Lao động quản lý: nguồn nhân lực chủ chốt là thành viên nhóm.

Doanh nghiệp cần có những mối quan hệ rộng rãi đối với các đối tác kinh doanh (nhà cung cấp nguyên liệu – phụ kiện, ngân hàng, khách hàng (chủ yếu là từ giới trẻ…) và chính quyền địa phương.

Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp định tính b Phương pháp định lượng

Cấu trúc đề án KSKD

- Chương mở đầu: Đề cương nghiên cứu

- Chương 1: XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KHỞI SỰ KINH DOANH

- Chương 2: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING ĐỀ ÁN KSKD

- Chương 3: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ĐỀ ÁN KSKD

- Chương 4: LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ ÁN KSKD

- Chương 5: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐỀ ÁN KSKD

- PHỤ LỤC: CÔNG TY TNHH NHIỀU THÀNH VIÊN

XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KHỞI SỰ KINH DOANH

Tình thần doanh nghiệp

1 Tinh thần doanh nghiệp và tinh thần doanh nhân

- Tinh thần doanh nghiệp là thái độ trách nhiệm, ý nghĩ, tình cảm sâu sắc của con người với công việc kinh doanh, là ý chí ham muốn thành công, định hướng cho khát vọng cháy bỏng trong làm giàu, tính bền bỉ, kiên trì với ý tưởng sáng tạo, kiên quyết, dám chấp nhận mạo hiểm Nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hành động kinh doanh.

- Tinh thần doanh nghiệp là giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh của Việt Nam.

Hệ giá trị là yếu tố nền tảng của văn hóa một cộng đồng xã hội, trong đó giá trị chủ đạo biểu hiện như chiếc hoa tiêu, như ngọn cờ vẫy gọi, định hướng cho các hoạt động nhận thức và hành động, làm nên sự nhất thể hóa trong lối sống và trong hoạt động thực tiễn của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy Đồng thời, giá trị văn hóa là thuộc tính bản chất của con người, do hoạt động sống và lao động sáng tạo của con người tạo ra Xã hội muốn phát triển phải có hoạt động kinh doanh, đồng thời cần xây dựng văn hóa kinh doanh Trong hệ giá trị của văn hóa kinh doanh thì tinh thần doanh nghiệp là giá trị định hướng, bởi vì nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hành động kinh doanh.

- Tinh thần doanh nghiệp là một giá trị văn hóa và hơn thế nữa, còn là giá trị định hướng trong sản xuất – kinh doanh Bằng hoạt động sản xuất – kinh doanh, phát huy cao độ những giá trị văn hóa truyền thống, xác lập các giá trị nhân văn, dân chủ và khoa học, đón nhận và tiếp thu các giá trị hiện đại của loài người, chúng ta sẽ sáng tạo ra và hình thành các truyền thống văn hóa kinh doanh, trong đó, tinh thần doanh nghiệp là giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam.

- Tinh thần doanh nhân có thể được xem là những hoạt động thành lập ra một tổ chức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm tận dụng những cơ hội đã xác định được Tinh thần doanh nhân thường được xem là việc đối chọi với những thách thức, vì trong lĩnh vực kinh doanh, xác suất thất bại của một doanh nghiệp mới là khá cao. Những hoạt động mang tính chất này thì rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức của doanh nghiệp Và tinh thần doanh nhân cũng được xem là việc tạo ra việc làm cho nhiều người khác.

- Cha đẻ của khái niệm này chính là nhà Kinh tế học của viện Kinh tế học Áo Joseph Schumpeter Theo Schumpeter, một người có tinh thần doanh nhân là người sẵn sàng và quyết tâm chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi mới Tinh thần doanh nhân tạo ra một sự "đào thải sáng tạo" xuyên suốt các thị trường và ngành công nghiệp, tạo ra những ngành nghề kinh doanh và mô hình kinh doanh mới, đào thải những mô hình cũ và lạc hậu, kém hiệu quả Và như thế, trong tầm dài hạn, tinh thần doanh nhân tạo ra một sự tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc

- Frank Knight và Peter Drucker thì cho rằng, Tinh thần doanh nhân là việc chấp nhận rủi ro và dám làm Người có tinh thần này, theo hai ông, chính là người dám đặt cược sự nghiệp và tài chính của mình cũng như đầu tư vốn và thời gian trong những khoản đầu tư không chắc chắn.

2 Các đặc tính của nhà doanh nhân:

Trên thế giới có rất nhiều doanh nhân thành đạt mà khi nhắc đến tên tuổi của họ, cả nhân loại phải ngưỡng mộ trước tài năng và những cống hiến của họ Phần lớn những doanh nhân xuất sắc thường là những người đam mê công việc, không ngừng sáng tạo, có yêu cầu khắt khe, khá cẩn thận và là một nhà lãnh đạo tài ba Rất ít người hội tụ đủ những đặc tính nổi trội của một doanh nhân thành đạt, nhưng đa số họ đều có những đặc tính sau đây:

 Họ cộng tác với những người thông minh

Sự thành công của một doanh nhân không phải là điều ngẫu nhiên Có người thành công, có người sẽ thất bại Những doanh nhân thành đạt luôn xây dựng một đội ngũ nhân tài hùng hậu quanh mình Bởi họ có quá nhiều việc phải giải quyết mà họ không thể tự kiểm soát một mình Vì vậy, họ chỉ tập trung vào những công việc họ làm tốt nhất, mang tính chất quyết định Còn những việc khác họ biết cách giao việc và ủy quyền cho những cộng sự thông minh, đáng tin cậy Quan trọng nhất, họ biết ủy thác công việc cho những người thích hợp, nhiệt tình và luôn hết mình với công việc được giao phó.

 Họ đòi hỏi tính trách nhiệm cao

Các doanh nhân thành đạt luôn đề cao tính trách nhiệm Họ giải quyết công việc bằng cách đặt các câu hỏi về khó khăn và rủi ro của vấn đề, quyết định với hai điểm trong tâm trí:

- Ai chịu trách nhiệm giám sát?

- Các số liệu của sự thành công hay thất bại là gì?

Và dĩ nhiên họ giữ những người dám chịu trách nhiệm và chấp nhận trách nhiệm

 Họ hiểu được sức mạnh của lời cảm ơn

Những doanh nhân thực thụ hiểu rằng một lời cảm ơn đơn giản có thể giúp họ đi được một chặng đường dài Công ty phát triển thành công không phải do ngẫu nhiên.Họ thường yêu cầu nhân viên gắn bó trong thời gian dài và cuối cùng giữ nhân tài bằng cách truyền cảm hứng cho họ với những kết nối cảm xúc Nhà lãnh đạo lớn biết làm thế nào để duy trì điều đó – không có gì tệ hơn khi một người đặt tất cả sự đam mê vào công việc lại không nhận được một lời đánh giá tích cực nào cả.

 Họ thực sự truyền cảm hứng cho người khác

Những doanh nhân thành đạt hoàn toàn tin tưởng vào mục tiêu của họ đề ra, bất kể những thách thức xảy ra trong quá trình thực hiện Có những thời điểm niềm đam mê của họ có thể được xem như là ảo tưởng, họ nhận ra những điểm cơ bản: để khơi dậy tinh thần quyết tâm và hăng say làm việc của nhân viên, họ cần có tầm nhìn và sự tự tin của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Người lãnh đạo vĩ đại luôn biết truyền cảm hứng tích cực, tạo động lực cho nhân viên tiếp tục cố gắng và làm cho họ tin rằng, họ sẽ đạt được mục tiêu đề ra Không có gì là không thể vượt qua, chỉ có điều họ có cố gắng hết sức hay không?

 Họ làm việc nghiêm túc

Doanh nhân thành đạt hiểu giá trị thời gian của họ và của người khác tới lợi ích của mọi người Họ sắp xếp các cuộc họp, thảo luận, theo đúng lịch trình Trong cuộc trao đổi, bạn sẽ có được sự tập trung hoàn toàn của họ Họ có mặt và tham gia với nguyên tắc không bật điện thoại di động trong suốt cuộc thảo luận Trong lúc họ làm việc, không ai có thể ngắt quãng sự tập trung của họ, nếu bạn hỏi họ lúc đó, họ sẽ không hay biết, bạn đang nói gì Họ có thể không đến đúng giờ như các nhân viên khác, nhưng bao giờ, họ cũng là người ra về muộn nhất Thời gian làm việc hiệu quả nhất của họ, thường vào giữa đêm, khi sự tập trung ở mức cao nhất.

 Họ tìm ra năng lượng tích cực

Các nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết vốn đã lạc quan: Họ thực sự tin rằng bất cứ điều gì đều có thể và muốn được bao quanh bởi những người giữ cho họ cảm hứng Sự thất vọng của họ hầu như xuất hiện khi có hoặc một rào cản chính sách hoặc con người hay một làn sóng tiêu cực Họ không có thời gian cho sự bi quan, thất bại không phải là một câu trả lời có thể chấp nhận được Họ luôn tìm được những hướng tích cực, những mục tiêu, những hi vọng lạc quan để họ tiếp tục hướng đến và cố gắng.

 10 yếu tố làm nên thành công của doanh nghiệp nhỏ

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập Một số thành công nhưng có không ít nửa chừng đã thất bại dù họ có trong tay nguồn lực dồi dào Liệu doanh nghiệp của chúng ta sẽ phồn thịnh hay chịu chung số phận với hàng ngàn doanh nghiệp thất bại khác? Dưới đây là 10 nguyên tắc có thể giúp các doanh nghiệp phát triển và gặt hái thành công

- Tìm kiếm thị trường phù hợp

Phân tích, đánh giá, rà soát và nắm bắt Cơ hội và Đe dọa

1 Phân tích môi trường kinh doanh.

1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì thành phố Đà Nẵng cũng đạt được nhưng thành tích to lơn với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm

2010 đạt 10.400 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm GDP bình quân đầu người năm

2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 5/63 tỉnh thành.[8] Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3% Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.

1.1.2 Môi trường nhân khẩu học

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, toàn thành phố có 221.915 hộ gia đình với 887.070 người Đà Nẵng hiện có 57,2% dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó 58,4% đang có gia đình So sánh giữa kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 1979 và năm 2009 thì dân số Đà Nẵng tăng gấp đôi trong vòng 30 năm.

Mật độ dân số của Đà Nẵng là 691,2 người/km2, nếu chỉ tính trên đất liền là 906,9 người/km2, xếp thứ 43 về số dân và đứng thứ 13 về mật độ so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng là 2,62% Đà Nẵng đang ở thời kỳ “dân số vàng” khi tỷ lệ phụ thuộc dân số ở mức 50/100 Tỷ lệ phụ thuộc đo được trong năm 2008 là 56,1/100 (nghĩa là có 56 người ngoài độ tuổi lao động trên 100 người trong độ tuổi lao động) Đà Nẵng không có biểu hiện của chênh lệch giới tính Tỷ lệ giới tính hiện nay là 96,8 nam/100 nữ, tỷ lệ giới tính khi sinh là 111 nam/100 nữ.

Dự tính với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Đà Nẵng sẽ đạt 1 triệu dân vào đầu năm

2014 và 1,1 triệu dân vào đầu năm 2018.

1.1.3 Môi trường chính trị, pháp luật

Các thủ tục cấp phép kinh doanh ngày nay đang trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong những bước đầu khởi sự Đối với những doanh nghiệp làm đồ thủ công thì việc thành lập doanh nghiệp cũng dễ dàng, không có nhiều ràng buộc pháp lý, hơn nữa đây là ngành còn khá mới mẻ tại đà nẵng nên nếu chúng tôi khởi sự chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ thành phố.

Ngày nay khi mà kinh tế phát triển, thu nhập ngày một tăng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều hơn thì ý thức của người dân, sinh viên về văn hóa sử dụng đồ làm thủ công cũng tăng lên, họ thích những sản phẩm đơn giản nhiều ý nghĩa do chính tự tay họ làm nên

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ thì rất nhiều những sản phẩm mới lạ ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Tuy khoa học công nghệ phát triển nhưng không phải là không có chỗ đứng đối với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong đó có những cửa hàng Handmade.

1.2 Phân tích môi trường ngành:

1.2.1 Các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế của đồ handmade là những sản phẩm được chế tạo từ công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại Đó là những món đồ thời trang từ vàng, bạc, đá quý, kim cương, các đồ trang trí, các món hàng lưu niệm được sản xuất hàng loạt… Lực đe dọa từ các sản phẩm thay thế là tương đối cao Nhưng tuy những sản phẩm handmade không tinh vi, sáng loáng như những sản phẩm đó nhưng nó mang những sự độc đáo, mới lạ riêng và nó đánh vào tâm lý của giới trẻ là thích có những sản phẩm, đồ trang trí không ai có và thích được tự tay tay làm ra những sản phẩm đó dành tặng cho bạn bè, người thân.

1.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Với sự phát triển của đời sống thì nhu cầu sống, nhu cầu thẩm mỹ của các bạn trẻ cũng tăng lên rất nhiều, một sản phẩm mà giới trẻ ngày nay không thể bỏ qua là các sản phẩm làm từ tay những đồ handmade đã trở nên quá quen thuộc Tuy thi trường rất tiềm năng nhưng đối thủ tiềm tàng trong ngành vẫn không phải là ít, đối thủ tiềm tàng của công ty chúng tôi là tất cả những doanh nghiệp kinh doanh về đồ làm từ tay, những đồ mỹ nghệ

Tuy đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trong ngành nhiều nhưng chúng tôi tin để có một món quà thật sự độc đáo, đặc biệt mang nét riêng của mình và có thể gởi những thông điệp tốt đẹp nhất đến những người yêu thương nhất thì công ty chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể đối chọi với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể gia nhập ngành.

1.2.3 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp.

Với những mặt hàng handmake bình dân, nguyên vật liệu đa phần đơn giản , dễ tìm,giá cả hợp lí, chất liệu đa dạng: từ gốm, thủy tinh,cho đến trai, vỏ ốc, hạt nhựa,len…Hiện nay phụ liệu làm Handmake đã có mặt trong cửa hàng tạp hóa hay tại một số nhà chuyên cung ứng vật liệu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: HẠT TIÊU

CAY Shop, địa chỉ: 126/1 Nguyễn Tri Phương, (đối diện công viên 29/3, vào kiệt

10 m); Nhà cung cấp: KKHOME địa chỉ: K152/22B Phan Thanh - Đà Nẵng; Nhà cung cấp: Shop Handmade địa chỉ: K226/02 Trưng Nữ Vương TP: Đà Nẵng.

Ngoài thị trường Đà Nẵng, tại Hà Nội – quê hương của ngành kinh doanh này hay TP.

Hồ Chí Minh cũng có một hệ thống các nhà cung cấp rất đa dạng Cụ thể như tại Hà thành:

- Giấy (các loại giấy gấp origami, giấy trang trí, giấy nhăn, giấy nhún,…): Hàng Mã

- Băng dính quấn hoa, ruy băng: Hàng Mã hoặc hàng Bồ.

- Keo sữa : Các cửa hàng bán sơn tường hoặc vật liệu xây dựng ở đường Nguyễn Khuyến hoặc ở gần các trường như Mỹ thuật công nghiệp, Kiến trúc

- Màu vẽ: Các cửa hàng gần trường Mỹ thuật Công nghiệp, Kiến trúc, Cao đẳng Sư phạm Nhạc hoạ

- Vải da, giả da: Phố Hà Chung (gần chợ hàng Da) hoặc chợ Hôm.

- Vải bông xù: chợ Hôm hoặc chợ vải Ninh Hiệp.

- Các loại dây dù, dây thừng (chất liệu giống quai túi đeo chéo):Hàng Chiếu.

- Các loại hạt gỗ, cườm, kim sa, cúc, khóa, phụ kiện may mặc: Hàng Bồ

- Len: phố Đinh Liệt hoặc chợ Nhà Xanh, chợ Ngã Tư Sở.

Với những nhà cung cấp các phụ kiện đa dạng như vậy thì có thể thấy năng lực thương lượng của nhà cung cấp là yếu Bởi lẽ, công ty chúng tôi có một danh sách rất nhiều các nhà cung cấp từ nhiều địa phương khác nhau Hơn nữa, lại không có sự khác biệt lớn về nguyên liệu giữa các nhà cung cấp này nên các công ty trong ngành có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp

1.2.4 Năng lực thương lượng của người mua.

Khách hàng của công ty là những người tiêu dùng cuối cùng, những người có nhu cầu mua để sử dụng cũng như để làm thành những món quà bất ngờ cho người thân, bạn bè Đà thành vốn đã có một danh sách dài những sản phẩm thay thế, những món quà lưu niệm để dành tặng cho người thân trong những dịp lễ Các khách hàng hoàn toàn có thể chuyển đổi qua những sản phẩm đó Tuy nhiên, với những đặc trưng vốn có của các đồ handmake và xu hướng cũng như sở thích, thị hiếu của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên hiện nay, các sản phẩm handmake đang ngày càng thịnh hành và có một chỗ đứng tương đối ổn định trên thị trường Thêm vào đó tại thị trường Đà Nẵng các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm handmake còn rất ít, chủ yếu là các sản phẩm handmake đơn giản như thiệp, móc chìa khóa, móc điện thoại được bày bán thêm,bán kèm tại các shop lưu niệm, nhà sách

Với những phân tích trên chúng ta có thể tạm kết luận rằng năng lực thương lượng của người mua là tương đối thấp

Phân tích nguồn lực và nhóm KSKD

+ Các mối quan hệ hợp tác với các địa điểm kinh doanh, mối quan hệ đông đảo với khách hàng.

+ Lao động phổ thông, người lao động có chuyên môn và có am hiểu về Handmade + Việc khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh còn khá mới tại thành phố sẽ nhận được sự ủng hộ từ chính quyền Thành phố.

+ Tài chính: vốn từ nhóm khởi sự, huy động vốn từ người thân, bạn bè (vì số vốn thành lập không quá lớn) hoặc có thể vay vốn từ ngân hàng.

+ Nhân sự: sử dụng lao động từ chính nhóm khởi sự kinh doanh và nguồn lao động khác chủ yếu là các bạn trẻ.

2 Phân tích nhóm khởi sự kinh doanh

 Đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, có niềm đam mê, trình độ chuyên môn và năng lực làm việc hiệu quả.

 Môn thể thao này còn mới lạ đối thành phố và hứa hẹn sẽ đem đến xu hướng mới cho các bạn trẻ cũng như chính nhóm khởi sự chúng tôi.

 Các nguồn lực về nhân lực và tài chính còn nhiều hạn chế.

 Là một doanh nghiệp mới thành lập nên sẽ thiếu nhiều kinh nghiệm kinh doanh.

 Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

 Chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ.

Hình thành SWOT

O1: Loại hình kinh doanh còn khá mới ở Đà Nẵng

O2: Nguồn khách hàng tiềm năng từ sinh viên rất đông

O3: Chưa có hình thức kinh doanh vừa đào tạo vừa bán hàng Handmade tại Đà Nẵng.

O4: Cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện

T1: Giá nguyên liệu – phụ kiện tăng

T2: Loại hình thay thế phát triển mạnh.

T3: Các bạn trẻ thiếu kiên nhẫn niềm đam mê và làm giàu

O5: Cách thức hoạt động của đồ

Handmade rất đa dạng trong việc làm các sản phẩm khéo léo ĐIỂM MẠNH

S1: Sản phẩm mới lạ, hấp dẫn các bạn trẻ

S2: Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình.

S/O: Đào tạo và kinh doanh các sản phẩm Handmade

Lúc khởi sự sẽ hoạt động ở thị trường Đà Nẵng và sau đó sẽ mở rộng ở các thành phố trên cả nước bằng cách liên kết với các cửa hàng mỹ nghệ, nhà sách, quầy lưu niệm.

Nghiên cứu phát triển dòng sản phẩm Handmde mới để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi từ khách hàng.

Tạo thương hiệu riêng cho công ty bằng các sản phẩm mới lạ, độc đáo, chỉ riêng cửa hàng mới có. Áp dụng nhiều chính sách để giữ chân và lôi kéo khách hàng. ĐIỂM YẾU

W1: Doanh nghiệp trẻ, thiếu kinh nghiệm.

W2: Nguồn lực còn hạn chế.

W/O: Đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.

Thực hiện chính sách tiết kiệm, tận dụng những sản phẩm có trong gia đình , từ bạn bè.

Sơ lược về công ty

1 Tên công ty và slogan:

Slogan: “ Tạo nên sự khác biệt từ Handmade ”

Tên Pháp Nhân: Công ty TNHH nhiều thành viên Handmade Style

 Luôn đồng hành cùng các bạn trẻ thử nghiệm những phút giây thử giản và mới lạ nhất với những sản phẩm mới nhất.

 Handmade style sẽ trở thành cửa hàng số một tại Đà Nẵng cũng như toàn quốc.

“ Đào tạo học viên một cách chuyên nghiệp và biến Handmade trở thành một xu hướng mới tại Đà Nẵng”

- Mới lạ, độc đáo, sáng tạo

- Thân thiện với môi trường

5 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty:

 Biến cửa hàng thành trung tâm Handmade tại Đà Nẵng và mở rộng toàn quốc

 Luôn tạo ra những sản phẩm có thiết kế mới lạ nhất đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục từ khách hàng.

 Từ năm 2013: Bắt đầu thành lập doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu để học viên cũng như khách hàng biết đến cửa hàng.

 Từ năm 2014 – 2015: Biến cửa hàng trở thành một thương hiệu nỗi trội mà khi nhắc tới Handmade là các bạn trẻ nhắc tới cửa hàng.

 Từ năm 2016: Mở rộng thị trường toàn quốc, cạnh tranh song phẵng với những cửa hàng tại những địa phương trên cả nước.

Lập kế hoạch nghiên cứu Marketing đề án khởi sự

Phân tích hành vi người tiêu dùng

1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp Để hoàn thành đề án này, đặc biệt là việc lập kế hoạch marketing chúng tôi đã tham khảo rất nhiều các nguồn dữ liệu thứ cấp Một số nguồn cơ bản là:

- Bài nghiên cứu môn kinh tế vi mô về đề tài HANDMAKE – THE WAY YOU ARE ( năm 2010 – 2011) của nhóm 06, lớp L5, trường Đại học Hoa Sen;

- Chu Việt Nga: “9X tự tin, tự hào đồ hand-made”, ,http://dantri.com.vn/c135/s135- 374698/9x-tu-tin-tu-hao-do-handmade.htm ;

- Anh Minh: “Trang sức handmade: Cá tính bằng chính sự sáng tạo”,http://sgtt.vn/Van-hoa/96886/Trang-suc-handmade.html;

- Mỹ Dung, “Độc đáo, cá tính đồ hand made”, http://baoquangnam.com.vn/the-thao/41/5606-doc-dao-ca-tinh-do-handmade.html

- “Làm giàu từ đồ thủ công”, http://mfo.mquiz.net/News/?function=NEF&tab=Moi- ngay-1-chuyen&file0835

Ngoài ra chúng tôi còn tích cực tìm hiểu thông tin về thị trường, giá cả các mặt hàng handmake từ các nguồn online khác như: Http://zonnyshop.com; http://noxinh.tk/;

1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp

Bước 1: : Xác định vấn đề và mục tiêu thu thập thông tin:

 Vấn đề nghiên cứu: Triển khai đào tạo và kinh doanh các sản phẩm Handmade ở thành phố Đà Nẵng.

 Mục tiêu nghiên cứu: xác định nhu cầu học tập và sử dụng sản phẩm Handmade ở Đà Nẵng, từ đó quyết định có nên triển khai kinh doanh hay không.

 Xác định xem giới tính có ảnh hưởng đến nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm handmake không

 Tuổi có ảnh hưởng đến nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm handmake không

 Mức độ hiểu biết, quan tâm của các đối tượng khách hàng đến các sản phẩm handmake như thế nào

 Trình độ tự làm các đồ handmake của khách hàng là như thế nào

 Các kênh thông tin nào là chủ yếu cho các khách hàng biết về handmake và các xu hướng handmake

 Khách hàng quan tâm đến những đặc điểm nào của đồ handmake

 Mục đích của khách hàng khi mua các sản phẩm handmake

 Phương thức mua hàng nào thường được ưu tiên

 Những mặt hàng nào là được khách hàng quan tâm nhiều nhất

 Mức độ quan trọng của một số đặc điểm về đồ handmake là như thế nào ( theo sự đánh giá của khách hàng)

 Tỷ lệ khách hàng sẵn sàng đến với chúng tôi là bao nhiêu.

Bước 2: Thiết lập bảng câu hỏi

Chào các bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế Đà Nẵng Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu với đề tài “Cửa hàng đào tạo và kinh doanh sản phẩm Handmade ở Đà Nẵng” Những ý kiến trao đổi khách quan của các bạn sẽ giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn Xin cảm ơn.

Giới tính: Nam/ Nữ Tuổi:……….

Với mỗi câu hỏi dưới đây (từ câu 1 đến câu 8), bạn hãy chon 1 hoặc nhiều đáp án mà bạn cho là thích hợp nhất đối với bạn và đánh dấu “x”.

Câu 1: Bạn có biết đến các sản phẩm Handmade hay chưa?

 Đã từng nghe nói đến

Nếu đã từng biết đến tiếp tục trả lời câu 2, còn chưa biết đến chuyển sang trả lời câu số 10

Câu 2: Bạn có biết tự làm một số đồ handmake không?

 Có biết một số thứ đơn giản

 Biết làm tương đối nhiều thứ

 Thích nhưng không biết làm

 Không thích, không quan tâm và cũng không biết làm

Câu 3: Bạn biết đến các sản phẩm Handmade từ những nguồn thông tin nào?

 Gia đình và bạn bè

 Các phương tiện thông tin đại chúng

Câu 4: Đặc điểm nào của đồ Handmade thu hút bạn ?

 Độc đáo, sáng tạo, thể hiện cá tính cá nhân

 Tỉ mỉ, kỳ công trong từng sản phẩm

 Đó là những sản phẩm mới lạ

Câu 5: Nếu được mua sản phẩm bạn có sẵn sàng đợi trong quá trình đặt hàng hay không ?

Câu 6: Bạn sẽ mua các sản phẩm Handmade với mục đích gì ?

Câu 7: Nếu mua các sản phẩm Handmade thì bạn thích mua dưới hình thức nào?

 Trực tiếp tới cửa hàng

Câu 8: Những mặt hàng handmake nào thu hút bạn nhất?

 Phụ kiện ( khăn, bóp tay, băng đô, móc khóa,móc điện thoại )

 Đồ trang trí ( giá treo, hoa giấy, lẵng hoa, rèm cửa )

 Trang sức ( nhẫn, vòng tay, khuyên tai, dây chuyền )

Câu 9: Hãy đánh giá mức đô quan trọng đối với các yếu tố của sản phẩm Handmade

Gía cả Chất lượng sản phẩm

Mới lạ và khác biệt

Tương đối quan trọng Ít quan trọng

Câu 10: Nếu bạn có cơ hội thì bạn có đến với cửa hàng của chúng tôi để có được các sản phẩm Handmade mà bạn thích thú hay không ?

Chúc các bạn nhiều sức khỏe và thành công!

Bước 3: Chọn mẫu: a Xác định tổng thể mục tiêu : Tổng thể mục tiêu là toàn bộ người dân ở Đà Nẵng và sinh viên đang theo học tại các trường ở Đà Nẵng. b Xác định phương pháp chọn mẫu : Phương pháp chọn mẫu phi xác suất – kiểm tra tỉ lệ Nhóm sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng với tỉ lệ người dân/ sinh viên là 50/50. c Xác định quy mô mẫu : 1000 người d Sai số chọn mẫu :

- Sai số lấy mẫu: đây là sai số không thể tránh được khi tiến hành chọn mẫu , là sự khác biệt giữa trị số mẫu với trị số trung bình tổng thể.

- Sai số không lấy mẫu: là sai số liên quan đến bất kỳ sự việc gì ngoài sai số lấy mẫu. + Người được phỏng vấn bỏ lỡ nửa chừng.

+ Sai lầm khi phân tích, mã hóa dữ liệu.

+ Lập báo cáo không chính thức.

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu

Sử dụng phương pháp điều tra: tiếp xúc trực tiếp và sử dụng bản câu hỏi nhằm thu thập thông tin về nhu cầu mua các sản phẩm Handmade và nhu cầu muốn được học tập cách làm ra các sản phẩm Handmade.

+ Tối đa hóa việc thu thập dữ liệu

+ Giảm đến mực tối thiểu những sai số

- Phương pháp thu thập dữ liệu : phỏng vấn trực tiếp

+ Thực hiện xác định chương trình mẫu

+ Phân phát bảng câu hỏi

+ Chuyển thông tin về trung tâm xử lý

+ Hoàn thành công tác thu thập

- Người thực hiện: 3 thành viên của nhóm

- Quản trị việc thu thập dữ liệu:

+ Khảo sát thử: khảo sát thử trên mẫu nhỏ 30 người.

+ Đơn giản hóa thủ tục làm việc: trang bị tài liệu hướng dẫn, hẹn trước bằng điện thoại

+ Hướng dẫn thành viên: mục đích nghiên cứu, thời gian, số lượng người được phỏng vấn, cách thức giới thiệu và mở đầu, quy trình phỏng vấn của bản câu hỏi, phương pháp gợi ý, gợi nhớ, nội dung chính, cách nghiên cứu và sửa chữa bản câu hỏi trước khi nộp.

+ Giám sát: đánh giá người phỏng vấn qua chi phí và tỷ lệ trả lời

- Đối tượng: Sinh viên, người dân trên địa bàn thành phố

- Phương pháp chọn mẫu: mẫu phi xác xuất( mẫu phán đoán) tức là nhóm dựa vào phán đoán để chon những người có khả năng cung cấp thông tin chính xác, hữu hiệu

- Địa điểm chọn mẫu: Tại các trường Đại Học, cao đẳng, trung cấp, THPT, các địa điểm đông người

Bước 5: Xử lí dữ liệu

Nhập liệu và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 nhằm kết xuất dữ liệu.

Bước 6: Trình bày kết quả thu thập được.

2 Phân tích tiến trình ra quyết định mua:

Tùy theo đối tượng và mục đích sử dụng nhìn chung thị trường Handmade ngày nay được xếp thành 2 dạng: bình dân và cao cấp Đồ bình dân là những món đồ thông thường như thiếp, hoa giấy, khăn len, túi xách, các đồ trang sức và cả quần áo thời trang được bày bán trong các giftshop, shop online hoặc bên lề đường, hay những món đồ lưu niệm bằng vỏ ốc, vỏ sò thường gặp ở các thành phố du lịch Những món đồ cao cấp hơn như những món đồ trang sức được làm từ đá quý với kĩ thuật tinh xảo hoặc những chiếc điện thoại được nạm bằng kim cương với giá từ vài trăm đến vài triệu đô la cũng được xếp vào hàng handmade Vì vậy mà doanh nghiệp cần nhận dạng ra vai trò của người sử dụng để xác định nội dung quảng cáo và phân bổ ngân sách phù hợp cho phù hợp với cửa hàng của mình

2.1.1 Các dạng hành vi mua:

Khách hàng có thể mua hàng làm sẵn có bày bán ngay tại cửa hàng hoặc đặt hàng theo ý thích với yêu cầu về mẫu mã , màu sắc và kiểu dáng của riêng mình Để tạo thuận lợi cho khách hàng và phù hợp với phong cách mua bán của giới trẻ hiện nay thì các cửa hàng Handmade sử dụng phương pháp bán hàng qua mạng cùng với bán hàng trực tiếp

2.1.2 Tiến trình quyết định mua:

Theo bản khảo sát do một nhóm sinh viên trường Đại học Hoa Sen thực hiện thì khách hàng ở độ tuổi 15-22 chiếm phần lớn trong thị trường đồ handmade, họ quan tâm chủ yếu đến các mặt hàng như thiệp, phụ kiện, trang sức…Còn đối tượng trên 30 tuổi, xu hướng sử dụng đồ handmade thiên về những vật dụng trang trí nội thất, phần lớn tìm mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ…Trong đó nam giới có xu hướng tìm mua phụ kiện trang phục (nón, móc xích…), quần áo gout độc và các vật dụng trang trí nội thất Phái nữ lại có hứng thú hơn về thiệp, những vật dụng trang trí nhỏ, đồ trang sức có style lạ và không đụng hàng, túi xách quần áo được trang trí với slogan và hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt với mỗi cá nhân. Đa số mọi người đều tìm kiếm sự độc đáo từ những mặt hàng handmade, vì đó là một trong những cách giúp họ thể hiện cá tính, bản thân Giá cả hàng hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định mua hàng Ngoài ra, chất lượng sự tỉ mỉ, phương thức mua bán, trao đổi, liên lạc dễ dàng thuận tiện cũng rất được quan tâm.

Một người tiêu dùng khi đã có nhu cầu thì bắt đầu tìm kiếm thông tin Họ có thể tìm kiếm thông tin qua tờ rơi tại các trường học, voucher giảm giá, trên các website Ngoài ra họ cũng có thể nhận đặt hàng qua mạng, nhờ giới thiệu sản phẩm qua các trang web bán hàng qua mạng uy tín như vatgia.com, nhommua.com, 5giay.vn, muachung.vn, muare.vn, enbac.com Và để tìm hiểu thêm một số thông tin hoặc rất tích cực tìm kiếm thông tin liên quan đến nhu cầu, có các nguồn thông tin sau đây mà họ có thể sử dụng: + Nguồn thông tin cá nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, người quen. + Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo hoặc qua nhân viên của công ty

+ Nguồn thông tin công cộng: các phương tiện truyền thông đại chúng như internet,phát thanh, truyền hình,

+ Nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân: có được qua tiếp xúc, khảo sát sử dụng đồ handmade

- Đánh giá các phương án:

Hầu hết các tiến trình đánh giá của người tiêu dùng đều định hướng theo nhận thức tức là khi hình thành những nhận xét về sản phẩm, người tiêu dùng chủ yếu dựa trên cở sở ý thức và tính hợp lí, người tiêu dùng có xu hướng xây dựng tập hợp các tiêu chuẩn hay những đặc tính riêng biệt phù hợp, sau đó hình thành các thái độ (nhận xét, ưa thích…) đối với các nhãn hiệu sản phẩm qua quá trình đánh giá. Đối với các sản phẩm được làm từ Handmade thì có thể đánh giá dựa trên sự tỉ mỉ, độc đáo của sản phẩm và cả thời gian để hoàn một sản phẩm.

Xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm

Khi mới khởi nghiệp công ty cần xác định rõ một số đối tượng khách hàng cụ thể,sau khi mọi thứ dần ổn định mới bắt đầu tiến hành mở rộng đối tượng phục vụ. Như vậy sẽ có một lượng khách hàng ổn định, khi họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm sẽ giới thiệu người thân, bạn bè.Khi bắt đầu kinh doanh, công ty sẽ bắt đầu với những mặt hàng mình thật sự yêu thích và dần đa dạng hóa, làm phong phú thêm cho các sản phẩm của shop.

Các tiêu thức phân đoạn cá nhân

1.1 Địa lí-Đặc điểm phân bố dân cư:

Người dân địa phương ở Đà Nẵng ( học sinh, sinh viên, người dân công sở), khách du lịch trong và ngoài. Đoạn thị trường Đặc điểm đoạn thị trường

Học sinh, sinh viên Nhu cầu được tự làm ra, sở hữu những món đồ mình yêu thích là rất cao,là những người ưa thích hàng độc,luôn mong muốn sự mới lạ.Với sự lựa chọn mặt hàng là những sản phẩm nhỏ xinh, giá cả bình dân,phù hợp với tuổi teen độc đáo, cá tính

Nhân viên công sở Là đối tượng có sự tinh tế, phù hợp với gu thẩm mĩ của mình, chủ yếu là đến mua sản phẩm.,các mặt hàng cao cấp hơn Các sản phẩm như:các sản phẩm trang trí gia đình, khăn, mũ, dây lưng, túi xách, ,…

Và thường quan tâm đến chất lượng và mẫu mã hơn là số lượng sản phẩm.

Khách du lịch( trong và ngoài nước) Đây là đối tượng có khả năng chi trả cao, thường nhắm tới các mặt hàng quà lưu niệm và địa điểm kinh doanh phải gần các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, khách sạn…

1.2 Nhân khẩu học Đoạn thị trường Đặc điểm đoạn thị trường

Khách hàng là nam Nam giới thường có xu hướng tìm mua phụ kiện trang phục (nón, móc xích…), quần áo gout độc và các vật dụng trang trí nội thất và thường là đến cửa hàng để học cách làm những món đồ đơn giản: móc chìa khóa, lắc tay, vòng cổ,thiệp để tặng bạn bè và người thân, với đối tượng khách hàng này thì tương đối ít.

Khách hàng là nữ Phái nữ lại có hứng thú hơn về thiệp, những vật dụng trang trí nhỏ, đồ trang sức có style lạ và không đụng hàng, túi xách quần áo được trang trí với slogan và hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt với mỗi cá nhân và thường xuyên đến của hàng với nhóm bạn bè để học cách làm và tự tay làm ra sản phẩm mình thích.

Khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm Handmade; khách hàng đã sử dụng sản phẩm nhiều lần Đoạn thị trường Đặc điểm đoạn thị trường

Khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm handmade

Họ chưa có nhu cầu sử dụng, hoặc đang sử dụng sản phẩm tương tự khác(các sản phẩm do máy móc chế tác theo dây chuyền) nhưng có tiềm năng sử dụng sản phẩm của công ty trong tương lai.

Tò mò và muốn sử dụng sản phẩm như là một cách để thể hiện sự muốn mới lạ,độc đáo và không đụng hàng.

Khách hàng đã sử dụng nhiều lần sản phẩm. Đã sử dụng và cảm thấy rất thích thú nên muốn đến cửa hàng nhiều lần để thư giản, thể hiện sự sáng tạo,khéo léo của mình.

Với những đặc điểm trên và những mục tiêu của công ty như đã được đề cập ở trên, chúng ta có thể kết hợp những đoạn thị trường lại cùng nhau Lợi dụng những ưu điểm, điền khuyết những khuyết điểm của từng đoạn thị trường để tạo nên những đoạn thị trường đầy tiềm năng mà chúng ta có thể lựa chọn làm thị trường mục tiêu Khi kết hợp lại chúng ta có các đoạn thị trường là:

- Đặc điểm phân bố dân cư: A:Học sinh, sinh viên B: nhân viên công sở C:khách du lịch trong và ngoài nước.

- Hành vi: X khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm Handmade; Y khách hàng đã sử dụng sản phẩm nhiều lần

Khi kết hợp các tiêu thức lại thì chúng ta có tổng cộng: 12 đoạn thị trường khác nhau.

2 Đánh giá và lựa chọn phân đoạn thị trường:

2.1 Đánh giá đoạn thị trường Đánh giá theo thang

1 :Tốt, 2 : Bình thường, 3 : Không tốt Đoạn thị trường Đặc điểm đoạn thị trường

Quy mô và mức tăng trường

Mức độ hấp dẫn Lựa chọn

Học sinh,sinh viên - nam – khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm.

Học sinh, sinh viên - nam – khách hàng đã sử dụng nhiều lần.

Học sinh, sinh viên- nữ – khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm.

A-2-Y Học sinh, sinh viên – nữ – khách hàng đã sử dụng nhiều

Nhân viên công sở - nam– khách hàng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm.

Nhân viên công sở - nam – khách hàng đã sử dụng nhiều lần

B-2-X Nhân viên công sở - nữ – khách hàng lần đầu tiên sử dụng 2 3 Không chọn

B-2-Y Nhân viên công sở - nữ – khách hàng đã sử dụng nhiều lần 1 3 Không chọn

C-1-X Khách du lịch – nam– khách hàng lần đầu tiên sử dụng 2 3 Không chọn

C-1-Y Khách du lịch – nam – khách hàng đã sử dụng nhiều lần 2 3 Không chọn

C-1-X Khách du lịch – nữ – khách hàng sử dụng lần đầu tiên 3 3 Không

C-1-Y Khách du lịch – nữ – khách hàng đã sử dụng nhiều lần 2 3 Không

2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Dựa trên kết quả của bảng phân tích về các phân đoạn thị trường và dựa vào nguồn lực của công ty, công ty đã lựa chọn được 3 phân đoạn thị trường: A-1-Y, A-2-X, A-2-

Y Mô tả khách hàng mục tiêu: khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên nữ lần đầu tiên sử dụng sản phẩm handmake hay đã sử dụng nhiều lần,và một bộ phận nam học sinh, sinh viên đã qua sử dụng sản phẩm Trong những năm tiếp theo đồ handmake được dự đoán sẽ ngày càng được ưa chuộng đối với giới trẻ Các đoạn thị trường này có quy mô lớn và có sức hấp dẫn, phù hợp với chiến lược và nguồn lực của công ty. Công ty có thể chủ động trong chính sách kinh doanh của mình và tìm kiếm lợi nhuận từ phân đoạn còn lại Vậy công ty sẽ chọn địa điểm gần các trường đại học, THPT và lựa chọn mặt hàng là những sản phẩm nhỏ xinh, giá cả bình dân, phù hợp với tuổi teen độc đáo, cá tính.

3 Định vị sản phẩm trong thị trường

3.1 Phân tích môi trường Marketing

Doanh nghiệp Đội ngũ nhân viên, quản lí của công ty chúng tôi là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, biết cập nhật thông tin , luôn nhiệt tình,nổ lực hết mình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc , có khả năng giao tiếp tốt tạo điều kiện thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh và cố gắng tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực kinh doanh và củng cố thương hiệu, uy tín của công ty. Đối thủ cạnh tranh

Thị trường đồ handmake là thị trường cạnh tranh độc quyền Thị trường này có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, với nhiều quy mô và cách thức rất đa dạng: từ bày bán trên lề đường, gift- shop nhỏ lẻ, đến hệ thống có chi nhánh trên cả nước… Bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của thị trường online Trên các trang mạng xã hội như Facebook, 360 plus đến các trang web chuyên shopping online như muare.vn, enbac.com, 123mua.com,… hoạt động mua bán diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt là những shop bán đồ handmake, và đây cũng là thị trường tiềm năng cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế Không như những mặt hàng khác khác, thị trường đồ handmade ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài cho nên việc gia nhập ngành khá dễ dàng.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những cửa hàng shop Handmake rất ít,đa số nhỏ lẻ, không tập trung và ít đa dạng về sản phẩm:

- Tiêu biều là chuỗi cửa hàng Takeone chuyên kinh doanh gối handmake của cô bạn Trần Phương Huyền- Sinh viên năm cuối của đại học ngoại thương Cho đến nay Huyền đã có trong tay 10 showroom:6 taị Hà Nội và 4 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn các đại lí tại Thanh Hóa, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác

Xây dựng chính sách Marketing

1 Định hướng chính sách Marketing

Một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.

Như vậy theo nhận định của chúng tôi các sản phẩm handmake không phải mới xuất hiện gần đây, cũng không phải khách hang chưa biết đến nó Có thể nói nó đã xuất hiện từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng những vỏ ốc, vỏ sò tạo thành các đồ trang sức nhỏ nhỏ xinh xinh, hay các vòng tay, vòng cổ được kết từ vải hay các loại sợi…từ xa xưa những đồ này đã sớm được sử dụng làm các phụ kiện cá nhân hay đồ trang sức mang đầy tính thẩm mĩ, sáng tạo của con người Tuy nhiên theo cùng sự phát triển của nhân loại, thay vì các sản phẩm, phụ kiện, vật dụng được làm từ thủ công này là các loại vật dụng được sản xuất bằng máy móc, dây chuyền hiện đại, tiên tiến Được làm từ những chất liệu công nghiệp, chất liệu hóa học…Và gần đây khi mà con người ngày càng quan tâm đến cái tôi cá nhân, khi mà các giá trị vật chất cao không hẳn thể hiện được cho các giá trị tinh thần thì các sản phẩm handmake độc đáo, không đụng hang, lạ mắt chứa đựng tâm tư, tình cảm của người làm ra nó và chứa đựng cái tôi cá nhân của người sở hữu đã thực sự lên ngôi Đây thực sự đã trở thành một xu hướng mới, trào lưu mới.

Tại thị trường Đà Nẵng, cũng đã sớm có nhiều sản phẩm handmake được bày bán tại một góc nhỏ nào đó trong các nhà sách, trong các quầy hang lưu niệm nhưng để tìm thấy một thế giới handmake đầy sắc màu thì duy nhất chỉ có ở Handmake Shop, và cũng chỉ có Handmake Shop chúng tôi coi đây là một ngành kinh doanh chính Vậy theo chúng tôi đây thực sự là một ngành kinh doanh mới Chúng tôi gần giống như

"người tiên phong" đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này.

Song song với xu hướng đồ handmake đang lên ngôi là xu hướng giới trẻ hiện nay thích tự làm các món đồ để thỏa mãn sở thích của mình, để thư giãn và làm quà tặng cho một nửa thân yêu, cho bạn bè và những người thân trong gia đình Nắm bắt được xu hướng này chúng tôi đã mở một lớp học handmake duy nhất và chỉ duy nhất tại Handmake Shop

Việc xác định sản phẩm là vô cùng quan trọng, là bước đầu tiên trong việc hoạch định các chính sách marketing Sau khi xác định được sản phẩm và hình thức kinh doanh như trên chúng tôi hướng đến một kế hoạch marketing toàn diện nhằm đạt được các mục tiêu của công ty Phát triển sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng, nói rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp công ty nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh Và bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình Tất nhiên, việc đổi mới sản phẩm không thể nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận hoặc cắt giảm chi phí

Một chính sách, kế hoạch marketing của chúng tôi sẽ trình bày

 Những gì mà chúng tôi hi vọng sẽ đạt được;

 Những cách thức để đạt được chúng;

 Khi nào có thể đạt được;

Nó sẽ vạch ra phương hướng toàn diện cho công ty chúng tôi thông qua việc:

 Cụ thể hóa những sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất;

 Những thị trường mà doanh nghiệp sẽ hướng tới;

 Hình thành những mục tiêu cần đạt tới cho từng sản phẩm;

Các sản phẩm handmake rất phong phú đa dạng, từ những món đồ đơn giản như: móc chìa khóa, móc điện thoại, dây buộc tóc… hay những vật dụng khó hơn như: giá trang trí, bao đựng bút, bao đựng điện thoại,giày, dép, quần áo đến cả những vật dụng trang trí nội thất vô cùng tinh xảo và đắt đỏ, những đồ trang sức bằng kim cương được nạm bằng tay…Với Handmake Shop, chúng tôi chỉ nhắm vào các vật dụng cơ bản, thường ngày phục vụ cho đa số là giới trẻ, học sinh, sinh viên nên các sản phẩm handmake của chúng tôi đa số đều được làm từ những nguyên liệu rẻ, không ảnh hưởng đến môi trường như các loại vải, bông, giấy, len, một số loại phế liệu như giấy báo cũ, thủy tinh, chai nhựa và có thể là bất kì thứ gì tìm thấy quanh ta Cộng vào đó là các nguyên liệu, vật dụng phụ như chỉ màu, chuông, các loại keo…Với các sản phẩm này, cách làm cũng tương đối đơn giản, cấu trúc đơn giản, có thể dễ dàng sửa chữa, làm lại Quan trọng nhất đó chính là bàn tay khéo léo, mắt thẩm mĩ, óc sáng tạo, đức tính kiên trì và tâm tư của người làm ra nó.

2.2 Quyết định về danh mục sản phẩm Đến với Handmake Shop các khách hang sẽ như lạc vào một thế giới đầy màu sắc với nhiều dòng sản phẩm và với mỗi dòng sản phẩm sẽ lại có không biết bao nhiêu kiểu dáng, màu sắc Danh mục sản phẩm của chúng tôi vô cùng phong phú đa dạng bao gồm những sản phẩm đơn giản nhất như: móc chìa khóa, dây treo điên thoại, các loại thiệp, dây cột tóc …đến các sản phẩm trang trí như dây treo trang trí, giá trang trí, các loại hoa giả từ giấy, từ vải, các loại mô hình giấy, mô hình thú vật từ giâý xếp, các loại khăn len, túi thơm, túi đựng điện thoại, ví…

Với danh mục các sản phẩm handmake độc đáo, lạ, không đụng hàng như trên hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn tốt nhất, thể hiện được cái tôi cá nhân của bạn Và bên cạnh đó nếu bạn muốn có món đồ gì đó được thiết kế theo ý tưởng của bạn, mang những kỉ niệm của bạn để dành làm quà tặng cho những người thân yêu hãy nói với chúng tôi Chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ có trong tay vật dụng mà bạn tâm đắc đảm bảo chúng tôi sẽ mang đến cho bạn trên cả sự mong đợi của bạn.

Về cơ bản có thể phân loại như sau:

 Phân theo nguyên vật liệu chính gồm có các sản phẩm từ: giấy các loại; vải các loại; len; các loại phế liệu (chai nhựa, báo cũ…)

 Phân theo công dụng gồm có: phụ kiện cá nhân; đồ trang trí; đồ trang sức và các loại khác

 Phân theo trị giá, giá trị gồm có các sản phẩm từ vài ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng

2.4 Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm

Bất kì một sản phẩm nào trên thị trường nếu muốn tồn tại và phát triển, dù là những sản phẩm nhỏ nhất cũng cần có một nhãn hiệu nhất định Các sản phẩm của chúng tôi cũng vậy, chúng được tạo nên từ bàn tay, khối óc và trái tim của các thành viên trong nhóm cũng như các học viên đã qua lớp đào tạo của shop nên sẽ mang những dấu ấn riêng không trộn lẫn đi đâu được Chúng tôi sẽ xây dựng cho các sản phẩm của Handmake Shop một nhãn hiệu cho tất cả các sản phẩm, để khi nhìn vào bất kì sản phẩm nào khách hang cũng có thể biết đó chính là chúng tôi chứ không phải ai khác

2.5 Quyết định về dịch vụ khách hàng.

Cùng với chất lượng của các sản phẩm handmake được đảm bảo tối ưu, chúng tôi cũng không ngừng nỗ lực để mang lại sự khác biệt trong quá trình phục vụ khách hàng Nhân viên ăn mặc lịch sự, thân thiện trên môi luôn nở sẵn nụ cười sẵn sang trả lời, chia sẻ thắc mắc với khách hang sẽ là một điểm nhấn, sẽ làm hài lòng ngay cả những khách hang khó tính nhất Ngoài ra chế độ bảo hành, sửa chữa miễn phí, giao hang với trị giá lớn cũng được thực hiện.

2.6 Quyết định theo chu kỳ sống của sản phẩm

* Giai đoạn phát sinh : Trong giai đoạn này, cửa hàng cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí để giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm.

- Thâm nhập thị trường: Để thâm nhập vào thị trường, cửa hàng cần phải tổ chức buổi triển lãm để giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

- Chính sách giá: Khi mới thâm nhập vào thị trường, giá của sản phẩm nên được định thấp hơn giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường để thu hút khách hàng nhằm tăng nhanh doanh số, mở rộng thị phần.

Ngoài ra, cửa hàng cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình, nhằm tạo thêm niềm tin, cảm tình của khách hàng để có được chổ đứng lâu dài trên thị trường

* Giai đoạn tăng trưởng: Đây là giai đoạn mà sản phẩm của Cửa hàng đã có được lòng tin của khách hàng và số lượng các sản phẩm Handmade bán ra ngày càng lớn đã làm giảm đáng kể chi phí và giá thành sản phẩm vì vậy doanh thu và lợi nhuân tăng cao, thị phần ngày càng phát triển.

- Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này: là xâm nhập vào những thị trường mới và quảng bá sản phẩm Handmade đến tất cả mọi người Đồng thời không ngừng cũng cố và hoàn thiện chất lượng cũng như tính năng của sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận.

- Giá cả ở giai đoạn này có thể vẫn giữ ở mức cũ hoặc có thể áp dụng các biện pháp khuyến mãi nếu như công ty đã đạt được doanh số và lợi nhuận cao và bù đắp được cho chi phí của giai đoạn trước.

Lập kế hoạch tiến độ

T Công việc thực hiện Thời gian (tuần) Chi phí

1 Phân tích hành vi người tiêu dùng

Xác định dữ liệu khách hàng

Phân tích người tiêu dùng, yếu tố ảnh hương quyết định mua của khách hàng

Phân tích quá trình ra quyết định của người mua

Xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm

Dự báo nhu cầu thị trường

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Chính sách giá, sản phẩm, phân phối

Chính sách truyền thông cổ động

Chính sách qui trình, con người, cơ sở vật chất

Kế hoạch ngân sách

STT Khoản mục Chi phí

3 Chi phí điều tra thị trường

4 Chi phí vận chuyển đi lại

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ĐỀ ÁN KSKD

Các yếu tố xác định vị trí.

- Thị trường mục tiêu: công ty chúng tôi lựa chọn những mặt hàng kinh doanh là những sản phẩm nhỏ xinh, giá cả bình dân, phù hợp với tuổi teen độc đáo, cá tính, nên thị trường mục tiêu của chúng tôi là những nơi gần trường Trung học Phổ thông , các trường Đại học.

- Vị trí của đối thủ cạnh tranh:đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trên địa bàn Đà Nẵng tương đối ít ,chủ yếu kinh doanh trên mạng, website.

- Vị trí của nhà cung cấp: ít ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vị trí của công ty vì nguyên liệu làm đồ handmade đa phần đơn giản, dễ tìm, giá cả hợp lí, chất liệu đa dạng có mặt ở hầu hết các nhà sách, cửa hàng tạp hóa.

- Chi phí xây dựng và chi phí vị trí: Tình hình bất động sản hiện nay cho thấy khu vực quận Ngũ Hành Sơn và Sơn trà là 2 địa điểm có giá cả vừa phải.

Qua những phân tích trên chúng tôi quyết định lựa chọn địa điểm công ty nằm trên đường Ngũ Hành Sơn.

II Hoạt động kinh doanh.

-Cửa hàng làm việc cả ngày: 7h - 22h

-Cửa hàng làm việc 7 ngày/ tuần , trừ những ngày nghĩ lễ quan trọng trong năm.

2.Độc đáo, đa dạng, chất lượng của sản phẩm.

-Để thu hút khách hàng thì chất lượng, sự độc đáo của sản phẩm là rất quan trọng.

Chính vì thế công ty sẽ luôn tìm kiếm, tạo ra những sản phẩm mới lạ, hợp tác với những đối tác tin cậy.

III Hoạch định nguồn hàng và thiết lập đầu tư ban đầu

Hiện nay, khi đời sống nhân dân càng cao thì nhu cầu mua sắm theo ý thích của mình,muốn được thể hiện bản thân ngày càng cao Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng thì con người có xu hướng chăm sóc người thân yêu của mình về mặt tinh thần nhiều hơn Cha mẹ muốn thưởng quà cho con cái, bạn bè muốn mang đến niềm vui cho nhau, đôi lứa muốn tạo bất ngờ cho nửa kia của mình,… tất cả tạo nên nhiều thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh cho công ty Bên cạnh đó trên thị trường địa bàn Đà Nẵng những sản phẩm được làm ra chủ yếu nhờ những công nghệ, dây chuyền sản xuất hàng loạt Đà Nẵng là nơi có nhiều sinh viên theo học tại các trường đại học khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.

Dự báo nhu cầu từ tháng 1-12 trong năm đầu tiên Đvt: nghìn lượt người.

2 Khả năng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp với đội ngũ quản lý và nhân viên được trang bị đầy đủ về kiến thức và khả năng làm việc hiệu quả là lợi thế để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Mặt khác sản phẩm của doanh nghiệp là loại sản phẩm khá mới mẻ, có thể kích thích sự tò mò của người tiêu dùng về một sản phẩm hoàn toàn khác lạ so với các sản phẩm khác đang được sử dụng trên thị trường Đà Nẵng.

Tuy nhiên khả năng tài chính, cũng như kinh nghiệm của công ty còn hạn chế, bước đầu thực hiện chỉ có vốn của các thành viên nhóm và huy động vay vốn ngân hàng.

3 Lựa chọn nhà cung cấp.

-Khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản phẩm handmade doanh nghiệp căn cứ vào giá cả, chất lượng cũng như vị trí của các nhà cung cấp.

-Thu thập thông tin về các bảng báo giá của các nhà cung cấp, những mặt hàng cung cấp cung cấp, dịch vụ hậu mãi.

- Sau đó tiến hành chọn nhà cung ứng trong tất cả các nhà cung ứng đã được đánh giá. Đánh giá lựa chọn giữa 3 nhà cung cấp:

+ Nhà cung cấp :HẠT TIÊU CAYShop Địa chỉ: 126/1 Nguyễn Tri Phương, Đà nẵng, (đối diện công viên 29/3, vào kiệt 10 m) Tel:0905097006

+ Nhà cung cấp: KKHOME Địa chỉ: K152/22B Phan Thanh - Đà Nẵng

Facebook: https://www.facebook.com/KK.Home.Handmade.

+ Nhà cung cấp: Shop Handmade Địa chỉ: K226/02 Trưng Nữ Vương TP: Đà Nẵng.

Email: trthoanh@gmail.com Đánh giá các nhà cung cấp:

Sau khi xem xét bản báo giá, những vật liệu mà các công ty cung cấp, cũng như dịch vụ hậu cần khuyến mãi Ta có được bản đánh giá sau:

Handmade Chất lượng của vật liệu

Sự đa dạng của vật liệu

Sự sẵn có của nguyên vật liệu

HẠT TIÊU CAY Shop KKHOME

Qua phân tích trên vậy nhà cung cấp của công ty là: Hạt tiêu cay shop.

- Khi số lượng nguyên liệu xuống dưới mức an toàn sẽ đặt hàng lại.

- Chậm nhất là 2 ngày kể từ thời gian đặt hàng.

- Đến cửa hàng mua trực tiếp.

- Vận chuyển nguyên vật liệu bằng xe máy.

-Quán được bố trí theo phong cách gần gũi, tự nhiên trẻ trung, đậm chất teen - đối tượng khách hàng chính của cửa hàng Bản thân đồ handmade vốn đã đa dạng và phong phú về kiểu dáng màu sắc nên màu sơn tường, màu sơn đồ gỗ trong cửa hàng là những gam màu nhẹ nhàng để “tôn” hàng hóa lên Quan trọng nhất là cửa hàng phải được chiếu sáng tốt, có vậy mới thu hút được khách hàng.

- Quán bao gồm 2 khu vực: khu trước quán là để bày bán các mặt hàng handmade, khu phía trong quán là khu dành cho các bạn học sinh, sinh viên có thể thoải sức sáng tạo của mình cùng với những vật liệu handmake của quán.

VI Lập kế hoạch tiến độ

STT Công việc Thời gian hoàn thành

1 Hoàn thành đăng ký kinh doanh 11/2012

2 Hoàn tất thủ tục giấy phép, mặt bằng 12/2012

4 Mua sắm nguyên vật liệu và các thiết bị khác 7/2013

5 Đưa vào khai thác sử dụng 10/2013

VII Kế hoạch ngân sách

STT Khoản mục Chi phí

1 Chi phí thuê mặt bằng 120 triệu cho 6 tháng đầu.

2 Chí phí xây dựng thêm và trang trí 30 triệu

3 Chi phí mua một số sản phẩm mẫu 50 triệu

4 Chi phí mua nguyên vật liệu 20 triệu

5 Chí phí mua bàn ghế, tủ bày hàng… 50 triệu

6 Chi phí cho quảng cáo, phát tờ rơi và chi phí phát sinh khác 10 triêu

KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ ÁN KDKD

I Hoạch định nhu cầu nguồn nhân lực.

Một tổ chức – dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có một sự phân công nhất định đó là việc sắp xếp nhiệm vụ công tác cho các thành viên, các phòng, ban khác nhau làm thế nào để thực hiện sự điều hòa, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của tổ chức Các vấn đề trên nói chung đều thuộc cơ cấu tổ chức Vì vậy việc thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lí để quản lí nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng nhất là con người thì vô cùng cần thiết, nó đảm bảo đưa doanh nghiệp đi đúng hướng và vượt qua những khó khăn.

Một doanh nghiệp lúc khởi nghiệp cũng vậy, nó cũng cần thiết có một cơ cấu thích hợp, phát huy được hiệu quả của tổ chức và đảm nhận được các công việc chính trong tổ chức, đó là việc phục vụ khách hàng, tiến hành mua sắm trang thiết bị sản xuất, tổ chức đội ngũ công nhân viên sản xuất và duy trì hoạt động; xúc tiến các hoạt động cổ động truyền thông quảng cáo nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng Để có thể thực hiện tốt những yêu cầu này, nhất thiết phải tổ chức công ty trong đó có các bộ phận chức năng chuyên trách đảm nhận Nhưng do chi phí đầu tư ban đầu hạn chế, quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ nên cách thức tổ chức còn đơn giản Công ty sẽ được tổ chức với 1 giám đốc, 4 trưởng phòng bộ phận kiêm chịu trách nhiệm mảng chức năng đó,4 nhân viên bán hàng

Mô tả công việc của Giám đốc:

* Tên công việc: Giám đốc công ty

* Mô tả chung cho công việc: Người phụ trách chung, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ họat động của Công ty, kiểm soát và theo dõi các hoạt động; cùng với Ban giám đốc quyết định các chiến lược mục tiêu của công ty.

 Điều hành hoạt động của Công ty thông qua các hoạt động hoạch định, tổ chức, hoạch định và kiểm tra.

 Truyền đạt ý chí, nguyện vọng và văn hóa tổ chức

 Quyết định các chính sách, chiến lược của công ty thông qua sự tham mưu của các trưởng bộ phận.

 Phối hợp với các phòng ban chức năng để thực hiện các hoạt động liên quan

 Phát triển chiến lược và mục tiêu công ty, thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng trong tổ chức

 Chịu trách nhiệm hàng ngày trong việc quản lí, giám sát các hoạt động chung của công ty nhằm đạt đuợc tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của công ty.

 Thực hiện việc tuyển dụng các vị trí chủ chốt của công ty.

* Những yêu cầu năng lực chung:

STT Tiêu chuẩn Yêu cầu

1 Bằng cấp, chứng chỉ - Trình độ Đại học trở lên chuyên ngành quản trị kinh doanh

- Vi tính trình độ B trở lên

- Trình độ Anh văn: TOEIC trên 600 hoặc các chứng chỉ tương dương

- Có kiến thức về chuyên ngành quản trị

3 Kĩ năng - Lập kế hoạch và tổ chức

- Giám sát công việc và giải quyết vấn đê

- Trình bày, xử lí, phân tích, đánh giá và xử lí vấn đề

4 Kinh nghiệm -Có kinh nghiệm về quản lí

5 Phẩm chất - Năng động, nhanh nhẹn

- Có khả năng chịu áp lực cao,

- Tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, trung thực, minh bạch

Mô tả công việc của trưởng phòng Nhân sự

* Tên công việc: Trưởng phòng nhân sự

* Mô tả chung về công việc: quản lí các hoạt động nguồn nhân lực của tổ chức Công việc bao gồm trách nhiệm cho việc hoạch định và quản lí nguồn nhân lực: tuyển mộ, thẩm tra, lựa chọn, đánh giá, bổ nhiệm, thăng tiến, luân chuyển, thay đổi nhân viên Hệ thống, tham mưu thông tin của bộ phận chức năng cho Giám đốc.

 Tham gia việc hoạch định và đề ra chính sách tổng quát nhằm cung cấp các dịch vụ nhân sự hữu hiệu và đồng nhất

 Truyền đạt các chính sách xuyên suốt tổ chức thông qua các cuộc họp, bản tin…

 Phỏng vấn ứng viên, đánh giá năng lực, phân loại đơn xin việc

 Chiêu mộ, lựa chọn ứng viên để có được nguồn nhân lực phù hợp

 Đề xướng và thực hiện các đào tạo, giám sát hoạt động nhân sự.

 Thiết lập hệ thống đánh giá, hệ thông các chính sách liên quan: lương, thưởng, nghỉ phép…

 Duy trì, bảo quản hồ sơ nhân viên

 Tham mưu cho Giám đốc về các quyết định về nhân sự

* Những yêu cầu năng lực chung

1 Bằng cấp, chứng chỉ - Trình độ Đại học trở lên chuyên ngành quản trị nguồn kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, tâm lí công nghiệp

- Vi tính trình độ B trở lên

- Trình độ Anh văn: TOEIC trên 600 hoặc các chứng chỉ tương dương

2 Kiến thức chuyên môn, năng lực

- Có kiến thức và khả năng thực hiện các hoạt động nguồn nhân lực

3 Kinh nghiệm - Có kinh nghiệm trong quản lí nguồn nhân lực

4 Phẩm chất - Có khả năng làm việc trong môi trường nhiều áp lực

- Năng động, có khả năng thấu hiểu người khác

Mô tả công việc của trưởng phòng Kế toán – Tài chính.

* Tên công việc: Trưởng phòng Kế toán – Tài chính

* Mô tả chung về công việc: Đảm nhiệm việc tính toán, kiểm soát dòng tiền trong doanh nghiệp, xử lí các giao dịch với các bên hữu quan( Nhà nước, chính quyền ). Trưởng phòng này lo về sổ sách, các chứng từ, lập các báo cáo tài chính, báo cáo cho Ban giám đốc và theo quy định của Nhà nước.

 Xử lí các chứng từ, hóa đơn kế toán

 Thiết lập các chính sách tài chính phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp

 Tham mưu cho Giám đốc về các quyết định liên quan

 Lập các loại báo cáo kế toán, tài chính cho Ban giám đốc và các giới hữu quan

 Đảm bảo sự bảo mật trong các thông tin tài chính kế toán cảu công ty ở mức cần thiết

* Những yêu cầu năng lực chung:

1 Bằng cấp, chứng chỉ - Trình độ Đại học trở lên chuyên ngành quản trị nguồn kinh doanh, kế toán, tài chính.

- Vi tính trình độ B trở lên

- Trình độ Anh văn: TOEIC trên 600 hoặc các chứng chỉ tương đương

- Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán hiện nay

2 Kiến thức chuyên môn, năng lực

- Có kiến thức và khả năng thực hiện các hoạt động liên quan tới tài chính- kế toán

3 Kinh nghiệm - Có kinh nghiệm trong quảnt rị tài chính và kế toán.

4 Phẩm chất - Trung thực, minh bạch

- Chăm chỉ, cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ

Mô tả công việc trưởng phòng Sản xuất – đào tạo

* Tên công việc: Trưởng phòng sản xuất

* Mô tả chung về công việc:

- Điều hành hoạt động của nhân viên trong bộ phận nhằm thỏa mãn khách hàng, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp; thực hiện sản xuất theo kế hoạch; biết hoạch định các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất

- Tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề cho học viên

 Thực hiện kế hoạch sản xuất đã đề ra

 Tham mưu chính sách, quyết định cho Giám đốc về các vấn đề liên quan

 Phối hợp chức năng với các bộ phận khác nhằm đạt mục tiêu chung của công ty

 Quản lí máy móc, thiết bị trong bộ phận

 Quản lí, đều hành đội ngũ nhân viên; giám sát hoạt động

 Lập kế hoạch Sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình công nghệ, đơn đặt hàng, kế hoạch được giao.

 Hoạch định các nhu cầu nguyên vật liệu, tài chính cho bộ phận

 Tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề cho học viên

 Tham gia vào công tác tuyển chọn nhân viên sản xuất

* Những yêu cầu năng lực chung:

- Trình độ Đại học trở lên chuyên ngành quản trị nguồn kinh doanh, quản trị sản xuất

- Vi tính trình độ B trở lên

- Trình độ Anh văn: TOEIC trên 500 hoặc các chứng chỉ tương đương

2 Kiến thức chuyên môn, năng lực

- Có kiến thức và khả năng thực hiện các hoạt động liên quan tới kế hoạch sản xuất

- Nắm vững nghiệp vụ quản lí, tổ chức điều hành trong tổ chức

3 Kinh nghiệm - Có 01 kinh nghiệm trong vị trí tương đương

4 Phẩm chất - Khả năng quản lí nhân lực

- Khả năng xử lí tình huống

- Làm việc trong môi trường nhiều áp lực

Mô tả công việc của trưởng phòng marketing, bán hàng

*Tên công việc: Trưởng phòng marketing, bán hàng

* Mô tả chung về công việc: Đưa ra các chính sách kinh doanh, marketing (chiến dịch quảng cáo, PR phù hợp) nhằm mang khách hang tới cho doanh nghiệp; phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng; nghiên cứu thị truờng đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của Ban giám đốc.

 Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing của Công ty

 Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị

 Thực hiện chính sách kinh doanh, chính sách marketing của Công ty

 Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty

 Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng

 Chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD trước Ban Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác

 Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp Việt Nam

 Phê duyệt phương án kinh doanh

 Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng

 Đảm bảo sự phù hợp các hoạt động của Công ty với hệ thống chất lượng

 Tổ chức việc Xác định và triển khai các hành động KPPN

 Tổ chức xử lý khiếu nại khách hàng cấp Công ty

 Đánh giá nhân viên dưới quyền

 Thu thập, phê duyệt các chỉ tiêu chất lượng liên quan

 Báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cho Ban Tổng Giám đốc

*Những yêu cầu năng lực chung

1 Kiến thức văn hóa, chuyên môn

- Trình độ Đại học trở lên chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị marketing

- Vi tính trình độ B trở lên

- Trình độ Anh văn: TOEIC trên 600 hoặc các chứng chỉ tương đương

2 Các kĩ năng - Có kiến thức và khả năng thực hiện các hoạt động liên quan tới bán hàng

- Hiểu biết các chiến lược kinh doanh của công ty

- Có kinh nghiệm trong bán hàng, quản lí bán hàng.

- Có mối quan hệ và kinh nghiệm làm việc với các cơ quan liên quan

3 Kinh nghiệm Có 03 năm kinh nghiệm trong vị trí tương đương

4 Phẩm chất - Trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, nắm bắt vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Chịu được áp lực công việc cao.

Mô tả công việc của nhân viên bán hàng

* Tên công việc: Nhân viên bán hàng

* Mô tả chung về công việc: thực hiện việc bán hàng tại shop, phục vụ, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đồng thời có thể giới thiệu các xu hướng hand make mới, các thông tin mà khách hàng quan tâm

 Đảm bảo hàng hoá tại shop phải đầy đủ: mã, loại, quy cách

 Thuộc tất cả các mã hàng đang bán (cũ lẩn mới).

 Nắm tốt các kỷ năng về sản phẩm: chất liệu, màu sắc sản phẩm, kiểu dáng,tính năng,công dụng, bao bì, dịch vụ chăm sóc khách hàng.,

 Nhập hàng: Căn cứ vào lượng hàng tồn và tốc độ tiêu thụ của từng mã hàng, nhân viên sẽ lên bảng kê đặt hàng, sau đó chuyển cho trưởng bộ phận bán hàng xem và báo với công ty để đặt hằng Phải luôn chủ động trong việc đặt hàng.

 Kiểm hàng tồn: Đếm số lượng theo mã, mod tại từng bộ phận và tổng kết cho ra số tổng tồn Phải luôn đảm bảo độ chính xác và tính trung thực trong việc kiểm hàng.

 Xuất Bán: Thường xuyên có mặt tại khu vực trưng bày để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm Theo dõi tốc độ tiêu thụ của mỗi mã hàng và báo cáo chi tiết số lượng hàng cách 2 ngày/ lần.

 Xuất Trả: Căn cứ vào mức độ tiêu thụ và ý kiến khách hàng cũng như thời gian tồn hàng , nhân viên bán hàng sẽ lên bảng kê xuất trả hàng về kho đối với những sản phẩm không còn phù hợp ( tứ sản phẩm bị lỗi, hỏng hóc, dơ, không còn được ưa chuộng, bán chậm……) Sau đó nhân viên sẽ làm việc trực tiếp với giám sát bán hàng siêu thị về bảng kê xuất trả và báo cáo về công ty Mỗi lô hàng xuất trả sẽ được quản lý kênh và bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm tra lại trước khi nhập kho, khi đó các lỗi hỏng hóc quá nặng (không thể sửa) nếu do bảo quản không cẩn thẩn thì nhân viên sẽ bị trừ vào tiền trách nhiệm vào mỗi tháng Thời gian xuất trả không được quá 2 lần/ tháng.

 Bảo Quản Hàng Hoá: Các nhân viên có nhiệm vụ luôn chăm chút hàng hoá, giữ gìn vệ sinh sản phẩm, hướng dẫn khách hàng xem, kiểm tra sản phẩm đúng cách Báo cáo ngay với giám sát bán hàng siêu thị, quản lý siêu thị khi phát hiện ra các hiện tượng mất mát, cố ý phá hoại sản phẩm.

 Khi phát hiện trường hợp hàng hoá không đảm bảo chất lượng thì phải xếp lại (lập danh sách báo cáo tổng số lượng của từng loại và lý do xuất trả) và xuất trả về kho công ty.

 Trưng Bày hàng hoá: Luôn luôn đảm bảo sào kệ luôn gọn gàng và tươm tất (dựa vào bảng hướng dẫn trưng bày).

 Vệ sinh hàng hoá: vệ sinh sản phẩm, sào, kệ, hằng ngày.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO ĐỀ ÁN KSKD

I Các thống số cơ bản ĐVT: ĐỒNG

STT HẠNG MỤC ĐẦU TƯ S

Xây dựng cơ sở vật chất, trang trí

80,000,000 80,000,000 Đồ phục vụ sản xuất

Giá tham khảo trên mạng

4 Tủ chứ SP đã hoàn thành

Tủ chứ SP chưa hoàn thành

Giá tham khảo vatgia.com

Bàn ngồi làm( bàn cho 1 người)

22 Máy vi tính phục vụ quản lý

146,400,000 Tổng vốn đầu tư ban đầu

II lập lình trình trả nợ ngân hàng (trả nợ trong vòng 2 năm, trả nợ vào cuối mỗi năm, trả đều) lãi suất ngân hàng 20% số năm trả nợ 2

Nợ phát sinh trong kì 0 0

Tháng 1 2 3 4 5 6 lãi suất ngân hàng 20% chi phí vốn chủ sở hữu 25% năm thuế thu nhập doanh nghiệp 25%

Nợ phát sinh trong kì 0 0 0 0 0 0

III Lập lịch trình khấu hao

Thiết bị phục vụ sản xuất 59,400,000 20,000,000 79,400,000 5 60 thiết bị quản lý 7,000,000 5,000,000 12,000,000 2 24 chi phí xây dựng 80,000,000 20,000,000 100,000,000 5 60

Giá trị còn lại 64,000,000 63,000,000 42,000,000 21,000,000 0 Đầu tư tăng thêm 80,000,000 20,000,000

Khấu hao tích luỹ 1,333,333 2,666,667 4,000,000 5,333,333 6,666,667 8,000,000 Giá trị còn lại 78,666,667 77,333,333 76,000,000 74,666,667 73,333,333 72,000,000 Đầu tư tăng thêm 0

Thiết bị phục vụ sản xuất 0 1 2 3 4 5

Giá trị còn lại 47,520,000 50,640,000 33,760,000 16,880,000 0 Đầu tư tăng thêm 59,400,000 20,000,000

Thiết bị phục vụ sản xuất

Thiết bị quản lí Tháng 1 2 3 4 5 6

Giá trị còn lại 6,708,333 6,416,667 6,125,000 5,833,333 5,541,667 5,250,000 Đầu tư tăng thêm 0

Giá trị còn lại 115,020,000 113,640,000 75,760,000 37,880,000 0 Đầu tư tăng thêm 146,400,000 45,000,000

Khấu hao tích luỹ 2,615,000 5,230,000 7,845,000 10,460,000 13,075,000 15,690,000 Giá trị còn lại 143,785,000 141,170,000 138,555,000 135,940,000 133,325,000 130,710,000 Đầu tư tăng thêm 0

IV.Ước lượng doanh thu và chi phí Ước lượng doanh thu và chi phí trung bình một tháng như sau

Số lượng nhập+sản xuất

Chi phí 1 tháng Vòng đeo tay

Vòng tay dây xích đan hoa tiết vải 50,000 20,000 20

6 Vòng hạt tiền xu may mắn 15,000 7,000 20

Vòng tay cotton và xích vàng 50,000 20,000 20

8 VTA13- Vòng tay dây tết 25,000 7,000 15

Sổ tay hand make (kích thước A5)

11 Bìa màu-ruột trắng đen 25,000 10,000 20

Qùa tặng valentine:hoa chocolate 150,000 50,000 50

Móc điện thoại,chìa khóa

Dây chuyền hạt len - màu tự chọn 50,000 20,000 10

0 Doanh thu bình quân 1 sản phẩm

52,256 Chi phí bình quân 1 sản phẩm

Dự đoán bán hàng trong 12 đầu tiên

Trung bình SP nh p vào/1 ngàyập vào/1 ngày 40 40 40 40 50 50

Trung bình SP nh p vào/ 1 thángập vào/ 1 tháng 1200 1200 1200 1200 1500 1500

T n kho m i thángồn kho mỗi tháng ỗi tháng 30 37 48 70 82 90

Tốc độ tăng nhu cầu 3% mỗi năm

Tốc độ tăng tồn kho 1% mỗi năm

Dự báo nhu cầu trong 4 năm đến ( Tốc độ tăng nhu cầu là 5% mỗi năm) năm 1 2 3 4 5

Số lượng sản phẩm 18000 18540 19096 19669 20259 tồn kho 1224 1236 1249 1261 1274

Giá giá bán bình quân 1sản phẩm 52,256 đồng giá mua bình quân 1sản phẩm 24,128 đồng tốc độ tăng giá bán 10% / năm tốc độ tăng giá mua 5% / năm lương năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 số lượng nhân viên

6 6 7 7 tiền lương (triệu/ người/tháng)

Nguyên vật liệu đóng gói 2% doanh thu

Chi phí bán hàng, marketing 5% doanh thu

Chi phí quản lý 5% doanh thu

Chi phí sữa chữa và bảo trì 1% /tháng (chi phí đầu tư ban đầu)

Thuê mặt bằng 10,000,000 đồng/tháng Ước lượng doanh thu năm 1 2 3 4 5

Mua SP (nguyên vật liệu)

336,000,000 Chi phí sữa chữa và bảo trì

Tổng chi phí trực tiếp

Tổng chi phí gián tiếp

8,000,000 8,000,000 8,000,000 8,000,000 8,000,000 Chi phí sữa chữa và bảo trì máy móc

Tổng chi phí trực tiếp

Nguyên vật liệu đóng gói

Tổng chi phí gián tiếp

876,646,656 994,647,811 1,128,499,313 1,280,326,596 1,452,539,700 giá vốn hàng bán (chi phí trực tiếp + khấu hao)

297,394,656 303,366,691 396,298,199 456,302,889 572,278,722 Chi phí bán hàng (chi phí NL đóng gói+cphí bhàng)

152,197,057 162,190,772 260,878,282 302,663,697 397,973,958 Thuế thu nhập doanh nghiệp

61,139,520 60,773,728 60,198,912 59,049,280 74,099,008 giá vốn hàng bán (chi phí trực tiếp + khấu hao)

20,106,920 19,741,128 19,166,312 18,016,680 25,828,008 Chi phí bán hàng (chi phí NL đóng gói+cphí bhàng)

9,436,844 9,229,044 8,839,205 7,945,461 14,070,719 Thuế thu nhập doanh nghiệp

VI Ước lượng vốn luân chuyển

Khoản phải thu 4% doanh thu

Khoản phải trả 5% chi phí nguyên vật liệu

Tiền mặt (CB) 6% doanh thu

Thay đổi trong tiền mặt CB 406,198,799 -346,519,931 8,031,090 9,109,637 10,332,786

Thay đổi trong khoản phải thu AR 35,065,866 4,720,046 5,354,060 6,073,091 6,888,524

Thay đổi trong khoản phải trả AP 21,715,200 651,456 671,000 691,130 711,864

Thay đổi trong vốn hoạt 449,082,138 -342,156,014 13,012,431 14,792,861 16,813,722 động

Thay đổi trong tiền mặt CB 3,668,371 -21,948 -34,489 -68,978 902,984 Thay đổi trong khoản phải thu AR 2,445,581 -14,632 -22,993 -45,985 601,989

Thay đổi trong khoản phải trả AP 1,447,680 0 0 0 361,920

Thay đổi trong vốn hoạt động 5,390,112 132,317 207,926 415,853 1,432,589

Số dư chưa kể tài trợ

Số dư chưa kể tài trợ

VII Xây dựng dòng tiền tài chính theo quan điểm chủ sở hữu

- Thay đổi khoản phải thuAR (-)

Giá trị còn lại của tài sản

Xây dựng cơ sở vật chất 64,000,000

Mua sắm thiết bị, dụng cụ sản xuất 47,520,000

Thiết bị phục vụ quản lí 3,500,000 0 0 0 0

- Thay đổi khoản phải trả AP (-)

- Thay đổi tiền mặt CB

- Chi phí cơ hội chủ sở hữu 75,000,000

Dòng tiền ròng trước thuế 53,600,000

Dòng tiền ròng sau thuế 40,200,000 - 270,428, 125,103, 126,699, 168,258,

Kết luận: Dự án khả thi và có thể thực hiện thành công

PHỤ LỤC: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHIỀU THÀNH VIÊN

Công ty TNHH nhiều thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, không liên quan gì đến tài sản của các thành viên.

Công ty được tổ chức một cách độc lập và có cơ quan đại diện riêng của mình, không phụ thuộc vào tình trạng của công ty.

Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của công ty, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi phần vốn góp.

Vốn góp của các thành viên không được thể hiện dưới hình thức chứng khoán nên việc chuyển nhượng tương đối khó khăn.

Công ty không được phép phát hành cổ phiếu Số lượng thành viên hạn chế tối đa là 50 người.

II Hồ sơ đăng ký kinh doanh.

1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các nội dung:

- Địa chỉ trụ sở chính.

- Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.

2 Dự thảo Điều lệ công ty Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

3 Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Kèm theo danh sách thành viên phải có: a Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập:

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

- Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:

+ Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.

- Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

- Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. b Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.

4 Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty TNHH kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

5 Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

III Thủ tục thành lập.

- Người thành lập công ty TNHH hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

IV Ưu, nhược điểm Ưu điểm

- Khắc phục được những nhược điểm về sự phức tạp, rườm rà khi thành lập và điều hành của công ty cổ phần.

- Công ty có tư cách pháp nhân, độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ bằng tài sản của công ty Nếu công ty bị tuyên bố phá sản, các thành viên cũng không bị ảnh hưởng nhiều Họ chỉ mất đi phần vốn góp vào công ty mà thôi.

Ngày đăng: 15/04/2024, 13:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w