Chương II: Lập kế hoạch nghiên cứu Marketing đề án khởi sự
I. Phân tích hành vi người tiêu dùng
1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Bước 1: : Xác định vấn đề và mục tiêu thu thập thông tin:
Vấn đề nghiên cứu: Triển khai đào tạo và kinh doanh các sản phẩm Handmade ở thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu nghiên cứu: xác định nhu cầu học tập và sử dụng sản phẩm Handmade ở Đà Nẵng, từ đó quyết định có nên triển khai kinh doanh hay không.
Cụ thể
Xác định xem giới tính có ảnh hưởng đến nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm handmake không
Tuổi có ảnh hưởng đến nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm handmake không
Mức độ hiểu biết, quan tâm của các đối tượng khách hàng đến các sản phẩm handmake như thế nào
Trình độ tự làm các đồ handmake của khách hàng là như thế nào
Các kênh thông tin nào là chủ yếu cho các khách hàng biết về handmake và các xu hướng handmake
Khách hàng quan tâm đến những đặc điểm nào của đồ handmake
Mục đích của khách hàng khi mua các sản phẩm handmake
Phương thức mua hàng nào thường được ưu tiên
Những mặt hàng nào là được khách hàng quan tâm nhiều nhất
Mức độ quan trọng của một số đặc điểm về đồ handmake là như thế nào ( theo sự đánh giá của khách hàng)
Tỷ lệ khách hàng sẵn sàng đến với chúng tôi là bao nhiêu.
Bước 2: Thiết lập bảng câu hỏi
PHIẾU KHẢO SÁT
Chào các bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế Đà Nẵng. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu với đề tài “Cửa hàng đào tạo và kinh doanh sản phẩm Handmade ở Đà Nẵng”. Những ý kiến trao đổi khách quan của các bạn sẽ giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Xin cảm ơn.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:……….
Giới tính: Nam/ Nữ Tuổi:……….
Nghề nghiệp hiện tại:………..
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Với mỗi câu hỏi dưới đây (từ câu 1 đến câu 8), bạn hãy chon 1 hoặc nhiều đáp án mà bạn cho là thích hợp nhất đối với bạn và đánh dấu “x”.
Câu 1: Bạn có biết đến các sản phẩm Handmade hay chưa?
Đã từng nghe nói đến
Chưa biết đến
Nếu đã từng biết đến tiếp tục trả lời câu 2, còn chưa biết đến chuyển sang trả lời câu số 10
Câu 2: Bạn có biết tự làm một số đồ handmake không?
Có biết một số thứ đơn giản
Biết làm tương đối nhiều thứ
Thích nhưng không biết làm
Không thích, không quan tâm và cũng không biết làm
Câu 3: Bạn biết đến các sản phẩm Handmade từ những nguồn thông tin nào?
Hiểu biết bản thân
Gia đình và bạn bè
Các phương tiện thông tin đại chúng
Khác ………..
Câu 4: Đặc điểm nào của đồ Handmade thu hút bạn ?
Độc đáo, sáng tạo, thể hiện cá tính cá nhân
Tỉ mỉ, kỳ công trong từng sản phẩm
Đó là những sản phẩm mới lạ
Khác ……….
Câu 5: Nếu được mua sản phẩm bạn có sẵn sàng đợi trong quá trình đặt hàng hay không ?
Có
Không
Câu 6: Bạn sẽ mua các sản phẩm Handmade với mục đích gì ?
Dùng cho bản thân
Tặng cho người thân
Để trang trí
Khác………..
Câu 7: Nếu mua các sản phẩm Handmade thì bạn thích mua dưới hình thức nào?
Trực tiếp tới cửa hàng
Thông qua mạng
Câu 8: Những mặt hàng handmake nào thu hút bạn nhất?
Thiệp
Phụ kiện ( khăn, bóp tay, băng đô, móc khóa,móc điện thoại...)
Đồ trang trí ( giá treo, hoa giấy, lẵng hoa, rèm cửa...)
Trang sức ( nhẫn, vòng tay, khuyên tai, dây chuyền...)
Khác………
Câu 9: Hãy đánh giá mức đô quan trọng đối với các yếu tố của sản phẩm Handmade.
Gía cả Chất lượng sản phẩm
Chất lượng phục vụ
Mới lạ và khác biệt
Rất quan trọng
Khá quan trọng
Tương đối quan trọng Ít quan trọng
Không quan trọng
Câu 10: Nếu bạn có cơ hội thì bạn có đến với cửa hàng của chúng tôi để có được các sản phẩm Handmade mà bạn thích thú hay không ?
Có Không
Chúc các bạn nhiều sức khỏe và thành công!
Bước 3: Chọn mẫu:
a. Xác định tổng thể mục tiêu : Tổng thể mục tiêu là toàn bộ người dân ở Đà Nẵng và sinh viên đang theo học tại các trường ở Đà Nẵng.
b. Xác định phương pháp chọn mẫu : Phương pháp chọn mẫu phi xác suất – kiểm tra tỉ lệ . Nhóm sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng với tỉ lệ người dân/ sinh viên là 50/50.
c. Xác định quy mô mẫu : 1000 người d. Sai số chọn mẫu :
- Sai số lấy mẫu: đây là sai số không thể tránh được khi tiến hành chọn mẫu , là sự khác biệt giữa trị số mẫu với trị số trung bình tổng thể.
- Sai số không lấy mẫu: là sai số liên quan đến bất kỳ sự việc gì ngoài sai số lấy mẫu.
+ Người được phỏng vấn bỏ lỡ nửa chừng.
+ Sai lầm khi phân tích, mã hóa dữ liệu.
+ Lập báo cáo không chính thức.
Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp điều tra: tiếp xúc trực tiếp và sử dụng bản câu hỏi nhằm thu thập thông tin về nhu cầu mua các sản phẩm Handmade và nhu cầu muốn được học tập cách làm ra các sản phẩm Handmade.
- Mục tiêu :
+ Tối đa hóa việc thu thập dữ liệu + Giảm đến mực tối thiểu những sai số
- Phương pháp thu thập dữ liệu : phỏng vấn trực tiếp + Thực hiện xác định chương trình mẫu
+ Phân phát bảng câu hỏi + Ghi chép phản ứng
+ Chuyển thông tin về trung tâm xử lý + Hoàn thành công tác thu thập
- Người thực hiện: 3 thành viên của nhóm . - Quản trị việc thu thập dữ liệu:
+ Khảo sát thử: khảo sát thử trên mẫu nhỏ 30 người.
+ Đơn giản hóa thủ tục làm việc: trang bị tài liệu hướng dẫn, hẹn trước bằng điện thoại
…
+ Hướng dẫn thành viên: mục đích nghiên cứu, thời gian, số lượng người được phỏng vấn, cách thức giới thiệu và mở đầu, quy trình phỏng vấn của bản câu hỏi, phương pháp gợi ý, gợi nhớ, nội dung chính, cách nghiên cứu và sửa chữa bản câu hỏi trước khi nộp.
+ Giám sát: đánh giá người phỏng vấn qua chi phí và tỷ lệ trả lời - Số lượng: 1000 người
- Đối tượng: Sinh viên, người dân trên địa bàn thành phố
- Phương pháp chọn mẫu: mẫu phi xác xuất( mẫu phán đoán) tức là nhóm dựa vào phán đoán để chon những người có khả năng cung cấp thông tin chính xác, hữu hiệu - Địa điểm chọn mẫu: Tại các trường Đại Học, cao đẳng, trung cấp, THPT, các địa điểm đông người
Bước 5: Xử lí dữ liệu
Nhập liệu và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 nhằm kết xuất dữ liệu.
Bước 6: Trình bày kết quả thu thập được.