Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội thị trường để có thể KSKD

Một phần của tài liệu Tiểu Luận - Khởi Sự Kinh Doanh - Đề Tài - Cửa Hàng Đào Tạo Và Kinh Doanh Các Sản Phẩm Từ Handmade (Trang 26 - 29)

Chương 1: XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KHỞI SỰ KINH DOANH

II. Phân tích, đánh giá, rà soát và nắm bắt Cơ hội và Đe dọa

2. Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội thị trường để có thể KSKD

Thị trường

Thị trường ở đây là tiềm năng và xu hướng phát triển của công ty cũng như khách hàng trong tương lai... bao gồm cả thị trường trong nước cũng như việc xuất khẩu và các cơ hội bán hàng tiềm năng khác. Phát triển được trong một thị trường tiềm năng và ổn định luôn là một trong những yếu tố quyết định thành công. Ở châu Âu, khi tiến hành đánh giá yếu tố thị trường, các tập đoàn lớn thường sử dụng biện pháp điều tra, phỏng vấn để thăm dò phản ứng của thị trường khi sản phẩm mới được tung ra

Những câu hỏi về việc liệu nhu cầu khách hàng có thực sự tồn tại không và thị trường tiềm năng có đủ lớn để tạo nên một cơ hội vàng hay không là rất quan trọng. Song không quá khó để trả lời câu hỏi đó.

Tuy nhiên, sự thực về các cơ hội vàng còn phức tạp hơn nhiều. Các nhà sáng lập doanh nghiệp và các nhà quản lý phải xem xét không chỉ một mà nhiều cửa sổ cơ hội cùng một lúc – bao gồm cơ hội đến từ các khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường vốn, sự phát triển công nghệ và chính sách của Chính phủ. Vấn đề càng khó khăn hơn khi các cửa sổ này có tầm quan trọng khác nhau vào những thời điểm khác nhau và

thường xuyên biến đổi – chúng có khả năng hé lộ một tia sáng hoặc đe dọa cùng một lúc đóng tất cả các cửa sổ cơ hội lại. Kết quả là các nhà khởi sự doanh nghiệp phải đoán đúng thời điểm để lọt qua những cánh cửa thực sự quan trọng.

Nói cách khác, để tồn tại và phát triển thì các DN cần phải có khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất. Để làm được điều này, các DN cần phải quản lý và tổ chức hệ thống của mình theo mạng lưới của những nhà cung cấp, những nhà thầu phụ, những công ty vệ tinh, những nhà cung cấp dịch vụ, nhưng đối tác kinh doanh và khách hàng trong và ngoài nước.

Cấu trúc thị trường

Được đặc trưng bởi các yếu tố như: số lượng người bán, số lượng người mua, độ co giãn của cầu so với giá, qui mô phân phối, sự khác biệt của các sản phẩm, điều kiện gia nhập và ra khỏi ngành. Doanh nghiệp sẽ có tiềm năng thấp hơn nếu hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mức độ tập trung cao, các sản phẩm ở giai đoạn suy thoái. Đây là những ngành không hấp dẫn.

Qui mô thị trường

Các thị trường đang tăng trưởng biến đổi hàng ngày, mức tiêu dùng tăng cao và môi trường kinh doanh ngày được mở rộng. Doanh nghiệp sẽ có tiềm năng lớn hơn nếu hoạt động trong thị trường có quy mô lớn và đang tăng trưởng. Điều này thường xảy ra ở những thị trường đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và triển vọng làm thay đổi cách sống, cách làm việc. Doanh nghiệp sẽ có tiềm năng thấp hơn nếu hoạt động trong một thị trường không xác định hay một thị trường có doanh thu thấp hơn, đây là một thị trường không hấp dẫn.

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản phẩm cần đạt mức từ 30 – 50% một năm để

đảm bảo dự án này an toàn và có khả năng sinh lời hay khả năng hoàn trả vốn, quay vòng vốn. Nếu mức này đạt dưới mức 10% thì có nghĩa là ý tưởng kinh doanh này không hoàn toàn khả thi và mức độ rủi ro cũng cao hơn. Một thị trường đang tăng trưởng có nhiều sức hút đối với nhà đầu tư hơn là một thị trường đang rơi vào khủng hoảng. Nó cho chúng ta cơ hội sinh lời nhiều hơn. Một khi nó đang nằm trên đà tăng trưởng thì nó sẽ cho ta nhiều cơ hội hơn về việc xâm nhập cũng như phát triển sản phẩm.

Năng lực thị trường

Năng lực thị trường đem lại nhu cầu thị trường mà các nhà cung cấp hiện tại không thể

đáp ứng. Đó tạo cơ hội cho những người mới gia nhập, họ có thể đáp ứng những nhu cầu đó trước khi những doanh nghiệp khác có thể ra quyết định. Thị trường có năng

lực là thị trường mà ở đó có những nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng. Nếu các công ty mới gia nhập có thể đáp ứng được những nhu cầu đó trước những doanh nghiệp khác thì công ty đó có thể tồn tại và phát triển một cách nhanh chóng.

Thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Theo dự án Luật cạnh tranh được trình bày tại Quốc hội ngày 29/5, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một doanh nghiệp muốn mình trở thành là một doanh nghiệp dẫn đạo thị trường thì sau 5 năm hoạt động doanh nghiệp đó phải nắm giữ ít nhát 20% thị phần. Ngược lại, một công ty nắm giữ không quá 5% thị phần là một công ty không hấp dẫn đối với hầu hết các nhà đầu tư muốn tìm kiếm một công ty có tiềm năng cao hơn.

Cấu trúc chi phí

Một công ty có khả năng theo đuổi chiến lược chi phí thấp là một công ty hấp dẫn, còn một công ty liên tục cắt giảm chi phí thì lại là một công ty kem hấp dẫn, những cơ hội hấp dẫn thường là có chi phí học hỏi thấp.Nếu công ty mới có sản phẩm với chi phí trên một đơn vị sản phẩm cao mà lượng bán nhỏ, thì các công ty đang hoạt động trên thị trường có chi phí cổ đông thấp sẽ có những cơ hội thị trường hấp dẫn hơn.

Vốn là một điều kiện tiên quyết để cho một doanh nghiệp có thể ra đời và hoạt động.

Mỗi một loại nguồn vốn đều có chi phí và sử dụng nhất định. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải nghiên cứu từng nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải nghiên cứu chi phí của từng nguồn vốn cụ thể để từ đó xác định cho mình một cơ cấu hợp lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn của doanh nghiệp Việc thay đổi một mức độ hoạt động nào đó của doanh nghiệp luôn dẫn tới sự thay đổi chi phí biến đổi và thậm chí cả chi phí cố định. Phần thay đổi này được gọi là chi phí biên. Nắm bắt được chi phí biên theo từng mức sản xuất với một cấu trúc cho trước, cho phép tối ưu năng lực sản xuất, xác định giá bán và tối đa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận - Khởi Sự Kinh Doanh - Đề Tài - Cửa Hàng Đào Tạo Và Kinh Doanh Các Sản Phẩm Từ Handmade (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w