1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình sửa chữa thân vỏ và bảo dưỡng bề mặt sơn theo tiêu chuẩn honda việt nam

97 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Sửa Chữa Thân Vỏ Và Bảo Dưỡng Bề Mặt Sơn Theo Tiêu Chuẩn Honda Việt Nam
Tác giả Chung Vĩnh Phúc
Người hướng dẫn Th.S Thái Văn Nông
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Honda ô tô Việt Nam (16)
    • 1.1.1. Giới thiệu về công ty Honda (16)
    • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (17)
  • 1.2. An toàn và sức khỏe (18)
    • 1.2.1. Chính sách an toàn của Honda (18)
    • 1.2.2. Quy tắc 5S của Honda (18)
    • 1.2.3. Sắp xếp xưởng sửa chữa (18)
    • 1.2.4. An toàn khi làm việc tại xưởng đồng sơn (20)
  • 1.3. Tổng quan về quy trình sửa chữa thân vỏ và bảo dưỡng bề mặt sơn (20)
    • 1.3.1. Quy trình sửa chửa thân vỏ (0)
    • 1.3.2. Quy trình sơn (21)
    • 1.3.3. Quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn (21)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SỬA CHỮA THÂN VỎ XE Ô TÔ HONDA (22)
    • 2.1. Thiết bị và dụng cụ (22)
      • 2.1.1. Bộ dụng cụ sửa chữa chung (22)
      • 2.1.2. Dụng cụ sửa chữa thân vỏ (23)
      • 2.1.3. Dụng cụ chà nhám (25)
      • 2.1.4. Dụng cụ phục hồi vết lõm (25)
      • 2.1.5. Dụng cụ bảo vệ (27)
      • 2.1.6. Dụng cụ chống rỉ (27)
    • 2.2. Phương pháp sửa chữa thân vỏ (29)
      • 2.2.1. Kiểm tra hư hỏng (29)
      • 2.2.2. Sửa chữa bằng búa và đe tay (29)
      • 2.2.3. Sửa chữa thân vỏ bằng phương pháp kéo và không phá hủy sơn (37)
      • 2.2.4. Xử lý nhiệt (41)
      • 2.2.5. Xử lý chống rỉ (48)
    • 2.3. Quy trình sửa chữa thân vỏ theo tiêu chuẩn Honda (51)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LÀM SƠN XE Ô TÔ HONDA (61)
    • 3.1. Dụng cụ và trang thiết bị (61)
      • 3.1.1. Tủ đựng các dụng cụ (61)
      • 3.1.2. Dụng cụ chà nhám (61)
      • 3.1.3. Băng dính bảo vệ bề mặt (64)
      • 3.1.4. Máy sấy hồng ngoại (64)
    • 3.2. Các vật liệu chuẩn bị bề mặt (65)
      • 3.2.1. Sơn lót (65)
      • 3.2.2. Ma tít (65)
      • 3.2.3. Sơn lót bề mặt (66)
    • 3.3. Quy trình sơn theo tiêu chuẩn Honda Việt Nam (67)
  • CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BỀ MẶT SƠN (87)
    • 4.1. Dụng cụ và thiết bị (87)
      • 4.1.1. Máy hút bụi (87)
      • 4.1.2. Đất sét vệ sinh (87)
      • 4.1.3. Máy tẩy ố kính (88)
      • 4.1.4. Dụng cụ đánh bóng (88)
      • 4.1.5. Bộ dụng cụ phủ ceramic (89)
    • 4.2. Quy trình vệ sinh nội, ngoại thất, tẩy ố kính (90)
      • 4.2.1. Vệ sinh nội thất (90)
      • 4.2.2. Vệ sinh ngoại thất (90)
      • 4.2.3. Tẩy ố kính (91)
    • 4.3. Quy trình đánh bóng (92)
    • 4.4. Quy trình phủ ceramic (94)
  • Kết Luận (96)
  • Tài liệu tham khảo (97)

Nội dung

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, em cũng không tránh khỏi những lúc khó khăn khi viết nội dung cũng như tìm hiểu về quy trình sửa chữa thân vỏ, quy tình sơn và quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn. Với sự góp sức lớn của các anh kỹ thuật viên tại xưởng đồng sơn, đã cặn kẽ hướng dẫn cho em hiểu hơn về những quy trình này và đã cho phép em được chụp lại những bức ảnh quý giá về các quy trình tại xưởng đồng sơn để bài luận văn tốt nghiệp của em được rành mạch và sinh động hơn. Luận Văn Tốt Nghiệp. Cuối cùng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến bản lãnh đạo của nhà trường và các Khoa Phòng ban chức năng đã tạo điều kiện cho em được học tập và trải nghiệm những điều tốt đẹp trong suốt 4 năm đại học. Dù đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp nhưng bản thân em còn hạn chế một số về mặt kiến thức nên bài luận văn tốt nghiệp này em khó có thể tránh những sai sót không mong muốn. Kính mong nhận được sự ưu ái và ý kiến đóng góp từ các thầy và từ đó em đút kết được những kinh nghiệm sâu sắc cho quá trình đi làm sau này.

Honda ô tô Việt Nam

Giới thiệu về công ty Honda

Hình 1.1 Trụ sở chính của Honda tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Có tiền thân từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, Honda gắn liền với tên tuổi của một người, đó là ông Soichiro Honda, ông chính là cha đẻ của nhãn hiệu nổi tiếng

Honda, trải qua bao thăng trầm và tàn dư sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Nhật Bản, cùng với ý định và niềm đam mê ấp ủ không ngừng, ông đã xây dựng thành công ty Honda lớn mạnh vào năm 1948 Đến nay Honda là một thương hiệu rất lớn chuyên sản xuất xe máy, ô tô, du thuyền và cả chuyên cơ máy bay Là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại nhiều nước châu Âu và châu Mĩ nhưng trụ sở chính của hãng Honda được đặt tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Hình 1.2 Nhà máy Honda Việt Nam được đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tại đất nước cờ đỏ sao vàng Honda là một thương hiệu đã quá quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam từ những năm 90 đó là những chiếc Honda Cub, sau thì có thêm Honda Dream nhưng đó là câu chuyện của xe máy Còn đối với lĩnh vực xe hơi, Honda Việt Nam chính thức được cấp phép của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho phép lắp ráp, sản xuất ô tô tại Việt Nam từ tháng 3 năm 2005, đánh dấu một cột mốc quan trọng Nhà máy sản xuất ô tô Honda Việt Nam có trụ sở chính tại Phúc Thắng, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng trên mảnh đất 30.000 m2 có công suất 10.000 xe/năm Vài nét về công ty:

- Tên công ty: CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

- Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Người sáng lập thương hiệu: Ông Soichiro Honda ( Nhật Bản)

- Trụ sở chính: Xã Phúc Thắng, Huyện Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

- Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD

- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất xe gắn máy và xe ô tô

- Khẩu hiệu: “Sức mạnh của những Ước mơ”

Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập vào năm 1996, Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác tác với tổng vốn đầu tư là 209.252.000 USD: Công ty Honda Motor (Nhật Bản 42% vốn), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan 28% vốn), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam ( 30% vốn) với 2 ngành sản xuất chính đó là sản xuất ô tô và xe máy Sau gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và xe ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam

Sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda đã không ngừng phát triển trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam Công ty hiện có 3 nhà máy xe máy và 1 nhà máy ô tô đang hoạt động, với hơn 10 nghìn công nhân viên Công suất hoạt động là 2.5 triệu xe máy/năm và 10.000 ô tô/năm

Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận giấy phép của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng trong sự phát triển của công ty.

An toàn và sức khỏe

Chính sách an toàn của Honda

Khẩu hiệu của ngài Soichiro Honda đề ra “Không an toàn thì không sản xuất” Dưới đây là câu nói của ngài nói về khẩu hiệu an toàn của Honda:

“An toàn là ưu tiên hàng đầu trong việc của chúng ta Là một người thợ sửa chữa xe ô tô, bạn không thể bỏ qua vấn đề an toàn An toàn là bảo vệ chính bản thân bạn và mang đến cho khách hàng chất lượng sửa chữa tốt nhất.”

Quy tắc 5S của Honda

S1 - Sàng lọc (Sei-ri): Lọc ra những thứ bạn cần và những thứ không cần Sau đó loại bỏ những thứ không cần

S2 - Sắp xếp (Sei-ton): Hãy chắc chắn rằng mọi thứ bạn cần có thể lấy được dễ dàng và dán nhãn rõ ràng để mọi người có thể tìm ra nó

S3 - Sạch sẽ (Sei-so): Giữ gìn khu vực làm việc của bạn sạch sẽ và vệ sinh

S4 - Săn sóc (Sei-ke-tsu): Duy trì sự sạch sẽ để làm cho môi trường làm việc thoải mái và an toàn

S5 - Sẵn sàng (Shi-tsu-ke): Tạo thói quen tuân thử những quy định đã được thiết lập.

Sắp xếp xưởng sửa chữa

Việc sắp xếp xưởng sửa chữa trong Honda rất quan trọng, không chỉ mang lại tính gọn ràng mà còn đánh giá được cách làm việc rất chuyên nghiệp của một trong những hãng xe lớn trên thế giới

Hình 1.3 Xưởng đồng sơn của Honda

Nơi làm việc được sắp xếp gọn gàng và đầy đủ ánh sáng

Sắp xếp nơi làm việc hợp lý để công việc được diễn ra thuận tiện

Bố trí khu vực sữa chữa thân xe và khu vực sơn tách biệt với khu vực kho bãi

Hệ thống thông gió tốt để không khí được lọc và làm sạch

Giấy nhám, đĩa chà nhám, sơn, dung môi pha sơn và các vật dụng khác được để trong phòng hoặc kho lưu trữ các vật dụng nguy hiểm

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ của mỗi tụ đựng tại khu vực làm việc

Không được hút thuốc trong xưởng sửa chữa

Cần vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc ngăn nắp (tuân thủ quy tắc sàng lọc và sắp xếp)

Số lượng ổ cấm điện và cửa thông gió cần thiết được nêu rõ trên tường gần khu vực làm việc

Phải có các biện pháp phòng chống cháy nổ Để khuyến khích mọi người đọc các quy định về an toàn, người ta dán các quy định này tại xưởng sửa chữa

Phân loại và quản lý rác thải nhằm góp phần bảo vệ môi trường

Vệ sinh khu vực làm việc trước khi kết ca ra về.

An toàn khi làm việc tại xưởng đồng sơn

Hình 1.4 Bảo hộ lao động

Bộ đồ bảo hộ lao động phải đảm bảo tính an toàn cho kỹ thuật viên bao gồm: 1/ Mũ bảo hộ: Giúp bảo vệ đầu khi làm việc dưới cầu nâng xe

2/ Kính bảo hộ: Giúp bảo vệ mắt khỏi dính bụi, màng sơn và bột sắt khi đánh bóng 3/ Nút bịt tai: Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn khi chà nhám bằng dụng cụ khí

4/ Mặt bạ chống bụi: Bảo vệ hệ hô hấp khỏi bụi bẩn trong quá trình chà nhám 5/ Quần áo bảo hộ: Giúp tránh những tia lửa khi hàn bắn vào người

6/ Găng tay cotton: Bảo vệ tay khỏi bị bẩn và xước xác

7/ Găng tay cao su: Bảo vệ tay khỏi chất tẩy rửa độc hại khi làm sạch chất bẩn và dầu bám ở phần sửa chữa

8/ Giày bảo hộ: Giúp che chắn bàn chân khi lỡ có dụng cụ nặng rớt vào.

Tổng quan về quy trình sửa chữa thân vỏ và bảo dưỡng bề mặt sơn

Quy trình sơn

Sau khi sửa chữa, quá trình sơn và hoàn thiện là bước tiếp theo, nơi lớp sơn chính và lớp sơn bảo vệ được áp dụng để khôi phục màu sắc ban đầu và bảo vệ khỏi rỉ sét Cuối cùng, xe cần được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng sửa chữa đã được thực hiện đúng cách và bề mặt đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng

Quy trình sơn của Honda là một phần quan trọng trong việc tạo ra thẩm mỹ cho xe với vẻ ngoại hình sáng bóng và bề mặt sơn bền bỉ.

Quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn

Xe ô tô sau khi đã sửa chữa về thân vỏ và làm sơn cho xe thì bảo dưỡng bề mặt sơn cho xe là quy trình tiếp theo Ngoài ra trong hãng Honda thì ở quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn còn có thêm một quy trình nhỏ đó là vệ sịnh nội thất cho xe

Quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn theo tiêu chuẩn của Honda là một phần quan trọng của việc duy trì và bảo quản vẻ đẹp bề ngoài của ô tô Dưới đây là một số tổng quan về quy trình này:

- Rửa sơ bộ cho xe

- Loại bỏ các vết trầy xước nhẹ

- Phủ lớp bảo vệ (ceramic)

- Duy trì và chăm sóc

QUY TRÌNH SỬA CHỮA THÂN VỎ XE Ô TÔ HONDA

Thiết bị và dụng cụ

2.1.1 Bộ dụng cụ sửa chữa chung

Hình 2.1 Các dụng cụ sửa chữa chung

Công dụng: Với các loại khóa đủ kích cỡ và các loại dụng cụ đặc biệt có thể phục vụ kỹ thuật viên tháo lắp thân vỏ một cách dễ dàng

Thông số kỹ thuật: Những công cụ này cũng được sử dụng cho các vật liệu trừ kim loại tấm

Chú ý: Mỗi kỹ thuật viên sửa chữa thân vỏ sẽ được cấp một dụng cụ một bộ dụng cụ sửa chữa

Hình 2.2 Bộ dụng cụ dành riêng cho từng Kỹ thuật viên

2.1.2 Dụng cụ sửa chữa thân vỏ

Công dụng: Búa được sử dụng khi thực hiện công việc sửa chữa kim loại loại tấm

Thông số kỹ thuật: Có nhiều loại búa khác nhau được sử dụng phù hợp với từng bề mặt sửa chữa Búa cỡ nhỏ (1), búa cỡ lớn (2), búa làm đồng/búa cầm tay (3)

Chú ý: Luôn bảo quản đầu búa tốt, không để đầu búa bị sứt mẻ, không sử dụng búa cho bất kì mục đích nào khác

Hình 2.4 Các loại đe tay

Công dụng: Đe tay sẽ được kết hợp với búa khi sửa chữa thân vỏ

Thông số kỹ thuật: Đe tay có nhiều dạng hình dáng khác nhau cho từng vị trí đặt Loại lớn (A), loại dày (B), loại mỏng (C)

Chú ý: Kỹ thuật viên phải luôn bảo quản bề mặt đe luôn bằng phẳng

2.1.2.3 Gò cầm tay dạng thìa

Hình 2.5 Gò cầm tay dạng thìa

Công dụng: Kỹ thuật viên sẽ dùng gò đỡ phía sau thân vỏ khi dùng búa, dùng để các vị trí mà đe tay không thể chạm tới

Thông số kỹ thuật: Có nhiều loại với kích cỡ khác nhau phù hợp cho từng vị trí Chú ý: Bề mặt gò cầm tay dạng thìa phải luôn bằng phẳng

Công dụng: Sử dụng khi sửa chữa đường gờ (gân) của thân vỏ

Thông số kỹ thuật: Có nhiều hình dạng khác nhau phụ thuộc vào hình dạng của thân vỏ và vị trí cần sửa chữa

Chú ý: Để không làm hỏng cạnh của đục, sử dụng giấy nhám hoặc đĩa nhám để giữ nó được phẳng

Hình 2.7 Máy chà nhám dây đai

Công dụng: Dùng để chà nhám những khu vực hẹp, dùng để đánh bóng trước và sau khi hàn

Thông số kỹ thuật: Có thể điều chỉnh góc dây đai Có 2 loại: 10mm và 20mm Chú ý:

- Dây đại là loại vật tư tiêu hao vì vậy cần quản lý để đảm bảo số lượng trong kho

- Thường xuyên tra dầu vào máy theo định kì

- Tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất để biết thêm thông tin chi tiết 2.1.4 Dụng cụ phục hồi vết lõm

2.1.4.1 Máy hàn kéo (máy hàn vòng đệm)

Công dụng: Dùng để sữa chữa bề mặt thân vỏ bị biến dạng

Thông số kỹ thuật: Sử dụng dụng cụ này để sửa chữa vết lõm theo nhiều cách khác nhau

Chú ý: Sau khi sử dụng dụng cụ này để sửa chữa bề mặt thân vỏ bị lõm, cần phải xử lý chống rỉ cho bề mặt sau của thân vỏ

Kỹ thuật viên nên tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất để biết thêm thông tin chi tiết

Hình 2.9 Dụng cụ búa giật

Công dụng: Dùng để kéo thân vỏ bị hỏng

Thông số kỹ thuật: Để kéo được phần bị hư hỏng ra ngoài, cần chuẩn bị các móc hình dạng khác nhau cho đầu búa giật

Chú ý: Phải sử dụng búa giật loại to hơn búa giật của máy hàn tại điểm sửa chữa vết lõm

Móc phải là loại thay thế được

Do công cụ này rất nặng nên phải sử dụng hết sức cẩn thận để không làm rơi 2.1.5 Dụng cụ bảo vệ

Công dụng: Giúp bảo vệ xe không bị các tia lửa bắn vào khi hàn hoặc mài khu vực hàn

Thông số kỹ thuật: Tấm che phải được làm bằng vật liệu không cháy có chứa các sợi Cacbon

Tấm che có kích thước phù hợp cho từng vị trí cần bảo vệ

- Khi sử dụng xong phải chùi sạch bột thép dính vào tấm che

- Đảm bảo tấm che không bị dính bột thép sau mỗi lần sử dụng

2.1.6.1 Súng phun sơn chống rỉ

Hình 2.11 Bình xịt chống rỉ

Hình 2.12 Bình xịt chống rỉ bằng khí nén

Công dụng: Sử dụng để phun sơn chống rỉ

Thông số kỹ thuật: Có 2 loại phun chống rỉ, đó là loại phun bằng bình xịt và loại súng phun bằng khí nén

Ngoài ra, đầu vòi phun cũng có 2 loại đó là phun một điểm và phun đa điểm Có thể sử dụng vòi phun chống rỉ cho các khu vực hẹp

Chú ý: Kỹ thuật viên phải tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết thêm thông tin chi tiết về cách phun dung dịch chống rỉ có độ nhớt cao

Sau khi sử dụng xong súng phun sơn, phải rửa sạch bên trong vòi phun bằng dung dịch tẩy rửa

2.1.6.2 Súng phun sơn phủ gầm

Hình 2.13 Bình xịt chống rỉ gầm bằng khí nén

Công dụng: Sử dụng để phun sơn bảo vệ gầm xe và vành bánh xe

Thông số kỹ thuật: Có 2 loại đó là loại phun bằng khí nén và loại bình xịt

- Tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết cách phun sơn phủ gầm

- Sau khi sử dụng súng phun sơn, phải rửa sạch bên trong vòi phun bằng dung dịch tẩy rửa.

Phương pháp sửa chữa thân vỏ

Trước khi sửa chữa, cần xem bảng hướng dẫn công việc và kiểm tra xe cần sửa chữa, xác nhận bộ phận cần sửa chữa và khu vực bị hư hỏng

Sau đây là 3 cách thường được sử dụng:

2/ Xác nhận bằng cách sờ tay vào để kiểm tra

3/ Xác nhận bằng dụng cụ kiểm tra

2.2.2 Sửa chữa bằng búa và đe tay

2.2.2.1 Sửa chữa bằng búa đe

Hình 2.14 Yêu cầu của gõ búa và đe tay

Chọn búa và đe vừa với vị trí cần sửa chữa ở hình vẽ trên búa đe phải có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn độ uốn cong của thân vỏ là phù hợp (Chọn búa và đe có độ cong bề mặt bằng 80% độ cong của thân xe)

Nếu đe không vừa với vị trí cần sửa chữa, mép của đe sẽ đập vào thân vỏ và làm thân vỏ bị biến dạng

Nếu sử dụng búa hoặc đe có bề mặt bị hư hỏng, sẽ tạo ra các vết lõm trên thân vỏ và màng sơn sẽ dễ bị bong ra, vì vậy cần giữ cho bề mặt búa và đe luôn phẳng

Kỹ thuật gõ trên đe và ngoài đe: Sử chữa bằng búa và đe tay được chia thành hai kỹ thuật cơ bản Một loại được là gõ trên đe và loại kia được gọi là gõ ngoài đe Trong quá trình sửa chữa, kỹ thuật viên có thể dùng các hai phương pháp này tùy theo tấm vỏ xe bị hư hỏng như thế nào

- Gõ búa ngoài đe: Dùng để sửa chữa những vết lõm, vết lồi có diện tích lớn hoặc khi vừa mới bắt đầu sửa chữa

- Gõ búa trên đe: Dùng để sửa chữa các vết lòi, lõm còn sót trên bề mặt đã sửa chữa Tuy nhiên nếu gõ quá mạnh tấm thép sẽ bị biến dạng và giãn rộng, vì vậy phải gõ nhẹ và đều tay

Chú ý: Khoảng cách giữa búa và đe càng gần thì độ giãn dài càng lớn, vì vậy không dùng búa gõ quá nhiều vào thân vỏ

Bề mặt tròn, phẳng Độ cong yêu cầu Mặt phẳng

Hình 2.15 Sử dụng búa và đe

Dùng đe đẩy phần bị lõm lên, sau đó dùng búa gõ từ từ vào xung quanh chỗ lõm

Nếu dùng búa gõ vào phần lồi, phần lồi sẽ dần ngang bằng với phần lõm và cả 2 phần thay đổi theo lực tác dụng Lúc này cần cân bằng lực giữa búa và đe

Các vết lõm sẽ nông và nhỏ dần và khoảng cách giữa phần lõm và phần lồi dần được rút ngắn

Cuối cùng, dùng búa gõ trực tiếp và được đẩy lên bằng đe ( gõ vào chính giữa đe) Nếu gõ quá mạnh thép tấm sẽ bị giãn rộng Chú ý không gõ mạnh quá nhiều

2.2.2.2 Hình dạng bề mặt của tấm thép sau khi sửa chữa bằng búa đe

Hình 2.16 Bề mặt tấm thép sau khi sửa chữa bằng búa đe

Tình trạng: Xuất hiện nhiều vết lõm hoặc lồi so với bề mặt ban đầu

Nguyên nhân: Do không chọn đúng kích thước đe, dẫn đến việc gõ búa trên đe hoặc ngoài đe không được thực hiện chính xác

Vì vậy sẽ được sửa chữa lại cho đến khi đạt đến độ hoàn thiện

2.2.2.3 Sử dụng gò cầm tay dạng thìa

Hình 2.17 Sử dụng gò cầm tay Đưa gò cầm tay dạng thìa vào phía sau thân vỏ xe để sửa chữa những vị trí hẹp hoặc khu vực mà tay không chạm tới hoặc vướng không đưa đe vào được

2.2.2.4 Sửa chữa tổng thể biến dạng trước khi gõ búa

Hình 2.18 Kỹ thuật viên đang sửa chữa tổng thể

Một trong những phương pháp hiệu quả là dùng tay ấn hoặc kéo phần thân vỏ để điều chỉnh lại về hình dáng ban đầu trước khi dùng búa để gõ

Gò cầm tay dạng thìa

Nên sử dụng lực nhẹ như lực bàn tay, miếng gỗ, miếng cao su để không làm trầy xước các bộ phận

Hình 2.19 Kỹ thuật viên đang dùng đe

Nếu sau khi sửa chữa tổng thể, bề mặt phần thân vỏ xung quanh có thể phục hồi về hình dạng ban đầu, hãy sử dụng công cụ phù hợp với hình dạng thân vỏ để sửa chữa vết lõm hoặc lồi

Hãy sử dụng đe đầu tròn để sửa chữa vết lõm, dùng đe kết hợp với búa gõ ở phía trong thân vỏ để sửa chữa cho vết lõm lớn trở về hình dạng gần giống như ban đầu

Nếu phần lõm được đẩy cao hơn so với hình dạng ban đầu, thép tấm sẽ bị giãn rộng, khi đó sẽ cần phải dùng búa gõ nhiều hơn

2.2.2.6 Sửa chữa đường gân bị biến dạng

Hình 2.20 Kỹ thuật viên đang sửa chữa đường gân

Chọn đe vừa với hình dạng của đường gân cần sửa và đặt đe vào mặt sau của đường gân đó để đẩy đường gân đó lên

Dùng búa gõ vào các vị trí lồi lên từ bên ngoài kết hợp đồng thời với đe để sửa lại đường gân

Cần chú ý lực đẩy đường gân của đe và lực gõ búa phải đều nhau, không được đẩy quá mạnh và không được gõ quá mạnh

Dùng bút chì hoặc các vật tương tự để đánh dấu vị trí sửa và để sửa chữa chính xác hơn

2.2.2.7 Sửa chữa bề mặt bị cong vênh

Hình 2.21 Kỹ thuật viên đang sửa bề mặt bị cong vênh

Chọn đe phù hợp với bề mặt thân vỏ bị hư hỏng và đặt đe vào bên trong ngay phía sau vòm bánh xe để đẩy phần bị lõm lên

Dùng búa gõ từ bên ngoài vào các vị trí cao hơn so với vị trí được đẩy lên, chú ý lực đẩy lên và lực gõ búa phải đều nhau, không được đẩy lên quá mạnh và không gõ búa quá mạnh

Dùng búa gõ nhẹ vào bên ngoài để kiểm tra vị trí của đe trước khi sửa chữa, việc này sẽ giúp bạn kiểm tra vị trí của đe theo âm thanh phát ra và giúp bạn sửa chữa chính xác hơn

2.2.2.8 Sửa chữa vị trí biến dạng bằng đục

Hình 2.22 Kỹ thuật viên đang dùng đục

Dùng đục để sửa chữa đường gân bị biến dạng

Thông thường đục được đặt phía sau phần thân vỏ, nhưng ở hình này, đục được đặt bên ngoài để sửa chữa phần phía dưới thân vỏ bị lồi

Trong khi kiểm tra độ cao của đường gân so với các vị trí xung quanh, dùng búa gõ từ từ để sửa.

2.2.2.9 Tình trạng bề mặt sau khi sửa chữa

Hình 2.23 Bề mặt sau khi sửa chữa

Tình trạng xuất hiện vết lồi trên đường gân (cao hơn vị trí ban đầu)

Nguyên nhân: Do không chọn đúng đe và đục dẫn đến các công việc như đục xung quanh vị trí biến dạng, không thực hiện chính xác

Chọn đe và đục phù hợp theo hình dạng và bộ phận cần sửa Nếu thân vỏ có vết lồi, cong vênh hoặc cao hơn so với bề mặt ban đầu, sửa chữa lại cho đến khi hoàn thiện

2.2.2.10 Kiểm tra chất lượng bằng bàn chà nhám

Quy trình sửa chữa thân vỏ theo tiêu chuẩn Honda

Bước 1: Rửa xe trước sửa chữa

Mục đích: Rửa xe trước sửa chữa sẽ làm sạch bề mặt vỏ xe, loại bỏ các vết bẩn, phân chim, cát bụi và xình lầy bám trên thân vỏ xe Nhằm phục vụ công tác sửa chữa dễ dàng và dễ quan sát, đánh dấu bề mặt hư hỏng

Dụng cụ và thiết bị: Súng rửa xe cao áp, giẻ lau, bàn chải

Vật liệu: Dung dịch rửa xe ô tô chuyên dụng

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, ủng chống ướt

Cách làm: Làm ướt xe, dùng bàn chải vệ sịnh 4 lốp xe trước, tiếp theo dùng giẻ lau đã ngấm dung dịch lau toàn bộ xe, bắt đầu từ trên nóc xe sau đó tới cửa kính và toàn bộ phần vỏ xe Rửa lại với nước sạch và đưa xe đến khu vực sửa chữa

Hình 2.49 Rửa xe trước khi sửa chữa thân vỏ

Bước 2: Đánh giá mức độ hư hỏng

Mục đích: Việc đánh giá mức độ hư hỏng trước khi sửa chữa sẽ đưa ra được phương sửa chữa phù hợp cho xe

Dụng cụ và thiết bị: Thước

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

Cách làm: Thông thường có 3 phương pháp để đánh giá mức độ hư hỏng

- Đánh giá bằng mắt: Kỹ thuật viên có thể quan sát trực tiếp trên thân xe để đánh giá mức độ hư hỏng và biến dạng của vỏ xe Tuy nhiên sẽ rất khó khăn để đánh giá chính xác hư hỏng để bắt đầu việc sửa chữa Nếu bắt đầu sửa chữa từ thời điểm này, bề mặt sơn có thể bị ảnh hưởng và không đạt yêu cầu

Hình 2.50 Kỹ thuật viên đang đánh giá bề mặt bằng mắt

- Đánh giá bằng tay: Kỹ thuật viên sẽ dùng tay vuốt vào vùng hư hỏng từ tất cả các hướng, không ép tay và tập trung tất cả cảm giác vào tay Để đánh giá chỗ bị lõm bé thì chuyển tay phải ở diện tích rộng bao gồm cả vùng không bị hư hỏng

Hình 2.51 Kỹ thuật viên đang đánh giá bề mặt bằng tay

- Đánh giá bằng thước: Đặt thước lên vùng không bị hư hỏng và kiểm tra khe hở giữa thước và vỏ xe Sau đó đặt thước lên vùng bị hư hỏng và đánh giá sự khác nhau về khe hở giữa vùng hư hỏng và vùng không bị hư hỏng Phương pháp đánh giá này có thể nhận biết được vùng hư hỏng một cách rõ ràng hơn so với phương pháp khác

Hình 2.52 Kỹ thuật viên đang dùng thước lá đánh giá bề mặt

Bước 3: Tháo tấm cách âm ra khỏi bề mặt bên trong

Mục đích: Tháo tấm cách âm ra để có thể sử tốt phương pháp búa và đe tay hay các dụng cụ nậy có thể tiếp xúc trực tiếp bề mặt bên trong

Dụng cụ và thiết bị: Tô vít, búa, nậy

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

Cách làm: Việc làm này được thực hiện nhiều ở khu vực cửa xe, Kỹ thuật viên sẽ dùng tô vít tháo tay nắm cửa, gương, ron cao su ở cửa sổ, sau đó dùng thiết bị nậy tháo tấm cách âm phía bên trong cửa xe để sử dụng phương pháp sửa chữa búa và đe tay

Hình 2.53 Cửa xe đã được tháo các bộ phận cách âm, ron cao su, tay cầm

Bước 4: Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay

Mục đích: Phương pháp búa và đe tay sẽ lấy lại bề mặt hoàn chỉnh nhất có thể của vỏ xe bị móp

Dụng cụ và thiết bị: Búa, đe tay

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Trước khi sử dụng phương pháp búa và đe tay ta phải kiểm tra và bảo dưỡng dụng cụ Do búa và đe tay tác dụng trực tiếp đến vỏ xe nên bề mặt của búa phải được giữ tròn và nhẵn Nếu bề mặt của búa bị xước, nứt có thể tạo ra các vết xước, gờ trên vỏ xe

- Kỹ thuật viên sẽ dùng búa gõ từ từ vào khu vực hư hỏng để dần lấy lại hình dáng ban đầu cho vỏ xe, sẽ sử dụng 2 kỹ thuật để sửa chữa đó là gõ trên đe và gõ ngoài đe

Hình 2.54 Kỹ thuật viên đang dùng búa lấy lại bề mặt của thân vỏ

Bước 5: Mài bỏ các lớp sơn cũ khỏi bề mặt làm việc

Mục đích: Mài nhằm loại bỏ hết các lớp sơn cũ trên bề mặt khu vực cần sửa chữa Dụng cụ và thiết bị: Máy mài tác động đơn

Vật liệu: Giấy nhám (P80 – chi tiết thép, P120 – chi tiết nhựa)

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, nút bịt tai, kính

- Tùy thuộc vào chi tiết cần sửa chữa là chi tiết thép hay nhựa

- Kỹ thuật viên sẽ dùng loại giấy nhám phù hợp gắn vào máy mài tác động đơn

- Điều chỉnh tốc độ máy sao cho phù hợp

- Những chỗ hàn vòng đệm và nối mát sẽ nghiêng máy mài đi một góc 15 độ

Hình 2.55 Kỹ thuật viên đang mài bỏ các lớp sơn cũ

Bước 6: Sửa chữa vỏ xe bằng máy hàn vòng đệm

Mục đích: Phương pháp hàn vòng đệm cho phép tái tạo tính cơ học ban đầu của vỏ xe khi bị hỏng hóc, vùng vỏ bị biến dạng hoặc lún Đảm bảo vùng bị hỏng được khắc phục một cách chính xác, từ đó đảm bảo rằng tính an toàn của xe không bị ảnh hưởng Việc sử dụng phương pháp sửa chữa này giúp giảm lượng rác thải và sự cần thiết của việc sản xuất mới các phụ tùng cần thay thế

Dụng cụ và thiết bị: Máy hàn vòng đệm, vòng đệm, búa

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, kính, găng tay

- Xác định vị trí và phạm vi vùng hỏng trên thân vỏ ô tô Đảm bảo rằng vùng hỏng đã được làm sạch và loạt bỏ các tạp chất, dầu mỡ, hay bất kì vật liệu nài khác có thể ảnh hưởng đến quá trình hàn

- Kỹ thuật viên sẽ nối mát vào phần thân vỏ của xe để có thể hàn các vòng đệm vào thân vỏ Nếu hàn vào mà bắn ra tia lửa thì bề mặt chưa được vệ sinh kĩ lưỡng để loại bỏ các tạp chất

Hình 2.56 Nối mát vào phần thân vỏ

- Tiếp đến kỹ thuật viên sẽ đặt đệm hàn lên vùng hư hỏng và đảm bảo rằng nó nằm ở khoảng cách chính xác giữa các đệm và bám dính vào bề mặt vỏ xe Khi đã hàn xong thì kỹ thuật viên sẽ tắt máy hàn đi nhằm đảm bảo sự an toàn trong sửa chữa, khi cần hàn sẽ bật máy lên trở lại

Hình 2.57 Các vòng đệm đã được hàn vào vỏ xe

- Kỹ thuật viên sẽ dùng cảo và sử dụng lực tay để kéo hướng vuông góc với về mặt thân vỏ bị móp, khôi phục lại tình trạng ban đầu của vỏ xe

Hình 2.58 Kỹ thuật viên đang kéo phẳng bề mặt thân xe

- Khi kéo xong kỹ thuật viên sẽ gõ nhẹ vào các điểm nhô trên bề mặt đang sửa chữa Sau khi gõ búa kiểm tra lại mức kế và sẽ kéo lại nếu cần thiết

Hình 2.59 Kỹ thuật viên đang gõ búa kiểm tra bề mặt

- Sau khi bề mặt đã được sửa chữa để trở lại hình dạng ban đầu thì tiếp đến kỹ thuật viên sẽ tháo các vòng đệm ra

Hình 2.60 Tháo vòng đệm đúng cách

QUY TRÌNH LÀM SƠN XE Ô TÔ HONDA

Dụng cụ và trang thiết bị

3.1.1 Tủ đựng các dụng cụ

Hình 3.1 Tủ đựng các dụng cụ sơn

Công dụng: Với đầy đủ các loại giấy nhám và các vật liệu có thể phục vụ cho kỹ thuật viên thực hiện quá trình sơn xe

Thông số kỹ thuật: Nhũng dụng cụ này phục vụ cho quy trình sơn xe Honda Chú ý: Mỗi tủ xe giành cho 1 ô trong khu vực sơn xe

Hình 3.2 Bàn chà nhám tay

Công dụng: Dùng để chà nhám lớp bả matit

Thông số kỹ thuật: Có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp cho từng vị trí làm việc

Chú ý: Chọn kích cỡ bàn chà nhám theo hình dạng và kích thước của khu vực sửa chữa, không sử dụng bàn chà nhám có kích cỡ khác so với thông số kỹ thuật

3.1.2.2 Máy chà nhám quỹ đạo

Hình 3.3 Máy chà nhám quỹ đạo

Công dụng: Dùng để chà nhám lớp bả matit

Thông số kỹ thuật: Phù hợp với công việc chà nhám lớp bả matit có bề mặt phẳng hoặc giúp điều chỉnh độ thô ráp của bề mặt bả matit Chuẩn bị giấy nhám có mức độ nhám khác nhau

Chú ý: Giấy nhám là loại vật tư tiêu hao, vì vậy cần quản lý để đảm bảo số lượng trong kho

3.1.2.3 Máy chà nhám tác động đơn

Hình 3.4 Máy chà nhám tác động đơn

Công dụng: Dùng để loại bỏ màng sơn và bụi bẩn

Thông số kỹ thuật: Có hai loại là loại chạy bằng khí nén và bằng điện Máy chà nhám vuông không có chức năng hút bụi

Chú ý: Thường xuyên tra dầu theo quy định

3.1.2.4 Máy chà nhám tác động kép

Hình 3.5 Máy chà nhám tác động kép

Công dụng: Dùng để chà nhám cho các góc hoặc chà nhám bề mặt trước khi sơn

Nó cũng được sử dụng để chà nhám bề mặt sơn lót và bề mặt bả matit

Thông số kỹ thuật: Phải sử dụng đường kính quỷ đạo từ 3mm đến 5mm

Phải sử dụng các loại máy chà nhám có thông số kỹ thuật theo quy định

Sử dụng miếng đệm nếu cần

Máy chà nhám tròn tác động kép có chức năng hút bụi

Chú ý: Thường xuyên kiểm tra dầu theo quy định

3.1.3 Băng dính bảo vệ bề mặt

Hình 3.6 Băng dính bảo vệ bề mặt

Công dụng: Dùng để dán những khu vực không cần sơn lại và khoanh vùng khu vực đã chà nhám để tiến hành sơn lót và sau cùng là sơn màu

Thông số kỹ thuật: Sử dụng trong quá trình sơn

Chú ý: Không dán tôn vì lớp sơn có thể bị bong ra

Hình 3.7 Máy sấy hồng ngoại

Công dụng: Sử dụng để làm khô nhanh chống và hoàn toàn lớp bả matit, sơn lót, sơn,…

Thông số kỹ thuật: Nên sử dụng loại có chức năng hẹn giờ Có 2 loại: loại treo (cỡ lớn), loại di động (cỡ trung bình và nhỏ)

Chú ý: Nhiệt độ sẽ thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách giữa vật cần sấy và đèn sấy, vì vậy cần kiểm tra lại xem đã cài đặt nhiệt độ, khoảng cách và thời gian phù hợp chưa Tắt máy và di chuyển đến khu vực cất trữ sau khi sử dụng xong.

Các vật liệu chuẩn bị bề mặt

Sơn lót có các tính chất sau: Chống rỉ, tăng tính bám dính giữa kim loại nền với các lớp tiếp theo, thông thường, sơn lót được phun một lớp rất mỏng và có thể không cần mài

Một số loại sơn lót thông thường: sơn rửa, sơn lót lacquer, sơn lót urêthan, sơn lót epoxy

Sơn rửa còn được gọi là sơn axit, sơn rửa được sơn trực tiếp lên kim loại nhằm cải thiện tính chống rỉ của bề mặt kim loại và tính bám dính tiếp theo

3.2.1.2 Sơn lót lacquer Được làm từ nhựa nitrô cenlulô và ankin, sơn lacquer có thời gian khô nhanh và dễ sử dụng

3.2.1.3 Sơn lót urêthan Được làm từ nhựa ankin, sơn lót urêthan là loại sơn hai thành phần có dùng chất polisoxi làm chất đóng rắn, Nó có đặc tính chống rỉ và bám dính cao

3.2.1.4 Sơn lót epoxy Được làm từ nhựa Epoxy, đây là loại sơn hai thành phần và dùng amin làm chất đóng rắn Nó có đặc tính chống rỉ và bám dính cao

Matit là vật liệu trát vào lớp dưới cùng để điền đầy các vết lõm và tạo bể mặt phẳng

Có các loại matit khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào chiều sâu của vết lõm và vật liệu được áp dụng

Thông thường, dao bả matit được dùng để trát lớp dày và điền đầy vết lõm, sau đó làm phẳng bằng cách mài

Làm bằng nhựa poliexte không bảo hòa, là loại matit hai thành phần mà dùng chất peroxit hữu cơ làm chất đóng rắn Matit này có thể sử dụng tạo các lớp dày và dễ mài nhưng có nhược điểm tạo ra bề mặt xù xì

Làm bằng nhựa epoxy, là loại matit hai thành phần mà dùng amin làm chất đóng rắn Có tính chống rỉ vượt trội và tính bám dính tuyệt vời đối với các vật liệu nền khác Thường được sử dụng để sửa chữa các chi tiết nhựa

Là một loại matit một thành phần làm bằng nitro cenlulo và nhựa ankin hay nhựa acrylic Chủ yếu được dùng để sửa vết xước, rỗ hay vết lõm nhẹ còn lại sau khi phun sơn lót bề mặt

3.2.3.1 Sơn lót bề mặt lacquer

Là một thành phần làm bằng nhựa nitro cenlulô, nhựa ankin hay nhựa acrylic được sử dụng rộng rãi vì nó dễ dùng và do tính khô nhanh Tuy nhiên, đặc tính bao phủ của vật liệu này thấp hơn các sơn lót bề mặt khác

3.2.3.2 Sơn lót bề mặt urêthan

Làm bằng nhựa polyexte, acrylic và ankin, nó là loại hai thành phần và dùng polyzôcinát làm chất đóng rắn Mặc dù đặc tính bao phủ tốt hơn, nó khô chậm và cần phải làm khô cưỡng bức ở nhiệt độ sấp xỉ 60 độ C

3.2.3.3 Sơn lót bề mặt amin ankin Đây là loại sơn lót bề mặt một thành phần làm từ nhựa melanin và ankin, nó được sử dụng làm sơn lót trước khi sơn lại những thành phần đã sấy khô hoàn toàn Cần nung ở nhiệt độ 90 – 120, nhưng có tính bao phủ giống như sơn xe mới.

Quy trình sơn theo tiêu chuẩn Honda Việt Nam

Sau khi xe đã sửa chữa thân vỏ sẽ chuyển qua khu vực làm nền chuẩn bị cho việc sơn màu

Honda khác các hãng khác là chỉ sử dụng matit khô Không dùng nước để mài khi làm sơn vì nếu dùng nước để sửa chữa sẽ dẫn tới lớp matit bên trong bị ẩm Sau một thời gian sẽ bị hỏng bề mặt sơn do bị phá hủy từ bên trong ra

Máy quỹ đạo mài matit cũng được kết hợp chức năng hút bụi tránh bụi bay ra ngoài môi trường, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh cũng như chất lượng sửa chữa tại xưởng

Các buồng sơn được đảm bảo đủ tiêu chuẩn để phục vụ việc sơn màu, sơn bóng Tránh các bụi sơn ảnh hưởng đến các khu vực khác của xưởng đồng sơn

Quy trình sơn đạt chuẩn của Honda Việt Nam theo 22 bước tỉ mỉ sau đây:

Bước 1: Kiểm tra bề mặt hỏng hóc

Mục đích: Kiểm tra và xác định mức độ hỏng hóc, tránh bỏ xót lỗi

Dụng cụ và thiết bị: Phiếu kiểm tra, nút đánh dấu, thước lá

Vật liệu: Giẻ lau, xăng lau

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Kỹ thuật viên / Tổ trưởng / Quản đốc viên quan sát và xác nhận các điểm hỏng hóc vào phiếu kiểm tra để làm cơ sở cho kiểm soát chất lượng sửa chữa các công đoạn tiếp theo

- Dùng bút đánh dấu các khu vực hỏng hóc chưa có trong lệnh sửa chữa để xác nhận lại với Cố vấn dịch vụ và phân biệt khu vực hỏng hóc nhưng không sửa chữa

- Bàn giao xe cho kỹ thuật viên được phân công để sửa chữa

- Dùng thước lá để kiểm tra trên các bề mặt hỏng hóc góc rộng

- Dùng giẻ, lau sạch trong trường hợp bề mặt bẩn

- Di chuyển xe đến khu vực và tiến hành sửa chữa

Hình 3.8 Xe đã được đánh dấu tại vị trí cần sửa chữa

Bước 2: Mài tróc sơn trên bề mặt hỏng hóc

Mục đích: Loại bỏ hết lớp sơn cũ trên khu vực hỏng hóc

Dụng cụ và thiết bị: Máy mài tác động sơn, máy mài tác động kép

Vật liệu: Giấy nhám (P80 – chi tiết thép, P120 – chi tiết nhựa)

Bảo hộ: Bảo hộ thông thường, nút bịt tai, kính

Cách làm: Đặt đế máy nghiêng góc ~ 15 độ so với bề mặt, mài tróc hết lớp sơn cũ trên khu vực hư hỏng

Hình 3.9 Kỹ thuật viên đang mài bóc sơn trên bề mặt hỏng hóc

Bước 3: Phá và hạ mí khu vực mài bóc sơn

Mục đích: Ngăn ngừa hiện tượng rút nền và tăng cường độ bám dính

Dụng cụ và thiết bị: Máy tác dộng kép, máy quỹ đạo

Vật liệu: Bảo hộ an toàn thông thường, nút bịt tai, kính

- Đặt đế máy nghiêng góc khoảng 10 độ so với bề mặt, hạ mí khoảng 10mm2 cho mỗi lớp sơn

- Mài mở rộng ngoài vùng hỏng hóc khoảng 15cm để tạo độ bám dính cho lớp bả matit (bề mặt hết độ bóng)

Hình 3.10 Kỹ thuật viên đang phá và hạ mí khu vực mài bóng sơn

Bước 4: Vệ sinh và chống rỉ bề mặt

Mục đích: Vệ sinh và chống rỉ bề mặt để đảm bảo chất lượng và tạo độ bám dính cho lớp bả matit

Dụng cụ và thiết bị: Súng khí, cốc pha sơn, bình xịt xăng lau, cân điện tử

Vật liệu: Giẻ lau, xăng lau, hỗn hợp sơn

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, khẩu trang phòng độc, găng tay cao su, kính Cách làm:

- Vệ sinh: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt => xịt đều xăng lên bề mặt Dùng giẻ lau sạch bể mặt chi tiết

- Sơn chống rỉ: Pha đúng tỉ lệ sơn của hãng sơn Sử dụng súng phun sơn cho bề mặt cho bề mặt lớn, sử dụng giẻ để chấm sơn cho bề mặt nhỏ

Hình 3.11 Kỹ thuật viên đang sơn chống rỉ bề mặt

Bước 5: Sấy và kiểm tra bề mặt sơn chống rỉ

Mục đích: Đảm bảo chất lượng sơn chống rỉ và đẩy nhanh tiến độ sửa chữa Đảm bảo bề mặt sơn chống rỉ kín, không rộp

Dụng cụ và thiết bị: Thiết bị sấy, súng kiểm tra nhiệt độ, súng khí

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

+ Điều chỉnh nhiệt độ sấy khoảng 60 độ C trong thời gian 5 phút

+ Nếu để khô tự nhiên cần để trong khoảng 20 – 30 phút

- Kiểm tra: Dùng súng khí thổi nguội bề mặt Kiểm tra bề mặt đảm bảo độ cứng của lớp sơn chống rỉ

Hình 3.12 Bề mặt chống rỉ đang được sấy nhiệt

Bước 6: Trộn và trét bả matit trên bề mặt hỏng hóc

Mục đích: Trộn matit đồng đều với chất đóng rắn, bả matit điền đầy khu vực hỏng Dụng cụ và thiết bị: Dao bả matit, thước

Vật liệu: Hỗn hợp matit, chất đóng rắn

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

+ Kỹ thuật viên phét một lượng matit đủ dùng ra dao trát

+ Xịt một lượng chất đóng rắn vừa đủ và tiến hành trộn matit

+ Lần 1: Bả một lớp mỏng và ép chặt tay để tạo chân bám

+ Lần 2: Bả điền đầy khu vực hỏng hóc

+ Lần 3: Tiếp tục điền bả matit trên khu khu vực hỏng đến khi điền đầy hết + Dùng tay và thước lá để kiểm tra sự thiếu hụt matit trên các vùng bả matit

Hình 3.13 Kỹ thuật viên đang bả matit lên bề mặt

Bước 7: Sấy và kiểm tra bề mặt matit

Mục đích: Đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, ngăn ngừa hiện tượng rút nền Lựa chọn hướng chà phù hợp để tránh làm hỏng bề mặt

Dụng cụ và thiết bị: Thiết bị sấy, súng kiểm tra nhiệt độ

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Thiết bị sấy: Điều chỉnh nhiệt độ sấy khoảng 60 độ C, thời gian sấy theo tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm

- Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo độ cứng của lớp matit, lựa chọn hướng chà phù hợp

Hình 3.14 Bề mặt matit đang được sấy nhiệt

Bước 8: Chà matit bằng thanh chà và xử lí mọt bề mặt

Mục đích: Đảm bảo bề mặt được phẳng và xử lý hết các lỗi mọt nếu có trên bề mặt matit

Dụng cụ và thiết bị: Thanh chà, súng khí, dao bả matit, thước

Vật liệu: Giấy nhám (P80 => P120 => P180), giẻ lau, hộp mực dấu, mút xốp, matit Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Chà cấp nhám P80 chỉ trên bề mặt matit

- Chà cấp nhám (P120 => P180) để làm phẳng bề mặt

- Kiểm tra lỗ mọt khi hoàn thành cấp nhám P120: Dùng súng khí thổi sạch bụi và kiểm tra bằng mắt thường => Bả matit lấp đầy các lỗ mọt

- Chà theo nhiều hướng khác nhau cho đến khi thấy được bề mặt phẳng

- Dùng tay và thước lá để kiểm tra sự thiếu hụt matit trên các vùng bả matit

Hình 3.15 Kỹ thuật viên đang chà matit bằng thanh chà

Bước 9: Chà matit bằng máy quỹ đạo

Mục đích: Cắt vết xước của cấp nhám trước và tạo nhám bề mặt cho lớp sơn lót Dụng cụ và thiết bị: Máy quỹ đạo, súng khí

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, nút bịt tai

Cách làm: Đặt máy quỹ đạo lên bề mặt chi tiết, sau đó quay đều toàn bộ khu vực matit và mở rộng khu vực xung quanh phù hợp với hỏng hỏng để chuẩn bị cho bước sơn lót ( đủ và lần lượt 2 cấp nhám )

Hình 3.16 Kỹ thuật viên đang chà matit bằng máy quỹ đạo

Bước 10: Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn lót

Mục đích: Đảm bảo cho bề mặt được sạch, che chắn để tránh bụi sơn bay vào khu vực xung quanh xe

Dụng cụ và thiết bị: Súng khí, bình xịt xăng lau, xe để giấy che chắn

Vật liệu: Xăng lau, giẻ lau, giấy hoặc nilon che chắn

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, khẩu trang phòng độc, găng tay cao su Cách làm:

- Dùng súng khí thổi sạch bề mặt => Xịt xăng lau và dùng giẻ lau sạch trên bề mặt chi tiết

- Dùng giấy hoặc nilon che chắn theo phương pháp lật ngược mép để tránh tạo gờ của lớp sơn lót, khoảng cách che chắn cách khu vực matit từ 20 ~ 25 cm ( che chắn trong vùng đã được chà nhám, tùy hỏng hóc để điều chỉnh khoảng cách che chắn cho phù hợp)

Hình 3.17 Kỹ thuật viên đang chuẩn bị bề mặt trước khi sơn lót

Bước 11: Pha và phun sơn lót

Mục đích: Tạo hỗn hợp sơn đồng nhất, điền đầy khu vực sửa chữa và tạo bám dính cho lớp sơn màu

Dụng cụ và thiết bị: Cân điện tử, thước, súng phun sơn lót, cốc pha, que quậy sơn Vật liệu: Vật liệu sơn, lưới lọc sơn

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn sơn

- Pha sơn: Sử dụng cân hoặc thước pha đúng theo tỉ lệ tiêu chuẩn của sản phẩm

+ Điều chỉnh súng phun sơn theo tiêu chuẩn của mỗi loại súng

+ Phun thử sơn lê giấy thử để kiểm tra vệt sơn đảm bảo súng không bị trục trặc và vệt sơn phù hợp với khu vực cần sơn

+ Phun 3 lượt theo thứ tự nhỏ dần và thời gian chờ giữa các lượt phun từ 3 – 5 phút

+ Tiếp tục phun nếu bề mặt sơn chưa đạt yêu cầu

Hình 3.18 Kỹ thuật viên đang phun sơn lót

Bước 12: Sấy và kiểm tra bề mặt sơn lót

Mục đích: Đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, ngăn ngừa hiện tượng rút nền Đảm bảo chất lượng bề mặt sơn lót

Dụng cụ và thiết bị: Thiết bị sấy, súng kiểm tra nhiệt độ

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Thiết bị sấy: Điều chỉnh nhiệt độ sấy khoảng 60 độ C, thời gian sấy 15 ~ 20 phút ( thời gian phụ thuộc vào thiết bị)

- Điều chỉnh khoảng cách từ máy đến chi tiết phụ thuộc vào thời tiết và loại thiết bị

- Kiểm tra bề mặt: Đảm bộ độ cứng của lớp sơn lót trước khi chà nhám

Hình 3.19 Bề mặt sơn lót đang được sấy nhiệt

Bước 13: Chà sơn lót bằng thanh chà

Mục đích: Đảm bảo cho bề mặt được phẳng trước khi sơn màu

Dụng cụ và thiết bị: Thanh chà, súng khí

Vật liệu: Mút xốp, hộp mực dấu, giấy nhám ( P180 – P240)

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Dùng mút xốp dính mực phủ xoa đều trên bề mặt sơn lót

- Dùng cấp nhám P180 chỉ trên bề mặt sơn lót

- Dùng cấp nhám P240 mở rộng ra ngoài mép sơn lót

- Chà theo chiều hướng khác nhau cho đến khi bề mặt đạt độ phẳng

Hình 3.20 Chà sơn lót bằng thanh chà

Bước 14: Chà sơn lót bằng máy quỹ đạo

Mục đích: Cắt vết xước được tạo bởi thanh chà và tạo chân bám cho lớp sơn màu Dụng cụ và thiết bị: Súng khí, máy quỹ đạo

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường, nút bịt tai

- Dùng súng khí thổi sạch bụi trên bề mặt chi tiết

- Sử dụng máy quỹ đạo: Dùng đủ và lần lượt các cấp nhám từ P320 – 400 – 500 –

1000 – 1500, đặt máy quỹ đạo vuông góc với bề mặt chi tiết, tiến hành chà toàn bộ khu vực sơn lót và các vùng xung quanh

- Dùng đệm mềm với những khu vực có bề mặt cong và gân méo trên chi tiết

Hình 3.21 Kỹ thuật viên đang chà sơn lót bằng máy quỹ đạo

Bước 15: Kiểm tra giữa và cuối quy trình

- Đánh dấu khu vực hỏng hóc, tránh bỏ xót khu vực sửa chữa

- Kiểm soát chất lượng và thời gian từng công đoạn của Kỹ thuật viên

- Đối sách cho trường hợp chất lượng kém hoặc chậm thời gian

- Đảm bảo chất lượng và thời gian giao xe đúng kế hoạch

- Đánh giá năng lực làm việc của Kỹ thuật viên

- Kiểm soát các xe phản tu

Vật liệu: Phiếu và kiểm tra giữa và cuối kỳ, bút

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

Cách làm: Kỹ thuật viên/ Tổ trưởng/ Quản đốc xưởng, sử dụng phiếu kiểm tra giữa và cuối quy trình để kiểm tra thực tế từng hạng mục kiểm soát chất lượng tại các công đoạn: Thân vỏ, Nền, Sơn và Kiểm tra cuối Đánh dấu lại từng hạng mục đã đạt hay không trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo

Hình 3.22 Đối chiếu phiếu dịch vụ để kiểm tra giữa quy trình

Bước 16: Pha và điều chỉnh sơn màu / sơn bóng

- Để đảm bảo chất lượng màu sơn / sơn bóng, tránh các lỗi trên bề mặt sơn màu / sơn bóng do pha sai tỉ lệ

- Đảm bảo giống màu với khu vực liền kề của chi tiết được sơn

Dụng cụ và thiết bị: Cân điện tử, thước quậy sơn, cốc pha, súng phun sơn, thiết bị sấy, thẻ phun màu, đèn ánh sáng mặt trời, bảng hướng dẫn pha màu, công thức màu Vật liệu: Lưới lọc sơn, vật liệu sơn

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn sơn

+ Dùng cân điện tử cân đúng theo công thức cần pha và tỉ lệ tiêu chuẩn của nhà sản xuất

+ Trộn đều hỗn hợp màu sơn bằng nước, sử dụng lọc sơn khi rót vào súng sơn

- Điều chỉnh màu: Dựa vào bảng hướng dẫn pha màu, lựa chọn thêm nhiều màu cần điều chỉnh và ghi lại số lượng bổ sung (gam) của từng mã màu Sau đó phun ra thẻ thử, sấy khô và so sánh với xe với các góc nhìn: 15 độ, 45 độ, 90 độ ở điều kiện đủ ánh sáng

Hình 3.23 Lựa chọn màu sơn phù hợp với màu của xe

Bước 17: Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn màu

- Che chắn các khu vực không sửa chữa và ngăn chặn bụi sơn bay vào xe

- Đảm bảo cho bề mặt được sạch và phát hiện các lỗi trước khi sơn màu

Dụng cụ và thiết bị: Súng khí, bình xịt xăng lau, xe để giấy che chắn

Vật liệu: Xăng lau, giẻ lau, giấy hoặc nilon chống dung môi

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn sơn

- Ngoài buồng sơn: Dùng súng khí và giẻ thổi sạch bề mặt chi tiết, giá treo, xe => Xịt đều xăng lau và dùng giẻ sạch lau toàn bộ trên bề mặt khu vực được sơn => sử dụng băng dính, nilon hoặc giấy che chắn toàn bộ khu vực không được sơn đến ( lật ngược mí đối với khu vực sơn dặm vá )

- Trong buồng sơn: Dùng súng sớn thổi gió kết hợp với giẻ lau đều trên bề mặt chi tiết sẽ phun sơn đến ( tránh để lại vết giẻ dính do lau mạnh tay )

Hình 3.24 Xe đã được che chắn ở những chỗ không sơn màu

Bước 18: Điều chỉnh súng và phun màu sơn

- Đảm bảo không xảy ra lỗi liên quan đến súng sơn trong quá trình phun sơn

- Đảm bảo giống màu với khu vực liền kề của chi tiết được sơn

Dụng cụ và thiết bị: Súng sơn màu, đồng hồ đo áp lực khí

Vật liệu: Hỗn hợp sơn màu, giẻ dính bụi, giấy thử

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn

+ Lựa chọn đúng loại súng sơn màu

+ Phun sơn lên giấy thử để kiểm tra vệt sơn

+ Độc chồng lớp sơn từ 50% - 70%, chờ khô bề mặt trước khi sơn lượt tiếp theo + Lượt 1: Sơn phủ toàn bộ khu vực sơn lót

+ Từ lượt 2 ~ 3: Sơn toàn bộ cho đến khi đạt được độ che phủ tốt

+ Lượt cuối: Rải nhẹ 1 lớp sơn đồng đều trên bề mặt có lượng sơn phủ 50% so với một lượt bắn sơn thông thường

+ Dùng giẻ dính sạch để lau bụi giữa các lượt sơn khi bề mặt đã khô, tránh để lại vệt do lau quá mạnh tay

Hình 3.25 Kỹ thuật viên đang sơn màu cho xe

Bước 19: Điều chỉnh súng và phun sơn bóng

- Đảm bảo không xảy ra lỗi liên quan đến súng sơn trong quá trình phun sơn

- Tạo độ bóng, bảo vệ và làm đẹp cho lớp sơn màu

Dụng cụ và thiết bị: Súng sơn bóng, đồng hồ đó áp lực khí

Vật liệu: Sơn bóng, giẻ dính bụi, giấy thử

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn sơn

- Điều chỉnh: Lựa chọn đúng loại súng sơn bóng, phun sơn bóng lên giấy thử để kiểm tra vệt sơn

+ Độ chồng lớp sơn bóng từ 50% - 70%, chò cách lớp theo sản phẩm

+ Lượt 1: Phun 1 lớp sơn bóng đồng đều trên bề mặt có lượng che phủ 70% - 80% so với một lượt phun sơn bóng thông thường

+ Lượt 2: Phun sơn bóng toàn bộ bề mặt cho đến khi đạt độ bóng

+ Phun dung môi phá mí nếu sơn dặm vá

Hình 3.26 Kỹ thuật viên đang phun sơn bóng

Bước 20: Sấy khô và sửa lỗi bề mặt sơn bóng

Mục đích: Đảm bộ chất lượng sơn, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa

Dụng cụ và thiết bị: Buồng sơn, thiết bị sấy, máy quỹ đạo, cục mài

Vật liệu: Giấy nhám P1000 – P2000, băng dính giấy

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Sấy khô: Duy trì nhiệt độ sấy bề mặt ~ 60 độ C, thời gian sấy 30 phút Đảm bảo bề mặt dầu bóng đủ cứng

- Sửa lỗi bề mặt sơn bóng:

+ Kiểm tra và dùng băng dính giấy đánh dấu lại các vị trí lỗi trên bề mặt sơn bóng + Dùng cục mài kết hợp với giấy nhám nước lấy các vết sạn trên bề mặt sơn bóng

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BỀ MẶT SƠN

Dụng cụ và thiết bị

Công dụng: Dùng để hút bụi và cát đất bên trong xe

Hình 4.2 Đất sét vệ sinh thân vỏ

Công dụng: Dùng để tẩy các bụi sơn và các vết bẩn bám cứng trên vỏ xe

Công dụng: Tác động lực trực tiếp lên kính xe để tẩy ố kính cho xe

Hình 4.4 Dung dịch để đánh bóng

Công dụng: Xịt lên thân vỏ xe và kết hợp để đánh bóng cho xe

Công dụng: Dùng nguồn điện trực tiếp để đánh bóng cho xe nhờ đầu nệm gắn vào máy đánh bóng

4.1.5 Bộ dụng cụ phủ ceramic

Hình 4.6 Bộ dụng cụ phủ ceramic cho xe

Công dụng: Phủ một lớp ceramic và bảo vệ lớp sơn của xe.

Quy trình vệ sinh nội, ngoại thất, tẩy ố kính

- Giúp cho bên trong buồng xe được sạch sẽ nhờ việc vệ sinh bằng máy hút bụi

- Đảm bảo toàn bộ các ghế ngồi cũng như các khu vực bên trong xe được sạch sẽ trước khi giao xe cho khách hàng

Dụng cụ và thiết bị: Máy hút bụi, súng xịt khí, giẻ lau

Bảo hộ: Bảo hộ an toàn thông thường

- Trước tiên kỹ thuật viên sẽ dùng máy hút bụi hút toàn bộ các bụi còn trong xe

- Kỹ thuật viên sẽ dùng súng xịt khí xịt vào từng khe nhỏ của nội thất để thổi bay bụi còn bám vào các kẽ nhỏ mà không thể dùng giẻ lau

Hình 4.7 Kỹ thuật viên đang dùng súng khí để vệ sinh

Mục đích: Nhằm loại bỏ các vết bụi sơn còn bám trên thân vỏ xe mà phương pháp rửa xe thông thường không thể rửa trôi được

Dụng cụ và thiết bị: Đất sét, giẻ lau

- Kỹ thuật viên tìm đến những khu vực còn bám bụi sơn để tiến hành lau bằng đất sét

- Dùng đất sét chuyên vệ sinh ô tô chà với lực nhẹ vào những chỗ còn bám bụi sơn

Hình 4.8 Kỹ thuật viên đang dùng đất sét vệ sinh thân vỏ

Mục đích: Loại bỏ các vết ố bám trên kính xe trong quá trình sử dụng lâu dài Không chỉ tẩy ố và làm sạch kính mà còn nâng cao sự an toàn, mang lại tầm nhìn rõ hơn khi tham gia giao thông

Dụng cụ và thiết bị: Máy quỹ đạo, giẻ lau

Vật liệu: Dung dịch tẩy ố kính chuyên dụng

- Kỹ thuật viên dùng dung dịch tẩy ố kính xịt vào khu vực cần tẩy ố

- Chuẩn bị lựa chọn loại máy phù hợp và miếng đệm

- Dùng máy quỹ đạo có gắn nệm mút chà xung quanh khu vực kính bị ố

- Chà với lực nhẹ tay và đi theo đường quỹ đạo

- Khi xong quá trình tẩy ố thì sẽ dùng giẻ khô lau sạch toàn bộ khu vực kính đã tẩy ố

- Có thể phủ ceramic hoặc các dung dịch nano khác lên kính nếu cần

Hình 4.9 Kỹ thuật viên đang tẩy ố kính

Quy trình đánh bóng

Sau khi xe đã được vệ sinh nội thất, ngoại thất để loại bỏ các vết bẩn và bụi sơn còn bám trên thân vỏ thì sẽ được các anh kỹ thuật viên thực hiện đánh bóng cho xe Mục đích:

- Quy trình đánh bóng tại Honda là bước quan trọng để bảo dưỡng các mẫu xe

- Đánh bóng được thực hiện để tạo ra bề mặt sơn mịn màng, sáng bóng và đẹp mắt Dụng cụ và thiết bị: Máy đánh bóng

Vật liệu: Dung dịch đánh bóng

- Di chuyển xe sau khi đã sửa chữa hoặc sơn đến khu vực đánh bóng

- Quan sát, chọn khu vực mà xe cần đánh bóng

- Dựa vào ánh sáng của đèn được trang bị tại xưởng để quan sát các vết trầy xước trên bề mặt sơn

- Có thể dùng bằng mắt thường để quan sát các vết trầy xoáy và vết trầy mạng nhện trên thân vỏ

- Chuẩn bị dụng cụ và tiến hành bước đánh bóng cho xe

- Kỹ thuật viên sẽ dùng chai dung dịch đánh bóng xịt đều lên khu vực thân vỏ cần đánh bóng

Hình 4.10 Kỹ thuật viên đang xịt dung dịch đánh bóng lên xe

- Tiếp đến sẽ dùng đến máy đánh bóng, trên máy có từng mức độ vòng tua đánh bóng khác nhau nên kỹ thuật viên sẽ đánh từ vòng tua thấp đến vòng tua cao

- Sử dụng máy đánh bóng để đánh bóng lần một, bước này thực hiện đánh bóng ở tốc độ trung bình và chọn mức lực nhẹ nhất nhằm loại bỏ các vết trầy mạng nhện, vết trầy xoáy và vết nhám trên xe

- Khi đánh bóng phải chú ý đến lượng dung dịch để tiếp tục trên bề mặt để tiếp tục xịt thêm khi cần thiết

- Tiếp tục sử dụng máy đánh qua mức lực cao hơn để đánh bóng lần hai Khi lớp sơn đã chuyển sáng hơn, kỹ thuật viên sẽ di chuyển sang khi vực khác để tránh lớp sơn sáng không đều

Hình 4.11 Kỹ thuật viên đang đánh bóng cho xe

- Sau khi xe đã hoàn thành đánh bóng thì kỹ thuật viên sẽ dùng giẻ lau sạch lau toàn bộ bề mặt vỏ xe hoặc rửa xe để loại bỏ các bụi đánh bóng bám trên xe.

Quy trình phủ ceramic

Xe sau khi đã hoàn thành quy trình đánh bóng thì phủ ceramic là bước bảo dưỡng tiếp theo cho bề mặt sơn của xe

- Việc phủ ceramic cho xe là một trong những phương pháp làm đẹp và bảo vệ xe phổ biến trên thế giới Dưới đây là tác dụng của việc phủ bóng xe ceramic đối với ô tô: + Chống tia UV và các tác nhân ăn mòn

+ Hạn chế trầy xước bề mặt

+ Tạo độ bóng bề mặt, chống đọng nước và bám bẩn

+ Giảm độ chói cho kính lái ô tô

Dụng cụ và thiết bị: Bộ dụng cụ phủ ceramic

- Kỹ thuật viên sẽ chiết dung dịch vừa đủ vào khăn đã quấn quanh miếng nệm

Hình 4.12 Chiết dung dịch vào khăn

- Dùng lực tay vừa phải chà lên bề mặt thân vỏ, đảm bảo rằng ceramic được phủ đều lên bề mặt thân vỏ

Hình 4.13 Phủ ceramic lên xe

- Sau khi đã phủ xong lớp ceramic thì cần phải sấy khô tùy vào sản phẩm ceramic cụ thể hoặc dùng đèn sấy để quá trình khô sẽ nhanh hơn

Lưu ý: Việc phủ ceramic thường đòi hỏi sự kỹ thuật và chuyên nghiệp.

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w