Quy trình sửa chữa khung vỏ và làm đồng sơn xe toyota innova thiết kế mô hình hệ thống nâng hạ kính xe ô tô

103 7 0
Quy trình sửa chữa khung vỏ và làm đồng sơn xe toyota innova  thiết kế mô hình hệ thống nâng hạ kính xe ô tô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất. Qua đó em có thể nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện, những đóng góp và vai trò của ngành học cơ khí ô tô. Em tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CƠ KHÍ

-   -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH SỬA CHỮA KHUNG VỎ VÀ LÀM ĐỒNG SƠN XE TOYOTA INNOVA THIẾT KẾ MÔ

HÌNH HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH XE Ô TÔ

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Thắng

Sinh viên thực hiện: Lâm Minh Thông MSSV: 19H1080042 Lớp: CO19CLCA

TP.Hồ Chí Minh,2023

Trang 5

Đề tài “Quy trình sửa chữa khung vỏ và làm đồng sơn xe Toyota Innova Thiết kế mô hình hệ thống nâng hạ kính xe ô tô” là nội dung để em nghiên cứu và chọn lựa làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian học trong ngành Kỹ thuật cơ khí chuyên ngành cơ khí ô tô ở trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh

Để hoàn thành tốt đề tài này thì đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả Thầy Cô bộ môn kỹ thuật ô tô, ngành Cơ khí ô tô đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh Xin cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp dạy bảo em trong quá trình tìm kiếm tài liệu cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thắng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em, cung cấp tài liệu tham khảo cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, em không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc tìm hiểu, tìm dữ liệu cho đề tài này Cũng may mắn được mấy anh kỹ thuật viên xưởng đồng sơn nơi em thực tập đã giúp đỡ, hướng dẫn cho em hiểu hơn về các quy trình sửa chữa để có thể làm bài trọn vẹn nhất Qua đó cũng cảm ơn các anh rất nhiều vì sự góp sức lớn này

Dù em đã hoàn thành xong bài luận văn tốt nghiệp nhưng cũng không thể tránh được những sai sót không đáng có về mặt kiến thức Em mong nhận được sự ưu ái cũng như những lời góp ý từ các thầy để em lấy đó làm kinh nghiệm cho quá trình đi làm sau này Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 2023 Sinh viên thực hiện

Thông Lâm Minh Thông

Trang 6

Hiện nay đất nước ta đang ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng không ngừng được mở rộng, các công trình xây dựng ngày càng nhiều và đầu tư với quy mô lớn Vì vậy quá trình sử phương tiện giao thông đặc biệt là ô tô để đi lại cũng tăng cao Trong quá trình sử dụng xe để di chuyển hằng ngày thì khó có thể tránh khỏi tình trạng trầy xước, móp méo vì những va chạm không đáng có, cũng như chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài làm bong tróc lớp sơn Để có thể lấy lại được vẻ đẹp như ban đầu cho xe thì đồng sơn ô tô là kỹ thuật phục hồi hiệu quả những khuyết điểm ở phần khung vỏ xe ô tô mà được nhiều người dùng lựa chọn Vì vậy, bài luận văn này sẽ tập chung nói về các “Quy trình sửa chữa khung vỏ và làm đồng sơn xe TOYOTA INNOVA Thiết kế mô hình hệ thống nâng hạ kính xe ô tô” Với đề tài này thì nội dung bài luận văn được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về khung, vỏ xe ô tô và quy trình sửa chữa khung vỏ xe Chỉ ra

các ảnh hưởng của va chạm dẫn đến trầy xước xe Đồng thời đưa ra các giải pháp sửa chữa vỏ xe, các thao tác nắn khung xe và các phương tiện bảo hộ an toàn, dụng cụ thiết bị dùng để sửa chữa khung vỏ xe

Chương 2: Khái quát về làm đồng xe, các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để phục vụ

cho việc làm đồng ô tô Đồng thời đưa ra phương pháp làm đồng và quy trình thực hiện phù hợp với tình trạng của xe Chi phí làm đồng phù hợp với tình trạng xe

Chương 3: Chuyên sâu về quy trình sơn xe, khái quát về màu sơn xe Hiểu được tầm

quan trọng của việc pha màu và dụng cụ pha màu Biết được quy trình sơn màu xe, lưu ý sau khi sơn xe ô tô và cách bảo dưỡng xe Chi phí sơn xe ô tô phù hợp với nhu cầu và tình trạng xe

Chương 4: Cắt bổ hệ thống nâng hạ kính ô tô để thấy cấu tạo , nguyên lý hoạt động bên

trong Từ đó hiểu rõ hơn về việc bảo dưỡng sửa chữa các hệ thống trên

Trang 7

CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SỬA CHỮA KHUNG VỎ XE 1

1.1 Tổng quan về khung, vỏ xe: 1

1.1.1 Khái quát về khung xe: 1

1.1.2 Khái quát về vỏ xe: 5

1.2 Các ảnh hưởng của va chạm: 13

1.2.1 Lực va đập và hư hỏng: 14

1.2.2 Sự hấp thụ va đập : 17

1.3 Các phương pháp sửa chữa vỏ xe : 19

1.3.1 Phân loại hư hỏng : 19

1.3.2 Yêu cầu của các phương pháp sửa chữa : 20

1.4 Dụng cụ chuyên dùng, phương tiện bảo hộ và vật liệu an toàn : 20

1.4.1 Phương tiện bảo hộ và vật liệu an toàn : 20

1.4.2 Các dụng cụ, thiết bị dùng để sửa chữa thân xe: 24

1.5 Quy trình sửa chữa thân vỏ xe: 29

1.5.1 Đánh giá mức độ hư hỏng: 29

1.5.2 Tháo tấm cách âm khỏi bề mặt bên trong: 31

1.5.3 Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay: 31

1.5.4 Mài bỏ lớp sơn cũ khỏi bề mặt làm việc: 35

1.5.5 Sửa chữa vỏ xe bằng máy hàn vòng đệm: 36

1.5.6 Sửa chữa bằng xử lý nhiệt vỏ xe: 40

1.5.7 Xử lý chống gỉ bề mặt bên trong: 44

1.6 Kéo nắn thân, khung xe: 44

1.6.1 Hình dung mức độ hư hỏng và thao tác sửa chữa: 45

1.6.2 Cố định và đỡ thân xe: 46

1.6.3 Kẹp: 47

Trang 8

1.7 Các thao tác nắn khung xe: 48

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SƠN XE 69

3.1 Tổng quan về màu sơn xe: 69

3.1.1 Mục đích của pha màu sơn: 69

3.1.2 Hiểu biết về pha màu : 70

3.1.3 Các loại màu: 71

3.2 Các dụng cụ pha màu: 74

3.3 Quy trình sơn xe ô tô: 78

3.4 Chi phí và lưu ý sau khi sơn xe ô tô: 83

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH XE 85

Trang 9

KẾT LUẬN 89TƯ LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 10

Hình.1.1 Khung xe con (dưới 9 chỗ) 2

Hình 1.11 Các bộ phận lắp bên ngoài xe ô tô 9

Hình 1.12 Bộ phận lắp bên trong xe ô tô 10

Hình 1.13 Cơ cấu khoá cửa 12

Hình 1.14 Cơ cấu nâg hạ kính 12

Hình 1.15 Cản phía trước của xe 13

Hình 1.16 Sự hấp thụ và phân tán lực va chạm 17

Hình 1.17 Sơ đồ phân loại mức độ hư hỏng vỏ xe 19

Hình 1.18 Đánh giá hư hỏng của vỏ xe bằng mắt 29

Hình 1.19 Đánh giá hư hỏng của vỏ xe bằng tay 30

Hình 1.20.Đánh giá hư hỏng của vỏ xe bằng thước thẳng 30

Hình 1.21 Kỹ thuật cầm búa 31

Hình 1.22 Kỹ thuật cầm đe tay 31

Hình 1.23 Kỹ thuật chuyển động lắc khi gõ búa 32

Hình 1.24 Kỹ thuật chuyển động gõ búa 32

Hình 1.25 Các vết búa trên bề mặt tấm khi gõ búa 33

Hình 1.26 Kỹ thuật gõ búa ngoài đe tay 33

Hình 1.27 Kỹ thuật gõ búa ngoài đe tay cho điểm lồi cao 34

Hình 1.28 Kỹ thuật gõ búa trên đe 35

Hình 1.29 Kỹ thuật mài bỏ lớp sơn cũ 35

Trang 11

Hình 1.43 Kỹ thuật xử lý nhiệt theo điểm 42

Hình 1.44.Kỹ thuật xử lý nhiệt liên tục 43

Hình 1.45 Kiểm tra độ cứng bằng tay 43

Hình 3.8: Đũa khuấy sơn 75

Hình 3.9: Máy khuấy sơn 75

Hình 3.10: Cân pha màu 76

Hình 3.11: Công thức màu và tấm thử 76

Hình 3.12: Lò sấy 77

Hình 3.13: Đèn dùng để pha màu 77

Trang 12

Hình 3.15: Thẻ màu xe 79

Hình 3.16: Pha sơn bằng máy 80

Hình 3.17: Phun màu sơn lên xe 81

Hình 3.18: Phun sơn bóng 82

Hình 3.19: Đánh bóng xe 83

Hình 4.1 Phía ngoài mô hình nâng hạ kính xe 86

Hình 4.2 Bên trong cấu tạo mô hình nâng hạ kính xe 86

Hình 4.3 Hệ thống nâng hạ kính xe bằng motor điện 87

Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống nâng hạ kính trên ô tô (Nguồn: Sưu tầm) 88

Trang 13

Bảng 1.1 Yêu cầu của các phương pháp sửa chữa 20

Trang 14

CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SỬA CHỮA KHUNG VỎ XE

1.1 Tổng quan về khung, vỏ xe: 1.1.1 Khái quát về khung xe:

- Khung xe là bộ phận chịu tải trọng của vỏ xe, người và hàng trên xe Do đó nó phải có đồ bền chịu được tải trọng động và rung lắc từ mặt đường truyền lên khi xe chuyển động Là giá đỡ để gá lắp các bộ phận, các hệ thống của ô tô

- Yêu cầu đối với khung xe:

+ Đảm bảo độ cứng hợp lý để chịu tải trọng và biến dạng để có thể tăng khả năng bám của bánh xe

+ Có khả năng định vị vững chắc các cụm tổng thành của ô tô đáp ứng khả năng chịu tải trọng động khi chuyển động

+ Đảm bảo khả năng chịu ứng suất tổng hợp trong thời gian dài mà không gây nứt gãy

+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, bảo dưỡng

- Cấu tạo của bộ phận khung xe:

+ Khung: là bộ phận xương cốt cơ bản cấu thành nên ô tô, trên đó lắp các hệ thống như động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo…Kết cấu khung được hình thành trên cơ sở các dầm dọc chịu uốn có tiết diện lớn liên kết với nhau bằng các dầm ngang tạo nên cấu trúc dạng khung chịu tải trọng của trọng lượng ô tô

+ Dầm dọc là khung thép định hình hở, được dập từ thép tấm có chiều dày từ 4mm đến 6mm, trên đó khoan các lỗ để tán đinh với các dầm ngang và để lắp ghép các cụm, các hệ thống của ô tô

+ Dầm ngang cũng là những khung thép định hình được dập từ thép tấm có chiều dày từ 4mm đến 6mm, trên đó cũng khoan các lỗ để tán đinh với các dầm dọc Dầm dọc và dầm ngang được liên kết với nhau bằng phương pháp tán đinh (tán nóng)

Trang 15

- Kết cấu của khung gầm xe:

Khung xe con, hầu hết có cấu tạo không có khung độc lập, khung và vỏ liền với nhau tạo thành một kết cấu thống nhất

Hình.1.1 Khung xe con (dưới 9 chỗ)

Hình 1.2 Khung xe khách (9 đến 16 chỗ)

Trang 16

Hình 1.3 Khung xe tải và khung xe buýt

Giá treo

Trang 17

Hình 1.5 Khung xe khách (45 chỗ trở lên)

Hình 1.6 Khung xe container

Trang 18

- Các dạng tiết diện dầm và cách kết nối:

1.1.2 Khái quát về vỏ xe:

Vỏ xe có các hình dạng khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng của nó như chở ít người, chở nhiều người, chở hàng… và nó được yêu cầu phải hấp thụ được năng lượng va đập và khoang có người ngồi phải có độ cứng chịu được va đập đó trong trường hợp chẳng may có sự đâm

- Vỏ xe con:

Trang 19

- Vỏ xe chịu tải bao kín:

Vỏ chịu tải bao kín có hình dạng giống vỏ trứng, độ cứng được nâng cao do có kết cấu liền thể, đồng thời áp dụng việc bo tròn các góc cạnh của vỏ cũng nâng cao khả năng chịu lực của vỏ Vỏ chịu tải bao cứng có các đặc trưng sau :

+ Độ cứng chống xoắn và chống uốn cao do cấu tạo liền thể

+ Trọng lượng xe giảm được nhiều do bản thân vỏ xe đã đảm nhận vai trò khung xe

+ Về mặt cấu tạo, có thể hạ thấp sàn xe và làm rộng khoang chứa người Ngược lại với những ưu điểm trên, vỏ chịu tải bao kín còn có các nhược điểm sau :

+ Dễ bị nứt, rách khi có tải trọng tập trung tại một vị trí Gầm xe là nơi có nhiều ngoại lực tác dụng cục bộ nên các chi tiết như sàn xe, khung kín chắn gió, dầm dọc cần phải có cường độ chịu lực đủ lớn Đặc biệt, dưới vỏ cần có kết cấu khung phụ

Hình 1.8 Vỏ xe chịu tải bao kín

Trang 20

+ Dễ truyền rung động từ hệ thống treo, tiếng ồn từ động cơ vào bên trong nên cần phải có giải pháp cách âm, chống rung

+ Trong trường hợp bị hỏng do va chạm, kết cấu trở nên phức tạp và khó sửa chữa

- Kết cấu an toàn của vỏ xe

Vỏ xe có cấu tạo an toàn sao cho có thể hấp thụ hiệu quả năng lượng va chạm và phân tán hiệu quả năng lượng này đến phần xương xe, hạn chế tối đa biến dạng của cabin

+ Cấu tạo hấp thụ năng lượng đâm va chính diện:

Như hình bên dưới, phần đầu xe sẽ hấp thụ trong phạm vi có thể năng lượng đâm va chính diện, phần còn lại không hấp thụ được sẽ phân tán xuống các phần khác của vỏ theo chiều mũi tên để làm giảm năng lượng va đập tác dụng lên vỏ xe theo phương dọc Điều đặc biệt không thể thiếu được trong kết cấu an toàn là phải đảm bảo được cường độ chịu lực của khoang chứa người, do đó các thanh bổ trợ phân tán năng lượng (thanh tăng cứng) được bố trí thích hợp và có cấu tạo làm cho phần trước dễ phá huỷ để hấp thụ hiệu quả năng lượng

Trang 21

+ Cấu tạo hấp thụ năng lượng đâm va ngang:

Như hình bên dưới thể hiện trạng thái khoang cabin khi bị đâm va ngang khác với đâm va chính diện, các phần bị bẹp dập ít hơn nên các thanh tăng cứng được làm to hơn để phân tán hiệu quả năng lượng va chạm theo chiều mũi tên, đồng thời sử dụng các vật liệu hấp thụ va đập ở mặt sau của cửa nhằm bảo vệ không gian chứa người bên trong

Hình 1.9 Va đập chính diện

Trang 22

- Tên gọi các thành phần cơ bản của khung vỏ xe: + Các bộ phận lắp bên ngoài:

Hình 1.10 Đâm va ngang

Trang 23

8: Tựa tay ghế sau giữa 19: Nút khoá cửa

Hình 1.12 Bộ phận lắp bên trong xe ô tô

Trang 24

- Chi tiết chức năng:

+ Nắp capo: là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong

+ Kính chắn gió ô tô: thường sử dụng các loại kính an toàn bao gồm các loại kính: kính ghép, kính cường hoá, kính cường hoá cục bộ

• Kính ghép: có cấu tạo được ghép bởi ít nhất hai tấm kính, giữa chúng là màng nhựa tổng hợp Với cấu tạo như vậy, khi bị vỡ các mảnh vỡ không bị bắn tung ra và vẫn đảm bảo được thị trường quan sát

• Kính cường hoá là kính được xử lý làm lạnh nhanh để tăng độ cứng, nên khi vỡ sẽ tạo thành mảnh vụn nhỏ và giảm bớt nguy hiểm Kính cường hoá có độ cứng gấp 4-5 lần kính thông thường ở áp suất thường và chịu được va đập do viên bi rơi tạo ra gấp 6-9

• Kính cường hoá cục bộ là kính được xử lý để các mảnh vỡ của phần thị trường quan sát to hơn đảm bảo thị trường quan sát cho người lái xe trong trường hợp kính bị vỡ

+ Cơ cấu khoá cửa là cơ cấu giữ cửa cố định một cách chắc chắn bằng cách cài khoá cửa với càng gài khoá cố định trên vỏ xe, nó đóng mở được nhờ tay cửa và chốt khoá

Những năm gần đây, để đảm bảo an toàn cho người trong xe và nâng cao tính thuận tiện đóng mở cửa, đã có các cơ cấu khoá cửa với tính năng tự động chốt khoá tất

Trang 25

+ Cơ cấu nâng hạ kính:

+ Cản xe: là chi tiết bảo vệ lắp ở nơi xa nhất ở đầu xe và nơi xa nhất ở đuôi xe nhằm mục đích giảm nhẹ những tổn hại cho vỏ xe khi có va chạm nhỏ

Hình 1.13 Cơ cấu khoá cửa

Hình 1.14 Cơ cấu nâg hạ kính

Trang 26

Những năm gần đây, đã có các cản sử dụng vật liệu hấp thụ năng lượng va đập nâng cao tính an toàn cho xe, có các cản có hình dạng tạo sự liền khối với vỏ xe hay các cản có tính đến đặc tính khí cản động học Theo vật liệu có cản bằng nhựa và cản bằng thép, các cản bằng nhựa gần đây cũng được tái chế

1.2 Các ảnh hưởng của va chạm:

Thân xe được thiết kế để chịu các rung động trong điều kiện lái xe bình thường và đảm bảo an toàn cho hành khách trong trường hợp bị va chạm Những tính toán đặc biệt được áp dụng trong thiết kế thân xe để sao cho nó có thể biến dạng và hấp thụ tối đa năng lượng khi va chạm, đồng thời giảm tối thiểu các ảnh hưởng tới hành khách Với mục đích này, thân xe trước và sau được chế tạo dễ biến dạng tạo nên một kết cấu hấp thụ năng lượng chấn động, đồng thời phải đảm bảo đủ bền để bảo vệ khoang hành khách Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu về sự lan truyền của lực va chạm đến từng chi tiết của thân xe khi nó bị va chạm

Thông thường các thành phần của lực bao gồm: hướng, độ lớn của lực và điểm đặt lực Trong trường hợp va chạm phức tạp, nếu không biết được số va chạm và thứ tự của chúng thì ta có thể bỏ qua các hư hỏng không nhìn thấy

Hình 1.15 Cản phía trước của xe

Trang 27

1.2.1 Lực va đập và hư hỏng: 1.2.1.1 Hướng của lực va đập:

Hướng của lực chấn động (lực tác dụng) khi có va chạm tạo thành một góc nhất định so với thân xe Lực tác động này được chia làm 3 thành phần: lực tác dụng theo phương thẳng đứng, theo phương dọc và phương ngang Nếu một lực có độ lớn A’ – A tác dụng vào điểm A trên tai xe trước bên phải tạo một góc  so với phương thẳng đứng, lực A – A’ được chia thành lực thành phần A – B theo phương thẳng đứng và lực A – C theo phương ngang như hình vẽ

Nếu lực tác dụng tạo một góc  với phương ngang tại điểm A như hình vẽ, nếu có thể chia thành lực thành phần A – C theo hướng dọc và lực A – E theo hướng ngang Do đó có ba lực tác dụng lên xe từ lực A’ – A, đó là A – B đẩy tai xe xuống, A – E đẩy tai xe trước về phía nắp capo và A – C đẩy tai xe trước về phía sau

Đồng thời khi xe bị va chạm, nếu hướng của lực va đập lệch so với trọng tâm của xe, xe sẽ quay và tạo ra một mômen xoay và sẽ hư hỏng sẽ tương đối nhẹ Nếu lực va đập tác dụng hướng vào trọng tâm của xe, sẽ không tạo ra mômen xoay và xe hấp thụ va đập làm hư hỏng nặng hơn Thậm chí với lực va đập như nhau, mức độ hư hỏng có thể khác nhau tuỳ theo hướng chuyển động và điểm đặt lực va đập

Trang 28

1.2.1.2 Lực va đập và vùng va đập:

Hư hỏng của hai chiếc xe có cùng khối lượng và tốc độ sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vật mà nó đâm phải, ví dụ như cột đèn hay bức tường Nó có thể được biểu diễn

Nếu va đập được trải đều trên một vùng rộng, hư hỏng sẽ giảm xuống Ngược lại, diện tích vùng va đập nhỏ hơn mức độ hư hỏng sẽ lớn hơn Trong hình vẽ bên, ba đờ sốc trước (thanh cản), nắp capo, nắp két nước,… bị biến dạng nhiều hơn Động cơ bị dẩy về phía sau và ảnh hưởng của va chạm đến tận hệ thống treo sau

Trang 29

1.2.1.3 Các loại hư hỏng :

Khi xe va chạm vào một chướng ngại vật, nó tạo ra một lực giảm tốc lớn và sẽ làm xe dừng lại trong vòng vài chục hay vài trăm mili giây Lúc này, hành khách và đồ vật trong xe vẫn tiếp tục chuyển động với tốc độ của xe trước khi va chạm Kết quả là hành khách sẽ bị va đập vào bảng táp lô, vành tai lái và các bộ phận bên trong khác đang chịu tác dụng bởi lực giảm tốc lớn

- Hư hỏng chính : Va đập giữa xe và chướng ngại vật được gọi là va đập chính và bất cứ hư hỏng nào sinh ra do va đập này được gọi là hư hỏng chính

- Hư hỏng trực tiếp : Hư hỏng được tạo ra bởi chướng ngại vật (lực bên ngoài) được gọi là hư hỏng trực tiếp

- Hư hỏng lan truyền : Hư hỏng được tạo ra khi có sự lan truyền của năng lượng va đập gọi là hư hỏng lan truyền

- Hư hỏng kéo theo : Hư hỏng gây ra cho các bộ phận khác chịu lực kéo hoặc đẩy hay là kết quả của hư hỏng trực tiếp lan truyền được gọi là hư hỏng kéo theo

- Hư hỏng phụ : Va đập gây ra do quán tính và xảy ra bên trong xe được gọi là va đập phụ và hư hỏng này được gọi là hư hỏng phụ (hay quán tính)

Trang 30

1.2.2 Sự hấp thụ va đập :

1.2.2.1 Kết cấu hấp thụ va đập (CIAS) :

Chức năng chính của CIAS là hấp thụ một cách có hiệu quả lực va đập trên toàn bộ khung xe ngoài phần thân xe dễ bị bẹp phía trước và sau trong trường hợp bị va đập, kết cấu này giữ cho khoang hành khách bị biến dạng ít nhất

1.2.2.2 Vùng hấp thụ va đập :

Các vùng hấp thụ va đập được áp dụng rộng rãi trong phần trước và sau của thân xe nhằm bảo vệ hành khách tốt hơn

- Phần thân xe trước :

Do tần suất xảy ra va chạm tương đối cao ở phần thân xe, vì thế ngoài các dầm dọc phía trước thì thanh gia cố tai xe trong bên trên và các tấm ngăn phía trên ở hai bên được tạo ra các vùng tập trung ứng suất để hấp thụ năng lượng va đập

Hình 1.16 Sự hấp thụ và phân tán lực va chạm

Trang 31

- Phần thân xe sau :

Do sự kết hợp phức tạp của các tấm tai xe sau, sàn xe sau và các dầm được hàn bấm vào nhau Các vùng hấp thụ va đập tương đối khó nhìn thấy ở các phần phía sau của thân xe, mặc dù tiêu chuẩn áp dụng hấp thụ va đập là như nhau Tuỳ theo vị trí nắp bình xăng, vùng hấp thụ va đập của các dầm dọc sàn xe sau thay đồi sao cho nó có thể hấp thụ năng lượng va đập mà không làm hỏng bình xăng

Trang 32

1.3 Các phương pháp sửa chữa vỏ xe : 1.3.1 Phân loại hư hỏng :

Xe bị va chạm có thể chia thành hai loại tuỳ theo mức độ của hư hỏng : ‘‘Hư hỏng nặng’’ và ‘‘Hư hỏng nhẹ’’

+ Hư hỏng nặng là loại hư hỏng mà phải sửa chữa dầm của khung xe

+ Hư hỏng nhẹ là loại hư hỏng mà cần phải sửa chữa hay thay thế các tấm vỏ

Trang 33

Các phương pháp sửa chữa vỏ xe có thể chia thành 3 loại sau : + Phương pháp dùng búa và đe tay

- Phần vòm bánh xe của tai sau - Cửa trước và sau

- Sườn xe dưới

- Trụ đỡ trước, sau và giữa - Tấm ốp trần giữa, sau và hai đê quá nhiều

Bảng 0.1 Yêu cầu của các phương pháp sửa chữa

1.4 Dụng cụ chuyên dùng, phương tiện bảo hộ và vật liệu an toàn : 1.4.1 Phương tiện bảo hộ và vật liệu an toàn :

1.4.1.1 Các loại dụng cụ an toàn:

Trang 35

khỏi các hạt matit hay sơn khi mài

Chú ý: Cho dù bạn dùng loại nào, phải chú ý đến giới hạn thời gian định trước

Chọn loại hấp thụ hơi của dung môi hữu cơ khi dùng dung môi hữu cơ

Trang 36

1 Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay

Sửa chữa chi tiết dạng tấm bằng búa và đe tay

Trang 37

2 Mài màng sơn và gỉ, mài matit - Mũ kỹ thuật viên - Kính bảo hộ - Khẩu trang - Đồng phục

- Giày bảo hộ và găng tay

3 Sửa chữa chi tiết dạng tấm

- Giày bảo hộ và găng tay

1.4.2 Các dụng cụ, thiết bị dùng để sửa chữa thân xe: 1.4.2.1 Dụng cụ và thiết bị sửa chữa:

Trang 38

1.4.2.2 Dụng cụ cắt và tháo gỡ:

Bảng 0.4 Dụng cụ và thiết bị sửa chữa

Trang 39

1.4.2.3 Dụng cụ lắp ráp:

Bảng 0.5 Dụng cụ cắt và tháo gỡ

Trang 40

1.4.2.4 Dụng cụ đo:

1.4.2.5 Bộ dụng cụ sửa chữa:

Bảng 0.6 Các dụng cụ lắp ráp

Bảng 0.7 Bộ dụng cụ đo

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan