Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo của Viện cơ khí, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đem lại cho em nhiều kiến thức có ích và bổ trợ trong những năm em học tập tại trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích em, giúp em hoàn thiện bài luận văn đầy đủ và tốt nhất.
TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI - KHU CÔNG NGHIỆP THACO CHU LAI
Giới thiệu chung về KTTM Chu Lai – KCN Thaco Chu Lai
1.1.1 Giới thiệu chung về Thaco a Tổng quát
CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI ( TRUONG HAI GROUP) tiền thân là Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Hình 1 1: Sơ đồ toàn cảnh Trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô – KCN Thaco Chu Lai
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm: THACO AUTO (Ô tô), THACO AGRI (Nông Lâm nghiệp); THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao
- Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới
- Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ
- Chiến lược: THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành có các tập đoàn thành viên hoạt động trong ccasclinhx vực bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa
Hoạt động SXKD của các Tập đoàn thành viên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt chuỗi giá trị theo phương pháp quản trị công nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển đổi số với lộ trình nhanh và phù hợp
Cấu trúc THACO bao gồm: 6 Tập đoàn thành viên là THACO AUTO - điều hành toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh ô tô của THACO; THACO AGRI - điều hành mảng Nông nghiệp; THACO INDUSTRIES - phụ trách lĩnh vực Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ; THADICO - phụ trách lĩnh vực Đầu tư xây dựng; THILOGI - phụ trách lĩnh vực Giao nhận vận chuyển (Logictics); THISO - phụ trách lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ
Hình 1 2: Các lĩnh vực hoạt động của THACO b Quá trình hình thành và phát triển
- 1997: THACO được thành lập tại Đồng Nai, với các chức năng mua bán, sữa chữa xe đã qua sử dụng Năm 1999, THACO tiến hành mở rộng thị trường ra phía Bắc với chi nhánh đầu tiên mở tại Hà Nội
- 2001: Bắt đầu lắp ráp xe tải nhẹ mang thương hiệu KIA-Hàn Quốc
- 2003: Đầu tư vào Khu KTM Chu Lai, Quảng Nam nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và chiến lược SXKD ô tô của THACO nói riêng trong bối cảnh hội nhập khu vực ASEAN vào năm 2018( thuế nhập khẩu ô tô về mực 0%)
- 2012: Đầu tư vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh bất động sản thông qua việc góp vốn vào công ty Đại Quang Minh
- 2018: Chiến lược phát triển trở thành tập đoàn đa ngành trong đó các ngành kinh doanh bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao Trong đó, Ô tô- Cơ khí và Nông nghiệp là hai lĩnh vực chính và ba lĩnh vực hỗ trợ bao gồm: Đầu tư, xây dựng, Logistics, Thương mại-Dịch vụ; Đầu tư Logistics bổ trợ cho SXKD ô tô tại Chu Lai, Quảng Nam; Đầu tư phát triển về cơ khí và sản xuất linh kiện phụ tùng; Đầu tư vào nông nghiệp thông qua Công ty Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai
- 5/2020: Thành lập Công ty TNHH MTV Giao nhận Vận chuyển quốc tế Trường Hải ( THILOGI) để sở hữu 3 công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics, bao gồm: Công ty Cảng, Công ty vận tải Biển và Công ty Vận Tải Đường bộ
- 12/2020: Thành lập THACO AUTO và chuyển các công ty, đơn vị trong linhc vực snar xuất- kinh doanh (phân phối&bán lẻ) ô tô vào THACO AUTO
- 2021: Thực hiện kế hoạch tái cấu trúc công ty thành lập doàn nông nghiệp đa ngành với các ngành nghề mang tính bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao, phát triển bền vững theo xu thế hóa và bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới
- 5/2021: Thành lập công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Quốc tế THISO, đồng thời THISO thành lập Công ty TNHH THISO Retail để kinh doanh siêu thị/đại siêu thị thông qua việc mua lại cơ sở bán lẻ và ký kết hợp đồng nhượng quyền với E-MART Lnc.( Hàn Quốc)
- 11/2021: Thành lập Tổng Công ty Cơ Khí & CNHT(THACO Industries)
- 2022: Năm thứ 2 thực hiện chiến lược “ THACO là tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm : Ô tô, Nông nghiệp Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư- Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thuế hội nhập quốc tế và số hóa” và sứ mệnh: “ Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước” c Thành tựu của công ty và chủ tịch
Xuyên suốt 25 năm hành trình dựng xây và "phát triển cùng đất nước", THACO vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng thể hiện cho những đóng góp thiết thực trong sản xuất kinh doanh, hoạt động cộng đồng và sự nghiệp xây dựng đất nước
- 2007: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
- 2012: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì
- 2012, 2013, 2014: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc
- Từ 2012-2015: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc
- Từ 2012 – 2016: 5 lần đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”
- 2017: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
- Từ 2012 – 2021: 6 lần đạt “Thương Hiệu Quốc Gia”
- 2020: Được Tổng Cục Thuế Tuyên dương Doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
- 2022: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2)
1.1.2 Giới thiệu về văn hóa Thaco a Giá trị cốt lỗi 8T
Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, nâng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị công ty phải kể đến chính là văn hóa THACO
Nhà máy THACO BUS
1.2.1 Tổng quan nhà máy Thaco Bus
Nhà máy Bus Thaco được khởi công xây dựng vào tháng 9/2016 và hoàn thành vào ngày 8/12/2017, với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng; công suất thiết kế 20.000 xe/năm.Với định vị là nhà máy xe khách lớn nhất Đông Nam Á, Nhà máy Bus Thaco được xây dựng với nhận diện hoàn toàn mới và được đầu tư các dây chuyền công nghệ mới, hiện đại Tại buổi lễ khánh thành nhà máy Bus Thaco ngày 8/12/2017, lãnh đạo Trung ương, địa phương, lãnh đạo THACO đã thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành nhà máy Trong chương trình, THACO cũng đã tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm xe bus hoàn toàn mới do THACO tự thiết kế, lắp ráp và sản xuất tại nhà máy Bus Thaco, bao gồm các sản phẩm xe bus và bus cao cấp thương hiệu Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa đạt 60%, sử dụng động cơ Euro 4, có cấu hình và công năng phù hợp với điều kiện giao thông và quy định của Chính phủ về vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và xuất khẩu sang các nước Asean Chuỗi sản phẩm gồm đầy đủ các phân khúc từ xe mini bus đến xe bus nhỏ, bus trung và bus lớn; sử dụng động cơ của Nhật Bản, châu Âu… Nhà máy đã được Bộ Công Thương chứng nhận đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành.
Hình 1 10 Toàn cảnh nhà máy Bus Thaco 1.2.2 Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Thaco Bus
Dây chuyền hàn Mini Bus sử dụng cộng nghệ hàn bấm tiên tiến nhất hiện nay, vận hành bằng các robot tự động mang lại độ chính xác cao
Dây chuyền hàn dòng xe bus lớn ứng dụng hệ thống Monorail giúp việc di chuyển mảng rời body và body hoàn thiện dễ dàng hơn.
+ Công nghệ cắt thép hộp CNC, máy uốn thép hộp 3D
+ Ứng dụng robot hàn trên các Jig khung xương hông và mảng mu
+ Sử dụng 3 Main Jig liên tục, hệ thống kẹp được điều khiển bằng mô tơ servo, chương trình điều khiển PLC
+ Hệ thống Monorail di chuyển các mảng rời body và body ra khỏi Main Jig + Hệ thống conveyor tự động di chuyển body qua các công đoạn sản xuất
+ Đầu tư Robot hàn tại các công đoạn quan trọng và có tính đồng bộ cao
Hình 1 11 Xưởng hàn của nhà máy Thaco Bus
Nhà máy sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện (ED) có thể nhúng toàn bộ thân vỏ xe có chiều dài lên đến 13,7m Công nghệ sơn nhúng tĩnh điện (ED) toàn bộ body; + Hệ thống conveyor tự động di chuyển body qua các công đoạn sản xuất; + Công nghệ sơn phủ bề mặt bằng súng sơn tĩnh điện Dây chuyền sơn body xe bú và xe mini bus sử dụng công nghệ sơn 1K đáp ứng chất lượng màu sơn cao cấp
Hình 1 12 Xưởng sơn nhà máy Thaco Bus
Dây chuyền lắp ráp được thiết kế và lắp đặt với 2 dây chuyền chuyên biệt gồm chuyền lắp ráp xe bus lớn với công suất 8.000 xe/năm và chuyền lắp ráp xe mini bus với công suất 12.000 xe/năm (mini bus) Ngoài ra, dây chuyền lắp ráp cũng được trang bị các cơ cấu tay máy hỗ trợ và sử dụng hệ thống xe tự hành AGV để cung cấp vật tư, linh kiện một cách chính xác theo nhịp sản xuất và theo từng dòng sản phẩm
Hình 1 13 Xưởng lắp ráp của nhà máy Thaco Bus
Có các máy móc và thiết bị sản xuất như:
+ Hệ thống conveyor dây chuyền ráp chassis monocoque;
+ AGV (Automatic Guide Vehicle) ráp cầu trước, cầu sau;
+ Thiết bị chuyên dụng siết bulong cầu, bulong tắc kê;
+ Cơ cấu cấp và ráp bánh xe tự động;
+ Tay máy lắp ráp ghế, giường xe buýt, kính và các chi tiết nội thất
Hình 1 14 Xưởng kiểm định nhà máy Thaco Bus
Tất cả các sản phẩm xe trước khi xuất xưởng được kiểm tra nghiêm ngặt về góc đánh lái, phanh xe,… Và được kiểm tra trên đường thử có chiều dai 2,4 km Riêng đối với các dòng xe thương hiệu Quốc tế IVECO, được kiểm tra thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng được kết nối thông tin trực tuyến với IVECO tại Ý, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
Nhà máy Bus Thaco sản xuất và lắp ráp các sản phẩm chính bao gồm: xe ghế ngồi, giường nằm, xe chuyên dụng và xe mini bus
+ Xe ghế ngồi: xe NEW BLUESKY: Ghế ngồi 47 chỗ, xe EVERGREEN 87S: Ghế ngồi 29 và 34 chỗ, …
+ Xe giường nằm: xe NEW MOBIHOME LUXURY: Giường nằm 36 chỗ, xe NEW MOBIHOME PREMIUM: Giường nằm 24 chỗ
+ Xe mini bus: xe IVECO DAILY: Ghế ngồi 16 chỗ, xe IVECO DAILY PLUS: ghế ngồi 16 và 19 chỗ,
+ Xe chuyên dụng: xe SIGHTSEEING 120SS: XE 48 chỗ, xe IVECO DAILY-
XE CỨU THƯƠNG: xe 8 chỗ.
QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT, NGOẠI THẤT XE BUS
Tổng quan về xe TB87S-29L và quy trình kiểm soát chất lượng lắp ráp
2.1.1 Tổng quan về xe TB87S-29L
EVERGREEN 87S dòng sản phẩm xe Bus cao cấp thế hệ mới được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất lắp ráp với nhận diện hoàn toàn mới, không gian nội thất sang trọng, trang bị nhiều tính năng an toàn, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng
Thông số kĩ thuật xe TB87S-29L
Kích thước tổng thể (DxRxC) mm 8.730 x 2.325 x 3.100
Chiều dài cơ sở mm 4.260
Vết bánh xe trước/sau mm 1.997 / 1.738
Thaco TB87S thế hệ mới được nguyên cứu và phát triển dựa trên những nguyên cứu trải nghiệm thực tế để đáp ứng xu thế hiện nay với kích thước tổng thể(DxRxC) 8.730 x 2.325 x 3.100mm, giúp không gian nội thất trể nên rộng rãi hơn, mang đến cảm giác thoải mái cho hành khách tronng suốt quá trình di chuyển
Bảng 2 2 Khối lượng, động cơ, truyền động
Khối lượng bản thân kg 7.845
Khối lượng toàn bộ kg 9.960
Số chỗ ngồi 29 (28 ghế khách + 1 ghế lái) Động cơ
Tên động cơ Weichai -WP4.6NQ220E40
Loại động cơ Diesel, 4 kỳ, 4 xy lanh thẳng hàng, làm mát khí nạp, tăng áp khí nạp, làm mát động cơ bằng nước Tiêu chuẩn khí thải Euro IV
Dung tích xi lanh cc 4.580
Công suất cực đại/ tốc độ quay Ps/(vòng/phút) 220/2.300
Mô men xoắn/ tốc độ quay Nm/(vòng/phút) 800/1.200 – 1.800
1 đĩa ma sát khô, dẫn động thủy lực, trợ lực khí nén
Hộp số Cơ khí số sàn, 6 số tiến 1 số lùi Số sàn 6 cấp Fast
Tỷ số truyền Ih1 = 6,4; ih2 = 3,71; ih3 = 2,22; ih4 = 1,37; ih5 = 1; ih6 = 0,73; iR = 5,84
Thaco TB87S sử dụng khối động cơ WEICHAI WP4.6 kết hợp với hộp số Fast với
6 số tiến và 1 số lùi, được nguyên cứu đồng bộ tỷ số truyền với đường đặc tính động cơ, tối ưu hiệu suất truêỳn động, giúp xe vận hành mạnh mẽ
Bảng 2 3 Hệ thống phanh và hệ thống treo
Hệ thống phanh Phanh chính Trước đĩa/sau tang trống phanh khí nén,
2 dòng độc lập Phanh dừng Loại tang trống, khí nén+ lò xo tích năng, tác động lên các bánh xe sau Phanh hỗ trợ Phanh điện từ, hệ thống ABS, hệ thống ASR
Trước Treo phụ thuộc, 02 bầu hơi, 02 giảm chấn thủy lực, thanh cân bằng Sau Treo phụ thuộc, 04 bầu hơi, 04 giảm chấn thủy lực, thanh cân bằng
Hệ thống phanh đáp ứng mọi địa hình, êm ái và ổn định Hệ thống treo 6 bầu hơi dombetter có xuất sứ từ Ba Lan, 4 giảm chấn, hệ thống thanh cân bằng, thanh ổn định đến từ thương hiệu Koman Giúp xe vận hành êm ái trong mọi điều kiện vận hành
Bảng 2 4 Thông số lốp, đặc tính xe, cầu trước, cầu sau, hệ thống điện
Trước/ Sau 245/70R19.5 (Mâm nhôm ALCOA 6.75 x
Tốc độ tối đa 109 (km/h)
Khối lượng cho phép tác dụng 4.200
Khối lượng cho phép tác dụng 7.500
Hệ thống điện Điện áp chung 24 V
Thông số máy phát 2 máy phát 28V - 120A
Mâm xe hợp kim nhôm tạo vẻ ngoài sang trọng, thời gian sử dụng lâu dài Lốp
Michelin cho khả năng vận hành an toàn, bền bỉ Sử dụng lốp mới, lớn hơn so với phiên bản TB85S(245/70R19.5) giúp bám đường tốt hơn, chịu tải trọng cao hơn
Hình 2 1 Không gian nội thất
Nội thất sang trọng, tinh tế đến từng chi tiết, nội thât xe TB87S được nguyên cứu và thiết kế tối ưu bên trong Ghế ngồi được nguyên cứu thiết kế tối ưu không gian bên trong Ghế ngồi được nguyên cứu, thiết kế phù hợp với trắc địa người Á Đông mang lại trải nguyệm thoải mái cho hành khách trong suốt chuyến đi Khoảng góc ngã lưng ghế lên đến 107 độ đến 135 độ giúp hành khách dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn Hàng ghế cuối được thiết kế mới, tối ưu chiều cao, trang bị các cửa gió điều hòa với khả năng điều chỉnh linh hoạt có rèm cửa tiện lợi
Layout ghê ngồi bố trí thuận lợi, khoảng cách giữa các hàng ghế là 920cm tạo cảm giác thoải mái tối đa cho hành khách Ghế ngồi được thiết kế mới, dây đai an toàn và các tiện ích: sạc USB, khay để ly,…
Hệ thống âm thanh được lắp 4 loa nghe nhạc kèm 4 loa SUB với công nghệ xử lý âm thanh độc quyền Đèn chiếu sáng được thiết kế tính năng sáng/tắt chậm Khoang hành lý với kích thước vượt trội, chia thành 4 khoang với tổng thể tích 2,89 m vuông giúp tăng diện tích chứa hành lý
Hình 2 2 Không gian khoang lái
Khoang lái hiện đại, tích hợp hệ thống điều khiển và giải trí Khoang lái sở hữu thiết kế hoàn toàn mới với vị trí cần số, cụm công tắc được bố trí khoa học, phù hợp thao tác Ghế tài xế chỉnh hơi 8 hướng, 4 vị trí điều chỉnh đệm lựng giúp tài xế thoải mái điều khiển xe Đồng hồ taplo mang kiểu dáng thể thao, kết hợp với màn hình LCD 7 inch hiện thị đầy đủ thông tin hình ảnh
Tính năng thông mình với chìa khóa điều khiển từ xa với chức năng giúp khóa- mở cửa từ xa và hỗ trợ tìm kiếm xe trong bãi Khởi động/tắt máy bằng nút bấm trên taplo cho phép tài xế thao tác đơn giản
Bên cạnh đó Thaco TB87S còn được trang bị những tính năng an toàn như trang bị camera lùi kết hợp với đầu Android hỗ trợ lùi xe Hệ thống chống bó cứng ABS, chống trượt ASR, phanh khí xả,… đảm bảo tính năng an toàn
Thiết kế ngoại thất hiện đại theo xu hướng mới với các đường mảnh chạy ngang đem lại cảm giác rộng hơn cho mặt đầu, mặt đui xe Mặt galăng được thiết kế dạng thanh ngang kết hợp với logo thương hiệu THACO BUS mạ crom sáng bóng Cụm đèn chiếu sáng được trang bị thêm dải đèn LED ban ngày giúp xe không chỉ trông bắt mắt hơn mà còn hỗ trợ đắt lực cho tài xế trong việc quan sát đường Phía sau xe, cụm đèn hậu được thiết kế liền mạch độc đáo, mặt đui nổi bậc với đèn led kính lưng, mang lại tổng thể cho thiết kế mới cửa xe
2.1.2 Quy trình kiểm soát chất lượng lắp ráp
Sau khi nhận được body từ xưởng sơn, Body xe bus sẽ được giao cho chuyền trưởng của bộ phận chuyền chassis và tiến hành giao nhận xe
Tại các trạm CH (chuyền Chassis), công nhân sẽ được bàn giao công việc và tiến hành lắp ráp bộ phận trên xe chủ yếu là về khung gầm của xe bus
Tại các trạm MT (chuyền Trim), công nhân sẽ được bàn giao công việc và tiến hành lắp ráp bộ phận trên xe chủ yếu là về nội thất, ngoại thất và hệ thống điện của xe bus
Quy trình lắp ráp tại trạm MT.101
2.2.1 Lắp ráp sàn xe và lối đi
Hình 2 5 Dán Moss xốp và nhựa đường mặt trên sàn
Vị trí: trên tấm nhôm sàn xe
Công dụng: cách nhiệt từ dưới khoang động cơ lên sàn xe
Dùng ống hơi vệ sinh bền mặt sàn ( áp suất khí > 6kg/cm2 với góc thổi 60 độ)
→Lắp tấm nhựa đường thứ 1 vào vị trí cùng kích thước→Dùng tay tỳ và ép mạnh cho tấm nhựa đường ép chặt vào tấm tôn sàn→Tiếp tục gỡ tấm keo dính bảo vệ và dán tấm nhựa đường thứ 2 lên trên tấm thứ nhất có cùng kích thước→Dùng tay tỳ và ép mạnh cho tấm nhựa đường ép chặt vào tấm thứ nhất→Thực hiện tương tự đối với các ô trống còn lại
- Dán moss xốp mặt trên sàn
Vị trí: Trên lớp nhựa đường
Công dụng: Cách âm và cách nhiệt từ khoang động cơ truyền lên
Tấm moss sẽ được công nhân dây chuyền SUB cắt theo kích thước có sẵn Lần lượt lấy tấm moss bỏ vào các vị trí trên sàn theo thứ tự sẵn có →Gỡ tấm keo bảo vệ và dùng tay tỳ và ép mạnh tấm moss xốp bán chặt vào lớp nhựa đường bên dưới
- Bắn keo dán ván sàn
Vị trí: Giữa tâm những thanh thép hộp trên khung xương sàn cabin
Công dụng: Liên kết ván sàn và body xe
Vệ sinh thép hộp trước khi bắn→Lấy súng bắn keo và keo ( phải kiểm tra hạn sử dụng của keo còn đảm bảo chất lượng hay không→ Bắn keo trên tất cả các khung xương sàn cabin (bắn từ cuối xe lên đầu xe và từ bên tài sang bên phụ) → Keo bắn phải nằm giữa tâm thép hộp, không bắn keo vào vị trí có lỗ bulong→ Lau sạch vùng keo thừa
+ Dung sai +-1mm, khe hở 2 tấm ván Lmm
+ Khoảng cách các vít 300mm
+ Bề mặt 2 ván sát nhau phải phẳng sau khi bắn vít và trước khi bắn keo làm kín Trình tự các bước thực hiện
+ Ván sàn được cắt đúng kích thước ở dây chuyền SUB→ công nhân di chuyển ván từ ngoài vào trong xe→ Gá ván sàn áp sát mặt trên khung xương sàn chính→Căn chỉnh các ván sàn theo đúng yêu cầu→ Ép chặt ván sàn vào khung xương sàn
- Dán simily lót sàn hành khách, cabin và bậc tam cấp
Hình 2 7 Dán simily sàn cabin và bậc tam cấp
Vị trí: Trên gỗ ván sàn
Công dụng: Tăng tính thẩm mĩ và giúp sàn sạch sẽ và dễ vệ sinh hơn
Tùy theo các sự lựa của khách hành thì simily sàn sẽ có những sự sựa chọn như sàn giả vân gỗ, sàn giả đá,… Đầu tiên dùng vòi sịt hơi vệ sinh mặt sàn hàn khách→Sử dụng máy phun keo phun keo lên bề mặt trong simily→ Tiếp tục dùng máy phun keo phun lên mặt sàn→ Trải đều
Tappi hông simily lên bề mặt sàn sao cho simily không bị nhăn, lượn sóng, biến dạng các cạnh, các góc đồng đều nhau, dùng tay ép chặt simily xuống sàn để bám chắt ( chú ý thời gian dán keo 1->2->3->4, đảm bảo đường keo kín thẳng, liền mạch không lỗ khí→ Tiếp tục với bên tài từ vị trí 8->7->6->5->8, đường keo ôm đều biên dạng nẹp giàn điều hòa→ Dùng xà phòng vệ sinh và vuốt keo đều, thẳng, mịn→ Kiểm tra độ oàn thiện bằng tay, keo kín đều các bề mặt, không bong tróc khi khô
2.2.3 Lắp quạt thông gió trần
Vị trí: Trần xe gần hàng ghế cuối
Công dụng: Là thiết bị luân chuyển không khí bên trong xe ra đên ngoài và ngược lại, từ đó giúp hạ nhiệt, làm mát và khử mùi bên trong xe
- Bắn keo làm kín quạt thông gió trần
Lấy dụng cụ: Dùng vòi sịt vệ sinh bề mặt quạt thông gió→Dùng súng bắn keo→Bắn keo làm kín các đầu vít( Đường kính keo làm kín viền 15mm và chiều cao hạt keo 5mm)→Bắn keo làm kín viền xung quanh khung quạt→Dùng xà phòng vệ sinh và vuốt keo cho đều, thẳng, mịn, thẩm mĩ→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Lắp quạt thông gió trần vào vị trí
Lấy dụng cụ: Súng bắn vít và đầu bake→Đưa quạt thông gió trần vào trị trí→Căn chỉnh khe hở giữa quạt và lỗ thông gió 4 phía cho đều nhau→Bắn vít giữu cố định quạt trên mui tại 4 góc→Bắn các vít còn lại theo lỗ các sẵn trên khung quạt→Kiểm tra he hở Đường keo Hướng đầu xe giữa quạt với tôn mui→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Ráp ốp quạt thông gió trần
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Gá quạt gió trần vào vị trí→Bắn vít cố định quạt gió trần→Kiểm tra và vệ sinh vị trí bắn vít→Thu dọn dụng cụ
2.2.4 Lắp ráp hầm hành lý
- Ráp bộ inox hầm hàng
Hình 2 10 Bắn keo dán inox hầm hàng
Vị trí: Trên mặt sàn hầm khoang hành lí
Công dụng: Tạo thành không gian để chứa đồ
Bắn keo liên kết trên mặt sàn→Ráp tôn sàn inox trước→Lấy dụng cụ: khoan điện, mũi khoan 5mm→Dùng khoan điện khoan lỗ rút rive định vị tại các vị trí đánh dấu trên tấm inox xuyên qua ống thép sàn →Lấy dụng cụ súng rive và tiến hành rút rive→Rút rive định vị trên các lỗ vừa khoan→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Bắn keo làm kín inox hầm hàng
Hình 2 11 Bắn keo làm kín inox hầm hàng
Vị trí: Khoang hầm hành lý
Công dụng: Làm kín các vị trí hở
Lấy dụng cụ: súng bắn keo→Bắn keo làm kín tôn sàn inox 2 bên tài và lơ→Tay thấm xà phòng vuốt lại đường keo vừa bắn→Bắn keo làm kín tôn sàn inox với hai vách đầu xe và cuối xe→Tay thấm xà phòng vuốt lại đường keo vừa bắn→Bắn keo làm kín mối ghép tôn sàn inox tại vách ngăn hầm hàng→Tay thấm xà phòng vuốt lại đường keo vừa bắn→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Ráp tôn vào khung xương vách ngăn trước và sau
- Ráp khung vách ngăn giữa hai bên tài và lơ
Hình 2 12 Ráp tôn vách ngăn
Công dụng: Nhằm mục đích ngăn cách giữa các khoan với nhau nhằm đảm bảo điều kiện kiểm định của xe
Công nhân lấy tôn bên kệ hàng chuẩn bị→ sử dụng súng bắn vít và vít bắn tôn→
Gá tôn vào vị trí và bắn vít đảm bảo tôn gắn chắc chắn→ lần lượt đến các tấm còn lại→ đặt dụng cụ về vị trí ban đầu.
Quy trình lắp ráp tại trạm MT.102
2.3.1 Lắp hệ thống bình lọc nhiên liệu
- Ráp lọc dầu tinh và lọc dầu thô vào part khung két nước
Vị trí: Khung két nước trên động cơ
Công dụng: Giúp lọc nhiên liệu sạch hơn trước khi đi vào buồng đốt
Dùng vòi xịt về sinh các chi tiết lắp ráp→ Dùng tay gá 2 bu lông M10x25x1.5 vào
2 lỗ (C),(D) trên part để giữ lọc dầu→ Gá lọc dầu vào part bắt lọc→ Gá đai ốc M10x1.5 giữ lọc tại 2 vị trớ C và D→ Tương tự như 2 vị trớ cũn lại→ Lấy dụng cụ : sung ẵ inch, tuýp và khóa 14→Siết chặt bulong, đai ốc theo thứ tự A, B, C, D với lực 45Nm→ Vạch dấu và đặt dụng cụ về vị trí ban
Tôn ngăn giữa Tôn ngăn trước, sau
Hình 2 13 Lắp bình lọc nhiên liệu
- Ráp co nối vào bình lọc nhiên liệu
Bắn keo làm kín hoặc su non, bulong rỗng vào đầu vào và ra→Lồng bộ chia vào luloong rỗng→Lấy dụng cụ và vật tư: bộ chia ỉ16, bulong rỗng, khúa 22→Siết chặt cỏc bulong→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Lắp ống nhiên liệu từ lọc thô sang lọc tinh
Hình 2 14 Lắp ống nhiên liệu từ lọc thô sang lọc tinh
Vị trí: Giữa 2 bình lọc dầu
Công dụng: Dầu có thể di chuyển từ bình lọc thô sang bình lọc tinh
Vệ sinh các chi tiết lắp ráp như ống su, cổ dê→ Gá cổ dê vào các đầu nối→ Lắp 2 đầu ống dầu vào đầu nối→ Đưa cổ dê vào vị trí cố định ống dầu và đầu nối ( cổ dê phải ôm sát gờ Phần su thừa 2 ống dầu 10mm→ Siết chặt cổ dê bằng súng hơi và khó tuýp
7) → Vạch dấu cổ dê sau khi siết
2.3.2 Lắp ráp hệ thống ly hợp
Vị trí: Phía trước ghế tài xế và bên chân trái tài xế Ống nối
Chức năng: Kết nối và ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, giúp cho việc chuyển số trở nên dễ dàng hơn
- Ráp bạc xoay vào cụm xương bàn đạp chân côn ( bạc xoay nhựa) Đặt cụm xương bàn đạp chân côn lên bàn giá→Ép bạc xoay vị trí theo hướng mũi tên→Kiểm tra vị trí tiếp xúc 2 bên mặt bích→Ép bạc xoay vị trí theo chiều mũi tên→Kiểm tra vị trí tiếp xúc 2 mặt bích
- Lắp trục bàn đạp chân côn Đầu tiên, đặt cụm xương bàn đạp chân côn vào bàn ráp Tiến hành bôi mỡ bôi trơn vào vị trí bạc xoay Sau đó, đưa pat bắn bàn đạp chân côn vào vị trí Cuối cùng, kiểm tra mặt phẳng 2 mặt sau ráp
- Lắp cụm xương bàn đạp chân côn
Trước tiên, đặt cụm xương bàn đạp chân côn vào bàn ráp và ráp cụm xương bàn đạp chân côn Sau đó tiến hành gá bulong và ráp cụm xương bên hông Lấy dụng cụ gồm (sỳng ẵ inch, tuýp 19) và siết bulong theo khoảng lựuc quy định Đưa dụng cụ về vị trí
- Ráp lò xo cụm bàn đạp chân côn Đặt cụm xương bàn đạp chân côn lên bàn ráp→Móc lò xo vào→Nâng bàn đạp lên và ráp đầu kia lò xo vào
Vị trí: Dưới bàn đạp ly hợp
Công dụng: Trong quá trình làm việc piston sẽ trượt tạo ra áp suất thuỷ lực để điều khiển đóng cắt ly hợp
Vệ sinh các chi tiết lắp ráp→Ráp đầu rotuyn vào lỗ chân bàn đạp côn tại vị trí (C)→Gá đai ốc cố định đầu rơ tuyn→Gá bu lông liên kết xilanh ly hợp vào khung bàn đạp chõn cụn cũn tại vị trớ (A), (B) →Lấy dụng cụ: Sỳng hơi ẵ inch, tuýp 12,14 →Siết bulong, đai ốc liên kết xylanh vào bàn đạp chân côn và khung theo trình tự A>B>C→Siết lực bu lông,đai ốc liên kết xy lanh với lực 45N/m→ Dùng bút vạch dấu và kết thúc
Hình 2 15 Ráp xilanh bàn đạp chân côn
- Ráp bulong giới hạn bàn đạp chân côn
Gá đai ốc hãm vào trong bulong gioi hạn(2/3 ren) →Ép bàn đạp chân côn xuống dưới→Gá cụm đai ốc và bulong giới hạn→Gá đai ốc hóa→Thả chân bàn đạp để tự do
- Ráp cụm bàn đạp chân côn vào khung Đưa cụm bàn đạp chân côn vào vị trí→Gá bulong giữ vị trí→Lấy dụng cụ : súng ẵ inch, tuýp, khúa 17→Siết bulong với lực 60Nm→Đặt dụng cụ về vị trớ ban đầu
Hình 2 16 Lắp hệ thống ly hợp trên xe 2.3.3 Lắp bàn đạp phanh và bàn đạp ga
Công dụng hệ thống phanh: Giảm tốc độ của xe cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó đối với phanh chân và đồng thời giữ cho xe đứng yên trên dốc đối với phanh tay
Vị trí: Phía trước ghế tài xế và bên chân phải tài xế
Xilanh bàn bạp ly hợp
Nhiệm vụ: Bàn đạp phanh nhiệm vụ kích hoạt và điều khiển hệ thống phanh, điều chỉnh lưu lượng khí nén, truyền tải tín hiệu và đảm bảo an toàn khi lái xe Nó là một bộ phận quan trọng để người lái có thể kiểm soát và điều khiển hệ thống phanh của xe một cách chính xác và hiệu quả
Cách lắp: Nối ống bình khí nén →Gá bàn đạp phanh→Siết đai ốc theo thứ tự
Hình 2 17 Lắp hệ thống bàn đạp phanh và bàn đạp ga
Vị trí: Phía trước ghế tài xế và bên phải bàn đạp phanh
Nhiệm vụ: Bàn đạp ga sẽ là nơi quyết định mức nhiên liệu được phun ra, dựa trên biểu đồ dữ liệu đã lưu, ECU sẽ tính toán thời điểm phun và áp suất phun Sau đó, nhờ các cảm biến (10) – EDU và ECU sẽ điều khiển các kim phun của mỗi vòi phun tại từng xy-lanh động cơ để phun nhiên liệu với áp suất phun lên tới 1500 bar Nó là một bộ phận quan trọng để người lái có thể kiểm soát và điều chỉnh tốc độ và độ nhạy của động cơ một cách chính xác và linh hoạt
2.3.4 Lắp ráp chi tiết hệ thống gạt mưa và làm sạch kính
Hình 2 18 Ráp cụm giàn chuyền trung gian, bên tài, bên lơ
- Ráp cụm giàn chuyền trung gian (pát gạt mưa)
- Đưa pát giàn chuyền trung gian vào vị trí lắp ráp→Gá bu long M8x25x1,25mm Bàn đạp ga
Bàn đạp phanh và đai ốc→Lấy dụng cụ: súng hơi, súng, tuýp 12 Siết bulong theo thứ tự với lực 75Nm→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu→Vạch dấu và kiểm tra
- Ráp cụm giàn chuyền bên phụ, bên tài
Luồng trục xoay cần gạt vào lỗ trên khung xương→Căng chỉnh đai ốc khóa sau→Đặt lông đền la→Gá đai ốc khóa ngoài→Siết chặt đai ốc khóa ngoài dùng khóa 32→Siết đai ốc lốc kê ngoài→Lắp su đệm→Gá chụp mưa ôm sát mặt nhựa đầu→Gá đai ốc khóa cần gạt→Căn chỉnh giàn chuyền :dùng súng ngang, tuýp và khóa 12
Quy trình lắp ráp tại trạm MT.103
2.4.1 Lắp ráp máy nén điều hòa
- Lắp chân đế và lốc lạnh Đưa cụm chân đế lốc lạnh vào vị trí lắp ráp→Gá bulong, đai ốc M14x1.5, lông đền la→Lấy dụng cụ ( sỳng ẵ , tuýp 21, khúa 21) →Siết bulong với lực khoảng 100 ữ
120 Nm→Đưa dụng cụ về vị trí
- Lắp trục giảm chấn lốc lạnh Đưa bulong tăng đưa đế vào vị trí lắp ráp→Gá bulong đai ốc, lông đền la→Lấy dụng cụ: sỳng ắ→Siết bulong khoảng lực 220 – 230 Nm→Gỏ lũ xo giảm chấn→Gỏ vòng chặn lò xo→Gá bulong tăng đưa→Siết bulong tăng đưa→Gá bulong hãm
- Lắp su giảm chấn đế lốc lạnh
Dùng đai ốc M10x1.25, bulong M10x25x1.25, đệm vênh D10 Đưa cao su đế lốc lạnh vào vị trí lắp ráp→Gá bulong đai ốc lông đền la→Lấy dụng cụ gồm sỳng ẵ tuýp 14, khúa 14) →Siết bulong theo thứ tự lực khoảng 75Nm→Đặt dụng cụ về vị trí
- Ráp lốc lạnh lên đế Đưa cụm máy nén vào vị trí lắp ráp→Gá bulong M12x30x1,75 vào máy nén →Lấy dụng cụ (sỳng ẵ, tuýp 15, khúa 15) →Cõn chỉnh puly mỏy nộn và puly động cơ→Siết bulong với lực khoảng 80 Nm→Đặt dụng cụ về vị trí
Hình 2 22 Ráp máy nén điều hòa
- Ráp dây curoa máy nén Đầu tiên, cài 2 dây curoa vào rãnh trên puly động cơ và nghiêng máy nén xoay quanh trục về phía buly 1 gốc 18 – 250 Tiến hành, cài 2 dây curoa vào puly máy nén và xoay máy nén quanh trục theo hướng xả puly động cơ đến khi dây curoa căng nhất có thể Gá lò xo và đai ốc giữ máy nén tại vị trí đã chọn
- Căn chỉnh lực dây curoa máy nén
Về yêu cầu kỹ thuật:Trục puly động cơ và puly máy nén phải đồng phẳng và song song với nhau
+ Đảm bảo độ căng dây curoa theo yêu cầu Độ chùng dây curoa đoạn giữa từ 8- 12mm khi tác dụng 1 lực 10kg (≈ 100N)
+ Giữ một mặt thước nhôm đồng phẳng với mặt ngoài puly động cơ
Cách căn chỉnh dây curoa máy nén: Đầu tiên, đo kích thước từ cạnh thước nhôm đến mép dây curoa ngoài cùng trên puly động cơ Kiểm tra kích thước cạnh thước nhôm đến mép dây curoa ngoài cùng trên puly máy nén và điều chỉnh vị trí máy nén sao cho
2 kích thước bằng nhau và bằng 35 mm Lấy dụng cụ và siết chặt bulong chân máy nén Sau đó, siết bulong tăng đưa máy nén đến khi đảm bảo độ căng dây curoa theo yêu cầu thì dừng lại
Hình 2 23 Căng chỉnh lực dây curoa máy nén
- Căng chỉnh mặt phẳng buly máy nén với buly động cơ
Hình 2 24 Căng chỉnh mặt phẳng buly máy nén với buly động cơ
Giữ một mặt thước nhôm đồng phẳng với mặt ngoài buly đông cơ→Đo kích thước từ cạnh thước nhôm đến mép dây curoa ngoài cùng tren buly động cơ→Kiểm tra kích thước từ cạnh thước nhôm đến mép dây curoa ngoài cùng của buly máy nén→Điều chỉnh vị trí máy nén sao cho 2 kích thước bằng nhau và bằng 47mm→Lấy dụng cụ→Siết chặt buly chân máy nén→Đưa dụng cụ về vị trí ban đầu
2.4.2 Lắp ráp lướt gió vào mui xe
Vị trí: Trên mui xe
Công dụng: Lướt gió giúp giảm lực cản của không khí, giảm thiểu tiếng ồn do gió gây ra làm ảnh hưởng đến tài xế đồng thời còn tăng thêm tính thẩm mĩ cho xe
- Ráp lướt gió đầu, đuôi (dùng đai ốc M8x1.25, vòng đệm D8, bulong M8x25 x1,25 đệm vênh D8) Đưa lướt gió lên mui xe dưới sự hổ trợ của cần trục và căn chỉnh → gá đai ốc và pat trên lướt gió và gá pat bắt lướt gió→Tiến hành gá chặt lông đền và bulong, → căn chỉnh lướt gió Lấy dụng cụ và siết các bulong với lực khoảng 65Nm
Vị trí và hướng đo độ căng dây Bully máy nén Bully động cơ
Hình 2 25 Ráp lướt gió đầu và đuôi xe
- Lắp ráp lướt gió hông trái, phải
Hình 2 26 Ráp lướt gió hông Đưa lướt gió be lên mui và căng chỉnh biên dạng mặt ngoài với lướt gió đầu→Gá lụng đền và đai ốc→Lấy dụng cụ( sỳng ẵ và tuýp 12) →Siết bulong theo thứ tự với lực 9-10Nm→Đưa dụng cụ vè vị trí ban đầu
- Lắp ráp be lướt gió hông bên tài, bên lê(đai ốc M8 x 1.25, đệm vênh D8, vòng đệm D8) Gá chặt kẹp giữ lướt gió be tại các vị trí trên xương mui→Đưa lướt gió be vào vị trí trên xương mui→Đưa lướt gió be vào vị trí lắp ráp→Gá bulong đền và đai ốc tại vịt trí→Lấy dụng cụ→Siết bulong với lực 9-10Nm→Đưa dụng cụ về vị trí ban đầu
2.4.3 Dám ron các cốp xe và cửa hành khách và cách nhiệt
Hình 2 27 Dán ron khung cửa khách, moss cánh nhiệt ốp đèn pha bên tài/lơ
Moss cách nhiệt ốp đèn
Công nhân lấy ron từ kệ→Vệ sinh bề mặt vị trí dán ron →Tháo lớp keo dán trên ron→Canh chỉnh ron →Dán ron vào cửa tài→Cắt bỏ phần ron thừa
- Ráp ron su khung cửa khách
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Gá ron cửa khách vào vị trí→Lắp cố định ron cửa khách→Kiểm tra độ ăn khớp của ron→Thu dọn dụng cụ và cắt dọn ron thừa
- Dán ron cốp vè tài, bên lơ
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Vệ sinh bề mặt vị trí dán ron→Gỡ lớp băng keo và dán ron→Dùng tay ép sát ron vào cốp→Kiểm tra độ kết dính keo→Thu dọn dụng cụ
- Dán ron dẹp bấm bên hông xe
Quy trình lắp ráp tại trạm MT.104
- Ráp moss cách nhiệt trần xe
Hình 2 30 Ráp cách nhiệt mui xe và moss cách nhiệt trần xe
Moss cách nhiệt trần xe Tấm cách nhiệt mui xe
Công dụng: Giúp cách nhiệt từ trần xe vào khoang hành khách khi có thời tiết nóng
Tấm moss sẽ được công nhân dây chuyền SUB cắt theo kích thước có sẵn Lần lượt lấy tấm bỏ vào các vị trí trên sàn như thứ tự→Gỡ tấm keo bảo vệ và dùng tay tỳ và ép mạnh tấm moss xốp bán chặt vào lớp nhựa đường
- Ráp tấm cách nhiệt mui xe bên hông
Lấy dụng cụ (súng bắn vít, vít dù đài loann 4x20) →Bắn vít giữ nhôm cách nhiệt→Kéo dài tôn cách nhiệt từ đuôi xe ra đầu xe→Bắn vít giữ mép trên cạnh đầu xe→Uốn nhôm và tấm cách nhiệt theo biên dạng khung xương mui→Bắn vít cố định mép dưới khung xương mui→Đặt dụng cụ về vị trí
- Lắp simili trần xe Đối với trần xe thì sẽ được sử dụng mật liệu simily tổng hợp giúp xe tăng tính thẩm mĩ và không có hiện tượng phồng rộp Simili trần xe được chuẩn bị ở dây chuyền SUB và được vận chuyển vào khoang hành khách
- Lắp máng gió bên tài, bên lơ
Vị trí: Đọc theo mui xe trong khoang hành khách
Nhiệm vụ: Giúp luân chuyển không khí của hệ thống điều hòa đến từng ghế hành khách
Lấy dụng cụ vách dấu vị trí mép ngoài máng gió trên simily→Đưa máng gió bên tài/phụ vào vị trí lắp ráp→Dùng kẹp đỡ máng gió→Lấy dụng cụ (súng bắn vít, đầu bake) Căng chỉnh vị trí máng gió→Bắn vít giữ 2 đầu→Bắn vít các vị trí còn lại trên máng gió phía trong→Bắn vít các vị trí còn lại trên máng gió phía ngoài→Đưa dụng cụ về vị trí
Hình 2 31 Ráp Simili trần xe và máng gió
Máng gió Điện trên laphong
- Lắp laphong đầu, đuôi Đưa la phông đầu vào vị trí lắp ráp hướng từ dưới lên mui→Lấy dụng cụ gồm súng bắn vít đầu bake→Bắn vít liên kết giữ la phông đầu với khung xương→Kiểm tra biên dạng các góc→Nhận các nút nhận loại dài→Đưa dụng cụ về lại vị trí
Hình 2 32 Lắp laphong đầu 2.5.2 Lắp ráp hệ thống lái cho tài xế
- Ráp trục lái vào box lái dùng bulong M10x45x1,5mm, lông đền la D10x20x2mm, đai ốc M10x1.5, cùm rờ nia
Gá cùm rờ nia trên trục lái vào trục trên box tay lái→Điều chỉnh hướng bắt bulong ngược hướng với đầu xe→Gá đai ốc→Gá lông đền, đai ốc→Siết bulong đai ốc (dùng súng hơi) →Kiểm tra liên kết→Thu dọn dụng cụ
Hình 2 33 Lắp trục lái vào box lái
- Nối ống dầu hồi trợ lực lái vào box lái
+ Ống dầu đảm bảo không bị thủng, móp hay biến dạng, đường ống dầu không bị biến dạng
+ Đảm bảo bôi keo các đầu ren, đầu ren không biến dạng, không bám bẩn Siết chặt và đánh dấu các vị trí đầu nối
Hình 2 34 Nối ống dầu hồi trợ lực lái vào box lái
Quy trình: Dùng vòi sịt hơi vệ sinh các chi tiết lắp ráp→Bôi keo làm kín ren các bulông rỗng đầu chia→DÙng tay gá các co nối vào đầu nối→Dùng khóa 17 siết đai ốc đầu nối ngoài ống dầu vào bulông rỗng→Dùng khóa 30 siết bulong rỗng với lực 45Nm→dùng bút vạch dấu cụm bulong rỗng, đầu nối
- Nối ống dầu vào trợ lực lái vào box lái
Hình 2 35 Nối ống dầu vào trợ lực lái vào box lái
Quy trình: Dùng vòi sịt vệ sinh các chi tiết lắo ráp→Bôi keo làm kín ren các bulong rỗng đầu chia→Gá các co nối vào đầu nối→Dùng khóa 27 siết các đai ốc đầu nối ngoài ống dầu vào bulong rỗng→Dùng khóa 30 siết bulong rỗng với lực 45Nm→Dùng bút vạch dấu cụm bulong rỗng, đầu nối
- Ráp pát trên trục lái vào pat đỡ trục lái Ống dầu vào
Box lái Ống dầu hồi
Chuẩn bị vật tư dụng cụ: Bulong M12x30x1,25mm, đai ốc M12x1,25) →Gá pat tay lái vào vị trí→Siết bulong cố định pat tay lái→Kiểm tra vệ sinh mối ghép→Thu dọn dụng cụ
- Ráp trục lái vào pát trỡ trục lái
- Ráp ốp nhựa vào chụp bụi trục lái
Hình 2 36 Lắp trục lái và ốp nhựa chụp bụi
Lấy trục cơ cấu lái→Đặt trục cơ cấu lái vào vị trí các bu lông→Lấy 2 đai ốc và gá vào bằng tay→Siết chặt 2 đai ốc→Lấy 2 bu lông→gá bu lông vào dụng cụ và siết chặt vị trí→Siết lực cho 2 đai ốc và 2 bu lông theo thứ tự với lực 20Nm±25
Cách lắp: Xoay trục lái cho dấu trên trục lái thẳng góc với giắc điện→Lấy vô lăng→Gá vô lăng vào trục lái→Kết nối giắc điện vô lăng vào trục lái→Lấy bulong→Gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết tạm với lực 30Nm ± 25%.→ Lấy cần siết lực siết với lực 35Nm ± 25%(cấp độ S)
- Ráp dây điện còi xe
Hình 2 37 Lắp vô lăng và còi
Xoay cuộn dây điện theo cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ 7 vòng→Xoay ngược lại với chiều đã quay 3,5 vòng→Ráp vô lăng→Lấy dụng cụ→Tháo đai ốc trên
Còi Trục lái Ốp nhựa chụp bụi đầu trục lái→Lắp vô lăng vào trục lái→Gá các đai ốc liên kết vào→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
2.5.3 Lắp ráp hệ thống dây dẫn điện trên xe
- Ráp dây điện công tắt điều hòa Đầu tiên, chuẩn bị vật tư và định vị bộ dây điện dùng clip cố định dây điện vào bulong sẵn trên body Ráp bộ dây điện dọc theo xương mui Sau đó, nhận clip vào u lắp dây điện
- Ráp dây điện đờ mi điều hòa
Chuẩn bị vật tư, dụng cụ→Định vị bộ dây điện (kết nối giắc ghim dây điện la phông) →Ráp bộ dây điện theo thứ tự→Kết nối dây điện lướt hông gió
- Ráp dây điện mass điều hòa
Chuẩn bị vật tư→Định vị bộ dây điện (cố định vào pat trên khung xương mui)
→Gá bulong→Rải bộ dây điện→Siết bulong cố định dây điện vào pat trên xương mui→Siết bulong cố định dây điện vào pat trên giàn lạnh
- Ráp dây điện nguồn máy nén
Quy trình lắp ráp tại trạm MT.105
Đèn chân kính Đèn lướt gió Đèn rèm màng
2.6.1 Lắp ráp cửa hành khách ra vào bên lơ
- Ráp trụ bơm vào cửa khách
Hình 2 52 Ráp trụ bơm cửa hành khách
Vị trí: Ngay bên hông cửa lên xuống bậc tâm cấp
Công dụng: Trụ bơm mở cửa trên xe buýt là cung cấp áp suất thủy lực cần thiết để mở và đóng cửa Máy bơm này giúp cửa xe buýt hoạt động trơn tru, đảm bảo hành khách lên xuống xe buýt dễ dàng và an toàn Máy bơm thường được kích hoạt bởi người lái hoặc thông qua một hệ thống tự động, cho phép vận hành cửa hiệu quả và đáng tin cậy Quy trình: Lấy vật tư và dụng cụ→ Lắp trụ bơm vào vị trí→Bắn vít liên kết trụ bơm với vị trí đã khoan lỗ trước→ Siết vít để trụ bơm áp sát vào mặt tôn hông
- Ráp càng cửa vào trục bơm
Hình 2 53 Ráp càng cửa và cửa hành khách
Công dụng: Nâng đỡ cửa hành khách và giúp truyền lực tự trụ bơm cửa để có thể đóng, mở của hành khách Đưa càng cửa vào vị trí lắp ráp→Gá bulong phía ngoài→Gá bulong phía trong → Lấy dụng cụ (súng hơi) →Cân chỉnh và siết bulong→Đưa dụng cụ về vị trí
- Ráp cửa vào bản lề
Chuẩn bị vật tư dụng cụ (bulong 06020100, vòng đệm D06, Đệm vênh D06) →Gá
Càng cửa cửa tài vào vị trí→Gá bulong cân chỉnh cửa tài→Siết bulong cố định cửa tài→Kiểm tra, vệ sinh vị trí liên kết→Thu dọn dụng cụ
- Ráp ghết trên, dưới cửa hành khách phía sau
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Đưa ghết vào vị trí lắp ráp→Lấy dấu ghết cửa→Khoan lỗ →Taro lỗ→Đưa ghết vào vị trí lắp ráp→Gá bulong→Siết bulong→Đưa dụng cụ về vị trí
- Ráp ghết chịu chốt cửa hành khách phía trước, sau Đưa ghết chịu chốt cửa phía sau vào vị trí lắp ráp→Gá bulong→Lấy dụng cụ (bulong M8x25x2.8) →Siết bulong→Đưa dụng cụ về vị trí
- Ráp ghết chịu su giới hạn của khách Đưa ghết chịu su giới hạn cửa khách vào vị trí lắp ráp→Gá bulong→Lấy dụng cụ (bulong M8x25x2.8) →Siết bulong→Đưa dụng cụ về vị trí
2.6.2 Lắp ráp cửa tài xế
- Lắp bộ kính trượt vào khung nhôm và boby
Chuẩn bị vật tư và dụng cụ→Liên kết kính và bộ kẹp kính→Đẩy kính từ từ từ dưới lên theo khung nhôm→Kiểm tra công vênh kính→Điều chỉnh kính→Thu dọn dụng cụ
Hình 2 54 Lắp hệ thống nâng hạ kính
- Lắp ghết khóa an toàn cửa tài
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Ráp pat liên kết khóa ngậm vào vị trí→Siết đai ốc cố định pat→Kiểm tra, vệ sinh vị trí bắt ốc→Thu dọn dụng cụ
- Dán ron cửa tài xế
Lấy ron từ kệ →Tháo lớp keo dán trên ron→Canh chỉnh ron →Dán ron vào cửa tài→Cắt bỏ phần ron thừa
2.6.3 Lắp nẹp nội thất và ngoại thất trên xe
- Ráp nẹp đèn tam cấp cửa lên xuống
Hình 2 55 Ráp nẹp đèn tam cấp
Tháo ron ra khỏi nẹp (ron su) →Đem nẹp đệm tam cấp cửa xuống vào vị trí lắp ráp→Lấy dụng cụ→Bắn vít liên kết giữ vị trí 2 đầu→Bắn vít các vị trí còn lại→Đưa dụng cụ về vị trí→Bắn keo 502→Gắn lại ron và nẹp như ban đầu
- Ráp nẹp khung nhôm cửa hành khách
Hình 2 56 Nẹp tappi hông bên tài
Lấy dụng cụ, vật tư→Đưa nẹp nhôm khung cửa khách vào vị trí lắp ráp→Căng chỉnh nẹp→Bắn vít cố định
- Ráp nẹp nối tappi hông bên lơ, bên tài, nẹp viền lối đi cabin, nẹp ray ghế bên lơ, bên tài
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Đưa ray ghế vào vị trí lắp ráp→Khoan lỗ bắn vít→Bắn bulong cố định ray ghế→Kiểm tra, vệ sinh vị trí bắn bulong→Thu dọn dụng cụ
- Ráp nẹp viền hành khách sua ghế tài, nẹp viền lối đi sau, nẹp viền sàn hầm máy, nẹp viền sau ghế phụ, nẹp ray ghế băng bên lơ, tài, nẹp rèm màn bên lơ, bên tài
- Dán, bắn keo và lắp nẹp máng xối đầu, giữa sau bên lơ, bên tài
Nẹp bậc tam cấp Đặt nẹp nhôm lên bàn dán keo→Dán keo 2 mặt→Lấy dụng cụ: súng bắn keo và keo→Bắn keosika 258 dán kính→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
2.6.4 Ráp ốp trụ nội thất trong xe
- Lắp ốp trụ đứng giữa, đầu, sau và xe phía bên tài lơ
Yêu cầu kĩ thuật: Rà kĩ biên dạng la phông đầu đui trước khi lắp ráp Không kéo, ép ốp trụ làm sai lệch biên dạng Căn chỉnh laphông đui nằm đối xứng đều giữa tâm xe + Đưa ốp đứng của xe bên tài/lơ vào vị trí lắp ráp→Lấy dụng cụ (súng bắn vít, đầu bake, vít côn M4x20) →Cân chỉnh ốp trụ đứng→Bắn vít giữ vị trí →Đưa dụng cụ về lại→Đóng chụp che vít
- Ráp ốp trụ ngang cuối/đầu xe phía bên tài/lơ
Hình 2 57 Ráp ốp trụ ngang bên tài
+ Đưa ốp ngang của xe bên tài/lơ vào vị trí lắp ráp→Lấy dụng cụ (súng bắn vít, đầu bake, vít côn M4x20) →Cân chỉnh ốp trụ ngang→Bắn vít giữ vị trí →Đưa dụng cụ về lại→Đóng chụp che vít
- Lắp ốp trục inox vào ray ghế
Chuẩn bị vật tư dụng cụ→Gá các chi tiết vào vị trí→Bắn vít cố định ốp inox→Kiểm tra, thu dọn dụng cụ
- Ráp ốp trụ hầm máy sau
+ Đưa ốp vào vị trí lắp ráp từ dưới lên mui→Lấy dụng cụ gồm súng bắn vít, đầu bake→Bắn vít liên kết giữa la phông đuôi (vít côn ĐL M4x25) →Cân chỉnh ốp trụ Nhận nút nhận loại dài/ngắn ở các vị trí liên kết→Bắn vít liên kết các vị trí còn lại→Đưa dụng cụ về vị trí Ốp trụ ngang
- Ráp ốp trụ ngang hầm máy sau
+ Đưa ốp trụ vào vị trí lắp ráp→Lấy dụng cụ→Cân chỉnh ốp trụ→Nhận nút nhận loại dài→Đưa dụng cụ về vị trí
Hình 2 58 Ốp trụ ngang hầm máy bên lơ
Hình 2 59 Lắp rèm che nắng
- Ráp tấm rèn che nắng
QUY TRÌNH LẮP RÁP HOÀN THIỆN XE TB87S-29L
Quy trình lắp ráp hoàn thiện tại trạm FN.101
3.1.2 Lắp ráp mặt ga lăng
Hình 3 1 Lắp mặt ga lăng
- Lắp cụm dây đai mặt ga lăng
Mặt ga lăng được thiết kế mở rộng với những thanh trang trí galăng mạ Chrome bóng nói liền 2 đèn đầu tạo cảm giác rộng hơn
Chuẩn bị vật tư dụng cụ gồm có: lông đền la 8x20x2mm, đai ốc M8x1,25 và gá các chi tiết vào vị trí lắp ráp→ Siết đai ốc cố định pat lắp dây đai→ Lấy dây đai galang Sau đó, kiểm tra và thu dọn dụng cụ
- Lắp ghép chốt ngậm mặt ga lăng
Chuẩn bị vật tư dụng cụ (lông đền la 8x20x2mm, đai ốc M8x1,25) → gá các chi tiết vào vị trí lắp ráp và tiến hành siết đai ốc cố định chốt ngậm→ Kiểm tra hoạt động chốt ngậm→ Thu dọn dụng cụ
- Chỉnh khe hở mặt ga lăng
Lấy dụng cụ và căn chỉnh mặt galang với mặt gò má bên tài/lơ (bằng cách điều chỉnh lề mặt galang) và cân chỉnh mặt galang với mặt nhựa đầu (bằng cách điều chỉnh khóa mặt galang) →Siết các đai ốc, bulong (lề cốp, u ngậm khóa mặt galang, bulong khoa mặt bulong)
3.1.3 Lắp ráp ty cốp và tay nắm cốp sau
- Lắp ty cốp và khung xương cốp
Chuẩn bị vật tư dụng cụ gồm 2 đai ốc để siết đầu rotuyn và gá đầu bulong cốp ty vào vị trí→Tiến hành, siết đai ốc ty cốp vào bulong
Chuẩn bị vật tư, dụng cụ→ Gá các chi tiết vào vị trí lắp ráp và siết đai ốc cố định cốp động cơ vào càng quay→ Kiểm tra hoạt động của cốp động cơ
- Lắp ty cốp sau vào cốp sau Đầu tiên, gá đầu bulong cốp ty vào vị trí phía trên cốp sau → Lấy dụng cụ (đai ốc M8x1,25) và tiến hành siết đai ốc liên kết ty cốp vào nắp trên cốp→ Đặt dụng cụ vào vị trí
- Lắp tay nắm cốp sau
Trước tiên, lấy dụng cụ (đai ốc M6x1.0, vòng đệm D06) và gá các chi tiết vào vị trí Sau đó, siết đai ốc cố định đai ốc Đặt dụng cụ vào vị trí
- Lắp mốc ngậm cốp sau
Trước hết, chuẩn bị vật tư dụng cụ (vòng đệm D8, đệm vênh D8, bulong
08020120) và gá các chi tiết vào vị trí Sau đó, siết đai ốc cố định pat Kiểm tra, thu dọn dụng cụ
- Lắp khóa cốp sau Đầu tiên, chuẩn bị vật tư dụng cụ (bulong M6x15x1mm) và gá các chi tiết vào vị trí.Tiến hành siết đai ốc cố định pat Kiểm tra, thu dọn dụng cụ
- Lắp bộ chia cốp sau
Trước tiên, chuẩn bị vật tư dụng cụ (vòng đệm D6, đệm vênh D6, bulong Gá các chi tiết vào vị trí và siết đai ốc cố định pat Kiểm tra, thu dọn dụng cụ.
Quy trình lắp ráp hoàn thiện tại trạm FN.102
Hình 3 2 Lắp búa thoát hiểm
Vị trí: trên trụ kính hành khách
Công dụng: Giúp phá vỡ kính trong tình huống khẩn cấp
Quy trình: Chuẩn bị vật tư và dụng cụ→Gá giá đỡ búa thoát hiểm vào vị trí→Dùng súng bắn vít bắn vít cố định giá đỡ vào ốp trụ→Gắn búa lên giá
3.2.2 Lắp ráp kính chiếu hậu xe và kính chiếu hậu trong xe
- Lắp đế kính kính hậu trái/ phải Đưa đế kính chiếu hậu vào vị trí lắp→Cân chỉnh trùng các lỗ liên kết→Bôi keo chống tháo đầu bulong (bulong M8x60x1,25) →Gá các bulong lục giác liên kết→Lấy dụng cụ(súng hơi, lục giác 6) →Siết các bulong lục giác với lực quy định 33 – 38 Nm→Đặt lại dụng cụ
- Lắp kính chiếu hậu trái/ phải
Gá kính chiếu hậu vào đế→Canh chỉnh trùng lỗ định vị→Gá các bulong liên kết→Lấy dụng cụ (súng hơi, tuýp 12) →Siết các bulong lục giác 33 – 38 Nm→Đặt dụng cụ về vị trí
- Lắp ốp kính chiếu hậu trái/ phải
Gá ốp gọng kính chiếu hậu vào vị trí lắp→Canh chỉnh trùng các vị trí khớp→Dùng tay gõ nhẹ để ốp khớp liên kết hoàn toàn→Lấy dụng cụ (súng hơi, đầu bake, vít đầu dù inox mũi nhọn M4x30mm) →Siết vít liên kết→Đặt dụng cụ về vị trí
- Viền keo đế kính chiếu hậu trái/ phải
Bôi keo xung quanh viền đế kính chiếu hậu→Sử dụng xà phòng vuốt keo viền đế kính chiếu hậu→Vệ sinh sạch các vị trí keo thừa
Hình 3 3 Kính chiếu hậu bên của hành khách
- Kính chiếu hậu trong xe và tivi và đồng hồ báo giờ
Công dụng: Kính chiếu hậu sau giúp tài xế có thể quan sát đước phía sau đuôi xe, đảm bảo an toàn khi rẽ và lùi xe Đồng hồ báo giờ đèn LED giúp nhìn giờ rõ hơn khi vào ban đêm
Hình 3 4 Lắp kính chiếu hậu trong xe 3.2.3 Lắp la phong trần, kệ hành lý
- Lắp kệ hành lí bên trái và phải
Cần có bulong M8x25x1,25; vít đầu dù mũi nhọn M4x20, lông đền la 8x20x2mm) Đầu tiên, đưa kệ hành lý vào vị trí lắp ráp Sau đó, lấy dụng cụ gồm súng ngang ẵ, đầu tuýp 12 và bắn bulong liờn kết giữ kệ hành lý Sau đú, cõn chỉnh vị trớ kệ hành lý
Tiếp theo, lấy dụng cụ gồm súng bắn vít đầu bake để gắn nẹp chữ T Tiếp tục bắn bulong liên kết hành lý với máng gió và nẹp chữ T và bắn bulong liên kết hành lý với máng gió các vị trí còn lại Lấy dụng cụ (súng ngang, tuýp 12) để cân chỉnh vị trí lắp kệ hành lý và bắn bulong liên kết kệ hành lý với lực khoảng 25Nm Đưa dụng cụ về lại
- Lắp đồng hồ báo giờ
Ban đầu, đặt đồng hồ trùng biên dạng lắp ráp trên la phong đầu Sau đó, canh chỉnh đồng hồ Dùng bút chì đánh dấu các vị trí bắn vít Sau đó, lấy dụng cụ gồm súng hơi, đầu bake và sử dụng vít taro bắn tại các dấu bắn vít Đặt đồng hồ vào vị trí lắp ráp Tiến
Kính chiếu hậu sau Đồng hồ báo giờ
Hình 3 5 Lắp kệ hành lí hành lấy dụng cụ và bắn vít liên kết Đặt dụng cụ về vị trí
- Lắp đèn la phông trần
Hình 3 6 Lắp đèn laphong trần
Hệ thống đèn được thiết kế gợn sóng dạng 3D sử dụng hiệu ứng trùng với hiệu ứng máy bay, tức là khi bật hoặc tắt thì đèn sẽ sáng dần hoặc tắt dần Nhằm giúp mắt hành khách dễ thích ứng hơn, không bị chối đột ngột Ngoài đèn trần thì còn nhìu đèn khác được lắp đặt trên xe như đèn dọc theo nẹp kệ hành khách, đèn rèm che nắng, đèn sàn lối đi,… Được thiết kế nhằm tăng tính thấm mĩ cho xe và giúp xe có giá trị hơn
Ban đầu, đặt bộ đèn vào vị trí lắp ráp Lấy dụng cụ gồm khoan điện và mũi khoan và khoan lỗ lắp trên laphong Lấy dụng cụ gồm súng hơi, đầu bake để bắn vít liên kết để cố định đèn.
Quy trình lắp ráp hoàn thiện tại trạm FN.103
3.3.1 Lắp hệ thống ghế tài xế, ghế tài phụ, ghế hành khách và dây an toàn
Hình 3 7 Lắp ghế tài xế và tấm dừng
Ghế tài xế sử dụng hệ thống cân bằng hơi có xuất sứ hàn quốc và được bọc đồng màu với ghế hành khách Đầu tiên, đặt ghế tài xế vào vị trí lắp ráp và canh chỉnh ghế trùng lỗ trên sàn cabin
Tiếp đó, căn chỉnh theo kích thước và gá các bulong liên kết (bulong M10x45x1,25; vòng đệm D10) Sau đó, lấy dụng cụ (súng hơi ngang, tuýp 12) và siết các bulong liên kết với lực khoảng 65 – 75 Nm Đặt dụng cụ về vị trí
Thay vì sử dụng vật liệu composite thì tấm dừng sử dụng vật liệu khung inox và mica Trước tiên, chuẩn bị vật tư dụng cụ và gá các chi tiết vào vị trí lắp ráp Sau đó, bắn vít cố định tấm dừng Kiểm tra, thu dọn dụng cụ
- Ráp dãy ghế hành khách cuối và 2 bên
Dùng tay nâng ghế, đưa ghế vào xe→Gá ghế vào các bulong liên kết trên hông và sàn→Cân chỉnh ghê theo kích thước theo bản vẽ layout→Gá các bulong liên kết→Lấy dụng cụ gồm súng hơi, tuýp 14→Siết các bulong liên kết với lực từ 67-75 Nm→Đưa dụng cụ về vị trí
- Lắp dây đai an toàn
Khoan các lỗ theo dấu trên ốp trụ: dùng khoan hơi→Tero các lỗ vừa khoan ( mũi tero 10) →Đặt dây đai vào vị trí lắp→Gá các bulong liên kết→Lấy dụng cụ: Súng hơi, tuýp 10, →Siết các bulong liên kết: dùng súng hơi, tuýp 10 và siết với lực 65-75 Nm→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
3.3.2 Lắp hệ thống tránh nắng
- Ráp thanh rèm che nắng hai dãy vào rèm che nắng
- Lắp tấm rèm che nắng vào bộ rèn kính trước Đầu tiên, luồng thanh rèm che nắng vào nút nhựa bên rèm đồng thời luồn đầu thanh rèm che nắng vào đầu nhựa rèm che nắng Cân chỉnh đúng hướng, vị trí Sau đó, lấy dụng cụ gồm súng hơi, đầu bake và siết vít liên kết
- Lắp bộ rèn chắn nắng vào la phông
Hình 3 8 Ráp dãy ghế hành khách Đưa bộ rèm che nắng vào vị trí→Căn chỉnh cân đối→Lấy dấu các vị trí lỗ vít→Lấy dụng cụ( khoan, mũi khoan 3,5) →Khoan mồi các lỗ vít đã đánh dấu→Bắn vít liên kết→Đặt dụng cụ về vịt rí ban đầu
- Lắp thanh rèm che nắng vào trụ kính Đầu tiên, lấy dụng cụ gồm máy khoan và mũi khoan 3,5 và khoan mồi các lỗ bắn vít.Bắn các vít liên kết thanh che nắng gồm súng hơi, đầu bake Đặt dụng cụ về vị trí
- Lắp nu hít kính vào thanh rèm che nắng
Cố định thanh rèm tránh nắng kính chắn gió
Quy trình lắp ráp hoàn thiện tại trạm FN.104
3.4.1 Lắp ráp hệ thống kính trên xe
Hình 3 9 Ráp kính chắn gió
- Dán keo trong kính chắn gió
Công dụng: Kết dính kính chắn gió vào khung kính
Lấy dụng cụ vật tư súng bắn keo→dùng vòi hơi vệ sinh đường bắn keo→Tiến hành bắn keo trên kính chắn gió đảm bảo đường keo đều, dày và không bị đứt→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
Vệ sinh bề mặt kính→Lấy kính từ kệ→khởi động thiết bị hít kính đưa kính vào vị trí lắp ráp→Căn chỉnh kính tại các góc→Ép cạnh dưới kính vào cạnh khung kính hông→Bắn 2 vít giữ mép dưới kính vào vị trí đã khoan lỗ→Ép kính vào khung xương kính hông→Thả kính và đưa tay nâng kính về vị trí ban đầu→Căn chỉnh kính tại các mép→Bắn vít giữ mép trên và mép trước lại vị trí đã khoan lỗ
- Dán keo khung kính chắn gió
Vị trí: Xung quanh viền khung kính chắn gió
Công dụng: Làm kín khe hở giữa kính và khung khúng, đồng thời làm tăng tính thẩm mỉ, tránh nước đọng khi trời mưa
Cách tiến hành: Dùng vòi xịt vệ sinh bề mặt tại vị trí cần bắn keo, đảm bảo bề mặt xung quanh viền kính không bám bụi→ Dùng súng bắn keo bắn keo làm kín viền xung quanh dọc theo viền kính đảm bảo đường keo kín thẳng, liền mạch không lỗ khí→ đường keo ôm đều biên dạng kính→ Dùng xà phòng vệ sinh và vuốt keo đều, thẳng, mịn→ Kiểm tra độ hoàn thiện bằng tay, keo kín đều các bề mặt, không bong tróc khi khô
Hình 3 10 Ráp kính cửa tài
- Bắn keo khung kính chết cửa tài Đầu tiên, lấy dụng cụ vật tư ( vải sạch) và vệ sinh đường bắn keo Sau đó, bắn keo khung kính chết Sau đó, đặt dụng cụ về vị trí
- Ráp kính chết cửa tài
Trước hết chuẩn bị vật tư dụng cụ để dán kính và cân chỉnh kính Sau đó, bắn vít các nẹp giữ kính và dùng băng keo dán giữ kính Đặt dụng cụ về vị trí
- Bắn keo trong khung kính lưng Đầu tiên, lấy dụng cụ vật tư ( vải sạch) và vệ sinh đường bắn keo→ Sau đó, bắn keo khung kính lưng Sau đó, đặt dụng cụ về vị trí
Lấy kính từ kệ→khởi động thiết bị hít kính đưa kính vào vị trí lắp ráp→Căn chỉnh kính tại các góc→Ép cạnh dưới kính vào cạnh khung kính hông→Bắn 2 vít giữ mép dưới kính vào vị trí đã khoan lỗ→Ép kính vào khung xương kính hông→Thả kính và đưa tay nâng kính về vị trí ban đầu→Căn chỉnh kính tại các mép→Bắn vít giữ mép trên và mép trước lại vị trí đã khoan lỗ
Hình 3 11 Ráp kính lưng xe
- Ráp kính hông bên tài, phụ
Hình 3 12 Ráp kính hông bên tài, phụ
Vệ sinh bề mặt kính→Lấy kính từ kệ→Đưa kính vào vị trí lắp ráp→Căn chỉnh kính tại các góc→Ép cạnh dưới kính vào cạnh khung kính hông→Bắn 2 vít giữ mép dưới kính vào vị trí đã khoan lỗ→Ép kính vào khung xương kính hông→Thả kính và đưa tay nâng minh về vị trí ban đầu→Căn chỉnh kính tại các mép→Bắn vít giữ mép trên và mép trước lại vị trí đã khoan lỗ
- Dán ron khung kính hông bên tài, bên lơ
Hình 3 13 Dán ron khung kính hông bên tài
Cách tiến hành: Dùng vòi xịt vệ sinh bề mặt tại vị trí cần bắn keo, đảm bảo bề mặt xung quanh viền kính không bám bụi→ Dùng súng bắn keo bắn keo làm kín viền xung quanh dọc theo viền kính đảm bảo đường keo kín thẳng, liền mạch không lỗ khí→ đường keo ôm đều biên dạng kính→ Dùng xà phòng vệ sinh và vuốt keo đều, thẳng, mịn→ Kiểm tra độ hoàn thiện bằng tay, keo kín đều các bề mặt, không bong tróc khi khô
3.4.2 Lắp lốp dự phòng cho xe
Vị trí: Sau mặt ga lăng xe
Công dụng: Sử dụng trong trường hợp gặp sự cố hoặc hỏng lốp
Chuẩn bị vật tư và dụng cụ: bánh xe dự phòng, pát ổ quay lốp dự phòng, đai ốc M20*1,5→Gá bộ kéo lốp dự phòng vào lốp→Gá tay quay lốp vào ổ quay→Quay tay quay nâng lóp→Gá đai ốc khóa lốp dự phòng→Siết các đai ốc khóa lốp dự phòng→Đật dụng cụ về vị trí ban đầu
Quy trình lắp ráp hoàn thiện tại trạm FN.105
3.5.1 Hoàn thiện hệ thống nạp không khí
- Ráp su mỏ vịt vào bầu lọc không khí nạp
Hình 3 14 Lắp su mỏ vịt
Vị trí: Dưới đáy bầu lọc không khí nạp
Công dụng: Thải nước trong bầu lọc ra ngoài
Gỏ đai siết vào su mỏ vịt: đai siết, ỉ120→Luồng cao su mỏ vịt vào đầu núi→Canh chỉnh hướng lắp sao cho mỏ vịt hướng ra ngoài→Lấy dụng cụ→Siết chặt đai siết→Dặt dụng cụ về vị trí ban đầu
-Nối ống từ họng gió vào bầu không khí nạp
+ Gá 2 cổ dê vào 2 đầu ống nối→Luồn đầu ống nối dưới vào đầu vào của bầu air→Luồn đầu ống nối trên vào đầu ra họng air→Lấy dụng cụ→Siết các cổ dê→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
Hình 3 15 Nối ống từ họng gió vào bầu không khí nạp
- Nối ống khí ra bộ lọc khí
Hình 3 16 Nối ống khí ra bộ lọc khí
+ Gá các cổ dê vào đầu ống nối→Luồn đầu ống nối vào đầu ra bầu không khí→Lấy dụng cụ→Siết các cổ dê→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Nối ống khí ra bộ lọc khí đến ống gió vào tubor
+ Lấy dụng cụ →Gá các cổ dê vào đầu ống nối→Luồn đầu ống nối khí ra bộ lọc vào nối ống su→Căn chỉnh cổ dê→Siết các cổ dê và vạch dấu đã siết→Đặt dụng cụ về vị trí ban đầu
- Châm nhiên liệu, dung dịch urea, châm nước làm mát
+ Chuẩn bị nước làm mát→Mở nắp trên bình nước phụ→Lấy dụng cụ :bơm nước làm mát→Đưa vồi vào và bơm nước làm mát 27l→Đậy nắp bình nước phụ→Đạt dụng
Hình 3 17 Châm nước lám mát 3.5.3 Hoàn thiện hệ thống đèn và taplo
Vị trí lắp: trên cản trước Đèn pha cốt được đặt vào lỗ mặt galăng được đụt sẵn, xung quanh được gắn ron ốp đèn nhằm tăng tính thẩm mĩ Kết hợp với đèn cản màu vàng hay còn gọi là đèn gầm và đèn Daily light được trang bị hỗ trợ người lái nhanh chóng phát hiện vật cản khi di chuyển trong khu vực thiếu ánh sáng, trời tối hay trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, sương mù
Hình 3 18 Lắp đèn chiếu sáng trước
- Cụm đèn phanh và đèn hậu
Hình 3 19Cụm đèn phanh và cụm đèn hậu Đèn daily light Đèn cản Đèn lướt gió Đèn tín hiệu trong kính lưng Đèn phanh & đề mi
Công dụng: Báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết xe đi trước đang giảm tốc độ hoặc dừng lại, qua đó chủ động điều chỉnh vận tốc hoặc chuyển hướng để tránh va chạm Nhà thiết kế đã khéo léo sử dụng đèn phanh thông qua đèn lướt gió và tín hiệu trong kính lưng giúp tăng thêm tính độc đáo cho xe
3.6 Quy trình kiểm tra xe hoàn thiện
3.6.1 Kiểm tra tổng quát nội thất, ngoại thất
Kiểm tra ghế tài xế và hành khách:
Quy trình kiểm tra ghế trước khi hoàn thiện bao gồm kiểm tra các cảm biến được kết nối với ghế ngồi nhằm đảm bảo các tính năng tự động của phương tiện hoạt động thông suốt, chẳng hạn như kiểm tra hệ thống hơi của ghế tài xế có hoạt động êm dịu không Các jack USB được gắn ở ghế hành khách đều sử dụng được
Kiểm tra hệ thống âm thanh, giải trí:
Hệ thống sẽ được kiểm tra loa, radio cũng như các thiết bị phần cứng khác, đảm bảo các tiện ích được tích hợp tính năng giải trí đa dạng trước khi xe xuất xưởng
Kiểm tra hoạt động của tất cả các nút trên tapto nhắm đảm bảo đều được gắn chắc chắn và hoạt động bình thường
Kiểm tra kính và keo xung quanh viền kính Nhằm khắc phục tình trạng kính bị xướt trong quá trình vận chuyển và lắp ráp giúp tăng tính thẩm mĩ và an toàn khi di chuyển đặt biệt là kính chắn gió
3.6.2 Kiểm tra độ kín nước của xe
Chức năng: Kiểm tra độ kín nước của khoang hành khách
Cấu tạo phòng thủ nước: Mô phỏng trạng thái trời mưa để kiểm tra độ kín khít của khoang hành khách khi xe chạy trong thời tiết trời mưa Xe được đưa đến vị trí kiểm tra độ kín nước, các tia nước được phun xung quanh xe từ mọi hướng Qua đó kiểm tra độ kín nước sau khi phun nước 30 phút nước có xâm nhập được vào trong qua các tiêu chuẩn đánh giá Cụ thể như sau: Kiểm tra tình trạng nước xâm nhập vào xe tại các hạng mục: Kính chắn gió, kính hông, kính lưng , chân gạt mưa, Cửa tài, Cửa hành khách, cửa lùa, nắp quạt gió, la phông, sàn xe, cốp hầm hành lý, giàn lạnh
Hình 3 20 Cấu tạo phòng thử nước
Phòng thử nước xe ô tô có 7 phần chính: 1 Mặt nền; 2 Van xả nước; 3 Vòi phun; 4 Trần nhà; 5 Vòi phun trước; 6 Vòi phun hai bên; 7 Vòi phun sau
3.6.3 Kiểm tra âm lượng còi và độ ồn
Chức năng: Đo cường độ âm thanh còi và độ ồn để đảm bảo yêu cầu xuất xưởng Nguyên lý làm việc và trình tự kiểm tra:
Mức ồn tối đa cho phép: 105 dB (A)
- Đo độ ồn: Thực hiện đo tiếng ồn động cơ gần ống xả theo tiêu chuẩn TCVN 643, khi đo chênh lệch giữa các lần đo không được vượt quá 2 dB, chênh lệch giữa độ ồn nền và độ ồn trung bình của các lần đo không được vượt quá 3 dB
- Yêu cầu về độ ồn: Độ ồn trung bình không được vượt quá các giới hạn sau đây:
+ Ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P > 150 (kW): 107 dB
- Quy trình thử độ ồn đã được xây dựng, qua đó mức ồn được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá Cụ thể như sau:
+ Mức ồn tối đa cho phép không lớn hơn 107 dB(A)
+ Kiểm tra khi xe ở trạng thái đỗ
- Quy trình thử còi đã được xây dựng, qua đó âm lượng còi được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá Cụ thể như sau:
+ Âm lượng còi không nhỏ hơn 93 dB(A), không lớn hơn 112 dB(A)
+ Đặt thiết bị kiểm tra ở vị trí cách đầu xe 7m, micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5m đến 1,5m
3.6.4 Kiểm tra hệ thống đèn
Chức năng: Kiểm tra cường độ sáng của đèn chiếu sáng phía trước và độ lệch chùm sáng của đèn chiếu xa
+ Cường độ sáng của đèn chiếu sáng phía trước > 1200cd
+ Độ lệch đối với đèn chiếu xa: Theo phương thẳng đứng, chùm sáng không được hướng lên trên Theo phương ngang, chùm sáng của đèn bên trái không được lệch phải quá 2%, không được lệch trái quá 1%; Chùm sáng của đèn bên phải không được lệch phải hoặc trái quá 2%
Trình tự kiểm tra: Đèn chiếu xa (đèn pha): đặt buồng đo chính giữa trước đầu xe, cách một khoảng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, điều chỉnh buồng đo song song với đầu xe; đẩy buồng đo đến đèn cần kiểm tra và điều chỉnh buồng đo chính giữa đèn cần kiểm tra; bật đèn trong khi xe nổ máy, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả Đèn chiếu gần (đèn cốt): bật đèn cần kiểm tra trong khi xe nổ máy, đặt màn hứng sáng xuống dưới 1,3% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất không lớn hơn 850 mm và 2% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất lớn hơn 850 mm, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả
Hình 3 21 Kiểm tra hệ thống đèn