1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình lắp ráp và khai thác hệ thống điều hòa trên xe samco primas limousine li33b

86 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 6,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY SAMCO (16)
    • 1.1. Giới thiệu tổng công ty SAMCO (16)
    • 1.2. Sứ mệnh- Tầm nhìn- Gía trị cốt lõi (18)
    • 1.3. Lĩnh vực hoạt động (19)
      • 1.3.1. Sản xuất công nghiệp (19)
      • 1.3.2. Thương mại dịch vụ (20)
      • 1.3.3. Vận tải hành khách (20)
      • 1.3.4. Vận tải hàng hóa (21)
      • 1.3.5. Xây dựng giao thông (22)
    • 1.4. XE SAMCO PRIMAS LIMOUSINE LI33B (23)
      • 1.4.1. Ngoại thất và nội thất xe SAMCO PROMAS LIMOUSINE LI33B 9 1.4.2. Thông số kỹ thuật (23)
  • CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA LD8i DÙNG TRÊN XE SAMCO (26)
    • 2.1. Cấu tạo của LD8i (26)
      • 2.1.1. Hộp rơ le (26)
      • 2.1.2. Các rơ le trong mạch điện (29)
      • 2.1.3. Mô tơ quạt giàn nóng ( giàn ngưng) (30)
      • 2.1.4. Giàn ngưng ( giàn nóng) và bộ hóa lạnh (31)
      • 2.1.5. Giàn lạnh (31)
      • 2.1.6. Bình chứa gas lạnh (32)
      • 2.1.7. Bình lọc hút ẩm (32)
      • 2.1.8. Quạt gió giàn lạnh ( sáu cặp) (33)
      • 2.1.9. Máy nén điều hòa 6c500,6c620 Denso (33)
      • 2.1.10. Ly hợp từ (36)
      • 2.1.11. Công tắc áp suất (37)
      • 2.1.12. Cảm biến nhiệt độ (39)
      • 2.1.13. Van tiết lưu (40)
      • 2.1.14. Mắt kính kiểm tra (41)
    • 2.2. Bảng điều khiển A/C trên tablo (41)
      • 2.2.1. Khởi động điều hòa (43)
      • 2.2.2. Vận hành tự động (43)
      • 2.2.3. Điều chỉnh thủ công bằng tay (44)
    • 2.3. Chu trình làm lạnh của hệ thống (44)
    • 2.4. Hệ thống điều khiển (45)
      • 2.4.1. Tổng quan (45)
      • 2.4.2. Mạch ECU (46)
      • 2.4.3. Điều khiển nhiệt độ tự động trong xe (47)
      • 2.4.4. Điều khiển tốc độ mô tơ quạt gió tự động (48)
      • 2.4.5. Nguyên lí hoạt động của các cụm rơ le mô tơ quạt gió (52)
      • 2.4.6. Điều khiển tốc độ mô tơ quạt giàn ngưng (55)
      • 2.4.7. Điều khiển chống đống băng (57)
      • 2.4.8. Điều khiển áp suất bất thường (57)
      • 2.4.9. Kiểm soát nạp gas (57)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LẮP RÁP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA LD8I (58)
    • 3.1. Lực xiết quy định (58)
    • 3.2. Tháo và lắp hộp rơ le (58)
    • 3.3. Tháo và lắp cầu chì (59)
    • 3.4. Tháo và lắp mô tơ quạt gió (59)
    • 3.5. Tháo và lắp mô tơ quạt giàn ngưng (61)
    • 3.6. Tháo và lắp van tiết lưu (62)
    • 3.7. Tháo và lắp giàn lạnh (62)
    • 3.8. Tháo lắp phin lộc (63)
    • 3.9. Tháo lắp bộ hút ẩm (64)
    • 3.10. Tháo lắp van ngắt (64)
    • 3.11. Tháo lắp giàn nóng (65)
    • 3.12. Cải tạo chessi lắp máy nén (68)
    • 3.13. Lắp đặt hộp lạnh vào thùng xe (68)
    • 3.14. Lắp nối đường ống gas nén và xã (69)
    • 3.15. Lắp đường nước thải của hệ thống (71)
    • 3.16. Hút chân không và nạp gas (72)
    • 3.17. Chạy thử và hoàn tất (75)
  • CHƯƠNG 4: Bảo dưỡng hệ thống điều hòa LD8i (76)
    • 4.1. Kiểm tra dây đai và điều chỉnh độ căng dây (76)
    • 4.2. Vệ sinh lộc gió (77)
    • 4.3. Kiểm tra lượng gas lạnh trong hệ thống (77)
    • 4.4. Kiểm tra rò rỉ trên đường ống gas (77)
    • 4.5. Vệ sinh giàn ngưng (78)
    • 4.6. Vệ sinh giàn lạnh (79)
    • 4.7. Kiểm tra lượng dầu trong máy nén (80)
    • 4.8. Đo khe hở li hợp (80)
    • 4.9. Kiểm tra ECU điều hòa (81)
    • 4.10. Nhãn mác sản phẩm trong hệ thống (82)

Nội dung

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo của Viện cơ khí, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đem lại cho em nhiều kiến thức có ích và bổ trợ trong những năm em học tập tại trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích em, giúp em hoàn thiện bài luận văn đầy đủ và tốt nhất.

TỔNG QUAN CÔNG TY SAMCO

Giới thiệu tổng công ty SAMCO

Ngày 28/4/2004 bằng Quyết định số 69/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 172/2004/QĐ-UB ngày 15/07/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con Năm 2010 Tổng công ty chuyển đổi thành Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – TNHH MTV theo Quyết định số 2988/QĐ-UB ngày 7/7/2010 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1 1: Tổng công ty Samco

SAMCO có hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực, mỗi ngành đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, tập trung được nhiều nguồn lực, khả năng hỗ trợ, hợp tác liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó, Tổng công ty SAMCO có ngành mũi nhọn là ngành cơ khí chế tạo, đã được Chính phủ quy hoạch là một trong bốn Tổng công ty đảm nhiệm vai trò nòng cốt phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam.

Là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành, trong đó ngành chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng cao Chuyên kinh doanh ôtô, xe buýt, xe khách Cung cấp phụ tùng chính phẩm, thực hiện bảo trì sửa chữa ôtô các loại: Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Chevrolet, Mercedes-

Benz, Nissan Sản xuất, lắp ráp các loại xe buýt và xe chuyên dùng trên nền cơ sở: Isuzu, Hino, Maz, Fuso, Huyndai, Mercedes_Benz, Hino

Hình 1 2: Ngành sản xuất chính của Samco

Là trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cao: SAMCO kết hợp và được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài liệu và dụng cụ đào tạo từ các hãng ôtô nổi tiếng trên thế giới Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh và công cộng Đóng tàu và cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường thủy Khai thác, kinh doanh vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển trong và ngoài nước Sản xuất thiết bị và xây dựng hệ thống giao thông, cho thuê bến bãi và vận tải hàng hóa Xuất nhập khẩu ủy thác các trang thiết bị và phương tiện giao thông vận tải, vật tư các loại Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị phục vụ môi trường, thiết bị garage, phụ tùng cho giao thông công chánh… Thiết kế kỹ thuật các loại phương tiện vận chuyển với đặc tính kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với điều kiện Việt Nam

• Địa chỉ: 262 Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1 3: Đào tạo kỹ thuật chuyên môn

• Email: samco@samco.com.vn

• Website: www.samco.com.vn ; www.samco.vn

Hình 1 4: Sơ đồ cấu trúc đơn vị của SAMCO

Sứ mệnh- Tầm nhìn- Gía trị cốt lõi

Sứ mệnh:“Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao trong ngành cơ khí giao thông vận tải, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam.”

Tầm nhìn:“Trở thành biểu tượng quốc gia trong ngành cơ khí giao thông vận tải ”

Lĩnh vực hoạt động

SAMCO có 06 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, cung cấp cho thị trường các loại xe buýt, xe khách, xe chuyên dùng; Hợp tác với các đối tác nước ngoài thành lập các liên doanh Mecerdes Benz Việt Nam và Isuzu Việt Nam sản xuất các dòng xe du lịch, xe tải từ năm 1995 đến nay.

Hiện nay, SAMCO sản xuất các loại xe khách từ 29 đến

46 chỗ ngồi, xe khách giường nằm, xe buýt có sức chở từ 40 đến

80 người cùng với hơn 50 chủng loại xe chuyên dùng sử dụng cho các lĩnh vực môi trường, phòng cháy chữa cháy, các công trình xây dựng, an ninh quốc phòng, văn hóa nghệ thuật, truyền hình

Hình 1 5: Gía trị cốt lỗi của công ty

Hình 1 6: Sản xuất gia công thùng xe

• Chuyên sản xuất, lắp ráp ôtô các loại: Xe du lịch, xe tải, Xe khách, xe buýt và hơn 50 chủng loại xe chuyên dùng.

• Đóng tàu và cung cấp các dịch vụ bảo trì tàu thủy

SAMCO đang có 08 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này SAMCO là một trong những đại lý đầu tiên tại Việt Nam của nhiều thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới như Mercedes- Benz, Lexus, Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Nisan, Chevrolet, Hino, Fuso… Hệ thống các Trạm dịch vụ ôtô của SAMCO trải rộng khắp TPHCM, được đánh giá hiện đại, tiên tiến, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ngang với các nước trong khu vực

Hình 1 7: Dịch vụ bảo dưỡng xe của SAMCO

• Kinh doanh ôtô các loại, cung cấp phụ tùng chính phẩm và dịch vụ bảo trì, sửa chữa ôtô.

• Đầu tư, kinh doanh và quản lý khu công nghiệp ôtô Hoà Phú

SAMCO có 05 đơn vị thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực này Quản lý gần 1.000 phương tiện vận tải hành khách, là đơn vị chủ lực phục vụ nhu cầu vận tải hành

Trang 7 khách công cộng trên địa bàn TPHCM, nhu cầu vận tải du lịch trong nước và quốc tế của người dân.

Bên cạnh đó, SAMCO hiện đang quản lý các bến xe có qui mô lớn nhất TP.HCM như: bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Ngã Tư Ga, bến xe An Sương, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách liên tỉnh đi khắp mọi miền của đất nước

Hình 1 8: Dịch vụ vận tải

• Khai thác và kinh doanh các bến xe phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng nội thành và liên tỉnh, khai thác các dịch vụ trong bến xe.

• Đảm bảo việc vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố

• Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách theo tuyến cố định

• Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế

Trong lĩnh vực này SAMCO có 05 đơn vị thành viên cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển trong nước và quốc tế SAMCO hiện đang quản lý và khai thác các cảng biển lớn như cảng Bến Nghé, cảng Phú Hữu với năng lực

Trang 8 xếp dỡ hàng hóa trên 4 triệu tấn thông qua/ năm Bên cạnh đó SAMCO cũng đang quản lý cảng sông Phú Định lớn nhất TPHCM, cung cấp các dịch vụ kho bãi, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa

Hình 1 9: Dịch vụ vận tải, xếp dỡ, kho bãi

• Kinh doanh bốc xếp hàng hóa tại khu vực cảng.

• Kinh doanh kho bãi chứa hàng trong và ngoài nước Kinh doanh kho ngoại quan

• Dịch vụ trung chuyển container quốc tế

• Quản lý, khai thác tàu biển và tàu sông kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường sông trong và ngoài nước

• Dịch vụ đại lý tàu biển và giao nhận, làm thủ tục cho tàu ra vào cảng, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ môi giới hàng hải và thuê tàu

• Dịch vụ khai quan và giao hàng trọn gói

• Dịch vụ vận tải đường bộ và vận tải container

SAMCO có hai đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực tổng thầu xây dựng và tư vấn xây dựng các công trình: cầu, đường bộ; bến, bãi đậu xe; cảng sông, cảng biển, bờ kè; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; San lấp mặt bằng, nạo vét kênh rạch…

Hình 1 10: Mãng xây dựng của SAMCO

• Thiết kế, tư vấn và xây dựng các công trình cầu đường, xây dựng công nghiệp và dân dụng.

• Quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khu phức hợp.

XE SAMCO PRIMAS LIMOUSINE LI33B

1.4.1 Ngoại thất và nội thất xe SAMCO PROMAS LIMOUSINE LI33B Ở phiên bản Samco Primas, thiết kế được tập trung theo phong cách năng động, thể hiện sự mạnh mẽ và tinh tế trên từng chi tiết Kiểu dáng ngoại thất ấn tượng nổi bất phong cách mạnh mẽ

Hình 1 11: đầu và hông xe LI33B

Nội thất được thiết kế tối giản nhưng hiện đại mạng lại sự tiện nghi, êm ái cho hành khách Từ đó tạo nên hiệu quả kinh tế cho đơn vị vận tải Đệm giường nằm có thể tùy chỉnh phần tựa lưng cao thấp phù hợp với từng khách hàng, hệ thống giải trí như màn hình LCD, tai nghe, đèn đọc sách, cổng sạc điện thoại di động… bố trí riêng biệt cho từng khoang, mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt khi di chuyển Nhờ vậy, những chuyến đi đường dài trở thành khoảng thời gian thư giãn, thoải mái

Samco Primas sử dụng khung gầm Isuzu LV, nhập khẩu đồng bộ từ Nhật Bản như một sự bảo chứng về chất lượng vượt trội, an toàn cùng công nghệ cao cấp

Trái tim của Samco Primas là khối động cơ Isuzu 6WG1E4, dung tích xy lanh 15.681cc, sản sinh công suất cực đại đạt 380Ps bền bỉ, mạnh mẽ nhưng cực kỳ tiết kiệm nhiên liệu Điểm khác biệt của Samco Primas Limousine so với các dòng xe khác trên thị trường là xe sử dụng công nghệ Hồi lưu khí xả (EGR) giúp giảm thiểu khí NOx thải ra, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, thân thiện với môi trường, vừa bảo vệ động cơ vừa tiết kiệm chi phí khi không phải sử dụng dung dịch AdBlue (Ure) để xử lý khí thải như các dòng xe khác hiện có trên thị trường

Hệ thống treo bầu hơi (02 bầu hơi trước, 04 bầu phía sau) và hệ thống phanh ABS giúp xe vận hành êm ái, mang đến cho hành khách những trải nghiệm thoải mái trên mọi cung đường, địa hình ở Việt Nam

Hình 2-2: Nội thấtHình 1 12: Nội thất xe LI33B

Hình 1 13: Thông số kỹ thuật xe Samco Primas

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA LD8i DÙNG TRÊN XE SAMCO

Cấu tạo của LD8i

Hình 2 1: Tổng quan hộp lạnh trên xe Samco Primas

Chứa các chi tiết điện điều khiển toàn bộ hệ thống điều hoà xe buýt, bao gồm mô tơ quạt giàn ngưng, mô tơ quạt gió, ly hợp từ máy nén, v.v

Vị trí được đặt giữa trong cụm làm lạnh

Sơ đồ cấu tạo bên trong hộp rơ le

Bảng 2 1: Các linh kiện điện được lắp trong hộp rơ le

1 ACCC ECU điều hòa 24 RLB5 Rơ le mô tơ quạt gió 5

2 ACT AMP đồng hồ 25 RLB6 Rơ le mô tơ quạt gió 6

3 FUB1 Cầu chì mô tơ quạt gió 1 26 RLB7 Rơ le mô tơ quạt gió 7

4 FUB2 Cầu chì mô tơ quạt gió 2 27 RLB8 Rơ le mô tơ quạt gió 8

5 FUB3 Cầu chì mô tơ quạt gió 3 28 RLB9 Rơ le mô tơ quạt gió 9

6 FUB4 Cầu chì mô tơ quạt gió 4 29 RLB10 Rơ le mô tơ quạt gió 10

7 FUB5 Cầu chì mô tơ quạt gió 5 30 RLB12 Rơ le mô tơ quạt gió 12

8 FUB6 Cầu chì mô tơ quạt gió 6 31 RLB13 Rơ le mô tơ quạt gió 13

9 FUB7 Cầu chì mô tơ quạt gió 7 32 RLB14 Rơ le mô tơ quạt gió 14

10 FUB8 Cầu chì mô tơ quạt gió 8 33 RLB15 Rơ le mô tơ quạt gió 15

11 FUB9 Cầu chì mô tơ quạt gió 9 34 RLB16 Rơ le mô tơ quạt gió 16

12 FUB10 Cầu chì mô tơ quạt gió 10 35 RLC Rơ le điều khiển máy nén

13 FUB11 Cầu chì mô tơ quạt gió 11 36 RLDH1 Rơ le điều khiển giàn ngưng 1 (HI)

14 FUB12 Cầu chì mô tơ quạt gió 12 37 RLDH2 Rơ le điều khiển giàn ngưng 2 (HI)

15 FUC Cầu chì ly hợp máy nén 38 RLDH3 Rơ le điều khiển giàn ngưng 3 (HI)

16 FUD1 Cầu chì mô tơ giàn ngưng 1 39 RLDL1 Rơ le điều khiển giàn ngưng 2 (LO)

17 FUD2 Cầu chì mô tơ giàn ngưng 2 40 RLDL2 Rơ le điều khiển giàn ngưng 3 (LO)

18 FUD3 Cầu chì mô tơ giàn ngưng 3 41 RLF1 Rơ le chống đóng băng 1

19 FUM Cầu chì chính 42 RLF2 Rơ le chống đóng băng 2

20 RLB1 Rơ le mô tơ quạt gió 1 43 RLDL2 Rơ le điều khiển giàn ngưng 3 (ME)

21 RLB2 Rơ le mô tơ quạt gió 2 44 RLL1 Rơ le đồng hồ 1

22 RLB3 Rơ le mô tơ quạt gió 3 45 RLL2 Rơ le đồng hồ 2

23 RLB4 Rơ le mô tơ quạt gió 4 46 THI1 Cảm biến nhiệt độ trong xe

Hình 2 2: Sơ đồ bố trí các linh kiện trong mạch

2.1.2 Các rơ le trong mạch điện

Rơ le là thiết bị dùng trong các bo mạch điều khiển tự động Giúp bảo vệ các thiết bị điện, ngăn các sự cố quá tải Đồng thời, rơ le có vai trò đóng cắt dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ le Tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch

Thông số kỹ thuật rơ le dùng trong hệ thống điều hòa LDi8:

Bảng 2 2: Thông số kỹ thuật các rơ le dùng trong toàn mạch

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT

3-5 Thường mở Điện áp sử dụng DC 24V

Dòng cuộn cảm sử dụng

1-2 0.063 ± 0.01 A (tại 20 oC) Dòng qua tiếp điểm NO: 0.1-16A

Có 3 loại rơ le được dùng trong mạch đó là loại thường đống, thường mở hoặc loại công tắc hoán chuyển ví dụ từ ảnh 15 và bảng cấu tạo của hộp rơ le ta dễ dàng phân loại rơ le được dùng như sau:

Bảng 2 3: Phân loại rơ le trong sơ đồ mạch

Phương pháp sử dụng Tên rơ le

Loại thường mở Dùng chân số 3 và 5 (Thường mở)

Loại thường đóng dùng chân số 3 và 4

Loại hoán chuyển (3-5: Thường mở) (3-4: Thường đóng)

2.1.3 Mô tơ quạt giàn nóng ( giàn ngưng)

Rơ le mô tơ giàn ngưng vận hành và điều khiển tốc độ mô tơ quạt giàn ngưng ở chế độ LO hoặc HI, tuỳ theo tín hiệu từ công tắc áp suất giàn ngưng

Vị trí mô tơ quạt đặt trên thùng xe và đặt trước bộ điều hòa

Hình 2 4: Quạt giàn nóng và bộ hóa lạnh

Cấu tạo sơ bộ của mô tơ quạt

Hình 2 5: Cấu tạo sơ bộ của quạt

Ro tô sẽ là phần trục quay nằm phía trong cuộn stato Stato là phần lỗi dây điện gồm hai cuộn dây: dây đề và dây chạy Chúng sẽ được nối với nhau tạo thành 1 cụm có

3 giắc Dây đề và dây chạy đều được nói với tụ, riêng dây chạy sẽ kết nói thêm ra nguồn

Từ đó tạo ra từ trường quay rô tô Thống số kỹ thuật của quạt giàn nóng

Loại 112FR, sử dụng điện thế DC 25.5V, tốc độ rpm khoản 19800 ± 200 rpm, dòng điện tiêu thụ 4.3 ± 0.5A, tốc độ quay của quạt đạt 2000 rpm hoặc cao hơn, chiều quay: cùng chiều kim đồng hồ

2.1.4 Giàn ngưng ( giàn nóng) và bộ hóa lạnh

Giàn ngưng và bộ hóa lạnh được lắp chung với nhau để tạo thành một tổ hợp hoàn chỉnh.Môi chất lạnh dạng hơi qua giàn ngưng được chuyển thành môi chất lạnh dạng lỏng với mức nhiệt độ và áp suất cao, sau đó sẽ đi vào bộ hóa lạnh làm lạnh chất này thành chất lỏng siêu lạnh

Hình 2 6: giàn nóng và bộ hóa lạnh

Cấu tạo gồm các ống tản nhiệt nhỏ loại nhôm mỏng được lặp đặt trên thùng ô tô ,khi ô tô hoạt động hai quạt giàn ngưng sẽ thổi gió vào để giảm nhiệt độ môi chất

Giàn lạnh là thiết bị trao đổi nhiệt, ga lỏng thực hiện quá trình hóa hơi thu nhiệt của môi trường được làm lạnh ( không khí trong xe khách) Hơi tạo ra sau quá trình hóa hơi sẽ được máy nén hút về để duy trì áp suất và nhiệt độ cao không đổi

Lúc này không khí trong khoan xe được sáu cặp quạt giàn lạnh thôi qua giàn lạnh, trao đổi nhiệt với vách lạnh và nhiệt độ sẽ hạ xuống, tuần hoàn trở lại làm mát trong xe Giàn lạnh ô tô được làm bằng chất liệu cao cấp, có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt với cấu tạo bằng một ống kim loại uốn cong hình chi và xuyên qua các lớp lá mỏng hút nhiệt để tạo ra nguồn không khí mát lạnh

Tách chất làm lạnh thành khí và chất lỏng, và chỉ dẫn chất lỏng vào giàn lạnh.Tạm thời giữ lại chất làm lạnh thừa Một van an toàn (PRV) và công tắc áp suất giàn ngưng cũng được lắp vào

Hình 2 8: Bình chứa gas lạnh

Chất hỳt ẩm (zeolite- Mx/n[(AlO2)x(SiO2)y].zH2O) đ-ợc bọc kín trong một vỏ kim loại gọi là phin lọc ẩm, dựng để hỳt ẩm còn sót lại trong chất làm lạnh nhằm trỏnh ăn mũn cỏc chi tiết máy Ngoài ra cũn cú thờm hai lưới lọc bờn trong để đảm bảo loại bỏ những cận bẩn kim loại khác lẫn trong chất làm lạnh

Vị trí đặt sau bộ hóa lạnh và đặt trước bình chứa gas

Hình 2 9: Bộ lộc hút ẩm

2.1.8 Quạt gió giàn lạnh ( sáu cặp)

Dựa trên tín hiệu ECU của AC, rơ le mô tơ quạt gió sẽ vận hành và điều khiển mô tơ quạt gió ở 4 nấc (LO, ME1, ME2, và HI) Đặt vào trái và phải của giàn lạnh, dưới đây là cấu tạo sơ bộ của quạt gần giống với quạt giàn nóng

Hình 2 10: Quạt gió giàn lạnh ( 6 cặp )

Thông số kỷ thuật: loại T70FL, tốc độ rpm: 3800±350, điện thế :DC25.5V, dòng điện tiêu thụ 5.7 ± 0.5 a chiều quay nhìn từ phía A trên hình: cùng chiều kim đồng hồ

2.1.9 Máy nén điều hòa 6c500,6c620 Denso

Nén môi chất từ giàn lạnh thành môi chất dạng khí có nhiệt độ cao và áp suất cao, và dẫn đến giàn ngưng (giàn nóng) Giàn ngưng hoá lỏng khí ga đã được làm bay hơi Loại máy nén 6C500C, 6C620C (6 xylanh) được sử dụng Với chu trình làm lạnh HFC- 134a, vòng cao su mới (RBR) được dùng để gắn trục, còn vòng chữ O và dầu loại mới ND-OIL8 được dùng để bôi trơn Hai van phụ trợ đặt ở cửa nạp và nén của máy nén Bên cạnh đó van nạp đã được thay đổi từ loại có ốc vặn thành loại nối nhanh a) Cấu tạo và nguyên lí hoạt động máy nén

Pittông máy nén đi xuống sẽ hút chất làm lạnh qua van hút (bên có áp suất thấp) vào xylanh Sau đó pittông đẩy lên nén chất làm lạnh làm nhiệt độ chất này tăng lên do chịu áp suất cao Khi đẩy lên, chất làm lạnh được xả ra giàn ngưng (bên có áp suất cao) qua van xả

Bảng 2 4: Thông số máy nén 6c500 và 6c620

Hành trình và số xy lanh 42 mm (6 xy lanh) 47 mm (6 xy lanh)

Tốc độ tối đa cho phép 3000 v òng/ph út 3000 v òng/ph út

Dầu máy (ND-OIL8) 1700 cm 3 1700 cm 3

Khối lượng 28.2 kg 28.2 kg b) Vấn đề dầu bôi trơn và gas máy nén

Hình 2 12: Cơ chế hoạt động máy nén 6c500c

Bảng điều khiển A/C trên tablo

Hệ thống điều hòa không khí sẽ được điều khiển bằng các công tắc, nút nhấn dưới đây

Hình 2 26: kiểm tra gas thông qua kính

Bảng 2 7: Chức năng chi tiết trên bảng A/C

TT Tên chi tiết Chức năng

1 Công tắt quạt gió Dùng để điều khiển hoạt động của quạt gồm ba chế độ vận hành:

➢ AUTO: tốc độ quạt gió được điều chỉnh tự động theo bốn bước và cung cấp lượng gió nhất định để phù hơp với nhiệt độ đã chọn

➢ LO: quạt gió sẽ cung cấp lượng gió không đổi và vận tốc của mô tơ quạt luôn giữ ở mức độ nhất định

➢ HI: quạt sẽ cung cấp lượng gió không đổi và vận tốc của mô tơ quạt luôn giữ ở mức độ cao nhất

2 Nút điều chỉnh nhiệt độ trong xe

Xoay nút này để đặt nhiệt độ trong xe Chỉ số trên công tắc điều khiển cho thấy nhiệt độ hệ thống cần đạt được lúc này

3 Công tắt AC và đèn báo

Bật và tắt hệ thống điều hòa, đèn báo cho thấy chế độ vận hành trong hệ thống

4 Đèn nguồn Cho biết chế đô vận hành của mô tơ quạt

5 Đèn báo áp suất chất làm lạnh Đèn báo hiệu áp suất trong chu trình làm lạnh đặc biệt cao hoặc thấp Nếu đèn sáng ly hợp từ của máy nén điều hòa sẽ ngắt và tắt hệ thống điều hoà

Hình 2 27: Điều khiển A/C trên tablo

6 Vị trí nạp gas chỉ sử dụng khi bơm gas trong quá trình bảo dưỡng Không xoay nút điều khiển nhiệt độ ở vị trí này khi đang sử dụng điều hoà

(1)Trước khi nổ máy phải đảm bảo công tắc quạt gió và điều hoà ở vị trí

Chú ý: máy nén sẽ gây phụ tải cho máy đề khi khởi động động cơ nếu như công tắc quạt gió và công tắc AC ở vị trí bật

(2) Sau khi nổ máy, bật công tắc quạt về nấc "AUTO" ("LO", hoặc "HI") và bật công tắc AC Đèn nguồn và công tắc AC sẽ sáng

Chú ý: nếu công tắc AC "TẮT" thì chỉ có quạt gió hoạt động

(1) Xoay vòng chỉnh nhiệt độ trong xe đến nhiệt độ mong muốn từ 18 đến 28

(2) Bật công tắc quạt gió đến nấc

"AUTO" sau khi nổ máy

(3) Bật công tắc AC Công tắc AC sẽ sáng đèn Điều hoà sẽ tự động vận hành

Chú ý: nhiệt độ trong xe sẽ được tự động điều chỉnh về nhiệt độ đã chọn

Lượng không khí sẽ được tự động điều chỉnh về mức LO, ME1, ME2 hoặc HI, tuỳ

Hình 2 28: Khởi động điều hòa

Hình 2 29: Điều khiển nhiệt độ tự động

Trang 30 theo nhiệt độ đã chọn Nhiệt độ trong xe hợp lí nhất là khoảng 25 trên vòng xoay

2.2.3 Điều chỉnh thủ công bằng tay

(1) Xoay vòng chỉnh nhiệt độ trong xe đến nhiệt độ mong muốn

(2) Sau khi nổ máy, bật công tắc quạt về nấc "LO" hoặc "HI" Quạt gió sẽ cung cấp một lượng không khí không đổi và mô tơ quạt gió được giữ ở vận tốc thấp nhất hoặc cao nhất Bật công tắc AC Công tắc

Chu trình làm lạnh của hệ thống

Hình 2 31: Chu trình làm lạnh của hệ thống

• Máy nén tạo ra chất làm lạnh ở dạng khí có nhiệt độ và áp suất cao Chất này có chứa năng lượng nhiệt lấy được từ giàn lạnh và máy nén trong quá trình xả

• Chất khí này sẽ chạy đến giàn ngưng Trong giàn ngưng, chất khí này sẽ được ngưng tụ thành chất làm lạnh dưới dạng lỏng nhờ quạt gió thổi mất nhiệt đi

• Chất lỏng chảy đến phin lọc và nằm dự trữ ở đó

Hình 2 30: Điều chỉnh bằng tay

• Chất lỏng từ phin lọc chảy qua mắt kính kiểm tra đến giàn siêu lạnh Trong giàn siêu lạnh, chất lỏng sẽ tiếp tục được làm lạnh đến mức siêu lạnh

• Chất lỏng sau đó sẽ chảy qua máy sấy và thoát ra ở giàn lạnh thông qua van tiết lưu trong giàn lạnh, chất lỏng ở nhiệt độ thấp sẽ chuyển thành hỗn hợp chất lỏng và khí nhiệt độ và áp suất thấp Sự bay hơi của chất lỏng trong giàn lạnh sẽ lấy nhiệt từ dòng khí nóng khi nó đi qua giàn lạnh Toàn bộ chất lỏng sẽ chuyển thành khí ga trong giàn lạnh, và chỉ mình chúng sẽ trở lại máy nén

Hệ thống điều khiển

Dưới đây mô tả sơ lược hệ thống điều khiển của loại điều khiển tự động, bao gồm năm chức năng điều khiển: điều khiển nhiệt độ trong xe, điều khiển vận tốc quạt gió bằng tay, điều khiển chống đóng băng, điều khiển áp suất bất thường và điều khiển hoạt động nạp ga

Vòng xoay điều khiển nhiệt độ trong xe

Cảm biến nhiệt độ trong xe

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Công tắc áp suất HI và LO

Công tắc áp suất giàn ngưng Điều khiển nhiệt độ trong xe Điều khiển vận tốc quạt gió bằng tay Điều khiÓn chống đóng băng Điều khiển áp suất bất thường Điều khiển hoạt động nạp ga

Khuếch đại nhiệt độ trongxe Vận tốc giàn ngưng

Hình 2 32: Sơ đồ hệ thống điều khiển điều hòa

Dưới đây là bảng thống kê tín hiệu đầu vào và đầu ra của các chức năng hệ thống

Bảng 2 8: tín hiệu đầu vào và đầu ra của các chức năng hệ thống

Bảng 2 9: đầu nối trong mạch ECU stt Tên đầu nối stt Tên đầu nối

2 Tín hiệu LO của công tắc quạt 12 Nguồn ECU

3 Rơ le quạt gió 12 13 Mass cảm biến

4 Tín hiệu công tắc A/C 14 Rơ le chống đống băng 2

6 Công tắc áp suất 15 Mass cảm biến

8 Rơ le điều khiển máy nén 16 Cuộn điều khiển nhiệt độ trong xe

9 Tín hiệu công tắc quạt ở chế độ”HI” 17 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Loại điều khiển Đầu vào (Nguồn tín hiệu) Đầu ra Điều khiển nhiệt độ trong xe

Vòng xoay điều khiển nhiệt độ Cảm biến nhiệt độ trong xe Công A/C

"BẬT" Điều khiển các chức năng của máy nén và các tố độ quạt gió Điều khiển vận tốc quạt gió

Công tắc quạt ở nấc AUTO Công tắc quạt ở nấc "LO" hoặc "HI"

"ME1" Điều khiển chống đóng băng

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Cưỡng bức ly hợp từ và mô tơ giàn ngưng "TẮT" Điều khiển áp suất không bình thường

Công tắc áp suất Cao hoặc Thấp "BẬT"

Cưỡng bức ly hợp từ và mô tơ giàn ngưng "TẮT" Điều khiển hoạt động nạp ga

Vòng xoay điều khiển nhiệt độ ở vị trí "GAS CHARGE"

Cưỡng bức về cơ chế "HI" khi đang ở vị trí AUTO

Hình 2 33: sơ đồ giắc nối ECU

RLB: Rơ le điều khiển mô tơ quạt gió

RLF: Rơ le điều khiển chống đóng băng

RLC: Rơ le điều khiển máy nén

RLM: Rơ le điều khiển tốc độ trung bình quạt gió

2.4.3 Điều khiển nhiệt độ tự động trong xe

Chức năng điều khiển nhiệt độ trong xe có thể cung cấp 4 nấc điều khiển vận tốc quạt gió bằng cách tính tổng giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ trong xe và vòng xoay điều khiển nhiệt độ Có bốn mode điều khiển, "HI", "ME2", "ME2", và "LO" được lựa chọn căn cứ vào tổng giá trị điện trở Tổng giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ trong xe và vòng xoay điều khiển nhiệt độ được truyền đến A/C ECU làm tín hiệu cảm biến

Hình 2 34: Điều khiển nhiệt độ tự động

2.4.4 Điều khiển tốc độ mô tơ quạt gió tự động

Dựa vào tổng điện trở của cảm biến nhiệt độ trong xe (TH1), cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (THF), và vòng xoay điều khiển nhiệt độ trong xe (RS), A/C ECU (ACCC) sẽ vận hành rơ le cao của quạt gió (RLB11), rơ le trung bình của quạt gió (RLB12), rơ le thấp của quạt gió (RLB1 , RLB6), và rơ le ly hợp từ máy nén (RLC) để điều khiển nhiệt độ trong xe a) Nguyên lý hoạt động chế độ LO

Theo hình 3-35 bên dưới ta có thể phân tích như sau:

Dòng từ nguồn đi đến cầu chì FUB1 và FUB3 nhờ hai rơ le mô to quạt 1 và 6 hoạt động (RLB1, RLB2), sau đó đi qua các cầu chì mô tơ quạt gió 5,6,7,8,9,10 (FUB5, FUB6,

FUB7, FUB8, FUB9, FUB10 ) tiếp tục đi theo chiều mũi tên làm quay các mô tơ quạt MB1 –

Hai rơ le hoán chuyển RLB3,RLB8 đã giúp kích hoạt các mô tơ còn lại hoạt động gồm MB2-MB4 ,MB6-MB8 Trước đó dòng điện sẽ qua cầu chì mô tơ quạt gió 11 và 12 (

FUB11, FUB12 ), sau đó theo chiều mũi tên đi về mass

Bên cạnh đó dòng đi qua cầu chì tổng FUM sau đó qua rơ le 2 đi vào di ot về mass, song song đó qua ro le 2 đi vào công tắc hoán chuyển SW ở chế độ auto, dòng tiếp tục đi vào chân 12, 4, 14 của ECU về mass chân 11

Các rơ le hoạt động gồm rơ le chống đống băng RLF2, rơ le mô tơ quạt gió B1 và B6 (RLB1, RLB6)

Trang 35 b) Nguyên lí hoạt động chế độ ME1

Hoạt động của dòng diện giống với chế độ LO được đề cặp trên nhưng bên cạnh đó nhờ rơ le mô tơ quạt 12 hoạt động nên khiến cho cụm rơ le mô tơ quạt ( 4, 5, 9, 10,13, 14, 15, 16) hoạt động theo

Hình 2 35: Sơ đồ nguyên lý điều khiển quạt gió tự động ở mức LO

Trang 36 c) Nguyên lí hoạt động chế độ ME2

Dòng từ nguồn đi đến cầu chì FUB1, FUB2, FUB3, FUB4 qua các rơ le mô tơ quạt

RLB1, RLB2, RLB6, RLB7 khời động bốn cặp mô tơ quạt từ 1 đến 8 Hai rơ le hoán chuyển

RLB3,RLB8 đã giúp dòng điện sau khi qua bốn căp quạt gió trở về mass Bên cạnh đó dòng đi qua cầu chì tổng FUM sau đó qua rơ le 2 đi vào di ot về mass, song song đó qua ro le

Hình 2 36: Sơ đồ nguyên lí chế độ ME1

2 đi vào công tắc hoán chuyển SW ở chế độ auto, dòng tiếp tục đi vào chân 8, 10, 12 của ECU về mass chân 11 Các rơ le hoạt động gồm rơ le điều khiển máy nén RLC, rơ le mô tơ quạt gió RLB2, RLB3, RLB7, RLB8, RLB1, RLB6 d) Nguyên lí hoạt động chế độ HI tự động

Hoạt động của dòng diện giống với chế độ ME2 được đề cặp trên nhưng bên cạnh đó nhờ rơ le mô tơ quạt 12 hoạt động nên khiến cho cụm rơ le mô tơ quạt ( 4, 5, 9, 10,13, 14, 15, 16) hoạt động theo

Hình 2 37: Sơ đồ nguyên lí chế độ ME2

2.4.5 Nguyên lí hoạt động của các cụm rơ le mô tơ quạt gió Để dễ hiểu hơn cách hoạt động sơ đồ mạch điều khiển quạt tự động ở các chế độ ta hãy phân tích hoạt động của rơ le từ đó có thể phân biệt dễ dàng mồi mức độ khi bật AUTO a) Hoạt động rơ le trong chế độ LO

Hình 2 38: Sơ đồ nguyên lí chế độ HI tự động

Hình 2 39: Rơ le hoạt động trong LO tự động

Từ chiều dòng điện đi trong sơ đồ và các rơ le hoạt động và tắt ta được một mạch giải thích như sau: dòng điện từ nguồn sau khi qua cầu trì sẽ được cấp song song 2 mô tơ quạt đến điện trợ về lại một điểm nối tiếp và sau đó tiếp tục cấp song song thêm một cặp mô tơ quạt qua điện trở và về mass dẫn đến tốc độ quay của các quạt lúc này là thấp b) Hoạt động rơ le trong chế độ ME1

Hình 2 40: Rơ le hoạt động trong chế độ ME1 tự động

Từ chiều dòng điện đi trong sơ đồ và các rơ le hoạt động và tắt ta được một mạch giải thích như sau: dòng điện từ nguồn sau khi qua cầu trì sẽ cấp cho bốn mô tơ quạt thoe nguyên tắc hai mạch song song lắp nối tiếp nhau Do dòng không đi qua các điện trở nên công suất của quạt gió lúc này lại lớn hơn chế độ LO trước đó c) Hoạt động rơ le trong chế độ ME2

Hình 2 41: Rơ le hoạt động trong chế độ ME2 tự động

Từ chiều dòng điện đi trong sơ đồ và các rơ le hoạt động và tắt ta được một mạch giải thích như sau: sẽ khác hai mạch trước đó khi cầu chì FUb2, FUB4 hoạt động nên ta được mạch giải thích nguồn từ bình qua cầu chì đến hai mô tơ quạt nối song song đi qua điện trở và về mass Do hoạt động một cầu chì cho ra hai mô tơ nên công suất lúc này sẽ cao hơn ME1 ( một cầu chì cho ra bốn mô tơ) d) Hoạt động rơ le trong chế độ HI

QUY TRÌNH LẮP RÁP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA LD8I

Lực xiết quy định

Bảng 3 1: Lực xiết tiêu chuẩn bu lông đai ốc lực xiết bu lông đai ốc

Bu lông M10 26.0 (20.8 - 31.2) 265 (212 - 318) Đai ốc M5 5.4 ( 4.9 - 5.8) 55 (50 - 59) Đai ốc M8 14.0 ( 11.2 - 16.6) 143 (114 - 169) Đai ốc M10 26.0 (20.8 - 31.2) 265 (212 - 318)

Bảng 3 2: Lực xiết tiêu chuẩn cho mối nối

Bảng lực xiết (cho mối nối)

Loại mối nối Nm kgf cm

Tháo và lắp hộp rơ le

Hình 3 1: Tháo lắp hộp rơ le

➢ Nới lỏng đai kẹp của cảm biến nhiệt độ cabin

➢ Tháo giắc điện của cảm biến nhiệt độ ( harness connector)

➢ Tháo bốn bu lông M6xL16 Chú ý cần giữ chặt hộp rơ tránh khi tháo bu lông xong hộp bị rơi xuống

➢ Tháo hộp rơ le ra

➢ Trình tự lắp đi ngược lại với trình tự tháo

Tháo và lắp cầu chì

➢ Tháo nắp hộp cầu chì fuse cover

➢ Lấy kẹp cầu chì trong hộp cầu chì

➢ Dùng kẹp cầu chì để lấy cầu chì ra

➢ Thao tác lắp thì thực hiện ngược lại các bước trên

Tháo và lắp mô tơ quạt gió

➢ Nới lỏng kẹp dây điện Chú ý chỉ nới lỏng không tháo ra hoàn toàn để tránh làm mất vít khóa kẹp

Hình 3 2: Tháo lắp cầu chì điện lạnh

➢ Tháo hai bu lông M6xL20 và hai ốc M6

➢ Tháo giắc điện 2P nối với quạt gió

➢ Tháo ra khỏi gioang bao kính Chú ý nên bỏ gioang củ thay gioang mới nếu tháo lắp quạt gió

➢ Tháo bốn đai kẹp ( spring clip) bằng tua vít

➢ Tháo tám bu lông M6xL25 và giá đỡ quạt

➢ Tháo vỏ quạt số 1, sau đó tháo mô tơ quạt gió đến cánh quạt gió trái và phải cuối cùng là ống lót cao su

➢ Tháo ốc đầu trục M5, đến cánh quạt gió và các long đền

Tháo và lắp mô tơ quạt giàn ngưng

➢ Tháo bốn bu lồn M6xL16, sau đó tháo lồng bảo vệ quạt

➢ Tháo đai ốc M5 ròi đến cánh quạt giàn ngưng

➢ Tháo giắc nối điện 2P liên quan đến mô tơ quạt giàn ngưng

➢ Tháo ba bu lông M6 x L16, kế đó tháo mô tơ quạt

➢ Quy trình lắp thì thực hiện ngược lại so với quá trình tháo

Hình 3 3: Trình tự tháo lắp mô tơ quạt

Hình 3 4: Qúa trình tháo lắp mô tơ quạt giàn ngưng

Tháo và lắp van tiết lưu

➢ Trước khi tháo van tiết lưu cần hút hết gas lạnh trong hệ thống

➢ Tháo các mối nối ống (*1 và *2) tại đầu vào và đầu ra của van tiết lưu Chú ý bỏ các gioăng chữ O ở các mối nối và thay gioăng mới

➢ Tháo ống cân bằng áp suất khỏi ống thấp áp

➢ Tháo vỏ bọc quấn quanh bầu cảm biến nhiệt độ

➢ Tháo vòng kẹp bầu cảm biến nhiệt độ, sau đó tháo van tiết lưu

Tháo và lắp giàn lạnh

Hình 3 6: Tháo lắp giàn lạnh Hình 3 5: Tháo van tiết lưu

Trước khi tháo giàn lạnh phải tiến hành hút hết gas trong hệ thống Tháo giàn lạnh cẩn thận để tránh làm hỏng các cánh tản nhiệt

➢ Tháo mối nối ống (*1 và *2) ở đầu ra và đầu vào của giàn lạnh Bỏ các gioăng chữ O ở mối nối ống Thay gioăng mới

➢ Tháo van tiết lưu Tham khảo "Tháo van tiết lưu tại 4.6 trang 48

➢ Tháo cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

➢ Tháo 5 bu lông (M6 X L20), sau đó tháo giàn lạnh

➢ Lắp giàn lạnh theo trình tự ngược lái trên

Chú ý lực xiết bu lông mối nối ống

Hình 3 7: Phân bố lực xiết từng nơi giàn lạnh

Tháo lắp phin lộc

➢ Tháo mối nối ống (*1, *2 và *3) tại đầu ra và đầu vào của phin lọc

➢ Tháo công tắc áp suất

➢ Tháo 4 bu lông (M6 X L16), sau đó tháo phin lọc

➢ Bỏ gioăng chữ O ở mối nối ống Thay gioăng mới

Hình 3 8: Tháo lắp bộ lọc

Tháo lắp bộ hút ẩm

➢ Tháo các gioang bảo vệ ở các mối nối

➢ Tháo 2 bu lông (M6 X L20), sau đó tháo vòng kẹp bộ hút ẩm

➢ Tháo các mối nối ống (*1 và *2) tại đầu ra và đầu vào của bộ hút ẩm, sau đó tháo bộ hút ẩm

➢ Trình tự lắp thực hiện ngược lại

➢ Chú ý khi lắp cần bọc lại gioang bảo vệ ở các mối nối ống đặt biệt ở các ống loại đồng và nhôm và đảm bảo rằng không để khe hở khiến nước xâm nhập vào đường ống

Tháo lắp van ngắt

➢ Phải gom ga bằng máy thu hồi ga trước khi tháo van ngắt

➢ Tháo các mối nối ống (*1 và *2) tại đầu ra và đầu vào của van ngắt Bỏ gioăng chữ O ở mối nối ống Thay gioăng mới

➢ Tháo 2 bu lông (M6 X L16), sau đó tháo van ngắt

Hình 3 9: Tháo lắp bộ hút ẩm

Hình 3 10: tháo lắp van ngắt

Tháo lắp giàn nóng

Lưu ý trước khi tháo lắp giàn ngưng cần phải hút hết gas lạnh trong hệ thống và đặt biệt hơn do cánh tản nhiện rất mỏng cần phải cẩn thận tránh làm hư tổn Trình tự lắp thực hiện các bước sau trong hình

➢ Tháo lồng bảo vệ quạt, các quạt giàn ngưng và mô tơ quạt giàn ngưng Kham khảo các bước tháo mô tơ quạt giàn ngưng ở phần trên

➢ Rút giắc kết nối điện trở của mạch

➢ Tháo 12 bu lông M6 x L20 sau đó tháo

➢ Tháo các gioang bảo vệ mối nối của bộ hút ẩm

➢ Ngắt kết nối công tắc áp suất trong hình kế bên

➢ Ngắt đường ống đầu vào ra của bộ hút ẩm, bỏ các gioang chữ O và thay mới

➢ Tháo hai ống dẫn gas lỏng được chỉ trong hình

➢ Tháo năm bu lông cố định giàn ngưng M6 x L30 Bỏ các gioang tại nơi nối ống thay gioang mới

➢ Tháo ổng đầu vào, đầu ra của giàn lạnh Tháo ống nối giữ giàn lạnh và bộ hóa nhiệt, tháo đầu ra của bộ hóa nhiệt ( trừ những ống đang vướn không thể tháo) Các ống dễ nhận biết khi nhìn hình

➢ Tháo các ống dẫn như hình, lưu ý nên thay luôn giaong mới

➢ Tháo giaong bảo vệ và ngắt đường ống van ngắt ra

➢ Tháo ba bu lông cố định giàn lạnh M6 x L30

➢ Tháo ổng đầu vào, đầu ra của giàn lạnh Tháo ống nối giữ giàn lạnh và bộ hóa nhiệt, tháo đầu ra của bộ hóa nhiệt

➢ Tháo 12 bu lông M6 x L20, sau đó tách giàn ngưng ra và tiếp tục tháo các giá đỡ

➢ Tháo 6 bu long M6 x L 30 sau đó tháo giá đỡ ( Bracket) như hình và hoàn tất

➢ Trình tự lắp thì thực hiện ngược lại những thao tác trên

Hình 3 11: Tháo lắp giàn nóng

Cải tạo chessi lắp máy nén

➢ Trước khi lắp cần kiểm tra qua tránh chi tiết bị lỗi

➢ Lắp bát đỡ máy nén lên thân động cơ bằng ba bu lông lục giác 12 (2), chú ý lúc này chỉ gá đỡ không siết chắc vì cần chỉnh lại

➢ Giữ cố định bat đỡ máy nén bằng năm bu lông M17 trong hình 4-13, lúc này cần phải cân chỉnh tránh bị vênh

➢ Siết chắc các vị trí đã gá đỡ và nên đánh dấu bằng mực lên bu lông, chú ý lực siết phải đủ tránh hở

➢ Lắp cố định máy nén lên bát đỡ bằng năm bu lông M14

➢ Kiểm tra sau khi lắp đảm bảo hoạt động không rung lắc

Lắp đặt hộp lạnh vào thùng xe

Để lắp hộp lạnh vào thùng xe tại nhà máy samco củ chi dùng cầu trục 3.5T đầu tiên mốc cố định hộp lạnh bằng mốc nối như trong hình dưới

Sau khi nâng hộp lạnh bằng cầu trục Điều khiển cầu trục đến vị trí của thùng xe đặt trước đó ( vị trí thùng xe phải tiện cho cầu trục, có không gian thoáng để lắp đặt)

Hình 3 12: Lắp bát đỡ máy nén lên chessi 1- Bát đỡ; 2- Bu lông lục giác 12 ; 3-Bu lông M14

Hình 3 13: Đánh giấu sau khi lắp

Hình 3 14: Vị trí mốc nâng trên hộp lạnh

Sau khi nâng hộp lạnh lên thùng xe, các kỉ thuật viên cần tiến hành cố định chúng lại bằng cách bắng keo AB xung quanh vị trí mỗi lắp hộp lạnh vơi thùng Kế tiếp là tiến hành bắng vít cố định lại hộp lạnh.

Lắp nối đường ống gas nén và xã

Ống nén dùng loại ống D3/4 có đường kính 19,05mm bán kính vòng cong của ống có thể lên đên R 200mm lực và mô men khoản 42Nm Nối với cửa nén của máy nén nhằm nén gas lạnh với áp suất cao nhiệt độ cao vào hệ thống

Hình 3 15: Cố định hộp lạnh trên thùng xe

Trang 56 ống xã về dùng loại ống D1 có đường kính khoản 35mm bán kính vòng cong của ống có thể lên đến R 200mm hoặc hơn, momen xoắn khoản 21,6 Nm Nối với cửa xã về máy nén với áp suất thấp, nhiệt độ thấp

Hình 3 16: ống nén xã lắp trên máy nén

Thao tác lắp ống nén xã:

➢ Lắp ống từ trên hộp lạnh trước dùng khóa 30,32 siết cứng bu lông nối ống lại

➢ Dùng gon bảo vệ đường ống chống thấm chống ẩm bên ngoài

➢ Nối ống đi theo đường baga hộp lạnh về cuối xe cho ống xuống thùng xe, xuống chessi nối vào máy nén

➢ Ở các bu lông nối ống nên gá lỏng trước để định hình cả đường ống, sau khi hoàn tất lắp vào máy nén, tiến hành khóa cứng lại với lực vừa đủ

➢ Kiểm tra sau khi lắp tránh rò rĩ đường ống Hình 3 17: Đường ống trên xe

Dưới đây sơ đồ tổng quan đường nối ống trên xe khách

Hình 3 18: Tổng quan đường nối ống trên xe khách

Lắp đường nước thải của hệ thống

Trong hệ thống làm lạnh và ngay cả trong hộp lạnh baga luôn ở trạng thái ẩm ước tích tụ thành hơi nước nên cần đường ống thải nước đưa thẳng ra ngoài xe

Chia ống chính ra thành 2 ống theo hai hướng nối như hình sau

Dùng kẹp chuyên dùng siết cứng nơi nối ống lại, đường ống chính cho nối theo đường dây nguồn hộp lạnh sau đó cho ra dưới gầm xe

Kiểm tra ống trước khi lắp tránh bị hở hoặc thủng

Hút chân không và nạp gas

➢ Đẩy van bảo dưỡng máy nén lên vị trí Sau như phần trước đã nói

➢ Đóng cả hai van áp suất cao và áp suất thấp của bộ nạp gas

➢ Nối ống giữa van áp suất cao với van nạp cao áp, giữa van áp suất thấp với van nạp áp thấp máy nén như hình kế bên

Hình 3 21: Đường đi của ống xã nước

Hình 3 20: Thao tác lắp bộ nạp gas

➢ ống giữa của bộ nạp gas nối thẳng với máy bơm chân không

➢ Trước khi thực hiện bơm chân không đặt van máy nén về vị trí giữa ( trung gian)

➢ Sau đó mở cả hai van thấp áp và van cao áp của bộ bơm và khởi động máy bơm chân không Để đồng hồ đo áp suất trên bộ bơm về không

➢ Hút chân không hệ thống lạnh cho tới khi áp suất trên đồng hồ thấp áp chỉ cao hơn 0.1MPa (750mmHg) chân không Nếu thấp hơn 0.1MPa (750mmHg) chân không, đóng cả hai van và tắt bơm hút chân không Kiểm tra những chỗ hở trong hệ thống lạnh và sửa chữa, nếu cần thiết Khi đồng hồ bên áp thấp chỉ tới 0.1MPa (750mmHg), thì tiến hành nạp gas

➢ Đóng cả van áp cao và thập của bộ bơm, sau đó tắt bơm hút chân không và giữ nguyên hệ thống ở điều kiện đó trong 5 phút hoặc lâu hơn Kiểm tra xem kim đồng hồ có thay đổi hay không

➢ Sau khi hoàn tất hút chân không đống hai van áp thấp và áp cao Nối ống giữa vào bình chứa gas và vặn van của bình

➢ Vặn lỗi van ( valve core) gần đồng hồ trên hình nhằm khiến cho một lượng khí gas thoát ra ngoài việc đó sẽ giúp cho lượng không khí còn sót lại trên ống trung gian bị khí gas đẩy ra ngoài

Thực hiện thao tác kiểm tra rò rỉ

➢ Mở van cao áp thực hiện nạp gas vào máy

➢ Khi đồng hồ áp thấp chỉ về 0.1Mpa thì đống van cao áp

➢ Dùng thiết bị kiểm tra rò rỉ của hệ thống, nếu có thì thực hiện sửa chữa nếu không thì tiến hành bước tiếp theo là thao tác nạp gas

➢ Thực hiện nạp gas bằng cách ngắt van áp thấp dưới đồng hồ, mở van cao áp cho gas lỏng vào chu trình hệ thống, nạp gas đến khi thấy hiện tượng gas khó nạp vào

➢ Lượng gas nạp tiêu chuẩn tầm 4,8 kg

➢ Khi gas khó nạp, đóng van cao áp mở van thấp áp

➢ Cho động cơ chạy chế độ không tải và bật máy lạnh hoạt động, lúc này động cơ hoạt động khiến cho máy nén quay hút gas nạp từ bình chứa gas vào chu trình

➢ Kiểm tra lượng nạp nếu đã đủ tiêu chuẩn thì tháo đường ống và khóa các van trên máy nén lại

Hình 3 23: Nạp gas lạnh vào hệ thống

Chạy thử và hoàn tất

Cho xe hoạt động chế độ không tải và bật điều hòa cả tự động và vặn nhiệt bằng tay ( lưu ý nên chạy thử khi xe đã lắp xong hộp baga lạnh vào) đến khi nhiệt độ ứng với mong muốn người thử thì tiếp tục kiểm tra đường ống, viền xung quanh hộp ba ga, cửa khí lạnh ở chổ ngồi xem có rò rỉ gì không, nếu có kiểm tra và sửa chữa

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa LD8i

Kiểm tra dây đai và điều chỉnh độ căng dây

Thay dây đai mới nếu thấy có dấu hiệu rạn nứt hoặc bị cọ sờn mòn Luôn để dây đai đúng độ căng Dây đai chùng sẽ bị trượt và hỏng Còn dây đai quá căng sẽ làm hỏng các vòng bi của máy nén Vì thế cần kiểm tra độ căng dây đai bằng đồng hồ đo độ căng chuyên dùng

Hình 4 1: Thiết bị đo độ căng đai Độ căng đai chữ V ở từng loại:

Bảng 4 1: Độ căng đai chữ V

Loại đai Đai mới Đai đã sử dụng

BC 686 N (588-784N) 490N (441-539N) Độ căng đai loại đai gân:

Bảng 4 2: độ căng dây đai gân

Gân Đai mới Đai đã sử dụng Gân Đai mới Đai đã sử dụng

Vệ sinh lộc gió

➢ Tháo cửa lắp gió đặt trên thùng xe khách

➢ Kéo tấm lưới lọc gió ra

➢ Vệ sinh lọc gió bằng khí thổi hoặc nước

➢ Nếu lọc gió quá hạn thì thay mới

Kiểm tra lượng gas lạnh trong hệ thống

Hình 4 3: Kiểm tra lượng gas

Sau khi nổ máy, dùng chế độ từ động để đặt nhiệt độ trong xe ở 18 o C và bật công tắc A/C Kiểm tra mắt kính kiểm tra ở phía trước bộ điều hoà Nếu không có bong bóng xuất hiện trong mắt kính thì lượng ga nạp đủ

Nếu ga bị thiếu, hãy liên lạc với dịch vụ uỷ quyền DENSO gần nhất để nạp thêm ga.

Kiểm tra rò rỉ trên đường ống gas

Nếu chỗ mắc nối giữ các ống ga có vết bẩn do bụi dính dầu thì có thể đó là biểu hiện của sự rò rỉ ga Kiểm tra lại bằng máy kiểm tra rò ga và xiết lại các rắc co bị lỏng

Liên lạc với trạm dịch vụ uỷ quyền của DENSO để thu xếp việc kiểm tra và sửa chữa

Thiếu gas ( nổi bong bóng) Đủ gas

Hình 4 2: Kiểm tra lọc gió kính

Vệ sinh giàn ngưng

➢ Tháo cánh quạt mô tơ quạt giàn ngưng

➢ Tháo giắc cấm điện trở

➢ Tháo ba thanh đỡ mo tơ quạt

➢ Bọc các giắc nối mô tơ và giắc điện trở bằng bao ni lông ngăn cách nước

Hình 4 4: Rò rỉ trên đường ống

➢ Sử dụng khí nén thổi sạch bụi bẩn bám trên giàn ngưng

➢ Không sử dụng bàn chải để đánh sạch giàn nóng, làm như vậy có thể làm cho các cánh tản nhiệt trên giàn nóng bị bẹp

➢ Trong mùa đông, ở những quốc gia có khí hậu lạnh chỉ sử dụng khí nén để thôi sạch Nếu dùng nước, do trời lạnh nên có thể tạo ra hiện tượng đóng băng sẽ gây hỏng giàn nóng

➢ Nếu dùng ống xịt nước thì nên để dạng xịt tia rộng 45 o và giữu khoản cách 200mm để giảm lực tác dụng vào lá nhôm tản nhiệt

➢ Trường hợp giàn ngưng tắc do có nhiều bụi ta nên loại lớp bụi đó trước sau đó ngâm tản nhiệt vào chất tẩy trung tính có độ ph tầm 6-7 Denso khuyến cáo dùng

“Bus Eva Cleaner”, để một khoản thời gian ngắn, lấy ra dùng ống xịt làm sạch cuối cùng.

Vệ sinh giàn lạnh

Dùng vải nhựa hay loại gì đó để che cẩn thận cửa hút gió và cửa xả gió Che cẩn thận các chi tiết điện (hộp rơle, mô tơ quạt gió, v.v.) bằng vải nhựa hoặc loại gì đó

Vệ sinh cánh giàn lạnh bằng nước áp lực Không dùng các chất tẩy hữu cơ (trichlene, xăng, thin nơ, v.v.) Làm sạch các chất lắng cặn để tránh làm tắc các lỗ xả nước đọng

Hình 4 5: Vệ sinh giàn nóng

Dùng máy hút bụi hoặc công cụ nào đó để làm sạch bụi bẩn thoát ra từ giàn ngưng

Hình 4 6: vệ sinh giàng lạnh

Kiểm tra lượng dầu trong máy nén

Dầu máy nén dùng trong chu trình làm lạnh để bôi trơn phớt trục, miếng lót và các bộ phận chuyển động của máy nén và các cụm khác

Nếu có quá nhiều dầu máy nén trong chu trình làm lạnh, công suất làm lạnh của hệ thống điều hoà sẽ giảm Nếu lượng dầu máy nén không đủ về lâu dài ma sát sinh ra gây hào mòn chi tiết trong máy

➢ Bật hệ thống điều hòa chạy trong khoản 20 phút trước khi bắt đầu kiểm tra lượng dầu

➢ Tắt hệ thống điều hòa và tiến hành quan sát mắt kính trong máy nén

➢ Nếu lượng dầu cao ở mức giữa hoặc hơn một ít thì đạt

➢ Nếu ít hoặc cao qua nhiều cần tiến hành nạp hoặc hút dầu sao cho phù hợp

Đo khe hở li hợp

khe hở li hợp ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc của máy nén

Khe hở li hợp cần được đo bằng thước lá Nếu độ hở không phù hợp thì cần điều chỉnh lại bằng cách thêm đệm căng vào sao cho phù hợp với tiêu chuẩn cho phép.

Kiểm tra ECU điều hòa

Nối hộp điện trở (Điện trở biến thiên)

➢ Tháo giắc điện cảm biến nhiệt độ trong xe Nối hộp điện trở vào bó dây (Hộp điện trở số 1: từ 0 đến 10000 Ω)

➢ Tháo rắc điện của cảm biến nhiệt độ giàn lạnh Nối hộp điện trở với bó dây (Hộp điện trở số 2: từ 0 đến 20000 Ω)

➢ Xoay nút điều chỉnh nhiệt độ trên công tắc điều khiển phải ở vị trí 25 độ

Kiểm tra hoạt động: điều chỉnh hai hộp điện trở và kiểm tra hoạt động hoặc/đồng thời đo điện áp ra ở các đầu dây

Bảng 4 3:Kiểm tra thông số đầu ra dây

Chỉnh tốc độ quạt gió Tự động

Vòng xoay chỉnh nhiệt độ trong xe xoay đến vị trí 25

THI (Hộp điện trở số 1) 4500 (Ω) đến 6000 (Ω)

THF (Hộp điện trở số 2) 5000(Ω) đến 15000 (Ω)

Hình 4 8: Độ hở li hợp

Hình 4 10: Điện trở ở tưng chế độ hoạt động trong điều hòa

Nhãn mác sản phẩm trong hệ thống

Chú ý nhãn mác của từng bộ phận nhăm biết được thông số kỹ thuật để giúp ích cho việc thay thế và sửa chữa Mã số sản phẩm của bộ điều hoà được ghi trong nhãn mác và dán ở vị trí như hình vẽ bên

4.11 Lịch bảo dưỡng định kỳ

Bảng 4 4: Bảo dưỡng định kỳ

Thời gian bảo dưỡng GHI

Hệ thống dẫn động máy nén

Ly hợp từ Thay vòng bi 1

Hình 4 11: Vị trí mã số sản phẩm

Dây đai V Kiểm tra độ căng

K/tra 1 tuần sau khi thay dây đai mới

Cánh tản nhiệt giàn lạnh

Vệ sinh cánh tản nhệit và ống bằng khí nén hoặc nước áp lực

Mô tơ quạt thổi gió

Bạc bi rôto, vòng cách 1

Lọc gió Vệ sinh lọc gió 0 Đường xả nước đọng

Kiểm tra đường xả nước đọng

Cánh tản nhiệt giàn ngưng

Vệ sinh cánh tản nhiệt và ống bằng khí nén hoặc nước áp lực

Lọc hút ẩm Thay 1 loại dài

Kiểm tra lượng ga nạp

Hệ thống điều hoà Ống cao áp Thay 1

Các chi tiết trong hệ thống, dây

Kiểm tra sự vận hành, sự suy giảm, rò

Trang 70 điện, gioăng, ống ga, tình trạng lắp đặt

CHÚ Ý: Kiểm tra/ nếu cần thì điều chỉnh hoặc thay thê: 0, Đại tu/ thay thế: 1

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài đã làm rõ cấu tạo, chức năng của từng bộ phân và nguyên lí hoạt động của cả hệ thống điều hòa không khí LI8d trên xe khách Bên cạnh đó cũng cho người đọc biết được quy trình, trình tự thao tác tháo lắp chi tiết trong hệ thống điều hòa cũng như bảo dưỡng và sửa chữa theo tiêu chuẩn DENSO tại nhà máy lắp rap ô tô SAMCO Bên cạnh đó do hạn chế về thời gian, tài liệu, chi phí chưa thể làm rõ thêm một vài nội dung chuyên sâu hơn ví như tính toán thiết kế hoặc mô phỏng thực tế hệ thống điều hòa LI8d

Trong tương lai nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp về đề tài này cũng như hợp tác với nhiều thành viên để có thể cho ra bài luận có nội dung chuyên sâu, chất lượng hơn Đáp ứng nhu cầu kiến thức của bạn đọc sau này hiểu hơn một hệ thống trong ô tô.

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w