1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình lắp ráp xe mazda cx 5 tại nhà máy lắp ráp ô tô mazda trường hải

104 19 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 13,68 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THACO TRƯỜNG HẢI VÀ DÒNG XE MAZDA CX-5 (18)
    • 1.1/ Giới thiệu chung (18)
      • 1.1.1/ Tổng quan về tập đoàn Trường Hải (18)
      • 1.1.2/ Văn hóa trong công ty (20)
      • 1.2.1/ Tổng quan nhà máy (22)
      • 1.2.2/ Tổ chức nhân sự và công nghệ tại Thaco Mazda (26)
      • 1.2.3/ Robot và các thiết bị hỗ trợ (28)
    • 1.3/ Giới thiệu dòng xe Mazda CX-5 (31)
      • 1.3.1/ Đánh giá thiết kế (31)
      • 1.3.2/ Đánh giá vận hành, ưu nhược điểm (36)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT MAZDA CX-5 (38)
    • 2.1/ Quy trình lắp ráp ở Trim A (38)
      • 2.1.1/ Trạm nội thất 1 (38)
      • 2.1.2/ Trạm nội thất 2 (39)
      • 2.1.3/ Trạm nội thất 3 (39)
      • 2.1.4/ Trạm nội thất 4 (40)
      • 2.1.5/ Trạm nội thất 5 (41)
      • 2.1.6/ Trạm nội thất 6 (43)
      • 2.1.7/ Trạm nội thất 7 (44)
      • 2.1.8/ Trạm nội thất 9 (45)
    • 2.2/ Quy trình lắp ráp ở Trim B (47)
      • 2.2.1/ Trạm nội thất 12 (47)
      • 2.2.2/ Trạm nội thất 13 (48)
      • 2.2.3/ Trạm nội thất 14 (48)
      • 2.2.4/ Trạm nội thất 15 (49)
      • 2.2.5/ Trạm nội thất 16 (50)
      • 2.2.7/ Trạm nội thất 18 (52)
      • 2.2.8/ Trạm nội thất 19 (52)
      • 2.2.9/ Trạm nội thất 20 (53)
      • 2.2.10/ Trạm nội thất 21 (55)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LẮP RÁP ĐỘNG CƠ VÀ KHUNG GẦM MAZDA-CX5 (56)
    • 3.1/ Quy trình lắp ráp ở trạm động cơ (56)
      • 3.1.1/ Trạm phuột (56)
      • 3.1.2/ Trạm moay ơ trước (57)
      • 3.1.3/ Trạm moay ơ sau (58)
      • 3.1.4/ Trạm cầu sau 1 và cầu sau 2 (59)
      • 3.1.5/ Trạm cầu trước (60)
      • 3.1.6/ Trạm động cơ 1 (61)
      • 3.1.7/ Trạm động cơ 2 (62)
      • 3.1.8/ Trạm động cơ 3 (63)
      • 3.1.9/ Trạm động cơ 4 (64)
      • 3.1.10/ Trạm cầu trước và động cơ (65)
    • 3.2/ Quy trình lắp ráp ở trạm khung gầm (66)
      • 3.2.1/ Trạm khung gầm 2-3 (67)
      • 3.2.2/ Trạm khung gầm 4-5 (68)
      • 3.2.3/ Trạm khung gầm 6-7-8 (69)
      • 3.2.4/ Trạm khung gầm 10-11 (70)
      • 3.2.5/ Trạm khung gầm 12-13 (70)
  • CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH LẮP RÁP CỬA VÀ TABLO MAZDA-CX5 (72)
    • 4.1/ Quy trình lắp ráp ở trạm cửa (72)
      • 4.1.1/ Trạm cửa 1 (72)
      • 4.1.2/ Trạm cửa 2 (73)
      • 4.1.3/ Trạm cửa 3-4 (74)
      • 4.1.4/ Trạm cửa 5-6 (76)
    • 4.2/ Quy trình lắp ráp tapblo (77)
      • 4.2.1/ Trạm táp lô 1 - 2 (IP1 - IP2) (77)
      • 4.2.2/ Trạm táp lô 3 – 4 (IP3 –IP4) (78)
      • 4.2.3/ Trạm táp lô 5 (IP5) (79)
  • CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH LẮP RÁP HOÀN THIỆN MAZDA- CX5 (80)
    • 5.1/ Quy trình lắp ráp hoàn thiện xe ở trạm Final A (80)
      • 5.1.1/ Trạm Final 1 (80)
      • 5.1.2/ Trạm Final 2-3 (81)
      • 5.1.3/ Trạm Final 4-5-6 (82)
      • 5.1.4/ Trạm Final 7 (83)
      • 5.1.5/ Trạm Final 8 (84)
      • 5.1.6/ Trạm Final 9 (86)
      • 5.1.7/ Trạm Final 10 (87)
      • 5.1.8/ Trạm Final 11 (88)
      • 5.1.9/ Trạm Final 12 (90)
      • 5.1.10/ Trạm Final 13 (90)
      • 5.1.11/ Trạm Final 14-15 (91)
    • 5.2/ Quy trình lắp hoàn thiện xe ở trạm Final B (93)
      • 5.2.3/ Trạm Final 16 (93)
      • 5.2.1/ Trạm Final 17 (94)
      • 5.2.4/ Trạm Final 18 (95)
      • 5.2.5/ Trạm Final 19-20 (97)
      • 5.2.7/ Trạm Final 21 (98)
      • 5.2.8/ Trạm Final 22 (99)
      • 5.2.9/ Trạm Final 23 (101)
      • 5.2.10/ Trạm Final 24 (102)
      • 5.2.11/ Trạm kiểm tra hoàn thiện (102)
  • KẾT LUẬN (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo của Viện cơ khí, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đem lại cho em nhiều kiến thức có ích và bổ trợ trong những năm em học tập tại trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích em, giúp em hoàn thiện bài luận văn đầy đủ và tốt nhất.

TỔNG QUAN THACO TRƯỜNG HẢI VÀ DÒNG XE MAZDA CX-5

Giới thiệu chung

1.1.1/ Tổng quan về tập đoàn Trường Hải:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI tiền thân là Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Hình 1.1 Tòa nhà SOFIC TOWER

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm:

THACO AUTO (Ô tô): THACO AUTO là ngành nghề chính yếu và chủ lực của THACO trong suốt hơn hai thập kỷ phát triển Sau tái cấu trúc vào năm 2021, THACO AUTO hoạt động theo mô hình tập đoàn (Sub-Holding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy Mô hình kinh doanh được thiết lập theo chuỗi giá trị từ Sản xuất (tại Chu Lai) đến Kinh doanh (Phân phối và Bán lẻ) bao gồm các chủng loại xe từ xe du lịch đến xe bus, xe tải, xe chuyên dụng thuộc thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso), thương hiệu THACO (Thaco Bus) và hệ thống bán lẻ ô tô hơn 392 showroom/ xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng, các thương hiệu trải dài trên khắp cả nước

THACO AGRI (Nông Lâm nghiệp): Năm 2017, THACO bắt đầu nghiên cứu, phát triển lĩnh vực nông nghiệp với các dự án đầu tư vào ngành lúa, gạo và hợp tác sản xuất máy móc thiết bị cơ giới nông nghiệp Năm 2018, thông qua hợp tác chiến lược với

HAGL về đầu tư sản xuất nông nghiệp và thông qua việc thành lập tập đoàn THACO AGRI nhằm thực hiện chiến lược đầu tư phát triển nông – lâm nghiệp với các lĩnh vực hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh vật tư nông nghiệp THACO AGRI kế thừa nền tảng quản trị công nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh được tích hợp, hỗ trợ mạnh mẽ từ các Tập đoàn thành viên cũng như tiềm lực mạnh mẽ từ THACO Đến nay, THACO AGRI đã sở hữu hơn 48,000 ha đất tại Việt Nam, Campuchia, đồng thời, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất trên diện tích hơn 36,000 ha của công ty HAGL Agrico [HNG] tại Lào và Campuchia

THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ): Dựa trên nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy của Khối Cơ khí và CNHT, cùng với xu hướng dịch chuyển đầu tư chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập, THACO đã tái cấu trúc và thành lập Tổng công ty Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ - THACO Industries gồm tổ hợp 19 nhà máy sản xuất cơ khí và linh kiện phụ tùng, Trung tâm R&D và Trung tâm Thử nghiệm tại Chu Lai cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng trong và ngoài nước

THADICO (Đầu tư xây dựng): THADICO hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án Khu công nghiệp, Khu đô thị, Bất động sản và Giao thông - Hạ tầng kỹ thuật có tính đồng bộ, tích hợp và bổ trợ cho nhau, hình thành hệ sinh thái bền vững theo chiến lược đa ngành của THACO

THILOGI (Logistics): THILOGI là tổng công ty tổ chức và cung ứng các dịch vụ giao nhận – vận chuyển trọn gói cung ứng các giải pháp logistics tối ưu phục vụ khác hàng và đối tác Mô hình kinh doanh của THILOGI là sự tích hợp tổng thể các dịch vụ riêng lẻ như vận tải đường bộ, vận tải biển, vận tải nông sản, dịch vụ cảng, hệ thống kho ngoại quan, kho hàng, kho lạnh…thành chuỗi dịch vụ logistics trọn gói

THISO (Thương mại dịch vụ): Năm 2020, THACO thành lập Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Quốc tế THISO để đầu tư phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ thông qua hợp tác nhượng quyền, liên doanh liên kết với các đối tác có thương hiệu và tự đầu tư phát triển

Hoạt động kinh doanh chính của Thaco hiện nay là sản xuất – lắp ráp – phân phối, cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô: bao gồm sản xuất và kinh doanh xe thương mại (xe tải và xe bus); Sản xuất và kinh doanh xe du lịch các thương hiệu: Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Peugeot (Châu Âu) Hệ thống phân phối gồm 93 showroom và

59 đại lý trải dài trên toàn quốc Tính đến giữa năm 2016, số lượng nhân sự của công ty đã lên đến gần 16.000 người

Hình 1.2 Chi tiết hệ thống phân phối và đại lý trên toàn quốc

Hiện nay, Thaco là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: xe du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% – 50%, đem lại cho người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý Năm 2014 và 2015, Thaco là doanh nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA)

1.1.2/ Văn hóa trong công ty

Sự nỗ lực vượt khó, tự tin, trí tuệ, kỷ luật và ý chí, nghị lực của người sáng lập cùng với đội ngũ nhân sự có thái độ làm việc tích cực, ý thức đóng góp cống hiến đã hình thành nên VĂN HÓA THACO thể hiện qua giá trị cốt lõi là:

Hình 1.3 Các giá trị cốt lõi trong văn hóa THACO

Bên cạnh tính kỷ luật, văn hóa THACO còn đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội” thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện “trách nhiệm với xã hội” Trong những năm qua, “Tiêu chí 8 chữ T” đóng vai trò cốt lõi trong Văn hóa

THACO mà mỗi CBNV hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của THACO, tiêu biểu cho nền công nghiệp của đất nước

Với quan điểm “ Thaco thể hiện trách nhiệm xã hội ”, mỗi năm, Thaco đều hỗ trợ nhiều hoạt động cộng đồng xã hội, để chia sẻ trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực như: An ninh Tổ quốc, An sinh xã hội, An toàn giao thông, Giáo dục, Văn hóa – Văn nghệ, Y tế, Thể thao, Vì người nghèo, trao học bổng… Từ những thành qủa đạt được trong kinh doanh và những đóng góp cho cộng đồng xã hội, trong nhiều năm qua Thaco đã được ghi nhận và vinh danh qua các giải thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ; Bằng khen của Bộ GTVT; Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam; Cờ thi đua xuất sắc 5 năm liền của UBND tỉnh Đồng Nai; 10 Sao vàng đất Việt; TOP 10 giải thưởng thương hiệu Việt; Thương Hiệu Mạnh Việt Nam; Giải thưởng “Nhà phân phối có doanh số tăng trưởng tốt nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương” của Hyundai…

Hình 1.4 Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn

Trường Hải (THACO) tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam Đồng thời, công ty còn tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Văn hóa THACO thể hiện tính đại diện của một doanh

Giới thiệu dòng xe Mazda CX-5

Mazda CX-5 là dòng xe thuộc thế hệ 6.5 với điểm nhấn là ngôn ngữ thiết kế KODO với triết lý “Less is more – càng đơn giản càng đẹp” Ngôn ngữ thiết kế này

15 đem đến cho Mazda CX-5 một diện mạo cực kỳ tinh tế và sang trọng và được thương hiệu Nhật áp dụng trên nhiều dòng xe

Hình 1.23 Ngôn ngữ thiết kế KODO nổi tiếng của các dòng xe Mazda

Hình 1.24 Mazda CX5 sử dụng lưới tản nhiệt thân thuộc

Ngôn ngữ thiết kế KODO trên xe Mazda vẫn biết cách gây ấn tượng với người dùng bởi lưới tản nhiệt hình cánh chim và CX-5 cũng không ngoại lệ Viền dưới lưới tản nhiệt mạ crom, bên trong sơn đen giúp xe trở nên sang trọng hơn

Xe sử dụng đèn pha LED Projector hỗ trợ chiếu sáng tối đa cùng khả năng tự động bật/tắt, cân bằng và mở rộng góc chiếu Trong khi đó, ngay phía trên là dải đèn định vị ban ngày LED đầy thu hút

Hình 1.25 Mazda CX-5 có thân xe năng động Ở thế hệ hiện hành, Mazda CX-5 sử dụng bộ mâm 19inch dạng đa chấu giống CX-8 trước đây Vòm lốp là chi tiết nhựa cứng tạo nên sự khỏe khoắn đúng chất của một chiếc xe gầm cao

Gương chiếu hậu trên CX-5 có thiết kế hạ thấp, rời khỏi trụ A giúp tầm nhìn thoáng rộng hơn Người dùng có thể chỉnh gương bằng điện, trên đây còn tích hợp cảnh báo điểm mù cũng như đèn xi-nhan LED

Hình 1.26 Đuôi xe Mazda CX-5 có thêm ốp cản sau

Trong lần nâng cấp của thế hệ 6.5 mới nhất, hãng xe bổ sung cản sau ốp crom với chi tiết ống xả giả 2 bên tạo nên sự cân đối cho Mazda CX-5 Ngoài ra, những chi tiết khác của mẫu C-CUV được giữ nguyên

Cụm đèn hậu LED dạng elip của xe có thiết kế nổi khối, đồ họa bên trong đầy sắc nét Xe còn có cánh lướt gió trên cao tích hợp đèn phanh LED, ăng ten vây cá mập

* Khoang lái: Đối diện vị trí người lái là phần vô-lăng 3 chấu bọc da có thiết kế gọn gàng, mang đến cảm giác cầm nắm thoải mái Đồng thời, người lái có thể điều khiển xe thông qua những phím bấm chức năng ở đây như ra lệnh giọng nói, đàm thoại rảnh tay, tăng giảm âm lượng

Hình 1.27 Mazda CX-5 có khoang lái hiện đại

Ngay phía sau, Mazda CX-5 sử dụng đồng hồ cơ kết hợp kỹ thuật số dùng để hiển thị các thông số vận hành

Bảng táp-lô ở trung tâm được làm bằng da, vân gỗ, ốp crom đầy sang trọng Khu vực điều khiển là cần số điện tử bọc da, hệ thống phanh tay điện tử, điều khiển màn hình giải trí

Hình 1.28 Mazda CX-5 dùng ghế da với hai hàng ghế thoải mái

Với chiều dài cơ sở 2.700mm, Mazda CX-5 là chiếc xe mang đến không gian rộng rãi nhất cho người dùng ở hàng ghế thứ 2 Xe mang đến khoảng để chân ổn và trần xe thoải mái cho những hành trình dài Khách hàng có thể gập ghế Mazda CX-5 theo tỷ lệ 4:2:4 giúp linh hoạt không gian chứa đồ

*Các thiết bị tiện nghi:

Hình 1.29 Mazda CX-5 được trang bị màn hình cảm ứng 7’’ trên tất cả phiên bản

Tất cả các phiên bản của CX5 cũng được trang bị tiêu chuẩn hệ thống âm thanh

(10 loa Bose), hệ thống điều hòa tự động 2 vùng độc lập với cửa gió riêng cho hàng ghế sau

Các tính năng như khởi động nút bấm, ghế lái chỉnh điện, gương hậu bên trong chống chói tự động, tất cả các cửa chỉnh điện một chạm, phanh tay điện tử và giữ phanh tự động Auto Hold đều được trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các phiên bản Các tính năng cao cấp hơn như cốp chỉnh điện, nhớ vị trí ghế lái, ghế phụ chỉnh điện, làm mát hàng ghế trước hay cửa sổ trời sẽ có trên những phiên bản cao cấp hơn

Hình 1.30 Mazda CX-5 có 2 tùy chọn động cơ

Về vận hành, Mazda CX-5 sử dụng động cơ xăng SkyActiv-G với 2 tuỳ chọn 2.0L và 2.5L với công suất như sau:

+ Động cơ 2.0 cho công suất 154 mã lực và mô-men xoắn 200 Nm

+ Động cơ 2.5L cho công suất 188 mã lực và mô-men xoắn 252 Nm

Những động cơ trên kết nối với hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động cầu trước hoặc 4 bánh toàn thời gian tùy phiên bản

1.3.2/ Đánh giá vận hành, ưu nhược điểm:

Mazda CX-5 2022 là chiếc xe có khả năng vận hành hàng đầu phân khúc với công suất 188 mã lực, sức kéo 250 Nm mô-men xoắn Xe có khả năng tăng tốc ở ấn tượng và không có độ trễ như những đối thủ sử dụng động cơ tăng áp

Xe có tầm quan sát tốt ở phía trước và 2 bên giúp lái xe dễ dàng làm chủ khi vận hành Đồng thời, vô lăng cho phản hồi nhạy và chính xác cũng là những điểm cộng cho CX-5 ở khía cạnh vận hành

Mazda CX-5 cũng sở hữu hệ thống kiểm soát điều hướng mô-men xoắn G- Vectoring Control GVC sẽ thay đổi mô-men xoắn động cơ để thích ứng với từng điều kiện lái, từ đó tối ưu cả lực gia tốc ngang/dọc, lực kéo trên từng bánh xe, giúp xe tăng tốc mượt mà và vận hành êm ái hơn, ổn định khi vào cua

Hình 1.31 Với Mazda CX5 bản 2.5L, xe vận hành mạnh mẽ, lái bốc

Mazda CX-5 là mẫu xe được nhiều khách hàng lựa chọn nhiều bởi thiết kế cũng như các trang thiết bị , công nghệ trên xe hiện đại và có giá hợp lý

*Một số ưu nhược điểm dòng xe CX5: Ưu điểm:

+ Thiết kế trẻ trung, thể thao

+ Khả năng vận hành ổn định, mạnh mẽ

+ Trang bị nhiều tính năng an toàn hiện đại

+ Hệ thống treo được cải tiến

+ Cảm giác lái chân thực

+Khả năng cách âm chưa tốt

+ Khoanh hành lý hơi nhỏ

+ Tiện nghi chưa nổi trội

QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT MAZDA CX-5

Quy trình lắp ráp ở Trim A

Gồm 11 trạm thực hiện và 1 trạm kiểm tra

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp tấm bảo vệ gò má trước và sau, bảo vệ hông xe gồm trước và sau

Hình 2.1 Lắp ốp bảo vệ chống xe bị trầy xước

✓ Lắp chụp bụi vào lỗ thùng nhiên liệu, lắp khóa thùng nhiên liệu

✓ Lắp đèn biển số, nút nhận vào cốp sau gồm (nút nhận đèn, nút nhận cản sau)

✓ Lắp vít, kẹp ốp trụ C, nút nhận lần lượt vào body

Hình 2.2 Vị trí lắp nút nhận, chụp bụi, nắp bình xăng

✓ In nhãn xe (mã VIN), dán nhãn và kiểm tra chất lượng nhãn dán

Hình 2.3 Mã VIN xe Mazda Lưu ý:

- Phải vệ sinh bề mặt trước khi dán

- Tấm lắc sau khi dán không được biến dạng

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Tháo cửa trước sau của xe bằng hệ thống nâng hạ Hanger

Hình 2.4 Cửa xe được đặt lên hanger để chuyển sang chuyền cửa

✓ Lắp kẹp ống nước, ống nước số 4

✓ Lắp nút che lỗ, nút nhận vào dưới taplo

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

Tay máy hỗ trợ tháo cửa

✓ Gắn ghết cửa, pát gia cố, tấm cách nhiệt, ốp tản nhiệt vào body

✓ Lắp bộ VMC và bàn đạp phanh

Hình 2.5 Các vật tư được bố trí trên xe

✓ Lắp và siết pát dây điện

✓ Lắp hộp cầu chì vào màng hông bên trái cùng tấm bảo vệ vào khung xe

✓ Lắp cao su chân máy số 4, dây mở capo

Hình 2.6 Các vật tư đã được lắp ráp vào capo

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Bố trí dây điện trước:

+ Công nhân tiến hành canh chỉnh dây điện vào khung xe

+ Kết nối jack với cảm biến bầu phanh

+ Kết nối dây điện vào bình dầu phanh

+ Canh chỉnh, bố trí dây điện sau vào sàn giữa

+ Canh chỉnh dây điện đến ống gió

+ Bố trí dây điện sau lần lượt vào cửa, dưới sàn, dầm cầu trước, trụ B, cốp, trụ C

Hình 2.7 Dây điện kết nối tới các hệ thống được bố trí căn chỉnh trong xe

✓ Lắp bộ điều khiển vào xe

✓ Lắp hộp điều khiển đến hộp cầu chì và kết nối đến dây điện sau

✓ Lắp pát dây điện sau vào màng hông bên trái

✓ Siết chặt bàn đạp phanh vào body

✓ Lắp dây mass của dây điện sau

✓ Kết nối bầu phanh vào bàn đạp phanh

✓ Gắn công tắc bàn đạp phanh

Gắn công tắc vào bàn đạp phanh, xoay 45 độ để khóa chắc chắn

Không được ấn bàn đạp trong suốt quá trình gắn

✓ Kết nối dây điện vào công tắc

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp pát ống đến trụ phuột trước và đặt tạm dây vào khu vực phuột trước

✓ Lắp cao su vào nắp capo và vào cản trước

✓ Gắn vòng cao su dây điện sau với nhánh dây điện O2

✓ Gắn su làm kín của dây điện sau đèn sàn

✓ Lắp kẹp và gắn dây cáp nhiên liệu vào kẹp

✓ Kết nối dây điện sau đến bộ điều khiển V/M/C

✓ Lắp pát bảo vệ, tấm cách nhiệt

✓ Lắp khung két nước với bu lông

✓ Kết nối dây cáp capo vào khóa ngậm capo

✓ Lắp bộ ABS và kết nối ống dầu với hệ thống ABS:

+ Siết pát kẹp dây điện

+ Lắp su, bu lông và pát bộ ABS

Hình 2.8 Cụm ABS được liên kết với nhau trước khi ráp vào xe

✓ Lắp ống dầu và kẹp giữ ống dầu vào khung xe

✓ Siết và kết nối ống dầu vào bầu phanh trợ lực

Hình 2.9 Cụm ABS được kết nối với ống dầu phanh

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp đặt túi khí 2 bên thân xe và cảm biến túi khí

Hình 2.10 Hệ thống túi khí

✓ Lắp và siết bộ BSD vào pát sắt

✓ Bố trí dây điện la phông

✓ Bố trí dây điện số 2 vào pát kính và mảng mui

✓ Gắn ống nước và bố trí ống nước

✓ Lắp ráp kính và kết nối dây điện với kính trần:

+ Siết kính trần vào body

+ Lắp dây điện vào pát kính trần

+ Kết nối ống nước với kính trần

Hình 2.11 Hệ thống kính trần trên xe

✓ Lắp nút che vào body phía sau, nút nhận vào bên sàn sau

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp bộ điều khiển 2 cầu vào màng hông (phải) và kết nối dây điện

✓ Lắp đèn báo phanh và kết nối dây điện đèn báo

✓ Lắp ti chống cốp vào body và kết nối dây điện ti phuột

✓ Lắp khóa ngậm cốp sau

✓ Lắp bộ audio, siết bộ chỉnh audio vào pát

✓ Lắp bộ điều khiển PLG

Hình 2.12 Bộ audio và còi điện sau khi được lắp đặt

Siết bu lông dây mass

Siết dây mass vào tấm chắn sau

Siết mass dây điện sau đến dầm ngang bên trái

+ Lắp đặt cụm két nước bên ngoài sau đó gắn vào trong xe song song với việc lắp đặt thanh chóng capo và khóa nắp capo

Hình 2.13 Quá trình lắp ráp két nước trên đồ gá

+ Cụm két nước sau khi lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được đặt ở phía trước đầu xe:

Hình 2.14 Vị trí đặt két nước

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp ống dầu vào body

Hình 2.15 Đường ống dầu và đường ống xăng

✓ Lắp ống nhiên liệu vào kẹp giữ và kẹp ống dầu

✓ Lắp ống nối và kết nối ống nhiên liệu vào thùng nhiên liệu

✓ Lắp ống thông hơi vào thùng và ống nhiên liệu

Hình 2.16 Cụm ống dẫn nhiên liệu

✓ Lắp thùng nhiên liệu vào body

✓ Kết nối ống nhiên liệu vào ống dầu

✓ Kết nối ống nối vào ống nhiên liệu

Hình 2.17 Thùng nhiên liệu được chuẩn bị trước khi lắp vào

- Quá trình lắp đặt thùng nhiên liệu vào xe được sự hổ trợ cửa cánh tay robot hiện đại giúp cho công nhân lắp ráp được thuận tiện dễ dàng thực hiện công việc một cách hiệu quả và đạt năng suất tối ưu

Hình 2.18 Cánh tay robot hỗ trợ lắp đặt thùng nhiên liệu

Quy trình lắp ráp ở Trim B

Gồm 14 trạm thực hiện và 2 trạm kiểm tra

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Bố trí và kết nối dây điện vào giắc giả, két nước, dầm két nước, siết mass

✓ Lắp dây điện, giắt điện cốp vào body

Hình 2.19 Dây điện phía sau cốp

✓ Kết nối dây điện với cảm biến túi khí

✓ Lắp cầu chì phụ vào thanh gò má

✓ Gắn bách cản, su đệm cốp

✓ Gắn PCM, lắp giắc điện vào PCM

✓ Lắp cảm biến va chạm, ăng ten, đệm gối hông xe, bộ điều khiển lệch làn đường

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp bình nước rửa kính

Hình 2 20 Bình nước rửa kính được đặt phía trước bên phải đầu xe

✓ Gắn, siết bản lề vào body

✓ Lắp dây an toàn, xốp cản trước, hướng gió két nước, đệm gò má trước

Hình 2.21 Su đệm chống ồn gò má phía dưới lồng vè

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Gắn bộ mic vào hộp công tắc

✓ Kết nối dây điện đến la phông, dây công tắc kính, micro, dây điện tấm che nắng

✓ Ráp hộp công tắc kính trần

✓ Bố trí dây điện vào trần, Audio, kết nối dây điện Audio

✓ Lắp BCM sau đến trụ sau bên trái và kết nối dây điện sau

✓ Lắp la phông trần vào body, tay nắm cửa, roan kính trần

Hình 2.22 La phông, tay nắm và đèn trần

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp bộ chuyển đổi DCDC:

Gắn vào pát và kết nối dây điện trước với bộ chuyển đổi

Hình 2.23 Hộp DCDC gắn vào đà trước

✓ Lắp ổ gió, ống lấy gió và kết nối dây điện với ổ gió, siết ổ gió vào body

✓ Căn chỉnh dây mở capo bên trong gò má trước

✓ Gắn pát dưới bàn đạp ga vào tấm gia cố và mảng sàn bên trái

✓ Lắp đệm xốp vào mảng sàn

✓ Gắn cảm biến hướng gió

✓ Kết nối dây điện vào bơm nhiên liệu

Tay nắm La phông Đèn trần

Hình 2.24 Bố trí bộ sưởi và bộ gió trên xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp đặt lưới thông gió, ốp trụ bên

Hình 2.25 Lưới thông gió trên xe

Hình 2.26 Ốp trụ được lắp trên xe

✓ Lắp ghết ngậm cửa sau, dây đai an toàn

Hình 2.27 Bộ dây đai an toàn

Hình 2.28 Bộ bàn đạp chân ga

✓ Bố trí và kết nối dây điện lần lượt:

+ Kết nối dây điện số 11 vào số 2

+ Kết nối dây điện số 2 với đèn biển số

+ Kết nối dây điện sau số 2 vào mô tơ

+ Kết nối dây điện sau số 2 đến khóa ngậm cốp sau

+ Kết nối dây điện sau số 2 đến công tắc khoang hành lý

+ Bố trí dây điện số 2 vào cốp sau

+ Bố trí dây điện camera lùi

+ Bố trí dây điện đến bộ báo động

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Kết nối dây điện số 4 vào mảng sau

✓ Kết nối bộ cảnh báo va chạm

✓ Nối ống ga và bộ sưởi

✓ Kết nối dây điện trước đến cổng áp suất

✓ Lắp và bố trí tấm lót sàn vào sàn xe

✓ Lắp khung trên két nước

Hình 2.29 Phần khung két nước được lắp đặt sau cản

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp thanh gia cố két sắt trên vào màng két nước

✓ Lắp thanh chống khóa vào két nước

✓ Lắp đặt hệ thống đèn cốp sau xe, kết nối dây điện đến đèn và công tắc đèn

Hình 2.30 Đèn cốp sau xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp đặt hệ thống còi

+ Siết còi vào thanh gia cố + Kết nối dây điện vào còi trước + Siết mass pát còi

Hình 2.31 Còi điện được bố trí trên xe

✓ Gắn công tắc mở cốp và bộ báo động vào cốp

✓ Lắp bộ điều khiển phanh điện từ EPB lên xe

Hình 2.32 Bộ điều khiển EPB

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Kết nối ống của ống hút bụi đến cảm biến trong xe

✓ Kết nối dây điện bộ hỗ trợ lùi xe

✓ Kết nối dây điện vào bộ điều khiển

✓ Lắp và tách dẫn hướng Tablo

+ Siết bu lông tablo vào xe theo thứ tự + Siết gia cố Tablo

+ Kết nối dây điện tablo đến ổ gió + Kết nối dây điện tablo đến moto ổ gió

Hình 2.33 Quá trình lắp ráp Tablo được sự hỗ trợ của cánh tay máy

✓ Bố trí dây điện Tablo

+ Kết nối dây điện tablo đến bộ xử lý + Kết nối dây điện tablo vào dây điện trước dây điện sàn + Kết nối dây điện tablo với bộ điều khiển túi khí

+ Kết nối dây điện tablo đến ổ gió + Kết nối dây điện tablo đến moto ổ gió + Kết nối dây điện vào bộ xử lý Audio + Siết mass

Hình 2.34 Cụm Tablo sau khi được hoàn thành được AVG vận chuyển

✓ Siết bộ sưởi đến pát tablo

✓ Kết nối và siết mass dây điện sau vào bộ EPB

✓ Gỡ và dán mã vạch của túi khí

✓ Gắn pát cản vào body

✓ Bố trí dây điện sàn vào cốp và trụ D

✓ Kết nối dây điện đến hộp điều khiển cốp sau

✓ Lắp tấm bảo vệ, vít khóa cản trước vào body

✓ Lắp đệm lót vào đèn pha

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp đèn pha vào body

✓ Kết nối dây điện với đèn pha

Hình 2.35 Đèn pha trước của xe

✓ Lắp ống ga lạnh vào thân máy

Hình 2.36 Đường ống ga lạnh

QUY TRÌNH LẮP RÁP ĐỘNG CƠ VÀ KHUNG GẦM MAZDA-CX5

Quy trình lắp ráp ở trạm động cơ

Ở trạm động cơ (Engine Station) công nhân sẽ thực hiện các công việc lắp ráp các bộ phận cấu thành cụm động cơ để lắp vào xe gồm có các trạm nhỏ như: Trạm phuộc, moay ơ trước, moay ơ sau, trạm cầu trước, trạm cầu sau và trạm động cơ

Trạm thực hiện công việc lắp ráp phuộc xe bao gồm:

✓ Lắp su giảm chấn vào su đế phuộc

✓ Lắp lò xo giảm chấn

Hình 3.1 Các chi tiết cấu thành phuộc xe hoàn chỉnh

✓ Lắp đế su lò xo và cử giảm chấn

✓ Siết hoàn toàn su đế phuột

✓ Lắp đế phuột và điều chỉnh phuột

Hình 3.2 Máy ép hỗ trợ lắp ráp phuộc

- Quy trình lắp ráp phuộc xe có sự hỗ trợ của máy ép phuộc chuyên dụng do kỹ sư của nhà máy chế tạo góp phần giúp người công nhân có thể dễ dàng ráp các chi tiết cấu thành phuộc xe hoàn chỉnh để di chuyển đến các trạm tiếp theo

Hình 3.3 Phuộc xe hoàn chỉnh sau khi lắp ráp

Trạm thực hiện công việc bao gồm:

+ Đặt moay ơ lên bàn gá + Lắp đĩa phanh trước và bôi mỡ + Lắp chụp bụi dọc theo chốt dẫn hướng + Lắp khớp cánh gà

+ Siết khớp nối và má phanh hoàn toàn bằng cần lực + Lắp ống dầu phanh trước và đệm

+ Siết cảm biến ABS vào cụm

Hình 3.4 Moay ơ, cánh gá và đĩa phanh

Hình 3.5 Cụm phanh và trục lắp

✓ Lắp phuộc trước vào cụm cầu trước

✓ Lắp ống dầu phanh vào cầu trước

✓ Lắp phe kẹp ống dầu phanh va siết đai ốc khóa

✓ Lắp dây điện cảm biến ABS vào cầu trước

✓ Gá giữ tạm dây điện EPB

✓ Gá tạm ống dẫn dầu sau

✓ Lắp kẹp vào cụm moay ơ

Trạm thực hiện công việc bao gồm:

+ Đặt moay ơ lên bàn gá + Lắp đĩa phanh sau + Lắp chụp bụi dọc theo chốt dẫn hướng

+ Lắp khớp cánh gà trái và phải

✓ Lắp thanh liên kết vào đế cụm moay ơ

Hình 3.7 Các chi tiết cấu thành ở trạm moay ơ sau

✓ Lắp dây điện cảm biến ABS

✓ Kiểm tra siết ống dầu, má phanh

3.1.4/ Trạm cầu sau 1 và cầu sau 2

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lần lượt tiến hành siết

+ Tay đỡ dưới vào đà ngang cầu sau + Thanh giằng sau vào đà ngang + Thanh giằng đứng vào thanh giằng ngang + Thanh giằng đứng vào tay đỡ dưới

Hình 3.8 Đà ngang và thanh giằng

+ Siết thanh liên kết với cầu sau

+ Siết tay đỡ trên vào đà ngang cầu sau + Siết giảm chấn vào cầu sau

Hình 3.9 Tay đỡ và phuộc sau

- Các chi tiết cấu thành hệ thống cầu sau được liên kết với nhau tạo thành cụm cầu sau hoàn chỉnh để lắp vào gầm xe

Hình 3.10 Cầu sau của xe trên giá đỡ

- Đối với xe cầu trước dẫn động có kết cấu phức tạp hơn cầu sau khi phải đỡ cụm động cơ có chức năng dẫn động đồng thời cũng thực hiện việc chuyển hướng, quá trình lắp ráp cầu trước ô tô gồm các bước:

✓ Lắp su treo dầm cầu trước

✓ Siết thanh chữ A và cụm thanh giằng vào đà ngang

✓ Siết thanh giằng đứng vào thanh giằng ngang

Hình 3.11 Dầm cầu trước và thanh giằng giảm chấn

✓ Gắn chụp chống bụi vào trục lái

✓ Siết cụm thước lái với giàn chuyển

Hình 3.12 Thước lái trước và sau khi được lắp vào cụm cầu trước

➢ Động cơ là bộ phận truyền động đóng vai trò không thể thiếu trên ô tô, nó có chức năng biến đổi nhiệt năng thành cơ năng để giúp xe có thể di chuyển trên đường và quy trình lắp ráp động cơ tại nhà máy Thaco Mazda gồm các trạm sau:

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Đặt động cơ và hộp số lên băng chuyền

✓ Lắp hộp số với động cơ lại với nhau

✓ Siết hoàn toàn biến mô và lắp nắp che bánh đà

✓ Siết bánh đà vào khối xi lanh

✓ Lắp máy đề vào thân máy

✓ Kiểm tra vị trí cần số

Hình 3.13 Động cơ và hộp số xe Mazda CX-5

Hình 3.14 Máy đề được lắp đặt vào thân máy

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp pát trục lắp vào động cơ, pát chân máy động cơ với hộp số

Hình 3.15 Pát trục lắp và pát chân máy

✓ Lắp pát treo vào hộp số và động cơ

✓ Lắp cổ góp và tấm cách nhiệt ống xả

✓ Lắp tấm che, tấm cách nhiệt vào động cơ

Hình 3.16 Cổ góp và tấm cách nhiệt ống xả được lắp vào động cơ

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Gắn clip vào động cơ

✓ Lắp và siết pát giữ dây điện hộp số, pát ống nhiên liệu vào động cơ

✓ Lắp pát vào ống nước

Hình 3.17 Các loại pát để cố định dây điện và ống nước quanh động cơ

✓ Kết nối dây điện bơm, dây điện động cơ hộp số

✓ Kiểm tra tình trạng của khóa ống nước

✓ Gắn ống nước trên và ống nước làm mát cho động cơ

✓ Kết nối ống nước làm mát

Hình 3.18 Các vật tư sau khi lắp vào động cơ

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp máy phát vào động cơ

✓ Lắp và kết nối dây điện máy nén

✓ Lắp bộ căng đai tự động và lắp đai chữ V

Hình 3.19 Các bộ phận rời chưa được lắp ráp

✓ Kiểm tra điều kiện lắp của đai chữ V đảm bảo không có sự sai ăn khớp

✓ Siết hoàn toàn cọc B máy đề

✓ Kết nối dây điện hộp số máy đề

✓ Kết nối dây điện động cơ hộp số vào máy đề và máy phát

✓ Lắp và siết trục lắp vào khối động cơ

✓ Siết dây mass vào pát động cơ

+ Siết chặt ống ga lạnh A/C cao áp vào máy nén + Siết chặt ống ga lạnh A/C thấp áp vào máy nén

Hình 3.20 Các bộ phân sau khi được lắp ráp

3.1.10/ Trạm cầu trước và động cơ

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp su treo dầm cầu trước và cổ ống xả

Hình 3.21 Cao su treo được lắp vào dầm cầu trước và cổ ống xả

✓ Siết moay ơ ở trước vào thanh chữ A

✓ Siết hoàn toàn thanh giằng vào phuột

✓ Siết khớp cầu và lắp khớp chè

✓ Siết thanh giằng đứng và lò xo giảm chấn

✓ Lắp trục lắp vào hộp số

Hình 3.22 Trục lắp được lắp vào hộp số

✓ Lắp hệ thống treo trước

✓ Tiếp tục siết lần lượt cụm moay ơ, siết chụp lỗ bơm dầu hộp số

✓ Chăm dầu hộp số tự động

Hình 3.23 Cụm động cơ và hộp số được lắp vào dầm cầu trước tạo thành một khối

Quy trình lắp ráp ở trạm khung gầm

Cấu tạo khung gầm ô tô góp phần quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng tải của xe, giúp xe có kết cấu chắc chắn và an toàn khi di chuyển trên mọi địa hình Hệ thống khung gầm bao gồm nhiều hệ thống với các nhiệm vụ khác nhau

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp tấm cách nhiệt dưới sàn

✓ Lắp tấm cách nhiệt dưới cốp

Hình 3.25 Tấm cách nhiệt được lắp vào dưới mảng sàn xe

✓ Siết ống nối vào thân xe với đai ốc

✓ Kết nối ống dầu vào chỗ nối ống

Hình 3.26 Lắp bầu lọc nhiên liệu và kết nối với ông nhiên liệu

✓ Lắp nút nhận, nút che lỗ vào bên ngoài thân xe

✓ Lắp pát gần dây điện sau vào dưới sàn xe

✓ Lắp bầu lọc nhiên liệu

✓ Kết nối ống bầu lọc với ống dầu

✓ Kết nối ống nhiên liệu vào bầu lọc và van

✓ Lắp nắp che thanh liên kết

✓ Loại bỏ băng keo và nắp chụp ở cầu sau

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Dán mã vạch vào body

✓ Tiến hành ép phuột cầu sau

+ Bôi trơn JIG kẹp lò xo + Lắp su chắn lò xo vào lò xo + Ép lò xo cầu sau

Hình 3.27 Su treo được lắp

✓ Lắp lò xo vào cầu sau

✓ Lắp su treo vào bầu bô chính

Hình 3.28 AGV chuyển cụm cầu sau, cầu trước và động cơ từ trạm động cơ

✓ Gắn chụp ống xả vào bầu bô chính

✓ Lắp phuột sau vào thân xe với đai ốc

✓ Lắp cầu sau vào thân xe với đai ốc

Hình 3.29 Lắp đặt cụm cầu sau

✓ Lắp thanh liên kết với đai ốc

✓ Bố trí dây điện cảm biến biên độ cao

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp động cơ vào xe

✓ Lắp pát chân máy số 4 vào hộp số

✓ Siết pát chân máy số 4 vào cao su chân máy

✓ Siết su chân máy số 3 vào động cơ và body

✓ Siết dầm cầu trước vào thân xe

✓ Siết phuộc trước vào thân xe

Hình 3.30 Lắp đặt cụm cầu trước và động cơ

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp lưới gió cảng trước

✓ Siết lưới gió dưới cản trước vào xương

✓ Kết nối ống nước vào lưới tản nhiệt

✓ Kết nối dây điện cảm biến trước đến dây điện trước, dây điện EPB đến dây điện sau

✓ Kết nối ống mềm đến ống dầu phanh, kết nối cảm biến ABS

Hình 3.31 Lồng vè phía sau và phía trước

✓ Lắp chắn bùn vào lồng vè

✓ Lắp áp che vào tấm chắn bùn

Hình 3.32 Chắn bùn phía trước và phía sau xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp bộ xúc tác với ống xả

✓ Lắp ống thải và bộ giảm thanh

✓ Lắp bầu bô vào thân xe

✓ Siết bầu bô chính và bầu bô

✓ Lắp su treo vào ống xả, bầu bô

✓ Lắp tay bầu bô chính đến bầu bô

✓ Kiểm tra lực siết đầu bô

Hình 3.33 Bầu bô và ống xả có gắn cảm biến oxy sau

✓ Gắn phần chịu lực trung tâm của trục lắp vào thân xe

✓ Lắp trục lắp vào vi sai cầu trước và sau

✓ Lắp chụp lỗ vào hộp số, pát bộ chuyển đổi

✓ Lắp tấm che 1 cầu, tấm che 2 cầu

✓ Kết nối dây điện số 3 đến dây điện ngắn

✓ Kéo và kết nối dây điện cảm biến oxy

✓ Siết ốp giữ cảng sau

✓ Kiểm tra lực siết su chân máy số 1 và pát động cơ số 1

Hình 3.34 Hệ thống xả khí thải của xe được liên kết với nhau

QUY TRÌNH LẮP RÁP CỬA VÀ TABLO MAZDA-CX5

Quy trình lắp ráp ở trạm cửa

Cửa xe là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách bên trong Ngoài ra cửa xe ô tô còn có vai trò quan trọng và thiết yếu khi có nhiều hệ thống được lắp đặt bên trong như: hệ thống khóa cửa tự động, hệ thống nâng hạ kính, hệ thống loa,

Quy trình lắp ráp cửa xe tại nhà máy Thaco Mazda được chia làm nhiều trạm để hoàn thành cửa xe trước khi được chuyển sang trạm hoàn thiện lắp ráp gồm có:

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp xy lanh khóa vào cửa

✓ Lắp ráp cụm tay nắm cửa ngoài

✓ Lắp kẹp, đệm vít, chụp vít vào mảng cửa, đệm lót vào khung cửa

✓ Lắp tấm lót tay nắm cửa vào cửa trước và sau

Hình 4.1 Các chi tiết cấu thành tay nắm cửa

✓ Lắp tay nắm cửa trong vào cửa trước và sau

✓ Lắp dây điện tay nắm cửa ngoài vào lỗ của mảng

✓ Gắn tay nắm cửa ngoài vào mảng, siết đế tay cầm cửa ngoài và tay nắm cửa

✓ Gắn nút đậy, nút nhận vào bản lề cửa

✓ Gắn vít đệm lót để siết mô đun cửa vào máng cửa

✓ Lắp kẹp, đệm vít, chụp vít vào mảng cửa, đệm lót vào khung cửa

Hình 4.2 Cửa xe bên người lái

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Siết khóa ngậm ghết cửa vào pano cửa

Hình 4.3 Siết ghết cửa vào bản cửa

✓ Gắn ốp và che lỗ kính chiếu hậu

Hình 4.5 Gương chiếu hậu được lắp lên cửa xe

✓ Gắn dây điện chìa khóa vào cửa trước

✓ Kết nối tay nắm cửa ngoài trước vào dây điện ngắn

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp và tháo modun cửa vào bàn làm việc

✓ Lắp chụp vít vào modun cửa

✓ Lắp giàn chuyển kính vào modun cửa

✓ Bố trí dây điện vào modun cửa

✓ Gắn giác điện angten vào modun

✓ Gắn đệm kính, lắp su, dán băng keo, chụp lỗ, nút dậy vào mảng cửa

✓ Siết loa cửa, gắn đệm dây điện

Hình 4.6 Mô tơ nâng hạ kính và loa

✓ Kết nối dây điện cửa vào khóa ngậm cửa

✓ Kết nối dây điện kính chiếu hậu, dây điện cửa đến gương sau

✓ Lắp chụp bảo vệ vào khung cửa

✓ Kiểm tra thông số siết bulong

✓ Siết dàn chuyển cửa trước với bu lông

✓ Mở,hạ kính cửa, kiểm tra moto hoạt động

✓ Kết nối dây điện cửa vào dàn chuyển moto

✓ Siết kính cửa vào nâng hạ kính

✓ Lắp thanh định hướng, nẹp cong trên cửa

Hình 4.8 Bộ phận cố định và điều hướng kín

✓ Gắn nắp chụp vào mảng, nút đậy cho lỗ của kính để siết mô đun cửa

✓ Kết nối dây điện cửa vào khóa ngậm

✓ Kết nối dây điện vào mo tơ

Hình 4.9 Cửa xe phía bên trong

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Kết nối dây điện công tắc cửa

Hình 4.10 Roan cửa sau khi lắp vào xe

✓ Gắn nẹp đứng, nẹp trang trí vào cửa, ốp góc cửa

Hình 4.11 Nẹp trang trí cửa được lắp vào cửa xe

✓ Gắn lông nheo vào cửa

✓ Tháo tem bảo vệ nẹp đứng và tem bề mặt bên ngoài

✓ Lắp tay mở cửa trong vào tappi cửa

✓ Lắp tappi, công tắc cửa

✓ Kiểm tra các nút bấm

✓ Kết nối dây điện vào công tắc cửa

✓ Lắp mảng công tắc vào tappi cửa

✓ Lắp chụp tay mở cửa trong, lắp nắp che vào cửa

✓ Kết nối dây điện công tắc cửa

Hình 4.12 Cửa sau khi được lắp ráp hoàn thiện

Quy trình lắp ráp tapblo

Taplo hay còn được gọi là bảng điều khiển, là bộ phận được đặt ngay phía sau vô-lăng nhằm giúp người lái có thể dễ dàng theo dõi trong khi đang lái xe Taplo ô tô bao gồm các cụm đồng hồ hiển thị thông số kỹ thuật tới người lái

Tại nhà máy Thaco Mazda quy trình lắp ráp tablo được thực hiện ở một chuyền riêng biệt để đảm bảo kỹ thuật cũng như chất lượng hoàn thiện được chia ra nhiều trạm trước khi chuyển sang Trim B gồm có:

4.2.1/ Trạm táp lô 1 - 2 (IP1 - IP2):

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp cơ cấu kẹp táp lô vào táp lô, đặt táp lô vào bàn lắp và đảo chiều

✓ Lắp màn hình HUD vào khung táp lô

✓ Lắp bộ hỗ trợ đỗ xe

Hình 4.13 Phụ kiện trên tablo

4.2.2/ Trạm táp lô 3 – 4 (IP3 –IP4):

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp cụm các nút điều chỉnh chức năng trên xe

✓ Lắp đồng hồ vào táp lô

✓ Lắp loa trên mảng táp lô

✓ Lắp ốp loa và ốp của mảng táp lô

✓ Lắp mặt nạ đồng hồ táp lô vào táp lô

✓ Lắp công tắt ưu tiên và công tắt khởi động

Hình 4.14 Hộp DVD, loa, và cụm phía điều chỉnh chức năng

Hình 4.15 Đồng hồ táp lô và khung ốp ngoài

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp trục lái vào táp lô

✓ Lắp ốp trục lái vào trục lái

✓ Lắp cáp còi, cần gạt chức năng

Hình 4.16 Cụm trục lái, cáp còi và cần gạt chức năng

Hình 4.17 Táp lô sau khi được hoàn thành và AGV vận chuyển

➢ Khi táp lô được hoàn thành tại trạm sẽ được AGV vận chuyển đến trạm nội thất, tại đây có sự hỗ trợ của tay máy chuyên dùng để lắp đặt táp lô vào xe

QUY TRÌNH LẮP RÁP HOÀN THIỆN MAZDA- CX5

Quy trình lắp ráp hoàn thiện xe ở trạm Final A

Mỗi chiếc xe được lắp ráp tại nhà máy Thaco Mazda sau khi trải qua các quá trình lắp ráp để cấu thành các chi tiết nội thất, khung gầm – động cơ, cửa xe thì sẽ được chuyển đến chuyền lắp ráp hoàn thiện Tại đây, những bộ phận còn lại của xe sẽ được tiếp tục lắp ráp để một chiếc xe thành phẩm có thể lăn bánh.

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp cản trước vào vít khóa cản

✓ Lắp dây điện vào đèn sương mù

✓ Kết nối dây điện vào đèn cản

✓ Lắp lồng vè trước và siết cản trước vào vè

✓ Lắp tấm bảo vệ cản trước

Hình 5.1 Cản trước trước và sau lắp vào thân xe

✓ Gắn và siết cản sau

✓ Kết nối dây điện số 4 vào cảm biến lùi

✓ Lắp chắn bùn và tấm bảo vệ cản sau

Hình 5.2 Cản sau trước và sau lắp vào thân xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp công tắc vào ốp dưới tablo

✓ Lắp và kết nối bộ cảnh báo

✓ Kết nối công tắc dưới ốp tablo

✓ Gắn ốp dưới vào tablo

✓ Lắp cần mở, chốt mở capo vào tablo

Hình 5.3 Các chi tiết tiết được lắp vào áp táplô

✓ Kết nối trục lắp vào thước lái

✓ Lắp nắp đậm, nút nhận

✓ Kết nối dây điện sau vào bộ điều khiển

✓ Lắp nắp đậy vào sàn xe

✓ Lắp nút siết vít vào lỗ nắp đậy và lỗ thân xe

Hình 5.4 Nắp che thùng nhiên liệu

✓ Lắp đệm bánh xe dự phòng

✓ Đặt lốp dự phòng và chụp mâm vào khoang hành lý

Hình 5.5 Bánh dự phòng được lắp đặt vào xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Đưa lốp xe lên gá bằng tay máy hỗ trợ trước khi siết lực hoàn toàn

Hình 5.6 Mâm lốp xe được băng chuyền đưa xuống trạm lắp ráp

✓ Siết 4 bánh xe bằng máy siết lực bánh chủ động được lập trình lực siết

Hình 5.7 Siết lực 4 bánh xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Siết mass chân máy số 4, bu lông mass phụt trước

✓ Kết nối dây số vào hộp số

Hình 5.8 Dây số kết nối hộp số

✓ Tiến hành kết nối các ống với động cơ

+ Ống chân không + Ống nhiên liệu + Ống nước

Hình 5.9 Vị trí ống dầu phanh trong khoang động cơ

✓ Lắp ống chân không từ bầu phanh vào mặt động cơ Ống dầu chính Ống dầu hồi về Dây số

Hình 5.10 Đế acquy sau khi được siết vào khoang động cơ

✓ Kết nối ống nước đến bộ sưởi

✓ Siết ống ga áp thấp đến bộ sưởi

✓ Kết nối ống ga áp cao, ống ga lạnh đến giàn ngưng

✓ Gắn kẹp ống ga và siết pat

Hình 5.11 Tổng thế khoang động cơ

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Gắn bộ báo động, còi chống trộm Đế acquy

Vị trí lắp bộ Bình nước làm BCM mát động cơ Ốp giàn chuyển

Hình 5.12 Bộ báo động và còi chống trộm

✓ Gắn tấm cách nhiệt lên màng giàn

✓ Gắn nút nhận đến đà ngang trước

✓ Lắp và kết nối loa vào đề

✓ Lắp ốp trụ A vào trụ A thân xe

✓ Lắp ốp trụ B vào trụ B thân xe

✓ Lắp chụp loa vào ốp trụ A

✓ Lắp hộp đựng găng tay, nắp che dưới

✓ Lắp ốp chân trước vào thân xe

✓ Lắp hệ thống mô tơ gạt nước kính sau

Hình 5.14 Mô tơ gạt nước phía sau

✓ Lắp đèn xi nhan sau xe

Hình 5.15 Đèn hậu của xe được lắp ráp

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp BCM đến hộp cầu chì chính và kết nối dây điện

+ Dịch chuyển cánh tay máy lấy bình điện + Điều chỉnh vị trí lắp bình điện

+ Lắp hộp bình điện vào bình điện

Hình 5.16 Cánh tay máy dùng để di chuyển bình điện

✓ Tiến hành quét primer (primer trước khi chuẩn bị cần)

+ Primer sau khi được bảo quản ở nhiệt độ thấp (0-10 độ) cần lấy ra để ở nhiệt độ phòng rồi mở nắp trước khi sử dụng

+ Primer phải được lắc bởi máy ít nhất 20 phút trước khi sử dụng

✓ Quét primer kính và thân xe

Hình 5.17 Quá trình thực hiện quét primer

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Ráp bộ âm ly vào pát rồi lắp vào sàn

✓ Lắp tấm che Bose vào bộ âm ly

✓ Gắn cảm biến vào cốp sau

Hình 5.18 Vật tư tại trạm

✓ Lắp cần số vào mảng cửa trước cần thực hiện:

+ Kết nối dây số vào cần số + Đặt vị trí cần AT, kiểm tra cần số vị trí P + Điều chỉnh cần số, kết nối dây điện vào cần số

Bộ âm ly Cảm biến cốp sau

✓ Lắp pát sau vào pát phanh tay và kết nối giác

✓ Lắp loa và kết nối dây điện

Hình 5.20 Loa trước và sau khi kết nối trên khoang hành lý

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Gắn bộ AUX và mồi thuốc vào ốp

✓ Lắp ốp gió vào sàn xe

✓ Gắn công tắc khởi động

Hình 5.21 Hộp AUX và công tắc khởi động

✓ Lắp hộp tựa tay vào tablo và pát

✓ Gắn mồi thuốc và ốp mồi thuốc vào hộp tựa tay

✓ Kết nối bộ mồi thuốc

✓ Gắn và kết nối bộ hiển thị cần số

✓ Gắn pát bộ mồi thuốc

✓ Tiến hành kết nối bộ mồi thuốc, dây điện tablo vào bộ, dây điện taplo đến bộ AUX, dây điện vào công tắc điện tử, công tắc khởi động

Hình 5.22 Sau khi lắp hộp tựa tay công nhân tiến hành kết nối dây điện với hộp

✓ Gắn hộp chứa đồ, ngăn chứa đồ, bộ điều khiển vào hộp tựa tay, điều chỉnh khe hở cho phanh tay

✓ Gắn ốp trang trí trên cần số, chụp cần số vào cần số

✓ Lắp ngăn chứa đồ đến hộp tựa

✓ Lắp băng điều khiển tựa tay

Hình 5 23 Các bộ phận sau khi được lắp hoàn chỉnh

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Siết moto gạt nước và kết nối dây điện

Hình 5.24 Công nhân tiến hành siết moto gạt nước

✓ Gắn ốp trụ C vào body

✓ Kết nối dây điện vào loa luồng qua ốp trụ C

✓ Gắn và siết tấm ốp hông vào thân xe

Hình 5.25 Lắp ốp trụ C và tấm ốp hông

✓ Gắn và kết nối mồi thuốc vào ốp sau bên phải

✓ Lắp tay mở vào ốp hông cốp sau

✓ Gắn ốp ghết cốp vào mảng đuôi, tấm che vào ốp ghết cốp, tấm che dưới sàn

✓ Gắn nắp che đồ, móc che trên ốp khoang hành lý

✓ Gắn roan cốp sau vào thân xe

Hình 5.26 Lắp ốp ghết cốp và roan cốp

✓ Đặt tạm đệm ghế sau đến sàn sau

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Tiến hành lắp hệ thống túi khí:

+ Kiểm tra điều kiện lắp của bộ điều khiển túi khí + Tách module túi khí từ vô lăng

+ Đặt bộ điều khiển túi khí lên ghế tài xế + Tháo chốt trên vòng túi khí

✓ Lắp ghế trước vào thân xe với sự trở giúp của tay máy

✓ Kết nối dây điện với ghế trước, dây cáp mở LH

✓ Siết bu lông bản lề ghế

Hình 5.27 Băng chuyền vận chuyển ghế tự động và tay máy ráp ghế

✓ Lắp ghế sau vào thân xe

✓ Kết nối dây điện với ghế sau và siết bản lề ghế sau

Hình 5.28 Công nhân tiến hành kết nối dây điện và siết bản lề

✓ Đặt tấm bắt biển số vào khoang xe

✓ Sắp xếp và siết dây an toàn ghế sau, sắp xếp khóa ngậm dây đai

✓ Lắp móc kéo vào xốp đồ nghề, lắp đệm ngồi ghế

✓ Gắn thanh mở lốp, thanh quay con đội, kích nâng

Hình 5.29 Các đồ nghề đặt trong xốp

Kích nâng Thanh quay con đội

Quy trình lắp hoàn thiện xe ở trạm Final B

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

Hình 5.30 Cụm vô lăng gồm có vô lang và ốp tích hợp nút bấm

✓ Lắp và kết nối dây điện kính chiếu hậu trong xe

✓ Gắn bộ FSC, gắn cảm biến mưa vào kính gió

✓ Tiến hành quét primer kính chắn gió

+ Đặt kính chắn gió lên bàn xoay + Quét lớp lót thứ 1

+ Quét urethane vào kính chắn gió + Quét 2 lớp primer trên kính chắn gió

✓ Tiến hành quét primer kính chắn gió

+ Đặt kính lưng trên bàn xoay + Quét 2 lớp primer vào kính lưng + Bắn keo kính lưng

✓ Tiến hành quét primer kính góc

+ Quét 2 lớp primer vào kính góc + Quét keo lên kính góc

✓ Lắp kính góc vào thân xe

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Gắn ốp giàn chuyền, ốp góc giàn chuyền, ốp trang trí ren cốp sau

Hình 5.33 Ốp giàn chuyền trái và phải

✓ Ráp kính chắn gió, kính lưng, kính trần, kính góc vào thân xe

+ Điều chỉnh vị trí lắp của kính chắn gió + Lau sạch keo thừa trên kính

Hình 5.34 Lắp kính chắn gió bằng thiết bị hỗ trợ

Hình 5.35 Lắp kính sau lên xe

✓ Kết nối dây điện vào kính chiếu hậu trong

✓ Lắp bảo vệ và kết nối dây điện cảm biến mưa, bố trí dây điện camera lùi

✓ Lắp tấm lót, tấm chắn cốp vào khoan hành lý

Hình 5.36 Tấm chắn cốp phía sau khoang hành lý

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Ráp cần gạt mưa trước kính chắn gió

Hình 5.37 Cần gạt mưa sau khi được lắp ráp

✓ Gắn và dán chữ, logo vào ốp cốp sau

Hình 5.38 Quá trình lắp chữ cần sự hỗ trợ của JIG

✓ Lắp băng keo lỗ của tấm biển số

✓ Gắn ốp che công tắc vào ốp cốp sau, gắn nút nhận che lỗ, kẹp dây vào cốp

✓ Kết nối dây điện xông kính, dây điện cảm biến ở cốp sau

Hình 5.39 Kết nối dây điện cảm biến

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Tiến hành tháo tấm bảo vệ cản trước, bảo vệ gò má trước, bảo vệ hông từ thân xe, bảo vệ gò má sau, bảo vệ cản sau

✓ Gắn ốp lồng vè trước và sau

✓ Gắn nút nhận ốp vè, nắp che bu lông vào táp lo

✓ Gắn ốp dưới lườn thân xe

Hình 5.40 Lắp ốp lồng vè sau

✓ Đổ xăng và lắp nắp thùng xăng vào cổ ống nhiên liệu

Hình 5.41 Đổ xăng theo mức quy định

✓ Lắp nắp hộp cầu chì chính, tấm ốp bảo vệ vào hộp cầu chì

✓ Dán tem lốp vào trụ B

✓ Chuẩn bị chìa khóa trước khi lắp ráp

✓ Đặt chìa khóa vào hộp găng tay

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp ống gió nạp vào lọc gió

✓ Lắp ống cộng hưởng vào ống khí sạch

✓ Siết cảm biến lưu lượng gió vào lọc gió

✓ Lắp cụm ống gió sạch vào lọc gió

✓ Lắp cụm lọc gió vào thân xe

Hình 5.42 Cụm lọc gió trên đồ gá và sau khi được siết vào khoang xe

✓ Kết nối dây điện vào cảm biến lưu lượng gió

✓ Kết nối ống gió nạp vào động cơ

✓ Kết nối ống thông hơi vào ống thông gió, động cơ

✓ Lắp nắp che động cơ, nắp che bu lông táp lô

Hình 5.43 Cụm lọc gió và ốp động cơ

✓ Kết nối dây điện OBD và nạp ga lạnh

Hình 5.44 Nạp gas lạnh cho xe

✓ Châm nước làm mát, châm dầu thắng và kiểm tra mức dầu phanh

Hình 5.45 Châm nước làm mát và dầu trợ lực phanh

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Lắp roan viền trước và sau cửa vào thân xe

Hình 5.46 Lắp roan vị trí tiếp xúc cửa

✓ Lắp roan viền vào ốp trụ B, ốp trụ C

✓ Lắp roan viền vào ốp chân trước

✓ Lắp đà cửa và ốp đà cửa vào thân xe

✓ Đặt cửa trước vào tay máy:

+ Sau khi cửa được hoàn hiện ở chuyền cửa sẽ được hanger di chuyển đến trạm này để tiến hành lắp ráp vào xe

+ Công nhân tiến hành kiểm tra cửa sau đó sẽ nhờ cánh tay robot để tiến hành ráp cửa

Hình 5.48 Cửa được dây chuyền vận chuyển đến trạm để tiến hành ráp

✓ Ráp và siết cửa trước vào thân xe, kết nối dây điện cửa trước

✓ Lắp ghết cửa trước vào thân xe với bu lông

✓ Đặt cửa sau vào tay máy

✓ Ráp và siết cửa sau vào thân xe, kết nối dây điện cửa sau

✓ Siết ghết giữ chặt cửa

Hình 5.49 Công nhân siết bản lề và ráp cửa nhờ sự hỗ trợ của tay máy

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Ráp nắp đậy dây điện (nắp đậy cọc dương)

✓ Lắp roan đệm nắp lưới tản nhiệt, su đệm gò má, ốp kính gió

Hình 5.50 Vật tư lắp ráp tại trạm

✓ Siết cản trước vào đèn pha, cần gạt nước

✓ Lắp tấm cách nhiệt capo

Hình 5.51 Tấm cách nhiệt capo

Trạm thực hiện các công việc bao gồm:

✓ Gắn tappi khoang hành lý vào cốp, tấm che nắng

Hình 5.52 Tappi và tấm che nắng

✓ Gắn đèn ốp cốp sau

✓ Đăng ký mã nhận dạng chìa khóa

✓ Đăng ký mã nhận dạng cho hệ thống chống trộm

=> Sau khi hoàn tất vật lắp ráp các vật tư cho xe ở trạm hoàn thiện thì xe sẽ được đưa tới trạm kiểm tra hoàn thiện để kiểm tra tổng quan chiếc xe, kể cả những vật tư lắp ráp trên xe lần cuối trước khi đưa qua xưởng kiểm định

5.2.11/ Trạm kiểm tra hoàn thiện

Tại đây công nhân sẽ triển khai kiểm tra lại tất cả các bộ phận lắp ráp của xe ở trạm hoàn thiện và sau đó mõi chiếc xe được kiểm tra hoàn tất sẽ được chuyển sang xưởng kiểm định để kiểm tra và điều chỉnh các hệ thống của xe về với thông số kỹ thuật quy định của hãng

Hình 5.53 Trạm kiểm tra hoàn thiện

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w