Quy trình quản lý vật tư trước khi lắp ráp dòng xe mazda cx 5 tại nhà máy lắp ráp ô tô của thaco

85 18 1
Quy trình quản lý vật tư trước khi lắp ráp dòng xe mazda cx 5 tại nhà máy lắp ráp ô tô của thaco

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất. Qua đó em có thể nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện, những đóng góp và vai trò của ngành học cơ khí ô tô. Em tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ TRƯỚC KHI LẮP RÁP DÒNG XE MAZDA CX-5 TẠI NHÀ MÁY LẮP

RÁP Ô TÔ CỦA THACO

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thành Sa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Anh Quân MSSV: 18H1080058 Lớp: CO18CLCA

Thành Phố Hồ Chí Minh, 2023

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Thị trường xe ô tô trải qua nhiều biến động, nhiều dòng xe mẫu mã đẹp cùng với giá cả tốt đã vào thị trường Việt Nam Thế nhưng dòng xe CX-5 đã vẫn luôn nằm trong top những dòng xe bán chạy của tháng, quý, năm trong thời gian dài Được nhà trường tạo điều kiện đi học hỏi tại 1 trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam; THACO

Trong quá trình thực tập, dưới sự chỉ dẫn của người hướng dẫn trực tiếp; Kỹ sư Phạm Giáp Lê Anh Em được hướng dẫn tìm hiểu về quá trình soạn và vận chuyển vật tư lắp ráp cho dòng xe Mazda CX-5; một dòng xe chủ lực của nhà máy THACO Mazda Trong khoảng thời gian này, em được tiếp xúc với các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến được sử dụng trong nhà máy

Trải qua quá trình thực tập tại nhà máy; môi trường kỉ luật, chuyên nghiệp đã giúp cho em thấy được tầm quan trọng của sự tỉ mỉ, chính xác trong từng khâu vận hành nhà máy để tạo ra được những chiếc xe đạt được chất lượng của nhà sản xuất đề ra

Với sự hỗ trợ từ đội ngũ kĩ sư và công nhân nội bộ kho vật tư, em đã có cơ hội được làm việc, hợp tác như một người kĩ sư nhà xưởng Thông qua đó em đã được trực tiếp tiếp xúc với công việc giúp hiểu rõ hơn về quá trình làm việc, về kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng kiến thức đã được học trên trường lớp Em đã hiểu thêm về nghành công nghiệp ô tô

Tổng kết, khoảng thời gian thực tập tại kho vật tư thuộc nhà máy THACO Mazda đã tạo cho em một trải nghiệm thực tế về nghành ô tô, thông qua đó tạo tiền đề giúp em phát triển hơn về khả năng của mình trong tương lai Em rất biết ơn sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cán bộ công nhân viên kho vật tư nói riêng và nhà máy Thaco Mazda nói chung Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Quân

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nhắc đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thì cái tên Tập đoàn THACO

Trường Hải luôn xuất hiện đầu tiên Luận văn này đi sâu vào quá trình làm việc tại kho vật tư Công ty THACO Mazda trực thuộc Tập đoàn THACO Trường Hải Bố cục luận văn gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải và Công ty THACO Mazda

Một tập đoàn hàng đầu Việt Nam và có tiếng trong khu vực về nhiều lĩnh vực, đặc biệt về nghành công nghiệp ô tô như tập đoàn THACO Trường Hải Sự hợp tác giữa tập đoàn THACo và công ty Mazda tạo điều kiện cho những khách hàng trong nước có cơ hội sử dụng dòng xe chất lượng đến từ Nhật Bản với giá cả hợp lí

Chương 2: Các tiêu chuẩn và quy trình làm việc tại nhà máy

Trước khi có thể sản xuất, các yêu cầu về an toàn lao động luôn luôn được kiểm tra và đạt lên hàng đầu Việc tìm hiểu nội quy giúp nhận biết những nguy hiểm để phòng tránh và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp Thực hiện các tiêu chuẩn 5S; Niềm tự hào của người Nhật; giúp tạo môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ và năng suất

Để có thể nghiên cứu vật tư và quá trình vận chuyển vật tư một cách chính xác, dễ dàng Việc quan sát và vẽ lại layout nhà máy nói chung và kho vật tư nói riêng giúp hiểu rõ hơn về quá trình di chuyển để lắp ráp một chiếc ô tô từ những phần nhỏ nhất, thông qua đó việc nhận dạng và cung cấp vật tư lên các trạm lắp ráp cũng dễ dàng hơn

Chương 3: Quy trình Soạn và Cấp phát vật tư tại kho vật tư

Để đảm bảo được chất lượng xe, cần những quy trình tỉ mỉ dù là những thao tác đơn giản hay những nhỏ Thông qua quy trình đã được chuẩn hóa, mọi công nhân mới – lâu năm đều có thể thực hiện công việc một cách dễ dàng và đạt chất lượng tốt nhất

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI

VÀ CÔNG TY THACO MAZDA 1

1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải 1

1.2 Giới thiệu về Công ty THACO Mazda 3

CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC TẠI NHÀ MÁY 6

2.1 Nội quy an toàn lao động 6

2.2 Tiêu chuẩn 5S 7

2.3 Sơ đồ khối và chức năng trong nhà máy 10

2.3.1 Sơ đồ tổng quát Nhà máy Thaco Mazda 10

2.3.2 Quy trình hoạt động tại khu vực Xưởng hàn và Xưởng sơn 11

2.3.3 Quy trình hoạt động tại khu vực Xưởng lắp ráp và Kiểm định chất lượng xe ô tô 12

2.4 Quy trình hoạt động của kho vật tư 13

2.5 Layout kho vật tư tại nhà máy THACO Mazda 14

2.5.1 Layout kho Nội thất 14

2.5.2 Layout kho Hoàn thiện 15

2.5.3 Layout kho Thân vỏ 16

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH SOẠN VÀ CẤP PHÁT VẬT TƯ TẠI KHO VẬT TƯ 17

3.1 Kiểm tra kiện hàng trước khi thao tác 17

3.2 Thao tác với kệ vật tư 19

3.3 Thao tác với kiện hàng 22

3.4 Soạn vật tư cho trạm Taplo 27

Trang 8

3.6 Soạn vật tư cho trạm Nội thất B 35

3.7 Soạn vật tư cho trạm Khung gầm 47

3.7.1 Bầu giảm âm 47

3.8 Soạn vật tư cho trạm Cửa 52

3.8.1 Roan viền cửa 52

Trang 9

3.9.7 Công tắc vô lăng 65

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Tập đoàn công nghiệp đa nghành THACO……… ………… 1

Hình 1.2: Các dòng xe tiêu biểu tại THACO……… …… 2

Hình 1.3 Lễ khánh thành nhà máy THACO Mazda………3

Hình 1.4 Tổng quan nhà máy THACO Mazda………4

Hình 1.5 Khuôn viên xanh trong khu vực nhà máy THACO Mazda……… 5

Hình 1.6 Dòng xe Mada CX-5……….5

Hình 2.1 Trang phục lao động tại kho thân vỏ………6

Hình 2.2 Xe nâng làm việc trong kho vật tư……….7

Hình 2.3 Tiêu chuẩn 5S………8

Hình 2.4 Khu vực nền nhà xưởng làm việc ……….9

Hình 2.5 Khu vực sạc điện xa nâng……… 9

Hình 2.6 Sơ đồ tổng quát Nhà máy Thaco Mazda……….10

Hình 2.7 Quy trình Xưởng hàn và Xưởng sơn………11

Hình 2.8 Xưởng hàn tại nhà máy Thaco Mazda………11

Hình 2.9 Xe tại khu vực xưởng lắp ráp………12

Hình 2.10 Xe nâng tiến hành rút cont……… 13

Hình 2.11 Công nhân tiến hành kiểm tra chất lượng kiện hàng……….13

Hình 2.12 Công nhân di chuyển kệ tại kho Nội thất……….14

Hình 2.13 Công nhân làm việc tại khu vực soạn Nội thất A………14

Hình 2.14 Công nhân cấp phát làm việc tại kho Hoàn thiện ………15

Hình 2.15 Công nhân soạn hàng tại kho Hoàn thiện……… 16

Hình 2.16 Khu vực rút cont vật tư MVP……….17

Hình 3.1 Kiện hàng……… 17

Hình 3.2 Tem list kiện hàng……… 18

Hình 3.3 Kệ vật tư……… 19

Hình 3.4 Móc kéo của kệ vật tư……… 19

Hình 3.5 Thanh kéo của kệ vật tư……… 20

Hình 3.6 Bánh xe cố định của kệ vật tư……… 20

Hình 3.7 Bánh xe dẫn hướng của kệ vật tư ……….21

Hình 3.8 Nhân sự soạn hàng thực hiện lau kệ……… 21

Hình 3.9 Nhân sự soạn hàng sử dụng nam châm hút mạt sắt……… 22

Hình 3.10 Cắt giữ tem list ……… 23

Trang 11

Hình 3.12 Sử dụng dao chuyên dụng khui thùng……… 24

Hình 3.13 Kiểm tra vật tư trong thùng hàng……… 24

Hình 3.14 Khui bao bì……….……… 25

Hình 3.15 Bỏ bao bì đã sử dụng vào kiện hàng đã khui……… 25

Hình 3.16 Xử lí vỏ thùng ……….…………26

Hình 3.17 Soạn đồng hồ taplo vào khay nã……….……… 27

Hình 3.18 Soạn vật tư lên kệ 4 tầng……… …… 27

Hình 3.19 Soạn trục lái nằm gọn trong ô……… … 28

Hình 3.20 Kệ trục lái……….…… 28

Hình 3.21 Kệ bảng taplo……….……… 29

Hình 3.22 Soạn màn hình hiển thị……… 29

Hình 3.23 Soạn dây điện……….… 30

Hình 3.24 Di chuyển kệ đến khu vực buffer……… 31

Hình 3.37 Tầng 1 của kệ dây an toàn sau ………36

Hình 3.38 Tầng 2 của kệ dây an toàn sau3………37

Hình 3.39 Tầng 3 của kệ dây an toàn sau……… 37

Trang 12

Hình 3.46 Kệ láp ngắn……….……… 41

Hình 3.47 Vật tư tại tầng 1 kệ moay ơ trước……… ………42

Hình 3.48 Vật tư tại tầng 2 của kệ moay ơ trước……… ……….42

Hình 3.49 Đĩa phanh trước ……….………43

Hình 3.57 Chụp trên và chụp dưới lò xo………47

Hình 3.58 Sử dụng móc kéo di chuyển bầu giảm âm……… 47

Hình 3.59 Kệ bầu giảm âm………48

Hình 3.67 Xếp roan cửa lên kệ……….52

Hình 3.68 Nhân sự kéo kệ đến khu vực buffer……… 52

Hình 3.69 Tapi cửa trước……….53

Hình 3.70 Tapi của sau……… …53

Hình 3.71 Loa cửa trước……… 54

Hình 3.72 Loa cửa sau……… 54

Hình 3.72 Tay nắm cửa trong……… 55

Hình 3 73 Compa cửa trước……… ……….55

Hình 3.74 Compa cửa sau………56

Hình 3.78 Mô đun cửa trước………56

Hình 3.79 Vật tư tầng 1 kệ kính chiếu hậu………57

Hình 3.80 Kệ kính hậu……… 57

Trang 13

Hình 3.95 Công tắc vô lăng……… 66

Hình 3.96 Kính chiếu hậu và cảm biến gạt mưa………66

Hình 3.97 Kệ ốp đà cửa trước……… 66

Hình 3.98 Kích nâng……… 67

Hình 3.99 Vật tư tầng 2 kệ đồ nghề……….67

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI VÀ CÔNG TY THACO MAZDA

1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (TRUONG HAI GROUP) tiền thân là Công ty Cổ phần Ô tô trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Hình 1.1 Tập đoàn công nghiệp đa nghành THACO

Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa nghành gồm: THACO AUTO (Ô tô); THACO AGRI (Nông lâm nghiệp); THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ); THADICO (Đầu tư xây dựng); THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các nghành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao

Trang 15

Tầm nhìn của THACO là Tập đoàn công nghiệp đa nghành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới

Mang lại giá trí cho khách hàng, đối tác, xã hội và phát triển kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ chính là sứ mệnh của THACO

Chiến lược: THACO là tập đoàn công nghiệp đa nghành có các tập đoàn thanh viên hoạt động trong các lĩnh vực: ô tô; nông nghiệp; cơ khí và CNHT; đầu tư và xây dựng; thương mại và dịch vụ; logistics; tất có có tính bổ trợ và tính tích hợp cao trong từng Tập đoàn và giữa các tập đoàn thành viên và THACO

Một trong những nghành trọng điểm của tập đoàn THACO nói riêng và nghành công nghiệp Việt Nam nói chung là công nghiệp ô tô THACO AUTO là nghành nghề chính yếu và chủ lực của tập đoàn trong hơn hai thập kỉ phát triển Sau tái cấu trúc vào năm 2021, THACO AUTO hoạt động theo mô hình của tập đoàn phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy Mô hình kinh doanh được thiết lập theo chuỗi giá trị từ Sản xuất (tại Chu Lai) đến Kinh doanh (Phân phối và Bán lẻ) bao gồm các chủn loại xe từ xe du lịch đến xe bus, xe tải xe chuyên dụng thuộc thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugout, BMW; Foton, Misubishi, Fuso), thương hiệu THACO (Thaco Bus) và hệ thống bán lẻ ô tô với hơn 390 showroom/ xưởng dịch vụ ủy quyền chính hang, các thương hiệu trải dài trên khắp cả nước

Hình 1.2: Các dòng xe tiêu biểu tại THACO

Trang 16

1.2 Giới thiệu về Công ty THACO Mazda

Nhà máy Thaco Mazda được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 3/2018 Là 1 trong 5 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô chủ lực của THACO tại khu công nghiệp THACO Chu Lai, với định vị là nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda hiện đại nhất khu

vực ASEAN

Hình 1.3: Lễ khánh thành nhà máy THACO Mazda

Chiến lược THACO đề ra khi bước vào giai đoạn phát triển sau năm 2018 là đầu tư sản xuất – lắp ráp xe du lịch cao cấp, nâng cấp các nhà máy lắp ráp ô tô theo hướng tự động hóa, ứng dụng số hóa trong quản trị để sản xuất hàng loạt theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng

Nhà máy có diện tích 30,3 ha, trong đó có 17,3 ha nhà xưởng, được đầu tư xây dựng với dây chuyền, thiết bị nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; được chuyển giao công nghệ hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu sản xuất các sản phẩm thế hệ mới của Mazda theo hướng ít tiêu hao nhiên liệu, sử dụng năng lượng điện và thân thiện với môi trường Công suất ước tính 100.000 xe/năm, hứa hẹn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường xe

Nhà máy có vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng để thiết kế, xây dựng và lắp đăt hệ thống dây chuyền, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm thế hệ mới và đáp ứng được chiến lược sản xuất kinh doanh, bao gồm: Dây chuyền hàn với công nghệ robot thế hệ mới nhất của Kawasaki xoay được các góc; Dây truyền sơn tĩnh

Trang 17

điện, dây chuyền sơn mới (Wet on Wet) đáp ứng tiêu chuẩn bề mặt theo yêu cầu khắt khe của các màu sơn cao cấp của thế hệ mới (7.0) Dây chuyền lắp ráp có tự động hóa lên đến 80 %; Dây chuyền kiểm định gồm đầy đủ thiết bị chỉnh góc lái, chỉnh đèn, thử phanh, hệ thống kiểm tra chức năng, tốc độ, trượt ngang… theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Mazda toàn cầu, được kết nối trực tiếp với hệ thống kiểm soát chất lượng (End Of Line) của Mazda Nhật Bản để đảm bảo mỗi chiếc xe Mazda trước khi đến tay người dung đều trải qua những quá trình kiểm định nghiêm ngặt Đường thử xe có chiều dài 2,4 km mô phỏng đầy đủ các địa hình thực tế để kiểm tra chất lượng từng chiếc xe trước khi xuất xưởng

Hình 1.4: Tổng quan nhà máy THACO Mazda

Nhà máy hiện đang áp dụng hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối các dây chuyền sản xuất tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị từ đặt hàng đến giao hàng, đáp ứng các yêu cầu sản xuất hàng loạt theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng; từng bước áp dụng dây chuyền sản xuất thông minh, xưởng thông minh và đạt mục tiêu nhà máy thông minh

Với tiêu chí công nghiệp thân thiện với môi trường, nhà máy được thiết kế xây dựng với tỷ lệ mật độ cây xanh hơn 55%, trong đó có lõi xanh cảnh quan đẹp giữa nhà máy và cùng là toàn khu công nghiệp tạo thành không gian xanh, sạch, đảm bảo môi trường bậc nhất tại Việt Nam Đồng thời, nhà máy tuân thủ các quy định, quy chuẩn của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý theo tiêu chuẩn ISO14001:2015 với các biện pháp khống chế ô nhiễm nhằm đảm bảo tính khoa học trong sản xuất và bảo vệ môi trường Cùng với đó, nhà máy đã xây dựng các khu trưng bày xe, giải trí, vườn tiểu cảnh để tạo ra môi trường làm việc thân thiện cho CB-NV

Trang 18

Hình 1.5: Khuôn viên xanh trong khu vực nhà máy

Các sản phẩm của nhà máy: Mazda 3, Mazda6, Mazda CX-5, Mazda CX-8 và các sản phẩm tiếp theo của thế hệ thứ 7 Các sản phẩm được thiết kế theo ngôn ngữ thiết

kế Kodo – linh hồn của sự chuyền động và công nghệ SkyActiv hiệu năng hàng đầu thế

giới, tích hợp đồng bộ các thành tố: động cơ, hộp số, khung gầm và thân xe nhằm tối ưu hóa hiệu suất của động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, thân thiện với môi trường, vận hành êm ái, nâng cao tính năng an toàn và khí động học, tạo cảm giác lái ổn định và dễ chịu cho người sử dụng

Hiện nay, Mazda là một trong những thương hiệu ô tô Nhật Bản chiếm doanh số lớn tại thị trường Việt Nam, trong đó Mazda3 và Mazda CX-5 là hai mẫu xe chủ lực liên tục dẫn đầu phân khúc và luôn nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam

Hình 1.6: Dòng xe Mazda CX-5

Trang 19

CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC TẠI NHÀ MÁY

2.1 Nội quy an toàn lao động

Trang phục lao động:

Đối với kho vật tư nhẹ, khu vực vật tư không độc hại:

Mặc trang phục lao động theo đồng phục công ty (đồng phục dài tay, mũ vải, giày vải, khẩu trang)

Đối với khu vực kho body, kho vật tư nguy hiểm: Mũ bảo hộ khi làm việc dưới cần trục,

Đối với khu vực kho hàn, cắt: sử dụng khẩu trang phòng độc, giày mũi sắt, có kính bảo vệ mắt (kính trong cho khu vực cắt; kính đen cho khu vực hàn)

Có sử dụng bao tay hàn, mo hàn

Hình 2.1: Trang phục lao động tại kho thân vỏ

Trang 20

Đối với người điều khiển xe nâng:

Phải trang bị thêm băng rôn (nhận diện người sử dụng xe nâng), Sử dụng mũ bảo hộ

Vận chuyển vật tư:

Đối với xe AGV: Tùy từng khu vực được cấp vật tư để sắp xếp số lượng kệ trên 1 lượt di chuyển (tối đa không quá 12 xe)

Đối với xe nâng:

Xe nâng phải di chuyển đúng vị trí với tốc độ tối đa 5km/h, Khi nâng hàng quá tầm nhìn thì phải di chuyển lùi,

Chiều cao hàng nâng không vượt quá chiều cao của cần nâng (30-40 cm), Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành để phản ánh lại khi xe xảy ra sự cố

Hình 2.2: Xe nâng làm việc trong kho vật tư

2.2 Tiêu chuẩn 5S

Tiêu chuẩn 5S là một phương pháp của người Nhật quản lý, sắp xếp môi trường làm việc Mục đích của 5S là đảm bảo mọi dụng cụ được đặt vào đúng chỗ , giữ cho môi trường làm việc được sạch sẽ gọn gàng, qua đó mọi người làm việc dễ dàng, thuận tiện,

Trang 21

Duy trì vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vật dụng đặt để đúng quy định, loại bỏ các nguyên nhân gây bụi

Hình 2.3: Tiêu chuẩn 5S

Các hạng mục trong kho thực hiện theo tiêu chuẩn 5S: Bàn làm việc:

Bàn làm việc sạch sẽ, không bụi,

Không có vật dụng không cần thiết trên bàn làm việc, Sắp xếp tài liệu gọn gàng,

Khi không làm việc phải đẩy ghế về vị trí quy định, Có dán nhãn tên nhân sự chịu trách nhiệm quản lí Nền nhà xưởng:

Các vạch quy định vị trí phải trong tình trạng nguyên vẹn, dễ nhận biết, Tại mỗi khu vực làm việc yêu cầu dưới nền không có dính bẩn, dính nước và các tạp chất khác,

Có thực hiện theo check list kiểm tra hằng ngày

Trang 22

Hình 2.4: Khu vực nền nhà xưởng làm việc

Bảng thông tin:

Không có thông tin không cần thiết trên bảng thông tin, Bảng thông tin luôn được cập nhập liên tục hằng ngày, Tài liệu được phân chia đúng loại,

Các tài liệu treo theo đúng thứ tự & theo đúng vị trí đã được định vị, Các thông tin treo vào được gán nhãn, chia ngăn, sắp xếp trực quan, Có thực hiện check list kiểm tra hằng ngày

Xe nâng:

Các vạch quy định vị trí phải trong tình trạng nguyên văn, dễ nhận biết, Không có bụi bẩn, ván nhện ở khu vực sạc bình,

Có thực hiện theo check list kiểm tra hàng ngày, tuần, tháng theo quy định, Sắp xếp đậu xe nâng, bình sạc đúng vị trí

Hình 2.5: Khu vực sạc điện xe nâng

Trang 23

Tủ tài liệu:

Phải có tem nhãn nhận biết, Có danh mục lưu hồ sơ, Không bụi bẩn,

Phân loại và sắp xếp hồ sơ theo bộ phận/ dòng sản phẩm/ thời gian

2.3 Sơ đồ khối và chức năng trong nhà máy 2.3.1 Sơ đồ tổng quát Nhà máy Thaco Mazda

Hình 2.6: Sơ đồ tổng quát Nhà máy Thaco Mazda

Chức năng trong nhà máy

Khu vực Xưởng hàn và Xưởng sơn:

Khu vực Xưởng hàn (Body Shop): Hàn kết nối khung xe, thân vỏ Khu vực Xưởng sơn (Paint Shop): Sơn tĩnh điện và sơn màu xe Kho Body (Body Warehouse): Cung cấp vật tư cho Xưởng hàn Kho TRIM (TRIM Warehouse): Cung cấp vật tư cho Xưởng sơn Khu vực xưởng lắp ráp và Kiểm định chất lượng xe:

Nội thất A, Nội thất B: Tháo cửa, lắp đặt hệ thống an toàn (phanh, túi khí…) Trạm Taplo (Sub IP): Lắp đặt taplo

Trạm Động cơ (Sub Chassis): Lắp đặt hệ thống động cơ, cầu trước, cầu sau, hệ

thống treo

Trang 24

Trạm cửa (Sub Door): Lắp đặt hệ thống trên 4 cửa xe

Trạm Khung gầm (Chassis): Lắp ráp bộ phận từ trạm Động cơ vào hệ thống gầm

xe

Kho Nội thất (TRIM Warehouse): Cung cấp vật tư cho trạm Taplo, Nội thất A,B

, Xưởng sơn, Đường thử xe

Kho Hoàn thiện (Final Warehouse): Cung cấp vật tư cho trạm Cửa, Khung gầm;

Hoàn thiện A, Hoàn thiện B

Trạm Hoàn thiện A, trạm Hoàn thiện B: Hoàn thiện xe

Đường thử xe: Khu kiểm định, đánh giá chất lượng xe trước khi xuất xưởng

2.3.2 Quy trình hoạt động tại khu vực Xưởng hàn và Xưởng sơn

Hình 2.7: Quy trình trong Xưởng hàn và Xưởng sơn

Kho Thân vỏ (Body Warehouse) cung cấp vật tư body tới xưởng Thân vỏ (Body

Shop)

Hình 2.8: Xưởng hàn tại THACO Mazda

Trang 25

Xưởng thân vỏ (Body Shop) nhận nhiệm vụ hàn kết nối các vật tư rời

Ở xưởng Sơn (Paint Shop), khung xe được sơn tĩnh điện, sau đó sơn màu Vật tư của xưởng Sơn do kho Nội thất (TRIM Warehouse) cung cấp

Xe sau khi sơn sẽ được vận chuyển đến Nội thất A (trạm đầu của Xưởng lắp ráp)

2.3.3 Quy trình hoạt động tại khu vực Xưởng lắp ráp và Kiểm định chất lượng xe

ô tô

Hình 2.9 Xe tại khu vực xưởng lắp ráp

Xe ở trạm Nội thất được tháo 4 cửa và gửi đến trạm Cửa

Phần khung xe sẽ ở lại trạm để lắp ráp một số bộ phận phanh, điện gầm…

Sau đó xe được chuyền tới trạm Nội thất B

Tại trạm Nội thất B, xe tiếp tục được lắp ráp các bộ phận an toàn của xe (túi khí, lót sàn…), sau đó lắp taplo từ trạm Nội thất vận chuyển lên

Vật tư tại 2 trạm Nội thất A và Nội thất B do Kho Nội thất cung cấp

Xe rời trạm Nội thất B sang trạm Khung gầm, tại đây xe được đưa lên cao để công nhân lắp ráp hệ thống treo và động cơ được cung cấp từ trạm Động cơ Cuối trạm

Khung gầm xe được kiểm tra và chuyển sang trạm Hoàn thiện A

Tại trạm Hoàn thiện A, xe được hoàn thiện 1 phần ( lắp ráp lốp xe, cản trước,

sau…) Sau đó xe được chuyền qua trạm Hoàn thiện B

Tại trạm Hoàn thiện B, xe được hoàn thiện tất cả phần còn thiếu (lắp kính chắn

gió, lắp cửa ….) Xe hoàn chỉnh sẽ được chuyển vào khu vực Đường thử xe

Trang 26

Các kiểm định viên sẽ cho xe thực hiện những bài kiểm tra của Đường thử xe, để xe xuất xưởng ở trạng thái tốt nhất Trong quá trình kiểm định, nếu xe có vấn đề gì thì

sẽ được đưa về lại khu vực chịu trách nhiệm lắp ráp bộ phận đó để kịp thời sữa chữa

Kho Nội thất cũng sẽ cung cấp vật tư cho Đường thử xe

2.4 Quy trình hoạt động của kho vật tư.

Vật tư đặt mua được vận chuyển tới khu vực rút cont của nhà máy, nhân sự lái xe nâng hạ tiến hành nhận hàng và rút kiện hàng xuống

Hình 2.10: Xe nâng tiến hành rút cont

Nhân sự nhận hàng kiểm tra số liệu và chất lượng kiện hàng, khi kiện hàng đạt yêu cầu thì tiến hành nhập hàng vào kho

Trước khi nhân sự lái xe nâng di chuyển kiện hàng trong kho đến khu vực soạn hàng và cấp phát thì phải kiểm tra chất lượng kiện hàng (do các kiện hàng được lưu trữ lại trong kho trước khi cấp phát), khi kiện hàng đạt yêu cầu, nhân sự tiến hành di chuyển kiện hàng về vị trí soạn hàng

Hình 2.11: Công nhân tiến hành kiểm tra chất lượng kiện hàng

Trang 27

Sau khi soạn hàng, kệ vật tư được nhân sự cấp phát di chuyển lên các bộ phận xưởng để tiến hành quá trình hoàn thiện xe

Trong quá trình sản xuất, nếu vật tư bị lỗi, nhân sự sẽ báo cáo lại để kiểm tra và đánh giá chất lượng, đồng thời lên phương án sửa chữa hoặc làm kế hoạch đặt mua hàng bù sản xuất

2.5 Layout kho vật tư tại nhà máy THACO Mazda 2.5.1 Layout kho Nội thất

Hình 2.12: Công nhân di chuyển kệ tại kho Nội thất

Các khu vực quan trọng: (Phụ lục 1)

Buffer Trim A : khu vực chứa kệ đã soạn vật tư cấp cho trạm Nội thất A Buffer CKD: khu vực chứa kiện hàng nhập từ nước ngoài

Buffer Sub IP: khu vực chứa kệ đã soạn cấp cho trạm Taplo

Buffer Trim B: khu vực chứa kệ đã soạn vật tư cấp cho trạm Nội thất B

Trang 28

Bulk Part: khu vực soạn bulong, đai ốc và các linh kiện nhỏ

Soạn đồ lớn: khu vực soạn các vật tư có kích thước lớn của các trạm Nội thất A, Nội thất B và trạm Taplo

Soạn Trim A: khu vực khui kiện và soạn lên kệ cho các trạm Nội thất A Soạn Trim B: khu vực khui kiện và soạn lên kệ cho các trạm Nội thất B

2.5.2 Layout kho Hoàn thiện

Hình 2.14 Công nhân cấp phát làm việc tại kho Hoàn thiện

Các khu vực quan trọng: (Phụ lục 2)

Buffer linh kiện nhựa: khu vực soạn linh kiện nhựa cấp cho nhà máy linh kiện nhựa và trạm lắp ráp

Soạn Final: khu vực khui kiện và soạn hàng lên kệ cấp cho trạm Hoàn thiện Soạn Chassis: khu vực khui kiện và soạn hàng lên kệ cấp cho trạm khung gầm Soạn Sub Chassis: khu vực khui kiện và soạn hàng lên kệ cấp cho trạm Động cơ Soạn cửa: khu vực khui kiện và soạn hàng lên kệ cấp cho trạm Cửa

Repair: khu vực nhận vật tư lỗi, đánh giá sửa chữa

Soạn động cơ, hộp số: khu vực lưu trữ động cơ, hộp số nhập từ nước ngoài và được vận chuyển lên trạm sub chassis bằng xe nâng hạ

Trang 29

Hình 2.15: Công nhân soạn hàng tại kho Hoàn thiện

2.5.3 Layout kho Thân vỏ

Các khu vực quan trọng: (Phụ lục 3)

Buffer cửa: khu vực chứa vật tư cấp cho xưởng hàn cửa

Buffer mảng mui: khu vực chứa vật tư cấp cho xưởng hàn mui

Soạn sub lớn: khu vực khui kiện và soạn hàng cấp cho xưởng hàn đồ lớn Soạn sub nhỏ: khu vực khui kiện và soạn hàng cấp cho xưởng hàn đồ nhỏ Soạn MVP: khu vực khui kiện và soạn hàng cấp cho xưởng hàn

Lưu vật tư Sub Body: khu vực lưu trữ kiện hàng body được rút cont Lưu vật tư Movin Part: khu vực lưu trữ kiện hàng MVP được rút cont

Hình 2.16 Khu vực rút cont vật tư MVP

Trang 30

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH SOẠN VÀ CẤP PHÁT VẬT TƯ TẠI KHO VẬT TƯ

3.1 Kiểm tra kiện hàng trước khi thao tác

Mỗi một vật tư trên xe sẽ được nhà cung cấp (trong nước hoặc ngoài nước) xếp vào trong một kiện hàng (Hình 3.1)

Hình 3.1 Kiện hàng

Với mỗi dòng xe sản xuất ở những thời điểm khác nhau sẽ có một mã số riêng được thể hiện ở tem list dán trước kiện hàng (Hình 3.2) Việc kiểm tra số lot của kiện hàng trước khi tháo kiện thực hiện tại tất cả các trạm trong kho sẽ tạo sự thông nhất vật tư trên xe đang lắp ráp (vì việc soạn hàng không thực hiện đồng thời cùng 1 lot cho tất cả các trạm ở trong kho vật tư), tránh việc sử dụng sai vật tư, sai xe

Trang 31

Hình 3.2 Tem list kiện hàng

Các thông số được biểu thị trên tem list như: (1): KW78: Mã số của dòng xe (dòng xe CX-5)

(2): Trọng lượng của kiện hàng (tính cả pallet chịu tải hàng) (3): Mã vạch của kiện hàng

(4): Số lot của kiện hàng (1 lot bao gồm vật tư lắp ráp cho 20 xe)

(5): Tên kiện hàng (7H), vị trí sắp xếp của kiện hàng trong pallet (tầng 01)

Công nhân trước khi thực hiện thao tác khui kiện cần phải kiểm tra 1 lượt các kiện hàng được xe nâng vận chuyển vào trong layout làm việc của mình bao gồm các công tác như:

Kiểm tra đủ số lượng kiện hàng cho 1 lượt soạn hàng

Kiểm tra tình trạng bên ngoài của kiện hàng (nguyên vẹn không thủng) Kiểm tra các tem list xem toàn bộ kiện hàng trên layout cùng 1 số lot

Kiểm tra danh sách kiện hàng, thực hiện check list, phân chia các kiện hàng cho các khu vực soạn khác nhau

Trang 32

3.2 Thao tác với kệ vật tư

Hình 3.3 Kệ vật tư

Kệ vật tư (Hình 3.3) sau khi được công nhân xưởng lắp ráp lấy vật tư xuống sẽ hồi về khu vực kệ rỗng Người công nhân vận hành kệ thực hiện công tác kiểm tra chất lượng kệ theo nội dung công việc được đề ra như:

Đối với móc được kéo kệ cần kiểm tra tính biến dạng (nứt, gãy) theo Hình 3.4

Hình 3.4 Móc kéo của kệ vật tư

Đối với móc kéo có lò xo kéo cần được kiểm tra biến dạng của thanh kéo (sứt, gãy, cong vênh) và kiểm tra độ đàn hồi của lò xo (khi không có tác động lực kéo thì lò xo sẽ hồi cho thanh kéo hướng lên trên) (Hình 3.5)

Trang 33

Hình 3.5 Thanh kéo của kệ vật tư

Đối với bánh xe cố định cần kiểm tra tình trạng bulong giữ bánh (độ xiết chặt, còn nguyên bulong đai ốc), kiểm tra mối hàn giữ của bánh xe và kệ (còn nguyên không bị xé) theo Hình 3.6

Hình 3.6 Bánh xe cố định của kệ vật tư

Đối với bánh xe dẫn hướng cần kiểm tra tình trạng như bánh xe cố định, ngoài ra cần kiểm tra khớp xoay của bánh xe (có còn quay nhẹ nhàng), kiểm tra chân chuyển trạng thái của bánh (xem còn đạp nhẹ nhàng) như Hình 3.7

Sau khi thực hiện các thao tác kiểm tra kệ vật tư thì nhân sự cấp phát sẽ giao kệ lại cho nhân sự soạn hàng Tiếp theo thực hiện các thao tác vệ sinh kệ trước khi bắt đầu soạn vật tư lên kệ

Trang 34

Hình 3.7 Bánh xe dẫn hướng của kệ vật tư

Nhân sự soạn hàng dùng khăn sạch, khô lau qua bề mặt sàn kệ và thành kệ (Hình 3.8)

Hình 3.8 Nhân sự soạn hàng thực hiện lau kệ

Sau khi thực hiện lau kệ, nhân sự soạn hàng sử dụng nam châm hút mạt sắt trên bề mặt kệ để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng vật tư được soạn lên kệ (Hình 3.9)

Trang 35

Hình 3.9 Nhân sự soạn hàng sử dụng nam châm hút mạt sắt

Việc kiểm tra kệ hồi về từ khu vực kệ rỗng vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm những hư hỏng của kệ vật tư để sữa chữa, hạn chế những rủi ro khi di chuyển kệ vật tư

Kết hợp với quy trình vệ sinh sẽ đảm bảo chất lượng vật tư được soạn lên kệ nhất là những vật tư yêu cầu cao về sự nguyên vẹn bề mặt

Khi công nhân phát hiện ra những hư hỏng của kệ vật tư cần báo ngay cho tổ trưởng chịu trách nhiệm khu vực hoặc truyền trưởng biết để lên phương án sửa chữa hoặc thay thế bổ sung

Các thao tác vệ sinh kệ vật tư cần được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn trọng để tránh những ảnh hưởng không đáng có đối với vật tư

Tổ trưởng và truyền trưởng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc thao tác với kệ của công nhân để kịp thời nắm bắt tình hình, lên phương án hợp lí giúp đảm bảo tiến độ công việc

3.3 Thao tác với kiện hàng

Sau khi kiểm tra một lượt kiện hàng, nhân sự soạn hàng thực hiện thao tác khui kiện như sau:

Nhân sự tới khu vực tủ đồ nghề, lấy kéo và dao chuyên dụng để tiếp tục thực hiện những quy trình thao tác với kiện hàng

Sử dụng kéo cắt giữ lấy tem list của kiện hàng để lưu trữ (Hình 3.10)

Trang 36

Hình 3.10 Cắt giữ tem list

Sau khi cắt tem list, nhân sự soạn hàng sẽ cắt bỏ phần bọc nilong bao quanh kiện hàng, đối với các kiện hàng có thanh sắt giữ góc cần phải sử dụng kéo để cắt rời thanh sắt ra (Hình 3.11)

Hình 3.11 Cắt rời thanh sắt khỏi kiện hàng

Di chuyển kệ vật tư đến khu vực kiện hàng cần soạn lên kệ, sau đó nhân sự bắt đầu khui thùng và soạn vật tư lên kệ

Trang 37

Sử dụng dao chuyên dụng cắt phần băng keo dán theo chiều dọc của thùng (Hình 3.12)

Hình 3.12 Sử dụng dao chuyên dụng khui thùng

Sau khi mở thùng, nhân sự cần kiểm tra qua về bề mặt vật tư cũng như số lượng vật tư trong thùng có đúng như số lot của kiện hàng (Hình 3.13)

Hình 3.13 Kiểm tra vật tư trong thùng hàng

Đối với các vật tư nhỏ, vật tư được xếp trong bao bì có bấm ghim, nhân sự soạn hàng cần phải mở cẩn thận tránh ghim bấm rớt lung tung (Hình 3.14)

Trang 38

Hình 3.14 Khui bao bì

Sau đó, nhân sự soạn hàng lấy vật tư ra khỏi bao bì một cách cẩn thận và xếp vào khay nã (đối với vật tư nhỏ) hoặc lên kệ (đối với vật tư không yêu cầu cao tính chất bề mặt)

Hình 3.15 Bỏ bao bì đã sử dụng vào kiện hàng đã khui

Trang 39

Sau khi đã khui vật tư ra khỏi bao bì, nhân sự soạn hàng cần phải cho bao bì đã sử dụng vào lại kiện hàng để tránh bao bì rơi rớt gây mất thẩm mĩ layout làm việc (Hình 3.15)

Khi nhân sự soạn hàng đã soạn xong kệ vật tư thì cần phải thu gom lại các kiện hàng đã khui và chất lên xe đẩy, sau đó di chuyển chúng về khu vực xử lí vỏ thùng Công việc xử lý vỏ thùng giúp kịp thời phát hiện vật tư thiếu xót nếu nhân sự soạn hàng trong thời gian làm việc bị sao nhãng (Hình 3.16)

Hình 3.16 Xử lí vỏ thùng

Tất cả các thao tác với kiện hàng đều được công nhân soạn hàng thực hiện từng bước một cách cẩn thận Việc thực hiện các thao các với kiện hàng giúp công nhân kiểm tra được chất lượng, số lượng vật tư mình đang soạn, đồng thời giúp kiểm tra được tính đồng nhất giữa các vật tư khác nhau trên cùng 1 kệ Đảm bảo thực hiện đúng dòng xe, số xe sản xuất giữa soạn hàng và lắp ráp

Việc thu gom, xử lí vỏ thùng giúp chuyển kiện hàng từ dạng thùng hộp thành tấm (tiết kiệm diện tích phế liệu), dễ vận chuyển và xử lí

Trang 40

3.4 Soạn vật tư cho trạm Taplo 3.4.1 Đồng hồ taplo

Là một vật tư luôn được chú ý bởi người sử dụng xe, đồng hồ taplo yêu cầu công nhân soạn hàng cần phải thao tác một cách tỉ mỉ, tránh gây trầy xước

Nhân sự soạn hàng thực hiện thao tác khui kiện lấy đồng hồ taplo ra để vào trong khay nã có lót xốp mềm ở dưới, giữa 2 vật tư trong cùng 1 khay nã được ngăn cách nhau bỏi tấm nhựa mềm (Hình 3.17)

Hình 3.17 Soạn đồng hồ taplo vào khay nã

Vật tư ở trong khay nã sẽ được nhân sự kiểm soát chất lượng (QC) kiểm tra tổng quan theo các tiêu chí đã đề ra sẵn (chất lượng bề mặt, con số, kim chỉ….)

Vật tư đạt yêu cầu được soạn lên kệ 4 tầng, nhân sự sẽ đóng thanh chắn lại để khi di chuyển vật tư không thể rớt ra ngoài khi kệ dừng đột ngột (Hình 3.18)

Hình 3.18 Soạn vật tư lên kệ 4 tầng

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan