1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát và tính toán cân bằng thời gian cho quy trình lắp ráp nội thất ô tô du lịch peugeot 3008 gt

107 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 9,26 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ (13)
    • 1.1. Nền công nghiệp ô tô Việt Nam (13)
      • 1.1.1. Thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam (13)
      • 1.1.2. Các loại hình thức lắp ráp ô tô tại Việt Nam (14)
      • 1.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam (16)
    • 1.2. Thực trạng nền công nghiệp ô tô thế giới (18)
    • 1.3. Xu hướng phát triển công nghiệp ô tô hiện nay (19)
  • CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ DU LỊCH PEUGEOT 3008 GT TẠI VIỆT NAM (23)
    • 2.1. Giới thiệu Nhà máy xe du lịch cao cấp Thaco (23)
    • 2.2. Giới thiệu các mẫu xe sản xuất tại nhà máy (29)
    • 2.3. Quy trình công nghệ và layout xưởng lắp ráp (31)
      • 2.3.1. Quy trình công nghệ lắp ráp ô tô nhà máy Thaco Luxury Car (31)
      • 2.3.2. Giới thiệu xưởng lắp ráp (33)
  • CHƯƠNG 3: kHẢO SÁT QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT Ô TÔ DU LỊCH (35)
    • 3.1. Giới thiệu xe du lịch PEUGEOT 3008 GT (35)
    • 3.2. Quy trình lắp ráp linh kiện của từng trạm chuyền Trim (36)
      • 3.2.1. Trạm Trim 1 (36)
      • 3.2.2. Trạm Trim 2 (45)
      • 3.2.3. Trạm Trim 3 (47)
      • 3.2.4. Trạm Trim 4 (53)
      • 3.2.5. Trạm Trim 5 (57)
      • 3.2.6. Trạm Trim 6 (61)
      • 3.2.7. Trạm Trim 7 (69)
      • 3.2.8. Trạm Trim 8 (73)
      • 3.2.9. Trạm Trim 9 (79)
      • 3.2.10. Trạm Trim 10 (85)
    • 3.3. Máy và thiết bị nhà xưởng (90)
      • 3.3.1. AGV (90)
      • 3.3.2. Băng tải tự động (93)
      • 3.3.3. Dụng cụ cầm tay (94)
  • CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG THỜI GIAN CHO QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT Ô TÔ DU LỊCH PEUGEOT 3008 GT (96)
    • 4.1. Tính toán các chỉ tiêu công nghệ cho tuyến dây chuyền lắp ráp (96)
      • 4.1.1. Xác định chế độ và thời gian lao động (96)
      • 4.1.2. Xác định khối lượng lao động hàng năm của tuyến dây chuyền Trim (97)
      • 4.1.3. Tính toán số công nhân của tuyến dây chuyền (97)
      • 4.1.4. Phân bổ khối lượng lao động trên tuyến dây chuyền Trim (97)
      • 4.1.5. Tính toán thời và nhịp của tuyến dây chuyền (98)
    • 4.2. Phân tích thời gian sản xuất thực tế tại chuyền Trim (101)
      • 4.2.1. Mục đích (101)
      • 4.2.2. Cân bằng Cycle time tại chuyền Trim (101)
  • KẾT LUẬN (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (107)

Nội dung

Trải qua thời gian dài học tập trong trường, đã đến lúc những kiến thức của em được vận dụng vào thực tiễn công việc. Em lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp để tổng hợp lại kiến thức của mình. Trong suốt quá trình làm khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới người đã hướng dẫn và truyền đạt, góp ý cho em những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ

Nền công nghiệp ô tô Việt Nam

1.1.1 Thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam

Việt Nam bắt bắt đầu lắp ráp với các liên doanh ô tô đầu tiên có vốn nước ngoài từ năm 1992, tính đến nay đã trải qua hớn 30 năm nhưng vẫn chưa tự chủ và đáp ứng đủ nhu cầu thi trường Công nghiệp ô tô đóng góp mỗi năm vào GDP đất nước là khoảng 3%, trong khi tỷ lệ đóng góp này tại các nước ASEAN là khoảng 10% Sản lượng ô tô đạt gần 400.000 xe/năm nhưng vẫn chưa tương ứng với quy mô sản xuất và nhu cầu thị trường [3]

Hình 1 1 Doanh số bán xe ô tô tại Việt Nam qua các năm

Hiện tại nước ta có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp có thị phần lớn là Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty Toyota Việt Nam, Tập đoàn Thành Công Ngoài ra phải kể đến Vinfast của Tập đoàn Vingroup là công ty sản xuất ô tô quy mô lớn cũng đang phát triển ở thị trường nước nhà với các mẫu xe động cơ đốt trong và xe điện

Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong nền công nghiệp ô tô cho tương lai Nước ta đang trong giai đoạn “dân số vàng”, với dân số hiện tai khoảng 100 triệu dân trong đó 99% biết chữ, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) rất cao khoảng 70% đã nói lên tiềm năng cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam Mặt khác mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao nên giá nhân công ở Việt nam khá thấp so với các nước phát triển [3] Để nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển nhanh chóng hơn nữa, ngoài những tiềm năng thuận lợi có sẵn, cần phải cố sự đồng điệu giữa các nhà cung cấp sản phẩm, giữa các cơ qua có thẩm quyền và khách hàng tiêu thụ

- Đối với nhà cung ứng sản phẩm: Phải có sự cam kết hợp tác đầu tư dài hạn được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, giá cả, chính sách bán hàng, dịch vụ khuyến mãi,… và chiến lược tiếp thị khách hàng

- Cơ quan điều tiết (các cơ quan có thẩm quyền): Có sự bảo hộ ổn định về các chính sách trong thời gian dài Các chính sách này sẽ tác động lớn lên 3 mảng chính là:

+ Tác động lên nhà sản xuất thể hiện qua các loại thuế phí chuyển giao công nghệ, các chính sách quản lý tài chính, quản lý giá cả, luật vật tư - linh kiện,…

+ Tác động đến khách mua hàng: Qua các loại thuế phí giao thông trước bạ, quản lý đăng ký, phương pháp định giá tài sản, tài sản bị khấu hao,…

+ Tác động đến các mối quan hệ xã hội: Luật giao thông, môi trường giao thông an toàn, văn hóa khi điều khiển ô tô,…

- Khách hàng tiêu thụ: Sự hiểu biết về các giá trị của sản phẩm, tâm lý tiêu dùng, văn hóa cư xử, văn minh công nghiệp,…

1.1.2 Các loại hình thức lắp ráp ô tô tại Việt Nam a Lắp ráp CBU (Completely Body Unit) Ở hình thức này ô tô được sản xuất ở nước ngoài và được nhập khẩu về nước ta ở dạng nguyên chiếc, có khung vỏ, động cơ, hệ thông tuyền động,… được lắp ráp và sơn hoàn chỉnh tại ngước ngoài b Lắp ráp SKD (Semi Knock Down) Ở hình thức này nhà máy sản xuất ô tô từ các linh kiện là các chi tiết rời hoặc cụm

- tổng thành bán hoàn chỉnh được nhập khẩu từ nước ngoài và sẽ được lắp thành cụm - tổng thành và ô tô hoàn thiện với một vài linh kiện có thể được nội địa hóa sản xuất trong nước c Lắp CKD (Completely Knock Down) Ở hình thức này các linh kiện được nhập khẩu về có mức độ tháo rời cao hơn ở hình thức lắp ráp SKD và khung vỏ chưa được sơn Cho nên tại các nhà máy sản xuất ô tô phải trang bị các dây chuyền hàn và sơn CKD1 và CKD2 với quy trình công nghệ tăng dần

Tuy phương pháp lắp ráp CKD1 và CKD2 đều thuộc hình thức lắp ráp dạng CKD, nhưng CKD2 là một dạng riêng có mức độ cao hơn CKD1 Ở phương pháp lắp ráp CKD1 các chi tiết được cung cấp ở dạng tháo rời nhửng vẫn ở điều kiện không cần phải lắp ráp thêm trước khi tiến hành lắp ráp hoàn thiện Còn ở phương pháp CKD2, các chi tiết sẽ được tiếp tục tháo nhỏ, do đó cần phải có bước lắp ráp thêm trước khi tiến hành lắp ráp hoàn thiện Điểm đặc biệt của phương pháp lắp ráp CKD2 là kỹ thuật công nghệ lắp ráp và sơn cao cấp hơn nhiều so với phương pháp CKD1 Ở các nước đang phát triển như Việt Nam muốn sản xuất chế tạo được ô tô thì bước đầu phải thực hiện việc liên doanh với các quốc gia có các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới, để có thể mở các nhà máy tại nước mình để hập khẩu những tổng thành và các cụm chi tiết đã được sản xuất tại nước chính hãng để về lắp ráp lại với nhau tạo thành một chiếc ô tô hoàn thiện, sau đó cải tiến nền nông nghiệp nội địa để đủ năng lực hợp tác nhận chuyển giao công nghệ sản xuất những chi tiết từ mức độ dễ đến khó trên ô tô Và ở nước ta cũng đang xây dựng nền công nghiệp ô tô nước nhà theo hướng phát triển như vậy d Lắp ráp IKD (Incompletely Knock Down) Ở hình thức này các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô sẽ nhập khẩu các linh kiện từ nước ngoài và với số lượng khá nhiều các linh kiện được nội địa hóa sản xuất trong nước Mức độ lắp ráp IKD thường được áp dụng khi chuẩn bị cho quá trình nội địa hóa sản phẩm với các bản quyền kỹ thuật được chuyển giao từ nhà sản sản xuất ô tô chính hãng

1.1.3 Những cơ hội và thách thức đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam

Các vấn đề nền công nghiệp ô tô Việt Nam đang gặp phải:

Thị trường nước ta có nhiều tiềm năng nhưng khá nhỏ, điều này là do thị trường chưa được kích cầu đúng đắn với chính sách hợp lý của Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng còn yếu

Giá xe ô tô ở Việt Nam còn cao hơn so với các nước trên thế giới, điều này là do thuế phí còn cao, khó thể cạnh tranh với xe nhập khẩu Áp lực cạnh tranh ở các nước trong khu vực ASEAN còn lớn kể từ sau khi Việt Nam gia nhập vào năm 2018, việc này làm xóa bỏ hàng rào thếu quan giữa các nước trong ASEAN

Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vẫn chưa phát triển, hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất ô tô và tuy được Nhà nước hỗ trợ nhưng chính sách còn yếu nên hiệu quả mang lại rất thấp

Các chính sách phát triển công nghiệp ô tô thiếu đồng bộ lại ngắn hạn, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến việc lập kế hoạch sản xuất dài hạn của các doanh nghiệp khó thực hiện

Thị trường đầy tiềm năng:

Với dân số khoảng 100 triệu dân, Việt Nam là một thị trường ô tô tiềm năng về mặt tiêu thụ lẫn sản xuất Nhu cầu phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa giao thông đường bộ tăng trưởng trên 10%/năm, với vận chuyển hành khách là 91,4% và hàng hóa 70,6% [3]

Thực trạng nền công nghiệp ô tô thế giới

Chiếc ô tô đầu tiên được chế tạo năm 1893, đến nay đã trải 40 năm, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô thế giới, tính đến năm 2018 thế giới có 1,8 tỷ xe ô tô các loại đang lưu hành, trong đó nước Mỹ có khoảng 320 triệu xe và châu Âu có khoảng 415 triệu xe

Công nghiệp sản xuất ô tô đang bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh, tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong những năm gần đây là vào khoảng 8,2% Trong lúc sản lượng xe du lịch của Mỹ, Đức, Nhật chững lại, đôi khi có giai đoạn giảm nhẹ, thì Trung Quốc được ví như công xưởng ô tô của thế giới, với sự tăng vọt liên tục từ vài triệu xe mỗi năm lên hơn 28 triệu xe, được ghi nhận vào năm 2018 [3], [15]

Hình 1 3 Sản lượng ô tô thế giới qua các năm

Các hãng ô tô hàng đầu thế giới như: Volkswagen Group, Toyota Group, Mitsubishi, General Motors (GM), Huyndai-Kia, Peugeot, Ngoài những cái tên quen thuộc, là “cây đa cây đề” trong ngành ô tô thế giới thì còn xuất hiện những cái tên mới đến từ Trung Quốc như: Changan, Dongfeng Motor,

Thách thức lớn nhất của nền công nghiệp ô tô là nguồn năng lượng dùng trên ô tô Nguồn năng lượng từ dầu khí như xăng, dầu, khí đốt, đang dần cạn kiệt (còn khoảng 40 năm) và đang gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề (khoảng 80% ô nhiễm khí thải trên toàn cầu là do khí thải từ các phương tiện giao thông gây ra), ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Các nguồn năng lượng sạch như sinh học (bio-fuels), điện (thủy điện, mặt trời, ) cũng chưa giải quyết được những mặt còn hạn chế của loại năng lượng này: đắt tiền, kinh phí đầu tư lớn, tính khả thi chưa cao, [3]

Tuy nhiên, việc duy chuyển bằng ô tô vẫn là lựa chọn tối ưu trong giao thông vận tải Vì vậy, cơ hội phát triển ngành công nghiệp ô tô là vẫn còn rất lớn và khả năng phát triển công nghiệp ô tô là thiết yếu khi con người vẫn chưa phát minh ra phương thức di chuyển mới tiện lợi và thích hợp hơn.

Xu hướng phát triển công nghiệp ô tô hiện nay

Xu hướng phát triển công nghiệp ô tô trong khoảng 10 năm trở lại đây đã bắt đầu có những sự thay đổi lớn về tư duy công nghệ và xu hướng thị trường bởi các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng số hóa này sẽ đưa các giá trị công nghệ trên toàn thế giới tới một định nghĩa mới Và đây cũng chính là lúc nên đại công nghiệp ô tô lâu đời sẽ phải “xóa đi chơi lại từ đầu” bới các xu hướng của thời đại: công nghiệp xe điện, công nghiệp xe tự lái, công nghệ chia sẻ xe, công nghệ sản xuất thông minh và liên tục cải tiến đổi mới Ô tô điện Ô tô điện đang dần trở thành lựa chọn ưu việt của toàn nhân loại nói chung Không tiếng ồn, không khói thải, động cơ điện mạnh mẽ, đặc biệt là không phụ thuộc vào nguồn lăng lượng dầu mỏ và chi phí nhiên liệu xe điện chỉ bằng khoảng 10% chi phí ô tô truyền thống khiến cho xe điện đang là xu hướng đổi thay tiềm năng của ngành xe hơi ngày nay Theo dự kiến của các nhà nghiên cứu, vào giai đoạn năm 2025- 2030, những chiếc xe điện chạy bằng pin lithium-ion sẽ cạnh tranh với những chiếc xe phổ thông về giá cả và lẫn hiệu suất [3]

Tính đến năm 2018, trên thế giới có gần 5 triệu xe điện Trung Quốc là nước có nhiều xe điện nhất Na Uy có doanh số tiêu thụ ô tô điện chiếm 49% doanh số xe bán ra và tỷ lệ này được dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong tương lai không xa [3]

Hình 1 4 Tỷ lệ ô tô điện trên tổng doanh số xe năm 2018 ở các nước trên thế giới

Tuy nhiên trở ngại rất lớn cho công nghiệp xe điện là hơn 66% số trạm sạc điện trên toàn thế giới hiện nay có tốc độ sạc khá chậm, quãng đường di chuyển ngắn 400km Các trạm sạc chỉ tập trung ở thành phố, khu vực đông dân cư và giá pin vẫn còn khá cao, dẫn đến giá điện vẫn còn cao hơn xe truyền thống [3]

Hình 1 5 Thứ tự các nước có nhiều trạm sạc điện trên thế giới Ô tô tự lái

Hiện nay có rất nhiều tập đoàn sản xuất xe hơi và công nghệ lớn trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu phát triển xe hơi côn nghệ tự vận hành hay tự lái thông minh (hay tự lái) không cần đến sự can thiệp của con người, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Tesla, Daimler, Google Theo báo cáo từ các cuộc thử nghiệm cho thấy, xe tự lái có thể giảm tới 90% các vụ tai nạn như hiện nay [3]

Với xu thế phát triển công nghiệp hiện nay, chuyên gia dự đoán trong khoảng 15 đến 20 năm nữa, sẽ tự lái sẽ áp đảo các phương tiện phổ biến hiện nay Cấu trúc của một chiếc xe tự lái như hình 1.6

Xe tự lái nhìn đường ra sao: Xe tự hành dựa vào nhiều bộ cảm biến để vạch đường đi của mình và tránh tai nạn

- Bộ điều khiển đa miền: Quản lí các nhập liệu cho camera, radar và LiDAR Voiws dữ liệu bản đồ va dẫn đường, nó có thể khẳng định các quyết đinh heo nhiều cách

- Camera: Chụp ảnh con dường và những hình ảnh nay được một computer diễn giải

Bị hạn chế bởi những gì camera có thể “thấy”

- Radar: Sóng radio được phát ra va dội ngược lại từ các vật thể Có thể hoạt động trong mọi tời tiết nhưng không thể phân biệt các vật thể

- LiDAR: Các xung ánh sáng được phát ra và phản chiếu từ các vật thể Có thể xác đinh được các đường vạch trên đường và hoạt động trong buổi tối

Hình 1 6 Cấu trúc của một chiếc xe tự lái

Công nghệ sản xuất thông minh

Sản xuất thông minh là quá trình sản xuất dựa trên sự tích hợp giữa tự động hóa công nghiệp, kết nội vạn vật công nghiệp và công nghệ thông tin IT, gồm dịch vụ đám mây, mô hình 3D, trí tuệ nhân tạo và tích hợp đa nên tảng

Các nhà máy sản xuất ô tô sẽ được số hóa hoàn toàn Từ đó, bằng cách phân tích dữ liệu phát trực tiếp toàn bộ giá trị máy móc của nhà máy, các kỹ sư nhà máy có thể tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy các bộ phận cụ thể bị hư hỏng, cho phép bảo trì phòng ngừa để tránh thời gian phải ngưng hoạt động ngoài dự kiến trên thiết bị

Các nhà sản xuất có thể phân tích xu hướng trong dữ liệu để phát hiện các bước trong quy trình của họ, vị trí sản xuất chậm lại hoặc không hiệu quả trong việc sử dụng vật liệu của họ Trong tương lai, sản xuất thông minh sẽ trở nên phổ biến hơn và nhiều máy móc hơn được kết nối thông qua Internet of Things, điều này làm chúng có khả năng giao tiếp với nhau tốt hơn và có khả năng hổ trợ mức độ tự động hóa cao

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ DU LỊCH PEUGEOT 3008 GT TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu Nhà máy xe du lịch cao cấp Thaco

Bắt đầu từ tháng 7 năm 2018, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp Thaco Nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp Thaco tọa lại tại Khu công nghiệp Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam với tổng điện tích là 7,5 ha và sản lượng xe sản xuất lắp ráp là 20.000 xe/năm [13]

Nhằm thực hiện chiến lược đầu tư và nâng cao các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô theo khuyng hướng tự động hóa và ứng dụng số hóa trong quản trị để sản xuất hàng loạt theo nhu cầu riêng của khách hàng, Nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp Thaco được đầu tư nâng cấp toàn diện với vốn đầu tư lớn là 4.500 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2019 [13]

Hình 2 1 Lễ khánh thành Nhà máy xe du lịch cao cấp Thaco

Nhà máy Thaco Luxury Car được trang bị dây truyền sản xuất hiện đại, tự động hóa và áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của tập tập đoàn PSA Quy trình công nghệ sản xuất ô tô tại nhà máy được thể hiện như sơ đồ 2.2

Hình 2 2 Sơ đồ tổng thể quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy

Các phân xưởng chính có trong nhà máy bao gồm:

Hình 2 3 Xưởng hàn tại Nhà máy xe du lịch cao cấp Thaco

Xưởng hàn được tích hợp hệ thống vận chuyển body từ trên cao và chuyền hoàn thiện body với hệ thống vận chuyển tự động hóa đến xưởng sơn và xưởng lắp ráp, được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn từ các nhà cùn cấp Châu Âu và Hàn Quốc

Hình 2 4 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xe Peugeot 3008 GT tại xưởng hàn

- Xưởng sơn: Nhà máy xe du lịch cao cấp Thaco hợp tác sử dụng chung xưởng sơn với Nhà máy Thaco Mazda, gồm dây chuyền sơn tĩnh điện bằng phương pháp công nghệ nhúng liên tục và dòng chảy ngược bảo đảm bề mặt sơn không bị lỗi, dây chuyền sơn được tự động hóa bằng robot sử dụng công nghệ sơn mới (wet-on-wet) giúp bề mặt sơn cứng cáp hơn, nâng cao khả năng chống chịu các vết xước và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các màu sơn cao cấp

Hình 2 5 Xưởng sơn tại nhà máy Thaco Mazda - Nhà máy Thaco Luxury

Hình 2 6 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xe Peugeot 3008 GT tại xưởng sơn

Hình 2 7 Xưởng lắp ráp tại nhà máy Thaco Luxury Car

Toàn bộ hệ thống băng truyền để lắp ráp hoàn thiện xe hoàn toàn tự động hóa, được thiết kế và lắp đặt hoàn toàn bằng đội ngũ kỹ sư của Thaco, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn giải pháp về công nghệ từ Tập đoàn PSA, cùng với đó là hệ thống xe tự hành AGV để vận chuyển vật tư và linh kiện trong quá trình lắp ráp

Hình 2 8 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xe Peugeot 3008 GT xưởng lắp ráp Thaco

- Xưởng kiểm định: Nhà máy đầu tư lớn các thiết bị kiểm định ứng dụng công nghệ hiện đại, áp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng khắt khe của Tập đoàn PSA, được kết nối thông tin trực tiếp với hệ thống kiểm soát chất lượng của Peugeot toàn cầu được đặt tại nước Pháp Đồng thời, nhà máy xây dựng đường thử xe trước khi xuất xưởng với chiều dài 2,4 km, đường thử xe này mô phỏng đầy đủ các địa hình thực tế và đáp ứng hoàn toàn các quy trình hiện hành [2]

Hình 2 9 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xe Peugeot 3008 GT tại xưởng kiểm định

Nhằm đảm bảo chất lượng trên từng công đoạn, nhà máy đã trang bị hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn Peugeot và quốc tế, đó là hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949:2016 Hơn thế nữa, nhà máy luôn tuân thủ các quy định, quy chuẩn của nhà nước về bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường bằng việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 với các biện pháp hạn chế ô nhiễm nhất nhằm đảm bảo tính khoa học trong sản xuất và tạo ra một không gian làm việc xanh sạch đẹp, thân thiện với môi trường

Hình 2 10 Xưởng kiểm định tại nhà máy Thaco Luxury Car

Với chiến lược quy mô đầu tư bài bản, Nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp Thaco đã và đang xác lập thêm những thành tựu giá trị mới trong sản xuất và lắp ráp các dòng xe cao cấp mang thương hiệu thế giới, góp phần đưa thương hiệu Peugeot đến thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.

Giới thiệu các mẫu xe sản xuất tại nhà máy

Với sự đầu tư bài bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu công nghệ của tập đoàn PSA, nhà máy tiến hành sản xuất đầy đủ các phân khúc xe du lịch Peugeot, đặc biệt là các mẫu xe mới với các màu sơn cao cấp áp dụng công nghệ sơn mới hiện nay và các sản phẩm theo yêu cầu đặt riêng lẻ từ khách hàng, các xe xuất xưởng luôn có chất lượng tương đương với sản phẩm xe Peugeot được sản xuất tại nước Pháp, nhà máy đặt mục tiêu sản xuất đáp ứng nhu cầu tại thị trường trong nước và hướng đến việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Trong thời gian tiến hành sản xuất, nhà máy Thaco Luxury Car sẽ tập trung sản xuất các mẫu sẽ du lịch cao cấp của Peugeot gồm các mẫu SUV như Peugeot 2008, Peugeot 3008 All new, Peugeot 5008 và mẫu MPV Peugeot Traveller

Bảng 2.1.Các mẫu xe lắp ráp tại máy Thaco Luxury Car

Ký hiệu sản xuất Mẫu xe Phiên bản Hình ảnh

Quy trình công nghệ và layout xưởng lắp ráp

2.3.1 Quy trình công nghệ lắp ráp ô tô nhà máy Thaco Luxury Car

Trong các nhà máy ô tô sản xuất hàng loạt, hàng khối, đều tổ chức sản xuất theo dây chuyền lắp ráp, gồm các trạm làm việc đảm bảo hệ thống kỹ thuật Các cụm tổng thành được lắp dần từ trạm đầu tiên đến trạm cuối cùng theo trình tự được xác định nghiêm ngặt cho đến khi sản phẩm hoành thành

Dựa trên kiểu của các hệ thống sản xuất, hiện nay nhà máy Thaco Luxury Car áp dụng loại dây truyền lắp ráp đa model xe kết hợp với hình thức lắp ráp CKD1 nhập khẩu linh kiện, vật tư lắp ráp hoàn toàn từ nước ngoài Các model khác nhau của từng loại xe là có sự khác biệt đáng kể, do đó nhà máy thực hiện sản xuất theo lô cho từng model của loại xe theo như hình 2.11, với (a) là các mẫu xe Peugeot 2008, Peugeot

3008, Peugeot 5008 và (b) là các mẫu xe Peugeot Traveller

Hình 2 11 Dây chuyền lắp ráp nhiều kiểu xe

Thân vỏ xe sau khi hàn lắp được gọi là thân xe thô BIW (Body In White), rồi được đưa đến xưởng sơn, cuối cùng thân xe đã gần như hoàn chỉnh để bước vào xưởng lắp ráp Xưởng lắp ráp nơi thực hiện các công đoạn lắp ráp để cho ra đời một chiếc xe hoàn chỉnh

Hình 2 12 Sơ đồ quy trình tổng thể chế tạo ô tô

Sơ đồ trên thể hiện: thân xe trắng BIW sau khi sơn xong hoàn chỉnh được vận chuyển đến xưởng lắp ráp, ở đây thân xe sẽ được công nhân lắp ráp cùng với các cụm tổng thành, linh kiện phụ tùng đến từ 2 nguồn chính:

- Nguồn linh kiện, phụ tùng, cụm CKD (Completed Knock Down) được nhập khẩu từ nước ngoài (là nước đối tác sở hữu thương hiệu xe gốc) thông qua kho ngoại quan

- Nguồn linh kiện, phụ tùng nội địa hóa, có thể được sản xuất tại chính công ty sản xuất ô tô đó hoặc các doanh nghiệp sản xuất khác nằm trong nước, và củng có thể là các nước nằm trong khối hiệp định thương mại mà Việt Nam có tham gia và được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa

Dựa theo cơ sở trên, nhân công xưởng lắp ráp tiến hành các công việc lắp ráp nội thất, lắp ráp khung gầm, lắp ráp hoàn thiện để đưa xe sang xưởng kiểm định hoàn thành việc sản xuất một chiếc xe mới Quá trình lắp ráp là một quá trình kỹ thuật phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị sản xuất, nhà máy trong chuỗi giá trị của xe Vì vậy, chất lượng lắp ráp là yếu tố chính quyết định chất lượng một chiếc xe mới thành phẩm, cũng như chất lượng hoạt động của xe ở mọi điều kiện vận hành

2.3.2 Giới thiệu xưởng lắp ráp

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của xe du lịch Peugeot và sản lượng sản xuất tại nhà máy mà các kỹ sư Thaco đã bố trí sơ đồ công nghệ lắp ráp, dây chuyền, các chuyền chính và chuyền phụ với số lượng trạm lắp ráp ở mỗi dây chuyền một cách thích hợp, cũng như sắp xếp số lượng nhân công làm việc tại mỗi trạm một cách khoa học Hình 2.13 mô tả sơ đồ công nghệ lắp ráp của loại xe du lịch Peugeot với 3 chuyền chính:

Hình 2 13 Sơ đồ công nghệ lắp ráp xe du lịch Peugeot

- Chuyền nội thất (Trim Line) có 10 trạm lắp ráp, ở mỗi trạm sẽ tiến hành lắp ráp các linh kiện, cụm, hệ thống của xe theo đúng quy định, trình tự được đưa ra và đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ của chính mẫu xe đang tiến hành lắp ráp Tại chuyền này có 1 chuyền phụ là chuyền phụ Sub Tablo, ở đây sẽ tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh cụm linh kiện được yêu cầu lắp ráp trên chuyền phụ và sau đó cụm hoàn chỉnh này được di chuyển vào line chính để lắp ráp với cụm cơ sở là thân vỏ xe theo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ của cụm của và của mẫu xe đang được lắp ráp

- Chuyền khung gầm (Chassis Line) có 4 trạm lắp ráp, ở mỗi trạm sẽ tiến hành lắp ráp các linh kiện, cụm, hệ thống của xe theo đúng quy định, trình tự được đưa ra và đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ của chính mẫu xe đang tiến hành lắp ráp và có 3 chuyền phụ là chuyền phụ động cơ (Sub Engine), chuyền phụ động cơ và cầu trước (Sub Engine & FR Axle), chuyền phụ cầu sau (Sub RR Axle) Tại các chuyền phụ sẽ tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh cụm linh kiện được yêu cầu lắp ráp trên mỗi chuyền phụ và sau đó cụm hoàn chỉnh này được di chuyển vào line chính để lắp ráp với cụm cơ sở là thân vỏ xe theo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ của cụm của và của mẫu xe đang được lắp ráp

- Chuyền hoàn thiện (Final Line) có 9 trạm lắp ráp, ở mỗi trạm sẽ tiến hành lắp ráp các linh kiện, cụm, hệ thống của xe theo đúng quy định, trình tự được đưa ra và đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ của chính mẫu xe đang tiến hành lắp ráp Tại chuyền này có 1 chuyền phụ là chuyền phụ cửa (Sub Door), ở đây sẽ tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh cụm linh kiện được yêu cầu lắp ráp trên chuyền phụ và sau đó cụm hoàn chỉnh này được di chuyển vào line chính để lắp ráp với cụm cơ sở là thân vỏ xe theo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ của cụm của và của mẫu xe đang được lắp ráp

kHẢO SÁT QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT Ô TÔ DU LỊCH

Giới thiệu xe du lịch PEUGEOT 3008 GT

Hình 3.1 Thông số xe PEUGEOT 3008 GT

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật xe PEUGEOT 3008 GT

Kích thước tổng thể (mm) 4.510 x 1.850 x 1.662

Chiều dài cơ sở (mm) 2.730

Khoảng sáng gầm xe (mm) 165

Bán kính quay vòng tối thiểu (mm) 5.200 Trọng lượng xe

Dung tích thùng nhiên liệu (L) 53 ĐỘNG

Loại động cơ 1.6L Turbo High Pressure

Dung tích xy lanh 1.599cc

Công suất cực đại (hp tại rpm) 165 hp tại 6.000 rpm

Moment xoắn cực đại (Nm tại rpm)

Hộp số Tự động 6 cấp

Mức tiêu thụ Kết hợp 8,13 nhiên liệu (L/100 km)

Hệ thống treo Trước Độc lập kiểu MacPherson

Hệ thống phanh Đĩa x Đĩa

Trợ lực lái Trợ lực điện

Mâm xe Mâm hợp kim 19-inch

Sơ đồ công nghệ sản xuất Peugeot 3008 GT tại chuyền nội thất được mô tả trong hình 3.2:

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất PEUGEOT 3008 GT tại chuyền Trim.

Quy trình lắp ráp linh kiện của từng trạm chuyền Trim

Quy trình công nghệ lắp ráp nội thất được thể hiện qua hình 3.3 và bảng 3.2

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp nội thất Trạm Trim 1

Bảng 3.2 Quy trình thực hiện lắp ráp trạm Trim 1

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Tháo đồ gá jig sau từ xưởng hàn

1 Dùng cờ lê 30 tháo jig xưởng hàn

Kiểm tra bề mặt sơn

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Kiểm tra trầy xước bề mặt BODY,

3 Kiểm tra biên dạng BODY, 4 Xác nhận vào hồ sơ xe

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy khớp nối trụ ống capo, 3 Căn chỉnh lắp vào lỗ BODY như hình,

4 Lấy cây chống capo, 5 Lắp cây chống capo vào khớp nối và khoá lại, Lắp đầu trên thanh chống vào capo

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Lắp pad ống dầu dưới

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy bách gắn ống dầu phanh và bu lông, 3 Canh chỉnh bách vào body và gá bằng tay, 4 Lấy dụng cụ siết 15Nm ±25%, 5 Lấy cần lực siết

20 Nm ±25%., 6 đánh dấu và kiểm tra bu lông sau khi siết, 7 Đặt dụng cụ về vị trí

Lắp đệm mui vào capo

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy đệm mui ,3 Căn chỉnh đệm mui vào lỗ như hình, 4 Chuẩn bị đệm mui

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy móc capo, 3 Căn chỉnh lắp móc capo, 4 Lấy bu lông và dụng cụ siết, 5 Siết 2 đai ốc một phần,

6 Đặt dụng cụ về vị trí, 7 Lấy cần siết lực, 8 Lấy cần lực siết đủ siết 8Nm + 15%, 9 Đặt cần lực về vị trí, 10 Lấy bút đánh dấu các đai ốc đã siết

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Lắp đệm chống òn dưới gò má

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy đệm chống ồn, 3 Căn chỉnh lắp đệm chống ồn vào gò má, 4 Kiểm tra lại vị trí đệm chống ồn,

5 Chuẩn bị đệm chống ồn

Lắp tấm cách âm vào khoang đông cơ

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy tấm cách âm phía dưới động cơ, 3 Căn chỉnh tấm cách âm vào BODY xe, 4 Lấy nút nhận 45 lắp vào vị trí như hình, 5 Lấy nút nhận 50 gắn vào như hình, 6 Kiểm tra đã lắp vào gờ hoàn toàn

Gắn kẹp khoang động cơ

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy đai ốc 20-21, 3 Căn chỉnh lắp đai ốc vào vị trí như hình, 4 Chuẩn bị đai ốc

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Quy trình: 1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy bách dây điện, 3 Căn chỉnh lắp pad dây điện vào BODY, 4 Chuẩn bị bách dây điện

Lắp ống thông hơi khoang động cơ

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy ống thông hơi, 3 Căn chỉnh lắp ống thông hơi vào vị trí, 4 Chuẩn bị ống thông hơi

Dán miếng dán D30 vào khoang động cơ

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy miếng dán D30, 3 Căn chỉnh dán đúng vị trí

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy tấm lắc, 3 Căn chỉnh lắp tấm lắc đúng vị trí đúng hướng, 4 Dùng tay ép mạnh tấm lắc dính hoàn toàn, 5 Chuẩn bị tấm lắc tiếp theo

Bố trí dây điện trước

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Trải dây điện trước ra khoang động cơ, 3 Lồng phần dây điện qua lỗ vào trong khoang BODY,

4 Lắp su cố định , 5 Lấy bù lông và dụng cụ siết, 7 Siết bù lông

8Nm±25%, 8 Đặt dụng cụ về vị trí, 9 Bố trí hai gờ kẹp bách nhựa dây điện, 10 Kiểm tra lại dây điện lắp,

Lắp hộp cầu chì vào

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Căn chỉnh lắp gờ hộp cầu chì vào vị trí, 3 Bố trí dây điện vào hộp cầu chì gọn gàng, 4 Kết nối giắc ghim, 5 Đậy nắp hộp cầu chì, 6 Kiểm tra lại sau lắp

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Siết dây mass động cơ

1 Xác nhận thống số kỹ thuật, 2 Lấy kẹp mass và bù lông mass, 3 Siết chặt các bù lông mass, 5 Lấy cần siết lực, 6 Siết bù lông mass đủ 10Nm ±25%, 7 Đặt cần siết lực vào vị trí, 8 Lấy bút đánh dấu các bù lông đã siết, 9 Bố trí kẹp dây điện

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy bộ ABS và pad , 3 Lắp bộ ABS vào pad, 4 Lấy dụng cụ siết chặt đai ốc cố định vào pad bộ ABS, 7 Đặt dụng cụ về vị trí, 8 Lấy cần lực, 9 Siết đủ lực các ốc pad và bộ ABS 8Nm ± 25%, 10 Đăt cần lực vào vị trí

Lắp bộ ABS vào BODY

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy bộ ABS, 3 Căn chỉnh lắp bộ ABS, 4 Lấy dụng cụ siết hai bù lông theo thứ tự, 6 Lấy 1 đai ốc,

7 Siết chặt đai ốc, 8 Đặt dụng cụ về vị trí, 9 Lấy cần siết lực, 10 Siết bù lông và đai ốc đủ lực

20Nm ±25%, 11 Lấy bút đánh dấu các bù lông và đai ốc đã siết

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Lắp ống dầu vào bộ ABS

: 1 Xác nhận thông số kỹ, 2 Lấy ống dầu bên trái, 3 Căn chỉnh ống vào BODY, 4 Gá ống dầu vào bộ ABS bằng tay, 5 Bố trí phần kẹp ống dầu, 6 Lấy ống dầu bên phải,

7 Căn chỉnh gá ống dầu bằng tay

Lắp bầu servo vào BODY

Quy trình: 1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy bầu servo, 3 Gỡ bỏ bảo vệ su đệm, 4 Căn chỉnh bầu servo vào lỗ BODY, 5 Chuẩn bị bầu servo

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy cảm biến bầu servo, 3 Gỡ bỏ nắp che bảo vệ, 4 Căn chỉnh lắp cảm biến vào bầu servo, 5 Kéo giắc điện cảm biến bầu servo, 6 Kết nối giắc cắm vào cảm biến, 7 Kiểm tra giắc điện sau khi cắm ( bắt buộc )

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Lắp ống dầu phanh BODY

: 1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy ống dầu 20, 3 Căn chỉnh ống dầu phanh 20 vào các kẹp, 4 Gá bằng tay ống dầu phanh vào bộ ABS, 5 Gá bằng tay ống dầu vào bầu servo, 6 Lấy ống dầu 30, 7 Căn chỉnh ống dầu phanh vào các kẹp, 8 Gá bằng tay ống đàu phanh vào bộ ABS và bầu servo

Siết lực ống dầu phanh

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy cần siết lực, 3 Siết đủ lực các ống dầu phanh 15Nm±25%, 4 Đặt dụng cụ về vị trí, 5 Lấy bút đánh dâu các vị trí đã siết

Gắn su đệm cổ ống nhiên liệu

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy su cổ ống nhiên liệu, 3 Lấy khoá nắp nhiên liệu gắn vào su, 4 Gắn su ống nhiên liệu vào vị trí, 5 Lắp nắp nhiên liệu vào, 6 Gắn dây giữ vào vị trí, 7 Ép nắp đậy nhiên liệu lại

Quy trình công nghệ lắp ráp nội thất được thể hiện qua hình 3.4 và bảng 3.3

Hình 3.4 Sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp nội thất Trạm Trim 2

Bảng 3.3 Quy trình thực hiện lắp ráp trạm Trim 2

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Tháo dây kẹp cửa Tháo dây buộc cửa bỏ vào khay

1 Lấy dụng cụ tháo phe kẹp và bỏ phe kẹp vào sọt rác, 2 Đặt dụng cụ vào vị trí, 3 Lấy kìm bấm tháo chốt bản lề cửa, 4 Lấy chốt bản lề bỏ, 5 Đặt dụng cụ về vị trí, 6 Mang cửa gá vào tay máy

Tên công việc Hình ảnh Quy trình Đặt cửa lên hanger

1 Di chuyển tay máy về hanger cửa, 3 Đặt cửa lên hanger cửa

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy ghết cửa, 3 Canh chỉnh lắp ghết cửa,

4 Lấy bu lông và dụng cụ siết, 5 Siết chặt bu lông hết cửa, 6 Lấy cần lực, 7 Siết đủ lực 20Nm±15%, 8 Đặt dụng cụ về vị trí

Lắp đệm điều chỉnh baga mui

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy đêm điều chỉnh, 3 Căn chỉnh lắp vào vị trí, 4 Lắp đệm điều chỉnh, 5 Nơi lỏng miếng đệm, 6 Chuẩn bị miếng đệm

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy baga mui, 3 Căn chỉnh vào vị trí lắp, 4 Lắp bagamui vào đệm điều chỉnh, 5.Chuẩn bị ba ga mui

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy bù lông và gá bằng tay, 3 Lấy dụng cụ siết, 4 Siết 1 phần bù lông,

5 Đặt dụng cụ về vị trí, 6 Lấy cần siết lực, 7 Siết lực đủ 10 Nm ±25% 8 Đặt cần lực về vị trí

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Căn chỉnh roan vào vị trí, 3 Bố trí roan vào BODY cốp, 4 Dùng dụng cụ ép vào

Hình 3.5 và bảng 3.4 mô tả quy trình lắp ráp nội thất chi tiết tại trạm Trim 3

Hình 3.5 Sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp nội thất trạm Trim 3

Bảng 3.4 Quy trình thực hiện lắp ráp trạm Trim 3

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Gắn nút che lỗ BODY

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy nút nhận, 3 Gắn nút nhận vào các vị trí như hình

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy kẹp,

Gắn kẹp ống nước rửa kính

Quy trình: 1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy kẹp, 3 Gắn kẹp vào BODY

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Gắn nút nhận và miếng dán

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy nút nhận và miếng dán, 3 Gắn nút nhận vào trụ

A, 4 Dán miếng dán vào vị trí, 5 Chuẩn bị nút nhận và miếng dán

Gắn nút nhận và tấm chống ồn

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy miếng dán D30, 3 Vệ sinh bề mặt, 4 Dán các miếng dán vào vị trí,

6 lắp tấm chống ồn vào vị trí

Rivet vào tấm chống ồn

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy rivet,

3 Gắn vào vị trí như hình

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Bố trí ống nước rửa kính vào sàn trước

1 Xác định thông số kỹ thuật, 2 Lấy ống nước rửa kính sau, 3 Luồng ống nước ra phía trước, 4 Bố trí su giữ ống vào BODY, 5

Bố trí ống nước vào 8 vị trí kẹp giữ, 6 Luồng ống nước vào bách giữ dây điện, 7 Lắp gờ giữ bách dây điện vào hoàn toàn, 8 Kiểm tra lại ống nước không bị xoắn và gấp

Bố trí ống nước rửa kính vào sàn sau

1 Xác định thông số kỹ thuật, 2 Kéo ống nước ra, 3 Luồn ống nước ra phía sau, 4

Bố trí ống nước vào các vị trí kẹp, 5 Kiểm tra lại ống nước

Lắp tấm đệm thanh đỡ trước

Xác nhận thông số kỹ thuật 2 Lấy tấm lót,

3 Căn chỉnh vị trí tấm lót, 4 Chuẩn bị vị trí tấm lót

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Lắp xốp cách âm sau

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy xốp cách âm, 3 Căn chỉnh vị trí xốp cách âm, 4 Lắp nút nhận cố định vị trí

Lắp dán bảo vệ khoang lốp dự phòng

1 Xác nhận thông số kỹ thuật 2 Lấy bảo vệ dây điện, 3 Căn chỉnh chỉnh bảo vệ dây điện

Lắp cách âm sau cốp

: 1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy ốp hông, 3 Canh chỉnh ốp hông vào vị trí

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Lắp nút nhận sau cốp

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy nút nhận, 3 Bố trí nút nhận vào các vị trí

Lăp đệm lót kính trần

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Làm sạch bề mặt vị trí lắp ráp, 3 Căn chỉnh đệm vào vị trí, 4 Lắp đệm theo vị trí từ 1 và kết thúc tại

2 5 Tháo băng dính từ đệm lót, 6 Lấy dụng cụ ép để để vào gờ hoàn toàn, 7 Đặt dụng cụ về vị trí

1 Xác nhận thông số kỹ thuật, 2 Lấy cửa sổ trời, 3 Căn chỉnh cửa sổ vào vị trí, 4 Lấy đai ốc gá cửa sổ trời,

5 Lấy đụng cụ siêt, 6 Siết theo thứ tự 1-2-3 đủ lực 8 Nm±25%, 7 Đặt dụng cụ về vị trí

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Ráp pad đỡ ty cốp

1 Xác định thông số kỹ thuật 2 Lấy pad ty cốp gá vào BODY, 3 Lấy bù lông gá tạm bằng tay, 4 Lấy dụng cụ siết, 5 Siết hoàn toàn đủ 20 Nm ± 25%,

6 Đặt dụng cụ về vị trí

Hình 3.5 và bảng 3.5 mô tả quy trình lắp ráp nội thất chi tiết tại trạm Trim 4

Hình 3.6 Sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp nội thất Trạm Trim 4

Bảng 3.5 Quy trình thực hiện lắp ráp tại trạm Trim 4

Tên công việc Hình ảnh Quy trình

Máy và thiết bị nhà xưởng

Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật AGV

1 Kích thước tổng thể 1.500x330x260mm

2 Tốc độ vận hành lớn nhất 40 m/min

3 Điều chỉnh tốc độ 5 - 40 m/min

4 Thiết bị chống va chạm Đầu xe có lắp đầu chống va chạm

5 Phương thức truyền động Truyền động vi sai

6 Phương thức dẫn hướng Dẫn hướng từ

7 Hướng vận hành Tiến trước,lùi sau, rẽ trái, rẽ phải

8 Cảnh báo khi vận hành Đèn, còi

9 Phương thức thao tác Bảng thao tác, nút điều khiển

10 Phương thức sạc điện Sạc điện tự động trên chuyền

11 Phương thức cấp điện Pin lithium công suất lớn

12 Sức bền Vận hành liên tục 24h

13 Phương thức truyền thông Vô tuyến

Nhiệm vụ của AGV là vận chuyển cấp phát vật tư lên dây chuyền sản xuất lắp ráp trong nhà máy và vận chuyển các kệ trống về lại kho để soạn

Yêu cầu: Hệ thống AGV vận hành an toàn, đáng tin cậy, phối hợp nhịp nhàng với các hoạt động sản xuất của nhà máy, đảm bảo vận chuyển vật tư với tốc độ phù hợp không gây hư hỏng cho vật tư và con người trong quá trính làm việc

Hệ thống AGV có khả năng mở rộng nâng cấp phù hợp với nhu cầu sản xuất của nhà máy theo từng thời điểm và giai đoạn sản xuất

Hình 3.13 AGV cấp phát vật tư Module truyền động: gồm động cơ điện DC 24V công suất 100 W, AGV kiểu chịu tải hai chiều phối lắp 2 đơn vị truyền động, mỗi đơn vị truyền động có 2 bánh xe truyền động, bánh xe truyền động thông qua motor giảm tốc và bánh xích, hộp số 2 bánh xe truyền động độc lập nhau, sử dụng nguyên lý truyền động vi sai để thực hiện động tác trước tiến, sau lùi, chuyển hướng, v.v…

Hình 3.14 Bộ truyền động AGV

Lốp chịu tải: Lốp định hướng bọc cao cu không làm ảnh hưởng đến bề mặt sàn của nhà máy, cho khả năng lái và phanh tốt

Hệ thống an toàn: gồm có cản chống va đập, đảm bào không gây tổn thương cho công nhân trong tình huống xảy ra va chạm với AGV đang hoạt động

Bộ dò chướng ngại vật công nghiệp: máy quét tia laser sick loại nhỏ thuộc series TIM, sản phẩm này dùng công nghệ HDDM, điện năng tiêu thụ thấp, độ tin cậy cao Một số ưu điểm của công nghệ HDDM, ưu điểm là Không có khoảng cách giữa các điểm đo laser, Đối với vật thể phản xạ thấp thì khả năng phát hiện càng cao, Khả năng chống sự can thiệp của khói bụi môi trường rất cao, Khả năng chống sự can thiệp của ánh sáng môi trường cao Máy quét laser dòng TIM quét được góc 270°, phạm vi quét đạt 4m, hình dạng của khu vực quét có thể thiết lập theo ý muốn, thiết lập thông thường là từ ngoài vào trong có thiết lập khu vực cảnh báo, khu giảm tốc, khu dừng

Còi, đèn báo: AGV có thiết lập đèn còi cảnh báo, khi AGV vận hành đèn xoay sẽ phát ra ánh đèn cảnh báo đồng thời phát ra âm thanh để cảnh báo công nhân tránh va chạm, trong quá trình AGV vận chuyển gặp chướng ngại vật và không thể tiếp tục vận hành cũng sẽ phát ra âm thanh cảnh báo sự cố

Nút dừng khẩn cấp: Ở 4 góc của xe AGV đều có lắp nút dừng khẩn cấp, sau khi ấn vào nút điện nguồn sẽ lập tức bị ngắt để đảm bảo an toàn

Hệ thống điều khiển: Module điều khiển AGV thực hiện tính toán vận tốc, đường đi của AGV không bị lệch,… đảm bảo AGV hoạt động ổn định

Hình 3.17 Bộ điều khiển AGV

Khi công nhân vặn chìa khoá, nhấn nút START, AGV bắt đầu di chuyển theo đường băng từ kéo các kệ vật tư đến các trạm lắp ráp hoặc xưởng hàn, tại các trạm có các mốc từ, AGV nhận biết các mốc từ và dừng lại để các công nhân dỡ và sắp xếp các kệ vật tư theo layout, sau khi dỡ hàng thì các kệ trống đước móc vào AGV để kéo về kho Trong quá trình làm việc khi có sự cố xảy ra các công nhân soạn hàng có thể ấn nút dừng khẩn cấp

Thân xe sau khi được sơn hoàn chỉnh được đưa đến chuyền trim của xưởng lắp ráp, tại chuyền Trim được trang bị hệ thống băng chuyền cỡ lớn để di chuyển thân xe các trạm lắp ráp, hệ thống hanger cửa vận chuyển cửa xe đến chuyền phụ cửa lắp ráp hoàn chỉnh tiếp tục đưa cửa đến chuyền Final để lắp ráp hoàn thiện, hệ thống monorail ( băng tải ray đơn ) vận chuyển thân xe trong chuyền Chassis,… Trong chuyền lắp ráp Trim, hệ thống băng chuyền tại các chuyền lắp ráp trim ( nội thất ), và lắp ráp final ( hoàn thiện ), các công nhân thực hiện lắp ráp trên mặt phẳng và đứng trên băng chuyền, nên các hệ thống băng chuyền có bề mặt ngang với mặt sàn, các hệ thống truyền động được bố trí dưới hầm Các cơ chế truyền động băng chuyền có thể khác nhau tuỳ vào các điều kiện thực tế tại nhà má sản xuất như hệ truyền động ma sát gồm bánh ma sát cao su kẹp vào đầu băng tải và đẩy về phía trước

Các hệ thống băng tải trên cao tự động loại P&F được sử dụng để vận chuyển thân xe tại chuyền lắp ráp chassis, vận chuyển cửa xe từ chuyền trim sang chuyền phụ và chuyền lắp ráp final Hệ băng tải P&F sử dụng các cơ cấu dẫn động mới sử dụng ma sát, gồm các bánh xe cao cu kẹp vào thanh tải và đẩy về phía trước Hệ thống băng tải sử dụng cơ cấu truyền động ma sát có ưu điểm: lắp đặt dễ dàng, giảm chi phí thiết bị, dễ dàng kết hợp với các loại băng tải khác,…. Để hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, các hệ thống băng tải được tự động hoá để đảm bảo các yếu tố vận hành chính xác, giảm các chi phí nhân công và vận chuyển các chi tiết lớn với khoảng cách xa Các hệ thống tự động hoá ở nhà máy ô tô gồm các thành phần chính là bộ cảm biến, bộ chấp hành ( các băng chuyển tải di chuyển, nâng hạ BODY ), bộ xử lý

Các cảm biến gồm cảm biến laser, ánh sáng,… có chức năng nhận biết các hành động của công nhân, vị trí của các thanh tải tại các vị trí chuyển giao giữa các chuyền,… gửi về bộ xử lý trung tâm để xử lý phân tích và điều khiển phối hợp các cơ cấu nâng hạ,… tại các chuyền khác nhau để sản xuất đồng bộ, tránh lắp ráp sai và xảy ra các sự cố Các bộ xử lý trung tâm thường được sử dụng là các bộ điều khiển khả trình PLC (

Hình 3.18 Hệ thống hanger vận chuyển cửa programmable logic controller ) hoặc các máy tính công nghiệp Một PLC giám sát và kiểm soát trạng thái của một khu vực được kết nối với đầu vào cảm biến và các điều khiển được gắn tại đầu ra Các chức năng điều khiển băng tải là dừng khẩn cấp, báo lỗi hệ thống, khởi động lại hệ thống,…

Các dụng cụ cầm tay phục vụ lắp ráp các chi tiết như: kìm, súng điện có lực siết, cần lực điện tử,… là rất cần thiết để lắp ráp các chi tiết đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất của tập đoàn PSA

Hình 3.19 Súng điện loại dài

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG THỜI GIAN CHO QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT Ô TÔ DU LỊCH PEUGEOT 3008 GT

Tính toán các chỉ tiêu công nghệ cho tuyến dây chuyền lắp ráp

4.1.1 Xác định chế độ và thời gian lao động

Dây chuyền lắp ráp làm việc theo chế độ làm việc chung của cơ sở sản xuất Đối với cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô mỗi ngày làm việc một ca và mỗi ca 8 giờ và tùy theo yêu cầu sản xuất có thể tăng ca làm thêm giờ.thòi gian lao động của dây chuyền lắp ráp bao gồm số ngày làm việc trong một năm, số ca trong một ngày, thời gian làm trong một ca, trừ các ngày nghĩ lễ, tết và nghĩ phép theo quy định của Nhà nước

Thời gian lao động danh nghĩa của một công nhân trong năm (Ddn) [1]:

Với: Dn - Số ngày trong năm, Dn = 365 ngày, Dnl - Số ngày nghĩ lễ, tết theo quy định của Nhà nước, Dnl = 11 ngày, Dcn - Số ngày nghĩ Chủ nhật, Dcn = 52 ngày, y - Số ca làm việc trong ngày, y = 1 ca, C - Số giờ làm việc trong một ca, C = 8 giờ

Thời gian lao động thực tế của một công nhân trong năm (Dtt) [1]:

D tt  n  nl  cn  np (giờ) (4.2)

Dtt  365 115212 1.8.0,93  2172,48 (giờ) Với: Dnp - Số ngày nghĩ phép của công nhân theo quy định của Nhà nước, Dnp

12 ngày, β - Hệ số có mặt tính đến hội họp, tập tự vệ, ôm đâu, thai sản,…ở mức trung bình β=0,93

Thời gian làm việc của tuyến dây chuyền và các vị trí trên tuyến dây chuyền trong năm (Dvt) [1]:

D vt  D n   D nl  D cn   yC  vt (giờ) (4.3)

Dvt   365   11  52  .1.8.0,99  2391,84 (giờ) Với: ηvt - hệ số sử dụng vị trí ηvt < 1

4.1.2 Xác định khối lượng lao động hàng năm của tuyến dây chuyền Trim

Ví dụ, theo kế hoạch sản xuất tuyến dây chuyền một năm phải lắp ráp Nn sản phẩm, mỗi sản phẩm cần định mức thời gian lắp ráp trên tuyến là Tdm phút Vậy khối lượng lao động hằng năm [1]:

60 ≈ 23333,3 (giờ công) Với: Tdm = 100 phút (chuyền Trim có 10 trạm, mỗi lần băng chuyền dừng 10 phút để lắp ráp), số sản phẩm mỗi năm nhà máy lắp ráp là Nn = 14000 sản phẩm

4.1.3 Tính toán số công nhân của tuyến dây chuyền

Số công nhân danh nghĩa [1]: tt n dn D

2416 ≈ 9,7 (người) Vậy lấy Mdn = 10 (người)

Số công nhân thực tế [1]: dn tt n

Số công nhân phụ trợ để vận chuyển linh kiện, vật tư và bảo đảm tuyến dây chuyền hoạt động bình thường[1]: M p  0 , 1 M tt (người) (4.7)

M p = 0.1M n = 0,1 11 = 1,1 (người) Vậy lấy Mp = 1 (người)

4.1.4 Phân bổ khối lượng lao động trên tuyến dây chuyền Trim

Phân bổ khối lượng lao động và số công nhân tại các vị trí phụ thuộc nội dung công việc (định mức thời gian và đặc điểm của các nguyên công lắp ráp) sao cho thời gian của vị trí nhỏ hơn 5% và nhỏ hơn 10% thời gian của toàn tuyến dây chuyền Thường lệ số công nhân trên mỗi vị trí không quá 4 người và nội dung công việc trên mỗi vị trí phải tận dụng tối đa trang thiết bị công nghệ, cũng như đảm bảo khoảng không gian đủ rông để thao tác

Giả sử đối tượng lắp ráp phải qua N nguyên công, tuyến dây chuyền được chia thành k vị trí (j = 1, 2,…, k)

Tại vị trí j có số nguyên công là Nj với  k j 1 N j  N (nguyên công), N = 147 (nguyên công) chuyền Trim có 10 trạm, số lượng nguyên công từng trạm, trạm 1: 24 nguyên công, trim 2: 8 nguyên công, trim 3: 16 nguyên công, trim 4: 10 nguyên công, trim 5: 12 nguyên công, trim 6: 22 nguyên công, trim 7: 13 nguyên công, trim 8: 14 nguyên công , Trim 9: 17 nguyên công, Trim 10: 11 nguyên công

Khối lượng lao động cần làm việc là tj phút với  k j 1 t j  T đm (phút), trung bình thời gian làm việc thực tế tại các trạm T dm = 9 (phút)

Khối lượng lao động trong năm của vị trí thứ j là T j  t j N n (phút), T j = 10.14000

Số công nhân tại vị trí là mj, tổng số công nhân của một tuyến dây chuyền là dc k j m j  M

4.1.5 Tính toán thời và nhịp của tuyến dây chuyền

Nhịp sản xuất của tuyến dây chuyền: là thời gian cần thiết để hoàn thành một sản phẩm theo kế hoạch [1]: n vt

Thời của tuyến dây chuyền: là thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc theo năng lực của tuyến dây chuyền Đối với tuyến dây chuyền không liên tục [1]: x dc dm t M

Với tx - thời gian di chuyển đối tượng giữa hai vị trí trên tuyến dây chuyền, mỗi lần băng chuyền di chuyển mất khoảng t x  40 (giây)

Thời của vị trí: là thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc xét theo năng lực của vị trí Đối với tuyến dây chuyền không liên tục, thời gian của vị trí j [1]: x j j j t m t 

Sai lệch giữa thời của vị trí và thời của toàn tuyến dây chuyền [1]:

Với S j âm thì S j 10% nên S j  1% 1% < 10% (thỏa điều kiện)

Bảng 4.1 Kết quả tính toán

TT Tính toán chỉ tiêu công nghệ Ký hiệu Kết quả Đơn vị

1 Thời gian lao động danh nghĩa của một công nhân trong năm Ddn 2416 giờ

2 Thời gian lao động thực tế của một công nhân trong năm Dtt 2172,48 giờ

Thời gian làm việc của tuyến dây chuyền và các vị trí của tuyến dây chuyền trong năm

4 Khối lượng lao động hằng năm Tn 23333,3 giờ công

5 Số công nhân danh nghĩa Mdn 10 người

6 Số công nhân thực tế Mtt 11 người

7 Số công nhân phụ trợ để vận chuyển linh kiện Mp 1 người

8 Nhịp sản xuất của dây chuyền R 10,3 phút/sản phẩm

9 Thời của tuyến dây chuyền  9,75 phút/sản phẩm

10 Thời của vị trí j 9,67 phút/sản phẩm

11 Sai lệch giữa thời của vị trí và thời của toàn tuyến dây chuyền Sj 1 %

Phân tích thời gian sản xuất thực tế tại chuyền Trim

Hình thức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp sản xuất được áp dụng ở hầu hết các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, với nhiều ưu điểm mang lại: tốc độ sản xuất nhanh kinh phí cho một đơn vị sản phẩm tương đối thấp, chuyên môn hóa lao động, giảm kinh phí và thời gian đào tạo, khả năng kiểm soát quá trình sản xuất cao, thuận tiện bố trí các dòng linh kiện và vị trí các thiết bị Việc phân tích thời gian (cycle time ) tại các trạm lắp ráp là cần thiết để cân bằng dây chuyền

Một dây chuyền cân bằng phải đáp ứng các điều kiện: khối lượng công việc được phân bổ đều, không có sự ngắt quãng, chời đợi, không có các nút thắt trên dây chuyền, không có bán thành phẩm tồn tại trên dây chuyền, lượng sản phẩm trạm trước làm ra đúng bằng lượng sản phẩm trạm sau cần

Việc cân bằng dây chuyền sản xuất cần thực hiện các công việc chính sau đây: tính toán nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền, cân bằng năng suất tại các trạm làm việc của dây chuyền, đánh giá kết quả cân bằng năng suất dây chuyền

4.2.2 Cân bằng Cycle time tại chuyền Trim

Bảng 4.2 Cycle time thực tế tại các trạm Trim

Trạm Thời gian thực tế ( phút ) Mục tiêu ( phút )

Hình 4.1 Biểu đồ cân bằng thời gian chuyền Trim

Qua phân tích cycle time thực tế, các trạm của chuyền Trim vẫn lắp ráp trong cycle time yêu cầu Phân tích cycle time của các chuyền được thực hiện định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của dây chuyền, phát hiện các bất cập trong công việc làm giảm năng suất và chất lượng của xe lắp ráp,… Khi cycle time tại các trạm vượt quá cycle time mục tiêu, ta cần điều chỉnh lại quy trình lắp ráp tại các trạm, đưa ra các giải pháp khắc phục các bất cập tại dây chuyền,…

Thực tế tại các trạm lắp ráp chuyền Trim cycle time chênh lệch giữa các chuyền, tại các trạm trim 1, trim 9 có cycle time cao gần đạt mức thời gian mục tiêu nhất so với các trạm khác

Các giải pháp đề xuất để cải thiện cycle time tại chuyền Trim gồm có: thường xuyên đo kiểm cycle time tại các trạm lắp ráp để đánh giá và phân bổ lại khối lượng công việc và đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề làm cycle time tại một trạm vượt qua mục tiêu Điều chỉnh lại quy trình lắp ráp tại các Trạm lắp ráp, các công việc tại trạm trim 1, được chuyển qua các trạm còn lại để khối lượng các công việc tại mỗi trạm đồng đều nhau hơn

Thời gian thực tế ( phút ) Mục tiêu ( phút )

Các công việc của trim 1 gồm có: Dán tấm lắc, gắn su đệm cổ ống nhiên liệu được chuyển qua Trim 2 Quy trình lắp ráp tại trạm trim 2 sau khi được điều chỉnh được thể hiện trong hình 4.2

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình lắp ráp nội thất điều chỉnh trạm Trim 2

Các công việc của Trim 9 được chuyển sang Trim 10: gồm có lắp phuộc sau vào BODY, gắn thông gió sau Quy trình lắp ráp trạm Trim 10 sau khi được điều chỉnh được thể hiện trong hình 4.3

Hình 4.3 Sơ đồ quy trình lắp ráp nội thất điều chỉnh trạm Trim 10

Ngoài việc điều chỉnh quy trình tại các trạm lắp ráp, còn có các giải pháp khác nhằm hỗ trợ công nhân thực hiện công việc nhanh hơn như: điều chỉnh vị trí bố trí các kệ vật tư để tiết kiệm không gian và khoảng cách đi lại của công nhân, tăng cường đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, ứng dụng công nghệ robot vào các công đoạn như tháo cửa tại Trim 2,…

Sau khi điều chỉnh quy trình tại các trạm Trim 2, và Trim 10 thì thời gian tại các trạm đã phân bố đều nhau hơn

Hình 4.4 Biểu đồ cân bằng thời gian chuyền Trim sau khi diều chỉnh quy trình

Trạm Trim sau khi điều chỉnh

Thời gian thực tế ( phút ) Mục tiêu ( phút )

Ngày đăng: 21/02/2024, 21:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w