1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng động cơ d6ab trên ô tô tải hyundai hd170

94 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng động cơ D6AB trên ô tô tải Hyundai HD170
Tác giả Phan Lâm Thanh
Người hướng dẫn Th.S Trần Minh Phúc
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kĩ thuật Cơ khí
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (16)
    • 1.1. Giới thiệu về hãng xe Huyndai (16)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (16)
      • 1.1.2. Các dòng xe phổ biến của hãng hyundai (16)
    • 1.2. Giới thiệu về dòng xe tải HD170 và động cơ D6AB (18)
      • 1.2.1. Tổng quan về dòng xe tải HD170 (18)
      • 1.2.2. Thông số kỹ thuật của động cơ D6AB (19)
      • 1.2.3. Các dòng xe Hyundai được trang bị động cơ D6AB (20)
  • CHƯƠNG 2: ĐỘNG CƠ D6AB (21)
    • 2.1. Hệ thống cơ khí động cơ D6AB (21)
      • 2.1.1. Thân vỏ động cơ (21)
      • 2.1.2. Cơ cấu piston – trục khuỷu – thanh truyền – bánh đà (24)
      • 2.1.3. Hệ thống phân phối khí (28)
      • 2.1.4 Hệ thống bôi trơn động cơ (29)
      • 2.1.5. Hệ thống làm mát (34)
      • 2.1.6. Hệ thống nạp xả (38)
    • 2.2 Hệ thống điện động cơ D6AB (39)
      • 2.2.1. Hệ thống khởi động (39)
      • 2.2.2 Hệ thống nhiên liệu (41)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ (46)
    • 3.1. Các tư liệu cần thiết để lập quy trình bảo dưỡng kỹ thuật (46)
      • 3.1.1. Mục đích công tác bảo dưỡng (46)
      • 3.1.2. Các cấp bảo dưỡng (47)
      • 3.1.3. Quy trình kiểm tra chẩn đoán động cơ (48)
      • 3.1.4. Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp (55)
      • 3.1.5. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng định kì (61)
    • 3.2. Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và các hệ thống trong động cơ (68)
      • 3.2.1 Bảo dưỡng, sửa chữa nắp quy lát và cơ cấu hoạt động của xu páp (68)
      • 3.2.2. Bảo dưỡng sửa chữa bánh đà, bánh răng phối khí và trục cam (72)
      • 3.2.3. Bảo dưỡng sửa chữa thân máy và các bộ phận chuyển động chính (77)
      • 3.2.4. Bảo dưỡng và điều chỉnh khe hở của xu páp (85)
      • 3.2.5. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn (87)
      • 3.2.6. Bảo dưỡng hệ thống làm mát (88)
      • 3.2.7. Bảo dưỡng hệ thống nạp không khí (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học tập trong môi trường chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và tác phong làm việc nghiêm chỉnh. Và em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị trong công ty nói chung và thầy nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp.

GIỚI THIỆU CHUNG

Giới thiệu về hãng xe Huyndai

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hyundai được thành lập vào năm 1947 bởi ông Chung Ju-Yung, ban đầu là một công ty xây dựng và cơ khí

Năm 1967, công ty ô tô Hyundai chính thức ra đời, và mẫu xe đầu tiên của công ty, Cortina, được phát hành vào năm 1968 thông qua sự hợp tác với Ford Motor Company

Năm 1975, Hyundai tung ra thị trường mẫu xe đầu tiên do chính công ty thiết kế và lắp ráp, có tên là Pony, với sự hỗ trợ công nghệ của Mitsubishi

Năm 1986, Hyundai bắt đầu xuất hiện trên thị trường Mỹ với mẫu xe Excel Sau 7 tháng, mẫu xe này đã bán được hơn 100.000 chiếc, giúp Hyundai lọt vào top 10 nhà cung cấp ô tô trên thế giới

Năm 1988, Hyundai bắt đầu sản xuất các loại xe sử dụng công nghệ của bản thân, và chiếc Sonata cỡ trung là thành quả đầu tiên sau cuộc cải cách này

Năm 1998, Hyundai mua lại công ty Kia Motors, đối thủ cạnh tranh của mình Năm 2000, Hyundai thiết lập các mối quan hệ liên minh chiến lược với DaimlerChrysler

Năm 2004, Hyundai xây dựng nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tại Ulsan, Hàn Quốc, có khả năng sản xuất 1,6 triệu chiếc/năm

Năm 2009, Hyundai ra mắt dòng xe sang trọng Genesis, được đánh giá cao bởi các chuyên gia và người tiêu dùng

Năm 2010, Hyundai trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Toyota,

Năm 2015, Hyundai chia tách thành hai công ty riêng biệt: Hyundai Motor Group và Hyundai Heavy Industries Group

1.1.2 Các dòng xe phổ biến của hãng hyundai

Hyundai là một trong những hãng xe hơi lớn nhất thế giới, với nhiều mẫu xe nổi tiếng và chất lượng Tại thị trường Việt Nam, Hyundai có mặt ở hầu hết tất cả các phân khúc và đều là những mẫu xe nổi bật Dưới đây là một số dòng xe Hyundai đang được bán tại Việt Nam:

Hyundai Grand i10: Đây là mẫu xe thuộc phân khúc A, có kích thước nhỏ gọn và giá thành rẻ Xe có hai phiên bản là hatchback (đuôi ngắn) và sedan (đuôi dài), với động cơ 1.0L hoặc 1.2L, hộp số sàn hoặc tự động Xe được trang bị nhiều tiện nghi như chìa khóa thông minh, ngăn mát, gương chống chói, màn hình DVD, cân bằng điện tử… Xe có sáu màu để lựa chọn: trắng, cam, bạc, đỏ, vàng cát và xanh dương

Hình 1 1 Hình ảnh xe Hyundai Grand i10

Hyundai Accent: Đây là mẫu xe thuộc phân khúc B, có thiết kế hiện đại và trẻ trung Xe có động cơ 1.4L, hộp số sàn hoặc tự động 6 cấp, phanh đĩa ABS, cửa sổ trời, đèn Projector… Xe có bốn màu để lựa chọn: trắng, bạc, xám và đen

Hình 1 2 Hình ảnh xe Hyundai Accent

Hyundai Elantra: Đây là mẫu xe thuộc phân khúc C, có thiết kế sang trọng và lịch lãm Xe có động cơ 2.0L hoặc 1.6L Turbo, hộp số tự động 6 cấp hoặc ly hợp kép 7 cấp, hệ thống an toàn cao cấp với 6 túi khí, cảnh báo va chạm, kiểm soát hành trình thông minh… Xe có năm màu để lựa chọn: trắng ngọc trai, bạc kim loại, xám titan, xanh dương và đen

Hình 1 3 Hình ảnh xe Hyundai Elantra

Giới thiệu về dòng xe tải HD170 và động cơ D6AB

1.2.1 Tổng quan về dòng xe tải HD170

Hyundai HD170 là một dòng xe tải nặng được sản xuất bởi hãng ô tô Huyndai, một trong những nhà sản xuất hàng đầu của Hàn Quốc Xe tải HD170 thuộc phân khúc tải trọng lớn và được thiết kế để vận chuyển hàng hóa trong các công trình xây dựng, ngành công nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác

Hình 1 4 Hình ảnh xe tải Huyndai HD 170

Dòng xe tải Hyundai HD170 được trang bị động cơ mạnh mẽ và đáng tin cậy, giúp xe vận hành hiệu quả và đảm bảo khả năng chịu tải cao Động cơ diesel có dung tích lớn, công suất cao và hệ thống làm mát nước giúp xe hoạt động ổn định và tiết kiệm nhiên liệu

Xe tải HD170 có thiết kế chắc chắn và bền bỉ, với khung gầm cứng cáp và hệ thống treo trước và sau được tối ưu hóa để đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình vận hành Ngoài ra, xe cũng được trang bị các công nghệ an toàn như hệ thống phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) và hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC)

Với khả năng chịu tải lớn, Hyundai HD170 có thể vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau, bao gồm cả hàng hóa nặng và cồng kềnh Cabin của xe được thiết kế rộng rãi và thoải mái, với nhiều tiện nghi và tính năng tiên tiến để tăng cường sự thoải mái cho người lái trong quá trình vận hành

1.2.2 Thông số kỹ thuật của động cơ D6AB: Ý nghĩa của tên động cơ D6AB:

A : Trình tự phát triển động cơ

Khối động cơ Diesel D6AB 4 kỳ 6 xi lanh thẳng hàng, turbo tăng áp với dung tích xi lanh 11149 cm3 cho công suất cực đại 310 Ps, làm mát bằng dung dịch, tiêu chuẩn Euro III cho khả năng vận hành mạnh mẽ, bền bỉ và thân thiện với môi trường

Thông số cơ bản của động cơ D6AB

Bảng 1 1 Thông số cơ bản động cơ D6AB:

Tên gọi Thông số kỹ thuật

Số xy lanh 6 Đường kính xy lanh 130 mm

Bố trí xy lanh Thẳng hàng

Dung tích xy lanh 11149 cm3

Hệ thống nhiên liệu TCI

Mô – men xoắn cực đại 125 N/m ở 1400 vòng/phút

Công suất cực đại 310/2200 (PS/V/P)

Hệ thống bôi trơn Bôi trơn cưỡng bức

Kiểu làm mát Làm mát bằng nước

Tiêu chẩn khí thải EURO 3

1.2.3 Các dòng xe Hyundai được trang bị động cơ D6AB

Ngoài dòng xe tải Hyundai HD170 thì động cơ D6AB còn được hãng trang bị trên một số các dòng xe khác như:

Hyundai Aero Town: dòng xe buýt đô thị và liên tỉnh,chở từ 25 đến 45 hành khách Hyundai Mighty: dòng xe tải nhẹ, có trọng tải từ 2.5 đến 5 tấn³

Hyundai HD270: dòng xe tải nặng, có trọng tải từ 14.5 đến 25.5 tấn

Ngoài ra, động cơ D6AB cũng được sử dụng cho các dòng xe khác của Hyundai như County, HD120, HD250, HD320

ĐỘNG CƠ D6AB

Hệ thống cơ khí động cơ D6AB

Thân máy hay còn gọi là lốc máy, là chi tiết cơ bản nhất của một khối động cơ nhưng có kết cấu khá phức tạp vì đây là động cơ diesel nên được chế tạo từ gang đúc để tăng khả năng chống mài mòn, giảm sự rung động cũng như là chịu lực cao

Cấu trúc thân máy thường có chứa các lỗ xi lanh (vị trí lắp ống lót xi lanh) , các đường dầu bôi trơn cũng như là các đường dẫn nước làm mát cho động cơ Và là nơi dùng để lắp đặt hầu hết các chi tiết khác của động cơ Ống lót xy lanh được làm bằng gang đúc mỏng, là một thành phần tạo nên buồng đốt của động cơ Dẫn hướng cho piston, truyền nhiệt làm mát khi động cơ hoạt động

Hình 2 1 Thân máy động cơ

Chức năng : Thân máy là thành phần chính tạo nên động cơ, chứa các chi tiết các bộ phận chuyển động của động cơ ( piston, thanh truyền, trục khuỷu,…), cùng với nấp máy tạo thành buồng đốt, là bệ đỡ để lắp đặt các chi tiết các bộ phận của động cơ, hỗ trợ làm mát cũng như bôi trơn

2.1.1.2 Nắp máy (nắp quy lát) Được bố trí trên thân máy, là phần chịu áp lực và nhiệt độ cao trong suốt quá trình sử dụng

Hình 2 2 Nắp máy động cơ

Nắp máy được đúc liền khối với động cơ xy lanh thẳng hàng

Nắp máy có cấu tạo tương đối phức tạp vì trong nó có rất nhiều đường ống dẫn khí, dẫn nước, dẫn dầu và là nơi chứa nhiều bộ phận khác của động cơ

Giữa nắp máy và thân máy có lắp gioăng làm kín và được lắp chặt với thân máy bằng các bulong cấy và các bulong

Cùng với xy lanh tạo thành buồng đốt của động cơ

Chịu lực và làm giá đỡ để bắt các bộ phận khác

Bố trí tương quan các chi tiết như trục cam, xupap, bugi …

Hình 2 3 Các chi tiết bố trí trên nắp máy

Các – te được lắp ghép vào bên dưới thân máy bằng bulong và ở giữa có đệm lót để làm kín, dùng để chứa dầu và che kín các cho tiết bên trong

Các-te thường được làm bằng tôn và có cấu tạo đơn giản bên trong các te chia làm ba ngăn, ngăn giữa sâu hơn hai ngăn bên, giữa các ngăn có các vách ngăn để khi ôtô chạy đường dốc, tăng tốc độ, dầu không bị dồn về một phía làm thiếu dầu bôi trơn

Tại vị trí thấp nhất của các te có nút xả dầu, trong có gắn một nam châm để hút các mạt kim loại trong dầu

Gioăng nắp giàn cò là chi tiết dùng để làm kín giữa nắp máy và nắp giàn cò, chế tạo bằng cao su tổng hợp và phải có tính chịu nhiệt cao

Hình 2 5 Gioăng nắp máy và gioăng giàn cò 1: Gioăng nắp máy 2: Gioăng nắp giàn cò

Gioăng nắp máy được chế gồm 1 lớp thép mỏng đặt ở giữa hai bề mặt của tấm thép được phủ một lớp cacbon và một lớp bột chỉ để ngăn cản gioăng dính với bề mặt nắp máy và thân máy tránh cho bụi bẩn xâm nhập từ bên ngoài

2.1.2 Cơ cấu piston – trục khuỷu – thanh truyền – bánh đà

Cơ cấu bao gồm piston cùng với chốt piston, các xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà Nó có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng của khí cháy và biến nó thành cơ năng làm quay trục khuỷu

Piston là một trong những chi tiết quan trọng nhất của động cơ đốt trong phải chịu điều kiện làm việc nặng: áp lực của khí cháy, nhiệt độ cao của buồng đốt và ma sát liên tục với thành xy lanh

Piston được đúc bằng hợp kim nhôm cùng tính chịu nhiệt và cơ cao Trên đỉnh piston có vùng lõm để tránh va đập với xupap, tăng diện tích buồng đốt và tăng khả năng hòa trộn nhiên liệu …

Hình 2 6 Cấu tạo của piston

1: Piston 2: Chốt piston 3: Xéc măng Xéc măng:

Xéc măng hay còn gọi là vòng goăng, được làm bằng gang có độ đàn hồi cao, có dạng vòng tròn không khép kín, đoạn hở được gọi là miệng xéc măng

Xéc măng có công dụng là làm kín xy lanh và truyền nhiệt ra thân máy

Xéc măng có 2 loại là xéc măng dầu và xéc măng khí

Hình 2 7 Vị trí xéc măng

1 – Xéc măng khí số 1; 2 – Xéc măng khí số 2; 3 – Xéc măng dầu

Xéc măng khí có nhiệm vụ làm kín buồng đốt không cho khí lọt xuống các – te và dẫn nhiệt từ piston sang xy lanh ( Chú ý: Khi lắp xéc măng khí cần lưu ý không để miệng các xéc măng trùng nhau mà phải đặt lệch nhau khoảng 90 – 120 độ Xéc măng thứ nhất được làm bằng thép, xéc măng thứ 2 được làm bằng gang)

Xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn không cho dầu bôi trơn lên buồng đốt trong quá trình bôi trơn cưỡng bức Xéc măng dầu có một cái là loại có 2 vòng thép mỏng và ở giữa là vòng lò xo

Chốt piston có dạng hình trụ rỗng, chế tạo bằng thép Bề mặt ngoài của chốt piston được gia công chính xác và tôi thấm để có độ bền và khả năng chịu mài mòn cao

Hệ thống điện động cơ D6AB

Hệ thống điện thuộc loại tiép đất âm, một dây dẫn, nguồn một chiều 24V Các dây nối có thể là một bó gồm các dây dẫn nhiều màu sắc hay có thể là dây cáp tín hiệu số

Có hai loại dây dẫn thân và dây dẫn khung, mỗi loại cung cấp thiết bị cho mỗi thiết bị điện

Bộ khởi động là một bộ khởi động giảm tốc độ có lắp bánh răng giảm tốc Động cơ đã được là giảm kích thước nhưng vẫn có tốc độ cao

Hình 2 30 Bộ khởi động 1: Công tắc từ 2: Bánh răng nhỏ 3: Bộ ly hợp trơn 4: Động cơ

Các bộ phận chính của bộ khởi động là: Phần động cơ tạo ra lực xoay, bộ ly hợp trơn chuyền lực quay của lõi và ngăn động cơ chạy quá mức sau khởi động, công tắc từ đặt bánh răng bộ với bánh răng trong và dẫn động dòng tải vào động cơ và bánh răng giảm tốc chuyển lực quay tới bánh răng

Hình 2 31 Sơ đồ hệ thống điện bộ phận khởi động

Nguyên lý hoạt động: Khi công tắc khởi động được bật lên, dòng điện chạy từ điểm cuối của rờ le khởi động đến cọc “L” và đóng công tắc “P2” Khi công tắc ”P2” đóng dòng điện chạy từ cọc “S’ của công tắc từ tới cuộn kéo vào “P” và giữ cuộn “H” Hơn nửa, dòng giảm chãy từ cọc “M” tới phần động cơ Piston do bị kéo bởi thông lượng từ của cuộn kéo vào và cuộn giữ sẽ đẩy bánh răng ra tay một tay đòn Khi bánh răng hoàn toàn khớp với bánh răng vòng, công tắc “P1” đóng và dòng lớn của ắc quy trực tiếp chạy đến phần động cơ và quay bánh răng

Hình 2 32 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu

Nhiên liệu được bơm nuôi (3) nhiên liệu hút từ bình nhiên liệu (1) qua bộ tách nước (2) đi theo đường ống nhiên liệu qua bộ lọc (4) đến bơm phun nhiên liệu

(6) kết hợp với bộ điều tốc (5) bơm vào ống phun đến vòi phun (7) một phân nhiên liệu dư thừa sẽ đi qua đường ống dòng dư trở về bình nhiên liệu (1), ở đầu kim phun một phần nhiên liệu rò rỉ sẽ đi theo đường ống chống chống rò nhiên liệu hay còn được gọi là đường ống hồi dầu trở về bình chứa nhiên liệu (1)

Bơm phun là bơm loại loại P kín hoàn toàn gồm các chi tiết: piston, van phân phối, lò xo van phân phối được nâng trên bích nối bởi bộ giữ van phân phối gồm có bộ piston bơm được gắn trong vỏ bơm

Hình 2 33 Bơm phun 1: Bộ giữ van phân phối 2: Bộ piston 3: Lò xo van phân phối 4: Bích nối 5: Piston 6: Lò xo piston 7: Đế đỡ lò xo 8: Con đội 9: Đệm chính 10: Bể lắng dầu 11: Thanh điều khiển 12: Ống điều khiển 13: Lỗ vào dầu

Vỏ cam được hợp nhất với hệ thống bơi trơn bằng lực bởi hệ bôi trơn của động cơ, vỏ bơm, trục cam và bộ điều hành Để không bị rò nhiên liệu vào vỏ cam thì một lỗ xéo trong thân piston sẽ bảo vệ tốt chống lại việc rò nhiên liệu từ bể lắng dầu của vỏ cam Cũng được gắn bên trong vòng thân piston là một vạt nhiên liệu có chắc năng ngăn ngừa vỏ bơm bị mòm bởi dòng nhiên liệu chảy ngược lại ở đầu cuối của bộ phun nhiên liệu

Bơm phun nhiên liệu được chạy băng một nửa tốc độ động cơ do máy nén khí ( cùng với dẫn động máy nén khí)

Nhiên liệu được phân phối từ bơm phun đi vào bộ đỡ vòi phun và có áp suất vì vậy nhiên liệu ép lò xo và đẩy van kim lên

Nhiên liệu áp suất cao ép van kim được phun từ miệng phun ở cuối vòi phun vào buồng đốt động cơ Một phần nhiên liệu áp suất cao bôi trơn van kim và được hồi tiếp thông qua đường dầu hồi trở về bình chứa Áp suất phun của vòi phun được điều chỉnh khi sức căn của lò xo vòi thay đổi bằng các chỉnh đinh ốc

1: Ốc điều chỉnh 2: Cán vòi 3: Lò xo vòi

5: Van kim 6: Vòi 2.2.2.3 Lọc nhiên liệu

Bộ lọc nhiên liệu có nhiệm vụ là: lọc tất cả các chất bẩn và tạp chất khác ra khỏi nhiên liệu Nó được lắp tại phía có áp suất cao của bơm nhiên liệu Ưu điểm của loại lọc thấm kiểu dùng giấy là giá rẻ, lọc sạch Tuy nhiên, loại lọc này cũng có nhược điểm là tuổi thọ thấp, chu kỳ thay thế trung bình khoảng 4500 km

Hình 2 35 Kết cấu bộ lọc nhiên liệu

1 : Thân lọc 2 :Lõi lọc 3: Tấm lọc 4: Cửa xăng ra 5: Tấm đỡ 6: Cửa xăng vào

Nhiên liệu từ bơm nhiên liệu vào cửa (6) của bộ lọc, sau đó nhiên liệu đi qua phần tử lọc (2) Lừi lọc được làm bằng giấy, độ xốp của lừi giấy khoảng 10àm Cỏc tạp chất cú kớch thước lớn hơn 10àm được giữ lại đõy Sau đú nhiờn liệu đi qua tấm lọc (3) cỏc tạp chất nhỏ hơn 10àm được giữ lại và nhiờn đi qua cửa ra (5) của bộ lọc là nhiờn liệu tương đối sạch cung cấp quá trình nạp cho động cơ.

1: Cần dừng 2: Vỏ bộ điều tốc

3: Lò xo điều tốc 4: Thanh răng điều khiển 5: Cần quả gối 6:Trục cam 7: Cần khiển tốc 8: Cần khiển tải 9: Quả văng ly tâm 10: Cần trượt 11: Ống lót 12: Cần nổi

14: Lò xo đệm 15: Ống dẫn khói 16: Lò xo hãm

17: Lò xo khởi động 18: Cần ứng xuất

Bộ điều tốc là loại điều tốc cơ khí kiểm soát chỉ ở những tốc độ nhỏ nhất và lớn nhất Loại này cũng có thể sử dụng như một hệ điều tốc điều hành ở tất các các tốc độ khi vận hành(Khi thay đổi tốc độ theo ý muốn thì cần điều kiển sẽ thay đổi sức căn của lò xo bộ điều tốc)

Bơm nuôi cung cấp nhiên liệu cho bơm phun ( bơm cao áp) Nhiên liệu được làm sạch nhờ bộ lọc nhiên liệu và được phân phối đến bơm phun nhờ piston vận hành bởi trục cam bơm phun.Bơm mồi là bộ bơm được dùng khi động cơ dừng một cách thủ công

1: Van điều khiển ngõ ra 2: Bơm mồi 3: Van điều khiển ngõ vào 4: Lưới lọc nhiên liệu

QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ

Các tư liệu cần thiết để lập quy trình bảo dưỡng kỹ thuật

3.1.1 Mục đích công tác bảo dưỡng

3.1.1.1 Bảo dưỡng động cơ định kì là gì ?

Bảo dưỡng xe tải định kỳ là thực hiện rất nhiều những công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất Những công việc này, được thực hiện với các loại xe sau một thời gian sử dụng hay theo một quãng đường đi được nhất định Nhằm đảm bảo xe tải luôn hoạt động trạng thái tốt nhất Ngăn ngừa sớm những hư hỏng có thể dẫn đến xe nằm đường hoặc những phiền phức không đáng có khi bạn đang vận hành xe:

Không những thế, luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe tải phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông và dễ dàng quản lý chất lượng phương tiện

3.1.1.2 Lợi ý của việc bảo dưỡng

Ngăn chặn và phát hiện sớm những hư hỏng của động cơ kéo dài tuổi thọ của động cơ: đối với điều kiện vận hành của Việt Nam tương đối khắc nghiệt việc một số chi tiết và bộ phận bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi Khi bạn không thể phát hiện được hư hỏng trong quá trình vận hành sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn khi lưu thông trên đường Vì vậy trong quá trình bảo dưỡng định kỳ các kỹ thuật viên sẽ phát hiện và xử lý kịp thời

Tiết kiệm chi phí và lái xe an toàn: Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện sơm những hư hỏng nhỏ và xử lý ngăn chặn các hư hỏng lớn, những hư hỏng lớn thường tốn chi phí rất cao nên việc ngăn chặn khi làm giảm thiểu chi phí rất nhiều Hơn nửa khi các chi tiếc hư hỏng nặng sẽ gây mất an toàn khi lưu thông

Yên tâm và thoải mái lái xe: khi xe bạn được bảo dưỡng thường xuyên bạn sẽ không phải chịu cảm giác khó chịu khi phát hiện những tiếng động lạ khi bạn vận hành xe

3.1.1.3 Dấu hiệu nhận biết động cơ của xe cần được kiểm tra bảo dưỡng

Bó máy, máy không ổn định hoặc kêu Công suất động cơ giảm rõ rệt Tiếng máy khác lạ Sự rò rỉ dưới gầm xe (tuy nhiên, nước nhỏ ra từ điều hòa nhiệt độ sau khi dùng là bình thường) Thay đổi âm thanh của hệ thống xả khí điều này có thể biểu thị sự rò rỉ cacbon monoxyt rất nguy hiểm Bạn hãy mở tất cả các cửa sổ và đi kiểm tra hệ thống xả khí ngay lập tức Nhiệt độ nước làm mát của động cơ liên tục cao hơn mức bình thường Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, tốt nhất nên đem xe đến các trung tâm bảo dưỡng càng sớm càng tốt vì chắc chắn xe cần được điều chỉnh hay sửa chữa

Kì bảo dưỡng ô tô tải được quyết định bằng quãng đường xe đã đi theo khuyến cáo của hãng, lịch bảo dưỡng định kì theo mỗi cấp như sau:

Công việc bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5.000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt Nhưng sau 5.000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000 km

Trong lần thay dầu thứ 2 này bạn cũng nên thay luôn lọc dầu Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km

Sau mỗi 30.000 km, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt và bảo vệ sức khỏe của bạn

Công việc bạn cần làm cho chiếc xe của mình sau mỗi 40.000 km bao gồm: Thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu li hợp Việc thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ cũng quan trọng như thay dầu máy Điều này giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo cho hệ thống truyền động của xe luôn làm việc tốt – Bảo dưỡng sau 100.000 km:

Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc Đây cũng là lúc bạn xem xét thay các bộ phận như bugi, má phanh…nếu cần thiết Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ, còn có những những bộ phận, hệ thống trên xe mà bạn cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy,…

– Sau kiểm tra 80,000 km hay 48 tháng, sau đó hãy cứ mỗi 20,000 km hay

12 tháng Kiểm tra két nước và giàn nóng điều hòa xem có bị tắc bởi lá cây, bụi bẩn, côn trùng không và làm sạch chúng nếu cần thiết, rồi kiểm tra các chổ nối ống cao su về tình trạng lắp ráp, rỉ… Thay tại 160,000 km, sau đó cứ mỗi 20,000 km hoặc 12 tháng

– Nếu xe hoạt động trong các điều kiện đặc biệt dưới đây, một và hạng mục bảo dưỡng cần được thực hiện thường xuyên hơn

– Điều kiện đường xá: Hoạt động trên đường gồ ghề, lầy lội Hoạt động trên đường nhiều bụi bẩn

– Điều kiện lái xe: Dùng xe cắm trại hoặc chở hàng trên nóc xe Lặp đi lặp lại các tuyến đường ngắn dưới 8 km và nhiệt độ xe bên ngoài luôn dưới 0°C Chạy xe không tải trong thời gian dài hoặc chạy tốc độ thấp trên quãng đường dài Liên tục lái xe với tốc độ cao trong hơn 2 giờ

3.1.3 Quy trình kiểm tra chẩn đoán động cơ

3.1.3.1 Cơ sở lý thuyết Động cơ sau khi trải qua một quá trình làm việc sẽ xuất hiện một số hư hỏng và thường có những biểu hiện: sụt giảm công suất, khí xả nhiều, tiếng gõ trong động cơ, mức tiêu hao nhiên liệu tăng Quy trình khảo sát nhằm mực đích kiểm tra tình trạng kỹ thuật của động cơ trước khi tiến hành tháo gỡ giúp ta chẩn bị kế hoạch sửa chữa và thiết bị cho sửa chữa.

Quy trình khảo sát sơ bộ động cơ gồm hai giai đoạn: Khảo sát ở trạng thái tĩnh và động a Khảo sát ở trạng thái tĩnh

Khảo sát ở trạng thái tĩnh là khảo sát động cơ khi động cơ đang ngưng hoạt động bằng cách quan sát bên ngoài và xung quanh động cơ để kiểm tra hư hỏng như các vết nứt, vỡ, rò, ăn mòn, biến dạng,… b Khảo sát ở trạng thái động

Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và các hệ thống trong động cơ

3.2.1 Bảo dưỡng, sửa chữa nắp quy lát và cơ cấu hoạt động của xu páp

(1) Lúc đầu cần đẩy đang ép trục cò mổ nên nới lỏng các đinh vít đến khi tất cả các bu long được tháo hết

Hình 3 8 Tháo nắp đậy cò mổ

(2) Tháo bộ giá đỡ cò mổ

(4) Tháo chốt xu páp nạp

3.2.1.2 Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa

(1) Kiểm tra độ rơ của giữa cò mổ và trục cò mổ,

Hình 3 9 Đo độ rơ cò mổ và trục cò mổ

Nếu vượt quá giớ hạn (0.2mm) thì thay ống lót trong cò mổ

(2) Thay thế ống lót trong cò mổ

(3) Kiểm tra lò xo xu páp nạp

Hình 3 10 Kiểm tra lò xo xu páp nạp Đo chiều dài tự do và tải thiết lập của lò xo, nếu số đo vượt quá giới hạn thì thay mới Đối với lò xo bên trong thì phải kiểm tra độ vuông góc của nó

Bảng 3 2 Giới hạn chiều dài và độ tải lò xo xu páp:

Lò xo trong 115N (12 kgf)/50.35 Độ vuông góc 2.5

(4) Kiểm tra độ rơ giữa con đội xu páp và các te

Hình 3 11 Kiểm tra độ rơ giữa con đội xu páp và các te

Nếu vợt quá giới hạn thì thay con đội xu páp

(5) Độ đảo của con đội

(6) Độ biến dạng bề mặt đáy của quy lát, nếu kết quả đo vượt quá giới hạn (0.08 mm) thì sửa lại bằng cách mài bề mặt

Hình 3 12 Kiểm tra độ biến dạng mặt quy lát

(7) Đo đường kính thân ngoài xu páp, thay mới nếu số đo thấp hơn mức giới hạn

Hình 3 13 Kiểm tra xu páp Bảng 3 3 Bảng giới hạn đường kính xu páp:

Mục Giới hạn Đường kính ngoài thân

Chiều rộng từ ống đến thân

Bề rộng phần chèn xu páp

Xu páp xả Độ lún

Xu páp xả 0.7 Độ dư Xu páp nạp 1.7

(8) Đo độ rơ giữa ống và thân xu páp

Chèn xu páp vào trong trong ống hướng xu páp và đo hoạt động của xu páp trên đỉnh ống giá trị giới hạn phải nẳm trong khoảng 10 – 15 mm

Hình 3 14 Kiểm tra độ rơ của ống và thân xu páp

(9) Thay thế ống hướng xu páp

(10) Sự tiếp xúc của xu páp với vòng đệm đế xu páp

Nếu nhận thấy kiểu tiếp xúc khác thường thì sửa chữa như sau:

Lỗi nhỏ: Xoáy nhẹ Lỗi nặng: Sửa xu páp và để xu páp

(11) Sửa bề mặt xu páp: Mài mặt xu páp bằng máy làm lại mặt xu páp để lấy lại góc tựa xu páp định trước

(12) Sửa vòng đệm đế xu páp: Sử dụng máy cắt để cắt đế xu páp, đầu tiến cắt 15 độ hoặc 75 độ, cắt lần 2 45 độ Sau khi sửa, mài đế xu páp bằng giấy nhám số 400

(13) Thay vòng đệm đế xu páp

(14) Gắn xu páp vào lổ đế xu páp: Sự tiếp xúc giữa xu páp và vòng đệm phải khích theo đề mặt tiếp xúc của nó

3.2.2 Bảo dưỡng sửa chữa bánh đà, bánh răng phối khí và trục cam

(2) Tháp bộ phận hãm dầu và đai xiết: Để tháo bộ giữ phốt dầu, xoáy lu lông giữ vào những lỗ ren tháo một cách đều đặn, để giữ phốt dầu không bị lệch trục thì hãy tháo bộ vòng hãm bằng phốt dầu đã gắn Tháo đai xiết bằng cách vặn những bu long loại M4x0.7 vào những lỗ ren tháo

Hình 3 15 Tháo bộ phận bộ phận hãm dầu và đai xiết 1: Lỗ ren loại (M4x07) 2: Đai xiết 3:Lỗ ren 4: Khoang giữ phối dầu 5: Phốt dầu

(3) Đo độ hở của bánh răng: Nếu độ hở vượt quá quy định thì phải kiểm tra lại ống lót bánh răng đệm và thay thế những bộ phận khi cần thiết

Hình 3 16 Kiểm tra độ hở của bánh răng

Bảng 3 4 Giới hạn độ hở của bánh răng phối khí:

Mục Giá trị định danh Giới hạn

Bánh răng trục khuỷu và bánh răng đệm 1 0.08 – 0.20

Bánh răng trục khuỷu và bánh răng đệm 2 0.07 – 0.18

Bánh răng đệm 1 và bánh răng đệm 3 0.07 – 0.18

Bánh răng bơm cao áp và bánh răng đệm 3 0.08 – 0.20

Bánh răng trợ lực lái và bánh răng đệm 3 0.07 – 0.18

(4) Đo độ rơ trục của bánh răng đệm và bánh răng cam: Nếu vượt quá giới hạn (0.4mm) thì thì phải thay thế đũa đẩy

Hình 3 17 Kiểm tra độ rơ các bánh răng 1: Bánh răng đệm 2: Bánh răng trục cam

(5) Tháo trục cam: Nới lỏng bu lông gắn đũa đẩy thông qua bánh răng trục cam và tháo trục cam

(6) Tháo bánh răng trục cam: Tháo đai ốc hãm và long đề khỏi bánh răng trục cam rồi dùng cảo để tháo bánh răng trục cam

Hình 3 18 Tháo bánh răng trục cam

(7) Tháo bánh răng vòng: Sử dụng đèn hàn khí nung nóng đều bánh răng vòng rồi áp thanh gỗ vào bánh răng vòng để gõ nhẹ vòng theo đường biên

Hình 3 19 Tháo bánh răng vòng 5.3.2.2 Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa

(1) Kiểm tra độ méo bề mặt ma sát của bánh đà Đặt bánh đà lên một mặt phẳng Đo độ méo khi di chuyển đồng hồ số theo phương đường kính của bánh đà Nếu độ méo quá lớn (>2mm) không thể chỉnh được thì phải mài lại mặt ma sát

Hình 3 20 Kiểm tra độ méo bánh đà 1: Bánh đà 2: Đồng hồ số 3: Đĩa phẳng

(2) Hiệu chỉnh bề mặt ma sát của bánh đà

Hiệu chỉnh mặt ma sát sao cho độ rộng B (độ sâu từ mặt gắn vỏ bộ ly hợp đến mặt ma sát) nhỏ hơn mức giới hạn (49.5mmn), song song và cách mặt A một khoảng 0.1mm Nếu độ rộng B vượt quá mức giới hạn thì phải thay bánh đà

Hình 3 21 Hiệu chỉnh bánh đà 1: Mặt lắp nắp ly hợp 2: Mặt ma sát 3: Độ rộng B 4: Mặt A

(3) Kiểm tra độ rơ giữa bánh răng đệm và trục bánh răng đệm: Nếu độ rơ vượt quá mức cho phép thì phải thay bạc lọt ống trong bánh răng

Hình 3 22 Kiểm tra độ rơ giữa bánh răng đệm và trục bánh răng đệm

(4) Thay bạc lót ống bánh răng đệm

(5) Kiểm tra mặt cắt của trục cam (sự chênh lệch giữa những vòng lớn và nhỏ) Đo độ cao vấu và đường kính tròn cơ bản của cam và thay trục cam nếu độ chênh lệch giữa hai điểm nhỏ hơn giá trị giới hạn

Hình 3 23 Kiểm tra mặt cắt của cam 1: Chiều cao có vấu 2: Đường kính đường tròn cơ bản

Bảng 3 5 Giới hạn độ uốn và độ rơ trục cam:

Mặt cắt của trục cam

Xả 8.3 Độ uốn của trục cam 0.05 Độ rơ giữa cổ trục cam và ống lót trục cam

(6) Thay bạc lót trong các te: Nếu độ rơ bạc lót ống trục cam của các te và gối trục cam lớn quá mức giới hạn thì thay thế

Hình 3 24 Kiểm tra độ rơ của trục cam và gối

(7) Quy trình thay ống lót ống trục cam:

Tháo ống lót trục cam theo trình tự số 6 – 5 – 4 – 3 – 2 – 1 – 7

Ráp bạc lót ống trục cam số 2, 3, 4 Gắn đồng thời bạc lót số 5 và 6

Gắn bạc lót số 1 và 7

(8) Kiểm tra độ cong của trục cam: Nếu vượt quá mức giới hạn thì phải thay thế

Hình 3 26 Kiểm tra độ cong của trục cam 3.2.3 Bảo dưỡng sửa chữa thân máy và các bộ phận chuyển động chính

(1) Kiểm tra độ nhô của piston Độ nhô của piston phải ở mức chuẩn để có thể tác động vào quá trình hoạt động của động cơ và cũng là cần thiết để tránh bị va chạm với xu páp

Nếu độ nhô vượt ngoài giá trị chuẩn (từ 0.87 đến 1.33) thì phải kiểm tra bạc lót ống thanh truyền, chốt piston, bạc lót đầu lớn thanh truyền … và thay thế những chi tiết bị trục trặc

Hình 3 27 Kiểm tra độ nhô piston

(2) Đo độ rơ của thanh truyền: Nếu vượt quá giớ hạn (1.0mm) thì phải thay thế

Hình 3 28 Kiểm tra độ rơ thanh truyền

(3) Tháo piston khỏi các te nối với thanh truyền: Khi tháo phải cẩn thận tránh làm hư lót nòng xi lanh

(5) Tháo piston khỏi thanh truyền:

Tháo khoen chặn và dùng một thanh gõ tháo ắc piston Tuy nhiên, trường hợp ắc pít tông khó tháo, thì nung piston bằng thiết bị chuyên dụng hoặc nhúng vào nước nóng

Hình 3 31 Tháo piston khỏi thanh truyền 1: Khoen chặn 2: Piston 3: Ắc piston

(6) Kiểm tra độ rơ trục khuỷu

Trước khi tháo ốp đậy bạc đạn chính, phải do độ rơ trong trục khuỷu Nếu độ rơ vượt quá giá trị giới hạn (0.4mm) thì ph ải thay đĩa đẩy có kích cỡ lớn hơn

Hình 3 32 Kiểm tra độ rơ trục khuỷu

(7) Tháo bánh răng trục khuỷu

Dùng mũi dùi cắt bộ treo phốt dầu sau ra khỏi trục khuỷu Tháo bánh răng trục khuỷu ra khỏi trục khuỷu bằng cảo Không dùng búa để đập cần bẩy để cạy trục khuỷu

Hình 3 33 Tháo bánh răng trục khuỷu 1: Phối treo dầu sau 2: Bánh răng 3: Cảo 3.2.3.2 Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa

(1) Kiểm tra độ phẳng của mặt đế nòng xi lanh trên các te

Sử dụng một mâm các te và một thước lá đo độ phẳng của mặt đỡ đế nòng xi lanh trên các te Nếu các giá trị vượt quá quy định (từ 0 đến 0.08mm) thì phay phẳng lại

Hình 3 34 Kiểm tra mặt phẳng đế nòng xi lanh

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w