1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mỳ miliket của công ty cổ phần lương thực thực phẩm colusa miliket

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-PHẠM KHÁNH TOÀN – CH311243

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỲMILIKET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC

PHẨM COLUSA-MILIKETBÀI TẬP LỚN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾNMÔN: QUẢN TRỊ MARKETING

Hà Nội - 2023

Trang 2

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HIỆN TẠI 8

1 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu 8

2.2.2 Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt: 10

2.2.3 Những ông lớn chiếm lĩnh hầu hết thị trường: 10

Trang 3

4 Tình hình marketing hiện tại 18

4.1 Product: Sản phẩm 18

4.2 Place: Kênh phân phối 19

4.3 Price: Giá 20

4.4 Promotion: Tiếp thị, quảng bá 20

4.5 Quản trị quan hệ khách hàng/đối tác 21

CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING 24

1 Phân tích cung - cầu 24

1.1 Thực trạng lượng cung hiện nay 24

1.2 Thực trạng lượng cầu hiện nay 24

2 Phân tích phân đoạn thị trường B2C 25

3 Lựa chọn thị trường mục tiêu 26

3 Khác biệt hóa 26

4 Định vị 27

CHƯƠNG IV: MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH 27

1 Mục tiêu gia tăng thị phần 27

2 Mục tiêu gia tăng cơ sở dữ liệu và quản trị quan hệ khách hàng 28

3 Mục tiêu gia tăng lượng truy cập website 28

4 Mục tiêu gia tăng doanh thu 28

5 Mục tiêu thương hiệu 29

CHƯƠNG V: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH MARKETING 30

1 Chiến lược Marketing 30

1.1 Sản phẩm 30

1.2 Giá 31

1.3 Phân phối 31

Trang 4

3.2 Dự đoán doanh thu và lợi nhuận 39

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH 40

3 Kiểm soát thực hiện 41

3.1 Kiểm soát thực hiện chiến lược 41

3.2 Kiểm soát hạ tầng kỹ thuật 42

3.3 Kiểm soát hạ tầng nguồn lực 42

3.4 Kiểm soát tài chính 42

3.5 Kiểm soát sản phẩm 43

3.6 Quản lý khách hàng 43

3.7 Kiểm soát rủi ro 43

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1 Về công ty Colusa-Miliket

● Thông tin liên hệ:

- Địa chỉ: 1230 Kha Vạn Cân, P Linh Trung, TP Thủ Đức, TP HCM- Tel: (84 28)389 66 835 - 3 8979 204 - Fax: (84 28) 3896 0013- Email: colusa@comifood.com

Trang 6

Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – MILIKET tiền thân là Xí nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Colusa và Xí Nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Miliket được Tổng Công Ty lương thực Miền Nam quyết định hợp nhất năm 2004 và được Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn quyết định cổ phần hóa năm 2006.

Với chỉ một vài sản phẩm mì ăn liền truyền thống, đến nay các sản phẩm của công ty Colusa – MILIKET đã được phát triển đa dạng hóa bao gồm trên 60 mặt hàng thực phẩm chế biến các loại, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như : Miến, Bún, Phở, Hủ tiếu, cháo ăn liền…, và các mặt hàng gia vị như: Nước tương, tương ớt, bột canh, nước chấm thực vật,…

Phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước, công ty Colusa – MILIKET có mạng lưới phân phối trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, với trên 200 nhà phân phối đều tập trung hướng tới sự thỏa mãn khách hàng và người tiêu dùng trong cả nước Ngoài ra, sản phẩm của công ty Colusa – MILIKET cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Úc, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Lào, Campuchia, Samoa, vv Thương hiệu sản phẩm Colusa – MILIKET đã được tặng thưởng nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội chợ, triển lãm, liên tục nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao Hai năm liền 2006 – 2007, thương hiệu Colusa –

MILIKET nằm trong danh sách 100 Thương Hiệu Mạnh – 100 Thương hiệu dẫn đầu, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do nhà cung cấp thông tin chính thức AC Nieisen Việt Nam và Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam chứng nhận.

Trang 7

Vốn điều lệ công ty là 48 tỷ đồng và không thay đổi trong hơn 10 năm qua Trong đó, Tổng công ty Lương thực miền Nam chiếm 30,72%, Tổng công ty Thuốc lá chiếm 20%, Công ty Dịch vụ và thương mại Mesa chiếm 20,08%, còn lại là các cổ đông khác.

2 Về sản phẩm mì Miliket

Những năm 90 trở về trước, thương hiệu Miliket được xem như vua mì tôm Tuy nhiên, những năm 2000, khi các thương hiệu mì ăn liền trong và ngoài nước với tiềm lực tài chính lớn gia nhập thị trường, thế độc tôn trên thị trường của Miliket dần biến mất Những đại gia như Vina Acecook (mì Hảo Hảo), Masan (mì Omachi), Asia Foods (mì Gấu Đỏ) nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần mì ăn liền với ưu thế về kênh phân phối, chiến lược quảng cáo, bao bì bắt mắt, danh mục sản phẩm đa dạng.

Từ vị thế là một người dẫn đầu, đến nay thị phần của Miliket chỉ chiếm phần nhỏ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam Năm 2022, mì Miliket không góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu thực phẩm đóng gói được ưa chuộng nhất Mặc dù là vua mì tôm của phân khúc mì gói giả rẻ - nơi mà trước đây các ông lớn ngành thực phẩm chưa chạm chân tới thì sự xuất hiện của Kokomi, Hảo Hảo, 3 Miền,… đã khiến Miliket mất dần chỗ đứng trước đây của mình.

Trang 8

2.1 Giá cả và bao bì của sản phẩm

- Giá: Nằm trong phân khúc giá rẻ Một gói mì tôm Miliket có giá từ 2 đến 5 nghìn

- Bao bì: Với chất liệu giấy kraft, được sử dụng rộng rãi để làm bao bì mì tôm từ thập

niên 80-90 Cho tới nay, thương hiệu mì Miliket (có nơi gọi là mì 2 tôm, mì 4 tôm) vẫn bảo thủ khi giữ nguyên phong cách ấy như một bản sắc đặc trưng của thương hiệu

2.2 Phân phối

Hệ thống phân phối của mì MILIKET khá khiêm tốn Công ty tập trung phát triển thị trường nông thôn Tại các đô thị cũng không khó để bắt gặp Miliket trong các quán lẩu hay mì xào - nơi mà bao bì mẫu mã không mấy quan trọng

Mặc dù không chi nhiều tiền quảng cáo, mì Miliket vẫn tìm được chỗ đứng cho riêng mình, đó là tập trung vào phân khúc nông thôn, những người thu nhập thấp Nhờ đó, mì 2 con tôm vẫn sống khỏe trong thị trường ngách với tập khách hàng riêng của mình và đang lớn mạnh về doanh thu Đặc biệt, Miliket cũng là một trong số ít đơn vị vẫn sản xuất sản phẩm mì ký, sản phẩm mà hầu hết thương hiệu lớn hiện nay không sản xuất Đáng chú ý, trong cơ cấu doanh thu của Miliket, doanh thu từ thị trường trong nước giảm nhưng doanh thu từ nước ngoài lại tăng 23%, lên 49 tỷ đồng Lợi nhuận gộp từ thị trường nước ngoài cũng tăng vọt khi lên tới 13,2 tỷ đồng, tăng 65% so với năm trước Điều này cho thấy khi thị trường trong nước không cạnh tranh nổi với các ông lớn như Masan, Acecook, Colusa - Miliket chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Trang 9

2.3 Xúc tiến bán hàng

Chủ trương chung của công ty đến thời điểm này là vẫn chưa thuê một công ty chuyên nghiệp về quảng cáo để làm quảng cáo cho công ty Thay vào đó, công ty tận dụng triệt để việc giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua người bán, nhân viên bán hàng tại các chợ bán lẻ, chợ đầu mối, các đại lý và cả các hội chợ Mạng phân phối của công ty được chú ý ở cả các siêu thị, chợ, thành phố và các tỉnh thành Tổ chức đại lý của Miliket rộng khắp toàn quốc từ nhiều năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ sản phẩm và là cầu nối trao đổi thông tin giữa mì tôm Miliket và người tiêu dùng Công ty giữ thị phần bằng chiến lược giá thấp và giữ biên lợi nhuận gần như thấp nhất trong ngành

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HIỆN TẠI

1 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu 1.1 Thị trường mục tiêu

Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, Colusa - Miliket của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa - Miliket làm mưa làm gió trên thị trường mì gói Tại thời điểm này, hình ảnh gói mì với 2 con tôm dường như là sản phẩm duy nhất trên thị trường Tuy nhiên, thị phần của Miliket nhanh chóng teo tóp từ khi các ông lớn ngành thực phẩm như Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food gia nhập thị trường Bằng những chương trình truyền thông rầm rộ và tốn kém, sản phẩm của 3 ông lớn này dễ dàng chiếm lĩnh thị trường đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.

Với chiến lược giá thấp, thị trường mục tiêu của Miliket khá khiêm tốn Biết không thể cạnh tranh được với các ông lớn tại thị trường thành phố, thậm chí tại cả những vùng nông thôn gần thành phố, Miliket chấp nhận thu mình tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa Mỳ Miliket phổ biến tại đây vì mức giá rẻ khoảng 2700-5000 đồng/gói và phù hợp với lẩu Nhiều người còn gọi vui Miliket là “mỳ quán nhậu” Phân khúc này dù không rộng lớn nhưng chắc chắn cũng góp phần không nhỏ tăng lượng tiêu thụ cho Miliket.

Không có chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ nào, cũng không có dòng sản phẩm mới mang tính đột phá, Colusa - Miliket càng bộc lộ việc không thực sự chú trọng đầu tư cho năng lực sản xuất Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Công ty gần như không có sự tăng trưởng nào đáng kể trong 5 năm qua.

Trang 10

Khách hàng mục tiêu

Ngày nay thị trường mì ăn liền ngày càng mở rộng, khách hàng của mì ăn liền ngày càng sành ăn, siêu thị nhập khẩu mì ngày càng nhiều, hương vị ngày càng đa dạng nhu tôm chua cay, thịt bằm chua cay, sa tế hành, ngũ vị hương,… nhằm đáp ứng nhu cầu dùng các nhà sản xuất đấp ứng mì cho những người ăn chay, ăn kiêng, mì không chiên, mì xào khô… rất đa dạng Đối với khách hàng mì ăn liền gồm 3 loại: người tiêu dùng, nhà trung gian bán lẻ, quán ăn hoặc nhà hàng.

1.2.1 Người tiêu dùng:

- Về dân số, đây có lẽ điểm mạnh của mì ăn liền, dân số nước ta khá đông và phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu, bình dân, dựa vào đó mà các công ty đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều mức giá hay chương trình tiếp thị hấp dẫn nê phải chăng đây chính là điểm mạnh thu hút mạnh mẽ của doanh nghiệp

- Chiến lược cơ bản của mì Miliket chính là rẻ, rẻ nữa, rẻ mãi Đối tượng khách hàng chủ yếu là ở miền Tây và miền Nam Giá mỗi gói mì dạo động 2700 – 3000 đồng/gói, thuộc mức giá thấp nhất trên thị trường.

- Người ta thích ăn Miliket không chỉ vì hương vị ngon mà bởi vì nó gắn với những kỷ niệm về những năm tháng khó khăn thời bao cấp đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam Vì vậy, những người yêu thích sản phẩm mì này nhất thường là những người có độ tuổi trung niên hay cao tuổi.

1.2.2 Trung gian bán lẻ:

- Hầu hết mì Miliket liền có hệ thống tiếp thị và phân phối trên thị trường toàn quốc, hơn 1000 đại lí trải dài toàn quốc Bên cạnh đó, họ còn lựa chọn nhiều kênh phân phối khác nhau để mang sản phẩm đến người tiêu dùng nhưng chủ yếu là phân phối đại lí, doanh nghiệp lựa chọn ra nhiều bán sỉ (trung gian tiếp thị) và các trung gian phân phối xuống các nhà bán lẻ khác.

- Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt ngày càng tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Cụ thể các công ty được bán tại siêu thị bán lẻ như BigC, chuỗi siêu thị Coopmart,… Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số lượng nhỏ thường xuyên.

Trang 11

1.2.3 Nhà hàng quán ăn:

Hiện nay, hầu hết các quán nhậu, quán lẩu tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đều sử dụng mì Miliket Chúng phổ biến tại quán nhậu, quán lẩu tới mức khách hàng mặc định sản phẩm này sẽ được dùng trong bữa ăn của mình.

2 Môi trường vi mô: ngành sản xuất mì ăn liền 2.2 Rào cản ngành

2.2.2 Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt :

Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới Nếu tính theo bình quân đầu người thì Việt Nam đứng top 1 thế giới, mỗi người tiêu thụ bình quân hơn 85 gói mì/năm, trong khi năm 2021 mới chỉ là 70 gói/năm Còn nếu tính về tỷ lệ tăng trưởng, trong năm 2021, người Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ người dân tăng ăn mì, mức tăng trưởng gần 40%.

Cũng theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%

Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam Các doanh nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam Ngành hàng mì ăn liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu 30.000 tỷ đồng trong năm 2022, với 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.

2.2.3 Những ông lớn chiếm lĩnh hầu hết thị trường :

Dù trên thị trường mì gói Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất, nhưng 4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods đang chiếm lĩnh thị trường Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data.

Hiện nay, Acecook Việt Nam vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền, ngay tiếp theo sau là CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) 2 cái tên này hiện tại đang chiếm tổng cộng tới 33% thị phần ngành hàng mì ăn liền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm 2022 Trong đó, chỉ tính riêng

Acecook đã cho sản xuất và bán ra thị trường trung bình mỗi năm lên tới 3 tỷ gói mỳ.

Trang 12

2.3 Khách hàng

2.3.2 Quy mô cầu thị trường:

- Cầu thị trường lớn tạo nhiều cơ hội cho các DN khai thác: trung bình một người Việt tiêu thụ 85 gói mì trong một năm (thống kê của WINA).

- Cầu thị trường đa dạng: Được thể hiện qua đặc tính của các sản phẩm để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

- Các loại mì với đa dạng hương vị, kiểu dáng, mục đích sử dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.

- Nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đến từ sản phẩm thay thế như bún, phở, hủ tiếu,… - Dễ bị thay thế nếu không đáp ứng được nhu cầu.

2.3.3 Đặc điểm hành vi khách hàng:

- Mua khi phát sinh nhu cầu tức thời: Lỡ bữa hoặc quá bận để chuẩn bị bữa ăn nên sẽ chọn mì ăn liền vì tính tiện lợi, nhanh gọn.

- Ít có sự nhạy cảm về giá đối với mặt hàng phân khúc thấp như Miliket đối với khách hàng cá nhân

2.3.4 Lòng trung thành của khách hàng:

- Khó giữ chân được khách hàng nếu sản phẩm không có gì nổi bật hơn so với đối thủ - Do cùng tính chất sản phẩm nên dễ dàng bị thay thế bởi đối thủ thuộc Masan, thuộc phân khúc phổ thông Sản phẩm được biết đến với sợi mì dai và nước dùng chua cay thơm ngon, đậm đà Giá của một gói mì

Ra mắt tại Việt Nam từ năm 2000, mì Hảo Hảo trở thành thương hiệu được nhiều người yêu thích Đây là là sản phẩm của công ty Acecook Việt Nam, sản xuất với công nghệ Nhật Bản.

Năm 2003, Hảo Hảo đứng top 3 trong 10 thương hiệu

Mì 3 Miền được sản xuất tại công ty

UNIBEN Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, với hơn 27,5% thị phần, thương hiệu “3 Miền” của Công ty UNIBEN là nhãn hiệu mì gói được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn, khu vực hiện tiêu thụ hơn 80% lượng

Trang 13

Kokomi khá rẻ, dao động từ 2.500 – 3.000 đồng/ gói.

nổi tiếng nhất Việt Nam Mì gói Hảo Hảo có giá rất

Được sản xuất với công nghệ hiện đại và sự giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt trong mọi khâu từ tuyển chọn nguyên liệu tới chế biến, đóng gói, đảm bảo sản phẩm không chứa hóa chất hay một loại chất bảo quản độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng Kokomi nổi tiếng với sợi mì dai ngon và nước súp chua cay hấp dẫn.

Về chất lượng sản phẩm:

đây là sản phẩm mì ăn liền chuẩn Nhật Bản, quy trình kiểm soát chuẩn quốc tế Mỗi sản phẩm đều được kiểm định theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn quốc tế trước khi được đóng gói đến tay là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ hiện đại từ đất nước Nhật và hương vị khó quên đặc trưng của Việt Nam Nhãn hiệu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao, gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý khách hàng.

Acecook đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bún ở Miền Bắc, sản xuất ly giấy cho nhà máy sản xuất mì

Mì 3 Miền tập trung vào yếu tố hương vị, nước cốt đậm đà và đầu tư nghiêm túc trong nghiên cứu, sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, độ dinh dưỡng và an toàn sức khỏe trước khi đến tay người tiêu dùng Một trong những điều tạo nên sự đột phá của mì 3 Miền là tiên phong tạo ra công nghệ nước cốt từ thịt và xương hầm nhiều giờ, cô đọng, đặc sánh có thể lưu trữ trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu mà vẫn tinh túy, thỏa mãn tiêu chí đậm đà - bổ dưỡng - an toàn.

Mỗi gói mì 3 Miền được các chuyên gia nghiên cứu của Uniben tính toán kỹ lưỡng mức độ dinh dưỡng cân bằng khi kết hợp các loại nguyên liệu, đa dạng trong hương vị giúp người

Trang 14

cấu thành giá vốn hàng hoá và tăng lợi nhuận biên.

dùng có nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn khoa học và chất lượng.

Giá (Price) Masan Cosumer đã cho nâng cấp gói mì Kokomi từ 65g lên 90g với mức giá không đổi nhằm thu hút các khách hàng có nhu cầu sử dụng cao nhưng vẫn muốn giữ gần 20 năm phát triển, giá của những gói mì đa dạng hương vị trên thị trường chỉ ở mức 3.500 đồng, một mức giá rẻ, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mọi người tiêu dùng ở mọi tầng lớp của xã hội.

Hiện nay, mì 3 miền đang được bán với giả từ hiện đang được phân

Đối với mì Hảo Hảo, Hảo Hảo cũng được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị Do Mart, hệ thống Maximax… Kênh

Sản phẩm được phân phối rộng khắp cả nước, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, thông qua hệ thống phân phối với 150 nhà phân phối, trên 500 siêu thị, trên 100,000 cửa hàng, với hơn 1,000 nhân viên bán hàng Sản phẩm mì 3 Miền cũng được xuất khẩu sang nhiều thị trường như EU, Nga,

Ucraina, Đông Âu,

Trang 15

phổi trên toàn quốc, tại các siêu thị, cửa hàng hoặc các tiệm tạp hóa tại các địa phương.

phân phối này tập trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số lượng nhỏ nhưng thường quảng cáo trên radio,… Quảng cáo sản phẩm qua những áp phích quảng cáo trên đường phố hay trên các trang web.

Khuyến mãi

Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn với số lượng và giá trị giải thưởng “khủng” để quảng cáo sản phẩm với khách hàng.

Một chương trình khuyến mãi của Hảo Hảo mang tên “Tỷ phú Hảo Hảo” với mục đích tri ân những khách hàng thân thiết, có những giải thưởng hoành tráng nhất với 03 giải đặc biệt, mỗi giải là 01 Tài khoản 1 tỷ trên các phương tiện đại chúng như TVC quảng cáo truyền thường tài trợ cho các cuộc thi lớn để quảng

Trang 16

Kokomi dai ngon,

Dù từng là “vua mì tôm” một thời nhưng hiện nay mì Miliket “lép vế” một cách rõ rệt và đành phải ngậm ngùi nhường lại vị trí cho các ông lớn như Acecook, Masan,… cùng ngành.

Nếu như Acecook hay Masan chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các chiến dịch truyền thông, marketing vô cùng hấp dẫn thì Colusa-Miliket vẫn luôn trung thành với bao bì “hai con tôm” đã ra đời từ 1975 và chiến dịch hồi ức của mình Từ người dẫn đầu khi

Trang 17

chiếm tới 90% thị phần, Miliket tụt hạng nhanh chóng và đến nay con số ấy chỉ còn 5%, thua xa với các thương hiệu mì ăn liền đình đám như Hảo Hảo (Acecook), Omachi, Kokomi (Masan) hay Ba Miền, Gấu Đỏ (Asia Foods).

Riêng trong năm 2021, doanh thu của chủ thương hiệu mì Hảo Hảo – Acecook ghi nhận doanh số hơn 12.200 tỉ, gấp 18 lần Miliket Masan (sở hữu hãng mì Omachi, Kokomi) cũng ghi nhận con số 6.337 tỉ đồng doanh thu, gấp gần 8 lần Miliket

Tuy nhiên, sự bảo thủ của Miliket không hẳn là xấu khi giữa thị trường mì ăn liền đông đúc, nhộn nhịp, trẻ hóa thì “lão làng” như Miliket vẫn tồn tại len lỏi giữa những quán lẩu, hàng ăn hay một góc nhỏ trong kệ hàng siêu thị Với chiến lược giá rẻ nhất kệ hàng đã giúp cho hết năm 2022, tổng tài sản của Miliket là 631 tỉ đồng, tăng trưởng 10,5% so với năm 2021 Trừ đi các loại chi phí, Colusa - Miliket báo lãi trước thuế 26,7 tỷ đồng và lãi sau thuế 21,1 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2021.

Là một doanh nghiệp không vay nợ, Colusa - Miliket năm qua chỉ phải trả 210 triệu đồng chi phí tài chính Trong khi đó, công ty nhận về doanh thu tài chính 6,4 tỷ đồng từ các khoản tiền gửi ngân hàng Tại thời điểm 31/12/2022, Colusa - Miliket có 47 tỷ đồng tiền mặt và 158 tỷ đồng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.

Trang 18

3.Môi trường bên trong 3.1 Nguồn vốn

Sở hữu cấu trúc tài chính mạnh với hơn 70% cổ phần được sở hữu bởi các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Lương thực miền Nam (30,72%), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (20%), Công ty Dịch vụ và thương mại MESA (20,08%) Số dư tiền tích lũy dồi dào, dòng tiền kinh doanh thặng dư và cấu trúc vốn không có vay nợ, Công ty hoàn toàn có đủ nguồn lực để tái đầu tư hoặc vay thêm nếu cần

3.2 Nhân lực

Đội ngũ cán bộ chuyên viên và công nhân có chuyên môn kỹ thuật cao và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm chế biến, am hiểu sâu về sản phẩm công ty cũng như của các đối thủ.

3.3 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất hiện đại với quy mô lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất

Xác định chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, từ năm 2001 Công ty đã xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn và thực hiện làm việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001:2000 do tổ chức BVQI (Tên gọi hiện nay là BVC) của Anh Quốc chứng nhận Thực hiện các chương trình đầu tư mạnh cho sản xuất, hiện nay công ty đã nhập khẩu dây

Trang 19

chuyền máy mới hiện đại theo công nghệ Nhật Bản với công suất 500.000 gói mì/ngày Cùng với hệ thống phòng thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm hiện đại, Công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

3.4 Đối tác, nhà cung ứng

Các đối tác, nhà cung ứng lâu năm đều đã có các mối quan hệ lâu dài, bền chặt với công ty nên nguồn cung ứng ổn định, giá cả hợp lý Mặt khác sự đa dạng nhà cung ứng trong và ngoài nước cũng giúp công ty đảm bảo chất lượng đa dạng và tránh được tình trạng ép giá.

3.5 Giá trị thương hiệu

Ra đời từ năm 1975 và là thương hiệu mì hàng đầu trong những năm 70-80 của thế kỉ 20 nên đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trung và cao tuổi Hơn hết hiện nay mì Miliket còn được gắn với danh hiệu “Mì ăn lẩu”.

3.6 Định vị sản phẩm hiện tại

Với Miliket, hầu hết người tiêu dùng từ lứa tuổi 9x, 8x và trở về trước, ai ai cũng biết đến thương hiệu này Bởi khi nói đến Miliket, người ta sẽ nghĩ ngay đến đây là mì giấy với đặc trưng của nó là “ngon, rẻ” Điều này đã làm cho Miliket trở thành một thương hiệu quen thuộc, phổ biến với đại đa số người tiêu dùng Dù qua bao nhiêu năm, Miliket vẫn giữ nét riêng đó cho thương hiệu mình, vẫn là bao bì giấy với hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau, vẫn là thương hiệu mì rẻ, bình dân

Đứng trước thị trường ngày càng đổi mới và phát triển liên tục, nhiều thương hiệu mì ăn liền xuất hiện, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nhưng Miliket không chi đầu tư mạnh vào quảng cáo, truyền thông như những thương hiệu có tiếng tăm khác như Hảo Hảo, Omachi,… điều này dẫn đến Miliket dần bị bỏ lại phía sau trong thị trường ngày càng sôi động này Thế nhưng, giữa cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường mì ăn liền, Miliket vẫn tìm được một hướng riêng để tồn tại trong thời gian qua Miliket giờ chỉ tập trung vào thị trường bình dân ở các vùng nông thôn, những người có thu nhập bình quân thấp và phân phối sản phẩm cho các quán lẩu, chứ không bán rộng khắp Với chiến lược định vị giá rẻ nhất trên kệ siêu thị, phân phối sỉ vào nhà hàng bình dân, thị trường nông thôn cùng với lợi thế hồi ức và thói quen đã giúp Miliket tồn tại và sống khỏe trong

Trang 20

Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket với danh hiệu “Vua mì tôm” Sản phẩm mì gói Miliket gần như phủ sóng rộng khắp, chiếm thị phần tuyệt đối Đặt trong bối cảnh hiện đại, bao bì xi măng với thiết kế, màu sắc đơn giản ở thời bao cấp của mì 2 tôm Miliket bỗng trở nên lỗi thời và “kém sắc” hơn hẳn Dẫu bao bì này có quen thuộc và gắn liền với ký ức tuổi thơ của các thế hệ 6x, 7x, 8x đến mấy thì trên cùng 1 kệ hàng, người tiêu dùng chắc chắn sẽ thấy ấn tượng với những sản phẩm có mẫu mã hiện đại, bắt mắt hơn Sản phẩm tốt tạo nên thói quen cho người tiêu dùng, và mì 2 tôm Miliket từng làm được điều đó Nhưng liệu Miliket có đang “ỷ lại” vào thói quen ngỡ như không thể thay đổi này? Thứ nhất, “hương vị tuổi thơ” của Miliket chỉ còn trong ký ức của thế hệ 6x đến đầu 9x Với những thế hệ về sau, ký ức tuổi thơ của họ đã gắn liền với những hương vị khác Thứ hai, người tiêu dùng hiện tại ưu ái hơn về chất lượng, hương vị và mong muốn có được những trải nghiệm vị giác mới Về điều này, Miliket vẫn thiếu 1 sự đột phá Nói hãng không cố gắng đổi mới là không đúng, Miliket cũng đã phát triển thêm các sản phẩm khác như mì trộn đựng trong tô nhựa, phở, mì chay hay hủ tiếu chay… Nhưng nhìn chung, các hương vị của hãng vẫn chỉ xoay quanh vị tôm, tôm sa tế, gà, hải sản và thập cẩm Thậm chí loại mì 2 con tôm sa tế nổi tiếng cũng bị phản ánh là mất đi hương vị đậm đà ngày xưa.

4.2 Place: Kênh phân phối

Hiện Colusa - Miliket có mạng lưới phân phối tại cả ba miền với hơn 200 điểm bán; sản phẩm của công ty cũng được xuất khẩu đi các nước trên thế giới như Pháp, Úc, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Lào, Campuchia, Samoa… Công ty thực hiện giao chỉ tiêu, sản lượng cho từng khu vực, tỉnh, thành theo tình hình tiêu thụ thực tế Công ty cũng phải làm việc với nhà phân phối, thống nhất cam kết sản lượng, doanh số hoặc mở thêm nhà phân phối tại các tỉnh, thành để đảm bảo sản lượng Hiện tại, Công ty Mesa là đơn vị phân phối lớn nhất của Miliket.

Đặc biệt, Miliket tạo được sự liên kết mạnh mẽ với các nhà hàng, quán lẩu lớn nhỏ Hiện nay, hầu hết các quán nhậu, quán lẩu tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều sử dụng mì Miliket (Mì tôm đặc biệt Miliket giấy vàng và Mì Miliket Hai Tôm giấy trắng được sử dụng nhiều nhất) Không chỉ vì có giá thành rẻ, mà chính từ sợi mì dai và hương vị đặc trưng của mì rất hợp với món lẩu Miliket được phủ sóng ở quá nhiều quán lẩu đến mức người dùng mặc định khi ăn lẩu là phải có Miliket, điều này tạo cho Miliket một tên gọi mới là “Mì ăn lẩu”

Tuy nhiên những năm gân đây người tiêu dùng phàn nàn vì rất khó mua được mì Miliket ở các cửa hàng tạp hóa còn ở siêu thị thì có bán nhưng với số lượng ít và nơi dễ tìm thấy nhất chắc chỉ có ở các quán lẩu Công ty đang bỏ qua hệ thống siêu thị mini vốn phủ sóng

Trang 21

dày đặc ở khu vực thành phố hiện nay Điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ phổ biến của thương hiệu.

4.3 Price: Giá

Miliket tập trung vào đối tượng người tiêu dùng ở tầng lớp thu nhập thấp, người lao động, học sinh sinh viên nên mức giá bán được đánh giá là thấp, gần như thấp nhất trên thị trường, chỉ dao động từ 3.000 – 5.000 đồng/gói Khi mua với đơn vị thùng mức giá sẽ được giảm xuống 2.660 – 4.400 đồng/gói, tương đương 266.000 đồng/thùng 100 gói, 132.000 đồng/thùng 30 gói… Sử dụng chiến lược giá thấp, thị trường mục tiêu của Miliket khá khiêm tốn về lợi nhuận vì thế những Công ty đối thủ lớn và mới ít dòm ngó, cạnh tranh trên phân khúc này với Miliket hơn Ngoài ra với lợi thế giá rẻ, sản phẩm phù hợp, mì gói Miliket thường được các mạnh thường quân sử dụng cho công tác làm từ thiện, góp phần đem lại hình ảnh đẹp cho thương hiệu Miliket trong lòng mọi người Mức giá hiện tại của Miliket có thể được coi là ổn và chưa cần có sự thay đổi.

4.4 Promotion: Tiếp thị, quảng bá

Để có mức giá thấp nhưng sản phẩm vẫn phải đảm bảo, một trong những chiến lược của Miliket là tối thiểu hóa chi phí Đây cũng là lý do vì sao cách truyền thông của Miliket không tốn quá nhiều tiền Không đầu tư quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thực hiện những hoạt động trúng thưởng, tài trợ cho chương trình, quảng cáo sản phẩm qua những áp phích trên đường phố, trang web hay hợp tác với các ca sĩ, người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm như hầu hết các công ty đối thủ đang làm, mì gói Miliket vẫn luôn tận dụng hình thức quảng bá word of mouth thông qua những người tiêu dùng trung thành với thương hiệu, nhất là những gia đình có nhiều thế hệ từ những năm cuối thế kỷ 20.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm có giá bán không cao hơn nhiều so với mì Miliket như Mì Hảo Hảo, Mì Gấu Đỏ, Mì Ba Miền… có độ nhận diện thương hiệu khá cao, là những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng bởi chúng được đầu tư quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng Trong khi đó Miliket gần như hoàn toàn vắng bóng trên các phương tiện truyền thông Video quảng cáo xuất hiện trên tivi của Miliket lần cuối cùng là vào năm 2016, Miliket cũng không được quảng bá trên mạng internet qua Google, Youtube hay các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… Đó là một trong các lý do khiến Miliket đang dần yếu thế, thị phần bị thu hẹp.

Nhiều thương hiệu lớn còn sử dụng các fanpage cùng các hoạt động tương tác để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, từ đó tạo lượng khách hàng trung thành - nền tảng quan trọng mở đường cho sự phát triển của các sản phẩm tiếp theo trong tương lai Miliket không chú trọng về vấn đề này và đây cũng là 1 lý do khiến hãng bị “tụt hậu” rõ rệt.

Trang 22

Bên cạnh đó phân khúc mì giá rẻ ngày càng xuất hiện nhiều tên tuổi và Miliket đang có nguy cơ bị đánh đổ nếu vẫn dậm chân tại chỗ Sức ép đang gia tăng ngày càng khốc liệt, để cải thiện hơn cho thương hiệu đòi hỏi Miliket phải có sự thay đổi

4.5 Quản trị quan hệ khách hàng/đối tác

Khách hàng của mì gói Miliket là tập hợp những cá nhân, tổ chức… có nhu cầu sử dụng sản phẩm mì gói hoặc phân phối sản phẩm mì gói của công ty Colusa – Miliket Các tệp khách hàng này được phân loại thành các nhóm:

- Khách hàng là những cá nhân tiêu dùng sản phẩm mì gói Miliket: Chủ yếu là những người lao động, người có thu nhập thấp, học sinh sinh viên vì mức giá sản phẩm thấp phù hợp.

- Khách hàng là các tổ chức: Là những nhà phân phối, nhà buôn bán, nhà bán lẻ, đại lý của Colusa – Miliket (Ví dụ: Công ty TNHH Vòng Tròn đỏ Circle K; Công ty TNHH AEON VN; Doanh nghiệp tư nhân Duy Nga…).

Để thu thập được những dữ liệu trên Colusa – Miliket chỉ đơn giản tạo form điền thông tin khách hàng trên trang web tuy nhiên trang web không có độ bảo mật tạo nên sự không tin tưởng để ghi lại thông tin cá nhân và Miliket cũng không có bất cứ chương trình nào khiến khách hàng có lý do để tiết lộ thông tin riêng tư

Miliket xây dựng khung đánh giá trên website kèm giải thưởng nhưng không ghi rõ về giá trị giải thưởng lại càng khiến khách hàng không hứng thú để đánh giá nhận thưởng Từ đó cho thấy Miliket có muốn tạo dựng mối quan hệ khăng khít với khách hàng nhưng lại thực hiện quá sơ sài

5.1 Điểm mạnh

- Nguồn tài chính ổn định, đảm bảo cho các hoạt động của Công ty: Miliket là một thành viên của Vinafood 2 với vốn điều lệ 48 tỷ đồng Với mức lãi sau thuế khoảng 25-40 tỷ một năm thì lãi cơ bản trên Cổ phiếu (EPS) của Miliket đạt từ 5.000-7000 đồng, con số khá cao so với mặt bằng chung của ngành thực phẩm Các chỉ số này cho thấy Miliket là một doanh nghiệp sống tốt dù phải đương đầu với nhiều doanh nghiệp lớn hơn hẳn.

- Sản phẩm của công ty đạt yêu cầu về chất lượng không phẩm màu gây hại không chất bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm, Theo một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh như : độ dài của mì, độ béo nước Soup, phụ gia trong mì, hương vị khi ăn thì mì Miliket đều được đánh giá ở mức trung bình

- Hệ thống máy móc, thiết bị đạt chuẩn (ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, ISO 50001:011) Từ năm 2001 Công ty đã xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn và thực hiện

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:05

Xem thêm:

w