1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực tiễn hòa giải vụ án dân sự tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Hòa Giải Vụ Án Dân Sự Tại Các Tòa Án Nhân Dân Ở Tỉnh Sơn La
Tác giả Lê Thu Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Hữu Thư
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 52,92 MB

Nội dung

Thứ ba, y nghĩa về mặt kinh tê - xã hội Tòa án hòa giải thành vụ án dân sự giúp các bên đương sự tự nguyệnthỏa thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp mà không cần phải mởphiên tòa

Trang 1

LÊ THU PHƯƠNG

THỤC TIEN HOA GIAI VU AN DAN SU TAI CAC TOA ÁN NHÂN DAN O TINH SON LA

HA NOI - 2018

Trang 2

LÊ THU PHƯƠNG

THỤC TIEN HOA GIAI VU AN DAN SU TAI

CAC TOA AN NHAN DAN O TINH SON LA

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Hữu Thư

HÀ NOI - 2018

Trang 3

riêng tol.

Các kêt quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bát kỳ công trình nào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gốc rõrang, được trích dan đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm vê tính chính xác và trung thực của Luận van nay.

Tac gia luan van

Lé Thu Phuong

Trang 4

Bang Trang

Bang 2.1 Kết quả giải quyết các vu án dân sự của hai cap Tòa án

nhân dân hai cấp tỉnh Sơn La (từ năm 2013 đến năm 2017) 38

Trang 6

08/0671 |Chương 1.NHUNG VAN DE CHUNG VE HÒA GIẢI VU ÁN DAN SỰTHEO PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SU VIỆT NAM - 7

I Những van dé chung về hòa giải vu án dân sự -5- 5-52 71.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của vụ án dân sự 71.1.1 Khải niệm hòa giải Vu AN AGN SIf ằẶ-cccSSSSSsseeEteeeerrerreeeres 71.1.2 Đặc điểm của hòa QIGL VU AN AGN SU Hrầaẳaầa 91.1.3 Ý nghĩa của hòa giải vụ án AGN SU iccececcsscsscsscssseseesesseesssssssssesesseseesees 10

1.2 Cơ sở của hòa giải vụ An dân sự . - -c ScS 2+2 ssseserees 12

In, na nố 121.2.2 Cơ sở there TÏỄN 5t ct tt ttE H2 th Heo 13

H Hòa giải vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện

AMD ooo ee eee 4 14

1.1 Nguyên tắc hòa giải vu án dân SW oo cccececeseeeeseestsseseseeeeeees 141.1.1 Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa đu - - 2 cecsecsteece2 1411.2 Nguyên tắc tiễn hành hòa giải - - 2-52 s+Sk+‡E‡EEEEeE+EeEeEerkererrees 161.2 Phạm vi các vụ án mà Tòa án tiễn hành hòa giải 5e: 18

1.2.1 Những vu an dân sự không được hòa giải ecccccccceesscesssseessseeeseeesseeensees 18

1.2.2 Những vu án không tiễn hành hòa giải được 2-5: sec: 201.2.3 Vu án được giải quyết theo thủ tuc rút ĐỌN c5: 2c 231.3 Thành phan phiên hòa giải vụ án dân Sự - c5 ccccsesrereeeered 231.3.1 Các chủ thể tiễn hành hòa giải - - + +©s+SSk+ESEEEEEEEEEEEerkererkekee 231.3.2 Chủ thể tham gia hòa giảÌ - c5 SE E111 24

1.4 Thủ tục hòa giải vụ AN AGN SỤP ST tect e ee entneeeteaesennanees 3l

1.4.1.Thi tục hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 3l

Trang 7

TOA ÁN NHÂN DAN TAI TINH SƠN LA VÀ MOT SO KIÊN NGHỊNHAM NANG CAO HIỆU QUA HOAT DONG HÒA GIẢI VU AN07085001 + 38

2.1 Thực trạng hòa giải vu an dân sự tại các Tòa án nhân dân tỉnh Son La

¬ — 4 38 2.11 K€t QU AAt CUOC nan ốốố.ốố.ố 38

2.1.2 Những hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn hòa giải tại Toa

;1/8/1/121/82/21/810/)(0919/,50.0P0N0N0NnẺ0 402.2 Một số kiến nghị hoàn thiện và thực hiện pháp luật về hòa giải vụ ánCRY | n57A 57

2.2.1 Kién nghị hoàn thiện pháp luật dé hòa giải vụ án CAN sự 572.2.2 Kiến nghị về phần thực hiện pháp luật hòa giải vu dn dân sựr 62Kết luận Chương 2 - 2 St SE 2EEE11112111111111111111111111 1x1 tk 66KET LUẬN - - s1 S1 1 1111111111111 1111111111 1111111111 1x teekrred 67DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế chung của hội nhập toàn cầu, Việt Nam có chủ trương xâydựng nhà nước pháp quyên, thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới một cáchtoàn điện và sâu sắc theo quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường Sự thayđôi đã tạo nên một “bộ mặt” mới cho nền kinh tế Cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì các tranh chap dân sự, kinh doanhthương mại, lao động cũng ngày càng gia tăng nhưng hầu hết các đương sựđều tỏ ra e ngại khi phải đưa vụ kiện lên Tòa án Đa số họ thích hòa giải hơn

là khởi kiện, đặc biệt đối với các tranh chấp dân sự bởi hòa giải là một truyềnthống tốt đẹp trong việc giải quyết những mâu thuẫn và hòa giải được xem làmột giải pháp dé giải quyết tranh chap được ưa chuộng hơn cả từ trước tớinay Biện pháp này góp phần hạn chế những tranh chấp phát triển phức tạp,

gìn giữ sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho xóm làng, trật tự, kỷ

cương an toàn xã hội, củng có khối đoàn kết cộng đồng Nếu như tranh chapđược xem như là những biểu hiện tiêu cực phá vỡ sự hòa thuận và bình yêncủa cộng đồng thì hòa giải được xem như là mặt tích cực, là sự gìn giữ, củng

cô trật tự công cộng Hiện nay, nước ta cũng như nhiều nước khác trên thếgiới đang có xu hướng sử dụng hòa giải nhiều hơn, đặc biệt là hòa giải trong

tố tụng tư pháp như một biện pháp giải quyết tranh chấp bởi nó có nhiều ưuđiểm hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác

Vấn đề hòa giải vụ án dân sự đã được quy định trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật do Nhà nước ta ban hành từ trước tới nay như Sắc lệnh số85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tung; Thông tư

số 25/TATC ngày 30/11/1974 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướngdẫn về công tác hòa giải trong TTDS, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án

dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994,

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996, Các quy định vềhòa giải được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) Việt Namnăm 2004 được sửa đổi bố sung năm 2011 ( BLTTDS năm 2011) và tiếp tụcđược hoàn thiện trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015)

Trang 9

Mặc dù, một số những hạn chế trong các quy định về hòa giải trongBLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã được khắc phục trongBLTTDS năm 2015 nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ về những điểm mớicủa các quy định này dé triển khai trên thực tế, tiếp tục phát hiện những hạnchế, thiếu sót của pháp luật gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công táchòa giải, làm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa cả về líluận và thực tiễn Ngoài ra, việc nghiên cứu chuyên sâu cả về lý luận, phápluật và thực tiễn để từ đó đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho côngtác hòa giải vụ án dân sự tại những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như tỉnh

Sơn La là một việc làm đặc biệt có ý nghĩa Với nhận thức như vậy, tác giả đã

lựa chon dé tài : “Thuc tiễn hòa giải vụ án dân sự tại các Tòa án nhân dân ởtỉnh Sơn La” làm đề tài cho luận văn thạcsỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hòa giải là một vấn đề quan trọng trong việc giải quyết các vụ án dân sựtại Tòa án Vì vậy, ngoài việc được Nhà nước quan tâm quy định trong các

văn bản về pháp luậtTTDS thì cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoahọc pháp lý nghiên cứu về van dé này Có thé thống kê một số luận văn, luận

án tiêu biểu sau đây:

Luận văn thạc sỹ luật học: “Hỏa giải trong to tung dan su - thuc tién va

hướng hoàn thién” , của Bùi Dang Huy, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996.

Luận văn thạc sỹ luật học: “Hoa giải trong to tung dan sự” của Trương

Kim Oanh, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn, 1996.

Luận án tiến sỹ luật học: “Hoa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại

Toa an ở Việt Nam ”, của Dao Thị Xuân Lan, Viện nghiên cứu Nhà nước và

Pháp luật, Hà Nội, 2004.

Luận án tiến sỹ luật học: “Chế định hòa giải trong pháp luật tổ tụng dân

sự, một số van dé ly luận và thực tiên”, của Trần Văn Quảng, Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2004.

Trang 10

dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố HồChí Minh v.v Ngoài ra, còn một số bài viết về thực tiễn hòa giải các vụ án

dân sự của các tác giả được đăng lên Tạp chí TAND, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật; Tạp chí Kiểm sát, Báo Công lý; như: “Hoàn thiện chế định hòagiải trong tổ tụng dân sự”, của Đào Thị Mai Hường, Tạp chí TAND, số 01,1998; “Hòa giải và tự thỏa thuận trong tô tung dân sự, kinh tế và lao động”,của Phan Hữu Thư, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 02, 1999; “Vai tro vàthủ tục hòa giải trong xét xử các tranh chấp lao động”, của Lê Văn Luật, Tạpchí TAND, số 16, 2004; “Viéc áp dung các quy định về hòa giải trong to tungdân sự ”, của Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Kiểm sát, số 05, 2006; “Toda

an ra quyết định phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các đương sự”, của

Nguyễn Quốc Phong, Báo Công lý, số 72, ngày 06/09/2008; “Hoa giải trongt6 tụng dán sự cua Việt Nam và Nhật Ban nhìn từ góc độ so sanh” của DuongQuynh Hoa, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số 02, 2008

Mỗi công trình và mỗi bài viết trên nghiên cứu về hòa giải trong TTDS ởmột khía cạnh riêng, nhưng phan lớn các công trình trên đều được tiếp cậnnghiên cứu trước khi BLTTDS được ban hành năm 2015 Hòa giải vụ án dân

sự được hoàn thành trên cơ sở kinh tế - xã hội, phản ảnh sâu sắc các yếu t6kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội đương thời Vì vậy, chế định hòa giải luônvận động và phát triển một cách khách quan trước yêu cầu của đời sống xãhội Việc ban hành BLTTDS năm 2015 là một bước phát triển vượt bậc của

hệ thống pháp luật TTDS, trong đó có hòa giải vụ án dân sự Có thé nói, từkhi BLTTDS năm 2015 ra đời đến nay, chưa có một công trình nào nghiêncứu một cách đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu về hòa giải vụ án dân sự dưới

góc độ là một hoạt động tố tụng do Tòa án tiễn hành dé giải quyết tranh chấp

giữa các bên Vì vậy, tác giả mạnh dan chọn dé tài: “Thuc tiễn hòa giải vu ándân sự tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sỹcủa mình, với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cũng nhưkhảo sát thực tế thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về vấn đề hòagiải tại các TAND của tỉnh Sơn La, để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm

Trang 11

3 Đôi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận van

Đôi tượng nghiên cứu của đê tai là những van dé lý luận vê hòa giải như

khái niệm, bản chât, ý nghĩa, cơ sở của hòa giải vụ án dân sự, các quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải vụ án dân sự và việc áp dụng chúng trênthực tiễn nham tìm kiếm những giải pháp giải quyết những bất cập của cácquy định này đê nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải vụ việc cơ sở trong TTDS.

Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, đề tài chủ yếu giới hạn việcnghiên cứu hòa giải trong pháp luật Việt Nam hiện hành (BLTTDS năm2015) và có so sánh với các quy định trước đây Việc nghiên cứu thực tiễnchủ yếu tiễn hành đối với công tác hòa giải tại các Tòa án trên địa ban tỉnhSơn La từ năm 2013 đến nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài được tién hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác — Lénin và tư tưởng H6 Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội cũng nhưchủ trương, quan điểm về việc xây dựng BLTTDS

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, lịch sử,quy nạp, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tácthực tiễn, nhằm làm sáng tỏ các van dé trong nội dung luận văn

5 Mục dich và nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài

Việc nghiên cứu dé tài nhăm thực hiện các mục đích :

Một là, làm sáng tỏ một số van đề lý luận, nội dung các quy định của phápluật TTDS Việt Nam hiện hành về hòa giải vụ án dân sự

Trang 12

hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về hòa giải vụ án dân sự khi ápdụng trên thực tién,dé từ đó dé xuất các giải pháp nhằm khắc phục và nâng

cao hiệu quả của việc hòa giải các vụ án dân sự tại các Tòa án.

Đê thực hiện những mục tiêu ở trên, luận văn phải hoàn thành một sô nhiệm vụ sau:

Một là, nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật TTDS về hòa giải vụ

án dân sự, so sánh những quy định cua BLTTDShién hành và BLTTDS trước

đây, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về hòagiải vụ án dân sự nếu có

Hai là, khảo sát thực tiễn thực hiện hoạt động hoà giải vụ án dân sự và chỉ

ra những hạn chế khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thực hiện hoạt độngnày trong thực tiễn

Ba là, trên cơ sở những hạn chế, bất cập của pháp luật và những hạn chế,khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện hòa giải vụ án dân sự, dé xuấtnhững phương hướng, giải pháp cơ bản nhăm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và

thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án.

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

Có thê nói đề tài luận văn là công trình khoa học khá toàn diện, có hệthống và mới nhất ở cấp độ luận văn thạc sỹ về hòa giải vụ án dân sự trongTTDS Đề tài luận văn có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn sau

đây:

Một là, làm rõ khái niệm hòa giải vụ án dân sự theo pháp luật trong TTDS

và cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của hòa giải vụ án dân sự trong TTDS

Hai là, làm rõ nội dung cơ bản của hoạt động hòa giải vụ án dân sự của Toa án theo pháp luật thông qua các quy định có liên quan trong BLTTDS năm 2015.

Trang 13

khăn trong thực tiễn thực hiện hoạt động hòa giải vụ án dân sự.

Bốn là, đề xuất được những kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổchức thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải vụ án dân sự trong TTDS.

7 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phân mở đâu, kêt luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội

dung cụ thé của luận văn được kết cau thành 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về hòa giải vụ án dân sự theo pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam.

Chương 2: Thực tiên hòa giải vụ án dân sự tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La và một sô kiên nghị nhăm nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải

vụ án dân sự.

Trang 14

PHAP LUAT TO TUNG DAN SU VIET NAM

L Những vân đề chung về hòa giải vụ án dân sự

1.1 Khái niệm, đặc điêm và ý nghĩa của vụ án dân sự

1.1.1 Khái niệm hòa giải vụ an dân sự

Hòa giải vụ án dân sự là một phương thức giải quyết tranh chấp vànhững diễn biến trong đời sống xã hội Trong khoa học pháp lý, hòa giải đượchiểu ở nhiều góc độ khác nhau

Dưới góc độ là một thủ tục giải quyết tranh chấp thì thủ tục hòa giải là

vụ án dân sự mà các bên tham gia, bao gồm các bên tranh chấp và bên trunggian hòa giải cần tuân theo để đạt được tự nguyện thỏa thuận giải quyết mâuthuẫn, tranh chấp đang tồn tại giữa các bên

Dưới góc độ pháp lý, hòa giải là một chế định pháp luật Theo giáo

trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội thi:

“Chế định pháp luật là một tập hợp các cấu trúc từ nhóm các quy phạm phápluật địnhhình nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhaw”' Theođịnh nghĩa này, chế định hòa giải là một tập hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hòa giải để giải quyết tranh

châp.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, người viết chỉ chú trọngnghiên cứu hòa giải dưới góc độ là một hoạt động giải quyết tranh chấp Tuynhiên,ngay cả ở góc độ là một hoạt động giải quyết tranh chấp thì trước đâycũng như hiện nay cũng vẫn có nhiều quan điểm về hòa giải, cụ thể như:Theo

Từ điển tiếng Việt thì “Hỏa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứtxung đội, xích mich một cách ồn thỏđ"”.Theo quan điểm của các tô tụng gia

Nhật Bản đã được ghi nhận trong pháp luật thì: “Hỏa giải là một bước củng

có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua sự nhượng bộ giữa các

! Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, tr 220.

? Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 340.

Trang 15

ra, trong khoa học pháp lý, còn có nhiều quan điểm khác về hòa giải dưới góc

độ là một hoạt động giải quyết tranh chấp

Từ các quan điểm trên có thể khái quát, hòa giải là quá trình các bênđàm phán với nhau để giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của bên thứ ba.Như vậy, khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòagiải coi trọng vai trò của bên trung gian thứ ba giúp các bên tranh chấp đưa raphương hướng giải quyết, nhằm dung hòa quyên và lợi ích của cả hai bên để

từ đó đi đến thông nhất phương án giải quyết tranh chấp

Khi việc giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba làTòa án

-cơ quan đại điện cho quyền lực Nhà nước thì việc giải quyết tranh chấp đóphải tuân theo hình thức, trật tự, thủ tục do pháp luật tố tụng quy định, quyếtđịnh, bản án do Tòa án tuyên tại mỗi giai đoạn của quá trình giải quyết tranhchấp, đều được đảm bao thi hành bằng quyền lực Nhà nước, phù hợp với quyđịnh của pháp luật TTDS và pháp luật về thi hành án

Bên cạnh thủ tục hòa giải tại Tòa án, trên thực tế tồn tại nhiều hình thức

hòa giải khác nhau như hòa giải ở cơ sở, hòa giải ở UBND, Các hình thức

hòa giải này đều có đặc điểm chung là phương thức giải quyết tranh chấp phátsinh trong đời sống dân sự, hình thức hòa giải đều có sự tham gia của chủ théthứ ba đóng vai trò trung gian và các bên tranh chấp có quyền quyết địnhcũng như định đoạt khi tiến hành giải quyết tranh chấp bằng hòa giải Tuyvậy, các phương thức này cũng có những điểm khác biệt nhất định, về tínhchất bắt buộc, về chủ thể, phạm vi hòa giải và hiệu lực pháp luật của kết quả

hòa giải thành.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm hòa giải

vụ án dân sự dưới góc độ là một hoạt động giải quyết tranh chấp, theo đó, hòa

giải vụ án dân sự là hoạt động tô tung dân sự với vai trò của Tòa án là bên

3 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Điều 695 Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản, (Tài liệu tham

khảo), Hà Nội

-“Presses Univ De France - 2TM Edition (1990), Vocabulare Juridige (Từ Điền Luật học Pháp).

Trang 16

1.1.2 Đặc diém của hòa giải vụ an dân sự

Với khái niệm nêu trên, có thê thây hòa giải vụ án dân sự là một hoạt động tô tụng đặc thù của tô tụng dân sự với các đặc điêm riêng biệt sau:

1.1.2.1 Hoa giải về bản chất là sự thỏa thuận của các đương sự

Mặc dù hòa giải vụ án dân sự là một hoạt động do Tòa án tiễn hànhnhưng về bản chất hòa giải vẫn là sự thỏa thuận của các đương sự Chỉ có cácđương sự mới có quyền hòa giải với nhau về tất cả những vẫn đề đang cầngiải quyết của vụ án, bởi đương sự là những người có quyền lợi đang bị xâm

hại hoặc tranh chấp Họ là người hiểu rõ hơn ai hết mâu thuẫn của chính họ

khi tham gia quá trình hòa giải, các đương sự có quyền thương lượng, thỏathuận với nhau để giải quyết những bat đồng về quyên lợi của mình trên cơ sở

tự do, tự nguyện, nhất chí, thỏa thuận

Mọi sự tác động từ bên ngoài trái với ý muốn của các đương sự đều bị

coi là trái pháp luật và không được công nhận Trong trường hợp đương sựkhông tự mình tham gia hòa giải thì có thể ủy quyền cho người khác đại diệnmình tham dự hòa giải Người đại diện của đương sự có thé thay mặt đương

sự để thương lượng, thỏa thuận nhưng chỉ trong phạm vi đại diện và phải tuânthủ theo đúng các quy định của pháp luật về đại diện Tuy nhiên, đối với vụ

án ly hôn thì người đại diện theo pháp luật không có quyền hòa giải, bởi quan

hệ thân nhân phải do các đương sự tự quyết định Đối với những trường hợp

do cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác, cơ quan tô chức không phải là chủ thé của quan hệ pháp luật tranh chấpnên không có quyên hòa giải với bi đơn Sự thỏa thuận của các đương sự phảitrong khuôn khổ pháp luật và chỉ được Tòa án công nhận khi không trái pháp

luật, không trái đạo đức xã hội.

1.2.2.2 Tòa án là chủ thể trung gian tiễn hành hòa giải, có vai tròquan trọng trong việc giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau

Trang 17

Hòa giải về bản chất là sự thỏa thuận của các đương sự nhưng Tòa án làchủ thé không thê thiếu trong quá trình hòa giải đó Tòa án tham gia vào quátrình hòa giải với vai trò là người tô chức, xác định thời gian, địa điểm, thànhphần, nội dung hòa giải, giải thích pháp luật và nội dung tranh chấp để các

đương sự thỏa thuận với nhau Tòa án không can thiệp vào nội dung thỏa

thuận các bên đương sự.

Kết quả tự thỏa thuận của đương sự là do các đương sự thực hiện quyền

định đoạt của mình, nhưng kết quả này được xây dựng trên cơ sở các trình tự,thủ tục chặt chẽ do Tòa án tiễn hành Mặc dù, chỉ là bên thứ ba giữ vai tròtrung gian nhưng Tòa án có một vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc chuẩn

bị những điều kiện cần thiết, tạo ra cơ hội và định hướng cho các bên đương

sự thương lượng và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án

1.1.2.3 Hoa giải vụ an dán sự phải được tiễn hành theo thủ tục do luật

to tụng dân sự quy định

Hòa giải vụ án dân sự, cũng như các thủ tục tố tụng khác do Tòa án tiễnhành trên cơ sở quy định của pháp luật Việc BLTTDS quy định thủ tục hoa

giải vụ án dân sự nhằm bảm đảm tính khách quan, công bằng, bảo đảm sự

bình đăng của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án Quy định củapháp luật TTDS về thủ tục hòa giải là cơ sở đề tiến hành hòa giải các vụ ándân sự,đồng thời bắt buộc Tòa án và những người khác tham gia hòa giải vụ

án dân sự phải tuân thủ các quy định về thủ tục triệu tập các đương sự thamgia hòa giải, thông báo hòa giải, trình tự tiến hành hòa giải và thủ tục ra quyết

định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

1.1.3 Ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự

Thứ nhất, hòa giải vụ an dán sự dam bao quyền tự định đoạt củađương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án

Khi tranh chấp được đưa ra Tòa án thì toàn bộ quy trình, thủ tục giảiquyết vụ án sẽ phải tuân theo các quy định của pháp luật TTDS Trong đó,quyền tự định đoạt của đương sự luôn được Tòa án đảm bảo trong suốt quátrình giải quyết tranh chấp

Trang 18

Hòa giải vụ án dân sự là cơ hội dé các đương sự có thê đưa ra quanđiểm giải quyết vụ áncủa cá nhân mình, đồng thời thông qua việc giải thích

pháp luật, phân tích và định hướng của Tòa án, các đương sự tự nhận thức

được quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án Trên cơ sở đó, họ nhận thức

vàhành động phù hợp với quy định của pháp luật Trong trường hợp không

hòa giải thành cũng giúp cho các đương sự kiềm chế mâu thuẫn và không làmcho tranh chấp phát triển phức tạp hơn

Thứ hai, y nghĩa doi với Toa an

Xét xử đúng là tốt nhưng không phải xét xử mà vẫn giải quyết đượctranh chấp còn tốt hơn, vì vậy hòa giải luôn được khuyến khích khi giải quyết

vụ án dân sự Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án giảm bớt được nhiềuthủ tục tố tụng phức tạp và khó khăn như phiên tòa sơ thâm, thủ tục phúcthấm, thủ tục giám đốc thấm hoặc thủ tục tái thâm và các thủ tục trong giaiđoạn thi hành án Mặt khác, các quyết định của Tòa án công nhận sự thỏathuận của các đương sự thường được thực hiện dứt điểm Việc khiếu nại, kiếnnghị quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ít khi xảy ra Mặt

khác, trong trường hợp hòa giải thành, các đương sự đã thỏa thuận được với

nhau về nội dung tranh chấp nên cũng thường tự nguyện thi hành các nghĩa

vụ của mình Do đó, việc thi hành án dân sự cũng được thực hiện thuận lợi

hơn, góp phần giảm thiêu những vấn đề thi hành án tồn đọng

Nêu trong trường hòa giải vụ án dân sự không thành, thì nội dung của

phiên hòa giải cũng giúp Thâm phánhiêu rõ hơn vê nguyên nhân và nội dung tranh châp Đêtừ đó, củng cô hô sơ vụ án, xác định đường lôi xét xử đúng đăn

và hiệu quả xét xử được nâng cao.

Thứ ba, y nghĩa về mặt kinh tê - xã hội

Tòa án hòa giải thành vụ án dân sự giúp các bên đương sự tự nguyệnthỏa thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp mà không cần phải mởphiên tòa xét xử vụ án góp phần làm giảm bớt số lượng vụ việc mà Tòa ánphải giải quyết giúp tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức cho cơ quanNhà nước, cũng như cho nhân dân, hạn chế được việc phải sử dụng sức mạnhcưỡng chếNhà nước trong công tác thi hành án

Trang 19

Nhiều trường hợp hòa giải thành đã nhanh chóng khắc phục được bấtđồng, giảm bớt mâu thuẫn và hậu quả khác do tranh chấp gây ra, ngăn ngừatội phạm có nguồn gốc từ tranh chấp dân sự phát sinh, đồng thời khôi phụcđược lòng tin, củng cô đoàn kết trong nội bộ nhân dân, thúc day giao luu dan

sự tiếp tục phát triển Hòa giải góp phan quan trong vào việc khơi day, phathuy truyền thong đoàn kết của dân tộc ta, nâng cao nhận thức và hiểu biết về

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí, giáo

dục nếp sống va làm theo pháp luật trong nhân dân Hòa giải thành còn giúpcho việc thi hành án thuận lợi, mà không cần phải có sự cưỡng chế của cơquan Nhà nước và không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra

Như vậy, hòa giải góp phần vào việc giữ gìn an ninh trật tự, công bằng

xã hội, làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải băng mệnh lệnh, màbăng giáo dục, thuyết phục và sự cảm thông của các thành viên trong xã hội

1.2 Cơ sở của hòa giải vụ án dân sự

1.2.1 Cơ sở ly luận

Xuất phát từ việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội là mục đíchlớn nhất trong xã hội văn minh đề cao quyền con người thì phương thức thỏathuận giải quyết tranh chấp là phương thức thông minh nhất và được các chủthê trong quan hệ xã hội hướng tới Bản chất của quan hệ dân sự, hôn nhân và

gia đình, kinh doanh thương mại, lao động là sự tự nguyện, bình đăng, tự thỏa

thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thé khi tham gia vào các giao dich

dân sự không bên nào được lừa dối, ép buộc, cưỡng ép bên kia xác lập, thực

hiện giao dịch trái với ý chí của họ Trong quan hệ luật pháp này, các bên có

quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết quyền và nghĩa

vụ hợp pháp của mình khi có tranh chấp Đồng thời, phạm vi ảnh hưởng củaquan hệ này chỉ mang tính riêng biệt đối với những đương sự có quyền vànghĩa vụ liên quan và vị thế của các chủ thê là bình đăng với nhau Đây là mộtđặc trưng của luật TTDS, mà không giống với quan hệpháp luật tô tụng hình

sự hayquan hệ pháp luật tố tụng hành chính

Khi một trong các bên yêu câu Tòa án - cơ quan đại diện quyên lực Nhà nước giải quyết tranh chap, thì Tòa án có nhiệm vụ giúp đỡ các bên

Trang 20

đương sự tìm kiếm một giải pháp ít tốn kém mà hiệu quả nhất trong việc thựchiện các quyên dân sự theo nghĩa rộng Hòa giải chính là giải pháp hiệu quảnhất Tòa án có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết, hướng dẫn, giúp đỡcác bên có thể thỏa thuận với nhau trên cơ sở đảm bảo quyên lợi cho các bên.Trong suốt quá trình hòa giải, Tòa án luôn phải tôn trọng quyền quyết định vàquyên tự định đoạt của các bên đương sự Tòa án chỉ giữ vai trò trung gian décho các đương sự tự thương lượng và thỏa thuận với nhau Trên cơ sở kết quảthương lượng, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận cho các đương

sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, xuất phát từ sự bình đăng giữa các bên trong quan hệ phápluật dân sự, đồng thời xuất phát từ vai trò của Nhà nước trong việc đứng ra dégiải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội để đảm bảo trật tự xã hội vàquyên tự định đoạt của các đương sự trong TTDS, mà hòa giải vu án dân sựđược quy định là hoạt động bắt buộc của Tòa án trong việc giải quyết các vụ

án dân sự.

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Phương thức hòa giải được hình thành một cách khách quan trước yêu

cầu của đời sống kinh tế xã hội và chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tôchính trị, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán trong từng giai đoạn phát triểncủa lịch sử Các tranh chấp được giải quyết băng hòa giải thường có tình, có

lý, đảm bảo quyền lợi của các bên và đặc biệt hòa giải là phương thức hàn gắntình cảm và giữ gìn tình đoàn kết của các bên có tranh chấp Do vậy màphương thức hòa giải đã thể hiện được truyền thống đoàn kết từ lâu đời củadân tộc ta Xuất phát từ ton tại thực té của hòa giải và tính hiệu quả củaphương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, Nhà nước đã thừa nhận vàluật hóa các quy định về hòa giải trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật vàtrong đó, phải kế đến hòa giải đã trở thành một nguyên tắc trong pháp luậtTTDS, điều đó vừa phù hợp với mục tiêu chính trị của Nhà nước, vừa phùhợp với truyền thống đạo đức của nhân dân ta

Thêm vào đó, việc luật hóa các quy định về hòa giải là phù hợp với xu

thê chung của thời đại Trong điêu kiện hội nhập khu vực và quôc tê diễn ra

Trang 21

mạnh mẽ, giao lưu dân sự kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, đan xen vàphong phú nên giải quyết các tranh chấp nói chung và các vụ án dân sự nóiriêng bằng biện pháp hòa giải đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng đểgiải quyết các tranh chấp Việc tôn trọng các quyền cơ bản của con ngườithực tế đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế hiện đại, đây lànhững điều rất quan trong dé đảm bảo hòa bình, an ninh cho mỗi quốc gia và

cả cộng đồng quốc tế Dé hòa đồng với pháp luật thé giới, căn cứ vào truyềnthống dân tộc và thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, việc quy định hòa giảitrong thủ tục TTDS nay đã trở thành một yêu cau tất yếu, khách quan và là

một vân đê cân được quan tâm, hoàn thiện hơn nữa.

II HÒA GIẢI VU AN DAN SỰ THEO PHÁP LUẬT TO TUNGDAN SU VIET NAM HIEN HANH

1.1 Nguyên tac hòa giải vu án dân sự

1.1.1 Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa án

Hòa giải là một nguyên tắc và cũng là một hoạt động tố tụng mà Tòa ánphải tuân thủ và tiến hành trong suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự TạiĐiều 10 của BLTTDS 2015 đã ghi nhận “Téa án có trách nhiệm tiễn hànhhòa giải và tạo diéu kiện thuận lợi dé các đương sự thoả thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” Như vậy, theoquy định của pháp luật thì tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết

vụ án dân sự, Tòa án đều có thể tiến hành hòa giải để giúp đỡ các đương sựthỏa thuận với nhau Trách nhiệm hòa giải của Tòa án được thé hiện cụ thé

207 của Bộ luật này hoặc vụ an được giải quyết theo thu tuc rut gọn” Như

vậy, trừ những vụ án dân sự không được hòa giải, không tiến hành hòa giải

Trang 22

được hoặc vụ án dân sự được hòa giải theo thủ tục rút gọn, thì các vụ án còn

lại Tòa án có trách nhiệm phải tiễn hành hòa giải mà không phụ thuộc vào khảnăng có hòa giải được hay không So với BLTTDS 2004 sửa đổi, b6 sung

2011, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp, vụ án dân sự đượcgiải quyết theo thủ tục rút gọn thì không cần phải hòa giải cho phù hợp vớithực tiễn giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án Trách nhiệm tiến hành hòa giảicủa Tòa án được coi là một thủ tục tố tụng bắt buộc, nếu Tham phán đượcgiao nhiệm vụ giải quyết án mà không tiến hành hòa giải thì bị coi là vi phạmnghiêm trong thủ tục tô tụng không thé nào khắc phục được và là căn cứ đểkháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm dé hủy án xét xử lại theo thủ tục sơthâm Việc tô chức phiên hòa giải trước khi xét xử sơ thâm xuất phát từ mụcđích của hòa giải, là tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận việc giải quyếttranh chấp một cách tự nguyện và ôn thỏa Chi cần một vu án ma đương sự tự

nguyện thỏa thuận được với nhau thông qua hòa giải mà Tòa án không phải

mở phiên tòa, mang lại một ý nghĩa rất lớn không chỉ cho cá nhân các đương

sự, cho Tòa án nơi giải quyết vụ án đó, mà còn có ý nghĩa to lớn cho địaphương, cho xã hội Do vậy, việc quy định Tòa án có trách nhiệm phải tôchức và tiễn hành phiên hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm làhoàn toàn cần thiết và hợp lý

Thứ hai, pháp luật khuyên khích các đương sự hòa giải ở các giai đoạn

tố tụng tiếp theo

Thủ tục hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm là thủ tục tốtụng bắt buộc Tòa án phải tiến hành Bên cạnh đó, pháp luật luôn khuyếnkhích các đương sự hòa giải với nhau ở bất kỳ thời điểm nào, nếu như thỏathuận đó là tự nguyện, không trải pháp luật và đạo đức xã hội thì đều đượcTòa án ghi nhận và bảo đảm Tại phiên tòa xét xử sơ thầm hoặc phúc thâm,Điều 246 và Điều 300 của BLTTDS năm 2015 thể hiện rõ việc khuyến khích

các đương sự thỏa thuận với nhau, thông qua việc Tòa án hỏi các đương sự cóthống nhất được việc giải quyết vụ án hay không Nếu các đương sự thỏathuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định hoặc ghi nhận trong bản án về việccông nhận sự thỏa thuận của các đương sự Việc hòa giải ở các giai đoạn tốtụng tiếp theo không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc của Tòa án, tránh việc

Trang 23

hòa giải nhiều lần mà không dat được thỏa thuận, đồng thời tránh việc kéo daitiễn trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự.

11.2 Nguyên tắc tiễn hành hòa giải

1.1.2.1 Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của đương sựĐiểm a khoản 2 Điều 205 của BLTTDS năm2015 quy định, khi tiếnhành hòa giải, Toa án phải “Tôn trong sự tự nguyện thỏa thuận cua các

đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các

đương sự phải thỏa thuận không phù hop với ý chí cua mình” Sự tự nguyện

của đương sự trong quá trình hòa giải là ý chí tự lựa chọn, tự quyết định thamgia hòa giải và thỏa thuận về vụ án mà không bị lệ thuộc hay ép buộc bởi bat

cứ yếu tô nào Đây là một nguyên tắc cơ bản khi tiến hành hòa giải vụ án dân

sự, được thê hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, đương sự tự nguyện tham gia hòa giải: Khoản 15 Điều 70của BLTTDS năm2015 quy định nghĩa vụ nhưng cũng là quyền của đương sựkhi tham dự phiên hòa giải của Tòa án Tòa án không thể buộc bị đơn bắtbuộc phải tham gia phiên hòa giải khi đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưngvẫn vắng mặt tại phiên hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 207 củaBLTTDS năm2015 Trường hợp đương sự không thể tham gia được vì lý dochính đáng, đương sự có đơn trình bày và có các tài liệu chứng cứ gửi kèm

theo chứng minh thì Tòa án phải tôn trọng quyền của đương sự và lập biênbản không tiến hành hòa giải được theo quy định tại khoản 2 Điều 207 củaBLTTDS năm 2015 Một điểm mới trong quy định về hòa giải của BLTTDSnăm 2015 là khi một trong các đương sự đề nghị Tòa án không tiến hành hòagiải thì Tòa án sẽ không tiễn hành hòa giải và đưa vụ án ra xét xử ngay Nhưvậy, quyền tham gia phiên hòa giải của đương sự được pháp luật rất tôn trọng

và đặt ra nhiều trường hợp dé đương sự lựa chọn và Tòa án áp dụng sao chophù hợp và đảm bảo nhất quyền, cũng như lợi ích chính đáng của đương sự

Thứ hai, về tự nguyện thỏa thuận nội dung hòa giải: Khi tranh chấp,xung đột giữa các cá nhân đạt đến một độ nhất định mà không thể tự giảnghòa và phải ra đến Tòa án, thì việc thỏa thuận và ghi nhận về những nội dungđang có xung đột là điều hết sức quan trọng Quyền định đoạt về các nội dung

hòa giải phải do chính đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ quyết

Trang 24

định trên tinh thần tự nguyện Nếu sự thỏa thuận của các đương sự là kết quả

của việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực của người khác tác động lên,

làm cho đương sự buộc phải thỏa thuận trái với ý muốn để bảo vệ sức khỏe,danh dự, nhân phẩm và tài sản của mình thì thỏa thuận đó không được coi là

tự nguyện và không được chấp nhận

Trong quá trình hòa giải, Tòa án chỉ tạo điều kiện về mặt không gian,thời gian và định hướng dé các đương sự tự thỏa thuận với nhau, chứ Tòa ánkhông can thiệp hay áp đặt các đương sự phải hòa giải trái với ý muốn của

đạo duc xã hội” Như vậy, Toa an chỉ ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của

đương sự, khi thỏa thuận đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật và

không trái với đạo đức của xã hội Việc quy định đồng thời hai điều kiện nhưtrên sẽ giúp Tòa án thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thờikhắc phục được điểm bat hợp lý khi quy định chỉ cần đáp ứng một trong haiđiều kiện tại điểm a khoản 2 Điều 180 của BLTTDS năm 2004

BLTTDS năm 2015 đã sửa cụm từ “không được trai pháp luật” củaBLTTDS năm 2004 thành “không vi phạm điều cắm của pháp luật” Điều tráicủa pháp luật có thê là việc pháp luật buộc phải thực hiện một nghĩa vụ nhưngkhông thực hiện, pháp luật cam không thực hiện nhưng lại thực hiện, hoặc sửdụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật như vậy, điềucắm của pháp luật chỉ là một phần của việc trái pháp luật Việc sửa đổi này đã

mở rộng hơn phạm vi cho phép thỏa thuận của các đương sự và đảm bảo

quyền của đương sự tối đa hơn vì về cơ bản, công dân chỉ không được làmnhững điều pháp luật cắm

Thông qua việc các quy định của pháp luật về hòa giải ngày càng hoàn

thiện cho thấy, Nhà nước luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do, tự nguyện

thỏa thuận của mỗi cá nhân, tổ chức trên một nên tảng pháp ly chặt chẽ vàđồng bộ Nguyên tắc này sẽ giúp bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của các

Trang 25

đương sự trong vụ án và đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngườithứ ba và bảo vệ cộng đồng, xã hội tránh được những thiệt hại khi thỏa thuận

vi phạm điêu cam, trái đạo đức xã hội của các đương sự mang lại.

1.2 Phạm vi các vu an mà Toa an tiên hành hòa giải

Hòa giải là trách nhiệm của Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự.Tuy nhiên, không phải mọi vụ án dân sự đều được Tòa án tiễn hành hòa giảitrong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thấm So với BLTTDS năm 2004, phạm vihòa giải vụ án dân sự của BLTTDS năm 2015 thu hep hơn, do bé sung thêmquy định về việc không tiến hành hòa giải đối với vụ án dân sự được giảiquyết theo thủ tục rút gọn

1.2.1 Những vụ an dan sự không được hòa giải

Theo quy định tại Điều 206 của BLTTDS năm 2015 thì những vụ ándân sự không được tiến hành hòa giải bao gồm: Yêu cầu đòi bồi thường vì lý

do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và những vụ án phát sinh từ giaodịch dân sự vi phạm điều cắm của luật hoặc trái đạo đức xã hội Việc tiễn hànhhòa giải trong những trường hợp này là đồng nghĩa với việc tạo điều kiện chocác bên vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng việc hòa giải để xâm phạm tài sảncủa Nhà nước Do vậy, trong trường hợp này Tòa án sẽ không tiến hành thủ

tục hòa giải ma đưa vụ an ra xét xử.

The nhất, Tòa án không tiễn hành hòa giải đối với yêu cầu đòi bồithường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước vì tài sản của Nhà nước thuộc

sở hữu của nhân dân Do vậy, bất cứ hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhànước đều trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thường Người gây thiệthại không có quyền điều đình, thương lượng, thỏa thuận với Nhà nước vềtrách nhiệm bồi thường của mình Tuy nhiên, người gây thiệt hại tự nguyệnbồi thường và việc bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật thì Tòa án

có thé chấp nhận Theo Hướng dẫn tại Điều 15 của Nghị quyết số05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thấm phán Tòa án nhândân tôi cao hướng dan thi hành một số quy định trong phan thứ hai “Thủ tụcgiải quyết vụ an tại Tòa án cấp sơ thâm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã đượcsửa đối, bổ sung (sau đây gọi tat là “Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP”) thì

Trang 26

phạm vi hòa giải đối với vụ án yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài

sản của Nhà nước quy định như sau:

Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tô chức, đơn

vị lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhànước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền,thì khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Tòa án khôngđược hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án

Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tưcủa các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư

mà doanh nghiệp được quyên tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tàisản, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiếnhành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ

án theo thủ tục chung.

The hai, Tòa an không tiễn hành hòa giải đối với những vụ án dân sựphát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.Theo quy định tại Điều 128 của BLDS năm 2005 và Điều 123 của BLDS năm2015thì giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cắm của phápluật và trái đạo đức xã hội thì giao dịch đó là giao dịch vô hiệu Theo hướng

dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HDTP thì “Tod án không được hoà giải

vụ án dân sự phát sinh từ giao dich trái pháp luật (giao dich vi phạm diéucam của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mụcdich dé các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó Trường hợp các bên chỉ

có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái phápluật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà án vẫn phải tiễn hành hoà giải để cácđương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vôhiệu đó”.Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các đương sự không thêthỏa thuận dé tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình Tuynhiên, việc thỏa thuận dé giải quyết về hậu quả của giao dịch vô hiệu là điềucần thiết, bởi sẽ tạo điều kiện cho các đương sự có điều kiện thống nhất

“khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP.

Trang 27

phương thức khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch dân sự hoặcphương án hoàn trả lại tài sản.

Đối với quy định về những vụ án không được hòa giải, Điều 206 củaBLTTDS năm 2015 đã thay đổi một số câu chữ so với quy định tại Điều 181của BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung năm 2011 theo hướng dé điềuluật được rõ rang va dễ hiểu hơn Bồ sung cụm từ “vì j do gây” vào quyđịnh tại khoản 1 Điều 181 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm

2011 thành “Yêu cau doi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản Nhanước ” nhằm tránh việc hiểu không đúng về yêu cầu đòi bồi thường lànguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và tạo điềukiện thuận lợi cho Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật để xác định

những vụ án không được hòa giải.

Khoản 2 Điều 181 của BLTTDS năm 2004 được sửa đồi, bỗ sung năm

2011 đã quy định “nhitng vụ án dan sự phat sinh từ giao dịch trai pháp luật

hoặc trái đạo đức xã hội ” thì không được hòa giải Trong khi khoản 2 Điều

206 của BLTTDS năm 2015 quy định “nhitng vu án phát sinh từ giao dich

dan sự vi phạm diéu cắm của luật hoặc trái đạo đức xã hội” thì không đượchòa giải Việc sửa đổi này phù hợp với BLDS, bởi BLDS quy định giao dịchdân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cắm của pháp luật hoặc trải đạođức xã hội thì bị vô hiệu; đồng thời, đảm bảo được nguyên tắc công dânđược làm những điều mà pháp luật không cắm

1.2.2 Những vụ án không tiễn hành hòa giải được

Điều 207 của BLTTDS năm 2015 quy định những vu án không tiếnhành hòa giải được, bao gồm những trường hợp sau :

Thứ nhất, Bị đơn được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cốtình vắng mặt Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của BLTTDS năm 2015 thì

“Bi don trong vụ an dán sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan,

tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu câu Tòa ángiải quyết vụ dn dân sự khi cho rang quyên và lợi ích hợp pháp của nguyêndon bị người đó xâm phạm” Như vậy, bi đơn là chủ thé bị động và bat lợi khitham gia tô tụng và thường có ý thức trốn tránh Do vậy, dé tránh phải phụthuộc quá nhiều vé sự có mặt của một bên đương sự, làm kéo dài thời gian

khoản | Điều 206 của BLTTDS năm 2015.

Trang 28

chuẩn bị xét xử, thi trong trường hop Bi đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lầnthứ hai mà vẫn cô tình văng mặt thì Tòa án sẽ xác định thuộc trường hợp vụ

án không tiến hành hòa giải được Trong trường hợp, tại phiên tòa Bị đơn cóyêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa dé tiến hành hòa giải thì Tòa án sẽ không chapnhận theo quy định của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HDTP’, tuy nhiên, vẫn tạođiều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án

BLTTDS năm 2015 cũng b6 sung thêm quy định về trường hop Người

có quyên, nghĩa vụ liên quan được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưngvẫn có tình vắng mặt Căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 68 của BLTTDSnăm 2015 thì về cơ bản, vị thế của Người có quyền, nghĩa vụ liên quan cónhiều điểm tương đồng với vị thế của Bị đơn, đa phần họ đều ở thế bị động

trong vụ án, đặc biệt là những người có nghĩa vụ liên quan Do đó, khi Người

có quyền, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ hai lần nhữngvẫn không đến phiên hòa giải, không thể hiện thiện chí muốn hòa giải thì việcTòa án cố gắng tiếp tục triệu tập họ đến phiên hòa giải chỉ thêm lãng phí vềthời gian va công sức của Tòa án và các đương sự khác Do đó, cũng tương tự

như trường hợp của Bi đơn, Tòa án sẽ lập biên bản về việc không tiễn hànhhòa giải được do Người có quyền, nghĩa vụ liên quan vắng mặt và đưa vụ án

ra xét xử theo thủ tục chung.

Thứ hai, trường hợp đương sự không thé tham gia hòa giải được vì lý

do chính đáng Lý do chính đáng là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngạikhách quan xảy ra đối với đương sự mà không không thể biết trước hoặckhông thể chủ động đối phó với sự kiện đó như: Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,đau 6m, khién cho các đương sự không thể có mặt tại phiên hòa giải theothông báo của Tòa án Trường hợp này là do sự tác động của các yếu tô kháchquan dẫn đến, không phụ thuộc vào ý chí của đương sự, do vậy dù muốn haykhông đương sự cũng van không thé đến tham dự được phiên hòa giải Phápluật không quy định cụ thể cho từng đối tượng, bởi những tác động kháchquan có thê ảnh hưởng đến bất kỳ ai, do vậy, trong trường hợp Nguyên đơnhoặc Bị đơn hoặc Người có quyền, nghĩa vụ liên quan không tham gia được

hòa giải vì lý do chính đáng, thì Tòa án sẽ xác định là trường hợp không hòa giải được va đưa vụ an ra xét xử theo thủ tục chung.

7 Điều 16 của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP.

Trang 29

Thứ ba, trường hợp đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn làngười mat năng lực hành vi dân sự Theo quy định tại Điều 22 của BLDS năm

2005 và Điều 22 của BLDS năm 2015 thì người mat năng lực hành vi dân sự

là người bị mac bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhậnthức và làm chủ hành vi của mình và đã được Tòa án ra quyết định tuyên bố

là người mat năng lực hành vi dân sự Như vậy, nếu chồng hoặc vợ là người

bi mat năng lực hành vi dân sự thì sẽ không thé tự mình làm chủ và điềukhiển được hành vi hay nhận thức của mình nên việc tổ chức hòa giải dé vợ,chồng thỏa thuận với nhau trong trường hợp này sẽ vi phạm nguyên tắc tựđịnh đoạt của đương sự Đồng thời, Điều 24 của BLDS năm 2005 và Điều 25của BLDS năm 2015 quy định, quyền nhân dân là quyền dân sự gan liền vớimỗi cá nhân và không thể chuyên giao cho người khác Do vậy, trong trườnghợp này, Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải mà căn cứ vào các tài liệu, chứng

cứ có trong hồ sơ vụ án để giải quyết

Thứ tw, trường hợp một trong các bên đương sự dé nghị không tiếnhành hòa giải thì Tòa án tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự vàkhông tiến hành hòa giải Đây là quy định mới, bổ sung trong BLTTDS năm2015” nhằm tao ra sự linh hoạt trong thủ tục hòa giải, việc hòa giải không còn

là một quy định cứng nhắc và bắt buộc Tòa án phải thực hiện Mặt khác, việc

bồ sung thêm trường hợp này cũng cho thấy sự tôn trọng tối đa quyên tự định

đoạt của đương sự Bởi trên thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ án dân sự mà

mâu thuẫn giữa các bên đã trở nên trầm trọng, không thể khắc phục được,hoặc có những vụ án tính chất phức tạp mà các đương sự không thé tự giảiquyết hoặc thương thảo với nhau Việc pháp luật quy định cho họ thêm quyền

đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải sẽ giúp rút ngắn thời gian giải quyết

vụ án, đồng thời tránh việc gia tăng những mâu thuẫn, gay gắt trầm trọng giữa

các bên.

Trong tất cả các trường hợp Tòa án không hòa giải được, Tòa án đềuphải lập biên bản và nêu rõ lý do về việc không hòa giải được, đồng thời phải

có tài liệu, chứng cứ chứng minh nộp cho Tòa án.

Như vậy, những trường hợp không tiến hành hòa giải được là nhữngtrường hợp liên quan đến việc vắng mặt của đương sự, ý chí của đương sự,

8 Khoản 4 Điều 207 của BLTTDS năm 2015.

Trang 30

hoặc nang lực hành vi dân su của đương sự Trong những trường hop này,

nếu Tòa án cé tình hòa giải thì việc hòa giải cũng không đạt được kết quả vamục đích của việc hòa giải Quy định nay của BLTTDS giúp cho qua trình

giải quyết của vụ án dân sự được nhanh chóng và thuận tiện hơn

1.2.3 Vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 316 của BLTTDS năm 2015 thì: “Thi

tục rut gọn là thủ tục tô tụng được áp dụng dé giải quyết vu an dán sự có du

điễu kiện theo quy định cua Bộ luật này với trình tự don giản so với thủ tụcgiải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóngnhưng van bảo đảm đúng pháp luật” Như vậy, mục đích của việc giải quyết

vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn là giải quyết nhanh chóng nhưng vẫn bảođảm đúng pháp luật, dựa trên những điều kiện cụ thể theo quy định của phápluật TTDS”.Xuất phát từ mục đích này nên pháp luật tố tung dân sự đã xếp vụ

án được giải quyết theo thủ tục rút gọn vào một trong các trường hợp, trongthời hạn chuẩn bị xét xử Tòa án không phải mở phiên hòa giải, để đạt đượcmục đích của việc giải quyết vụ án; đồng thời vẫn đảm bảo được quyền và lợiich hợp pháp của các đương sự thông qua việc tổ chức hòa giải ngay tại phiêntòa sơ thâm theo quy định tại khoản 3 Điều 320 của BLTTDS năm 2015

1.3 Thành phan phiên hòa giải vu án dân sự

1.3.1 Các chủ thể tiễn hành hòa giải

Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 209 của BLTTDS năm 2015 quy định cụthé người tiễn hành hòa giải và trách nhiệm của họ trong phiên hòa giải; theo

đó, Thâm phán là người chủ trì phiên hòa giải và Thư ký là người ghi biên

bản phiên hòa giải.

Về Tham phan

Tham phan là người chủ trì phiên hòa giải, có vai trò đặc biệt quantrọng quyết định sự thành công của phiên hòa giải Tham phán là người xâydựng kế hoạch hòa giải, chủ động xác định thời gian, địa điểm, nội dung,thành phan phiên hòa giải Tại phiên hòa giải, Tham phán vừa là người điềukhiển, đồng thời điều tiết các mâu thuẫn của đương sự, hướng dan, giải thíchpháp luật, phân tích nguyên nhân tranh chấp va hậu quả pháp ly, dé từ đó tạo

? Điều 317 của BLTTDS năm 2015.

Trang 31

những điêu kiện cho các đương sự có thê thỏa thuận được với nhau, giải quyêt

các van dé còn xung đột, tranh chap hoặc dang còn mâu thuẫn trong vụ án

Thâm phán có trách nhiệm tiến hành phiên hòa giải theo đúng trình tự

do pháp luật TTDS quy định, giữ vai trò là người điều hành phiên họp, nhưngkhông đồng nghĩa là người quyết định thay cho đương sự về việc giải quyết

vụ án Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án, Tham phán luôn phải tôn trọngquyền tự định đoạt của đương sự, không được áp đặt hay ép buộc đương sựphải thỏa thuận trái với ý muốn của họ Trường hợp đương sự thống nhấtđược với nhau về việc giải quyết vụ án, Thâm phán ra quyết định công nhận

sự thỏa thuận của các đương sự và là cơ sở pháp lý có tính chất bắt buộc các

đương sự phải tuân thủ theo Trường hợp các đương sự không thỏa thuận đượcvới nhau về việc giải quyết vụ án, Tham phán ghi nhận ý kiến của các đương

sự tại phiên hòa giải và làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án

Về The ký Tòa án

Thư ký Tòa án đóng vai trò là người trợ giúp Tham phán trong quátrình thực hiện hoạt động hòa giải Thư ký có trách nhiệm tống đạt hợp lệ cácthông báo hòa giải của Tòa án cho đương sự, chuẩn bị các điều kiện cầnthiếtcho Thâm phán trước khi tiến hành phiên hòa giải và ghi biên bản hòagiải Biên bản hòa giải có ý nghĩa quan trọng về thủ tục, là cơ sở để Tòa án raquyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của phápluật Việc ghi biên bản hòa giải của Thư ký Tòa án phải đầy đủ, trungthực,chính xác theo ý kiến trình bày của các đương sự và tuân thủ theo đúngquy định tại Điều 211 của BLTTDS năm 2015

1.3.2 Chủ thể tham gia hòa giải

Ngoài chủ thé tiến hành hòa giải, phiên hòa giải còn bao gồm chủ thétham gia hòa giải, được quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 209 củaBLTTDS năm 2015, bao gồm:

1.3.2.1 Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự

Về nguyên tắc, phiên hòa giải phải có mặt của tất cả các đương sự.Đương sự theo quy định của BLTTDS năm 2015 bao gồm: Nguyên đơn, Bịđơn và Người có quyên, nghĩa vụ liên quan Khi được Tòa án triệu tập, những

Trang 32

người này phải có mặt tại phiên hòa giải dé trình bày ý kiến, quan điểm củamình, đồng thời lắng nghe những ý kiến trình bày của các đương sự khác.Cùng với sự điều khién và phân tích của Tham phán, nếu xét thấy có thé thỏathuận và thương lượng với nhau thì các đương sự có quyên thống nhất việcgiải quyết vụ án ngay tại phiên hòa giải, các đương sự cũng có quyền khôngchấp nhận yêu cầu của đương sự khác và đề nghị Thư ký ghi nhận ý kiến củamình trong biên bản hòa giải để làm cơ sở cho Thâm phán giải quyết vụ án.Như vậy, việc tham dự phiên hòa giải của các đương sự vừa là quyền, nhưngđồng thời cũng là nghĩa vụ đã được pháp luật quy định mà các đương sự phảituân thủ Theo quy định của pháp luật thì người đại diện hợp pháp của đương

sự có quyền tham dự phiên hòa giải, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức khởikiện vì lợi ích của người khác thì không có quyền hòa giải với Bị đơn vi hokhông phải là chủ thể của quan hệ tranh chấp Người đại diện theo pháp luậtcủa đương sự được căn cứ vào quy định của pháp luật hoặc Điều lệ trongtrường hợp đương sự là pháp nhân để xem xét về tính hợp pháp của việc đạidiện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham dựphiên hòa giải được căn cứ vào phạm vi ủy quyền trong văn bản ủy quyềngiữa đương sự và người đại diện theo ủy quyền của đương sự Người đại diệntheo ủy quyền của đương sự không có quyền ủy quyền lại cho người kháctham dự phiên hòa giải, trừ trường hợp đã được đương sự trong vụ án đồng ýcho ủy quyền lại

Trong nhiều vụ án, do hoàn cảnh khách quan mà đương sự không đếntham dự được phiên hòa giải theo giấy triệu tập của Tòa án, thì tùy từngtrường hợp, nếu có đương sự vắng mặt thì Thâm phán xem xét về việc có tiễnhành mở phiên hòa giải hay phải hoãn phiên hòa giải dé bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án.

Trường hợp vắng mặt Nguyên đơn

Trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ Nguyên đơn đến lần thứ haitham dự hòa giải mà Nguyên đơn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn

đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, BỊ đơn

không có yếu cầu phản tố và Người có quyên, nghĩa vụ liên quan không có

Trang 33

yêu cầu độc lập thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 217 của BLTTDS năm 2015.

Pháp luật TTDS chỉ quy định chung về trường hợp Nguyên đơn vắngmặt, nhưng chưa cụ thê trong trường hợp vụ án có nhiều Nguyên đơn thì giảiquyết như thế nào Xét thấy, trong trường hợp vụ án có nhiều Nguyên đơn cócùng yêu cầu khởi kiện với Bị đơn, đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lầnthứ hai nhưng vẫn vắng mặt, không có đơn đề nghị Tòa án hòa giải vắng mặt,không có lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả kháng, Bị đơn không có yêucầu phản tố và Người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cau độc lậpthì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 217 củaBLTTDS năm 2015 Trường hợp vụ án có nhiều Nguyên đơn, một số Nguyênđơn vắng mặt tại phiên hòa giải, một số có mặt theo triệu tập của Tòa án, thìTòa án xem xét và giải quyết như sau: Nếu tất cả Nguyên đơn cùng có chungmột yêu cầu khởi kiện với Bị đơnthì Tòa án lập biên bản không hòa giải được,

nêu rõ lý do không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Trong trường hợp các Nguyên đơn có yêu cầu khác nhau với cùng một Bịđơn, thì Tòa án đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu khởi kiện củaNguyên đơn vắng mặt, yêu cầu khởi kiện của các Nguyên đơn có mặt vẫnđược Tòa án tiễn hành hòa giải và giải quyết theo thủ tục chung

Trường hợp vắng mặt Bị đơn

Trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ Bị đơn đến lần thứ hai mà vẫn

có tình vắng mặt, thì Tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải

được do BỊ đơn vắng mặt và quyết định đưa vu an ra xét xử theo thủ tục

chung BLTTDS năm 2015 không quy định đối với trường hợp có nhiều Bịđơn trong một vụ án, thì việc văng mặt của BỊ đơn khi Tòa án triệu tập hòagiải hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt sẽ được giải quyết như thế

Trang 34

các Bi don có mat thông nhat thi hành toàn bộ nghĩa vụ cho Bi đơn văng mặt

thì Tòa án vẫn tiễn hành hòa giải giữa các đương sự có mặt

Đôi với trường hợp vụ án có nhiêu Bị đơn, mỗi Bị đơn có nghĩa vụriêng biệt hoặc nghĩa vụ chung theo phân, thì đôi với phân nghĩa vu cua Bi

đơn văng mặt, Toa án sẽ lập biên bản vê sự văng mặt của họ và đưa phân có

liên quan đên nghĩa vụ của BỊ đơn văng mặt ra xét xử mà không hòa giải;đồng thời, vẫn tiễn hành hòa giải đối với những Bị đơn có mặt tại phiên hòagiai.

Truong hop văng mat Người có quyên, nghĩa vụ liên quan

Điểm b khoản 1 Điều 73 của BLTTDS năm 2015 quy định Người cóquyên lợi, nghĩa vụ liên quan “có thé có yêu cẩu độc lập hoặc tham gia tốtụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn”, và khoản 1 Điều 207 củaBLTTDS năm 2015 quy định trường hợp Người có quyên, nghĩa vụ liên quanđược Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn cô tình văng mặt thì sẽ

thuộc trường hợp không hòa giải được.

Đối với trường hợp Người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độclập, Tòa án sẽ tiễn hành hòa giải giữa họ với các đương sự khác mà họ cóquyền hoặc nghĩa vụ liên quan Trong trường hợp Tòa án triệu tập hòa giảiđến lần thứ hai mà họ vẫn cố tình văng mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ yêu cầu độc

lập của họ.

Đối với trường hop Người có quyền có quyên, nghĩa vụ liên quankhông có yêu cầu độc lập, nếu họ văng mặt tại phiên hòa giải thì Tòa án lậpbiên bản về sự văng mặt của họ và đưa phần có liên quan của họ ra xét xửtheo quy định Đối với các đương sự khác, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải bình

thường.

Trường hợp có đương sự vắng mặt trong vụ án có nhiễu đương sựKhoản 3 Điều 209 của BLTTDS năm 2015 quy định: “rong vụ án cónhiễu đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vanđồng ÿ tiễn hành phiên họp và việc tiến hành phiên hop đó không ảnh hưởngđến quyên, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên

họp giữa các đương sự có mat; nêu các đương sự đê nghị hoãn phiên hòa giải

Trang 35

để có mặt tat cả các đương sự trong vu án thì Tham phan phải hoãn phiênhọp Tham phán phải thông báo việc hoãn phiên hop và việc mở lại phiên họp

cho đương su’.

Vấn đề trên đã được quy định cụ thể tại khoản khoản 3 Điều 17 của

Nghị quyết sỐ 05/2012/NQ-HDTP; theo đó, nếu vụ án có nhiều đương sự thì

về nguyên tắc, việc hòa giải phải có đầy đủ các đương sự tham dự Nếu cóđương sự vắng mặt, thì Tòa án phải hoãn phiên hòa giải, trừ những trường

Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải, đương sự vắng mặt đã có thỏathuận bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giảicủa các đương sự có mặt, khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương

sự văng mặt, thì Tòa án phải lay ý kiến băng văn bản của đương sự vắng mặt

về thỏa thuận của các đương sự đã có mặt tại buôi hòa giải đó Thủ tục và thờigian lay y kién bang van bản của đương sự được thực hiện theo quy định cuapháp luật TTDS Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hòa giải thì ngàynhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt, được xác định làngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án

Tứ hai, nêu quan hệ pháp luật liên quan tới tat cả các đương sự thì Tòa

án sẽ tiên hành hòa giải khi thỏa mãn hai điều kiện: Các đương sự có mặt vẫntiễn hành hòa giải và việc hòa giải đó không anh hưởng đến quyên, nghĩa vụhợp pháp của đương sự vắng mặt

Trang 36

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vu tham gia hòa giải của người daidiện hợp pháp của đương sự như sau: Người đại diện trong TTDS bao gồmngười đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong phiên hòa giải được

xác định theo quy định của BLDS, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện

theo quy định của pháp luật Người đại diện theo pháp luật trong TTDS thực

hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật TTDS Cá nhân, cơquan, tổ chức khởi kiện dé đảm bảo quyên và lợi ich hợp pháp của người kháccũng là đại diện theo pháp luật tại phiên hòa giải, nhưng không có quyền hòagiai.

Người đại điện theo ủy quyền được quy định trong BLDS là người daidiện theo ủy quyên trong TTDS; đối với việc ly hôn, đương sự không được ủyquyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng Người đại diện theo

ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng và thực hiện cácquyên, nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản ủy quyên Tuy nhiên, trong vụ

ly hôn, đối với yêu cầu ly hôn, quyền nuôi đưỡng thì không thé ủy quyền chongười khác, nhưng đối với yêu cầu chia tài sản chung, đối tượng của quan hệ

là tài sản, pháp luật không có quy định cắm về ủy quyền trong quan hệ này

Do vậy, đối với yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án ly hônthì Tòa án vẫn có thể xem xét và chấp nhận người đại diện theo ủy quyềntham dự phiên hòa giải trong phạm vi ủy quyền phù hợp

1.3.2.2 Ca nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan

Thâm phán có thê yêu cầu cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan thamgia phiên hòa giải trong trường hop cần thiết Trong nhiều vụ án, Tham phánnhận thấy cần có sự tham gia của người làm chứng, người giám định hoặc cánhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu chứng cứ cho Tòa án để giải quyết vụ

án một cách chính xác, khách quan và đúng pháp luật thì Tòa án triệu tập họ

để tham dự phiên hòa giải Tuy nhiên, đây không phải là chủ thể bắt buộcphải tham gia phiên hòa giải.

Trang 37

BLTTDS năm 2015 vẫn quy định về sự có mặt của cá nhân, cơ quan tôchức có liên quan trong trường hop can thiết'” Tuy nhiên, quy định này có bổsung thêm nội dung mới, đó là đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì Thamphán yêu cầu người đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quanquản lý Nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia phiênhọp Tuy nhiên, nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

1.3.2.3 Người phiên dịch

Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 của BLTTDS năm 2015 thì “Ngườiphiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt vàngược lại trong trường hợp có người tham gia tô tụng không sử dung đượctiếng Việt Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bênđương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Toa anyêu cau để phiên dich” Đồng thời, Điều 20 của BLTTDS năm 2015 đã quyđịnh nguyên tắc trong TTDS là tiếng nói và chữ viết băng Tiếng Việt Nhưvậy, trong trường hợp phiên hòa giải có người không biết sử dụng Tiếng Việtthì việc tham gia của Người phiên dịch là thủ tục bắt buộc

1.3.2.4 Đại diện tổ chức, đại diện tập thể người lao động

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 209 của BLTTDS năm 2015,thì đối với án lao động, khi có yêu cầu của người lao động thì đại diện tôchức, đại diện tập thể lao động tham gia phiên họp hòa giải, trừ trường hợp vụ

án lao động của tô chức đại điện tập thê lao động là người đại diện, người bảo

vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho tập thé người lao động, người lao động bởikhi đó, tổ chức của tập thể lao động sẽ tham gia phiên họp hòa giải với tưcách là người đại diện hợp pháp của đương sự quy định tại điểm c khoản 1Điều 209 hoặc là người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự quyđịnh tại điểm đ khoản 1 Điều 209 của BLTTDS năm 2015 Việc bổ sung chủthé tham gia phiên hop hòa giải là đại diện tổ chức, đại diện tập thé lao động

là hợp lý, vi chủ thé chủ yếu của tô chức đại diện tập thé lao động là đại diện,bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động Bên cạnh

đó, trong trường hợp vụ án lao động đã có tô chức đại diện tập thé lao động làngười đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thé người lao động,

'0 Khoản 2 Điều 209 của BLTTDS năm 2015.

Trang 38

thi người lao động luôn là bên có vị thé yêu hon người sử dụng lao động Dovậy, BLTTDS năm 2015 đã quy định về việc đại diện tô chức đại diện tập thểlao động tham gia phiên hòa giải khi có yêu cầu của người lao động để đảmbảo vị thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động trong vụ

án dân sự.

1.3.2.5 Người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của BLTTDS năm 2015 thì: “Ngườibảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia to tụng đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” Như vậy, Người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tham gia toàn bộ quá trình

tố tụng tại Tòa án, bao gồm cả quyền tham gia phiên hòa giải Việc sửa đổicụm từ “tham gia phiên tòa” trong BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bố sung năm2011''da khắc phục được trường hợp nhiều Thâm phán căn cứ vào quy địnhnày để không chấp nhận cho Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự tham gia phiên hòa giải và làm ảnh hưởng đến quyên lợi chính đángcủa đương sự Đồng thời, điểm đ khoản 1 Điều 209 của BLTTDS năm 2015

đã quy định rõ về thành phần phiên hòa giải có Người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự.

1.4 Thủ tục hòa giải vụ an dan sự

1.4.1.Thi tục hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì phiên họp hòa giải được kếthợp cùng với phiên họp giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ để tránhnhững thủ tục phát sinh không cần thiết Tuy nhiên, đây là hai phiên họp khácnhau, nhưng có trình tự tiến hành giống nhau và được quy định trong cùngmột điều luật Trong phạm vi luận văn, tac gia chi đề cập đến trình tự của

phiên hòa giải.

1.4.1.1 Trước phiên hop hòa giải

Theo quy định tại khoản 1 Điều 208 của BLTTDS năm 2015 thì

“Trước khi tiễn hành phiên họp, Tham phán phải thông bảo cho đương sự,người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp

'' Khoản 3 Điều 64 của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bồ sung năm 2011.

Trang 39

pháp của đương sự vé thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung

của phiên họp” Như vậy, việc thông báo hòa giải cho các đương sự, người

đại diện hợp pháp của đương sự là một yêu cầu bắt buộc vì qua đó, đương sự

CÓ Sự sắp xếp công việc và bồ trí thời gian, chuẩn bị các tài liệu và căn cứ détham dự phiên hòa giải Ngoài ra, thông báo của Tòa án còn là căn cứ để xácđịnh số lần Tòa án triệu tập hợp lệ đương sự trong trường hợp có đương sựvắng mặt tại phiên hòa giải dé ban hành các quyết định phù hop

Đối với quy định về thông báo phiên họp hòa giải, BLTTDS năm 2015

đã mở rộng thêm đối tượng thông báo tới Người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự Quy định này đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất cácquy định về thành phân triệu tập và thành phần tham dự phiên hòa giải tại Tòa

án Đồng thời, BLTTDS năm 2015 cũng đã chỉ rõ, đích danh Thâm phán làngười ban hành Thông báo hòa giải và gửi cho các đương sự dé họ nam được

về lịch hòa giải của Tòa án

Dé đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của một số chủ thé đặc biệt vàloại vụ án dân sự đặc thù, BLTTDS năm 2015 đã bé sung thêm quy định chomột số vụ án đặc biệt, đó là:

Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thànhniên, trước khi mở phiên hòa giải giữa các đương sự thì Thâm phán, Thâm traviên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ dé xácđịnh nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp Khi xét thấy cần thiết, Thâmphán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơquan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát

sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Tham phán phải lẫy ý kiến của con chưathành niên từ đủ bảy tuôi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơquan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứngkiến, tham gia ý kiến Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục

tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm đúng theo quy định

của pháp luật và phù hợp với tâm sinh lý của người chưa thành niên.Đây làthủ tục tố tụng bắt buộc Tham phán phải thực hiện trước khi tiến hành phiên

Trang 40

hòa giải.Tuy nhiên, trong trường hợp con từ đủ bảy tuổi trở lên bị mất hoặchạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khan về khả năng giao tiếp thìtùy từng trường hợp Thâm phán áp dụng quy định này cho phù hợp.

1.4.1.2 Tại phiên hòa giải

BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thể về trình tự tiến hành phiên hòagiải; theo đó, phiên hop hòa giải được tiến hành theo các bước sau:

Trước khi tiến hành phiên họp, Thu ký Tòa án báo cáo Tham phán về

sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa ánthông báo Tham phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cướccủa những người tham gia Khi phiên hòa giải bị vắng một trong các đương

sự, Thâm phán sẽ đề nghị các đương sự có mặt cho ý kiến về sự vắng mặt củađương sự đó Nếu các đương sự có mặt nhất trí đề nghị Tòa án tiễn hànhphiên hòa giải theo quy định, thì Tham phán sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo.Nếu một trong các đương sự không nhất trí với sự vắng mặt của đương sự

khác bởi họ cho rằng, việc vắng mặt của đương sự đó làm ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích của họ, đồng thời không nhất trí tiến hành hòa giải Thì Thamphán xem xét về việc có tiếp tục phiên hòa giải hay không Nếu xét thấy ýkiến của đương sự có căn cứ thì Thâm phán sẽ phải hoãn phiên hòa giải và

thông báo hòa giải lại vào một thời gian khác.

Sau khi kiểm tra xong căn cước của các đương sự, Thâm phán phổ biếncho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của đương sự, dẫn chiếu điều luật cụthé dé các bên tiện theo dõi và phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giảithành để các bên đương sự có sự chủ động và tích cực hơn trong quá trình hòa

giai.

Khi tiến hành hòa giải, các bên đương sự trình bay nội dung tranh chap,các yêu cầu giải quyết Đối với những yêu cầu đưa ra không có căn cứ hoặcvượt quá phạm vi thi Tham phán phân tích, dẫn chiếu quy định của pháp luật

để các đương sự nhận thức đúng quyền và nghĩa vụ của mình, cân nhắc lạiyêu cầu mà mình đã đưa ra Tham phán yêu cầu các bên đương sự trình bay,

bổ sung những nội dung còn chưa rõ, nêu lý do và nguyện vọng của mình.Theo đó, Thâm phán định hướng cho các đương sự tìm những điểm chung,hoặc chỉ ra những khả năng có thê đạt được để các đương sự suy nghĩ và cân

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN