SKKN: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh

15 2 0
SKKN: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh. Xây dựng kế hoạch, nội dung các cuộc họp. Giải thích cho phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của cuộc họp, các qui định của ngành giáo dục hay cách làm của nhà trường.

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A AN CHÂU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

An Châu, ngày 21 tháng 11 năm 2023

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lí, tác nghiệp,ứng dụng tiến bộ kĩ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngI Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Huỳnh Phương Thiện Giới tính: Nam - Ngày, tháng, năm sinh: 30/10/1990

- Nơi thường trú: Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang - Đơn vị vị công tác: Trường Tiểu học A An Châu

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục Tiểu học - Lĩnh vực công tác: Giáo dục

II Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:1 Sơ lược về đơn vị:

- Trường TH A TT An Châu nằm trên địa bàn ấp Hòa Long I, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

- Năm 1998 trường được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn trường phụ trách Năm 2006 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Ngày 17/6/2003, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Tháng 02/2013, trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

- Năm 2017, trường Tiểu học A thị trấn An Châu được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

* Về đội ngũ cán bộ giáo viên:

- Ban giám hiệu: 02

Trang 2

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, các cấp quản lí, chính quyền địa phương đã góp phần vào thành công chung trong những năm qua của trường Tiểu học A thị trấn An Châu.

- Trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác Luôn đổi mới, sáng tạo, trau dồi nghiệp vụ, nâng cao tay nghề,…

- Được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, các phòng chức năng, ti vi, máy chiếu, bảng tương tác,… nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy trong thời kì mới.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp cho nhiều phong trào của nhà trường phát triển Giúp các em học sinh có thể phát triển toàn diện về mọi mặt.

b Đối với lớp:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với tổ khối trong quá trình giảng dạy.

- Phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái Đóng góp nhiều tiền và hiện vật để phục vụ việc học tập và sinh hoạt của các em ở trường như: ti vi, thuốc diệt muỗi, nước rửa tay, khẩu trang, cây xanh,…

- Lớp học được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ như: máy vi tính, ti vi, camera, …

- Học sinh ngoan, lễ phép Đa số các em có thái độ học tập tích cực.

3 Khó khăn:

a Đối với trường:

- Cơ sở vật chất xuống cấp, các phòng chức năng tuy có nhưng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải do số lượng học sinh quá đông Phòng chức năng còn thiếu so với nhu cầu trường đạt chuẩn quốc gia Diện tích sân chơi chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Có sự tác động lớn của thời đại công nghệ đã có nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của các em học sinh, kể cả tiêu cực lẫn tích cực

- Còn nhiều bậc cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình Còn tâm lí bỏ mặt cho giáo viên.

- Tuy có sự ủng hộ từ Ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng sự ủng hộ còn mang tính cục bộ từ các thành viên trong hội, chưa lan tỏa mạnh mẽ trong toàn thể các bậc cha mẹ học sinh.

- Số hộ nghèo và khó khăn tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác duy trì sĩ số và đảm bảo chất lượng học sinh.

b Đối với lớp:

- Bàn ghế hư hỏng nhiều khiến học sinh không thoải mái trong học tập.

Trang 3

- Lớp học gần nhà dân nên bị một số tác động tiêu cực như: mùi hôi thối, ồn ào, muỗi,…

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chất lượng học sinh đầu vào có giảm so với những năm trước Trình độ học sinh không đồng đều, một số em còn đọc và viết rất chậm so với yêu cầu của lớp Bốn Các kĩ năng như thuyết tình, tranh luận, giao tiếp, thảo luận nhóm còn hạn chế.

* Tên sáng kiến:

“Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh”

* Lĩnh vực: Chủ nhiệm

III Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:1.1 Thực trạng

a Về mặt xã hội:

Trong mấy năm gần đây, có rất nhiều vấn đề xảy ra trong trường học được cả xã hội quan tâm mà chủ yếu là các vấn đề tiêu cực với mức độ càng ngày càng tăng Một trong những nguyên nhân gây ra chính là sự thiếu quan tâm học sinh từ phía các bậc phụ huynh và nhà trường, cùng với đó là sự thiếu kết nối và phối hợp giữa hai bên đã gây nên không ít những sự việc đau lòng đã được báo đài đưa tin trong thời gian qua.

Không ít các bậc phụ huynh phó mặc việc giáo dục con cái, giao phó hết cho nhà trường, lơ là việc liên hệ phối hợp khi con cái xảy ra vấn đề và luôn đùn đẩy hết trách nhiệm cho nhà trường, dẫn đến trường hợp các em có những suy nghĩ chưa chín chắn và hành động thiếu suy nghĩ, mất kiểm soát gây tổn hại cho bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô, nhà trường

Còn nhiều phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái mà phần nhiều lý do đều bắt nguồn từ gánh nặng kinh tế làm cho họ không có thời gian cùng các em trao đổi, chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống thường ngày hay những giờ học tập hoặc những định hướng nghề nghiệp cho tương lai, vì vậy đã tạo cho các em cảm giác không được cha mẹ quan tâm Đặc biệt là những em ở độ tuổi mới lớn thường có những suy nghĩ tiêu cực, điều này phần nhiều sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của các em, nặng hơn có thể dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc hoặc những hành động thiếu kiểm soát Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh đặt niềm tin vào con cái quá lớn nên đã gây nhiều áp lực đến việc học tập của các em.

b Về phía nhà trường:

Nhiều bậc phụ huynh của trường Tiểu học A Thị Trấn An Châu chưa hiểu rõ những chính sách, cách làm việc của nhà trường hoặc những quy định của ngành giáo dục nên còn hiểu nhầm, tạo ra những luồng thông tin sai lệch dẫn đến dư luận

Trang 4

xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và ngành giáo dục ở địa phương Có thể kể ra một số trường hợp sau:

- Phụ huynh chưa hiểu rõ vấn đề đóng tiền ở bán trú giữa học sinh trong địa bàn và học sinh ngoài địa bàn nên dễ nhầm lẫn giữa thu phí bán trú và thu học phí.

- Phụ huynh chưa nắm rõ Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá học sinh tiểu học nên còn thắc mắc, thậm chí khiếu nại về việc đánh giá học sinh.

Giáo viên và phụ huynh học sinh chưa thống nhất cách làm việc; cách ứng xử khi con em mình gặp sự cố; cách giao tiếp trong môi trường sư phạm,… nên dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc sau:

- Phụ huynh đỗ xe chưa hợp lí gây ách tắc giao thông cục bộ vào những giờ ra về Nhiều cha mẹ học sinh chạy xe vào sân trường dẫn đến va quẹt, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.

- Một số phụ huynh còn nóng khi con em mình gặp sự cố dẫn đến việc cãi vã, dùng những lời lẽ không chuẩn mực với phụ huynh khác.

- Còn trường học phụ huynh nuông chiều, tin tưởng tuyệt đối vào con em nên bắt nạt các học sinh khác trong lớp, trong trường.

Mỗi năm, trường Tiểu học A Thị Trấn An Châu tổ chức 02 cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh (gọi tắc là họp phụ huynh) vào đầu năm học và sau khi kết thúc học kì 1 Tuy nhà trường có tổ chức đầy đủ các cuộc họp phụ huynh nhưng nhìn chung chất lượng các cuộc họp chưa cao Chưa đồng bộ và chưa thoả mãn các yêu cầu mà nhà trường đề ra.

1.2 Nguyên nhân

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa mối quan hệ “Nhà trường – Cha mẹ học sinh” nhưng nhiều giáo viên làm chưa tốt vài trò này dẫn đến chất lượng công tác chủ nhiệm không cao, có thể kể đến một vài nguyên nhân như sau:

- Giáo viên chưa xem trọng các cuộc họp cha mẹ học sinh Nhiều giáo viên đến với cuộc họp chỉ nói về các khoản thu đầu năm, vận động tham gia bảo hiểm, giờ giấc, các loại dụng cụ học tập,… nên cuộc họp diễn ra chóng vánh khoảng 10 đến 15 phút Điều này làm nhiều anh chị phụ huynh chán nản, không muốn tham gia ở những kì họp tiếp theo Khi phụ huynh không muốn tham gia họp thì rất khó cho nhà trường có thể triển khai được những quy định của nhà trường, của ngành giáo dục.

- Giáo viên chưa thống nhất được cách làm việc giữa phụ huynh và nhà trường nên khi có sự cố xảy ra một mặt sẽ gây lúng túng cho cả đôi bên, mặt khác sẽ dễ làm rạn nứt mối quan hệ của giáo viên và phụ huynh.

Trang 5

- Phụ huynh của trường A Thị Trấn An Châu có phần lớn là cán bộ, viên chức và người lao động Thời gian dành cho con cái không nhiều nên nhiều phụ huynh thường có tâm lí phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm.

- Phụ huynh chưa thật sự xem trọng nội quy và quy định của nhà trường nên nhiều việc làm của phụ huynh đã ảnh hưởng ít nhiều đến nề nếp và cách vận hành của nhà trường Có thể kể đến một số sự việc như: phụ huynh đậu xe không đúng nơi quy định gây ách tắc giao thông; phụ huynh chạy xe trong sân trường; phụ huynh mặc trang phục không phù hợp khi vào trong trường; không đội mũ bảo hiểm khi đưa đón con em; đón con em tại lớp,…

Với những lí do kể trên, rất khó để có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giưa nhà trường và phụ huynh Việc này dẫn đến chất lượng công tác chủ nhiệm không cao ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Bên cạnh đó, nó còn tạo nên những hệ lụy không tốt trong tương lai.

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

2.1 Đáp ứng những mong muốn từ phía phụ huynh

Phụ huynh mong gì trong buổi họp phụ huynh? Tất nhiên sẽ không mong nhận được những thông tin chung chung như trường có bao nhiêu lớp, bao nhiêu thầy cô, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là bao nhiêu hay cơ sở vật chất gồm những gì Thậm chí có thầy cô còn giới thiệu cả địa chỉ, số điện thoại, website nhà trường Khi cho con đi học, ít nhiều phụ huynh đã nắm được những thông tin đó và không nhất thiết cuộc họp nào cũng phải nhắc đi nhắc lại theo kiểu “đọc báo cáo” chi li đến từng con số rất nhàm chán Do đó, giáo viên phải biết phụ huynh cần biết gì, thắc mắc những gì, cần làm gì,… để có thể đưa ra thông tin chính xác, giải đáp những thắc mắc của cha mẹ học sinh một cách kịp thời Điều đó sẽ làm tăng sự tin tưởng vào giáo viên và nhà trường; tăng tính kết nối và làm phụ huynh mong muốn đi họp để có thể nắm rõ thông tin mà giáo viên truyền đạt.

Qua nhiều năm tổ chức các cuộc họp phụ huynh và trong khuôn khổ đề tài, tác giả đã tổng hợp được những mong muốn và thắc mắc của phụ huynh, cụ thể như sau:

- Tình hình học tập của các em như thế nào? Cần cải thiện những mặt nào? - Những hoàn cảnh khó khăn trong lớp được nhà trường chăm lo ra sao? - Khi học tập, các em học sinh có bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh không Ví dụ như: muỗi, mùi hôi, tiếng ồn,…

- Sự thân thiện và quan tâm của giáo viên đến với từng học sinh ra sao? Thầy cô có sử dụng bạo lực khi giảng dạy hay không?

- Hoạt động ngoại khóa được nhà trường tổ chức như thế nào? Có nhiều hoạt động, hoạt động có sinh động, an toàn; có mang tính giáo dục hay không?

- Giáo viên hỗ trợ gì để các em phát triển năng khiếu của bản thân?

Trang 6

- Giáo viên làm gì để cho học sinh tiến bộ trong học tập?

- Cách đánh giá học sinh tiểu học được tiến hành như thế nào? Tại sao học sinh học tốt mà không được khen thưởng?

- Nhà trường quản lí và sử dụng các khoảng đóng góp của phụ huynh như thế nào?

Từ những mong muốn, thắc mắc của phụ huynh mà tác giả đã tổng hợp, giáo viên cần dựa vào đó để thiết kế nội dung họp sao cho phù hợp, sinh động, thu hút được phụ huynh và nhận được sự đồng thuận từ các bậc cha mẹ học sinh Điều đó làm nên thành công của gió viên trong công tác chủ nhiệm lớp.

2.1 Nâng cao được chất lượng công tác chủ nhiệm

Nếu áp dụng đề tài thành công, giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác chủ nhiệm, cụ thể như sau:

- Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng trở nên khăng khít do không có sự hiểu lầm giữa đôi bên.

- Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng Phụ huynh sẽ đồng hành cùng với nhà trường trong việc giáo dục các em học sinh.

- Sẽ tạo nên thói quen tôn trọng nội quy cho phụ huynh học sinh Mỗi phụ huynh là tấm gương cho học sinh noi theo.

- Nguồn thu từ công tác xã hội hóa tăng lên, giúp cho nhà trường có thể chăm lo cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cải thiện cảnh quan sư phạm cũng như khen thưởng những học sinh đạt giải trong các ki thi.

Với những lợi ích như thế mang lại, tác giả tin rằng khi được áp dụng, đề tài trên sẽ mang lại hiệu quả cao Giúp cho công tác chủ nhiệm của thầy cô trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.

IV Nội dung sáng kiến

1 Tiến trình và thời gian thực hiện1.1 Tiến trình thực hiện:

Để sáng kiến được thực hiện một cách thành công và trôi chảy Tôi lập kế hoạch và thực hiện các bước sau:

Bước 1

Khảo sát và ghi nhận tình hình lớp học trước khi áp dụng sáng kiến

Bước 2 Áp dụng các biện pháp

Bước 3 Đánh giá, rút kinh nghiệm

Trang 7

a Bước 1: Khảo sát và ghi nhận tình hình lớp học trước khi áp dụng sáng

* Năm học 2021 – 2022, tôi chọn lớp 4B để thực hiện nghiên cứu của mình - Tình hình lớp 4B năm học 2021 - 2022: Tổng số học sinh là 40 em, trong đó có 21 nữ.

- Thời gian khảo sát: Trong học kì 1 năm học 2021 – 2022 - Kết quả khảo sát:

+ Lớp có 02 học sinh thuộc dân tộc thiểu số (01 dân tộc Hoa và 01 dân tộc Khmer)

+ Gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 05 học sinh Trong đó có 03 hộ nghèo, 01 hộ cận nghèo và 01 trường hợp mồ côi cha nhưng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

+ Số lượng học sinh được khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc năm học trước là 13 em, đạt tỉ lệ 32.5%

+ Nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình của phụ huynh được thống kê

* Năm học 2022 – 2023, tôi chọn lớp 4B để thực hiện nghiên cứu của mình - Tình hình lớp 4B năm học 2022 - 2023: Tổng số học sinh là 36 em, trong đó có 18 nữ.

- Thời gian khảo sát: Trong học kì 1 năm học 2022 - 2023 - Kết quả khảo sát:

+ Lớp có 01 học sinh thuộc dân tộc thiểu số (dân tộc Hoa)

+ Gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 04 học sinh Trong đó có 03 hộ nghèo, 01 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không có sổ.

+ Số lượng học sinh được khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc năm học trước là 12 em, đạt tỉ lệ 33.3%

Trang 8

+ Nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình của phụ huynh được thống kê

b Bước 2: Áp dụng các biện pháp của sáng kiến

Sau khi nắm được đặc điểm tình hình của các lớp, tôi tham mưu đến ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ chuyên môn khối Bốn các biện pháp cần thực hiện, cụ thể chúng bằng kế hoạch theo tháng có thể thực hiện một cách nhịp nhàng và trôi chảy.

c Bước 3: Đánh giá các biện pháp, rút kinh nghiệm cho các lần thực hiện

Sau mỗi năm học, kết quả thu được khi áp dụng sáng kiến được lượng hóa bằng những biểu đồ (được nêu ở phần kết quả) để đánh giá sự hiệu quả Bên cạnh đó, sáng kiến cũng được góp ý từ các thành viên trong tổ chuyên môn để có cái nhìn khách quan hơn Từ đó, giáo viên sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho những năm học sau.

1.2 Thời gian thực hiện:

Sáng kiến được triển khai thực hiện từ năm học 2021-2022 Sáng kiến được đánh giá có hiệu quả nên được tiếp tục triển khai và nghiên cứu cho đến nay.

2 Những điểm mới của sáng kiến:

Trải qua quá trình giảng dạy khoảng 12 năm, được công tác ở nhiều trường, được gặp gỡ nhiều thầy cô và tham gia nhiều chuyên đề, tôi nhận thấy, đề tài

“Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm thông qua các cuộc họp cha mẹ họcsinh” có những điểm mới so với những sáng kiến cũ đã được ứng dụng trước đây.

Cụ thể như sau:

- Triển khai kế hoạch hoạt động học tập tới toàn thể phụ huynh đầy đủ,

chính xác và rõ ràng Gia đình và nhà trường cũng tìm tiếng nói chung trong giáo

Trang 9

dục và quản lý học sinh, tạo điều kiện cho các em được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt nhất.

- Nội dung cuộc họp gồm: Nêu đặc điểm tình hình của nhà trường, ý kiến trao đổi của giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập, rèn luyện của lớp qua tuần học đầu tiên, chia sẻ phương pháp đồng hành cùng con Những nội dung này không mới nhưng được các thầy cô sáng tạo, đổi mới, đưa đến một luồng không khí tích cực, yêu thương, quan tâm làm cho buổi họp phụ huynh sôi nổi, gắn kết.

- Chuẩn bị cho buổi họp, học sinh được tự tay trang trí, tạo không gian tiếp đón bố mẹ; báo cáo tình hình học tập bằng nhiều hình thức thú vị và sáng tạo theo cách riêng; ngoài ra được dẫn dắt toàn bộ nội dung chương trình Buổi họp là kỷ niệm đẹp mà ở đó cha mẹ và giáo viên được chứng kiến sự trưởng thành, bản lĩnh, sự thông minh sáng tạo của các con hơn là câu chuyện điểm số hay thành tích thông thường.

3 Biện pháp tổ chức

3.1 Xây dựng nội dung cuộc họp phụ huynha Cuộc họp phụ huynh đầu năm:

Họp phụ huynh đầu năm là cuộc họp quan trọng Vì thế giáo viên phải cần chuẩn bị đủ các nội dung họp Dưới đây, tác giả đã liệt kê những nội dung cần triền khai, cụ thể như sau:

a.1 Thông tin lớp học

- Thông tin về giáo viên: + Tên giáo viên

+ Số điện thoại + Zalo - Thông tin về biên chế lớp:

+ Số học sinh (số nam, số nữ, số học sinh dân tộc và khó khăn) + Ban cán sự lớp.

+ Sơ đồ chỗ ngồi - Thông tin về giờ giấc - Thông tin về nhóm zalo

a.2 Thông tin về các khoản thu đầu năma.3 Các quy định

- Quy định của nhà trường:

+ Vấn đề giao tiếp trong nhà trường.

+ Vấn đề đón rước con em (nơi đỗ xe, đội nón bảo hiểm, không chyaj xe trong sân trường,…)

+ Vấn đề hành xử trong nhà trường.

+ Vấn để xử lí tình huống khi con em gặp sự cố + Về vấn đề lien lạc giữa phụ huynh và giáo viên.

Trang 10

- Quy định của ngành giáo dục:

+ Về vấn đề đánh giá và khen thưởng học sinh + Về chương trình sách giáo khoa.

+ Về các kì kiểm tra, hình thức kiểm tra.

a Cuộc họp phụ huynh giữa năm:

- Thông báo kết quả đạt được trong học kì 1 + Về chất lượng giáo dục.

+ Về phong trào + Về duy trì sĩ số

- Những mặt hạn chế, chưa làm được ở học kì 1 - Những việc cần triển khai ở học kì 2.

3.2 Tổ chức cuộc họp

Sau khi có được nội dung cuộc họp, giáo viên nên chuyển đổi nội dung sang dạng trình chiếu để phụ huynh có thể theo dõi một cách dễ dàng, tạo nên sự sinh động cho cuộc họp.

Phát thư mời cho phụ huynh học sinh bằng hai hình thức: Thư mời trực tiếp và thông báo thay thư mời trên nhóm zalo của lớp.

Giáo viên in sẵn các nội dung của cuộc họp để phụ huynh tiện theo mõi và góp ý.

Giáo viên giải đáp những thắc mắc của phụ huynh dựa vào quyền hạn của mình Ý kiến nào vượt quyền hạn thì ghi nhận lại để tham mưu với lãnh đạo nhà trường để phúc đáp sau.

3.3 Đánh giá – Rút kinh nghiệm

Giáo viên phải năm rõ các văn bản, quy định của nhà trường cũng như của ngành giáo dục để giải đáp thắc mắc của phụ huynh học sinh Vì giáo viên đại diện cho bộ mặt và phát ngôn của nhà trường.

Phải tham mưu với ban giám hiệu về nội dung các cuộc họp để có thể nhân được ý kiến chỉ đạo hoặc góp ý từ lãnh đạo nhà trường.

Chia sẻ với đồng nghiệp trong cơ quan để học hỏi những điểm mới, những cái hay của các thành viên khác trong nhà trường.

V Hiệu quả đạt được

Sáng kiến từ năm học 2021 - 2022 đến nay, kết quả đạt được rất khả quan Sáng kiến trên được chia sẻ, trao đổi trong tổ chuyên môn và được đồng nghiệp đánh giá cao về tính khả thi và tính hiệu quả của sáng kiến

1 Chất lượng

Ngày đăng: 14/04/2024, 10:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan