SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh bằng kĩ thuật khăn trải bàn ở môn Toán ở lớp Bốn

20 2 0
SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh bằng kĩ thuật khăn trải bàn ở môn Toán ở lớp Bốn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát huy tính tích cực của học sinh bằng kĩ thuật khăn trải bàn ở môn Toán ở lớp Bốn. pHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC MỚI. KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A AN CHÂU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

An Châu, ngày 06 tháng 02 năm 2023

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lí, tác nghiệp,ứng dụng tiến bộ kĩ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngI Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Huỳnh Phương Thiện Giới tính: Nam - Ngày, tháng, năm sinh: 30/10/1990

- Nơi thường trú: Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang - Đơn vị vị công tác: Trường Tiểu học A An Châu

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giáo dục

II Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:1 Sơ lược về đơn vị:

- Trường TH A TT An Châu nằm trên địa bàn ấp Hòa Long I, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

- Năm 1998 trường được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn trường phụ trách Năm 2006 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Ngày 17/6/2003, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Tháng 02/2013, trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

- Năm 2017, trường Tiểu học A Thị Trấn An Châu được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

* Về đội ngũ cán bộ giáo viên:

- Ban giám hiệu: 02

Trang 2

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, các cấp quản lí, chính quyền địa phương đã góp phần vào thành công chung trong những năm qua của trường Tiểu học A thị trấn An Châu.

- Trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác Luôn đổi mới, sáng tạo, trau dồi nghiệp vụ, nâng cao tay nghề,…

- Được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, các phòng chức năng, ti vi, máy chiếu, bảng tương tác,… nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy trong thời kì mới.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp cho nhiều phong trào của nhà trường phát triển Giúp các em học sinh có thể phát triển toàn diện về mọi mặt.

b Đối với lớp:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với tổ khối trong quá trình giảng dạy.

- Phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái Đóng góp nhiều tiền và hiện vật để phục vụ việc học tập và sinh hoạt của các em ở trường như: ti vi, thuốc diệt muỗi, nước rửa tay, khẩu trang, cây xanh,…

- Lớp học được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ như: máy vi tính, ti vi, camera, …

- Học sinh ngoan, lễ phép Đa số các em có thái độ học tập tích cực.

3 Khó khăn:

a Đối với trường:

- Cơ sở vật chất xuống cấp, các phòng chức năng tuy có nhưng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải do số lượng học sinh quá đông Phòng chức năng còn thiếu so với nhu cầu trường đạt chuẩn quốc gia Diện tích sân chơi chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Có sự tác động lớn của thời đại công nghệ đã có nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của các em học sinh, kể cả tiêu cực lẫn tích cực

- Còn nhiều bậc cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình Còn tâm lí bỏ mặt cho giáo viên.

- Tuy có sự ủng hộ từ Ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng sự ủng hộ còn mang tính cục bộ từ các thành viên trong hội, chưa lan tỏa mạnh mẽ trong toàn thể các bậc cha mẹ học sinh.

- Số hộ nghèo và khó khăn tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác duy trì sĩ số và đảm bảo chất lượng học sinh.

b Đối với lớp:

- Bàn ghế hư hỏng nhiều khiến học sinh không thoải mái trong học tập.

Trang 3

- Lớp học gần nhà dân nên bị một số tác động tiêu cực như: mùi hôi thối, ồn ào, muỗi,…

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chất lượng học sinh đầu vào có giảm so với những năm trước Trình độ học sinh không đồng đều, một số em còn đọc và viết rất chậm so với yêu cầu của lớp Bốn Các kĩ năng như thuyết tình, tranh luận, giao tiếp, thảo luận nhóm còn hạn chế.

* Tên sáng kiến:

“Phát huy tính tích cực của học sinh bằng kĩ thuật khăn trải bàn ở môn Toán ở lớp Bốn”

* Lĩnh vực: Chuyên môn

III Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:1.1 Thực trạng

Trong việc dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung, môn Toán ở lớp Bốn nói riêng, giáo viên đã từng bước nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học cũng như trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Giáo viên đã có nhiều giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học như: đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu làm đồ dùng dạy học mới, …

Bên cạnh đó, việc dạy học môn Toán ở Tiểu học, đặc biệt là môn Toán lớp Bốn vẫn còn một số bất cập sau:

- Một số giáo viên vẫn chưa hiểu rõ mục tiêu môn Toán ở Tiểu học, chưa thật sự nắm vững về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Dạy học còn dàn trải, chưa tập trung vào trọng tâm của bài học

- Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, nặng về truyền thụ, lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, phân phối chương trình Vận dụng các phương pháp dạy học còn máy móc, nặng về nhồi nhét kiến thức, áp đặt, chưa vận dụng kiến thức vào thực tế, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

- Nhiều giáo viên dạy chay, ít sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học Điều đó không phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

- Nhiều lớp học có sĩ số học sinh cao trong khi cơ sở vật chất không đảm bảo nên giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp học, áp dụng các phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học mới.

1.2 Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, cụ thể như sau:

Trang 4

- Giáo viên chưa hiểu rõ dụng ý của sách giáo khoa nên việc tổ chức dạy học không đạt hiệu quả cao.

- Quá nhiều qui định và thay đổi liên tục trong việc xây dựng kế hoạch dạy học nên nhiều giáo viên chưa xây dựng được kế hoạch dạy học của mình, còn sử dụng kế hoạch của người khác nên tính chủ động và sáng tạo của giáo viên không cao Trong nhiều tiết học, giáo viên chỉ phụ thuộc vào sách giáo khoa.

- Dù đã được trải qua nhiều đợt tập huấn, nhưng do không áp dụng vào thực tiễn nên nhiều giáo viên vẫn chưa nắm rõ các kĩ thuật và phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực.

- Đồ dùng dạy học đã cũ, bị thất lạc, thiếu các chi tiết hoặc đã hư hỏng đến mức không sử dụng được.

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

2.1 Tìm hiểu về kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”

a Khái niệm:

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

Hình 1: Mô hình diễn tả cách thức tổ chức của kĩ thuật khăn trải bàn b Mục tiêu:

- Kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh - Phát triển sự tương tác của học sinh và học sinh.

c Tác dụng:

- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau - Rèn được kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.

Trang 5

- Phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học sinh học tập.

- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp; học cách chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau.

d Cách tiến hành:

2.2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…

Để khơi dậy tính tích cực của học sinh thì có nhiều sáng kiến nhưng trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ sử dụng một sáng kiến duy nhất là sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn Để thấy rõ sự vượt trội của kĩ thuật dạy học mới với cách dạy truyền thống trong việc thúc đẩy tính tích cực của học sinh, tác giả có liệt kê những ưu điểm của kĩ thuật khăn trải bàn trong bảng dưới đây:

Bước 1

Phân nhóm, phát bảng nhóm (giống hình 1)Giao nhiệm vụ thảo luận

Trang 6

Dạy học truyền thốngKĩ thuật khăn trải bàn

Quan niệm

Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.

Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng

minh chân lí của giáo viên.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.

Mục tiêu

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Học để đối phó với thi cử Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.

Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác, …) Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.

Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên

Từ nhiều nguồn khác nhau: sách giáo khoa, giáo viên, các tài liệu khoa học phù hợp, internet, thực nghiệm, thực tế… gắn với:

- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.

- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương - Những vấn đề học sinh quan tâm.

Hình thức tổchức

Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.

Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, học trên mạng, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.

Trang 7

IV Nội dung sáng kiến

1 Tiến trình và thời gian thực hiện1.1 Tiến trình thực hiện:

Để sáng kiến được thực hiện một cách thành công và trôi chảy Tôi lập kế hoạch và thực hiện các bước sau:

Sơ đồ mô tả tiến trình thực hiện sáng kiến

a Bước 1: Khảo sát và ghi nhận tình hình lớp học trước khi áp dụng sáng

* Năm học 2020 – 2021, tôi chọn lớp 4B để thực hiện nghiên cứu của mình - Tình hình lớp 4B năm học 2020-2021: Tổng số học sinh là 39 em, trong đó có 18 nữ.

- Thời gian khảo sát: Trong học kì 1 năm học 2020-2021 và lấy kết quả kiểm tra môn Toán cuối học kì 1 làm đối chứng

- Kết quả khảo sát:

* Năm học 2021 – 2022, tôi chọn lớp 4B để thực hiện nghiên cứu của mình - Tình hình lớp 4B năm học 2021-2022: Tổng số học sinh là 40 em, trong đó có 21 nữ.

- Thời gian khảo sát: Trong học kì 1 năm học 2021-2022 và lấy kết quả kiểm tra môn Toán cuối học kì 1 làm đối chứng

- Kết quả khảo sát:

Bước 1

Khảo sát và ghi nhận tình hình lớp học trước khi áp dụng sáng kiến

Bước 2Áp dụng các biện pháp

Bước 3Đánh giá, rút kinh nghiệm

Trang 8

b Bước 2: Áp dụng các sáng kiến của sáng kiến

Sau khi nắm được đặc điểm tình hình của các lớp, tôi tham mưu đến ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ chuyên môn khối Bốn các sáng kiến cần thực hiện, cụ thể chúng bằng kế hoạch theo tháng có thể thực hiện một cách nhịp nhàng và trôi chảy.

c Bước 3: Đánh giá các sáng kiến, rút kinh nghiệm cho các lần thực hiện

Sau mỗi năm học, kết quả thu được khi áp dụng sáng kiến được mô tả bằng những biểu đồ (được nêu ở phần kết quả) để đánh giá sự hiệu quả Bên cạnh đó, sáng kiến cũng được góp ý từ các thành viên trong tổ chuyên môn để có cái nhìn khách quan hơn Từ đó, giáo viên sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho những năm học sau.

1.2 Thời gian thực hiện:

Sáng kiến được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021 Sáng kiến được đánh giá có hiệu quả nên được tiếp tục triển khai và nghiên cứu cho đến nay.

2 Biện pháp tổ chức

2.1 Lập địa chỉ các bài học có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

Lập địa chỉ các bài học có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

Bước 1

Sử dụng kĩ thuật dạy học vào thực tiễn

Bước 2

Đánh giá - Rút kinh nghiệm

Bước 3

Trang 9

ST

Trang 10

1 Biểu thức có chứa một chữ (trang 6) Khám phá

3 So sánh các số có nhiều chữ số (trang 12) Khám phá 4 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên (trang 21) Luyện tập (BT3a)

11 Biểu thức có chứa hai chữ (trang 41) Khám phá 12 Tính chất giao hoán của phép cộng (trang 42) Khám phá

14 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (trang 47) Luyện tập (BT2)

17 Hai đường thẳng vuông góc (trang 50) Luyện tập (BT3a) 18 Hai đường thẳng song song (trang 51) Luyện tập (BT2)

20 Tính chất giao hoán của phép nhân (trang 58) Khám phá 21 Tính chất kết hợp của phép nhân (trang 60) Khám phá 22 Mét vuông (trang 64)

Vận dụng (tính diện tích phòng

học lớp 4B) 23 Nhân một số với một tổng (trang 66) Luyện tập (BT3) 23 Nhân một số với một hiệu (trang 67) Luyện tập (BT4)

Trang 11

24 Nhân với số có hai chữ số (trang 69) Luyện tập (BT3)

27 Chia một tổng cho một số (trang 76) Luyện tập (BT2)

29 Chia một số cho một tích (trang 78) Luyện tập (BT2) 30 Chia một tích cho một số (trang 79) Luyện tập (BT2) 31 Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 (trang 80) Luyện tập (BT3a) 32 Chia cho số có hai chữ số (trang 81) Luyện tập (BT2) 33 Chia cho số có hai chữ số tiếp theo (trang 82) Luyện tập (BT3a) 34 Chia cho số có ba chữ số (trang 86) Luyện tập (BT2b)

38 Diện tích hình bình hành (trang 103) Luyện tập (BT3a) 39 Phân số và phép chia số tự nhiên (trang 108) Luyện tập (BT3) 40 Phân số và phép chia số tự nhiên tt (trang 109) Luyện tập (BT3)

42 Quy đồng mẫu số các phân số tt (trang 116) Luyện tập (BT2) 43 So sánh hai phân số cùng mẫu số (trang 119) Khám phá 44 So sánh hai phân số khác mẫu số (trang 121) Luyện tập (BT2a)

Trang 12

49 Phép nhân phân số (trang 132) Luyện tập (BT3)

54 Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó (tr.147) Luyện tập (BT1)

56 Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó (tr.150) Luyện tập (BT1)

2.2 Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào thực tiễn

a Yêu cầu sư phạm:

- Câu hỏi được đưa ra thảo luận phải là câu hỏi mở.

- Có nhiều cách để chia nhóm khi thảo luận như: chia theo số điểm danh, theo tổ, theo giới tính, vị trí chỗ ngồi Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận, tốt nhất nhóm có 4 - 6 người.

- Những ý kiến giống nhau có thể ghi chồng lên nhau

- Những ý kiến cá nhân không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được lưu lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”

b Minh họa cụ thể:

Dưới đây là một kế hoạch dạy học hoàn chỉnh, trong đó có một hoạt động có áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

Ngày đăng: 14/04/2024, 10:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan