1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT trên địa bàn thị xã cửa lò

46 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 8,12 MB

Nội dung

đã thực sự phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh đối vớimôn Giáo dục công dân.Sau đây tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy tính tích cực, chủ động,

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Môn Giáo dục công dân được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy ởtrường Trung học phổ thông nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản,phù hợp với lứa tuổi về hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triếthọc, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật,đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước ViệtNam Có thể nói môn giáo dục công dân đã góp phần hình thành nên thế giới quanlành mạnh ở học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bảnthân và tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêuthương và vị tha

Đồng thời, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hìnhthành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý thức tổ chức kỷluật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật…

Có thể thấy được tầm quan trọng của môn giáo dục công dân đối với học sinhnhư thế nào Tuy nhiên, việc dạy và học môn giáo dục công dân đang tồn tại một

số vấn đề bất cập Có những học sinh không nhận thức được hết tầm quan trọngcủa môn Giáo dục công dân và cho rằng đây là môn học phụ nên ít quan tâm, đầu

tư thích đáng cho việc học Về phía giáo viên, qua thực tế có thể nhận thấy, một sốgiáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giácmệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức

Chính vì vậy, lãnh đạo ngành giáo dục đã thực sự nghiêm túc đánh giá, nhìnnhận cả từ phía người dạy lẫn người học để từ đó có giải pháp nâng cao chất lượngdạy và học môn học có vị trí đặc biệt quan trọng này Cụ thể đó là việc đổi mớiphương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực Với việc tiếnhành đổi mới phương pháp giáo dục, qua thực tiễn với việc ứng dụng phương phápdạy học mới giáo viên đã làm “mềm” hoá môn học vốn được xem là khô khan,trừu tượng này bằng những thí dụ sinh động trong đời sống thực tế Thay cáchthuyết giảng một chiều bằng việc nêu những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luậnnhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh Trong một số tiếthọc, trong những tình huống cụ thể, để tạo sự hào hứng và cuốn hút học sinh vàobài học, dàn dựng những vở kịch ngắn do chính học sinh thể hiện, việc sưu tầmnhiều tư liệu, tranh ảnh minh họa, cùng các dụng cụ trực quan đã tạo ra sự sinhđộng cho mỗi giờ lên lớp

Là một giáo viên Giáo dục công dân đã và đang công tác tại trường THPTCửa Lò 2 đã 18 năm, tôi và đồng nghiệp đã thực hiện áp dụng phương pháp dạyhọc mới trong bộ môn Giáo dục công dân và đã thu được nhiều kết quả đáng khích

lệ Những năm qua những đổi mới mạnh mẽ về phương pháp giảng dạy với việc sửdụng các phương pháp dạy học tích cực chủ yếu như: Thảo luận nhóm, giải quyếtvấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án

Trang 2

đã thực sự phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh đối vớimôn Giáo dục công dân.

Sau đây tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa

Lò ” Đề tài đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp

giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dânnói riêng Phân tích mục đích, vai trò và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạyđối với môn Giáo dục công dân Qua đó đưa ra một số phương pháp giảng dạynhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và khả năng chủ động, sáng tạocủa học sinh

Trang 3

PHẦN 2: NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan chung về phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiềunước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động sáng tạo của người học "Tích cực" trong phương pháp dạy học –tích cực được dùng với nghĩa tức là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạtđộng, thụ động Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tíchcực hóa, hoạt động nhận thức của người học tức là tập kết và phát huy tính tích cựccủa người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy,tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì người dạy phải nỗ lực nhiều sovới dạy học theo phương pháp thụ động

Với nét đặc thù là truyền tải các kiến thức tổng hợp từ triết học, đạo đức, kinh

tế - chính trị, các chính sách xã hội, pháp luật, ngoài ra các nội dung xã hội: Ngoạikhóa, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục dân

số, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS,giáo dục phòng chống tham nhũng…nên việc lựa chọn phương pháp phù hợp phảiđược chú trọng Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bản thântôi và một số đồng nghiệp đã sử dụng một số phương pháp như: phương pháp thảoluận nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp giảiquyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp dự án,phương pháp động não và đã thu được một số hiệu quả nhất định

* Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học tích cực

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinhthần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau tronghọc tập và trong thực tiễn Xem việc học là một quá trình kiến tạo, giúp học sinhtìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết,năng lực và phẩm chất

* Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh

- Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá

- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế

Trang 4

1.2 Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Tính tích cực của học sinh phù hợp với nguyên tắc "tính tự giác, tích cực", vì

nó khơi gợi được họat động học tập đã được hướng đích, gợi động cơ trong quátrình phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt độnghọc tập của học sinh là biểu hiện sự thống nhất giữa giáo dưỡng và giáo dục Tácdụng của giáo dục kiểu dạy học này là ở chỗ dạy cho học sinh khám phá, tức là rènluyện cho học sinh cách phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoahọc Đồng thời góp phần bồi dưỡng cho học sinh những đức tính cần thiết củangười lao động sáng tạo như tính chủ động, tự giác, tích cực, tính kiên trì vượtkhó, thói quen tự kiểm tra

Tính tích cực học tập thể hiện ở cả hai mặt: tính chuyên cần trong hành động

và tính sâu sắc trong hoạt động các hoạt động trí tuệ Cách học tích cực thể hiệntrong việc tìm kiếm, xử lý thông tin và vận dụng chúng vào giải quyết các nhiệm

vụ học tập và thực tiễn cuộc sống, thể hiện sự tìm tòi, khám phá vấn đề mới bằngphương pháp mới, không phải là sao chép, mà là sự sáng tạo của mỗi cá nhânTính tích cực thể hiện ở chỗ:

- Hưởng ứng và thấy rõ bổn phận thực hiện những yêu cầu đặt ra trong tình huống học tập

- Chịu khó suy nghĩ trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động

để có được các tri thức mới, nhận thức mới, kĩ năng mới

Ngoài ra tính tích cực, tự giác học tập của học sinh còn thể hiện ở sự tập trungchú ý vào các vấn đề đang học, ở sự tự nguyện tham gia xây dựng bài, trả lời cáccâu hỏi và yêu cầu hoạt động của thầy, hăng hái tham gia thảo luận, tranh luận,đóng góp với thầy, với bạn những suy nghĩ về các vấn đề Tính tích cực còn đượcthể hiện ở sự kiên trì không nản chí trước những tình huống khó khăn Học sinhkhông có tính tích cực thì gặp tình huống mới, vấn đề mới, chưa suy nghĩ đượcbao nhiêu đã vội hỏi ý kiến người khác Trong những trường hợp đó, nếu ngườiđược hỏi là giáo viên, thì tốt nhất hãy xem học sinh đó đã suy nghĩ gì chưa, đã suynghĩ như thế nào trước khi đưa ra ý kiến trả lời

* Dạy học phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh

Tính tích cực, chủ động, tự giác là điều kiện cần để sáng tạo Những biểu hiệncủa sự sáng tạo là: biết nhìn nhận một sự vật theo một khía cạnh mới, nhìn nhậnmột sự kiện mới dưới nhiều góc độ khác nhau; biết đặt ra những giả thiết khi phải

lí giải một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tìnhhuống; không hoàn toàn bằng lòng với giải pháp đã có; không suy nghĩ cứng nhắctheo những gì đã có; không máy móc áp dụng những quy tắc, phương pháp đã biếtvào những tình huống mới

Trang 5

Việc đánh giá sáng tạo được căn cứ vào tính mới mẽ, tính độc đáo, tính hữuích của các đề xuất Tuy nhiên tính sáng tạo cũng có tính chất tương đối: sáng tạođối với ai? Sáng tạo trong điều kiện nào?

Để học sinh tích cực, tự giác, chủ động, trước hết người giáo viên phải tạo ramột môi trường vui vẻ, thoải mái, phải làm cho học sinh có hứng thú, phấn khởitrong học tập

Những kết quả, những cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề trong các môn học nóichung, trong môn giáo dục công dân nói riêng đều có sức hấp dẫn nhất định, đềukích thích được sự ham muốn hiểu biết của học sinh

Môn Giáo dục công dân còn có sự hấp dẫn riêng vì sự thông thái ẩn chứatrong môn học này Người giáo viên cần làm cho học sinh thấy được cái hay, cáiđẹp, cái ý nghĩa của mỗi nội dung bài học mà các em được học Nếu giáo viênkhông làm cho học sinh cảm thụ được những điều đó, thì các em sẽ cảm thấy mônhọc rất khô khan, mất hết ý nghĩa

Những cách thức để học sinh hứng thú, phấn khởi trong học tập có thể là: gợiđộng cơ, nêu mục đích, nêu tầm quan trọng của vấn đề, khuyến khích, động viênkịp thời

Giáo viên, với vai trò của người thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức chohọc sinh, cần xác định: không làm thay cho học sinh, phải tạo điều kiện để học sinhđược học và phải học một cách tích cực Nếu người thầy làm cho việc học trở nên

dễ dàng thì học sinh sẽ mất đi sự cố gắng, tích cực Nhưng nếu cô giáo cứ để chotrò tự xoay sở, yêu cầu quá cao, dù học sinh có tích cực suy nghĩ, làm việc cũngkhông đạt được yêu cầu thì học sinh cũng chán nản Vậy cần phải tạo ra tình huốnghọc tập sao cho hấp dẫn, vừa sức để học sinh thấy rõ nhiện vụ nhận thức của mình,chỉ cần học sinh tích cực học tập là đạt được kết quả

Người giáo viên có thể tạo ra không khí giao tiếp thuận lợi giữa cô và trò,giữa trò và trò bằng cách tổ chức và điều kiển hợp lý các họat động của từng cánhân học sinh, tập thể học sinh trên lớp Có thể tổ chức những tình huống có vấn

đề, đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến khác nhau Nhữngtình huống đó cần phải phù hợp với trình độ của học sinh Một nội dung quá dễhoặc quá khó đều không gây được sự hứng thú học tập của các em Cần tạo cơ hộidẫn dắt học sinh tìm tòi, phát hiện ra những tri thức mới, tạo niềm vui của sự khámphá

Để học sinh học tập sáng tạo, giáo viên giáo viên cần tạo ra những tình huống

ẩn chứa nhiều cách xem xét, nhiều cách xử lý độc đáo Muốn phát triển trí sángtạo, cần chú trọng để học sinh tự lực khám phá kiến thức mới, phải dạy cho họcsinh phương pháp học, mà cốt lõi là tự học Chính qua các hoạt động tự lực, đượcgiao cho từng các nhân hoặc nhóm nhỏ, tiềm năng sáng tạo của học sinh được bộc

lộ và phát triển

Trang 6

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó độngviên, khen ngợi hay phê bình, nhắc nhở các em cũng là một biện pháp để học sinhtích cực, tự giác, chủ động trong học tập Giáo viên không phải chỉ hô hào, nhắcnhở học sinh: hãy tích cực, tự giác, hãy chủ động, sáng tạo, mà phải tạo ra cáctình huống học tập để qua đó học sinh ý thức được những đều đó

Tăng cường phương tiện trực quan trong dạy học, vì phương tiện dạy học cóchức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của giáo viên lênhọc sinh, để nâng cao hiệu quả dạy học, tất yếu phải nâng cao tính hiện đại của cácphương tiện dạy học và nâng cao trình độ sử dụng chúng của giáo viên và học sinh

1.3 Một số yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học học tập của học sinh

Việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh tạicác trường THPT Cửa Lò là một điều mà đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dânrất quan tâm khi sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực mới

Dưới đây là các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến đến tính tíchcực, chủ động, sáng tạo trong học học tập của học sinh

Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi và đồng nghiệp dựa trêncác yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của họcsinh đã phát 200 phiếu điều tra các em học sinh tại các trường THPT Cửa Lò và đãthu được các nhận xét như sau:

Bảng 1.1: Các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tính

tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh

I Yếu tố khách quan

1 Nội dung học tập phù hợp với nhận thức của học sinh 44.6

4 Sách giáo trình tài liệu thư viện phong phú 26.7

Giáo viên giảng dạy hay, tạo sự tích cự chủ động cho học 51.7

9 Bản thân tích cực tự giác với hoạt động học tập 48.2

Trang 6

Trang 7

Hiểu vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong 15.4

10 chương trình học

II Yếu tố chủ quan

Nội dung học tập chưa phù hợp với nhận thức của học 21,2

4 Sách giáo trình tài liệu thư viện chưa phong phú 60.0

Giáo viên giảng dạy chưa hay, chưa tạo sự tích cực, chủ 10.8

5 động cho học sinh

8 Bản thân chưa có phương pháp học tập phù hợp 10,2

9 Bản thân chưa tích cực tự giác với hoạt động học tập 37.5

Ít hiểu vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong 31,5

10 chương trình học

Tất cả các yếu tố đều có học sinh lựa chọn (tỉ lệ>0) từ đó cho thấy trong quátrình dạy học các yếu tố ảnh hưởng khách quan lẫn chủ quan khác nhau, ảnhhưởng tích cực và tiêu cực hoạt động học tập môn Giáo dục công dân

Yếu tố khách quan: nhìn vào yếu tố 1,4,5,6,7, học sinh đánh giá các yếu tố

“giáo viên vui vẻ, cởi mở là (52,6%), giáo viên giảng dạy hay, tạo sự tích cực, chủđộng cho học sinh (51,7%), giáo viên đánh giá công bằng với học sinh (42,5%),bản thân tích cực tự giác với hoạt động học tập (48,2%) có ảnh hưởng tích cực đếnhoạt động học tập của học sinh cao hơn ảnh hưởng tiêu cực là 9,8%, 10,8%,14,6%, 18,6% Điều này cho thấy thái độ của giáo viên cởi mở hòa đồng, mốiquan hệ thầy trò và phương pháp giảng dạy, sự tích cực, sự tự giác và cách đánhgiá công bằng của giáo viên đã thật sự tác động rất lớn đến tính tích cực học tập

của học sinh Tuy nhiên, vẫn còn học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực như phương

pháp giảng dạy chưa hay, chưa tạo chủ động tích cực (10,8%), giáo viên đánh giá chưa công bằng với học sinh (14,6%) Như vậy, giáo viên cần chú trọng hơn nữa

trong việc đổi mới và áp dụng phương pháp giảng dạy học tích cực vào mỗi bài

học, bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm việc đánh giá công bằng hơn với học

sinh Ngoài ra, yếu tố khách quan khác như “sách, giáo trình, cơ sở vật chất,

trang thiết bị ” cũng ảnh hưởng đến tính tích học tập của học sinh, nguồn tài liệu

chưa phong phú làm cho học sinh khó có điều kiện nghiên cứu đào sâu kiến thứcbài học, môn học

Trang 8

Yếu tố chủ quan: nội dung học tập chưa phù hợp với nhận thức của học sinh (21,2%), chưa hiểu vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân học trong chương

trình học (31,5%) Chính những đều này đã làm cho học sinh khó tiếp thu, lĩnh hội

và tìm hiếu khám phá sâu những tri thức của ngành học cụ thể, yếu tố thứ hai mà

học sinh chọn tỉ lệ cao “chưa hiểu vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong

chương trình học” là 31,5%, cho thấy ngoài bản thân học sinh cần nỗ lực hiểu rõ

môn học trong quá trình đào tạo, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải làm chohọc sinh hiểu vị trí, tầm quan trọng của môn học mình phụ trách

Chỉ có yếu tố “bản thân học sinh tích cực tự giác học tập” được học sinh

chọn nhiều nhưng tỉ lệ này chỉ ở mức trung bình 48,2% (<50%) Đây là yếu tốquan trọng để hoạt động học tập của học sinh đạt kêt quả tốt, cần phát huy yếu tốnày để việc học được hiệu quả hơn

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thực trạng nói chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân tại các trường THPT

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số

16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh

Đồng thời năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục ban hành chủ trương đổi mớiphương pháp dạy học mới ở cấp học phổ thông, một giải pháp nhằm khắc phụctình trạng học tập thụ động, áp đặt của phương pháp dạy học truyền thống, nhằmphát huy tính chủ động tiếp cận tri thức, tạo cho học sinh khả năng tự soi chiếu trithức vào cuộc sống, năng lực kiểm chứng giữa lý luận với thực tiễn Đối với bộmôn GDCD, phương pháp dạy học rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phươngpháp dạy học truyền thống kết hợp hiện đại như: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn

đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án, thuyết trình, đàmthoại

Chương trình giáo dục công dân cấp THPT được bố trí hợp lý với các bài học

có kiến thức thực tế gắn liền với cuộc sống của mỗi con người, từ triết học, đạođức, kinh tế - chính trị, giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa, các chính sách xã hội, pháp luật, ngoài ra môn học còn tích hợp rấtnhiều nội dung xã hội cần thiết cho các công dân như: Ngoại khóa, giáo dục kỹnăng sống, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục sứckhỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, giáo dục phòngchống tham nhũng … Vậy để truyền tải nội dung bài học đòi hỏi giáo viên phảiđầu tư bài giảng thật sự có chất lượng, phải biết sử dụng phương pháp

Trang 9

dạy học một cách có hiệu quả thì mới truyền tải được nội dung bài học cho họcsinh Một số giáo viên khi lên lớp và truyền tải kiến thức cũng đã vấp phải nhữnghạn chế, khó khăn, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, thời gian tích lũy chuyênmôn còn nhiều hạn chế Vì vậy việc truyền thụ tri thức cho học sinh vẫn còn nhiềuthiếu sót, nhất là phần liên hệ với cuộc sống, với thực tiễn Trong sử dụng phươngpháp dạy học vẫn còn sử dụng phương pháp truyền thống như đọc

– chép, thuyết trình Một số giáo viên còn thiếu nhiệt tình, tâm huyết với nghề Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận kiến thức của học sinh

Trong khi đó, nội dung chương trình giáo dục công dân THPT bao gồm nhiềukiến thức phức tạp, quỹ thời gian cho một giờ dạy lại có hạn, đồng thời phảichuyển tải rất nhiều nội dung bài học, khó khăn của thầy và trò là điều không tránhkhỏi Để chuyển tải dung lượng kiến thức một cách có hiệu quả, đòi hỏi đội ngũthầy cô giáo phải có tri thức, nhiệt huyết với nghề nghiệp, phải đổi mới phươngpháp dạy học mới hoàn thành tốt nhiệm vụ

Bên cạnh những khó khăn như đã nói ở trên, đối với giáo viên Giáo dục côngdân cũng có những thuận lợi như: được tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hàng nămnhằm nâng cao trình độ nhận thức cho giáo viên Nhà trường cũng tạo những điềukiện nhất định để giáo viên nâng cao trình độ như mua sắm tài liệu tham khảo,phương tiện nghe nhìn, nghe báo cáo thời sự, tiếp cận với thực tế xã hội…

Là một giáo viên môn Giáo dục công dân, tôi nhận thấy việc phát huy tínhtích cực, chủ động của học sinh trong học tập cũng như việc áp dụng phương phápdạy học tích cực vào việc giảng dạy có hiệu quả là một vấn đề không đơn giản Đãnhiều năm nay, tôi cùng các thành viên trong nhóm chuyên môn mạnh dạn sử dụngcác phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của họcsinh và đã thu được nhiều kết quả khả quan Vì vậy, sau đây tôi xin chia sẻ kinh

nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT ”.

2.2 Thực trạng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tại các trường THPT.

Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, mỗi giáo viên chúng ta tạicác trường THPT nói chung và các trường THPT Cửa Lò nói riêng phải luôn đổimới phương pháp giảng dạy, cụ thể hiện nay người giáo viên sẽ phải đặt người họcvào tình huống có vấn đề, vào thực tế cuộc sống, người học trực tiếp thảo luận,quan sát, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thứcmới, không rập khuôn theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năngsáng tạo Và để làm được điều này giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức

mà còn hướng dẫn các hoạt độngvà tích cực tham gia các chương trình hoạt động.Đồng thời giáo viên phải phát huy, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của họcsinh, tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học,

Trang 10

khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi chothầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữathầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập Hợp táctrong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách,năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinhthần tương trợ được phát triển Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh sẽ quendần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp táccho người công dân trong một thế giới phát triển.

Với việc mong muốn thực hiện được các nội dung của phương pháp dạy họctích cực tôi đã tìm tòi và đưa ra một số giải pháp dạy học tích cực và được minhhọa qua các ví dụ cụ thể việc đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân Mỗi bàigiáo dục công dân tôi luôn ứng dụng từng phương pháp phù hợp để nhằm phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Dưới đây là một số phương pháp

mà tôi lựa chọn giảng dạy, áp dụng cho bài giảng dạy môn Giáo dục công dân

2.3 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT.

2.3.1 Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinhtham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thểchia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đếnnội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùngnhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung Thảo luận nhóm được tiến hànhtheo các bước: Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận Chia nhóm, giao nhiệm vụcho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí cho các nhóm Các nhómthảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao Đại diện từng nhóm trình bày kết quảthảo luận của nhóm Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổsung ý kiến Giáo viên tổng kết và nhận xét

Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờthảo luận trong nhóm nhỏ mà: kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiếndiện làm tăng tính khách quan, khoa học; kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễnhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trởnên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe,

có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp học sinh dễ hòa nhập và cộng đồng nhóm,tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt Vốn hiểu biết và kinhnghiệm của học sinh thêm phong phú; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác của họcsinh được phát triển

Trước đây, khi chưa sử dụng phương pháp dạy học tích cực như thảo luậnnhóm thì giáo viên thường truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh học tập thụ

Trang 11

động, không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh nên tronggiờ học, nhiều học sinh còn chây lười, không vận động, không có tính hợp tác vớibạn bè, với tổ, nhóm dẫn đến nhiều học sinh không nắm được kiến thức, khônghiểu bài Những phương pháp giảng dạy cũ đó đã làm mất đi tư duy sáng tạo củahọc sinh.

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:

Giáo viên chia số lượng học sinh trong lớp thành các nhóm (thường cứ mỗi tổ

là một nhóm để các em hiểu nhau hơn); phần việc này không khó, nhưng khôngnên để nhóm quá nhiều học sinh, bởi có những học sinh chây lười, có cơ hội lẩntránh học tập Nếu có điều kiện phân chia theo chất lượng học sinh, có em khá hơn,

có em yếu kém để kèm cặp nhau trong học tập

Về thời gian được quy định là bao nhiêu, giáo viên có thể dựa vào chất lượngcủa các câu hỏi để định liệu Giữa phần thảo luận của các nhóm và phần tổng kếtcủa giáo viên phải có tỷ lệ cân đối Hai phần này có mối quan hệ biện chứng,không thể tách rời Phần việc này đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm thực tế,thời gian nên giành cho các em thảo luận là bao nhiêu thì vừa, phần kết luận của côgiáo thật hàm súc thì bài học mới mang lại hiệu quả Vấn đề mà giáo viên nắmcàng vững thì thời gian truyền thụ sẽ ít đi Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị giáo ánthật kỹ trước khi lên lớp, chắc chắn bài giảng sẽ có chất lượng cao Một giờ họchứng thú, có chất lượng sẽ tạo ra không khí hào hứng cho các em vào tiếp nhữnggiờ sau tốt hơn

Khi nhận thức được phần việc của mình, các thành viên phải tập trung tưtưởng, năng lực hiểu biết của mình để chuẩn bị ý kiến riêng Từ người này sangngười khác trình bày, không để thời gian chết

Các thành viên phải hướng vào chủ đề để trao đổi, đồng thời phải lắng nghe ýkiến của bạn Nếu phát hiện ra ý kiến của bạn khác với ý kiến của mình thì phảisuy nghĩ lại mình đúng hay bạn đúng

Tất cả các thành viên trong nhóm phải chịu sự điều khiển của nhóm trưởng.Nhóm trưởng là người điều hành chung mọi hoạt động của cả nhóm Nhóm trưởng

là người phải nắm vững nội dung, mục tiêu của từng vấn đề mà giáo viên đã đặt racho nhóm mình Nhóm trưởng còn phải là người trực tiếp phân loại các nhân vậttrong các tình huống, điều chỉnh những lệch lạc của các thành viên, mỗi khi thànhviên đó đi xa chủ đề Nhưng tất cả phải sống trong không khí say mê học tập

Thư ký còn có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến được cả nhóm thống nhất về cácnội dung câu hỏi được cô giáo giao cho tổ mình Để điều hành chất lượng chungcủa cả lớp, khi chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký nhóm đều phải luânphiên, không nên chỉ tập trung vào một người trong nhiều tiết học Nhóm trưởng

và thư ký, phải là những em có năng lực chuyên môn, có kỹ năng phân tích, đánhgiá vấn đề Nhóm trưởng và thư ký là linh hồn của nhóm Chất

Trang 12

lượng một giờ có tốt hay không vai trò của nhóm trưởng và thư ký mang tính địnhhướng Kết quả đúng sai phải dựa trên trí tuệ của tập thể để quyết định.

Trên thực tế, tôi đã đi dự giờ đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên sử dụngthành công phương pháp thảo luận nhóm, nhưng cũng có một số giáo viên sử dụngphương pháp thảo luận nhóm vẫn chưa có hiệu quả Một số giáo viên chia nhómkhông đều, có giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thì số lượng nhóm quá đông Cógiáo viên chia số lượng nhóm quá nhiều, làm như vậy chưa phát huy hết hiệu quảcủa phương pháp thảo luận nhóm Riêng tôi thì tôi thường sử dụng phương phápthảo luận nhóm bằng cách chia lớp thành 4 nhóm tương ứng mỗi nhóm là 1 tổ họcsinh Như vậy nếu lớp từ 35 đến 40 học sinh thì mỗi nhóm tương ứng từ 8 đến 10

em Số lượng học sinh vừa phải thì tất cả các em đều hoạt động tích cực trong quátrình học tập

Giáo viên quy định thời gian thực hiện cho học sinh đặt tên nhóm, cử nhómtrưởng, thư ký và thực hiện công việc của nhóm

Học sinh thảo luận và các nhóm lần lượt trình bày

Giáo viên nhận xét, kết luận

Ví dụ: Tôi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài 4 GDCD 10:

“Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” trong phần tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn như sau:

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu thế nào là mâu thuẫn: GVchia lớp thành 3 nhóm (chia theo danh sách lớp) GV quy định thời gian và chỗngồi thảo luận của các nhóm

GV giao câu hỏi cho các nhóm:

Nhóm 1 Em hãy đưa ra một số VD về mâu thuẫn? (Trạng thái xung đột,

chống đối nhau trái ngược nhau về hình thức, nội dung ) em có nhận xét gì về các

Trang 13

Tiêu cựca) 2 mặt của các sự vật, hiện tượng trên có ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau không?

b) 2 mặt của các sự vật, hiện tượng trên có ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau không?

Nhóm 3 Cho 2 ví dụ

VD1: Mặt đồng hoá của cơ thể (A)

Mặt dị hoá của cơ thể (B)

VD2:

Đồng hoáMỗi sinh vật có 2 mặt

Dị hóaa) Em hãy so sánh và rút ra kết luận về hai ví dụ trên

b) Thế nào được gọi là một mâu thuẫn Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều mâu thuẫn không?

*Ví dụ

*Người ta quan niệm đây là mâu thuẫn

*Mỗi sự vật và hiện tượng có 2 mặt đối lập nhau

*Hai mặt đó ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau

Nhóm 3 a) So sánh

VD1 không gọi là mâu thuẫn

Trang 14

VD2 được gọi là mâu thuẫn

b) Mỗi mâu thuẫn phải có 2 mặt đối lập ràng buộc nhau trong một chỉnh thể (một sự vật, hiện tượng) Mỗi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn

GV gợi ý khắc sâu kiến thức

- Mâu thuẫn (thông thường) là trạng thái xung đột, chống đối nhau

- Mâu thuẫn (Triết học): Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lên

nhaụ GV đưa ra định nghĩa về mâu thuẫn HS ghi bài

Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

Như vậy, học sinh đã rất tích cực hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu kiếnthức và đi đến khái niệm

Qua phần thảo luận nhóm, học sinh hiểu bài, lớp học hứng thú sôi nổi.Phương pháp thảo luận nhóm đã phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của họcsinh Kích thích hứng thú cho học sinh, học sinh hiểu bài, lớp học sôi nổi, bàigiảng hay và sinh động

Ví dụ 2: Khi dạy bài 2, "Thực hiện pháp luật" tại lớp 12, tôi tiến hành thảo

luận nhóm tại phần mục 1.b, cụ thể như sau: Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm

9 học sinh Mỗi nhóm thảo luận một mục hình thức thực hiện pháp luật với các câuhỏi phù hợp với năng lực của người học Tôi phân công vị trí và thời gian thảoluận cho các nhóm để tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật Từ đó rút ra cáchình thức thực hiện pháp luật

Thứ nhất, đối với phần tìm hiểu hình thức sử dụng pháp luật, tôi giao câu hỏi

cho nhóm 1, cho các em tìm hiểu về hình thức sử dụng pháp luật Tôi cho học sinhtìm hiểu những chủ thể nào có quyền sử dụng pháp luật? Những chủ thể đó sửdụng pháp luật như thế nào? Ở hình thức này, chủ thể có bắt buộc phải thực hiệnpháp luật hay không? Cho học sinh đưa ra một số ví dụ sử dụng pháp luật trongcuộc sống

Thứ hai, đối với phần tìm hiểu hình thức thi hành pháp luật Phần này, tôi

giao cho nhóm 2 thảo luận câu hỏi: Những chủ thể nào có nghĩa vụ thi hành phápluật? Những chủ thể đó thi hành pháp luật như thế nào? Ở hình thức này, chủ thể

có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không? Đưa ra một số ví dụ về hình thứcthi hành pháp luật trong cuộc sống

Thứ ba, đối với phần tìm hiểu hình thức tuân thủ pháp luật Tôi giao câu hỏi

cho nhóm 3: Những chủ thể nào có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật? Những chủ thể đótuân thủ pháp luật như thế nào? Ở hình thức này, chủ thể có bắt buộc

Trang 15

phải thực hiện pháp luật hay không? Đưa ra một số ví dụ về hình thức tuân thủpháp luật trong cuộc sống.

Thứ tư, đối với phần tìm hiểu hình thức áp dụng pháp luật Tôi giao câu hỏi

cho nhóm 4: Những chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật? Những chủ thể đócăn cứ vào đâu để áp dụng pháp luật? Những chủ thể đó áp dụng pháp luật như thếnào? Những chủ thể đó áp dụng pháp luật trong những trường hợp nào? Cho ví dụminh họa?

Sau khi cho nghiên cứu sách giáo khoa, học sinh tiến hành thảo luận theonhóm, thống nhất ý kiến và lần lượt trình bày kết quả thảo luận Tôi nhận xét, bổsung và đưa ra kết luận về từng hình thức thực hiện pháp luật và có thể minh họathêm các ví dụ

* Đối với hình thức: Sử dụng pháp luật: Chủ thể sử dụng pháp luật là những

cá nhân, tổ chức trong xã hội Những chủ thể đó sử dụng các quyền của mình, làmnhững gì mà pháp luật cho phép làm

Qua phần thảo luận nhóm của bài 2 học sinh tích cực chủ động sáng tạo tronghọc tập, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự tin trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năngtìm kiếm và xử lý thông tin sáng tạo trong hoạt động học tập Học sinh học tập sôinổi, hiểu bài

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là một phương pháp dạy học,trong đó HS tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đềcủa tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm, phương phápnghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp điển hình của dạy học theo tìnhhuống và dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình đề cập đến một tình huống từthực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, tình huống đó đã gặp hoặc có thể gặp trongcuộc sống và công việc nghề nghiệp hàng ngày Những tình huống đó chứa đựngvấn đề cần giải quyết Để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi có những quyết địnhdựa trên cơ sở lập luận Các trường hợp cần được xử lý về mặt lý luận dạy học.Bên cạnh việc mô tả trường hợp (mô tả sự kiện) cần có sự lý giải, phân tích về mặt

lý luận dạy học, dưới dạng những định hướng, trợ giúp cho việc dạy và học phùhợp với mục đích đặt ra

Có thể đưa ra những đặc điểm sau đây của phương pháp nghiên cứu trườnghợp điển hình:

• Trường hợp được rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn dạy học Do đó một trường hợp thường mang tính phức hợp

Trang 16

• Mục đích hàng đầu của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhkhông phải là việc truyền thụ tri thức lý thuyết mà là việc vận dụng tri thức vàoviệc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể.

• HS được đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng cácphương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án đó, để quyết địnhmột phương án giải quyết vấn đề

• HS cần xác định những phương hướng hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra quyết định

Tiến trình thực hiện

Tiến trình các giai đoạn được trình bày sau đây là tiến trình lý tưởng củaphương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Trong thực tiễn vận dụng có thểlinh hoạt, chẳng hạn có những giai đoạn được rút gọn, kéo dài hơn hoặc bỏ q uatuỳ theo các trưòng hợp cụ thể

Các bước tiến hành phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:

3.Nghiên cứu và tìm ra các Phát triển tư duy sáng tạo, tư duy theo

phương án giải quyết: nhiều hướng, làm việc trong nhóm, hiểuTìm các phương án giải quyết và các ý kiến khác nhau, biết trình bày ý

thảo luận (tìm hiểu, nghiên cứu, kiến trong nhóm

khảo sát, điều tra)

4.Quyết định Đối chiếu và đánh giá các phương án giảiQuyết định trong nhóm về quyết trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá

đã được lập luận

phương án giải quyết

5 Bảo vệ: Bảo vệ các quyết định với những luận cứCác nhóm lập luận và bảo vệ rõ ràng, trình bày các quan điểm một

cách rõ ràng, phát hiện các điểm yếuquyết định của nhóm

trong các lập luận

6 So sánh: Cân nhắc mối quan hệ theo các phương

So sánh các phương án giải quyết án giải quyết khác nhau; Việc quyết định

Trang 17

của nhóm với các quyết định

có một số bài giáo viên chưa sử dụng đúng phương pháp phù hợp với từng bài nênchất lượng, hiệu quả dạy học chưa cao

Ví dụ: Đối với bản thân tôi, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu điển

hình vào môn GDCD lớp 12 ở một số bài như: Bài 1: Pháp luật và đời sống; Bài4: Công dân bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Bài 6: Công dânvới các quyền tự do cơ bản

Đối với bài 1: Pháp luật và đời sống: Tôi cho học sinh xem một đoạn phóng

sự ngắn về tình trạng bạo hành trẻ em trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh ĐồngNai Sau đó, tôi cho học sinh suy nghĩ về đoạn phóng sự đó Học sinh thảo luận vềtrường hợp điển hình và đánh giá, nhận xét để bảo vệ quyền lợi con người cần phảinhư thế nào Tôi kết luận Từ đó học sinh rút ra pháp luật có vai trò như thế nàođối với cuộc sống của mỗi con người Sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hìnhlàm cho bài học gần gũi, sinh động, dễ hiểu đối với học sinh

Đối với Bài 4: Công dân bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời sống xã

hội: Tôi cho học sinh tìm hiểu câu chuyện về tình trạng bạo lực gia đình, cho

học sinh thảo luận về tình huống đó Quyền và nghĩa vụ của mỗi người trong giađình được quy định như thế nào Sau đó tôi nhận xét, kết luận Từ đó giúp các

em hiểu được Luật hôn nhân và gia đình, biết sống có trách nhiệm Với phươngpháp này học sinh rất hiểu bài vì đó là những tình huống có thật trong đời sống

Đối với Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản: Với các nội dung:

Quyền bất xả xâm phạm về thân thể; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; Quyền bất xả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được bảođảm an toàn về thư tín, điện tín; Quyền tự do ngôn luận Tôi đưa ra bài báo hoặcthông tin về những vi phạm đến quyền tự do cơ bản của công dân Sau đó tôi chohọc sinh thảo luận về trường hợp đó Cho học sinh nhận xét, đánh giá Sau đó tôinhận xét, kết luận Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ở bàinày giúp học sinh phân biệt được những hành vi đúng và hành vi xâm phạm quyền

tự do cơ bản của công dân Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm củangười khác Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền

tự do của người khác Biết phê phán các hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản củacông dân

Với bài học này, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình rất sinh động và có hiệu quả

Trang 18

Trang

Trang 19

2.3.3 Sử dụng phương pháp dự án

Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp dạy học được các nhà sưphạm Mỹ sử dụng từ cuối thế kỷ XIX và đến nay nó được sử dụng rộng rãi ở cácnước phát triển như Pháp, Đan mạch Ở Việt Nam, phương pháp này cũng bắt đầudạy học thực nghiệm ở một số trường học, môn học nhưng chưa phổ biến Vớinhững cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đưa ra nhiều định nghĩa về phươngpháp dạy học này song nhìn chung có thể hiểu: Dạy học theo dự án là một phươngpháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm Phương pháp này giúp học sinh pháttriển kiến thức và kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ học tập mang tính

mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quátrình thực hiện dự án và tạo ra những sản phẩm của chính mình

Chương trình của dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏiđịnh hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trongnhững bối cảnh thực tế Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kĩ thuật dạyhọc khác nhau có thể lôi cuốn mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cáchhọc của họ Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học.Với mô hình này có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinhtạo ra những sản phẩm chất lượng và được đánh giá toàn diện

Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực, bản chất củaphương pháp này đã tạo nên một sự thay đổi lớn về vai trò của người dạy và ngườihọc

Khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án giáo viên cần lưu ý một sốđiểm sau đây:

- Phải xác định đúng chủ đề: Vì nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dungcủa dự án tiến triển theo 2 hướng bất lợi: Một là, không có nhiệm vụ nghiên cứu vìchủ đề quá đơn giản; hai là, nhiệm vụ quá khó vượt khả năng và điều kiện chophép

- Đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức và quản lý học sinh trong hoạt động, nhất là hoạt động nhóm

- Giáo viên phải quan tâm đến nguồn tư liệu tham khảo của chủ đề dự án, trang thiết bị cần thiết và địa điểm phù hợp cho hoạt động của giáo viên và học sinh

- Việc thực hiện dự án ít nhiều liên quan đến kinh phí (in ấn, chi phí trong quátrình thu thập tài liệu ) vì vậy giáo viên phải thường xuyên bám sát, điều chỉnhtránh lãng phí, không cần thiết

Dạy học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinhtổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộcsống Đồng thời củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao

Trang 20

tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho học sinh học tập suốt đời và đốimặt với các thử thách trong cuộc sống.

Ngoài việc lựa chọn kiến thức phù hợp, để thành công phương pháp này cònđòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn chohọc sinh các hoạt động khoa học để theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra Thôngthường khi thực hiện dạy học theo dự án, giáo viên phải tuân thủ các bước sau đây:

Bước 1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án:

Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mụcđích của dự án Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặcđặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội vàđời sống Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đềtài Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thểhoá Trong một số trường hợp, ý tưởng về việc xác định đề tài có thể xuất phát từphía học sinh Giai đoạn này còn được mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất ý tưởng

và thảo luận về ý tưởng

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện:

Trong giai đoạn này học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng đềcương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án Trong việc xây dựng kế hoạchcần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí,phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm

Bước 3: Thu thập thông tin:

Hướng dẫn học sinh các cách thu thập thông tin như: Quan sát, phỏng vấn, tracứu mạng, thư viện, bảo tàng, Sách báo, tạp chí và các mối quan hệ khác

trong cuộc sống

Bước 4: Thực hiện dự án:

Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cánhân Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt độngthực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau.Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thựctiễn Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra

Bước 5: Trình bày sản phẩm dự án:

Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, bàibáo Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thựchành Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạnviệc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác

Trang 21

động xã hội Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh, cóthể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội.

Bước 6: Đánh gía dự án:

Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinhnghiệm đạt được Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự ántiếp theo Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài

Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối Trongthực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau Việc tự kiểm tra, điều chỉnhcần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án Với những dạng dự ánkhác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án Giaiđoạn 4 và 5 cũng có thể mô tả chung thành một giai đoạn

Ví dụ: Chương trình GDCD lớp 12, tôi tổ chức, hướng dẫn học sinh thực

hiện các nhiệm vụ theo dạy học dự án ở Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ

bản

Bài học này với thời lượng thiết kế là 4 tiết, với các kiến thức trọng tâm là:Khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền tự do cơ bản của công dân bao gồm:Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quyền được pháp luật bảo hộ

về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,quyền đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do ngôn luận;Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền

tự do cơ bản của công dân Khi dạy học bài này chúng ta không đặt ra mục đíchtìm hiểu tất cả các quyền tự do cơ bản của công dân, mà chỉ tìm hiểu một số quyền

tự do quan trọng đầu tiên đối với mỗi công dân Đây là những kiến thức mở rộngchung, bao trùm, có nội dung pháp lý phong phú thuộc nhiều lĩnh vực nên việc sửdụng phương pháp dạy học theo dự án là một thuận lợi Tôi tiến hành cụ thể như

sau: (thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trước 2 tuần).

Trang 22

thức thực hiện trong dự án phải vừa đảm bảo tính bao quát, vừa đảm bảo trọng tâmcủa bài học Bên cạnh đó, giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra các ý tưởng để

dự án được thực hiện một cách sinh động, phong phú, phù hợp và có chất lượng.Sau khi thảo luận, giáo viên và học sinh thống nhất:

Chủ đề dự án: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Mục đích dự án: Tìm hiểu các quyền cơ bản của công dân, qua đó liên hệthực tiễn và rút ra bào học cho bản thân

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Đây là bước quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xâydựng và xác định:

- Mục tiêu cần hướng tới

- Nhiệm vụ phải làm

- Sản phẩm dự kiến

- Cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án

- Thời gian thực hiện và hoàn thành

quyền tự do ngôn luận số liệu… tranh ảnh

Bước 3: Thu thập thông tin:

Học sinh có thể tiếp cận thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như sáchbáo, mạng, các địa chỉ tư vấn pháp luật , ngoài ra tôi luôn động viên học sinh tíchcực, mạnh dạn gặp gỡ, học hỏi các kiến thức pháp luật liên quan tại các địa chỉ uytín trên địa bàn như sở Tư pháp, Tòa án thu thập thông tin về:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân : Tham khảo chương 2, 3,

5 Bộ Luật dân sự

Trang 23

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩmcủa công dân: Tham khảo Điều 121 Bộ luật hình sự ; Điều 122 Bộ luật hình sự ;Điều 104 Bộ luật hình sự

Bước 4: Thực hiện dự án:

Trong quá trình thực hiện dự án, mặc dù học sinh làm việc độc lập nhưnggiáo viên vẫn phải duy trì thông tin hai chiều, vừa để giải quyết khó khăn, vướngmắc nếu có, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần cho các nhóm Khi thực hiện

dự án ở bài 6 học sinh cơ bản thực hiện được nhiệm vụ về mặt nội dung nhưng hơilúng túng trong chọn phương pháp trình bày sản phẩm sắp tới Ban đầu, hầu hếtcác nhóm đều chọn thuyết trình là chính nhưng nhờ sự giúp đỡ, tư vấn kịp thời củagiáo viên mà các nhóm đã có những ý tưởng trình bày sáng tạo hơn như xây dựngtiểu phẩm, quay video, xây dựng tình huống giả định Vậy, để các sản phẩm của

dự án có chất lượng thì người giáo viên cần đặc biệt quan tâm tới bước thực hiện

dự án để giúp học sinh điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện một các tốt nhất

Với cách tổ chức và hướng dẫn cho học sinh trong phương pháp dạy học dự

án như trên, tôi nhận thấy rằng đây là một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách dạy vàhọc hiện nay, người giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, chỉ đạo quá trình họccủa học sinh, còn học sinh thực sự được tham gia vào quá trình tự học, chủ độngtrong tìm hiểu kiến thức

Dạy học theo dự án đã và đang là một phương pháp dạy học tích cực, hiệnđại, phù hợp với xu thế phát triển Ngoài việc giúp cho người học chủ động, tíchcực trong việc tiếp cận kiến thức thì nó còn hình thành và hoàn thiện thêm một số

kĩ năng cơ bản, cần thiết cho người học Chính vì lẽ đó mà dạy học theo dự ánđang được cả giáo viên và học sinh tiếp nhận một cách tích cực

Việc trình bày sản phẩm là nhiệm vụ cuối cùng nhưng xét về mặt ý nghĩa thìđây là nội dung mang tính quyết định cho sự thành công phương pháp dạy họctheo dự án

Sản phẩm của dự án là những bài báo cáo, những kết quả thu thập được củahọc sinh trong suốt quá trình tìm hiểm, thực nghiệm Sản phẩm phải có bản in,ngoài ra khuyến khích học sinh sử dụng thêm công nghệ thông tin hiện đại để tăngtính sinh động và phong phú

Việc đánh giá kết quả của dự án gồm các mặt sau:

+ Nội dung (tiêu chí) :giá trị của sản phẩm ?

+ Bài học rút ra sau khi tiến hành dự án? (kiến thức, kĩ năng, thái độ, )

+ Thái độ, ý thức làm việc tập thể như thế nào?

+ Sự thoải mái và tích cực tham gia ở mức độ nào?

Ngày đăng: 21/06/2020, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w