1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn âm nhạc ở tiểu học

15 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

Qua thực tế giảng dạy, chúng ta đều biết so với chương trình Âm nhạc lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 bắt đầu giai đoạn II của chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học, học sinh HS không chỉ học các

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Như chúng ta đã biết, mục đích giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục họ biết nhìn nhận, phân biệt, thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng Vì vậy,

có thể nói giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được

Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh nhất và hiệu quả nhất

là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc Âm nhạc là phương tiện giáo dục hiệu quả trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu đặc biệt là trang bị cho các

em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn từ đó giúp các em học tốt các môn học khác

Ở lớp 2 các em được học Âm nhạc trong môn nghệ thuật Việc học Âm nhạc lớp

2 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động gõ đệm, phụ họa, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh dựa trên giai điệu bài hát

Qua thực tế giảng dạy, chúng ta đều biết so với chương trình Âm nhạc lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 (bắt đầu giai đoạn II của chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học), học sinh (HS) không chỉ học các bài hát mà còn học thêm số kí hiệu âm nhạc Tuy

chưa yêu cầu HS lớp 3 tập đọc nhạc nhưng các em cần thiết nhận biết và nhớ được

một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định (Tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khóa son; tiết 24: Giới thiệu một số hình nốt nhạc, tiết 25: Tập nhận biết tên

Trang 2

một số nốt nhạc trên khuông, tiết 28 Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc) Đó là những yêu cầu mới khá khó đối với HS lớp 3 và cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc lớp 3

Song song với nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 3 hiện nay hầu hết chỉ trình bày các bài hát và hình minh họa Các kiến thức liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm thì sách Âm nhạc lớp 3 vẫn chưa thể hiện đầy đủ so với chương trình Bộ Giáo dục qui định Trong khi đó các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Âm nhạc lại chưa đầy đủ hoặc chưa có Mặt khác khi tiến hành tìm hiểu thực tế ở trường, tôi nhận thấy rằng đa số các

em học sinh thích học nội dung học hát hơn phần kiến thức âm nhạc Do vậy sau khi học xong lớp 3 nghỉ hè, bắt đầu lên lớp 4 HS chẳng còn nhớ được bao nhiêu về các kí hiệu âm nhạc đã học

Tóm lại: Vấn đề khó khăn đặt ra ở đây là một số kiến thức về kí hiệu âm nhạc

mà HS lớp 3 cần nắm lại không có trong tập bài hát của HS, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học dẫn đến chất lượng học tập của HS chưa như mong muốn

2 Tên sáng kiến

"Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn âm nhạc ở tiểu học”

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Oanh

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hợp Thịnh huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0369276788 Email: oanhnhacthht@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Nhà giáo: Nguyễn Thị Oanh – Giáo viên trường tiểu học Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Môn âm nhạc lớp 3 ở trường Tiểu Học Hợp Thịnh

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Trang 3

Ngày 6 tháng 3 năm 2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1 Tình trạng của giải pháp đã biết

7.1.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học

Đối với các em học sinh khối 1, 2, 3 chủ yếu là các em học phân môn học hát, chưa biết các kí hiệu âm nhạc, chưa biết đọc tên nốt nhạc nên khi các em học lên lớp 4, 5 bắt đầu có các bài tập nhạc các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc nhạc

Với mong muốn nâng cao chất lượng kiến thức về Âm nhạc cho học sinh lớp 3 có thể nhận biết và nhớ được các kí hiệu Âm nhạc tôi đưa ra một số giải pháp để chia sẻ và trao đổi với các bạn đồng nghiệp

Nghiên cứu các biện pháp giúp các em nhận biết và nhớ lâu một số kí hiệu âm nhạc cho HS lớp 3 Từ đó chỉ ra ưu điểm của phương pháp này để đồng nghiệp chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng môn học cho học sinh

- Các biện pháp đưa ra trong đề tài dễ hiểu, áp dụng phù hợp với tất cả đối tượng học sinh

- Giáo viên có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp với từng bài bằng hình thức trò chơi "Học mà chơi, chơi mà học" thay cho phương pháp dạy truyền thống không gây sức ép cho HS trong quá trình học tập Đối với phương pháp này các tạo cho các em niềm vui, hứng thú say mê học tập mà vẫn đạt hiệu quả

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học Vấn

đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội Vậy làm thế nào để các em không những biết hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát mà đặc biệt các em còn nhận biết được các nốt nhạc và các kí hiệu

âm nhạc thường gặp trong quá trình học hát và tập đọc nhạc Trước tiên GV phải tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trước giờ lên lớp, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, ứng dụng thông tin trong giảng

Trang 4

dạy, qua các bài dạy giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi củng cố bài học giúp các em ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc trong bài dạy

Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là nhận biết các kí hiệu âm nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn chưa nắm được Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi đã giành thời gian nghiên cứu, tìm tòi, cùng học sinh thực hành, đúc rút kinh nghiệm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất mà tôi đã thực hiện có hiệu quả tại trường

7.1.3 Đặc điểm môn âm nhạc đối với học sinh lớp 3

- Luôn được sự quan tâm sâu sắc của ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trong nhà trường

- GV giảng dạy có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hăng say trong giảng dạy HS hào hứng, thích thú với môn học

- Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đầy đủ, có một phòng học Âm nhạc riêng cho các em học sinh

- Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đáp ứng được yêu cầu cho giảng dạy đầy đủ như Đàn, máy nghe nhạc, đàn oocgan cho HS

- Đối với bộ môn Âm nhạc luôn đòi hỏi học sinh phải mạnh dạn, tự tin trong học tập.Trường nằm trên địa bàn trung tâm huyện tuy nhiên số HS dân tộc lên tới 80% nên các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn học

- Nhiều phụ huynh còn coi trọng môn Toán, Tiếng việt, xem nhẹ môn Âm nhạc, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng đến môn học này

- Ngoài ra học sinh còn có thói quen thụ động trong quá trình học tập, trong giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểu bài

mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc Đối với các kí hiệu ghi trên bài hát thì các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi nhớ

Trang 5

7.1.4 Các phương pháp và giải pháp để thực hiện

Từ những nguyên nhân đã nêu trên, để giúp học sinh lớp 3 khắc phục khó khăn, nắm vững các nội dung theo yêu cầu của chương trình, tôi xin đưa ra các biện pháp thực hiện như sau

7.1.4 1 Biện pháp "Trò chơi".

a Trò chơi “Tìm đường về nhà của gấu”

Áp dụng cho bài dạy: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi

Ở nội dung này nhiều HS có thể nêu được tên nốt nhạc nhưng kể tên các nốt

nhạc lại không đúng thứ tự Về nhà, HS muốn luyện tập nhưng tập bài hát không có

các nội dung đó Điều này sẽ dẫn đến việc sau này HS dễ nhầm lẫn khi thực hành viết tên các nốt nhạc trên khuông nhạc

Để giải quyết khó khăn trên, sau khi giúp HS nắm được tên gọi của 7 nốt nhạc (Đô – Rê – Mi – Pha – son – La – Si) tôi đã tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau:

- Chuẩn bị:

+ Dùng giấy Krô- ki cắt khoảng 7-8 mũi tên dài khoảng 20cm-25cm (hoặc dùng phấn màu)

+ GV trình bày trên 4 bảng phụ (hoặc giấy Krô-ki ,…tuỳ theo điều kiện, từng cách lựa chọn phương pháp của từng GV) như sơ đồ dưới đây:

Bắt đầu

- Tiến hành cho HS chơi như sau:

HS sẽ chơi theo 4 nhóm GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng như đã chuẩn bị ở phần trên, 8 mũi tên (hoặc phấn màu) Sau đó yêu cầu các nhóm dùng mũi tên

La Son

Rê Mi

Si

Nhà của gấu

Trang 6

(hoặc phấn màu để vẽ) đính vào tên các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu

Ví dụ như hình dưới đây:

Bắt đầu

Sau khi có hiệu lệnh của GV, các nhóm tiến hành chơi, GV theo dõi Nhóm nào xong đính lên bảng lớp Sau đó GV cho nhận xét, bình chọn xếp thứ tự thi đua, tuyên dương

Có thể thay đổi thành trò chơi tiếp sức: GV đính 4 bảng phụ (hoặc bảng bằng giấy krô-ki trình bày như phần chuẩn bị) lên bảng Sau đó cho 4 nhóm chơi tiếp sức đính mũi tên (hoặc dùng phấn màu vẽ) vào các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu

b Trò chơi " Gọi tên theo nốt nhạc"

Cho các em bốc thăm thành lập ngẫu nhiên 7 nhóm, mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc Trong các hoạt động các nhóm được mời, gọi nhau bằng tên của nốt nhạc (Ví dụ: nhóm Son, nhóm Mi…) Như thế sẽ hình thành ở HS thói quen gọi tên các bạn theo tên nhóm nốt nhạc

Hoặc mỗi lớp thường được chia thành 4, 5 nhóm Trong mỗi nhóm các em tự phân công mỗi em mang tên một nốt nhạc Sau đó cho các em tự sắp xếp ngồi đúng theo thứ tự 7 nốt nhạc đã học (sau một thời gian có thể đổi lại tên)

Quá trình gọi tên theo nốt nhạc được lặp đi lặp lại từ đó giúp HS nhớ đủ tên

và nhớ đúng thứ tự 7 nốt nhạc theo yêu cầu GV sử dụng giấy Krô-ki vẽ hình các nốt nhạc, ghi tên 7 nốt nhạc treo lên tường làm dụng cụ trực quan lúc nào HS cũng

nhìn thấy – “Mưa dầm thấm lâu "

Qua trò chơi này sẽ giúp HS nhớ lâu được tên và thứ tự 7 nốt nhạc

Đô

Pha

La Son

Rê Mi

Si

Nhà của gấu

Trang 7

c Trò chơi " Tìm nốt nhạc vui"

Áp dụng tiết 24: Giới thiệu một số hình nốt nhạc.

Sau hoạt động 1, 2 (giới thiệu hình nốt nhạc, tập viết hình nốt nhạc) GV tiến

hành cho HS chơi trò chơi Tìm nốt nhạc vui:

Cách 1: Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau:

- GV chuẩn bị các thanh cài giống các thanh cài trên bảng nỉ ở lớp 1

(khoảng 4 thanh hoặc nhiều hơn hay ít hơn do GV qui định số lượng nhóm chơi) Dùng giấy Krô-ki cắt khoảng 40 hình nốt nhạc như đã học

- Tiến hành trò chơi (cho HS chơi tiếp sức theo 4 nhóm):

+ GV đính 4 thanh cài lên bảng lớp, yêu cầu mỗi nhóm cử 6 em lên xếp hàng trước bảng lớp

+ Trong mỗi nhóm, GV phát cho mỗi em 1 hình nốt nhạc đã học (không trùng

nhau) Khi có hiệu lệnh của GV như hình nốt đen (hoặc hình nốt móc đơn,…) HS

nào có thẻ hình nốt như GV hô lập tức lên đính vào thanh cài của nhóm mình Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét, xếp thứ tự thi đua, tuyên dương

* Lưu ý: Có thể không dùng thanh cài, GV chỉ phát cho mỗi nhóm khoảng 10

hình nốt nhạc Sau đó cho HS trong mỗi nhóm tự đố nhau tìm đúng hình nốt nhạc vừa học, GV theo dõi giúp các nhóm

Cách 2: Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau:

- Dùng giấy Krô-ki cắt khoảng 35- 40 hình nốt nhạc như đã học, 4 bảng giấy Krô-ki rộng khoảng 50cm, dài khoảng 70cm (hoặc 4 bảng phụ) chia thành 2 cột, mỗi cột có 6 ô, trong mỗi ô dùng nhựa trong cứng bấm đè lên làm khe để dễ cài hình các nốt nhạc; 6 thẻ từ ghi tên gọi của các hình nốt nhạc rồi đính sẵn vào cột bên trái bảng giấy Krô-ki (như trình bày như dưới đây); cột bên phải để trống

Hình nốt tròn

Hình nốt trắng

Hình nốt đen

Hình nốt móc đơn

Bấm nhựa trong cứng vào đây để làm khe

Trang 8

Dấu lặng đen

Dấu lặng đơn

- Tiến hành chơi: Cho HS chơi theo 4 nhóm (nhiều hay ít nhóm tuỳ theo sự chuẩn bị của GV GV đính 4 bảng cài lên bảng lớp, và hướng dẫn học sinh chơi

Cách 3: Có thể đổi chỗ một vài tên gọi hình nốt nhạc từ cột trái qua cột phải để

thực hiện trò chơi mang tính nâng cao hơn GV chuẩn bị mỗi túi nhỏ đựng khoảng

10 hình các nốt nhạc khác nhau Cho 4 nhóm chơi tiếp sức, khi có hiệu lệnh của

GV mỗi HS của mỗi nhóm tìm 1 hình nốt nhạc trong túi của nhóm mình rồi đính vào ô trống ở cột bên phải sao cho thích hợp

GV có thể tổ chức cho HS chơi nhiều hay ít lần tuỳ vào điều kiện thời gian hay trình độ HS của từng lớp Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét, tuyên dương

Chuẩn bị như cách 2 nhưng có sự thay đổi nhỏ theo dạng như trình bày dưới đây

Hình nốt tròn

H

Hình nốt đen

E

Dấu lặng đen

Dấu lặng đơn

- Tiến hành chơi: Giống như cách 2 nhưng tuỳ yêu cầu từng ô trống mà HS phải đính hình hoặc tên gọi hình nốt nhạc sao cho đúng yêu cầu

Cách 4: Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau:

- Giáo viên chuẩn bị như 3 cách trên nhưng trong mỗi bảng cột bên trái GV xếp tên gọi hình các nốt nhạc đủ 6 ô trống, cột bên phải GV xếp đủ các hình nốt nhạc nhưng lộn xộn, không tương ứng với cột bên trái

Trang 9

- Tiến hành chơi: GV phát cho 4 nhóm mỗi nhóm 1 bảng, cho các nhóm thi sắp xếp lại sao cho hình nốt nhạc cột bên phải đúng với tên gọi của chúng ở cột bên trái

* Giáo viên có thể chọn hình thức chơi tuỳ theo cách tổ chức của mình (HS chơi tiếp sức, chơi tại chỗ trong nhóm,…)

d Trò chơi " Gắn nhanh, gắn đúng tên các nốt nhạc vào khuông"

Áp dụng Tiết 25: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông

Ở tiết này GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gắn nhanh, gắn đúng tên các nốt nhạc vào khuông” Trò chơi nhằm giúp HS xác định đúng vị trí và hình nốt

nhạc trên khuông nhạc Từ đó HS nhớ lâu các kí hiệu âm nhạc Cũng qua trò chơi này luyện cho HS kĩ năng nhanh nhẹn, chính xác…

Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :

- GV chuẩn bị 4 bảng cài bằng giấy krô-ki (hoặc có thể làm bằng chất liệu khác) rộng khoảng 25cm, dài khoảng 70cm Trên mỗi bảng cài có trình bày 5

Trang 10

đường kẻ để tạo thành khuông nhạc, có khoá son đặt ở đầu mỗi khuông nhạc Dùng nhựa cứng trong suốt bấm đè lên mỗi dòng kẻ và trên mỗi khe để tạo thuận lợi khi cài các nốt nhạc vào một cách nhanh chóng, chính xác (giống thanh gài bảng nỉ ở lớp 1) Dùng giấy krô-ki cắt thành hình các nốt nhạc đã học (Giống như hình nốt nhạc ở tiết 24, khoảng 40 hình sao cho đủ số lượng cho 4 nhóm), mỗi hình cao khoảng 10 đến 12 cm rồi tô màu để phân biệt với màu nền của bảng cài

- Tiến hành trò chơi:

Trò chơi được tiến hành sau khi HS được ôn tập hai bài hát Chú bộ đội, Bài ca

đi học (sau hoạt động 1 và 2 trong SGV trang 55) GV cho HS chơi tiếp sức theo 4

nhóm trong một thời gian nhất định Mỗi nhóm khoảng 7 em Khi nghe hiệu lệnh của GV (son trắng, la đen, pha móc đơn ,…) lần lượt từng HS trong mỗi nhóm lên đính vào bảng cài tên một nốt nhạc theo yêu cầu của GV Sau mỗi lượt chơi GV cho HS nhận xét, sửa sai, tuyên dương (Có thể chơi nhiều lần tuỳ theo điều kiện thời gian của tiết học)

7.1.4 2 Biện pháp kể chuyện

a Kể chuyện âm nhạc "Bảy anh em"

Áp dụng cho tiết học "Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi"

Ngày xưa trong một gia đình nọ có bảy anh em Người anh cả tên Đô, người anh thứ hai tên Rê, người anh thứ ba tên Mi, người anh thứ tư tên Pha, người anh thứ năm tên Son, người anh thứ sáu tên La và người em út tên Si Khi mùa đông đến, một hôm trời rét đậm, người anh cả tên Đô và người anh thứ hai tên Rê phải

đi vào rừng lấy củi đem về cho cả nhà sưởi ấm Đến trưa mà vẫn không thấy hai anh Đô và Rê về, người anh thứ ba và thứ tư là Mi và Pha đã lên đường đi tìm hai người anh Cũng như Đô và Rê, đến chiều mà Mi và Pha vẫn không về Thấy thế, hai người anh còn lại là Son và La đã vội vã vào rừng tìm kiếm bốn người anh Đô,

Rê, Mi, Pha Chẳng khác gì số phận các người anh của mình, Son và La cũng biệt tăm Chờ mãi, đã tối lắm rồi mà vẫn không thấy sáu người anh trở về, người em út tên Si trong lòng bồn chồn, đứng ngồi không yên, đã lo lắng lại càng lo lắng hơn Nhưng vốn là người thông minh, tài trí Si đã quyết định lên đường tìm các anh của

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w