1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKNNâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy họ một số bài ở trường THCS nguyệt ấn

21 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Giáo dục bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân ,gia đình và xã hội, là một trong những biện pháp hữu hiện nhất, kinh tế nhất đâycũng là một trong những biện pháp đ

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐÂU 1

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2

B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

I CƠ SỞ LÍ LUẬN 3

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆP 3

1 Thực trạng 3

2 Kết quả của thực trang trên 4

III CÁC SÁNG KIẾN,CÁC GIẢI PHÁP 4

1 Những yêu cầu đối với giáo viên: 4

2 Những yêu cầu đối với học sinh: 5

3 Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệ 5

4.Giáo án minh họa 12

IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 18

C KẾT LUẬN 18

Trang 2

A MỞ ĐÂU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe đã và đang trở thành mối quan tâmmang tính toàn cầu Giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của bản thân vìmục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhànước ta dành cho mối quan tâm đặc biệt Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đãban hành Nghị quyết số 41/ NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trongthời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17 thánh 10 năm

2001, thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1363 / QĐ-TTG phê duyệt

đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" vàngày 02 tháng 12 năm 2003 ban hành quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phêduyệt "Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020" tạo cơ sử vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môitrường Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người bảo vệ sức khỏe là mộttrong nhưng biện pháp cần thiết của cá nhân và toàn xã hội

Giáo dục bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân ,gia đình và xã hội, là một trong những biện pháp hữu hiện nhất, kinh tế nhất đâycũng là một trong những biện pháp để ứng phó với việc biến đổi khí hậu mà cảnhân loại đang phải đối đầu Là biện pháp có tính bền vững để thực hiện mụctiêu phát triển bền vững đất nước Là một giáo viên dạy môn Giáo dục công dântrong trường THCS, tôi nhận thức một cách rất sâu sắc về tầm quan trọng củacông tác giáo dục bảo vệ môi trường và môi trường có ảnh hưởng như thế nào

đố với sức khỏe của nhân loại cho học sinh Đặc biệt lồng ghép kiến thức môitrường và giáo dục bảo vệ môi trường cùng việc bảo vệ sức khỏe của bản thânthông qua các bài học trong chương trình là việc làm thiết thực nhằm giúp các em :

+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường

và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, vềmối quan hệ giữa con người và môi trường

+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, kĩ năng dự đoán,phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh

+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môitrường

+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sứckhoẻ con người và đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độtích cực đối với môi trường là việc làm cần thiết mang lại lợi ích không nhữngcho cá nhân mà nó còn mang lại lợi ích cho xã hội và toàn nhân loại

Vì vây tôi đã nghiên cứu về vấn đề "Nâng cao chất lượng giảng day bộ

môn GDCD thông qua Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe

trong dạy một số bài ở THCS Nguyệt Ấn" Để các em thấy được tầm quan trọng

của môi trường đối với bản thân, việc ô nhiểm môi trường có ảnh hưởng như thếnào đói với sức khỏe và phòng tránh được một số bệnh do ô nhiễm môi trường

Trang 3

mang lại là vô cùng cần thiết một việc làm nhỏ mà mang lại lợi ích lớn nên tôi

đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

"Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy một số bài GDCD ở THCS” Để học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với

đời sống và sự ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe như thế nào

Qua đó học sinh có ý thức và những hành động cụ thể bảo vệ môi trường

và bảo vệ sức khỏe ở mọi lúc mọi nơi và nhận thức được việc bảo vệ môitrườngchính là bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe của các thành viên trong giađình và sức khỏe cộng đồng xã hội

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Học sinh Khố 6,7 trường THCS Nguyệt Ấn

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Các phương pháp nghiên cứu

+ Giải quyết vấn đề

+ Phương pháp trực quan

+ Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu

+ Phương pháp cho bài tập vận dụng và bài tập thực hành

+ Phương pháp dạy học gắn liền với thực tế địa phương nới các em sinhsống và học tập

+ Phương pháp tham quan thực tế

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sốngcủa loài người Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhânloại và của mỗi quốc gia Giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe là một trongnhững biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững để phát triểnbền vững đất nước Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bịkiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí

Trang 4

các vấn đề về môi trường có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xãhội.

Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người laođộng mới, người chủ tương lai của đất nước có thái độ thân thiện với môi trường

ở mọi lúc mọi nơi, phát triển kinh tế hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảmnhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau Giáo dụcbảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu

Môn GDCD là môn có liên quan mật thiết tới môi trường và bảo vệ môitrường đó là một thuận lợi cho việc tích hợp bảo vệ môi trường và bảo vệ sứckhỏe một cách thuân lợi thông qua các bài học Qua đó học sinh có thể nhậnthức đúng đắn về vai trò của cuộc sống con người mà có ý thức tốt hơn trongbảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân cũng như của gia đình và cộngđồng

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆP

1 Thực trạng

Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy vấn đề nhận thức về môi trường vàbảo vệ sức khỏe đối với học sinh trường THCS Nguyệt Ấn còn lờ mờ hời hợtchưa tích cực lắm Cụ Thể:

- Nói về vấn đề môi trường học sinh cảm thấy nhàm chán bởi đây khôngphải là kiến thức mới, là vấn đề mới mà đối với các em mà đó là vấn đề quenthuộc trong cuộc sống hàng ngày nên dường như không mấy hứng thú Vì vậy

có nhiều học sinh chưa có ý thức về môi trường, bảo vệ môi trường là việc làmcần thiết đặc biệt vẫn ăn quà vặt trong trường, thả rác lung tung, vấn đề vệ sinhphòng học, lớp học chưa thực sự xanh - sạch - đẹp, sự chăm sóc các bồn hoa,cây cảnh theo phân công của trường chưa tốt lắm

- Một thực tế ở địa bàn xã Nguyệt Ấn, việc quan tâm đến môi trườngchưa được chú trọng Đến nay việc gom rác thải sinh hoạt chỉ mới ơ mức tự phát

ở các hộ gần trung tâm xã thường thì các gia đình vứt bừa bãi ra vườn hoặc một

số gia đình gom để đốt Chính việc xử lí rác thải ngay từ gia đình đã tạo cho các

em có thói quen vứt rác bừa bãi, chưa có cách xử lí khoa học, an toàn cho sứckhỏe con người và môi trường

- Mặt khác, về phía giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời gian, chútrọng nhiều vào việc dạy kiến thức mà chưa thực sự quan tâm nhiều đến việcgiáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cho họcsinh hoặc có tích hợp nhưng còn gượng ép, chưa thật sự tự nhiên, thoải mái

2 Kết quả của thực trang trên.

Từ thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát việc nhận thức, ý thức về các vấn

đề môi trường và môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe cáchành động cụ thể để bảo vệ môi trường ở 2 lớp 6A1, 7A2, với tổng số học sinh

là 78 em và đã cho kết quả như sau:

Trang 5

Các nội dung được điều tra

Ý thức bảo vệ môi trường 17 21,8 22 28,

2

30 35,

9

9 11,5

Ý thức tuyên truyền việc bảo

Môi trường có ảnh hưởng

như thế nào đối với sức khỏe

III CÁC SÁNG KIẾN, CÁC GIẢI PHÁP

1 Những yêu cầu đối với giáo viên:

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của bảnthân là vấn đề rất quan trọng, nhưng không phải bài nào của tích hợp được Do

đó để có một giờ dạy tốt, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và lựa chọn nhữngđơn vị kiến thức phù hợp cần chuyển tải cho học sinh để làm sao phải vừa khắcsâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh

- Giới thiệu cho học sinh một số kinh nghiệm cơ bản về cách thu thập, xử

lí thông tin, phân tích tranh ảnh, số liệu

- Trong quá trình giảng dạy sử dụng các phương pháp đặc trưng phù hợp,tăng cường bổ sung những kiến thức thực tế để kích thích hứng thú học tập củahọc sinh, đồng thời thông qua việc chấm bài giáo viên sẽ phát hiện được mức độnhận thức và sự tiến triển của học sinh nhằm điều chỉnh cách dạy và cách họcsao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất

- Biểu dương kịp thời những học sinh tích cực học bài, làm bài tập ở nhà,biết tìm tòi, sáng tạo làm động lực cho quá trình học tập và nghiên cứu của họcsinh ở nhà

2 Những yêu cầu đối với học sinh:

- Ở lớp nghe giảng, học tập tích cực, tìm tòi, sáng tạo

Trang 6

- Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.

- Thu thập thông tin, tranh ảnh liên quan đến bài học, môn học, biết liên

hệ với thực tế ở địa phương ghi vào sổ tay hoặc ở cuối vở học

- Biết đồng tình ủng hộ những hành đúng pháp luật và lên án những hành

vi sai trái

3 Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệ

3.1 Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan đến môn học, bài học.

* Vào đầu năm học giáo viên giới thiệu :

- Nội dung chương trình năm học

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trước thông qua phần mụclục

- Nắm được một số thông tin liên quan đến chương trình học môn GDCDđặc trưng của bộ môn này mỗi lớp chia làm 2 phần là đạo đức và pháp luật, từ

đó cá em tự thu thập những vấn đề liên quan đến bộ môn thông qua sách, báo,đài, tivi, Internet và học sinh có thể ghi chép, in ra giấy, sưu tập tranh ảnh, cáccâu ca dao, tục ngữ nói về các chuẩn mực đạo đức hay hiện tượng của thời tiết,khí hậu tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng địa líxảy ra ở địa phương, xung quanh cuộc sống của chúng ta

- Khi đã thu thập được thông tin các em cần phải kiểm tra cẩn thận nhất là sốliệu, phải có mốc thời gian cụ thể ví dụ : dân số, kinh tế, những thiệt hại do thiên nhiênmang đến, tác động của con người đến môi trường, ô nhiễm môi trường ở địaphương, Và các bệnh do môi trường sống không lành mạnh mang lại chọn lọc vàphân thành nhóm đối tượng

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà :

- Trước hết các em phải đọc kĩ nội dung truyện đọc ( đối với phần đạođức) thông tin sự kiện ( đối với phần pháp luật):

- Tìm cách trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi phần và những câu hỏi mà giáoviên hướng dẫn

- Thu thập những thông tin liên qua đến bài học

3.2 Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học GDCD

a Phương pháp thứ nhất: Giải quyết vấn đề.

Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cái nhìn toàn diện trước những vấn đềđặt ra Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môitrường thì phương pháp giải quyết vấn được sử dụng rộng rãi và phổ biến Đểmang lại hiệu quả thì vấn đề đưa ra ở mức độ phát huy sự tìm tòi và sáng tạo củahọc sinh, vấn đề cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà

Trang 7

có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụngnhiều thao tác tư duy mới giải quyết được vấn đề.

Ví dụ 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể GDCD lớp 6

1 vì sao phải bảo vệ sức khỏe?

2 Môi trường sống có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe

Ví dụ 2: Bài yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên GDCD lớp 6.

Khi dạy, giáo viên cần bám sát vào nội dung bài học khai thác kiến thức

mà bài học đề cập đồng thời nắm bắt đúng thời điểm để đặt ra các câu hỏi chohọc sinh liên hệ với thực tế môi trường ở địa phương như:

1 Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?

2 Nếu môi trường sống bị ô nhiễm thì thiên nhiên và con người sẽ nhưthế nào?

3.Việc vứt rác bừa bãi có làm ảnh hưởng đến thiên nhiên và sức khỏe haykhông?

5 Em đã làm gì để cho thiên nhiên luôn trong lành?

Ví dụ 3: Bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên GDCD lớp 7

1 Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đói với đờisống con người?

2 Em đã thấy việc làm nào của người dân ở địa phương tác động khôngtốt đến môi trường?

3 Hiện nay ở địa phương chúng ta còn có hiện tượng chặt phá rừng làmnương rẫy nữa không?

4 Em hãy chỉ ra nhưng việc làm có ảnh hưởng xấu đên môi trường?

Có rất nhiều câu hỏi để sử dụng trong quá trình dạy học điều quan trọng làngười dạy lựa chọn câu hỏi như thế nào, đặt ra vào thời điểm nào cho quá trìnhtích hợp không gượng ép, gò bó ngược lại phải phù hợp với tiến trình bài dạy,đảm bảo nội dung, kiến thức mà bài học đề cập đó là điều vô cùng quan trọng

Nhìn chung các câu hỏi đặt ra đều nhằm mục đích giáo dục môi trường cho học sinh đẻ học sinh thấy được vai trò của môi trường ảnh hưởng rất lớn đếnsức khỏe, đồng thời thông qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho các em, bởi

vì trong quá trình giải quyết vấn đề thường tập trung vào hai yêu cầu: nâng caokhả năng sáng tạo của học sinh; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết,

để thực hiện được hai yêu cầu này học sinh phải vận dụng các kiến thức đã học

để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương mình, vừa thựchiện được mục đích giáo dục môi trường, vừa phát triển tư duy học sinh, đồngthời giúp học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình

b Phương pháp thứ hai : phương pháp trực quan

Trang 8

-Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: tranhảnh, băng hình….để dạy học và giáo dục môi trường cũng như thấy được môitrường có ảnh hưởng lớn đối vơi sức khỏe Hiệu quả của phương pháp này phụthuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên trong quá trình dạyhọc Để liên hệ kiến thức bài học chính với kiến thức môi trường thì việc sửdụng phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao.

- GV dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho mộthiện tượng, một số hậu quả về môi trường cần phải giáo dục

Ngoài ra GV có thể sử dụng tranh ảnh , băng hình, đĩa CD làm phươngtiện trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá môi trường, ônhiễm môi trường như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp , hoặcnhững hậu quả do tàn phá môi trường gây ra như lũ lụt, hạn hán , bệnh tật… và

cả những hành động bảo vệ môi trường như các khu rừng cấm, các công viênthiên nhiên, các công nghiệp xử lí chất thải…Tất cả những hình ảnh trực quan đóđều gây một ấn tượng sâu sắc đối với học sinh, nó sẽ giúp các em nhận thức dễdàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong giáo dục

- Để tiết học hiệu quả giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thu thậpthông tin, tranh ảnh, liên quan đến nội dung bài học

- Cho các em quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích tranh ảnh mình sưutầm Qua đó nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được khắc sâu hơn

Ví dụ : Bài yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên GDCD lớp 6

Gv đặt câu hỏi: Nhìn vào những bức tranh em có suy nghĩ gì?

Trang 9

Nước thải chưa được xử lý, khói bụi làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước

Ví dụ: Khi dạy bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 7.

GV đặt câu hỏi cho học sinh khai thác tranh: Em có suy nghĩ gì khi quan sát tranh? Thực tế này có ảnh hưởng gì đến môi trường và cuộc sống của con người? Em đã sưu tầm được những bức tranh nào nói về vấn đề này ở địa phương mình? Qua những câu hỏi, đối chiếu tranh ảnh của mình sưu tầm được

học sinh sẽ có cái nhìn tổng quát về việc ô nhiễm môi trường tác động khôngnhỏ đến môi trường sống gây ra thiên tai lũ lụt, cạn kiệt tài nguyên đồng thờicũng thấy được tình trạng thực tế ở địa phương mình Sau đây là một số tranh cóthể cho học sinh quan sát để thấy việc sử dụng và xử lí rác thải ni lông ngay địaphương mình

Trang 10

Dùng túi ni lông đựng đồ ăn, nước uống trong sinh hoạt hàng ngày ở các gia đình.

Túi ni lông vứt bừa bãi, làm ô nhiễm nguồn nước, tắc cống,

Những phế phẩm sinh hoạt gây nên ô nhiễm môi trường

Ngày đăng: 20/11/2019, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w