Trước thực trạng đó, nhà nước phong kiến không thể không chú trọng tới việc xây dựngnhững luật lệ về tố tụng nhằm “ tẩy sạch hết cả thói quen tệ hại, việc chính tri được thanh bình, ngục
Trang 1kế” 3 l BỘ TƯ PHÁP
s TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
HOI THAO KHOA HOC
-PHÁP LUAT TO TUNG Ở VIỆT NAM TRONG
“TIỀN V TRINH LICH SỬ `
ve Hà Nội, tháng 12/2017
Trang 2CHUONG TRINH HOI THAO
“PHAP LUAT TO TUNG O VIET NAM TRONG TIEN TRINH LICH SU”
thoi phong kiến — đặc điểm và giá trị Nhung 8h50-9h Tham luận 2: Tham quyên của các cấp xét xử | Ths Trần Thị Hoa
trong pháp luật tố tụng triều Hậu Lê
9h-9h10 Tham luận 3: Giám sát tô tung thông qua hoạt Ths Vũ Thị Yên
động phúc thâm và chung thẩm trong nhà nước
phong kiến triều Nguyễn
9h10-9h20 | Tham luận 4: Quyên và nghĩa vụ quan lại thời | Ths Phạm Thị Thu
| Minh Mệnh trong lĩnh vực tố tụng Hiền
9h20-9h30 'Tham luận 5: Triêu đại Lê Thánh Tông và Ths Hà Thi Lan
những thành tựu về pháp luật tố tụng trong lịch Phương
sử lập pháp Việt Nam
9h30-9h40 | Tham luận 6: Hệ thông toà án bản xứ ở Bắc kỳ | Ths Nguyễn Khánh
thời kì Pháp thuộc Huyền
9h40-10h Thảo luận
10h-10h10 Giai lao
10h10-10h20] Tham luận 7: Pháp luật tô tụng đầu sự Việt | PGS.TS Trân Anh
Nam dưới góc độ lịch sử và so sánh Tuấn 10h20-10h30 | Tham luận 8 : Pháp luật tô tụng hành chính | PGS.TS Bui Thị Dao
năm 2015 với việc bảo dam quyền con người,
quyền công dân.
10h30-10h40 | Tham luận 9: Xét lại bản án quyết định của toà | Ts Nguyễn Hải Ninh
án đã có hiệu lực pháp luật trong pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam từ 1945 đên nay
10h40-10h50 Tham luận 10: Quá trình hình thành và phat
triên của pháp luật tô tụng hành chính Việt
nam với việc bảo đảm quyền Con người
Ts Nguyễn Thị Thuỷ
10h50-11h | Tham luận 11: Nguyên tắc hai cấp xét xử trong |_ Ths Nguyễn Mai
lịch sử lập hiến, lập pháp Việt Nam Thuyén
11h-11h20 'Thảo luận
11h20-11h30 Bê mạc
Trang 3Trước thực trạng đó, nhà nước phong kiến không thể không chú trọng tới việc xây dựng
những luật lệ về tố tụng nhằm “ tẩy sạch hết cả thói quen tệ hại, việc chính tri được thanh bình,
ngục tụng được im bặt, trên có thể đáp được lòng muốn bình trị của thánh minh, dưới có thé làm
thỏa được nguyện vọng vui sống của triệu họ và đối với sự hưởng tước lộc các quan cũng không
hé then là mang tiếng ăn không”
Luật lệ về tố tụng không những được quy định một cách khá toàn diện và cụ thể trong
Quốc triéu hình luật và Hoàng Việt luật lệ, mà còn được pháp điễn thành một bộ luật riêng Bộ
Quốc triều khám tụng diéu lệ là một hiện tượng pháp lý độc đáo của pháp luật phong kiến ViệtNam Ngoài các bộ luật trên, Nhà nước phong kiến còn tiến hành tập hợp hóa, hệ thống hóa cácquy định pháp luật theo các lĩnh vực cụ thể hoặc theo thời gian để thuận tiện trong quá trình xét
xử Các triều đại còn ban rất nhiều văn bản đơn hành vẻ tố tụng Nếu chỉ điểm trong Lịch triềuhiến chương loại chí, trong tong số 29 văn bản pháp luật mà Phan Huy Chú liệt kê, đã có 23 văn
bản liên quan đến tố tụng”.Có thé kể đến 4 văn bản hiện còn lưu truyền như: Tir tung điêu lệ- taphợp một số văn bản liên quan dến các điều lệ về từ tụng vào năm Quang Thuận thứ 9 (1468) đời
vua Lê Thánh Tông; Nhán mạng tra nghiệm pháp- do Lâm quận công Phạm Trạc ở bộ Hình biên
tập vào năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) gồm 49 mục, trình bày về phương pháp lấy chứng cứ pháp yxem xét các loại tử thi, các loại vết thương, phương pháp khám nghiệm hiện trường dé biết nạnnhân chết do nguyên nhân nào, hung khí gì , cuốn sách được đánh giá là “một tiến bộ đáng ghinhận về điều tra pháp y”” của cha ông ta thời phong kiến; Quốc triều Hong Đức niên gian chưcưng thé thizc(thé thức làm don từ biên bản các vụ án dưới thời Hồng Đức 1470-1497) cung cấp
những mẫu văn bản giúp người thi hành pháp luật và người dân nắm được thể thức làm đơn từ,
biên ban các vụ án dân sự, hình sự, thé thức lấy cung, biên bản khám nghiệm các vụ án, các điều
về luật Hình, Hộ Quốc triểu chiếu lệnh thiện chính, là tập hội điền với 7 quyén biên soạn vàothé ki XVI, gồm những chiếu lệnh của vua Lê, chúa Trịnh về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của
các bộ, trong đó có một quyển riêng về Hình thuộc với hơn 30 điều điều quy định về xét xử, kiệntụng như lệnh cấm quan cai bắt bớ xét xử, lệnh về xử kiện, lệnh về lệ soát tụng, lệnh về giam giữ
và tử hình, lệnh răn dạy quan nam giữ chức vụ xử kiện Nội dung và những giá trị trong các văn
bản này còn chưa được khai thác nhiều, rất cần một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống các
văn bản pháp luật tố tụng qua các triều đại để có hiểu biết sâu sắc hơn, đánh giá khách quan hơn
về các quy định tố tụng thời phong kiến
Trong phạm vi bài viết của hội thảo, tác giả trình bày một cách khái quát những đặc điểmcủa pháp luật tố tụng thời phong kiến đồng thời nêu lên những giá trị, những điểm tiến bộ và một
số bài học kinh nghiệm có thể kế thừa đối với Việt Nam hiện nay
I Đặc điểm của pháp luật tố tụng ở Việt Nam thời phong kiến
Đặc diém thứ nhất, trong pháp luật phong kiến chưa có sự tách bạch giữa tố tụng hình sự
và tố tụng dân sự, cho nên những quy định về tố tụng là những quy định chung cho cả việc dân
và việc hình.Sự không phân chia thành các ngành luật và chưa tách bạch cụ thể giữa tố tụng hình
sự và tố tụng dân sự cũng là đặc điểm chung của các hệ thống pháp luật thời tiền tư bản.
3 Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp ki, tr 260
* Vũ Thị Nga, Giáo trình Lịch sử và pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp, H, 2014, tr 130
5 Nguyễn Ngọc Nhuận (chủ biên), Mét số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thé ki XV đến thé ki XVIII,
NXB Khoa học Xã hội, tập 2, tr 8
, 2
Trang 43X
Phải đến thời Pháp thuộc (1884-1945), ở Việt Nam mới bắt đầu có sự phân biệt luật tố
tụng hình sự và tố tụng dân sự Thời điểm đó, một số bộ luật của chính quốc đã được áp dụng ởViệt Nam như Bộ luật dân sự, Bộ luật thương mại, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ
luật tố tụng hình sự của nước Pháp Tiếp thu kĩ thuật lập pháp tư sản, triều Nguyễn cũng banhành nhiều bộ luật mới trong đó có những bộ luật riêng tách bạch giữa tố tụng hình sự và tố tụngdân sự như Bộ luật dân sự,thương sự tố tụng Bắc Kỳ năm 1921, Bộ luật hình sự tố tụng Bắc Kỳnăm 1921, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Trung Kỳ năm 1935 Bộ luật hình sự tố tụng Trung
Kỳ năm 1935
Đặc điểm thứ hai, thời phong kiến, tư pháp chưa tách khỏi hành pháp Các quan lại đứng
đầu các cấp kiêm luôn việc xử án Tất cả các khâu trong quá trình tiến hành tố tụng mà được luật
thời nay gọi là khởi tố, điều tra (bắt người, khám nghiệm, tra hỏi, ), xử án, thi hành án, đều do
quan xử án đảm trách và đương nhiên có các lại viên trợ giúp Trong luật thời đó, khái niệm xử
án (xét xử) là bao hàm tát cả các khâu trong quá trình tiến hành tố tụng.Đặc điểm này xuất phát từ
nguyên tac cơ bản trong té chức quyền lực của nhà nước phong kiến Việt Nam là nguyên tắc Tôn
quân quyền Theo nguyên tắc này, toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung trong tay một cá nhân lànhà vua mà không có sự phân biệt rạch ròi thành các nhánh quyền: hành pháp, lập pháp và tưpháp Vua vẫn là người có quyền xét xử tối cao Các vị quan giải quyết việc kiện tụng trong nướcchỉ là những người đại diện của nhà vua thực thi quyền xét xử Chính vì lẽ đó mà “cũng nhưTrung Hoa, nước ta không có một ngạch pháp quan riêng biệt như các nước Tây Âu cuối thế kỷ
Nếu trái Jud này thì xử tội trong hoặc tội biém Tố cáo những việc mưu phản nghịch thì không
theo /zá/ này” Như vậy, theo bộ luật này, cấp xã được tham gia vào quá trình tố tụng, có quyền
xét xử những việc rất nhỏ gọi là tối tiểu sự thường là những tranh chấp nhỏ nhặt trong làng xã
nhằm hoà giải các đương sự Quan huyện xét xử những vụ việc nhỏ và những vụ rất nhỏ mà xã
quan xử không hợp lệ Quan lộ, quan phủ xét xử những vụ việc trung bình và xét xử lại những vụ
việc mà cấp huyện xử lý không hợp lệ Triều đình xét xử những vụ việc lớn và xử lại những vụ
việc mà cấp 16, cấp phủ xử không hợp lệ.
Trong các lệnh dụ của các thế ki sau đó, năm 1645 hay 1658 đều quy định xã trưởng có
quyền xét kiện các án về hộ hôn, điền sản, dân sự trong phạm vi xã mình phụ trách nhưng từ năm
1717, nhà nước định lệ “xã trưởng và phường trưởng không có nhiệm vụ xét xử kiện tụng” Vì
Nguyễn Minh Tuấn, Téa án và xét xử thời phong kién, http:/tuanhsl
-blogspot.com/2007/11/xt-x-thi-k-phong-kin.html
Lệnh về khám tụng năm 1645: Các vụ kiện về hộ hôn, điền sản, đầu tiên là cáo lên xã trưởng, thứ đến là quan
huyện Quan huyện không thụ lí thì đầu cáo quan phủ, quan phủ xử bất công thì phúc cáo lên Thừa ty, Thừa ty xử
không minh bạch thì phúc cáo lên Hiến ty, Hiến ty không thấm tra xét xử thì phúc cáo lên Cai Đạo, Cai đạo, Cai bộ
3
Trang 5thế, đến thé ki XVI, Quốc triéu khám tụng điều /2(chương Thông lệ về khám tụng) không quy
định cấp xã được tham gia vào quá trình tố tụng ma cấp thu lí đầu tiên là cấp huyện đồng thời
cũng quy định rõ hơn những vụ việc thuộc thâm quyền xét xử của từng cấp:
- Quan huyện xét xử những vụ việc về ruộng đất, tài sản, cưới xin, đánh nhau, lăng mạ,
mồ mả tất cả những việc không phải là tạp tụng.
- Quan phủ xét xử những vụ việc mà quan huyện đã xử nhưng vẫn có khiếu kiện, phối
hợp với quan huyện điều tra các vụ về thù sát, dân sát, ẩn sát và xét xử những vụ việc này.
- Trấn quan (ở thời Lê trung hưng, đạo được đổi gọi là Trấn) xử những vụ mà quan phủ
đã xử nhưng vẫn còn khiếu kiện, xử các vụ việc tranh chấp ranh giới, địa phận ruộng đất, việc
bau xã trưởng, trộm cướp, giết người, cờ bac, nhà quyền quý ức hiếp dân định
- Ở trung ương, triều đình và Phủ chúa phối hợp xét xử những vụ việc lớn, các cơ quan
xét xử các vụ việc thuộc lĩnh vực ngành mà mình cai quản, chẳng hạn, Hộ phiên xét xử các vụ
việc về thuế má, ruộng dat, và Bộ hộ xử lại cụ việc đó có khiếu kiện Tôn nhân phủ xử các việc
mà những người trong hoàng tộc tranh chấp về tài sản, hôn nhân, đánh chửi nhau nếu các vụ
việc này có khiếu kiện thì được xử lần cuối cùng ở Phủ chúa Ngự sử đài xử lại những việc đã xử
lần đầu ở các tran địa phương nhưng có khiếu kiện.Š
Như vậy, nếu như thâm quyền xét xử của các cơ quan ở kinh đô chưa được dé cập trong
Quốc triéu hình luật, thì đã được quy định cụ thé trong Quốc triều khám tụng điều lệ
Thời Nguyễn, Hoàng Việt luật lệ( điều 376) và một số văn bản pháp luật đơn hành quy
định trình tự, thâm quyên tố tụng là:
- Lý trưởng có quyền xét xử các vụ kiện cáo nhỏ ở làng xã: Năm 1834, lệnh dụ của Minh
Mệnh về thể lệ xét xử kiện tụng chỉ rõ: “những việc nhỏ như lăng mạ, tiền nợ và đánh nhau bị
thương nhẹ đều cho hương mục, lý trưởng sở tại phân xử bằng miệng Nếu xử không công bằng
thì cho kiện lên phủ huyện Phủ, huyện nên xử ngay không cần lấy khẩu cung, làm thành văn án
dé dân không đến nỗi phải sớm chiều hầu kiện mat việc làm ăn”?
- Các quan huyện — châu, phủ xử các tội quân (quân sự), tội đồ, tội lưu
- Quan doanh — trấn (từ thời vua Minh Mệnh, doanh, trấn được đổi gọi là tinh) xử tội tử
- Triều đình xét lại các án đồ, lưu, tử Trong đó, các cơ quan trong triều, xét lại các án đó
thuộc lĩnh vực mà mình cai quản.
Nhìn chung lại, những quy định trên của pháp luật phong kiến cho thấy:
Một là, trình tự xét xử được thực hiện qua các cấp xét xử theo don vị hành chính, lãnh thé
- từ các cấp chính quyền địa phương lên triều đình trung ương
Hai là, thâm quyền xét xử căn cứ và bao hàm các yếu tố sau đây:
- Đơn vị hành chính lãnh thổ Từ các cấp địa phương đến triều đình có thẩm quyền xét xử
khác nhau.
- Sự phân loại vụ việc: Quốc triều hình luật phân các vụ việc thành việc nhỏ, việc trung
bình và việc lớn, Quốc triều khám tụng điêu lệliệt kê các vụ việc thành các nhóm vụ việc, Hodng
xét xử có sự dối trá mới phúc cáo lên Ngự sử đài- Trích sách M6t số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thể
ki XV đến AVI, tập 1, bộ Quéc triéu chiéu lénh thién chinh, tr 664
Ê Quốc triều khám tụng điêu lệ, trích trong Một số văn ban dién chế và pháp luật Việt Nam từ thé ki XV đến XVIII, tr
Trang 6tt
Việt luật lệ phân các vụ việc thành các loại tội Trên cơ sở phân loại vụ việc đó mà phân định
thâm quyền về vụ việc của các cấp xét xử.
- Ở triều đình trung ương, thẩm quyền xét xử của các cơ quan được phân định theo lĩnh
vực của từng cơ quan cai quản.
- Thẩm quyền xét xử vụ việc lần đầu (sơ thẩm) và thẩm quyền xét xử lại vụ việc (phúcthâm)"
Đặc điển thứ ba, với việc rat chú trọng luật lệ về tố tụng, đặc biệt là việc pháp điển thànhmột bộ luật riêng, các nhà làm luật phong kiến Việt Nam, ở mức độ nhất định, đã phân biệt luậtthủ tục với luật nội đung Đây là một nét tân kỳ của pháp luật phong kiến Việt Nam, tiệm cận với
quan niệm pháp lý thời cận, hiện đại sau này Sự tân kỳ đó hầu như không có trọng pháp luật
phong kiến Trung Hoa và pháp luật ở các nước khác thời tiền tư bản
Trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam, luật tố tụng hình thức ít nhất đã được
tách ra khỏi luật nội dung từ thé ki XVIII thể hiện trình độ lập pháp khá cao của nhà nước phong
kiến Việt Nam so với các nước trong khu vực và châu Á Vào thế kỉ 18, nhà nước Lê- Trịnh ban
hành được bộ luật Quốc triều khám tung điều lệ Sau khi bộ luật này được hoàn thành năm 1777,
đến năm sau triều đình đã cho khắc in bộ luật này dé phổ biến đến các cơ quan ở kinh đô và nhamôn ở địa phương Đồng thời, chúa Trịnh Sâm đã ban chỉ để công bố rộng rãi cho cả nước đềubiết: “Chỉ truyền cho các nha môn khám xét xử án trong ngoài kinh Hễ là việc kiện tụng, quý ở
chỗ thanh liêm giảm phiền hà Từ trước tới nay điều lệ khám xét, xử án trải qua các triều đại đãchuẩn định đầy đủ tường tận, nhưng hữu ty khi thi hành phần lớn chỉ coi đó là văn bản giấy tờ, ítngười biết nghiêm cần thực hiện theo, lâu này tích tụ trở thành nỗi thống khổ cho dân Các sựviệc đó triều đình đã biết rõ cả, nay giao xuống cho đình thần tham khảo châm trước lệ khám
tụng, đặt ra luật pháp chuẩn định biên soạn thành sách, rõ ràng chuẩn xác, ban xuống cho các nha
môn khám tụng tuân hành Từ nay về sau tuân theo điều lệ mà khám xét, xử án, đồng thời chuyênsức cho thuộc liêu và các lại dịch nhất thể tuân hành, cốt làm cho các vụ án được giải quyết côngbằng, hợp lý, dân chúng được nhờ cậy, để xứng với trách nhiệm của mình Nếu vẫn khinh thườngtùy tiện làm tắt và không biết nhắc thuộc viên, dung túng lẫn nhau làm điều tệ hại thì quốc gia đã
có luật pháp, quyết không thé tha tội”
Về bố cục của bộ luật, Quốc triều khám tụng điều lệ có 133 điều và được phân thành 31 lệ
( mỗi lệ trong ứng như một chương ).
Chương đầu tiên — Thông lệ về khám tụng, quy định tổng quát thủ tục tố tụng nói chung.
Từ chương II đến chương XIV, quy định thủ tục cụ thé của từng khâu trong quá trình tố
tụng Chang hạn Lệ về người kiện, khiếu nại, Lệ về kỳ hạn tra án, Lệ về tróc bat
Từ chương XV đến chương XXXI, quy định thủ tục tố tụng cụ thể đối với từng nhóm tội.Chang hạn, Lệ kiện tụng về nhân mạng, Lệ kiện tụng về trộm cướp, Lệ kiện tụng đánh nhau, Lệ
kiện tụng việc hôn thú
Với việc bố cục các chương thành ba nhóm và thứ tự như trên, bộ luật đã có một bố cục
hợp lý, rõ ràng, tạo điều kiện rất thuận lợi khi vận dung trong xử án Viết về ý nghĩa và tim quan
trọng của Quốc triều khém tụng diéu lệ, trong Lich triểu hiễn chương loại chí, ở mục Hình luật
chí, tác giả Phan Huy Chú đã viết: “Đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 38, sửa định
'° Vũ Thị Nga, Giáo trình Lịch sử Nhà mước và pháp luật Việt Nam, tr 267
5
Trang 7điều lệ về xét xử kiện tụng Các lệ xét kiện đã được chuẩn định trong năm Đinh Dậu đời Cảnh
Hưng Tham chước quy thức của các triều, hoạch nhất rõ ràng, điền mục tỉ mỉ, không gì bỏ sót.
Người xét xử sẵn có luật thường dé quyét định, có lệ thường dé thích ứng, nếu noi theo cẩn thận
thi dứt được tệ nạn, bớt được hình ngục”!,
Đặc diém thứ tw, thời phong kiến, ở một số triều đại, cấp xã có thẩm quyền xét xử và là
cấp thụ lí đầu tiên Đây cũng là điểm khác so với pháp luật tố tụng ở Việt Nam hiện nay, cấp
huyện mới là cấp xét xử đầu tiên Việc quy định cấp xã có thấm quyền xét xử không chỉ thể hiện
trong các văn bản pháp luật của nhà nước mà ngay trong cả hương ước- bộ luật riêng của làng xã
được nhà nước thừa nhận- cũng khẳng định và dé cao quyền của từng làng với tinh cách là cấp
thụ lí đầu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện Ai có khiếu kiện gì thì trước hết
phải qua làng phân xử, làng xử không được mới được khiếu nại lên quan trên, ai tự tiện vượt làng
đi kiện sẽ phải chịu hình phạt rất nặng: “Trong xã người nào có chuyện bất bình, nhất thiết phải
dé các chức sách trong xã phân xử Nếu không làm theo hương ước mà còn tố cáo vượt cấp sẽ bị
phạt tiền 30 quan, trầu 200 khẩu, 10 chĩnh rượu nhằm ran kẻ vượt lệ làng.”!? Quy định này xuất
phát từ sự tồn tại lâu dài và ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ tự trị, tự quản làng xã thời phong
kiến đã được nhà nước tôn trọng và chấp nhận ở chừng mực nhất định
H Các giá trị kế thừa
Ở phân này, tác giả bài viết chủ yếu đi vào phân tích các điểm tiến bộ và giá trị của pháp
luật tố tụng thời phong kiến nhằm chỉ ra những bào học kinh nghiệm đối với công tác xây
dựng và thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay?
Thứ nhất, pháp luật tố tụng thời phong kiến đã có những quy định nhằm bao vệ quyénva
lợi ích chính đáng của con người.Một số quan điểm cho rằng, phải đến thời kì tư bản chủ nghĩa
thì quyền con người, quyền công dan mới được ghi nhận và thực hiện trong pháp luật còn trong
thời kì phong kiến, người dân là những “thần dân” phụ thuộc vào địa chủ và nhà nước, không có
những quyền cơ bản và đầy đủ của một “công dân” theo quan niệm của pháp luật tư sản hiện đại.
Ở đây, nếu hiểu khái niệm quyền con người theo nghĩa rộng là những quyền và lợi ích chính
đáng của con người thì có thé thấy trong pháp luật phong kiến Việt Nam những nhu cầu, lợi ích
11 Phan Huy Chú, Lich triều hiến chương loại chí, tập 2, Hình luật chí, tr 303, NXB KHXH, H, 1992.
'? Định Khắc Thuan, Tuc /ệ cổ truyén làng xã Việt Nam, tr 559 ; ; ;
!3Điều này không có nghĩa là pháp luật tố tụng thời phong kiến không có hạn chế Có thể nêu lên một số hạn chế
như:
- Không phân tách các chức năng điều tra, truy tô với xét xứ: Dưới các triều đại phong kiến, vị quan hành chính
đồng thời thực hiện chức năng tư pháp Về cơ bản, một vị quan sẽ thực hiện toàn bộ các chức năng điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án nên dễ dẫn đến lạm quyền.
- Quyền bào chữa hạn chế: Đương nhiên, ở thời điểm năm thé kỷ trước, người bị buộc tội chỉ có quyển tự bào chữa.
Chi đến khi người Pháp vào Việt Nam thì nghề luật sư mới hình thành.
- Sứ dụng tra tan phổ biến: Việc sử dung tra khảo (tra tấn) được coi như một “nghiệp vụ điều tra” dưới các triéu dai
phong kién.
- Lỗi song trọng tinh nhẹ lý, người dân it hiểu biết về pháp luật nên khi có tranh chấp xảy ra thường không biết sử
dụng pháp luật dé bảo vệ quyền, giải quyết chủ yếu bằng tình: “Đưa nhau đến trước cửa quan Bên ngoài là lý bên
trong là tình”.
- Tư tưởng tự trị, tự quản làng xã: khi có tranh chấp xảy ra phải giải quyết trước tiên ở làng, không được kêu kiện
vượt cấp nền người dân buộc phải chấp thuận việc phán xử của làng dù rằng các phán xử đó nhiều khi bất công và vô
Trang 8tự nhiên, vốn có của con người đã được ghi nhận và bảo vệ! * Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của
Việt Nam, từ quy luật dựng nước di liền với giữ nước, từ yêu cầu trị thủy, thủy lợi và chống xâm
lược, từ quan điểm “thiên mệnh”, “ái dân” của Nho giáo, nhà nước phong kiến Việt Nam qua các
triều đại một mặt ban hành pháp luật để bảo vệ lợi ích của dòng họ, của giai cấp thống trị nhưng
mặt khác cũng hướng đến việc bảo vệ lợi ích cho người dân, cho cộng đồng bởi lẽ nếu không dap ứng được những quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của người dân thì sẽ không thể kết tạo
-được khối đại đoàn kết toàn dân chống thiên tai và địch họa Điền này đã tạo nên một đặc điểm
của pháp luật phong kiến Việt Nam đó là tính xã hội, tính nhân văn nổi trội và đậm nét Đối với pháp luật tố tụng ta cũng có thể bắt gặp nhiều quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của conngười Có thé trích dẫn một số quy định như:
Điều 680 Quốc triều hình luật: Đàn bà phải tội tử hình tro xuống, nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau một trăm ngày, mới đem hàn? hinh Nếu chưa sinh mà đem hành hình, thì ngục quan bị xử biém hai tư; ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ
han 100 ngày mà Jàn? hinh, thì ngục quan và ngục lại đều bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc Nếu đãđủ 100 ngày mà không dem Zàn? hinh, thì ngục quan và ngục lai bị tội Biém hay tội phat Nếu
khi chưa sinh mà thi hành tội xz, thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan, ngục lại bị tội 80 zượng.
Nếu vì đánh roi để xảy ra trọng thương hay bị chết, thì khép vào tội lầm lỡ giết người hay làm bị
thương Sau kho sinh dé chưa đủ 100 ngày, mà đem thi hành xz hinh, thì chiếu theo tội lúc chưa
sinh mà giảm cho một bậc.
Trong Quốc triều khám tụng diéu lệ, lệ kiện tụng về tiền nợ quy định: “Nếu nhà có tang
chưa chôn cất, mà đến hạn phải trả nợ thì chủ nợ cũng nên vì việc đó mà thương xót, không được
tróc bắt hoặc lấy ngày hẹn ra sách hỏi để đến nỗi làm tổn thương việc hiếu, phải để cho chôn cất
xong mới truy hóï”.“Xã nào trong dân gian có người khách qua đường bị bệnh chết, hoặc đêm hôm bị thương mà chết, không biết kẻ nào giết hoặc xác chết ở chỗ khác mà nhân đêm hôm kéo
lại, thấy có dấu vết ở địa phận mình, ( ) một mặt đưa trình quan huyện để làm bằng cớ, phòng sự
vu oan giá hoạ Trong 5, 6 ngày không có ai đến nhận (xã quan) tiến hành chôn cất ”'”
Đối với những người bị giam giữ, nhà nước có chính sách đối xử nhân đạo Đại Việt sử kí
toàn thư chép, mùa đông tháng 10, rét lắm , vua (Lý Thánh Tông) bảo các quan tả, hữu rằng:
“Tram ở trong cung, nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu còn rét thế này nghĩ đến người tù giam trong
ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian, mà ăn không no bụng, áo không kín mình, gió
rét khổ thân hoặc có thể chết không đáng tội, tram rất thương xót, vậy hạ lệnh-cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm” Pháp luật cũng có quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc:Nếu tù nhân phạm tội nặng, bị thương cần xét nghiệm, bị bệnh cần cấp thuốc men; những tù nhân phạm tội nhẹ, phải dé cho người thân thuộc bảo lĩnh (Điều 6 QTHL) Ngục giám vô cớ hành
hạ, đánh đập tù nhân bị thương, thì xử tội theo luật đánh người bị thương; Nếu bớt xén quần áo
và cơm, đồ ăn, thì chiếu số ăn bớt mà khép vào tội ăn trộm (Điều 50 QTHL)
.Điều cần nhấn mạnh là, bảo vệ quyền lợi con người trong lĩnh vực tố tụng không chỉ giản
đơn dừng lại ở việc ghi nhận những quyền lợi chính đáng của con người, mà quan trọng hơn là
“nha nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyên con người” của Nguyễn Minh Tuan, Mai Văn Thắng,
NXB Đại học Quốc gia HN,2014
hftp://uanhsi.blogspot.com/2015/04/sach-chuyen-khao-nha-nuoc-va-phap-luat.html
!5 1 6 kiện tụng về tiền nợ, Lệ kiện tụng về Nhân mang trong Quốc triều khám tụng điều lệ
7
Trang 9cần xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong việc xác định
sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ, những tình
tiết của vụ án Vì lẽ đó, pháp luật quy định một cách tương đối đầy đủ về các giai đoạn tố tụng từ
nộp đơn kiện, đơn tô cáo, bước khám nghiệm hiện trường, xét xử, thi hành án, cho đến quy định
về thời hiệu và kèm theo đó những quy định nhằm ngăn chặn sự vi phạm từ phía quan lại cũng là
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con người
Ở giai đoạn kiện cáo và thụ lý: Theo các điều 508, 698 của Quốc triều hình luật, các điều
19, 21 Quốc triều khám tụng điều lệ, các điều 312, 345 Hoàng Việt luật lệ, nhằm bảo đảm việc
thụ lý đúng người, đúng vụ việc, đúng thấm quyền, những hành vi sau đây của quan án bị nghiêm
cấm, trừng phạt và trong nhiều trường hợp còn bị phạt tiền:
- Không thụ lý hoặc không nhanh chóng thụ lý những vụ việc chính đáng.
- Thụ lý những vụ việc không đúng thâm quyền
- Thu lý đơn từ không hợp pháp, như don mặc danh, đơn kiện vượt cấp, đơn có nội dung
không đúng sự thật hoặc vu cáo, đơn kiện việc nhỏ nhặt mà không đáng kiện, đơn kiện quá hạn
luật định, đơn kiên dây dưa kéo dài
Về thủ tục bắt người, được quy định ở các điều 646, 702, 703, 704 Bộ luật Hồng Đức,
chương Lệ nhật trình sai bắt của Quốc triều khám tụng điều lệ các điều 352, 353, của Bộ luật
Gia Long Pháp luật nghiêm cấm và trừng phạt các quan sai đi bắt người không đúng thời hạn, đi
bắt người mà nhận tiền của, bắt người vô tội, bắt nhằm người, bắt rồi đánh bị thương hoặc đánh
chét,
Về thụ tục giam giữ, theo các điều 658, 659, của Bộ luật Hồng Đức, các điều 356, 357,
360 của Bộ luật Gia Long, phạm nhân phải được giam giữ đúng nơi quy định, theo đúng hình
thức giam, chẳng hạn, dang gong cùm thì phải gông cùm, bị bệnh nặng thì phải được chữa tri
Quan ngục lại mà vi phạm các thủ tục giam giữ phạm nhân thì bị trừng phạt.
Việc tra khảo, hỏi cung cũng được quy định rõ Theo điều 660, việc tra khảo tù phạm
không được quá ba lần, đánh không quá 100 trượng, nếu làm trái thì quan tra khảo bị phạt 100
quan tiền, nếu phạm nhân chết thì bị biếm hoặc đồ, nếu cố ý đánh chết thì bị khép tội cố sát Theo
điều 665, những người trong diện bắt nghi, người già 70 tuổi trở lên, trẻ 15 tuổi trở xuống, người
tàn tật thì được miễn tra khảo, quan tra án chỉ được căn cứ vào các lời khai để luận tội Điều 667
Bộ luật Hồng Đức quy định, khi lấy khẩu cung người phạm tội, quan tra án phải xem xét kỹ tìm
ra sự thật để kẻ phạm tội nhận tội, không được hỏi quá rộng, nếu làm trái thì bị xử phạt
Ở giai đoạn xét xử: Về thời hạn xử án, việc xử án không được chậm chễ quá thời hạn
Điều 671 Bộ luật Hồng Đức quy định: việc trộm cướp phải xét xử trong 3 tháng, việc nhục mạ
phải được xử trong 4 tháng, việc hộ hôn, tạp tụng phải được xử trong 2 tháng Các thời hạn trên
tình từ ngày bắt đương sự đến nha môn lần đầu Nếu quan án mà để quá thời hạn trên 1 tháng thì
bị giáng chức, quá 3 tháng thì bị bãi chức, quá 5 tháng thì bị tội đồ Về luận tội và kết tội, điều
720 Bộ luật Hồng Đức quy định khá rõ ràng: “Ngày xử án, các quan xử án đều phải hội nhau để
xét hỏi kỹ càng cho phải trái cốt dé mọi người đều yên lòng Nếu có điều chưa rõ thì phải thẩm
xét lại, không được cố chấp ý riêng mình, bắt mọi người phải theo, bày ra lý này lý khác để có
người mắc oan.” Theo điều 708, khi khép tội nếu quan án vẫn còn nghỉ ngờ việc định loại tội Ấy
thì cứ chiếu theo tội đó mà giảm nhẹ tội cho phạm nhân Theo các điều 683, 686, 722, trong bản
£ất
lê)
Trang 10án hình quan phải dẫn đúng điều có trong luật, nếu tự ý thêm bớt hoặc viện dẫn điều khác dé tùy
ý xử nặng nhẹ, thì hình quan bị khép vào tội thêm bớt tội, và tăng nặng thêm một bậc.
Quan xét xử không đúng, oan sai thì phải chịu hình phạt: Điều 29 quy định rất chỉ tiết các
trường hợp oan sai cụ thể: cố tăng tội nhẹ thành nặng, gỡ tội nặng ra nhẹ; đem tội nhẹ buộc vào
tội nặng Điều luật này cũng phân định rõ việc xử sai là do cỗ ý hay vô ý: Nêu xét tội kẻ phạm
vi-lầm lẫn mà thêm bớt tội người, thì bị tội trên nhưng được giảm hai bậc (ý nói quan án chỉ ngu tốihay lầm lẫn, không vì ăn hối lộ hay có điều ân oán mà xử bất công Nếu đổi nhẹ thành nặng, đổi
nặng thành nhẹ thì vẫn chiếu như trên mà luận tội) Ngục lại lầm lỗi về kiểm xét, thì bắt tội ngụclại Ngục quan lầm lỗi trong sự tra hỏi, thì bắt tội ngục quan
Về thi hành án, theo quy định điều 697 của Quốc triéu hình luật: Những tang vật bị tịch thu, để quá hạn không tịch thu (hạn là: tang vật trị giá từ 1000 quan trở lên, thì hạn phải tịch thu
là năm tháng; từ 500 quan trở lên, hạn ba tháng; từ 100 quan trở lên, hạn một tháng rưỡi; từ 90
quan trở xuống, hạn một thang), thì thuộc lai coi việc bị xử phạt 80 rượng Nếu quá hạn lâu thì
phải tội biém một tư Nếu tội nhân nghèo khó quá không sao nộp được, thì thuộc lại được phéptrình bản ty để tâu lên vua định đoạt Các quan bị tội bai chức hay cách chức, phải thu bằng sắc,
thì tuỳ theo đường xá xa gần mà thi hành, nếu để quá ba ngày mà không thi hành, thì ngục quan
bị phạt tiền 5 quan, ngục lại bị phạt 30 roi; để chậm nữa thì cứ 5 ngày lại tăng tội một bậc, tội chỉ
đến phạt tiền 20 quan, và phạt 80 #ượng.
Thứ hai, pháp luật phong kiến quy định chức năng xét xử và thâm quyền hòa giải của cấp
xã.Việc hòa giải là một hoạt động xuất phát từ truyền thống đoàn kết, hoà hiếu của dân tộc như:
"Dĩ hòa vi quý" "Hoà ca làng", "Một điều nhịn, chín điều lành", "Chín bỏ làm mười" hay thóiquen của cộng đồng trong việc giải quyết tranh chấp là không muốn đưa các tranh chấp ra trướccác cơ quan tài phán dé phán xử như: "Vô phúc đáo tụng đình", vì không muốn "Chuyện bé xé rato", "Vạch áo cho người xem lưng" mà chủ yếu là "đóng cửa bảo nhau".Đây được xem là thủ tụcbắt buộc trước khi kêu kiện đến cấp trên Quy định này có tác dụng là vừa đảm bảo sự ổn địnhtrong quan hệ dân cư vừa giảm tải gánh nặng chi phí cho nhà nước, cư dân Kế thừa quy địnhnày, pháp luật của Việt Nam hiện nay cũng quy định về công tác hòa giải những xích mích, tranh
chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân bằng công tác hòa giải ở đơn vị cơ sở (Luật hòa giải ở cơ sở năm2014) Việc giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở các khu vực dân cư do
các tổ hòa giải cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan
trong: A
- Củng cố mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, góp phần "xây dựng tình:làng, nghĩa xóm
đầm ấm, đùm bọc, giúp đỡ nhau, xây dựng xã hội bình yên, tăng cường tinh đoàn kết trong nhân
dân uo
- Truc tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân qua
đó góp phan giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ởcộng đồng dân cư thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấpgóp phan ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư
- Góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng gửi đơn kiện cáo lên Toa án, cơ quan hành chính cấp trên, giúp cho các cơ quan nhà nước giảm bớt việc giải
quyết đơn thư khiếu kiện không cần thiết dẫn đến tình trạng quá tải, tiết kiệm thời gian và tiền
bạc của cơ quan nhà nước và công dân.
Trang 11- Góp phan truyền bá pháp luật trong nhân dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp
hành pháp luật
Thứ ba, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác tố tụng, nhà nước rất chú trọng đến công
tác giám sát tố tụng và được quy định trong pháp luật Việc kiểm soát công việc xét xử của các
cấp được các nhà làm luật thế ky XVIII rất chú trọng và được quy định thành một chương — Lệ
soát tụng trong Quốc triều khám tụng điều lệ Những quy định này hau như không có trong Quốc
triêu hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Theo quy định, có thể phân sự kiểm soát công việc xét xử thành ba phương thức soát
tụng.
Một là, quan trên soát tụng quan dưới, Tri phủ soát Tri huyện, Thừa ty soát quan phủ,
Hiến ty soát Thừa ty, Ngự sử đài soát Hiến ty,
Hai là, thông qua việc xử lại án mà cấp dưới đã xử và có khiếu kiện Qua việc phúc thẩm
án, nếu quan án đã xử đúng thì được hưởng tiền tạ (tiền án phi), nếu xử sai thì bị phạt tiền và
thậm chí còn bị hạ hoặc cách chức.
Ba là, soát tụng hàng năm Cứ đến cuối năm, quan huyện, quan phủ, quan trấn, phải kê
khai số vụ việc đã xử và số vụ tồn đọng, số vụ án đã được tiền tạ do xử đúng và số việc bị phạt
tiền do xử sai Căn cứ vào đó, quan trên đánh giá công việc xử án của quan dưới Nếu số tiền tạ
nhiều hơn số tiền phạt thì quan trên phê chữ “thượng”, nếu ít hơn thì phê chữ “hạ”, nếu bằng
nhau thì phê chữ “trung” Căn cứ vào đó, Phủ chứa có thể ra quyết định thưởng phạt
Thứ tư, pháp luật tố tụng phong kiến hướng đến một nền tư pháp trong sạch, công tâm,
minh bạch, công khai theo khái niệm hiện nay là một nền “liêm chính tư pháp”
Pháp luật trừng trị nghiêm khắc những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp, bảo
đảm sự trong sạch của quan phán xử.
Vi dụ, điều 704 của Quốc triểu hình luật: Ngục giám, ngục lại di bắt phạm nhân, mà lấy
tiền của người ta, việc nhẹ thi bị biém ba tư; việc nặng thì bì dé làm khao đinh; nếu đòi lấy tiền
nhiều quá đến nỗi người ta phải khánh kiệt tài sản, thì bị đồ làm ching điển binh; đề đến nỗi cả
xã ấy bị phá sản, thì bị xử tội Aew hay tội chết; và bắt bồi thường gấp đôi số những nhiễu Nếu
không có trát nã đóng dấu của bản ty, mà tự tiện bắt người, thì bị xử biém hai tư, nếu bắt người
vô tội, thì bị xử biém ba tư, lại lấy tiền của hay đồ vật, để đến nỗi người ta bi phá sản, thì tội lại
nặng hơn tội có trát đi bắt mà sách nhiễu hai bậc nữa Nếu trong trát truy nã đã kê rõ tên họ người
bị bắt, ngoài ra lại bắt bừa người khác, cùng là sách nhiễu tài vật, để đến nỗi người ta bị phá sản,
thì cũng bị xử tội như thế Ngục lại viết trát truy nã, kê tên không đúng phép, thì bị đồ làm khao
dinh; ngục quan vô tình không xem xét đến, thì bị phạt; cố ý dung túng thi bị tội ượng hay tội
biém
Lệ kiện tụng, lệ tróc bat, lệ kiện tụng về nhân mạng trong Quốc triều khám tụng điều lệ
quy định: "Các nhà quyền quý thế gia ức hiếp người khác cho khám quan số tiền của ức hiếp,
giam thu thì lấy tội biếm bãi mà luận", "Trấn quan nơi sai bắt, nếu có dính dáng đến việc yêu
sách, cho người kiện kêu tại khám quan, cũng lấy tội phạt mà luận"; khi khám nghiệm, néu:
“Quan huyện không tuân, chuẩn theo lệ, yêu sách tiền gạo cung đốn cho việc khám nghiệm quá
'Shttps://vi.wikipedia.org/wiki/héa giải ¬ ‹
17 Tham khảo thêm bài viết: “Tư tưởng liêm chính tư pháp trong bộ Quốc triều khám tụng điều lệ” của TS Phạm Thị
Duyên Thảo, Khoa Luật, Đại học Quôc gia Hà Nội.
10
j1
Lê)
1%
Trang 12là;
lý ở
nhiều và tổng xã còn giữ tệ tập cũ, nhiễu tróc tiền khám nghiệm, tiền cơm tạm thì cho phép bên
bị yêu sách kêu tại quan thừa ty, tra thực theo tội nặng mà luận Tài sản của kẻ thủ mưu, hành
hung chi cho phép xã tổng ghi số liệu nộp tại quan huyện, đề phòng sự chuyên chứa mua bán”
Nhằm để cao sự độc lập, công tâm của quan án, hạn chế sự lạm dụng quyền lực hay tư lợi cá nhân, Quốc triều khám tụng điều lệ quy định: "Quan khám xét không được phúc vấn, phải
được lệnh quan, không được nhận riêng sự gửi gắm, nhờ vả", "Không được nhận riêng đơn kêu
tố, rồi một minh làm việc tróc nã, bắt, không cùng chung khám xét": "Cần để ý dung tâm việc trahỏi, cần hợp ở lý lẽ để cho công vụ được rõ ràng, chính xác" (Lệ về khám tụng)
Theo bộ luật này, cơ quan công quyền phải công khai lịch tiếp dân và xử lý công việc:
"Các nha môn hàng tháng, các ngày làm việc đều niêm yết tờ hiển thị vào các ngày đầu tháng để
người kiện tụng biết, phàm có việc khiếu tố vì lý do giao nhận, cho vào ngày ấy trình nộp lên";
"Các nha môn trong ngoài làm việc khám, vào tháng nào, ngày nào coi việc thì nên theo tháng đó
yết thị để hiểu dụ và hiểu sức cho người trong vụ kiện theo đúng ngày mà đến hầu kiện".Bản ánsau khi được tuyên, phải được niêm yết công khai: “Luận bàn xong, phải treo niêm yết về luậntích để cho hai bên sao chép, không được bàn ngầm Nếu quan khám xét dụng tình viết dôi năm
tháng tới 2, 3 tháng về việc đã luận đoán thì cho bên muốn phúc thâm kêu dé phản luận”
Mặc dù có những hạn chế, nhưng có thể thấy nhiều quy định trong pháp luật tố tụngphong kiến Việt Nam đã mang những tư tưởng tiến bộ vượt thời đại phù hợp với những chuẩn
mực quốc tế như tư tưởng về một nền liêm chính tr pháp hay quyền được xét xử công
bằng Pháp luật cũng thể hiện sự thừa nhận và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc như truyền thống đoàn kết hay truyền thống tự trị, tự quản làng xã đã được kế thừa ở mức
độ nhất định trong những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải ở cơ sở Nhữnggiá trị của của pháp luật tố tụng phong kiến cần đươc vận dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế dé vừa tiếp thu các tư tưởng lập pháp tiến bộ của nhân loại vừa giữ gìn nhữngbản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc
il
Trang 13THÂM QUYEN CUA CAC CAP XÉT XỬ TRONG PHÁP LUẬT TO TUNG TRIỀU HẬU LÊ
Ths Trần Thị Hoa — Ths Pham Thi Thu Hiền
Khoa PL HC - NN
Trong chế độ phong kiến Việt Nam, quan hệ xã hội đầy biến động bởi thiên tai địch hoạ
Cư dân sống trong các cộng đồng làng xã với sự bền vững của nhiều mối quan hệ cộng đồng
nhưng cũng thường xuyên phát sinh nhiều sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích Tệ tham quan ô lại,
hà hiếp dân lành không phải là hiếm Môi trường xã hội như vậy đã phát sinh rất nhiều vụ việc
kiện cáo Nhà nước phong kiến không thể không chú trọng tới việc xây dựng những luật lệ về tố
tụng Trong khoảng 1000 năm, triều đại nào cũng có những quy định hướng tới giải quyết những
tranh chấp phát sinh trong đời sống kinh tế, xã hội Tuy nhiên triều Hậu Lê là triều đại chú trọng
xây dựng những quy phạm pháp luật tố tụng nhất Pháp luật tố tụng triều Hậu Lê được tập trung
quy định trong bộ Quốc triều hình luật và một số văn bản pháp luật đơn hành khác như trong
Quốc triều chiếu lệnh thiện chính tập hợp nhiều quy định về vấn đề kiện tụng Đặc biệt triều Hậu
Lê giai đoạn Lê Trung Hưng còn ban hành một bộ pháp điển chuyên biệt về tố tụng — bộ Quốc
triều khám tụng điều lệ Đây là một hiện tượng pháp lý độc đáo của pháp luật phong kiến Việt
Nam Thông qua các văn bản pháp luật tố tụng đó, có thể thấy ở triều Hậu Lệ các cơ quan có
thẩm quyền tố tung và thẩm quyền cụ thé của các co quan đó như sau
1 Các cơ quan có thẩm quyền tố tụng triều Lê
Đặc điểm chung của pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam là không có một hệ thống cơ
quan tư pháp độc lập mà các cơ quan quản lý hành chính cũng đồng thời là các cơ quan tư pháp
Đồng thời cũng không có một ngạch thẩm phán riêng mà quan chức đứng đầu các cơ quan quản
lý hành chính cũng đồng thời là thâm phán Do vậy, dưới triều Hậu Lê, các cơ quan nhà nước có
thấm quyên tố tụng bao gồm:
Ở địa phương, triều Lê cũng giỗng như các triều đại trước đó, tô chức chính quyền dia
phương theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhiều cấp, trong đó cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, tiếp
đó là cấp huyện, phủ (châu), Đạo (Trấn: thời Lê Trung Hưng đổi Đạo thành Trấn tương đương
với cấp tỉnh sau này) Cấp xã đến cấp phủ do một quan chức đứng đầu quản lý mọi lĩnh vực trong
địa hạt của địa phương đó Riêng cấp Đạo từ sau cải cách của Lê Thánh Tông thực hiện chế độ
Tam ty cùng quản lý Theo đó, ở một Đạo thiết lập 3 cơ quan: Thừa ty, Đô ty và Hiến ty Đến
thời Lê Trung Hưng đổi Đạo thành Trấn, theo đó Tam ty bao gồm: Thừa ty, Hiến ty và Trấn ty
Từ cách thức tổ chức hành chính đó, các cơ quan có thâm quyển tố tung ở địa phương bao gồm:
cấp xã, huyện, phủ, và Tam ty của cấp Đạo (Trấn)
Ở trung ương: cơ cấu tô chức triều đình ở triều Hậu Lê cơ bản bao gồm Luc bộ, các cơ quan
giám sát (Ngự sử đài, Lục khoa), các cơ quan chuyên môn khác (Lục tự, Quốc tử giám, Thông
chính ty ) Từ giai đoạn Lê Trung Hưng trở đi bên cạnh cơ cấu triều đình thì ở trung ương còn
có thêm phủ chúa bao gồm Lục phiên, Ngũ phủ phủ liêu Tuy nhiên trong cơ cầu chính quyền
trung ương không phải tất cả các cơ quan đều có thẩm quyền tố tụng mà chỉ có một số cơ quan
đảm nhiệm cả chức năng tố tụng và chức năng hành chính Ví dụ: ở triều đình: trong Lục bộ, Bộ
Hình về cơ bản là cơ quan quản lý hình danh án kiện trong cả nước, ngoài ra các bộ khác có thâm
quyền tố tụng nhất định trọng các vụ việc thuộc lĩnh vực mình quản lý Ngự sử đài là cơ quan
giám sát cao nhất ở triều đình nhưng cũng có chức năng tư pháp, giám sát hoạt động xét xử của
các cơ quan đồng thời phối hợp với Bộ Hình và Đại Lí tự tạo thành Tam Pháp ty phúc thẩm các
t2
ra
Trang 14Tạ
vụ trọng án hoặc phụ trách xét xử các vụ án được giao Ở phủ Chúa, Lục phiên cũng có thẩm
quyền tố tụng nhất định trong lĩnh vực mình quản lý, phối hợp với Lục bộ của triều đình trong xét
xử các vụ việc Chánh đường của chúa Trịnh là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng đối với các
vụ án có khiếu kiện kéo đài hoặc các vụ trọng án, phức tạp
-_2, Thâm quyền của các cap xét xử - - —
2.1 Tham quyền của các cấp xét xử địa phương
2.2.1 Cấp xã: Đây là cấp hành chính cơ sở, là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền ở địa
phương Thông thường cấp xã được thiết lập trùng lên trên đơn vị tụ cư truyền thống của ngườiViệt là các làng Mà các làng tồn tại song hành là chế độ tự trị, tự quản Do vậy, để có thể đảmbào sự hoà mục trong các làng xã, đảm bảo sự hoà đồng giữa làng với nước, các triều đại phongkiến Việt Nam về cơ bản trao cho làng xã thâm quyền tố tụng nhất định
Điều 672 Quốc triều hình luật quy định: Nhân dân trong Lộ, Huyện có việc tranh kiện
nhau, việc rất nhỏ đến kiện ở xã quan
Điều 650 OTHL: Kẻ th phạm chạy trốn đến làng xã nào thì xã quan nơi ấy phải bắt trói
đem nộp quan
Quốc triéu chiếu lệnh thiện chính, Lệ về khám tụng ban hành năm Ất Dậu, niên hiệu Phúc
Thái năm thứ 3 (1645): Các vụ kiện về hộ hôn, điền sản, đầu tiên là cáo lên xã trưởng; kiện về
nhân mạng thì cho cáo tại bản tổng, xã trưởng khám nghiệm qua rồi báo cáo lên quan phủ
huyện
_— Như vậy, cấp xã có thẩm quyền thu lí, giải quyết các vụ việc nhỏ nhặt về việc hộ, hôn vàđiền sản hoặc tạp tụng chủ yếu là hoà giải, đảm bảo quan hệ hoà đồng trong làng xã và giảm
thiểu việc kiện tụng không cần thiết
-Ngoài ra với các vụ việc liên quan đến nhân mạng thì xã chỉ có thẩm quyền phối hợp truybắt nghỉ phạm hoặc khám nghiệm hiện trường rồi báo lên cấp trên
2.1.2 Cấp huyện
Diéu 672 OTHE: Quân huyện xét xử những việc nhỏ và rất nhỏ mà xã quan xử không hợp
a
lệ
Quốc triều khám tung điêu lệ: Lệ 1 quy định về: Thông lệ về khám tung: “Các việc về
ruộng đất công, tư, hôn nhân, tài sản, đánh nhau, chửi nhau, tiền nợ, tiền tô, phần biếu, phần mộ,gian lạm về khe cừ; các việc sai trái thuộc về tạp tụng đều phải cáo trình với quan huyện ”
Quốc triéu chiếu lệnh thiện chính: quy định cấp huyện thụ lí những vụ việc về hộ hôn,
điền sản, tạp tụng mà xã trưởng không thụ lí hoặc không làm theo phép công
Kiện về nhân mạng thì cho cáo tại bản tông, xã trưởng khám nghiệm qua rồi báo cáo lên
quan phủ huyện, căn cứ văn án khám nghiệm đầy đủ, trình đầy đủ lên thừa ty và Hiến ty
— Như vậy, cấp huyện về cơ bản sẽ thụ lí hoặc phúc thầm những việc nhỏ liên quan đến việc
hộ hôn, điền sản, các tranh chấp nhỏ ở địa phương Đối với các vụ việc về nhân mạng phối hợpvới cấp xã khám nghiệm hiện trường, tử thi, điều tra mà không có thẩm quyền xét xử
2.1.3 Cấp phủ
Theo điều 672 OTHL: quan phủ xét những việc vừa (trung sự) và xét xử lại những vụ việc
mà cấp huyện xét xử không hợp lệ
13
Trang 15Quốc triéu khám tụng diéu lệ (Lệ 1 quy định về: Thông lệ về khám tụng) quy định cấp
phủ xét xử phúc thẩm những vụ việc mà cấp huyện đã xét Đồng thời cũng quy định: “Các vụ án
mang do thù sát, dâm sát, âu sát đều cáo trình tại quan phủ dé cùng với quan huyện khám xét”.
Quốc triều chiếu lệnh thiện chính: cấp phủ thụ lí và xét xử những vụ việc mà cấp huyện
không thụ lý hoặc xử không đúng Đối với các vụ kiện về nhân mạng, quan phủ huyện căn cứ vào
bản khám nghiệm của tông xã đó dé luận xử theo luật
_— Như vậy, cấp phủ thường là cấp có thẩm quyền phúc thâm các vụ việc về việc hộ, việc
hôn, n, điền sản tranh chấp nhỏ và tạp tụng đã sơ thâm ở cấp huyện nhưng vẫn có khiếu kiện Đồng
thời đối với những vụ việc về nhân mạng (thù sát, dâm sát, 4u sát ) cấp phủ phối hợp với cấp
huyện điều tra và có thâm quyền xét xử sơ thẩm với những vụ án này.
2.1.4 Cap Đạo, tran
Ở cấp Đạo (Tran) trong cơ cấu Tam ty, Thừa ty quản lý hành chính — dân sự, Hiến ty phụ
trách giám sát và tư pháp, Đô ty (trấn ty dưới thời Lê Trịnh) phụ trách vấn đề an nịnh ở địa
phương Trong tam ty Thừa ty và Hiến ty là hai ty có thấm quyền khá lớn trong lĩnh vực tố tụng.
Cụ thé, thấm quyền của các ty này như sau
e Thừaty
Quốc triều khám tụng điều lệ (Lệ 1 quy định về: Thông lệ về khám tụng) quy định những vụ
việc liên quan đến việc hộ, hôn, điền sản, tạp tụng đã được cấp huyện phủ xử nhưng đương sự
vẫn chưa phục thì cho phép kêu lên phúc thẩm tại Thừa ty Đồng thời phúc thâm các vụ án về
nhân mang; âu đả do cấp phủ xét xử sơ thấm Lệ này cũng quy định: “Các vụ kiện tụng trình bày
rắc rối điêu ngoa về tranh chấp ranh giới địa phận ruộng đất và bầu xã trưởng không công minh
đều kêu trình ở quan thừa ty” Tức là đối với loại vụ việc này thừa ty sẽ thụ lý và xét xử SƠ thâm.
Quốc triểu chiếu lệnh thiện chính quy định: các kiện tụng về hộ hôn, điền sản các cấp huyện
phủ xử bất công cho tiếp tục cáo trình lên Thừa ty
e Hiến ty
Quốc triều khám tụng diéu lệ (Lệ 1 quy định về: Thông lệ về khám tụng) quy định:
- Các vụ kiện tụng về các nhà quyền quý ức hiếp dân lành, nha môn hà lạm, tuần đồn hoành
hành, quan ty đặt bán giáo phường ra yêu sách, công sai đi bắt những người những nhiễu, dịch
trạm đệ chuyển trái phép, giả làm sai dịch đến cáo trình tại Hiến ty
- Những người đi kiện bị nha môn phủ huyện ức hiếp phải bỏ trốn thì cho kêu trình ở Hiến ty,
nếu tra thấy đúng sự thật thì bác trả về xét xử lại
Quốc triều chiếu lệnh thiện chính quy định: những việc hộ hôn, điền sản xử bất công ở cấp
dưới đã cáo trình lên Thừa ty mà thừa ty vẫn xử chưa đúng cho phép cáo trình lên Hiến ty Tuy
nhiên nếu qua 3 nha môn xử đều có phán quyết giống nhau mà người kiện vẫn tiếp tụng kiện tụng
kéo dài thì không được phép khiếu kiện nữa.
Như vậy, Hiến ty có thâm quyền thụ lý và xét xử sơ thấm đối với những vụ án quan lại, nhà
quyền quý ức hiếp, những nhiễu dân Đồng thời phúc thẩm những việc hộ, hôn, điền sản mà
đương sự đã khiếu kiện đến Thừa ty nhưng vẫn xử chưa đúng
se Tran ty (Đôty)
Đây là ty chịu trách nhiệm chính về vấn đề an ninh trật tự, cho nên thâm quyền của ty này
trong lĩnh vực tố tụng nhìn chung hạn chế hơn so với Thừa ty và Hiến ty Theo Quốc triều khám
tụng diéu lệ (Thông lệ về khám tụng) quy định: “Các vụ trộm cướp, giết người cướp của và việc
14
a
J7
Trang 16%
cường hào ác bá lộng hành quấy nhiễu, ha hiếp dân lành cùng các việc cờ bạc, theo dao Hoa
Lang (thiên chúa), tiếm vượt phản phúc, tàng trữ khí giới, việc cùng xã cùng thôn mang gậy gộcgây hấn đánh nhau, việc dân lành bị các viên tuần tra do Trấn ty sai phái và tông trưởng khán thủ
nhân tuần phòng mà lộng hành quấy nhiễu đều cáo trình ở quan trấn, pháo thâm tại quan ngự sử,
không giải quyết được thì lên chánh đường”.: :
-Quốc triều khám tung Giéu lệ, Lệ kiện tụng về nhân mạng quy định: “Các vụ án giết người v vì
trộm cướp cáo trình ở quan Trấn ty”
Quốc triểu chiếu lệnh thiện chính quy định: “Nha môn Đô ty mà xét hỏi kiện tụng thì chỉ cho
một loại kiện về trộm cướp mà thôi”.
— Như vậy, Trấn ty (Đô ty) chủ yếu có thẩm quyền xét xử những vụ án liên quan đến an ninh ở
địa phương, phối hợp với Thừa ty và Hiến ty trong điều tra truy bat tội phạm _
e Ngoài ra còn một số vụ việc hai ty Hiến ty và Thừa ty phải phối hợp xét xử:
Quốc triều khám tụng điều lệ quy định: Duy các việc kiện tụng về đê điều đường xá cầu cống
th quan trấn thủ với thừa ty cùng tra xét xử án
Quốc triều chiếu lệnh thiện chính quy định: Kiện về nhân mạng thì cho cáo tại bản tông, xã
trưởng khám nghiệm qua rồi báo ngay lên quan phủ huyện, căn cứ văn án, khám nghiệm đầy đủ
trình lên nhị ty Thừa — Hiến Còn phủ huyện vẫn theo ngày hẹn cùng nhau điều tra sự thật, lại
trình 2 bản điều tra lên nhị ty Thừa ty điều tra, Hiến ty phúc thâm để xem xét thi hành Còn nếu
quan cai hoặc những người quyền quý ngăn trở quan lại phủ huyện không cho khám nghiệm hoặc
đồ đảng cường hào vì thù mà giết người, nói vu lên là đâm chém trộm cướp, rồi đánh lại khôngcho quan lại phủ huyện làm biên bản khám nghiệm, quá hơn còn bắt bớ bên bị hại giam cầm cùmtrói, những thói tệ này đều do quan phủ huyện căn cứ đơn trạng của người bị hại trình lên choquan hai ty Thừa — Hiến làm bằng cứ khải lên để xét xử theo luật, nhằm trọng nhân mệnh vàtrừng trị kẻ trái pháp luật Còn nếu quan hai ty Thừa — Hiến điều tra chứ đúng thì cho người bịhại khải lên để giao cho bộ Hình thẩm tra để xoá oan khổ cho dân
* Khu vực kinh sư:Các việc về ruộng đất công, tư, hôn nhân, tài sản, đánh nhau, chửi nhau, tiền
nợ, tiền tô, phần biếu, phần mộ, gian lạm về khe cừ; các việc sai trái thuộc về tạp tụng xảy ra ởkinh, hé là vụ việc liên quan đến người của phường thì cáo trình ở quan huyện, phúc thẩm ở PhủDoãn Nếu sự việc liên qquan đến người tạp cư thì cáo trình ở quan phủ Doãn, phúc thâm tại Ngự
sử đài.
2.2 Thẩm quyền của các cấp xét xử trung ương : >
iêu 672 /
Cấp trung ương hay là ở triều đình mà thời phong kiến thời được gọi là Kinh
OTHE quy đinh: “ viéc lớn phải đến kinh (khiếu kiện)” Đồng thời “nếu xã quan xử đoán không
hợp lẽ thì kêu đến quan huyện; quan huyện xử không hợp lẽ thì kêu lên quan lộ (tương đương với
cấp Đạo (Trấn, Tỉnh sau này); quan lộ xử đoán không hợp lẽ thì mới đến kinh tâu bày” Quốc
triều Hình luật chỉ quy định chưng như vậy nhưng không chỉ rõ ở kinh sư những cơ quan nao có
thâm quyền cụ thể
Quốc triều khám tụng điều lệ và Quốc triều chiếu lệnh thiện chính có quy định cụ thể thẩm
quyên của một sô cơ quan ở trung ương như sau.
2.2.1 Ngự sử đài
Trong Quốc triều khám tụng điều lệ, tại Thong lệ về khám tung quy định:
15
Trang 17- Các việc về ruộng đất công, tư, hôn nhân, tài sản, đánh nhau, chửi nhau, tiền nợ, tiền tô,
phan biếu, phần mộ, gian lạm về khe cir; các việc sai trái thuộc về tạp tụng sơ thẩm tại cấp huyện,
phúc thâm tại cấp phủ, thừa ty rồi mà vẫn còn chưa thoả đáng thì cho trình tấu lên Ngự sử đài
- Các vụ án mạng do thù sát, dâm sát, du sát đều cáo trình tại quan phủ đề cùng với quan
huyện khám xét, phúc thẩm ở thừa ty nhưng chưa giải quyết được thì phúc thẩm ở Ngự sử đài
- Các vụ kiện tụng trình baỳ rắc rối điêu ngoa về tranh chấp ranh giới địa phận ruộng đất và
bầu xã trưởng không công minh đều kêu trình ở quan thừa ty chưa giải quyết được ở cấp thừa ty
thì phúc thẩm tại ngự sử đài
- Các nhà quyền quý ức hiếp dân lành và các lại dịch hà lạm tiền thóc đã đến nạp ở kinh; các
quan sở tại đều cho kêu trình tại quan ngự sử và phúc thầm ở Chính đường Các vụ án mang ở xã
huyện không lập biên bản khám nghiệm thì cho kêu trình ở Ngự sử đài, tra ra sự thật thì bác trả
về xử lại
Tại Lệ kiện tung các cai quan, muc quan hà lạm quy định: Các cai quan trình việc đốc sức
dân các xã và dân các xã khiếu kiện các quan, ở kinh thì do Ngự sử đài tra khám xét xử
Quốc triéu chiếu lệnh thiện chính quy định: Các vụ kiện về hộ hôn, điền sản, đầu tiên là cáo
lên xã trưởng, thứ đến là quan huyện Quan huyện không thụ lí thì cáo lên quan phủ, quan phủ xử
bất công thì phúc cáo lên thừa ty Thừa ty xử không minh bạch thì phúc cáo lên Hiến ty Hiến ty
không thể thâm tra thì phúc cáo lên Cai đạo, Cai bộ; cai đạo, cai bộ xử có dối trá thì mới phúc
cáo lên Ngự sử đài.
Như vậy, Ngự sử đài có thẩm quyền phúc thẩm những việc hộ, hôn, điền sản, tap tụng đã qua
xét xử ở các cấp tố tụng địa phương mà còn dây dưa kéo đài Ngoài ra, đây là cơ quan có thâm
quyền thụ lý, xét xử sơ thẩm đối với những vụ án mạng mà cấp dưới không lập biên bản khám
nghiệm hiện trường, tử thi và những vụ việc kiện tụng quan lại ở khu vực kinh sư.
22.2 Hộ Phiên, bộ Hộ
Quốc triều khám tụng điều lệ, Thông lệ về khám tụng quy định:
- Các trưng quan, mục quan hà lạm, các lại dịch vâng ban cấp ruộng đất hà lạm sách nhiễu ngoại
lệ, hoặc các trưng quan, mục quan đốc sức dân hà khắc, các loại dịch xử trị dân các xã không
chịu trả ruộng và nộp thuế hoặc khiếu nại việc cấp trùng, cấp quá đều trình ở quan Hộ phiên,
phúc thẩm tại bộ Hộ Không giải quyết được thì lên chính đường
- Các trưng quan, mục quan trình việc đốc sức, và dân trong vùng khiếu kiện các trưng quan mục
quan hà lạm sách nhiễu, đều cho quan Hộ phiên tra khám, xét xử Nếu không phục tình thì phúc
cáo tại bộ Hộ
2.2.3 Binh phiên, bộ Binh
Quốc triều khám tụng điều lệ, Thông lệ về khám tung quy định:
-Các quân sĩ không đủ thước tấc, tự ý thay làm Thị hầu, cùng các việc tranh chấp thứ tự trước
sau, tự đánh chửi nhau, binh dân đánh nhau, lấy trộm của công, canh giữ của công không cẩn
thận và quan cai quản điều phái binh lộng hành làm bỉnh lính bỏ trốn, binh sĩ khiếu nại quan cai
quản ức hiếp ngược đãi, đều kêu trình ở Binh phiên, phúc thẩm tại bộ Binh, không giải quyết
được thì lên chánh đường
- Dân các xã che giấu suất lính, khiếu nại về suất lính, cầu may có được chức sắc, không nhận
suất lính, chiếm đoạt ruộng đất, khẩu phan lương, lương phụ của binh lính, chiếm đoạt tiền thóc
khẩu phần của binh lính, ngăn trở binh lính và quan dân chiếm đoạt khẩu phần ruộng công của
16
1
Trang 18binh lính, phá hoại thóc “lúa, binh lính lạm chiếm khẩu Âu phần ruộng công đều trình ở quan bộ Binh,
phúc thẩm tại chính đường.
2.2.4 Công phiên, bộ Công
Quốc triều khám tụng điều lệ, Thông lệ về khám tụng quy định:
- Dân các xã tranh đoạt lộc điền của các quan hành tuỳ sử thần, các quan hành tuỳ sử thần chiếmlạm ruộng công, hoặc dân xã tranh đoạt khẩu phần ruộng của thợ thuyền, và thợ thuyền tranhnhau khẩu phan, bỏ không làm việc đều kêu trình ở Công phiên, phúc thâm tại bộ Công
2.2.5 Lễphiên, bộ Lễ
Quốc triều khám tụng điêu lệ, Thông lệ về khám tung quy định:
- Các tăng đạo tranh nhau trụ trì ở chùa quán, giả mạo giấy tờ và dân các xã tranh đoạt ruộng thờcúng, các nha môn, các họ tộc chiếm lạm ruộng thờ cúng, đều kêu trình ở quan Lễ phiên, phúc
thẩm tại bộ Lễ
2.2.6 Chánh duong
Trong Quốc triều khám tụng điều lệ quy định, những vụ việc kiện tụng phức tạp, dây duakéo dài qua nhiều cấp xét xử vẫn chưa giải quyết được sẽ do Chánh đường (phủ Chúa) xét xửcuối cùng và đưa ra quyết định chung thẩm
Như vậy ở cấp trung ương, cơ bản Lục bộ và Lục phiên sẽ phối hợp với nhau giải quyết
những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực minh quản lý Trong đó, Lục phiên là cơ quan thụ lý và
xét xử sở thấm các vụ việc còn Lục bộ sẽ phúc thẩm lại các vụ việc do Lục phiên xử Ngự sử đàivừa là cơ quan giám sát bách quan vừa là cơ quan có thẩm quyền tố tụng Ngự sử đài thường là
cơ quan phúc thâm lại các vụ việc đã trải qua các cấp xét xử ở địa phương nhưng vẫn chưa đúng
và còn tiếp tục khiếu kiện lên kinh Chánh đường của phủ chúa dưới thời Lê Trung Hưng là cơquan cao nhất có quyền đưa ra quyết định chung thẩm với các vụ án
Mặc dù luật tố tụng triều Hậu Lê quy định một vụ án có thể được khiếu kiện, phúc thấm
nhiều lần, tại nhiều cấp Tuy nhiên để hạn chế tình trạng kiện tụng kéo dài và cố tình kiện tụng
làm rối loạn kỷ cương, pháp luật cũng có những quy định về điều kiện khiếu kiện lên thượng ty.Trước hết pháp luật nghiêm cấm tinh trạng vượt tố Điêu 672 QTHL quy định trình tự xét xử từ
cấp xã, đến cấp huyện, phủ, lộ, kinh; nếu ai trái xử tội trượng hoặc tội biếm Quốc triều chiếulệnh thiện chính cũng quy định trình tự cụ thể đối với các loại vụ việc Quốc triều khám tụng điều
lệ quy định nếu như 3 cấp xét xử đều đưa ra phán quyết như nhau thì không được tiếp tục khiếu kiện nữa
3 Két luận
Thông qua các văn bản pháp luật quy định về tố tụng triều Hậu Lê cho thấy, cơ bản chưa
có một quy định thực thống nhất và nhất quán về thầm quyền của các cấp xét xử dưới triều Lê.Qua những quy định đó có thể thấy thâm quyền của các a xét xử được quy định trên một s SỐ co
SỞ sau:
Thứ nhất, căn cứ theo đơn vị hành chính lãnh thổ: từ các cấp địa phương đến triều đình có
thâm quyên xét xử khác nhau
Thứ hai, theo vụ việc: Quốc triều hình luật phân các vụ việc thành việc rất nhỏ (tiểu tiểu
sự), việc nhỏ (tiểu sự), việc vừa (trung sự) và việc lớn (đại sự) Quốc triều khám tụng điều lệ và
Quốc triều chiếu lệnh thiện chính phân thành các nhóm vụ việc Trên cơ sở đó mà phân định
thâm quyền về vụ việc của các cấp xét xử.
Trang 19Thứ ba, ở trung ương thâm quyền xét xử của các cơ quan được phân theo lĩnh vực từng cơ
quan cai quản.
Thứ tư, thẩm quyền của các cấp xét xử còn được căn cứ vào trình tự xét xử sơ thâm hay
phúc thẩm
Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa thực sự rõ ràng khi quy định thẩm quyền của các cấp xét xử
nhưng những quy định này của pháp luật tố tụng triều Hậu Lê có ý nghĩa quan trọng Là căn cứ
cho bách tính khi quyền lợi bị xâm hại có thể xác định được nơi trình cáo, đòi lại quyền hợp pháp
của mình Đồng thời cũng là cơ sở dé triều Hậu Lê phân cấp quản ly trong lĩnh vực tư pháp.
18
#2
Ũ
Trang 20GIÁM SÁT TO TUNG THONG QUA HOẠT ĐỘNG PHÚC THÂM VA CHUNG THAM
TRONG NHÀ NƯỚC PHONG KIÉN TRIỀU NGUYÊN
Ths Vũ Thị Yến
Khoa PL Hành chính-nhà nước -
1 Ngiyên nhân dẫn tới sự chú trọng giám sát hoạt động 16 tụng của nhà nước phong kiến triều
Nguyễn1.1 Hệ thống cơ quan lỐ tung đa cấp, nhiều cơ quan không chuyén biệt thực hiện chức năng 16
tungLấy Nho giáo làm bệ đỡ tư tưởng, nhà Nguyễn xây dựng nhà nước trên co sở nguyên tắc Tôn quânquyền Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước không được phân nhánh, các cơ quan nhà nước hầu như
chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn cho nhà vua trong tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp hay tư pháp Hệthống cơ quan tố tụng do vậy phan lớn không chuyên biệt Các cơ quan thực hiện chức năng t6 tụng thườngđồng thời thực hiện các chức năng khác
Theo đó, ở cấp trung ương, ngoài nhà vua thì các cơ quan nhà nước như các Bộ, Đại lý tự, Đô sát
viện hay Nội các vừa thực hiện chức năng quản lí hành chính và quản lí chuyên môn vừa giữ chức năng
tiến hành các hoạt động tổ tụng
Tại địa phương, “chuẩn định từ nay các nha môn hỏi việc hình, phàm các án nặng thì phủ
huyện kết nghĩ trước, thượng ty địa phương xét lại, Hình bộ thẩm duyệt”!Ê Như vậy cũng tương tự
như tại trung ương, các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện (châu) vừa tham gia quản lý hành chính
vừa đảm nhiệm chức năng tố tụng Khi đảm trách chức năng tố tụng, thầm quyền của các cơ quan tiến hành
tố tụng đặc biệt lớn Các cơ quan này thực hiện tất cả công việc của các giai đoạn tố tung bao gồm thy lí đơnkiện, điều tra, truy bắt, xét xử thậm chí cả thi hành án
Bén cạnh một số wu điểm như gần dân, xử án dé thuyết phục do trực tiếp điều tra nên nắm thông tinchính xác; hệ thống cơ quan tố tụng này đã sớm bộc lộ nhiều điểm hạn chế:
- Tham quyền quá lớn dẫn đến xét xử thiếu khách quan của trong quá trình tố tụng
- Tinh không chuyên biệt làm cho trình độ iố tụng của quan chức triều Nguyễn gặp rấtnhiều hạn chế, việc xử kiện oan sai là điều khó tránh khỏi Những hạn chế trong hoạt
động tố tụng này không chỉ làm cho uy quyền của triều đình trong đó trực tiếp là nhà vuasuy giảm mà còn là nguyên nhân cơ bản khiến kiện tụng kéo dai, xã hội bất ổn Dé khắc
phục những hạn chế này, nhà nước phong kiến triều Nguyễn bắt buộc phải tăng cường
giám sát hoạt động tố tụng
1.2 Kién tungtrém lan, quan chức xử kiện chậm trễ, thiếu khách quan Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, một vương triều được đánh giá cao với những chiên công đánh bại quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, người sáng lập nhà Nguyễn không chiếm được cảm tình của dân chúng đặc biệt là giới sĩ phu Bắc Hà do đã từng “cd ng rắn căn gà nhà” Vì vay dù trên danh nghĩa là đã
thống nhất đât nước, triều đình phong kiến Nguyễn vẫn phải đối phó với không ít thế lực chống đối Bên
cạnh đó, sự nhòm ngó của các thế lực phương Tây cũng như áp lực của triều đình Mãn Thanh càng xảy ra
mạnh mẽ Chiến tranh liên miên nhiều năm, tình hình đối nội đối ngoại rối ren, quan lại hà hiệp là một trong
'® Dai Nam thực lục chính biên tập 1, Nxb Giáo dục, tr 740
19
Trang 21những nguyên nhân gây ra kiện tụng tràn lan, án tồn đọng Có lúc từ Quảng Trị trở ra Bắc, đến Hà Nội,
nhân dân nộp đên 4.000 lá đơn
Để hạn chế kiện tụng, én định đời sống của nhân dân, dù nước nhà mới định yên, công
việc còn bể bộn, triều Nguyễn vẫn phải chú trọng, tăng cường giám sát quan lại khi tiến hành tế
tụng.
Với quan điểm: “Hình ngục là mệnh lớn của thiên hạ Ngu điển nói kính cdn thương xót, Chu
thư nói cân thận việc hình, thực là coi trọng mạng người, không thể không xét cẩn thận'°” Vì vay,
dé đảm bảo thực hiện hoạt động 16 tụng một cách nghiêm minh, công bằng, liêm chính, rất nhiều biện pháp
giám sát tố tụng đã được thực hiện
2 Giám sát tổ tụng thông qua xét xử phúc thâm, chung thấm trong thời kỳ phong kiến Nguyễn
21 — Giám sét t6 tung thông qua xét xử phúc thẩm
Trong thời kỳ phong kiến triều Nguyễn, trình tự tố tung tồn tại theo 3 cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và
chung thâm Tổ tung phúc thâm và chung thâm là biện pháp quan trong dé giám sát chặt chẽ việc tuân thủ
pháp luật trong từng vụ án Dé tiến hành hoạt động này một cách hiệu quả, qua nhiều văn bản; phong kiến
Nguyễn quy định khá rõ về thâm quyền xét xử phúc thâm Dựa trên quy định tại điều 376 Hoàng việt luật lệ,
các văn bản đơn hành vào năm Gia Long thứ 1, năm Minh Mạng thứ 10 và dựa trên thẩm quyền mà hoàng
để giao cho các cơ quan khi thành lập; cơ quan có thẩm quyền xử phúc thẩm bao gồm:
- Oia phương: tri huyện, tri phủ, tran quan, Tổng đốc (hoặc Án sát, Tuần phủ, Bố chính, Tổng đốc
giai đoạn từ 1832)
- Ởững ương: Kinh lược sứ, Bộ Hình, Đại lí tự, Tam pháp ty, Hội đồng đình thần
Sự phân định thâm quyền phúc thẩm cụ thé nên dù có nhiều cơ quan tiến hành xét xử vẫn không
xây ra hiện tượng chồng lấn Khác với thời kỳ hiện đại án phúc thẩm chỉ xuất hiện khi có kháng cáo của
đương sự hoặc những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, án phúc thẩm dưới triều Nguyễn xuất hiện
trong ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: An phúc thẩm đương nhiên
Trong nhà nước phong kiến, trừ những trường hợp đặc biệt, các án tử dù không có khiếu kiện vẫn
phải phúc thâm( án phúc thẩm đương nhiên): “Tội xử tử trong kinh do tư pháp đình nghị, ở tỉnh do tổng đốc,
tuần phủ xét lại nếu không có tình oan uỗng chiếu luật nghĩ xử ( tình tội nên giảo hay tram), pháp tư xét lại
đợi định tội tau lên, đợi có lệnh báo””? Thủ tục phúc thấm đương nhiên các án bị tuyên hình phạt tử được
quy định chặt chẽ thông qua hoạt động thu thẩm
Thành phần tham gia thu thẩm theo quy định từ năm Gia Long 14 khá phức tạp, bao gồm 2 bộ phận
hoạt động độc lập: hội đồng đình thần và các quan chức của bộ Hình
Hội đồng dinh thần: gồm toàn bộ các quan văn võ cao cấp trong triều Văn quan từ tham tri đến
thượng thư của các bộ, võ quan bao gồm: “ Phó thống chế, thống chế , phó đô thống chế, phó tướng, đô
thông chế, chư quân chương linh, quận công”
Quan chức của bộ Hình: từ Thiêm sự trở lên là thành phần bắt buộc tham gia thu thấm
Công việc chuẩn bị cho hoạt động thu thâm diễn ra khá sớm Từ các địa phương, thời Gia long;
Các doanh, trấn phải làm bản tau về những kẻ tù phạm tội nặng đã xét trong tháng 5 phải gửi lên bộ, nội
trong tháng 8, bộ Hình phải đem những ban án nguyên xử đó đưa ra nhà công thự của các quanvăn v6
(Tq
'° Đại Nam thực lục chính biên tập 2, Nxb, Gd, tr 454
““Đại nam Hội điển sự lệ tập 12, Nxb Giáo dục, tr.467
“!Đại nam Hội điển sự lệ tập 12, Nxb Giáo dục, tr.471
20
“
Trang 22ệ
công đồng xét lai” Đến thời Minh Mạng toàn bộ các khâu chuẩn bị cho thu thẩm bắt đầu diễn ra muộn
hơn một chit và kết thúc vào cuối thu: “Từ nay người bị tội chết thì cứ hằng năm tới ky thu thẩm các
thành dinh trấn trước hết xét lục làm danh sách đề lên, hạn trong tháng 6 thì đến bộ, bộ thần xét
hỏi, hạn trong thang 8 tau sách lên, giao cho đình thần bàn lại, hạn trong tháng 9 làm bản dâng
-trinh, đợi tram xét định” ” T7 77 S7 TS j———S "¬
Xét về cơ chế, thu thấm là hoạt động độc lập và giám sát lẫn nhau không chỉ giữa bộ Hình và hộiđồng đình thần mà còn có sự giữa các thành viên của từng bộ phận
Tai bộ Hình toàn bộ tập thể lãnh đạo từ Thiêm sự trở lên đều phải độc lập phân tích và đưa ra ý kiến
luận tội tạm thời Theo phủ du của vua Gia Long, nếu các ý kiến luận tội tam trùng hợp thì: “ Hợp thành 1
bản, nếu có ai dị nghị thì làm riêng ra bản khác đưa lên trình ta xem mộtthể””
Tương ty, thành viên của hội đồng đình thần khi xét án thu thâm hoạt động hoàn toàn độc lập Việcphân tích các vụ án và luận tội tạm trước hết do các quan chức mang phẩm hàm thấp trong hội đồng thựchiện Tham tri tiến hành luận tội tạm trước khi Thượng thư tiến hành Trong ngạch quan võ phó thống chế
là người trình bày đầu tiên, quận công là người cuối cùng tiến hành nghị tam
Theo Đại Nam hội điển sự lệ khi thu thẩm lại các án tử, bộ Hình và hội đồng đình than chiatoàn bộ các án đã xét làm ba loại: hạng tội hình đúng thực, hạng hoãn quyết và hạng đángthương còn ngờ Ý kiến của bộ Hình và hội đồng đình thần lập thành phiếu Nghĩ và giao cho ĐôSát viện tham hạch trước khi chuyển giao cho nhà vua: “ Phiếu nghĩ tiến trình giao cho Viện Đôsat, phiếu giao bộ ấy vâng phê lời chỉ, nếu có chỗ không hợp, trích ra tau lại””
Thông qua hoạt động thu thâm, toàn bộ các bản án bị tuyên hình phạt giảo và trảm giamhậu đương nhiên phải được phúc thẩm lần cuối Day là bướcquan trọng dé nhà vua tiến hành hoạtđộng chung thẩm
Trường hợp 2: Khi có khiếu kiện của những người (hoặc người nhà) liên quan trong vu Gn đã xét
- _ Phủ quan: phúcthâm vụ việc huyện quan đã xử;
- _ Trấn quan: phúc thâm vụ việc phủ quan đã xử
- Tổng trấn - người đứng đầu cấp hành chính cao nhất — cấp thành vào thời vua Gia Long xử phúcthấm những bản án mà khi xét xử 3 cơ quan huyện, phủ, trấn có những phán xét không giống nhau:
“Nếu một bản án xử khác, tinh lý chưa sáng tỏ thì kêu lên quan tổng trấn xét xử lạ?”
2i nam Hội điển sự lệ tập 12, Nxb Giáo dục, tr.467
; Đại nam Hội điên sự lệ tập 12, Nxb Gd, tr 454
7 Dai nam Hội điên sự lệ tập 12, 12, Nxb Giáo dục, tr.471
12.Đại nam Hội điển sự lệtập 14, Nxb Giáo dục, tr.172
?“Đại Nam hội điền sự lệ, Tập 12, Nxb Gd, tr.236
21
Trang 23Thời Minh Mang, cấp chính quyền địa phương cao nhất được gọi là tỉnh Cấp tỉnh có thấm quyền
xét xử phúc thâm những bản án sau đây:
- Những bản án mà huyện quan, phủ quan đã xử nhưng vẫn còn khiếu kiện
- Xét xử phần lớn các vụ khiếu kiện vượt cấp lên kinh đô, sau khi thụ lí cơ quan tố tụng ở trưng ương
trao lại cho cấp tỉnh: “Những án kêu kiện vượt cấp, ngoài trường hợp hai bên kiện lẫn nhau và kiện
cả nha phủ huyện, van giao tổng đốc tuần phủ bố chánh án sát tra xử như trước”””
Ở địa phương trong trường hợp đặc biệt còn có sự giám sát tố tụng của Kinh lược sứ Là
đại điện cho nhà vua, kinh lược sứ được lựa chọn từ những quan dai thần có tiếng là thanh liêm,
trung thực để thanh tra đặc biệt đối với các địa phương Ngoài việc phát hiện, hặc tội, xử lí các
quan chức địa phương không giữ nghiêm phép nước, kinh lược sứ còn có thâm quyền xử phúc
thẩm các bản án có nhiều oan khuất: “ Kinh lược đến, đơn kiện cáo hẳn nhiều Nếu việc nào cũng
tự SINH xét lấy thì ngày không làm xué Việc lớn thì tự xét xử, việc nhỏ thi giao cho quan sở
tại.”
Tại kinh đô, ngay từ buổi mới thiết lập triều đại, vua Gia Long đã thành lập Triều đình hội
nghị và đặt ty Tam pháp dé: “Các án kiện tụng ở các địa phương xử chưa rõ lẽ, cùng quân dân có
oan khuất kêu lên thì hội đồng xử đoán,rồi sau tâu lên để xin quyết định”.
Dưới thời Vua Minh Mang, Tam pháp ty được thành lập dé giải quyết kịp thời các án
phúc thẩm do khiếu kiện Tam pháp ty là cơ quan tư pháp chuyên biệt bao gồm đại diện của:
Hình bộ, Đô sát viện và Đại lý tự Trụ sở để hội bàn, xét xử của Tam pháp ty là Công chính
đường Hàng tháng, vào các ngày 6 ,16, 26, thần dân toàn quốc được quyền đến Công chính
đường dé nộp đơn khiếu tố về các vụ kiện mà mình không tuân phục hoặc đã bị quan tỉnh xử oan
ức Để tạo điều kiện cho dân chúng khiếu kiện khi hàm oan, vua Minh Mạng cho treo một chiếc
trống lớn ở cổng Tam Pháp ty và xuống chiếu ai có điều oan khuất thì đến đánh.Tam pháp ty cử
đại diện thường trực tại Công chính đường để thu nhận khiếu nại Ngoài đơn từ nhận tại công
chính đường, tam pháp ty phải phúc thấm các đơn kiện do nhân dân đón đường nộp khi vua di
kinh ly: “ Có đơn đón đường vua di kêu, đến kinh kêu tự đều liên quan trách nhiệm””? Các vụ
việc do nhân dân khiếu kiện nếu tình lí rõ ràng và bị tuyên hình phạt từ quân lưu, đồ trở xuống
Tam pháp có thể xử ngay tại công chính đường: “ Phàm những án kiệnđến kinh giao xuống tra
xét lại, trong các án ay có phạm nhân nào xử đến tội tử hình, thì cứ theo lệ làm bản tâu lên, còn
tội quân, lưu, đồ trở xuống do ty Tam pháp xét ki”.
Ngoài Tam pháp ty, Đại lí tự, bộ Hình cũng là cơ quan xét phúc thẩm các án xuất hiện do
khiếu kiện Theo lệ đặt vào năm Minh Mạng 14, các án nặng, Tam pháp ty chuyên cho Đại Lí tự
để điều tra cho rõ: “ Đại lí tự khanh chánh tam phẩm giữ việc công bằng mà thân oan cho cho
những tội nặng để giúp vào việc hình của nhà nước””!, Bộ Hình, theo lệ đặt năm Tự Đức thứ nhất
có thấm quyền xử phúc thẩm: “ Những án kêu kiện ở tỉnh, nếu có liên quan tới nhân mạng, mà
chỉ xử các tội từ quân lưu, đồ trở xuống, thì vẫn do bộ Hình xử đoán”
Trường hợp 3: Phúc thẩm các án do cơ quan có thẩm quyên soát tung phát hiện sai sói.
27 Đại nam hội điển sự lệ tập 14, Nxb Giáo dục, tr.193
28 Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 2, Nxb Gd, tr.588
2°Dai nam hội điền sự lệ tập14, Nxb Giáo dục, tr193
30 Đại nam Hội điển sự lệ tập 12, Nxb Giáo dục, tr.483
#13! Đai nam Hội dién sự lệ tậ 14, Nxb Giáo dục, tr.193
22
Le
&
la
Trang 24%
Soát tung là hoạt động được nhà nước phong kiến Việt Nam rất quan tâm Khá giống với phúcthâm án do khiếu kiện; thẩm quyền soát tụng cũng được phân thành hai tuyến: địa phương và trung wong
Tại địa phương; từ năm Gia long thứ 7, nhà vua đã giao cho quan chức cấp trên soát tụng các bản
án mà cấp dưới đã xử: quan doanh, trấn soát tung các bản án do phủ huyện đã xử; án do các doanh, trấn đã
việc giữ nguyên bản nghĩ xử lần đầu của các cơ quan bị soát tụng còn phải gửi cho bộ Hình văn bản thé hiénquan điểm nghĩ xử của mình
Tại trung ương; thẩm quyền soát tụng các bản án bị tuyên hình phạt quân lưu, đồ được giao cho bộHình Khi soát tụng bộ hình có trách nhiệm phát hiện những sai sót và đề nghị phúc thẩm lại các bản án màđịa phương hoặc các cơ quan trung ương khác thực hiện: “ Phàm hàng năm 4 quý, ở tỉnh có xử án về các tộiquân lưu trở xuống , nên theo từng quý làm danh sách tư báo, kê khai rõ ràng , đệ nộp lên bộ Bộ ấy phảitheo đứng kì mà xét duyệt; trong đấy có kẻ can phạm nào xử chưa đúng lẽ, thì trích ra hoặc nên xử lại, tâulên đợi chỉ thi hành *? Trong quá trình phúc thẩm những bản án sai sót được phát hiện trong quá trình
soát tụng, các cơ quan có thẩm quyền xét xử buộc phải chỉ rõ những oan uéng trong bản tấu sé đán kín tauvua: “ Ty trông coi pháp luật, phàm gặp những việc nào kiện oan uồng phải hỏi xét lại và các phạm nhân do
do nha môn đề tau giải đến, nếu có kẻ nào bị oan uống thì lập tức xét lại rồi làm bản tau lên”?
Từ những quy định đó ta thấy, dù không có khiếu kiện hoặc thuộc diện phúc thâm đương nhiên, các bản
án đã xử cũng có thé bi phúc thẩm nếu cơ quan có thẩm quyền soát tụng phát hiện sự thiếu khách quan trongquá trình t6 tụng.
2.2 Giám sát té tung thông qua xét xử: chung thẩm
Khác với thời kì hiện đại , phong kiến triều Nguyễn đưa ra trình tự xét xử 3 cấp: ngoài sơ thâm,phúc thẩm còn có trình tự chung thẩm Với quyền tr pháp tối cao, hoàng dé nhà Nguyễn thời
phong kiến giữ quyền xét xử chung thẩm Tất cả các bản án nhà vua đã xử hoạc phê chuẩn đều
phát sinh ngay hiệu lực pháp luật (chung thâm) Không phải cấp xét xử bắt buộc với tất cả các vụ
án, từ thực tiễn xét xử thời phong kiến Nguyễn có thể chia các án chung thâm thành 2 trườnghợp:
Phần lớn hoạt động chung thâm các bản án tử hình của nhà vua chỉ bắt đầu sau khi hội đồng đình
thần tiến hành thu thẩm Dù án tử được điều tra, bắt đầu xét xử sơ thấm từ cấp tỉnh và thuộc
diện phúc thẩm đương bởi nhiều cơ quan song khi chung thẩm nhà vua vô cùng thận trọng Theo
quy định, án chung thẩm phải được Hình khoa phúc tấu 3 lần, cả 3 lần nhà vua giữ nguyên án tử mới được phép đưa vào danh sách hành hình : “Lệnh có chuẩn cho 3 lần phúc tâu, để mong được
rõ rệt đúng mức””°, Sau khi có danh sách, Nội các đóng dấu Ngự tiền và trao cho bộ Hình Bộ
Hình làm bản phúc tấu lần nữa, chi khi có chỉ dụ về việc hành hình trình tự chung thâm mới thực
752i nam Hội điển sự lệ tập 12, Nxb Giáo dục, tr.483
` Đại nam Hội điển sự lệ tập 12, tr.465
*4Dai nam Hội điển sự lệ tập 12,tr 474
Dai nam Hội điền sự lệ tập 12,tr.471
_ xử sẽ do khâm sai tổng trấn soát xét lại Sau khi soát tung, các cơ quan có thâm quyền tại địa phương ngoài
Trang 25sự kết thúc Trình tự chung thâm can trọng do vua Minh Mạng đặt ra đã trở thành tiền lệ bởi
trong khi ban hành văn bản ông khẳng định: “ Chuẩn cho lấy dụ này làm định lệ mãi mãi”2Š
Trong một số trường hợp đặc biệt, hoạt động chung thẩm án tử của nhà vua sẽ tiễn hành ngay sau
khi có tấu trình của các cơ quan đã tiến hành xét xử về các bản án bị đưa ra mức án xử quyết ( án
tử hình không được phúc thẩm đương nhiên) Theo quy định của điều 223,224,253 và một số
văn bản đơn hành những án xử quyết bao gồm: kẻ phạm tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu sat
ông bà cha mẹ, đầu xỏ ăn cướp : “Kẻ nào là đầu xỏ của bọn cướpvà kẻ đi ăn cướp bắt được quả
tang , từng tra xét ra đích thực, đáng nên xử tử thì cho phép ở thành chiếu luật xử quyết”,
Mặc dù không được phúc thẩm đương nhiên song các án tử hình xử quyết vẫn được tiến hành
chung thâm Khi chung thấm toàn bộ các án tử hình nếu nhà vua phát hiện những chỉ tiết đáng
ngờ, những tội trạng đáng thương tùy từng trường hợp sẽ đưa ra quyết định phù hợp Đối với các
án tử hình thuộc diện phúc thâm đương nhiên sẽ lượng cho khoan giảm: “ Nay cứ đình thần họp
xét tau lên, tram duyệt lại kỹ càng, thì tình tội của bon chúng không giống nhau, nên xét tình so
vào với lẽ, định rõ tên tội, cho được xác đáng Bèn xét định lại nhiều án và khoan hoãn cho.”
Đối với các án xử quyết nhà vua quyết định: “ Hoãn xử quyết giao đình thần xét lại”??
Trường hợp 2: Nhà vua phê chuẩn các bản án mà cơ quan có thẩm quyền đã xử
Mặc dù giữ quyền tài phán tối cao song không phải tất cả các bản án dã xử phải được nhà vua
phê duyệt Hoạt động phê chuẩn của nhà vua chỉ x4y ra trong các trường hợp sau đây
Thứ nhất: Khi soát tụng, bộ Hình phát hiện những sai sót mà các cơ quan tố tụng ở địa
phương phạm phải và đã tiến hành phúc thâm Để đảm bảo sự khách quan, vô tư những bản
án trong trường hợp này buộc phải tấu trình và đợi vua phê chuẩn: “Bộ ấy phải theo đúng kì
mà xét duyệt; trong đấy có kẻ can phạm nào xử chưa đúng lẽ, thì trích ra hoặc nên xử lại, tâu
lên đợi chỉ thi hành .”“° :
Thứ hai: những án kêu kiện tới kinh thành được Tam pháp ty thụ ly và xử phúc thẩm
Trong quá trình xét xử, nếu phát hiện ra sai sót Tam pháp ty buộc phải đàn hặc các cơ quan đã
xử án thiếu khách quan và đưa ra phán quyêt của mình: “ Phàm những án kêu kiện đến kinh từ
tội quân, lưu, đồ do ty tam pháp xét lại , nếu có quan ngại lẽ gì, thì đến khi ấy trích ra thanh
minh tham hac lên”"”
Từ các quy định của pháp luật ta thấy: phong kiến triều Nguyễn hoạt động phúc thẩm và chung
thẩm là biện pháp giám sát tố tụng khá hiệu quả Nhìn vào hoạt động phúc thâm ta thấy , triều
Nguyễn sử dụng nguyên tắc phúc thắm nhiều cấp, cơ quan tố tụng cấp trên có quyền phúc thấm
bản án của cơ quan cấp dưới Trong quá trình phúc thấm chức năng giám sát thể hiện khá rõ:
ngoài việc chỉnh sửa lại các bản án, cơ quan tố tụng cấp trên còn có trách nhiệm tâu báo cho nhà
vua những sai sót của cơ quan cấp dưới mà mình phát hiện
Việc xét xử lại những bản án bị tuyên hình phạt tử hoặc phê chuẩn những bản án mà Hình bộ và
Tam pháp ty trong những trường hợp này thực chất là hoạt động giám sát tối cao của nhà vua đối
với cơ quan giữ thầm quyền tố tụng Bằng uy quyền của mình hoàng dé có thể hac tội quan chức
36Dai nam Hội điển sự lệ tập 12,tr 475
37 Đại nam Hội điền sự lệ tập 12,tr 470
38 Đại nam thực lục chính biên tập 7, Nxb Giáo dục, tr.111
3°Dai nam Hội điển sự lệ tập 12, tr 474
Dai nam Hội điển sự lệ tập 12,tr483
* Đại nam Hội điền sự lệ tập 12, tr483
24
¥s
Trang 26xử án và miễn hình phat tử cho những phạm nhân sau khi nghiên cứu kĩ bản án Chỉ tính riêng
năm 1828, xét lại 800 bản án bị tuyên hình phạt tử và: “ Đặc cách cho giảm tử hình hơn 150
người” Thông qua việc giám sát đó, nhà nước phong kiến Nguyễn không chỉ đạt được mục
đích thận trọng trong hình ngục mà còn nhằm đánh giá sự công tâm khách quan, trình độ của
_-quan chức trong hoạt động tố tụng Đây là căn cứ quan trọng dé thăng giáng quan chức cũng như
điều chỉnh về chính sách cũng như pháp luật về té tụng
Sự thận trọng trong tố tụng, việc chú trọng khắc phục mặt trái khi tiến hành giám sát qua phúcthâm và chung thẩm của nhà nước phong kiến Nguyễn mãi là bài học kinh nghiệm cho hậu thế
“Dai Nam thực lục chính biên tập 2, Nxb Giáo dục, tr.762
25
Trang 27QUYEN VÀ NGHĨA VỤ QUAN LAI THỜI MINH MENH
TRONG LINH VUC TO TUNG
Th.S NCS Pham Thi Thu Hién
Khoa Pháp luật Hanh chính — Nhà nước
Theo Han Phi Tử “Jam vua mà không có bẩy tôi thì làm sao mà có nước được ”° bởi vậy,
hai vua đầu triều Nguyễn với tư tưởng dụng hiển, khi lên ngôi đã tuyển chon đội ngõ quan lại để
làm thay việc trời, cùng vua cai trị dân.
1 Khái quát hệ thống cơ quan, chức quan tham gia tố tụng thời Minh Mệnh
Năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi Hoang dé với mong muốn xây dựng bộ máy nhà
nước và bộ máy quan lại khác với vua cha, đã dần dần cải tổ bộ máy nhà nước từ tản quyền đến
tập quyền Do bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung và thời Minh Mệnh nói riêng
được tô chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc “tôn quân quyền” của Nho giáo, do đó, các cơ
quan trong bộ máy nhà nước ở trung ương không sự phân chia rạch ròi về thẩm quyền, chức
năng Hầu hết các cơ quan tiến hành tố tụng trong bộ máy nhà nước đều là cơ quan hành chính
như Bộ, Nội các hoặc chuyên môn như Dai lý tự, Đô sát vién
Theo các ghi chép trong chính sử và thông qua các văn bản do vua Minh Mệnh ban hành
như: “Xử kiện quý được tình thực, cho nên đặt quan hỏi hình từ huyện, rồi đến phủ, đến tran, đến
thành, theo thứ tự mà xét xử, để tỏ thận trọng“ Những việc nhỏ như lăng mạ, tiền nợ và đánh
nhau, bị thương nhẹ đều cho hương mục, lý trưởng sở tại phân xử bằng miệng Nếu xử không
công bằng thì cho kiện lên phủ huyện Phủ, huyện nên xử ngay không cần lấy khẩu cung, làm
thành văn án để dân không đến nỗi phải sớm chiều hầu kiện mắt việc làm ăn””; đặt chức bố, án
chuyên làm, hoặc dùng bố, án thự lý và hộ lý ấn vụ tuần phủ, phàm công việc tỉnh như chi phát
tiền lương, tra xét văn án“ Nay tram đặt ty Tam pháp, định nhật kỳ thu nhận đơn kiện Phàm thần
dân trong Kinh, ngoài tran, ai có oan uéng, cho được đưa đơn tố cáo” Phủ doãn Thừa Thiên xét
xử việc kiện tụng về đánh nhau, giật cướp, trộm cắp ở Kinh thành”Ÿ Những quy định trên cho
thấy, trong tổ chức bộ máy nhà nước, ngoài các cơ quan có thầm quyền tố tụng thì một số quan
chức trong bộ máy nhà nước có quyền xét xử như: ở cấp xã đó là Lý trưởng, phủ huyện là quan
phủ huyện; cấp tỉnh là Bố chính, Án sát, Tuần phủ, Tổng đốc; ở Kinh đô là phủ doãn, các viên
Kinh lược đại sứ hoặc các quan được vua chỉ định làm nhiệm vụ xét xử trong Đô sat viện, Luc
bộ
ys Quyén han va nghia vu cia quan lai trong tố tung
Theo quy định của nhà vua, quan lại tham gia tố tung có quyền hạn va nghĩa vu sau:
2.1 Xử lý đơn kiện và thụ ly vụ việc
Trên cơ sở sự phân cấp hành chính cũng như thấm quyền xét xử, khi có đơn kiện, quan lại
cần tiếp nhận và thụ lý vụ việc theo đúng thẩm quyền Đối với Lý trưởng, các việc nhỏ như lăng
mạ, tiền nợ và đánh nhau, bị thương nhẹ được phép thị lý và phân xử bằng miệng Quy định trên
cho thấy Lý trưởng đóng vai trò như là một người hòa giải và cấp xã là cấp hòa giải trực tiếp.
43 Hàn Phi, (2005), Han Phi Tứ, Nxb văn học, Hà Nội, tr 73
* Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Dai Nam thực lục, chính biên, tập 2, Nxb giáo duc, tr715-716
“Dai Nam thực lục, chính biên, Tập 3, sdd, tr.975
“Đại Nam thực luc, chính biên, Tập 4, sdd,, tr 207
“"Dai Nam thực lục, chính biên, Tập 4, sdd, tr.1012.
*8Dai Nam thực lục, chính biên, Tập 2, sdd,tr 343
26
+2
gr
Trang 28Nếu không phân xử được thì cho phép huyện quan và phủ quan tiếp nhận đơn kiện của dân Ở
Kinh thành, Phủ doãn Phủ Thừa thiên được quyền thụ lí các vụ việc kiện tụng về đánh nhau, giậtcướp, trộm cắp ở Kinh thành Bên cạnh đó, bằng việc đặt trống Đăng văn, hay cử quan Kinh lược
sứ đến các vùng đã cho phép quan Kinh lược đại sứ và Tam pháp ty nhận, Hội đồng đình thần thụ
-lÝ-đơn kiện của đẫn,- —~-— — =— 1 =—-_ 7
Trong trường hợp có việc tố cáo lẫn nhau và đơn kiện phủ, huyện thì Đốc, Phủ, Bố, Ánđược quyền tra xét phân xử Còn đơn kiện ty Bố chính hay ty án sát, việc thuộc riêng từng ty thì
Tổng đốc và Tuần phủ ở tỉnh hạt ấy được quyền xét xử Nếu có đơn kiện cả hai ty mà tình lý khókhăn, sự việc có quan hệ đến tang vật hối lộ thì Đốc, phủ kiêm hạt hay đốc phủ hạt khác được
quyền xét xử và một viên quan ở Tam pháp ty tra x"
Mặt khác, khi thụ lý đơn kiện, quan lại cần chú ý tuân lệ Hồi ty để đảm bảo khách quantrong quá trình tố tụng Vua Minh Mệnh quy định, quan lại có quan hệ với người kiện tụng, như
ho hàng thân thuộc, thông gia với nhau, thầy thụ nghiệp cũ hoặc trước đó có thù hẳn hiém khíchthì đều cho đưa công văn xin hồi ty”
2.2 Tiến hành điều tra, xét xử
Khi thụ lý vụ việc, theo quy định, các quan chức có thẩm quyền xét xử có nghĩa vụ chia
giao cho bọn lại dịch thừa hành để cho chuyên trách Đồng thời quy định rõ việc hỏi tội, lẫycung, làm án, thì là phận sự của lại điển” Trong quá trình điều tra, xét xử, quan lại cần có thái độnghiêm túc, can trọng Nếu dé xảy ra sai sót thì sẽ bị áp dụng hình phạt nhất định
- Trong việc truy bắt kẻ có tội: điều 1 chương Truy bat kẻ chạy trốn q.XVII quy địnhquan lại được giao trách nhiệm di bắt người có tội phải hoàn thành nghĩa vụ, không được kiếm cớthoái thác việc hoặc chan trừ không đi Nếu vi phạm xử tội theo tội nhân giảm 1 mức bởi hànhđộng đó là “lười biếng, chậm chap và có tội cố y buông tha”°2
- Trong việc khám nghiệm tử thi: theo điều 4 q XX chương Đoán ngục, quan ti khi nhận
được điệp văn gửi đến khám nghiệm tử thi nếu mượn cớ chan chừ không khám dé thi thể biếndạng hoặc không dụng tâm xem xét làm thay đổi thương tích thì chính quan phạt 60 trượng,quan thủ lãnh cùng tham gia khám nghiệm phạt 70 trượng, Lại điển 80 trượng”” Quy định trên
‘cho thấy, quan lại ở hai ty cấp tỉnh (Ty án sát và ty bố chính) là Bố chính và Án sát có quyền và
nghĩa vụ thực hiện công việc khám nghiệm tử thi.
- Đối với việc hỏi cung, Khi các phạm nhân được đưa đến thẩm cứu, quan phủ huyện phải
tự thân tra xét; phải ghi rõ ngày lấy cung và ghi chép thật cô dong lời cung của phạm nhân”" Quyđịnh trên cho thấy, quan phủ huyện sau khi tiếp nhận đơn kiện thì được tiến hành điều tra xét hỏi
phạm nhân :
Đồng thời, trong xét hỏi, các quan lại có thẩm quyền xét xử cần lấy lòng trống không màxét hỏi để phân biệt người tốt người xấu, cần dựa theo cáo trang đề xét hỏi”; Nếu giặc cướp cung
xưng ra người can liên thì quan xét xử cần hỏi kỹ hai ba lần, tình hoặc còn ngờ thì cũng nên
` Đại Nam thực lục, chính biên, Tập 4, sdd, tr 722
“C6 luật Việt Nam, Quốc triéu hình luật và Hoàng Việt luật lệ, (2009) sdd, tr 806
Đại Nam thực lục, chính biên, tập 4, sđd, tr.848
3 “Cô luật Việt Nam, Quốc triéu hình luật và Hoàng Việt luật lệ, (2009) sdd,Tr 896
`*Cổ luật Việt Nam, Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, (2009) sđd,Tr.964
*Dai Nam thực lục, chính biên, tập 4, sđủ, tr 229-230
“Điều 12 Q XIX chương Đoán ngục, Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sảd, tr.939
27
Trang 29chước lượng, cho người bảo lãnh để đợi xét đừng để cho người ta phải đà luy, cho xứng với ý cần
thận việc hình của trẫm”5
Bên a đó, trong xét xử quan lại cần tuân theo trình tự xét xử” Khi định tội và xét tội
cần dẫn luật Š, nếu trái phạt 30 roi Nếu luật có viện dẫn nhiều việc cùng trong 1 điều thì chỉ dẫn
điều luật thuộc về tội đã phạm trong trường hợp do có chỉ thị đặc biệt của nhà vua mà tạm thời
xét tội xử không theo luật định thì được dẫn ti việc đó làm luật” Đồng thời, quan lại không được
câu kết bè đảng trong xét xử Nếu bộ Hình và quan lại lớn nhỏ ở các nha môn bất chấp pháp luật,
nghe lời cấp trên (gian thần), chủ tâm thêm bớt tội người thì tất cả bè đảng quan viên đều bị
chém, vợ con bị bắt làm nô tỳ, tài sản sung céngTM
Ngoài ra, điều 4 chương Truy bắt ké chạy trốn q XVHI quy định trong lúc áp giải tù nhân
bị tội đồ, đày, sung quân đến nơi chịu tội thì chủ thủ nơi chịu tội và người áp giải vô tình để mất
thì cứ mỗi phạm nhân phạt 60 trượng điều 6 q.XVIII chương 77zy bắt ké chạy trốn quy định
phàm ngục tốt không biết để mất tù thì phải chịu tội nguyên phạm của tù Quan đề lao không tự
mình di trông nom xem xét tù nhân từng tí một để đến mất tù thì chịu cùng tội với ngục quan" 2
Trong quan lý tù nhân, nếu thiếu trách nhiệm trong công việc thì luận tội theo tội tù nhân: tù đáng
giam không gia, đáng xiéng cùm thì không cùm, không đáng xiêng, giam cầm thì bắt Trong việc
hành hình các tù phạm, vua Minh Mệnh cho rằng "Mạng người rất trọng, cần phải xem đi xét lại,
can thận rõ ràng Từ nay viện Đô sát, theo lệ, tâu trình về việc giải các phạm nhân ra khỏi nhà
giam, đem chém, ngày hành hình, nếu phạm nhân là quan chức, thì sai đường quan bộ Hình;
phạm nhân là dân, thì sai viên thuộc bộ Hình, hoặc Kinh doãn, hay quản vệ Thân binh, Cấm binh,
hội đồng coi xét, dem theo bién binh, giải phạm nhân ra pháp trường; chém xong, làm tờ phiến
tau lên vua biết”
Mặt khác, để đảm bảo sự công bằng trong tố tụng, quan lại cần có sự công chính trong thi
hành nhiệm vụ:
- Không được nhận hối lộ: trong khi đi truy bắt kẻ có tội mà nhận tiền của hoặc ngầm báo
tin dé họ trốn thoát, cỗ ý buông tha thi bị xử tội như tội nhân Nếu nhận của cải có số lượng lớn
thì kê khai những của cải đó và xử theo tội nhận của cai? Trong khi truy bắt nhận hối lộ của
người khác sai bảo giết chết tội nhân thì chiếu theo luật mưu giết người phân biệt chủ mưu và °đồng lõa mà trị tội” Nếu nha dịch không do lệnh quan sai phái di bắt hoặc tuy thừa lệnh mà
mượn cớ làm việc công để ngược đãi đến nỗi người phạm tội chết thì xử theo luật Người thường
5SĐại Nam thực lục, chính biên, tập 2,sdd, tr 697
57Điều 3 Q XX chương Đoán ngục, Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt ludt lệ, sdd, tr.960
*Diéu 4, Điều 7 Q XX chương Đoán ngục, Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sảd,
tr.964 và 971
C6 luật Việt Nam, Quốc triểu hình luật và Hoàng Việt luật lệ, (2009) sdd,Tr 971
pH jều 12 và 13, Q IV,chương Quy chế quan chức, Cổ ludt Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ,
sdd, tr 373
SICổ luật Việt Nam, Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lé,)sdd, tr.910-911
“Đại Nam thực lục, chính biên, tập 3, sdd, tr 479-480
®Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sdd, Tr.897 và 899
“C6 luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sad, Tr 901
28
Trang 30mưu cố sát” Trong lúc khám nghiệm tử thi, quan lại và người giúp việc nhận của cải để khám
nghiệm không đúng sự thực thì chiếu theo luật cố ý thêm bớt tội cho người mà luận tội.
- Không được vì tình riêng hay thù oán mà đối xử sai trái với người phạm tội: trong quản
lý ngục tù, nếu vì tình riêng mà nới bỏ cùm xích hoặc mượn cớ tự ý bỏ chỗ canh gác hoặc thuê
- người canh giữ thay hoặc canh giữ sơ sàu để tù nhân bỏ trến thì chiếu theo điều cố ý thả chịu ngang tội với phạm nhân S7 Nếu vì thù riêng mà cố ý giam cầm người thường thì quan lại phạt 80
-trượng, nếu người đó chết thì xử giảo giam hậu Quan dé lao, quan tư ngục, quan điển ngục tốt
biết ma không tố thì xử cùng tội bởi quan lại đã “lạm dụng việc giam cấm và khám xét””” Điều
10 q XX chương Đoán ngục, nếu quan hữu ti nghe có lệnh ân xá mà cố tinh vì tình riêng, thù
riêng hoặc theo sự nhờ vả của ai đó mà cố tình đem tù nhân sắp được tha ra xử quyết trước sẽ bị
chiếu theo điều luật cố ý thêm tội cho người dé luận tội và không được hưởng lệ xét tha”
2.3 Tra xét văn an
Trong quá trình xử án, quan lại còn có quyền và nghĩa vụ tra xét văn án, tâu bày về các
việc hình án Nhà vua quy định: các quan phủ huyện đến cuối tháng đều đem án nào thụ lý ngày
nao và số người phạm hiện giam đã tra xét hay chưa, trong tháng ấy báo lên tỉnh Lại đến 4 quý
đem cả án xét trong quý là bao nhiêu, nói rõ nguyên uỷ tra xét, xét xử tội danh người phạm, làm
thành danh sách do tỉnh xét lại, gián hoặc có xét trước chưa hợp, thượng ty bác trả về để xét lại,
hoặc tình lý khó khăn, không thể xử xong như hạn được, theo lệ cho thêm hạn Đối với tỉnh, khi
xét án, đốc phủ chiéu theo hạn hàng tháng sức cho Niết ty tra xét cho xong, nếu dé chậm kéo dai
cũng cứ thực hac tâu lên Tinh nào không đặt đốc phủ, đợi khi án đệ lên, do bộ Hình xem xét”
Quy định trên cho thấy, các quan phủ huyện có nghĩa vụ kê cứu các án đã xử trình lên các
quan tỉnh; các quan tỉnh là Án sát, tổng đốc, bố chính có quyền và nghĩa vụ tra xét lại văn án
trong thời hạn nhất định
3 Cơ chế đảm bảo quyền và nghĩa vụ của quan lại trong tổ tung
Một là, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của đội ngũ quan lại trong lĩnh vực tổ
tụng, vua Minh Mệnh đã ban hành các quy định về thời hạn xét xử các vụ việc
+ Hạn xét hình án: Các án mạng, án cướp, án tranh địa giới cùng những tội tram gido”!
hạn trong 3 thang”; các việc kiện về hộ, hôn, điền, thổ, tài sản, đánh nhau hạn trong 2 tháng; các
việc kiện vặt như chửi mắng, công nợ, tranh nhau phần thịt, làm trái hạn trong 1 tháng Với các
vụ án ở huyện giải lên phủ, phủ xét hạn trong 20 ngày trình lên trấn, trấn xét trong 20 ngày giải
lên thành, thành trong vòng 20 ngày phải duyệt xong” Đối với việc phân xử việc để hư hỏng
binh khí do nhà nước cấp trong hạn là 5 năm một lần tu bổ” Đối với các án tử hình, đến kì thu
thẩm, các thành dinh trấn xét lục làm danh sách tâu lên trong vòng 6 tháng thì chuyển lên bộ, bộ
“Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoang Việt luật lệ, sdd, Tr.902
C6 luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật iệ, sdd, Tr 964
“Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sẩd, Tr 913
5 điều 2 q XIX, chương Đoán ngục, Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luột lệ, sdd, Tr 922
ee luật Việt Nam: Quốc triêu hình luật và Hoàng Việt luật lệ, säd, Tr 975
nai Nam thực lục, Chính biên, tập 5, sdd,tr 421-422
That cô
” Day đi nơi xa
® Đại Nam thực lục, Chính biên, tập 2, sdd, tr 550
“Dai Nam thực lục, Chính biên, tập 2, sdd, tr.565
29
Trang 31thần xét hỏi hạn trong 8 tháng tau lên giao cho đình thần xét lại, hạn trong 9 tháng đình thần dângbản trình để vua xét định”
+ Thời hạn phước thấm lại các vụ án: năm 1832, vua Minh Mệnh chuẩn định: bộ Hình lấy
thượng tuần tháng 6 trở về trước khẩn xét các án do các địa phương đưa đến, để tâu lên Phước
lại, sau khi được chỉ, chiéu theo đường sá ở các hat xa hay gần, tính ngày lục phát đi cho đến cuối
tháng 6 Các địa phương cứ căn cứ vào các án đã lục phát đến trước cuối tháng 6 những tù phạm ©này nên ghi xin xét lại thì biên ngay vào số và phát đệ sớm, hạn đến trước ngày 20 tháng 7 thì tới
bộ, không được, để chậm, quá hạn Hoặc có án nào bắt đầu từ hạ tuần tháng 6 mới kết luận cho’đến sau ngày mồng 1 tháng 7 mới lục phát đến thì cho để đến By Phước thẩm án về mùa năm sau
rồi tư cho bộ giữ dé lưu chiều, bất tat phải tiếp tục ANH thành số sách nữa'Š
Hai là, nhà vua cho phép quan lại được quyền “hặc tấu” lẫn nhau Theo đó, những việccông của các phủ huyện như bắt lính, thu thuế, xử án, thì các viên phủ, huyện đều chia giao chobọn lại dịch thừa hành, để cho có chuyên trách, nếu có tệ hại gì khác, thì lập tức phải tâu hặc, trịtội”
Ba là, vua Minh Mệnh đã tiễn hành “khảo hạch” quan chức nói chung và trong tố tụng nói
riêng Thời hạn khảo khóa là ba năm 1 lần, các quan thượng ty xét hình án đem hết các án đã xét
xử hoặc nhanh hoặc chậm xếp thứ tự để lên Bộ, án nào quan ngại thì do bộ xét lại, còn bao nhiêu,đưa cả sang bộ Lại để dựa vào đó mà xét về công tội”” Quan phủ huyện ăn lương mãn 3 năm màviệc ngục không làm lạm quyền thì quan được tâu xin gia cấp; nếu bị giáng chức thì cứ giáng 4
cấp thì được chiết giảm cho 1 cấp” Phàm các phủ huyện trong khoá không có án thì nơi rấtnhiều việc đều gia 2 cấp kỷ, nơi nhiều việc gia 2 cấp kỷ, nơi nhiều việc vừa gia 1 cấp, kỷ lục 2
thứ, nơi it việc gia | cấp Chỉ có một, hai án, lại không can kêu về Kinh, kêu lên tỉnh và can việc
kêu, nhưng xét ra không có tình khác thì nơi nhiều việc lắm gia 1 cấp, kỷ lục 2 thứ, nơi nhiều
việc gia 1 cấp, nơi nhiều vừa gia kỷ lục 3 thứ, nơi ít việc 2 thứ Các phủ huyện châu thổ hiện đặt
quan Kinh, trong khoá không có án thì nơi nhiều việc lắm gia 1 cấp, kỷ lục 2 thứ, nơi nhiều việc
gia | cấp, nơi nhiều việc vừa gia kỷ lục 3 thứ, nơi ít việc 2 thứ Chỉ có 1, 2 án lại không can việckêu thì nơi nhiều việc lắm gia 1 cấp, nơi nhiều việc gia kỷ lục 3 thứ, nhiều việc vừa 2 thứ, nơi ít
việc 1 thứ, trong đó nơi nào chỉ có 1, 2 án mà toàn ở hạng giỏi, và giỏi kém ngang nhau, mới
chiếu theo lệ ấy, giỏi không bù được kém và toàn ở hạng kém thì chiéu lệ đáng được thưởng, tớikhi đó chước giảm”° Như vậy, nếu quan lại thực hiện nhiệm vụ và tròn nghĩa vụ đặt ra thì quanlại sẽ nhận được đãi ngộ tương ứng của nhà nước.
Ngoài ra, nếu quan lại trong quá trình tham gia tố tụng, nếu vi phạm thì sẽ bị áp dụng
những hình phạt nhất định như Ngũ hình, phạt bổng hoặc cách chức Những hình phạt này được
quy định rõ trong Hoàng Việt luật lệ.
4 Một vài nhận xét
5 Đại Nam thực lục, Chính biên, tập 2, sđd, tr 454
76Dai Nam thực lục, Chính biên, tập 3, sdd, tr tr 367
T Đại Nam thực lục, Chính biên, tập 4, sdd, 849
Dai Nam thực lục, Chính biên, tập 4, sdd, tr 506
“®Quốc sử quán triểu Nguyễn, (1994), Mình Mệnh chính yéu,tap 3, Nxb Thuận Hóa, tr 11
89 Đa? Nam thực lục, Chính biên, tập 5, sdd, tr.347-348
30
Trang 32Thứ nhất, với quan điểm “hình pháp là để cẩm người ác, ran người gian vì dân trừ hai
có quan hệ rực tiếp đến sinh mạng con người”Ẻ', vua Minh Mệnh luôn đề cao trách nhiệm và
bổn phận của quan lại trong tổ tụng Quan lại làm nhiệm vụ ag xử cần tuân theo những quy định,
trình tự xét xử mà pháp luật đặt ra, tuân theo năm phép ngheTM Đồng thời, trong việc hình ngục, theo vua Minh- Mệnh cần “tốc do phạt 5) và “bắt lưu nguc”TM
thận, không thiên v= › nếu trái phép riêng tư, xử đoản không hợp thì cho bãi chức Chính vì lẽ đó
mà vào thời Minh Mệnh khá ít án oan sai Mặt khác, do áp dụng lệ Hồi tị trong tố tụng, đồng thờicác quy định như quan lại không được phép lấy phụ nữ dân sở tại làm vợ đã đảm bảo khách quantrong quá trình tố tụng Đồng thời việc đặt trao quyền cho Kinh lược đại sứ đi đến khắp nơi đã
phần nào giải quyết được những án tồn đọng, phát hiện ra sai sót của quan lại địa phương và
người dân được biện minh những “oan uỗng” Hiện nay, những án oan sai hay sự nhằm lẫn trong
các khâu t6 tung đã dé lại những hệ quả nhất định đối với những người tham gia tố tụng Nên
chăng ôn cố nhi tri tân, hoc tập phương thức Kinh lược sứ và lệ Hồi tị thời Minh Mệnh.
Tứ hai, vua Minh Mang từng nêu rõ: “chính thé lớn của Nhà nước là thưởng và phat,
thưởng đáng công, phạt đáng lội, thì người có công phẩn khởi, mà người có tội biết ran chữa "56,
Do vậy, nhà vua luôn nắm trong tay hai cán cân thưởng phạt để đảm báo quan lại thực thi đúngbổn phận và trách nhiệm của mình Cơ sở cho việc thưởng phạt này đó chính là khảo khóa Thờihạn 3 năm khảo khóa đối với việc hình án, cùng với việc phước thẩm các vụ án là cơ sở để nhàvua giám sát quan lại, đồng thời là cơ sở để tra xét các vụ án còn đọng lại Hiện nay, nhà nước tachưa có cơ chế kiểm soát việc khảo xét đạo đức và chuyên môn đối với cán bộ công chức tronglĩnh vực tố tụng để nâng cao trách nhiệm và sự tận tâm trong công việc
81 tinh Mệnh chính yếu, sdd,tap 2, tr 342-343
'“Năm phép nghe: Tức ngũ thính, hình quan lẫy năm cách xét là xét lời nói, nét mặt, hơi thở, tai và mắt
Trang 33TRIEU ĐẠI LÊ THÁNH TONG
VÀ NHỮNG THÀNH TUU VỀ PHÁP LUAT TO TUNG
TRONG LỊCH SỬ LẬP PHÁP VIỆT NAM
_—lhS Hà Thị Lan Phương -
Khoa PL Hành chính-nhà nước
1 Triều đại Lê Thánh Tông (1460 — 1497)
Hoàng dé Lê Thánh Tông (1442 — 1497) là một trong những vị minh quân được ghi danh
trong lịch sử dân tộc Việt Nam là vị vua tạo nên những bước ngoặt mới cho quốc gia dân tộc trên
nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Những công trình
nghiên cứu mới đây đã dần làm sáng tỏ hơn những thành tựu và đóng góp quan trọng về tư pháp
tố tụng trong thời gian trị vì của vua Lê Thánh Tông với hai niên hiệu Quang Thuận (1460 —
1469) và Hồng Đức (1460 — 1497) Năm 2009 Viện nghiên cứu Hán Nôm đã dịch thuật và công
bố 03 văn bản pháp luật chuyên ngành về tố tụng, đó là “Quốc triều Hồng Đức niên gian chư
cưng thé thức”, “Từ tung điều lệ” và “Nhân mạng tra nghiệm pháp”"" đây là nhữngvăn bản pháp
luật chuyên sâu về lĩnh vực tố tụng lần đâu tiênđược ban hành trong lịch sử lập pháp Việt Nam
Các văn bản này bé sung cho phần “Bộ vong” và “Đoán ngục” trong bộ “Quốc triéu Hình luật”
được sửa định và ban hành từ đầu triều Lê Sơ (1428 — 1442) Một số nội dung về pháp luật tố
tụng còn được quy định trong “Hồng Đức thiện chính thứ", “Thiên Nam du hạ tép”, “Quốc triều
thự khé thé thức ” và tiếp tục được bỗ sung thêm trong thời Lê Trịnh (1625 — 1777) Qua các văn
bản pháp luật và tư liệu lịch sử cho thấy, Hoàng dé Lê Thánh Tông đã thiết lập những giá trị căn
ban cho pháp luật tố tụng thời quân chủ phong kiến Việt Nam (PKVN), đảm bảo cho pháp luật
hàn lâm đi vào cuộc sống trong tính ứng dụng thực hành Từ đó, những quy trình căn bản của luật
hình thức cũng như luật thủ tục, quy trình điều tra, chứng cứ, chứng minh và các mẫu văn bản
đơn từ trong tố tụng, thời hạn, thời hiệu đã dần được chuẩn định Có thể nhận thấy Lê Thánh
Tông là vị vua đã đưa nền lập pháp Việt Nam đi trước thời đại hàng mấy trăm năm (1468 — 1777)
bởi từ thế ky XV đến cuối thế kỷ XVII, hầu hết các nước trên thế giới đều chưa ban hành bộ luật
chuyên ngành về tế tụng Một số học gia khẳng định rằng: “Quốc triều khám tụng diéu lệ" ban
hành năm 1777 thời Lé Trịnh là một trong những bộ luật tố tụng đầu tiên ở châu A và thé giới.
Khi so sánh những nội dung của “Quốc triều khám tụng điều lệ” đều thấy có nhiều quy định gần
giống với văn ban “Tir tung điêu lệ” và những nội dung pháp luật tố tụng được ban hành từ thời
Lê Thánh Tông Sự tân kỳ đó hầu như không có trong pháp luật phong kiến Trung Hoa và pháp
luật ở các nước tư bản phương Tây trước thé ky XIX Dé hiểu rõ hơn những thành tựu pháp luật
thời Lê Thánh Tông về lĩnh vực tố tụng, chúng ta có thể nhìn nhận sơ lược từ trước và sau thời
đại đó, qua so sánh mới có thé đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của thời đại Lê Sơ — Lê
Thánh Tông trong tiến trình lập pháp quân chủ nghìn năm
2 Khái lược những thành tựu pháp tố tung trong lịch sử Việt Nam
Có thể khái lược về tiến trình lập pháp tố tụng ở Việt Namtheo 3 giai đoạn chính:
Thứ nhất, từ thời Văn Lang Au Lạc (696 TCN — 179 TCN) đến thé kỷ X
Ÿ Một số văn bản và điển chế pháp luật Việt Nam thế ky XV — XVHI (2009), Tập II, Nxb KHXH.
Các văn bản này có thê sẽ được nghiên cứu và đánh giá cụ thể hơn trong phần Thảo luận của Hội thảo.
32
Trang 34Thời Văn Lang Au Lạc việc xét xử chủ yếu theo cộng đồng bộ lạc, liên minh bộ lạc với các
chức danh như Bồ chính, Quan lang, Lạc hầu, Tả tướng Trong các truyền thuyết là các quyếtđịnh xét xử của vua Hùng Vương và Thục phán An Dương Vương như: vua Hùng xử lưu đày
Mai An Tiêm ra đảo vắng, vua Thục Phán xử chém công chúa My Châu vì tiết lộ quân cơ
Truyền kỳ cổ tích từ xa xưa với câu chuyện Thạch Sanh - Lý Thông thì người phán xử cuối cùng
là Thần sét Còn câu chuyện Tấm Cám và Quan âm Thị Kính thì trao quyền phán xử cho luật
nhân qua vận hành Pháp luật tố tụng cỗ xưa gắn với tập quán chính trị cộng đồng và thầm quyền
xét xử chung thẩm thường thuộc về thủ lĩnh tối cao Đó còn là những quy tắc của luật tục đượcton trọng trong các dan tộc it người mà các chính thể quân chủ sau này van tôn trong và thừa
nhận trong pháp luật quốc gia.
Thời Bắc thuộc (179 TCN — 905) (1407 —1 1427) pháp luật tố tụng thuộc về chính quyền đô hộ
phương Bắc với mục tiêu củng cố chính quyền cai trị, bóc lột và đàn áp người Việt chống đối, bảo vệ quyền lực thống trị và lợi ích của ngoại bang Bộ Đường luật (624 — 905) đã có những ảnh ` hưởng nhất định đối với sự hình thành pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung \ và pháp luật tố
tụng nói riêng.
Thế kỷ X (905 — 1009) việc xử lý các tội phạm đã được ghi lại trong chính sử Đó là việc xử án
nghiêm khắc của các vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn và Lê Long Dinh Dinh Tiên Hoàng đặtvạc lớn ở trong sân, nuôi hỗ dữ trong cõi, ai vi phạm bi cho vào vac nấu hoặc cho hỗ ăn Lê Hoàn
xử tội rất tùy tiện, tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi hoặc đánh từ 30 đến 50 roi, truất làm tên gác.cổng, khi hết giận lại cho gọi về làm chức cũ Năm 1002, mùa xuân định luật lệnh, nội dung luậtlệnh thời Tiền Lê như thế nào đến nay chưa rõ vì các tư liệu đã không ghi chép cụ thé Đến thời
Lê Long Đĩnh, nhiều hình phạt tan bạo được áp dụng như: thiêu sống, lăng trì, thủy lao, cho rắn cắn chết, róc mía trên đầu sư.
Qua tư liệu cho thấy, tư pháp tố tụng trước thé kỷ XI thường được áp dụng trực tiếp thông qua
sự phán quyết của nhà cầm quyền, hình phạt nghiêm khắc và di man.
Thứ hai, thời Lý Trần Hồ - Lê Sơ — Lê Trịnh & triều Nguyễn (XI — XIX)
Thời Ly Trần Hồ (1010 — 1407): Mục tiêu va hiệu quả lập pháp thời Lý đều hướng đến việc xử
án giảm nhẹ tính trừng trị và đảm bảo sự công bằng cho dân Năm 1042, vua Lý Thái Tôn sai
quan Trung Thư sảnh tập hợp các điều luật, bổ sung sửa định, xếp thành môn loại biên rõ điều mục làm thành quyển Hình thư của triều đại Sách làm xong, vua xuống chiếu ban hành: “Tir đó phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, dân lấy làm tiện””” Việc ban hành bộ luật đã có ý nghĩa
quan trọng đối với dân chúng Sử gia Ngô Sỹ Liên đã nhận xét rằng: nếu như chính sách phápluật tố tụng thời Lý là quá khoan dung đối với tội phạm thì chính sách pháp luật nhà Trần lại quánghiêm khắc đối với tội phạm Thể hiện trong các biện pháp xử phạt đối với các tội xâm phạm về
sở hữu như: tranh nhau ao ruộng, đánh chết người thời Lý xử trượng hoặc đồ; tội trộm thời Trần
đền 9 lần tài sản, thích vào mặt hai chữ “phạm đạo”, cướp thì đều xử chém), tội nặc danh (vụ án
Trần Lão — xử lăng trì), tội trộm tái phạm (bị xử tử hoặc ném cho voi giày chết), các tội phạm về
chính trị, an ninh (vụ án Quốc Chan, Hồ Quý Ly xử chết Trần Khát Chân và hơn 300 quý tộc nhà
Trần) Những tranh chấp ruộng ao cũng đã được pháp luật điều chỉnh, xử án theo tinh thần giảmnhẹ hình phạt, chế tài “HN khái niệm về mua bán (điển mại, đoạn mại), cầm cố (điển cố), vay
88 Dai Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb KHXH, HN, 1994.
Dai Việt sử ky toàn thư, tập 2,Nxb KHXH, HN, 1994.
33
9
gE
X
Trang 35nợ (chủ nợ, con nợ) đã được luật điều chỉnh Năm 1226 định cách thức về Hình luật Năm 1230,ban hành Quốc triều thường lễ và Quốc triều hình luật Năm 1341, Trần Minh Tông sai TrươngHán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn khảo soạn Hoàng triều Đại điển và Bộ Hình luật thư Những
quy dinh pháp luật Lý - Trần chủ yếu là những ghi chép còn lại trong chính sử bởi các bộ luật nay
đã thất truyền, việc khảo cứu về văn bản pháp luật tố tụng van là những trang để ngỏ.
Thời Lê Sơ (1428 — 1527): Từ khi lên ngôi Hoàng dé, khôi phục nền độc lập, Lê Thái Tổ đặc
biệt quan tâm đến hoạt động xây dựng pháp luật để cai trị quân dân Đến vua Thái Tông, việc xây :dựng pháp luật đạt khá nhiều thành tựu về luật nội dung và luật tố tụng Sự đóng góp của Nguyễn
Trãi trong hoạt động lập pháp đã được sử gia luật gia Phan Phu Tiên thừa nhận và sau này họcgiả Phan Huy Chú cũng phi nhận trong Văn tịch chí:“Khoảng năm Đại Bảo, Tẻ thần Nguyễn Trãi
sửa định Luật Thư gồm 6 quyén””’ Nguyễn Trãi là bậc đại công thần với tầm kiến thức sâu rộng
và trì thức uyên bác đã tham gia vào xây dựng pháp luật, thiết kế Lễ Nhạc và Điển pháp, đặt nền
gốc cho toàn bộ những giá trị cơ bản của bộ Quốc triều Hình luật trong thời đại Lê Sơ Bộ luậtvừa mang tính Hiến chương vừa hàm chứa những giá trị áp dụng thực tiễn trong xét xử Các chếtài hình sự, hành chính, dân sự, quân sự, nhân phẩm, danh dự, đối với cá nhân, thể nhân, tổ chức,liên đới trách nhiệm đều được quy định rõ ràng Khi áp dụng dé xử lý một vụ án, phán quan có
thé căn cứ vào các điều luật để định tội danh lượng hình phạt, tuỳ mức độ vi phạm dé xử lý kết
hợp các chế tài hình sự, hành chính, dân sự hài hòa phù hợp Chương Danh lệ chủ yếu quy địnhcác nguyên tắc pháp luật và tố tụng Chương Bộ Vong Đoán ngục chủ yếu quy định về trách
nhiệm của quan lại trong điều tra, thụ lý vụ án, xét xử, tranh biện, giám sát, kiểm soát và thi hành
-án Dưới góc độ logic, pháp luật thời Lê được xây dựng trên cơ sở pháp luật thời Lý Trần, học tập
thành tựu pháp luật Đường Minh và có nhiều phần sửa định cho phù hợp với mục tiêu tăng cườngquyền lực quân chủ, củng cố chủ quyền lãnh thé và an ninh nhà nước Chế độ sở hữu công nhà
nước về ruộng đất với luật Quân điền và Lộc điền là nền tảng kinh tế của chính thể quân chủ
chuyên chế Đối với sở hữu tư, sử liệu ghi nhận vào năm 1449 đã có bổ sung chương Điền sảngồm 14 điều vào Quốc triều hình luật (Điều 374 — 387 QTHL — Điền sản mới tăng thêm)”! ĐạiViệt sử ký toàn thư ghi rằng:“Trước kia, Thái Tổ định thực hiện phép Quân điền cho nên lược bỏchương điền sản tư, nay lại bố sưng vào””? đến Lê Thánh Tông bỗ sung luật về “Hương hỏa”Theo các nguồn tư liệu, trước Lê Thánh Tông, Đại Việt chưa có văn bản Điển chế chuyên vềpháp luật tế tụng Các văn bản “Quốc triéu Hồng Đức niên gian chư cúng thé thức”, “Từ tung
điều lệ” đã đặt nền móng căn bản cho bộ “Quốc triều khám tụng điều lệ” thời Lê Trịnh cả về hình thức, cấu trúc và nội dung Thành tựu pháp luật đời Hồng Đức đã được hầu hết các triều đại
sau này thừa nhận và những giá trị luật pháp của triều đại này vẫn còn lưu dấu trong xã hội Việt Nam đến tận ngày nay Những van đề về hương hỏa, điền sản, chế độ công vụ, quyền con người, quân sự an ninh, chủ quyền lãnh thé đã được nghiên cứu cơ bản Còn những giá trị về tư pháp tế
tụng của triều đại Lê Thánh Tông dường như vẫn còn là chủ đề chưa được đánh giá đầy đủ Theo
quan niệm hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: pháp luật phong kiến Việt Nam chủ yếu là
pháp luật hình sự Chúng tôi lại nhận thấy rằng, cỗ luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh khá linh hoạt các quan hệ xã hội và trong chừng mực nhất định đã dan sự hóa pháp luật bằng chế tài dân
k gị Ì Dân Huy Chú (1992), Lich triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí, Nxb KHXH
* Quốc triều hình luật, Nxb CTQG, TP HCM, 1995.
* Đại việt sử ký toàn thư, tập 2,Nxb KHXH, HN, 1994.
34
Trang 36sự, phạt tiền và chuộc hình phat bằng tiền đỗi với các hình phạt như xuy, trượng, đồ, lưu và cả tử
hình (tạp phạm) Sự hoán đối hình phạt theo quy luật giá trị và nghĩa vụ lao động cải tạo (đò và lưu) là một tiến bộ trong nền kinh tế tiểu nông, han chế thị trường Chuộc hình phạt bằng tiền có
loại trừ đối với các tội xâm phạm dao nghĩa, mạng sống con người hoặc an ninh nhà nước như:Thập ác tội, giết người, đánh người thành thương tật, cưỡng gian Sự hoán đổi hình phạt sangchuộc hình phạt bằng tiền trừ một số tội đại bất trung, đại bất hiếu, đại bất nghĩa, đại bất nhân,trọng tội, là điểm tiến bộ trong cổ luật giúp cho quá trình tố tụng và sự phán quyết bản án có tính
mở, phòng ngừa từ xa khả năng tham những trong hoạt động tố tụng và phần nào thể hiện sự
nhân đạo trong áp dụng hình phạt thời quân chủ phong kiến Có thể còn rất nhiều giá trị của cỗluật thời Lê Sơ và triều đại Lê Thánh Tông mà chúng ta chưa nhận biết một phần do chưa dịch
thuật được hết các văn bản, một phần do sự khiếm khuyết của tư liệu Học giả Phan Huy chú từngviết trong Văn tịch chí rang: Sách điển chương pháp chế của cả một thời đại mất mát như thế thật
đáng tiếc thay Hiểu biết giữ gìn và phát huy di sản phap It luật cha ông luôn là là một yêu cầu quan
trọng của quốc gia, dân tộc.
Thời Lê Trịnh (1599 — 1786): Thời Lê Trịnh, pháp luật tố tung được bổ sung qua nhiều giai
đoạn bằng các Lệnh Lệ Các bộ Hội điển Điển chế tập hợp về luật nội dung, hình thức và thủ tục
đều được ghi nhận trong các nguồn sử liệu Từ năm 1625 đến 1777, pháp luật tố tụng được tập
hợp trong “Lê triều Hội điển”, “Lê triều chiếu lệnh thiện chính” và sau này Phan Huy Chú ghi
chép trong Hình luật chí Thông qua các văn bản đó có thé thấy thâm quyền và thủ tục tố tụng đã
được bổ sung đồng thời quy định thêm về thẩm quyền của phủ chúa Trịnh và Lục phiên Năm
1737 Lâm quận công Pham Trac ở Bộ Hình theo lệnh vua chúa đã biên soạn văn bản “Nhân mang tra nghiệm pháp” tập hợp những kỹ năng cơ bản trong khám nghiệm pháp y Đây là quy trình
căn bản trong khám nghiệm điều tra các vụ án mạng Năm 1777, chúa Trịnh Sâm sai Nguyễn
Hoàn tập hợp, hệ thống và pháp điển hóa các văn bản pháp luật tố tụng, ban hành bộ “Quốc triềukhám tụng điêu lệ” Nhận định về sự kiện này hầu hết các nhà nghiên cứu về cổ luật đều khẳngđịnh: Quốc triều khám tụng điều lệ là một trong những thành tựu pháp luật đặc sắc tân kp nhất
của cổ luật Việt Nam Ö mức độ nhất định, các nhà lập pháp thời Lê đã thấy được tầm quan trọng ©của luật tố tụng là cầu nối đưa luật nội dung vào thực tiễn trong giá trị ứng dụng thực hành Luật
tố tụng là cơ chế kiểm soát và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật nội dung, phòng ngừa va xử lý vi
phạm Nét tân kỳ của luật tố tụng Việt Nam là đã xây dựng những quan niệm và cấu trúc pháp lýgần với quan niệm thời cận hiện đại và đương đại về tố tụng theo các loại vụ việc Sự tân kỳ đó
có thể còn là sự định vị cho cấu trúc của pháp luật tố tụng trong tương lai của các quốc gia, khuvực và toàn cầu Bởi luật nội dung còn xung đột cần tranh luận để đồng thuận thì luật hình thức
và thủ tục có thể thống nhất Cấu trúc theo loại vụ việc còn có giá trị trong việc đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp của tố tụng công pháp và tố tụng tư pháp trong quy trình đào tạo, sửdụng nhân sự, chuyên môn hóa, liên thông hiệp hội chuyên ngành Nó còn chi phối cấu trúc của
-cơ quan điều tra, của tổ chức tòa án, tr pháp và định hướng đào tao thấm phán theo -cơ cấu
chuyên ngành & liên ngành và trong từng lĩnh vực, vùng miền, dân tộc Sự tân kỳ đó hầu như
không có trong pháp luật phong kiến Trung Hoa và pháp luật ở các nhà nước thời tiền tư bản
Như vậy, nét đặc sắc của pháp luật tố tụng thời Lê Sơ và Lê Trịnh được thiết kế xây dựng bắt đầu
từ triều đại Lê Thánh Tông Các văn bản tố tụng thời Lê Thánh Tông đã tạo nên những giá trị đặc
sắc cho thành tựu pháp luật tố tụng PKVN trong khoảng 500 năm Cấu trúc theo từng loại việc
35
15
Ø
4?
Trang 37cũng sẽ góp phan trong thiết kế Án lệ ở Việt Nam Từng loại án được tập hợp trong cả nước, được kiểm soát và xác định thông qua việc thông kê và xdy dung các bản Mẫu an (Lệ án) Quy trình này cần có sự tham gia thẩm định của Hội đồng thâm phán Tòa án tối cao Cấu trúc này còn tạo lập các thủ tục tố tụng và tài phán chuyên sâu, liên thông giữa các quốc gia, các tổ chức, khuvực và toàn cầu Vi dy, án nhân mạng, án trộm cướp, án lừa đảo qua mạng, án trong lĩnh vực -ngần hàng, thương mại, những tranh chấp đất đai, vay nợ, cờ bạc, hôn nhân & gia đình; Các tranh
chấp vùng biển, vùng trời, vùng lãnh thổ; Tòa án Hiến pháp, Tòa án nhân quyén, C4u trúc củanền kinh tế xã hội công nghệ toàn cầu đòi hỏi một thiết kế về tố tụng chuyên sâu theo các Bộ luậtchuyên ngành Kết hợp giữa luật nội dung, luật hình thức, luật thủ tục; liên thông trong xử lý vịphạm hành chính, dân sự, thương mại và xử lý hình sự Mức vi phạm và chế tài tương ứng luôn
có sự liên kết giữa ba ngành luật cơ bản: Hành chính — Dân sự & Hình sự Mục tiêu là bình © én xã
hội và khắc phục hậu quả, tạo nên một xã hội thượng tôn pháp luật Tôn trọng pháp luật phải bắt
đầu từ nhân cách chủ thể cá nhân, chủ thé Pháp nhân và các Tổ chức, nhằm mục tiêu bảo vệ và
bảo đảm quyền con người Những giá trị căn bản của pháp luật tố tụng thời Lê Thánh Tông và Lê Trịnh có thể là những giá trị quan trọng cho một cấu trúc pháp luật tố tụng phù hợp với tính
chuyên sâu, chuyên ngành và chuyên nghiệp trong thời đại hiện nay
Thời Nguyễn (1802 — 1884) đánh giá về triều Nguyễn trong lịch sử nhà nước pháp luật nói chung và lĩnh vực tư pháp tố tụng nói riêng dường như vẫn còn chưa thực sự khách quan va toàndiện So sánh với triều Lê thì pháp luật tố tụng triều Nguyễn cũng có nhiều điểm tiến bộ Đó làquy trình kiểm soát án từ của Bộ Hình, Đại lý tự và Đô sát viện, chế độ Thu thẩm và cơ chế kiểmsoát tố tụng liên ngành của Tam pháp ty, ché độ Đình nghị và việc xét xử theo cơ chế “Hoi đồng
xét xử tối cao nhò nước” dưới sự điều khién của nhà vua, quy chế “đánh trồng Đăng văn” trong
những trường hợp khẩn cấp” Đó còn là quan điểm đề cao Pháp trị và xử lý vi phạm trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và ứng dụng pháp luật thực tiễn Các bộ Hội điển, Điển lệ, Châu bản và cấu trúc Hoàng Việt Luật Lệ”? là những giá trị của cổ luật cần được nghiên cứu khách quan và cần trọng Trong pháp luật triều Nguyễn, cấu trúc Bộ luật và Hội điển theo thâm quyền Lục Bộ: Luật Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công; Quy định (Giả định) — Chế tài trong ứng là một cầu
trúc thuận lợi cho quá trình xử lý vi phạm trong quản lý hành chính, xử lý hành chính, dân sự và
hình sự Nói cách khác là thuận lợi trong quá trình tố tụng xét xử và thi hành bản án Cấu trúc này
còn có giá trị thuận lợi trong lập pháp, hành pháp, tư pháp và cải cách nhà nước pháp luật, trong
đào tạo sử dụng và kiểm soát quan chức Cấu trúc Điều luật, Giải thích, Điều lệ và Tập chú trong Hoàng Việt Luật lệ, Châu bản cũng là những giá trị cần được học tập và phát huy Mỗi điều luậtquy phạm đều có giải thích, điều lệ bổ sung cho các trường hợp mới phát sinh thực sự thuận lợitrong tính ứng dụng Cùng với Hội điển và Châu bản, quy trình này vừa dam bảo tính cập nhdt
những tình huống mới vàtránh được việc phải sửa luật liên tục, vừa dam bảo tính thông nhất ổn
định của bộ luật Hiến chương Quá trình thống nhất đất nước, thống nhất nhà nước & pháp luật từDang trong ra Dang ngoài, thống nhất về hệ thống hành chính tư pháp tòa án và pháp luật tố tụng
là đóng góp căn bản của pháp luật triều Nguyễn”
Thứ ba, thời thuộc Pháp - VNDCCH - VNCH&CHXHCNVN(1885 — nay)
*Xham định Dai Nam Hội điển sự lệ, (2008), Tập I - VI, Nxb GD, HN.
“Hoang Việt Luật Lệ, (1996), Nxb Văn hoá thông tin, HN.
Dai Nam thực lục, (2002 - 2006) Tập 1 - 10, Nxb Giáo dục, HN.
36
Trang 38Thời thuộc Pháp (1885 — 1045)từ sau văn bản “Hòa ước 1884” với 19 điều khoản ký kết giữatriều đình Huế và đại diện chính phủ Pháp, nước Đại Nam đã mất chủ quyền và dan chịu sự can
thiệp của thực dân Pháp trên mọi phương diện về chính trị kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng,
tôn giáo, nhà nước và luật pháp Cùng với sự can thiệp về quân sự chính trị và kinh tế, hệ thống
Tòa án của Pháp và “đại diện Pháp” đã được thiết lập song cùng với tô chức hành chính tư pháp
và Tòa án An Nam M6 hình Tòa án của Pháp du nhập vào xứ Nam và các thành phố lớn như:
Tòa hòa giải thường (đặt ở các tinh Nam kỳ, xử các vụ Dân sự, Thương sự trị giá < 300 quan —
đồng Frăng; các vụ vi cảnh gần như xử lý vi phạm hành chính), Téa hoa giải rộng quyên (Tòa Bà
Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Vinh & Nam Định — xử các vụ > 3000 quan và tranh chấp về Bất động sản; các vụ vi cảnh và tiêu hình), Téa sơ tham, Tòa thượng thẩm (ở Hà Nội và Sài Gòn), Tòa Đạihình được thành lập để xét xử người Việt Nam chống lại chính quyền bảo hộ Tại Bắc kỳ vàTrung kỳ, lap các Tòa đệ nhất (cấp huyện), Téa đệ nhi (cáp tỉnh) và Tòa đệ tam cấp (ở Hà Nội vàHuế).— có các Công sứ Pháp ở Bắc kỳ & Đại diện Pháp ở Trung kỳ kiểm soát hoạt động tố tụng
°° Su đan xen của tổ chức tòa án Pháp - Việt thực chất là để chính quyền thực dân kiểm soát và chỉ phối toàn bộ hệ thống tư pháp xét xử ở Việt Nam Tòa án và tổ chức hành chính tư pháp làcông cụ của chính quyền thực dân nhằm mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích của Pháp tại xứ
Đông Dương.
Thời VNDCCH và VNCH (1945 — 1954 — 1975) tại miền Bắc là Tòa án nhân dân các cấp
(Huyện, Tỉnh, TANDTC; Tòa án binh, Tòa án Quân sự, Tòa án đặc biệt trong cải cách ruộng đất.
Tại miền Nam là hệ thống Tòa án của chính quyền VNCH (Tối cao Pháp viện - trước Hiến pháp
1967 là Tòa phá á án, Tham chính viện, Thâm kế viện), Đặc biệt Pháp viện — có thẩm quyền phế truất Tổng thống, Phó tông thống, Tổng trưởng — — Bộ trưởng, Tham phán Tối cao Pháp viện; các
Tòa đại hình, Tòa thượng thâm, Tòa sơ thâm, Tòa hòa giải và Tòa vi cảnh; Lập các Tòa chuyên
trách như: Hành chính, Lao động, Điền địa, Gia đình, Thiếu nhi, Sắc tộc, Quân sự” Day là hệ
thống Tòa án kết hợp mô hình quân chủ - thực dân Pap — Mỹ Từ năm 1954 đến 1975, với các
thủ tục tố tụng thời chiến và về bản chất thuộc hai hệ thống tố tụng của hai thể chế chính trị, kinh
tế và quân sự khác nhau Tại miền Bắc, chịu ảnh hưởng của hệ thống tố tụng Nga Xô và Trung
Quốc Tại miền Nam, chịu ảnh hưởng của hệ thống tố tụng thực dân đan xen cả mô hình châu Au
luc dia kiéu Phap va Anglo — Saxon kiểu Mỹ Su phức tap và trải nghiệm của hệ thống tố tụng
thế kỷ XX vẫn đòi hỏi nhiều công sức để có thể thấu hiểu khách quan những giá trị và bài học
kinh nghiệm của thế kỷ bản lề chuyển từ nền Quân chủ truyền thống sang chính thể Cộng hòa
dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật tế tụng và thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền
và xã hội công dân.
Thời CHXHCNVN (1975 — nay) sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam từng bước xây dựng hệ
thống tư phấp và tòa án mới Hệ thống Tòa án nhân dân cấp Huyện (Quận, Thị Trấn, Thị xã), cấp
Tỉnh (Thành phố), Tòa án Cấp cao, Tòa án Tối cao và Hội đồng thâm phán tối cao được thành lập” Từ năm 2002 đến 2020 là cả chặng đường cải cách tư pháp đầy cam go quyết liệt Vấn đề oan sai trong tố tụng, Tap hợp Án lệ mới ban hành, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và.
hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp, truyền thống và hội nhập quốc tế; vấn đề tranh tụng,
¬ Văn Mẫu (1974) Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Quyển I - Il, Sài Gòn.
°“Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa, 1956, 1967, SG.
Hien Pháp 2013, Luật tô chức Tòa án &Luật tố tụng VN (1988 —2017).
37
i>
ỹ
kh
Trang 39chứng cứ, chứng minh; tố tụng công pháp và tư pháp, tài phán và tố tụng trong các lĩnh vực đất
đai, sở hữu, lao động, thương mại, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, hải quan, trốn thuế, trục lợi
bảo hiểm, tội phạm ma túy, tội phạm tham những, tội hối lộ, rửa tiền, tội phạm Internet, tội phạm môi trường, tội phạm Pháp nhân, quyền con người và Bảo hộ công dân Việt Nam trong và ngoài nước Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn trên đầu trường hội nhập khu vực và toàn cầu Thách thức này đòi hỏi Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Tòa án, hệ thống các bộ ngành và các cấp chính quyền phải được xây dựng củng cố, gọn nhẹ, vững chắc, chuyên nghiệp và thanh sạch Chủ thể công quyền cần phải được đãi ngộ xứng đáng, an toàn và hợp lý Để sau khi đóng góp cho nhà nước khi rời khỏi công vụ và chức vụ họ có thể được đảm bảo an toàn trong chế độ
an sinh.
Nhìn tổng thể có ba bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp tế tụng: mét là, là thời Lê Sơ — Lê
Trịnh & triều Nguyễn, hai là, thời thuộc Pháp, VNDCCH & VNCH, ba jè, là từ 2002 đến nay.
Trong đó pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam (PKVN) thé hiện khá nhiều thành tựu trong khoảng từ năm 1468 đến 1737 - 1777 Bước sang triều Nguyễn cũng có nhiều bổ sung và cải tổ trên cơ sở học tập kinh nghiệm của tổ chức tư pháp nhà Minh Thanh Song những thành tựu đó chưa tao lập nên được các văn bản Bộ luật điển chế chuyên ngành riêng về t6 tụng Tuy vậy, khi
so sánh tổng thể có thể nhận thấy sự bé sung các Điều lệ và phần Giải thích, Tập chú trong thời Nguyễn mang tính mở rộng và gợi ý tình huống cho các vị quan tòa khi áp dụng điều luật chính, còn về quy trình tố tụng, tham quyền và thủ tục thì chủ yếu căn cứ vào phần “Luật hình về sự
phán quyết bản án” và những quy dinh trong bộ “Kham định Dai Nam Hội điển sự lệ””” Các
Tiền Lệ hành chính tr pháp như Công đồng Dinh nghị, Chế độ Thu Tham, Chế độ Kinh lược sứ,
hoạt động của Tam pháp ty, Phép nhuận đồ ảnh hưởng và học tập kinh nghiệm của nhà Thanh.Những bản án ghi trong chính sử khẳng định tính Pháp trị có phần hà khắc của pháp luật tế tụng
triều Nguyễn trong tính thực hành!?°, Cũng có thể có một cách nhìn mới về triều Nguyễn trong quá trình tiếp cận với phương Tây, khi đứng ở thiên kỷ III chúng ta mới có thể đánh giá khách
quan, toàn diện về hành trình của di sản pháp luật cha ông, đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp — tố
vụ việc Từ các chứng cứ của vụ án, từ quy trình khởi kiện, điều tra, khởi tố, thụ lý, truy tố, khảo
°° HVLL & Kham định Đại Nam Hội điển sự lệ
100 Đai Nam Thực lục, (2002 - 2006) Tập 1 - 10, Nxb Giáo dục, HN.
38
Trang 40cung, đối chất, thẩm tra, xét xử, thi hành án, tất cả đều trong sự đối xứng, khảo chứng và quyết
định của 3 bên: bên nguyên, bên bị và bên tòa Trong mô hình tố tụng thâm vấn xét hỏi, dường
như vị thế quan tòa đóng vai trò quyết định Còn trong mô hình tố tụng tranh tụng, dường như vị thế quan tòa đóng vai trò khách quan hơn cùng cả bên nguyên và bên bị và những người có liên
quan cùng đi đến một giải pháp xử lý tối ưu sau những tranh chấp, xung đột và hành vi vượt quá.
Cơ chế và thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế thực sự đã là một thiết chế đảm bảo cho nguyêntắc tập quyền và độc quyền về tư pháp xét xử Nguyên tắc này còn được thể hiện trong hệ thống
quân sự an ninh và hành chính quan chế Cho nên phương ngữ “Con kiến mà kiện củ khoai”,
“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, “Giục bên nguyên, hạch sách bên bị ở giữa kiếm tiền” không han là không có thực trong chính thé quân chủ chuyên chế độc quyền.
Đến nay những thành tựu pháp luật tế tụng thời quân chủ phong kiến Việt Nam có thể vẫncòn giá trị cho cấu trúc của pháp luật đương dai và tương lai trong tính chuyên ngành, chuyên:sâu Đó là tính thống nhất của hệ thống tòa án, là tính chuyên ngành kết hợp đa ngành, liên ngành, là sự phân tầng, phân loại tố tụng theo từng loại vụ việc, từng đối tượng, chủ thể, hành vi, hậu quả, nhân quả Là tính cơ động của hệ thống cơ quan quản lý chuyên môn và cơ quan điều trachuyên ngành chuyên nghiệp, phối hợp ba bên: trung ương, địa phương, chuyên ngành & liênngành tố tụng tư t pháp Đây là một vấn đề có thể còn nhiều tranh luận nhưng đối với thời đại công nghệ kết nối quốc gia, khu vực và toàn cầu trong một trình độ kinh tế xã hội mới sẽ cần một cầu
trúc tố tụng phù hợp tiến bộ, tôn trọng tô chức, cá nhân, pháp nhân và thể nhân, tôn trọng quyềndân tộc, chủng tộc, quyền công dân và quyền con người trong sự hài hòa theo nguyên lý phat
triển tối ưu hóa Hành trình của quá khứ dân tộc luôn đi cùng lich sử của tương: lai mà mỗi cánhân con người là một mắt xích của hệ thống Nhân cách và tài năng của nhà cầm quyền, nhàthiết kế và thực hành pháp luật luôn đóng vai trò quyết định sự phát triển xã hội cho dù trong thời
đại dã man hay văn minh.