1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp đổi mới để phát triển

124 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

(Tất cả các bài đăng đều được phản biện độc lập)

HÀ NỘI, NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO

Dao tạo sau đại học tại Trường Đại học Luật Ha Nội - Thực trạng và giải pháp đối mới dé phát triển

STT CHUYEN DE TRANG 1 Thực trạng công tác dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay tại Trường Đại |

học Luật Hà Nội và một số định hướng đôi mới dé phát triển

TS Nguyễn Văn Tuyến Trường Đại học Luật Hà Nội

2 Đôi mới công tác tuyên sinh để phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, 14 tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội theo hướng tự chủ đại học

PGS.TS Tô Văn HòaTruong Đại học Luật Ha Nội

3 Đôi mới công tác tô chức, quản li dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trường 21 Đại học Luật Hà Nội theo hướng tiếp cận quản trị hiện đại

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh Truong Đại học Luật Ha Nội

4 Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên nham 20 phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tai Trường Đại học Luật

Hà Nội trong bối cảnh tự chủ đại học

GS.TS Nguyễn Minh Doan Truong Đại học Luật Ha Nội

5 Pao tao thac si, tién si tai Truong Dai hoc luật Ha Nội theo hướng 42 tiếp cận liên ngành

TS Tran Kim Liễu Trưởng Đại học Luật Hà Nội

6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo sau đại học tại Trường 58 Đại hoc Luật Ha Nội

ThS Pham Van HanhTruong Dai hoc Luật Ha Nội

1 Van đề khai thác, sử dụng học liệu đối với bậc dao tạo sau dai hoc 70 tai Thư viện Truong Dai hoc Luật Ha Nội — Thực trạng và giải

pháp đổi mới

ThS Lê Thị HạnhTrường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

Xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và tô chức tuyến sinh, quản lý đào tạo sau đại học ngành luật ở các cơ sở dao tạo luật của Australia và bài học kinh nghiệm cho các cơ sở đào tạosau đại học ngành luật ở Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Quang Trường Đại học Luật Hà Nội

Kinh nghiệm phat triên hoạt động nghiên cứu khoa hoc cho đội ngũ giảng viên và người học trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

TS Mai Văn Thang Khoa Luật, Dai hoc Quốc gia Hà Nội

10. Dao tạo thạc sĩ tai Trường Dai học Luật Hà Nội — Nhận diện từ góc nhìn của người học

Luật sự Hà Huy PhongHọc viên Lớp cao học Khóa 26 Ngành Luật kinh tế, định hướng ứng dụng

11. Pao tạo tiễn sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội - Nhận diện từ góc nhìn của người học

1S Nguyễn Thị Hương Phó chánh án Tòa án nhân dânhuyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

115

Trang 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THẠC SĨ, TIỀN SĨ HIỆN NAY

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ MỘT SÓ ĐỊNH HƯỚNG DOI MỚI DE PHÁT TRIEN

1S Nguyễn Văn Tuyến” Tom tat: Ti rong lịch sw hơn 40 năm cua Truong Dai học Luật Ha Nội, hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ đã có gan 30 nam hinh thanh va phat triển với nhiễu thành tựu dang tự hào Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động đào tao thạc sĩ, tiến sĩ của Tì rường cũng bộc lộ những han chế cần được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn điện và thang thắn dé từ đó xác định đúng các giải pháp khắc phục vì mục tiêu phát triển trong dài hạn.

Trong khuôn khổ của một bài tham luận Hội thảo khoa học cấp Trưởng, bài viết đưa ra một số nhận xét, đánh giá ban đâu của tác gia, dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được cùng với những kinh nghiệm trong quả trình tham gia quản lý đào tạo sau đại học hơn 10 năm qua, bao gom các thành tựu dat được trong dao tao thạc sĩ, tiễn sĩ và đặc biệt là chỉ ra những hạn chế, bắt cập cua công tác đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trưởng Đại học Luật Hà Nội trong giai đoạn hiện nay để từ đó có cơ sở thực tiễn cho việc dé xuất các giải pháp đổi mới vì mục tiêu phát triển.

Từ khóa: Trường Đại học Luật Hà Nội, thực trạng, đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiễn si, định hướng đôi mới, phat trién.

1 Nhận diện thực trạng công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay tại Trường Đại học Luật Hà Nội từ góc nhìn của người quản lý đào tạo

1.1 Những thành tựu cơ bản trong công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Dai học Luật Hà Nội

Thành tựu đầu tiên phải kế đến trong công tác đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội là việc phát triển các mã ngành đào tạo và đi tiên phong trong việc xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng.

Đến nay, Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở dao tạo luật duy nhất của cả nước có đầy đủ 07 ngành dao tạo trình độ thạc sĩ và 07 ngành đào tạo trình độ tiễn sĩ theo danh mục mã ngành đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Ngoài việc thiết kế và xây dựng đầy đủ 07 mã ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ, ngay từ năm 2015 Trường cũng đi tiên phong trong việc xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng (gồm 06 chương trình đào tạo của các

“Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 5

ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính; luật dân sự và tô tụng dân sự; luật hình sự và tô tụng hình sự; tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; luật kinh tế; luật quốc tế).

Thành tựu thứ hai là kết quả đào tạo đối với trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ.

Trong chặng đường phát triển gần 30 năm kê từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ (năm 1993) và trình độ tiến sĩ (năm 1995), mac dù có những bước thăng trầm trong kết quả tuyên sinh và kết quả đào tạo hàng năm nhưng các số liệu thống kê thực tế đã cho thấy, số lượng chỉ tiêu tuyên sinh, kết quả tuyển sinhvà kết quả đào tạo có xu hướng ngày càng tăng về quy mô theo từng giai đoạn phát trién.'Riéng trong giai doan 6 nam gan day, sé lượng học viên cao học được dao tạo da tăng vượt bậc so với các giai đoạn trước đó.?

Đối với bậc đào tạo trình độ tiến sĩ, trong vòng 20 năm đầu tiên ké từ khi bat đầu triển khai hoạt động đảo tạo (1995), trường đã đào tạo được 126 tiễn si của các ngành

! Theo số liệu thống kê, trong vòng 10 năm đầu tiên kế từ khi triển khai nhiệm vụ dao tạo trình độ thạc sĩ,Trường đã tuyển sinh và đào tạo được 494 học viên cao học (từ năm 1994 đến năm 2003) Trong 10 năm tiếptheo (từ năm 2004 đến năm 2013), Trường đào tạo được 939 học viên cao học.Nguôn: Kỷ yếu “Trường Đại họcLuật Hà Nội — Chang đường 20 năm đào tạo sau đại học”, Trường Dai học Luật Hà Nội xuất bản năm 2013,

? Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, Trường đã đào tạo được 2022 học viên cao học Nguồn: Bao cáotốt nghiệp trình độ thạc sĩ các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội.3 Số liệu này được trích dẫn theo nguồn: Kỷ yếu “Truong Dai học Luật Hà Nội — Chang đường 20 năm đào tạosau đại học”, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2013, tr 35-36.

Trang 6

Bảng 2 Kết quả đào tạo trình độ tiễn sĩ của Ti rường Đại học Luật Hà Nội từ năm

Biểu đồ thê hiện kết quả đào tạo sau đại học trên đây cho thấy trong những năm từ 1996 đến 2005, số lượng thạc sĩ được đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội tốt nghiệp hang năm là khá ít và đều ở mức trên dưới 50 học viên Tuy nhiên, ké từ năm 2006 trở đi đến năm 2019, số lượng học viên cao học tốt nghiệp và nhận bằng thạc sĩ ngày càng nhiều lên, có thời điểm cao nhất là 505 học viên cao học (năm 2018).

Riêng đối với bậc đào tạo trình độ tiến sĩ, số lượng nghiên cứu sinh tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ hàng năm là không đồng đều, trong đó năm cao nhất (2003) có 24 nghiên cứu sinh tốt nghiệp (chủ yếu do các năm trước đồn lại) Trong những năm gần đây, tuy số lượng nghiên cứu sinh trúng tuyến có xu hướng ngày càng nhiều lên nhưng số nghiên cứu sinh tốt nghiệp và nhận bằng vẫn ở mức độ khiêm tốn, đều ở con số trên hoặc dưới 10 nghiên cứu sinh tốt nghiệp Điều này cho thấy trong số các nghiên cứu sinh theo học tại trường của các khóa, có những người không theo học được đến cùng dé nhận băng tiễn sĩ hoặc chậm tiễn độ và phải xin gia han bảo vệ luận án.

1.2 Những hạn chế, bất cập chủ yếu trong công tác đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ hiện nay tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Bên cạnh các thành tựu nêu trên, công tác tuyến sinh và tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ của Trường đã bộc lộ một số điểm hạn ché, bat cập chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về những hạn chế, bat cập trong công tác tuyên sinh.

Không thé phủ nhận những thành quả rất đáng khích lệ trong công tác tuyến

Trang 7

sinhsau đại học những năm gan đây? nhưng cũng không thể phủ nhận rằng công tác

tuyên sinh vẫn bộc lộ một số hạn chế, bat cập chủ yếu có thê kế đến như:

Mot là, trong suốt nhiều năm qua kê từ khi được giao nhiệm vụ đào tạo đến nay, Trường van chủ trương giao nhiệm vụ tuyén sinh đối với từng trình độ đào tạo cho các

đơn vị quản lý đào tạo (ví dụ: phòng đào tạo đại học chịu trách nhiệm tô chức tuyên

sinh đại học; phòng đào tạo sau đại học chịu trách nhiệm tô chức tuyển sinh sau đại

học) Việc không thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác tuyên sinh chung cho tất cả các bậc đào tạo, bao gồm bậc đào tạo sau đại học (ví dụ: Ban/Phòng tuyển

sinh) dan đến hệ quả là công tác tuyển sinh nói chung và tuyến sinh sau đại học nói riêng vẫn thể hiện xu hướng chưa chuyên nghiệp, manh mún, rời rạc, thiếu tính liên kết, đồng bộ và nhất quán về triết lý tuyến sinh giữa các trình độ dao tạo.

Hai là, công tác quảng bá tuyên sinh của Trường nói chung và quảng bá tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ nói riêng chưa được chú trọng phát triển Điều này thé hiện ở chỗ, ngoài việc chưa thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác tuyến sinh, Trường cũng chưa có quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ về mức chi cho công tác quảng bá tuyên sinh Mặt khác, Trường cũng chưa có các cơ chế, chính sách hiệu quả nhăm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác tuyên sinh, trong đó có hoạt động quảng bá tuyên sinh nhằm chủ động khai thác thị trường dịch vụ đảo tạo, tìm kiếm nguồn ứng viên tham gia dự thi cao học và xét tuyên nghiên cứu sinh hàng năm Tinh trang này có thé bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân là do nguồn tuyên sinh ngành luật hàng năm của Trường van rất dồi dào, chưa thực sự lâm vào cảnh “ăn đong” như nhiều cơ sở đào tạo luật khác nên việc quảng bá tuyến sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Š

Ba là, trong quá trình tuyên sinh, việc tổ chức thi các môn thi tuyển sinh theo lĩnh vực chuyên môn của từng ngành dao tạo tuy có thé giúp tuyên được nguồn thí sinh có kiến thức đầu vào phù hợp với yêu cầu riêng của từng ngành đào tạo nhưng lại gây tốn kém, phức tạp trong khâu ra dé thi, tổ chức cham thi và xét trúng tuyển, do trong mỗi kỳ tuyển sinh có quá nhiều môn thi khác nhau cho tất cả các ngành đảo tạo Bên cạnh đó, việc ra đề thi tuyên sinh cao học dạng tự luận đối với các môn thi chủ chốt và không chủ chốt trong nhiều năm trở lại đây thường tạo ra những khó khăn,

* Kê từ năm 2015 trở lại đây, hàng năm Trường tuyên sinh khoảng 450 học viên cao học, trong đó có một số lớpcao học mở cho các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tay Nam Bộ theo chủ trương dao tạonguồn nhân lực cho khu vực này của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Trong may năm gần đây, mặc dù tống số thí sinh dự thi cao học hàng năm của Trường đều cao hơn so với tổngchỉ tiêu tuyển sinh của tat cả các ngành đào tạo nhưng thực tế cho thay có một số ngành dao tạo có số thí sinh dựthi rat ít, thậm chí có những năm không dusé lượng tối thiểu dé tổ chức thi tuyên sinh theo quy định của Trường,

ví dụ như ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

Trang 8

phức tạp không đáng có trong khâu cham thi tuyển sinh, đặc biệt là cham phúc khảo bai thi do những người cham thi có thé có cách cho điểm không thật sự thống nhất với nhau vì mỗi người chấm thi có quan điểm đánh giá, nhìn nhận tương đối khác nhau về bài làm của thí sinh, mặc dù đã có đáp án chính thức.

Tóm lại, có thé cho rằng sự thiếu văng một chiến lược tuyên sinh trong dài hạn cho tất cả các trình độ đào tạo là một trong những điểm hạn chế, bất cập cơ bản và chính điều đó dẫn đến những hạn chế, bất cập khác như đã nêu trên trong công tác tuyên sinh hiện nay của Trường, cần sớm được nhận diện, đánh giá khách quan dé có giải pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Thứ hai, về những hạn chế, bat cập trong công tác tổ chức dao tạo.

Không thể phủ nhận rằng những thành tựu kế trên trong kết quả đảo tạo thạc sĩ, tiễn sĩ những năm qua có một phan đóng góp không nhỏ của công tác tổ chức đảo tạo Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách nghiêm túc thì công tác này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế, bất cập nhất định Điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

Mot là, về triết lý đào tạo và nguyên tắc tô chức hoạt động đào tạo.

Do chưa xác định rõ và chưa có sự tuyên ngôn chính thức của Trường về triết lý đào tạo đối với tất cả các bậc đào tạo nên cách thức, quy trình tô chức đào tạo vẫn thiên về xu hướng tuân thủ đúng các quy định của nhà nước cho “an toàn” mà thiếu sự

quyết tâm đổi mới, đột phá, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm nước

ngoai trong khâu tô chức đào tạo dé từ đó tạo nên sự khác biệt trong đào tạo luật của Trường so với các cơ sở đảo tạo luật khác ở Việt Nam Các quy chế đào tạo của Trường đối với trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ tuy bám rất sát các Quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng chưa thể hiện được tinh thần của triết lý đào tạo với nội dung cốt lõi “lay người học là nhân vật trung tâm của quá trình dao tạo”.

Hai là, về chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Chuan đầu ra của các ngành dao tạo tuy đã được xác định và công bồ trong van bản chính thức của Trường nhưng các chuẩn đầu ra này không được tách bạch rõ ràng giữa các ngành đào tạo và đặc biệt là chưa thể hiện rõ sự khác biệt giữa các ngành đào tạo, cũng như chưa thể hiện rõ sự khác biệt về yêu cầu kiến thức, kỹ năng giữa định hướng nghiên cứu với định hướng ứng dụng trong mỗi ngành đảo tạo.

Đối với chuân đầu ra trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và chuẩn đầu ra trình độ tiễn sĩ, đáng lẽ phải đặt trọng tâm và nhân mạnh vào yêu cầu kiến thức học thuật và kỹ năng nghiên cứu khoa hoc (bao gồm kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng tô chức nghiên cứu) của người học sau khi tốt nghiệp nhưng các chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ nghiên cứu và chuẩn đầu ra trình độ tiến sĩ trên thực tế chưa thể hiện được mục tiêu và yêu câu này.

Trang 9

Ba là, về chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Chương trình đào tạo của các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (đặc biệt là chươngtrình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng) tuy đã được cải cách một bước theo hướng hap dẫn hơn do có bố sung một số học phần mới phù hợp với thông lệ quốc tế (vi dụ: học phan “Phương pháp phân tích luật và tư duy pháp lý hiện đại”; “Xây dựng và trình bay lập luận pháp lý trong hành nghề luật”; “Kỹ năng đàm phán”) nhưng thực tế cho thấy cau trúc của các học phan trong chương trình dao tạo và cấu trúc nội dung của một số học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành vẫn bộc lộ những hạn chế, bat cập cần được nhận diện day đủ dé có hướng khắc phục Chang hạn như:

a) Tên gọi của nhiều học phần chưa tạo được sự hấp dẫn cho người học, nội dung học phan được cấu tao bởi các chuyên đề nhưng nhiều học phan có các chuyên đề rời rac, thiếu sự liên kết với nhau về phương diện nội dung, tính logic về học thuật và ở mức độ nào đó chưa phản ánh đúng nhu cầu xã hội, mong muốn của các nhà tuyên dụng và người học;

b) Hệ thông đề cương chỉ tiết của các học phan trong chương trình dao tạo thạc si chưa được xây dựng một cách đồng bộ, sát thực tiễn và thiếu tính hiện đại, chưa đảm bảo tính tương thích với các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học có uy tín ở trong nước và nước ngoài;

c) Các học liệu được liệt kê trong Đề cương chỉ tiết học phần không đảm bao chắc chắn là đã có sẵn trong Thư viện của Trường hay chưa, khiến cho người học khó có thé tìm kiếm được nguồn học liệu này trong Thư viện của Trường.

Đối với các chương trình đào tạo trình độ tiễn sĩ, điểm hạn chế dễ nhận thấy là đề cương chỉ tiết của các học phần trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ được thiết kế khá đơn giản, chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ.

Bon là, về xây dựng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo sau đại học.

Mặc dù Trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng rất đông đảo” nhưng cần phải nhận định răng đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện nay của Trường có tất ít chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên ngành dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ được giới học giả trong nước và thê giới biệt đên Việc thiêu văng các chuyên gia hàng đâu của

Hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật có số lượng giảng viên cơ hữu tham gia đào tạosau đại học đông đảo nhất với 04 Giáo sư, 37 Phó Giáo sư và 93 Tiến sĩ Ngoài ra, trường cũng huy động đượcmột đội ngũ giảng viên thỉnh giảng rất hùng hậu đến từ nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau ở trong và ngoài nước(trong đó có khoảng hơn 100 nhà khoa học trong nước và khoảng 50 giảng viên nước ngoài đã và đang trực tiếp

tham gia đào tạo sau đại học).

Trang 10

từng lĩnh vực chuyên ngành đào tạo hiện nay có thé bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân như: Trường chưa có một chiến lược lâu dài về thu hút và đào tạo, bồi dưỡng để từ đó hình thành một đội ngũ các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên ngành đào tạo luật mà trường đang đảm nhiệm; các chính sách hiện nay của Trường chưa đủ để tạo ra bước đột phá trong xây dựng đội ngũ giảng viên thực sự đồng déu, có chất lượng và từ đó hình thành nên các nhóm nghiên cứu, các trường phái học thuật cũng như các chuyên gia đầu ngành có uy tín cho tất cả các lĩnh vực chuyên ngành đào tạo khác nhau.

Năm là, về hoạt động nghiên cứu khoa học của người học sau đại học.

Trong quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, một trong những nhiệm vụ của người học là phải tham gia nghiên cứu khoa học dé từ đó rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và đáp ứng yêu cầu chuẩn dau ra đối với chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhưng thực tế cho thấy công tác tổ chức nghiên cứu khoa học cho người học trong quá trình dao tạo là rất yêu Điều này thé hiện ở chỗ: Ngoại trừ các nghiên cứu sinh bắt buộc phải có bài báo khoa học đã công bố trước khi bảo vệ luận án theo quy định của Quy chế đào tạo tiễn sĩ thì phần lớn học viên cao học và nghiên cứu sinh đều không trực tiếp tham gia vào các hoạt động khoa học của Trường với tư cách là thành viên nghiên cứu Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kế đến một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

(i) Ngoài những quy định chung mang tính nguyên tắc của Bộ Giáo dục va Dao tạo liên quan đến nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh”, hiện tại Trường chưa có quy định bắt buộc học viên cao học và nghiên cứu sinh phải có công trình nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình đào tạo thì mới được bảo vệ luận văn, luận án Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng yếu kém trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

(1) Các chủ trương, chính sách hiện tại của Trường chưa thể hiện rõ ràng mục

tiêu tạo diễn đàn và thúc đây, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của học

viên cao học và nghiên cứu sinh trong suốt quá trình theo học tại Trường Một số diễn đàn khoa học được trường tạo ra và đang hoạt động tốt như Tạp chí luật học, các Hội 7 Chang hạn, khoản 2 Điều 29 Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành quy định: “Điểm nội dung luận văn tối đa 9điểm do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể và điểm thành tích nghiên cứu tối đa 1,0 điểm cho nhữngluận văn mà học viên đã có bài báo khoa học liên quan công bố trên danh mục tạp chí khoa học chuyên ngànhdo thủ trưởng cơ sở dao tạo quy định hoặc đề tài ứng dụng đã được nơi ứng dụng đồng ý bang văn bản về việcchuyền giao, triển khai kết quả nghiên cứu” Ngoài ra, tại Điều 19 Quy chế đào tạo trình độ tiễn sĩ hiện hànhcũng quy định: Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thựchiện luận án tiến sĩ Mặt khác, Điều 17 Quy chế đào tạo tiễn sĩ cũng quy định nghiên cứu sinh phải viết ít nhất

hai bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học có phản biện độc lập, theo danh mục tạp chí do đơn vichuyên môn quy định.

Trang 11

thảo khoa học cấp trường, cấp khoa thì dường như không có nhiều cơ hội dé học viên cao học và nghiên cứu sinh có thể “chen” vào nhằm công bố các kết quả nghiên cứu của mình.

(iii) Chưa có sự nỗ lực và phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan thuộc trường (Phòng quản lý khoa hoc va tri sự tạp chí, Phòng Dao tạo sau đại học, các Khoa chuyên môn, Bộ môn thuộc khoa ) về việc thúc đây nghiên cứu khoa học đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh, mặc dù về nguyên tắc thì các Khoa chuyên môn và Bộ môn thuộc khoa có trách nhiệm bố trí, sắp xếp cho học viên cao học và nghiên cứu sinh tham gia vào các hoạt động chuyên môn, trong đó có việc tham giagiảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Sáu là, về phương pháp giảng dạy trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Thực tế cho thấy, phương pháp giảng dạy trong đảo tạo thạc sĩ, tiến sĩ là một trong số các yếu tố then chốt có ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng dao tạo Trên nguyên tắc, bậc dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ đòi hỏi giảng viên phải áp dụng những phương pháp giảng dạy đặc thù cho phù hợp với đối tượng người học vốn dĩ đã có trình độ kiến thức nền cơ bản ở bậc dai học, do đó họ có nhu cầu tiếp nhận kiến thức lý luận và thực tiễn ở tầm nâng cao và chuyên sâu hơn so với bậc cử nhân.

Thực tế cho thấy rằng các phương pháp giảng dạy thích hợp đối với bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là phương pháp thuyết giảng kết hợp với sử dụng tình huống pháp lý trong giảng dạy Nếu phương pháp thuyết giảng có tác dụng trang bị va củng cố kiến thức lý luận nâng cao và chuyên sâu cho người học thì phương pháp sử dụng tình huống pháp lý trong giảng dạy thạc sĩ, tiến sĩ lại có tác dụng trang bị và củng cố kiến thức thực tiễn, kỹ năng thực hành pháp luật và giải quyết các tình huống thực tiễn cho người học.

Đối với các học phần thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, phương pháp thuyết giảng thường được ưu tiên áp dụng, trong khi đối với các học phan thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ ứng dụng/thực hành thì phương pháp sử dung tình huồng lại tỏ ra phù hợp hơn và có lợi thế hơn Tuy nhiên, trên thực tế không phải giảng viên nào cũng có khả năng sử dụng tốt các phương pháp này trong giảng dạy cao học, do điều kiện và hoàn cảnh, kinh nghiệm và kỹ năng áp dụng các phương pháp giảng dạy nói trên giữa các giảng viên là tương đối khác nhau Đây là một thực tế không thể phủ nhận, đòi hỏi nhà trường phải có những khảo sát đầy đủ và khách quan để có những giải pháp phù hợp trong việc phân công giảng viên tham gia đào tạo sau đại học.

Bảy là, về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá kết quả của người học đang bộc lộ những hạn

Trang 12

chế, bat cập cần được nhận diện thang than dé có giải pháp khắc phục Chang hạn như: (i) Công tác tổ chức khảo thí của Trường nói chung, trong đó có công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học sau đại học vẫn được triển khai theo hướng phân tán, giao về cho các Khoa chuyên môn trực tiếp thực hiện mà chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối là Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo (nay là Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và Khảo thí) để từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động khảo thí Nhận thức rõ điều nay, gần đây Trường đã quyết định đổi tên gọi của Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo thành “Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí”, với mục đích bổ sung thêm chức năng khảo thí cho đơn vi này và từ đó tiễn hành cải cách, đổi mới công tác khảo thí của Trường theo hướng tập trung một đầu mối quản lý là Phòng Đảm bảo chất lượng đảo tạo và khảo thí và nâng cao tính chuyên nghiệp cho công tác khảo thí đối với tất cả các bậc đào tạo.

(1) Việc tô chức chấm thi, công bố kết quả học tập cho người học vẫn bị chậm so Với yêu cầu của quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Ngoài ra, việc quản lý bài thị, quản lý điểm vẫn được thực hiện khá phân tán, thiếu chuyên nghiệpvà chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan như Khoa chuyên môn, Phòng Than tra đào tạo, Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và các đơn vị quản lý đào tạo (Phòng đào tạo đại học, Phong dao tạo sau đại học)nên tính hiệu qua của công tác khảo thí chưa đáp ứng được yêu cầu theo tinh than tự chủ đại học.

2 Một số định hướng đổi mới để phát triển công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh thực hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật, việc đôi mới hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội là xu hướng tất yếu và cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau đây:

2.1 Về công tác tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Dé phat trién hoat động dao tạo trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ, công tác tuyển sinh cần

được đổi mới theo một số định hướng sau đây:

Thứ nhất, cần nghiên cứu các quy định pháp luật dé dé đa dạng hóa nguồn thí sinh dự tuyển cao học và nghiên cứu sinh (ví dụ: tổ chức tuyển sinh ngành khác với ngành đăng ký dự thi) nhằm gia tăng số lượng thí sinh dự thi hàng năm đối với trình

độ thạc sĩ, tiễn sĩ, từ đó nâng cao khả năng lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt

thông qua các phương thức tuyển sinh theo quy định hiện hành.

Thứ hai, cần da dạng hóa phương thức tuyén sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển phương thức xét tuyên đối với thí sinh có nguyện vọng tham gia các chương trình đào tạo thạc sĩ và

Trang 13

chương trình dao tạo tiến sĩ Việc triển khai phương án xét tuyến đối với thí sinh tham gia các chương trình đào tạo thạc sĩ trong thời gian tới là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ gan đây Bộ Giáo dục Đào tạo đã đề xuất phương án này trong Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2020.Ẻ

Thứ ba, cần nâng cao tính chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong công tác tuyển sinh (trong đó có tuyến sinh sau đại học) bằng cách thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh (có thé gọi là Ban tuyên sinh) Ban này có chức năng tô chức quảng bá tuyên sinh, khảo sát nhu cầu đào tạo của xã hội trong các lĩnh vực dé từ đó kết nối Trường với các cơ quan, don vi, tô chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực pháp luật, xác định nhu cầu đảo tạo của xã hội đối với từng ngành dao tạo dé xây dựng kế hoạch tuyển sinh hang năm trình lãnh đạo Trường quyết định Ban tuyên sinh cân có sự phối hợp chặt chẽ với các Khoa chuyên môn và các đơn vị quản lý đào tạo (Phòng đào tạo đại học, Phòng đào tạo sau đại học) để tổ chức tuyển sinh theo đúng quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ tu, cải cách phương án làm đề thi tuyển sinh cao học (nếu vẫn duy trì phương thức thi tuyên) theo hướng vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Bộ Giáo dục Dao tạo, vừa dam bảo đánh giá đúng năng lực của người dự tuyển và đơn giản hóa quy trình, thủ tục thi tuyên sinh, giảm thiểu chi phí và nâng cao tính hiệu qua trong công tác tuyên sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

2.2 Về công tác tổ chức đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ

Trong thời gian tới, việc đôi mới công tác tô chức đào tạo trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ cần được triển khai theo một số định hướng sau đây:

Thứ nhất, cần nhất quán cách tiếp cận triết lý đào tạo “lấy người hoc làm trung tâm” trong suốt quá trình đào tạo để làm tư tưởng xuyên suốt cho việc thiết kế quy trình đào tạo, quy chế đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và cách thức vận hành hệ

thống đào tạo đối với tất cả các trình độ đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội Triết

ly này cần được công bố công khai dé xã hội có thé biết và thực hiện quyên giám sát theo tinh thần đổi mới của Luật Giáo dục đại học.

Thứ hai, tô chức rà soát, xây dựng lại hệ thống chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ của tất cả các ngành dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ dựa trên triết lý đào tạo làm nền tảng là “lay người học làm trung tâm của quá trình đào tạo” Ngoài việc bám sát mục tiêu đào tạo và triết lý đào tạo, hệ thống chuẩn đầu ra phải được rà soát, xây dựng dựa trên kết quả khảo sát nhu câu xã hội, ý kiên phản hôi của các bên liên quan (các nhà quản lý,

8 Xem: Khoản 2 Điều 5 Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ Dẫn bởi nguồn:

https://moet.gov.vn/van-ban/vbdt/Pages/default.aspx? Linh Vuc VanBanID=14, truy cập ngày 6/1 1/2020.

Trang 14

người sử dụng lao động, người học và các giảng viên, nhà khoa học tham gia đào tạosau đại học).

Tht ba, cần rà soát lại và đỗi mới căn bản các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ theo hướng bám sát yêu cầu chung của Bộ Giáo dục Đào tạo, đồng thời bảo đảm tính đa dạng, linh hoạt và hiện đại, cho phép nhà trường cạnh tranh với các cơ sở đào tạokhác Bên cạnh đó, chương trình dao tạo còn phải dam bao sự tương thích với các co sở đào tạo luật trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu hội nhập của nhà trường trong giai đoạn hiện nay Một trong những giải pháp có thể tính đến là cân nhắc “nhập khẩu” một phần chương trình đào tạo thạc sĩ của một số cơ sở đào tạo luật có uy tín của nước ngoài để đảm bảo sự tương thích dần với thông lệ quốc tế và từ đó tạo ra sự đột phá trong công tác xây dựng, phát triển chương trình dao tạo của Trường.

Thứ tw, đôi với bậc đào tạo thạc sĩ và tiễn sĩ, hệ thống giáo trình, bài giảng tuy không quá quan trọng nhưng các nguồn học liệu khác như bài đọc thêm, các vụ việc, bản án, tình huống pháp luật, sách chuyên khảo lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người học là học viên cao học và nghiên cứu sinh Vì vậy, Trường cần có chủ trương xây dựng hệ thống học liệu hoàn chỉnh cho tất cả các học phần của các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ Chủ trương xây dựng cơ sở dir liệu luật điện tử phục vụ việc tra cứu và tham khảo của người học, tiến tới áp dụng hình thức “học liệu mở” cho tất cả các hệ đào tạo của trường trong thời gian tới Ngoài ra, cần chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở đữ liệu luật phục vụ nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tẾ, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu về pháp luật các nước ASEAN và pháp luật Liên minh Châu Âu nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu pháp luật nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các nước ASEAN và EU.

Thứ năm, can đây nhanh tiến trình cải cách công tác khảo thí của Trường, trong đó có công tác khảo thí đối với bậc dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ theo hướng tập trung thong nhất một đầu mối quản lý và tổ chức thực hiện công tác này là Phòng Đảm bảo chất lượng đảo tạo và Khảo thí trên cơ sở phối hợp với các Khoa chuyên môn Đây là cách duy nhất dé nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác khảo thí của Trường, trên cơ sở đó nhằm đáp ứng yêu câu tự chủ đại học, thúc đây tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ sở dao tạo trước toàn xã hội.

Thứ sáu, đôi với giảng viên cơ hữu, Trường cần chú trọng việc xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, có năng lực chuyên môn cao và có khả năng thích ứng tốt với môi trường đào tạo và học thuật quốc tế Dé thực hiện mục tiêu này, các nhóm giải pháp chủ yếu có thể áp dụng nhằm phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu bao gôm:

Trang 15

(i) Tuyền những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, có trình độ ngoại ngữ tốt dé cử đào tạo ở nước ngoài, đáp ứng nhu cầu giảng viên chất lượng cao Ngoài ra, có thê mở rộng thành phần ứng viên dự tuyển giảng viên theo hướng ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo chế độ xét tuyên đặc cách và chú trọng vào việc kiểm tra năng lực sư phạm của ứng viên.

(ii) Mời các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu viên, luật sư, chuyên gia pháp luật có trình độ cao, có phương pháp, kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo về làm cán bộ giảng dạy của nhà trường.

(iii) Bồ trí cán bộ, giảng viên phù hợp với năng lực và sở trường của từng người Có cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ cán bộ, giảng viên.

(iv) Thực hiện triệt dé các biện pháp giảm tải cho đội ngũ giảng viên cơ hữu (như giảm giờ giảng lý thuyết, tăng cường khai thác đội ngũ giảng viên thỉnh giảng ), dé có thời gian đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, trau đồi nghiệp vụ và tham gia hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

(v)Tang cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vu cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu Khuyến khích và tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhất là ở các nước phát triển Tăng cường chính sách hỗ trợ hợp lý đối với những người đi học thạc sĩ hoặc nghiên cứu sinh.

(vi) Khuyến khích giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ tham gia vào hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, pháp luật (trước hết là các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp), tham gia hoạt động tư vấn và thực hành nghề luật dé có thêm kiến thức thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy Về lâu dài, lay viéc tham gia hoat dong thuc tién va kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật là một tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của các giảng viên chuyên ngành luật.

(v1) Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính tri và nghiệp vụ cho giảng viên Thường xuyên mở các khoá học về phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, tin học tại trường để nâng cao trình độ cho giảng viên Cử giảng viên, đặc biệt là giảng viên tiếng Anh, tham gia các khoá học ngoại ngữ ở nước ngoài.

(viii) Khuyến khích sử dụng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong công việc và giao tiếp; khuyến khích giảng viên soạn bài và giảng dạy băng tiếng Anh; khuyến khích các giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các chương trình, sản phẩm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

(ix) Đảm bảo điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho các giảng viên.

Đối với giảng viên thỉnh giảng, Trường cần xem xét áp dụng đồng bộ các giải pháp chủ yếu như:

() Xây dựng lộ trình phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của nhà trường

Trang 16

đến năm 2020 và công bồ công khai;

(ii) Trao đổi giảng viên với các cơ sở đào tạo về pháp luật trong nước, như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Tư pháp; Học viện KHXH

(iii) Mở rộng giao lưu với các trường đại học của các nước dé mời các giáo sư của các trường đại học đó, nhất là các giáo sư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sang giảng day tại Trường theo các chương trình trao đổi, liên kết.

(iv) Mời các thâm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia pháp luật, các luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam, cán bộ quản lý đang công tác tại các toà án, các cơ quan tư pháp, các cơ quan đơn vị hành chính-sự nghiệp và các tổ chức xã hội-nghề nghiệp khác tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh.

(v) Có chính sách đãi ngộ thoả đáng và tạo mọi điều kiện về vật chất và thời gian để các giảng viên thỉnh giảng có thê thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy.

Thứ bay, Trường cần thúc day mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của người học sau đại học, cùng với đó là thiết kế đồng bộ các giải pháp thúc đây, hỗ trợ người học tham gia nghiên cứu khoa học Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ, đồng thời hỗ trợ người học đáp ứng các yêu cầu bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi bảo vệ luận văn, luận án.

Trên đây là một số nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩtại Trường Đại học Luật Hà Nội và một số gợi ý về định hướng phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Trường trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Kỷ yếu “Trường Đại học Luật Hà Nội — Chang đường 20 năm dao tao sau đại học”, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2013, tr 35-36.

2 Báo cáo tốt nghiệp trình độ thạc sĩ các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội.

3 Quy chế đảo tạo trình độ thạc sĩ (ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

4 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (Dự thảo) Nguồn:

https://moet.gov.vn/van-ban/vbdt/Pages/default.aspx? Linh Vuc VanBanID=14, truy cập ngày 6/11/2020.

Trang 17

DOI MỚI CÔNG TÁC TUYẾN SINH DE PHÁT TRIEN HOẠT DONG ĐÀO TẠO THẠC SĨ, TIỀN SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THEO HƯỚNG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

PGS TS Tô Văn Hòa"

Tóm tắt: Trường đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật có truyền thong và uy tin hang dau của cả nước Chương trình đào tao thạc si và tiễn sĩ luật của Nhà trường được xã hội đánh giá cao về chất lượng và uy tín so với các cơ sở đào tạo khác Tuy nhiên trong những năm gần đây và dự báo trong những năm tới, cũng giống như các cơ sở đào tạo luật khác trên cả nước, Trường đại học Luật Hà Nội dang và sẽ đối mặt với những thách thức rất lon trong việc thu hút người học vào các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiễn sĩ Bài viết nhằm mục đích dé xuất những biện pháp đổi mới công tác tuyển sinh nhằm góp phan phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trưởng đại học Luật Hà Nội.

Từ khóa: Tuyển sinh thạc sĩ, tiễn sĩ, Trường đại học Luật Hà Nội.

1 Mục tiêu, yêu cầu của công tác tuyến sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong bối cảnh tự chủ đại học

Tự chủ đại học là xu hướng tất yêu của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, trong

đó có Trường đại học Luật Hà Nội Đây cũng là thách thức và cơ hội không nhỏ

cho sự phát triển của trường đại học Công tác tuyển sinh nói chung, tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược tự chủ của các trường Tuyển sinh đạt chỉ tiêu đều đặn, chất lượng học viên đầu vào tốt vừa bảo đảm nguồn thu tài chính, vừa là sự bảo đảm đầu tiên cho chất lượng đào tao của cơ sở đào tạo Dé đáp ứng được vai trò quan trọng đó công tác tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ cần dat được những mục tiêu và đáp ứng được những yêu cầu sau:

Thứ nhất, các đợt tuyên sinh sau đại học hăng năm phải tuyên hết chi tiêu Nguồn thu tài chính của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam nói chung đều dựa chủ yếu vào nguồn học phí Đối với Trường đại học Luật Hà Nội, nguồn thu từ học phí chiếm tới 95% tổng thu Chỉ tiêu tuyên sinh được xác định dựa trên năng lực đào tạo của đội ngũ giảng viên của trường và là tiêu chí xác định kế hoạch thu của trường nhằm đạt được mức thu tối đa Số lượng sinh viên/học viên thực té nhap * Trường Dai học Luật Ha Nội

Trang 18

học và theo học là tiêu chí xác định con số thu thực tế của trường Nếu số lượng sinh viên tuyên sinh được và thực tế nhập học thấp hơn chỉ tiêu thì nguồn thu sẽ bị hụt Do đó mục tiêu hàng đầu của công tác tuyển sính sau đại học là số lượng học viên trúng tuyển và thực tế nhập học của mỗi đợt tuyển sinh phải bằng hoặc hon (trong phạm vi pháp luật cho phép) so với chỉ tiêu tuyển sinh.

Thứ hai, hồ sơ đăng ký dự thi trong mỗi đợt dự thi phải vượt chỉ tiêu tuyển sinh càng nhiều càng tốt Điều này sẽ bao đảm mỗi đợt tuyển sinh đều tuyến hết chỉ tiêu Bên cạnh đó, hồ sơ dang ký dự thi vượt chỉ tiêu càng nhiều thì tính cạnh tranh càng cao và càng có cơ sở dé tuyên được những học viên có chất lượng tốt nhất vào họ Tất nhiên, nếu sự chênh lệch quá lớn và kéo dai qua nhiều năm cũng có thé gây tâm lý e ngại trong xã hội rằng rất khó để vào học thạc sĩ, tiến sĩ ở Trường đại học Luật Hà Nội Tuy nhiên, tâm lý này dù có xuất hiện cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới công tác tuyển sinh.

Thứ: ba, công tác tuyên sinh trong các năm phải chủ động, 6n định và thực hiện một cách chuyên nghiệp Trạng thái tối ưu của công tác tuyển sinh là công sức, nguồn lực cả về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, số giờ lao động bỏ ra phải là phù hợp nhất dé đạt được hiệu quả cao nhất Tránh tình trạng bỏ ra quá nhiều công sức so với hiệu quả đạt được hoặc bỏ nhiều công sức mà hiệu quả không cao Công tác tuyên sinh cũng cần phải có tính dự báo, chủ động qua các năm, tránh tình trạng phập phù, tuyển sinh xong đợt này đã phải hồi hộp lo tuyên

sinh đợt tới.

2 Thực trạng, thách thức đổi mới công tác tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ của

Trường đại học luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo pháp luật lớn nhất cả nước Bè dày, uy tín đào tạo của Nhà trường bảo đảm cho công tác tuyển sinh của nhà trường từ trước đến nay nhìn chung đều đạt được chỉ tiêu đề ra Mặc dù vậy, trong những năm gan đây công tác tuyển sinh cũng gặp phải những khó khăn lớn Tuyên sinh đào tạo thạc sĩ ở các tinh bi thu hẹp, tuyển sinh ngày càng khó khăn, đã xuất hiện tình trạng các ngành tuyên sinh trình độ thạc sĩ ứng dụng tại địa phương tuyên không đủ chỉ tiêu hoặc hồ sơ đăng ký không đủ để mở lớp đào tạo Tại trụ sở chính ở Hà Nội, trong những năm gần đây sự chênh lệch giữa số lượng người dự thi so với chỉ tiêu tuyên sinh ngày càng giảm Chênh lệch giữa số lượng đăng ký và chỉ tiêu trong các đợt tuyển sinh năm 2019, 2020 thường vào khoảng 35-37% Điều đó có nghĩa là cứ 2 chỉ tiêu thì chỉ có gần 3 người đến dự thi Cá biệt có đợt thi số lượng người dự thi ít hơn chỉ tiêu phân bổ Trong khi đó số lượng

Trang 19

nhập học dao động trong khoảng 88% - 95%! Số lượng tuyển sinh dao tạo tiến sĩ hằng năm đều thấp, không đạt đủ chỉ tiêu và năng lực đào tạo của trường.

Thực trạng đáng lo ngại trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là những thách thức lớn mà đào tạo sau đại học nói chung, trong đó có đào tạo sau đại học tại Trường đại học Luật Hà Nội đang phải đối mặt:

Thứ nhất, số lượng các cơ sở đào tạo luật ngày càng nhiều trong hệ thong giáo dục quốc gia Hiện đã có tới hơn 90 cơ sở đảo tạo luật trên cả nước và ngày cảng có nhiều cơ sở đã tiễn hành đào tạo tình độ thạc sĩ luật Nếu như 10 năm trước đây chỉ có một số Ít cơ sở đào tạo cao học luật như Trường đại học Luật Hà Nội, Khoa luật, Trường đại học quốc gia, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện khoa học xã hội thì trong những năm gần đây đã xuất hiện thêm nhiều cơ sở mới như Trường Luật, Dai học Huế, Khoa Luật, Dai học Vinh, Khoa Luật, Đại học Mở Hà Nội Những cơ sở này đang cạnh tranh với nhau rất gay gat.

Thứ hai, giữa các co sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện dang xuất hiện tình trạng canh tranh không dựa trên chất lượng Các cơ sở tìm mọi cách thu hút học viên học các chương trình cao học Thậm chí một số cơ sở dé dai trong điều kiện tuyên sinh, dé dai trong đào tao, sẵn sàng có những cơ chế không thực sự phù hop quy định của pháp luật để thu hút học viên Tinh trạng nay cộng với thói quen sính bằng cấp hình thức làm cho các cơ sở có chất lượng đào tạo không thực sự tốt vẫn có thé thu hút học viên, từ đó gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đối với các cơ sở có truyền thống và chất lượng giảng dạy tốt.

Tht ba, gần đây xuất hiện tình trạng một số cơ quan trong hệ thống tư pháp có xu hướng cục bộ hóa công tác dao tạo trong đó có đào tạo pháp luật Một SỐ CƠ quan đã có những quy định ưu tiên b6 nhiệm hoặc chỉ bố nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý đối với người có bằng thạc sĩ do các cơ sở dao tạo trình độ đại học của ngành mình cấp Bằng thạc sĩ luật, cho dù là do một cơ sở đào tạo có uy tín như Trường đại học Luật Hà Nội cấp, không đem lại ưu thế cho người sở hữu nó trong công tác đánh giá cán bộ và đáp ứng những điều kiện về tổ chức kể cả khi người đó đang làm việc trong lĩnh vực pháp luật Nhiều khả năng trong tương lai tình trạng cục bộ này sẽ ngày càng phổ biến khi các cơ sở đào tạo trình độ đại học luật của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đủ điều kiện đào tạo trình độ thạc sĩ luật Xu hướng cục bộ đã và đang thu hẹp bớt nhu cầu đào

tạo thạc sĩ luật dành cho các cơ sở đào tạo như Trường đại học Luật Hà Nội.

! Số liệu thu thập qua báo cáo tuyến sinh thạc sĩ các năm 2018-2020.

Trang 20

Thứ tư, thách thức rất lớn đối với công tác tuyến sinh đào tạo tiến sĩ luật là quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đảo tao, theo đó điều kiện để nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án ở đơn vi chuyên môn là phải công bố tối thiểu 02 bài báo, trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI-Scopus hoặc có 02 báo cáo băng tiếng nước ngoài đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản bién.? Như vậy, bên cạnh các công bồ trong nước, nghiên cứu sinh buộc phải có ít nhất 01 công bố quốc tế trên tạp chí ISI-Scopus hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện hoặc 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài đăng trong kỷ yêu hội thảo quốc tế có phản biện Ngành luật thuộc khoa học xã hội — nhân văn Khoa học pháp lý, giống như các ngành khoa học tương tự khác của Việt Nam như triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học , rất khó dé có được công bố quốc tế do tính quốc tế hóa và sự quan tâm của quốc tế không cao như các ngành khoa học tự nhiên Điều kiện tốt nghiệp khó khăn như vậy làm giảm đáng ké nhu cầu đối với đào tạo nghiên cứu sinh ngành luật nói chung.

3 Một số biện pháp đổi mới công tác tuyến sinh dé phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ

Trước thực trạng và thách thức đối với công tác tuyên sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiễn sĩ như phân tích trên đây có thể thấy Trường đại học Luật Hà Nội đang đứng trước yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao một bước tính hiệu quả của công tác tuyên sinh Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang dự thảo thông tư thay thế quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế dao tạo tiến sĩ hiện hành Dự kiến quy định mới sẽ có những sửa đôi, bố sung cơ bản, gỡ bỏ nhiều quy định mang tính rào cản, đây mạnh tự chủ của các cơ sở đảo tạo đại học trong công tác tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ Quy định mới cũng sẽ là cơ hội để các cơ sở đào tạo, trong đó có Trường đại học Luật Hà Nội có những biện pháp sáng tạo, đôi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên sinh nói riêng và hoạt động đảo tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ luật nói chung.

Đề đồi mới công tác tuyên sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường đại học Luật Hà Nội, có thé thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, đôi mới một cách căn bản công tác quảng bá tuyến sinh qua trang Web Trang web cần thiết kế với giao diện đơn giản, chuyên nghiệp, có tính thu hút, thông tin cô đọng và đường dẫn tới thông tin chỉ tiết Hiện tại trang web tuyên

? Điều 16, khoản 1, điểm b, Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo.

Trang 21

sinh sau đại học của Trường được thiết kế tương đối nghèo nàn, mang tính hành chính, chưa thân thiện với người tìm kiếm thông tin Giả sử một người có quan

tâm tới các chương trình đào tạo thạc sĩ luật của Trường đại học Luật Hà Nội và

muốn tìm thông tin đó trên web của Trường thì việc tìm tới thông tin về kỳ tuyển sinh gần nhất mat tương đối nhiều thời gian và không hề dé dàng Thậm chí nếu không kiên nhất thì không tìm ra được thông tin bởi cách trình bày thông tin theo kiểu thông tin sau day thông tin trước Thông tin tuyên sinh nếu có tìm thấy cũng chi là những thông tin cơ bản, còn thiếu thông tin mang tính chất quảng bá.Š

Nếu một người chỉ quan tâm tới tuyên sinh thạc sĩ luật nói chung và muốn tìm thông tin về các chương trình và các cơ sở đào tạo luật hiện nay, họ thường sẽ vào Google dé tìm kiếm Nếu họ tìm theo từ khóa “học thạc sĩ luật” thì đường dan tới trang web có thông tin tuyến sinh sau đại học của Trường đại học Luật Hà Nội xuất hiện thứ 3 của trang đầu tiên Nếu họ tìm theo các từ khóa về chuyên ngành thạc sĩ luật mà họ muốn học như “học thạc sĩ luật kinh tế”, “học thạc sĩ luật dân sự”, “học thạc sĩ luật hiến pháp — hành chính” thì rất tiếc là trong kết quả tìm kiếm trang đầu không có đường link tới Trường đại học Luật Hà Nội mà là một số cơ sở đào tạo luật khác của Việt Nam Như vậy, xét ở phương diện tìm kiếm trên mạng theo nhu cau học thạc sĩ, nếu người dung có quan tâm cụ thé về chương trình mình muốn theo học thì khả năng kết nối tới Trường đại học Luật Hà Nội tương đối thấp Có thể nói quảng bá tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ qua trang web đang là một điểm yêu của Trường Trang web tuyến sinh cao học luật của Trường đại học Luật Hà Nội cần được thuê thiết kế chuyên nghiệp để đơn giản hơn, thân thiện hơn với người dùng, bắt mắt hon dé có thể truyền tải thông tin tuyển sinh một cách súc tích, đầy đủ và hấp dẫn hơn tới người dùng Có thể tham khảo thiết kế trang web của một số trường luật của Hoa Kỳ hay Anh Quốc.*

Thứ hai, thiết kê Tập tài liệu quảng bá tuyên sinh một cách chuyên nghiệp, bắt mắt, tiếp cận dé dàng tới thông tin chủ yếu Cùng với trang Web, tài liệu in là hình thức quan trọng để quảng bá tuyên sinh Tập tài liệu in sẽ được gửi tới nguồn có nhu cầu hoặc phát cho những người quan tâm Trong tập tài liệu quảng bá tuyển sinh bao gồm Thông báo tuyên sinh (tóm tắt), giới thiệu các chương trình dao tạo,

quảng cáo về Trường cùng với hô sơ tuyên sinh.

3 Xem trang web: http://tuyensinh.hlu.edu.vn/TsNews/Details/20285

Xem ví dụ trang web tuyển sinh sau đại học của trường Luật Harvard:

https://hls.harvard.edu/dept/graduate-program/llm-program/; Trường Luật UCLA: http://www.law.ucla.edu/Ilm-sjd/llm-program/?gclid=CjOKCQiA-rjYBRCAARIsANB _4ADiDzvPb6iDTInXF7etb9qiceyAlulQyyaNmd80Y XJkOfmOGZTI_qYaAoHxEALw_weB; Truong Luat Kickson Poon, King’s College, Longdon: https://www.kcl.ac.uk/law/postgraduate/online.

Trang 22

Thứ ba, đa dạng hóa tôi đa các đối tượng và dia chỉ quảng ba tuyển sinh Bên cạnh trang Web, kênh quảng bá chính thức tại trường cần phô biến kế hoạch tuyển sinh đến các cán bộ, giảng viên trong trường, liên hệ với các cơ quan nhà nước cụ thé ở trung ương và địa phương những nơi có thé có nhu cầu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ luật Tại địa phương cần tìm được các đầu mối cụ thể và có cơ chế thích hợp dé khuyến khích họ tham gia vào công tác tuyển sinh của Truong.°

Thứ tw, cần d6i mới phương thức tuyến sinh Lâu nay, Trường vẫn dang áp dụng duy nhất một phương thức tuyén sinh theo quy định của Bộ Giáo duc và Dao tạo là phương thức thi tuyển với hai môn thi cho mỗi ngành đào tạo Phương thức thi tuyên khá tốn kém và không thu hút được tối đa người học bởi tâm lý ngại thi và sợ trượt Trong dự thảo quy chế quản lý đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đảo tạo đang dự kiến cho phép các cơ sở đào tạo được áp dụng phương thức thi tuyên, xét tuyên hoặc kết hợp hai phương thức Nếu quy định này được ban hành, Nhà trường nên áp dụng toàn bộ phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển và thi tuyển Phương thức xét tuyên thang nên được áp dụng đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp cử nhân loại giỏi trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cử nhân loại khá và có thành tích nghiên cứu khoa học nhất định Phương thức xét tuyển có phân loại có thể được áp dụng căn cứ điểm số các môn học tương ứng trong chương trình cử nhân hoặc bài luận nghiên cứu (đối với chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu) Trong trường hợp sau khi xét tuyên vẫn còn chỉ tiêu thì tổ chức thi tuyên như cách thức vẫn đang làm hiện nay.

Thứ năm, cần tăng cường phân tích số liệu tuyển sinh qua các năm của Trường dé xác định nội dung, chiến lược tuyến sinh phù hợp Số liệu tuyến sinh có thê nói lên nhiều điều về cơ cấu người học, khu vực có nhu cầu đối với đào tạo sau đại học, đối tượng thường có xu hướng theo học tại Trường đại học Luật Hà Nội Phân tích những số liệu này có thé giúp Nhà trường tập trung quảng ba vào những đối tượng truyền thống, xác định xu hướng nhu cầu đảo tạo vào các đợt tuyển sinh trong năm từ đó phân bồ hợp lý chỉ tiêu tuyển sinh cũng như xác định khu vực tuyến sinh phù hợp Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần tăng cường nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ để có thể đầu tu nguồn lực thỏa đáng vào công tác tuyển sinh ở những địa bàn, ngành nghé và khu

vực còn chưa được khai thác.

5 Tham khảo: 8 DHQGHN sẽ thực hiện nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh sau đại học, Đại học quốc gia

Hà Nội, https://vnu.edu.vn/ttsk/?C2090/N24566/dHQGHN-se-thuc-hien-nhieu-doi-moi-trong-cong-tac-tuyen-sinh-sau-dai-hoc.htm.

Trang 23

Thứ sáu, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác tuyên sinh Dự thảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự đơn giản hóa đáng kê các quy định về quy trình, thủ tục tuyển sinh Khi quy định mới được ban hành với tinh chủ động cao hơn giành cho các cơ sở dao tạo, Nhà trường có thé cân nhắc ban hành kế hoạch tuyển sinh cho cả năm dé chủ động trong công tác tuyến sinh Cân nhắc thành lập bộ phận chuyên trách tuyên sinh của Trường dé thực hiện công tác quảng bá tuyển sinh, quy trình tuyên sinh một cách chuyên nghiệp hon.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành Quy chế đảo tạo thạc sĩ.

2 Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tao ban hành quy chế tuyên sinh và dao tạo trình độ tiến sĩ.

3 Quyết định số 2758/QD-DHLHN ngày 31/8/2018 của Hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ban hành quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ.

4 Quy chế dao tạo tiễn sĩ của Trường đại học Luật Hà Nội

5 Dự thảo 2, Thông tư ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của

Bộ giáo dục và Đào tạo.

6 Dự thao Thông tư quy định quy chế tuyến sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ giáo dục và Đào tạo

7 Nguyễn Thị Ánh Dương, Đặc trưng phương thức tuyên sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013.

8 DHQGHN sé thực hiện nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh sau đại học, Đại học quốc gia Hà Nội,

Trang 24

ĐÔI MỚI CÔNG TAC TO CHỨC, QUAN LÝ ĐÀO TẠO THAC SĨ, TIEN SĨ

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN QUAN TRI HIỆN ĐẠI

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh”

Tóm tắt: Có thể thấy, trong mot chuỗi các khâu của hoạt động đào tạo sau đại học, công tác tổ chức, quản ly đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ giữ vai trò then chốt quyết định sự thành công của việc đào tạo sau đại học Để dong gop y kiến thực hiện việc đổi mới công tác tổ chức đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ ở Trường Đại học Luật Hà Nội, bài viết tập trung vào 2 nội dung: (i) Phân tích thực trạng; (ii) Dé xuất giải pháp dé công tác tô chức, quan lý đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ ngày càng tốt hơn theo hướng tiếp can quan tri đại học hiện dai.

Từ khóa: Tổ chức, quản lý đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ, kế hoạch đào tạo, kiểm tra đánh gia, quan ly học viên cao học, nghiên cứu sinh

1 Đặt vấn đề

Đào tạo sau đại học là mảng đào tạo luôn được Trường Đại học Luật Hà Nội quan tâm trong suốt gần 30 năm qua, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo luật trong cả nước thì công tác đào tạo sau đại học càng được chú trọng hơn Trong bối cảnh số lượng học viên cao học và nghiên cứu sinh mỗi khóa ngày càng tăng (từ năm 2016 đến nay mỗi năm có 2 đợt tuyển sinh với hơn 450 học viên cao học), công tác tô chức đào tạo sau đại học (bao gồm các công việc: xây dựng kế hoạch, thực hiện việc giảng dạy, kiểm tra đánh giá, quản lý học viên) ngày càng phức tạp đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của nhiều đơn vị trong trường tham gia Ngoài những mặt thành công, công tác tô chức dao tạo trình độ tiến sĩ và đào tạo trình độ thạc sĩ ở Trường Đại học Luật Hà Nội đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp cần khắc phục đề nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo sau đại học hơn nữa.

Trong bối cảnh thực hiện luật giáo dục đại học (sửa đôi) năm 2018 và các văn

bản pháp luật về tuyển sinh và đào tạo sau đại học của nhà nước (mới) đang xây dựng các dự thảo và sẽ được ban hành trong tương lai gần việc đánh giá thực trạng công tác tô chức, quản lý đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ ở Trường Đại học luật HN từ đó đưa ra các giải pháp đổi mới công tác này là rất thiết thực.

* Trường Đại học Luật Ha Nội

Trang 25

2 Thực trạng công tác to chức, quản lý đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ ở Trường Đại học Luật Hà Nội

2.1 Về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo * Đối với việc xây dựng kế hoạch đào tạo thạc sĩ

Xây dựng kế hoạch đào tạo là khâu dau tiên trong công tác tổ chức dao tao Theo bản quy định chi tiết về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 2758/QD-DHLHN ngày 31/8/2018 (thay thé cho Quyết định số 1234/QD-DHLHN ngày 1/6/2015), việc xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa thuộc trách nhiệm của Phòng Dao tạo sau đại học (DTSDH) với tư cách là đơn vị tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo sau đại học của Trường Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm tuyển sinh sau đại học thành 2 đợt Sau mỗi dot tuyên sinh cao học và nghiên cứu sinh, Khoa DTSDH có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa và kế hoạch học tập cho từng năm học, từng học ky trên cơ sở các khối kiến thức quy định trong chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng Trên cơ sở kế hoạch học tập đã được Phòng DTSDH xây dựng, các khoa chuyên môn xây dựng thời khóa biểu và phân công giảng viên giảng dạy gửi cho Phòng DTSDH để thông báo cho học viên trên Công thông tin điện tử của Trường.

Nhìn chung, ở Trường Đại học Luật Hà kế hoạch đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm kế hoạch đào tạo cho cả khóa học và cho từng học kỳ đều được sắp xếp tương đối bài bản, trước khi học viên bắt đầu môn học.

Hiện nay, việc xếp thời khóa biéu của mỗi chuyên đề trong từng học phan do các khoa chuyên môn xác định căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt và thực tế thực hiện bộc lộ một số hạn chế sau:

- Để tạo điều kiện cho các học viên ở xa Trường và người di làm có thé theo học chương trình đào tạo thạc sĩ, các lớp học cao học được tô chức học tại Trường vào ngày thứ,7 chủ nhật, nên việc xếp thời khóa biểu theo lịch hiện nay chưa tạo điều kiện dé học viên tu học và làm việc nhóm để hiểu thấu các vẫn dé trong mỗi chuyên đề.

- Do số phòng học hạn chế nên những môn học bắt buộc đối với khối kiến chung, kiến thức cơ sở thường được bố trí lớp học với số lượng đông (khoảng hơn 100 học viên/lớp) nên khó có điều kiện để các học viên thảo luận trao đổi quan điểm với nhau và với giảng viên.

- Việc bố trí giờ giảng lý thuyết và thảo luận của mỗi chuyên dé trong từng chuyên ngành không giống nhau: có ngành xếp giảng hết giờ lý thuyết trong một

Trang 26

tuần học sau đó mới xếp giờ thảo luận trong tuần kế tiếp nhưng có ngành xếp xen kẽ cả giảng lý thuyết và thảo luận trong tuần học Mỗi cách xếp như trên có những

mặt ưu và nhược điểm nhất định nhưng tạo nên sự không thống nhất trong việc tô

chức, quản lý đào tạo.

* Đối với việc xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ

Kế hoạch đào tạo tiến sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội đối với người có bằng thạc sĩ được thực hiện trong thời gian 3 năm và đối với người có bằng đại học là 4 năm Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu sinh phải thực hiện kế hoạch chung và kế hoạch hoc tập nghiên cứu hàng năm được quy định tại Điều 15 Quy định chi tiết về tuyên sinh và đào tạo trình độ tiễn sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 261/QD-DHLHN ngày 24/01/2019 (Quy định này được áp dụng cho các khóa tuyến sinh từ giữa năm 2017) Điều 16 Quyết định 261/QD-DHLHN quy định: các hoạt động trong quy trình đào tạo tiễn sĩ gồm: (i) Tổ chức giảng dạy, đánh giá các hoc phan bổ sung ở trình độ thạc sĩ, giảng dạy và đánh giá các học phần bắt buộc và tự chọn ở trình độ tiến sĩ, góp ý đề cương luận án tiến sĩ; (ii) Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại Khoa chuyên môn; (iii) Tổ chức góp ý luận án ở cấp bộ môn; (iv) Tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ ở đơn vị chuyên môn và cấp Trường Các hoạt động đảo tạo nêu trên được thể hiện trong kế hoạch

đào tạo Cụ thể, trong năm thứ nhất, nghiên cứu sinh học các học phần thuộc trình

độ tiến sĩ theo thời khóa biểu do Phòng ĐTSĐH xây dung và thông báo cho nghiên cứu sinh Đồng thời hoàn thiện đề cương chi tiết vào tháng thứ 6 (ké từ khi có quyết định) Năm thứ hai, nghiên cứu sinh viết và bảo vệ ba chuyên đề tiến sĩ, nộp luận án để góp ý tại bộ môn Năm thứ ba, chỉnh sửa bản thảo luận án theo yêu cầu của người hướng dẫn nộp luận án và bảo vệ luận án cấp cơ sở và cấp trường.

Như vậy, kế hoạch đào tạo tiến sĩ của Trường ĐHLHN đã được xác định tương đối cụ thê.

2.2 Về công tác tô chức, quan lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo * Đối với việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo thạc sĩ

Theo Khoản 3, khoản 4 Điều 21 Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội, việc thực hiện kế hoạch đào tạo chủ yếu thuộc trách nhiệm của các khoa chuyên môn, bộ môn thuộc Khoa chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ của mình Các khoa chuyên môn và bộ môn thuộc khoa thực hiện kế hoạch đào tạo thông qua việc thực hiện những công việc chủ yếu sau:

- Phân công, đôn đốc giảng viên thực hiện kế hoạch đảo tạo Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn và tô chức thực hiện các hoạt động chuyên môn theo kế

Trang 27

hoạch chung của Trường

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ (vào thời gian trước khi bắt đầu kỳ học mới) hoặc đột xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc dé giải quyết, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình dao tạo.

- Xây dựng và chỉnh sửa đề cương chi tiết học phần; biên soạn, đề xuất học liệu phù hợp với nội dung các học phần thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.

Nhìn chung, các khoa chuyên môn đã triển khai và thực hiện khá đầy đủ các công việc dé thực hiện kế hoạch giảng dạy nhưng còn có một số ton tai:

- Quy trình tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ chậm được ban hành - Đề cương môn học chưa được cập nhật hằng năm.

- Chương trình đào tạo chưa được rà soát, chỉnh sửa phù hợp nhu cầu đòi hỏi của xã hội đặc biệt việc phân b6 giờ giảng của các chuyên dé trong chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu khá tùy tiện.

- Hién tại, mỗi chuyên đề được phân công cho 2 giảng viên và rất ít thay đổi người giảng chuyên đề qua mỗi năm và thường giảng viên 2 chỉ giảng khi giảng viên 1 không giảng được Thực tế, việc soạn bài giảng và trực tiếp giảng dậy do giảng viên 1 đảm nhận do đó sẽ khó khăn khi lớp học được tô chức tại địa phương hoặc tại Phân hiệu của Trường ở ĐăcLăk

* Đối với thực hiện kế hoạch đào tạo tiến sĩ

Việc thực hiện kế hoạch đào tạo tiến sĩ ở Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn đang được triển khai theo kế hoạch học tập và nghiên cứu hàng năm của nghiên cứu sinh Nhìn chung, hiện nay, nhiều nghiên cứu chưa thực hiện nghiêm túc tiến độ đề ra phải xin gia hạn, rất ít nghiên cứu sinh bảo vệ đúng hạn Hiện tượng này gây khó khăn cho Trường trong việc quản lý các nghiên cứu sinh này cũng như tạo ra những bat lợi nhất định cho giảng viên hướng dẫn và các nghiên cứu sinh khác vì không được đề xuất người hướng dẫn mình mong muốn.

2.3 Công tác kiểm tra, đánh giá * Đối với học viên cao học

Hiện nay, đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiệntheo hai chương trình: Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và chương trình dao tạo theo định hướng ứng dụng Các chương trình đào tao này đều bao gồm 3 khối kiến thức: Kiến thức chung; Kiến thức cơ sở và chuyên ngành; Luận văn tốt nghiệp Các học phần trong các khối kiến thức nêu trên đều được đánh giá nghiêm túc theo đúng quy định của Trường Cụ thê các học phần đều được đánh giá qua 2

Trang 28

bài kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên (chiếm 30% trọng số điểm); Kiểm tra kết thúc học phần (chiếm 70% trọng số điểm).

Công tác kiểm tra, đánh giá còn bộ lộ một số hạn chế sau:

- Hiện nay, nhiều học phần việc cham thi còn chậm không đúng thời hạn theo quy định làm anh hưởng đến việc công bố kết quả học tập cho học viên đặc biệt gây khó khăn cho học viên trong trường hợp phải học lại hoặc thi lại đặc biệt nhiều học phần khoa chuyên môn chưa trả bảng điểm cho SDH cho đến sát ngày bảo vệ luận văn cho học viên.

- Hiện tại, khi thực hiện lịch giảng một số giảng viên tự do thay đổi lich hoc với học viên mà không thông báo cho Khoa DT SDH như đã ghi trong thời khóa biểu của kỳ học làm cho lịch học bị xáo trộn.

- Đề kiểm tra giữa học phần và kiểm tra kết thúc học phần băng hình thức viết chưa có ngân hàng đề nên đề thi vẫn mang ý chí chủ quan của giảng viên ra đề và mức độ yêu cầu chưa đồng đều giữa các học phan.

* Đối với các nghiên cứu sinh

Theo quy định của Trường về tuyén sinh, tổ chức và dao tạo tiến sĩ, việc kiểm tra đánh giá của các nghiên cứu sinh gồm: (i) đánh giá chuyên đề tự chon, bài tổng quan tình hình nghiên cứu, 3 chuyên dé tiễn sĩ do các tiểu ban chuyên môn thực hiện; (ii) đánh giá luận án tiến sĩ do Hội đồng đánh giá luận án tiến hành Các tiểu ban chuyên môn và Hội đồng đánh giá luận án gồm các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.4 Công tác quản lý học viên * Đối với học viên cao học

Theo quy định hiện hành của Trường, việc quản lý học viên trên lớp thuộc trách nhiệm của Phong DT SDH va của các giảng viên tham gia giảng dạy Dé theo dõi việc học tập của học viên, Khoa đã có số theo đõi học tập kèm theo danh sách học viên để giáo viên điểm danh và thống kê sự có mặt và vắng mặt của học viên Tuy nhiên, một số giảng viên đã chưa hoàn thành trách nhiệm quản lý lớp (chưa ghi đầy đủ các thông tin theo các nội dung ghi trong số theo dõi học tập) việc quản lý của Phòng DTSDH chưa tốt nên vẫn còn hiện tượng học viên đi học muộn, nhờ người học hộ, thi hộ, việc xác định danh sách học viên đủ điều kiện dự thi hết học phần của một số học phần chưa thật sự chính xác.

- Quy trình giao đề tài luận văn khá phức tạp qua nhiều khâu, nhiều thủ tục

Trang 29

nên thực tiễn hai năm gan day viéc giao dé tai thường bi chậm tiến độ dẫn tới việc kết thúc khóa học bé giảng và phát bằng cho học viên không đúng như thể hiện trong kế hoạch đào tạo toàn khóa.

* Đối với nghiên cứu sinh

Do đặc thù của việc học tập của nghiên cứu sinh là tự nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu nên việc quản lý đối với NCS không bị ràng buộc bởi điều kiện phải có mặt ở trường bao nhiêu thời gian mà bị ràng buộc bởi tiến độ nghiên cứu hang năm Quy định chi tiết về tuyến sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành, Điều 18 quy định việc tổ chức sinh hoạt chguyeen môn cho nghiên cứu sinh tại Khoa chuyên môn, Điều 19 quy định trách nhiệm của Phòng Đào tạo SDH và của Khoa chuyên môn trong quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo đối với NCS Theo đó việc quản lý nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học trách nhiệm chính thuộc về các Khoa chuyên môn.

3 Một số đề xuất nhằm đổi mới công tác tổ chức đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ theo hướng tiếp cận quản trị hiện đại

Luật giáo dục đại học (sửa đổi) 2018 đã thé hiện tinh thần quản trị đại học theo hướng hiện đại Do đó, đối với các trường đại học, cần hình thành một cơ chế quản lý điều hành và ra quyết định linh động, đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp, các bên có lợi ích liên quan và toàn xã hội; cần phương thức quản trị hiệu quả, loại bỏ cách quản lý hành chính theo hệ thống cấp bậc và các thủ tục làm hạn chế các liên kết theo chuyên môn, ít nhắn mạnh vai trò của đội ngũ học thuật, giảng viên và người học, mà dành nhiều quyền lực cho các bộ phận quản lý điều hành Muốn vậy, mô hình t6 chức cần chuyển đổi theo hướng phát huy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường thông qua làm rõ chức năng, nghĩa vụ của hội đồng trường, hiệu trưởng và hình thành các bộ phận độc lập dé thực hiện hiệu quả chức năng sáng tạo, chuyền giao công nghệ, thúc day thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp va các hoạt động mang tính kinh doanh Sự chuyên đôi và các điều kiện nêu trên góp phan đảm bảo giảm bớt sự phụ thuộc ngân sách nhà nước, giảm phụ thuộc nguồn thu từ người học đối với tài chính trường đại học Đây là điều kiện quan trọng cho tự chủ về tài chính và tự chủ đại học nói chung, nhưng cũng là điều kiện để đổi mới quản trị đại học, xây dựng văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng cường tiếng nói của cán bộ học thuật, người học cũng như các bên liên quan, tiếp cận gần hơn với thông lệ và các thực hành tốt trên thé giới theo thông lệ chung trên thế giới hiện nay - đại học 4.0 gắn với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trang 30

Việc đổi mới công tác tổ chức, quản lý đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ theo hướng tiếp cận quản tri hiện đại nêu trên, cần thực hiện các giải pháp sau:

3.1 Đối với công tác tô chức, quản lý đào tạo thạc sĩ

Thứ nhát, Trường cần ban hành quy trình tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ để xác định các bước, các khâu và thời gian thực hiện các công việc tô chức tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo để việc quản lý đạt chất lượng.

Thứ hai, thực hiện việc lập kế hoạch đào tạo cho mỗi năm học cần tiến hành khẩn trương và phối hợp tốt nhất có thể với kế hoạch đào tạo của hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm trong Trường Đổi mới phương thức xây dựng thời khóa biéu áp dụng cho đảo tạo cao học và nên thực hiện như phương thức áp dụng đối với đào tạo hệ chính quy Cụ thể, Khoa Đảo tạo sau đại học xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng năm học cùng với thời gian xây dựng kế hoạch đào tạo của hệ đại học chính quy còn thời khoá biểu cụ thé trong đó thé hiện giáo viên giảng cho từng chuyên đề do bộ môn thuộc khoa xác định theo một tiêu chí đảm bảo tính hợp lý và thực hiệncó hiệu quả.

Thứ ba, Trường nên chỉ đạo các bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi giữa học phần và đề thi kết thúc học phần đối với hình thức thi viết và Danh mục (gợi ý) viết tiểu luận kết thúc học phan.

Thứ tư, sau khi nhận quyết định giao dé tài luận văn, trong thời hạn 45 ngày học viên cần gửi đề cương nghiên cứu và kế hoạch viết luận văn cho Khoa Đảo tạo sau đại học để ràng buộc trách nhiệm của học viên, đảm bảo việc viết luận văn đạt chất lượng va đúng tiến độ.

Thứ năm, dé giảm bớt các công việc phải thực hiện như xây dựng kế hoạch thực tập từng khoá, đề xuất thanh toán các công việc liên quan đến thực tập từng khoá trong khâu tô chức thực tập chuyên môn cho học viên, Trường cần ban hành Quy định về thực tập đối với các học viên cao học.

Thứ sáu, cần xem xét sửa đôi, bỗ sung quyết định 2758/QD-DHLHN dé việc

tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo thạc sĩ đạt hiệu quả tốt hơn, giảm bớt các khâu các bước không cần thiết Một số công việc đề xuất thay đổi như đã nêu ở trên chỉ

có thể thực hiện trên cơ sở quy định trong Quyết định 2758/QD-DHLHN được sửa

đổi VD như thay đôi thâm quyền xây dựng thời khoá biéu chuyên từ Khoa Đào tao SDH sang cho các Khoa chuyên môn

Thứ bảy, sau mỗi khóa học (2 năm/lần) Trường cần cập nhật chương trình đào tạo cho phù hợp với những thay đổi của văn bản pháp luật nhà nước và nhu câu của học viên cũng như sự phát triên kinh tê xã hội của đât nước đặc biệt

Trang 31

chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

3.2 Đối với công tác tổ chức đào tạo tiến sĩ

Thứ nhất, việc học tập của nghiên cứu sinh chủ yếu thông qua hoạt động nghiên cứu Trường cần có cơ chế tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh cũng như các học viên cao học tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học Các khoa chuyên môn cần thực hiện trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho nghiên cứu sinh tại khoa chuyên môn theo đúng quy định của Trường Các khoa chuyên môn nên tổ chức các buôi toa đàm chia sẻ về phương pháp nghiên cứu và trình bày luận văn, kinh nghiệm công bố các công trình nghiên cứu khoa học cho học viên đặc biệt là công bố quốc tế.

Thứ hai, Trường cần có quy định cụ thé về cách thức quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo tiễn sĩ đối với nghiên cứu sinh của các khoa chuyên môn và hình thức xử lý đối với nghiên cứu sinh không thực hiện đúng tiến độ thé hiện trong kế hoạch đào tạo toàn khóa (trừ trường hợp có lý do chính đáng).

Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong Trường để thực hiện việc quan lý dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ một các thông suốt và có chế tài phù hợp để xử lý những người có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật và của Trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành quy chế đảo tạo trình độ thạc sĩ kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015.

2 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành quy chế tuyển sinh tuyển sinh và dao tạo trình độ tiễn sĩ kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017.

3 Hiệu trường Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ kèm theo Quyết định số 2758/QD-DHLHN ngày 31 thang 8 năm 2018.

4 Hiệu trường Trường Dai học Luật Hà Nội ban hành Quy định chi tiết về tuyên sinh và dao tạo trình độ tiến sĩ kèm theo Quyết định số 261/QD-DHLHN ngày 25

Trang 32

THUC TRẠNG VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO NĂNG LUC DOI NGŨ GIẢNG VIÊN NHẰM PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG DAO TẠO THAC SĨ, TIEN SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI TRONG BOI CANH TU CHỦ ĐẠI HỌC

GS.TS Nguyễn Minh Đoan” Tóm tắt: Sau hơn bốn mươi năm xây dung và phát triển, đội ngũ giảng viên của Trưởng Đại học Luật Hà Nội đã phát triển rat nhanh cả về lượng và chát Ti uy vậy, năng lực của đội ngũ giảng viên trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ vẫn còn những hạn chế, bat cập cần được nhìn nhận dé có những giải pháp cho phù hợp đáp ứng nhu cẩu đào tạo của Trường trong điều kiện tự chủ đại học Bài viết là những nhận định có tính chất cá nhân của tác giả với mong muon góp phan vào việc củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đào tao thạc sĩ, tiến sĩ của T ruong trong diéu kiện tự chủ dai học.

Từ khóa: Năng lực, giảng viên, thạc sĩ, tiễn sĩ, tự chủ đại học

1 Năng lực và thực trạng năng lực của đội ngũ giảng viên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở trường Đại học Luật Hà Nội

1.1 Nang lực của đội ngũ giáng viên dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ

Đề hiểu rõ về thực trạng và có những giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên nhằm phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh tự chủ đại học trước hết chúng ta làm rõ năng lực của đội ngũ giảng viên ở đây là gì Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về năng lực, thông thường năng lực có thê được hiểu là “sức có thê làm được, đó là khả năng dé thực hiện một hoạt động nào đó”, khả năng này (khác với năng khiếu là khả năng sẵn có) có thé được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con người Nang lực được xem là “phẩm chất tâm lý và sinh lý của con người bảo đảm thực hiện được một hoạt động nao đó với sỐ lượng và chất lượng, hiệu quả cao (năng suất, chất lượng, hiệu quả), là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí ” Năng lực của con người thường bao gồm 2

phan: thứ nhất, là tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc là những thứ có thê

nhìn, nhận thay được thông qua quan sát, phỏng vấn, đánh giá, theo dõi được ; thir hai, là cách tư duy, đặc tính hành vi, sở thích nghề nghiệp, sự phù hợp với công việc những đặc tính này có tính chất tiềm ân, chỉ được phát hiện, bộc lộ và phát huy trong quá trình hoạt động thực tiễn”!

* Trường Dai học Luật Hà Nội

1 Xem, “Nhận thức chung về giảng dạy theo định hướng phát triển nang lực cho người học”, Ky yếu tọa đàm:“Giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho người học ở Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và phápluật”, tổ chức tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 6/10/2020.

Trang 33

Từ cách tiếp cân trên cho thấy, năng lực của đội ngũ giảng viên tham gia hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội được hiểu là khả năng của đội ngũ giảng viên có thể thực hiện được công việc đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ (đúng thời

hạn, đúng chương trình, đúng quy chế, quy định, pháp luật) tại Trường Đại học Luật Hà Nội với số lượng, chất lượng và hiệu quả cao Năng lực của đội ngũ giảng viên

trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bao gồm nhiều yếu tố, khả năng, song tập trung vào một số yêu tố, khả năng cơ bản sau:

- Một là, số lượng giảng viên và sức khỏe của đội ngũ giảng viên có đủ dé thực hiện có chất lượng các hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ mà Trường Đại học Luật mong muốn triển khai hay không Đội ngũ giảng viên dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng chính là giảng viên đào tạo đại học của Trường, do vậy, nếu số lượng giảng viên không đủ sẽ

ảnh hưởng đến việc thực hiện không chỉ sé luong, khối lượng công việc đảo tạo mà

còn ảnh hưởng đến cả chất lượng đào tạo nếu giảng viên phải làm việc quá sức, không đủ thời gian để tái tạo sức lao động và việc thực hiện tiễn độ đào tạo cũng bị ảnh hưởng Một lực lượng đông đảo giảng viên có sức khỏe tốt sẽ là điều kiện không thé thiếu dé triển khai dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ có chất lượng đối với các chuyên ngành, đủ số lượng, đúng tiễn độ, không bị động về giảng viên và chương trình.

- Hai là, kiên thức và kinh nghiệm đảo tạo thạc sĩ, tiễn sĩ của đội ngũ giảng viên Có thé nói kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy về lĩnh vực và chuyên ngành mà giảng

viên tham gia đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ là yếu tô quyết định đến năng lực đào tạo của

giảng viên Đề đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ các giảng viên hoặc nhóm giảng viên phải có đủ năng lực cần thiết để thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với chuyên ngành của mình, đáp ứng được nhu cầu đầu ra mà xã hội yêu cầu, đòi hỏi Đồng thời với đội ngũ giảng viên hiện có (kế cả cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng) phải thực hiện được hoạt động giảng dạy, đào tạo cho từng chuyên ngành, từng học phân, từng chuyên dé cụ thé theo chương trình dao tạo đã được xây dựng có chất lượng, được xã hội chap nhận Giảng viên phải có khả năng tổ chức buổi học đối với từng loại đối tượng được đào tạo theo chương trình nghiên cứu hoặc ứng dụng Giảng viên phải có phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mỗi chuyên đề, mỗi đối tượng được đào tạo Giảng viên còn phải có khả năng đánh giá đúng năng lực của người được đảo tạo. Những năng lực nói trên của giảng viên chỉ có thể được tích lũy dần trong quá trình giảng viên học tập, rèn luyện và trực tiếp tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

- Ba là, kỹ năng của đội ngũ giảng viên trong việc thực hiện có chất lượng các bài giảng chuyên đề, có khả năng hướng dẫn người được đào tạo thảo luận, tự học, hướng dẫn được học viên làm luận văn, hướng dẫn được nghiên cứu sinh làm luận án bảo đảm tiến độ và có chất lượng Ngoài ra giảng viên còn phải có đủ trình độ để có thê tham gia nhận xét và đánh giá luận văn, luận án một cách khách quan, chính xác tai

Trang 34

các Hội đồng đánh giá các cấp.

- Bốn là, thái độ của đội ngũ giảng viên trong thực hiện dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ thé hiện ở sự tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng người được đào tạo, nhiệt tình, say mê trong giảng dạy, trung thực trong nghiên cứu khoa học, khách quan, chính xác trong đánh giá kết quả học tập của người được đào tạo, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong đào tạo, phẩm chất đạo đức của người thay, cân thận, ý chí vượt khó trong thực hiện hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường.

Có thé nói, năng lực của đội ngũ giảng viên vừa là tiền đề, vừa là điều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ đạt kết quả cao và năng lực đó cũng sẽ được phát triển, hoàn thiện ngay trong chính quá trình giảng viên tham gia thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Trường Đại học Luật và tại các cơ sở đào tạo khác mà họ có điều kiện tham gia.

1.2 Thực trạng năng lực của đội ngũ giảng viên đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ ở trường Đại học Luật Hà Nội

- Về số lượng giảng viên Theo con số theo déi của Phòng dao tạo sau đại học thi hiện nay có khoảng gần một trăm năm mươi giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Luật Hà Nội tham gia đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó hầu hết là tiến sĩ và nhiều người có học hàm giáo sư, phó giáo sư Riêng môn tiếng Anh giảng viên chỉ có trình độ thạc sĩ, các môn như phân tích luật và tư duy pháp lý hiện đại; kỹ năng đàm phán; xây dựng và trình bày lập luận pháp lý trong hành nghề luật vừa có tiễn sĩ vừa có thạc sĩ tham gia giảng dạy.

Số giảng viên thỉnh giảng khá đông đảo lên tới gần hai trăm ba mươi giảng viên thỉnh giảng đối với tất cả các chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu (210) và theo định hướng ứng dụng (19) Trong đó chuyên ngành Lý luận và Lịch sử có 20 giảng viên thỉnh giảng, chuyên ngành luật Hành chính và Hiến pháp có 35 (34+1) giảng viên thỉnh giảng, chuyên ngành luật Dân sự và Tố tụng dân sự có 28 (21+7) giảng viên thỉnh giảng, chuyên ngành luật Hình sự và Tố tụng hình sự có 36 giảng viên thỉnh giảng, chuyên ngành Tội phạm học va Phòng ngừa tội phạm có 14 giảng viên thỉnh giảng, chuyên ngành luật Quốc tế có 26 (20+6) giảng viên thỉnh giảng, đặc biệt chuyên ngành luật Kinh tế có tới 70 (65+5) giảng viên thỉnh giảng Như vậy, tông cộng số giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng của trường có khoảng gần 380 giảng viên (con số có thể chưa chính xác lắm vì số giảng viên luôn có sự thay đổi và có một số giảng viên tham gia đào tạo cho nhiều chuyên ngành khác nhau).

Số giảng viên thỉnh giảng rất đa dạng về nguồn, họ đến từ các trường đại học như Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Nội vụ, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học bách khoa, Đai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn trãi, Đại

Trang 35

học Kiểm sát, Khoa luật Đại hoc quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thươngmại, Đại học Tài nguyên và môi trường, Trường Cán bộ thanh tra, Viện Nhà nước pháp luật thuộc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước pháp luật thuộc Học viện Khoa học xã hội, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tòa án, Học viện Tư pháp, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Hải quan Việt Nam

Giảng viên thỉnh giảng còn đến từ các bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Nhà nước, Viện Khoa học pháp lý bộ tư pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Nội chính trung ương, Cục sở hữu trí tuệ, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam , Liên đoàn luật sư Việt Nam, Công ty luật, Văn phòng công chứng, Văn phòng luật sư, Phòng tư pháp quận, huyện, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phó, quân, huyện, Chi cục thi hành án, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Tập đoàn FLC, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Viện pháp luật và kinh tế ASEAN, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó

Tuy vậy, nếu trước đây các chuyên ngành đều phải mời giảng viên thỉnh giảng đứng lớp thì ngày nay tất cả các chuyên ngành đề đã tự giảng dạy được toàn bộ chương trình nên số giảng viên thỉnh giảng chủ yếu chỉ tham gia hướng dẫn, tham gia các hội đồng đánh giá luận văn, luận án, rất ít giảng viên thỉnh giảng trực tiếp tham gia giảng dạy trên lớp (giảng viên về kỹ năng đàm phán vẫn được mời đứng lớp) Tình trạng trên cho thấy số lượng và khả năng giảng dạy thạc sĩ và nghiên cứu sinh của giảng viên Trường Đại học Luật đã đủ khả năng đảm nhiệm được các chương trình đào tạo của Trường, mặt khác cũng thể hiện hoạt động trao đôi học thuật, chuyên môn giữa Truong Dai học Luật Hà Nội với các cơ sở dao tạo khác, cũng như những chuyên gia làm việc thực tiễn trong quá trình đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ chưa nhiều, chưa thực sự hiệu quả.

- Về tri thức, kinh nghiệm thì hầu hết các giảng viên tham gia dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Trường Đại học Luật Hà Nội đều có chất lượng tốt, nhiều người có học hàm, học vị khá cao ké cả giảng viên cơ hữu lẫn giảng viên thỉnh giảng Nhìn chung các giảng viên có kiến thức lý luận và kiến thức thực tế phong phú, có kinh nghiệm đảo tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhiều năm Giảng viên của các chuyên ngành về cơ bản lập được chương trình đào tạo phù hợp, thường xuyên cập nhật các vẫn đề mới của khoa học pháp lý và đòi hỏi của đời sống pháp ly đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước Tuy vậy, vẫn còn trường hợp trong chương trình đào tạo của một số chuyên

Trang 36

ngành có những bộ phận chưa thực sự phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người được đào tạo, của xã hội, một số nội dung chưa mới, thậm chí trùng lặp với chương trình đại học Chuyên môn của một số giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ vẫn còn hạn chế, nhiều buổi học kể cả thạc sĩ lẫn tiến sĩ vẫn nặng về trình bày lý thuyết, kiến thức thực tế chưa nhiều Chất lượng các giảng viên chưa đồng đều, một số giảng viên kinh nghiệm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa nhiều.

- Về kỹ năng các giảng viên đều nhiệt tình thực hiện có chất lượng bài giảng của mình, nhiều giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ đã tích cực, chủ động áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình đào tạo Tuy vậy, một số buổi học sức lôi cuốn, hấp dẫn không cao cả nội dung và phương pháp giảng dạy, làm cho học viên, nghiên cứu sinh không hứng thú, không tập trung, dẫn đến chất lượng budi học không cao.

Nhiều chuyên ngành, đội ngũ giảng viên chưa lôi cuốn được học viên, nghiên cứu sinh tham gia các hoạt động khoa học của Khoa, của Trường như cùng tham gia nghiên cứu các dé tài khoa học, tham gia các cuộc hội thảo khoa học, tham gia đào tạo đại học, làm trợ giảng cho giảng viên của Trường Những hạn chế trên đã làm cho sự gắn kết giữa Khoa, Trường với học viên, nghiên cứu sinh không nhiều, chưa phát huy được thế mạnh và tiềm năng của học viên và nghiên cứu sinh.

- Về tinh thần, thái độ giảng day, hướng dẫn học viên, nghiên cứu sinh của giảng viên nhìn chung đúng mực, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng học viên, nghiên cứu sinh, bảo đảm tính sư phạm, khoa học trong quá trình tham gia đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ ở Trường Đại học Luật Hà Nội Hầu hết các giảng viên đều nhiệt tình giảng dạy, tận tình hướng dẫn, động viên học viên làm luận văn, hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án đúng hạn Không có hiện tượng giảng viên bỏ giờ, song hiện tượng đi muộn, về sớm, chấp hành kỷ luật lên lớp chưa nghiêm của một số giảng viên vẫn còn Vấn đề quản lý học viên, nghiên cứu sinh đa số các giảng viên đều thực hiện nghiêm đúng quy định, quy chế, tuy vậy, cũng có giảng viên còn dễ rãi, “thông cảm” với học viên, nghiên cứu sinh.

Đánh giá chung, đội ngũ giảng viên dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ Trường Đại học Luật Hà Nội đủ cả về số lượng và chất lượng, đủ khả năng dé hoàn thành những nhiệm vụ liên quan đến việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Trường trong điều kiện hiện nay Tuy vậy, trong xu hướng hiện nay và trong điều kiện tự chủ đại học đòi hỏi phải không ngừng củng cố, nâng cao hơn nữa năng lực của mỗi giảng viên và của cả đội ngũ giảng viên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Trường dé việc đào tạo ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu dao tạo nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước.

2 Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh tự chủ đại học

2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên nhằm phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại Tì ruong Dai học Luật Hà Nội là quy luật tat yếu trong diéu kién hién nay, dac biét la trong bối cảnh tự chủ dai hoc

Trang 37

Các cơ sở đào tạo nói chung, Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng có ton tại và phát triển được hay không là phụ thuộc vào số lượng người đăng ký để được đào tạo tại cơ sở Muốn có nhiều người đến dé được đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ thì chất lượng đào tạo phải không ngừng được nâng cao, quy trình đào tạo ngày càng chuyên nghiệp, khoa học, vận hành hiệu quả Trong điều kiện “cạnh tranh trong đào tạo luật học” như hiện nay ở Việt Nam thì vẫn đề thu hút người học càng quan trọng đối với mỗi cơ sở đào tạo Và trong điều kiện tự chủ thì đòi hỏi các cơ sở đào tạo không chỉ phải nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên mà còn phải tìm cách giữ và thu hút những giảng viên có năng lực đào tao cho cơ sở mình dé trên cơ sở đó thu hút người hoc Trường Đại học Luật Hà Nội muốn giữ vững vai trò dẫn đắt, muốn có vị thế là Trường trọng điểm quốc gia đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cao thì càng phải phấn đấu để giữ

vững và nâng cao hơn chất lượng dao tạo đại học, đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ Điều này phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều bộ phận, trong đó nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên là yêu tố mang tinh chất quyết định Đây vừa là vấn đề mang tinh chất quy luật vừa là vấn đề mang tính chất cấp thiết Điều này xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

- Số lượng các cơ sở đảo tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều nên thị phần ngày càng phải chia nhỏ Một số cơ sở cạnh tranh không lành mạnh trong van dé thu hút người học thạc sĩ, tiến sĩ Trường Đại học Luật Hà Nội trong đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ chưa năng động, linh hoạt, chưa chuyển biến kip thời với sự phát triển của tình hình đất nước Trong điều kiện tự chủ đại học thì sự cạnh tranh trong dao tao dai học cũng như dao tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng gay gắt, nếu chúng ta không phát triển nhanh, không thé hiện được mình thì chang may chốc chúng ta là người đi sau cùng.

- Do nhiều nguyên nhân dẫn đến đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo của Trường Đại học Luật những năm gần đây giảm rất nhanh Đội ngũ giảng viên trẻ bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố, nhất là kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa nhiều Việc thiếu kinh nghiệm đó do nhiều lý do, trong đó có lý do ít được tham gia đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ vì số lượng tuyên sinh ở Trường Đại học Luật còn hạn chế (như trên đã nói, năng lực của giảng viên trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được hình thành, phát triển từ chính quá trình giảng viên tham gia vào việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Trường cũng như của các cơ sở dao tạo khác) Đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận có năng lực trình độ cao trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nhà trường cần xây dựng kế hoạch, chiến lược thật chỉ tiết, cụ thẻ.

- Việc tự chủ đại học đòi hỏi phải t6 chức dao tạo đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ ngày một hiệu quả hơn Điều này đòi hỏi phải rà soát sắp xếp lại và sử dụng đội ngũ giảng viên, chuyên viên trong Trường sao cho thật khoa học, hiệu quả theo hướng vừachuyên sâu vừa đa năng Đội ngũ giảng viên của các chuyên ngành phải liên kêt với

Trang 38

nhau, đoàn kết với nhau, có thé tương trợ giúp đỡ nhau trong đào tao vì mục tiêu chung của toàn Trường Bởi việc dao tạo thạc sĩ, tiễn sĩ hiện nay đòi hỏi tính chất đa ngành, liên ngành, đội ngũ giảng viên cũng phải có khả năng tham gia đào tạo theo hướng liên ngành, đa ngành dé đáp ứng nhu cầu của xã hội Đội ngũ giảng viên, cán bộ phục vụ việc đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ phải coi công việc của Trường là việc của minh, phải chuyên nghiệp hơn, năng động và hiệu quả hơn vi sự nghiệp dao tạo của Trường nói chung, đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ nói riêng.

- Trong điều kiện tự chủ hiện tượng và nguy cơ chảy máu chất xám, trong đó có chảy máy chất xám tại chỗ càng nhiều hơn Nhiều cơ sở đào tạo pháp luật khác đã tồn tại, phát triển một phần trên năng lực đảo tạo của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội Do vậy, lãnh đạo và các bộ phận chức năng trong Trường phải có những chính sách thật thiết thực sử dụng có hiệu quả năng lực của đội ngũ giảng viên nhà trường Và giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội muốn giao lưu, trao đổi, muốn công hiến được nhiều cho các cơ sở đào tạo khác, cho sự nghiệp xây dựng và phat triển đất nước thì cũng cần phải thường xuyên nâng cao năng lực đảo tạo, năng lực đảm nhiệm các công việc của mình đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, của cuộc sống hiện đại đang phát triển, thay đôi như vũ bão.

2.2 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên nhằm phát triển hoạt động đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ tại T ruong Dai học Luật Ha Nội trong bối cảnh tự chủ đại hoc

Có rất nhiều giải pháp nâng cao năng lực đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh tự chủ đại học, trong đó cần chú trọng những giải pháp quan trọng sau:

- Nhà trường phải quan tâm đến việc phát triển số lượng giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ

Việc phát triển về số lượng trước hết và chủ yếu từ số giảng viên cơ hữu của Trường thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước theo tinh thần:

+ Tất cả các giảng viên của Trường nếu có điều kiện đảo tạo tiến sĩ thì đều phải được đào tạo trình độ tiến sĩ, việc đào tạo học vị tiễn sĩ vừa là sự động viên vừa là sự bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên của Trường Nhà trường phải tiến hành rà soát đội ngũ giảng viên, nhất là đối với các giảng viên trẻ, yêu cầu họ sau những khoảng thời gian nhất định phải có học vị tiến sĩ (trừ trường hợp bất khả kháng) Đối với những người mới được nhận về Trường làm giảng viên thì nên ưu tiên nhận những người đã có học vị tiễn sĩ và có khả năng làm công tác giảng dạy Nếu phải nhận người có học vị thạc sĩ thì phải có cam kết là không muộn hơn 10 năm ké từ khi về công tác tại Trường phải đạt được học vi tiên sĩ, nêu có điêu kiện mà không chịu dao tạo thì

Trang 39

Trường có thể châm dứt hợp đồng.

+ Động viên và cử nhiều giảng viên trẻ đi đào tạo tại nước ngoài theo các chương trình đào tạo khác nhau Chang hạn, thực hiện chính sách giảng viên nữ dưới 30, giảng viên nam dưới 35 không được học nghiên cứu sinh trong nước Việc cử giảng viên di dao tạo ở nước ngoài nên da dạng các nước đào tạo dé hình thành nhiều trường phái học thuật khác nhau trong đội ngũ giảng viên của Trường.

+ Hiện nay số giảng viên của Trường có học vị tiễn sĩ ngày càng nhiều và tuôi ngày càng trẻ Tuy vậy, không phải cứ có học vị và sau những khoảng thời gian theo quy định là có thể tham gia đào tạo được thạc sĩ, tiễn sĩ có chất lượng Do vậy, các khoa và bộ môn chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo dé các giảng viên trẻ có học vị tiến sĩ có thé từng bước được bổ sung vào đội ngũ giảng viên có thé tham gia đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

- Các giảng viên, nhóm giáng viên phải tự dao tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức về khoa học pháp lý và các quy định pháp luật hiện hành.

Tự dao tạo là phương thức quan trong dé nâng cao năng lực của giảng viên đào tạo thạc sĩ và tiễn sĩ Mỗi giảng viên cần có phông kiến thức sâu theo chuyên ngành, nhưng cũng đủ rộng dé sâu chuỗi các kiến thức có tính chất tổng hợp liên ngành, đa ngành Như trên đã nói, năng lực của mỗi giảng viên, nhóm giảng viên sẽ được nâng lên, phát triển, hoàn thiện trong quá trình tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, các giảng viên cứ tham gia đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ nhiều thì chắc chắn năng lực dao tạo sẽ được nâng cao Tuy vậy, trong điều kiện tự chủ thì việc nâng cao năng lực cho giảng viên là vô cùng cấp thiết, nó cho phép Trường tự chủ về giảng viên, còn giảng viên thì tự tin, chủ động trong đào tạo và cũng là điều kiện tăng thu nhập cho giảng viên Trong tự đào tạo thì các giảng viên phải thường xuyên chịu khó:

+ Trợ giảng cho các giảng viên có kinh nghiệm để học hỏi việc điều hành, tổ chức các buổi lên lớp Đọc tài liệu nhiều hơn, tri thức chỉ có thể được tích lũy dần khi giảng viên đọc nhiều tài liệu hơn Củng cố thêm trình độ ngoại ngữ cho các giảng viên để giảng viên có thé tiếp cận được các tài liệu nước ngoài, trao đối chuyên môn được với các chuyên gia nước ngoài trực tiếp bằng tiếp nước ngoài.

+ Tích cực tham dự các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học trong và ngoài nước Hội thảo khoa học là nơi các giảng viên có thé thu thập được nhiều thông tin mới nhất, thời sự nhất, nhiều quan điểm, ý kiến được thé hiện cả về lý luận lẫn thực tiễn Nhiều nơi muốn tham dự hội thảo phải mất tiền, trong khi ở Việt Nam người tham dự hội thảo vừa được thông tin, đôi khi còn được cả thu nhập, nhưng nhiều giảng viên của Trường Đại học Luật vẫn chưa tích cực tham gia.

+ Tích cực tham dự các buôi đánh giá luận văn, luận án, nghiệm thu các đê tài

Trang 40

khoa học dé củng cô những kiến thức mà mình chưa đủ hoặc chưa sâu Bởi mỗi luận án, mỗi công trình nghiên cứu khoa học đều chứa đựng những vấn đề khoa học mới, chuyên sâu cần thiết cho giảng viên.

+ Trao đổi khoa học trong Bộ môn chuyên môn, trong Khoa về các nội dung chuyên môn mới mà mỗi giảng viên cập nhật được Giảng viên không phải cái gì cũng biết được, nhưng chúng ta đều sinh hoạt chuyên môn trong những Bộ môn, trong Khoa chuyên môn nhất định nên có thé trao đồi thông tin cho nhau, giúp nhau những gi chưa biết để hoàn thiện hơn Điều này đòi hỏi các Khoa chuyên môn, các Bộ môn phải thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, nhất là về những vấn đề khoa học mới.

+ Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, viết sách, viết

bài tạp chí Các giảng viên chỉ có thé nam vững và sâu kiến thức khi tiễn hành nghiên cứu sâu về van dé đó thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc viết bài tạp chí, viết sách về van dé đó Do vậy, các giảng viên phải chịu khó tham gia nghiên cứu khoa học, đây vừa là nhiệm vụ khoa học vừa là cơ hội để nâng cao năng lực giảng dạy thạc sĩ và tiễn sĩ cho giảng viên.

+ Tự mình nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lên lớp, tạo không khí thân thiện, nhưng nghiêm túc khi lên lớp, nói cách khác, thái độ của giảng viên cũng ảnh hưởng đến chất lượng của buổi học và tinh thần học tập của người học Điều nay các giảng viên không được xem thường mà phải tự rèn luyện mình, tự nghiêm khắc với chính mình.

- Nhận những người đã có học vị tiễn sĩ về làm giảng viên, ưu tiên những người được đào tạo tại nước ngoài.

+ Trong điều kiện tự chủ đại học mọi chỉ tiêu đều từ nguồn thu của Trường, nếu nhận những người có học vị tiến sĩ về làm giảng viên sẽ giảm được kinh phí đào tạo và thời gian đào tạo đối với đội ngũ giảng viên cho Trường.

+ Trường phải có chính sách ưu tiên những người được dao tao ở nước ngoài. Bởi những người được đào tao tại nước ngoài thường có những cách tiếp cận tiên tiến về đào tạo khoa học pháp lý, có khả năng ngoại ngữ tốt dé có thé đọc được tài liệu nước ngoài; có khả năng tham gia Hội thảo quốc té trực tiếp; có các mối quan hệ với nơi đã được đào tạo; viết bài tạp chí quốc té cũng thuận lợi hơn.

- Động viên, tạo điều kiện cho những người đã có học vị tiễn sĩ phan dau đạt được học hàm, học vị cao hơn như tiễn sĩ khoa học, phó giáo sư, giáo sư, viện sĩ.

Phấn đấu vươn lên trước hết là nỗ lực, khát vọng của mỗi giảng viên, song sự động viên về mặt tinh thần, sự hỗ trợ về các điều kiện cũng vô cùng quan trọng trong việc tạo động lực, quyết tâm phan đấu của mỗi người Chang hạn, tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tạo điều kiện, cử người hỗ trợ dé họ có thé đăng được các bai báo quôc tê theo yêu câu cua môi loại chức danh Việc có nhiêu

Ngày đăng: 07/04/2024, 15:13

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN