1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Dạy học từ vựng cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 80,41 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

KHOA NGOẠI NGỮ PHÁP LÝ

CÁP KHOA

Day học từ vựng cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

- Thực trạng và giải pháp

HÀ NỘI - 9/2022

Trang 2

MỤC LỤC

Nâng cao hiệu quả day va học từ vựng cho sinh viên không chuyên

tiêng Trung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

ThS.Nguyễn Thanh Huyền

Truong Đại học Su phạm Hà Nội

Một số biện pháp nâng cao phương pháp giảng dạy từ vựng cho

sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

TS Vũ Văn Tuấn

Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Đại học Luật Hà Nội

Vai trò của từ vựng trong việc nâng cao kỹ năng viết bài luận tiếng

Anh cho sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Luật Hà Nội ThS Đào Thị Tâm Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Đại học Luật Hà Nội

Ứng dụng Quizlet trong dạy từ vựng tiếng Anh pháp lý cho sinh

viên ngành Luật Chat lượng cao và Luật Thương mại quoc tê ThS La Nguyễn Bình Minh Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Đại học Luật Hà Nội

Vocabulary learning strategies employed by non-major first-year students at Hanoi law university

ThS Nguyén Thu Trang Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Dai học Luật Hà Nội

Thực trạng và đề xuất giải pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh cho

sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Phạm Thị Hạnh Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác động của việc đọc mở rộng (extensive reading) đối với việc

phát trién von từ vựng cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Pham Thị Thanh Hoa Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Đại học Luật Hà Nội

Sử dụng học liệu điện tử trong giảng dạy từ vựng môn Tiếng Nga

tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Đỗ Thị Tiến Mai

Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Dai học Luật Hà Nội 78

Thực trạng dạy hoc từ vựng cho sinh viên học tiếng Nga tại

Trường Đại học Luật Hà Nội và giải pháp

ThS Nguyễn Thị Nhàn 85

Trang 3

Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Đại học Luật Hà Nội

10 Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong day từ vựng môn Tiếng trung 90

Học phan 1

ThS Pham Thi Phuong Nhung Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Trường Dai học Luật Hà Nội 11 Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy từ vựng tiếng Trung 99

cho sinh viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS.Vũ Thùy Trang

Phong Hop tác quoc té- Ti ruong Đại hoc Luật Ha Nội

Trang 5

NÂNG CAO HIỆU QUÁ DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN KHÔNG

CHUYEN TIENG TRUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HÀ NỘI

ThS.Nguyễn Thanh Huyền! Tóm tắt: Từ vựng được coi là sự bắt đâu của tat cả việc học ngoại ngữ và quyết định sự thành công của người học Để việc học ngoại ngữ nói chung cũng như học

tiếng T rung nói riêng thật sự hiệu quả và có tính ứng dụng cao, bản thân người học phải nắm rõ được tam quan trọng của từ vựng và có các phương pháp học từ vựng

dung dan Day và hoc từ vựng là nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình

học tiếng Trung Quốc Việc nắm được lượng từ vựng nhất định ảnh hưởng trực tiếp

đến các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học từ vựng cho sinh viên không chuyên tiếng Trung trường Dai học Sư phạm Hà Nội giai đoạn sơ cap, tác gia sẽ dựa trên tình hình day va hoc thực tế dé dua ra một số biện pháp cụ thể.

Từ khóa: dạy học từ vựng, tiếng Trung không chuyên, giai đoạn sơ cấp 1 Đặt van dé

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D A Wilkins đã từng nói rằng “Without grammar,

very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất it thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông

tin nào có thể được truyền đạt) Từ vựng là yếu tô cơ bản nhất của ngôn ngữ Lượng từ vựng sẽ quyết định khả năng biểu dat và lí giải của ngôn ngữ Từ vựng phản ánh sự

phát triển của xã hội và tình hình phát triển của ngôn ngữ, tượng trưng cho độ rộng và

độ sâu của nhận thức về thế giới quan của con người, là một yêu tố thay đổi nhanh

nhất trong tất cả các yếu tố ngôn ngữ Đối với bất kì một ngôn ngữ nao, từ vựng đóng

vai trò như những viên gạch đầu tiên dé hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho người sử dụng Tiếng Trung Quốc cũng không ngoại lệ Do đó dạy từ vựng cũng chính

là một điểm khó trong dạy học ngoại ngữ Bởi mỗi ngôn ngữ đều có một số lượng từ vựng rất lớn, áp dụng phương pháp dạy học nào để đạt được hiệu quả lí tưởng trong

dạy học ngoại ngữ là một câu hỏi khiến người dạy luôn trăn trở, nhất là trong giai đoạn

sơ cấp — khi người học mới tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, việc dạy và học từ vựng

càng đóng vai trò quan trọng.

Trong bài viết này, tôi sẽ thông qua thực tế giảng dạy và lay giáo trình Hán ngữ Boya làm căn cứ đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện chất lượng dạy và học từ vựng tiếng Trung cho sinh viên không chuyên tiếng Trung trường Đại học Sư phạm Hà Nội và chỉ tập trung vào giai đoạn sơ cấp.

2 Nội dung

2.1 Lượng từ vựng trong học phan tiếng Trung Quốc 1 và 2 của sinh viên không

chuyên Trường Đại học Su phạm Hà Nội

Từ năm học 2019-2020 (K69) trở đi, chương trình tiếng Trung Quốc không chuyên (môn chung) trong Trường Đại học Sư phạm chỉ bao gồm 2 học phan: Tiếng Trung Quốc 1 (CHIN105) và tiếng Trung Quốc 2 (CHIN106) Toàn bộ nội dung học của 2 học phan này bao gồm từ bài 1 đến hết bài 19, giáo trình Hán Ngữ Boya Sơ cấp

! Giảng viên Tiếng Trung-Bộ môn Tiếng Trung Quốc -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

|

Trang 6

tập L Dưới đây là Bảng thống kê số lượng từ vựng trong từng bài học của hai học phần

Như vậy, lượng từ vựng sinh viên học trong 2 học phần là 428 từ (412 từ mới, 16 tên riêng), trong đó học phần TTQI là 192 từ (177 từ mới, 15 tên riêng), học phan TTQ2 là 236 từ (236 từ mới, 1 tên riêng) Bài có nhiều từ mới nhất là bài số 18 (28 từ) và bài có ít từ mới nhất là bài 3 (16 từ).

Theo sự sắp xếp của phòng đào tạo trong 2 năm học trở lại đây, mỗi buổi học tiếng Trung sẽ có khoảng 3 - 4 tiết học Như vậy, lượng từ vựng trung bình mỗi tuần các em phải học khoảng 15-19 từ mới (học phan | trừ đi 2-3 tuần đầu tiên học ngữ âm

và làm quen viết chữ Hán) Lượng từ mới như vậy là phù hợp với đối tượng sinh viên không chuyên cũng như thời lượng học 1 tuần 1 buổi.

2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy và học từ vựng cho sinh viên không chuyên tại trường Dai học Su phạm Hà Nội

2.2.1 Thuận lợi:

Trang 7

Điểm thuận lợi lớn nhất trong việc dạy và học từ vựng tiếng Trung cho sinh

viên trường Dai học Sư phạm Hà Nội là giáo trình sử dụng là sách được in màu, bắt

mắt và là sách bản quyền tiếng Việt — giáo trình Hán ngữ Boya vì vậy rất phù hợp với sinh viên không chuyên Bảng từ mới được thiết kế dưới phần bài khóa và bổ sung thêm cột âm Hán Việt và ghi chú nghĩa tiếng Việt của từ mới được dùng trong bài

khóa Sinh viên không mất thời gian tra cứu, tìm nghĩa đúng của từ được sử dụng

trong bài học.

Điêm thuận lợi thứ hai là 100% các giảng viên đêu có ý thức cung câp các học liệu cân thiệt cho sinh viên trước môi bai học mới 1/3 sô giảng viên sử dụng ứng dụng quizlet dé hô trợ sinh viên học và ôn từ mới.

Điểm thuận lợi thứ ba là với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ thông tin,

giảng viên có rât nhiêu sự lựa chọn giúp nâng cao chât lượng giờ học, trong khoảng thời gian có hạn nhưng truyén tải được lượng kiên thức không he nhỏ.

2.2.2 Khó khăn:

Sự bố tri bàn ghế các lớp học theo truyền thống, tất cả sinh viên đều ngôi hướng

về phía bảng và bàn giảng viên Cách sắp xếp này không phải cách sắp xếp phù hợp cho môn ngoại ngữ với đặc thù riêng Người dạy rất khó dé tổ chức các hoạt động

nhóm nhỏ, không gian chật hẹp, không thé di chuyển vị trí ngồi của sinh viên và

không phải là cách bồ trí thể hiện lay người học làm trung tâm Thêm vào đó, các lớp

tiếng Trung không chuyên cho sinh viên có sĩ số rất đông, vì vay việc tổ chức các hoạt

động dạy hoc từ vựng gặp rất nhiều khó khăn, giảng viên rất khó triển khai các hoạt động nhóm nhỏ, trò chơi

Thời gian mỗi buổi học không có định theo các học phân, theo kì học, mà thay

đổi theo sự sắp xếp của phòng đào tạo Vì vậy, với mỗi lần sự sắp xếp thời lượng học

thay đổi, giảng viên lại phải chuẩn bị bài giảng, hoạt động thiết kế lại sao cho phù hợp.

Hầu hết sinh viên đăng kí học tiếng Trung là ngoại ngữ 2 là chưa biết gì về tiếng Trung, hơn nữa ở giai đoạn học phô thông, chủ yêu học ngoại ngữ theo hướng

thầy cô giảng giải nhiều, học sinh thụ động ngôi nghe, ghi chép, chủ yêu chú trọng ngữ

pháp dé dap ứng thi cử Vi vậy, da phan các em quen với việc nghe viết, chứ khong kết

hợp mắt nhìn, tay nghe, miệng nói khi học từ vựng.

Khi khảo sát độ chuyên cần tự giác chuẩn bị từ trước ở nhà, có 29,4% sinh viên

thường xuyên chuẩn bị trước phần từ mới ở nhà, còn lại 70,6% sinh viên thỉnh thoảng

chuẩn bị bài Như VẬY, VIỆC chuẩn bị từ mới trước chưa trở thành thói quen thường

xuyên của các em.

Trong giai đoạn học trực tiếp kết hợp trực tuyến do dịch bệnh Covid, hệ thống LMS của trường vẫn hỗ trợ dé giảng viên có thé đăng tải tài liệu các bài học trên đó và có kết quả phản hồi chi tiết về kết quả bài quiz, mức độ tương tác với học liệu

Nhưng từ kì 2 và kì 3 năm học 2021-2022, nhà trường lại chỉ mở các khóa học theo

học phan cho những học phan được đăng kí giảng dạy kết hợp dé giảng viên đăng tải video, học liệu vào đó Điều này gây khó khăn cho người dạy là phải tìm kiếm để sử dụng hệ thống khác đề theo sát người học.

Bên cạnh đó, thông qua thực tế giảng dạy và đi sâu tìm hiểu qua phiếu điều tra

kết hợp phỏng vấn nhanh các sinh viên học học phần tiếng Trung Quốc 2, câu trả lời

3

Trang 8

về khó khăn của các em khi chuẩn bị từ mới của bài và học từ mới chủ yếu là: chỉ đọc được phiên âm, không đọc được chữ Hán; đọc được đúng phiên âm nhưng không hiểu nghĩa của từ; không biết bản thân phát âm chuẩn không; đặc biệt khó khăn lớn nhất là khó nhớ mặt chữ, bị nhằm lẫn các nét với nhau dù đã viết rất nhiều và không biết từ mới đặt ở vị trí nào trong câu mới đúng mặc dù đọc được, hiểu được ý nghĩa của từ Như vậy có thé thấy được, các em đã có những sai lầm trong cách học khiến hiệu qua

học từ vựng không cao:

- Bị phụ thuộc quá nhiều vào phiên âm ngay ở giai đoạn học phần tiếng Trung Quốc

- Tách rời các phần của từ mới khi học

- Phân bố thời lượng học từ mới trong một tuần không hợp lý - Chỉ học cách đọc, viết, nghĩa của từ chứ không học cách dùng

3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học từ vựng cho sinh viên

không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

3.1 Nâng cao chất lượng dạy từ vựng:

Day học từ vựng là thành phan cau thành cơ bản của dạy học ngôn ngữ Từ ngữ chính là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Mỗi một từ tiếng Hán đều là thé tổ hợp của âm,

hình, ý, pháp (cách sử dụng trong câu), dụng (cách dùng trong tình huống, ngữ

cảnh) Vì vậy dạy từ vựng cân phải nhắn mạnh đến tính toàn diện của từ, không tách

rời năm yêu tố trên.

Đầu tiên, muốn giảng dạy từ vựng hiệu quả, người dạy cần xác định chính xác các từ trọng điểm của mỗi bài, nhằm làm nổi bật và phân phối thời gian cho những điểm khó, điểm chính đó Đồng thời sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy từ mới kết

hợp: dùng từ cũ giới thiệu từ mới, phân tích ngữ tố, vận dụng hình ảnh hoặc vật thật,

mô phỏng động tác, biểu cảm, hỏi đáp, đặt ra ngữ cảnh Nhưng cần lưu ý rằng

phương pháp day từ vựng trong giai đoạn so cấp cần mang tính trực quan, đơn giản, dễ hiểu, không cần dựa nhiều vào ngôn ngữ mà có thể giúp người học hiểu được.

Khi giảng dạy từ mới ở giai đoạn sơ cấp, một trong những phương pháp không

thé không sử dụng đó là phương pháp dịch trực tiếp, tuy nhiên hiện tại nghĩa của từ

mới đã được ghi chú rõ ràng băng tiếng Việt nên khi thiết kế bài giảng, giảng viên cần tăng cường sử dụng tối đa các hình ảnh và ngôn ngữ cơ thể phong phú để giảng dạy Sử dụng hình ảnh minh họa, cũng như các cử chỉ tay, hình dạng miệng, động tác một cách cường điệu, để giảng dạy từ vựng hoặc gợi ý cho sinh viên khi luyện tập, sẽ giúp

sinh viên liên kết trực tiếp ý nghĩa của từ với hình ảnh, hành động thực tế, từ đó sinh

viên hiểu rõ từ vựng tiếng Trung mà họ nói Đồng thời, hình ảnh và ngôn ngữ cơ thể có thể giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn những gì đã học, và có phản xạ nhanh hơn khi

không cần tư duy qua ngôn ngữ mẹ đẻ Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các thông tin được lĩnh hội qua các giác quan, cảm xúc sẽ nhớ lâu, nhớ được nhiều hơn chỉ được lĩnh hội qua một loại giác quan Ví dụ vừa nhìn, vừa nghe, vừa nói, sẽ nhớ nhiều nhờ lâu hơn

là chỉ nghe hoặc nói một lượt Đặc biệt là các hình ảnh thị giác sẽ được lưu giữ trong

não bộ với ấn tượng cực kì lâu Như vậy, căn cứ vào hệ thống từ vựng mỗi bài học, giảng viên có thể hình ảnh hóa các từ vựng — nói khác đi là gắn mỗi từ vựng của ngôn ngữ đích với một hình ảnh, nhằm giúp não bộ của người học nhìn vào đó để lưu giữ

4

Trang 9

hình ảnh và tạo liên kết giữa chữ Hán, hình ảnh và nghĩa nhằm ghi nhớ nhanh và hiệu

quả hơn Bởi khi ghi nhớ băng hình ảnh, não bộ con người sẽ tạo ra nhiêu liên kêt giữa các nơ-ron thân kinh hơn.

Các hình ảnh được gắn kết với từ vựng này sẽ được sử dụng tối đa trong bài giảng ppt ở phần giới thiệu từ mới, củng cố bài học, kiểm tra bài cũ Với việc giảng từ mới và củng cô từ trong bài, giảng viên có thê chỉ dùng một hệ thống hình ảnh, nhưng

vào budi sau khi kiểm tra bài cũ, giảng viên sẽ thay đổi một số hình ảnh khác Ví dụ hai hình ảnh dưới đây là slide phan từ mới của đoạn bài khóa số 1 năm trong bài 2

giáo trình Hán ngữ Boya đã được tôi hình ảnh hóa các từ và slide phần bài khóa được

Trong thực tiễn giảng dạy, tôi thường xuyên đưa hệ thống hình anh này vào phần đục lỗ khi học nội dung bài khóa, tức là thay thế những chỗ trống bằng hình ảnh thay vì như trước đây tôi chỉ để khoảng trống ở đó, hoặc sô chữ Hán còn thiếu, hoặc chỉ có chữ Hán ở phần điền trống bài khóa Cách làm này thu hút được sự chú ý của người học và mang lại hiệu quả khá cao Sau nhiều lần áp dụng, tôi thấy sinh viên có thể đọc và nói lại nội dung bài khóa khá nhanh chóng bởi có sự liên kết xuyên suốt giữa hình anh và từ mới Một ví dụ nữa, bài khóa 11 trong giáo tình Hán ngữ Boya nói về thời tiết, tôi thiết kế slide như bên dưới, giúp cho sinh viên đa số đều rất tự tin khi

đọc lại nội dung bài khóa.

Có một lưu ý nhỏ khi tìm kiếm các hình ảnh liên kết với từ mới là những hình ảnh động sẽ càng có tác dụng ghi nhớ nhanh và lâu hơn Đặc biệt đối với những động từ, còn với các hình dung từ có thé tìm hình ảnh có sự tương phan (cũ mới, đen trắng, nóng lạnh, ban sach ).

Thứ hai, đó là phương pháp dạy từ vựng dựa vào âm Hán Việt Đây là một

phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Trung trong giai đoạn sơ cấp cần được phát huy, đặc biệt là tận dụng tối đa các trường hợp cùng âm đọc, cùng nghĩa và cách vận dụng

5

Trang 10

(như bảng ngữ tô Hán Việt “học” bên dưới) Đây là một lợi thế chỉ có người Việt Nam có khi học tiếng Trung nhưng qua thực tế cho thấy, rất nhiều sinh viên khi học đến học phan tiếng Trung Quốc 2 đều trả lời là không may chú ý và cũng không vận dụng âm Hán Việt của từ để ghi nhớ và mở rộng vốn từ Từ đó có thể thấy, ngay từ giai đoạn sơ cấp những bài đầu của học phần tiếng Trung Quốc 1, cần hình thành ý thức sử dụng

âm Hán Việt cho người học Khi học đến từ mới nào có ngữ tổ Hán Việt xuất hiện tan số cao — có thé hỏi dé sinh viên cảm nhận trước xem âm Hán Việt nghe có quen thuộc

không, sau đó giảng viên có thé nhanh chóng vẽ sơ đồ minh họa về ngữ tô đó, không nhất thiết phải liệt kê ra nhiều, mà sơ đồ này sẽ được bé sung theo thời gian học mỗi bài Ví dụ, ngữ tố Hán Việt “học” qua 19 bài sẽ được hoàn thiện như sau:

lưu họcsinh

Như vậy, nhờ vào việc sắn chữ Hán VỚI âm Hán Việt, người học sẽ có thé nắm

được cách đọc và nghĩa của từ Từ đó có thê thây việc tận dụng tôi đa âm Hán Việt này góp phân không nhỏ giúp người học ghi nhớ lâu hơn và nâng cao khả năng tích

lũy từ vựng dù âm Hán Việt này giông hoàn toàn hay chỉ bộ phận.

Thứ ba, giảng viên khéo léo vận dụng phương pháp dạy từ vựng qua bài hát

-Ví dụ bài 10 trong giáo trình Hán ngữ Boya được học về chủ đề gia đình thông qua bài

hat RRR Chttps://www.youtube.com/watch?v=UFciLs2hXPw ) , sinh viên

nhanh chóng sẽ học được câu hoàn chỉnh và rat dé hiểu nghĩa của các từ trong bai hát

một cách trực tiếp: 88#9#š#&m|{†2 ? ®£S§9#ằ#&ằMỊ434 Chính các từ này lại nam trong bảng từ mới của bài 10 Giảng viên có thé sử dung bài hát mở đầu tiết học,

thu hút sự chú ý cua sinh viên, đồng thời qua đó giới thiệu được về nội dung bài học

mới Ví dụ như ngay những bài đầu của giai đoạn tiếng Trung sơ cấp, bài hát về chào

hỏi đã có thê sử dụng luôn: ƒ§Ð RF (Xin chao)

https://www.youtube.com/watch?v=96ZzzwPdNhM ; # DI Fk (Bài hát tạm biệt)

https://www.youtube.com/watch?v=wED_ZaRSl2U Không chỉ có các em sinh viên

khoa Nghệ thuật âm nhạc mà cả các em sinh viên khoa khác đêu rât hưởng ứng khi tôi sử dụng cách dạy này và có phản hôi rât tôt.

Thứ tư, giảng viên xen kẽ hoạt động dạy học và tô chức các trò chơi Như bên trên đã nói, tuy cơ sở vật chât, điêu kiện đê giảng viên tô chức các hoạt động nhóm, trò

chơi trong giờ học rât khó, nhưng không phải là không thê Giảng viên cân linh hoạt

6

Trang 11

thiết kế các trò chơi phù hợp điều kiện khách quan đó Các trò chơi về từ vựng có mục

đích hướng sự chú ý của người học đên nghĩa hoặc các kiên thức vê từ vung, học sinh tham gia sẽ được luyện tập việc sử dụng từ ngữ.

Trong thực tế giảng dạy, trò chơi tôi hay sử dụng nhất để giúp sinh viên tóm lược lại nội dung bài học là yêu cầu sinh viên vận dụng trí nhớ của mình luân phiên nói lại các từ mới được học trong budéi hôm đó và luân phiên ké lại nội dung bài khóa

mà không được trùng lặp với người nói trước Với hoạt động như vậy, sinh viên cả lớp

sẽ đều phải tham gia, có ý thức củng cé bai học Thực tế cho thay các em đều rất hứng

thú với nhiệm vụ này.

Ngoài ra, có một sô trò chơi từ vựng khác như:

- Trò chơi “Gọi tên”: Học sinh nói (hoặc viết) tên tất cả các đồ vật đã được học

trong vòng 1-2 phút Cá nhân hoặc nhóm nào nói (hoặc viêt) được nhiêu hơn sẽ chiên

- Trò chơi “Phân loại” thường sử dụng khi học những bài 5,10,15 — là các bài ôn

tập của giáo trình Giáo viên đưa ra một danh sách các từ khác nhau và yêu cầu học sinh phân loại theo nhóm (phân loại theo chủ đề, phân loại theo từ loại, phân loại theo

chức nang, )

- Trò chơi “Phán đoán đúng sai”: Giáo viên chuẩn bị các slide có hình ảnh Mỗi

một slide hiện lên giáo viên nói một từ Nêu từ giáo viên nói phù hợp với hình ảnh được trình chiêu thì học sinh đứng lên, nêu không phù hợp thì ngôi yên tại cho.

- Trò chơi “Đoán từ”: Giáo viên chuẩn bị các slide có hình ảnh Mỗi slide được

trình chiêu, học sinh hãy nói một từ mà các em đã được học.

- Trò chơi “Mở rộng từ”: Giảng viên cách chia nhóm lớp thành nhóm nhỏ theo

bàn, môi bàn sẽ được đưa tờ giây có ghi săn 2 từ mới trong bài đê tiên hành trò chơi mở rộng từ thành cụm, thành câu Thành viên của các nhóm sẽ thêm các từ vào trước hoặc sau từ mới đó dé cuôi cùng được 1 cụm từ hoặc | câu đúng, sau đó ghi lại câu trả

lời của người cuôi cùng vao tờ giây nộp lại cho giảng viên Vi dụ trong bài sô 17 của

giáo trình Hán ngữ Boya, từ — lại xuât hiện trong phân từ mới, nhưng không phải là động từ như những bài trước, mà là danh từ Giảng viên sẽ yêu câu trong trò chơi này, người chơi mở rộng theo đúng loại từ học trong bai 17.

Người choi cũng có thé thêm cả thành phan phía trước và phía sau cụm từ của người

nói trước, ví dụ bài 14 học từ E2

REM4

Trang 12

Thời gian của trò chơi chưa đến 10 phút, nhưng có thé tao ra được không khí ôn tập rất sôi động, sinh viên đều phải tham gia dưới sự “giám sát” chặt chẽ của giảng

viên va nộp lại thành qua dé chia sẻ dé cả lớp cùng ôn lại từ vựng của bài Đây là một trong những trò chơi mang tính chất toàn diện khi củng có từ vựng.

Thứ năm, để có hiệu quả dạy học cao, kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng

dạy, khâu kiểm tra đánh giá cần được coi trọng Khi kiểm tra từ vựng không chỉ kiêm

tra nhận mặt chữ Hán đọc từ hay viết từ mà giảng viên cần thiết kế sao cho “xuất phát

từ 5 yếu tố như trên đã nói — âm, hình, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng” Trong cuốn “Số tay dạy học kĩ xảo trên lớp cho giáo viên tiếng Hán quốc tế” trang 207, tác giả Vương Nguy đã nhắn mạnh điều này và đưa ra một số dạng bài có thế sử dụng như sau:

- Kiểm tra âm và hình chữ: đọc to, nghe viết, ghép chữ thành từ, tìm chữ sai - Kiểm tra ngữ nghĩa: bài tập dịch, điền từ, ghép nối, thay thé

- Kiểm tra ngữ pháp (theo trình tự “từ - đoản ngữ - câu nhằm mục đích xem người học có nắm được sự kết hợp giữa các từ và quy tắc sử dụng): viết tân ngữ của

động từ, chon vi trí thích hợp của từ trong câu, đặt câu, trả lời câu hỏi

- Kiểm tra ngữ dụng: thông qua việc kết hợp các câu đặt trong tình huống cụ thé hoặc đối thoại để kiểm tra, hỏi sinh viên xem từ nào đó đặt trong ngữ cảnh nào đó có phù hợp không.

Giảng viên sẽ xây dựng hệ thống bài quiz để củng cô kiến thức từ vựng cho sinh viên sau mỗi bài học Lưu ý, 15-20% số quiz đó sẽ là nội dung của từ vựng những

bài cũ trước đó nữa Bởi trong giai đoạn học từ vựng sơ cấp, việc tái hiện, củng cô lại

từ vựng cũ cho người học là một yếu tố then chốt Hệ thống tôi thường sử dụng nhấtđể tạo các bài quiz cho sinh viên khi học trực tuyến và trực tiếp là azota.vn (hiện tại hệthống vẫn hỗ trợ người dùng miễn phí) Ở đây, giảng viên có thé tạo danh sách sinhviên từng lớp với những bài tập theo tuần, nhanh chóng tạo được nhiều đề kiểm tra vàcó sự giám sát làm bài tự động (số lần thoát ra khỏi trình duyệt), kết quả trả về có théxuất dạng file excel Sau hơn 2 năm đã và đang sử dụng, tôi đánh giá rất cao giá trị hệthống này mang lại vì tuy không có tính cạnh tranh trong trò chơi như quizzi,kahoot nhưng hệ thống hầu như không bị lỗi gì khi sinh viên làm bài ké cả đợt họctrực tuyến có những em ở vùng núi, vùng biển xa xôi Ngoài ra, tôi còn sử dụngworksheet, google form cũng là những hệ thống rất dé dang dé thao tác và tong hợpđược kết quả.

Trang 13

Một ứng dụng khác mà có 2/6 giảng viên Bộ môn đã sử dung dé gop phan nang

cao hiệu qua day từ vung là quizlet, nhưng với sự thiết kết khác nhau về nội dung và

mục đích các thẻ từ cho sinh viên sử dụng Đây là ứng dụng giúp sinh viên có thể học

mọi lúc, mọi nơi chứ không phải mở sách vở ra khi cân ôn tap Mac dù quizlet rất hấp dẫn và mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng số sinh viên sử dụng chưa nhiều Khi khảo sát sinh viên lớp tôi dạy với câu hỏi: Em có sử dụng ứng dụng quizlet (học liệu cô đã

đưa ra sẵn) dé học từ vựng không?, chỉ có 47,1% các em thường xuyên sử dụng, con lại 11,8% không hề sử dụng, 41,2% ít khi sử dụng Với hiện trạng như trên, vào kì học tới, tôi dự định sẽ chia các nhóm nhỏ 2 sinh viên/nhóm sẽ đốc thúc nhau học ôn

từ qua ứng dụng này.

Trên đây là một số biện pháp thiết thực, cu thé đã thông qua thực tiễn tiễn hành nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy từ vựng Dù sử dụng phương pháp nào, giảng viên phải theo ưu tiên lay người học làm trung tâm, sử dung các phương pháp day học tích cực với các thiết bị day học đa phương tiện phù hợp điều kiện Bên cạnh đó giảng viên cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn dé có thêm các kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp giúp sinh viên học từ vựng tốt hơn, hiệu quả hơn.

3.2 Nang cao hiệu qua học từ vựng của sinh viên

Theo kết quả bên trên có thống kê, sinh viên chưa thật sự có ý thức về việc chuẩn bị bài mới, đặc biệt là phần từ mới Với câu hỏi: Em có sử dụng file âm thanh đọc bang từ mới giảng viên cung cấp dé nghe trước và sau budi học không? Kết quả có 11.8% sinh viên không bao giờ dùng, 35.3% số sinh viên ít khi dùng, 52.9% số sinh

viên thường xuyên dùng Đối với việc sinh viên không tự giác như vậy, vào kì học tới

tôi mong muôn nhà trường cải thiện hệ thống LMS dé mỗi học phan sẽ có các khóa học được đưa học liệu lên hệ thống nhăm kiểm tra mức độ tương tác với học liệu.

Vì vậy, một trong những biện pháp đã được chuyền từ việc khuyến khích sang bắt buộc tôi sử dụng là trước khi lên lớp học bài mới, yêu cầu cá nhân sinh viên phải năm được thứ tự các nét viết của từ băng cách hoàn thành trang tập viết từ mới mỗi bài được cung cấp san; đọc thành thạo phiên âm từ mới theo file ghi âm mẫu của sách, và phải tự làm cho một bộ thẻ từ mới của bài đó Khi yêu cầu như vậy, mỗi sinh viên bắt buộc phải có ý thức, sự chuẩn bị ở nhà Mỗi sinh viên có một cách làm khác nhau tạo nên các bộ thẻ rất sinh động và giá trị Vào đầu giờ học, giảng viên có thê tận dụng chính những thẻ từ vựng sinh viên đã chuẩn bị dé thiết kế các hoạt động liên quan Sinh viên kiểm tra chéo nhau: một sinh viên đọc bất kì từ mới nào, các sinh viên còn

lại nhanh chóng gio thẻ chứa từ đó lên, hoặc chia nhóm nhỏ 2-3 người, trong 1 phút có

thể đọc được đúng bao nhiêu từ nhằm kiểm tra việc nhận mặt chữ Hán Giảng viên kiểm tra sinh viên ở mức độ cao hơn — đặt câu với thẻ từ vựng bat kì Thông qua đó có thê thấy được sinh viên có nắm được cách sử dụng từ đúng hay không.

Thứ hai, giảng viên hướng dẫn sinh viên tổng kết các từ ngữ trọng điểm sau khi học mỗi bài, có thể sơ đô hóa các từ vựng được học ở mỗi bài, mỗi cụm bài Giáo trình

Hán ngữ Boya được thiết kế bài ôn tập là bài thứ 5 trong mỗi cụm bài — bài ôn tập này

xuất hiện rất nhiều từ vựng cũ của 4 bài trước bên cạnh một số từ mới, nhưng chủ đề từ vựng vẫn xung quanh những nội dung cũ Nên cứ hết một đơn nguyên bài sinh viên

lại có một bảng tổng kết về các từ ngữ trọng điểm mỗi bài, nội dung ngữ pháp Với phương pháp này, sinh viên có thé sử dụng các phầm mềm đơn giản như Canva, hay

dùng chính Powerpoint, word hoặc thậm chi đơn giản nhất là viết — vẽ bang tay ra giấy, 9

Trang 14

trên bảng Còn khi kết thúc bài 19 của giáo trình Boya, sinh viên lại tổng hợp từ băng cách phân loại theo từ loại dé ôn tập, rà soát lại kiến thức Cách tổng hợp ôn như thế

này giúp sinh viên không bỏ sót một từ nào và rất có ích khi làm các dạng bài trắc nghiệm cuối học phần.

Thứ ba, ngoài việc học những từ mới của bài, giảng viên còn có thé cung cấp

các học liệu ngoài giờ theo chủ đề mỗi tuần Mục đích để vừa ôn từ cũ, vừa mở rộng vốn từ vựng Ví dụ bài 11 trong giáo trình Hán ngữ Boya học về chủ đề thời tiết, giảng viên cung câp cho sinh viên các video clip bài hát đơn giản, vui nhộn liên quan như: https://www youtube.com/watch?v=nuGFfZXs7u0;https://www.youtube.com/watch?v

=tyo3Rzbtl3w ), đồng thời yêu cau viết lại các từ đã được học nghe được, nhìn thay

trong video clip, thậm chí ghi lại phiên âm các từ nghe được, từ đó được ôn cả từ cũ

và học thêm được từ mới ngoài sách giáo trình Thực tế cho thấy nhiều sinh viên tỏ ra rất hứng thú với nhiệm vụ học tập này Và sử dụng các hình thức khác nữa như yêu cầu sinh viên điền các từ vào bảng — vừa ôn từ cũ, vừa thúc day các em tìm thêm các từ mới cùng chủ dé.

Nhiệm vụ này yêu cầu sinh viên điền các từ vào các ô trống, những chỗ * sẽ điền các từ không thê kết hợp với từ ở giữa, các ô còn lại điền các từ có thể kết hợp.

Thứ tư, giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học và phân bồ thời gian hợp lý ở nhà Kĩ năng tự học là kĩ năng vô cùng quan trọng Để nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động

học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu và phương pháp học phù hợp và hiệu quả Việc tự học từ vựng tiếng Trung cũng không ngoại lệ, thay vì đến trước buổi học hôm sau thì hôm trước mới học, sinh viên cân dàn trải kiến

thức ra dé học và ôn tập Với 15-19 từ mới mỗi tuần sẽ chia đều cho 7 ngày trong tuần

chăng han, học từ vựng theo phương thức “mưa dan thấm lâu”.

Một biện pháp nữa dé nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên là xây dựng một cộng đồng học tập tiếng Trung mang tới sự bổ sung cần thiết bên cạnh các cách thức tổ

chức dạy học và phương pháp dạy học tiếng Trung phô biến trong môi trường lớp học

truyền thống (lớp học đông, người dạy nói, người học ghi chép), góp phần chuyên mạnh từ việc day học dé biết ngoại ngữ sang hình thành các kỹ năng ngoại ngữ, nâng cao từng bước năng lực sử dụng ngoại ngữ của người dạy, người học Các giảng viên

cùng nhau tích cực xây dựng phong trào học tiếng Trung trong sinh viên, để sinh viên

có hứng thú và động lực học tập, thông qua việc đây mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt

động của câu lạc bộ Tiếng Trung, tổ chức các cuộc thi có sử dụng tiếng Trung như: thi

hát (karaoke) tiếng Trung, thi Olympic tiếng Trung, thi viết chữ Hán đẹp, lễ hội văn

10

Trang 15

hóa Trung Quốc Hiện tại, câu lạc bộ Tiếng Trung đang làm rất tốt việc này Rất

nhiều bài viết trên fanpage giúp các bạn sinh viên ôn tập và mở rộng vốn từ vựng qua những flashcard hình ảnh được thiết kế vô cùng bắt mắt và ban chuyên môn của câu

lạc bộ cũng đã có những buổi livestream trên Youtube để cùng các bạn sinh viên ôn tập kiến thức theo các cụm bài.

Ngoài ra, giảng viên và sinh viên cùng nhau xây dựng thư viện của từng lớp học

hoặc của chung các lớp cùng học phan, tạo điều kiện thuận lợi, đa dang nhất về kho

học liệu, giúp sinh viên có môi trường học tập tốt nhất, tra cứu, sử dụng dễ dàng mọi lúc mọi nơi miễn là có internet Những học liệu cần phải được gin kết chặt ché với chủ

đề học của mỗi tuần 4 Kết luận

Học từ vựng chính là nền tảng để người học phát triển mọi kỹ năng khi học bất

kì một ngôn ngữ nào Trong quá trình học ngôn ngữ, lượng từ vựng người học có được

càng nhiều thì khả năng biểu dat sẽ càng tốt, càng có khả năng biểu đạt chính xác ý muốn của mình băng ngôn ngữ đích Do đó giúp người học nhận thức đúng về tầm quan trong của việc trau dồi từ vựng thường xuyên, liên tục và xây dựng cho mình phương pháp học từ vựng phù hợp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với người dạy ngoại ngữ nói chung và giảng viên dạy tiếng Trung nói riêng Thực tiễn giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho thấy

những sai lầm trong phương pháp học từ vựng của sinh viên đến từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Vì thế, ngoài việc truyền thụ tri thức mới cho sinh viên bằng

các phương pháp tích cực, hiệu quả, giảng viên còn phải có nhiệm vụ định hướng đúng cho sinh viên học, đồng thời khuyến khích các em chủ động sáng tạo trong học tập Có như vậy chất lượng đào tạo mới có thé nâng cao hơn nữa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2 Lý Hiểu Ky, Nhậm Tuyết Mai, Từ Tinh Ngưng, Giáo trình Hán ngữ Boya sơ cấp

tap 1 (phiên ban 2) (bản tiếng Việt ,bản quyền thuộc Công ty Cé phần sách MCBooks), Nhà xuất bản Hồng Đức, 2021

3 sei Ett, DUSEN Rina BAAS, IESE htt, 2010

PH (ESM, I8ffìXìñ:1J24g/Pñ BAM CAMO » Thais Hike,

5.5KRI“E, DOE HY DjXIf#tL———ÌìR GRAS im, ISEB, 2008

11

Trang 16

MOT SO BIEN PHAP NANG CAO PHƯƠNG PHAP GIẢNG DAY TỪ VỰNG

CHO SINH VIÊN KHONG CHUYEN NGỮ

TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TS Vũ Van Tuấn 2

Tóm tắt: Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng có thé xem là phan quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý trởng dong thời do cũng là cầu nổi

để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ chính nghe, nói, đọc và viết Tuy nhiên, việc dạy từ

vựng chưa thực sự được chú trọng và quan tam đúng mức trong quá trình giảng day.

Với các phương pháp giảng day tr vựng truyền thong đó là phương pháp ngữ dịch, được sử dụng phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ hiện nay Bài viết sử dụng phương

pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm để hình thành cơ sở lý luận Phương pháp điều tra thực tiễn sử dung câu hoi đóng An két 5 mức Likert được ap dung để tìm hiểu thực trạng việc học từ vựng hiện tại của sinh viên không chuyên ngữ như thé nào Căn cứ vào thực trạng hiện tại, bài viết đề xuất biện pháp nâng cao việc học từ vựng hiệu quả cho người học Kết quả của nghiên cứu đóng góp cho giáo viên thêm thông tin tham khảo hữu ích về cách giảng dạy từ vựng cho sinh viên không chuyên Sinh viên sẽ nắm rõ được thông tin cân thiết cho việc học và phát triển từ vựng của mình thông qua bài viet.

Từ khóa: day từ vựng, phương pháp ngữ dich, sinh viên không chuyên, kỹ năng

ngôn ngữ, cơ sở lý luận

1 Mớ đầu

Trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ, từ vựng có tính chất quyết định đến sự thành công trong việc học ngôn ngữ của người học bởi vì nếu không có đủ vốn từ vựng, người học không thê hiểu được người khác nói gì và cũng không thê diễn đạt

được ý của mình cần giao tiếp [1] Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả lấy việc nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh làm khách thê nghiên cứu Theo quá trình phát triển của con người, từ vựng được hình thành từ khi còn là đứa trẻ dưới

2 tuổi với sự chuyền tải thông tin đơn giản Trải qua thời gian, đứa trẻ có vốn từ vựng nên có thé diễn đạt được những câu phức tạp hơn, điều này chứng minh rằng trong khi

không có ngữ pháp thì thông tin vẫn có thể được chuyền tải giữa hai người với nhau, nhưng nếu không có từ vựng thì không có thông tin nào được trao đổi giữa hai người

dưới góc độ từ vựng dùng để giao tiếp [2, tr 111] Trong giảng dạy ngôn ngữ nước

ngoài nói chung và cụ thê là tiếng Anh, 4 kỹ năng cơ bản đó là Nghe, Nói, Đọc, và

Viết thường xuyên được dé cập tới bởi vì những kỹ năng này quyết định đến mức

thành thạo của người học ngôn ngữ cho dù là ngôn ngữ thứ nhất hay ngôn ngữ thứ 2.

Để đạt được sự thành thục của 4 kỹ năng trên, 3 nhân tố rất quan trọng có tính chất

quyết định đó là: Từ vựng, phát âm, và ngữ pháp Như đã đề cập bên trên từ vựng ? Bộ môn Tiếng Anh pháp lý, Khoa Ngoại ngữ pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội

12

Trang 17

đóng vai trò quan trọng trong việc dạy ngoại ngữ vì nếu không có đủ vốn từ vựng,

người học không thê hiểu người khác nói gì và cũng không thê bày tỏ được quan điểm của mình Bởi vậy, từ vựng có thé định nghĩa là nhóm từ của ngôn ngữ bao gôm một

từ đơn lẻ, cụm từ, hoặc thành ngữ dùng dé chuyén tải một nghĩa cu thể nào đó Nói cách khác từ vựng có thể là một từ với một nghĩa cụ thể, nhưng cũng có thể là nhóm từ vựng diễn đạt một nghĩa nào đó Theo như Lewis [3, tr 89] cho rằng “Từ vựng được coi là cốt lõi hay là trái tim của ngôn ngữ” Tam ảnh hưởng của từ vựng trong việc hoc ngôn ngữ cũng được người học nhận thấy thông hành động mà “Người học chỉ mang theo từ điển chứ không mang theo sách ngữ pháp” theo nhận định của Schmitt [4, tr 4].

Giáo trình hiện tại khoa Ngoại ngữ pháp lý sử dụng giáo trình English File:

Pre-intermediate cho tiếng Anh học phần 1 (với thời lượng 3 tín chỉ) và tiếng Anh học phần 2 (với thời lượng là 4 tín chỉ) với mục đích phát triển 4 kỹ năng cơ bản (Nghe — Nói — Đọc — Viết) của người học Giáo trình cũng nhân mạnh đến vai trò của Ngữ pháp, Từ vựng và Phát âm, trong đó Từ vựng được lồng ghép với các kỹ năng đọc hiểu hoặc nghe hiểu nham tăng cường hiệu quả của việc phát triển các kỹ năng tương ứng.

Mặc dù vôn từ vựng đóng góp quan trọng trong Việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nói chung và việc học ngoại ngữ nói riêng, nhân tố này chưa được quan tâm phát triển

đúng mức so với 4 kỹ năng cơ bản của việc học ngoại ngữ, điều này có thê dẫn đến

“thiểu vốn từ vựng cân thiết dé học tốt các kỹ năng ngôn ngữ khác" [5, tr 46] Trong

khuôn khô bài viết này, tác giả xem xét từ lý thuyết liên quan đến từ vựng, đến thực trạng của việc phát triển vốn từ vựng, và gợi ý một số thủ thuật dạy từ vựng tiếng Anh

nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy tiếng Anh đối với đối tượng

sinh viên không chuyên tiếng Anh tại trường Đại học Luật Hà Nội.

2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu

Bài viết sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng với phương pháp An két khai thác bảng câu hỏi do người nghiên cứu biên soạn sử dụng quan điêm của Schmitt [6] dé xây dựng 45 câu hỏi đóng 5 bậc Likert Ngoài ra phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm cũng được sử dụng để làm tiền đề cho việc hình thành cơ sở lý luận Thông qua kết quả thực trạng từ phiếu khảo sát, kết hợp với những cơ sở lý luận, tác giả phân tích và tong hop dé đưa ra những biện pháp nâng cao phương pháp giảng dạy

từ vựng cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.2 Đối trợng nghiên cứu

Nham đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định của Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Dao tạo về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 3 đối với sinh viên tốt ngiệp các ngành không chuyên ngoại ngữ [6], chương trình tiếng Anh

được giảng dạy hoàn toàn trong 7 tín chỉ với giáo trình English File: Pre-intermediate

đối với sinh viên không chuyên chính quy văn bang 1 và sinh viên hệ vừa làm vừa học Trong bài viết này, tác giả chỉ giới hạn đến sinh viên khóa 46 đang theo môn tiếng Anh học phần 2 thông qua phiêu khảo sát trực tuyến và phát trực tiếp cho 700 sinh

viên đăng ký học tín chỉ Kết quả thu được, tác giả sử dụng công thức chọn mẫu Slovin đại diện thông qua sàng lọc đữ liệu và thu được số mẫu chuẩn là 249 sinh viên Cụ thể có 93 sinh viên nam chiếm 37,3% tham gia khảo sát, it hơn so với số sinh viên nữ là

156 chiếm 62,7% Khi xem xét nơi sinh viên đến học, kết quả cho thấy răng sinh viên 13

Trang 18

đến từ các khu vực nông thôn là 123 sinh viên, chiếm 49,4%, tiếp đến là thành thị là

80 sinh viên chiêm 32,1%, và vùng núi 46 sinh viên chiêm 18,5% Mục đích của việc xem xét nơi sinh viên sông là dé tìm hiéu sự tác động của môi trường học đôi với sinh viên.

2.3 Công cụ nghiên cứu và phân tích dữ liệu

Câu hỏi đóng Anket 5 bậc Likert được tinh chỉnh theo công cụ nghiên cứu của

Schmitt [7] khảo sat 5 nhóm chiến lược mà sinh viên sử dụng dé học từ vựng Nói một cách cụ thé 45 câu hỏi được chia làm 2 phan chính, đó là (1) chiến lược xác định nghĩa của từ mới Với nhóm câu hỏi này, có 14 câu hỏi điều tra dùng để khám phá ra chiến lược học từ vựng của 2 thực thể đó là (a) chiến lược xác định nghĩa bao gồm 9 câu hỏi,

và (b) chiến lược hỏi người khác về nghĩa từ vựng bao gồm 5 câu hỏi Phần thứ 2 của phiếu khảo sát đó là các chiến lược củng cô từ vựng khi gặp bao gồm 31 câu hỏi được chia làm 4 nhóm Cụ thẻ, (a) nhóm câu hỏi nghĩa từ vựng từ người khác có 3 câu hỏi,

(b) chiến lược ghi nhớ có 15 câu hỏi, (c) nhóm câu hỏi về nhận thức bao gồm 7 câu hỏi, và (d) nhóm câu hỏi siêu nhận thức có 6 câu hỏi Các câu hỏi trên đã được tinh chỉnh sau khi tiến hành thử nghiệm câu hỏi với 15 sinh viên, tác giả đã loại bỏ đi những câu không đạt tiêu chuẩn theo hệ số Cronbach alpha [8] và giữ lại những câu hỏi đạt mức chấp nhận trở lên (0,58 < œ < 0,97) Sinh viên sẽ xác định các mức câu hỏi (1) hầu như không bao giờ sử dụng, (2) hiếm khi sử dụng, (3) thỉnh thoảng sử dụng, (4) thường

xuyên sử dụng, và (5) luôn sử dụng Can cứ vào kết quả thu thập được từ khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS v.25 dé xử lý thông tin Các thông tin về người

tham gia khảo sát được xử lý băng việc sử dụng thuật toán tính tần xuất, 45 câu hỏi trong bai được sử dụng thống kê miêu tả với các mức cụ thé là: (1,00 — 1,80) hau như không bao giờ, (1,81 — 2,60) hiếm khi sử dung, (2,61 — 3,40) thỉnh thoảng sử dung,

(3,41 — 4,20) thường sử dụng, và (4,21 — 5,00) luôn sử dụng Ngoài ra, ANOVA cũng

được sử dụng để so sánh có sự khác biệt về cách học giữa sinh viên nam và nữ, giữa

các vùng miên với nhau hay không với độ tin cậy là 95%.

3 Kết quả và bàn luận

Trong chiến lược sử dụng dé tìm ra nghĩa của một từ mới, tính tự học của người

học dường như không được phát huy Khả năng tự xác định nghĩa của từ mới không

được sinh viên sử dụng mà sinh viên chỉ có sử dụng cao nhất đó là việc tra nghĩa của từ trong từ điển song ngữ (Trung vi = 4,38; Độ lệch chuẩn = ,507%) Kết quả này cũng

tương tự như trong những nghiên cứu trước đây [1; 5; 9] khi các nghiên cứu này cũng phan ánh rõ rang người học hoàn toàn dựa vào từ điển của mình dé tìm nghĩa của từ mới mà không quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp khác như phân tích từ loại,

đoán nghĩa trong ngữ cảnh hay sử dụng từ điên Anh — Anh nhăm tìm ra nghĩa tương ứng Khi xem xét đến Chiến lược hiểu nghĩa từ mới hỏi người khác, đường như người

học có xu hướng lựa chọn phương pháp này là chính trong việc học từ mới Trong quá

trình học, thuận tiện nhất cho người học đó là họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn học của mình (Trung vị = 4,45), bên cạnh đó người hoc cũng mong muốn giáo viên đưa ra nghĩa của từ mới (Trung vị = 3,87), miêu tả nghĩa tương tự, đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (Trung vị = 3,53), và ví dụ có sử dụng từ mới (trung vị = 3,73) Nhìn chung phương pháp giảng dạy từ mới người học mong đợi đó là phương pháp dịch nghĩa trực tiếp từ ngôn ngữ thứ 2 sang ngôn ngữ thứ nhất, cách học này được coi như sử dụng phương

pháp Dịch ngữ pháp trước đây Phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo đường hướng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất dé giảng dạy ngôn ngữ thứ 2 này được coi là phương pháp

14

Trang 19

giảng dạy thụ động [10, tr 6], người học chỉ biết ghi chép bằng ngôn ngữ thứ nhất, giảng viên đóng vai trò trung tâm [11] Day là phương pháp mà người học cho rằng

việc học từ vựng sẽ không mat nhiều thời gian Tương tự như vậy, trong nghiên cứu trước đây [5] cũng có sự tương đồng về kết quả khi người học mong đợi răng các từ

mới tiếng Anh nên được giáo viên giới thiệu và đưa ra nghĩa tiếng Việt ngay lập tức

tránh mất thời gian Với phương pháp Dịch ngữ pháp này, người học hoàn toàn dựa vào ngôn ngữ tiếng Việt để hiểu tiếng Anh, và phương pháp này hiện không được các nhà sư phạm giảng dạy ngoại ngữ sử dụng vì vai trò người học làm trung tâm là trọng tâm của việc giảng dạy không những chỉ trong việc dạy ngoại ngữ mà còn trong các

1 Phân tích từ loại như động từ, danh DET | 249 | 2,70 | 502 | Thinh từ, tinh từ, cua từ mới thoảng

2 Phân tích hậu tổ và từ gốc của từ mới | DET | 249 | 1,31 |,704 | Hiếm khi 3 Kiểm tra từ gốc của từ mớixemcó |DET |249 | 2,41 | 606 | Thinh

đông nghĩa với từ khác không thoảng

4 Phân tích hình ảnh minh họa hoặc cử | DET | 249 117 |,609 | Hiém khi

chỉ liên quan đên từ mới

5 Đoán nghĩa của từ mới từ ngữ cảnh DET | 249 | 3,00 | ,627 | Thinh van ban thoang

6 Sử dung từ điển song ngữ dé tra DET | 249 | 4,38 | ,507 | Luôn sử

nghĩa cua từ mới dụng

7 Sử dụng từ điển Anh — Anh dé tìm DET |249 | 1,16 | ,742 | Hiém khi

nghĩa cua từ mới

8 Sử dụng bảng có tranh anh minh hoa | DET | 249 |2,74 |,809 | Thỉnh nghĩa của từ mới thoảng

9 Su dụng bảng liệt kê nhóm từ mới DET | 249 | 2,58 |,723 | Thinh

giông nhau thoảng

10 Yêu cầu giáo viên dịch từ mới sang | SOC | 249 | 3,87 |.,660 | Thường sử 15

Trang 20

ngôn ngữ thứ nhất dụng 11 Yêu cầu giáo viên miêu tả nghĩa SOC | 249 |3,53 |,546 | Thường sử

tương tự hoặc cung câp từ đông nghĩa dụng 14 Khám phá nghĩa mới của từ vựng SOC |249 12,73 | ,687 | Thỉnh thông qua các hoạt động nhóm thoảng

Chiến lược củng cô từ vựng khi đã biết

15 Học và thực hành nghĩa của từmới | SOC |249 | 2,46 | 533 | Hiếm khi

trong nhóm lớp học

16 Kiểm tra nghĩa chính xác của bảng SOC | 249 |2,93 |,577 | Thỉnh

từ hoặc danh sách từ mới với giáo viên thoảng

17 Giao tiếp với người nói tếngAnh =| SOC |249 | 1.56 |,619 | Hầunhư

bản ngữ sử dụng từ mới vừa học không 18 Học từ mới với minh họa nghĩa MEM | 249 |3,80 |,612 | Thuong sử thông qua tranh ảnh dụng

19 Cố tưởng tượng nghĩa của từ mới MEM | 249 | 2.84 |,704 | Thinh

20 Kết nối từ mới với kinh nghiệm của | MEM|249 | 2,94 | ,697 | Thinh

bản thân thoảng

21 Kết nối nghĩa của từ mới này với MEM | 249 |2,79 |,506 | Thinh

nghĩa của từ đã hoc trước đây thoảng

22 Kết nối từ mới với nhữngtừ đồng |MEM|249 |3,12 |,602 | Thinh

nghĩa hoặc trái nghĩa thoảng 23 Sử dụng hành động bản thân khi hoc | MEM | 249 |3,14 |,787 | Thinh từ mới Vi du, khi đi bộ, thì nhớ dén từ thoảng “walk”.

24 Phát âm to khi học từ mới MEM | 249 | 2,88 | ,842 | Thinh thoang

16

Trang 21

25 Nhớ từ mới băng việc gạch chân chữ cái dau tiên của từ mới

26 Diễn giải nghĩa của từ mới bằng

ngôn từ đơn giản hơn

27 Học từ mới cùng với thành ngữ liên

31 Dán từ và nghĩa của từ mới vào nơi

có thê thường xuyên nhìn thây nhât

32 Học chính tả và âm của từ mới

33 Học từ mới thông qua việc đọc đi đọc lại từ mới.

34 Học từ mới thông qua việc viết đi

việt lại từ đó

35 Ghi chép các từ mới học trên lớp

vào cuôn ghi riêng

36 Ôn lại từ mới bằng việc đọc lại phần

từ vựng trong sách giáo khoa

37 Mang theo cuôn sô từ vựng ở mọi

40 Sử dụng phương tiện liên quan đến

ngôn ngữ tiêng Anh (các bài hát, phim

Trang 22

ảnh, bảng tin, )

41 Chơi trò choi 6 chữ bằng tiếng Anh | MET | 249 | 2,92 |,680 | Thinh

đê phát triên từ vựng thoảng

42 Đọc các phương tiện truyền thông MET | 249 | 2,78 | ,618 | Thinh bang tiếng Anh như truyện tranh, tạp thoảng chí, tiêu thuyết, trang điện tử, để phát

trién vốn từ vựng

43 Tự làm bài tập liên quan đến từ MET |249 | 2,88 | ,707 | Thinh

vung dé ghi nho thoang

44 Dịch ngược xuôi từ vựng từ tiếng MET | 249 | 2,93 |,577 | Thinh

Anh sang tiéng Việt và ngược lại thoảng

45 Cô găng nói hay miêu tả đồ vat bằng | MET | 249 |1,64 |,522 | Hiếm khi

tiếng Anh sử dụng các từ vựng đã học gân đây

Chú giải:

SOC = Chiến lược hiểu nghĩa từ mới hỏi người khác DET = Chiến lược xác định nghĩa của từ mới

MEM = Chiến lược ghi nhớ MET = Chiến lược siêu nhận thức COG = Chiến lược nhận thức

Bảng 1 Kết quả sử dụng chiến lược học từ vựng (Nguồn: Tác giả)

Khi xem xét đến chiến lược củng cô từ vựng khi đã biết, với chiến lược hiểu

nghĩa từ mới qua sự giúp đỡ của người khác, sinh viên dường như không sử dụng phương pháp nào dé củng cố từ vựng Ban chất của việc học đó là hình thành một thói quen mới, bién kiến thức mới học được coi như kỹ năng thành kỹ xảo thông qua luyện tập thường xuyên Trong Chiến lược ghi nhớ từ vựng, việc thực hành ghi nhớ sáng tạo từ vựng không được sinh viên trú trọng sử dụng, điều này mắt đi tính thực tiễn về

nghĩa của từ mới, cụ thể đó là diễn giải nghĩa bằng từ đơn giản hơn (trung vị = 1,35)

và nhóm từ xây dựng cốt truyện (Trung vi = 1,18) Như trong bảng 1 dé cập, sinh viên

thường củng cô từ vựng thông qua vật thật như qua tranh ảnh minh họa nghĩa của từ

vựng (Trung vị = 3,80), hoặc từ vựng được dán trên các vật dụng (Trung vị = 4,09).

Với phương pháp học từ vựng này người học sẽ thường xuyên được kết nối giữa từ vựng với nghĩa một cách đơn giản nhất nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức biết từ vựng

mà chưa vận dụng cao được cao hơn vào trong việc sử dụng từ vựng đó Đây là giai

đoạn sơ khai của việc học từ vựng Kết quả nghiên cứu của Rasouli & Jafari [12; tr 42] đã đề xuất rang dé ghi nhớ được từ vựng thì người học phải trải qua 4 bước đó là (1) lặp lại từ vựng, (2) tập trung vào cả nghĩa và chính tả, (3) gắn kết vào các hoàn cảnh, và (4) áp dụng từ vựng để giao tiếp và đàm phán Tuy vậy, các tác giả cũng đưa ra

Trang 23

nhận định rằng học từ vựng là một khó khăn và thách thức cần phải có thời gian dé đạt được sự thành thục khi sử dụng từ vựng Các chiến lược ghi nhớ khác như thé hiện trong Bang 1 cũng chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng người học mới áp dụng vào dé củng cố từ vựng.

Nhóm chiến lược nhận thức trong Bang | cũng đã chỉ ra rằng người học chưa

hăn đã tập trung vào việc học từ vựng Cụ thé như người học thường ghi từ mới lên các đồ vật dé ghi nhớ (Trung vị = 3,60), nhưng người học cũng hiếm khi mang theo sỐ từ vựng bên minh (Trung vị = 2,46) Ngoài ra, các chiến lược củng cô từ vựng trong

nhóm Chiến lược nhận thức này cũng chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng sinh viên mới

sử dụng đến Trong một nghiên cứu [9] có sử dụng thang đo tương tự như trong bài viết này, tác gia cũng đã chỉ ra rằng người học có quan tâm đến từ vựng nhưng chiến

lược củng cô nhận thức về từ vựng thì không được sử dụng Trong một nghiên cứu

khác gan đây [13; tr 117], tác giả đã chỉ ra rằng chiến lược nhận thức của sinh viên về từ mới chỉ dừng lại ở mức trung bình Nhóm chiến lược cuối cùng trong khảo sát này

đó là chiến lược siêu nhận thức được thé hiện rõ trong Bang 1 Chiến lược siêu nhận thức trong việc học từ vựng liên quan đến việc lập kế hoạch và tự đánh giá trong quá trình học Có nghĩa là quá trình người học từ vựng cần phải xác định trước mình học cái gì cần và vận dụng kiến thức đã học đó vào mục đích cu thê [14, tr 88] Xét về góc

độ này, người học đã hoàn toàn thiếu đi tính hiệu quả của việc học từ vựng áp dụng vào thực tiễn khi hiếm khi người học vận dụng kiến thức đã học vào mô tả đồ vật bằng

tiếng Anh sử dụng các từ đã học (Trung vi = 1,64) Việc đánh gia chiến lược siêu nhận thức vào việc học từ vựng nhằm mục đích kích hoạt tư duy, khả năng ghi nhớ của người học nhằm mục đích giúp họ vận dụng kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn Với chiến lược siêu nhận thức này, người học tạo cho mình một môi trường học tập tích cực nơi mà người học kiểm chứng lại, đánh giá lại tính hiệu quả của việc học của

Bang 2 phan anh sự khác biệt quan diém giữa sinh viên nam va sinh viên nữa về các chiến lược học học từ vựng Xét về sé liệu trong cột kiểm tra Levene đối với sự cân băng giữa các phương sai, kết quả chỉ ra rằng mức giá trị Sig cao hơn 0,05 như vậy kết quả của gia dụ biến giống nhau sẽ được đưa vào xem xét tại mức giá tri Sig (2-tailed) Ở cột giá trị này các số liệu đã thê hiện rằng mức tin cậy Sig (2-tailed) cũng cao hơn 0,05, điều này chứng minh rằng không có sự khác biệt giữa sinh viên trong việc sử dụng các chiến lược học từ vựng của sinh viên Căn cứ này sẽ giúp cho các

giáo viên áp dụng các phương pháp sư phạm giảng dạy từ vựng chung cho toàn sinh viên trong một lớp học.

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig t df Sig (2-tailed)

Chiến lược hiểu | Equal variances 310} 578| 1.114 247 266

nghĩa từ mới assumed

19

Trang 24

hỏi người khác Equal variances 1.120] 196.357 264

not assumed

Chiến lược xác | Equal variances 896[_ 345| 1.042 247 298

định nghĩa của |assumed

Bang 2 Su khac biét vé gidi tinh voi chiến lược học từ vựng

Bảng 3 xem xét liệu như có sự khác biệt giữa các sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau đối với việc sử dụng chiến lược học từ vựng hay không? Xuất phát từ đặc điểm giả dụ rằng khác biệt về địa lý sẽ ảnh hưởng đến người học do các điều kiện

học tập Kết quả trong cột Sig đều cao hơn 0,05, điều này chứng tỏ răng sinh viên đến

từ các vùng miên khác nhau đều sử dụng các chiến lược học từ vựng như nhau Bởi

vậy, giáo viên rat dé dàng áp dụng các phương thức, thủ thuật dé giảng dạy từ vựng

một cách hiệu quả nhất cho toàn bộ đối tượng người học. ANOVA

Sum of Mean

Squares | df | Square F Sig.

Chiến lược hiểu nghĩa |Between Groups R3 2 4.261} 285} 752

từ mới hỏi người khác

Within Groups |3681.196| 246| 14.964

20

Trang 25

Total 3689.719} 248

Chiến lược xác định Between Groups 7.265 2 3.632] 290} 749

nghĩa cua từ mới

Bang 3 Su khác biệt giữa sinh viên dén từ các vung miên khác nhau

4 Một số biện pháp giảng dạy từ vựng hiệu quả 4.1 Các khía cạnh của kiến thức từ vựng cần học

Khái niệm về từ vựng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng giáo viên cần nhận thức và tập trung vào ba khía cạnh quan trọng trong quá trình giảng

dạy từ vựng đó là: hình thức, ý nghĩa và cách sử dụng Như vậy, hình thức của một từ

liên quan đến cách phát âm của từ đó (dạng nói), chính tả (dạng viết) và bất kỳ bộ

phận nao của từ thêm vào từ gốc (chang hạn như tiền tố, gốc và hậu tố) Nghĩa của một từ được chứa đựng trong hình thức của từ và biến đồi theo hình thức của từ đó Ngoài

ra, cách sử dụng của từ đề cập đến các chức năng ngữ pháp của từ hoặc cụm từ, các

cụm từ thường đi kèm với từ gỐC, Hiểu được 3 khía cạnh liên quan đến từ vựng như

thế này, giáo viên sẽ hướng dẫn người học xây dựng kiến thức về từ và cụm từ cho chính họ, và việc giúp người học nắm bắt được các thành phần khác nhau này sẽ giúp họ nâng cao kiến thức và sử dụng từ vựng tiếng Anh của mình Nation [15] đã dé xướng một bảng phân tích về từ vung sẽ liên quan đến những nhân tố nào như sau:

Khía cạnh Thành phân Kiến thức thu nhận Kiến thức sinh lợi Hình thức từ | Hình thức nói Từ được miêu tả phát | Phát âm từ này như thê

âm như thế nào? nào?

Hình thức viết Từ này hình thức như | Từ này được viết chính thế nào? tả như thế nào?

21

Trang 26

Các thành phần

của từ

Thành phân nào của từ có thê nhận ra?

Thành phân nào của từ cân đê diễn đạt nghĩa của từ?

Nghĩa của Hình thức và Nghĩa mà hình thức từ | Các hình thức từ nao

từ nghĩa biểu lộ là gì? được sử dụng để biểu

đạt nghĩa của từ?

Khái niệm và Cái gì chứa đựng trong | Vật nào đó mà khái

nghĩa hướng đến | khái niệm từ? niệm từ đề cập đến? Sự liên tưởng Các từ khác mà liên Các từ khác có thê thay

quan đến từ này? thế cho từ này?

Cách sử Chức năng ngữ Hình thức nào mà từ Hình thức nào từ này

dụng pháp xuất hiện? được sử dụng? Bảng 4 Các thành phân liên quan dén từ vựng (Nguôn: Nation, 2020, tr 16) 4.2 Một số biện pháp cụ thể khi dạy từ vựng

Học từ vựng đòi hỏi người học phải dành thời gian và kiên trì biến cái mới thành một thói quen nhất định Nhu đã dé cập trước đó, có bốn nhiệm vụ cho việc học từ vựng cần được lưu ý đó là:

Thứ nhất: Thường xuyên lặp lại

Sẽ rất khó dé có thé ghi nhớ ngay một từ nếu như không có sự lặp lại thường xuyên từ đó Chính vì vậy, người học cần phải xác định từ nào là từ thông dụng thường dùng và từ nào là từ ít dùng để ghi nhớ và sử dụng lặp lại thường xuyên Các từ thường dùng cần phải tiếp xúc thường xuyên dé đạt được thông tin cần thiết Webb [16] giải thích rằng đối với mỗi lần lặp lại một từ, ít nhất một phần kiến thức từ sẽ

được thu nhận Do đó, một người học thông thường nên gặp một từ khoảng 8 đến 10 lần để có được kiến thức từ đầy đủ Điều đáng nói ở đây là khoảng thời gian giữa các lần lặp lại Nation [15] đề cập đến các nghiên cứu đã thực hiện về trí nhớ và báo cáo

rằng "Hầu hết sự quên diễn ra ngay sau lần đầu tiên tiếp xúc với thông tin mới Nghĩa là, phần kiến thức càng cũ thì càng bị quên chậm Điều này cho thay rằng phan đầu

tiên một số cuộc gặp gỡ nên gần nhau, với những cuộc gặp gỡ sau đó cách xa nhau hơn” (tr.24).

Thứ hai: Tập trung vào hình thức và nghĩa của từ

Người học cần được tạo cơ hội dé tập trung vào cả hình thức va nghĩa cua từ vựng Nation [15] đã đưa ra ý tưởng về "bốn thành phan" cần tập trung dé cân băng

giữa hình thức và nghĩa của từ:

¢ Tập trung vào nghĩa của từ khi mới học ¢ Tập trung vào nghĩa của từ khi sử dụng ¢ Tập trung vào ngữ cảnh sử dụng từ

* Tập trung vào phát triển thành thục của từ

Nation [15] tin rang rat cần thiết giáo viên tao môi trường và cơ hội cho người

học tập trung vào bốn yếu tô này để người học có thé sử dụng các từ đã biết và tập trung vào hình thức và nghĩa của các từ vựng đó trong một văn cảnh nhất định nào đó.

Thứ ba: Gắn kết thực tiễn

pes

Trang 27

Khi người học suy ngẫm về các từ và cách sử dụng chúng, điều đó có nghĩa rằng người học đã phân tích các từ vựng một cách cân thận Về mặt kỹ thuật thì hoạt động trên được gọi là sự gắn kết thực tiễn Ví dụ, khi người học chú ý đến một nhiệm

vụ và phải hoàn thành nhiệm vụ đó, họ sẽ học hoặc thực hiện nhiệm vụ đó hiệu quả hơn và điều này cũng đúng với việc học từ vựng, nếu người học tập trung gắn kết SỰ chú ý vào từ vựng Stirling [17] phát hiện ra răng "Nguoi học sử dụng các từ họ năm 16 ve cau trúc và nghĩa của từ dé tập trung hoàn thành một bài viết sẽ nhớ các từ vựng đó tốt hơn những người chỉ xem các từ vựng đó trong một bài đọc, một phần vì người

học cần hiểu một khía cạnh ngôn ngữ của từ dé hoàn thành nhiệm vụ và họ được yêu cầu dé tìm kiếm thông tin "(tr 4).

Thứ tư: Từ vựng sử dụng trong tương tác thực tiễn

Mục tiêu quan trọng nhất của việc học từ vựng đó là ứng dụng từ vựng vào trong giao tiếp thực tiễn dé hoàn thành một nhiệm vụ nào đó Trên thực tế hoc từ vựng

đó là hệ quả của việc tiếp cận, chú ý, giành thời gian, và sử dụng từ vựng một cách chính xác Ví dụ như trong giao tiếp, thì 4 nhân tố trên được trau đồi và hoàn thiện hơn trong quá trình trải nghiệm Trong nghiên cứu trước đây, tác giả đã nhận định rằng người học về cơ bản nắm rõ được từ vựng thường được sử dụng trong giao tiếp và có xu hướng không có sự cải thiện nào đối với những từ mà người học thấy trong các văn

Như vậy, trong quá trình giảng dạy từ vựng trên lớp, giáo viên nên định hướng

cho người học làm quen và thành thục 4 khía cạnh của từ vựng cần đạt được 5 Kết luận

Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên tải thông tin trong các hình

thức giao tiếp Mặc dù trong các giáo trình hiện nay đã có phần giành riêng cho việc phát triển từ vựng, nhưng thực tiễn các kỹ năng chính về ngôn ngữ Nghe, Nói, Đọc, và

Viết được chú trọng hơn cả Từ vựng chứa đựng 3 thành tổ đó là hình thức, nghĩa va cách sử dụng từ, bởi vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên tập trung hướng người học vào các thành tố trên, cũng như xác định thể loại từ vựng cần tập trung đó là từ thường xuyên sử dụng và từ ít sử dụng Dạy từ vựng là một trong những cách quan

trọng nhất dé phát triển kiến thức từ vựng của người học Tuy nhiên, dạy từ vựng không chỉ là dạy từ mà còn có các khía cạnh khác Sự hiểu biết sâu sắc hơn về các khía

cạnh khác nhau của từ vựng cho phép cả người dạy và người học tiếp thu nó một cách hiệu quả và thiết thực Nói một cách khác, từ vựng không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một hoặc hai từ tương đương cho mỗi từ mới; thay vào đó, nó yêu cầu một tập hợp thông tin gắn kết bao gồm, chính tả, cách phát âm ngữ cảnh xuất hién, Trong phương pháp

sư phạm giảng dạy ngoại ngữ, có nhiều chiến lược học từ vựng khác nhau do đó người học có thê áp dụng chiến lược phù hợp nhất với mình./.

23

Trang 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Thị Thu Hiền (2022) Tam quan trọng của việc học từ vựng và một số phương pháp giảng day từ vung tiếng Anh Truy cập tại:

http://www.hocviencanbo.hochiminhcity gov

vn/tam-quan-trong-cua-viec-hoc-tu-vung-va-mot-so-phuong-phap-giang-day-tu-vung-tieng-anh-ths-ngo-thi-thu-hien (ngay 20/8/2022).

[2] Wilkins, D (1972) Linguistics in language teaching London: Edward Arnold Wong, W & VanPatten, B (2003) The evidence is in: drills are out Foreign Language Annals 36, 403 - 424.

[3] Lewis, M (1993) The lexical approach: The state of ELT and a way forward Hove, UK: Language Teaching Publications.

[4] Schmitt, N (2010) Researching vocabulary: A vocabulary research manual New York: Palgrave Macmillan.

[5] Dinh Thi Bé & Dao Thùy Chi (2019) Phuong pháp day học từ vung tiếng Anh

cho sinh viên trường Dai học Điện lực Tap chí Giáo duc, 461(1), tr 46-50).

[6] Schmitt, N (1997) Vocabulary learning strategies In N Schmitt & M McCarthy

(Eds.), Vocabulary: Description, acquisition and pedagogy (pp 199 - 228) Cambridge: Cambridge University Press.

[7] Bộ Giáo dục và Dao tạo (2014) Thông tư Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6

bậc dùng cho Việt Nam, SỐ: 01/2014/TT-BGDĐT. https://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=37680

[8] Cronbach, L J (1951) Coefficient alpha and the internal structure of

tests Psychometrika, 16(3), 297 - 334 doi:10.1007/bf02310555.

[9] Pham, M L (2022) An Investigation into English Vocabulary Learning Strategies Used by English Major Freshmen at a School of Thai Nguyen University TNU

Journal of Science and Technology, 227(04), 84 - 90

[10] Richards, J C., & Rodgers, S T (2014) Approaches and Methods in Language Teaching (3rd) Cambridge University Press.

[11] Schug, M C (2003) Teacher - Centred Instruction The Rodney Dangerfield of Social Studies In J S Leming, L Ellington & K Porter (Ed.), Where did social studies go wrong? (pp 94 - 110). http://www.lexiconic.net/pedagogy/TeacherCenteredSocialStudies.pdf

[12] Rasouli, F., & Jafari, K (2016) A Deeper Understanding of L2 Vocabulary Learning and Teaching: A Review Study International Journal of Language and Linguistics, 4(1), 40 - 46 https://doi.org/10.11648/).111.20160401.16

[13] Nguyen, T T N (2022) An Investigation of Vocabulary Learning Strategies

Used by Non-English Majors at Hong Duc University Hong Duc University

Journal of Science, 12(E2), 113 - 123. https://vjol.info.vn/index.php/HDU/article/view/68060

24

Trang 29

[14] Diaz, I (2015) Training in metacognitive strategies for students’ vocabulary improvement by using learning journals PROFILE Issues in Teachers’ Professional Development, 17(1), 87 - 102. http://dx.doi.org/10.15446/profile.v17n1.41632.

[15] Nation, P (2022) Teaching and learning vocabulary In E Hinkel (Ed.), Handbook of Practical Second Language Teaching and Learning Routledge https://doi.org/10.4324/978 1003 106609

[16] Webb, S (2007) The effects of repetition on vocabulary knowledge Applied Linguistics, 28(4), 46 - 65.

[17] Stirling, J (2003) Helping students to learn the vocabulary that we teach them English language Teaching Journal, 49(2), 133 - 143.

2S

Trang 30

VAI TRÒ CỦA TỪ VỰNG TRONG VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG

VIET BÀI LUẬN TIENG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYEN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ThS Dao Thị Tam?

Tóm tắt: Học ngoại ngữ nói chung và tiéng Anh nói riêng bao gom nhiêu yếu to

trong do: ngữ âm, từ vung, ngữ pháp là những yeu 16 quan trong để người hoc có thé năm bắt mot ngoại ngữ trong giai đoạn đầu, tiếp đến mới phát triển cácky năng nghe-noi-doc-viét Như vậy, các yếu tố, kỹ năng này có mỗi quan hệ mật thiết và hỗ trợ lan nhau để giúp người học ngoại ngữ có hiệu quả Bài tham luận này tập trung vào vai

trò của từ vung đối với kỹ năng viết bài luận tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên của Trường Đại học Luật Hà Nội Thông qua ý kiến khảo sát từ nhóm sinh viên đang tham gia học tập tiếng Anh tại trường, tác giả muốn dé xuất một số cách thức để giúp sinh viên tăng lượng từ tiếng Anh, đặc biệt là từ, cụm từ, cấu trúc câu giúp sinh viên cải thiện kỹ năng viết bài luận trong chương trình học.

Từ khóa: Tiếng Anh, từ vựng, nâng cao, kỹ năng viết, bài luận 1 Đặt vấn đề

Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày nay đã trở thành công cụ khong thé thiéu của một công dân toàn cầu Biết ngoại ngữ không những là yêu câu tất yếu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở mọi lĩnh vực của đời sông xã hội, mà

việc thông thạo ngoại ngữ đang dan trở thành một kỹ năng không thé thiếu trong bối

cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay Khả năng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là tiêu chuẩn hàng dau dé các công ty lớn tuyến nhân viên cũng như cất nhắc vào những vi trí quản trọng Thực tế cho thấy cánh cửa cơ hội thường mở rộng hơn đối với những ứng viên thành thạo tiếng Anh hơn so với người không có năng lực tiếng

Anh Bởi vậy, việc học tiếng Anh thé nào cho hiệu quả là van đề thu hút nhiều sự quan

tâm của người học, người dạy, nhà giáo dục và những người hoạch định chính sách Nhiều dién đàn, hội thảo được tô chức với mong muốn tìm ra cách thức học tiếng Anh hiệu quả ở mọi trình độ, lĩnh vực của đời sống xã hội và ở mọi cấp học từ tiêu học đến đại học Đây cũng là thách thức và cơ hội cho tập thể giảng viên Khoa ngoại ngữ pháp

lý của Trường đại học Luật Hà Nội trong quá trình nghiên cứu tìm ra cách thức giảng

dạy và học tập ngoại ngữ hiệu quả cho khối sinh viên không chuyên của Trường Tham luận với tiêu đề “Vai trò của từ vựng trong việc nâng cao kỹ năng viết bài luận tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại Trường đại học Luật Hà Nội” được thực hiện xuất phát từ thực tế điểm số của kỹ năng viết bài luận chưa cao theo thống kê điểm các bài thi tiểu luận trực tuyến áp dụng cho sinh viên học và thi tiếng Anh trong giai đoạn dịch bệnh Covid Tham luận hướng đến vai trò của từ vựng đối với kỹ năng viết bài luận tiếng Anh; tìm hiểu những khó khăn cua sinh viên trong qua trình tiếp cận và sử dụng nguồn từ vựng trong kỹ năng viết bài luận tiếng Anh, cũng như đề

xuất một số cách thức học và áp dụng từ vựng hiệu quả nhằm cải thiện kỹ năng viết

bài luận tiếng Anh cho sinh viên. 2 Cơ sở lý luận

2.1 Từ vựng là gì?

3 Giảng viên BM tiếng Anh cơ bản- Khoa Ngoại ngữ Pháp lý- Đại học Luật Hà Nội

26

Trang 31

Theo giải thích nghĩa “Tu vựng” trong từ điển Oxford thì từ vựng là một tập hợp các từ mang nghĩa, đặc biệt là các từ của một cuốn sách học ngoại ngữ Nhiều nhà

ngôn ngữ đã nghiên cứu về từ vựng và nhận định về từ vựng ở các khía cạnh khác

nhau Từ vựng được hiểu là từ mà "chúng ta phải biết để giao tiếp hiệu quả; từ ngữ nói (từ vựng biểu cảm) và từ ngữ nghe (từ vựng dễ tiếp thu)" (Neuman& Dwyer, 2009, trang 385)* Hornby? định nghĩa từ vung là "tong sô từ trong một ngôn ngữ; một danh

sách các từ có nghĩa của chúng” Ur° cho rang: “Từ vựng có thé được định nghĩa là

những từ chúng ta dạy khi giảng dạy ngôn ngữ đó” Rõ ràng, từ vựng có thể được hiểu là tong số từ cần thiết dé truyền đạt ý tưởng và diễn đạt ý nghĩa của người nói Do vậy, việc học từ vựng và phát triển vốn từ vựng là vô cùng quan trọng đối với việc tiếp thụ một ngôn ngữ nói chung và hoàn thiện kỹ năng nghe-nói-đọc-viết của ngôn ngữ đó nói

2.2 Vai trò của từ vựng doi với việc học ngoại ngữ

Từ vựng là một trong ba yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp thụ một ngôn ngữ nói chung Theo Lewis”, từ vựng là cốt lõi của một ngôn ngữ Nếu thiếu từ vựng thì gus trình hiểu và diễn đạt trong qua trình trao đổi thông tin sé kém hiệu quả CameronŠ cũng cho rằng từ vựng là một trong những lĩnh vực kiến thức về ngôn ngữ, đóng một vai trò lớn cho người học trong việc tiếp thu ngôn ngữ Nó không chỉ quan

trọng trong quá trình giao tiếp hội thoại mà còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu

quả truyền đạt thông tin trong các văn bản viết Coady và Huckin? “từ vựng là trọng

tâm của ngôn ngữ và có tầm quan trọng quan trọng đối với việc học ngôn ngữ điển hình” Do vậy, việc mở rộng vôn từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ

quá trình học vì nó là yếu tố chính của sự tiến bộ trong quá trình học tập Từ vựng là yếu tố chính nhằm nâng cao năng lực học ngoại ngữ và là cơ sở chính dé đánh giá mức độ tiền bộ và kha năng của người hoc đói với các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Pyles & Algeo!® cho răng khi học một ngôn ngữ thì yếu tố đầu tiên được đề cập đến là từ vựng Từ vựng giúp người học ghép nôi với nhau để tạo ra câu, hội thoại và

các diễn ngôn trong mọi văn cảnh Thực tế cho thấy từ vựng chính là yếu liên kết các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết với nhau Người học càng biết nhiều từ thì họ càng có khả

năng hiểu được nhiều những gì họ nghe và đọc được.

Tóm lại dé thuần thục các kỹ năng của một ngôn ngữ, từ vựng là một yếu tô vô cùng quan trọng và quyết định đến hiệu quả thực hành mỗi kỹ năng Việc tìm ra các phương pháp học từ vựng hiệu quả sẽ phần nao giúp người học thu hẹp khoảng cách tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ thành thạo.

2.3 Cac loại tir vựng

4 Neuman, S B., & Dwyer, J (2009) Missing in Action: Vocabulary Instruction in Pre-k The Reading Teacher.

Creative Education, 6 (5), April 25, 2014, 385.

> Hornby, A S (1995) Oxford Advanced Learner’s Dictionary Oxford: Oxford University Press.® Ur, P (1998) A course in language teaching Cambridge University Press.

7 Lewis, M (1993) The lexical approach: The state of ELT and the way forward Hove, England: Language

Teaching Publications.

8 Cameron, L (2001) Teaching Languages to Young Learners Cambridge: Cambridge University Press.

? Coady, J., & Huckin, T (1997) Second language vocabulary acquisition: A rationale for pedagogy.

Cambridge University Press.

'0 Pyles, T & Algeo, J (1970) English: An introduction to language NewY ork: Marcourt, Brace & World, InC.

ad

Trang 32

Đào Bình Thinh'! (trích dẫn trong Stuart Webb, 2009) đã đề cập đến hai loại từ

vựng, bao gôm:

e Từ vựng tiếp nhận

Từ vựng tiếp nhận là những từ mà người học nhận ra và hiểu khi chúng được sử

dụng trong ngữ cảnh, nhưng chúng không thê tạo ra Đó là từ vựng mà người học nhận ra khi họ nhìn thây hoặc gặp nhau khi đọc văn bản nhưng không sử dụng nó trong nói

và viết.

e Từ vựng năng suât

Từ vựng năng suất là những từ mà người học hiểu và phát âm chính xác và sử dụng một cách chính xác trong nói và viết Nó liên quan đến những gì cần thiết cho vốn từ vựng dễ tiếp thu cộng với khả năng nói hoặc viết vào thời điểm thích hợp Do đó, từ vựng hiệu quả có thé được giải quyết như một quá trình tích cực, bởi vì người học có thé tạo ra các từ dé diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác.

3 Dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Luật Hà Nội

3.1 Khái quát về chương trình học

Học phần tiếng Anh là học phần bắt buộc trong chương trình toàn khóa dành

cho khôi sinh viên ngành Luật và Luật Kinh tê của Trường, bao gôm học phân Anh văn HPI (3 tín chỉ, tông 45 gio tin chỉ) và Anh văn HP2 ( 4 tín chi, tông 60 giờ tín chỉ).

Chương trình Anh Văn học phần 1 (Bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

dùng cho Việt Nam) gồm nội dung thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các vấn đề ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm dé trang bị kiến thức ngôn ngữ cho sinh viên đạt chuẩn

đầu ra theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được quy định theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ GD-ĐT ban hành Khung nang lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Đối với học phan 1, sinh viên được yêu

cầu hoàn thiện 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết ở mức độ cơ bản với các tình huống thông thường như: Biết nói và miêu tả một chủ đề thông thường, nghe hiểu các câu ngắn và trong hội thoại thông thường; đọc hiểu các bài đọc theo đúng cấu trúc ngữ pháp và từ

vựng; mức độ bải viết hoàn thiện ở dạng hoàn chỉnh câu và có khả năng viết được các

loại email, thư từ.

Học phần Anh văn học phan 2 tiếp tục cung cấp kiến thức, củng cô các kỹ năng nghe-nói-đọc- viết cho sinh viên; Từ đó, sinh viên biết cách vận dụng các kiến thức đã học về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp để có thể giao tiếp trong những tình huống thông

thường một cách thuần thục; Biết cách trình bày quan điểm cá nhân về các chủ đề cụ

thê; Kỹ năng thuyết trình chủ đề thuần thục hơn Với các kỹ năng khác như nghe, đọc và viết cũng được yêu cầu hoàn thiện ở mức độ cao hơn như nắm bắt các kỹ năng đọc thuần thục; nhận diện các dấu hiệu của bài nghe và quen với nhiều dạng bài nghe khácnhau; biết cách phân tích và triển khai viết một bài luận tiếng Anh hoàn chỉnh theo chủ

Trang 33

3.2 Kỹ năng viết bài luận doi với sinh viên không chuyên tại Trường

Như chúng ta đã biết kỹ năng viết là kỹ năng không thê thiếu được và có mối liên hệ chặt chẽ với 3 kỹ năng còn lại trong quá trình học một ngôn ngữ Kỹ năng viết được coi là trọng tâm chính trong việc giảng dạy của các khóa học tiếng Anh Kỹ năng này

cũng được xem là kỹ năng khó và quan trọng nhất đối với hầu hết người hoc!” Thực tế

cho thấy, viết một văn bản rõ rang, mạch lạc trong những tình huỗng hàng ngày thực sự cần thiết trong công việc Hơn nữa, việc giảng dạy và rèn khả năng viết tiếng Anh

như một ngoại ngữ hai thậm chí còn gặp nhiều khó khăn hơn)3 Do vậy, cần nắm bắt

được những khó khăn của sinh viên trong quá trình học kỹ năng viết để giúp sinh viên loại bỏ tâm lý thấy khó nản học và dần hoàn thiện kỹ năng viết, nâng cao điểm số kỹ năng viết cho sinh viên.

Sinh viên ngành Luật và ngành Luật Kinh tế khi đăng ký học ngoại ngữ Tiếng Anh được yêu cau biết cách viết một bài luận tiếng Anh sau khi kết thúc khóa học Đây là yêu cầu về kỹ năng viết mà sinh viên cần đạt được trong bài thi chuẩn đầu ra

(CDR) ngoai ngữ ở hầu hết các dạng bài thi quốc tế như TOHIC, IELTS, TOEFL, v.v Do vậy, việc nam vững dang bai thi viết luận và biết cách viết, phát triển chủ đề bài

luận là vô cùng quan trọng Bởi trên thực tế, có rất nhiều các dạng bài luận tiếng Anh khác nhau như bài luận mô tả quy trình, bài luận nêu nguyên nhân-kết quả, bài luận dạng nghị luận đúng/sai, bài luận trình bày quan điểm, v.v

3.3 Vai trò của từ vựng doi với kỹ năng viết bài luận tiếng Anh từ góc nhìn của

sinh viên

Để tìm hiểu được vai trò của từ vựng trong quá trình viết bài luận tiếng Anh của

sinh viên khôi không chuyên, tác giả đã thực hiện một khảo sát ngăn thông qua bảng câu hỏi gôm Š câu hỏi đôi với 60 sinh viên ngành Luật và Luật Kinh tê đã hoàn thành xong học phân Anh văn HP2 trong chương trình học Kêt quả thu được như sau:

Bang câu hỏi chia làm 2 phan cụ thé, gồm phần 1 với 3 câu hỏi nhằm nắm bắt

thông tin cá nhân của sinh viên:

- Về giới tính: Sinh viên nữ là 42, chiếm 70%; sinh viên nam: 18, chiếm 30%

- Về khóa học: Trong 60 sinh viên thực hiện khảo sát, có 38 sinh viên k44 chiếm gần

63%; 18 sinh viên K45, chiêm 30% va 4 sinh viên K46, chiêm gân 7%.

- Về thời gian học tiếng Anh: hau hết sinh viên đều học tiếng Anh trên 10 năm (75%),

còn lại 25% là sinh viên học dưới 10 năm do sinh viên học các ngoại ngữ khác ở bậc phô thông.

Phân thứ 2 của câu hỏi gôm các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: “Dé nam bắt va học tốt một ngoại ngữ, bạn thay cần các yếu tố nào sau

đây? (Bạn có thé tích nhiều hơn một lựa chọn): Ngữ âm; Từ vựng; ngữ pháp” Với câu hỏi này, 90% (54 sinh viên) đều lựa chọn đủ cả 3 yếu tố ngữ âm-từ vựng-ngữ pháp Có

!2 Jack, C & Willy, A (2002) Methodology in Language Teaching: An Antholody of Current Practice.

Cambridge: Cambridge University Press

'3 Melvyn, A (2010) Evaluating Students’ Reactions and Responses to Teachers’ Written Feedback Philippine

ESL Journal 5 40-57.

29

Trang 34

3 sinh viên lựa chọn từ vựng (Chiém 5%) và 3 sinh viên lựa chọn từ vựng- ngữ pháp

Câu hỏi 1:Để nắm bắt va học tốt một ngoại ngữ, bạn

thấy cần các yếu tố nào sau đây? 5% 5%

m ngữ âm-từ vựng- ngữ pháp = Từ vựng Từ vựng-ngữ pháp =

(Chiếm 5%).

Rõ ràng, sinh viên nhận thức rõ vai trò của các yêu tô cơ bản trong quá trình học một ngoại ngữ nói chung và tiêng Anh nói riêng.

Câu hồi 2: “Trong 4 kỹ năng học tiếng Anh, kỹ năng nào là khó nhất?” Với câu

hỏi này, kêt quả khảo sát như trong bảng dưới đây:

Câu hỏi 2: Trong 4 kỹ năng học tiếng Anh, kỹ năng nào

Theo bang kết quả trên, kỹ năng viết được cho là khó nhất đối với sinh viên, ti

lệ chiêm 35%, tiêp dén là kỹ năng nghe và kỹ năng nói, chiêm cùng tỉ lệ là 25% và đôi với kỹ nang đọc (9 sinh viên lựa chọn, chiêm 15%) được xem là kỹ năng ít khó hơn

đôi với sinh viên.

Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng viết bài luận tiếng Anh hiệu

Với câu hỏi này, sinh viên lựa chọn nhiều yếu tô khác nhau cùng lúc, cụ thé: từ vựng và cụm từ (chiếm 80%), cấu trúc ngữ pháp (chiếm 45%), năm vững format bài luận (chiếm 50%) Hai yếu tô ý tưởng và thời gian làm bai có tỉ lệ như nhau (Chiếm

65% ) Nhiều sinh viên còn bổ sung thêm ý kiến rang dé viết bài luận tiếng Anh thì có

lượng từ phong phú là một lợi thế Việc hiểu từ và lựa chọn đúng từ/ cụm từ dé diễn đạt

30

Trang 35

ý là vô cùng quan trọng và là một trong những tiêu chí chính để nâng điểm số kỹ năng

việt nói chung.

Câu hỏi 4: Bạn thường học từ vựng thế nào để cải thiện kỹ năng viết bài luận

tiêng Anh?

Câu hỏi này nhăm khảo sát nhận thức của sinh viên về vai trò của từ vựng đôi với kỹ năng viét bài luận tiêng Anh, đông thời khảo sát các cach học từ vựng nao được sinh viên áp dụng trong quá trình việt tiêng Anh Câu hỏi gôm nhiêu lựa chọn khác nhau:

- Không có thói quen học từ vựng

- Học từ vựng theo các nội dung trong các bài học trong giáo trình

- Học từ vựng theo các chủ đề cụ thể

- Tham khảo và học từ vựng/ cau trúc từ các bài luận khác

- Đọc nhiều sách báo, xem phim bằng tiếng Anh và lưu lại các từ/ cụm từ bổ ích

Với câu hỏi nay, sinh viên có thé lựa chọn nhiều cách học Kết quả khảo sát

được thê hiện trong bảng sau:

Câu hỏi 4: Bạn thường học từ vựng thế nào để cải thiện kỹ năng viết bài luận tiếng Anh?

Đọc nhiều sách báo, xem phim bằng tiếng Anh và lưu lại

E————-Học từ vựng theo các nội dung trong các bài học trong giáo trình

Không có thói quen học từ vựng

Theo bảng kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng sinh viên vẫn chưa có ý thức và động lực để học từ vựng, đặc biệt là các từ và cụm từ nhằm phát triển kỹ năng viết bài luận theo các chủ đề cụ thể Thậm chí, có những sinh viên còn không có thói quen rèn luyện và củng cô từ vựng hàng ngày (Chiếm 10%) Da phan sinh viên mới học các từ vựng một cách mặc định theo nội dung bài học hàng ngày mà chưa có sự liên kết hoặc mục đích sử dụng các vốn từ đó trong văn cảnh viết cụ thể (Chiếm 45%) Số lượng sinh viên có cách học phù hợp và có nhận thức đối với việc tổng hợp từ/ cụm từ thông dụng và quan trọng với cách sử dụng đặc biệt trong văn cảnh nói hoặc viết là chưa nhiều Cụ thẻ, tỉ lệ sinh viên biết cách học từ theo chủ điểm, chiếm 33%; sinh viên biết tổng hợp và lưu lại các từ/ cụm từ dùng trong văn cảnh cụ thê thông qua tham khảo các bài luận khác chiếm 20%, qua xem sách báo, phim ảnh chiếm 17%.

4550

Trang 36

Câu hỏi 5: Bạn có hài lòng với việc học kỹ năng viết bài luận trên lớp không? Vì

Với câu hỏi này hầu hết sinh viên cảm thấy việc học kỹ năng viết bài luận trên

lớp là chưa hiệu quả do nhiêu nguyên nhân khác nhau Cụ thê như sau:

=a Khônghàilòng =Hoihailong = Hàilòng m Rất hài lòng

Có 32 sinh viên (trene 53%) cảm thấy không hài lòng với kỹ năng viết trên lớp trong chương trình học do sinh viên chưa có nhiều vốn từ vựng, trong khi đó thời lượng dành cho học kỹ năng viết còn hạn chế Sinh viên chưa có đủ thời gian để năm

bắt được cấu trúc và văn phong viết các dạng bài luận tiếng Anh Thêm vào đó, việc thiếu ý tưởng viết do kiến thức nền về xã hội liên quan đến chủ dé bài viết cũng là một thách thức cho sinh viên Một số sinh viên (15 sinh viên, chiếm 25%) chưa hài lòng và cảm thấy kỹ năng viết của mình còn kém Chưa tiếp thu và có thời gian để thực hành viết bài, chữa bài trên lớp; Đôi khi giảng viên dạy nhanh, chưa nắm bắt được cấu trúc bài viết luận Số lượng sinh viên cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với kỹ năng viết trên lớp là rất nhỏ, lần lượt chiếm gần 17% và 5% Đây là những sinh viên đã có nền tảng kiến thức tiếng Anh tốt, vì vậy, đối với các sinh viên này, việc giảng dạy và hướng dẫn kỹ năng viết bài luận trên lớp là phù hợp và hiệu quả.

Từ kết quả khảo sát, phần nào có thê thay được thực trạng hoc viết bài luận của

sinh viên, đông thời cũng thây được vai trò không nhỏ của từ vựng đôi với việc hoàn thiện và nâng cao kỹ năng việt bài luận tiêng Anh Chính vì vậy, tác giả đã tham khảo và đê xuât một sô cách thực học từ vựng hiệu quả đê cải thiện kỹ năng việt bài luận tiêng Anh cho sinh viên ở phân tiêp theo của tham luận này.

4 Một số đề xuất học từ vựng nhằm nâng cao kỹ năng viết bài luận tiếng Anh 4.1 Đoán và học từ bằng việc dùng từ theo ngữ cảnh

Tác giả Đỗ Thị Huyền & Dam Thuận Minh Bình!^đã thực nghiệm phương pháp

học từ vựng này với nhóm sinh viên va cho rang phương pháp này khá hiệu quả, giúp sinh viên chủ động trong quá trình học tiêng Anh nói chung và việt bài luận nói riêng Theo tác giả, trong quá trình đọc, sinh viên sẽ gặp nhiều từ không quen thuộc Chiến lược này giúp SV đôi phó với những từ mới xuất hiện trong văn cảnh hiệu quả hơn

! Đỗ Thị Huyền & Dam Thuận Minh Bình (2019) Một số phương pháp day va học tiếng Anh hiệu quả cho sinh

viên trường đại hoc Nông Lam- Bac Giang Tap chí Giáo duc, So đặc biệt Kỳ 3 thang 5/2019, tr 249-254

32

Trang 37

việc giảng viên dạy các từ này cho sinh viên Phương pháp này có thé áp dụng theo 5

bước” cụ thê sau:

(A) Tim phân nói về từ chưa biệt.

(B) Xem xét ngữ cảnh của từ không rõ và đơn giản hóa ngữ cảnh này nêu cân (C) Nhìn vào ngữ cảnh rộng hơn của từ không rõ ràng Điêu này có nghĩa là nhìn vào môi quan hệ giữa câu có chứa từ không rõ ràng và các câu xung quanh (D) Đoán ý nghĩa của từ không rõ.

(E) Kiểm tra xem suy đoán là đúng hay chưa?

Với phương pháp học từ này, sinh viên có thê tự phát triển khả năng ngôn ngữ

và khả năng tư duy của bản thân Tuy nhiên, phương pháp này mat nhiều thời gian và

khó khăn đối với sinh viên có trình độ ngôn ngữ hạn chế, do vậy, sinh viên cân phải

kiên trì luyện tập trong thời gian dài dé có thé thực sự tiến bộ.

4.2 Tham khảo từ/ cụm từ theo chủ dé cụ thể

Nhu chúng ta đã biết, dé có thé viết được bài luận theo đúng yêu cầu, người học cần phải năm được cả về nội dung và hình thức Xét về mặt nội dung, ý tưởng để triển khai và thực hiện viết đúng cấu trúc bài luận là vô cùng quan trọng Mà nội dung của bài luận phải được cụ thể hóa thông qua từ/ cụm từ mà sinh viên có Do vậy, để có nhiều ý tưởng triển khai nội dung bài viết, trước hết sinh viên cần phải có nền tảng kiến thức cơ bản về chủ đề cần viết Việc đọc các tài liệu sách báo theo chủ đề cần viết rất quan trong, giúp sinh viên hiểu rõ van dé, mở rộng kiến thức và từ vựng trong lĩnh vực đó Tuy nhiên, sinh viên cần thực hiện theo các bước sau:

A- Tìm các đoạn văn, sách báo băng tiếng Anh theo chủ đề bài luận cần viết

B- Tổng hợp các nội dung thông tin liên quan các ý cần phát triển theo yêu cầu bài

C- Gạch chân và tông hợp các từ/ cụm từ liên quan đến nội dung bài luận

D- Sử dụng các từ/ cụm từ tổng hợp được đề diễn đạt ý theo yêu cầu của bài luận

theo một cách khác

E- Đọc lại bài luận và chỉnh sửa nội dung và hình thức nếu can.

F- Vận dụng các từ/ cụm từ/ cấu trúc hay trong các ngữ cảnh viết khác nhau

Phương pháp học từ vựng này giúp sinh viên nhanh chóng tăng vốn từ liên quan đến những chủ dé cụ thé, đồng thời làm tăng kiến thức xã hội cho sinh viên, giúp sinh viên linh hoạt trong việc phát triển bài luận với các chủ đề ở nhiều lĩnh vực khác

4.3 Tham gia vào một diễn đàn viết tiéng Anh

Ngày nay, cùng với sự bùng nỗ của khoa học công nghệ công nghiệp 4.0 và sự

phố biến và tiện lợi của Internet, việc học tập trên mọi phương diện cũng trở nên dễ dàng hơn Dé có thé tự phát triển khả năng viết bài luận, người học cân phải có mục tiêu rõ ràng cũng như sự bền bi luyện tập nâng cao vốn từ vựng Bản thân người học phải tự ý thức và có động lực vượt lên chính mình, không sợ mắc lỗi, và không được

ngại thay đối Vì vậy, việc tham gia một diễn đạt viết tiếng Anh là vô cùng quan trọng.

'S Suberviola, E S - Mendez, R V (2002) Vocabulary acquisition strategies Dida'ctica (lengua y literatura),

Vol 14, pp 233-2509

33

Trang 38

Bởi, qua việc đăng tải các bài viếtngắn bằng tiếng Anh trên diễn đàn giúp cho người

học có động lực tự tìm hiểu và viết có mục tiêu Thêm vào đó, sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm khi trao đổi các van dé học thuật sẽ giúp người học làm quen

với môi trường học tiếng Anh một cách tự nhiên và thuần thục Muốn nâng cao từ

vựng và có kỹ năng viết bài luận tốt, người học phải tự viết và viết thường xuyên thành một thói quen.

Một số diễn đàn viết tiếng Anh có thé hữu ích cho người học bat đầu tập viết

bài luận tiêng Anh:

4.4 Diễn dat lại các bài luận theo cách riêng của người học

Phương pháp này phù hợp với các người học mới bắt đầu luyện viết bài luận Trước hết, dé viết tốt, người học cần nắm vững cấu trúc và yêu cầu của một bài luận.

Ý tưởng của bài luận được thể hiện qua từ vựng và không phải ai cũng luôn có đủ

lượng tử và kiến thức xã hội nhất định dé viết Do vậy, hãy tham khảo nhiều bài luận

vê cùng một chủ đề và tự lên một dan bài chỉ tiết dé triển khai chủ đề đó Sử dụng các từ vựng/ cụm từ/ cấu trúc câu phù hợp và diễn đạt bài luận theo dàn bài mà mình đã triển khai Sử dụng phần mềm AI dé giúp người học chỉnh sửa các lỗi chính tả Tổng

hợp lại từ vựng/ cụm từ/ cấu trúc câu mới mà mình học được để vận dụng trong các chủ đề bài viết có liên quan.

4.5 Luyện học từ vựng thông qua hình ảnh và kết noi thành nội dung của chủ dé bài viết

Phương pháp này đòi hỏi người học phải đầu tư về thời gian và công sức Hãy bắt đầu học từ vựng để phát triển kỹ năng viết băng một chuỗi những hình ảnh có mối liên hệ với nhau Học từ vựng và tìm hiểu nghĩa của các từ vựng thông qua hình ảnh

và kết nối các hình ảnh để tạo dựng thành một chủ dé bài luận Với kiêu phương pháp

này, người học cần nam rõ cấu trúc của một bài luận và các giai đoạn của một bài viết (Pre-writing, while-writing và post-writing) Lap dàn ý bài luận và tiến hành đầy đủ

các bước viết bài luận 5 Kết luận và khuyến nghị

Từ vựng là một phần không tách rời của một ngôn ngữ và đóng vai trò quan trọng trong việc học một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng Nó có mối quan hệ tương hỗ trong việc cải thiện các kỹ năng nghe-nói- -đọc-viết Vốn từ vựng phong

phú là yếu tô tiên quyết dé tạo nên nội dung sâu sắc của một bai luận tiếng Anh, cụ thể

hóa ý tưởng và làm đa dạng hóa ý tưởng của người viết Vì vậy, việc dạy và học từ

vựng là vô cùng quan trọng Bài tham luận cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa từ vựng và kỹ năng viết một bài luận tiếng Anh tốt Tuy nhiên, để hiệu quả hơn trong việc mở

34

Trang 39

rộng vôn từ vựng cho sinh viên, đặc biệt trong kỹ năng việt bài luận, một sô khuyên nghị cân được lưu ý như sau:

Thứ nhât là, sinh viên có ý thức luyện học từ vựng môi ngày, đặc biệt là tìm ra cách học từ vựng hiệu quả Việc học này cân có sự giám sát và kiêm tra thường xuyên theo nhóm sinh viên hoặc của giảng viên.

Thứ hai là, giảng viên đảm bảo sinh viên năm vững kiên thức vê cách việt bài luận, bao gồm cấu trúc của bài luận theo các dạng cụ thể, các giai đoạn của kỹ năng viết và các lưu ý khi viết bài luận tiếng Anh Đặc biệt, sinh viên cần có thói quen tự đọc và sửa lại bài viết sau khi hoàn thiện.

Thứ ba là, giảng viên nên phân nhóm sinh viên để sinh viên có kế hoạch và lộ

trình thực hiện các bài viết; Có sự giám sát và sửa bài viết cho các thành viên trong nhóm.

Cuối cùng, việc tìm ra các phương pháp giảng dạy từ vựng hiệu quả và phù hợp cho sinh viên cũng rất quan trọng Giảng viên có thê hướng dẫn sinh viên cách học từ qua từ điển, dé sinh viên nắm được cách đọc phiên âm từ, biết cách đọc từ và tự luyện

từ mới ở nhà Hoặc sử dụng các phương pháp học từ qua hình ảnh, qua sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ,

Tóm lại, vốn từ vựng phong phú sẽ giúp kỹ năng viết bài luận ngày một hoàn thiện Do vậy, giảng viên và sinh viên cần tự tìm ra phương pháp giảng dạy và học từ vựng hiệu quả, để giúp sinh viên nâng cao năng lực tiếng Anh nói chung và kỹ năng

viết bài luận tiếng Anh nói riêng./.

ao

Trang 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cameron, L (2001) Teaching Languages to Young Learners Cambridge: Cambridge University Press.

2 Coady, J., & Huckin, T (1997) Second language vocabulary acquisition: A rationale for pedagogy Cambridge University Press.

3 Đào Binh Thịnh (2019) Tam quan trong của từ vựng trong việc hoc ngôn ngữ va

cách thức học từ vựng Trích xuât từ: http://hict.edu.vn/tin-hoc-ngoai-ngu/tam-quan-trong-cua-tu-vung-trong-viec-hoc-ngon-ngu-va-cach-thuc-hoc-tu-vung.htm

4 Đỗ Thị Huyền & Dam Thuận Minh Binh (2019) Một số phương pháp day và hoc tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học Nông Lâm- Bắc Giang Tạp chí Giáo

dục, So đặc biệt Ky 3 tháng 5/2019, tr 249-254

5 Hornby, A S (1995) Oxford Advanced Learner’s Dictionary Oxford: Oxford

University Press.

6 Jack, C & Willy, A (2002) Methodology in Language Teaching: An Antholody of Current Practice Cambridge: Cambridge University Press

7 Lewis, M (1993) The lexical approach: The state of ELT and the way forward.

Hove, England: Language Teaching Publications.

8 Melvyn, A (2010) Evaluating Students’ Reactions and Responses to Teachers’ Written Feedback Philippine ESL Journal 5 40-57.

9 Neuman, S B., & Dwyer, J (2009) Missing in Action: Vocabulary Instruction in

Pre-k The Reading Teacher Creative Education, 6 (5), April 25, 2014, 385.

10 Pyles, T & Algeo, J (1970) English: An introduction to language NewYork:

Marcourt, Brace & World, InC.

11 Suberviola, E S - Mendez, R V (2002) Vocabulary acquisition strategies Dida'ctica (lengua y literatura), Vol 14, pp 233-2509

12 Ur, P (1998) A course in language teaching Cambridge University Press.

36

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w