1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Học Phần Quản Trị Học Tại Công Ty Apple.pdf

46 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu học phần Quản trị học tại công ty Apple
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Trịnh Đức Duy
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 8,94 MB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Apple (5)
  • 2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Apple (5)
  • 3. Đôi nét về các sản phẩm chính của doanh nghiệp Apple (6)
  • 4. Những thành tựu tiêu biểu mà doanh nghiệp Apple đã đạt được (6)
  • PHẦN II: NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC DOANH NGHIỆP APPLE (8)
    • CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ (8)
      • 1.1. Môi trường bên ngoài (8)
      • 1.2. Môi trường ngành (10)
      • 1.3. Môi trường bên trong (12)
    • CHƯƠNG 2: NHÀ QUẢN TRỊ (18)
      • 2.1. Các cấp bậc nhà quản trị (18)
      • 2.2. Những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị tại Apple (19)
      • 2.3. Trách nhiệm xã hội của nhà quản trị (19)
    • CHƯƠNG 3: THÔNG TIN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (21)
      • 3.1. Thông tin quản trị (21)
      • 3.2. Ra quyết định quản trị (21)
    • CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH (23)
      • 4.1. Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty (23)
      • 4.2. Mục tiêu chiến lược của công ty Apple (23)
      • 4.3. Hoạch định chiến lược kinh doanh của Apple (25)
    • CHƯƠNG 5: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC (27)
      • 5.1. Cơ cấu tổ chức (27)
      • 5.2. Phân quyền trong tổ chức (27)
      • 5.3 Đánh giá (27)
    • CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO (30)
      • 6.1. Đôi nét về CEO Tim Cook của doanh nghiệp Apple (30)
      • 6.2. Ảnh hưởng từ phong cách lãnh đạo của CEO Tim Cook đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp Apple (30)
      • 6.3. Đánh giá (35)
        • 6.3.1. Ưu điểm (35)
        • 6.3.2. Nhược điểm (36)
    • CHƯƠNG 7: CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT (38)
      • 7.1. Hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp Apple (38)
      • 7.2. Các loại kiểm soát của doanh nghiệp Apple (40)
        • 7.2.1. Kiểm soát chất lượng nguồn cung (40)
        • 7.2.2 Kiểm soát quá trình phát triển sản phẩm (40)
        • 7.2.3 Kiểm soát sản phẩm (41)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)

Nội dung

Từ một công ty không có mấy tên tuổi cách đây 28 năm, giờ đây Apple đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi chiến lược kinh doanh

Giới thiệu chung về doanh nghiệp Apple

Giới thiệu công ty Apple hay Apple Inc: là một tập đoàn công nghệ của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Cupertino, California Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 01/04/1976 dưới tên Apple Computer, Inc; sau đó mới được đổi tên thành Apple Inc. Đầu năm 2007, sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc Apple I có giá trị 666.66 USD. Đó là một bộ mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ Cho đến ngày nay công ty đã có thêm rất nhiều sản phẩm công nghệ mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Ba nhà sáng lập ra Apple là Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne.Steve Jobs trở thành CEO của Apple vào năm 1997 Năm 1998, Steve Jobs đã mờiTim Cook về làm việc cho Apple để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty ra toàn thế giới Ngày 24/08/2011, Tim Cook chính thức thay thế Steve Jobs trở thành CEO của Apple Chỉ sau 4 năm nắm quyền điều hành, Tim Cook đã mang về những khoản lợi nhuận “khổng lồ” cho doanh nghiệp, đưa Apple vươn tới mục tiêu công ty công nghệ nghìn tỷ USD Từ một công ty không có mấy tên tuổi cách đây 28 năm, giờ đâyApple đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi chiến lược kinh doanh tài chính, sự phá cách trong thiết kế, và luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng.

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Apple

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Apple giờ đây được xem như đứng trên đỉnh cao của danh vọng và sánh vai với các tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Microsoft, về mức độ ảnh hưởng của mình tới lĩnh vực công nghệ.

Ngày 01/04/1976: Apple được thành lập bởi 3 người là Steve Wozniak, Steve Jobs và

Tháng 7/1976: Sản phẩm đầu tiên Apple I được bán ra thị trường với giá 666.66 USD. Năm 1980 : Steve Jobs rời khỏi Apple và John Sculley trở thành giám đốc điều hành công ty.

Năm 1990: Sản phẩm máy tính xách tay Macintosh, PowerBook được sản xuất. Năm 1998: Apple thay đổi thiết kế IMac và phát triển đồng thời dòng sản phẩm Mac

Tháng 10/2001: Công ty giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc IPod cầm tay.

Năm 2002: Apple thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán bản quyền nhạc trên

Ngày 09/01/2007: Giới thiệu chiếc Iphone đầu tiên với màn hình cảm ứng 3.5 inch. Ngày 09/06/2008: Trình làng Iphone 3G, smartphone chạy trên băng tần 3G.

Ngày 27/01/2010: Ra mắt dòng sản phẩm đột phá mới với những tính năng phục vụ nhu cầu giải trí là Ipad.

Ngày 04/10/ 2011: Cho ra mắt dòng Iphone 4s với chíp lõi kép A5 và camera 8MP. Năm 2014: Mẫu Iphone 6 với thiết kế đột phá và độ mỏng đáng kinh ngạc được ra mắt.

Năm 2017: Apple gây sốt khi tung ra iPhone X, bên cạnh iPhone 8 và 8 Plus Chiếc smartphone kỷ niệm 10 năm ra mắt iPhone này gây bất ngờ nhiều người tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm với nét nổi bật là màn hình "tai thỏ" và các phần viền còn lại gần như mất hút.

Năm 2020: Apple tiếp tục đà tăng trưởng với việc giới thiệu iPhone SE mới cùng với đó là một số dòng iPhone 12, iPhone 12 Mini, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max cũng được ra mắt

Liên tục trong các năm tiếp theo, Apple cho ra mắt các dòng sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng với các phiên bản nâng cấp khác nhau Trong tương lai, công ty vẫn sẽ không ngừng cho ra đời những sản phẩm mới với sự cải tiến cả về kỹ thuật, kiểu dáng để hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Đôi nét về các sản phẩm chính của doanh nghiệp Apple

Thế giới biết đến và vô cùng ngưỡng mộ qua chiến lược kinh doanh thông minh, thiết kế phá cách, luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng. Các dòng sản phẩm của Apple cho tới thời điểm hiện tại vẫn đang ngày một đa dạng và hướng đến phân khúc cao cấp, tạo cảm giác được sở hữu cho khách hàng Ta có thể kể đến các sản phẩm cốt lõi như:

Ipad là máy tính bảng do Apple Inc phát triển; được công bố vào ngày 27/1/2010, thiết bị này tạo ra một phân loại mới giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay.

Macbook là dòng máy tính xách tay (laptop) của Apple Inc sản xuất và phát triển.

MacBook có đặc trưng là thiết kế sang trọng cùng trải nghiệm mượt mà mà nó đem lại nhờ chạy hệ điều hành mac OS – hệ điều hành do chính Apple phát triển.

Iphone là mẫu điện thoại di động của hãng điện tử Mỹ Apple Computer; tính đến nay nó mới trải qua 19 thế hệ Sau 13 năm phát triển, Apple đã không ngừng cải tiến iPhone để mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng Sau một chặng đường dài phát triển, iPhone giờ đây đã trở thành một tượng đài trên thị trường smartphone.Ngoài ra, Apple còn có nhiều sản phẩm khác như: Imac, Apple TV, Cinema display, airport, i.Life i.Work, Mobie me, Time Capsule Mac OS X, iPod, AppleWatch, Apple TV, dịch vụ điện toán đám mây, nội dung kỹ thuật số, phụ kiện, phần mềm/ ứng dụng,…

Những thành tựu tiêu biểu mà doanh nghiệp Apple đã đạt được

Nếu như trong những năm 90, Apple vẫn là một công ty không mấy tên tuổi thì ngày nay, Apple đã có những bước tiến nổi bật và trở thành doanh nghiệp mang tầm vóc thế giới Vào ngày 2 tháng 8 năm 2018, Apple đã làm nên lịch sử khi trở thành công ty Hoa Kỳ giao dịch đại chúng đầu tiên được định giá 1 nghìn tỷ đô la, tính theo vốn hóa thị trường Vào tháng 8 năm 2020, thời điểm Tim Cook mới lên làm CEO, ông đã giúp Apple tăng trưởng doanh thu đến 30% tính từ năm 2011 đến 2018 với 265,6 tỷ đô, công ty lại phá kỷ lục khi trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ đô la Apple (mã cổ phiếu AAPL) nằm ngay dưới mức đó vào đầu tháng 10 năm 2020.

Ngày nay, khi nhắc đến Apple, người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm nổi tiếng với chất lượng hàng đầu thế giới, được mọi người biết đến như iPod, Mac, iPhone, và gần đây nhất là iPad Mới đây nhất, Apple đã được vượt qua cả Google để có được danh hiệu, thương hiệu đắt giá nhất hành tinh - theo bảng xếp hạng BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands iPhone đã trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại Sau 2 năm, iPhone đã chiếm lĩnh tới 17% thị trường Smartphone. Doanh số bán hàng không ngừng tăng mạnh: sản phẩm iPhone 5 đã đạt con số kỷ lục: bán được 2 triệu chiếc iPhone 5 theo dạng đặt trước chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên trong khi iPhone 4S của năm ngoái đạt được một triệu máy đặt trước trong vòng 24 giờ, còn với thời gian tương tự, iPhone 4 chỉ đạt 600.000 máy vào năm 2010 Ngoài ra, trong bảng xếp hạng thường niên BrandZ top 100 được công bố bởi Millward Brown (công ty chuyên cung cấp giải pháp kinh doanh và khảo sát thị trường), Apple là công ty đứng đầu danh sách top 100 những công ty lớn nhất thế giới của năm 2012 Với 183 tỷ USD, Apple là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới Vào năm 2011, Apple cũng từng đứng ở vị trí quán quân của BrandZ với 153,3 tỷ USD. Đặc biệt hơn, trong đại dịch Covid 19, Apple lại liên tục đạt lợi nhuận kinh doanh kỷ lục, bất chấp những rào cản do đại dịch gây ra Apple cho biết lợi nhuận của hãng đã tăng gần gấp đôi Doanh thu từ việc bán iPhone đã tăng khoảng 50%, trong khi các dịch vụ khác của Apple như thanh toán kỹ thuật số, âm nhạc, truyền hình trực tuyến và chơi game cũng được thúc đẩy Định giá thương hiệu của Apple đã tăng 35% so với năm 2021 và mức định giá là mức cao nhất mà công ty từng ghi nhận đối với bất kỳ thương hiệu nào Apple đã có một năm 2021 thành công rực rỡ, nổi bật bởi thành tích của họ vào đầu năm 2022 - là công ty đầu tiên đạt mức định giá thị trường 3.000 tỷ USD Để đạt được những thành tựu trên, Apple phải tập trung phát triển vào chiếc lược sản phẩm Apple đã thực sự tạo ra “cú huých lớn” khi mang iPhone đến thị trường di động với thiết kế tinh tế, đơn giản, nhưng lại đẹp và hấp dẫn, cùng với màn hình cảm ứng đa điểm iPhone đã biếnApple từ một hãng chuyên sản xuất máy tính trở thành một trong những thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới hiện nay – đứng ở vị trí thứ 2 về thị phần trên thị trườngSmartphone (sau Samsung) với 18.2%.

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC DOANH NGHIỆP APPLE

MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

2019 là một năm đáng nhớ của thế giới trong lĩnh vực y tế, chính trị và kinh tế. Ảnh hưởng từ căng thẳng Mỹ - Trung cho đến đại dịch covid-19 kéo dài đến hết năm

2021 đã làm nền kinh tế thế giới chao đảo và đình trệ Bắt đầu từ giữa năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, Apple là một trong số những tập đoàn bị ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất khi hầu như các xưởng lắp ráp, gia công của Apple phần lớn nằm tại Trung Quốc Dù có rất nhiều nhà cung ứng Mỹ và chi 60 tỷ USD cho các nhà lắp ráp Mỹ trong những năm trước đó nhưng hoạt động lắp ráp iPhone vẫn được thực hiện phần nhiều tại Đại lục Bất cứ khi nào thuế quan trả đũa giữa hai bên được công bố, nhà đầu tư vào Apple đều phải chú ý vì một số sản phẩm của hãng có thể bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Nhà phân tích Katy Huberty thuộc ngân hàng Morgan Stanley ước tính mức thuế 25% áp lên iPhone có thể dẫn đến việc iPhone tăng giá 160 USD Apple cũng có thể gánh phần thuế quan cho người dùng và chịu cảnh giảm 23% lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu vào năm sau Ngày 13/05/2019, cổ phiếu Apple đã giảm gần 6% trên thị trường chứng khoán

Tiếp theo đó những năm 2020 và 2021, bất chấp đại dịch, Apple đã dành phần lớn thời gian trong hai năm qua để liên tục cải tiến các dòng sản phẩm của mình và những động thái của họ chắc chắn đã được đền đáp Theo kết quả báo cáo tài chính trong quý II/2021 và công ty đã kiếm được một khoản tiền đáng kinh ngạc Tất cả các phân khúc sản phẩm (iPhone, Macbook, iPad, Dịch vụ và Thiết bị đeo / Thiết bị gia đình / Phụ kiện) đều tăng doanh số bán hàng so với năm trước với tổng doanh số 81,4 tỷ đô la Mỹ Điển hình là doanh số bán iPhone đạt 39,6 tỷ USD chiếm gần một nửa trong số đó Doanh thu hàng quý tăng 36% so với năm trước, nhờ đó lợi nhuận tăng đáng kể, thậm chí tăng gần gấp đôi Apple báo cáo thu nhập ròng là 21,7 tỷ USD, nhiều hơn 93% so với năm ngoái, chiếm nhiều nhất trong doanh số quý này Gần đây nhất trong báo cáo tài chính QIII/2022, Apple đạt doanh thu là 83 tỷ USD (khoảng 1.93 triệu tỷ đồng) và lợi nhuận là 19.4 tỷ USD (khoảng 453 nghìn tỷ đồng) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 1.2 USD (khoảng 28 nghìn đồng) trong quý Có thể thấy dù tác động từ bên ngoài là rất lớn nhưng Apple vẫn giữ vững vị thế và giá trị của mình, xứng đáng với vị trí top 1 về công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới.

1.1.2 Chính trị - Pháp luật Để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào t

Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường marketing ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp, cụ thể:

Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing Ví dụ: Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất của Apple Và vào năm 2021, dựa trên truyền thuyết về phong tục múa lân nổi tiếng của Trung Quốc, bộ phim Tết "Nian" của Apple đã kể lại câu chuyện về sự dũng cảm và tình bạn đẹp giữa một cô gái với một con quái vật Điều đặc biệt hơn là toàn bộ video này được quay hoàn toàn bằng iPhone 12 Pro Max vừa mới ra mắt Quảng cáo này đã mang đến sự thành công lớn của Apple tại thị trường Trung Quốc Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing.

Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống marketing- mix của doanh nghiệp trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Apple như Samsung, Xiaomi, Oppo, Asus,

… liên tục tung ra sản phẩm mới với nhiều tính năng, thiết kế đẹp và giá cả phải chăng Trong khi đó những phiên bản iPhone mới ra mắt gần đây lại ít có sự đổi mới, không đáp ứng được kỳ vọng của những tín đồ công nghệ, tuy vẫn mang trong mình sự khác biệt về hệ điều hành “IOS” và vẻ ngoài sang trọng nhưng bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ để đáp ứng sự thay đổi và phát triển của các hãng cạnh tranh hiện nay Theo IDC, iPhone được dự đoán vẫn giữ mức tăng trưởng tuyệt vời nhưng đối thủ Samsung và các nhà sản xuất khác đã làm “tổn thương” Apple nhờ biết cách tiếp thị sản phẩm, ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn và áp dụng nhanh các công nghệ tiên tiến trên thế giới. 1.1.5 Tự nhiên

Sự lạm dụng thiên nhiên đã gây hậu quả nghiêm trọng Hiện nay Apple đang nỗ lực sử dụng năng lượng tái tạo, giảm tối đa các thành phần độc hại trong các sản phẩm của hãng, tăng tỉ lệ tái chế Do tốc độ nóng lên toàn cầu ngày càng tăng, Apple cũng phải đối mặt với vấn đề vận chuyển xuyên đại lục, vốn là phần cốt lõi của chuỗi cung ứng apple.

Apple là một hãng công nghệ lớn, là tập đoàn đứng đầu trong số những tập đoàn có vốn hóa lớn nhất thế giới với vốn hóa 2,5 nghìn tỷ USD Với sự thành công và khác biệt mà Apple tạo ra trong hơn 1 thập kỷ qua, họ đã có rất nhiều khách hàng trung thành của mình, luôn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cũng như hàng giờ đồng hồ để xếp hàng với mong muốn sở hữu cho mình phiên bản mới nhất của Apple Apple vốn không thuộc về phân khúc đại chúng, đối tượng khách hàng họ hướng đến là “phân khúc cao cấp” tức là những người tiêu dùng có mức thu nhập cao Bởi khách hàng mục tiêu không đơn thuần chỉ là những người có nhu cầu, mong muốn về sản phẩm mà phải có khả năng chi trả cho chúng Trong quý II, doanh số bán iPhone của Apple chiếm tới một nửa tổng số lượng smartphone thuộc phân khúc cao cấp (có giá từ 400 USD trở lên) được bán ra tại thị trường Trung Quốc.Doanh số bán dòng sản phẩm iPhone 13 tăng cao đã giúp Apple chiếm 46% thị phần điện thoại thông minh cao cấp của Trung Quốc trong quý II Thị phần của Apple đã tăng nhẹ so với con số 43% của cùng kỳ năm trước Trong phân khúc siêu cao cấp (ultra high-end), có giá từ 1.000 USD trở lên, doanh số bán iPhone đã tăng 147% so với cùng kỳ năm ngoái Theo báo cáo, Samsung Electronics cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, với doanh số bán hàng cùng phân khúc tăng 133% trong quý II Apple vẫn dự kiến sẽ lắp ráp tổng cộng khoảng 220 triệu chiếc iPhone cho năm 2022, cũng ngang bằng với năm

2021 Các dự báo của Apple cho thấy công ty tỏ ra tự tin về khả năng vượt qua được giai đoạn mà người tiêu dùng hạn chế chi tiền mua sắm đồ công nghệ, đặc biệt là smartphone Theo dự báo của IDC, thị trường thiết bị cầm tay toàn cầu đã giảm 9% trong quý II và dự kiến sẽ giảm 3,5% cho cả năm 2022.

Mạng lưới chuỗi cung ứng của Apple trải dài khắp các châu lục nhưng chủ yếu tập trung tại châu Á Nổi trội nhất có thể kể đến 9 nhà cung ứng lớn nhất sau:

Hon Hai Precision Industry (Foxconn): Đài Loan là tâm điểm trên bản đồ cung ứng của Apple, trong đó Foxconn là đối tác lớn nhất và lâu đời nhất Công ty có trụ sở tạiTucheng, New Taipei Tính đến năm 2018, Foxconn có 35 địa điểm cung ứng phục vụApple tại Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Mỹ 29/35 đặt tại TrungQuốc Trong những năm trở lại đây, do căng thẳng Trung – Mỹ thời tổng thốngDonald Trump Apple đang dần rút 30% dây chuyền sản xuất khỏi Trung và chuyển dần sang Việt Nam và Ấn Độ Cụ thể như Foxconn đầu tư nhà máy hơn 1,3 tỷ USD vào Thanh Hóa để lắp ráp và sản xuất macbook, airpod.

Wistron: Wistron cũng là một công ty Đài Loan giúp Apple mở rộng địa bàn tại Ấn Độ Wistron có 5 nhà máy, 3 tại Trung Quốc và 2 tại Ấn Độ Wistron tập trung sản xuất bảng mạch in cho iPhone ở đây.

Pegatron: Pegatron hoàn thành bộ ba nhà cung ứng Đài Loan của Apple Công ty chỉ có một nhà máy tại Đài Loan, 17 nhà máy đặt tại các khu vực khác như Trung Quốc,

CH Séc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ Pegatron tương tự Foxconn, cung cấp dịch vụ lắp ráp iPhone.

Goertek: Goertek và Luxshare là hai điểm sáng tại Trung Quốc của Apple Cả hai đều mở nhà máy tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất tai nghe AirPods Goertek có

2 nhà máy Trung Quốc và 1 nhà máy Việt Nam.

NHÀ QUẢN TRỊ

2.1 Các cấp bậc nhà quản trị

Vào năm Steve Jobs trở lại công ty, Apple đang được tổ chức theo cấu trúc thông thường, giống như các công ty cùng quy mô và phạm vi hoạt động khác Công ty được chia thành nhiều đơn vị kinh doanh (business unit) khác nhau, mỗi đơn vị có trách nhiệm về doanh thu và lợi nhuận (P&L) riêng Nhóm sản phẩm Macintosh, bộ phận thiết bị thông tin và bộ phận sản phẩm máy chủ, cùng những nhóm khác, được quản lý bởi các tổng giám đốc (các GM) Steve Jobs cho rằng cách quản trị thông thường này kìm hãm sự đổi mới sáng tạo Vì thế, ngay trong năm đầu tiên trở lại làm CEO, ông đã sa thải tất cả GM của các đơn vị kinh doanh đó chỉ trong vòng một ngày. Toàn bộ công ty giờ đây hướng về một P&L duy nhất, và hợp nhất các bộ phận có cùng chức năng đang bị phân tán trong các đơn vị kinh doanh quy về thành một tổ chức chức năng thống nhất Điều này có nghĩa là Apple được tái cấu trúc theo cấu trúc chức năng

Apple duy trì việc quản trị nhân sự theo cấu trúc tập trung: CEO Tim Cook chiếm vị trí trung tâm trên sơ đồ tổ chức, nơi giao nhau duy nhất giữa các bộ phận thiết kế, kỹ thuật, vận hành, marketing và bán lẻ của bất kỳ sản phẩm chính nào của Apple Ngoài CEO, công ty hoạt động mà không cần có các GM - những người kiểm soát toàn bộ quy trình từ phát triển sản phẩm đến bán hàng và được đánh giá dựa trên kết quả P&L riêng biệt - theo mô hình thông thường.

Tim Cook là Giám đốc điều hành của Apple và phục vụ trong Hội đồng quản trị của nó Tim là Giám đốc điều hành của Apple và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và bán hàng trên toàn thế giới của công ty, bao gồm quản lý đầu cuối chuỗi cung ứng của Apple, các hoạt động bán hàng, dịch vụ và hỗ trợ ở tất cả các thị trường và Quốc gia Ông cũng đứng đầu bộ phận Macintosh của Apple và đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp tục phát triển các mối quan hệ người bán lại và nhà cung cấp chiến lược, đảm bảo tính linh hoạt để đáp ứng với thị trường ngày càng khắt khe

Katherine Adams là cố vấn chung của Apple và phó chủ tịch cấp cao về Pháp lý và An ninh Toàn cầu, báo cáo cho Giám đốc điều hành Tim Cook Kate phục vụ trong nhóm điều hành của công ty và giám sát tất cả các vấn đề pháp lý, bao gồm quản trị công ty, sở hữu trí tuệ, kiện tụng và tuân thủ chứng khoán, bảo mật và quyền riêng tư toàn cầu

Eddy Cue là Phó chủ tịch cấp cao về Phần mềm và Dịch vụ Internet của Apple, báo cáo với Giám đốc điều hành Tim Cook Eddy giám sát các cửa hàng nội dung hàng đầu trong ngành của Apple bao gồm iTunes Store và Apple Music, cũng như ApplePay, Bản đồ, Quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm, các dịch vụ iCloud sáng tạo củaApple và các ứng dụng năng suất và sáng tạo của Apple Eddy cũng lãnh đạo nhóm mới được thành lập chịu trách nhiệm phát triển tất cả các khía cạnh của chương trình video trên toàn thế giới của Apple

Craig Federighi là Phó chủ tịch cấp cao về Kỹ thuật phần mềm của Apple, báo cáo với Giám đốc điều hành Tim Cook Craig giám sát sự phát triển của iOS, macOS và Siri Các nhóm của ông chịu trách nhiệm cung cấp phần mềm trung tâm của các sản phẩm sáng tạo của Apple, bao gồm giao diện người dùng và ứng dụng.

John Giannandrea là Trưởng bộ phận Học máy và Chiến lược AI của Apple, báo cáo cho Giám đốc điều hành Tim Cook John gia nhập Apple vào năm 2018 và giám sát chiến lược cho Trí tuệ nhân tạo và máy học trong toàn công ty cũng như phát triển các công nghệ Core ML và Siri

Sabih Khan là Phó chủ tịch cấp cao về Hoạt động của Apple báo cáo với COO Jeff

Williams Sabih phụ trách chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giám sát các chức năng lập kế hoạch, mua sắm, sản xuất, hậu cần và hoàn thành sản phẩm, cũng như các chương trình trách nhiệm với nhà cung cấp của Apple nhằm bảo vệ và giáo dục người lao động tại các cơ sở sản xuất trên khắp thế giới Nhóm Vận hành cũng hỗ trợ các sáng kiến về môi trường của Apple bằng cách hợp tác với các nhà cung cấp để thúc đẩy sản xuất xanh, giúp bảo tồn tài nguyên và bảo vệ hành tinh

2.2 Những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị tại Apple

Với tư cách là Người quản lý, nhà quản trị có trách nhiệm truyền cảm hứng cho nhóm của mình để tạo cơ hội sở hữu cho khách hàng trên sàn bán hàng Ở trong bộ phận của mình, họ hướng dẫn nhân tài cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, đồng thời hợp tác với nhóm kinh doanh Đằng sau hậu trường, nhà quản trị giám sát các hoạt động như kiểm kê và bán hàng trực quan Các nhà quản trị tích cực xây dựng nhóm của mình - tuyển dụng, đào tạo và phát triển các thành viên trong nhóm trong tất cả các lĩnh vực này và hơn thế nữa Hỗ trợ sự đơn giản của Apple là một công việc phức tạp và họ làm cho nó trông thật dễ dàng.

2.3 Trách nhiệm xã hội của nhà quản trị

Giáo dục và Trao quyền cho Nhân viên của Apple : Công ty công nghệ đa quốc gia này đã cung cấp các khóa đào tạo cho khoảng 4 triệu người kể từ năm 2008 Gã khổng lồ công nghệ có các thực hành phúc lợi cạnh tranh cho nhân viên Ví dụ: Các bà mẹ tương lai có thể mất đến bốn tuần trước khi sinh và tối đa 14 tuần sau khi sinh, trong khi các ông bố và những ông bố bà mẹ không phải cha mẹ khác có đủ điều kiện được nghỉ phép đến sáu tuần.

Các nhà cung cấp của Apple đã trả lại 32,2 triệu USD phí tuyển dụng cho 36.599 nhân viên của họ kể từ năm 2008.

Lao động và Nhân quyền tại Apple: Apple thực thi Quy tắc ứng xử của nhà cung cấp được cho là khắt khe nhất trong ngành công nghiệp điện tử Apple đã giáo dục hơn 19,4 triệu nhân viên của các nhà cung cấp về quyền của họ kể từ năm 2008 Vào năm

2018, Apple đã loại bỏ năm nhà cung cấp khoáng sản khỏi chuỗi cung ứng vì không vượt qua hoặc không sẵn sàng tham gia các cuộc kiểm toán nhân quyền Công ty công nghệ đa quốc gia đã phỏng vấn hơn 52000 nhân viên nhà cung cấp về kinh nghiệm làm việc của họ.

Sức khỏe và An toàn của Nhân viên tại Apple : Công ty công nghệ đa quốc gia này đã thành lập một nhóm các phòng khám sức khỏe có tên là AC Wellness cho nhân viên và gia đình của họ Năm 2019, Việt Nam đã được đưa vào chương trình giáo dục sức khỏe cho người lao động Chương trình đã được thực hiện ở Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2020, lần thứ 2 liên tiếp công ty được trao giải Hóa chất An toàn hơn, Gia đình khỏe mạnh đã trao cho Apple xếp hạng A + về loại bỏ hóa chất độc hại trong sản xuất lần thứ 2 liên tiếp vào năm 2020.

Tiêu thụ năng lượng của Apple : Apple thường được ca ngợi vì các kỷ lục về môi trường bao gồm giảm tổng lượng điện năng tiêu thụ của các sản phẩm Apple xuống 57%, giới thiệu Mac mini là máy tính để bàn tiết kiệm năng lượng nhất thế giới và vượt quá các nguyên tắc của ENERGY STAR Apple nổi lên là công ty duy nhất được trao Chỉ số Năng lượng Sạch là 100%, theo Báo cáo về Số lần Bấm sạch của Greenpeace Công ty hiện cung cấp 100% hoạt động trên toàn cầu với 10% năng lượng tái tạo.

Giảm thiểu và tái chế chất thải của Apple : Apple cung cấp các chương trình tái chế ở

99% các quốc gia mà họ hoạt động và công ty đã chuyển hơn 508 triệu pound chất thải điện tử từ các bãi chôn lấp kể từ năm 2008 Các trang web của nhà cung cấp cam kết không lãng phí tăng 53% vào năm 2019 Vào năm 2016, công ty đã giới thiệu Liam,một dòng robot có thể tháo rời iPhone sau mỗi 11 giây và phân loại các thành phần chất lượng cao của nó để chúng có thể được tái chế.

THÔNG TIN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ

Theo nguồn thông tin: Thông tin bên trong: nội bộ doanh nghiệp luôn có trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa các bộ phận, được chỉ đạo từ bên trên xuống cụ thể là từ giám đốc, rồi đến các bộ phận dưới đó, truyền đạt thông tin quản trị về mục tiêu hoạt động tại Apple & Thông tin bên ngoài: các phản hồi của đối tác, nhà phân phối, khách hàng.

Theo chức năng thông tin: Thông tin chỉ đạo: Đội ngũ lãnh đạo của Apple tin rằng:

Những con người sở hữu tài năng đẳng cấp thế giới muốn được làm việc cùng với những tài năng đẳng cấp thế giới khác, trong cùng một chuyên ngành Giống như việc tham gia vào một đội thể thao vậy, bạn cũng muốn có thể học hỏi và chơi cùng với những người giỏi nhất Mỗi khi có các cuộc tranh luận đi đến bế tắc, các nhà quản lý cấp cao hơn sẽ vào cuộc, bao gồm cả CEO và các VP cấp cao Để giải quyết vấn đề nhanh chóng mà vẫn đảm bảo việc chú trọng vào chi tiết là thách thức đối với ngay cả những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất & Thông tin thực hiện: Nhiều nhân sự tại Apple coi việc làm việc cùng với các chuyên gia - những người có thể đưa ra những lời hướng dẫn và cố vấn hữu ích hơn hẳn so với các GM - là một sự giải phóng, thậm chí rất phấn khích Phối hợp cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đã chọn, tất cả mọi nhân sự tại Apple có thể cùng nỗ lực để xây nên những tuyệt tác của đời mình.

Theo kênh thông tin: Hiện nay khi mà nền công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ kèm theo đó là sự ra đời của Marketing 4.0 đã làm thay đổi rất nhiều cách thức mà một doanh nghiệp có thể làm để tiếp thị cho nhóm công chúng của họ Nhóm công chúng giờ đây đều quan tâm đến công nghệ hiện đại, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, cũng vì thế, mà xu hướng tiếp cận sản phẩm cũng đã thay đổi Hiện nay, Apple đang sử dụng các kênh phân phối như: Trang web chính thức của Apple, các kênh bán lẻ trực tuyến (ebay, Amazon,…) và các nhà bán lẻ điện tử lớn nhỏ, đại lý công ty, các cửa hàng chính thống của Apple, cửa hàng bán lẻ tại địa phương Bên cạnh đó, việc tiếp thị không dừng lại ở quảng cáo, cung cấp thông tin và giá cả mà Apple còn giúp khách hàng hiểu và nhận ra những sản phẩm họ đang dùng có thể thực hiện nhiều tính năng có giá trị và giúp ích cho họ trong đời sống hàng ngày.

3.2 Ra quyết định quản trị

Steve Jobs là người đồng sáng lập Apple và cũng là người đưa công ty này trở thành kẻ khổng lồ hùng mạnh nhất Điều đó có nghĩa là ông luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn và nhiều quyết định khiến chính bản thân ông cũng không dám chắc mình hoàn toàn đúng Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, có hàng trăm thương hiệu máy tính xuất hiện trên thế giới Những sản phẩm thời đó chạy theo hai xu hướng Một là những sản phẩm mang thương hiệu mở rộng - line extensions của công ty lớn (máy tính AT&T, Dictaphone, ITT, Memorex, Motorola, Siemens, Xerox), hoặc những sản phẩm có những cái tên kỳ lạ (Commodore, Micro Pro) Thực ra nếu so sánh về cấu trúc phần cứng, thời điểm đó, máy tính Apple không quá khác biệt so với những thương hiệu cùng loại Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất ở đây chính là cái tên gọi: Apple Một cái tên rất đơn giản Steve Jobs đã đi xa hơn khi luôn cho thương hiệuApple đi kèm cùng logo quả táo cắn dở Từ góc độ thương hiệu, cái tên và logo có sự gắn kết chặt chẽ, thực sự đóng đinh vào trí nhớ của khách hàng, khiến khách hàng có khả năng liên tưởng mạnh mẽ Có thể thấy quyết định quản trị đặt tên thương hiệu củaApple đã vươn lên vị trí rất lớn trên thế giới.

CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

4.1 Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty

Tuyên bố sứ mệnh của công ty chỉ ra rằng Apple Inc tập trung vào các sản phẩm máy tính làm đầu ra của tổ chức Thuật ngữ “sản phẩm máy tính” không chỉ bao gồm máy tính và điện thoại thông minh mà còn bao gồm các hàng hóa hoặc dịch vụ khác chủ yếu dựa trên công nghệ máy tính Ví dụ, công ty cũng cung cấp phần mềm và lưu trữ đám mây, cũng như phân phối nội dung kỹ thuật số (App Store, iTunes, v.v.) và dịch vụ thanh toán trực tuyến (Apple Pay) Tuyên bố sứ mệnh cũng chỉ rõ rằng khách hàng mục tiêu của công ty công nghệ trên thực tế là tất cả mọi người Do đó, Apple thiết kế các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau Hơn nữa, sứ mệnh của công ty nêu rõ rằng hoạt động của công ty có phạm vi tiếp cận đa quốc gia, nhằm mục tiêu đến các thị trường điện tử tiêu dùng và dịch vụ trực tuyến trên khắp thế giới Kết hợp tiếp thị của Apple Inc hoặc 4Ps Tuyên bố sứ mệnh này cũng ảnh hưởng đến tuyên bố tầm nhìn doanh nghiệp của công ty, định hướng hoạch định chiến lược về cách doanh nghiệp công nghệ đưa sứ mệnh của công ty vào tương lai.

Tầm nhìn của công ty Apple Inc là “tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên trái đất và để thế giới tốt hơn những gì chúng tôi đã tìm thấy” Tương tự, Phó chủ tịch phụ trách các sáng kiến về môi trường, chính sách và xã hội của công ty, Lisa Jackson, tuyên bố “Chúng tôi hướng tới không chỉ tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên thế giới mà còn là những sản phẩm tốt nhất cho thế giới.” Do đó, tuyên bố tầm nhìn của công ty phù hợp với chiến lược trách nhiệm xã hội của công ty Apple và nhấn mạnh vào tính bền vững, bảo tồn môi trường và tác động sinh thái của doanh nghiệp, bên cạnh tác động đến người tiêu dùng Tuyên bố tầm nhìn của Apple ảnh hưởng đến quản lý chiến lược về các quyết định mà các nhà điều hành của công ty đưa ra để đạt được một tương lai lãnh đạo trong các ngành công nghiệp khác nhau nơi doanh nghiệp hoạt động

4.2 Mục tiêu chiến lược của công ty Apple

Mục tiêu chiến lược của Apple: Trong mọi chiến lược kinh doanh, mục tiêu luôn là điều được xác định rõ ràng ngay từ đầu Nó là những điều bạn mong muốn đạt được, cần phải đạt được khi xây dựng ra bản chiến lược kỳ công này Mục tiêu chiến lược của Apple sẽ có sự thay đổi trong từng giai đoạn, tuy nhiên vẫn sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, giá trị thương hiệu và mức độ ảnh hưởng.

Khách hàng mục tiêu của Apple: Đối với mức giá phân phối trên thị trường, bạn cũng có thể thấy ngay rằng khách hàng mục tiêu của Apple không phải là đại chúng Khách hàng mục tiêu của Apple được xác định là phân khúc cao cấp, tức là những người tiêu dùng có mức thu nhập cao Bởi khách hàng mục tiêu không đơn thuần chỉ là những người có nhu cầu, mong muốn về sản phẩm mà phải có khả năng chi trả cho chúng.

Thị trường của Apple: Xác định thị trường, thị trường mục tiêu luôn là điều cần thiết trong mỗi chiến lược kinh doanh Nếu xác định không đúng vừa khiến bạn lãng phí các nguồn lực mà hiệu quả lại không đạt được như mong muốn Thị trường của Apple được phân chia thành nhiều phân đoạn khác nhau, đặc biệt sẽ tập trung vào các thị trường chính Trong đó, thị trường chính của Apple là những quốc gia, khu vực có mức tiêu thu cao như Mỹ hay Trung Quốc.

Các chiến lược kinh doanh của Apple: Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple:

Trong các chiến lược kinh doanh của Apple thì chiến lược phát triển sản phẩm bao giờ cũng được chú trọng rất nhiều Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi sản phẩm chính là

“nhân vật trung tâm” để chúng ta phát triển, xây dựng mọi điều theo Chiến lược sản phát triển sản phẩm của Apple luôn là bổ sung, hoàn thiện theo từng dòng, từng phiên bản Từ đó tạo ra một hệ sinh thái toàn diện nhất đối với một doanh nghiệp cung ứng dòng sản phẩm công nghệ Đặc biệt, các dòng sản phẩm Iphone, iPad, Macbook và iPod còn được áp dụng chiến lược phát triển theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc Các sản phẩm của hãng không chỉ đề cao chất lượng mà còn là sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.

Chiến lược định giá sản phẩm: Chiến lược định giá sản phẩm của Apple chắc chắn sẽ là “mảnh ghép” không thể thiếu trong “bức tranh” tổng thể này Vào thời điểm những năm 1990, trong mắt người tiêu dùng các sản phẩm của Apple chỉ là những thiết kế màu mè thiên về trang trí nhiều hơn nhưng giá thành thì lại quá đắt đỏ Nên dòng sản phẩm máy Macintosh thậm chí không “có cửa” để cạnh tranh với các máy tính cá nhân của Windows khi mức giá rẻ hơn và công năng cũng tốt hơn Vì vậy, trong những năm gần đây Apple không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mà còn định giá một cách chặt chẽ hơn.

Chiến lược định vị thương hiệu Chiến lược định vị thương hiệu của Apple được coi là một câu chuyện đặc biệt của ngành công nghệ trên toàn cầu Thậm chí còn trở thành bài học mà mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình Thay vì chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm mà còn là sự “đầu tư” cả về sự hài lòng, cảm xúc của khách hàng trong từng trải nghiệm

Chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối của Apple cũng là một định hướng rất đặc biệt mà bạn có thể tham khảo, thay vì tập trung vào các cửa hàng độc lập của mình quá nhiều Apple sẽ phân phối tới các đại lý của mình nhiều hơn, họ sẽ đào tạo các nhân viên bán hàng của đại lý một cách chi tiết nhất về sản phẩm Điều này sẽ giúp khách hàng khi đến mua sắm sẽ đều được tư vấn, cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm nhất Bên cạnh đó, ở một số phân khúc thị trường hãng sẽ cho phân phối tại các trường trung học và đại học Từ đó ngẫu nhiên tạo thành một không gian để quảng bá các sản phẩm của hãng rất hiệu quả.

Chiến lược Marketing: Các bài học từ chiến lược marketing của Apple có lẽ luôn là chủ đề rất HOT, được rất nhiều người quan tâm Chiến lược marketing của Apple thực sự là một “đỉnh cao” trong tổng thể chiến lược chiến lược kinh doanh của họ Nhìn qua, nhiều người sẽ cảm thấy rằng Apple rất “hời hợt” trong các hoạt động marketing của mình Thậm chí các lần ra mắt sản phẩm của họ cũng rất đơn giản, không quảng cáo rầm rộ Nhưng thực chất đằng sau đó lại là cả một kế hoạch được nghiên cứu và xây dựng tỉ mỉ Chiến lược marketing sẽ sử dụng đến các chiến thuật về tâm lý nhằm khơi gợi ham muốn của khách hàng Họ thu hút, lôi kéo khách hàng của mình bằng cách tự nhiên nhất.

Chiến lược cạnh tranh: Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển của mình,

Apple là cái tên có nhiều dấu ấn đặc biệt và trong đó có cả những thị phi đi kèm. Trong chiến lược cạnh tranh của Apple, những thị phi này cũng chính là cách để họ đánh bóng tên tuổi của mình Thu hút sự quan tâm của thị trường, lôi kéo mọi người vào những cuộc tranh luận Đồng thời, trọng tâm của chiến lược cạnh tranh luôn là tạo ra sự khác biệt, độc nhất so với các đối thủ Trở thành một hình mẫu khác biệt hoàn toàn từ đó hình thành nên ưu thế cạnh tranh trên thị trường Cùng với đó Apple lựa chọn tấn công toàn lực để chinh phục khách hàng và thách thức đối thủ của mình.

Chiến lược chăm sóc khách hàng: Apple “đầu tư” vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng và “cưng chiều” cảm xúc của họ rất nhiều Vì vậy, chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple chính là một trong những điều đặc biệt giúp họ thành công Đây là một trong số ít những thương hiệu tiêu biểu coi trọng thái độ tôn trọng đến từng khách hàng của mình Với Apple khách hàng không đơn thuần chỉ là người giúp mang đến doanh thu, lợi nhuận mà còn là người cùng góp phần vào việc xây dựng thương hiệu Vì vậy, mọi đợt nâng cấp, thiết kế sản phẩm mới hãng đều xem xét đến đánh giá, ý kiến của khách hàng một cách kỹ lưỡng.

4.3 Hoạch định chiến lược kinh doanh của Apple

Quá trình hoạch định chiến lược gồm 5 bước:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Bước 2 Đánh giá thực trạng

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược

Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Apple có một hoạch định chặt chẽ, lập ra hệ thống ngân sách cho năm sau:

Xây dựng và tích hợp một loạt các kế hoạch chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu của công ty Đúng hơn là cố gắng triển khai một cách hoàn hảo các dự đoán tương lai, các kế hoạch tập trung vào bối cảnh có thể xảy ra và các chiến lược ngẫu nhiên.

Kế hoạch chiến lược 5 năm chia ra từng năm rất phức tạp được thay thế bằng tư duy chiến lược ở tất cả các cấp của tổ chức trong cả năm, kiểm soát quá trình hoạch định bằng cách tiến hành hoạch định chiến lược.

CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

5.1.1 Sơ đồ tổ chức và sơ lược về nhân sự của doanh nghiệp Apple

Sơ đồ tổ chức về các nhà lãnh đạo của Apple Inc.

Năm 1997, khi Steve Jobs quay lại, Apple có khoảng 8000 nhân viên và doanh thu 7 tỷ USD Đến năm 2019, công ty đã có 137.000 nhân viên và doanh thu 260 tỷ USD Tính đến năm 2021 đạt khoảng 154 nghìn người (chỉ tính tương đương toàn thời gian) Một phần quan trọng giúp Apple làm được điều này đó là bộ máy công ty được tổ chức theo cách để công ty có khả năng thành công cao hơn khi họ sáng tạo.

5.2 Phân quyền trong tổ chức

Mô hình tổ chức theo chức năng: Khi Jobs quay trở lại Apple, lúc đó Apple đang được tổ chức theo cơ cấu của những công ty giống với quy mô của Apple Công ty được chia làm nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm có một trách nhiệm riêng về doanh thu và lợi nhuận (P&L - Profit & Loss) Mỗi nhóm có một ông giám đốc (general manager) riêng: ví dụ có một ông GM nắm mảng Mac, một ông nắm mảng tiêu dùng, một ông nắm mảng server… Một vấn đề thường gặp của cấu trúc kiểu này đó là các ông GM thường sẽ phải đấu với nhau để đạt được lợi ích cho bộ phận của mình Jobs tin rằng cấu trúc truyền thống khiến Apple đi xuống, nên ngay trong năm đầu tiên trở về Apple ở vai trò CEO, Jobs đã sa thải tất cả GM của tất cả bộ phận đó (trong chỉ 1 ngày) Cả công ty giờ chỉ có 1 trách nhiệm P&L duy nhất, và các phòng ban chức năng của từng bộ phận giờ sẽ gộp lại để phục vụ cho cả Apple Không còn những nhóm chia theo sản phẩm, mà chia theo chức năng (functional)

Chuyên môn sâu: Apple không phải công ty mà các giám đốc giám sát các giám đốc mà đây là nơi các chuyên gia dẫn dắt các chuyên gia Đào tạo một chuyên gia để quản lý sẽ dễ dàng hơn đào tạo một quản lý để trở thành chuyên gia Tại Apple, các chuyên gia phần cứng sẽ quản lý phần cứng, các chuyên gia phần mềm sẽ quản lý phần mềm. Trong mỗi bộ phận cũng phân chia nhỏ hơn theo chuyên môn với cách tiếp cận tương tự Apple tin rằng nhân tài đẳng cấp thế giới sẽ muốn làm việc cùng những người cùng chuyên môn có khả năng tương tự Giống như trong đội thi đấu thể thao, các thành viên có thể học hỏi, chơi cùng những người giỏi nhất.

Chú ý chi tiết: Một nguyên tắc được nhấn mạnh ở Apple là “Lãnh đạo cần hiểu biết chi tiết hoạt động ở ba cấp trở xuống” bởi đó là điều cần thiết để việc ra quyết định đa chức năng nhanh chóng và hiệu quả Nếu nhà quản lý tham dự cuộc họp mang tính quyết định nhưng không chắc chắn về hành động của họ, quyết định đó phải đưa ra mà không bao gồm các chi tiết hoặc phải hoãn lại Các nhà lãnh đạo là chuyên gia trong lĩnh vực và có thể đào sâu vào chi tiết sẽ tác động lớn đến cách Apple vận hành Họ biết cách thúc đẩy, xem xét, “đánh hơi” được vấn đề Họ biết chi tiết nào là quan trọng và điểm nào cần chú tâm hơn Nhiều nhân viên tại Apple cho rằng làm việc với các chuyên gia như vậy sẽ đưa ra chỉ dẫn, cố vấn tốt hơn các quản lý thông thường Và tất cả sẽ cùng nhau đạt được công việc xuất sắc nhất trong lĩnh vực lựa chọn của họ.

Sẵn sàng tranh luận một cách hợp tác: Apple có hàng trăm nhóm chuyên gia trong công ty, mỗi nhóm sẽ cần góp công vào một phần nào đó trong sản phẩm Ví dụ, chỉ riêng camera kép của iPhone đã cần sự tham gia của khoảng 40 team: thiết kế bán dẫn, phần mềm camera, kỹ thuật ổn định, cảm biến chuyển động, video, thiết kế cảm biến camera…Làm sao mà Apple có thể bắt mọi người ngồi lại với nhau và cùng làm việc với nhau? Câu trả lời đó là tranh luận một cách hợp tác Khi cuộc tranh luận đi đến cao trào và gần như không thể “giảng hòa”, các quản lý cấp cao hơn sẽ nhảy vào Đôi khi cần cả CEO hay các phó chủ tịch Để điều này diễn ra nhanh và hiệu quả không dễ, và nó là thách thức cho các nhân viên quản lý Điều này không có nghĩa ngăn cản mọi người bày tỏ quan điểm cá nhân Các nhà lãnh đạo được kỳ vọng là những người có quan điểm mạnh mẽ, có cơ sở nhưng cũng sẵn sàng thay đổi ý kiến khi người khác đưa ra lập luận rõ ràng Đó phải là những người hiểu rõ văn hóa, giá trị, sứ mệnh của Apple và tách biệt được điều đúng với điều khó, không để những khó khăn ngăn cản họ lựa chọn quyết định.

Nhân viên có thể cảm thấy nhàm chán vì công việc lặp đi lặp lại Sự đơn điệu này làm mất đi sự nhiệt tình.

Việc thiếu tinh thần hợp tác giữa các bộ phận khác nhau sẽ làm chậm sự đổi mới.

Cấu trúc chức năng cứng nhắc khiến việc thích ứng với những thay đổi trở nên khó khăn, chậm chạp.

Có thể gây ra tình trạng chồng chất các quyết định; hệ thống phân cấp bị quá tải.

CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

6.1 Đôi nét về CEO Tim Cook của doanh nghiệp Apple

Tim Cook (Timothy Donald Cook) (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1960) là một nhà điều hành kinh doanh, nhà từ thiện và kỹ sư công nghiệp người Mỹ.

Auburn với bằng cử nhân kỹ thuật công nghiệp và có bằng

MBA tại Trường Kinh doanh Fuqua của Đại học Duke Sau 12 năm làm việc tại IBM, Cook tiếp tục đảm nhiệm vai trò điều hành tại Intelligent Electronics và Compaq, trước khi gia nhập Apple vào năm 1998 và trở thành giám đốc điều hành của công ty dưới thời Steve Jobs Ở thời điểm đó, Tim Cook được nhà sáng lập Steve Jobs mời về để đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch cấp cao cho các các hoạt động bán hàng ở phạm vi toàn thế giới. Những năm tháng làm việc Apple, Tim Cook luôn có tên trên danh sách ban lãnh đạo và liên tục thăng tiến đến những vị trí quản lý cấp cao Đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, ông được bổ nhiệm vào vị trí CEO của Apple, một trong những tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất thế giới Vào năm 2014, ông công khai mình là người đồng tính nhưng điều đó không điều đó đã không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông đối với công ty Apple.

Vào tháng 8 năm 2011, Cook được bổ nhiệm làm CEO mới của Apple Inc., sau sự ra đi của người tiền nhiệm Steve Jobs Nối tiếp những thành công của Steve Jobs, Tim Cook thực hiện được nhiều thay đổi lớn, định hình lại phong cách làm việc và tư duy trong bộ máy nhân sự Bằng cách tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp, loại bỏ các nhân tố làm giảm hiệu suất, Tim Cook đã góp phần tăng trưởng doanh thu của Apple lên mức kỷ lục vào năm 2018 với con số 265.6 tỷ USD và đạt giá trị vốn hóa

3000 tỷ USD vào đầu năm 2022.

6.2 Ảnh hưởng từ phong cách lãnh đạo của CEO Tim Cook đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp Apple

6.2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Luôn lắng nghe: Chia sẻ về con người Tim Cook, mọi người nhận thấy rằng ông là người trầm tính, có phần dè dặt khi tiếp xúc lần đầu tiên Bởi lẽ, ông có xu hướng lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh nhiều hơn phản hồi và tranh cãi liên tục Nhờ thói quen trên, ông thường có thời gian suy ngẫm, đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ.Đây là kinh nghiệm đắt giá mà tất cả mọi người cần ghi nhớ để ứng dụng vào các cuộc đàm phán Lắng nghe nhiều hơn cho phép bạn xâu chuỗi sự kiện, sắp xếp luận điểm logic và đưa ra phản hồi chuẩn xác, sắc sảo.

Tin tưởng vào đồng nghiệp và cộng sự: Đặc điểm phong cách lãnh đạo của Tim Cook là ông luôn tin tưởng, chia sẻ trách nhiệm cùng đồng nghiệp CEO của Apple hiểu rằng việc ủy quyền, trao trọng trách đúng người không chỉ giúp ông giảm bớt gánh nặng mà còn khai thác được những ý tưởng tuyệt vời Bởi vậy, ông không áp đặt quan điểm cá nhân mà chủ động để các chuyên gia làm việc của họ CEO của

Apple lãnh đạo đội ngũ dựa trên niềm tin cùng sự ủy quyền, trao quyền đúng đắn.

Khiêm tốn học hỏi: Không bao giờ quên điểm xuất phát hay “ngủ quên trên chiến thắng” được xem như tiêu chí lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Tim Cook Ông thường xuyên ghé thăm cửa hàng nhằm tương tác, trực tiếp lắng nghe khách hàng. Ông cũng kiểm tra email và tự mình giải đáp vấn đề của người dùng nếu có thời gian. Ông không hề cậy mình tài giỏi mà áp đặt cái tôi vào mọi thứ ở Apple Thay vào đó, Tim Cook luôn biết phân chia công việc hiệu quả, san sẻ công việc của mình cho những người tài giỏi xung quanh, và đương nhiên ông cũng không hề xem và các quyết định mà luôn để họ có quyền tự quyết định các công việc.

Tôn trọng sự khác biệt trong tập thể: Chia sẻ với Businessweek, Tim Cook cho rằng một người lãnh đạo phải tôn trọng điểm khác biệt giữa các thành viên Chính sự đa dạng về tư duy, phong cách trong tập thể sẽ tạo nên yếu tố cạnh tranh, bổ sung hoàn thiện hiệu quả công việc Đồng thời, nó giúp mọi người tự tin thể hiện quan điểm, cùng nhau phấn đấu phát triển Tim Cook là một người thuộc cộng đồng LGBT cho nên ông vốn luôn tôn trọng sự đa dạng, ngoài ra ông còn làm cho Apple một môi trường luôn Think different (Nghĩ khác đi) cho nên suy nghĩ về sự đa dạng lúc nào cũng sục sôi trong tâm trí của ông Tim Cook luôn thấu hiểu và coi sự đa dạng là một nền tảng trong triết lý quản lý quan trọng của mình.

Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Businessweek, ông cho biết: “Chúng tôi muốn sự đa dạng trong tư tưởng, trong suy nghĩ, trong cả phong cách sống, và chúng tôi đều muốn mỗi người sẽ được là chính mình Và điều đó là một điều rất tuyệt vời mà Apple đang thực hiện Tại Apple bạn không cần phải đóng giả làm người khác,cũng không cần phải tự đeo mặt nạ cho bản thân khi đến làm việc ở văn phòng Những điều mà Apple muốn hướng đến chính là giá trị, cho nên khi làm việc tại Apple bạn cần phải được nhận lại sự thoải mái nhất Chúng tôi luôn muốn làm những điều đúng đắn và tạo ra môi trường làm việc có mối quan hệ bình đẳng và khiêm tốn Ở Apple chúng tôi luôn nhìn nhận mọi sai lầm, có dũng khí để đón nhận những sai lầm đó, và từ đó đưa ra những thay đổi tốt đẹp hơn”.

Có thể coi, sự đa dạng là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu bạn đang là một lãnh đạo quản lý một tập thể Bởi chỉ khi bạn biết cách tôn trọng sự đa dạng thì đồng đội của bạn sẽ có được nhiều tự tin hơn, và họ dám nói ra những thứ mà họ nghĩ cho bạn biết để từ đó cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu trong tương lai.

Lãnh đạo dựa trên tính minh bạch và trung thực: Phong cách lãnh đạo của Tim

Cook coi trọng sự minh bạch như yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp thành công. Trước những chỉ trích gay gắt về tiêu chuẩn nghiêm khắc với nhân viên Apple trên toàn cầu, ông đã quyết định mở cửa cho công chúng và cho phép họ quan sát xem Apple hoạt động như thế nào Nhờ đó, ông xóa tan mọi nghi ngờ cũng như thiết lập quy chuẩn hoàn toàn mới trong lĩnh vực quản lý điều hành doanh nghiệp “Chúng tôi muốn trở thành một nhà sáng tạo có trách nhiệm với người dùng như những gì mình làm ra với sản phẩm” – Cook nói với Businessweek Tim Cook là nguồn cảm hứng cho nhiều người kể từ khi đảm nhận vai trò CEO của Apple Cách ông ấy lãnh đạo thật đáng để ngưỡng mộ và những bài học của ông ấy có thể hữu ích cho chúng ta trong việc xây dựng một nền tảng vững chắc với tư cách là một nhà lãnh đạo.

6.2.2 Phong cách lãnh đạo quyết đoán nhưng không độc đoán

Là nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới được vinh danh trên tạp chí Fortune Tim Cook đã mang đến một phong cách lãnh đạo mới cho sự lãnh đạo của Apple, đặt niềm tin vào tất cả những người xung quanh, tạo cho họ sự độc lập và tự tin hơn để họ có thể thực hiện công việc của mình mà không phải chịu những áp lực liên tục mà nhân viên phải chịu khi họ phụ thuộc trực tiếp vào Jobs, người thích được hoàn toàn thông tin về tất cả.

Chấp nhận rủi ro: Tim Cook là người dám đương đầu với rủi ro để tìm kiếm hướng đi, cơ hội mới “Chấp nhận rủi ro có thể mang đến thất bại, nhưng nếu không thất bại thì làm sao có được khả năng thành công”, ông chia sẻ Vì lẽ đó, trong những thời điểm lưỡng lự, các nhà lãnh đạo cần biết cách ra quyết định quyết đoán, mạnh mẽ, sẵn sàng phương án giải quyết khó khăn

Chấp nhận cái sai để sửa đổi: Ở bài học này, Tim Cook noi theo phong cách quản lý của Steve Jobs: “Steve có đủ can đảm để nhận lỗi sai của mình Đó là một tài năng,một tài năng đáng học hỏi” Người đứng đầu doanh nghiệp phải có tinh thần cầu tiến,thừa nhận sai lầm để khắc phục Từ đó, họ mới cải thiện chất lượng hoạt động kịp thời,cùng đội ngũ hướng về phía trước Ngược lại, những người bảo thủ, chọn cách trốn tránh trách nhiệm tất yếu sẽ đánh mất niềm tin của nhân viên và thất bại

Vừa thân thiện vừa quyết liệt: Tim Cook được đánh giá là người khá thân thiện với

Phố Wall và giới truyền thông, nhưng không phải là người dễ thuyết phục Những lúc cần, ông vẫn tỏ ra rất quyết liệt Ông sẵn sàng sa thải giám đốc phần mềm Scott Forstall – cha đẻ của nền tảng iOS, khi nhận thấy đây là một nhân tố có hại cho đội ngũ quản lý của tập đoàn Còn đối với những đối thủ như Samsung và Google, Tim Cook chưa bao nương tay trong các trận chiến về sản phẩm và dịch vụ.

Luôn tin tưởng vào các quyết định của bản thân: Tim Cook nhấn mạnh rằng tập trung hoàn thành các mục tiêu đặt ra chính là lý tưởng Apple theo đuổi suốt thời gian qua Điều này giúp sản phẩm của công ty không những đa dạng hình thức, tính năng mà còn giữ được chất lượng top đầu thế giới Năm 2014, khi các nhà phân tích cho rằng công ty đã mất đi động cơ cải tiến, và cổ phiếu công ty mất trụ khỏi đỉnh 200 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường vào thời kỳ hoàng kim, Tim Cook không hề hoảng sợ Thay vào đó, ông triển khai chương trình mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử tại 30 tỷ USD, tăng cổ tức và chia nhỏ cổ phiếu với tỷ lệ 7:1 Sau tuần ra mắt iPhone 6, Apple Watch và Apple Pay, cổ phiếu Apple đã tăng 3,1%, kéo thị trường chứng khoán Mỹ thoát khu vực sắc đỏ, dấu hiệu cho thấy sự kiên nhẫn của Tim Cook và nhóm lãnh đạo đã phát huy tác dụng.

Tuân thủ các nguyên tắc riêng: Tố chất của người lãnh đạo tài ba được tìm thấy qua các nguyên tắc, cách thức quản lý của mỗi cá nhân Người đứng đầu cần có “bí quyết” thành công được đúc kết từ lý thuyết, kinh nghiệm của chuyên gia cùng trải nghiệm của chính bản thân Như vậy, bên cạnh việc học hỏi, người lãnh đạo không nên chỉ áp dụng mọi thứ theo khuôn mẫu của người khác Công thức chung đó sẽ không đáp ứng chính xác nhu cầu, đặc thù vận hành của tổ chức Ngoài ra, việc tuân thủ nguyên tắc cũng có thể linh hoạt theo từng trường hợp, tránh tạo thành phong cách lãnh đạo cứng nhắc, bảo thủ

6.2.3 Phong cách lãnh đạo chiến lược

CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT

7.1 Hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp Apple

Kiểm soát của Apple liên quan đến việc áp dụng 10 quyết định của OM để đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh đều hoạt động trơn tru

Thiết kế của hàng hóa và dịch vụ: Các quy trình của Apple trong việc thiết kế các sản phẩm của mình được xử lý thông qua một số thành phần tổ chức và các quan chức Ví dụ: việc phát triển và sản xuất máy Mac có sự tham gia của Phó chủ tịch cấp cao về

Kỹ thuật phần cứng Mac và Phó Chủ tịch về Kỹ thuật phần mềm của máy Mac Sự phối hợp này phản ánh bản chất và đặc điểm của cấu trúc doanh nghiệp của Apple Inc Hệ thống tương tác đảm bảo rằng các kết quả đầu ra trong lĩnh vực hoạt động này thành công trong việc giúp Apple vượt trội trong việc thiết kế các sản phẩm công nghệ của mình.

Quản lý chất lượng: Kiểm soát quyết định này nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng Phó Chủ tịch Cấp cao về Hoạt động của Apple phối hợp với 8 Phó Chủ tịch Cấp cao khác để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Công ty được biết đến với các tiêu chuẩn chất lượng cao xuyên suốt các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp, bao gồm thiết kế và phát triển sản phẩm, bán lẻ, tiếp thị, bán hàng trực tuyến, thiết kế công nghiệp và quản lý nguồn nhân lực Do đó, Apple có một cách tiếp cận toàn diện trong việc đảm bảo chất lượng để giải quyết kiểm soát quyết định này.

Thiết kế quy trình và năng lực: Các chiến lược quản lý nguồn nhân lực của Apple bao gồm hỗ trợ tối đa hóa năng lực của lực lượng lao động để phát triển và thiết kế sản phẩm Ngoài ra, công ty làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo các quy trình hiệu quả và đủ năng lực trong kiểm soát quyết định này Ví dụ : các nhà cung cấp được cung cấp các chỉ thị về thiết kế quy trình, cũng như quy tắc ứng xử dành cho nhà cung cấp của Apple để tối ưu hóa việc quản lý nguồn nhân lực của họ Hơn nữa, Apple luôn cố gắng đổi mới cơ sở vật chất của mình để tối ưu hóa năng lực và hiệu quả quy trình.

Do đó, công ty có một cách tiếp cận toàn diện cho kiểm soát quyết định này.

Chiến lược vị trí: Chiến lược vị trí của Apple là có chọn lọc, liên quan đến sự ủy quyền hạn chế của người bán Tuy nhiên, hầu hết những người bán được ủy quyền đều nằm ở các trung tâm đô thị để tối đa hóa lượng người qua lại và tiếp xúc với thương hiệu Hiện công ty có hàng trăm cửa hàng tại hơn 20 quốc gia trên thế giới Bất chấp cách tiếp cận hạn chế đối với ủy quyền người bán, công ty hiện là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất trên thế giới và Apple Stores có doanh thu trên mỗi foot vuông diện tích bán lẻ cao nhất ở Hoa Kỳ Do đó, chiến lược địa điểm có chọn lọc củaApple đáp ứng thành công kiểm soát quyết định này.

Thiết kế và chiến lược bố cục: Chiến lược và thiết kế bố cục của Apple nhấn mạnh đến sự mong đợi của khách hàng Ví dụ: các cửa hàng do công ty sở hữu và người bán được ủy quyền rất rộng rãi với lối trang trí tối giản để đảm bảo tập trung vào các sản phẩm của Apple Trong các cơ sở khác của công ty, lĩnh vực quản lý hoạt động quyết định này được giải quyết thông qua cách bố trí văn phòng sáng tạo nhằm khuyến khích sự sáng tạo và hiệu quả của quy trình làm việc Sáng tạo là một yếu tố quan trọng của các nhân viên tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm tại Apple.

Thiết kế công việc và nhân sự: Quyết định này đòi hỏi thiết kế công việc và chiến lược nguồn nhân lực cụ thể cho các xu hướng trong nhu cầu quản lý nhân sự liên quan. Trong trường hợp của Apple, thiết kế công việc và chiến lược nhân sự dựa trên sự nhấn mạnh ban đầu của Steve Jobs về sự xuất sắc Tuy nhiên, công ty đã và đang dần thay đổi các chiến lược nhân sự của mình dưới thời Tim Cook để phản ánh một nơi làm việc hòa đồng hơn cho tinh thần nhân viên tối ưu Apple đã nắm vững thiết kế công việc và các chiến lược nguồn nhân lực để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ cho công ty dẫn đầu ngành của mình.

Quản lý chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng của Apple là một trong những chuỗi cung ứng hiệu quả và hợp lý nhất trên thế giới Để giải quyết lĩnh vực quản lý hoạt động quyết định này, công ty sử dụng tự động hóa các quy trình và giám sát thường xuyên các nhà cung cấp Việc giám sát này đánh giá năng lực và năng suất của nhà cung cấp, cũng như việc tuân thủ “Bộ quy tắc ứng xử” dành cho nhà cung cấp của Apple Khía cạnh tự động hóa đóng vai trò là điểm mạnh chính trong phương pháp quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn.

Quản lý hàng tồn kho: Trong kiểm soát quyết định này, Apple sử dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác nhau, chẳng hạn như phương pháp tuần tự để theo dõi và kiểm soát sản phẩm hiệu quả Công ty cũng sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO), phương pháp này đảm bảo rằng hầu hết các đơn vị mẫu cũ đều được bán trước khi các mẫu sản phẩm mới của Apple được tung ra thị trường Người quản lý Apple Store cũng xử lý việc quản lý hàng tồn kho của các cửa hàng tương ứng của họ.

Lập lịch trình: Apple áp dụng kiểm soát quyết định này thông qua sự kết hợp giữa quy trình tự động hóa và quy trình thủ công Tự động hóa được sử dụng để lập kế hoạch cho các hoạt động trong chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất Mặt khác, lập lịch thủ công được sử dụng cho các cửa hàng Apple riêng lẻ và trong một số khía cạnh của văn phòng công ty Mục tiêu chính của công ty trong kiểm soát quyết định này là tối đa hóa việc sử dụng năng lực của cơ sở vật chất, thiết bị và nguồn nhân lực.

Bảo trì: Apple giải quyết nhu cầu bảo trì thông qua các đội bảo trì chuyên dụng Ví dụ : công ty có các đội bảo trì khác nhau cho các cơ sở khác nhau của mình Các nhóm công nghệ thông tin của Apple cũng hoạt động như nhóm bảo trì cho các máy chủ của công ty và các tài sản công nghệ thông tin khác Bộ phận phụ trách nhân sự đảm bảo rằng nhân sự của công ty luôn có đủ năng lực để duy trì hiệu suất cao tại các cơ sở của công ty Do đó, Apple giải quyết hiệu quả kiểm soát quyết định này.

7.2 Các loại kiểm soát của doanh nghiệp Apple

7.2.1 Kiểm soát chất lượng nguồn cung

Apple đã thực hiện các chính sách kiểm soát chất lượng đối tác nguồn cung chặt chẽ và thường xuyên hơn trước, thậm chí thời gian của mỗi cuộc kiểm tra cũng dài hơn Tất cả bắt nguồn từ mục tiêu của Apple là nâng cao khả năng quản lý chi phí.

Sự khắt khe của Apple được miêu tả qua một dẫn chứng cụ thực tế, là trước khi ra mắt các mẫu Macbook mới, Apple đã phát hiện ra có dấu vân tay lưu lại trên một thành phần linh kiện bên trong Lập tức, hãng này yêu cầu đối tác phải kiểm tra lại toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm xử lý triệt để vấn đề, khiến cho nhà sản xuất mất không ít thời gian để giải quyết Apple có hệ thống kiểm soát quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt – hơn 600 kỹ thuật viên của họ tại Đài Loan và Trung Quốc không chỉ kiểm tra, giám sát chất lượng, mà còn cả số lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm và tổng sản lượng từ cả những nhà sản xuất phụ tùng nhỏ nhất Trong một số trường hợp, Apple sẽ tự lắp ráp thiết bị mà các nhà cung cấp linh kiện cho họ có nghĩa vụ phải sử dụng. 7.2.2 Kiểm soát quá trình phát triển sản phẩm

Quy trình phát triển sản phẩm của Apple có thể được coi là một trong những quy trình thành công nhất từng được thực hiện Khi một nhóm thiết kế làm việc trên một sản phẩm mới, họ sẽ bị tỏch biờ ơt khỏi cụng viờ ơc kinh doanh của Apple Họ thậm chí có thể phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ để ngăn nhóm tương tác với các nhân viên khác của Apple trong ngày Nhóm thiết kế cũng bị xóa khỏi hệ thống phân cấp truyền thống của Apple tại thời điểm này Họ tạo ra các cấu trúc báo cáo của riêng họ và báo cáo trực tiếp cho nhóm điều hành Điều này giúp họ tập trung vào thiết kế hơn là những chi tiết vụn vặt hàng ngày Thông tin Quy trình sản phẩm mới của Apple (The Apple New Product Process -ANPP) được cung cấp cho nhóm phát triển sản phẩm khi họ bắt đầu làm việc Nó ghi lại chi tiết mọi giai đoạn của quá trình thiết kế một cách rất kĩ lưỡng Mục đích là xác định giai đoạn nào nhóm tạo sản phẩm sẽ trải qua, ai sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm cuối cùng, ai làm việc ở giai đoạn nào, nơi họ làm việc và cả thời điểm sản phẩm dự kiến sẽ hoàn thành Nhóm điều hành Apple tổ chức một cuộc họp vào thứ Hai hàng tuần để kiểm tra từng sản phẩm đang trong giai đoạn thiết kế tại thời điểm đó Nó không hề đáng sợ như tên gọi; Một trong những chìa khóa thành công của Apple, đó là họ không làm việc với hàng trăm sản phẩm mới cùng một lúc Thay vào đó, các nguồn lực tập trung vào một số ít các dự án dự kiến sẽ mang lại thành quả thay vì bị pha loãng trong nhiều dự án nhỏ hơn.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w