Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp em quyết định chọn “Hồn thiện cơng tác kế tốn ngun vật liệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Vấn đề nghiên cứu: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hoa Đô
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Vương Thị Tuyên
Nhóm sinh viên thực hiệnST
Trang 2thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kế toán tài chính không những có
vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế mà còn
vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, nó phát huy tác dụng như
một công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều
kiện nền kinh tế như hiện nay Trong đó việc hạch toán nguyên vật liệu là vô cùng
quan trọng Bởi lẽ nguyên vật liệu không chỉ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất mà nó còn là yếu tố có thể kiểm soát, làm chủ được bằng việc tổ chức
kế toán sử dụng vật liệu một cách khoa học, hợp lý, tối thiểu những lãng phí không cần thiết Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong công tác quản lý và kiểm soáttài sản của công ty Để việc hạch toán vật liệu được thực hiện hiệu quả thì nhiệm vụ đặt vào vai của kế toán vật liệu Kế toán vật liệu cần phải ghi chép đầy đủ, tính toán,phản ánh trung thực, chính xác, hợp lý, kịp thời về số lượng, chất lượng, giá thành
thực tế của từng loại vật liệu nhập, xuất, tồn kho, phân bổ chính xác giá trị vật liệu
vào đối tượng sử dụng Thông qua việc ghi chép để kiểm tra tình hình thu mua, dự
trữ, tiêu hao vật liệu để qua đó phát hiện, xử lý kịp thời các vật liệu thừa, ứ đọng,
kém phẩm chất Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật
liệu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp em quyết định
chọn “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hoa Đô” làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của em
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài làm của nhóm chúng em gồm có 4
Trang 3Phần 2: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức kế toán hàng tồn kho trong
doanh nghiệp
Phần 3: Mô tả thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH Hoa Đô
Phần 4: Hoàn thiện tổ chức kế toán NVL nhằm tăng cường công tác quản lý
hàng tồn kho tại Công ty TNHH Hoa Đô
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, với tình cảm chân thành củamình, chúng em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự tận tính dạy dỗ của quý thầy cô
trong nhà trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đạihọc Công Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi dạy dỗ và hướng dẫn chúng em nghiên cứu đề tài trong suốt thời gian học tập
Đặc biệt nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn
Ths.Vương Thị Tuyên đã quan tâm chỉ bảo cho chúng em trong suốt thời gian học
vừa qua để chúng em hoàn thành bài báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong ban kế toán- tài chính của công tyTNHH Hoa Đô đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong quá trình thu thập dữ liệu để
chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này
Mặc dù còn nhiều thiếu sót trong quá trình làm bài nhưng với sự nhiệt tình vào
sự cố gắng của chúng em trong suốt thời gian làm bài, chúng em rất mong nhận
được sự cảm thông và chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn Ths.Vương Thị Tuyên
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp
Nắm bắt được thực trạng công tác kế toán hàng nguyên vật liệu tại Công ty
TNHH Hoa Đô
Trên cơ sở đó có thể để đề xuất những kiến nghị nâng cao công tác quản lý
nguyên vật liệu tại công ty Hoa Đô
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu lý luận kế toán nguyên vật liệu dưới góc độ kế toán tài
chính và kế toán quản trị trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh Từ
nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoa Đô
đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả của công tác kế toán
nguyên vật liệu Công ty TNHH Hoa Đô" Từ đó xác lập mô hình tổ chức công tác
kế toán nguyên vật liệu, đồng thời cải thiện thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán
kế toán cho Công Ty
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của công tác kế toán nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp
Mô tả đặc điểm cơ bản và đánh giá được KQKD của Công ty TNHH Hoa Đô
Đánh giá được thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Hoa Đô
Đề xuất 1 số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
của công ty TNHH Hoa Đô
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 5Để thực hiện đề tài nghiên cứu, do thời gian có hạn chúng em đã nghiên cứu
về Kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH Hoa Đô trong phạm vi hoạt động củacông ty việc phân tích lấy số liệu của năm 2019, 2020, 2021
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU
- Đối với số liệu sơ cấp: đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh
Là phương pháp thu thập dữ liệu một cách khái quát về thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu
Đối tượng phỏng vấn về kế toán trưởng và nhân viên phòng kế toán Nội dung phỏng vấn là những câu hỏi liên quan đến kế toán nói chung và cụ thể công tác kế
toán nguyên vật liệu nói riêng
- Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu có sẵn trong nghiên cứu
Cụ thể đó là những thông tin được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, báo cáo, sách tạp chí, mạng internet… Để thu nhập số liệu thứ cấp của Công ty bao
gồm: báo cáo thu nhập kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, sổ
chứng từ
1.5.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Phương pháp xử lý số liệu: Chủ yếu xử lý số liệu trên máy vi tính qua phần mềm word, excel để tính các chỉ tiêu trên bảng số liệu nên trong nội
dung báo cáo: Bảng tình hình tài sản nguồn vốn, bảng tổng hợp kết quả kinh doanh
- Phương pháp phân tích số liệu: Tổng hợp các hệ thống hóa các tài liệunghiên cứu, phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng, phân tíchtình hình biến động và mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng
- Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm so sánh yếu tố định lượng So sánh mức độ biến động về tình hình tài sản, nguồn vốn
và chi phí qua các năm để đưa ra các nhận xét và đề ra các biện pháp
Trang 6- Phương pháp mô tả: Được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của
dữ liệu thi nhập được từ nghiên cứu thực hiện qua các cách thức khác nhau
1.6 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng em đã tìm và đưa ra các câu hỏi để phân tích và tìm số liệu để chứng minh:
Câu 1: Những chuẩn mực kế toán chi phối và quy định của chế độ kế toán
doanh nghiệp hiện hành về kế toán nguyên vật liệu như thế nào?
Câu 2: Thực tế kế toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH HOA ĐÔ có
áp dụng đúng các quy định về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hay không?
Câu 3: Công ty cần áp dụng các giải pháp nào để hoàn thiện kế toán nguyên
vật liệu?
Câu 4: Đề xuất các giải pháp như thế nào để áp dụng vào công ty để cải thiện
bộ máy kế toán nguyên vật liệu?
Trang 7PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.2 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
- Nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất của cácdoanh nghiệp có tham gia vào quá trình sản xuất, ở quá trình đó nguyên vật liệu bị
tiêu hóa toàn bộ, biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản
phẩm
- Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị vật liệu sẽ
chuyển dịch hết một lần vào giá trị sản phẩm làm ra Nguyên vật liệu không hao
mòn dần như tài sản cố định
-Nguyên vật liệu được xếp vào tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưuđộng dự trữ Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Nguyên vật liệu có nhiều loại khác nhau, bảo quản khá phức tạp
Nguyên vật liệu thường được nhập xuất hằng ngày, do đó nếu tổ chức không tốt
công tác quản lý và hạch toán vật liệu sẽ gây nên tổn thất và lãng phí
2.1.3 PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với nội dung kinh tế khác nhau, mỗi loại
nguyên vật liệu lại có một vai trò, công dụng và tính năng hóa lý khác nhau Vì vậy,
để quản lý nguyên vật liệu một cách có hiệu quả hơn, các doanh nghiệp cần tiến
hành phân loại nguyên vật liệu Các doanh nghiệp khác nhau cũng sử dụng nguyên
Trang 8vật liệu khác nhau và sự phân chia nguyên vật liệu thành các nhóm cũng khác nhau theo tiêu thức nhất định.
2.1.3.1 CĂN CỨ VÀO YÊU CẦU QUẢN LÝ, NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƯỢC CHIA
THÀNH:
- Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm Vì vậy khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh
nghiệp sản xuất cụ thể Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ Nguyên
liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục
đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm
- Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình
sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng
thêm chất lượng sản phẩm, hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản
phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ
thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn
ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí
- Phụ tùng thay thế: Là những phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa máymóc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất …
- Vật liệu và thiết bị XDCB: Là loại vật liệu và thiết bị được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cảthiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, và vật thể kết cấu dùng để lắp đặt
vào công trình xây dựng cơ bản
- Phế liệu: Là những nguyên liệu bị bỏ đi, không dùng đến nữa sau quá trình sử dụng Theo cách hiểu này phế liệu chỉ phát sinh trong quá trình sản
xuất của con người
Trang 9- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể
trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ
việc thanh lý tài sản cố định…
- Nguyên vật liệu mua ngoài: Là những loại nguyên vật liệu doanh
nghiệp không tự chế tạo sản xuất ra được nên phải mua ngoài
- Nguyên vật liệu tự chế biến gia công sản xuất: Là những loại nguyên
vật liệu mà các doanh nghiệp tự làm ra được và sử dụng trong quá trình chế
tạo ra sản phẩm
2.1.3.2 CĂN CỨ VÀO MỤC ĐÍCH, CÔNG DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU:
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh: dùng trực tiếpcho sản xuất và chế tạo sản phẩm; dùng cho quản lý phân xưởng; dùng cho
bộ phận bán hàng; dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: nhượng bán; góp vốn liên
doanh; đem quyên góp hoặc biếu tặng
2.2 TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
2.2.1 KHÁI NIỆM TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để
tính toán xác định giá trị của từng loại và tổng số tài sản của đơn vị thông qua mua
vào, sản xuất ra và số hiện có theo những nguyên tắc nhất định
2.2.2 NGUYÊN TẮC TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu gồm: nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc
giá trị hợp lý
+Nguyên tắc giá gốc: Là toàn chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có
được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá trị của tài sản
được tính theo giá gốc bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp,
chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản đến vị trí sẵn
+Nguyên tắc giá trị hợp lý: Là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản
nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị
Trang 102.2.3 TÍNH GIÁ VẬT TƯ NHẬP KHO
Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau Giá vật tư nhập kho trong một số trường hợp cụ thể như sau
- Đối với vật liệu mua ngoài:
Trong đó:
Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ hao hụt trong định
mức
Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT
- Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
= = + +
- Đối với vật liệu được cấp
Giá thực tế vật liệu được cấp = Giá biên bản theo biên bản giao nhận
- Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh:
Chi phíthu mua
Giá muaghi trênhóa đơn
Giá thành sảnxuất vật liệu
Giá trị vốn góp do hoạtđộng liên doanh đánh
giá
Giá thực tế của vật
liệu nhận góp vốn liên
doanh
Trang 11=
- Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất:
Giá trị thực tế của thu hồi phế liệu = Giá có thể sử dụng lại hoặc có thể bán
- Đối với vật liệu nhập khẩu:
-Trong đó:
Chi phí mua hàng gồm: chi phí lưu kho, bốc xếp, bến bãi,…
Trường hợp thuế GTGT được khấu trừ thì giá trị hàng mua vào được phản ánh là giá mua chưa có thuế và ngược lại
2.2.4 TÍNH GIÁ VẬT TƯ XUẤT KHO
2.2.4.1 P HƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN
- Theo phương pháp này giá trị xuất kho hàng hoá được tính theo đơn
giá bình quân
- Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách: bình quân cả kỳ
dự trữ và bình quân sau mỗi lần nhập
+Phương pháp bình quân gia quyền cá kỳ dữ trữ: Phương pháp này phùhợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng có lần nhập, xuất mặt
Giá thị trường tạithời điểm nhận
Giá trịhàngmua
Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT(nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu ( nếu không được khấu trừ)
Cáckhoảngiảm trừ
Đơn giá bìnhquân
Số lượng củatừng loại xuấtkho
Giá thực tế của
từng loại xuất
kho
Trang 12hàng lại nhiều Căn cứ vào giá thực tế tồn đầu kỳ để kế toán xác định bình
quân của một đơn vị sản phẩm hàng hóa
+Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm hai phương
pháp trên vừa chính xác vừa cập nhập được thường xuyên liên tục
Nhược điểm: Tốn nhiều công sức tính toán nhiều lần
2.2.4.2 P HƯƠNG PHÁP NHẬP TRƯỚC XUẤT TRƯỚC
- Theo phương pháp này, hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước xuất hết số
nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất Do vậy
hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
+ Ưu điểm: Có thể tính ngay được giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng
do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo
cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị
trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có nghĩa thực tế hơn
+ Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với khoản chi phí
hiện tại Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm
vật tư, hàng hóa đã có được cách đó từ rất lâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại
mặt hàng nhiều phát sinh nhập, xuất liên tục dẫn đến những chi phí về việc hoạch
toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều
2.2.4.3 P HƯƠNG PHÁP GIÁ ĐÍCH DANH
- Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng
nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương án tốt
nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán chi phí thực tế phù hợp với doanh
Trang 13+ Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân nguyên tắc phù hợp của kế
toán chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế, giá trị của hàng hóa xuất kho
đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Giá trị hàng tồn kho được phản ánh
đúng theo giá trị thực tế của nó
+ Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt
khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng
được phương pháp này, đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không
thể áp dụng phương pháp này
2.3 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
2.3.1 CHỨNG TỪ SỬ DỤNG
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định theo thông tư 133/2016/TT-BTC
ngày 26/8/2016 của bộ trưởng bộ tài chính, các chứng từ kế toán về vật liệu bao
gồm:
- Phiếu nhập kho (01-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ sản phẩm, hàng hóa (03-VT)
- Phiếu báo còn lại vật tư cuối kỳ (04-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ sản phẩm, hàng hóa (05-VT)
- Bảng kê mua hàng (06-VT)
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (07-VT)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (01-BH)
- Thẻ quầy hàng (02-BH)
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC các doanh nghiệp thường áp dụng 1 trong 3 phương pháp theo dõi chi tiết NVL là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư
2.3.2 PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG
Tại kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nguyên vật
liệu ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan Thủ kho phải
thường xuyên đối chiếu sổ tồn trên thẻ kho với số tồn nguyên vật liệu thực tế còn ở
Trang 14kho Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ
chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán
Tại phòng kế toán: Mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm nguyênvật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng với giá trị
Hằng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập - xuất kho của thủ kho
gửi đến kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra từng chứng từ ghi đơn giá và tính
thành tiền sau đó ghi vào sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu có liên quan Cuối tháng kế
toán cộng thẻ hoặc sổ tính ra tổng số nhập, tổng số suất và tổng số tồn của từng thứ vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho, lập báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho về giá trị
để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chi tiêu số
lượng Mặt khác làm hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán do việc kiểm tra và
đối chiếu chủ yếu được tiến hành vào cuối tháng
Phạm vi áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng
ít loại vật liệu
2.3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Trang 15Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho trừng nguyên vật liệu theo từng kho dùng cho cả năm Sổ đối
chiếu luân chuyển chỉ ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng
Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần
vào cuối tháng
Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và kế toán về mặt số lượng vàhạn chế chức năng của kế toán
Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có khối lượng chủng loại vật
tư không quá nhiều phù hợp với trình độ kế toán còn chưa cao
2.3.4 PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ
- Tại kho: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ xong – thủ kho tập hợp toàn
bộ các chứng từ nhập-xuất kho và phân loại theo từng nhóm nguyên liệu theo quy
định
- Tại phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu ở kho kế
toán kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan, kiểm tra việc
phân loại chứng từ của thủ kho, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho chứng từ
Trang 16- Ưu điểm: Tránh được sự trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về mặt số
lượng
- Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi việc kiểm tra và đối chiếu giữa kho và
kế toán xuất khó khăn, khó phát hiện ra sai sót
- Phạm vi ứng dựng: Thích hợp với những doanh nghiệp có khối lượng vật
liệu nhập xuất nhiều và thường xuyên
2.4 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU
2.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên
2.4.1.1 Khái niệm phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép phản ánh thường
xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn kho cádc loại vật liệu trên các tàikhoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập xuất
2.4.1.2 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC thì tài khoản sử sụng trong kế toán tổng hợp
nguyên vật liệu là tài khoản 152
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Trang 17Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá trị
vốn thực tế TK 152 có thể mở chi tiết thành các TK cấp 2, cấp 3… theo từng loại
nhóm, thứ, vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như:
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ ( trường hợp
doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.)
Bên Có:
+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh,
để bán, thuê ngoài chế biến, hoặc đưa đi góp vốn
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua
+ Chiết khấu thương mại nguyên vật liệu khi mua được hưởng
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê
+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.)
Trang 18Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
- Chứng từ sử dụng:
Hoá đơn giá trị gia tăng
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ sản phẩm, hàng hoá
- Trình tự kế toán
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ cơ bản về nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp
kê khai thường xuyên ( tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Trang 19Phụ lục 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường
xuyên( thuế GTGT theo pp khấu trừ)
Phụ lục 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường
xuyên( thuế GTGT theo pp trực tiếp)
TÓM TẮT PHẦN 2
Phần 2 đã trình bày được những lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu của
doanh nghiệp bao gồm cá phần sau:
1 Đối với kế toán nguyên vật liệu chúng em đã tìm hiểu được
khái niệm, đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu; cách tính giá nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp; kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.Các phương pháp tính nguyên vật liệu như nhập trước-xuất trước; bình quân gia quyền; kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ
2 Các hình thức ghi sổ kế toán theo thông tư 133/2016 TT-BTC: hình thức Nhật ký- Sổ cái, sổ nhật ký chung, các phần mềm kế toán
Vận dụng lý thuyết này chúng em áp dụng vào thực tế để tìm hiêu thực
trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty và cụ thể là công ty TNHH
Hoa Đô
Trang 20PHẦN 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH HOA ĐÔ.
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOA ĐÔ
3.1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HOA ĐÔ
3.1.1.1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY HOA ĐÔ
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoa Đô có mã số thuế 0800294486, do ông
Nguyễn Văn Hà làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh ngày 11/03/2005
Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "May trang phục (trừ trang phục
từ da lông thú);", do Chi cục Thuế tỉnh Hải Dương quản lý
Địa chỉ trụ sở: Số nhà 40, ngõ 77, đường Nguyễn Thị Duệ, Phường Thanh
Bình, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Trang 223.1.1.2 K HÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH H OA Đ Ô
Quy mô ban đầu của công ty khá nhỏ chỉ với vài nhân viên và công nhân, với
số vốn ít ỏi ban đầu công ty đã phải kêu gọi đầu tư từ các công ty, doanh nghiệp lớn trong ngoài tỉnh
Qua 12 năm hoạt động đến nay, công ty đã trở thành một công ty có chỗ đứng riêng và nhất định trong ngành may mặc trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng và
nền kinh tế thị trường nói chung Trong những năm vừa qua, nhất là năm 2021 đỉnh điểm của dịch bệnh, nhưng công ty vẫn không ngừng đổi mới và nâng cao chất
lượng sản phẩm Công ty dự định trong thời gian tiếp theo vẫn tiếp tục đầu tư phát
triển đầu vào, mở rộng các sản phẩm ứng dụng, đảm bảo mang đến sự hài lòng cho khách hàng của mình với phương châm “Chất lượng, Bền Bỉ, Thân thiện với môi
trường”, quyết tâm trở thành một doanh nghiệp hoạt động lâu dài, có năng suất, xây dựng các công trình đạt tiêu chuẩn, bảo vệ môi trường, tối đa hóa giá trị gia tăng
cho khách hàng, hướng đến phát triển bền vững
3.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH HOA ĐÔ
3.1.2.1 SƠ ĐỒ VỀ CƠ CẤU QUẢN LÝ CÔNG TY
3.1.2.2 C HỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN
- Giám đốc: Là người điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, chỉ
đạo trực tiếp và giám sát các hoạt động của các phòng ban Giám đốc là người đứngđầu bộ máy quản lý của Công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt đông kinh doanh, quản lý lao động, quản lý vốn và làm nghĩa vụ đối với nhà
Trang 23- Phòng kinh doanh: Là bộ phận triển khai mọi hoạt động kinh doanh của
Công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề giao dịch, kí kết hợp đồng, đảm bảo tính
kịp thời và chính xác Có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, đối tác làm ăn đồng
thời tiếp thu và giải quyết mọi khiếu nại về chất lượng trong khâu bảo hành và mức
độ thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm Bên cạnh đó, phòng có trách nhiệm theo dõi công nợ của khách hàng và trực tiếp thu nợ cùng phòng kế toán
- Phòng kế toán: Giám sát mọi hoạt động của Công ty trong từng thời điểm
kinh doanh, quản lý vốn của toàn doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo quyết toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thiết lập các sổ sách, chứng từ theođúng yêu cầu của Bộ Tài Chính ban hành, thường xuyên cung cấp thông tin kinh tế giúp ban giám đốc quyết định mọi hoạt động kinh tế trong Công ty về mặt tài chính.3.1.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH HOA ĐÔ
3.1.3.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH HOA ĐÔ
Công ty TNHH Hoa Đô chủ yếu là sản xuất hàng may sẵn, may trang phục
(trừ trang phục từ da lông thú), Dưới đây là một số ưu điểm của các loại sản phẩmtrên:
Các loại quần áo đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã do đó dẫn đến việc
hàng tồn kho, và vì có nhiều mã số chủng loại khác nhau nên kế toán cũng khá khó khăn trong việc kiểm soát nguồn hàng cũng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trang 243.1.3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT QUẦN ÁO, HÀNG MAY SẴN.
3.1.4 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nguồn cung cấp
thông tin tài chính quan trọng không chỉ đối với các nhà quản lý mà còn rất nhiều
đối tượng khác quan tâm như các nhà đầu tư, khách hàng, chính phủ… Điều đó
càng làm khả năng sinh lời, kết quả kinh doanh trở thành mục tiêu để công ty tồn tại
và phát triển
Qua 3 năm (từ 2019 – 2021) hoạt động kinh doanh đạt những kết quả sau:
Do sự tín nhiệm của khách hàng và các đơn đặt hàng mới nên doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm Cụ thể: năm 2020 tốc độ
phát triển liên hoàn đạt 124,42%, năm 2021 mức độ đó tăng lên 114,63%
Chi phí tài chính: chiếm tỉ trọng nhỏ chủ yếu dùng để chi trả khoản lãi vay
chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng Năm 2021 chi phí tài chính là 209,08% tăng
48,37% so với năm 2020 (160,71%) Do năm 2021 công ty cần xây dựng và sửa
chữa nhà máy cũng như nhà kho để đảm bảo chất lượng hàng hóa được bảo quản vàđạt chất lượng tốt nhất Công ty cũng quyết định mở rông quy mô sản xuất kinh
doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm chính vì vậy mà xu xướng tài chính có xu
hướng tăng qua từng năm
Trang 25Do các chỉ tiêu cấu thành lên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều
tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng thay đổi theo chiều
hướng tăng Tăng mạnh nhất vào năm 2021 với tốc độ phát triển liên hoàn đạt
2021, chi phí quản lý tăng với tốc độ phát triển bình quân là 111,96% Ta thấy chi
phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng làm giảm lợi nhuận
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tính bằng doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản chi phí phát sinh, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Năm
2021 lợi nhuận thuần của công ty đạt 1.504.196.912 đồng, tương ứng tăng 51,55%
so với năm 2020 Lợi nhuận thuần tăng mạnh chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty phát triển hơn so với năm 2020
Sau khi trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho nhà nước, lợi
nhuận sau thuế của công ty đạt được là 751.684.645 đồng tương đương 121,17 % sovới năm 2020, lợi nhuận tăng cao chứng tỏ công ty đã có những giải pháp tốt trong việc kí kết hợp đồng và tìm được những nguồn cung ứng uy tín
Tổng tài sản: tăng khá nhanh qua các năm Cụ thể năm 2019 là
17.254.864.286 đồng, năm 2020 là 25.618.497.518 đồng (tăng 8.363.633.232 đồng
so với năm 2019) Năm 2021 tăng chậm hơn năm 2020 với 27.546.824.864 đồng
Vốn chủ sở hữu: chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng tăng dần qua các
năm Đây là một kết quả đáng khích lệ cho công ty và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong
Trang 263 năm luôn cao hơn nợ phải trả cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty
khá cao
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (ROS): được tính bằng công thức LNSS/DTT
Năm 2019 là 1,53% tức cứ 1 đồng nguồn vốn thì thu được 1,53% đồng lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2020 là 2,28% tức cứ 1 đồng nguồn vốn thì
thu được 2,28% đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2021 là
2,41% tức cứ 1 đồng nguồn vốn thì thu được 2,41 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Nhìn chung công ty đã có biện pháp nhằm cải thiện tỉ suất lợi nhuận tránh hao hụt và đặc biệt tìm được hướng đi đúng đắn vì thế tỷ suất lợi nhuận sau
thuế tăng lên rất khả quan
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu (ROE): năm 2019 là
2,92% tức cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 2,92% đồng lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp, năm 2020 là 3,78% tức cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu
được 3,78% đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2021 là 3,85%
tức cứ 1 đồng vốn chủ sỡ hữu thì thu được 3,85% đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này tăng cho thấy khả năng thu lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu qua các năm đều tăng, đây là một tín hiệu tốt của doanh nghiệp cho thấy sự phát
triển của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản (ROA): năm 2019 là 1,94% tức cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 1,94% đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2020 là 2,42% tức
cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 2,42% đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2021 là 2,73%tức cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 2,73% đồng lợi nhuận sau thuế
Qua phân tích kết quả kinh doanh của 3 năm, công ty hoạt động ở lĩnh vực
thương mại cho thấy lợi nhuận của công ty tăng trưởng tốt Các khoản phát sinh
doanh thu cao với giá vốn hợp lý và các khoản chi phí khác phải trả ở mức ổn định
làm lợi nhuận của công ty thu về đạt ở một mức nhất định Vì vậy công ty cần phải
có nhiều biện pháp cải thiện hợn nữa nhằm giảm tối thiểu hóa chi phí và tăng doanhthu Nhìn chung khoảng thời gian từ năm 2019 – 2021 là thời kỳ khó khan của các
Trang 28TT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
▲BQ (%)
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.385.236.253 4.989.303.737 113,78% 5.495.348.791 110,14% 111,96%
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 429.339.964 775.459.300 180,62% 1.504.196.912 193,97% 187,30%
9 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 429.339.964 775.459.300 180,62% 1.504.196.912 193,97% 187,30%
10 Chi phí thuế thu nhập DN phải nộp 94.454.792 155.091.860 164,20% 186.487.545 120,24% 142,22%
11 Lợi nhuận sau thuế 334.885.172 620.367.440 185,25% 751.684.645 121,17% 153,21%
12 Số người lao động 25 30 120,00% 35 116,67% 118,33%Thu nhập bình quân
Trang 303.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.2.1 CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHUNG
- Chế độ kế toán: Công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Hoa
Đô được thực hiện theo Thông tư 133/2016/TT- BTC và hệ thống chuẩn mực
kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 của năm đó
- Kỳ kế toán: Năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường
xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng