1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản báo cáo kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại chất thải của sinh viên trường đại học thương mại

59 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Từ đó, chúng ta có thể đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.LỜI CẢM ƠN Trước khi bắt đầu đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 2

1.1 Bối cảnh và tuyên bố nghiên cứu 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 8

1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 9

1.5 Kết cấu đề tài 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

2.1 Các khái niệm liên quan 10

2.1.1 Rác thải và các loại rác thải 10

2.1.2 Kiến thức về môi trường 10

2.2 Các lý thuyết liên quan 11

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý – TRA 11

2.2.1 Thuyết hành vi có kế hoạch - TPB 13

2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan trong nước 14

2.4 Môt số công trình nghiên cứu nước ngoài 16

2.5 Lỗ hổng nghiên cứu 17

2.6 Giả thuyết nghiên cứu 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Quy trình tìm kiếm và nghiên cứu 20

3.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu 21

3.3 Mẫu điều tra 24

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 24

Trang 3

3.4.1: Kiểm soát thang đo: 24

3.4.2: Phân tích nhân tố khám phá: 25

3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 26

3.4.4 Phân tích hệ số tương quan Pearson 27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 27

4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 28

4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 32

4.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến độc lập 324.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến phụ thuộc4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 34

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các biến độc lập 34

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến phụ thuộc 42

4.5 Phân tích tương quan Pearson 43

4.6 Phân tích hồi quy 44

5 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 51

5.1 Kết luận 51

5.2 Một số hạn chế 53

Tài liệu tham khảo 55

PHỤ LỤC 57

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu như hiện nay, việc đối mặt với các vấn nạn về môi trường luôn là tâm điểm được chú ý trên toàn cầu, nó ảnh hưởng đáng kể đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải ngày càng trầm trọng, nó không những gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội của các quốc gia mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ, đời sống của con người trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ Vấn đề này là một vấn đề gấy nhức nhối đối với Đảng và nước ta.

Trong bài thảo luận này, nhóm sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải và mối quan hệ phức tạp giữa những yếu tố ấy Nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu để những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại Bài thảo luận này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn có đóng góp vào thực tiễn Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có hướng đi mới trong việc hỗ trợ người dân phân loại chất thải Từ đó, chúng ta có thể đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

LỜI CẢM ƠN

Trước khi bắt đầu đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại chất thải tại nhà của sinh viên Đại học Thương Mại”, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm, đồng hành của tất cả mọi người trong quá trình thực hiện nghiên cứu Nhóm xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới nhà trường vì đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập, tiếp cận môn học này.

Đặc biệt, nhóm muốn gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên – ThS Nguyễn Nguyệt Nga, người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn, truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới 140 sinh viên Trường Đại học Thương Mại đã bỏ thời gian, công sức để tham gia vào cuộc khảo sát và phỏng vấn, nhờ có sự hợp tác của các bạn đã góp phần xây dựng nên nền tảng quan trọng cho nghiên cứu này Nhóm 04 chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT

Với tình hình phát triển của thế giới, để thoát khỏi “gánh nặng môi trường” cần thay đổi thói quen trong cuộc sống hằng ngày của người dân nói chung và giới sinh viên nói riêng Giáo dục môi trường là cách hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức về môi trường cho sinh viên trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là trong việc xử lý các vấn đề rác thải

Vì vậy, nhóm đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu 140 sinh viên nhằm làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định phân loại chất thải của sinh viên ĐHTM Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xác định và kiểm định những yếu tố có tác động đến việc quyết định phân loại rác thải sinh hoạt của họ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định phân loại rác thải của sinh viên cần được nhận diện, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường, giảm thiểu thực trạng rác thải tràn lan là vấn đề cấp thiết thực tiễn Dựa trên cơ sở lý thuyết cùng sự kế thừa từ mô hình nghiên cứu trước đó, nhóm 04 đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định phân loại chất thải tại nhà của sinh viên ĐHTM bao gồm: “Việc cần thiết và trách nhiệm”, “Sự quan tâm”, “Thời gian”, “Mức độ khó phân loại các loại rác thải”, “Các chính sách”, “Công tác tuyên truyền”, “Sự chủ động phân loại rác thải tại nhà”.

Tiến hành kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, nhằm xác định mối quan hệ của các nhân tố tác động đến quyết định phân loại rác thải tại nhà của sinh viên Trường Đại học Thương Mại, thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng trên số lượng 140 phiếu hợp lệ Kết quả nghiên cứu cho thấy có 03 nhân tố có ảnh hưởng quyết định nhất đến việc phân loại chất thải tại nhà của sinh viên Trường đại học Thương Mại là: “Việc phân loại rác thải là cần thiết và trách nhiệm”, “Các chính sách”, “Công tác tuyên truyền” Bên cạnh đó, nhân tố “Thời gian” và Mức độ khó phân loại các loại rác thải” không phụ thuộc vào việc phân loại rác Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu 04 giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại rác của sinh viên, từ đó nhóm đề xuất, gợi ý một số giải pháp giúp sinh viên và đưa ra một số khuyến nghị, hạn chế về bài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng, đẩy nhanh chế độ thực hiện việc phân loại chất thải tại nhà cho sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu

Bảng 4.3: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Thái độ Bảng 4.4: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Chuẩn chủ quan Bảng 4.5: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Sự bất tiện

Trang 6

Bảng 4.6: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Kiến thức

Bảng 4.7: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Các quy định của nhà nước Bảng 4.8: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Ý định

Bảng 4.9: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Công tác tuyên truyền Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các biến phụ thuộc Bảng 4.12: KIểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập

Bảng 4.23: Bảng tóm tắt các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu định luận và phân tích EFA

Bảng 4.24: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố

Bảng 4.25: Đánh giá sựu phù hợp của mô hình Model Summaryb

Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA Bảng 4.27: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficientsa

Bảng 4.28: Đánh giá sựu phù hợp của mô hình Bảng 4.29: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA Bảng 4.30: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficientsa

Bảng 4.3: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý – TRA Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Đức Phương (2019) Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Shen, Lin và cộng sự (2019) Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát theo khoá học Biểu đồ 4.2: Đặc điểm mẫu khảo sát theo giới tính

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

EFA: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá TPB: Theory of Planned Behavior – Thuyết hành vi có kế hoạch TRA: Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý PBC: Perceived Behaioral Control – Nhận thức kiểm soát hành vi SEM: Structural Equation Modeling – Mô hình phương trình cấu trúc

SPSS: Statistical Package for the Social Sciences – Chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê.

CFA: Confirmatory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khẳng định VIF: Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai

I.CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh và tuyên bố nghiên cứu

Bước vào thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt với nhiều các vấn đề cấp bách Việc làm sao để bảo vệ môi trường đang là một vấn đề nóng và trở thành tâm điểm của toàn cầu Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng Điều đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: khói thải từ các phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hoạt động sản xuất của con người, Và một trong những nguyên nhân không thể không kể đến đó là chất thải sinh hoạt

“ Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn chất thải sinh hoạt, tổng lượng chất thải phát sinh có xu hướng tăng từ 10%-16%.Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70% - 85% Hiện nay, trên toàn quốc lượng chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị phát sinh 38000 tấn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85% Con số này ở nông thôn là 32000 tấn mỗi ngày và chỉ thu gom được hơn 55% “CITATION diệ21 \l 1066 (Diệp, 2021) Đây là một con số lớn, như một lời cảnh tỉnh con người trong việc bảo vệ môi trường Đáng chú ý hơn hết chỉ có 15% lượng chất thải sinh hoạt được thu gom, còn lại được chôn lấp, thải ra nguồn nước hoặc đốt tiêu hủy thông thường (Thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và công nghệ tái

Trang 8

chế rác thải tại Việt Nam, 2022) Việc xử lí chất thải sinh hoạt như vậy là không hiệu quả và ảnh hưởng nặng nề đến môi trường của chúng ta Chính vì vậy ta phải tìm ra được một giải pháp thật phù hợp, hiệu quả Tuy nhiên việc phân loại chất thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Qua bài nghiên cứu, ta sẽ thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại chất thải Từ đó sẽ chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại Đồng thời đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đưa ra các câu hỏi xoay

quanh cho dự án“ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại chấtthải tại nhà của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Chỉ ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại rác

thải của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định

phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

-Thái độ có ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?

-Kiến thức có ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?

-Sự bất tiện có ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?

-Các quy định của nhà nước có ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?

-Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?

-Công tác tuyên truyền có ảnh hưởng tới quyết định phân loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?

Trang 9

1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân

loại chất thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Khách thể nghiên cứu:Sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Ngoài phân mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Mở đầu

Đây là chương đầu tiên của bài thảo luận Nội dung của chương trình bày các nội dung lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu

Chương này trình bày các khái niệm và ký thuyết liên quan đến hành vi phân loại chất thải Nhóm tiến hành tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồng thời đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Từ giả thuyết nghiên cứu được nêu ở chương 2, nhóm nghiên cứu xây dựng thang đo và nội dung bảng câu hỏi khảo sát, quy trình nghiên cứu, mẫu điều tra, phương pháp thu thập dữ kiệu, phươn pháp phân tích dữ liệu và chọn mẫu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá(EFA), phân tích hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến.

Chương 5: Kết luận và thảo luận

Chương này đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu đã đạt được và chỉ ra những điểm cong hạn chế của bài nghiên cứu.

Trang 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Rác thải và các loại rác thải

Môi trường bị tác động và chi phối từ nhiều yếu tố, dễ thấy nhất là hành động trực tiếp tàn phá của con người Bên cạnh đó nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường còn tới từ chính hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta thông qua quá trình phân loại và xử lí rác thải không triệt để của người dân và đặc biệt là sinh viên Để làm rõ vấn đề này, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm về việc phân loại chất thải tại nhà của sinh viên trường đại học Thương Mại.

Chất thải ( hay còn gọi là rác thải ) là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí

hoặc ở dạng khác được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Quốc Hội, 2020)

Phân loại chất thải Theo chính phủ quy định phân loại chất

thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau (Chính Phủ, 2015)

Phân loại rác thải sinh hoạt: Có 3 loại :

+ Rác thải hữu cơ: Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật.

+ Rác thải vô cơ: Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp.

+ Rác thải tái chế: Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế để sử dụng lại (Quốc Hội, 2020)

2.1.2 Kiến thức về môi trường

Theo luật sư Nông Thị Nhung (2023) Môi trường sống là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi chứa đựng các

Trang 11

phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, môi trường sống trong lành thì con người mới đảm bảo có sức khỏe và thể trạng tốt nhất Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm ,

môi trường ngày càng trở lên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí Phổ biến và nghiêm trọng nhất có lẽ là: tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng loang lổ do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia, tình trạng nóng lên của trái đất báo động tốc độ băng tan Thực trạng ấy là ngòi chuông giục giã để con người nhận thức về tình trạng khẩn cấp nơi mái nhà chung Vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại Nhiều hội nghị về bảo vệ môi trường trên khắp thế giới đã được diễn ra, song tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái chất lượng cuộc sống không được cải thiện đáng kể là bao (ngày 5/6/1972 tại Stockhom Thụy Điển, các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và các tổ chức quốc tế với khẩu hiệu “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta.Tháng 6/1992 tại Braxin, Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế) (Hội đồng lí luận trung ương, 2021) Bởi vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục là vấn đề nan giải, nóng bỏng hiện nay đối với nhiều quốc gia

Môi trường tự nhiên là điều kiện, là thứ quy định cách thức tồn tại và

phát triển của con người Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực Có lẽ trước tình trạng ô nhiễm khẩn cấp của môi trường, con người cần có hành động cấp bách và thiết thực nhất để góp phần giảm thiểu những nguy hại cho môi trường, mà hành động trước mắt là từ ngay trong chính ngôi nhà của mình.

2.2 Các lý thuyết liên quan

Trên thế giới đã có những lý thuyết như Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) – (Ajzen I , 2011) để cung cấp thông tin về thái độ của công chúng cũng như hiệu quả của nhận thức cá nhân, phát triển từ Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) đã xuất hiện trước đó - (Ajzen, I., & Fishbein, M., 1980)

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý – TRA

Thuyết hành động hợp lý được đề ra và đưa vào nghiên cứu bởi Ajzen và Fishbein vào năm 1975, mô tả quá trình diễn biến tâm lý của chủ thể dẫn đến hành vi của con người có ý thức, từ đó tìm ra được các yếu tố có thể ảnh hưởng và quyết định của hành vi (Ajzen, I., & Fishbein, M., 1980) Theo lý thuyết đề ra, ý định hành vi quyết định hành vi hành động xảy ra.

Trang 12

Vì vậy, thuyết này trước hết nghiên cứu về ý định hành vi, từ đó luận ra các vấn đề đằng sau đó.

Theo TRA, ý định hành vi là mục đích của chủ thể trong việc thực hiện các hành động nào đó và ảnh hưởng bởi thái độ và chuẩn chủ quan của chủ thể ấy

Thái độ là mức đánh giá của chủ thể về hành động (tích cực hay tiêu cực), hình thành bởi niềm tin của chủ thể, kết quả của hành động và sau là đánh giá về kết quả này Con người luôn luôn có xu hướng cân nhắc các kết quả có thể xảy ra trước khi thực hiện hành vi và sẽ chọn ra kết quả tốt nhất như mong đợi để dựa theo đó thực hiện hành vi

Chuẩn chủ quan là suy nghĩ, là cách ứng xử của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với đời sống xã hội Chúng ta quan tâm rằng người khác sẽ đánh giá ra sao về mình, về hành động của mình Chuẩn chủ quan của mỗi người được xác định dựa trên nhận thức (ủng hộ hay phản đối) của chủ thể vào quy chuẩn của những người xung quanh chủ thể đó và động lực để tuân thủ theo những quy chuẩn này Càng có nhiều mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh thì ảnh hưởng đối với chủ thể càng mạnh (Fishbein, Belief, Attitude, Intention and Behaviour: An Introduction to Theory and Research, 1975).

Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý – TRA

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975) Theo Sheppard và cộng sự (1988)

+ TRA cho rằng hành vi cá nhân chỉ nằm trong sự kiểm soát của con người, bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội mà trong thực tế có thể là một yếu

Trang 13

tố quyết định tới hành vi của mỗi cá nhân.

+ Ý định hành vi của con người được đo lường trong bối cảnh chưa có đủ thông tin để chắc chắn dẫn đến hành động.

Ngoài ra, TRA còn thiếu sót về những yếu tố khách quan riêng lẻ, có thể tồn tại thành một chuỗi tác động gây xáo trộn ý định, từ đó gây ra thay đổi đến quá trình nhận thức dẫn đến hành vi.

2.2.1 Thuyết hành vi có kế hoạch - TPB

TPB được mở rộng từ TRA bao gồm lý thuyết kiểm soát hành vi, là yếu tố đánh giá nhận thức cá nhân về khả năng làm chủ và thực hiện hành vi của mình TPB cũng đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về các hành vi phổ biến trong xã hội và cả về chủ đề môi trường (William, I.D., & Kelly, J., 2002) Theo thuyết chỉ ra, ta thấy được thái độ, suy nghĩ và ý định chủ quan càng thuận lợi và sự kiểm soát nhận thức bản thân càng lớn thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ hơn, thúc đẩy bản thân thực hiện hành vi tạo thành thói quen

Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch

Nguồn: Ajzen (1991) TPB cho giả thuyết yếu tố quyết định của hành vi là ý định thực hiện hành vi hoặc không của cá nhân Tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi

+ Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior) là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bất lợi về một hành vi của một cá nhân (Ajzen, 1991)

+ Ajzen (1991)định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực

Trang 14

hiện hay không thực hiện hành vi Yếu tố quyết định đến hành vi sau cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi.

+ Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behaioral Control – PBC) được định nghĩa là sự đánh giá vè sự dễ hay khó của một hành vi cụ thể Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khan khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cá nhân tích cực đối với một hành vi nhất định có khả năng sẵn sang tham gia cao (Curro C., 1999).Nghiên cứu này đưa ra kỳ vọng rằng nếu như người dân có thái độ tích cực hơn với công cuộc bảo vệ môi trường thì mức độ tham gia phân loại sẽ cao hơn và ngược lại

Tuy nhiên, dù được mở rộng và bổ sung từ TRA, song TPB vẫn còn

một số hạn chế liên quan đến ý chí và tính cách của chủ thể Không những thế, khoảng cách thời gian giữa những đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế của là một điểm đáng lưu tâm chưa được nhắc đến trong hai lý thuyết nghiên cứu Trong khoảng thời gian đó các ý định của chủ thể hoàn toàn có thể thay đổi từ tác động bên ngoài Bản thân Ajzen (1991)cũng đã cho rằng TPB chỉ là mô hình nghiên cứu cơ bản ban đầu, các nghiên cứu về sau cần đưa ra thêm các biến góp phần giải thích và phân tích ý định hành vi.

2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan trong nước

2.3.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2023)

Nghiên cứu nhằm tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân thành phố Huế Kết hợp hình thức điều tra trực tiếp và trực tuyến của 214 người từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 Từ phân tích mô hình tuyến tính, kết quả chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng là chuẩn chủ quan, tuyên truyền, quy định của chính phủ, nhận thức về hiệu quả, thái độ và kiểm soát hành vi.

2.3.2 Nghiên cứu của Trương Đình Thái và cộng sự (2022)

Nghiên cứu nhằm xác định nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định phân loại rác thải của sinh viên Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 309 sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Kết quả cho thấy mối quan tâm cá nhân có ảnh hưởng tới thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi và các nhân tố này cùng tác động tới ý định phân loại rác thải của sinh viên.

Trang 15

2.3.3 Nghiên cứu của Đinh Trần Việt Hoàng và cộng sự (2022)

Để nghiên cứu kĩ hơn về hành vi phân loại chất thải nhằm tìm giải pháp phù hợp cho tình việc phân loại chất thải Nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm có tất cả là 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này, gồm có: thái độ, định mức chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, nghĩa vụ đạo đức, chính sách của chính phủ và địa phương Do dịch Covid 19 nên dữ liệu được khảo sát trực tuyến một cách ngẫu nhiên từ các hộ gia đình, thu thập về 645 mẫu, sau khi đã loại bỏ các mẫu không đủ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu đề ra, còn lại 628 mẫu đạt tiêu chuẩn, số liệu mẫu thu được tiến hành áp dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để đo lường và xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt rắn Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy tất cả các yếu tố giả thuyết đưa ra đều tác động tới hành vi phân loại rác thải.

2.3.4 Nghiên cứu của Nguyễn Đức Phương (2019)

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân từ đó đề xuất các giải pháp cho chính quyền Quận 3 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt Xác định các yếu tố tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải sinh hoạt của người dân sinh sống tại Quận 3 và đề xuất ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng trên số lượng 221 phiếu hợp lệ Tiến hành kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân tại Quận 3 Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 06 nhân tố là: Kiến thức; Công tác tuyên truyền; Chuẩn chủ quan; Thái độ, Các quy định của nhà nước; đều tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân

Trang 16

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Đức Phương (2019)

Nguồn: Nguyễn Đức Phương (2019)

2.4 Môt số công trình nghiên cứu nước ngoài

2.4.1 Nghiên cứu của Shen, Lin và cộng sự (2019)

Nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải của người dân trong đô thị Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB với mẫu nghiên cứu gồn 524 người trả lời trẻ tuổi từ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố nhận thức, chuẩn chủ quan, nghĩa vụ cá nhân có ảnh hưởng tích cực tới ý định phân loại chất thải của giới trẻ

Trang 17

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Shen, Lin và cộng sự (2019)

(2019) Nguồn: Shen, Lin và cộng sự

2.4.2 Nghiên cứu của Yang, Xingyu và cộng sự (2021)

Với mục tiêu điều tra hành vi phân loại rác thải ở đô thị của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu với dữ liệu từ 814 câu hỏi của sinh viên đại học từ 16 trường đại học ở Trùng Khánh, Trung Quốc Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng việc phân loại rác thải là cần thiết và họ đã làm điều đó mỗi ngày Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng ấy là thái độ, yếu tố tình huống, tính công khai và giáo dục đã ảnh hưởng tới quyết định phân loại rác thải của sinh viên.

2.5 Lỗ hổng nghiên cứu

Đa phần các công trình nghiên cứu trên thế giới đều đã chỉ ra được các yếu tố liên quan đến khả năng nhận thức của con người về môi trường và các hành vi liên quan đến môi trường, cùng với đó là một vài yếu tố khách quan khác Tuy nhiên, những nghiên cứu trên vẫn còn một vài điểm còn thiếu sót như sau:

Trang 18

-Thứ nhất, hầu hết đều có mẫu nghiên cứu đa dạng về tuổi tác, điều đó dẫn đến việc những trải nghiệm, kinh nghiệm và nhận thức của các khách thể nghiên cứu không đồng đều Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường liên qua đến việc phân loại chất thải

-Thứ hai, các nghiên cứu lấy nhiều dữ liệu, dẫn chứng của các nghiên cứu ở các nước châu Âu Điều này không sai, nhưng sự khác biệt về văn hóa, trình độ dân trí, phong tục và tập quán khiến nhiều tài liệu trong số đó không thể áp dụng để nghiên cứu ở Việt Nam.

Nhằm khắc phục những thiếu sót của những nghiên cứu trên và với mong muốn tìm ra những giải pháp phù hợp cho người dân Việt Nam nói chung, sinh viên Trường Đại học Thương Mại nói riêng Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu để có thể đưa ra một kết quả trực quan nhất về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại rác thải của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

2.6 Giả thuyết nghiên cứu

"Thái độ "

Thái độ, theo Ajzen (1991) là một khía cạnh quan trọng để giải thích hành vi, và nó có nghĩa là cách chúng ta đánh giá một hành vi cụ thể, dựa trên mức độ cảm nhận về lợi ích của nó, sự thích hoặc không thích Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cá nhân có thái độ quan tâm, hứng thú đối với một hành vi nhất định có khả năng tham gia cao hơn (Curro C, 1999) Nghiên cứu này cho thấy rằng nếu người dân có thái độ tích cực tới bảo vệ môi trường thì mức độ tham gia phân loại sẽ cao và ngược lại.

Do đó, giả thuyết H1 có thể được sử dụng như sau:

H1: Thái độ có tác động đối với quyết định phân loại chất thải của sinh viên Đại học Thương Mại.

"Chuẩn mực chủ quan"

Chuẩn mực chủ quan đề cập đến ảnh hưởng của áp lực xã hội bên ngoài lên hành vi cụ thể của mỗi cá nhân (McEachan R.R.C., 2011) Các người có ý nghĩa đối với một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến quyết định hành vi của họ trong lĩnh vực đó Đối với văn hóa xã hội Việt Nam nói riêng và văn hóa phương đông nói chung, xã hội khuyến khích chủ nghĩa tập thể hơn là chủ nghĩa cá nhân(Shi H., 2017) Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng áp lực xã hội bên ngoài có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng phân loại rác thải của người dân Áp lực càng lên thì họ càng sẵn sàng tham gia và ngược lại.

Do đó, giả thuyết H2 có thể được phát biểu như sau:

Trang 19

H2: Chuẩn chủ quan có tác động đối với quyết định phân loại chất thải của sinh viên Đại học Thương Mại

"Sự bất tiện"

Sự bất tiện đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá ý định phân loại chất thải Ông Nguyễn Thanh Sơn đã từng nói “Hiện nay, việc thí điểm phân loại rác tại nguồn đã từng bước đem lại kết quả nhưng hiệu quả chưa cao Phần lớn nguyên nhân là do người dân chưa xây dựng được thói quen phân loại rác Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực thu gom xử lý chất thải sau phân loại trên địa bàn thành phố còn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu các trạm trung chuyển tái chế, phân loại và xử lý rác”.Vì vậy, giả thuyết H3 có thể phát biểu như sau

H3: Sự bất tiện có tác động đối với quyết định phân loại chất thải của sinh viên Đại học Thương Mại."

"Kiến thức"

Nhân tố quan trọng đối với việc quyết định việc có tham gia hay là ko tham gia phân loại chất thải rắn là Kiến thức về phân loại chất thải rắn theo qui định, được coi là nhân tố quan trọng (Hormik và cộng sự, 1995); (Hurin & Zelezny) Kiến thức là nguồn lực bên trong và được liên kết với một số yếu tố như việc xác định mục đích của việc phân loại chất thải, thủ tục, quy trình thực hiên Phân loại rác thải mang đến rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, môi trường Nhưng ko phải ai cũng có đủ kiến thức để thực hiện việc phân loại rác thải Theo Oskamp (1998) thì có mối liên hệ giữa kiến thức về phân loại và hoạt động phân loại rác thải Do vậy, giả thuyết H4 được phát biểu như sau:

H4: Kiến thức tác động đến quyết định phân loại rác thải của sinh viên Đại học Thương Mại

"Các quy định của chính phủ và công tác tuyên tuyền"

Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và cộng sự (2021)cũng đã chỉ ra rằng công tác tuyên truyền, phổ biến có ảnh hưởng tích cực đến việc phân loại rác thải sẽ tăng cường cơ chế khuyến khích người dân phân loại, xử lý, tái chế rác thải Ngoài ra, nghiên cứu của Trần Thị Diêu Hiền (2021) tin rằng các quy định, chính sách của chính phủ có tác động đến quyết định phân loại rác thải Do vậy, giả thuyết H5, H6 được phát biểu như sau:

H5: Các quy định của nhà nước có tác động đến quyết định phân loại rác thải của sinh viên Đại học Thương Mại

H6: Công tác tuyên truyền có tác động đến quyết định phân loại rác thải của sinh viên Đại học Thương Mại.

Trang 20

Mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình tìm kiếm và nghiên cứu

Bước 1: Xác định câu hỏi nghiên cứu dựa trên những khoảng trống lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn.

Bước 2: Kiểm tra tài liệu tham khảo và tìm hiểu tình trạng nghiên cứu Bước 3: Tạo phiếu khảo sát: Xác định đối tượng, cỡ mẫu, phạm vi và tổ chức, phát triển mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi

Bước 4: Thử nghiệm khảo sát với 10 đối tượng và điều chỉnh nội dung khảo sát cho phù hợp dựa trên nhận xét và ý kiến nhận được.

Bước 5: Tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Trang 21

Bước 6: Xử lý, phân tích dữ liệu và kiểm định thang đo, giả thuyết nghiên cứu

Bước 7: Thảo luận những hạn chế của nghiên cứu

( Nguồn: nhóm tác giả tự đề xuất )

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp bảng hỏi để thu thập dữ liệu Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần chính: phần thứ nhất là câu hỏi chọn lọc để xác định đúng khách thể nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương mại; phần thứ hai liên quan đến những cảm nhận của các yếu tố tác động đến quyết định phân loại chất thải tại nhà Thang đo được sử dụng trong khảo sát để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm 7 biến cụ thể sau

- Thái độ được đo bằng 4 thang TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ4 - Chuẩn chủ quan được đo bằng 3 thang CCQ1, CCQ2, CCQ3 - Sự bất tiện được đo bằng 4 thang SBT1, SBT2, SBT3, SBT4 - Kiến thức được đo bằng 4 thang KT1, KT2, KT3, KT4

- Các quy định của nhà nước được đo bằng 3 thang CQĐCNN1, CQĐCNN2, CQĐCNN3

- Công tác tuyên truyền được đo bằng 3 thang TT1, TT2, TT3

- Ý định phân loại chất thải được đo bằng 5 thang YD1, YD2, YD3, YD4, YD5

Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu

Trang 22

3 TĐ3 Bạn cảm thấy phân loại chất thải là trách nhiệm của mỗi

3 CCQ3 Những người đang thực hiện việc phân loại chất thải mà bạn biết luôn nói tốt về hành

3 SBT3 Việc phân loại chất thải tại nhà tốn kinh phí cho việc trang bị các thiết bị cần thiết 4 SBT4 Việc phân loại chất thải tại

nhà dễ sai không đúng kĩ thuật

Trang 23

Kiến thức 1 KT1 Việc phân loại chất thải rắn 2 KT2 Việc phân loại chất thải rắn

sẽ góp phần giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên 3 KT3 Bạn hiểu biết về việc phân

loại chất thải tại nhà 4 KT4 Bạn hiểu biết về các chính

sách, quy định của nhà nước về việc phân loại chất thải Các quy

định của nhà nước

1 CQĐCNN1 Các chính sách, quy định của nhà nước ảnh hưởng tới ý định phân loại chất thải của nhiệm của mỗi người dân trong việc phân loại chất thải 3 CQĐCNN3 Bạn sẽ tuân thủ các quy định của nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt Công tác

tuyên truyền

1 TT1 Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân loại chất thải làm tăng nhận thức của người dân

2 TT2 Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân loại chất thải tạo động lực cho người dân

Trang 24

3 TT3 Việc tuyên truyền các chính

Tôi sẽ nói người thân cùng tham gia chương trình phân loại chất thải

3 YD3

Tôi sẽ tham gia phân loại chất thải nếu cuộc sống vui vẻ

4 YD4

Tôi sẽ phân loại chất thải nếu biết tác hại của chất thải đối với môi trường sống 5 YD5

Tôi sẽ tham gia chương trình phân loại chất thải nếu nhà nước có quy định phù hợp

3.3 Mẫu điều tra

Nhóm đã tiến hành điều tra với 140mẫu Đó là sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương Mại đến từ nhiều khoa/viện như: Khoa kế toán kiểm toán, viện đào tạo quốc tế, khoa marketing, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, khoa quản trị kinh doanh, khoa thương mại điện tử,

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Khi kết thúc quá trình thu thập dữ liệu, các nghiên cứu không tuân thủ sẽ bị loại bỏ, sau đó việc mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu được thực hiện bằng SPSS Phần mềm SPSS sử dụng các công cụ thống kê mô tả trong nghiên cứu để đo lường các đại lượng như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,… nhằm tổng hợp các thông tin, đặc điểm của người được phỏng vấn Sau đó tác giả sử dụng công cụ Cronbach's Alpha, phân tích thăm dò EFA và phân tích hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải rắn

3.4.1: Kiểm soát thang đo:

Trang 25

Để đánh giá thang đo và các khái niệm nghiên cứu cần kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo Dựa trên hệ số độ tin cậy Cronbach's alpha, hệ số tương quan biến tổng loại bỏ các biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm được đo, từ đó xác định thang đo có đáp ứng tiêu chuẩn hay không và các biến có ý nghĩa hay không Thiết bị điều khiển có đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy không? Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn nhiều biến đo lường thành nhiều nhân tố nhằm xác định các tập hợp cần thiết cho bài toán nghiên cứu và sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa các biến

Hệ số tương quan tổng biến là hệ số tương quan của một số biến với điểm trung bình của các biến khác trên cùng thang đo Do đó, hệ số càng cao thì mối tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao Các biến quan sát có hệ số tương quan tổng biến dưới 0,3 được gọi là biến bin và bị loại khỏi mô hình

Theo Nunnally và Burnstein (1994), hệ số Cronbach's Apha lớn hơn 0,8 là thang đo tốt; 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được; 0,6 hoặc cao hơn có thể được sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới hoặc trong các tình huống nghiên cứu mới Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy từ 0,6 trở lên

3.4.2: Phân tích nhân tố khám phá:

Phân tích nhân tố được sử dụng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố được quan sát thành các yếu tố chính (gọi là yếu tố), được sử dụng trong phân tích thử nghiệm tiếp theo Những yếu tố rút gọn này có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa hầu hết tập hợp các biến quan sát ban đầu Phương pháp này giúp xác định tập hợp các biến cần thiết cho một vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến Tiêu chuẩn phân tích nhân tố khám phá (EFA) bao gồm:

Tiêu chí Bartlett và hệ số KMO được sử dụng để đánh giá khả năng áp dụng EFA Do đó, giả thuyết H0 (các biến không tương quan với nhau về tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là phù hợp nếu 0,5 =< KMO =< 1 và ký tên vàlt; 0,05 nếu không thì từ KMO; 0,5 thì phân tích nhân tố có lẽ không phù hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Tiêu chí giá trị riêng được sử dụng để xác định số lượng yếu tố trong phân tích EFA Số lượng yếu tố được chỉ định bởi tiêu chí này ít nhất phải bằng 1 (>=1)

+ Tiêu chí trọng số nhân tố hay còn gọi là hệ số tải nhân tố, thể hiện mối tương quan đơn giản giữa các biến và các nhân tố dùng để đánh giá mức ý nghĩa trong EFA Hệ số tải > 0,3 được coi là tối thiểu; Hệ số tải > 0,4 được coi là đáng kể; Tải > 0,5 được coi là có tầm quan trọng thực tế

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w