CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
2.1.1.Mạng xã hội a) Khái niệm
Mạng xã hội (Social Networking Service), mạng xã hội trên internet, mạng xã hội trực tuyến hay mạng xã hội ảo là một khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối của thế kỉ XX Với sự phát triển nhanh chóng mạng xã hội được bằng định nghĩa rất nhiều các khác nhau tùy theo hướng tiếp cận.
Theo luận văn thạc sĩ “Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông” của tác giả Ma Thị Yến (2015) thì mạng xã hội là một website nơi mọi người có thể sử dụng để kết nối và cập nhật thông tin từ bạn bè, nó là sự kết hợp giữa yếu tố đời thường giữa con người với con người lẫn những yếu tố vốn thuộc về internet (khả năng kết nối, khả năng chia sẻ) [tr 31-33]
GS.TS Trần Hữu Luyến và ThS Đặng Hoàng Ngân (2014) cũng đưa ra khái niệm về mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được liên kết với nhau Với hướng tiếp cận xã hội, mạng xã hội được nghiên cứu trên quan hệ cá nhân - cộng đồng, được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là actor Như vậy, có thể hiểu mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau. [tr 18-19]
Ilaria Liccardi và các cộng sự năm 2007 đã đưa ra một các hiểu mạng xã hội là cấu trúc của các điểm đại diện cho các cá nhân (hoặc tổ chức) và mối quan hệ giữa họ trong miền nhất định Vì vậy, MXH thường được xây dựng dựa trên độ mạnh của các mối quan hệ và sự tin tưởng giữa các cá nhân (điểm nút) Và MXH với các ứng dụng kết nối trên máy tính được phát triển với các mục đích là tạo và duy trì mạng lưới xã hội bạn bè online hoặc thực tế đến tái hợp các bạn vè trong quá khứ [tr 2].
Trong Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng đã đề cập đến mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò
12 chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Theo nguồn Wikipedia- Bách khoa toàn thư mở, Dịch vụ mạng xã hội, tiếng Anh: social networking service, thuật ngữ “mạng xã hội” đề cập đến việc sử dụng các trang truyền thông xã hội dựa trên internet để duy trì kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc khách hàng Mạng xã hội có thể có mục đích xã hội, mục đích kinh doanh hoặc cả hai, thông qua các trang như Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest.
Về mặt toán học, mạng xã hội có thể xem như một hệ thống gồm các đỉnh (node) gắn với nhau thành một mạng gồm các liên kết (hoặc các cung).
Theo hướng tiếp cận này, mạng xã hội được xem như mạng phức hợp, nghĩa là một tập hợp các hệ thống được đào tạo bởi các yếu tố đồng nhất hoặc không đồng nhất kết nối với nhau thông qua sự tương tác khác nhau giữa các yếu tố này và được trải ra trên diện rộng Mạng phức hợp có hai thuộc tính quan trọng là “hiệu ứng thế giới nhỏ” (small-world effect) và “đặc trưng co dãn tự do” (scale-free feature).
Từ các quan điểm ở trên ta có thể hiểu mạng xã hội là một mạng lưới ảo cung cấp cộng đồng cho người sử dụng mạng và liên kết các cá nhân trong mạng lưới này có các đặc điểm và mục đích vô cùng đa dạng b) Các loại hình mạng xã hội
- Mạng xã hội truyền thống (Facebook, Linkedin, Twitter,…)
Chúng ta có thể đã biết và tiếp xúc hàng ngày nhiều loại về mạng xã hội truyền thống này, vì vậy tôi sẽ không đi sâu hơn vào loại hình đó.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, có một số xu hướng thay đổi trong cách các thương hiệu sử dụng mạng xã hội truyền thống.
Ví dụ, chúng ta có thể thấy trên LinkedIn và Facebook, mọi người thường chia sẻ link các bài viết và các bài viết dạng dài Điều này không có nghĩa là các bài đăng dạng ngắn đã biến mất; chúng tôi thấy các bài đăng dạng ngắn trên tất cả các mạng xã hội truyền thống.
Chúng ta cũng có thể thấy rằng Facebook đã phát triển để bao gồm nhiều tùy chọn tương tác hơn, chẳng hạn như Facebook Marketplace để mua sắm, FacebookLive và Facebook Groups.
Nền tảng này cũng đóng vai trò như một thư mục để các doanh nghiệp tạo mặt tiền cửa hàng dưới dạng Fanpage Facebook để quảng bá sản phẩm, đặt dịch vụ, nhắn tin cho khách hàng và để lại khoảng trống cho các bài đánh giá.
Các Page và Nhóm trên Facebook rất phù hợp để các thương hiệu tương tác với khán giả của họ và tiếp cận những người mới.
Mặt khác, LinkedIn đã là một nhân tố quan trọng trong mạng lưới tuyển dụng chuyên nghiệp trực tuyến.
Các mạng xã hội truyền thống này mang đến cơ hội cho các thương hiệu sử dụng quảng cáo để nhắm mục tiêu đến đối tượng của họ và thực hiện nghiên cứu thị trường thông qua các công cụ phân tích và thông tin chi tiết.
- Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video (Instagram, Printerest, Tik Tok, )
Có nhiều dạng nội dung trực quan trên các mạng chia sẻ phương tiện, chẳng hạn như infographics, hình ảnh, video dạng ngắn và dạng dài Mặc dù loại mạng này bao gồm chia sẻ phương tiện video và hình ảnh, nhưng hầu hết hiện nay là đa phương tiện, sử dụng âm thanh, video và hình ảnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu
Xử lý và phân tích dữ liệu
3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng
4.3 Hạn chế của đề tài
Phần 5: Kết luận và kiến nghị
Phần 6 Chuẩn bị PowerPoint, Word và Thuyết trình
N i dungộ Th i gianờ d kiêốnự hoàn thành
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 06/02/2023 Tính cấp thiết của đề tài Đã đạt được kết quả mong muốn
Chỉ ra được những vấn đề đã được nghiên cứu và những khoảng trống hay những vấn đề chưa được đi sâu.
Việc đưa ra khoảng trống nghiên cứu còn gây khó khăn.
Từ đề tài nghiên cứu được đề ra xác định rõ mục tiêu nghiên cứu. Đã đạt được kết quả mong muốn
Dựa vào giả thuyết nghiên cứu đặt ra những câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu Đã đạt được kết quả mong muốn
Nêu ra giả thuyết dựa trên câu hỏi nghiên cứu đã đề ra từ trước
Giả thuyết nghiên cứu ban đầu còn nhầm lẫn và chưa vẽ được mô hình nghiên cứu
Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học Đã đạt được kết quả mong muốn
Nêu ra thời gian, phạm vi nghiên cứu Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đã đạt được kết quả mong muốn
Phần 2: Cơ sở lý luận
Chỉ rõ khái niệm, các loại hình và vai trò của MXH trong hiện tại Đã đạt được kết quả mong muốn 2.2 Sinh viên, chất lượng, học tập
18/02/2023 Chỉ rõ thuật ngữ sinh viên và tiêu chuẩn đánh giá Đã đạt được kết quả mong muốn về chất lượng học tập
Lựa chọn cơ sở lý thuyết phù hợp và truyền thông đại chúng để nghiên cứu Đã đạt được kết quả mong muốn
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp để tiếp cận đề tài một cách thiết thực nhất. Đã đạt được kết quả mong muốn
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu
Sử dụng cả 2 phương pháp chọn mẫu là định tính và định lượng Đã đạt được kết quả mong muốn
Xử lý và phân tích dữ liệu
26/02/2023 Đưa ra những câu hỏi phỏng vấn sâu và khai thác nhiều thông tin hữu ích
Vài câu hỏi còn chưa đi sâu và chưa có sự phân cấp câu hỏi rõ rệt. 3.3.
Xử lý và phân tích dữ liệu
26/02/2023 Đưa ra các biến độc lập và biến phụ thuộc Qua đó xây dựng thang đo phù hợp.
Xây dựng các biến độc lập và phụ thuộc dựa vào giả thuyết Thang đo ban đầu còn chưa phù hợp.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Dựa vào những đoạn ghi âm từ phỏng vấn sâu các bạn sinh viên tiến hành xử lý tại bàn cho ra được thông tin hữu ích. Đã đạt được kết quả mong muốn
Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng
Dựa vào số liệu từ phiếu khảo sát online qua Google Form xử lý qua phần mềm SPSS
Do số liệu quá lớn nên ban đầu còn chưa chuẩn xác và số liệu Nhưng đã có sự chọn lọc các phiếu khảo sát.
4.3 Hạn chế của đề tài 11/03/2023
Dựa vào những gì đã nghiên cứu được nêu ra sự thiếu sót cũng như khó khăn khi nghiên cứu và đề tài Đã đạt được kết quả mong muốn
Phần 5: Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận 11/03/2023 Đưa ra những kết luận rút ngắn về nghiên cứu khoa học Đã đạt được kết quả mong muốn
5.2 Kiến nghị 11/03/2023 Đề ra thêm các giải pháp cho Đã đạt được kết quả mong nghiên cứu muốn
6.1 PowerPoint 12/03/2023 Xây dựng Ppt khoa học dễ nhìn phù hợp với người quan sát.
Ban đầu làm còn hơi nhiều chữ vào các slide nhưng đã được rút ngắn bớt lại
Tổng hợp nội dung của nghiên cứu Đã đạt được kết quả mong muốn
Truyền tải nội dung của nghiên cứu
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
1.1 Bối cảnh nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) và tuyên bố đề tài nghiên cứu 1
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu (Mục đích nghiên cứu) 9
1.7 Thiết kế nghiên cứu (Phạm vi thời gian, phạm vi không gian, phương pháp nghiên cứu) 10
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
2.1 Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 12
2.1.2 Sinh viên, chất lượng, học tập 17
2.1.3 Khái niệm về các nhân tố 20
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1 Phân tích kết quả nghiên cứu định tính 29
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng 31
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả 31
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 39
4.2.4 Phân tích tương quan Pearson 42
4.2.5 Phân tích hồi quy đa biến 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn 53
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát 54
Bảng 1 Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính 31
Bảng 2 Thống kê người tham gia khảo sát theo khóa học 31
Bảng 3 Thống kê mô tả theo các khoa 32
Bảng 4: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ sức hấp dẫn của mạng xã hội (nghiên cứu sâu về Tik Tok): 34
Bảng 5: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ tâm lý của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội 35
Bảng 6: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ việc lạm dụng mạng xã hội 35
Bảng 7: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ việc tiếp cận thông tin trên mạng xã hội 36
Bảng 8: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Sức hấp dẫn của MXH (nghiên cứu sâu về Tik Tok) 36
Bảng 9: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Sức hấp dẫn của MXH (nghiên cứu sâu về Tik Tok” 36
Bảng 10: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tâm lý của sinh viên khi sử dụng MXH. 37
Bảng 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tâm lý của sinh viên khi sử dụng MXH” 37
Bảng 12: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Lạm dụng MXH” 37
Bảng 13: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Lạm dụng MXH” 38
Bảng 14: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tiếp cận thông tin trên MXH” 38
Bảng 15: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tiếp cận thông tin trên MXH” 38
Bảng 16: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 39
Bảng 18: Ma trận xoay nhân tố 41
Bảng 19: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 41
Bảng 21: Thể hiện mối tương quan Pearson 43
Bảng 22: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary 44
Bảng 23: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA 44
Bảng 24: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficients 45
A Sức hấp dẫn của mạng xã hội (nghiên cứu sâu về Tik Tok)
Những video ngắn 15-30s (ví dụ TikTok) không làm chán người theo dõi nhưng thừa sức gây chú ý khiến tôi vô thức bị cuốn theo mà quên đi thời gian.
A2 Tôi cảm thấy MXH có sức hấp dẫn lớn
A3 Sức hấp dẫn của MXH càng lớn tôi càng khó khăn trong việc cải thiện kết quả học tập.
A4 MXH hấp dẫn hơn việc học tập, bài giảng và kiến thức.
Tôi dùng MXH vào buổi tối và dành quá nhiều thời gian để xem video Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm giảm năng suất học tập vào ngày hôm sau.
B Tâm lý của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội là nơi sinh viên có thể đo lường và so sánh kết quả học tập với những người khác khiến tôi cảm thấy stress và giảm năng suất học tập.
B2 Tình trạng nghiện MXH khiến tôi giảm sự tập trung và mức độ tiếp thu bài học.
B3 Tôi dễ dàng bị phân tâm trong lúc học bởi các thông báo, tin nhắn, hoặc thông tin cập nhật trên các trang mạng xã hội.
B4 Tôi dễ dàng đưa ý kiến trên MXH nhưng e ngại trong việc tương tác trong lớp học hay trình bày ý kiến của mình trong các bài học.
C Cách tiếp cận mạng xã hội của sinh viên
C1 Tôi sử dụng MXH quá nhiều và trở nên thiếu sự kiên nhẫn và kiên trì trong việc nghiên cứu và tìm hiểu bài học một cách chi tiết.
C2 Tôi sử dụng MXH tham khảo những tài liệu không chính thống khiến kết quả học tập giảm.
C3 Tôi làm tốt bài tập về nhà khi có sự hỗ trợ của MXH( MXH chia sẻ tài liệu, MXH thảo luân, ) nhưng không làm được bài thi trên lớp.
D Sự lạm dụng mạng xã hội của sinh viên
D1 Tôi thường gặp nhiểu thông tin không hữu ích cho việc học tập trên MXH
D2 Tôi không chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học tập
D3 Mạng xã hội trở thành nguồn tiếp cận thông tin chính của tôi thay vì những trang báo chính thống.
E Nhận định chung về kết quả học tập
E1 Kết quả học tập của tôi bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng MXH.E2 Tôi hạn chế việc sử dụng MXH vì nó làm giảm kết quả học tập.E3 Tôi sẽ thay đổi thói quen sử dụng MXH để cải thiện chất lượng học tập của bản thân.
1.1 Bối cảnh nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) và tuyên bố đề tài nghiên cứu.
Trong thế giới công nghệ ngày nay, hầu hết mọi người đều dễ dàng truy cập vào các cộng đồng trực tuyến từ máy tính hoặc điện thoại thông minh của họ Ngày nay, hầu hết sinh viên đều mang theo điện thoại thông minh bên mình mọi lúc mọi nơi khi lên mạng MXH rất đa năng, từ trò chuyện với bạn bè, kết bạn mới trên khắp thế giới, học trực tuyến, truy cập bài giảng của các giảng viên nổi tiếng từ các châu lục khác, ngồi ở nhà mà không cần đến thư viện, đọc sách điện tử chẳng hạn Hàng tỷ người tham gia vào các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Instagram, Whatsapp, Skype, v.v., khiến nó trở thành một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến trong cộng đồng Học sinh, sinh viên và trẻ em ngày nay cũng tích cực sử dụng mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày Với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Twitter, Instagram đã thu hút hàng triệu người dùng tại Việt Nam Phần lớn thời gian trong ngày của một người dành cho việc duyệt các trang mạng xã hội Mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin, gặp gỡ, giao lưu, kết nối cộng đồng, trao đổi, chia sẻ tình cảm và giải trí Sự xuất hiện của mạng xã hội tạo ra giá trị mới, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thuận lợi cho giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Trong thời đại ngày nay, mạng xã hội đang là xu hướng được ngày càng nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ Nhiều mạng xã hội đang hoạt động, nhưng điểm chung của chúng là người dùng đóng góp nội dung, ý tưởng và chia sẻ chúng rộng rãi trên Internet.
Giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên, chủ yếu sử dụng mạng xã hội, khảo sát xuất phát từ một nghiên cứu đối với sinh viên tại 6 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế và Đà Nẵng HCM chỉ ra rằng 99% sinh viên sử dụng mạng xã hội, và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên sử dụng mạng xã hội trung bình từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày [7, tr.51] Nếu một ngày các bạn sử dụng MXH từ 3 đến 5 tiếng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian dành cho các hoạt động khác, vậy sinh viên sử dụng MXH như thế nào, mục đích tần suất ra sao, cách sử dụng như thế nào và việc sử dụng này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? và Thông tin sẽ có tác động đến kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết để sử dụng phương tiện hiệu quả. công nghệ Giáo dục.Vì những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại” để nghiên cứu và làm rõ những tác động cụ thể của MXH đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương Mại
Năm 2017 Lê Thị Thanh Trà và cộng sự cũng có bài “Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM (HUFI)” Trong bài nghiên cứu các tác giả có đề cập đến
4 yếu tố tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên: công cụ học tập, tìm kiếm thông tin, giải trí, tính thời thượng Trong đó công cụ học tập là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với kết quả học tập của sinh viên, sinh viên đều đồng ý việc sử dụng mạng xã hội là công cụ học tập để nâng cao kết quả học tập của sinh viên Mạng xã hội không chỉ là công cụ học tập mà còn giúp sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học hoặc các hoạt động công tác xã hội trong và ngoài trường. Ngoài ra, sinh viên còn có thể thông qua mạng xã hội để giải trí, tham gia các chương trình học thuật góp phần giải tỏa căng thẳng trong học tập.
Trong bài nghiên cứu “Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) - Nguyễn Bá Thái (2019) Tác giả đi sâu vào việc tìm hiểu các mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với các hoạt động cũng như kết quả học tập của sinh viên Từ nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng MXH là một ý tố ảnh hưởng khá rõ đến kết quả học tập nhưng điều đáng chú ý là thời gian sử dụng mạng xã hội mỗi lần của các sinh viên lại có tác động tích cực đến họ Ngoài ra các yếu tố như tần suất sử dụng, mục đích cũng như tần suất đăng bài cũng có những mối liên hệ với việc học tập của sinh viên.
Trong nghiên cứu của mình vào năm 2013, Ibis M.Alvarez và Marialexa Olivera- Smith đã rút ra rằng Các trang mạng xã hội (SNS) không phải là môi trường học tập , nhưng chúng mang lại nhiều cơ hội hiệu quả và tiềm năng để cải thiện việc học tập của sinh viên trong môi trường đại học Họ chia sẻ các mục tiêu học tập chung và cố gắng tạo ra một nền tảng chung để chia sẻ kinh nghiệm của họ Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều cuộc tranh luận về vai trò vai trò của SNS trong học tập, các tài liệu khoa học
2 nhưng dù vậy các tài liệu khoa học về vấn đề này đã đưa ra nhiều bằng chứng về việc sử dụng hiệu quả các mạng xã hội trực tuyến để thúc đẩy việc học tập của học sinh: tìm kiếm các phương pháp mới thay thế phương pháp cũ để thúc đẩy sự hợp tác giữa các học sinh, góp phần tự điều chỉnh việc học và thậm chí đổi mới trong đánh giá Tuy nhiên, chủ đề này vẫn gây khá nhiều tranh cãi nên cần được xem xét thận trọng thích hợp, thừa nhận những hạn chế và sự cần thiết phải tiếp tục điều tra vấn đề (“Learning in Social Networks: Rationale and Ideas for Its Implementation in Higher Education” by Ibis M.Alvarez và Marialexa Olivera-Smith in 2013).
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lan Nguyên (2020) về “ Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” Ảnh hưởng của Facebook đến việc học tập của sinh viên, những ảnh hưởng đáng chú ý mà luận án chỉ ra có liên quan tới những khía cạnh như: tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập; trao đổi thông tin học tập; nghiên cứu khoa học; phát triển những kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống nói chung, đặc biệt là kỹ năng mềm;… Bên cạnh những mặt tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực của Facebook tới sinh viên trong vấn đề này là gồm: khiến sinh viên mất tập trung 20 trong quá trình học tập; khiến nhiều sinh viên thường xuyên phải thức khuya; gây lãng phí thời gian và không gian học tập của sinh viên; làm giảm khả năng tương tác với các mối quan hệ ngoài đời thực của sinh viên; sự hình thành những giá trị lệch chuẩn,…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Khi thực hiện phỏng vấn đề tài “ mạng xã hội ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên đại học Thương mại”, người tham gia phỏng vấn đa số là nữ (10/15), còn lại là nam Trong đó, sinh viên của ngành HTTTQL chiếm nhiều nhất 5/15, còn lại là các ngành liên quan đến kinh tế, hầu như là sinh viên năm nhất và năm 4.
Khi hỏi về các nền tảng mạng xã hội sử dụng thì hầu như mọi người sử dụng Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram, Google và khác ứng dụng mạng xã hội để giao lưu, kết bạn và tìm kiếm các tài liệu học tập.
4.1.1 Khi nói về quan điểm "Ảnh hưởng của mạng xã hội" thì hầu như những người được phỏng vấn đều cho rằng sức hấp dẫn của mạng xã hội rất lớn bởi nó chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ phục vụ cho mọi nhu cầu như giải trí, học tập, làm việc, mua sắm, kết nối với mọi người; miễn phí và dễ dàng tìm kiếm với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi Vì vậy, khi hỏi về quan điểm: “ Mạng xã hội ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập” thì đa phần mọi người đều cho rằng ý kiến đó vừa đúng vừa sai, bởi nó phụ thuộc vào mục đích sử dụng mạng xã hội và cách thức mà mỗi người tiếp cận tới nó Một số cá nhân cho rằng ý kiến trên sai bởi mạng xã hội đã giúp ích rất lớn và là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống cũng như sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là học tập như học onl, tìm kiếm thông tin dễ dàng Ngược lại, ý kiến trên đúng bởi có nhiều nội dung độc hại trên mạng, không phù hợp với một số cá nhân, nếu sử dụng quá nhiều mạng xã hội sẽ bị thụ động, ỷ lại.
4.1.2 Khi hỏi về mức độ “nghiện mạng xã hội”, một nửa cho rằng họ sử dụng từ 2-7 tiếng trên ngày, và họ nói rằng họ mất rất nhiều thời gian vào những nội dung giải trí mà không học hỏi thêm được chút kiến thức, kinh nghiệm nào Bên cạnh đó, nửa còn lại cho rằng họ chỉ sử dụng ít trong ngày từ dưới 1 tiếng - 2 tiếng, và +hầu như dùng để tra cứu thông tin, phục vụ cho học tập và công việc Quan trọng trên hết là phải xác định được mục đích sử dụng mạng xã hội của mình, để từ đó không ảnh hưởng đến thời gian và công việc của bản thân.
4.1.3 Về việc tra cứu tài liệu bằng sách và tra cứu thông tin qua mạng xã hội, đa số mọi người đều thiếu kiên nhẫn trong việc tìm kiếm thông tin trong sách bởi mất nhiều thời gian, khó tìm kiếm và ít thông tin Hơn nữa, họ đều chỉ ra rằng tra cứu thông tin trên mạng xã hội tốt hơn vì nó đa dạng, phong phú về lượng thông tin, tiết kiệm được nhiều thời gian, cập nhật kịp thời các tài liệu mới nhất và chính xác nhất. Bởi hầu như các tài liệu được biên soạn bởi các chuyên gia độc lập, các nhà kinh tế, các nhà khoa học và xã hội học, nên mọi người thường ưa chuộng cách tra cứu này hơn.
4.1.4 Về việc nhờ trợ giúp của mạng xã hội để hoàn thành bài tập về nhà, có đến ⅔ cho rằng họ thường lạm dụng mạng xã hội cho bài tập về nhà hầu như là những môn không phải là chuyên ngành của họ và họ không có hứng thú, không muốn mất nhiều thời gian với nó Còn lại thì cho rằng họ chỉ tham khảo, tiếp cận với thông tin, tài liệu học tập, trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô Khi được củng cố trong môi trường học tập, người học sẽ được hướng dẫn và cải tiến để tạo ra kết quả tốt hơn Không những thế, mạng xã hội còn cho phép người học tự do hơn để kết nối ngoài lớp học trực tiếp Các web học tập mà sinh viên thường sử dụng để phục vụ nhu cầu học tập là thuvientmu, studocu,chatgpt, và các app để học ngôn ngữ, làm việc.
4.1.5 Khi hỏi về những nội dung và thông tin mà sinh viên trường Đại học Thương mại thường tra trên mạng, mặc dù hiện nay có nhiều trang mạng xã hội khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng nên hầu hết mọi người thường tìm đến các thông tin về học tập, giải trí( nghe nhạc, xem phim,chơi game), làm việc, giao lưu và các tin tức Chúng ta không thể phủ nhận được sự “đa năng” của mạng xã hội trong cuộc sống ngày nay, bởi vậy sử dụng các trang mạng xã hội hiện nay là một phần không thể thiếu với mỗi người Trước sự phức tạp của các nguồn thông tin trên mạng xã hội đòi hỏi người dùng phải biết chọn lọc thông tin, đa số sinh viên đều đánh giá độ tìm kiếm thông tin chính xác của mình là từ 6/20- 9/10 vì họ thường tham khảo những nguồn thông tin tin chính thống, có uy tín.
Như vậy, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, thời gian sử dụng mạng xã hội và mục đích sử dụng mạng xã hội sẽ dẫn đến ảnh hưởng kết quả của mỗi sinh viên đại học Thương mại là khác nhau Hầu hết các bạn đều ý thức được sức hấp dẫn của mạng xã hội lớn như thế nào cũng như cách sử dụng chúng sao cho hiệu hiệu quả.Do vậy, mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của sinh viên khi sinh viên
30 không biết cách quản lí thời gian, dành nhiều thời gian cho việc lướt web, tham gia các trò chơi, các thông tin không lành mạnh, thậm chí là các hoạt động tiêu cực khác. Nhưng nếu sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách có tổ chức như tìm kiếm thông tin, trao đổi kiến thức với bạn bè, tham gia các hoạt động nghiên cứu, học tập thì mạng xã hội sẽ giúp ích rất nhiều cho học tập và cả cuộc sống.