1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp (Phần 2)

208 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

trí tuệ như các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật của mình, không ý thức được việc phát triển và biến nó thành quyền SHTT Ví dụ Công ty X nghiên cứu tạo ra một loại được phâm mới nhưng chưa tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế thì công thức chế tạo ra loại dược phẩm đó có được coi là TSTT không? Như vậy, TSTT được hiểu theo nghĩa rộng /à kết quả của hoạt động sáng tao trí tuệ của con người, bao gém tat cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ từ các ý tưởng, tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học cho tới các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, thiết kế bố trí, phan mém máy tính, Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn tiếp cận thuật ngữ TSTT theo nghĩa rộng, cụ thé: TSTT la những thành quả của hoạt động sáng tao trí tuệ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, thể hiện dưới dạng các tri thức, thông tin, dữ liệu, bí quyét, mà chủ thé có thé sở hữu một cách hợp pháp Ö góc độ nay, TSTT có thé là bat ky tri thức nào có giá tri do cá nhân hoặc tô chức nam giữ, dù được pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thông thường TSTT bao gồm: (i) các đối tượng của quyền SHTT được pháp luật ghi nhận và bảo hộ; (ii) những kết quả sáng tạo trí tuệ chưa được bảo hộ pháp lý, bao gồm các ý tưởng, sáng kiến, thông tin, bí quyết

1.1.1.2 Đặc điểm của tài sản trí tuệ

> TSTT có thuộc tính vô hình

Nếu dựa vào khả năng có thể chiếm hữu vật chất đối với tài sản, các loại tài sản có thê phân chia thành hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình Tài sản hữu hình như vật, tiền, - là những tài sản mà con người có thé chiếm hữu được, tiếp cận được băng các giác quan Điều dé nhận thấy nhất khi phân biệt TSTT với các tài sản thông thường là ở tính “vô hình” của tài sản này “SHTT là thuật ngữ mô tả những ý tưởng, sáng chế, công nghệ, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn học, những cái vô hình khi mới được tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dạng sản phẩm hữu hình”.!120 TSTT bao gồm những tri thức, hiểu biết, thông tin là kết quả của hoạt động sáng tạo nên mang tính phi vật chất, mặc dù trên thực tế, nó vẫn được biểu hiện thông qua một SỐ dạng hình thái vật chất nhất định, ví dụ một tác phẩm văn học như truyện ngăn có thể được ấn hành dưới dạng sách in, có thể thông qua phát thanh như đọc truyện trên đài, hoặc bằng các dữ liệu

điện tử trên Internet

120 Kamil Idris “SHTT - một công cụ đắc lực đề phát triển kinh tế”, sách do Tổ chức SHTT thé giới WIPO ấn hành,tr.8

Trang 2

> TSTT có đặc tinh sáng tạo va đôi mới

TSTT dù trong lĩnh vực nào đều là kết quả của hoạt động sáng tạo và đôi mới, được tạo ra trên nền tảng tri thức và thông tin được kết tụ, tích lũy.

> TSTT có khả năng xác định được và kiểm soát được

Mặc dù vô hình, TSTT vẫn có thể xác định được về bản chất (nội dung), phạm vi (giới hạn), chức năng, công dụng và giá trị TSTT chịu sự kiểm soát và tác động của con

người thông qua các hành vi có chủ đích (sáng tạo, khai thác, sử dụng, mua bán, trao

đổi, cho thuê, góp vốn ) nhằm tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh than của tài san > TSTT không bị giới hạn về phạm vi sử dụng

Trong khi các tài sản vật chất bị giới hạn về phạm vi sử dụng thì TSTT do đặc tính vô hình nên nó có thể được sử dụng, khai thác cùng một lúc ở nhiều nơi, không bị giới hạn về không gian, thời gian và tần suất sử dụng Đặc tính này cũng khiến cho TSTT có được những lợi thế vượt trội so với tài sản vật chất là thu được lợi nhuận không lồ nếu được khai thác thương mại cùng một lúc ở mọi nơi Nhưng cũng là bất lợi cho chủ sở hữu tài sản vô hình vì rất khó kiểm soát nếu như nó bị tùy tiện khai thác sử dụng.

> TSTT không bi hao mòn, cạn kiệt

Ngày nay, trong khi các nguồn tai nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt do việc khai thác, các tài sản vật chất luôn bị hao mòn, giảm sút giá trị qua quá trình sử dụng thì TSTT có thé coi như nguồn tài nguyên quý báu bởi sự sáng tạo của con người là vô tận và những sáng tạo đó không hề bị hao mòn, cạn kiệt qua việc sử dụng, khai

thác, thậm chí càng sử dụng lâu dài, phạm vi sử dụng càng rộng thì TSTT càng có gia

trị TSTT vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là sản phâm dau ra của một quy trình sáng tạo.

> TSTT dễ bị xâm phạm

Do đặc tính vô hình và tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin của tài san trí tụê, chủ thé năm giữ tài sản tuệ khó kiểm soát và khó ngăn chặn chu thé khác khai thác, sử dung loại tài sản này Đặc biệt, TSTT càng dễ dàng bị xâm phạm hơn trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ Nói cách khác, TSTT tiềm tàng khả năng bị xâm phạm hơn những tài sản hữu hình khác, có khả năng lan truyền rộng lớn và dễ có khả năng được vật chất hoá hàng hoạt, sau đó trở thành thực thể tác động, ảnh hưởng

Trang 3

đến đời sống của nhiều người cũng như của cả xã hội.!?! Do vậy, việc thiết lập các biện pháp bảo vệ hữu hiệu đối với TSTT cả từ góc độ cá nhân, tổ chức, quốc gia và liên quốc gia là vân đề hết sức cần thiết và bức xúc hiện nay.

1.1.1.3 Quyên sở hữu trí tuệ

Khái niệm “quyền SHTT” liên quan chặt chẽ đến khái niệm TSTT Trong tiếng Anh, cũng không có sự phân biệt rạch ròi giữa quyền SHTT và TSTT Thuật ngữ “Intellectual Property” tùy thuộc ngữ cảnh có thé được hiểu là “Intellectual Property Rights” (quyền SHTT) hay “Intellectual Property Assets” (TSTT).

Quyền SHTT có thé hiểu theo hai phương diện: (i) pháp luật SHTT và (ii) quyền đối với đối tượng SHTT Khái niệm “quyền SHTT” ra đời và phát triển sau khi có khái niệm quyền sở hữu bởi nó có mối liên quan đến một loại tài sản đặc biệt là “TSTT” -những tài sản là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người Theo quy định của Điều 105, 115 của BLDS 2015, quyền SHTT là một loại quyền tài sản — một trong các loại tài sản trong dân sự Dưới góc độ pháp luật SHTT, quyền SHTT là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các TSTT.

Bảo hộ quyền SHTT khuyến khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành cho chủ sở hữu độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định để khai thác và đổi lại, chủ sở hữu phải đưa TSTT của mình phục vụ lợi ích chung của xã hội Độc quyền dù dưới bất kỳ hình thức nào nếu bị lạm dụng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba Vì vậy, mục đích của pháp luật SHTT là tạo động lực phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật nhưng phải bảo đảm sự cân bằng về lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng SHTT với các chủ thể khác và lợi chung chung của xã hội.

Theo nghĩa khách quan, Quyền SHTT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều

chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, khai thác, sử dụng, bảo vệ

các đối tượng SHTT.

Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với những TSTT do con người sáng tạo Đó là độc quyền được Nhà nước trao cho một người, một nhóm người hoặc một tô chức dé khai thác, sử dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ.

Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyền SHTT là quyén của tổ

!?! Trần Minh Dũng, Bảo vệ quyên sở hứu trí tuệ bằng biện pháp hành chính, <http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bang-bien-phap-hanh-chinh>

Trang 4

chức, cá nhân đối với TSTT, bao gôm OTG và quyên liên quan đến OTG, quyên SHCN và quyên doi với giống cây trồng”.

1.1.1.4 Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Là một dạng đặc biệt của quyền sở hữu, quyền SHTT có một số đặc trưng riêng biệt so với quyên sở hữu tài sản thông thường

Về đối tượng: Đôi tượng của quyền SHTT là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người, mang tính chất vô hình TSTT được tạo ra dựa trên hoạt động sáng tạo và đôi mới, nên luôn có tính sáng tạo, mang lại những lợi ích cho người nắm giữ.

Vẻ phạm vi quyên: Quyền SHTT bao gồm cả các quyền nhân thân và quyền tài sản Mặc dù quyền sở hữu nói chung mang bản chất là quyền tài sản, nhưng đối với quyền SHTT, bên cạnh việc bảo vệ các quyền tài sản của chủ sở hữu, pháp luật cũng ghi nhận cả các quyền nhân thân cho chủ thé sáng tạo Nếu như chủ sở hữu tài sản vật chất thường có đầy đủ ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản, thì đối với TSTT, đo tính chất vô hình của tài sản, quyền chiếm hữu hoàn toàn không có ý nghĩa Chủ sở hữu quyền SHTT chỉ thực hiện hai quyền năng sử dụng và định đoạt.

Về nội dung quyên: Do ban chất đôi trong SHTT là tài sản vô hình, nên việc nam giữ, quản lý nó không thê thực hiện được như các tài sản thông thường, quyền chiếm hữu TSTT không có ý nghĩa khi đối tượng SHTT đã được công bố hay sử dụng trên thực tế Vì vậy, quyền SHTT về bản chat chỉ tập trung vào độc quyền sử dụng đối tượng SHTT (bao gồm cả quyền cho phép hoặc quyền ngăn cắm người khác sử dụng đối tượng SHTT; quyền định đoạt đối tượng SHTT).

Về căn cứ xác lập quyền sở hữu: Quyền SHTT chỉ được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định Quyền SHTT được xác lập dựa trên hai nhóm căn cứ chủ yếu: (i) Nhóm quyền phát sinh tự động cùng với sự ra đời của TSTT mà không cần phải tiễn hành thủ tục đăng ký tại co quan nhà nước có thâm quyên Vi dụ: QTG, quyên liên quan, quyền SHCN đối với tên thương mại, quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng.!? (ii) Nhóm quyền phát sinh trên cơ sở đăng ký Ví dụ, quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chi dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thâm quyền theo thủ tục đăng ký !2

!2 Xem Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

! Xem Điêu 6 Luật Sở hữu trí tuệ

Trang 5

Về giới hạn quyên: Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền SHTT là loại quyền được bảo hộ có tính “giới hạn” Bảo hộ quyền SHTT có mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành cho chủ sở hữu độc quyên sử dụng, khai thác đối tượng SHTT trong một khoảng thời gian nhất định và đôi lại, chủ sở hữu phải đưa TSTT của mình phục vụ lợi ích chung của xã hội Độc quyền dù dưới bất kỳ hình thức nào nếu bị lạm dụng có thé làm anh huong đến lợi ich của bên thứ ba Vì vậy, mục đích của pháp luật SHTT là tạo động lực thúc day phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật nhưng quyền SHTT không được cản trở hay gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và sự phát triển của xã hội Nguyên tắc cân bằng lợi ích là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong các quy định về bảo hộ quyền SHTT nhăm dung hòa lợi ích của chủ sở hữu đối trong SHTT với lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác Vi vậy, quyền

SHTT bị giới han ở các khía cạnh sau:

- - Giới hạn về không gian (phạm vi lãnh thổ) được bảo hộ: quyền SHTT là độc quyền pháp lý mà pháp luật quốc gia trao cho chủ sở hữu của đối tượng SHTT, vì vậy đây là quyên mang tính lãnh thổ (territorial right) Điều đó có nghĩa là một TSTT được bảo hộ ở quốc gia nào thì quyền SHTT chi được bảo vệ và thực thi trong phạm vi lãnh thé quốc gia đó Vì vậy, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hài hòa hóa pháp luật SHTT của các quốc gia thông qua các hiệp định quốc tế về quyền SHTT.

- Giới hạn về thời gian (thời hạn) được bảo hộ: Phan lớn quyền sở hữu đối với đối

tượng SHTT thường được bảo hộ có thời hạn Day cũng là khoảng thời gian ma Nhà

nước cho phép chủ thể quyền SHTT được độc quyên khai thác đối tượng SHTT của minh dé thu lợi nhuận, nhằm bù đắp những công sức, chi phí mà họ đã phải bỏ ra dé tao ra TSTT, va tiếp tục đầu tư cho hoạt động sáng tạo tiếp theo Khi hết thời hạn bảo hộ, TSTT trở thành tài sản chung của xã hội, mọi người có thê tiếp cận, khai thác, ứng dụng các kết quả sáng tạo trí tuệ, từ đó tạo động lực cho sự phát triển văn hóa, khoa học kỹ

thuật của nhân loại.

- Giới han dé bảo đảm sự cân bằng lợi ích với chủ thé khác Nhà nước trao cho chủ thé quyền SHTT độc quyền khai thác đối tượng SHTT trong hoạt động kinh doanh, thương mại dé thu lợi nhuận Vi vậy, những hành vi sử dung đối tượng SHTT của người khác với mục đích cá nhân, phi thương mại thường không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của chủ sở hữu Nếu như đối với quyền sở hữu tài sản thông thường, việc sử dụng tài sản của người khác phải được sự cho phép của chủ sở hữu, thì quyền SHTT khác biệt ở

Trang 6

chỗ việc sử dụng đối tượng SHTT với mục đích cá nhân, phi thương mại, hoặc để nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm không phải xin phép và không phải trả tiền cho chủ sở hữu Ví dụ: giới hạn QTG trong trường hợp sao chép, trích dẫn tác pham nhăm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy!?; việc sử dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bồ trí nhăm phục vụ nhu cau cá nhân hoặc mục đích phi thương mại !?5

- Giới hạn bởi lợi ích công cộng Vi du: trong những trường hợp nhăm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích chung của xã hội, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia có quy định cắm hoặc hạn chế chủ sở hữu sáng chế thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu sáng chế chuyên giao sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền !26

1.1.1.5 Các bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ > Quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật - khoa học, những đối tượng được áp dụng chủ yếu trong đời sống tinh thần Khái niệm quyên tác giả có thé tiếp cận từ hai góc độ Căn cứ vào sự phân chia quyền SHTT, quyền tác giả (hiểu theo nghĩa rộng) là một bộ phận của quyền SHTT liên quan tới việc bảo hộ các sáng tạo trí tuệ chủ yếu nhằm đáp ứng như cầu về văn hóa, tinh thần, bao gồm cả quyên liên quan đến quyên tác giả Dưới góc độ này, quyên tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức (bao gồm tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tô chức phát sóng) đối với các sáng tạo trí tuệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, hay truyền thông đại chúng Trong Luật SHTT Việt Nam, khái niệm quyền tác giả tại khoản 2 Điều 4 Luật SHTT được tiếp cận theo nghĩa hẹp, theo đó “quyén tdc giả là quyên của các cá nhân, tô chức đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu" Quyền tác giả được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, cụ thể: pháp luật về quyền tác giả ghi nhận các căn cứ, điều kiện dé xác lập quyền tác giả; các quyền nhân thân và tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như các nghĩa vụ khi các chủ thể khác muốn sử dụng, khai thác tác phẩm; các giới hạn và thời hạn bảo hộ quyền tác giả; quy định trình tự, thủ tục cũng như các biện pháp pháp ly dé bảo vệ quyên tác giả khi có hành vi xâm phạm.

124 Xem Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ!25 Xem điểm b khoản 2 Điều 125

126 Được quy định tại Điều 5 Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Điều 31 Hiệp định TRIPs; Điều 132 Luật Sởhữu trí tuệ Việt Nam

Trang 7

Sự bảo hộ pháp lý đối với quyền tác giả là việc ngăn cắm người khác sử dụng trái phép đối với sự thé hiện ý tưởng Chính bởi vậy, các tác pham văn học- nghệ thuật- khoa học luôn phải đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo Tuy nhiên, luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm Quyền tác giả được xác lập khi tác pham được thê hiện ra bên ngoài bang bat kỳ phương tiện hay hình thức nào, không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng, hình thức thé hiện Một điểm đáng lưu ý trong quyền tác giả nữa là pháp luật của hầu hết các quốc gia thừa nhận Quyền tác giả mang tính tuyên nhận, tức là quyền tác giả tự động xác lập khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không cần phải có bất kỳ thủ tục công bố, đăng bạ hay thủ tục nào khác Quyền tác giả không đặt ra bat kỳ tiêu chuẩn bảo hộ về nội dung, hình thức, chất lượng, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ mục đích Ý tưởng thể hiện trong tác phẩm không cần phải mới chỉ cần đáp ứng điều kiện hình thức thê hiện phải là sự sáng tạo nguyên gốc Quyên tác giả bảo hộ quyền của chủ sở hữu khỏi những những người muốn sao chép hay sử dụng cách thé hiện trong tác phâm góc Vi vậy, nếu như quyền SHCN bảo hộ nội dung của ý tưởng sáng tạo thì quyên tác giả chỉ thiên về bảo hộ hình thức thé hiện ý tưởng sáng tạo Những sáng tạo được bảo hộ quyền tác giả “là những sáng tao trong việc sử dụng và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, hình khối ”127

> Quyền SHCN

SHCN liên quan đến những sáng tạo dưới dạng sáng chế/ giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh và chỉ dẫn địa lý Những đối tượng này được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong hoạt động thương mại Sáng chế thông thường được khai thác tại nhà máy trong khi nhãn hiệu hoặc tên thương mại được sử dung chủ yêu vì mục đích thương mại của chủ thể sản xuất kinh doanh Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng SHCN, mỗi đối tượng SHCN thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định như tính mới, tính

sang tạo, tính, tính ứng dung hay khả năng phân biệt

Đối với hau hết các đối tượng SHCN, thủ tục đăng ký xác lập quyên là thủ tục bắt buộc (trừ tên thương mại và bí mật kinh doanh) Quyền SHCN được xác lập chủ yếu thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ một số đối tượng SHCN được xác lập quyền thông qua thực tiễn sử dụng Văn bằng bảo hộ trao cho chủ sở hữu văn bằng được độc quyền sử dụng các đối tượng này hoặc quyền cho phép người

1 Cam nang Sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, tr 41

Trang 8

khác sử dụng theo các hợp đồng chuyền giao quyền sử dụng đối tượng SHCN (li-xăng) Tuy nhiên đối với sáng chế độc quyền này bị hạn chế trong trường hợp li-xăng bắt buộc Một đặc điểm quan trọng của quyền SHCN là thời hạn của độc quyền này thường ngắn hơn thời hạn bảo hộ của quyền tác giả Ví dụ như trong hau hết pháp luật các quốc gia, sáng chế được bảo hộ trong thời hạn tối đa 20 năm, giải pháp hữu ích trong 10 năm, nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm và có thể gia hạn Thời hạn này tương đối ngắn nếu so sánh với nguyên tắc đời người hoặc khoảng thời gian 75 năm đối với một số đối tượng của quyền tác giả như tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng Thời gian này được coi là khoảng thời gian hợp lý cho việc khai thác thương mai dé bù đắp chi phí đầu tư cho quá trình sáng tạo của chủ sở hữu các đối tượng SHCN Do một số đối tượng SHCN mang đặc tính kỹ thuật nên nếu thời han bảo hộ dài có thé hạn chế khả năng tiếp cận của công chúng, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của khoa học kỹ thuật Một số đối tượng không áp dụng nguyên tắc nay do đặc điểm riêng của đối tượng đó

như bí mật kinh doanh hay chỉ dẫn địa lý.

Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyên SHCN là quyên của tô chức, cá nhân đổi với sang chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dân, nhăn hiệu, tên thương mại, chỉ dan dia ly, bi mat kinh doanh do minh sáng tao ra hoặc sở hữu va quyên chồng cạnh tranh không lành mạnh”

> Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ với ý thức về vai trò vô cùng quan trọng của đối tượng này, đặc biệt là với những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển Việc tạo giống cây trồng mới đòi hỏi sự đầu tư về kỹ năng, nhân lực, thời gian, nguồn vật chất và vốn Khi một giống cây trồng mới không còn được giữ kín thì trong nhiều trường hợp có thê bị người khác sẵn sàng tái tạo nhằm tước bỏ cơ hội thu lợi thích đáng từ sự đầu tư của mình Việc cấp cho người sáng tạo ra giống cây trồng mới độc quyền khai thác giống cây trồng của mình vừa khuyến khích họ đầu tư vào việc tạo giỗng mới, vừa góp phần cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói

Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng ra đời nhằm bảo hộ quyền của các chủ thê trong việc chọn tạo, phát hiện, phát triển và sử dụng giống cây trồng, khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong việc tạo ra giỗng cây, từ đó thúc day phát triển

nông,lâm nghiệp.

Trang 9

Quyên đối với giống cây trồng là quyên của tô chức, cá nhân đổi với giống cây trong mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyên sở

hữu, 128

Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch - những đối tượng gan liền với hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cấp Bằng bảo hộ Giống cây trồng được bảo hộ phải thỏa mãn các điều kiện nhất định như: được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ôn định và có tên phù hop.

1.1.2 Tài sản trí tué trong doanh nghiệp

Sự thức tỉnh về vai trò của SHTT đối với tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự thay đổi trong quan niệm về tai sản trong các doanh nghiệp Theo đánh giá của Tổng giám đốc Tổ chức SHTT thế giới “các TSTT dang là cơ sở để đánh giá sự trụ vững và hoạt

động trong tương lai của doanh nghiệp” Gia trị tài sản của các doanh nghiệp hiện nay

được xác định theo nguyên tắc kế toán chung đã được chấp nhận, theo đó có thể liệt kê tài sản trong doanh nghiệp bao gồm:

(i) vn lưu động (working capital) như: tiền, hàng hóa lưu kho, nguyên liệu dự

(ii) tài sản cố định (fixed assets) như: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị; (iii) tài sản vô hình (intangible assets)!?2

Khái niệm “tài sản vô hình” xuất hiện vào những năm 70 của Thế kỷ XX cùng với sự ra đời và phát triển của các lý thuyết về định giá tài sản của công ty Theo hướng dẫn định giá quốc tế số 4 về định giá tài sản vô hình (International Valuation Guidance Note

N.4 Valuation of Intangible Assets), Tai san vô hình là tài sản không có hình thai vật

chất, tạo ra những quyên và wu thé cho người sở hữu và mang lại lợi ích kinh tế cho người sở hữu tài sản đó Ở Việt Nam, theo Tiêu chuẩn định giá số 12- Phân loại tài sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 219/2008/QD-BTC ngày 31 thang 12 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định “Tai sản vô hình là tài sản không có hình thai vật

chất nhưng xác định được gid trị do chủ tài sản nắm giữ dé sử dụng phục vụ mục dich

8 Khoản 5 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

29 Có quan điêm coi TSTT là một loại tài sản độc lập với tài sản vô hình trong doanh nghiệp xem Russell Parr,

Pricing Intangible Assets: Methods of Valuation of Intellectual Property, www.wipo.int

Trang 10

của mình; nó bao gầm: kỹ năng quan by, bí quyết marketing, danh tiếng, uy tín, tên hiệu, biếu tượng doanh nghiệp và việc sở hữu các quyên và công cụ hợp pháp (quyên sử dung đất, quyên sáng chế, bản quyên, quyên kinh doanh hay các hợp đông)” Như vậy có thé khăng định, trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đều thừa nhận khái niệm tài sản vô

Có nhiều cách thức khác nhau để phân biệt các tài sản vô hình Theo cách phân loại của Ủy ban thẩm định quốc tế, tài sản vô hình bao gồm: các quyền, các mối quan hệ, TSTT và các nhóm tài sản vô hình khác (thường được gọi là uy tín).!° Dựa vào tiêu chí dau hiệu, tài sản vô hình có hai loại:

Tài sản vô hình không thể nhận diện (Unidentifiable Intangible Assets) bao gồm: Các quyên: phát sinh theo những cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với các cá nhân, doanh nghiệp khác hoặc các cơ quan quản lý nhà nước, có giá trị thương mại như: quyền sử dụng đất; các hợp đồng phân phối hàng hóa (trong đó bao gồm các điều kiện có lợi cho việc bán, lưu trữ, vận chuyên lưu thông hàng hóa); các hợp đồng lao động (cơ sở cho doanh nghiệp giữ chân các nhân viên chủ chốt); các hợp đồng tài chính, bảo hiểm (với những điều kiện hấp dẫn hơn, chi phí thấp hơn); các hợp đồng cung cấp hàng hóa (với điều kiện và giá cả tốt hơn)

Các môi quan hệ: như quan hệ với khách hàng; quan hệ với lực lượng lao động; quan hệ với các nhà phân phối mà doanh nghiệp tạo lập được trong quá trình hoạt

động kinh doanh;

Uy tin (goodwill); danh tiếng (Reputation)

TSTT (Intellectual Asset) được coi là tdi sản vô hình có thé nhận diện (Identifiable Intangible Assets) Các đối tượng SHTT như: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, các bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh là thành

quả của hoạt động sáng tạo được pháp luật công nhận và bảo vệ khỏi việc sử dụng tráiphép của người khác.

Tài sản vô hình hiện nay được thừa nhận như một bộ phận tải sản quan trọng trong

doanh nghiệp, góp phần gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư Trong khoảng vài thập niên gan đây, TSTT dang dan đóng vai trò “thước đo khả năng tôn tại và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp” Theo báo cáo Kinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ năm

13 Đoàn Văn Trường, Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2005, Phụ

lục tr 266 -267

Trang 11

2006, TSTT chiếm khoảng 47% giá trị tài sản trong các Công ty của Hoa Kỳ.!3! Đặc

biệt, có những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như Microsoft hay trong

lĩnh vực giải trí như Walt Disney thi có đến trên 80% giá trị tài sản là TSTT Công ty

Microsoft có gia thị trường ước tính khoảng 270 tỉ USD, trong đó khoảng 180 ti được

coi là có xuất xứ từ TSTT của công ty này, bao gồm nhãn hiệu, bằng độc quyền sáng chế, các bí quyết kỹ thuật, bản quyên !32

Như vậy TSTT trong doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình liên quan đến những sản phẩm sáng tao trí tuệ (tác phẩm, sáng chế ) hoặc thành qua đầu tư (nhãn hiệu ) phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Khác với những tài sản vô hình như uy tín, danh tiếng, hệ thống phân phối, nguồn nhân lực, các mối quan hệ tự phát triển trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặc dù qua thực tiễn sử dụng được thừa nhận là một loại tài sản nhưng không được ghi chép trong bat kỳ số sách quyết toán nào của doanh nghiệp Trong khi đó, TSTT lại đáp ứng được các tiêu chí của tài sản nói chung: Có thể nhận dạng được và xác định được sự ton tại của nó; Có các quyền tồn tại pháp lý và được bảo hộ pháp lý; Có thể được sở hữu và có thể chuyển giao; Được tạo lập, đồng thời có thể bị hủy bỏ hoặc chấm dứt sự ton tại vào một thời điểm xác định được hoặc khi có những sự kiện nhất định.

Với sự phát triển của kinh tế- xã hội cũng như khoa học - công nghệ, phạm vi TSTT nói chung, TSTT của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng Theo truyền thống, quyên tác giả bảo hộ cho các sáng tạo nghệ thuật mang tính nguyên gốc, còn quyền SHCN bảo hộ cho những sáng tạo mới về kỹ thuật mang tính hữu ích hoặc những đối tượng mang đặc tính thương mại Ngày nay, pháp luật quyền tác giả không chỉ bảo hộ những tác phẩm mang tính nghệ thuật mà nó đã mở rộng đến cả các sản phẩm mang đặc tinh kỹ thuật hay liên quan đến thương mại Luật bản quyền bảo hộ hình thức thé hiện ý tưởng sáng tạo Do đó, những kết quả sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng nếu thê hiện dưới dạng chữ viết, kí tự, hình ảnh hoặc các hình thức khác, có tính nguyên sốc, được coi là đối tượng của quyền tác giả như các công trình khoa học, tài liệu kỹ thuật, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu!33 Tương tự như vậy, những sáng tao mang được áp dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại nhưng có tính

'31 Jennie Ness, Tùy viên SHTT khu vực Đông Nam A, Thương vụ Hoa Kỳ, Tài liệu Hội thảo Quyền sở hữu trituệ với việc hội nhập sâu của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu

'32 Kamil Idris, SHTT - Một công cụ dé phát triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới, tr 63 (bản dich của Cục SHTT)!33 Điều 10 Hiệp định TRIPs b6 sung thêm việc bảo hộ chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu so với Công ướcBerne

Trang 12

thâm mỹ như mẫu thiết kế của các tòa nhà, phương tiện giao thông (6 tô, tàu thuyén ), các sản phâm phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống (đồ gia dụng, đồ trang sức ) cũng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả Ngược lại, những sáng tạo mang tính nghệ thuật mà trước đây chỉ có thể bảo hộ theo luật bản quyền, thì ngày nay có thể trở thành đối tượng của quyền SHCN Phạm vi dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu theo pháp luật của nhiều quốc gia ngày càng được mở rộng, theo đó, bat kỳ dau hiệu nào có kha năng giúp cho người tiêu dùng nhận biết người sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đều có khả năng đăng ký là nhãn hiệu, bao gồm không chỉ các dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh, màu sắc mà còn mở rộng đến những tác phâm thuộc lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả như những ban nhạc!32 hay hình ảnh nhân vật!35 Những thiết kế mang tính thâm mỹ của những sản phẩm được sản xuất công nghiệp được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc sáng chế thiết kế (design patent) theo pháp luật của nhiều quốc gia.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, pháp luật SHTT của các quốc gia trên thé giới đã có những sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi bảo hộ quyền SHTT Sự mở rộng này do trước tiên là do tính chất tương đồng của các sáng tạo trí tuệ cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm nảy sinh những kết quả sáng tạo có thé đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo cả luật quyền tác gia và luật SHCN Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi bảo hộ còn xuất phát từ nhu cầu của các chủ thê quyền SHTT luôn mong muốn mở rộng phạm vi độc quyền của mình cũng như duy trì, kéo dai thời hạn khai thác kết quả sáng

tạo trí tuệ.

Phân loại TSTT trong doanh nghiệp

TSTT trong doanh nghiệp rất đa dạng, có thể tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau và có thé được phân loại theo các tiêu chí sau:

> Dựa vào tính chất: Các TSTT trong doanh nghiệp có thê được phân loại theo

3 nhóm:

TSTT là sản phẩm sáng tạo khoa học — kỹ thuật: các đôi tượng có bản chất khoa học - kỹ thuật gồm: giải pháp kỹ thuật có thể bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; các thông tin, bí quyết kỹ thuật; các kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp;

134 Bài hát Sweet Georgia Brown của đội bong rô Harlem Globetrotters đã được đăng ký nhãn hiệu (U.S.Trademark Reg No 1,700,895) tại Hoa Ky; giai điệu bài Loonie Toons của Time Warner Inc được đăng ky nhãnhiéu cho dich vu giai tri (U.S Trademark Reg No 2,469,365).

http://www ipwatchdog.com/201 1/02/22/the-expansion-of-overlapping-intellectual-property-rights/id=15369/

135 Nhân vật chuột Mickey của hãng Walt Disney được bao hộ là như nhãn hiệu dé phân biệt nguồn gốc của hang

hóa, dịch vụ Viva R.Moffat, “Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of Overlapping IntellectualProperty Protection” http://scholarship.law.berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1489&context=btl]

Trang 13

giống cây trồng; cơ sở dit liệu, bản vẽ thiết kế, công thức, công trình nghiên cứu TSTT là sản phẩm sảng tạo thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, truyền thông: các tác phẩm văn học/âm nhạc/hội họa/điêu khắc/mỹ thuật/sân khau/dién ảnh ; Giao diện và nội dung trên website; tài liệu quảng cáo; Mẫu thiết kế; Chương trình máy tính; Các

bản ghi âm, ghi hình, clips quảng cáo, chương trình phát sóng

TSTT là sản phẩm sáng tạo, dau tư trong hoạt động kinh doanh, thương mại: nhãn hiệu (bao gồm cả logo, khẩu hiệu kinh doanh), tên thương mai, chỉ dẫn địa lý, tên miền, bi mật kinh doanh (Danh sách khách hàng: thông tin tài chính; Chiến lược sản phẩm, chiến lược quảng cáo )

> Dựa vào tính bảo hộ pháp lý: Các TSTT có thể được chia thành 2 nhóm TSTT đã được bảo hộ pháp lý: Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền SHCN; quyền đối với giống cây trồng:

TSTT chưa được bảo hộ pháp lý: các kết quả sáng tạo trí tuệ như sáng kiến, ý tưởng

kinh doanh; giải pháp kỹ thuật chưa được đăng ký, hoặc đã đăng ký những chưa được

cấp văn băng bảo hộ.

> Dựa vào thủ tục xác lập quyền: TSTT có thể được chia thành 2 nhóm:

TSTT mà quyên sở hữu được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thấm quyên theo trình tự, thủ tục luật định: sáng ché, kiêu dang công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, chi dẫn địa lý, giéng cây trồng:

TSTT mà quyền Sở hữu được xác lập tự động cùng với sự ra đời của TSTT: đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; tên thương mại; bí mật kinh doanh; nhãn hiệu nồi tiếng, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Bang dan chiếu một số TSTT trong doanh nghiệp và hình thức bảo hộ

TSTT của doanh nghiệp Hình thức bảo hộ- Bài báo, báo cáo nghiên cứu ;

- Tải liệu kỹ thuật (bản vẽ, phác thao, ` ,

¬¬ ¬ Quyên tác giả (không bat buộc phải đăngthuyêt minh ); tài liệu quảng cáo

- Chương trình máy tinh; K;) - Cơ sở dt liệu

Phát minh Không bảo hộ

Giải pháp kỹ thuật: Quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp - Máy móc, thiết bị, linh kiện; hữu ích (phải đăng ký bảo hộ)

Trang 14

- Chất liệu ;

- Quy trình (công nghệ, chuẩn đoán, dự

¬ ¬¬ Quyền SHCN đối với kiêu dáng công

Giải pháp thiệt kê, câu trúc (mỹ thuật)

nghiệp (phải đăng ký bảo hộ)

QTG hoặc quyền SHCN đối với kiểu Sản phẩm mỹ thuật ứng dụng

dáng công nghiệp

Bí quyết kinh doanh (danh sách khách

, Quyên SHCN (bảo hộ tự động)hàng, chiên lược quảng cáo, )

1.2 Lý luận về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp 1.2.1 Quan niệm về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Trong lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ “quản trị doanh nghiệp” được sử dụng khá phé biến Hiểu một cách chung nhất, “quản trị” (tiếng Anh là Administration) bao gồm việc thực hiện hoặc quản lý các hoạt động kinh doanh, liên quan đến việc đưa ra hoặc thực hiện các quyết định quan trọng Lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại xác định sáu chức năng chính của nhà quản trị trong tổ chức: Lập kế hoạch, tô chức, bố trí nhân sự, chỉ đạo, kiểm soát và ngân sách Theo James Stoner và Stephen Robbins: “Quản tri là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động cua các thành viên trong tổ chức va sử dụng tất cả các nguon lực khác của tổ chức nhằm dat được mục tiêu đã dé ra” Thuật ngữ “quản trị doanh nghiệp” có thé tiếp cận theo hai khía cạnh: (i) quan trị doanh nghiệp là hệ thống tất cả những điều lệ, chính sách giúp điều hành và quản lý

doanh nghiệp; (ii) quản trị doanh nghiệp cũng được xem là một quá trình của sự tác

động liên tục và mang tính chất tô chức, có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thé những người lao động trong doanh nghiệp đó Quá trình này sẽ sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng, cũng như các cơ hội dé thực hiện hoạt động sản xuất — kinh doanh trong doanh nghiệp đạt được hiệu quả và những mục tiêu đã được đề ra theo đúng quy

định và thông lệ trong xã hội.

Chức năng chính của quan trị doanh nghiệp là: (i) Chức năng hoạch định chiến

lược Quản trị doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và hoạch định ra

chiến lược để đạt tới mục tiêu cho doanh nghiệp Chức năng hoạch định đóng vai trò như việc xác định phương hướng phát triển cũng như dự đoán các khả năng có thê xảy ra, đồng thời lên kế hoạch dự trù cho chúng: (ii) Chức năng tổ chức, bao gồm: Tổ chức

Trang 15

bộ máy và xây dựng kết câu doanh nghiệp với các cấp bậc, thứ tự, vị trí; trong đó mô tả rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của mỗi vị trí phân công nhân sự, phân công công tác và phân bố nguồn lực cho các phòng ban trong công ty Tiến hành xây dựng và ban hành chính sách, các cơ chế phối hợp trong doanh nghiệp để đảm bảo toàn bộ các

hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả nhất; (11) Chức năng quan lý, lãnh dao;

(iv) Chức năng kiểm soát và điều chỉnh, đảm bảo tô chức dang vận hành đúng theo mục tiêu, phương hướng đề ra!?, Có thể hiểu khái quát, “Quan trị” là toàn bộ quá trình đưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu - các hoạt động ở cấp cao.

Liên quan đến TSTT trong doanh nghiệp, “quản trị TSTT” và “quản lý TSTT” có khác biệt không? Trong cuốn “Quản trị TSTT của doanh nghiệp” của Viện Khoa học SHTT, tác giả Nguyễn Hữu Cần đưa ra khái niệm: “Quản tri tài sản trí tuệ là việc chủ so hữu thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với tài sản trí tuệ của mình nhằm tạo dựng/sáng tạo, gìn giữ, thương mại hóa, bảo vệ và phát triển giá trị của tài sản đó”; Tác giả cũng nhận định: “quan tri doanh nghiệp bao gom cả quan trị tài san trí tuệ; các hoạt động quản trị tài sản trí tuệ phải phù hợp với quản trị kinh doanh và nhằm mục tiêu thông nhất”!*7 Với định nghĩa nay, tác giả tiếp cận “quản trị TSTT” dưới góc độ là việc thực hiện các biện pháp kiểm soát thích hợp đối với TSTT Các biện pháp kiểm soát là đối tượng của quản tri TSTT bao gồm: Biện pháp tô chức và nhân sự; Biện pháp chính sách; Biện pháp kinh tế; Biện pháp kiêm tra.

Theo quan điểm của nhóm tác giả, “Quan trị TSTT trong doanh nghiệp” thiên về hoạt động có tính định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo có tính chiến lược Quản trị chỉ quá trình chỉ đạo, dẫn đường toàn bộ hay một bộ phận của tô chức- thường là một doanh nghiệp - thông qua việc sử dụng một cách có hiệu quả và điều kiện các nguồn lực (nhân công, tài chính, vật chất, trí tuệ và tri thức, cùng các nguồn lực vô hình khác) nhằm đạt được mục tiêu xác định Quản trị TSTT là một quá trình diễn ra trong một tô chức, bao gồm các hoạt động hoạch định, tô chức, chỉ huy, phân công, phối hợp, kiểm tra tác động lên các nguồn lực của tổ chức đó nhằm quản lý và khai thác tối đa giá trị của TSTT.

Thuật ngữ “quản lý” được dich từ thuật ngữ “management” trong tiếng Anh là các hoạt động có tính chất thi hành các chính sách, kế hoạch mà quản trị đã vạch ra Nếu

'39 Tham khảo https://jobsgo.vn/blog/quan-tri-la-gi-phan-biet-quan-tri-va-quan-ly/

87 Nguyễn Hữu Cân, Viện Khoa hoc Sở hữu trí tuệ, “Quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”,

https://thuongmaihoaplus.org/wp-content/uploads/202 1/12/SACH-Quan-tri-TSTT-_Nguyen-Huu-Can-6-2020.pdf

Trang 16

như chức năng quan trọng nhất của quản trị là “lập kế hoạch” thì quản lý là những hoạt động thi hành các chính sách, kế hoạch của quan trị Hoạt động quản lý sẽ xử lý các van đề về hoạt động, vận hành của một tô chức TSTT là một thuật ngữ rộng, vượt ra ngoài phạm vi quyền SHTT - những quyền thường được xác lập thông qua việc đăng ký và được cấp văn băng bảo hộ Quản lý TSTT là một hệ thống quản lý các tài sản vô hình là những sáng tao trí tuệ của con người thông qua các biện pháp dé tạo lập, gìn giữ, phát triển, khai thác và bảo vệ dé có thé phát huy tối đa giá tri của nó.

Quan ly TSTT (Intellectual Asset Management — IAM) trong doanh nghiệp là các

hoạt động có hệ thong nhằm tao lập, khai thác sử dung, bảo vệ, duy trì và nâng cao giá trị cua TSTT một cách hiệu qua nhất.

Quản lý TSTT là việc chủ sở hữu thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với TSTT nhằm tạo lập, khai thác, gìn giữ - bảo vệ và phát triển giá trị của tài sản đó Đối tượng của quan lý là hoạt động kiểm soát TSTT, bao gồm các khâu từ tạo lập, giữ gin, phát triển, khai thác đến bảo vệ TSTT Chủ thể quản lý TSTT thông thường là chủ sở hữu TSTT Mục tiêu của quan lý dé làm gia tăng giá trị và lợi ích mà TSTT mang lại.

TSTT là một loại tài sản đặc biệt có khả năng sinh lợi và có giá trị lớn Tuy nhiên,

sinh lợi và mang lại giá trị mới chỉ là khả năng có tính chất nguyên tắc Hoạt động quản lý chính là các thao tác biến các khả năng đó thành giá trị thực thụ.

1.2.2 Hoạt động quản lý tài sản trí tHỆ

1.2.2.1 Căn cứ vào phạm vi quan ly tài sản trí tuệ

Căn cứ vào phạm vi quản lý, hoạt động quản lý TSTT có thé chia thành hai mang

quản lý: (1) hoạt động quan lý bên trong (nội bộ) doanh nghiệp va (ii) hoạt động quan lýbên ngoài.

Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp: Nguồn sản phẩm trí tuệ của một doanh nghiệp đa phần đều đến từ những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp đó, nếu bản thân doanh nghiệp không có những quy định nội bộ rõ ràng về việc xác định chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ, chuyền giao quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ, sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nếu người lao động tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao trong quá trình làm việc mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp.

Hoạt động quản lý trong nội bộ tổ chức bao gồm:

(i) Quan lý TSTT của doanh nghiệp: Lập danh mục quan lý TSTT của doanh

nghiệp: Xác định TSTT hiện có, xác định nhu cầu đối với những TSTT mới; Xác định

Trang 17

phương thức bảo hộ phù hợp; Xác định cách thức quản lý; Xác định phương thức khai

thác; Xác định cách thức duy trì và phát triển TSTT

(ii) Thực hiện các biện pháp quản lý nội bộ của một doanh nghiệp gồm: Ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin, chuyên giao quyền SHTT với người lao động, đối tác; ban hành các quy chế, quy định công nhận sáng kiến, bảo mật thông tin, chuyển giao quyền SHTT nội bộ của doanh nghiệp; Lưu tâm đến điều khoản bảo mật, chuyển giao quyền SHTT trong các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm trí tuệ;

Hoạt động quản lý bên ngoài doanh nghiệp: có thé bao gồm các hoạt động như: quảng bá, tiếp thị, nhằm gia tăng giá trị và uy tín của TSTT; giám sát hoạt động thương mại hóa TSTT; rà soát thị trường; báo cáo thị trường khi phát hiện có dau hiệu xâm phạm quyền SHTT của đối thủ cạnh tranh; phối hợp với luật sư cũng như các cơ quan

chức nang trong việc phát hiện và xử lý các xâm phạm TS TT; theo dõi việc nộp đơn của

đối thủ cạnh tranh; cập nhật thông tin về các đăng ký mới của đối thủ dé kịp thời đưa ra ý kiến phản đối nếu có khả năng ảnh hưởng đến tính độc quyền của TSTT của doanh

1.2.2.2 Căn cứ vào tính chất và mục tiêu của quản ly TSTT

Căn cứ vào tính chất và mục tiêu của quản lý TSTT, hoạt động quản lý TSTT có thê phân chia thành ba mảng hoạt động chính:

(i) Xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quản lý TSTT trong doanh nghiệp: Đề quản lý TSTT của doanh nghiệp, trước hết, doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quan lý TSTT Các chiến lược, chính sách về xác lập quyền SHTT, khai thác quyền sở hữu trí tuệ, chính sách giám sát quyên sở hữu trí tuệ, chính sách thực thi quyền sở hữu trí tuệ Doanh nghiệp cũng phải xây dựng hệ thống các văn bản quản lý TSTT trong doanh nghiệp như: văn bản quy định về hoạt động SHTT của doanh nghiệp; văn bản quy định về thực thi quyền SHTT của doanh nghiệp; văn bản quy định về sáng kiến, đổi mới và khai thác thương mại tài sản trí tuệ; chế độ tài chính cho hoạt động SHTT tại doanh nghiệp; quy chế về bảo mật thông

tin và bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng quy trình quản lí TSTT trong

doanh nghiệp: quy trình phát hiện, khai báo, ghi nhận và xác lập quyền SHTT tại doanh nghiệp; quy trình khai thác, sử dụng TSTT trong quá trình nghiên cứu - phát triển và sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quy trình bảo vệ TSTT trong hoạt động của doanh

nghiệp,

Trang 18

(ii) Hoạt động xác lập quyên SHTT đổi với TSTT trong doanh nghiệp

(iii) Hoạt động khai thác và thương mại hoá TSTT trong doanh nghiệp(iv) Hoạt động bảo vệ TSTT trong doanh nghiệp

1.2.3 Vai trò của quan lý tài sản trí tué trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với vai trò là nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, TSTT trở thành một công cụ hết sức quan trong dé thúc day đổi mới và phát triển của mỗi doanh nghiệp Đồng thời với việc TSTT trở thành yếu tổ cạnh tranh quan trọng bậc nhất, việc thiết lập hệ thống quản lý hiệu quả đối với TSTT có ý nghĩa sống còn đôi với sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc day các hoạt động mau chốt của doanh nghiệp như: đầu tư, chuyển giao công nghệ, cạnh tranh , từ đó, giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh canh tranh quốc tế khốc liệt, diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh tế trong hội nhập kinh tế, nhất là hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên thế giới ngày càng có diễn biến phức tạp và không thuận lợi Vai trò của việc quản lý TSTT trong doanh nghiệp được thê hiện dưới các góc độ cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Quản lý TSTT giúp cho doanh nghiệp nhận diện và phân loại các tài sản đề t6 chức tốt hơn quá trình khai thác đối với từng loại tài sản Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt TSTT của mình sẽ dẫn đến lãng phí các tài nguyên trí tuệ Nếu doanh nghiệp không phát hiện, không ý thức được sự ton tại của các sản phẩm trí tuệ vốn có của mình do đó không khai thác, phát triển chúng sẽ dẫn đến hậu quả là các tài nguyên trí tuệ vì thé dan bị mai một.

Thứ hai: Gia tang năng lực khai thác TSTT phục vụ hoạt động san xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, dường như bat kỳ sản phâm nào do doanh nghiệp sản xuất hoặc dich vụ nao do doanh nghiệp cung cấp đều thường xuyên sử dụng hoặc tao ra các giao dịch lớn về trí tuệ 135 TSTT có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh và chiến lược cạnh tranh: từ phát trién sản phẩm đến thiết kế sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đến tiếp thị, từ tăng các nguồn lực tài chính đến xuất khâu hoặc mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua chuyền giao quyền sử dụng các đối tượng SHCN hoặc nhượng quyền thương mại !39 TSTT là nhân tô quyết định sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dich vụ cũng như giá trị

138 WIPO, Intellectual Property for Business, <http://www.wipo.int/sme/en/ip_business/index.html>, tr 4.132 WIPO, Intellectual Property for Business, <http://www.wipo.int/sme/en/ip_business/index.html>, tr 5.

Trang 19

của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia Chang han, theo Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ thì khối TSTT trong các doanh nghiệp Mỹ (không ké ngành tài chính) đã đóng góp 30% thu nhập của các doanh nghiệp vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, và đã tăng lên thành 48% vào năm 2000 TSTT chiếm ty trọng ngày càng lớn trong kết cau giá trị của doanh nghiệp Trước đây, khi nói đến tài sản hay giá trị của doanh nghiệp, người ta nhắc nhiều đến vốn, tiền tệ, máy móc, thiết bị hay những tài sản hữu hình khác Hiện nay, kết cau giá trị của doanh nghiệp đã hoàn toàn thay đổi Phan lớn giá trị của doanh nghiệp nằm ở những tài sản vô hình mà chủ yếu tập trung trong TSTT Trong nhiều năm trở lại đây, việc định giá tài sản SHTT trong doanh nghiệp khi mua bán, sáp nhập, chuyển giao quyền SHTT hay trong các hoạt động tài chính hàng ngày đã khẳng định được vi trí quan trọng của loại tai sản này TSTT có thể được sử dụng đề: ngăn chặn các sản phẩm cạnh tranh; tạo lập dong thu nhập từ việc thương mại hóa TSTT; ngăn can các đối tượng vi phạm quyền; kêu gọi vốn đầu tư; nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp; nâng giá doanh nghiép/cé phần /cé phiếu

Chính vì vậy, tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả và bảo vệ các tài sản này

dang là mối quan tâm đối với hầu hết các doanh nghiệp Dé có thé đưa TSTT tham gia vào các hoạt động thương mại như: mua bán, chuyên giao; góp vốn kinh doanh, thế chấp vay vốn băng TSTT hay có kế hoạch quản trị, phát triển TSTT, một yêu cầu hàng đầu

là phải xác định được giá tri của tài sản đó.

Khi TSTT được bảo vệ hợp pháp, TSTT trở thành tài sản kinh doanh gia tri của

doanh nghiệp Cụ thể, TSTT có thể tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thông qua chuyên giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, chuyển nhượng hoặc thương mại hóa TSTT và kết quả là tăng thị phần của doanh nghiệp hoặc tăng lợi nhuận; TSTT có thể giúp duy trì danh tiếng, uy tín, giá trị của doanh nghiệp trong mắt của các nhà đầu tư các tổ chức tài chính; trong trường hợp bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, TSTT làm tăng giá

trị thực sự của doanh nghiệp; TSTT giúp duy trì và tăng năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp dé khai thác và bảo vệ TSTT bat kỳ ở nơi đâu có thê !“9

Thứ ba: Quản lý TSTT giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị tranh chấp và xâm phạm quyền SHTT Nếu doanh nghiệp không phát hiện hoặc không dự đoán được sự phát sinh các sản phẩm trí tuệ trong quá trình đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ 149 WIPO, Intellectual Property for Business, <http://www.wipo.int/sme/en/ip_business/index.html>, tr 6.

Trang 20

sẽ dẫn đến không có kế hoạch khai thác bảo vệ; khiến cho các sản pham đó lọt vào tay người khác hoặc bị người khác lợi dụng, còn mình mất quyền kiểm soát đối với các

thành quả đó của chính mình.

Doanh nghiệp cũng có thé bị đánh mat cơ hội, giảm sút năng lực cạnh tranh, giảm thiểu động lực phát triển: các thành quả sáng tạo bị người khác tước đoạt hoặc khai thác sẽ dẫn đến các nỗ lực đầu tư không có cơ hội được bù dap va sinh loi vi thé cting mat cơ hội đền đáp công lao cho người lao động; động lực sáng tạo vi thé bị triệt tiêu khiến cho các hoạt động sáng tạo mới không thể triển khai được nữa; Không những thế, chủ thé có thể vướng vào các thủ tục pháp lý rắc rối do xâm phạm quyền SHTT của người khác mà mình không biết, dẫn đến các tôn thất về uy tín và về tài chính (bị xử phạt, phải bồi thường thiệt hại ) Tat cả các ton thất nêu trên đều dẫn đến hậu qua là giá trị tài sản của tô chức bị suy giảm do mắt mát hoặc do thất thoát Tóm lại, quản lý TS TT đóng vai trò khai thác, chế biến các tài nguyên trí tuệ thành hàng hóa, chuyên biến các nguồn lực trí tuệ thành thu nhập, ngăn chặn sự tôn thất và các chi phí vô ích liên quan tới các TS TT.

Thứ tu: Quản lý TS TT trong doanh nghiệp sẽ hình thành “văn hoá” va động lực

trong đổi mới, sáng tạo, giúp không ngừng cải tiễn, tao ra sáng kiến, giải pháp trong doanh nghiệp Là một loại tài sản phi vật chất xuất hiện rất muộn so với những loại tài sản thông thường khác nhưng thông qua khả năng của nó đối với việc tạo ra và duy trì sự độc quyên trên thị trường, TSTT- dù với một khoảng thời gian không dài đã ngày càng được thế giới thừa nhận là một tài sản thương mại quan trọng và là một động lực cho đổi mới và tiến bộ công nghệ Sự bảo hộ mạnh mẽ và có hiệu quả đối với TSTT là một yếu tố quyết định dé thúc day chuyền giao công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững của nên kinh tế quốc gia Bên cạnh những lợi ich to lớn về mặt kinh tế, bảo hộ quyền SHTT còn góp phần quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong cá nhân tô chức, là nguồn đóng góp cơ bản cho sự phát triển khoa học - kỹ

thuật, văn hóa - nghệ thuật và văn minh của nhân loại.

Thứ năm: Quản ly TSTT đóng vai trò quan trọng trong thúc đây cạnh tranh và lành mạnh hoá thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và lưu thông thương mại trong nước và quốc tế Thế giới đang chứng kiến một thời đại phát trién mạnh mẽ của các doanh nghiệp Không ké đến những công ty tên tuổi hay các tập đoàn nổi tiếng, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay coi SHTT là van dé ưu tiên hàng

Trang 21

đầu khi họ bước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay thương mại Vì vậy, cần phải nhấn mạnh thêm nữa về vai trò của SHTT trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất ở khắp nơi trên thé giới Khi cạnh tranh trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế ngày càng mạnh thì giá trị của những TSTT ngày càng trở nên rõ ràng đối với những người buộc phải cạnh tranh nhằm duy trì và cải thiện vi trí của mình trên thi trường Giá tri kinh tế của TSTT trước hết năm ở chỗ giúp doanh nghiệp có một vi tri ôn định trên thị trường và từ đó tạo nên ưu thế cho sự phát triển Ngành công nghiệp phần mềm của An độ là một ví dụ rất điển hình minh họa cho sự bảo hộ hiệu quả quyền SHTT Ngược lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước đang phát trién như Việt Nam, Thái Lan, An Độ đã trải qua những kinh nghiệm quý báu về việc quyền SHTT bị xâm hại khi không có một sự hiểu biết đúng dan về việc bảo hộ quyền SHTT, để cho các doanh nghiệp khác thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng quyền SHTT được bảo hộ Sự bảo hộ mạnh mẽ và có hiệu quả đối với TSTT là một yếu tô quyết định dé thúc day chuyền giao công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế, tao ra sự phát trién bền vững của nền kinh tế quốc gia.

KET LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0, các tài sản trí tuệ đã và đang được thừa nhận là một “nguồn của cải tạo ra sự thịnh vượng”, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, quyết định sự phát triển và thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực cũng như toàn xã hội Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá về khoa học - kỹ thuật, tài sản trí tuệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi nó chính là yếu tố cốt lõi trong những đặc trưng của nền công nghiệp này như: Dữ liệu lớn (Big data) và Số hoá (digitalization); Internet kết nối van vat (Internet of things - IoT); Tri tuệ nhân tao (artificial intelligence — AI); Sản xuất bồi dap (Additive manufacturing) hay Công

nghé in 3D (3D printers)

Quản lý tài sản trí tuệ là một hệ thong quản ly các tài sản vô hình là những sáng tạo trí tuệ của con người thông qua các biện pháp dé tạo lập, gìn giữ, phát triển, khai thác và bảo vệ dé có thé phát huy tối đa giá trị của nó Quản lý TSTT có vai trò quan

trọng trong hoạt động của doanh nghiệp: giúp cho doanh nghiệp nhận diện và phân loại

các tài sản để tô chức tốt hơn quá trình khai thác đối với từng loại tài sản; gia tăng năng lực khai thác TSTT phục vụ hoạt động san xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực

Trang 22

cạnh tranh của DN; Giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị tranh chấp và xâm phạm quyền SHTT; Quản lý TSTT trong doanh nghiệp sẽ hình thành “văn hoá” và động lực trong đôi mới, sáng tạo, giúp không ngừng cải tiễn, tạo ra sáng kiến, giải pháp trong doanh nghiệp; Quản lý TSTT đóng vai trò quan trọng trong thúc day cạnh tranh và lành mạnh hoá thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và lưu thông thương mại trong nước và quốc tế.

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung lý luận, pháp lý và thực tiễn về các mảng hoạt động của quản lý TSTT trong doanh nghiệp, bao gồm bốn mảng hoạt động chính: (i) Xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quản lý TSTT trong doanh nghiệp: (ii) Hoạt động xác lập quyền SHTT đối với TSTT trong doanh nghiệp:

(111) Hoạt động khai thác và thương mại hoá TSTT trong doanh nghiệp: (iv) Hoạt động bảo vệ TSTT trong doanh nghiệp Qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn

thực hiện pháp luật tại Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhóm tác giả đề tài đã đưa ra những nhóm giải pháp, bao gồm: nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhóm giải pháp dé nâng cao hiệu quả hoạt động quan lý TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trang 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VA DIEU UGC QUOC TE

1 _ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), Luật SỐ 07/2022/QHI5 sửa đôi, bé sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

2 _ Công ước Paris 1883 về quyền SHCN

3 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyên sở hữu trí tuệ TRIPs DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tiếng việt

4 Nguyễn Hữu Can, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, “Quan trị tài sản trí tuệ của doanh

nghiệp” <https://thuongmaihoaplus.org/wp-content/uploads/202 1/12/SACH-Quan-tri-TSTT-_Nguyen-Huu-Can-6-2020.pdf>

5 Tran Minh Dũng, Bảo vệ quyền sở hứu trí tuệ bang biện pháp hành chính

<http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bang-bien-phap-hanh-chinh>

6 Tran Lê Hồng, “Một số van dé về tai sản trí tuệ nhìn từ góc độ khoa học pháp lý và vẫn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chí Minh, số 2, năm 2012

7 Kamil Idris, SHTT - Một công cụ dé phát triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới

(bản dịch của Cục SHTT)

8 Jennie Ness, Tùy viên SHTT khu vực Đông Nam Á, Thương vụ Hoa Kỳ, Tài liệu Hội

thảo Quyền sở hữu trí tuệ với việc hội nhập sâu của Việt Nam vào nên kinh tế toàn cầu

9 Đoàn Văn Trường, Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, NXB Khoahọc kỹ thuật, năm 2005

10 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, Tô chức Sở hữu trí tuệ thé giới WIPO

11 “Quản trị là gì? Phân biệt quan trị và quan ly’

Trang 24

CHUYEN DE 2

HOAT ĐỘNG XÂY DUNG CHIEN LƯỢC, CHÍNH SÁCH, VĂN BAN VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

1 Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp 1.1 Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh

1.1.1 Chiến lược quản lý TSTT trong doanh nghiệp

Thuật ngữ “chiến lược” (strategy) bắt nguồn từ tiếng cổ Hy lạp (stragos) và được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực chiến lược, chiến thuật quân sự Dần dan thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, khoa học, quản trị học, trò chơi, thể thao Chiến lược trong quan tri nói chung có thể hiểu là việc xác định phương hướng và hành động dài hạn của một tô chức, một doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu trong tương lai Đó là một quy trình từ việc hình thành một tầm nhìn đến việc thiết lập những mục tiêu, hình thành các kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đó.

Chiến lược quản trị TSTT của doanh nghiệp còn có những đặc điểm riêng mà một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó là phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng việc sáng chế ra những thiết bi, công nghệ mới tiến tiến và với việc sử dung những công nghệ mới dé tạo ra những sản phâm chất lượng cao với chi phí thấp được khách hàng thừa nhận là tốt hơn so với các sản phâm đang có trên thị trường Đó chính là phương hướng cũng là mục tiêu dài hạn của một bản kế hoạch của doanh nghiệp vì phát triển bền vững.

Luật SHTT nói chung điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ việc sáng tạo, công nhận quyên, sử dụng quyền và thực thi quyền vì các giá trị sáng tạo đo Chiến lược quản trị TSTT về thực tế dựa trên cơ sở của các nội dung nêu trên dé xay dung ké hoach cho mình Chiến lược quan tri TSTT thiết lập phương hướng, mục tiêu phat triển dài han vì SHTT cũng như các biện pháp, nguồn lực va các bước tiễn hành nhăm đạt được mục tiêu đề ra Đề tạo lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải ý thức tầm quan trọng của hoạt động SHTT, xác định mình đang sở hữu TSTT gi dé lập kế hoạch khai thác sinh lời, đặc biệt những TSTT còn đang thiếu dé tập trung nghiên cứu và bảo hộ Trên cơ sở đó và phân tích bối cảnh thực tế, tiềm lực, vị trí chức năng, nguồn lực, doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản trị TSTT với những nội dung cơ bản sau đây:

Trang 25

(i) Tạo dung và xác lập quyên SHTT

Tạo dựng các TSTT là việc thực hiện những chính sách, biện pháp nhằm tạo ra TSTT phục vụ cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dé tạo ra TSTT, trước hết doanh nghiệp cần phải nhận biết được những TSTT mà mình có cũng như hiện trạng của chúng TSTT của doanh nghiệp không chỉ là những đối tượng SHCN như Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế mà còn gồm các đối tượng khác ít được biết đến hơn như bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, quyền tác giả và các quyên liên quan Tất cả các TSTT đó cần được tập hợp và phân loại trong danh mục

các TSTT của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng phải xác định những tái sản trí tuệ nào mà mình cần nhưng chưa có Trên cơ sở nhận biết những TSTT đã có và cần phải có doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thé cho việc tao dựng TSTT cho doanh nghiệp mình Xác lập quyền SHTT là nhiệm vụ quan trọng tiếp theo sau nhiệm vụ tạo dựng quyền SHTT Quyén SHTT có thé được xác lập thông qua hoặc không thông qua cơ sở đăng ký với co quan nhà nước có thâm quyên.

Quyền SHTT phát sinh không thông qua cơ chế đăng ký với cơ quan nhà nước có thâm quyền như quyền tác giả và các quyền liên quan, bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nỗi tiếng Đối với các đối tượng này, quyền sở hữu tự động được xác lập cùng với sự ra đời hoặc thông qua quá trình sử dụng của đối tượng đó nếu như chúng đáp ứng những điều kiện quy định tại pháp luật về SHTT.

Quyền SHTT phát sinh trên cơ sở đăng ký được quy định cho các đối tượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng Đối với những đối tượng này, quyền sở hữu được xác lập khi chúng đáp ứng những điều kiện quy định và được đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thâm quyền.

(ii) Khai thác TSTT

TSTT sẽ không có giá tri gi nếu như nó không được khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bằng việc khai thác TSTT, doanh nghiệp chang những có thé thu hồi những chi phí mà mình đã chi cho việc tạo dựng, phát triển và bảo hộ TSTT đó mà lợi nhuận thu được còn có thé được tái đầu tư để tiếp tục tạo ra TSTT mới Mặt khác việc khai thác có hiệu quả TSTT cũng góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sản pham/ dich vụ có chứa hàm lượng TSTT cũng như

Trang 26

cho chính doanh nghiệp cung cấp ra thị trường sản phâm/ dịch vụ đó (iii) Xây dựng các chính sách phát triển và hỗ trợ

Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm tạo ra ngày càng nhiều TSTT và khai thác có hiệu quả TSTT trong hoạt động san xuất, kinh doanh được coi là nhiệm vụ chiến lược quan trọng đối với mọi doanh nghiệp kê cả những doanh nghiệp mới thành lập và những doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệp lâu năm.

(vi) Chính sách bảo vệ quyên SHTT

Bảo vệ quyền SHTT nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý mọi hành vi xâm phạm quyền SHTT của doanh nghiệp và những biện pháp tránh sự vi phạm quyền SHTT của người khác cũng là một nhiệm vụ chiến lược quan trị TS TT của doanh nghiệp.

1.1.2 Chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Chính sách trong tiếng Anh là Policy “Chính sách” là những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục, luật lệ, biéu mau cu thé và những công việc hành chính được thiết lập dé hỗ trợ va thúc đây công việc hướng tới các mục tiêu đề ra!*!.

Chính sách quản lý TS TT trong doanh nghiệp sẽ có những vai trò sau:

- Những thay đổi trong định hướng chiến lược quản ly TSTT của một công ty không xuất hiện một cách tự động Thông qua những công việc hàng ngày, chính sách giúp chiến lược phát huy tác dụng Chính sách tạo điều kiện giải quyết các vẫn đề và hướng dẫn thực hiện chiến lược.

- Chinh sách là công cụ giúp thực hiện chiến lược quản ly TSTT Các chính sách đặt ra những ranh giới, cơ chế ép buộc và những giới hạn đối với các loại hành động quản trị có thé được thực hiện dé thưởng, phạt các hành vi ứng xử; chúng làm rõ những gi có thé và không thé làm khi theo đuôi các mục tiêu của công ty.

- Các chính sách cho cả nhân viên và nhà quản lí biết được những gi được mong đợi từ họ, do đó làm tăng khả năng các chiến lược được thực hiện thành công Chúng là cơ sở cho việc kiểm soát, quản lí, cho phép phối hợp giữa các đơn vị trong tô chức và làm giảm thời gian đưa ra quyết định của các nhà quản lí.

- Chính sách cũng xác định rõ ai sẽ làm việc gì Điều này thúc đây việc trao quyền quyết định cho các cấp quản lí thích hợp, nơi mà các vẫn đề khác nhau thường xảy ra.

Nhiêu tô chức có cam nang chính sách nhăm hướng dan hành vi.

'41 Chính sách (Policy) là gì? Vai trò của chính sách trong quản trị chiến lược <https://vietnambiz.vn/chinh-sach-policy-la-g1-vai-tro-cua-chinh-sach-trong-quan-tri-chien-luoc-20191126205450661.htm> xem ngày 10/11/2022

Trang 27

1.2 Mục đích xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong

doanh nghiệp

Đối với hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận và doanh thu đồng thời tối thiếu hoá chi phí cho doanh nghiệp Chiến lược quản trị TSTT phải phù hợp và thống nhất đối với chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp Mục tiêu cụ thể của chiến lược quản tri TSTT của doanh nghiệp nhằm phát huy tôi da giá trị của TSTT, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và tối thiêu hoá các chi phí liên quan tới TSTT.

Chiến lược quản trị TSTT thiết lập một cơ chế để đảm bảo rằng moi TSTT cua doanh nghiệp được đưa vào sử dung và phát huy tối đa giá trị, thương mai hóa phục vu hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận Đối với những doanh nghiệp mới thiết lập chiến lược quản trị TSTT sẽ có một sự đảm bao cho hoạt

động của doanh nghiệp trong tương lai, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong

chiến lược kinh doanh đề ra.

Chiến lược quản trị TSTT giúp cho doanh nghiệp đạt được mục đích khác nhau

- Đề xác định tính khả thi của một ý tưởng kinh doanh: khi xây dựng một kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp phải xem xét đến nhiều tiêu chí như: nhu cầu của thị trường

đối với sản pham/dich vu, tinh cạnh tranh, tính độc đáo cua san pham/dich vụ mới được

tạo ra hoặc được cải tiễn, công nghệ sử dụng Việc xây dựng chiến lược quản tri TSTT sẽ xác định được các yếu tố của doanh nghiệp dé đảm bảo các tiêu chí trên.

- Dé tiếp cận các dịch vụ khởi nghiệp và nguồn cung cấp tài chính: các nhà đầu tư tiềm năng và những người góp vốn thường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế koạch kinh doanh được xây dựng tốt và khả năng hiện thực hoá cao;

- Để cung cấp những chỉ dẫn có tính chiến lược: bản kế hoạch quản trị của doanh nghiệp là một tài liệu cung cấp cho người đọc các thông tin cơ bản về mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, cách thức thực hiện mục tiêu đó Chiến lược quản lý TSTT cũng sẽ cung cấp cho người đọc mục tiêu và định hướng để tối ưu hoá

giá tri và quản trị của TSTT của doanh nghiệp.

- Đề cung cấp những chuẩn mực nhằm đánh giá hiệu quả của các quyết định kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Các chuẩn mực này có thé thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế, do vậy kế hoạch quản trị cũng không phải là bat

Trang 28

biến mà có thể được điều chỉnh phù hợp theo thời gian.

Tóm lại, doanh nghiệp muốn tạo ra nhiều TSTT và thu được hiệu quả tối đa từ việc khai thác TSTT đó thì phải xây dung được một chiến lược SHTT của riêng mình và kết hợp chặt chẽ chiến lược đó với chiến lược quản trị TS TT của doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần phải cân nhắc, tính toán đến việc sử dụng TSTT mà mình có trong chiến lược quản trị kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

1.3 Vai trò xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh

- Xét về mặt giá trị tài sản, doanh nghiệp kịp thời ghi nhận và xác lập quyền sở hữu cho các đối tượng SHTT đã ít nhiều tránh làm thất thoát một khối lượng tài sản (Hiện nay các TSTT hoàn toàn có thé được thâm định giá băng tiền và được sử dụng, khai thác rất nhiều trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh như chuyển nhượng quyền sở hữu, cấp phép sử dung (License), góp vốn đầu tư dé thu lợi nhuận).

- Xét về mặt quản lý, doanh nghiệp có cơ chế quan lý chặt chẽ các TSTT dẫn đến việc các tài sản nói trên chủ yêu đo các tác giả (đối tác nghiên cứu) không tự ý khai thác khi không có sự cho phép, giám sát của chủ sở hữu (doanh nghiệp) Điều này giúp cho chủ sở hữu có thê đánh giá chính xác giá trị của các loại tài sản nói trên cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư Ngoài ra, với tư cách là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu các loại tài sản này cũng có thé nhận được các lợi ích từ việc khai thác các tài sản nói

- Xét về mặt lợi ích, doanh nghiệp ban hành đầy đủ các quy định hoặc các giao kết phân bồ lợi ích từ việc khai thác các kết quả nghiên cứu giữa chủ sở hữu (doanh nghiệp) và các tác giả (đối tác nghiên cứu) cũng dẫn đến việc khuyến khích các tác giả đưa kết

quả nghiên cứu vào khai thác dưới sự quản lý và giám sát của doanh nghiệp với tư cachlà chủ sở hữu.

Ở một khía cạnh khác, việc quản lý chặt chẽ các TSTT giúp các đối tác nghiên cứu (các tác giả nghiên cứu) phải tôn trọng quyền sở hữu của doanh nghiệp nói riêng hay văn hóa SHTT nói chung Giúp cho Doanh nghiệp phòng ngừa tình trạng các đối tác nghiên cứu sử dụng các kết quả nghiên cứu do doanh nghiệp cấp kinh phí dé xin tài trợ

kinh phí từ một đơn vị khác, ở địa phương khác.

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về việc quản lý tài sản tuy nhiên điều này chưa được cụ thể hóa thành một quy định cụ thể Do vậy, việc xây dựng các

Trang 29

giải pháp (hay quy trình) quản lý tài trí tuệ nhằm mục đích giải quyết một số van dé sau: - Ghi nhận dé tiễn tới xác lập quyền sở hữu một cách kịp thời và đầy đủ đối với các

TSTT được tạo ra.

- Quản lý và giám sát việc khai thác các TSTT dé mang lại các lợi ích (kế cả lợi nhuận) cho chủ sở hữu (chủ đầu tư) hoặc cho cộng đồng.

- Khuyén khích va tao môi trường thuận lợi cho việc khai thác các TSTT qua các quy định hoặc giao kết về phân chia lợi ích giữa chủ sở hữu và các tác giả (Trên thực tế, các tác giả chính là người nắm giữ và có khả năng khai thác, đưa vào ứng dụng các TSTT, các kết quả nghiên cứu, trong khi doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu chỉ có thé ghi nhận, nắm giữ các TSTT mà gần như không có khả năng khai thác hoặc ứng

dụng các tài sản này).

- - Từng bước hình thành và phát triển “van hóa SHTT” nhằm tôn trọng các quyền sở hữu (bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản) của chủ sở hữu và các tác giả trong doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu đôi mới sáng tạo và phát trién công nghệ - Tạo được sự kết nối giữa khoa học, công nghệ đôi mới sang tạo và tài chính Do đó van dé quản lý các loại TSTT này là một nhu cầu cấp bách trong công tác quản lý tại doanh nghiệp dé góp phan nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo, sáng kiến cải tiễn kỹ thuật và áp dụng các kết quả đó vào sản xuất ứng dụng vào đời sống, cũng như hoàn thiện công tác quản lý TSTT, nhằm tạo ra được môi trường thuận lợi dé thúc đây các hoạt động khai thác thương mại hiệu quả đồng thời cũng quản lý chặt chẽ và hiệu quả kinh phí đầu tư của doanh nghiệp cho các hoạt động này.

1.4 Nội dung xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong

doanh nghiệp

1.4.1 Nhận dạng, kiểm kê, rà soát tài sản trí tuệ

Nhận dạng TSTT là việc nghiên cứu, phát hiện sự ton tại của TSTT trong toàn bộ

doanh nghiệp, xác định rõ bản chất, phạm vi, tiềm năng ứng dụng, hiệu quả kinh tế của

loại hình tài sản đặc biệt này Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể phân hạng, xếp loại chúng theo các tiêu trí khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là sử dung mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Các loại hình TSTT của doanh nghiệp có thể bao gồm:

- Tác phẩm, công trình khoa học gồm: sách; tài liệu nghiên cứu khoa học như báo cáo khoa học, thuyết minh kỹ thuật, bài báo, tạp chí thuộc quyền sở hữu một phần hoặc

toàn bộ của doanh nghiệp; tài liệu đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn học tập được bảo hộ

Trang 30

theo cơ chế của quyền tác giả Các tài liệu khác thuộc Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu như quy trình kiểm tra, thử nghiệm; phương pháp quản lý, điều hành, kiểm tra; số liệu điều tra, khảo sát, thống kê, thử nghiệm, đo đạc sẽ không thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả sẽ cần được bảo vệ theo chính sách của doanh nhiệp (Điều 15 Luật SHTT).

- Phân mém máy tính: Theo quy định pháp luật Việt Nam, phần mềm máy tinh hay chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thê hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy (Điều 22 — Luật SHTT 2005, sửa đôi bé sung 2009, 2019) Và cũng tương tự như tác phâm văn học, chương trình máy tính được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không bắt buộc phải thực hiện bat kỳ thủ tục pháp lý nào Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết hoặc đồng tác giả cuối cùng chết (Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT, sửa đồi, b6 sung 2009, 2019) - Sáng chế, giải pháp hữu ích gồm các sản pham mang đặc tính sáng tạo như dụng cụ, máy móc, linh kiện, hóa chất, được phẩm, vật liệu; quy trình như quy trình sản xuất, chế biến, xử lý, thử nghiệm, đo đạc, dự báo, phòng tránh nhưng không bao gồm phương pháp phòng, chữa bệnh cho người và gia súc và một số phương pháp được pháp luật có quy định loại trừ; gen; và chủng vi sinh Các đối tượng này cần phải đáp ứng tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng trong công nghiệp mới có thê được bảo hộ bang cơ chế đăng ký với co quan nhà nước có thẩm quyên (Điều 58 Luật SHTT) - Nhãn hiệu gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ Nói đến nhãn hiệu, người ta thường nghĩ ngay đến các loại nhãn hiệu được đăng ký, tuy nhiên, tại doanh nghiệp có nhiều loại nhãn hiệu không hoặc chưa đăng ký nhưng vẫn được pháp luật bảo hộ, ví dụ như nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã sử dụng lâu, được người tiêu dùng nhận biết

một cách rộng rãi Luật pháp Việt Nam công nhận những loại nhãn hiệu sau đây: Nhãn

hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết bên cạnh nhãn hiệu thông thường

dùng cho hàng hóa, dịch vụ.

- _ Tên thương mại: Tương tự như với phần mềm thì cách nhìn nhận đối với tên thương

mại có sự khác biệt Tại Hoa Kỳ, tên thương mại không được bảo hộ theo quy định của

Luật về SHTT trừ phi đã được sử dụng như một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ Luật SHTT Việt Nam quy định tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thé kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thé kinh doanh khác trong cùng lĩnh

vực và khu vực kinh doanh Tuy nhiên, việc đăng ký tên thương mại lại được Luật

Trang 31

thương mại chứ không phải Luật SHTT điều chỉnh.

- Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thé hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tô này.

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp ban dân: Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được sắn liền bên trong hoặc bên trên tắm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử Tuy nhiên, pháp luật SHTT Việt Nam chỉ bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tức là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn mà thôi.

- Bí mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh Bí mật kinh doanh gồm bí quyết

kỹ thuật (know-how, tức là thông tin có tính công nghệ, kỹ thuật, tri thức, kỹ năng doanh

nghiệp không muốn tiết lộ và xét thấy có thé giữ bí mật được) và bi mật thương mai (thông tin phục vụ kinh doanh cần và có thé giữ bí mật vi dụ danh sách khách hàng, thủ thuật kinh doanh, điều khoản của hợp đồng được quy định là bí mật, các quan hệ thương

mại đặc biệt).

- Giống cây trồng: Quan thé cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ôn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bang sự biéu hiện các tinh trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiêu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác băng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

- Chỉ dân địa hy: Dau hiệu dùng để chỉ sản phâm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thé hay quốc gia cụ thé mà nhờ đó, sản phẩm, dich vụ có đặc điểm về chất lượng khác biệt với các sản phâm khác.

Khi kiểm kê, rà soát các TSTT đã được nhận dạng, cần lưu y su “chồng lan” của TSTT Một thực thể có thê tồn tại đưới một hoặc nhiều dạng TSTT khác nhau vi dụ hình dáng bên ngoài của sản phẩm có thé được nhận dang là kiểu dang công nghiệp hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (cơ chế bảo hộ quyên tác giả) hay một nhãn hiệu ba chiều (cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu).

Việc kiểm kê, rà soát TSTT phải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Nhận dạng những sáng kiên, cải tiên mới gôm ý tưởng mới, sản phâm mới, đặc

Trang 32

điểm mới, mẫu mã mới hoặc quy trình mới Việc nhận dạng những những sáng chế, cải tiễn này là cơ sở để doanh nghiệp có cơ chế xác lập quyền và bảo vệ quyền phù hợp, đặc biệt tránh bị mắt tính mới đối với các đối tượng là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp.

- Xác định tình trạng pháp lý của TSTT ví dụ như tình trạng bảo hộ, thời han bao

hộ, hiệu lực bảo hộ, phạm vi bảo hộ; kiểm tra và xác định xem những TSTT nao can

được gia hạn thời gian bao hộ.

- Tham khảo ý kiến các bộ phận trong doanh nghiệp dé tìm hiểu nhu cầu về TSTT của họ, những TSTT cần được cải biến, chỉnh sửa, nâng cấp dé phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh;

- Xem xét lại các điều khoản về TSTT của những hợp đồng liên quan đến chuyên giao công nghệ, li-xăng đối tượng quyền SHTT, nhượng quyên thương mại, hợp đồng

hợp tác kinh doanh;

- Đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng TS TT của từng bộ phận;

- Xem xét lại các điều khoản các hợp đồng tư van va hợp đồng lao động với nhân viên của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý những hợp đối với những nội dung liên quan đến TSTT như ai là chủ của TSTT do nhân viên tạo ra, điều khoản bảo mật

Mục tiêu cudi cùng là xây dựng một chiến lược, chính sách phù hợp dé tao lap, phat triển, bảo vệ và thực thi đối với các TSTT, đồng thời loại bỏ những TSTT không cần thiết, giá trỊ thấp hoặc không thể bảo vệ được đề tránh phân tán nguồn lực.

1.4.2 Xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Đăng ký xác lập quyền SHTT là việc thực hiện thủ tục theo trình tự nhất định trước cơ quan có thâm quyền nhăm xác lập quyền sở hữu của chủ thê đối với TSTT của mình Nhu đã nêu tai phần trên, việc đăng ký xác lập quyền SHTT chỉ được tiến hành đối với những TSTT có căn cứ phát sinh quyền trên cơ sở đăng ký Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những TSTT thuộc nhóm này gồm có: sáng chế, kiểu dang công nghiệp, thiết kế bé trí mạch tích hợp ban dan, chỉ dan địa lý, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nỗi tiếng), giống cây trồng Đối với quyên tác giả, quyền liên quan, việc đăng ký không phải là thủ tục bắt buộc và không phải là thủ tục nhằm xác lập quyền tác giả, quyền liên quan.

Việc đăng ký xác lập quyền SHTT nhằm các mục đích chính sau đây:

- Xác nhận quyên của chủ thé (tác giả và chủ sở hữu) quyền SHTT và sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền SHTT được công nhận đó, vì chủ sở hữu TSTT khó có khả năng

Trang 33

tự bảo vệ và chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình nếu không nhận

được sự can thiệp của pháp luật và sức mạnh thực thi pháp luật;

- Nắm quyền độc quyền pháp đối với TSTT: Khi TSTT được đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu TSTT được hưởng độc quyền đối với tài sản đó, cụ thể là có quyền sử dụng, cho phép hoặc ngăn cắm người khác sử dụng TSTT đó, ngăn chặn va áp dụng các biện pháp nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền do người thứ ba thực hiện;

- Tạo thuận lợi cho việc chứng minh quyền sở hữu TSTT khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm quyên: Khi TSTT được đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu tài sản đó được Nha nước cấp Văn băng bảo hộ quyền tương ứng Trong trường hợp có tranh chấp, xâm phạm quyền đối với TSTT, chủ sở hữu TSTT có quyền sử dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần phải cung cấp thêm chứng cứ nào khác.

Với lý do đó, xác lập các quyền SHTT là nội dung quan trọng và thao tác đầu tiên nhằm bảo vệ các TSTT của doanh nghiệp Các TSTT luôn luôn có nguy cơ bị người khác chiếm đoạt hoặc khai thác Điều khó khăn trong việc bảo vệ các tài sản đó trước nguy cơ trên là ở chỗ các TSTT đều vô hình nhưng đều dễ dàng bị người khác chiếm hữu từ đó sử dụng Đề giải quyết những trường hợp xâm phạm quyền, doanh nghiệp phải chứng minh quyền của mình đối với TSTT Với nhiều loại TSTT, quyền nói trên chỉ được xác lập trên cơ sở thực hiện một số thủ tục đăng ký quyền SHTT.

Xác lập quyền SHTT còn bảo đảm mục tiêu theo dõi, kiểm soát tình hình sử

dụng/khai thác TSTT, phát hiện các hành vi xâm phạm là việc mà doanh nghiệp phải

chủ động tiến hành, không phải là nghĩa vụ của các cơ quan thực thi Nói chung, quyền SHTT là một loại quyền dân sự Theo nguyên tắc này, người có TSTT phải tự mình chăm lo, kiểm soát đối với TSTT đó Chỉ khi nào phát hiện có hành vi sử dụng, khai thác bất hợp pháp do người khác thực hiện và có yêu cầu thì các cơ quan thực thi mới sử dụng chức năng và quyền hạn của mình để can thiệp và xử lý.

Xác lập quyền SHTT là công cụ thích hợp nhằm xử lý các hành vi xâm phạm

quyên, bảo vệ các TSTT của doanh nghiệp Về mặt lý luận, mọi hành vi xâm phạm

quyền SHTT đều bị pháp luật xử lý thoả đáng Nhờ đó, người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt việc xâm phạm và phải thực hiện các trách nhiệm pháp lý thích hợp (khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, thậm chí bị phạt) người có quyền SHTT

bị xâm phạm được bồi thường hoặc được hoàn trả về trạng thái mong muốn đối với

TSTT của mình - đây là ý nghĩa lớn nhất mà cơ chế bảo hộ SHTT có được đối với doanh

Trang 34

Trong khi bảo vệ các TS TT của mình, doanh nghiệp lại có nghĩa vu tôn trọng và

phải chịu các trách nhiệm pháp lý phù hợp nếu xâm phạm các quyền SHTT của người

1.4.3 Khai thác, thương mai hóa tài sản trí tuệ

Thực tế cho thấy rang bản thân TSTT sẽ không có giá trị thương mại và không mang lại lợi ích kinh tế nếu không được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả, tạo dựng được uy tín, danh tiếng cho sản phâm/dịch vụ chứa TSTT và cho chủ sở hữu TSTT đó Nội dung sử dụng TSTT trong chiến lược quản trị TSTT bao gồm các yếu tô cơ bản sau

(i) Thương mại hoá TSTT hoặc quyên SHTT một cách trực tiếp: Thương mại hoá TSTT là việc sử dụng TSTT dưới hình thức phân phối công khai sản phâm/dịch vụ chứa TSTT nhằm mục đích thương mại (với quy mô thương mại) Tuy thuộc bản chất của mỗi loại TSTT/quyén SHTT, hoạt động thương mai hoa TSTT mang nội dung khác nhau, phù hợp với nội dung quyền sử dung loại tài sản tương ứng:

- Xác định khách hàng/thị trường tiềm năng: nghĩa là trả lời câu hỏi “những ai sẽ mua sản phẩm” và “bao nhiêu người sẽ mua sản phâm” Việc xác định (tiên lượng) chính xác khách hàng/thị trường tiềm năng sẽ sử dụng TSTT là một trong những chìa khóa quyết định số mệnh của TSTT, vì qua đó sẽ xây dựng được chiến lược và kế hoạch kinh doanh thành công Đề thực hiện được công việc này, thường phải dựa trên số liệu thống kê về dân cư địa phương và phân khúc thị trường tiềm năng do các cơ quan hữu quan

công bố, số liệu khảo sát của các doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu khu vực thị trường

mục tiêu theo nhóm tudi, giới tính, trình độ học vấn

- Thử nghiệm thị trường: thường được rất nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện trước khi bắt đầu việc sản xuất hàng loạt Phương thức thực hiện thường là giới thiệu sản phẩm với số lượng hạn chế cho những đối tượng khách hàng được coi là tiêu biểu trong phân khúc thị trường tiềm năng nhằm đánh giá phản ứng (feed-back) của họ đối với sản phẩm mới, từ đó đưa ra chiến lược/kế hoạch thương mại hoá TSTT phù hợp Đây là kỹ thuật đang có xu hướng ngày càng được áp dụng phô biến vì tránh được những rủi ro tiềm ân do không bán được sản phẩm.

- Li-xăng chéo (cross-license): là giải pháp được sử dung tương đối phô biến trong các ngành công nghiệp nhăm sử dụng TSTT (các công nghệ, sáng chế công nghệ) thuộc

Trang 35

quyền sở hữu của người khác nhăm thương mại hoá TSTT của mình Giải pháp này nhằm bảo đảm nguyên tắc sử dụng TSTT/quyén SHTT không được xâm phạm quyền hợp pháp của người khác, vì nhiều công nghệ/sáng chế được bảo hộ có chứa đựng công nghệ/sáng chế của người khác Hợp đồng li-xăng chéo sẽ được thiết lập giữa hai bên cùng có nhu cầu sử dụng công nghệ/sáng chế của nhau nhằm khai thác tối ưu giá trị sử

dụng của TSTT.

(ii) Chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyên sử dụng (li-xăng) TSTT hoặc quyén SHTT cho người khác; hoặc hợp tác kinh doanh dưới hình thức góp vốn bằng giá trị của TSTT hoặc quyền SHTT với người khác để cùng nhau khai thác, sử dụng tài sản (quyên) đó.

Về nguyên tac, chủ sở hữu TSTT có quyền trực tiếp khai thác, sử dụng TSTT thuộc quyền của mình hoặc cho phép người khác tiến hành khai thác, sử dung tài sản đó (trong trường hợp chủ sở hữu TSTT không có đủ điều kiện, khả năng tự khai thác, sử dụng hoặc có nhu cau trao đôi giá trị TSTT với người khác) Nếu uỷ quyền cho người khác khai thác, sử dụng, hai bên thường phải thiết lập một văn bản hợp đồng (thoả thuận) uỷ quyền một cách chặt chẽ và hợp pháp, trong đó nêu rõ ràng và đầy đủ các điều kiện mà người được uỷ quyên phải tuân thủ Việc uy quyền có thê gồm hai dạng: chuyên nhượng quyên sở hữu (bán đứt), chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng), bao gồm cả dạng góp vốn liên doanh, đầu tư.

Chuyên giao quyền sử dụng TSTT/quyén SHTT là việc chủ sở hữu TSTT cho phép người khác khai thác, sử dụng TSTT/quyền SHTT của mình trong khoảng thời gian nhất định, trên một lãnh thổ nhất định và với một số điều kiện nhất định dé lay một khoản tiền (phí li-xăng) nhất định Trong trường hợp này, chủ sở hữu TSTT (bên giao) chỉ được phép chuyền giao đối tượng thuộc quyền của mình và bên nhận quyền sử dụng chỉ nhận những gì mình cần và không có quyền định đoạt đối với TSTT được chuyền giao, chăng hạn đối với TSTT là sáng chế, kiểu dang công nghiệp thì bên nhận không được tự ý cải tiễn sáng chế nêu hợp đồng li-xăng không cho phép làm điều đó, đối với nhãn hiệu thì bên nhận phải sử dụng đúng dạng nhãn hiệu mà không được sửa đôi, thêm bớt Khi chuyển giao quyền sở hữu (chuyển nhượng), chủ sở hữu TSTT trao cho bên nhận quyền sở hữu TSTT của mình dé đổi lây một khoản tiền nhất định và khi đó bên nhận sẽ trở thành chủ sở hữu TSTT Việc đưa ra quyết định chuyển nhượng TSTT thường được xem xét một cách thận trọng, và nói chung là giải pháp ít được khuyến

Trang 36

khích bởi vì chủ sở hữu TSTT chỉ thu lợi một lần duy nhất vào thời điểm bán TSTT của mình mà không còn khả năng tiếp tục gặt hái lợi ích tiềm tàng trong tương lai từ tài sản đó Nói chung, chỉ nên đặt van đề chuyền nhượng khi can thu lợi tức thì mà không phải

chờ đợi đến hết thời hạn bảo hộ quyền, hoặc nhằm tránh rủi ro TSTT (công nghệ) bị lạc

hậu do xuất hiện công nghệ mới, hoặc đầu tư cho doanh nghiệp ươm tạo và triển khai công nghệ (start-up) đưới hình thức cấp vốn đầu tư ban đầu.

1.4.4 Giám sát và bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ đỗi với tài sản trí tuệ

Khác với khái niệm bảo vệ quyền SHTT thông thường - trước đây thường gọi là thực thi quyền SHTT (việc các cơ quan nhà nước có thâm quyên thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các quyền của chủ SHTT và ngăn chặn, xử lý người khác sử dụng, khai thác trái phép đối tượng SHTT được bảo hộ), bảo vệ TS TT thuộc trách nhiệm, bổ phận

của doanh nghiệp.

Nội dung giám sát và bảo vệ TSTT trong chiến lược quản trị TSTT gồm có các

thông tin cơ bản sau đây:

- Cac biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhăm cần áp dụng dé bảo mật, ngăn chặn hành

vi xâm phạm;

- Các biện pháp ứng xử với người xâm phạm như yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bội thường

thiệt hại;

- Các biện pháp sử dụng quyền lực của co quan nhà nước có thấm quyền xử lý hành

vi xâm phạm theo quy định của pháp luật; phương án lựa chọn các biện pháp xử lý hành

vi xâm phạm bao gồm biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự, trong trường hợp cần thiết, có thé áp dung các biện pháp khan cấp tạm thời, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Trong nội dung bảo vệ nói trên, cần lưu ý tới nguồn lực của doanh nghiệp và vai trò cụ thể của các cơ quan thực thi thông qua việc áp dụng các biện pháp chế tài nhằm xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

2 Xây dựng văn bản quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

2.1 Văn bản quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp

Nhiều doanh trên toàn thế giới cũng đang sử dụng thành công quyền SHTT Các nước đang phát triển ngày càng nhận thấy tiềm năng phát triển bản địa và tích lũy tài

Trang 37

sản SHTT trong các lĩnh vực then chốt có thé giúp các doanh nghiệp tham gia vào các thỏa thuận chuyển giao công nghệ, thu hút liên doanh và mở rộng sang các thị trường

khu vực mới.

Các nhà hoạch định chính sách có thê phát triển và thực hiện các kế hoạch chiến lược SHTT bang văn ban Các kế hoạch đó có thé bao gồm kiểm toán SHTT, thiết lập mục tiêu và đo lường, đặc điểm của các khu vực mục tiêu để phát triển TSTT, tài trợ cho nghiên cứu và phát triển và “thu hoạch” kết quả SHTT, phối hợp giáo dục và các chính sách kinh tế với SHTT các chính sách và lập kế hoạch, tạo ra các ưu đãi về thuế và tài chính khác cho phát triển SHTT và đưa ra các biện pháp dé làm cho quyền sở hữu SHTT có khả năng chỉ trả thực tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm công tư và các quỹ đăng ký sáng chế.

Dé xây dựng văn bản quy định về hoạt động SHTT của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần quy định và làm rõ những nội dung sau trong văn bản của mình:

- Các TSTT thuộc quyền đồng sở hữu/quyền đứng tên xác lập quyền sở hữu chung của doanh nghiệp: xác định doanh nghiệp là đồng sở hữu chủ hoặc có quyền đứng tên xác lập quyền sở hữu chung đối với các TSTT phát sinh từ các nhiệm vụ nghiên cứu hoặc phát triển doanh nghiệp đóng góp một phần nguồn lực (kinh phí hỗ trợ) của doanh nghiệp đề thực hiện.

- Các TSTT phát sinh từ nhiệm vụ nghiên cứu hoặc phát triển không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền đứng tên xác lập quyền sở hữu của tô chức chủ trì: Thuộc hợp đồng đặt hàng nghiên cứu/ Hợp tác nghiên cứu/Tài trợ nghiên cứu mà Tổ chức chủ trì tham gia; trong đó, có quy định rang toàn bộ các TSTT phát sinh là thuộc về doanh nghiệp và các đối tác khác.

- Quy định về tác giả, đồng tác giả của các TSTT phát sinh từ nhiệm vụ nghiên cứu hoặc phát triển của doanh nghiệp.

- Quyền và nghĩa vụ đối với tác giả, đồng tác giả các TSTT phát sinh từ nhiệm vụ nghiên cứu hoặc phát triển của doanh nghiệp.

- Nhân sự/bộ phận quản trị TSTT phát sinh từ nhiệm vụ nghiên cứu: trong đó quy

định rõ về nhiệm vụ, chức năng quyền hạn cua bộ phận nhân sự, ban quản trị TSTT - Xác định TSTT được trang bi dé triển khai nhiệm vụ nghiên cứu va quản lý TSTT

này.

Trang 38

- Ghi nhận các TSTT mới phát sinh từ nhiệm vụ nghiên cứu hoặc phát triển của

doanh nghiệp.

- Quản lý và khai thác các TSTT mới phát sinh từ nhiệm vụ nghiên cứu của doanhnghiệp.

2.2 Văn bản quy định về thực thi quyền SHTT của doanh nghiệp

Văn bản quy định về thực thi quyền SHTT nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý mọi hành vi xâm phạm quyền SHTT của doanh nghiệp và những biện pháp tránh sự xâm phạm quyền SHTT và hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chủ thể khác cũng là một nhiệm vụ chiến lược quản tri TSTT của doanh nghiệp.

Dé xây dựng được văn bản quy định về thực thi quyền SHTT, doanh nghiệp cần

xác định được các nội dung chính sau đây:

- Xác định được các đối tượng TSTT cần được bảo vệ và có chính sách thực thi quyền SHTT;

- Xác định được chủ thé có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc thực thi quyền

- C6 chính sách đào tạo, hỗ trợ chuyên môn đối với các cá nhân trong doanh nghiệp phụ trách việc bảo vệ quyền SHTT trong doanh nghiệp;

- Yêu cầu sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT;

- Xác định các biện pháp ưu tiên áp dung trong quá trình thực thi quyền SHTT dé đảm bảo tuân thủ đúng theo chiến lược, chính sách quản lý TSTT trong doanh nghiệp;

- Thiết lập ngân sách cho hoạt động thực thi quyền SHTT.

2.3 Văn bản quy định về sáng kiến, đối mới và khai thác thương mại tài sản trí tuệ, chế độ tài chính cho hoạt động sở hữu trí tuệ tại doanh nghiệp

TSTT đại diện cho kết quả được bảo vệ của việc đầu tư vào đổi mới và dẫn đến các sản phẩm mới hoặc nâng cao tinh năng hoặc hiệu suất của các sản phâm hiện có Khả năng tạo ra một sản phẩm tốt hơn hoặc một sản phẩm tùy chỉnh, đặc biệt khi các đối thủ cạnh tranh không có lợi thế như vậy, là một trong những lợi thế thương mại chính của IP Điều này cho phép chủ sở hữu TSTT bán được số lượng sản phẩm cao

hơn, thu được lợi nhuận lớn hơn và duy trì sự quan tâm của khách hàng theo thời gian.

Dé được sử dụng theo cách này, quyền SHTT và quan lý quyền SHTT phải là một phần trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và TSTT phải được đưa vào chiến lược

sản phâm.

Trang 39

Trong chính sách quản lý TSTT, việc có cơ chế khuyến khích tạo ra sáng kiến, đổi

mới TSTT trong doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng giá trị TSTT của doanh nghiệp, từ đó

thúc đây việc thực hiện các chinh sách kinh doanh trong tương lai Thương mại hoá TSTT là việc sử dụng TSTT dưới hình thức phân phối công khai sản phâm/dịch vụ chứa TSTT nhằm mục đích thương mại (với quy mô thương mại) Thương mại hoá TSTT của doanh nghiệp thông qua hoạt động như trải nghiệm thị trường, giao kết li-xăng, chuyên nhượng, hợp đồng nhượng quyên thương mại, hợp tác kinh doanh thường yêu cầu doanh nghiệp sẽ phải bộc lộ TSTT của mình với bên thứ ba Do vậy cũng cần có những quy định về TSTT trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp Và để phát triển TSTT, doanh nghiệp cũng cần đầu tư khuyến khích các hoạt động sáng tạo, đổi mới các sáng kiến cũng như dành nguồn ngân sách đề phát triển và bảo vệ TSTT trong doanh nghiệp.

Dé khuyén khích hoạt động sang tao, đôi mới TSTT trong doanh nghiệp, doanh

nghiệp có thé cân nhắc một số van dé sau:

- Doanh nghiệp có các quy trình và / hoặc thủ tục dé ghi lại những đôi mới hoặc cải tiễn gia tăng và so sánh khía cạnh xanh với các công nghệ thông thường;

- Doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm toàn cảnh các quyền SHTT, phân tích đối thủ cạnh tranh đề xác định bất ky quyén SHTT hoặc công nghệ cạnh tranh tiềm năng;

- Thực hiện các cuộc tìm kiếm TSTT và công nghệ thường xuyên để xác định khả năng được bảo vệ quyền SHTT đối với các đổi mới hoặc cải tiễn gia tăng:

- Doanh nghiệp có các quy trình, thủ tục dé giải quyết các van đề về quyền SHTT khi hợp tác với các bên thứ ba dé phat trién san pham va dich vu;

- Xác định khi hợp tác với bên thứ ba, doanh nghiệp có được bảo đảm quyén sử dụng các kết quả của SHTT được phát triển trong quá trình hợp tác không?

- Doanh nghiệp có kỹ thuật hoặc ủy ban đánh giá SHTT dé quyết định việc phát triển sản pham hoặc dich vu, có tính đến chiến lược kinh doanh va SHTT.

2.4 Quy chế về bảo mật thông tin và bí mật kinh doanh của doanh nghiệp Trong số các quyền SHTT, sẽ có những đối tượng được bảo hộ theo cơ chế đăng ký với cơ quan nhà nước có thâm quyền tuy nhiên sẽ có những đối tượng được bảo hộ mà không qua thủ tục đăng ký Đặc biệt quyền đối với bí mật kinh doanh được xác lập

trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí

mật kinh doanh Do vậy, một doanh nghiệp cần có những quy định đặc biệt dé bảo vệ đối tượng SHTT này Một số van đề cần lưu tâm có thê ké đến:

Trang 40

- Xác định các đôi tượng cần được bảo vệ như bí mật kinh doanh;

- Xác định chủ thé có quyền sử dụng bí mật kinh doanh và chịu trách nhiệm bảo mật

với bí mật kinh doanh;

- Các chế tài áp dụng trong trường hợp bí mật kinh doanh bị tiết 16; - Các phương án thay thế trong trường hợp bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

3 Xây dựng quy trình quản lí tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

3.1 Quy trình phát hiện, khai báo, ghi nhận và xác lập quyền sở hữu trí tuệ

tại doanh nghiệp

Đối với quy trình phát hiện, khai báo, ghi nhận và xác lập quyền SHTT là việc doanh

nghiệp nhận dạng TSTT của doanh nghiệp mình và TS FT của người khác doanh nghiệp

đang sử dụng Trên cơ sở đó đánh giá tầm quan trọng của TSTT đó đối với hoạt động của doanh nghiệp Một quy trình như vậy còn được gọi là “Kiểm toán” TSTT (IP audit).

Kiểm toán TSTT là cơ chế nhăm phát hiện và lên danh mục quản lý quyền SHTT của doanh nghiệp, nhằm xác định chất lượng và phạm vi quyền SHTT này và dé xác định những tranh chấp đang hoặc có thê xảy ra về SHTT với những người khác Thông thường, công tác kiểm toán TSTT được tiến hành cùng với công tác định giá TSTT Pham vi thích hợp dé kiểm toán TSTT phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, cũng như là thời gian và nguồn lực hiện có.

Khi xác định phạm vi sâu, rộng phù hợp của đợt kiểm toán, bước đầu cần xem xét một số yếu tố sau:

- Tầm quan trọng của các loại TS TT khác nhau đối với doanh nghiệp;

- Mục tiêu kinh doanh và các TSTT đáp ứng những mục tiêu này như thế nào; - Các kinh nghiệm trước đây về TSTT liên quan đến công ty và đối thủ cạnh tranh; - Bản chất chung của bối cảnh cạnh tranh;

- Mir độ của hoạt động pháp lý theo lĩnh vực - các đối thủ có thường xuyên kiện tụng

- Thâm quyên giải quyết - Là doanh nghiệp cấp địa phương hay quốc tế? Các giao dịch kinh doanh có thuộc phạm vi quốc tế không?

- Hậu cần - Các cơ sở R&D, các phân xưởng sản xuất, các tài liệu nội bộ và chính thức có thé được khai thác như thé nào? Trách nhiệm dành cho các cá nhân trực tiếp liên quan đến việc tạo dựng TSTT?

Lý do phải tiễn hành kiểm toán TSTT có thể là những thay đổi về quản lý, về pháp

Ngày đăng: 11/04/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w