Qua bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ cùng nhau phân tích sâu hơn về tình hình biến đổi của thị trường mặt hàng này từ trước đến sau dịch bệnh, từ đó đúc kết ra những kết luận quan trọn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ HỌC PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT MẶT HÀNG TIÊU DÙNG
TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN NÀO ĐÓ
Lớp hành chính: CN20_LOG.DB Nhóm 2 Giảng viên:
Đề tài: Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của nước rửa tay trong giai đoạn 2018-2022
Trang 2Thành viên:
Nguyễn Thảo Chi 23K630011
Hà Đình Chung 23K630012 Hoàng Duy Đăng 23K630055 Nguyễn Hải Đăng 23K630056 Trần Quang Đăng 23K630059
Vũ Tiến Đạt 23K630013 Nguyễn Ngọc Diệp 23K630014 Chu Phương Đông 23K630015 Phùng Gia Đức 23K630016 Nguyễn Đức Dũng 23K630017
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÍ THUYẾT CUNG CẦU
1.THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
2.CẦU
2.1 Khái niệm về cầu và luật cầu
2.2 Đồ thị và phương trình đường cầu
2.3 Các yếu tố tác động đến cầu và sự di chuyển dịch chuyển đường cầu 3 CUNG
3.1 Khái niệm về cung và luật cung
3.2 Phương trình và đồ thị đường cung
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung, sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
4 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
4.1 Trạng thái cân bằng thị trường
4.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa
4.3 Thay đổi về trạng thái cân bằng cung cầu
B: CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG KHẨU TRANG TRONG NƯỚC TRƯỚC, TRONG KHI DỊCH COVID BÙNG PHÁT VÀ KHI ĐƯỢC KIỂM SOÁT HOÀN TOÀN (2020-2022)
1.TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG
1.1 Trước thời điểm dịch covid bùng phát
1.2 Khi bùng phát dịch covid-19
1.3 Khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn
1.4 Một số vấn đề liên quan đến giá cả và chất lượng sản phẩm 2 BIỆN PHÁP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ĐỂ VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN
2.1 Chính sách của chính phủ
2.2 Tìm ra sản phẩm thay thế
TỔNG KẾT
Trang 4Lời mở đầu
Kính thưa quý thầy cô và các bạn,
Trước sự bùng phát toàn cầu của dịch COVID-19, ngành công nghiệp sản xuất nước rửa tay đã trở thành một trong những lĩnh vực được quan tâm và tác động lớn nhất Điều này tạo ra một sự thay đổi không ngờ đối với cung cầu và giá cả thị trường nước rửa tay Qua bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ cùng nhau phân tích sâu hơn về tình hình biến đổi của thị trường mặt hàng này từ trước đến sau dịch bệnh, từ đó đúc kết ra những kết luận quan trọng về cung cầu và giá cả
Chúng tôi hy vọng rằng bài thuyết trình này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi của thị trường nước rửa tay trong bối cảnh dịch COVID-19, đồng thời góp phần làm rõ những ảnh hưởng và điều chỉnh cần thiết từ đó Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của quý vị trong buổi thuyết trình
Xin cảm ơn
Trang 5A: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÍ THUYẾT CUNG CẦU
1.THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Khái niệm: Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người
bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
Phân loại: theo đối tượng hàng hóa mang ra trao đổi VD: thị trường gạo, ô tô, … theo phạm vi địa lí VD: Thị trường Việt Nam, …; theo mức độ cạnh tranh: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh độc quyền nhóm và cạnh tranh thuần túy
Giá cả thị trường: Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu- hàng
và tiền được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích của kinh tế, là tiêu chuẩn
để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó giá cả thị trường còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế lớn như quan hệ giữa cung- cầu, quan hệ tích lũy – tiêu dùng, quan hệ trong – ngoài nước .(Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
2.CẦU
2.1 Khái niệm về cầu và luật cầu
2.1.1 Cầu (D): phản ánh lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua
và
có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định
rằng rằng các yếu tố khác không thay đổi (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 –
2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
Phân biệt cầu và nhu cầu:
Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng nhưng có thể không có khả năng thanh toán
Cầu là các nhu cầu có khả năng thanh toán
Phân biệt cầu và luật cầu:
Lượng cầu là lượng (Q ) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người D mua mong muốn và có khả năng mua tại một mứa giá nhất định và giả định rằng các yêu tố khác không thay đổi (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở mức giá khác nhau 2.1.2 Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng
lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lai, giả định các yếu tố khác không thay đổi (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
Giữa giá và lượng cầu có mỗi quan hệ nghịch: P tăng thì Q giảm hoặc P giảmD thì Q tăng.D
2.2 Đồ thị và phương trình đường cầu
2.2.1 Phương trình đường cầu
Dạng phương trình tuyến tính: Q =a + bP hoặc P=m-nQ (a,b,m,n ≥ 0)D D
2.2.2 Đồ thị
Trang 6
Hình 1.1: Đồ thị đường cầu
2.3 Các yếu tố tác động đến cầu và sự di chuyển dịch chuyển đường cầu 2.3.1 Tác động của giá đến cầu
Các nhà kinh tế coi luật cầu là một phát minh quan trọng của kinh tế học: người tiêu dùng sẽ mua nhiều hầng hóa, dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hóa hoặc dịch đó
giảm xuống trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Sự di chuyển trên đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu do chính giá hàng hóa đang xét thay đổi giả định các yếu tố khác không thay đổi
2.3.2: Tác động của các yếu tố khác đến cầu
Khi các yếu tố khác với giá thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu, đường cầu có thể dịch chuyển sang trái hoặc dịch chuyển sang phải
2.3.2.1 Thu nhập của người tiêu dùng:
Khi thu nhập tăng, cầu hầu hết với các loại hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn
Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ tùy vào tính chất của hàng hóa Cầu đối với
Trang 7hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng VD: quần áo cao cấp, các dịch vụ giải trí Ngược lại cầu với hàng hóa thứ cấp sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng VD: mì tôm, quần áo rẻ tiền
Nói chung khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu.Đường cầu đối vơi hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển sang phải nếu như thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; đối với hàng hóa thứ cấp thì đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên , giả sử các yếu tố khác không thay đổi
2.3.2.2 Số lượng người tiêu dùng (Hay quy mô thị trường):là yếu tố quan trọng xác định xác định lượng tiêu dùng tiềm năng
Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại Cùng với
sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết tất cả các loại hàng hóa đều tăng
VD: Những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là những mặt hàng thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trượng này rất lớn, vì vậy cầu đối với mặt hàng này rất lớn
Khi số lượng người tiêu dùng thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu, khi số lượng người tiêu dùng tăng đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải, và khi số lượng người tiêu dùng giảm đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái
2.3.2.3 Các chính sách kinh tế của chính phủ: Đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng
2.3.2.4 Kì vọng về giá cả và thu nhập
Kỳ vọng về người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại àng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ Nếu người tiêu dùng kì vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên Kì vọng
về giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống
2.3.2.5 Giá của hàng hóa liêm quan trong tiêu dùng
Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại Ví dụ, nếu tăng giá của một mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế
Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại Ví dụ, nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi giá của hàng hóa bổ sung 2.3.2.6 Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt quảng cáo,
Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản
phẩm có tính phân hoá cao, v.v Ví dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt
Trang 8hàng đó.
2.3.2.7 Các nhân tố khác: Môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu, chính trị,
Sự thay đổi cầu với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc về các yếu tố khác như các yêu tố thuộc về tự nhiên hay thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta không thể nào dự đoán trước được
3 CUNG
3.1 Khái niệm về cung và luật cung
3.1.1 Cung (S): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn
sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân
tố khác không đổi (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
Lượng cung (QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán và sẵn sàng
bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
3.1.2 Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định
tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên) Khi giá P tăng thì Q tăng, và ngược lại khi P tăng thì Q giảm S S
3.2 Phương trình và đồ thị đường cung
3.2.1 Phương trình dường cung
Q = a + bP Hoặc P= m + nQS S
3.2.2 Đồ thị
3.2.2 Đồ thị
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung, sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
3.3.1 Tác động của giá đến cung
Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản
phẩm cũng tăng và ngược lại Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá Trái lại, khi
có bất kỳ dấu hiệu nào về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai, thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh
Trang 9Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm
Sự di chuyển trên đường cung là sự thay đổi do chính giá hàng hóa thay đổi, giả định các yếu tố khác không thay đổi
3.3.2 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung
Khi các yếu tố khác với giá thay đổi làm dịch chuyển đường cung sang trái hoặc sang phải
3.3.2.1 Chi phí sản xuất
Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên
Khi chi phí sản xuất tăng làm đường cung dịch chuyển sang trái, ngược lại, khi chi phí sản xuất giảm sẽ làm đường cầu dịch chuyển sang phải
3.3.2.2 Tiến bộ công nghệ
Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hía được sản xuất ra Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng xuất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra 3.3.2.3 Số lượng nhà sản xuất trong ngành
Số lượng người sản xuất có ảnh hưởn trực tiếp đến số lượng hàng hóa bán ra trên thị trường Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hía càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang phải, ngược lại nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang trái
3.3.2.4 Chính sách kinh tế của chính phủ
Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp sản phẩm Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm
3.3.2.5 Kì vọng giá cả
Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối
Trang 10với người bán thì lượng cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại
3.3.2.7 Môi trường kinh doanh thuận lợi
Khả năng sản xuất tăng lên cung sẽ tăng
3.3.2.8 Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Giá của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán
4 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
4.1 Trạng thái cân bằng thị trường
Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó không có sức ép làm thay đổi giá
và sản lượng (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS Phan Thế Công chủ biên)
Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất
Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau
4.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa
4.2.1 Trạng thái dư thừa
Giả sử mức giá trên thị trường là P > P1 0
Xét tại mức giá P ta có:1
QD = Q < Q1 0
QS = Q2 > Q0
QD < QS
Thị trường dư thừa