1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội

102 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và UPCoM tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tác giả Nguyễn Quỳnh Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hùng Sơn
Trường học Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 287,26 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT VÀ THỊ TRƯỜNG UPCOM (10)
    • 1.1. Tổng quan về thị trường cổ phiếu niêm yết và thị trường UPCOM (10)
      • 1.1.1. Khái niệm (10)
      • 1.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường UPCOM (12)
      • 1.1.3. Phân loại thị trường (13)
      • 1.1.4. So sánh thị trường tập trung và thị trường phí tập trung (16)
    • 1.2. Kinh nghiệm của một số thị trường chứng khoán phát triển trong việc tổ chức thị trường (17)
      • 1.2.1. Phân bảng (17)
      • 1.2.2. Củng cố tính tự chủ và hấp dẫn của thị trường giao dịch tập trung cấp thấp (25)
      • 1.2.3. Vai trò của khung pháp lý và quyền tự chủ của một Sở GDCK (32)
    • 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường (32)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT VÀ (40)
    • 2.1. Tổng quan thị trường niêm yết, UPCoM tại Sở GDCK Hà Nội (40)
      • 2.1.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến việc tổ chức và quản lý thị trường (40)
      • 2.1.2. Đối tượng và tiêu chuẩn tham gia thị trường (41)
      • 2.1.3. Cơ chế vận hành và quản lý thị trường (46)
      • 2.1.4. Phương thức và hệ thống giao dịch (48)
      • 2.1.5 Quản lý và giám sát thị trường (52)
      • 2.1.6. Hoạt động tạo hàng (54)
    • 2.2. Thực trạng doanh nghiệp tham gia thị trường niêm yết, UPCoM tại SGDCK Hà Nội (55)
      • 2.2.1. Thị trường cổ phiếu niêm yết (55)
      • 2.2.2. Thị trường UPCoM (64)
      • 2.2.3. Đánh giá thực trạng (67)
      • 2.2.5. Kết luận (74)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP THAM GIA THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT VÀ UPCOM TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (76)
    • 3.1. Định hướng phát triển thị trường (76)
    • 3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường (77)
      • 3.2.1. Giải pháp 1. Quy định về đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch (77)
      • 3.2.2 Giải pháp 2. Thực hiện gắn đấu giá với giao dịch trên UPCoM (83)
      • 3.2.3. Giải pháp 3. Thực hiện phân bảng, phân nhóm doanh nghiệp (85)
      • 3.2.4. Giải pháp 4. Xây dựng chiến lược, chương trình tạo hàng bài bản và dài hạn. 80 3.3. Kiến nghị (86)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ (89)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính (90)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................90 (96)
  • PHỤ LỤC...................................................................................................................92 (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT VÀ THỊ TRƯỜNG UPCOM

Tổng quan về thị trường cổ phiếu niêm yết và thị trường UPCOM

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặt biệt.

Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn, thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở các công ty chứng khoán và cả ở thị trường chợ đen, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán Hiện nay, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang giao dịch dưới hai thị trường chính: thị trường cổ phiếu niêm yết và thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (sau đây gọi tắt là ”thị trường UPCOM”). a Thị trường cổ phiếu niêm yết:

Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên SGDCK Cụ thể, đây là quá trình SGDCK chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà SGDCK đề ra Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán Hoạt động niêm yết đòi hỏi phải đảm bảo sự tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải có đáp ứng được các điều kiện để niêm yết Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do SGDCK ban hành Thông thường, có hai quy định chính về niêm yết là yêu cầu về công bố thông tin của công ty và tính khả mại của các chứng khoán Các nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ các thông tin và có cơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin, kể cả các thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin thức thời có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch. b Thị trường cổ phiếu UPCoM (hay thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết tại SGDCKHN): Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán công ty đại chúng vào giao dịch trên thị trường Upcom (thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết và hủy niêm yết nhưng vẫn là công ty đại chúng).

Thị trường cổ phiếu UPCoM dành cho đối tượng thực hiện đăng ký giao dịch như sau:

- Công ty đại chúng theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán có chứng khoán đã đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là TTLKCK) và chưa niêm yết hoặc đã hủy niêm yết được đăng ký giao dịch tại thị trường Upcom.

- Công ty đại chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực (01/7/2011) chưa niêm yết hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện niêm yết thì phải đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Công ty niêm yết đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực (01/7/2011), sau khi hủy niêm yết mà vẫn là công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hủy niêm yết.

- Công ty đại chúng hình thành từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước kể từ ngày01/11/2014 phải thực hiện đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước(UBCKNN), đăng ký lưu ký tại TTLKCK và đăng ký giao dịch trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.

- Công ty đại chúng hình thành từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trước ngày 01/11/2014 mà chưa niêm yết thì đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và đăng ký giao dịch trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày 01/11/2014 theo quy định tại Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.

1.1.2 Chức năng của thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường UPCOM

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội.

Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.

TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.

- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:

Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện

Từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.

Kinh nghiệm của một số thị trường chứng khoán phát triển trong việc tổ chức thị trường

Qua tìm hiểu kinh nghiệm ở một số thị trường chứng khoán phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông…, nhóm đề tài nhận thấy một số biện pháp chính mà các SGDCK thường áp dụng, cụ thể như sau:

Phân bảng có thể dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau Trong đó có một số cách phân bảng chính sau:

 Phân bảng theo tổng mức vốn hóa thị trường:

Phân bảng theo tiêu chí này có ưu điểm giúp nhà đầu tư nắm được quy mô và ngầm hiểu mức độ trưởng thành, dày dạn của một doanh nghiệp niêm yết, từ đó phân bổ nguồn vốn đầu tư của mình cho một hay nhiều mã cổ phiếu Việc cân nhắc chọn lựa các mã cổ phiếu có vốn hóa thị trường trung bình (Mid Cap) và nhỏ (Small Cap) giúp

“làm tăng lợi nhuận thu được mà không nhất thiết gây thêm rủi ro cho danh mục đầu tư”, bởi lẽ “chỉ thêm một tỷ lệ nhỏ các mã cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và trung bình cũng tạo ra khác biệt lớn về lợi nhuận và rủi ro nhận được” (Morningstar Stock Research)

SGDCK Tokyo (TSE) chia làm 2 phân khúc chính trên thị trường niêm yết truyền thống giúp phân loại công ty đại chúng dựa theo các yếu tố cốt lõi về điều kiện kinh doanh, quản trị công ty và chuẩn mực kế toán – kiểm toán, gồm:

- Nhóm 1 cho các công ty có vốn hóa lớn, số lượng cổ đông nhiều và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về quản trị công ty và chuẩn mực kiểm toán

- Nhóm 2 dành cho các công ty ở mức nhỏ và trung bình theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, không đáp ứng được các yêu cầu của Nhóm 1.

Bảng 1.1: Tổng hợp một số tiêu chí phân loại chính

1 Số lượng cổ đông (tại thời điểm niêm yết) Ít nhất 2200 cổ đông tại thời điểm niêm yết Ít nhất 800 cổ đông tại thời điểm niêm yết

Số cổ phiếu khả mại

Tại thời điểm đăng ký niêm yết/chuyển đổi:

1 Số lượng cổ phiếu khả mại: Ít nhất 20.000 đơn nguyên

2 Vốn hóa thị trường của cổ phiếu khả mại: Ít nhất 2 tỉ yên

3 Tỉ lệ cổ phiếu khả mại: Ít nhất 35% tổng số cổ phiếu phát hành

Tại thời điểm niêm yết:

1 Số lượng cổ phiếu khả mại: Ít nhất 4.000 đơn nguyên

2 Vốn hóa thị trường của cổ phiếu khả mại: Ít nhất 1 tỉ yên

3 Tỷ lệ cổ phiếu khả mại: Ít nhất 30% tổng số lượng cổ phiếu phát hành

3 Số năm liên tục thực hiện kinh doanh

Doanh nghiệp phải có ít nhất 3 năm hoạt động liên tục tính từ thời điểm hoạt động

Khối lượng giao dịch hàng tháng trong vòng 06 tháng gần nhất kể từ thời điểm đăng ký niêm yết ít nhất là 200 đơn nguyên cổ phiếu

Tại thời điểm đăng ký niêm yết:Ít nhất 4 tỉ yên – hoặc 25 tỉ yên đối với các công ty chuyển đổi từ Phân nhóm 2

Tại thời điểm niêm yết: Ít nhất 2 tỉ yên (25 tỉ yên nếu đăng ký vào Phân nhóm 1)

6 Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản – Tổng nợ)

Tại thời điểm đăng ký niêm yết/chuyển đổi: Ít nhất 1 tỉ yên

Tại thời điểm niêm yết: Ít nhất 1 tỉ yên

Lợi nhuận hoặc giá trị vốn hóa thị trường (bắt buộc thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện a hoặc b) a Tổng lợi nhuận trong 02 năm liền trước: đạt ít nhất 500 triệu yên; b Giá trị vốn hóa thị trường của công ty niêm yết đạt ít nhất 50 tỉ yên, trừ trường hợp doanh số dịch vụ/hàng hóa năm ngoái thấp hơn 10 tỉ yên a Tổng lợi nhuận trong 02 năm liền trước:đạt ít nhất 500 triệu yên; b Giá trị vốn hóa thị trường đến thời điểm niêm yết đạt ít nhất 50 tỉ yên, trừ trường hợp doanh thu hàng hóa/dịch vụ trong năm liền trước thấp hơn 10 tỉ yên.

(Tiêu chí phân nhóm đầy đủ chi tiết tại Phụ lục 01 đính kèm)

 Phân bảng riêng đối với các công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh:

Bên cạnh ưu điểm thì phân bảng theo vốn hóa thị trường cũng có hạn chế là khiến nhà đầu tư khó lòng theo dõi xu hướng phát triển và tiềm năng tăng trưởng của các mã, đặc biệt là của các công ty mới ngấp nghé hay vừa bước qua giai đoạn khởi nghiệp, tích lũy vốn còn mỏng nhưng có tiềm năng gia tăng lợi nhuận đầu tư lớn, chủ yếu là ở 2 nhóm Vốn hóa thị trường trung bình và nhỏ Để giải quyết những bài toán này, các nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam trong khu vực châu Á đã sớm phân bảng và dành những ưu tiên nhất định cho các doanh nghiệp, ngành nghề đặc thù tham gia thị trường chứng khoán. a Nhật Bản:

Ngoài hai phân nhóm chính 1 và 2 đã trình bày ở trên, Nhật Bản còn dành một thị trường riêng cho các công ty mới nổi và có tiềm năng tăng trưởng cao, gọi tắt là MOTHERS (Market of The High-growth and Emerging Stocks), với các điều kiện về vốn hóa thị trường, số lượng cổ phiếu khả mại, số lượng cổ đông thấp hơn hẳn so với Phân nhóm 1 và 2 Các điều khoản cụ thể cho các mã cổ phiếu của phân nhóm MOTHERS như sau:

Bảng 1.2: Tiêu chí tại thị trường Nhật

Tiêu chí Quy chế niêm yết chứng khoán

(1) Số lượng cổ đông (tại thời điểm đăng ký niêm yết) Ít nhất 200

(2) Số cổ phiếu khả mại (tại thời điểm niêm yết)

Phải thỏa mãn đủ 3 điều kiện a đến c a Khối lượng cổ phiếu khả mại: Ít nhất 2.000 đơn nguyên b Giá trị vốn hóa của cổ phiếu khả mại: Ít nhất

500 triệu yên c Tỷ trọng cổ phiếu khả mại: chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết

(3) Chào bán ra công chúng Ít nhất 500 đơn nguyên giao dịch

(4) Vốn hóa thị trường (tại thời điểm niêm yết) Ít nhất 1 tỉ yên

(5) Số năm kinh doanh liên tục Không dưới một năm dưới quyền điều hành của

Hội đồng quản trị b Hồng Kông:

Hồng Kông cũng dành riêng phân khúc cho các mã cổ phiếu mới nổi hứa hẹn tiềm năng tăng giá là Growth Enterprise Market (GEM) Với GEM, các công ty đăng ký niêm yết chỉ phải đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, giá trị vốn hóa thị trường, số lượng cổ đông và số lượng cổ phiếu đại chúng nắm giữ bằng từ một nửa đến một phần ba so với mức độ trên thị trường truyền thống Đặc biệt, thông thường một doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên thị trường truyền thống không chào bán cổ phiếu theo phương pháp đặt lệnh trừ khi công chúng có nhu cầu rất lớn đối với chứng khoán của nó Các quy định đăng ký niêm yết thông thường cũng đặt ra giới hạn cụ thể về việc phân bổ cổ phiếu trong các lần chào bán chứng khoán ra công chúng Trong khi đó, các doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên GEM được tự do lựa chọn cơ chế niêm yết, chào bán trên Sở GDCK Hong Kong chỉ bằng cách đặt lệnh. Điều này tạo ra hành lang cơ chế thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp mới chưa thể đáp ứng tiêu chí vốn và số lượng cổ đông như các doanh nghiệp đã trưởng thành và có tiếng tăm

Dưới đây là các quy định niêm yết ở điều kiện bình thường đối với 2 đối tượng:Niêm yết thông thường và niêm yết với tư cách doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng cao (GEM)

Bảng 1.3: Tiêu chí thị trường HongKong

Thông thường Thị trường DN đang tăng trưởng (GEM)

Một công ty đăng ký niêm yết thông thường phải có hồ sơ tài chính trong 3 năm trở lại đây và đáp ứng một trong 3 điều kiện niêm yết dưới đây:

1 Kiểm tra lợi nhuận 2 Kiểm tra Vốn hóa thị trường/Doanh thu

3 Kiểm tra Vốn hóa thị trường/

Lợi nhuận chia cho cổ đông Ít nhất 50 triệu HKD trong 3 năm gần nhất

(trong đó lợi nhuận chia cho cổ đông của năm gần nhất đạt ít nhất 20 tỉ

HKD, và lợi nhuận gộp của 2 năm gần nhất đạt

Vốn hóa thị trường Ít nhất 200 tỉ HKD tại thời điểm đăng ký niêm yết Ít nhất 4 tỉ HKD tại thời điểm đăng ký niêm yết Ít nhất 2 tỉ HKD tại thời điểm niêm yết

HKD trong năm tài chính đã kiểm toán gần nhất Ít nhất 500 triệu HKD tại thời điểm đăng ký niêm yết

- - Dòng tiền dương từ các hoạt động kinh doanh đạt tổng cộng ít nhất 100 triệu HKD trong 3 năm tài chính liền trước năm đăng ký niêm yết

Lưu ý: Sở Giao dịch có thể rút ngắn thời hạn trong hồ sơ tài chính, hoặc du di hay miễn trừ các điều kiện tài chính khi niêm yết

Một công ty đăng ký niêm yết trên GEM phải có hồ sơ tài chính trong 2 năm trở lại đây đáp ứng các điều kiện sau: i Dòng tiền dương thu được từ các hoạt động kinh doanh trong năm tài chính bình thường đạt tổng cộng ít nhất

20 triệu HKDtrong 2 năm tài chính liền kề năm phát hành hồ sơ niêm yết ii Vốn hóa thị trường đạt ít nhất 100 triệu HKD tại thời điểm đăng ký niêm yết

Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết phải được soạn theo chuẩn mực Báo cáo tài chính Hong Kong (HKFRS) hoặc Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS)

Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường

Trong nghiên cứu tiên phong năm 2001 của Marco Pagano và các cộng sự tại Đại học Salerno (Italia) đăng trên Tạp chí European Economic Review, khi xem xét các trường hợp niêm yết chéo giữa 10 Sở GDCK ở châu Âu và 3 Sở GDCK Mỹ (Amex, NASDAQ và NYSE), nhóm tác giả đã liệt kê 3 yếu tố chính tạo nên sức hấp dẫn dòng vốn giữa từng quốc gia, hoặc từng nhóm quốc gia Và 2 trong 3 yếu tố này liên quan chặt chẽ đến khung pháp lý: Tiêu chuẩn kế toán/kiểm toán và Những sai khác trong chất lượng luật pháp giữa các nước đó. a Nhân t ch quan:ố chủ quan: ủ quan: i) Tiêu chuẩn kiểm toán & kế toán

Báo cáo tài chính luôn là một trong những phần quan trọng nhất trong hồ sơ đăng ký niêm yết của mọi công ty khi quyết định đăng ký niêm yết Niêm yết ở một quốc gia có tiêu chuẩn kế toán tốt đảm bảo công ty tuân thủ các nguyên tắc công bố thông tin minh bạch hơn, và do đó làm giảm chi phí chọn lọc và kiểm định thông tin từ nhà đầu tư Chưa kể, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể hưởng lợi từ chất lượng sàng lọc ứng viên đăng ký niêm yết thông qua các tiêu chuẩn báo cáo tài chính và công bố thông tin, vì điều này làm giảm rủi ro xảy ra với vốn đầu tư của họ Tuy vậy, điều đó cũng có nghĩa là chi phí tuân thủ của doanh nghiệp niêm yết sẽ cao hơn khi phải thích ứng với chế độ kiểm toán mới Tuy vậy, Chemmanur T J (Morgan Stanley, 2008) đối với trường hợp các công ty Trung Quốc niêm yết chéo trên các thị trường chứng khoán phát triển cao hơn đã phát hiện ra rằng ban quản lý của các công ty này tin tưởng vào các tiêu chuẩn niêm yết cao và yêu cầu công bố thông tin khắt khe, vì điều đó đồng nghĩa với “minh bạch” Các công ty lớn sẽ là những người hưởng lợi từ sự minh bạch này do chi phí tuân thủ không quá lớn đối với họ, và nhờ kết quả hoạt động tài chính tốt, những công ty này ít bị ảnh hưởng bởi những yêu cầu về công bố thông tin chặt chẽ Đây là khâu Việt Nam còn tụt hậu nhiều Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 – 2016 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chất lượng kiểm toán và báo cáo tài chính của Việt Nam chỉ đạt 3,6/7 điểm, đứng thứ 130/140 quốc gia được khảo sát ii) Sai khác trong chất lượng của luật ban hành

Theo Hướng dẫn về Quản trị công ty của OECD ban hành năm 2009, một trong năm nguyên tắc quản trị công ty liên quan tới cổ đông là Quyền được đối xử bình đẳng, trong đó có cả cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài Mức độ bảo vệ nhà đầu tư khỏi những hành vi sai trái của công ty đăng ký niêm yết phụ thuộc rất nhiều vào luật pháp của nước mà doanh nghiệp thành lập và cách mà cơ quan tư pháp diễn giải và xử lý chế tài Mặt khác, hệ thống lập pháp và tư pháp tốt cũng làm tăng danh tiếng cho công ty có ý định niêm yết, nhất là khi họ được chứng nhận đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về cổ đông như một phần của công tác quản trị công ty Hơn nữa, trong trường hợp một công ty đăng ký niêm yết có ý định thâu tóm bằng cách mua lại cổ phần của các công ty khác (có thể đã hoặc chưa niêm yết) để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, những công ty này sẽ ưu ái cho những quốc gia mà ở đó doanh nghiệp dễ dàng thiết lập hợp đồng và hành chính công có hiệu quả cao Chất lượng thể chế vẫn là một mắt xích yếu nhất của Việt Nam, điều này giải thích tại sao các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những động thái thận trọng trên thị trường và các Sở GDCK của Việt Nam còn quá khiêm tốn về quy mô lẫn vị thế Có thể thấy điều này qua một số tổng kết sau theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới đối với Việt Nam:

Bảng 1.4: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam

Tiêu chí Điểm số Xếp hạng

Năng lực tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán 3,6/7 130/140 Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số 3,6/7 109/140

Năng lực bảo vệ nhà đầu tư 4,7/10 100/140

Mức độ minh bạch của việc ra chính sách 3,8/7 89/140

Gánh nặng quy định của chính phủ 3,2/7 90/140

Gây dựng vốn thông qua thị trường vốn sở tại 3,9/7 48/140 Quy định của các thị trường chứng khoán 3,6/7 108/140

Năng lực bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (World Bank) N/A 122/189

(Nguồn: Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Chỉ số Kinh doanh dễ dàng 2016 của Ngân hàng Thế giới)

Có thể thấy, Việt Nam gần như luôn nằm ở nửa cuối các bảng xếp hạng về chất lượng thể chế liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư và tổ chức thị trường chứng khoán một cách hiệu quả và tinh gọn với mục đích kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Chúng ta tụt hậu sau các nước ASEAN-6 rất nhiều, thậm chí 20 năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam vẫn chấp nhận nằm chung bảng trong số 4 nước kém phát triển nhất khối (viết tắt là CLMV – Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) Sở GDCK Hà Nội với tư cách là một trong 2 Sở GDCK duy nhất của cả nước có trách nhiệm tham mưu và hỗ trợ các cơ quan quản lý cũng như các nhà làm chính sách về tình trạng bức thiết của doanh nghiệp cũng như những nút thắt trong cải cách thể chế làm bàn đạp cho một thị trường chứng khoán thực sự có tinh thần phụng sự doanh nghiệp và nhà đầu tư. b Nhân tố khách quan

Thị trường Việt Nam tương đối nhỏ lẻ, mang tính tự phát và manh mún Do bản chất của nền hành chính theo thứ bậc mang nặng tính quan liêu, vai trò quản lý cấp cơ sở của Sở GDCK lúc này tỏ ra thực sự cần thiết trong việc thiết lập trật tự và tạo cơ chế tự chủ cho Sở nhằm cải thiện và đóng vai trò dẫn dắt thị trường dựa trên cơ chế tương tác trực tiếp với doanh nghiệp thành viên và các nhà đầu tư cá nhân Trong bối cảnh Việt Nam, Sở GDCK là nơi trực tiếp tạo lập thị trường và phối hợp với các cấp quản lý áp đặt luật chơi và điều tiết hoạt động của thị trường Do một quốc gia có thể có một hoặc nhiều Sở GDCK, chính những đặc điểm và thế mạnh riêng có của một Sở so với những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước là nhân tố quyết định giải thích tại sao các doanh nghiệp và nhà đầu tư muốn đăng ký tham gia thị trường, thông qua 3 tiêu chí sau: Thanh khoản, Quy mô Sở GDCK và Hấp lực bầy đàn. ii) Tính thanh khoản

Là chức năng hàng đầu của một thị trường chứng khoán, tính thanh khoản cao đồng nghĩa doanh nghiệp đăng ký tham gia thị trường cắt giảm được chi phí gây dựng vốn Tính thanh khoản là tiêu chí hàng đầu khi một công ty quyết định niêm yết (trừ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch theo Quyết định51/2014 của Thủ tướng chính phủ), phản ánh đúng vai trò dẫn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của thị trường chứng khoán Điều này dấy lên câu hỏi: Liệu nhu cầu vốn của các doanh nghiệp có giống nhau, và liệu có hay không những ngành nghề mà ở đó doanh nghiệp có xu hướng tham gia thị trường chứng khoán nhiều hơn so với doanh nghiệp ở các ngành nghề khác do đặc thù kinh doanh và nhu cầu mở rộng quy mô ở các giai đoạn phát triển khác nhau của họ? Nghiên cứu củaLiang Sijing và Xiao Chen thuộc Đại học Duke năm 2012 về xu hướng niêm yết chứng khoán tại nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc đặt giả thuyết: các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao, hoặc những công ty có giá trị lợi nhuận và tổng tài sản lớn sẽ có xu hướng niêm yết chứng khoán ở nước ngoài nhiều hơn Xu hướng này cũng đặc biệt rõ nét ở các công ty trong ngành công nghệ và các ngành công nghiệp thâm dụng vốn Kết quả khảo sát trên toàn bộ 534 công ty niêm yết ở nước ngoài và 788 công ty niêm yết trong nước đã cho kết quả như sau, dựa theo ngành công nghiệp của ứng viên đăng ký: Đơn vị: %

Ngành Niêm yết ở nước ngoài

Niêm yết trong nước Chênh lệch

(Nguồn: Liang S & Chen X (2012), Phân hiệu Kinh tế Cao đẳng Trinity, Đại học Duke)

Có thể thấy rõ hai ngành công nghiệp nặng và công nghệ có tỉ trọng doanh nghiệp tham gia niêm yết cao hơn hẳn so với các ngành khác ở Trung Quốc, cả trong nước lẫn ngoài nước Các doanh nghiệp này một khi đã tham gia các Sở GDCK nước ngoài, đặc biệt là các thị trường chứng khoán phát triển và minh bạch cao đều phải chấp nhận từ bỏ đội ngũ nhà đầu tư nhỏ lẻ không chuyên có tài khoản vốn khiêm tốn trong nước và thuyết phục các nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài bằng cách tuân thủ các điều kiện niêm yết nghiêm ngặt, quy chuẩn về báo cáo tài chính và công bố thông tin minh bạch, đồng thời cam kết bảo vệ lợi ích nhóm cổ đông thiểu số khỏi hành vi thao túng, bè phái của các cổ đông lớn, cổ đông chiến lược Một trong những động cơ lớn nhất đằng sau quyết định này chính là tính thanh khoản đã được khẳng định của các thị trường chứng khoán phát triển khi các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn và ngành công nghệ của các công ty khởi nghiệp rất cần vốn để mở rộng kinh doanh và tiến lên giai đoạn phát triển mới Một khảo sát khác năm 2013 của Đại học Middlesex, London trên 31 doanh nghiệp đã niêm yết của Anh cũng cho thấy 3 lý do hàng đầu mà các công ty quyết định lên niêm yết là: gây dựng vốn để mua sắm máy móc, nhà xưởng; Tạo điều kiện cho việc giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư và Gây dựng vốn cho việc tái cấu trúc công ty Cả 3 đều có liên quan chặt chẽ đến khả năng thanh khoản của thị trường iii) Quy mô của thị trường chứng khoán

Các công ty có xu hướng bị hấp dẫn bởi các Sở GDCK lớn do thị trường nơi đây cho họ cơ hội tiếp cận cộng đồng các nhà đầu tư tiềm năng Hơn thế nữa, được niêm yết trên các thị trường chứng khoán lớn cũng giúp gia tăng danh tiếng của doanh nghiệp và khả năng nhận diện thương hiệu từ phía nhà đầu tư Tuy vậy, quy mô của thị trường chứng khoán không tự dưng mà có Các Sở GDCK luôn cạnh tranh với nhau nhằm thu hút doanh nghiệp nước ngoài và thậm chí cả trong nước, do các công ty nội địa hoàn toàn có khả năng niêm yết ở nước ngoài với những lợi ích và nguyên nhân kể trên Chẳng hạn, các nhà quan sát tài chính cho rằng một trong những lý do Sở GDCK London (LSE) đánh bại Sở GDCK New York (NYSE) trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn IPO gần đây là do tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn Không giống như các Sở GDCK của Mỹ, LSE không yêu cầu các công ty phải trình thông tin chào bán chứng khoán từ Cục Niêm Yết Anh quốc khi tiến hành IPO hay các hoạt động gây dựng vốn sau đó (với điều kiện công ty không chào bán chứng khoán tự do chuyển nhượng cho công chúng) Điều này giúp tăng tốc độ thực hiện IPO và giảm hẳn chi phí niêm yết Hơn thế nữa, tiêu chuẩn về tình hình – kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, giá trị vốn hóa thị trường hay quy định tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của LSE cũng thấp hơn NYSE và NASDAQ Kết hợp với tính thanh khoản và môi trường kinh doanh hấp dẫn, chặt chẽ trên cơ sở thượng tôn pháp luật (rule of law) của Anh, LSE là lựa chọn hấp dẫn, an toàn trong mắt cộng đồng doanh nghiệp có nhu cầu chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng hay niêm yết/đăng ký giao dịch. iv) Hấp lực bầy đàn

Trong thời đại thông tin mở và toàn cầu hóa hiện nay, việc niêm yết hay không niêm yết trên thị trường có thể đến từ tác động lan tỏa của thông tin: khi lãnh đạo một công ty nhận thấy nhiều công ty khác cũng niêm yết trên một sở GDCK, họ có xu hướng suy luận rằng mình cũng sẽ hưởng lợi nếu bắt chước đối thủ Nếu công ty đã niêm yết cùng thuộc một ngành nghề kinh doanh, hấp lực bầy đàn sẽ càng lớn, với ảnh hưởng từ hiệu quả huy động vốn bên ngoài và danh tiếng của Sở GDCK đó Theo nghiên cứu của Stoughton và cộng sự năm 1999, các công ty không có ý định hay không có khả năng niêm yết trong trường hợp các đối thủ khác đã đăng ký lên sàn GDCK có thể gánh chịu bất lợi trong ngành nghề kinh doanh của mình Họ bị hạn chế về kênh huy động vốn, cũng như thiếu phương tiện quảng bá cho danh tiếng và uy tín của mình Điều này thậm chí còn trầm trọng hơn ở Việt Nam, bởi khảo sát của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy: trong 4 năm liên tiếp từ 2012 đến 2015, vấn đề Tiếp cận nguồn vốn luôn đứng số 1 trong danh sách quan ngại chính của các nhà đầu tư do hệ thống ngân hàng kém minh bạch và nhiều rào cản về lãi suất, thủ tục và chính sách. Chính sách đầu tư (trong đó có chính sách về thị trường vốn) cũng đặc biệt không ổn định, và đứng thứ 2 trong số những vấn đề chính cản trở kinh doanh trong thời kì này.

Dễ hiểu vì sao các doanh nghiệp lại nghiêng về thị trường chứng khoán như một kênh huy động vốn chủ đạo khi nguồn vốn tín dụng vượt tầm với và khó tiếp cận

Với phần cơ sở lý luận đã phân tích ở chương 1, ta nhận thấy các Sở GDCK luôn phải dựa vào 2 nguồn: chất lượng thể chế và nỗ lực tự hoàn thiện bộ máy của mình để tiếp tục cạnh tranh và tăng khả năng thu hút đầu tư Những yếu tố về chất lượng thể chế nằm ngoài khả năng kiểm soát của các Sở giao dịch mặc dù Sở có thể tham vấn và góp ý về những bất cập trong cơ chế điều hành hiện nay từ chính những bất cập của mình Dù vậy Sở hoàn toàn có thể tăng thị phần của mình thông qua việc điều chỉnh lại các quy định niêm yết/đăng ký giao dịch đầu vào và tận dụng các ưu thế về thông tin trong thời đại kết nối cao độ hiện nay nhằm định hướng cho một nhóm công ty, hay một ngành nghề kinh doanh quan tâm và cân nhắc nhiều hơn về khả năng đăng ký niêm yết sau này Từ đó tìm ra các giải pháp thúc đẩy DN tham gia thị trường cổ phiếu.

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT VÀ

Tổng quan thị trường niêm yết, UPCoM tại Sở GDCK Hà Nội

2.1.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến việc tổ chức và quản lý thị trường

- Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH 12 ngày24/11/2010;

- Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

- Căn cứ Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP;

- Quyết định 51/2015/QĐ-TTg về một số nội dung thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán theo đó doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa phải đưa cổ phiếu vào đăng ký giao dịch;

- Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2015 hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK;

- Thông tư số 73/2013/TT-BTC ngày 29/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

- Thông tư 01/2015/TT-BTC ngày 05/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết;

- Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2.1.2 Đối tượng và tiêu chuẩn tham gia thị trường a Thị trường cổ phiếu niêm yết

Sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động từ ngày 8/3/2005 với hoạt động đấu giá, ngày 14/7/2005 TTGDCK Hà Nội khai trương hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết, tổng giá trị niêm yết đạt gần 1.500 tỷ đồng Sau hơn 10 năm, hoạt động niêm yết cổ phiếu trên HNX ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của mình Số lượng doanh nghiệp niêm yết tại HNX tăng dần qua các năm, từ 6 doanh nghiệp vào thời điểm khai trương, đến nay đã đạt gần 400 doanh nghiệp. Định hướng phát triển thị trường cũng từng bước điều chỉnh theo từng giai đoạn, chuyển từ phát triển chiều rộng trong giai đoạn đầu dần sang phát triển chiều sâu Điều này thể hiện qua những thay đổi, điều chỉnh chặt chẽ hơn của điều kiện niêm yết Cụ thể:

- Từ những ngày đầu hoạt động, thời điểm này TTCK chưa có môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia thị trường nên điều kiện niêm yết trên TTGDCK còn đơn giản Theo Quyết định số 244/QĐ-BTC ngày 25/01/2005 của Bộ Tài chính, cổ phiếu niêm yết phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên và có ít nhất 50 cổ đông;

(2) Có tình hình tài chính minh bạch và hoạt động sản xuất kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký kinh doanh phải có lãi.

Bắt đầu từ năm 2006, TTGDCK Hà Nội được trao quyền cấp Quyết định chấp thuận niêm yết thay vì UBCKNN cấp Quyết định chấp thuận như trước đây, tạo thuận lợi cho hoạt động niêm yết tại TTGDCK Hà Nội được chủ động và linh hoạt hơn.

- Nhằm đáp ứng cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của TTCK, yêu cầu cấp thiết là phải hoàn chỉnh thể chế pháp luật về chứng khoán và TTCK, ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khoán, có hiệu lực từ 01/1/2007 Luật chứng khoán ra đời tạo nên bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao tính minh bạch của thị trường, mở ra trang mới cho TTCK Việt Nam Điều kiện niêm yết trên TTCK Việt Nam đã dần được nâng cao, quy định chặt chẽ hơn Theo đó, từ 01/01/2007, khi Luật chứng khoán có hiệu lực, để niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện:

(1) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tối thiểu 10 tỷ đồng;

(2) Cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;

(3) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi.

- Sau một thời gian thực thi Luật Chứng khoán, nhằm khắc phục những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động của TTCK nói chung và LuậtChứng khoán nói riêng, ngày 24/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 Để triển khai và hướng dẫn chi tiết Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung, năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2012/NĐ-CP với những quy định cụ thể về niêm yết, chào bán chứng khoán, giao dịch…Theo đó, tiêu chuẩn niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán

Hà Nội tiếp tục được nâng cao hơn và hiện thị trường niêm yết tại HNX vẫn đang áp dụng các tiêu chuẩn này Cụ thể:

(1) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ

30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

(2) Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;

(3) Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

(4) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và

Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. b Thị trường UPCoM

Với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, có quản lý của Nhà nước, quy tụ cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết về một đầu mối quản lý thống nhất, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn và thuận lợi cho nhà đầu tư, Bộ Tài chính đã chấp thuận cho TTGDCK Hà Nội được tổ chức một thị trường cổ phiếu thứ hai, đó là thị trường UPCoM.

Ngày 24/6/2009, tại sự kiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ Trung tâm GDCK

Hà Nội thành Sở GDCK Hà Nội, thị trường UPCoM đã được chính thức khai trương giao dịch với sứ mệnh phát triển thị trường giao dịch tập trung cổ phiếu của các doanh nghiệp đại chúng Đây là thành quả thể hiện sự quyết tâm của các cơ quan quản lý cùng các thành viên thị trường trong việc phát triển thị trường công khai, minh bạch

Việc vận hành thị trường UPCoM tuân thủ theo Quyết định số 108/2008/QĐ- BTC (Quyết định 108) ngày 20/11/2008 của Bộ Tài chính về Quy chế tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở GDCKHN Theo quy định này, cổ phiếu của công ty đại chúng thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thực trạng doanh nghiệp tham gia thị trường niêm yết, UPCoM tại SGDCK Hà Nội

Có nhiều tiêu chí đánh giá sự phát triển của một thị trường chứng khoán, tuy nhiên tác giả tập trung đánh giá trên 04 tiêu chí chính: Số lượng DNNY và tổng giá trị niêm yết; Giá trị vốn hóa thị trường; Độ sâu của thị trường; Mức độ ổn định của chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường.

2.2.1 Thị trường cổ phiếu niêm yết

Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, vì vậy mọi biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển củaTTCK.

Sơ đồ 2.1: Quy mô công ty niêm yết từ năm 2005-2015 (tính đến 31/10/2015) Đơn vị: 1000 tỷ đồng

Quy mô niêm yết qua các năm

(Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội) a Số lượng DNNY và tổng giá trị niêm yết

Ngày 14/7/2005, thị trường cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với sự tham gia của 06 công ty niêm yết, giá trị niêm yết đạt gần 1.500 tỷ đồng

Sang năm 2006, quy mô niêm yết tại TTGDCK Hà Nội có bước tăng trưởng mạnh mẽ Với 81 công ty được chấp thuận niêm yết trong năm đã nâng tổng số công ty niêm yết tại thời điểm cuối năm 2006 tại TTGDCK Hà Nội lên 87 công ty (tăng 14,5 lần so với thời điểm cuối năm 2005), với giá trị niêm yết tính theo mệnh giá là 11.124 tỷ đồng Các doanh nghiệp tham gia niêm yết trong năm 2006 đến từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh như tài chính ngân hàng, xây dựng, thương mại dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, doanh nghiệp FDI chuyển đổi Trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh trên thị trường như Ngân hàng TMCP Á Châu (là ngân hàng TMCP có quy mô vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam năm 2006), Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo

Minh (doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên niêm yết), CTCP Xi măng Bỉm Sơn, CTCP Xi măng Bút Sơn (DNNN cổ phần hóa) Có thể nói năm 2006 là một năm “bùng nổ” của thị trường chứng khoán Việt Nam Tính đến ngày 31/12/2006, số lượng công ty niêm yết tại hai sàn đạt 193 công ty, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2005

Tiếp đà tăng trưởng của năm 2006, quy mô niêm yết trên hai sàn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007, với 253 doanh nghiệp niêm yết tại thời điểm cuối năm Riêng TTGDCK Hà Nội trong năm 2007 chấp thuận niêm yết mới cho 29 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp niêm yết tại TTGDCK Hà Nội đạt 112 doanh nghiệp, với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá đạt hơn 13.334 tỷ đồng Năm 2007 cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật Chứng khoán, cùng với chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN của Chính phủ đã thu hút nhiều hàng hóa có chất lượng cho thị trường Nhìn chung các công ty niêm yết đều đạt mức lợi nhuận khả quan và có sự tăng trưởng tốt, vượt mức kế hoạch đề ra từ đầu năm Vì vậy, có thể nói đây là một năm thành công của TTCK Việt Nam

Năm 2008, trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và sự biến động tiêu cực của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, quy mô niêm yết tại TTGDCK Hà Nội vẫn có mức tăng trưởng đáng ghi nhận Với 58 cổ phiếu niêm yết mới được chấp thuận, tính đến thời điểm cuối năm 2008, số lượng công ty niêm yết trên TTGDCK Hà Nội là 168 công ty (cao gấp 1,5 lần so với thời điểm cuối năm

2007), với tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá là hơn 23.460 tỷ đồng Kết quả hoạt động kinh doanh của phần lớn các CTNY đều có lãi (157/168 CTNY, chiếm 93% số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh năm 2008 là lãi) Tuy nhiên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, giá nguyên vật liệu cao do lạm phát tăng dẫn tới kết quả kinh doanh âm.

Nhìn chung hoạt động thị trường cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Hà Nội giai đoạn năm 2005 – 2008 có sự tăng trưởng ấn tượng cả về quy mô niêm yết và quy mô giao dịch Qua gần 4 năm đi vào hoạt động với số lượng công ty tham gia niêm yết đạt

168 công ty, góp một lượng hàng hóa không nhỏ, có chất lượng cho thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh đó, bản thân các CTNY thông qua TTCK đã huy động được vốn để phục vụ cho hoạt động của công ty Trong giai đoạn này, với hơn 6.705 tỷ đồng đã được các CTNY huy động qua thị trường chứng khoán.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tác động trầm trọng nhất diễn ra trong quý I/2009 với tốc độ tăng trưởng quý I/2009 chỉ đạt 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, đây là kết quả xấu nhất trong nhiều năm qua Tuy nhiên, từ quý II/2009 những dấu hiệu phục hồi đã bắt đầu xuất hiện Sự phục hồi của kinh tế trong nước trong năm 2009 diễn ra nhanh hơn dự báo Tăng trưởng GDP đạt cao hơn mục tiêu đề ra, lạm phát được kiểm soát ở mức tương đối thấp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn ở mức khá Số lượng công ty mới niêm yết tăng vọt, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn

Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt khi TTGDCK chuyển đổi mô hình hoạt động sang Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Cùng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009, thị trường cổ phiếu niêm yết tại SGDCK Hà Nội đã có sự tăng trưởng mạnh về quy mô và tính thanh khoản Trong năm 2009, Sở GDCK Hà Nội ra Quyết định chấp thuận niêm yết cho 72 cổ phiếu mới, tăng 24% so với năm 2008, với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá đạt trên 12.151 tỷ đồng Tính đến cuối năm

2009, sàn Hà Nội đã có 257 doanh nghiệp niêm yết thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, bắt đầu hình thành từng nhóm cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm như nhóm các cổ phiếu khối Sông Đà, nhóm các cổ phiếu khối Vinaconex với tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá đạt hơn 37.120 tỷ đồng (tăng 71% so với năm 2008). Trong đó, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành tài chính-ngân hàng, công nghiệp chiếm đến gần 70% tổng số doanh nghiệp niêm yết và chiếm gần 80% tổng giá trị niêm yết Hầu hết các công ty niêm yết đều đạt kết quả kinh doanh khả quan, nhiều doanh nghiệp vượt kế hoạch đề ra của năm 2009, góp phần ổn định chất lượng công ty niêm yết, ổn định thị trường chứng khoán.

Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, số lượng công ty niêm yết tăng gấp

10 lần Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng Năm 2010 đạt kỷ lục về số lượng doanh nghiệp lên sàn niêm yết:thêm 81 cổ phiếu niêm yết mới trên HOSE, 113 cổ phiếu niêm yết mới trên HNX.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP THAM GIA THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT VÀ UPCOM TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Định hướng phát triển thị trường

Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế. Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tiếp theo chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm

2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường,các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý.

Trong đó, giai đoạn này tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi , tiến tới sửa đổi Luật Chứng khoán thế với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số

Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.

Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.

Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường

3.2.1 Giải pháp 1 Quy định về đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch

3.2.1.1 Quy định về nghĩa vụ tham gia thị trường

Từ năm 2010 Luật Chứng khoán sửa đổi được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý bắt buộc các công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua (Khoản 7 Điều

1) Tuy nhiên đến năm 2013 chế tài xử phạt các trường hợp không tuân thủ mới được đưa vào quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 của Chính phủ) nên về cơ bản quy định trên chưa được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.

Năm 2014, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 51/2014/QĐ- TTg ngày 15/09/2014 quy định: DNNN cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK, sau khi thực hiện các thủ tục để đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường UPCoM, DNNN cổ phần hóa phải bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục niêm yết tại SGDCK trong thời hạn tối đa 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD Cùng với chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN trong hai năm cuối của Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-

2015, số lượng DNNN sau cổ phần hóa tham gia thị trường tập trung tăng đáng kể từ sau khi Quyết định 51/2014/QĐ-TTg, cụ thể: Từ 15/09/2014 đến 30/10/2015 đã có 62 DNNN cổ phần hóa hoàn thiện hồ sơ và được chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên HNX (trong đó 11 DN niêm yết và 51 DN đăng ký giao dịch trên UPCoM) Như vậy, có thể nói Quyết định 51 đã góp phần không nhỏ trong việc gắn cổ phần hóa DNNN với phát triển thị trường chứng khoán

Năm 2015, tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ- CP, Chính phủ đã luật hóa Quyết định 51 và bổ sung quy định đối với nhóm các DN khác, cụ thể Khoản 17 Điều 1 Nghị định 60 quy định:

Trừ trường hợp cổ phiếu đã niêm yết, đăng ký giao dịch, cổ phiếu đã chào bán ra công chúng phải được đăng ký lưu ký tập trung tại TTLKCKVN và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM, niêm yết trên SGDCK theo nguyên tắc:

Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng để cổ phần hóa DNNN theo quy định pháp luật về cổ phần hóa và trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật về chứng khoán, tổ chức phát hành phải hoàn tất các thủ tục để đăng ký lại doanh nghiệp (nếu có), đăng ký lưu ký cổ phần, cổ phiếu tại TTLKCKVN và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM;

Trường hợp DNNN thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết theo quy định, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ niêm yết ngay sau khi kết thúc đợt chào bán và báo cáo kết quả chào bán cho UBCKNN.

Có thể nói Nghị định 60 ra đời đã thắt chặt hơn thời gian tham gia thị trường của nhóm DN chào bán chứng khoán ra công chúng Tuy nhiên, tổng hợp lại tất cả các quy định trong lĩnh vực chứng khoán hiện tại thì còn một số hạn chế như sau:

(i) Chưa có quy định bắt buộc tất cả các công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Thêm vào đó, Luật Chứng khoán 2006 có quy định chứng khoán của công ty đại chúng phải được đăng ký tập trung tại TTLKCKVN (Điều 52) nhưng chưa có văn bản nào quy định thời gian thực hiện cụ thể dẫn tới đến nay còn hơn 600 DN đã đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN nhưng chưa đăng ký lưu ký cổ phiếu tại TTLKCK.

(ii) Đang có sự không thống nhất về quy định đối với CTĐC tại Luật Chứng khoán và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, cụ thể:

- Luật Chứng khoán (Khoản 1 Điều 25) nêu khái niệm:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây: + Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

+ Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại SGDCK hoặc TTGDCK;

+ Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

- Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định:

Ngày trở thành CTĐC được tính từ ngày hoàn thành việc góp vốn đầy đủ và số cổ đông được ghi nhận trong sổ cổ đông có từ 100 nhà đầu tư trở lên (Khoản 3 Điều 34);

Ngày công ty không đáp ứng điều kiện là CTĐC là ngày mà vốn điều lệ đã góp không đủ 10 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán hoặc có số lượng cổ đông thấp hơn 100 người theo xác nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc sổ cổ đông hoặc cả hai điều kiện trên (Khoản 1 Điều 36).

Trên thực tế, việc đăng ký CTĐC với UBCKNN hiện tại đang được thực hiện theo Nghị định 58, theo đó sẽ có một bộ phận DN đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng số cổ đông của công ty sau khi chào bán ít hơn 100 cổ đông nên theo quy định không phải đăng ký CTĐC với UBCKNN và cũng không phải công bố thông tin theo quy định về công bố thông tin trên TTCK (trước đây là Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012, hiện nay là Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015) Trong khi nếu giá trị phát hành thành công của các DN này lớn thì tầm ảnh hưởng còn lớn hơn những DN có giá trị phát hành nhỏ nhưng số lượng cổ đông lớn.

(iii) Nghị định 60 quy định DNNN thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết theo quy định thì phải nộp hồ sơ niêm yết ngay sau khi kết thúc đợt chào bán nhưng lại không quy định thời gian cụ thể có thể dẫn tới một số trường hợp DN nộp hồ sơ nhưng không khẩn trương, tích cực hoàn thiện hồ sơ nhằm trì hoãn đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường niêm yết;

3.2.1.2 Quy định về điều kiện đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch

Ngày đăng: 14/09/2023, 14:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Sở GDCK Australia, Listing process. Trang web:http://www.asx.com.au/listings/listing-capital-raising/listing-process.htm, truy cập lần cuối ngày: 20/11/2015 Link
2. Gerakos J. et al (2011), Listing Choice and Self-regulation: The Experience of the AIM, Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago & Trường Kinh doanh Kenan-Flagler thuộc Đại học Nam Carolina Khác
3. Liang S. & Chen X. (2012), Motivation and Reasoning behind Chinese enteprises overseas listing, Trường Đại học Duke Khác
4. PricewaterCooperhouse (2012), Considering an IPO? The cost of going and being public may surprise you Khác
5. Morgan Stanley (2008), Competition and Cooperation among Exchanges: Effects on Corporate Cross-listing Decisions and Listing Standards, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp ứng dụng, Số 20, Quyển 3 Khác
6. Subrahmanyam A., Titman S. (1999), The Going-public Decision and the Development of Financial markets, Tạp chí Tài chính, Số 54, Quyển 3, Tr. 1045-1082 7. Chemmanur T.J. & Fulghieri P., A Theory of Going Public Decision Khác
10. Khoa Đổi mới và Kỹ năng Kinh doanh (2013), Investigation into the motivations behind the listing decisions of UK companies, Nghiên cứu BIS số 126 Khác
11. Sở GDCK London (2010), A guide to listing on the London Stock Exchange 12. Sở GDCK London (2014), AIM Rules for Nominated Advisers Khác
13. Morningstar Stock Research, The Perfect Mix of Large-, Mid- and Small-cap stocks Khác
14. John S. L. et al, Share issue Privatizations as financial means to political and financial ends, Tạp chí Kinh tế Tài chính Khác
15. Pagano M. et al (2001), What makes stock exchanges succeed? Evidence from cross-listing decisions, Tạp chí Kinh tế Châu Âu, Tr. 770-782 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng hợp một số tiêu chí phân loại chính - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Bảng 1.1 Tổng hợp một số tiêu chí phân loại chính (Trang 18)
Bảng 1.2: Tiêu chí tại thị trường Nhật - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Bảng 1.2 Tiêu chí tại thị trường Nhật (Trang 19)
Bảng 1.3: Tiêu chí thị trường HongKong - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Bảng 1.3 Tiêu chí thị trường HongKong (Trang 21)
Bảng trong năm đóng thuế giúp nhà đầu tư được hưởng các khoản miễn trừ thuế sau: - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Bảng trong năm đóng thuế giúp nhà đầu tư được hưởng các khoản miễn trừ thuế sau: (Trang 31)
Sơ đồ 2.1: Quy mô công ty niêm yết từ năm 2005-2015 (tính đến 31/10/2015) Đơn vị: 1000 tỷ đồng - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Sơ đồ 2.1 Quy mô công ty niêm yết từ năm 2005-2015 (tính đến 31/10/2015) Đơn vị: 1000 tỷ đồng (Trang 56)
Sơ đồ 2.2: Quy mô về khối lượng và giá trị giao dịch giai đoạn 2005-2015  (tính đến tháng 10/2015) - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Sơ đồ 2.2 Quy mô về khối lượng và giá trị giao dịch giai đoạn 2005-2015 (tính đến tháng 10/2015) (Trang 61)
Sơ đồ 2.3: Biến động chỉ số HNX - Index giai đoạn 2005-2015  (tính đến tháng 10/2015) - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Sơ đồ 2.3 Biến động chỉ số HNX - Index giai đoạn 2005-2015 (tính đến tháng 10/2015) (Trang 62)
Sơ đồ 2.5: Quy mô khối lượng và giá trị giao dịch - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Sơ đồ 2.5 Quy mô khối lượng và giá trị giao dịch (Trang 65)
Sơ đồ 2.6: Biến động chỉ số UPCoM – Index giai đoạn 2009 -2015  (tính đến tháng 10/2015) - Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu niêm yết và upcom tại sở giao dịch chứng khoán hà nội
Sơ đồ 2.6 Biến động chỉ số UPCoM – Index giai đoạn 2009 -2015 (tính đến tháng 10/2015) (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w