MỞ ĐẦUTrong bối cảnh ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống tài chính của một quốc gia, việc quản lý và kiểm soát chi phí là một yếu tố then chốt để đảm bảo hoạt
Khái niệm chi phí
Chi phí của tổ chức tín dụng là số phải chi phát sinh trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ.
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chi phí hoạt động kinh doanh
Chi phí phải trả lãi tiền gửi; chi phí phải trả lãi tiền vay; chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; chi hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng; chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần; chi về chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động kinh doanh khác. Chi trích khấu hao tài sản cố định Mức trích theo quy định chung đối với các doanh nghiệp.
Chi đi thuê và cho thuê tài sản.
Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương theo quy định.
Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Chi dịch vụ mua ngoài: chi thuê sửa chữa tài sản cố định, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền mua bảo hiểm tai nạn con người, chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác và các dịch vụ khác.
Các khoản chi phí khác:
- Chi bảo hộ lao động.
- Chi trang phục giao dịch.
- Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.
- Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ.
- Tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng.
- Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng có tham gia.
- Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại tổ chức tín dụng (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định).
- Chi trích lập các khoản dự phòng và chi tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc chi đóng bảo hiểm tiền gửi.
- Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; chi sáng kiến cải tiến; chi đào tạo lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực quản lý; chi hỗ trợ giáo dục (nếu có); chi y tế cho người lao động của tổ chức tín dụng theo chế độ quy định.
- Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại.
- Chi cho công tác bảo vệ cơ quan.
- Chi cho công tác bảo vệ môi trường.
- Chi lễ tân, khánh tiết, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, giao dịch, đối ngoại, chi phí hội họp.
- Chi nộp thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế nhà đất, các loại thuế, phí và lệ phí khác.
Các chi phí khác của tổ chức tín dụng
Chi nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí nhượng bán, thanh lý).
Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi. Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định.
Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được.Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí và phương pháp hạch toán chi phí của ngân hàng
Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí
Lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được xác định bằng số chênh lệch âm giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng giá trị còn lại của tái sản cố định Số lỗ này được ghi nhận là chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Ghi nhận khoản lỗ từ việc đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính loại trừ các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch nội bộ (chi trả lãi tiền gửi, tiền vay nội bộ).
Những khoản không được hạch toán vào chi phí:
- Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh tổ chức tín dụng như vi phạm: luật giao thông, luật thuế, luật môi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luật khác.
- Các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.
- Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.
- Các khoản chi không hợp lý khác.
Quá trình hạch toán phải đảm bảo phù hợp với quá trình phát sinh chi phí mà ngân hàng bỏ ra để thực hiện nghiệp vụ.
Phương pháp hạch toán chi phí của ngân hàng
Thực chi: ghi nhận chi phí tại thời điểm thực tế chi tiền và phương pháp này chỉ áp dụng đối với các khoản chi liên quan đến một kỳ kế toán
Dự chi: ghi nhận chi phí tại thời điểm phát sinh trong khi thực tế chưa chi tiền (thời điểm phát sinh chi phí xảy ra trước thời điểm thực tế chi tiền) Phương pháp này thường áp dụng trong hạch toán chi phí lãi từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Phân chi phí chờ phân bổ: ghi nhận chi phí tại thời điểm phát sinh trong khi thực tế đã chi tiền (thời điểm thực tế chi tiền xảy ra trước thời điểm phát sinh chi phí) Phương pháp này thường áp dụng trong hạch toán chi phí lãi từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
LIÊN HỆ THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK
Khát quát về ngân hàng Agribank
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Agribank
Tên Giao dịch tiếng Việt Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Tên Giao dịch tiếng Anh Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Mã Swift Code VBAAVNVX Địa chỉ trụ sở chính Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình,
Hà Nội Tổng đài Agribank 1900 5588 18
Email info@agribank.com.vn
Bảng 1: Tóm tắt thông tin về ngân hàng AgriBank
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng thương mại nhà nước chuyên doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt Agribank) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Nhà nước đầu tư 100% vốn thành lập và thuộc sở hữu nhà nước Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về ngân hàng này là Quyết định số 163-CP ngày 16.6.1977 của Hội đồng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó Ngân hàng nông nghiệp được quy định là một trong các ngân hàng chuyên nghiệp trực thuộcNgân hàng nhà nước.
Thực hiện chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 53/HĐBT quy định lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng chuyên nghiệp được đổi thành ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng nông nghiệp Trên cơ sở Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công tí tài chính năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 400-CT ngày 14.11.1990 về việc thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trong đó quy định rõ: Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, có tư cách pháp nhân thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Quyết định số 280/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 15.10.1996 quy định đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Theo quyết định này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo mô hình tổng công tỉ nhà nước, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (viết tắt VBA&RD) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có tư cách pháp nhân, điều lệ tổ chức và hoạt động do Thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn, trụ sở chính đặt tại thành phố
Quy mô của ngân hàng Agribank
Agribank luôn được xem là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Khi xét trên cả tổng tài sản, vốn, hệ thống nhân viên Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là quy mô khách hàng Trải qua 31 năm xây dựng và trưởng thành của mình.
Agribank vẫn luôn giữ vững được vị thế dẫn đầu của mình trong nhiều phương diện Đây là ngân hàng thương mại duy nhất của nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Agribank là một ngân hàng có quy mô lớn khi có khoảng 2300 chi nhánh trải dọc khắp toàn quốc Luôn tự hào khi ngân hàng đã có mặt ở 9 trong tổng số huyện đảo của Việt Nam.
Ngân hàng Agribank đứng đầu về vốn tài sản, đội ngũ cán bộ, nhân viên,mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng so với những ngân hàng khác Quy mô của Agribank bao quát toàn Việt Nam, ước tính hiện có hơn 2.200 chi nhánh Số lượng nhân viên, cán bộ đạt mốc 40.000 người Các máy ATM phân bố rộng rãi khắp nơi trên toàn quốc để người dùng dễ dàng giao dịch.
Tầm nhìn, sứ mệnh và vai trò của ngân hàng nông n ghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng Agribank là một trong những ngân hàng thương mại đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam Đặc biệt là những ảnh hưởng trong đầu tư nông nghiệp, nông thôn và nông dân như lời hứa vì “Tam nông” của mình. Để có được những thành công như hiện tại, ngân hàng Agribank đã xác định cho mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn Mà trước hết có thể nhìn thấy ở tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Tầm nhìn của ngân hàng Agribank
Agribank được phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại với tầm nhìn “tăng trường – an toàn – hiệu quả – hiện đại” Với tầm nhìn này của mình, ngân hàng muốn khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Cũng như có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, cùng với hoạt động hội nhập quốc tế.
Sứ mệnh: “Agribank Mang phồn thịnh đến khách hàng”
Ngân hàng Agribank mong muốn đem lại sự phồn thịnh đến với khách hàng.
Vì vậy, chính bản thân của doanh nghiệp cũng xác định rõ khách hàng chính là trọng tâm, là nền tảng của mọi hoạt động
Agribank thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong việc cân bằng mối quan hệ về lợi ích giữa các bên – khách hàng, doanh nghiệp và cổ đông Ngoài ra, chính ngân hàng cũng đã và đang quan tâm đến những vấn đề xã hội Cố gắng trong việc hỗ trợ an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm của bản thân một doanh nghiệp lớn đối với đất nước.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Agribank
Hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng
(Nguồn: báo cáo thường niên 2022)
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank
2.1.3.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn ĐV
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 16.603 1,06 19.218 1,13 19.191 1,02 2.615 15,75 0,07 -27
140.190 - Tiền, vàng gửi tại các
TCTD khác và cho vay các TCTD khác
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
Cho vay và cho thuê tài 1.189.501 75,85 1.281.865 75,58 1.407.966 75,10 92.364 7,76 -0,27 126.101 chính khách hàng
Góp vốn, đầu tư dài hạn 27 0,00 27 0,00 27 0,00 0 0,00 0,00 0
Bất động sản đầu tư -
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 4.601 0,29 1.417 0,08 5.907 0,32 -3.184 -69,20 -0,21 4.490 3
Tiền gửi và vay các
Tiền gửi của khách hàng
1.404.876 89,59 1.542.504 90,95 1.623.935 86,62 137.628 9,80 1,36 81.431 năng, tiện ích mới như thẻ phi vật lý Jcard, dịch vụ J-Secure mang lại sự tiện lợi, bảo mật cho khách hàng; các dịch vụ kết nối thanh toán thẻ nội địa do Agribank phát hành tại mạng lưới BC Card - Hàn Quốc, kết nối ví điện tử, thanh toán hóa đơn liên ngân hàng phát triển rất nhanh chóng.
Với những bước tiến nhanh và mạnh mẽ trong lĩnh vực thẻ cũng như những lợi ích mang lại cho người sử dụng thẻ, Agribank được vinh danh giải thưởng Sao Khuê đối với hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc lĩnh vực tài chínhngân hàng và Ngân hàng số cho Thẻ Lộc Việt; được NAPAS trao giải Ngân hàng có mạng lưới ATM tốt nhất, dẫn đầu về chuyển đổi thẻ chip nội địa theo chuẩn VCCS; được Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard vinh danh là ngân hàng có tỷ lệ toàn vẹn dữ liệu cao nhất; được cả ba tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là Visa, MasterCard, JCB ghi nhận chất lượng giao dịch và trao giải ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ, tăng trưởng tỷ lệ giao dịch thanh toán chạm, phát triển thẻ ghi nợ và doanh số thanh toán thẻ Dịch vụ liên kết ngân hàng - bảo hiểm đem lại sự an tâm cho cả ngân hàng và khách hàng
Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp, Agribank phối hợp với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - Công ty con của Agribank) triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm đến với người dân, trong đó được người dân đón nhận và hưởng ứng nhiều nhất là sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng Sản phẩm đã được cung cấp cho trên 1,97 triệu khách hàng, chiếm tỷ lệ 65% trên số khách hàng cá nhân vay vốn của Agribank với số tiền vay được bảo hiểm lên tới 191.202 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ Dịch vụ liên kết ngân hàng - bảo hiểm còn đem lại thu nhập cho Agribank khi dịch vụ ủy thác đại lý cũng tăng trưởng mạnh với các nguồn thu từ hoa hồng dịch vụ sản phẩm Bảo an tín dụng, thu hoa hồng đại lý từ hoạt động đại lý bảo hiểm…
ABIC là Công ty con của Agribank, đồng hành cùng Agribank thực hiện sứ mệnh ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới ABIC cung cấp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như:BATD, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm trâu bò, bảo hiểm tàu thuyền,… phục vụ nhu cầu bảo hiểm của bà con nông dân, khu vực nông thôn và nền kinh tế nông nghiệp Việt
Nam ABIC cũng đã cung cấp thành công các sản phẩm bảo hiểm tới hơn 3,3 triệu lượt hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có quan hệ vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng tại hệ thống Agribank Dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ mở rộng đến nhiều doanh nghiệp.
Nội dung kế toán nghiệp vụ chi phí tại ngân hàng Agribank
2.2.1 Nội dung các khoản chi phí của Agribank
Chi cho hoạt động kinh doanh (Tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối…) Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí…
Chi cho tài sản (Khấu hao, thuê, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm TSCĐ…) Chi cho nhân viên (Lương, bảo hiểm, trựo cấp….)
Chi cho hoạt động quản lý, công vụ
Chi dự phòng rủi ro, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi
2.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí tại ngân hàng Agribank
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng của ngân hàng Agribank
Các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ và vàng, kinh doanh các loại chứng khoán, cung cấp các dịch vụ của ngân hàng: Ví dụ như phiếu chi, hóa đơn, bảng lương, bảng phân bổ khấu hao Trình tự luân chuyển một số chứng từ:
(1) Bộ phận liên quan nộp chứng từ cho bộ phận duyệt chi Bộ phận này duyệt chi.
(2) Kế toán tiền mặt căn cứ duyệt chi viết phiếu chi thành 3 liên.
(3) Kế toán trưởng ký phiếu chi (3 liên).
(4) Kế toán tiền mặt nhận lại phiếu chi đã ký và lưu liên 1.
(5) Chuyển phiếu chi (liên 2, liên 3) cho thủ quỹ.
(6) Thủ quỹ xuất quỹ, chi tiền và ký phiếu chi (liên 2, liên 3).
(7) Người nhận tiền ký phiếu chi, giữ lại liên 3 rồi chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ Thủ quỹ ghi sổ quỹ.
(8) Thủ quỹ chuyển liên 2 cho kế toán tiền mặt.
(9) Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt rồi chuyển phiếu chi cho bộ phận liên quan ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt.
(10) Kế toán tiền mặt lưu phiếu chi và kết thúc quy trình.
Các hóa đơn dịch vụ sẽ được nhà cung cấp gửi hóa đơn điện tử đến cho ngân hàng.
Giấy thanh toán tạm ứng
Bước 1: Nhân viên lập giấy Đề nghị tạm ứng
Bước 2: Nhân viên lập Giấy đề nghị tạm ứng trình trưởng phòng duyệt
Sau khi nhân viên lập xong giấy đề nghị tạm ứng thì trình trưởng phòng hoặc cán bộ quản lý của bộ phận duyệt và ký
Bước 3: Trình giám đốc ký duyệt tạm ứng
Khi trưởng phòng duyệt thì nhân viên trình giám đốc xem xét và ký duyệt cho tạm ứng
Bước 4: Chuyển kế toán thanh toán viết phiếu chi
Kế toán thanh toán sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin trên giấy đề nghị tạm ứng để viết phiếu chi tạm ứng và ký tên người lập phiếu
Bước 5: Chuyển kế toán trưởng duyệt chi
Kế toán thanh toán viết phiếu chi và chuyển Kế toán trưởng kiểm tra lại và ký duyệt Chi tạm ứng
Bước 6: Trình Giám đốc duyệt chi
Sau khi kế toán trưởng ký vào phiếu chi, thì kế toán thanh toán chuyển phiếu chi để trình giám đốc ký duyệt
Bước 7: Thủ quỹ chi tiền cho nhân viên
Bước 8: Hạch toán kế toán và lưu trữ chứng từ
+ Kế toán thanh toán hạch toán vào tài khoản kế toán, ghi chép sổ sách theo đúng đối tượng
+ Thủ quỹ lưu đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định bao gồm: Giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi tạm ứng với đầy đủ nội dung và chữ ký của các thành phần tham gia.
Một số chứng từ minh họa chi phí
Hóa đơn GTGT mua thiết bị phòng cháy chữa cháy:
Ký hiệu: DD/23E Số: 0002147 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và An toàn Đông Đô
Mã số thuế: 0102750675 Địa chỉ: Số 7, ngách 43, ngõ 112, phố Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam ĐT: - Fax: – Emal:
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Mã số thuế: 0100686174 Địa chỉ: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Hình thức thanh toán: tiền mặt ** Số tài khoản:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Cộng tiền hàng: 102.600.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 10.260.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 112.860.000
Số tiền viết bằng chữ Một trăm mười hai triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.:
Người mua hàng Người bán hàng
Hóa đơn GTGT dịch vụ bảo dưỡng máy tính:
Ký hiệu: VA/23E Số: 0001449 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Viễn thông Vy Anh
Mã số thuế: 0106133112 Địa chỉ: Số nhà 200, phố Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam ĐT: 02473046668 - Fax: 02473046668 – Emal:
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Mã số thuế: 0100686174 Địa chỉ: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
Hình thức thanh toán: tiền mặt ** Số tài khoản:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Dịch vụ bảo dưỡng máy tính
Cộng tiền hàng: 28.600.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.860.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 31.460.000
Số tiền viết bằng chữ Ba mươi mốt triệu bốn trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.:
Người mua hàng Người bán hàng
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng dùng để hạch toán chi phí của ngân hàng Agribank
80 Chi phí hoạt động tín dụng
803 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá
805 Trả lãi tiền thuê tài chính
81 Chi phí hoạt động dịch vụ
811 Chi về dịch vụ thanh toán
812 Cước phí bưu điện về mạng viễn thông
8131 Vận chuyển, bốc xếp tiền
8132 Kiểm đếm , phân loại và đóng gói tiền
814 Chi về nghiệp vụ uỷ thác và đại lý
815 Chi về dịch vụ tư vấn
816 Chi phí hoa hồng môi giới
82 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
821 Chi về kinh doanh ngoại tệ
822 Chi về kinh doanh vàng
823 Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
83 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
832 Chi nộp các khoản phí , lệ phí
833 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
8331 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
8332 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
84 Chi phí hoạt động kinh doanh khác
841 Chi về kinh doanh chứng khoán
842 Chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính
848 Chi về các công cụ tài chính phái sinh khác
849 Chi về hoạt động kinh doanh khác
85 Chi phí cho nhân viên
8511 Lương và phụ cấp lương
852 Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động
853 Các khoản chi để đóng góp theo lương
8531 Nộp bảo hiểm xã hội
8533 Nộp bảo hiểm lao động
8534 Nộp kinh phí công đoàn
8539 Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ
855 Chi công tác xã hội
856 Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên TCTD
86 Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
861 Chi về vật liệu và giấy tờ in
863 Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
864 Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến
865 Chi bưu phí và điện thoại
866 Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại
867 Chi mua tài liệu, sách báo
868 Chi về các hoạt động đoàn thể của Tổ chức tín dụng
869 Các khoản chi phí quản lý khác
8691 Điện, nước, vệ sinh cơ quan
8695 Chi phí cho việc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hoạt động Tổ chức tín dụng
8696 Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước
8697 Chi phí phòng cháy, chữa cháy
871 Khấu hao cơ bản tài sản cố định
872 Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
874 Mua sắm công cụ lao động
875 Chi bảo hiểm tài sản
88 Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng
8821 Chi dự phòng giảm giá vàng
8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
8823 Chi dự phòng giảm giá chứng khoán
8824 Chi dự phòng cho các dịch vụ thanh toán
8825 Chi dự phòng giảm giá hàng tồn kho
8826 Chi dự phòng giảm giá khoản đầu tư, mua cổ phần
8827 Chi dự phòng đối với các cam kết đưa ra
8829 Chi dự phòng rủi ro khác
883 Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng
2.2.2.3 Vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán chi phí
Một số nghiệp vụ phát sinh tại ngày 5/11/2023 như sau Biết các nhà cung cấp đều có TK tại ngân hàng, dư thu dự chi lãi hàng ngày. ĐVT: VNĐ
NV1: Khách hàng Lan đến gửi tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất
0,8%/tháng, số tiền 80.000.000 Biết ngân hàng dự trả lãi hàng ngày. a) Nợ TK 1011: 80.000.000
Có TK 4232-6 tháng - Lan: 80.000.000 b) Cuối ngày dự chi lãi:
NV2: NH phát hành 10.000 Cds (chứng chỉ tiền gửi) có chiết khấu 0,5%, mệnh giá 10 trđ, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 0,75%/tháng, lãi thanh toán 6 tháng 1 lần a) Nợ TK 1011: 10.000 x 10.000.000 = 100.000.000.000
Có TK 431: 100.000.000.000 b) Cuối ngày dự trả lãi:
NV3: Nhận tiền mặt của khách hàng Bình là 100.000.000 đồng làm số tiết kiệm 2 tháng Lãi suất 0,6%/tháng Biết ngân hàng dự trả lãi hàng ngày a) Nợ TK 1011: 100.000.000
Có TK 4232-2 tháng - Bình: 100.000.000 b) Cuối ngày dự chi lãi
NV4: Phát hành trái phiếu mệnh giá 100 trđ, thu bằng tiền mặt Kỳ hạn trái phiếu là 2 năm, lãi suất 8%/năm, ngân hàng dự trả lãi hàng ngày. a) Nợ TK 1011: 100.000.000
Có TK 431: 100.000.000 b) Cuối ngày dự trả lãi
NV5: NH phát hành một số giấy tờ có giá lãi trả trước kỳ hạn 1 năm, lãi suất
10%/năm, tổng mệnh giá 120.000.000 đồng, đã nhận bằng tiền mặt.
Lãi nhận trước: 120.000.000 x 10% = 12.000.000 a) Nợ TK 1011: 108.000.000
Có TK 431: 120.000.000 b) Cuối ngày phân bổ lãi nhận trước
NV6: Ngân hàng xác định một số khoản lãi đã dự thu nhưng không thu được hạch toán chuyển chi phí khác, số tiền 38.640.000 đồng
NV7: Xác định lỗ kết quả kinh doanh ngoại tệ trong ngày là 59.400.000 đồng
NV8: Khấu hao TSCĐ trong kỳ là 124.674.300 đồng
NV9: Cước dịch vụ viễn thông phát sinh trong kỳ đã trả bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp có TK tại ngân hàng, số tiền 37.517.000, thuế GTGT đầu vào 10%
NV10: Chi phí lương nhân viên trong kỳ là 697.447.600, đã chuyển vào TK của nhân viên
NV11: Chi phí trang phục và đồ dùng thanh toán bằng tiền chuyển khoản cho nhà cung cấp là 35.471.000
NV12: Chi trợ cấp khó khăn cho nhân viên bằng tiền mặt là 45.000.000
NV13: Mua vật liệu văn phòng, trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt số tiền
NV14: Xăng dầu phát sinh thanh toán bằng chuyển khoản số tiền 9.670.000, thuế
NV15: Công tác phí chi cho nhân viên bằng tiền mặt 28.000.000
NV16: Chi phí đào tạo nghiệp vụ nhân viên chi bằng tiền mặt 59.600.000
NV17: Chi mua thiết bị phòng cháy chữa cháy của Công ty TNHH Dịch vụ
Thương mại và An toàn Đông Đô, số tiền 102.600.000, thuế GTGT đầu vào 10%, trả bằng chuyển khoản
NV18: Chi bảo dưỡng hệ thống máy tính tại văn phòng cho Công ty TNHH MTV
Thương mại và Dịch vụ Viễn thông Vy Anh, số tiền 28.600.000, thuế GTGT đầu vào 10%, trả bằng chuyển khoản