1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệptại ngân hàng thương mại cổ phầnquốc tế việt nam (vib) chi nhánhsài gòn

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,42 MB

Cấu trúc

  • I. Tên Đề Tài (9)
  • II. Giới thiệu tổng quát chương trình thực tập (9)
  • III. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • V. Kết cấu của báo cáo thực tập (9)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN (10)
    • 1.1 Quá trình hình thành phát triển VIB - Chi Nhánh Sài Gòn (10)
      • 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ (11)
    • 1.2 Các nghiệm vụ tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn (12)
      • 1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn (12)
      • 1.2.2. Nghiệp vụ cho vay (13)
      • 1.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác (13)
    • 1.3 TÌNH HÌNH HOẠT DỘNG KINH DOANH CỦA VIB - CHI NHÁNH SÀI GÒN TỪ 2018 – 2021 (14)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - CHI NHÁNH SÀI GÒN (18)
    • 2.1. Qui Định Về Cho Vay Tiêu Dùng Tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn (18)
    • 2.2. Giới Thiệu Các Sản Phẩm Cho Vay Tiêu Dùng Tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn (18)
    • 2.3. Các chính sách về lãi suất (19)
    • 2.4 Lãi suất cho vay cầm cố giất tờ có giá, thẻ tiết kiệm có kỳ hạn, thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn (20)
      • 2.4.1. Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá (0)
      • 2.4.2. Đối với giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, thỏa thuận tiền gửi do VIB phát hành bằng ngoại tệ USD, EUR (21)
    • 2.5. Lãi suất cho vay tín dụng chính sách và ưu dãi của VIB (21)
    • 2.6. Cách thức áp dụng lãi suất cho vay (22)
    • 2.7. Qui trình thực hiện nghiệp vụ cho vay (23)
      • 2.7.1. Doanh số cho vay tiêu dùng (26)
    • 2.8. Đánh gíá hoạt động cho vay tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn (29)
      • 2.8.1. Thành tựu đạt được (29)
      • 2.8.3. Những hạn chế và nguyên nhân (0)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠi VIB - CHI NHÁNH SÀI GÒN (31)
    • 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng 23 3.2.1. Nhận xét và bài học kinh nghiệm (31)
      • 3.2.2. Kinh nghiệm về kỹ năng (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong khoa Tài Chính Thương mại đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong bốn năm vừa qua cũng như tạo điều kiện cho em tham gia đợt thực tậ

Tên Đề Tài

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tếViệt Nam (VIB) - Chi Nhánh Sài Gòn Chủ đề: Quy Trình Cho Vay Tiêu Dùng.

Giới thiệu tổng quát chương trình thực tập

• Lý do chọn doanh nghiệp làm nơi thực tập;

• Giới thiệu tổng quát về chương trình thực tập của bản thân tại đơn vị,trong đó, xác định những mục tiêu của chương trình;

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định tính, thống kê

- Thu thập thông tin thứ cấp

Kết cấu của báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) - Chi Nhánh Sài Gòn.

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng.

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN

Quá trình hình thành phát triển VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) - Chi Nhánh Sài Gòn

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: VIB- CN Sài Gòn

Ngân hàng Quốc tế - Vietnam International Bank, tên viết tắt là VIBdưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996.

Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam Trụ sở chính của ngân hàng VIB đặt tại: Tầng 1, 2, Tòa nhà Sailing Tower - 111A Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra VIB có Sở Giao Dịch đặt tại: Tầng 1, 6, 7, tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm,

Hà Nội và Trụ sở riêng biệt về hoạt động quản trị rủi ro tài chính đặt tại: Tầng 2,

3, 4, 6, Tòa nhà PaxSky, 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh.

CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VIB - Chi Nhánh Sài Gòn (Nguồn: VIB Chi Nhánh Sài Gòn)

Trong mô hình tổ chức nói trên, Giám đốc chịu trách nhiệm chung, cao nhất, chỉ đạo mọi hoạt động của đơn vị Dưới Giám đốc có hai phòng chức năng là phòng Kinh doanh và phòng Dịch vụ khách hàng Các phòng kinh doanh này có biên chế gồm Trưởng phòng bên dưới có quản lý khách hàng (RM), hỗ trợ cho

RM gồm có A-RM và SS; riêng phòng Dịch vụ khách hàng được biên chế 1 Kiểm soát viên kiêm phụ trách phòng này.

Ban Giám đốc: Là người điều hành toàn bộ chi nhánh Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và báo cáo thông tin lên hội sở VIB

Phòng kinh doanh: Tổ chức phân tích kinh tế lựa chọn biện pháp tín dụng tối ưu, tìm kiếm, khai thác, tiếp cận để phát triển khách hàng mới, thẩm định và đề xuất cho vay dự án Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, theo dõi, đánh giá và đề xuất phương án khắc phục.

Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các giao dịch hàng ngày như mở tài khoản, chuyển khoản, khóa thẻ, thay mã PIN, gửi tiết kiệm, rút tiền từ tài khoản tiết kiệm, thu chi tiền mặt… Hỗ trợ yêu cầu dịch vụ khách hàng trực tiếp và yêu cầu từ dịch vụ thư hoại Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thống kê theo quy định; xây dựng,quyết toán ế hoạch tài chính của chi nhánh Thực hiện quản lý kho quỹ, cung ứng tiền mặt cho hoạt động của chi nhánh Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu.

Các nghiệm vụ tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

VIB – CN Sài Gòn có các hoạt động kinh doanh chính tương ứng với các sản phẩm như sau:

1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

VIB – CN Sài Gòn thực hiện huy động vốn bao gồm huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức dưới đây:

Tiền gửi thanh toán: Dịch vụ chuyển tiền nhanh, ghi có ngay sau khi thực hiện giao dịch giữa các tài khoản tiền gửi mở tại VIB Giao dịch mọi lúc mọi nơi thông qua dịch vụ VIB online, VIB Smartbanking, … Tiện lợi với việc chuyển lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào tài khoản Hưởng lãi suất không kỳ hạn hấp dẫn.

Tiền gửi có kỳ hạn: chứng chỉ tiền gửi VIB, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi online, tiền gửi tiết kiệm VIB, tiền gửi tích lũy.

Tiền gửi kinh doanh chứng khoán và tiền gửi chuyên dùng: giao dịch nhanh chóng thuận tiện, liên kết trực tuyến các công ty chứng khoán, sử dụng nhiều tiện ích.

Thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

Tương tự như nghiệp vụ huy động vốn, VIB – CN Sài Gòn cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với cả cá nhân và tổ chức với các sản phẩm nổi bật: cho vay nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo, cho vay sản xuất kinh doanh, …

1.2.3 Các hoạt động dịch vụ khác

Ngoài hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay, để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tăng hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh, VIB – CN Sài Gòn có các hoạt động dịch vụ khác như:

Dịch vụ thanh toán: NH cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán cho khách hàng qua hai kênh như sau:

+ Thực hiện trực tiếp ở NH: Tất cả các dịch vụ thanh toán đều được thực hiện khi khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại quầy của ngân hàng như: ủy nhiệm chi, chuyển tiền trong và ngoài nước, gửi tiết kiệm, chuyển tiền sang NH khác, đóng thuế, …

+ Thực hiện thanh toán online: Khách hàng cũng có thể thực hiện giao dịch thanh toán online qua các app của VIB (SmartBanking VIB ) với các dịch vụ như: nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, nước, vé máy bay,vé xem phim, …

Mở tài khoản cá nhân và tổ chức thanh toán

Thu hộ, chi hộ, trả hộ lương, chi trả kiều hối

Dịch vụ ngân hàng điện tử

Chuyển tiền điện tử, dịch vụ ATM…

Có thể thấy, VIB – CN Sài Gòn cung cấp khá đầy đủ các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bên cạnh số lượng sản phẩm đa dạng,

NH cũng luôn chú trọng đến chất lượng từng sản phẩm dịch vụ để ngày càng nâng cao uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng.

TÌNH HÌNH HOẠT DỘNG KINH DOANH CỦA VIB - CHI NHÁNH SÀI GÒN TỪ 2018 – 2021

Bắt đầu năm 2021, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid -19 bùng phát từ cuối tháng 4 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diến biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh Đứng trước những khó khăn đó và thách thức đan xen, được sự quan tâm chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp, điều hành linh hoạt, hiệu quả của ban lãnh đạo VIB - Chi Nhánh Sài Gòn cũng với sự nỗ lực và quyết tâm của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng từ hội sở đến các chi nhánh đã đạt một số kết quả khả quan Chính sách tiền tệ được NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau; điều tiết lượng cung tiền, tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý; chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách giá cả, đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và giá trị đồng tiền.

Năm 2021 cũng là năm VIB tiếp tục bứt phá, hoàn thành xuất sắc, toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Trong đó, VIB Chi Nhánh Sài Gòn đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong lợi nhuận chung của VIB, cho thấy sự phát triển, vươn xa mạnh mẽ của chi nhánh trong quá trình hoạt động Điểm qua tình hình hoạt động của VIB Chi Nhánh Sài Gòn trong giai đoạn từ 2018 – 2021 như sau:

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Chi Nhánh Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2021 Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết VIB Chi Nhánh Sài Gòn năm 2018 – 2021)

Bảng 1.3: So sánh mức tăng/giảm hoạt động kinh doanh qua các năm Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết VIB Chi Nhánh Sài Gòn năm 2018 – 2021) Đứng trước những khó khăn, đặc biệt là trong khoảng thời gian dịch bệnh hoành hành diễn ra Được sự quan tâm chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp, điều hành một cách linh hoạt, hiệu quả của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng từ Hội sở đến các chi nhánh loại II đã được kết quả khả quan như sau:Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy các chỉ số đều tăng trưởng ổn định.

2018; Đến năm 2020, tổng tài sản tăng 1.071.007 tỷ đồng, mức tăng trưởng chỉ tăng 7.28% so với năm 2019 Năm 2021, tổng tài sản tăng 1.904.896 tỷ đồng, tăng trưởng 12,08% so với năm 2020, mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm

2018 do VIB tiếp tục cấu trúc lại toàn diện hoạt động theo hướng bền vững, tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản trị điều hành, tạo tiền đề vững chắc cho việc hoàn thành phương án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2018-2021.

Chỉ tiêu huy động vốn cũng có mức tăng trưởng tương tự từ năm 2018 đến năm 2021 như sau: Năm 2019 tăng 1.093.526 tỷ đồng tương ứng với 8,3% so với năm 2018, năm 2020 tăng 877.808 tỷ đồng tương ứng với 14,9% so với năm

2019 Tuy nhiên, bước sang năm 2021, chỉ tiêu huy động có mức tăng đáng kể 21,39% với tổng số tiền là 1.450.692 tỷ đồng Sự tăng trưởng của chỉ tiêu huy động vốn trong giai đoạn năm 2018 đến 2021 được giải thích bởi trong giai đoạn này, nền kinh tế khá ổn định, bên cạnh đó xu hướng dùng tiền mặt ngày càng giảm và được thay thế bằng việc thanh toán online vừa nhanh, vừa tiện ích và an toàn hơn Tuy nhiên kênh gửi tiền tiết kiệm bị cạnh tranh khá mạnh từ các kênh đầu tư khác, đặc biệt là kênh đầu tư trái phiếu Bên cạnh đó, thị trường bất động sản giai đoạn này khá hấp dẫn nên có thể khách hàng hạn chế gửi tiền để đầu tư vào bất động sản.

Tổng dư nợ năm 2018 đạt 13.179.991 tỷ đồng, năm 2019 đạt 14.273.517 tỷ đồng, tăng 1.093.526 tỷ đồng tương ứng vói 8,3% so với năm 2018 Đến năm

2020, tổng dư nợ tăng 1.198.207 tỷ đồng, tăng trưởng 8,4% so với năm trước. Đặc biệt đến năm 2021, tổng dư nợ có mức tăng đáng kể so với năm 2020, cụ thể năm 2021 tổng dư nợ đạt 17.265.748 tỷ đồng tăng 1.794.024 tỷ đồng so với năm

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế: lợi nhuận tăng đều và ổn định qua các năm.Đặc biệt năm 2021 đây được xem là năm có lợi nhuận vượt trội, cao nhất trong đại, ứng dụng giao dịch công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của đại đa số cá nhân, hộ gia đình Trong giai đoạn hiện nay, VIB Chi Nhánh Sài Gòn tiếp tục xác định nhiệm vụ chính trị hàng đầu là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, do đó chi nhánh đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai tích cực, khẩn trương và có hiệu quả để vốn ngân hàng đến với người nông dân một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sồng của nhân dân.

Khái quát giai đoạn 2018 – 2021, VIB – CN Sài Gòn nhìn chung vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng tương đối ổn định, tận dụng ưu thế và vị thế của mình trong hoạt động chăm sóc khách hàng để tập trung vào hoạt động tín dụng Chi nhánh luôn bám sát chủ trương và định hướng của trụ sở chính về chính sách tín dụng, ngoài ra cũng luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt của mình để đưa ra chiến lược kinh doanh khôn ngoan và hiệu quả nhất.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - CHI NHÁNH SÀI GÒN

Qui Định Về Cho Vay Tiêu Dùng Tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

Để tiến hành một nghiệp vụ tín dụng hoàn chỉnh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất xảy ra, các CBTD cần phải nắm rõ và tuân thủ theo các quy định chung của NHNN đưa ra nói chung và của VIB nói riêng Mục đích NHNN và VIB đưa ra quy định cấp tín dụng để thống nhất cách ứng xử nghiệp vụ, đảm bảo được tính minh bạch và công khai quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và Khách hàng.Hiện nay, quy định chung của NHNN là áp dụng theo chuẩn Basel II, dựa vào đó,từng chi nhánh của từng Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất lên xuống theo cơ chế thị trường phụ thuộc vào quy trình hoạt động phù hợp với chi nhánh đó Cụ thể làVIB nói chung và VIB CN Sài Gòn nói riêng áp dụng Quy định về cho vay tiêu dùng và Quy định về cấp Tín dụng được ban hành trong các công văn và văn bản.

Giới Thiệu Các Sản Phẩm Cho Vay Tiêu Dùng Tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

Cho vay nhu cầu nhà ở là sản phẩm VIB tài trợ vốn để hỗ trợ mua nhà, xây dựng, cải tạo và sửa chữa ngôi nhà của bạn với những ưu đãi hấp dẫn và phương thức cho vay linh hoạt. Đặc tính sản phẩm: Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện Lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc TSĐB khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm

Cho vay sản xuất kinh doanh Đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các mục đích: Đặc tính sản phẩm: Thủ tục vay nhanh chóng, đơn giản Lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần Ưu đãi lãi suất theo từng thời kỳ Đáp ứng, bổ sung nhu cầu vốn kinh doanh.

Cho vay chiết khấu/cầm cố giấy tờ có giá

Chiết khấu/cầm cố giấy tờ có giá là hình thức VIB mua lại hoặc cho khách hàng vay bảo đảm bằng các loại chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm do Chính phủ, VIB và các tổ chức tín dụng khác phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng khi chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán. Đặc tính sản phẩm: Thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng Lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh Mức cho vay tối đa có thể lớn hơn mệnh giá chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm Thời gian cho vay linh hoạt, phương thức cho vay đa dạng. Khách hàng có thể vay vốn tại chi nhánh VIB ngoài địa bàn mình làm việc, sinh sống.

Cho vay tiêu dùng có TSĐB

Sản phẩm tài trợ các mục đích như mua sắm, học tập, du lịch, trang trí nội thất, với các TSĐB thế chấp và giấy tờ đảm bảo về tài sản thế chấp. Đặc tính sản phẩm: Thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng Thời gian xử lý khoản vay nhanh chóng

Cho vay tiêu dùng không TSĐB

Sản phẩm tín dụng không cần TSĐB dành cho các KHCN có thu nhập thường xuyên, ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc tính sản phẩm: Thủ tục vay đơn giản, không cần TSĐB Hạn mức vay cao với số tiền được vay.

Các chính sách về lãi suất

Lãi xuất cho vay trong hạn

Cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên

Các đối tượng ưu tiên phải đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá có tài chính minh bạch, lành mạnh theo quy định tại phụ lục 02/TCMB ban hành theo Quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng Giám đốc và thuộc lĩnh vực sau:

+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn, nông thôn + Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao

- Trường hợp khách hàng không đáp ứng đủ một trong các chỉ tiêu chí đánh giá có tài chính minh bạch, lành mạnh quy định tại Phụ lục 02/TCMB ban hành kèm theo Quyết định 1225/QĐ –NHNo –TD ngày 18/06/2019 của Tổng Giám Đốc: áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận theo quy định tại tiết 1.1.2 và 1.1.3 mục

Lãi xuất cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh:

Ngắn hạn tối đa 10%/năm; trung, dài hạn tối thiểu 8,5%/năm

Lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, nhu cầu khác:

Ngắn hạn tối đa 11%/năm; trung, dài hạn tối thiểu 8,5%/năm.

Lãi suất cho vay cầm cố giất tờ có giá, thẻ tiết kiệm có kỳ hạn, thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn

(*) Lãi suất trái phiếu là lãi suất Tổng giám đốc thông báo áp dụng cho kỳ trả lãi của đợt phát hành trái phiếu tại thời điểm cầm cố.

2.4.2 Đối với giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, thỏa thuận tiền gửi do VIB phát hành bằng ngoại tệ USD, EUR

Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, thỏa thuận tiền gửi có lãi suất huy động bằng 0%/năm: Lãi suất cho vay tối thiểu = ( bằng ) Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam cao nhất ( theo thẩm quyền của giám đốc chi nhánh ) của Giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm, Thanh toán tiền gửi kỳ hạn tương ứng Trưởng hợp chi nhánh không phát hành Giấy tờ có giá , Thẻ tiết kiệm, Thanh toán tiền gửi có kỳ hạn tương ứng thời hạn vay cầm cố, chi nhánh căn cứ mức lãi suất huy động tối đa của kỳ hạn cao hơn liền kề thời hạn vay cầm cố theo quy định hiện hành của Tổng Giám đốc.

Lãi suất cho vay cầm cố Giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm, Thanh toán tiền gửi có lãi suất huy động > 0 % / năm: Lãi suất cho vay tối thiểu bằng mức phí điều hòa vốn hiện hành đối với chi nhánh thừa vốn bằng đồng Việt Nam tương ứng với kỳ hạn cho vay.

2.4.3 Lãi suất cho vay bảo đảm bằng Giấy tờ có giá

Như thẻ tiết kiệm, thanh toán tiền gửi không thuộc quyền sở hữu của khách hàng ( bảo lãnh của bên thứ 3 ) thực hiện theo lãi suất cho vay quy định tại điểm 1.1 và điểm 1.3 mục I văn bản này

2.4.4 Đối với Giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm

Thanh toán tiền gửi bằng đồng Việt Nam , ngoại tệ khác do tổ chức tín dụng khác phát hành: Áp dụng mức lãi suất cho vay thông thường theo quy định tại điểm 1.1 , mục I văn bản này

Lãi suất cho vay tín dụng chính sách và ưu dãi của VIB

Lãi suất cho vay theo các Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủQuyết định 63 / 2010 / QĐ - TT, Quyết định 65 / 2011 / QĐ - TTg, Quyết định số 68 / 2013 / QĐ - TTg, Nghị quyết số 30a / 2008 / NQ - CP: Ngắn hạn: 4,5 % / năm; trung, dài hạn: 7,5 % / năm ( Các chương trình tín dụng chính

Lãi suất cho vay theo các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất của VIB tiếp tục thực hiện theo văn bản hiện hành của Tổng giám đốc

Lãi suất quá hạn đối với nợ gốc: bằng 150 % mức lãi suất cho vay trong hạn

Lãi suất đối với tiền lãi chậm trả: bằng 10 % / năm

Cách thức áp dụng lãi suất cho vay

1 Đối với cho vay ngắn hạn dưới 06 tháng và cho vay ngắn hạn lĩnh vực ưu tiên ( tại tiết 1.1.1 , điểm 1.1 , khoản 1 mục I ) : Áp dụng lãi suất cho vay cố định

2 Đối với cho vay có thời hạn từ 06 tháng trở lên : Áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh định kỳ tối thiểu 03 tháng / lần phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và VIB, được thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, cụ thể :

- Lãi suất cho vay ngắn hạn từ 06 tháng trở lên = ( bằng ) Trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm niêm yết bằng đồng Việt Nam, trả lãi sau kỳ hạn tương ứng theo quy định của Tổng Giám đốc có tính dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán + ( cộng ) tỷ lệ nhất định

- Lãi suất cho vay trung, dài hạn = ( bằng ) Trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm niêm yết bằng đồng Việt Nam, trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng theo quy định của Tổng Giám đốc có tính dự trữ thanh toán, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán + ( cộng ) tỷ lệ nhất định.

- Trong mọi trường hợp, lãi suất cho vay phải tuân thủ mức lãi suất tối đa / tối thiếu quy định tại khoản 1 mục I văn bản này ( hoặc các văn bản thay thế, bổ sung nếu có )

3 Nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng bao gồm mức lãi suất cho

Qui trình thực hiện nghiệp vụ cho vay

Trình tự cho vay tiêu dùng tại VIB – CN Sài Gòn được qui định khá chặt chẽ, đảm bảo an toàn hiệu quả Qui trình áp dụng tại CN có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiệp vụ cho vay

(Nguồn: Phòng KH HSXCN tại VIB – CN Sài Gòn)

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng

CBTD có nhiệm vụ tìm kiếm KH theo nhiều kênh thông tin như trực tiếp,gián tiếp để tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của NH cho khách hàng và tìm hiểu các thông tin liên quan đến lai lịch khách hàng như: tư cách pháp lý, trình độ nghề nghiệp, quan hệ gia đình, nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng( phương án vay, số tiền, thời hạn, lãi suất, TSĐB, …) Thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn, hướng dẫn làm thủ tục, giấy tờ cần thiết (chỉ được hướng dẫn, không được làm thay khách hàng) Tiếp nhận hồ sơ gồm bản sao CMND, hộ khẩu, giấy tự giới thiệu bản thân, phương án sử dụng vốn vay và các giấy tờ khác theo qui định.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

CBTD phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vay vốn, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, để đảm bảo được kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.

Thẩm định tư cách lai lịch khách hàng: Lịch sử xuất thân, nghề nghiệp, sức khỏe, quan hệ gia đình, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và các thông tin cần thiết khác.

Thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay: Mục đích vay tiền phải hợp pháp, phương án sử dụng vốn có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả về mặt đời sống Khách hàng phải trình được các nguồn thu nhập và đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay (cả gốc + lãi).

Thẩm định về tài sản đảm bảo: CBTD trực tiếp định giá về tài sản hình thành từ vốn vay Các trường hợp khác sẽ do phòng quản trị tín dụng và quản lý rủi ro thẩm định.

Thông thường đối với khách hàng cũ thì CBTD hầu như không thực hiện bước tiếp thị sản phẩm, do khách hàng đã biết được các thủ tục kèm theo trong quá trình lập hồ sơ nên bước này CBTD có thể tiến hành nhanh. Đối với khách hàng lần đầu tiên vay vốn thì CBTD thực hiện các bước theo đúng trình tự, kiểm tra hồ sơ kĩ hơn Khách hàng lần đầu đến vay vốn thì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, do đó, CBTD cần có thái độ chuyên nghiệp, tận tình, thân thiện hỗ trợ khách hàng về sản phẩm cũng như việc yêu cầu xuất trình các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ vay vốn cần phải được nói rõ ràng một lần để tránh khiến cho khách hàng cảm thấy hồ sơ lằng nhằng, phức tạp.

Tuy nhiên, dù là khách hàng cũ hay mới thì khách hàng đến vay vốn có thể cung cấp thông tin không chính xác nhằm mục đích làm đẹp hồ sơ của mình để NH cấp tín dụng Vì vậy,CBTD tiếp nhận hồ sơ cần xem xét, phỏng vấn tính xác thực của thông tin, để xử lý kịp thời tránh sai sót. tờ trình thẩm định khách hàng, đánh giá TSĐB, hồ sơ vay do khách hàng cung cấp Đối với các khoản vay có tính phức tạp, độ rủi ro cao thì bắt buộc phải thông qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại trước khi ra quyết định cho vay. Các mức vay, loại hình cụ thể do Giám đốc chi nhánh quyết định trong phạm vi cấp thẩm quyền mà VIB giao cho Những trường hợp này, HĐTD và GĐ chi nhánh là người ra quyết định cho vay. Đối với khoản vay có giá trị nhỏ, độ rủi ro không cao, đơn giản Phó giám đốc là người ra quyết định cho vay. Đối với khoản vay vượt thẩm quyền chi nhánh: Chi nhánh sẽ trình lên hội sở VIB để phê duyệt.

Bước 4: Hoàn thành hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng

CBTD phối hợp cùng phòng quản trị tín dụng và phòng quản lý rủi ro bổ sung các giấy tờ pháp lý: hợp đồng thế chấp, cầm cố; bảo lãnh, đăng kí giao dịch TSĐB với khách hàng Sau khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết, CBTD trình lãnh đạo cấp thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi hoàn tất hồ sơ tín dụng với khách hàng theo các điều kiện cần thiết trong qui định, CBTD gửi một bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân Bộ phận giao dịch căn cứ vào hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, phiếu xuất nhập kho TSĐB và các giấy tờ liên quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu hợp lệ sẽ tiến hành giải ngân.

Bước 6: Giám sát, kiểm tra xử lý nợ vay Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, CBTD có trách nhiệm chủ động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kỳ, tình hình TSĐB, thông báo và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn Nếu khi đến hạn, khách hàng có lý do chính đáng chưa trả được gốc hoặc lãi thì CBTD đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi. thời tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ Khi đã gia hạn cho khách hàng nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, sau khi đã chuyển nợ quá hạn thì tối đa sau

1 tháng sẽ chuyển hồ sơ cho phòng thu hồi nợ.

Trong quá trình kiểm tra giám sát nếu phát hiện ra rủi ro, CBTD phải đề xuất các biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, xử lý kịp thời Định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, thực hiện phân loại nợ theo đúng qui định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của VIB.

Bước 7: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ:

Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan thì tiến hành thanh lý hợp đồng Xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, thông báo giải chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ tín dụng được đóng thành tập riêng để lưu trữ theo qui định.

2.8 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

2.7.1 Doanh số cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi Nhánh Sài Gòn trong 4 năm liên tiếp từ 2018 – 2021 đều tăng, với biến động theo chiều hướng tích cực.

Bảng 2.2: Doanh số CVTD tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn giai đoạn 2018 –

Doanh số cho vay cá nhân 1.545,728 1.756,7 1.928,408 2.308,27

(Nguồn: Phòng HSXCN– CN Sài Gòn )

Dựa theo bảng số liệu ta có thể thấy tình hình biến động của doanh sốCVTD biến động tăng qua các năm Đặc biệt năm 2021, doanh số CVTD đạt619,85 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,85% trên tổng doanh số cho vay cá nhân là động cho vay tiêu dùng Nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số CVTD là vì:

Từ phía ngân hàng: Ngân hàng thu được lợi nhuận cao từ hoạt động CVTD bởi vì lãi suất CVTD cao hơn lãi suất cho vay khác, CVTD thường ở mức giá trị thấp, có tài sản thế chấp cũng như phương án trả nợ rõ ràng, cho nên đây được xem là những khoản vay an toàn và dễ thu hồi nợ.

Đánh gíá hoạt động cho vay tại VIB - Chi Nhánh Sài Gòn

Trong những năm vừa qua, ngân hàng không ngừng nổ lực và hoàn thiện hơn về các sản phẩm dịch vụ cũng như đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để vừa làm hài lòng khách hàng cũ vừa thu hút khách hàng mới Có thể thấy rằng VIB Chi Nhánh Sài Gòn nhìn chung cũng đã được một số thành tựu nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đầu tiên, ta thấy tổng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng đều tăng khá mạnh quá các năm, điều đó chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch và bên cạnh đó uy tín của Chi Nhánh Sài Gòn cũng ngày càng được củng cố Cụ thể như: Năm 2021 đạt dư nợ 612,21 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, hoàn thành 129,46% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2021 là 472,91 tỷ đồng.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi Nhánh Sài Gòn khá năng động, nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn, luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ và giữ thái độ hòa nhã đối với khách hàng, bên cạnh đó luôn luôn đề cao tính kỷ luật Ngoài ra, chi nhánh cũng có cử cán bộ nhân viên đi học, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn để ngày càng phục vụ tốt cho khách hàng đến giao dịch.

2.8.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Hiện nay, thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng vay vốn bị kéo dài, nhất là khi có nhiều khoản vay phải xử lý cùng một lúc Trong các năm gần đây, dư nợ cho vay liên tục tăng và có tiềm năng tăng trong tương lai, nếu không đáp ứng tốc độ xử lý hồ sơ nhanh thì có thể mất khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Khối lượng công việc, hồ sơ nhiều nhưng số lượng nhân viên tại phòng khách hàng cá nhân tương đối ít, trong khi CBTD phải thực hiện nhiều việc như tìm kiếm, gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ,… dẫn đến kết quả công việc chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Các khoản vay có quy mô nhỏ (so với cho vay sản xuất kinh doanh) nhưng lại có số lượng nhiều, mất nhiều thời gian cho việc thẩm định và quản lý. Bên cạnh đó thì việc thẩm định thông tin khách hàng đôi khi gặp nhiều khó khăn vì khách hàng là cá nhân.

Về phía ngân hàng: Biên chế lao động tại chi nhánh còn thiếu, mặc dù công tác quản lý tín dụng của chi nhánh khá tốt nhưng do phải quản lý và theo dõi quá nhiều khoản vay của khách hàng vay, và khối lượng công việc mà họ phải giải quyết là quá nhiều, nên có thể dẫn đến những sai sót không đáng có, đặc biệt là làm chậm thời gian xử lý khoản vay cho khách hàng Hơn nữa, đội ngũ nhân viên phần lớn là còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết xử lý các tình huống một cách thấu đáo nhất

Về phía khách hàng : Đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân, do đó công tác thẩm định khách hàng có phần gặp khó khăn hơn so với khách hàng doanh nghiệp Vì là cá nhân nên thông tin tìm kiếm thêm bên ngoài hầu như rất ít, chỉ có thể lấy thông tin qua phỏng vấn trực tiếp là chủ yếu Ngoài ra, đối với các khoản vay cá nhân thì chất lượng khoản vay thường ít, mà số lượng khoản vay tương đối nhiều, làm cho cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều khoản vay, khối lượng công việc từ đó cũng tăng lên.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng : Nền kinh tế ngày càng phát triển,nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao trong việc sử dụng dịch vụ tài chính thì kéo theo đó là sự cạnh tranh không ngừng giữa các ngân hàng Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về sản phẩm, dịch vụ, lãi suất, các ưu đãi,… cũng ảnh hưởng đến việc quyết định vay của khách hàng Khu vực xung quanh cũng tập trung nhiều chi nhánh ngân hàng khác như: BIDV, Viettinbank, Vietcombank,Techcombank, ACB, Eximbank, HDBank,… điều này làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn kể cả khách hàng mới.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠi VIB - CHI NHÁNH SÀI GÒN

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng 23 3.2.1 Nhận xét và bài học kinh nghiệm

Thứ nhất: Ngân hàng nên đơn giản hóa các bước và rút ngắn thời gian trong quy trình cho vay, nhưng phải đảm bảo được tính hiệu quả, một mặt giúp giảm bớt số lượng công việc cho cán bộ tín dụng, mặt khác giúp đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ vay cho khách hàng Các bước kiểm soát hồ sơ và thẩm định hồ sơ nên thực hiện chung để rút ngắn quy trình nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Thứ hai: Ngân hàng nên tăng thêm CBTD để có thể hoàn thành khối lượng công việc nhiều như hiện nay Đồng thời, để xử lý khối lượng công việc nhiều một cách nhanh chóng, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên và chuyên môn hóa để tránh tình trạng một người phải xử lý quá nhiều công việc, đồng thời để cung ứng dịch vụ nhanh chóng và chính xác cho khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng hơn.

Thứ ba: Để tránh những sai lầm mắc phải khi thẩm định thông tin khách hàng là cá nhân thì CBTD nên thu thập thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng cũng như những người có liên quan đến khách hàng Việc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng sẽ giúp CBTD đánh giá được độ tin cậy của thông tin mà khách hàng cung cấp Bên cạnh có được thông tin rồi thì cần kiểm tra lại độ chính xác, tính cập nhật và mức độ đầy đủ của dữ liệu này CBTD phải thật sự cẩn trọng trước những thông tin mà mình có.

Thứ tư: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định, là yếu tố then chốt để tạo vị thế cạnh tranh giữa các ngân hàng vì các sản phẩm dịch vụ thì có thể dễ sao chép, nên một trong những cách để tạo sự khác biệt đó là nguồn nhân lực Vì vậy, chi nhánh nên chủ động hơn trong việc phát triển đội ngũ nhân sự của mình qua các công tác tổ chức lớp học nâng cao trình độ cho CBTD, định kỳ tổ chức thi nghiệp vụ và có chế độ khen thưởng, phạt hợp lý.

3.2.1 Nhận xét và bài học kinh nghiệm

Nhận xét về công đoạn tham gia trong thời gian thực tập

Khả năng giao tiếp và đàm phán còn yếu Các kỹ năng mềm ( kỹ năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng, khả năng nói trước công chúng…) chưa thật sự nhuần nhuyễn.

Sau thời gian thực tập em tin tưởng rằng, cùng với sự phát triển ngày càng mở rộng và lớn mạnh của ngân hàng, đi đôi với việc đầu tư cơ sở vật chất ngày càng tăng, mọi sự khó khăn sẽ được khắc phục, tính chuyên nghiệp sẽ được nâng cao, đáp ứng được những cơ hội và thách thức.

Có được nền tảng kiến thức cơ bản từ nhà trường Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ ban lãnh đạo,cùng các anh chị phòng ban trong ngân hàng

Khả năng nắm bắt nhanh

Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Kinh nghiệm về cách thực hiện công việc

Thành thạo sử dụng các thiết bị văn phòng, phần mềm kinh doanh Có thêm kinh nghiệm để giải quyết những công việc phát sinh từ thực tế Nắm vững về lý thuyết để đưa ra giải pháp để xử lý tình huống.

Giữ đầu óc linh hoạt, trong cả cách xử lý công việc lẫn xác định định hướng tương lai, từ đó giúp em đưa ra những quyết định phù hợp trong công việc.

Kinh nghiệm trong các khâu nhỏ nhặt như: Soạn thảo văn bản, hợp đồng, đọc văn bản,…

Kinh nghiệm trong việc tiếp nhận, tổng hợp, và xử lý các số liệu về văn bản, hồ sơ,…

3.2.2 Kinh nghiệm về kỹ năng

Kỹ năng quản lý thời gian Để bảo đảm có đủ thời gian cũng như sức khỏe đáp ứng cho công việc thực tập, em đã rèn luyện cho mình kỹ năng quản lý thời gian hợp lý.

Không những thời gian thực tập mà còn bài vở trên giảng đường Để có đủ thời gian sức lực để việc học cũng như việc thực tập được trở nên hiệu quả em đã chăm sóc bản thân, ăn uống, nghỉ nghơi khoa học Tất cả những điều này được sắp xếp hợp lý, phù hợp vì nó là cơ sở để cho kết quả hoàn thành tốt nhất

Kỹ năng làm việc nhóm

Khi đi thực tập thì đây mới là thực sự em được trải nghiệm và kiểm định một cách chính xác nhất kỹ năng làm việc nhóm của mình Bên cạnh đó thì đây cũng là môi trường rèn luyện kỹ năng tốt nhất, thực tế nhất.

Biết lắng nghe, học hỏi và phản hồi

Luôn biết lắng nghe những chia sẻ, góp ý của thầy cô, của ban lãnh đạo, về những thiếu sót mà bản thân em còn mắc phải Từ đó để hoàn thiện bản thân giúp em trở nên hoàn thiện hơn.

Bài học kinh nghiệm về thái độ

Cư xử hòa nhã với các nhân viên, cô/chú/anh/chị đồng nghiệp trong công ty. Đối với khách hàng và đối tác phải ân cần chu đáo, những lúc cần bảo vệ quan điểm khinh doanh của công ty tuyệt đối không được lớn tiếng, thái độ hòa nhã. Đối với cấp trên thì kính trọng không vô lễ, nhưng phải rõ ràng không câu nệ, sợ sệt Thẳng thắn trao đổi như vậy công việc mới hiệu quả

Qua thời gian thực tập tại VIB Chi Nhánh Sài Gòn, em nhận thấy công việc của một nhân viên tín dụng khá thú vị Trong thời gian này, em được ban lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ hướng dẫn Phạm Văn Tý cùng các anh chị phòng ban đã hướng dẫn rất nhiệt tình công việc trong quá trình thực tập, em đã tích cực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao Là một sinh viên thực tập, chưa cọ sát nhiều với thực tế, em đã học được nhiều kinh nghiệm, chủ động trao đổi khi không hiểu về công việc, mạnh dạn trong việc giao tiếp hơn Với vị trí này, năng lực làm việc của bản thân được đánh giá rất chính xác thông qua mức độ hoàn thành công việc và kết quả làm việc mà ban lãnh đạo, cán bộ hướng dẫn nhận xét Em rất vui mừng vì mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong kì thực tập.

Ngày đăng: 10/04/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w