1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận hàng xuất khẩu hàng fcl máy hút bụi của công ty cổ phần tiếp vận thái bình dương

42 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 911,35 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN (9)
    • 1.1. Khái niệm và phân loại giao nhận (9)
    • 1.2. Khái niệm về người giao nhận (9)
    • 1.3. Vai trò dịch vụ giao nhận và người giao nhận trong thực tiễn (9)
      • 1.3.1. Vai trò của dịch vụ giao nhận (9)
      • 1.3.2. Vai trò của người giao nhận (10)
    • 1.4. Sơ lược về vận chuyển container đường biển (10)
    • 1.5. Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá (14)
      • 1.5.1. Hợp đồng ngoại thương (14)
      • 1.5.2. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (15)
      • 1.5.3. Hóa đơn thương mại (15)
      • 1.5.4. Phiếu đóng gói (16)
      • 1.5.5. Giấy chứng nhận chất lượng (17)
      • 1.5.6. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng hàng hóa (17)
      • 1.5.7. Chứng từ bảo hiểm hàng hóa (17)
      • 1.5.8. Một số chứng từ nhập khẩu hàng hóa có liên quan khác (18)
  • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI BÌNH DƯƠNG (18)
    • 2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương (18)
    • 2.2. Ngành nghề kinh doanh (20)
    • 2.3. Các bạn hàng, đối tác (21)
    • 2.4. Cơ cấu nhân sự (22)
      • 2.4.1. Director (Giám đốc) (22)
      • 2.4.2. Back Office Department) Bộ phận quản lí nội bộ (22)
      • 2.4.3. Accounting Department (Bộ phận Kế toán- Kiểm toán) (23)
      • 2.4.4. Commercial Department (Bộ phận kinh doanh) (23)
      • 2.3.5. Operations Department (Bộ phận Nghiệp vụ) (25)
  • CHƯƠNG III: QUY TRÌNH GIAO NHẬN XUẤT KHẨU NGUYÊN (26)
    • 3.1. Giới thiệu về lô hàng và các bên liên quan (26)
    • 3.2. Quy trình giao nhận xuất khẩu nguyên container (FCL) máy hút bụi của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương (26)
      • 3.2.1. Liên hệ với hãng tàu để lấy booking (27)
      • 3.2.2. Đưa booking xuống văn phòng của hãng tàu duyệt lệnh cấp cont rỗng (28)
      • 3.2.3. Cầm booking và lệnh đã duyệt xuống thương vụ cảng hay nơi cấp cont đóng tiền xin lấy cont rỗng về kho đóng hàng (29)
      • 3.2.4. Đưa xe đầu kéo lấy cont và trở về kho đóng hàng (30)
      • 3.2.5. Đóng hàng và kéo ra cảng hạ cont (31)
    • CHƯƠNG 4: CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH, SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH LÀM CHỨNG TỪ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT (33)
      • 4.1. Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung với tờ khai xuất khẩu (33)
      • 4.2. Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử được khai bổ sung (33)
        • 4.2.1. Chỉ tiêu thông tin Tờ khai bổ sung trong thông quan trên Hệ thống (IDE/EDE) (33)
        • 4.2.2. Chỉ tiêu thông tin Tờ khai bổ sung sau thông quan trên Hệ thống (AMA/AMC) (34)
      • 4.3. Các sai sót thường gặp và cách khắc phục (34)
  • PHỤ LỤC (36)

Nội dung

Nội dung bài báo cáo bao gồm :● Chương I: Cơ sở lí luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu ● Chương II: Giới thiệu về Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương ● Chương III: Quy tr

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN

Khái niệm và phân loại giao nhận

Đặc điểm của thương mại quốc tế là người bán người và mua ở các nước,quốc gia khác nhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, để hàng hóa ngoại thương vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu phải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến chuyên chở hàng hóa: đóng gói, xếp dỡ, lưu kho, thủ tục hải quan, Nhưng không phải doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng đủ năng lực và chuyên môn thực hiện tốt các công việc trên Do đó, dẫn đến sự ra đời của dịch vụ giao nhận Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding) là tất cả các dịch vụ nào liên quan đến vận tải như vận chuyển, bốc xếp hàng hóa,sắp xếp lưu kho, đóng gói hàng, phân phối, các vấn đề liên quan về tài chính,làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa Freight Forwarding là tập hợp các công việc gắn liền với quá trình vận tải nhằm thực hiện việc luân chuyển hàng hóa từ người gửi hàng đến người nhận hàng.

Khái niệm về người giao nhận

Theo FIATA, người giao nhận là người có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa được giao theo hợp đồng hoa hồng và hành động vì lợi ích của người giao nhiệm vụ Người giao nhận cũng chịu trách nhiệm quan tâm đến tất cả các hoạt động liên quan đến hợp đồng hoa hồng như lưu kho, kho bãi, làm thủ tục hải quan,kiểm tra hàng hóa,…Người giao nhận có thể là chủ hàng(khi tự mình lo việc giao hàng), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt cho chủ hàng kinh doanh dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hoặc kho hàng, công ty giao nhận chuyên dụng hoặc bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh

Vai trò dịch vụ giao nhận và người giao nhận trong thực tiễn

1.3.1 Vai trò của dịch vụ giao nhận Để thực hiện và hoàn thành tốt hợp đồng không thể không kể đến vai trò nhập khẩu hàng hóa, công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng, số lượng nhân viên logistic ngày nay không ngừng tăng lên giúp cho việc lưu thông hàng hóa trong nước hay quốc tế trở nên dễ dàng hơn.Nhưng tất nhiên, giao nhận là một công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi ngườigiao nhận phải có chuyên môn và sự nhanh nhẹn năng động.Giao nhận thúc đẩy lưu thông hàng hóa nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm,không cần sự tham gia của con người.Giúp người giao phương tiện di chuyển cấp tốc, tận dụng tối đa thời gianvà phương tiện di chuyển cho công việc, cũng như mọi phương tiện hỗ trợ khác.Giúp giảm giá vốn nhập hàng bằng cách giúp các nhà xuất nhập khẩugiảm bớt các khoản chi tiêu như chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân viên, chi phícơ hội,…

1.3.2 Vai trò của người giao nhận.

Giống với giao nhận, người giao nhận cũng đảm nhiệm vai trò hết sức tolớn Cụ thể như trong thương mại, người giao nhận đóng vai trò là một người trung gian có sự kết nối chặt chẽ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu với người chuyên chở cùng các cơ quan hữu quan khác thực hiện công việc đã đượcủy thác nhằm đưa hàng hóa từ nơi xuất đến nơi nhận một cách nhanh chóng,thuận tiện và an toàn nhất.Người giao nhận có vai trò là một người chuyên chở bằng cách anh ta tựvận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải tải của chính mình, phátchứng từ vận tải Với sự tham gia của người giao nhận, các ngành , các lĩnh vực sản xuất đã có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất, giúp cho kinh tế đấtnước ngành càng phát triển, tạo mối quan hệ nhiều hơn với nước ngoài

Sơ lược về vận chuyển container đường biển

Vận chuyển container đường biển là gì?

Vận tải container đường biển là hình thức sử dụng các container chứa hàng hóa bên trong và vận chuyển trong nội địa hoặc quốc tế bằng đường biển.

Vận chuyển container bằng đường biển gắn liền với tàu chợ hay tàu định tuyến hoặc xem vận chuyển hàng hóa quốc tế gắn liền container Đối với container đường biển rất linh hoạt về lượng hàng và chở tất cả mặt hàng có kích thước và trọng lượng khác nhau, đa dạng, phong phú Mỗi khoang của nó chứa một khối lượng hàng khổng lồ.

Vận chuyển container đường biển là gì?

Các tuyến đường vận chuyển container đường biển là tự nhiên, phương tiện đi lại thông thoáng, không bị hạn chế nên độ an toàn cao, cước phí chuyên chở hàng hóa thấp so với các phương tiện vận tải khác.

Năng lực vận chuyển hàng hóa container đường biển lớn

Những tàu hàng có tải trọng lên tới hàng trăm ngàn tấn được đưa vào khai thác, điều đó cho phép công việc vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển có năng lực chuyên chở tuyệt vời Khả năng chuyên chở tốt của đường biển đã giúp hoạt động vận chuyển container giải quyết được rất nhiều khó khăn mà các phương thức khác đang gặp phải Khi đưa một kiện hàng chuyển đi cùng lúc trên một chuyến tàu như vậy, nó vừa tiết kiệm đáng kể về chi phí, giảm thiểu tối đa tình trạng thất lạc hàng hóa, rút ngắn thời gian giao hàng cho các doanh nghiệp.

Quy trình vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển

Thông thường, hoạt động vận chuyển container hàng hóa bằng đường biển sẽ thực hiện theo một quy trình nghiệm ngặt, được công ty vận tải xây dựng và đưa vào áp dụng thường xuyên Củ thể:

● Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và trao đổi thêm thông tin, sau đó ký kết hợp đồng vận chuyện

● Bước 2: Lấy hàng trực tiếp từ kho khách hàng và di chuyển đến bến cảng

● Bước 3: Thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết và sắp các thùng container vừa hàng lên tàu và vận chuyển

● Bước 4: Hàng hóa tới cảng đến, bốc dỡ xuống và di chuyển đến địa chỉ giao hàng. Áp dụng một quy trình vận tải nghiêm ngặt như thế này, đó là điều hết sức cần thiết và đảm bảo mọi khâu trong quá trình vận chuyển container đường biển luôn diễn ra một cách hiệu quả và an toàn, tránh những sự cố rủi ro gây thiệt hại không cần thiết cho chủ hàng.

Loại container thường sử dụng trong vận chuyển đường biển

Tại Việt Nam có 7 loại container trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giúp ích con người về việc đóng gói, bảo quản hàng hóa tối ưu.

● Container bách hóa (container khô) là loại phổ biến nhất hiện nay, thường chở hàng hóa khô.

● Container hàng rời có cách đóng gói hàng hóa khá đặc biệt Hàng sẽ rớt từ trên xuống, thông qua miệng xếp hàng Các mặt hàng như xi măng, ngũ cốc, quặng được lấy ra ngoài bằng cách mở nắp đáy hoặc cửa bên cạnh.Cửa bên, miệng, đáy có thiết kế độc đáo, thuận tiện và linh hoạt trong việc đóng mở, hình dáng trông giống các container bình thường khác.

● Container chuyên dụng thường dùng để chuyên chở hàng hóa đặc thù, bao gồm container chở ô tô và súc vật :

- Container chở ô tô không có vách ngăn hay mái che, bằng dạng khung thép tạo thành giàn, chia 1 hoặc 2 ngăn, tùy vào vật chứa đựng bên trong.

- Container chở súc vật dùng để chở động vật sống nên vách dọc hoặc vách mặt trước là lưới giúp thoát hơi, dưới vách dọc có lỗ thoát để dọn vệ sinh.

● Container bảo ôn chuyên chở hàng cần bảo quản trong nhiệt độ (nóng hoặc lạnh) Vách và mái có lớp cách nhiệt, sàn nhôm, dạng cấu trúc chữ T để không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những nơi không chứa hàng trên sàn Ở Việt Nam chỉ có dạng container nhiệt độ lạnh là chủ yếu.

● Container hở mái không có vách trên, đóng và rút hàng thông qua phần mái và phủ lớp vải dầu lên bên trên khi xếp xong hàng hóa Loại này chở các mặt hàng như máy móc, thiết bị và gỗ thân dài.

● Container mặt bằng không mái và vách ngăn, có mặt phẳng dùng vận chuyển hàng trọng lượng lớn như máy móc, sắt thép Ngoài ra, dạng có vách ngăn tháo dời hoặc gập xuống được nên khá sáng tạo, thuận tiện.

● Container bồn dạng khung, gắn bồn chứa, phần trên mái có miệng bồn đưa hàng hóa là thể lỏng (rượu, hóa chất, thực phẩm) vào trong , thân lắp van xả để hút hay dùng máy bơm hút qua miệng bồn.

Loại hàng có thể vận chuyển đường biển bằng container

Hàng có khối lượng lớn (vài chục tấn) hoặc đối với hàng xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo tiêu, điều, cà phê hay hàng công nghệ cao (đồ điện tử, máy móc, thiết bị).

Sử dụng container để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vô cùng tiện lợi nhưng không phải mặt hàng nào cũng phù hợp như hàng có giá trị (hoa tươi, trang sức) vì cần vận chuyển nhanh nên không thể chọn hình thức này. Ưu điểm vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container

Vận chuyển đường biển bằng container có những ưu điểm vượt bậc, mang lại nhiều lợi ích cho chủ hàng và bên cung cấp dịch vụ.

- Khi vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container linh hoạt về lịch trình vì các cảng lớn trên thế giới đều có nơi neo đậu tàu của Việt Nam hoặc trong nội địa được ưu ái với mức phí rẻ và lịch trình cố định.

- Hàng hóa ít hay nhiều có thể đóng gói trong container theo phương thức hàng lẻ (LCL) hoặc nguyên (FCL) Điều đó giúp hàng hóa được bảo quản an toàn, tránh trộm cắp, hư hỏng hoặc ẩm mốc.

- So với những phương thức vận tải khác, vận chuyển đường biển bằng container có chi phí thấp, giá cước hợp lý.

Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá

Hợp đồng ngoại thương là văn bản mang tính pháp lý, ghi lại toàn bộ các thỏa thuận, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa Đồng thời đây cũng là cơ sở để phục vụ cho công tác khiếu nại, xử lý khiếu nại, xử phạt và bồi thường khi có một bên phá vỡ các thỏa thuận đã đề ra trong hợp đồng.

Sau đây là các nội dung hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cơ bản như:

● Thông tin của các chủ thể mua bán hàng hóa

● Nội dung chi tiết về giao nhận

● Các quy định có liên quan đến quá trình mua bán: quy cách đóng gói, hình thức bảo hành, trường hợp bất khả kháng, khiếu nại, xử lý khiếu nại, trọng tài,…

● Đặc biệt là phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan thì hợp đồng mới được tính là có hiệu lực.

1.5.2 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) được xem là một trong những chứng từ giao nhận hàng hóa quan trọng nhất Nó được dùng để xác định quốc gia sản xuất ra hàng hóa đó Điều nó ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Căn cứ vào nơi sản xuất, nhà nhập khẩu sẽ có những chính sách ưu đãi về thuế cũng như thủ tục thông quan khác nhau. Đặc biệt, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và áp dụng các quy định có liên quan đến chống phá giá, trợ giá, duy trì hệ thống hạn ngạch, thống kê thương mại,…

Hóa đơn thương mại là chứng từ giao nhận hàng hóa đóng vai trò làm cơ sở cho quá trình thanh toán Trên hóa đơn thương mại sẽ có đầy đủ các thông tin về hàng hóa, giá trị hàng hóa, điều kiện, hình thức thanh toán,…

Người mua hàng sẽ dựa trên những yêu cầu mà bên bán đề ra trong hóa đơn thương mại để thanh toán một cách đầy đủ, đúng hạn và đúng hình thức.

Phiếu đóng gói (Packing List) là một bản lược khai toàn bộ thông tin hàng hóa có trong một kiện hàng lớn (container) hoặc thùng hàng lẻ Có thể thấy phiếu đóng gói có vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm đếm hàng hóa. Nếu doanh nghiệp không tạo Packing List, kiện hàng có thể sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình thông quan. Đa số trường hợp không có phiếu khai lược hàng hóa, kiện hàng sẽ được yêu cầu mở ra để kiểm tra toàn bộ Điều này mất rất nhiều thời gian, có thể gây chậm trễ cho quá trình giao nhận hàng Không những thế, công tác kiểm đếm sẽ tiêu tốn một khoản chi phí lớn và người mua hoặc người bán sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc chi trả.

Một phiếu đóng gói thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau:

● Thông tin người mua và người bán

● Thông tin kiện hàng: tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, mô tả hàng hóa,…

● Cảng tàu, tên tàu, hình thức bốc dỡ

1.5.5 Giấy chứng nhận chất lượng

Chứng từ giao nhận hàng hóa quan trọng kế tiếp là giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) Đây là cơ sở để đo lường chất lượng hàng hóa thực giao có đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đã đề ra trong hợp đồng ngoại thương hay không Tùy theo thỏa thuận của các chủ thể mua bán, giấy chứng nhận chất lượng có thể được cấp bởi người bán hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền Đây không chỉ là nghĩa vụ của bên bán đối với bên mua, mà nó còn là cơ sở để củng cố niềm tin của khách hàng vào sản phẩm Tuy nhiên, đây là chứng từ không bắt buộc trong quá trình là thủ tục hải quan.

1.5.6 Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng hàng hóa Đây là chứng từ giao nhận hàng hóa mà người bán cung cấp cho người mua, nhằm giúp đôi bên xác nhận rõ ràng về số lượng và trọng lượng của kiện hàng. Tuy nhiên, giấy chứng nhận số lượng và giấy chứng nhận trọng lượng không nằm trong danh sách bắt buộc Do đó người bán và người mua có thể tự thỏa thuận về vấn đề này.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, thông thường người mua sẽ yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận trọng lượng và số lượng được thiết lập bởi các đơn vị hải quan hoặc công ty giám định.

1.5.7 Chứng từ bảo hiểm hàng hóa

Tùy theo thỏa thuận của các bên, mà người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm cho kiện hàng của mình Đây cũng không phải là một chứng từ bắt buộc phải có Tuy nhiên, hầu hết các cuộc trao đổi hàng hóa quốc tế đều có sự tham gia của bảo hiểm.

Nhờ đó mà trong quá trình vận chuyển, nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra, làm hư hại, thất thoát hàng hóa, các đơn vị bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường và giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về kinh tế.

1.5.8 Một số chứng từ nhập khẩu hàng hóa có liên quan khác

Ngoài ra, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế còn có sự xuất hiện của những chứng từ khác, có thể kể đến như sau:

● Chứng từ vận chuyển, bao gồm: Chỉ thị xếp hàng, biên lai thuyền phó, vận đơn đường biển, biên lai của cảng, phiếu kiểm đếm, giấy gửi hàng đường biển/đường sắt/ đường hàng không, sơ đồ xếp hàng, bốc dỡ hàng hóa, bản kê sự kiện, time – sheet, bản kết toán nhận hàng,…

● Các chứng từ có thể phát sinh trong quá trình giao nhận, bao gồm:

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu, biên bản kê khai hàng thừa thiếu,biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ, thư khiếu nại, thư dự kháng

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI BÌNH DƯƠNG

Giới thiệu về Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương

● Tên quốc tế: PACIFIC LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY

● Tên viết tắt: PACIFIC LOGISTICS JSC

● Địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải

An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

● Người đại diện: CAO MẠNH HÀ Ngoài ra CAO MẠNH HÀ còn đại diện các doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI

BÌNH DƯƠNG – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

● Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Ngô Quyền – Hải An

● Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước

● Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Ngành nghề kinh doanh

- Sửa chữa máy móc, thiết bị

- Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc.

- Đóng tàu và cấu kiện nổi

- Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí

- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) Chi tiết: Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải thủy

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

- Tái chế phế liệu Chi tiết: Phá dỡ tàu cũ

- Xây dựng nhà không để ở

- Xây dựng công trình đường sắt

- Xây dựng công trình đường bộ

- Xây dựng công trình điện

- Xây dựng công trình cấp, thoát nước

- Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

- Xây dựng công trình công ích khác

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị

- Chuẩn bị mặt bằng Chi tiết: San lấp mặt bằng

- Lắp đặt hệ thống điện

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

- Hoàn thiện công trình xây dựng Chi tiết: Trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng

- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

- Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)

- Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác

- Bán mô tô, xe máy

- Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện); Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi); Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy tàu thủy; Bán buôn tàu thủy; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan Chi tiết: Bán buôn than mỏ; Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại Chi tiết: Bán buôn sắt, thép, tôn tấm

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải Chi tiết: Dịch vụ đại lý vận tải đường biển

- Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa, khai báo hải quan, dịch vụ logistics

Các bạn hàng, đối tác

- Công ty có các đối tác như: One Network Express; Evergreen; Maersk Sealand; Namsung Shipping CO.,LTD; Shanghai International Port Group (SIPG); Cosco Shipping, Wan Hai;

- Các bạn hàng chính của công ty bao gồm: NHAT HUY Group, Dinh VuPort, Sumitomo Electric, Gemadept, Haian Group,

Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu khác nhau của khách hàng,chẳng hạn như: vận tải đường bộ và đường biển, thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu , và cả các thủ tục hải quan và kho bãi.

Cơ cấu nhân sự

Giám đốc là người có chức vụ điều hành tối cao nhất của doanh nghiệp, phụ trách việc điều hành tổ chức công việc kinh doanh của công ty, chịu giám sát trước hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị Thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định, thực hiện các nghị định liên quan đến công việc hàng ngày của Công ty

- Quản lý, giám sát, điều hành các công việc kinh doanh và vận tải hàng Ngày

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với nhân viên trong Công ty

- Quyết định hợp đồng kinh doanh

- Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng nguồn lao động

- Quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.

- Định hướng, xây dựng, triển khai ý tưởng phát triển kinh doanh dịch vụ

- Đào tạo, phát triển nhân viên và động viên khuyến khích tinh thần làm việc

2.4.2 Back Office Department) Bộ phận quản lí nội bộ

- Consultant: Tư vấn về các vấn đề liên quan đến tài chính và quy trình làm việc của các phòng ban

- HR (Bộ phận tuyển dụng)

● Lễ tân kiêm hành chính, quản lý tài sản

● Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá KPI

● Phúc lợi, lương thưởng, hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động nội bộ

● Xây dựng cơ cấu và phụ trách pháp lý, các hợp đồng đối tác

- Director’s Assistant (trợ lí giám đốc): Rà soát và báo cáo tình hình hoạt động của trụ sở chính và các chi nhánh cho Giám đốc

- IT (Bộ phận công nghệ thông tin)

● Lập trình và phát triển hệ thống

● Truyền thông các trang mạng xã hội của công ty (Facebook, Google)

● Quản lý các cơ sở dữ liệu và hạ tầng IT của Công ty

2.4.3 Accounting Department (Bộ phận Kế toán- Kiểm toán)

- Đảm bảo những công việc liên quan đến các khoản công nợ phải thu hay phải chi trả khách hàng trong nước

- Đảm bảo những công việc liên quan đến các khoản công nợ phải thu hay phải chi trả khách hàng nước ngoài

- Kiểm soát toàn bộ hoạt động thu - chi phát sinh trong công ty như kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm ứng và lưu trữ, quản lý toàn bộ giấy tờ liên quan đến quá trình này

- Quản lý các khoản thu, Quản lý các khoản chi, Kiểm soát hoạt động của thu ngân, theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt

2.4.4 Commercial Department (Bộ phận kinh doanh)

- Global Networking Team (Mạng lưới toàn cầu): Theo dõi, đánh giá, khai thác và phát triển hàng hoá với các đối tác trong và ngoài các Hiệp hội (networks).

- Sales Free Hands Team: Theo dõi, đánh giá, khai thác và phát triển hàng hoá với các khách hàng trong nước dõi và xử lý đơn hàng chỉ định của công ty với các đại lý nước, khai thác đơn hàng mới dựa trên các đại lý trong Network đã hợp tác

- Sales Indoor Team (Bán hàng nội địa): Theo dõi, khai thác và phát triển hàng hóa với các khách hàng đã và đang làm với công ty, cũng như các khách hàng được đối tác nước ngoài giới thiệu, cũng như các hàng hóa có sẵn của công ty.

● Nhận các đơn hàng từ Anh/Chị/Em trong toàn Công ty để làm giá với các Hãng tàu (FCL), nhà xe, kho bãi để có giá tốt nhất cho Anh/Chị/Em kinh doanh lấy hàng.

● Theo dõi, Đánh giá và đề xuất việc sử dụng các đối tác chiến lược cho công ty.

● Định hướng và khai thác thông tin hàng hoá để tư vấn cho Giám đốc trong việc Kinh doanh và phát triển hàng FCL, Cargo (Airports, Open bookings….)

- Business Innovation Team (Đổi mới kinh doanh):

● Theo dõi và khai thác các tuyến hàng sẵn có của công ty.

● Khai thác các đơn hàng từ hệ thống Data có sẵn của công ty.

● Theo dõi và xử lý các đơn hàng đối với các đơn hàng khai thác từ

- Express Cargo Team (Vận chuyển hàng hóa nhanh):

● Theo dõi, tư vấn, khai thác hàng hóa hàng Chuyển phát nhanh theoFanpages và hệ thống Data qua các kênh Social Online Marketing cũng như các mối quan hệ cá nhân và giới thiệu

● Theo dõi, Đánh giá và đề xuất việc sử dụng các đối tác chiến lược trong lĩnh vực chuyển phát nhanh.

● Định hướng và khai thác thông tin hàng hoá để tư vấn cho Giám đốc trong việc Kinh doanh và phát triển hàng Express Cargo trong toàn công ty.

2.3.5 Operations Department (Bộ phận Nghiệp vụ)

- Customer Service Team (Chăm sóc khách hàng)

● Tiến hành đặt chỗ tại cảng, tại sân bay sau khi bộ phận kinh doanh và bộ phận làm giá xác nhận

● Kiểm tra tình hình hàng hóa trước và sau khi lên tàu

- DOCs Team( Giấy tờ, thủ tục): Kiểm tra và xử lí cá chứng từ hàng xuất khẩu và nhập khẩu

- Customs Clearance Team (Thủ tục hải quan): Kiểm tra và xử lý các giấy tờ liên quan đến thủ tục hải quan, Làm việc với cơ quan Hải quan để xử lý hàng hóa xuất/nhập tại cảng

- Trucks Team (Vận chuyển): Vận chuyển hàng hóa theo lịch trình đã được sắp xếp

QUY TRÌNH GIAO NHẬN XUẤT KHẨU NGUYÊN

Giới thiệu về lô hàng và các bên liên quan

- Đơn vị bán hàng (Seller):

● Tên đơn vị ( Company name): Công ty cổ phần công nghiệp Techcom

● Mã số thuế (Tax code): 0109650292

Lô CN 03, Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện KimBảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam

Quy trình giao nhận xuất khẩu nguyên container (FCL) máy hút bụi của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương

- FCL là tên gọi viết tắt của cụm từ tiếng Anh FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full Container Load” tức hàng vận chuyển nguyên container Thuật ngữ FCL được sử dụng trong ngành giao nhận vận tải biển quốc tế cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

- Thuật ngữ FCL thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương của hàng hoá mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft).

- Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt và/ hoặc đường bộ đến nơi cuối.

3.2.1 Liên hệ với hãng tàu để lấy booking

- Booking là một thủ tục quan trọng trong quy trình vận tải biển đối với hàng xuất khẩu Booking là việc chủ hàng (Công ty cổ phần công nghiệp Techcom) đặt chỗ với hãng tàu vận chuyển quốc tế (SM Line) Khách hàng (Công ty cổ phần công nghiệp Techcom) sẽ lấy booking này từ Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương)

- Sau khi chốt lịch xuất hàng, nhà xuất khẩu gửi yêu cầu lấy booking bao gồm các thông tin của lô hàng như sau:

Cảng đi: Cảng Hải Phòng

Trọng lượng ước tính: 5.000.000 KGS

Ngày dự kiến đi: 06Mar23 Địa điểm cấp cont rỗng: ICD TAN CANG HAI PHONG Địa điểm hạ cont rỗng: VIP GREENPORT

3.2.2 Đưa booking xuống văn phòng của hãng tàu duyệt lệnh cấp cont rỗng

- Sau khi lấy booking, đem booking xuống văn phòng của hãng tàu để lấy lệnh cấp container rỗng.

- Sau khi hãng tàu kiểm tra chỗ và đồng ý cấp booking, họ sẽ gửi booking confirmation và packing list, theo form của hãng.

- Công ty cổ phần công nghiệp Techcom sẽ hoàn thành các thông tin trên Container Packing List (Lược khai hàng hóa) bao gồm:

● Shipper/Character/Nhà xuất khẩu

● Mô tả thông tin hàng hóa.

3.2.3 Cầm booking và lệnh đã duyệt xuống thương vụ cảng hay nơi cấp cont đóng tiền xin lấy cont rỗng về kho đóng hàng

- Vì ở kho của Công ty cổ phần công nghiệp Techcom thường đầy đủ công nhân và trang thiết bị đóng hàng và chuyên nghiệp hơn ở cảng nên công ty phải thực hiện việc chở cont rỗng về kho của mình để đóng hàng và kéo cont hàng trở lại cảng để giao lên tàu.

- Quy trình duyệt lệnh cấp cont rỗng và lấy cont rỗng:

● Người lấy cont rỗng (tức là hãng trucking/tài xế xe đầu kéo) đem Lệnh cấp container rỗng đến Phòng điều độ của hãng tàu để bộ phận này duyệt Lệnh cấp rỗng để lấy container.

● Phòng điều độ sau khi duyệt lệnh sẽ giao cho người lấy rỗng bộ hồ sơ gồm: Packing list của container (danh sách containers), seal của hãng tàu, vị trí (bãi/Depot/ICD) cấp container, Lệnh cấp container rỗng đã ký duyệt của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng.

● Người phụ trách bộ phận duyệt lệnh booking của hãng tàu sẽ tiến hành duyệt lệnh trong hệ thống và chỉ định nơi lấy container rỗng Chủ hàng sẽ nhận được bảng duyệt lệnh theo mẫu chuẩn trực tiếp từ hệ thống CMA trong email phản hồi Khi lấy container rỗng tại depot, chủ hàng hàng cần trình cho depot bản duyệt lệnh để có thể lấy được container Seal sẽ được cung cấp cho chủ hàng tại nơi lấy container rỗng.

● Người lấy cont rỗng sẽ cầm bộ hồ sơ này đế đến bãi được chỉ định trên Lệnh, xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phòng thương vụ tại bãi và lấy container rỗng vận chuyển về kho người xuất khẩu đóng hàng.

3.2.4 Đưa xe đầu kéo lấy cont và trở về kho đóng hàng

- Nhân viên giao nhận sẽ đến nơi cấp container (ICD TAN CANG HAIPHONG) tiến hành làm thủ tục cấp container (Mang theo booking, giấy giới thiệu, ghi tên, số điện thoại lên booking rồi đưa cho nhân viên của bãi container) Sau đó, nhân viên bãi sẽ đưa cho nhân viên hiện trường một danh sách liệt kê vị trí những container mà mình có thể chọn.

- Nhân viên hiện trường sẽ xuống bãi container tìm và chọn container phù hợp với yêu cầu đóng hàng của chủ hàng Ghi lại số container và nói với nhân viên bãi rằng mình chọn container này.

- Thanh toán chi phí liên quan và mua chì hãng tàu Nhân viên bãi sẽ đưa lại phiếu cấp container, nhân viên hiện trường sẽ giữ lại phiếu này và đưa cho bên vận tải để kéo container về kho của Công ty cổ phần công nghiệp Techcom để đóng hàng.

⇨ Những lưu ý khi chọn cont:

● Kiểm tra bên ngoài Container: Khi quan sát phát hiện các dấu vết rách, ỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập … phải tiến hành kiểm tra phần mái, các góc của Container vì đây là yếu tố quan trọng của Container liên quan đến an toàn chuyên chở.

● Kiểm tra bên trong Container: Phải kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt Kiểm tra các đinh tán, ri-vê xem có bị hư hỏng hay nhô lên không Kiểm tra tấm bọc phủ các trang thiết bọ khác như lỗ thông gió ống dẫn hơi lạnh.

● Kiểm tra cửa Container: Kiểm tra tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và then cài bảo đảm cửa đóng mở an toàn Kín không để nước xâm nhập vào container.

● Kiểm tra tình trạng vệ sinh container: Vỏ container phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không bị mùi hôi, dơ bẩn.

3.2.5 Đóng hàng và kéo ra cảng hạ cont

CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH, SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH LÀM CHỨNG TỪ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

TRÌNH LÀM CHỨNG TỪ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Trong quá trình thực tập đã gặp một số sai sót khi khai báo hải quan điện tử

4.1 Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung với tờ khai xuất khẩu

- Mã phân loại hàng hóa

- Mã hiệu phương thức vận chuyển

- Mã đại lý hải quan

● Trong trường hợp có những sai sót thuộc vào các chỉ tiêu khai báo trên, công ty không được khai báo bổ sung Trong tình huống này công ty sẽ làm thủ tục hủy tờ khai và khai lại tờ khai mới.

4.2 Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử được khai bổ sung

4.2.1 Chỉ tiêu thông tin Tờ khai bổ sung trong thông quan trên Hệ thống (IDE/EDE)

- Tờ khai “trong thông quan” là những tờ khai chưa được hải quan cho phép thông quan, doanh nghiệp cần phải hoàn tất các thủ tục liên quan trước khi tờ khai chính thức được cán bộ hải quan cho phép thông quan.

- Các tờ khai ở trạng thái luồng vàng, đỏ cũng có thể hiểu là các tờ khai

- “Trong thông quan” là giai đoạn có sự tham gia của hải quan cũng chính vì vậy sai sót có thể sẽ được chính cán bộ hải quan hoặc nhân viên khai báo hải quan tự phát hiện.

4.2.2 Chỉ tiêu thông tin Tờ khai bổ sung sau thông quan trên Hệ thống (AMA/AMC)

- “Sau thông quan” là tờ khai được thông quan tự động (thường là luồng xanh) hoặc được cán bộ hải quan kiểm duyệt cho thông quan (thường là luồng vàng, đỏ)

- Việc sửa đổi bổ sung tờ khai sau thông quan sẽ phức tạp hơn chẳng hạn như phải phân thành từng trường hợp sai sót, sai sót có ảnh hưởng tới số thuế phải nộp hay không, cách khai báo bổ sung như thế nào…

4.3 Các sai sót thường gặp và cách khắc phục

- Khai sai nhóm và mã loại hình: Do là người bắt đầu khai báo chưa hiểu rõ được mục đích của các nhóm loại hình và mã loại hình tương ứng của nhóm đó là gì.

● Cách khắc phục: Cần tìm hiểu mục đích kinh doanh XK của doanh nghiệp, khi biết được mục đích thì mới chọn đúng được mã loại hình. Khai sai nhóm và mã loại hình là chỉ tiêu không được phép khai bổ sung

- Khai sai mã hiệu phương thức vận chuyển: Do copy từ tờ khai cũ nhưng quên đổi phương thức vận chuyển Khai sai mã hiệu phương thức vận chuyển không được phép khai bổ sung, buộc phải hủy tờ khai

● Cách khắc phục: Các bạn kiểm tra bộ chứng từ xác định rõ phước thức vận chuyển là gì, kiểm tra đối chiếu với thông tin khai báo trước khi truyền chính thức.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hòa cùng xu thế phát triển chung nền kinh tế thế giới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đã được ký kết cùng sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức, hiệp định khác liên quan đến thuận lợi hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu tạo điều kiện không nhỏ cho Việt Nam hòa mình vào dòng chảy phát triển của thế giới Cùng với dòng chảy phát triển ngoại thương ấy, các hoạt động trung gian như giao nhận cũng ngày càng được đẩy mạnh để thúc đẩy tạo điều kiện tốt nhất cho giao thương quốc tế Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ logistics, Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương đã có chỗ đứng vững chắc trong ngành này tại HảiPhòng Sự dẫn dắt đúng hướng của Ban lãnh đạo công ty cũng như sự nhịp nhàng, liên kết của các bộ phận, nhân viên trong công ty chính là chìa khóa then chốt tạo nên thành công của công ty như ngày hôm nay Tổ chức thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa bằng container đường biển của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương nói riêng và của toàn ngành nói chung là một trong những mắc xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi các nghiệp vụ về ngoại thương.Việc thực hiện nghiệp vụ này cần tận dụng tốt được những thuận lợi từ ngay bản thân doanh nghiệp, từ thị trường cũng như từ các chính sách của nhà nước.Bên cạnh đó, công ty cũng cần khắc phục được những khó khăn, hạn chế còn mắc phải để tiếp tục phát triển lớn mạnh hơn nữa Khoảng thời gian thực tập tại công ty đã giúp em kiểm chứng lại những kiến thức đã được học ở trường, liên hệ lý thuyết vào thực tế Tuy gặp phải những khó khăn do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nhưng với sự hướng dẫn nhiệt tình, cởi mở của Giám đốc cũng như nhân viên trong công ty, em đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn, thực tế để bổ sung cho bản thân, hoàn thành bài báo cáo của mình.

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w