1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn thị huyền trang 1324010730 hoàn thiện quy chế lương công ty cổ phần tiếp vận thái bình dương

137 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy chế lương công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 504,21 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tình hình chung của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (7)
    • 1.1.1. Thông tin khái quát (7)
    • 1.1.3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh (7)
      • 1.2.1.1. Vị trí địa lý (9)
      • 1.2.1.2. Về khí hậu (11)
    • 1.2.2. Điều kiện về lao động, dân số (11)
      • 1.2.2.1. Điều kiện về lao động, dân số (11)
      • 1.2.2.2. Điều kiện kinh tế (12)
  • 1.3. Máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (14)
  • 1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa (15)
    • 1.4.1. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (15)
      • 1.4.1.1. Giới thiệu chung về vận tải hàng hóa bằng đường bộ (15)
      • 1.4.1.2. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ (16)
    • 1.4.2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (17)
      • 1.4.2.1. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa (17)
      • 1.4.2.2. Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (17)
  • 1.5. Tình hình tổ chức quản lý và lao động của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (20)
    • 1.5.1. Cơ cấu tổ chức ban quản lý (20)
    • 1.5.2. Tổ chức lao động (22)
    • 1.5.3. Chế độ làm việc của công ty (22)
  • 1.6. Kế hoạch năm 2017 và phương hướng phát triển trong tương lai của Công (23)
    • 1.6.1. Kết quả thực hiện năm 2016 (23)
    • 1.6.2. Kế hoạch năm 2017 (23)
  • 2.2. Phân tích tình hình vận chuyển của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (0)
    • 2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu giá trị (30)
    • 2.2.2. Phân tích tình hình vận chuyển theo thời gian (32)
    • 2.2.3. Phân tích tình hình vận chuyển theo tuyến (33)
    • 2.2.4. Phân tích tình hình vận chuyển theo khách hàng và loại container (35)
  • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (39)
    • 2.3.1. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ (39)
    • 2.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ (41)
    • 2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ (44)
    • 2.3.4. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (47)
  • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương (49)
    • 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động (49)
      • 2.4.1.1. Phân tích số lượng lao động (49)
      • 2.4.1.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động (52)
      • 2.4.1.4. Phân tích năng suất lao động (0)
    • 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương (56)
      • 2.4.2.1. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương (56)
      • 2.4.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương (58)
    • 2.5.1. Phân tích kết cấu chi phí (58)
    • 2.5.2. Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M) (60)
  • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (61)
    • 2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty (61)
      • 2.6.1.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương năm 2016 qua Bảng cân đối kế toán (61)
      • 2.6.1.2. Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm 2016 của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (67)
    • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (71)
      • 2.6.2.1. Phân tích nguồn vốn (71)
      • 2.6.2.2. Các chỉ tiêu phân tích khác (74)
    • 2.6.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty (76)
      • 2.6.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty (76)
      • 2.6.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty (77)
    • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (81)
      • 2.6.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (82)
      • 2.6.4.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động (82)
      • 2.6.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (84)
  • KẾT LUẬN (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (137)

Nội dung

Trường Đại học Mỏ Địa chất MỤC LỤC Trang 1 1 Tình hình chung của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương 5 1 1 1 Thông tin khái quát 5 1 1 3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 5 1 2 1 1 Vị trí địa lý 7[.]

Tình hình chung của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Thông tin khái quát

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương.

Tên tiếng anh: Pacific Logistics JSC.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0201249276.

Vốn điều lệ: 21.000.000.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ đồng)

Địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng, Việt Nam.

Năng lực: Thành viên của phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI

Email: info@pacificlogistics.com.vn

Website: http://pacificlogistics.com.vn

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương khởi nghiệp kinh doanh năm 2012 chỉ với 10 nhân viên cốt cán, thực hiện các dịch vụ vận chuyển đường biển và vận tải nội địa Năm 2014 Pacific logistics mở rộng quy mô hoạt động, và từ đó số lượng nhân viên từ đó cũng được tăng lên nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng trong kinh doanh

- Là công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế, Pacific logistics có đủ các trang thiết bị cần thiết như xe tải, đầu kéo container, xe chuyên dụng cho việc chuyên chở hàng quá khổ, quá tải, thiết bị nâng hạ và đóng gói hàng hóa, bến bãi kho hàng cùng với đội ngũ nhận viên được đào tạo cơ bản, hệ thống máy tính nối mạng với các đại lý nước ngoài.

- Công ty đảm bảo cung cấp cho khách hàng toàn bộ các dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ cước đường biển, đường bộ và đường hàng không cho đến gom hàng lẻ (LCL), khai thuế hải quan, lưu kho bãi, đại lý tàu biển…

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0201249276 ngày 22 tháng 3 năm 2012 do Sở

Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của Công ty là:

- Vận tải: Với đội xe của riêng mình, Công ty vận chuyển hàng hóa của khách hàng tới mọi địa điểm trên đất nước Việt Nam Dịch vụ vận tải, cùng với các dịch vụ giao nhận vận chuyển khác, hoàn thiện chuỗi dây chuyền dịch vụ của Công ty.

+ Chỉ trong vòng một vài năm, Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương đã nhanh chóng phát triển được dịch vụ Đại lý vận tải đường biển và gây dựng tiếng tăm trên thị trường trong nước cũng như tại các quốc gia trên thế giới với sự hỗ trợ đắc lực của mạng lưới đối tác toàn cầu Mỗi năm, công ty vận chuyển khoảng 10,000 teus và 2,200 lô hàng lẻ, xuất và nhập qua cảng Hải Phòng và cảng tại thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn các mặt hàng được vận chuyển sang thị trường chính là Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á.

+ Miền Trung Việt Nam ngày càng trở thành địa điểm trọng yếu khi đóng vai trò là cửa ngõ lưu thông cho không chỉ hàng hóa xuất đi từ các tỉnh miền Trung mà còn cho hàng hóa quá cảnh từ Lào, quốc gia láng giềng của chúng ta Thông qua chi nhánh tại Đà Nẵng, Pacific Logistics thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa thông qua cửa ngõ miền Trung này.

+ Công ty mở rộng đầu tư vào dịch vụ thủ tục hải quan, dịch vụ vận chuyển door- to-door và hỗ trợ công việc kinh doanh thương mại của khách hàng Công ty thực sự mong muốn được hợp tác với khách hàng ngay từ những ngày đầu họ thành lập doanh

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 8 nghiệp Pacific Logistics không chỉ thực hiện thông quan những lô hàng là nguyên phụ liệu sản xuất và hàng công trình (ngành phổ biến ở Việt Nam thời điểm hiện nay) mà còn thực hiện những lô hàng triển lãm

+ Trong thời điểm hiện nay, Pacific Logistics đã bắt nhịp được với sự đầu tư phát triển vào Việt Nam Khách hàng của Công ty là những nhà đầu tư lớn ở Việt Nam như: Công ty máy tính FUJITSU VN, Công ty TNHH YKK Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ MHI, Công ty TNHH Tokin VN, Công ty TNHH Nidec VN, Toyota, Yamaha, Ford, Piaggo, Công ty Hệ thống lắp ráp Sumi-Hanel…

+ Công ty đóng vai trò làm đại lý cho một trong những tập đoàn tàu biển lớn nhất – Tập đoàn tàu biển Trung Hoa COSCO Với vai trò là đại lý chủ tàu, Công ty góp phần hỗ trợ các hãng tàu trong việc tìm hiểu thị trường Việt Nam, phục vụ tàu thuyền và giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh trong thời gian tàu lưu tại Việt Nam.

+ Công ty cũng đóng vai trò là đại lý cho các tàu chở hàng chuyên tuyến và tàu chở hàng nặng Công ty cung cấp tàu với mọi chủng loại và kích cỡ như tàu chở dầu, tàu container, tàu chở hàng rời, tàu chở hàng bách hóa, tàu chở khách …

- Kho bãi: Với các kho hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, Công ty cung cấp chuỗi các dịch vụ tổng hợp như cho thuê kho, phân phối, gom hàng và đóng gói Hệ thống thiết bị hiện đại chuyên nghiệp đảm bảo đem tới khách hàng một dịch vụ kho tàng đáng tin cậy Cùng với trạm đóng ghép hàng lẻ xuất khẩu (CFS) dành cho dịch vụ gom hàng, Công ty cũng cung cấp dịch vụ phân phối và thực hiện giao hàng nội địa tới nhiều điểm.

- Bên cạnh đó, Công ty còn hoạt động ở các lĩnh vực như: vận chuyển đường không, môi giới hàng hải, di chuyển và là trung gian thương mại nhằm đảm bảo chuỗi hoạt động xuất nhập khẩu hoàn thiện và hiệu quả.

1.2.Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

- Công ty có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng, một trung tâm kinh tế tổng hợp, hiện đại.

- Hải Phòng là thành phố Cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội.

- Với lợi thế cảng biển nước sâu, Hải Phòng là đầu mối giao thông lớn nhất phía Bắc; là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm của Vùng kinh tế trọng

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; là nơi có vị trí quan trọng trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.

- Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp (KCN), thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam như KCN Numora, KCN Đình Vũ, KCN Tràng Duệ, Khu Công nghiệp Đình Vũ (DVIZ) do Công ty Liên doanh Phát triển Đình Vũ quản lý và phát triển Công ty liên doanh là sự hợp tác hợp bền vững và kết hợp sức mạnh của các tập đoàn AIG của Mỹ, IPEM của

Bỉ và Thành phố Hải Phòng nhằm phát triển bán đảo Đình Vũ thành trung tâm Công nghiệp tổng hợp hiện đại trên diện tích 945 ha.

Điều kiện về lao động, dân số

1.2.2.1.Điều kiện về lao động, dân số

- Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hải Phòng tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây, năm 2016 dân số thành phố Hải Phòng là 1.992.132 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9% Trong số 5 thành phố trực thuộc Trung Ương, Hải Phòng đứng thứ ba về số dân (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội).

- Quy mô dân số Hải Phòng ở mức tương đối ổn định, năm 2015 là 1.973.176 người và 10 tháng năm 2016 là 1.992.132 người, đạt mục tiêu không quá 2 triệu người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn ổn định ở mức dưới 1% (năm 2014 là 0,98, năm 2015 và

10 tháng năm 2016 là 0,98%); tổng tỷ suất sinh giảm từ 1,95 con năm 2010 xuống còn 1,9 con năm 2014 và 10 tháng năm 2016 duy trì 1,9 con/bình quân 1 phụ nữ từ 15 - 49 tuổi.

- Mật độ dân số hiện nay của thành phố là 1.377 người/km2, tương đối cao so với hai thành phố trực thuộc trung ương loại 1 là Đà Nẵng ( 707 người/km2) và Cần Thơ

- Tính đến năm 2015, số người ở độ tuổi lao động chiếm 65%, lớn hơn 2 lần số người già và trẻ em, đây cũng là giai đoạn thuận lợi nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng, nhưng trình độ của người lao động chưa cao, theo điều tra năm 2015, Hải Phòng có 6,6% dân số có bằng đại học, 10,2% dân số có bằng trung cấp và cao đẳng.

- Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung Theo báo cáo từ Cục Thuế thành phố Hải Phòng năm 2016, thu ngân sách trên địa bàn do ngành Thuế thực hiện là 16.268 tỷ đồng, đạt 127,7% dự toán pháp lệnh, đạt 112,2% chỉ tiêu được giao và tăng 26,3% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2017 trên địa bàn thành phố đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 4.500 tỷ đồng và tăng 26% so với năm 2016

- Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam - PCI là một trong những cuộc điều tra doanh nghiệp lớn nhất được tiến hành thường niên tại Việt Nam - năm 2016, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 21/63 tỉnh thành với 60,1 điểm Đây là lần đầu tiên qua nhiều năm điều tra PCI, thành phố Hải Phòng đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành Tốt.

- Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước. Một trong các mục tiêu phát triển của thành phố là trở thành "thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng văn minh, hiện đại" Thành phố có mạng lưới các khu công nghiệp được bố trí hợp lý với các khu công nghiệp lớn: Nomura - Đình Vũ, Đồ Sơn – Hải Phòng, Vinashin – Shinec, Tân Liên và nhiều cụm công nghiệp nhỏ và vừa: Quán Toan, Đông Hải, Kiến An – An Tràng

- Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của đất nước, với các hiệp định tự do thương mai lịch sử đã được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, thành lập Cộng đồng chung ASEAN là cơ hội phát triển rất lớn cho thành phố Cảng Hải Phòng Hiện nay thành phố Hải Phòng đã và đang là một địa điểm đầu tư hấp dẫn

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 12 của giới đầu tư nước ngoài tại VN, hàng loạt các dự án FDI lớn tập trung vào các ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm như LG Electronics 1,5 tỷ USD; Bridgestone 1,2 tỷ USD, LG Display 1,5 tỷ USD cùng rất nhiều các tên tuổi lớn khác như Regina Miracle, Fuji Xerox, Kyocera, Nipro Pharma,GE cho thấy sức hút lớn của thành phố.

- Bên cạnh đó hiệu ứng từ những dự án phát triển cơ sở hạ tầng kết nối như Cao Tốc Hà Nội - Hải Phòng (rút ngắn thời gian đi Thủ đô Hà Nội xuống 1 tiếng 30 phút), Cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế Lạch Huyện tại Cát Hải, các khu Công nghiệp mới luôn được đầu tư và mở rộng liên tục như VSIP, Tràng Duệ, Deep C II (Đình Vũ), Deep C III (Cát Hải), Nam Đình Vũ Đã góp phần không nhỏ cho quy hoạch phát triển trở thành một "Thành phố Cảng Xanh" của Hải Phòng

- Các tập đoàn lớn như Vingroup, Himlam, Hilton, Nguyễn Kim, Lotte, Tập đoàn Hiệp Phong (Hong Kong), Apage (Singapore) đã mang vào Hải Phòng hàng loạt những dự án lớn trong những năm gần đây, Vingroup với dự án khu du lịch sinh thái 1 tỷ USD tại Đảo Vũ Yên (800ha); dự án Vincom Lê Thánh Tông; Vinhomes Riverside

Xi Măng với tòa tháp 45 tầng; Dự án bệnh viện Vinmec, Dự án nông nghiệp công nghệ cao Vin-Eco; Khu du lịch, công viên 65 trò chơi tại Đảo Dáu của Himlam; Khách sạn 5 sao Hilton Trần Quang Khải, Khu đô thị Ourcity và TTTM Quốc tế của tập đoàn Alibaba, Khu đô thị Water front cùng các dự án khác như Đảo Hoa Phượng, Dragon Hill tại Đồ Sơn cho thấy một dấu hiệu tốt về sự phát triển dịch vụ và du lịch của thành phố.

- Những nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã mang lại kết quả bước đầu rất tích cực Kinh tế - xã hội thành phố phát triển mạnh mẽ, công nghiệp tăng trưởng trên 16%, nông nghiệp được mùa lớn Kim ngạch xuất khẩu tăng 21%, sản lượng hàng hoá qua cảng tăng 13% so với năm 2015.

- Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước.

Nhìn chung, về điều kiện địa lý tự nhiên, công ty có những thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thành phố Hải Phòng có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc, đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và

Máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-Máy móc thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiều chu trình kinh doanh Khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, máy móc thiết bị bị hao mòn dần dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh, hình thái vật chất ban

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 14 đầu được giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng.

-Dưới đây là bảng một số loại máy móc thiết bị của Công ty:

TT Tên thiết bị máy móc Mã hiệu Tổng số Xuất xứ

1 Xe tải Ô tô tải DONGFENG 10 Trung Quốc

2 Xe cont Ôtô đầu kéo FUSO 11 Nhật Bản Ô tô đầu kéo MAXFORE 8 Mỹ

Sơ mi rơ mooc CIMC 7 Trung Quốc

Sơ mi rơ mooc JUPITER 16 Trung Quốc

3 Xe bán tải NISSAN 5 Thái Lan

II Máy móc thiết bị

1 Máy vi tính ASUS 15 Trung Quốc

2 Máy scan HP 6 Trung Quốc

4 Máy photo CANON 1 Trung Quốc

Máy phát điện 300KVA: công suất định mức : 300 KVA/240

8 Máy in SHARP 9 Thái Lan

Quy trình giao nhận hàng hóa

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

1.4.1.1 Giới thiệu chung về vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Loại hình vận tải này có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa Tuy nhiên hình thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hóa lớn như

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 vận tải bằng đường thủy, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hóa có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ.

- Mặc dù có cước phí cao nhất nhưng vận tải đường bộ lại được đánh giá là hình thức chuyển hàng linh động vì có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường.

1.4.1.2 Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Sơ đồ 1-1: quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Bước 1: Nhận thông tin yêu cầu vận chuyển

-Công ty cử nhân viên tới tận nơi kiểm tra hàng hóa.

-Kiểm tra cách đóng gói và tư vấn đóng gói sản phẩm.

-Xác định trọng lượng, kích thước, địa chỉ giao nhận hàng, thời gian yêu cầu vận chuyển.

-Dựa vào trọng lượng/kiện.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 16

Báo giá Điều xe để lấy hàng

Giao hàng tận nơi Đem về biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ kí của người nhậnNhận thông tin yêu cầu vận chuyển

-Tổng số kiện đã thực tế kiểm tra.

-Lên hợp đồng vận chuyển để cam kết ngày nhận hàng và giao hàng.

Bước 3: Điều xe để lấy hàng

-Sắp xếp xe tải lấy hàng tận nơi để tránh cho hàng hóa bị trầy xước.

-Cho xe cẩu hàng lên xe tải lớn tại địa điểm lấy hàng.

-Ký biên bản giao nhận hàng hóa tại nơi nhận.

Bước 4: Giao hàng tận nơi

-Cho xe cẩu hàng từ xe tải lớn đưa hàng xuống.

-Ký biên bản giao nhận hàng hóa.

Bước 5: Đem về biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ kí của người nhận

-Kết thúc hợp đồng theo lô và thanh toán tiền cước phí vận tải đường bộ của hàng hóa đó

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1.4.2.1.Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa

- Những ưu điểm mà vận tải bằng đường thủy mang lại, như:

+ Không phân biệt hàng hóa cồng kềnh số lượng nhiều hay ít.

+ Các tuyến đường biển hầu như là những tuyến đường tự nhiên vì vậy không mất nhiều thời gian cho việc kiểm soát, hàng hóa lưu thông nhanh.

+ Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định, ít gặp sự cố.

+ Ưu điểm lớn nhất của vận tải đường thủy nội địa đó là chi phí thấp Vì vậy, khách hàng có thể gửi với số lượng nhiều mà không lo lắng tới việc về chi phí dịch vụ. + Vận chuyển ở các khu vực khác nhau.

- Bên cạnh đó, vận tải đường thủy còn có nhiều nhược điểm như phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chuyển hàng chậm, dễ gặp rủi ro trong quá trình chuyên chở…

1.4.2.2.Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển có 2 trường hợp, đó là nhận hàng nguyên container và hàng lẻ như sau:

Trường hợp nhận hàng lẻ:

- Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu công ty giao nhận tiếp vận thay mặt mình nhận hàng thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ đến kho hàng lẻ (CFS) để nhận hàng và giao lại cho khách hàng.

- Khi khách hàng không yêu cầu hay không ủy thác cho công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty giao nhận tiếp vận chỉ giao lệnh cho khách hàng khi họ xuất trình BH/L để tự ra kho hàng lẻ nhận hàng.

- Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O) Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.

- Nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận làm phiếu xuất hàng, tại đây người giao nhận cũng phải lưu lại một bản D/O nữa và nơi đây làm “giấy xuất kho” cho người giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận (hai bản).

- Tiếp theo, người giao nhận đem hai phiếu xuất kho này đến kho chưa hàng làm thủ tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ Hải Quan kiểm hóa, khi Hải Quan ký xác nhận và kiểm hóa xong thì coi như hàng đã được thông quan.

Trường hợp nhận hàng nguyên container:

- Nếu như khách hàng là tự nhận hàng tại container thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ phát lệnh giao hàng cho khách hàng.

- Nếu khách hàng nhờ công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty sẽ thay mặt khách hàng nhận hàng.

- Công ty giao nhận tiếp vận sẽ liên hệ với hãng tàu để nắm lại lịch trình tàu cho chính xác Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of arival), với vai trò là người nhận hàng công ty sẽ cử nhân viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O.

- Sau đó đem D/O đến hải quan cảng đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và nhận chứng từ.

- Người giao nhận đem chứng từ và D/O xuống cảng nhận hàng.

- Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ làm thủ tục hải quan.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 18

Sơ đồ 1-2: quy trình vận tải hàng hóa bằng đường biển

Giao các chứng từ về hàng hóa cho người gửi hàng

Giao hàng cho người nhận

Làm thủ tục Hải Quan tại cảng nhập khẩu Đến hãng tàu lấy D/O Làm thủ tục Hải Quan Đóng hàng vào conntainer, xin giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận xuất xứ Đóng gói hàng hóa và kẻ ký mã hiệu

Mời Hải Quan, giám định viên kiểm tra và kiểm hóa hàng hóa tại kho của công ty bên xuất khẩu

Chuẩn bị chứng từ và hàng xuất khẩu

Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗHỏi giá chào giá cho khách hàngNhận yêu cầu từ khách hàng

Tình hình tổ chức quản lý và lao động của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Cơ cấu tổ chức ban quản lý

Bởi đặc thù của doanh nghiệp là kinh doanh dịch vụ vận tải nên công ty đã tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu kinh doanh phù hợp với điều kiện và ngành nghề kinh doanh nhằm phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên để tạo ra kết quả kinh doanh cao nhất.

Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:

Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

- Hội đồng quản trị: Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, là người chỉ đạo dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty HĐQT có trách nhiệm

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 20

Phòng tài chính - kế toán

Phòng vận tải – thiết bị

Phòng kinh doanh và chăm sóc kháchhàng

GIÁM ĐỐC giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và các quy chế nội bộ của Công ty quy định.

- Giám đốc: Là người trực tiếp chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của công ty và cũng là người điều hành việc kinh doanh của công ty Giám đốc điều hành Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc điều hành Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Giám đốc trực tiếp phụ trách:

Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ.

Công tác ký kết hợp đồng kinh tế sau khi thông qua Hội đồng quản trị.

Công tác tài chính – kế toán và tài vụ của đơn vị.

Công tác có liên quan đến hợp tác đầu tư với đối tác trong nước và nước ngoài.

Công tác thanh tra, kiểm tra, công tác đối ngoại của Công ty.

Công tác phối hợp giữa Chính quyển và các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong cơ quan.

- Phó giám đốc: Được giám đốc phân công quyết định những công việc của công ty, thay mặt Giám đốc điều hành kinh doanh khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách các mảng công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.

- Các trưởng phòng: có trách nhiệm báo cáo, đề xuất, tham gia ý kiến trong quá trình quản lý kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ của công ty.

 Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

- Phòng tài chính kế toán: Cung cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động kế toán của công ty và các phòng ban nhằm giúp cho giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kế toán tài chính đạt hiệu quả cao Cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Tính toán và trích lập kịp thời các khoản nộp ngân sách.

- Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của công ty Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng lao động, công tác khen thưởng cho CBNV, đón tiếp khách giao dịch của công ty.

- Phòng thủ tục: Thực hiện nhiệm vụ làm thủ tục nhập xuất vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

- Phòng vận tải – thiết bị: Lập kế hoạch vận chuyển, báo cáo chi phí vận chuyển, kiểm tra và sửa chữa phương tiện vận tải và toàn bộ tài sản của công ty.

- Phòng kinh doanh - chăm sóc khách hàng: Là bộ phận tiếp cận trực tiếp với khách hàng Nhận các đơn đặt hàng, tiếp nhận chứng từ giao cho phòng thủ tục làm thủ tục, báo kế hoạch để phòng vận tải lập kế hoạch bố trí xe.

Tổ chức lao động

Bảng tính hình lao động của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương năm 2016

Phòng ban Tổng số lao động (người)

Trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ

Trên đại học Đại học-Cao đẳng Trung cấp Công nhân người Số người/tổng Số số LĐ (%) ngườ Số i người/tổng Số số LĐ (%) người Số người/tổng Số số LĐ (%) người Số người/tổnSố g số LĐ (%) a Lao động gián tiếp 24 3 12,5 15 63 4 16,67 2 8,33

- Nhân viên phục vụ 3 1 33,33 2 66,67 b Lao động trực tiếp 56 5 8,93 51 91,07

Qua bảng trên nhận thấy, năm 2016 công ty có tổng số lao động là 80 người Với mức lao động trực tiếp là 56 người (tương đương 70%) có trình độ phổ thông, khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh cao Bên cạnh đấy số lao động quản lý là 21 người, chiếm một tỷ lệ vừa phải là 26,25% Không những vậy hầu hết các cán bộ quản lý đều có trình độ chuyên môn cao Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và quy mô của công ty.

Chế độ làm việc của công ty

Công ty tổ chức làm việc 8 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, nghỉ trưa 01 giờ Khi có yêu cầu về tiến độ hợp đồng thì cán bộ công nhân viên của Công ty có trách nhiệm và tự nguyện làm thêm giờ Công ty có chính sách phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước với mức đãi ngộ thoả đáng.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 22

Nhân viên được nghỉ lễ và Tết theo quy định của Bộ Luật Lao động, những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty chưa đủ 12 tháng thì số ngày được nghỉ phép trong năm được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc tại Công ty nhân viên sẽ được cộng thêm 01 ngày phép Công ty thanh toán chế độ lương, ốm, thai sản theo quy định, đây là phần BHXH trả thay lương Thời gian nghỉ thai sản người lao động được nghỉ 06 tháng đúng theo quy định về chế độ bảo hiểm đối với người lao động Ngoài chế độ nghỉ thai sản, lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ 1 giờ mỗi ngày, trên 12 tháng dưới 36 tháng được nghỉ 0.5 giờ mỗi ngày.

Nhân viên được làm việc trong điều kiện văn minh, văn phòng, thoáng mát, sạch sẽ có đầy đủ các điều kiện về ánh sáng, điều hòa được trang bị những phương tiện làm việc hiện đại 100% nhân viên văn phòng làm việc bằng máy tính có kết nối mạng LAN, Internet Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu công việc Công ty cũng áp dụng chế độ khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên mỗi năm 1 lần.

Kế hoạch năm 2017 và phương hướng phát triển trong tương lai của Công

Kết quả thực hiện năm 2016

- Trong năm 2016, tổng khối lượng vận chuyển Công ty đạt được lả 13.023 TEU với tổng doanh thu là 53.195.871.651 đồng, có bước tăng đáng kể so với năm 2015. Tổng số lao động trên toàn Công ty là 80 người, cơ bản đảm bảo việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân toàn Công ty đạt 9,335 triệu đồng/người/tháng.

- Năm 2016, Công ty vừa phải thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa đảm bảo an toàn trong công tác vận tải.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty theo mô hình tổ chức mới cơ bản ổn định, đời sống người lao động được đảm bảo Khai thác tốt kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải, đảm bảo hoạt động vận tải vận hành phù hợp với cơ chế thị trường.

- Ban hành và sửa đổi các quy chế quản lý nội bộ để phù hợp với mô hình sản xuất mới như Quy chế quản lý kế hoạch của Công ty, Quy chế tiền lương; Quy chế quản lý tài chính.

Kế hoạch năm 2017

- Năm 2017 mở ra với nhiều tiềm năng phát triển, đòi hỏi Công ty không ngừng chuyển mình để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước nâng thị phần của Công ty lên xứng tầm với tiềm năng và nhu cầu xã hội.

- Để hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra, Công ty cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm với chỉ tiêu cụ thể như:

Giá trị sản lượng và Doanh thu của Công ty đạt mức tăng trưởng 50% trở lên, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước.

Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động; thu nhập bình quân tăng 50% trở lên.

Tổng số lao động tăng 8% trở lên để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể CBCNV trong công ty quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh để hoàn thành nhiệm vụ của Công ty năm 2016.

 Chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, nhất là tại các điểm giao cắt giữa đường bộ

 Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ.

 Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải

 Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong kinh doanh vận tải, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

 Chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng vận chuyển.

 Xây dựng, hoàn thiện các Quy chế quản lý nội bộ, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đối tác, khách hàng.

 Chủ động và hoạt động hiệu quả hơn nữa trong công tác truyền thông của Công ty, đảm bảo thông tin chính xác, nhạy bén.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 24

Thông qua những nét giới thiệu chung về các điều kiện chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương, có thể nói rằng, mặc dù còn tồn tại rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự cố gắng phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong Công ty, cùng với sự chỉ đạo sát sao và động viên kịp thời của Hội đồng quản trị năm 2016 Công ty đã có những cố gắng đáng khích lệ.

Công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Công ty có những cố gắng để đẩy mạnh doanh số cũng như doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và có những biện pháp tích cực thúc đẩy hỗ trợ sản xuất kinh doanh, Công ty đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

Sự hồi phục của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty phát triển và đạt được những mục tiêu trong năm Mặt khác, công ty có một ban lãnh đạo điều hành gồm các kỹ sư chuyên ngành có trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức tốt, năng động và nhiệt huyết với công việc Biết dựa vào những thế mạnh sẵn có của mình, bởi vậy một số năm gần đây, công ty đã và đang chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm sản xuất kinh doanh qua đó mà tạo ra sự tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua. Tiền lương, thu nhập của người lao động, tích lũy của công ty đều được đảm bảo nâng cao

Tuy nhiên, đi đôi với những thuận lợi đó công ty gặp những khó khăn đang và có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty trong những năm tiếp theo: xu thế hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay, sản xuất tăng trưởng ngày càng cao kéo theo nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng, do đó ngày càng có thêm nhiều công ty mới, dịch vụ tốt về lĩnh vực vận tải Việc đó đòi hỏi công ty không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm thu hút khách hàng Bên cạnh đó, một số khó khăn như lạm phát, hay các thủ tục hành chính cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới công ty.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2016 CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI BÌNH DƯƠNG

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 26

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 được đánh giá qua chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, thể hiện qua bảng 2-1

+ Khối lượng vận chuyển của Công ty năm 2016 là 13.023 TEU tăng 5.264 TEU tương ứng tăng 67,84% so với năm 2015 và so với kế hoạch năm 2016 tăng 1.385 TEU bằng 11,9% Nguyên nhân là do năm 2016 với chiến lược Marketing mạnh mẽ, công ty đã kí thêm được 3 hợp đồng mới quan trọng, đặc biệt là hợp đồng vận chuyển phụ tùng ô tô với Công ty TNHH Takanichi với tổng khối lượng vận chuyển là 310 TEU, giúp doanh thu cũng như khối lượng vận chuyển của công ty tăng đáng kể.

+ Trong năm 2016 Công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán một số phương tiện cũ khiến cho tổng Tài sản bình quân năm 2016 giảm 0,17% so với năm 2015.

+ Như đã nói ở trên, trong năm 2016, Công ty đã kí kết được một số hợp đồng giao nhận hàng hóa, khối lượng vận chuyển tăng nhanh, khiến cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 53.195.871.651 đồng, tăng 19.256.558.219 đồng, tăng 56,74% so với năm 2015 và tăng 12,1% so với kế hoạch.

+ Tổng chi phí năm 2016 của Công ty cũng tăng 16.337.208.915 đồng so với năm trước, ứng với tăng 53,23 %, và tăng 2,15 % so với kế hoạch Đó là do quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện nhiều hơn làm nhu cầu vật tư, nhân công tăng lên. Mức tăng của tổng chi phí lại nhỏ hơn mức tăng của doanh thu thuần 3,51% Dẫn đến, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 tăng 2.338.220.578 đồng so với năm 2015. + Năm 2016, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty giảm 3 người tương ứng giảm 3,61% so với năm 2015, và giảm 10 người ứng với giảm 11,11% so với kế hoạch, đưa tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty xuống còn 80 người Nguyên nhân giảm là do trong năm 2016, có một số nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty theo nguyện vọng cá nhân, do đó công ty cần tuyển dụng thêm nhân sự để không ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Công ty.

+ Năm 2016, năng suất lao động theo cả hai chỉ tiêu đều tăng Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị tăng 62,61% so với năm 2015 và tăng 17,55% so với kế hoạch đề ra Xét về chỉ tiêu hiện vật, năng suất lao động năm 2016 là 162,79 TEU/ng.tháng, tăng 74,14% so với năm 2015 Tuy nhân sự năm 2016 của công ty có giảm nhưng vẫn đạt được mức NSLĐ theo kế hoạch đề ra Kết quả này đã chứng tỏ được sự nỗ lực, cố gắng hết mình của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

+ Tổng quỹ lương năm 2016 của Công ty đạt 9.186 triệu đồng tăng 1.386 triệu đồng so với năm 2015, và giảm 128 triệu đồng so với kế hoạch Điều này là do doanh thu của công ty năm 2016 tăng lên mà số lượng lao động thay đổi nhỏ nên tiền lương

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 bình quân trong toàn công ty tăng 19,28% so với năm 2015 Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho nhiều đơn hàng mới được triển khai, công ty cần nhanh chóng triển khai kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân sự Nếu xét mối liên hệ kết quả hoạt động kinh doanh thì có thể đánh giá là Công ty sử dụng quỹ lương khá hợp lý.

+ Tổng chi phí/ Doanh thu thuần trong 2 năm 2015 (0,90) và 2016 đều nhỏ hơn 1, và năm 2016 hệ số đạt 0,88 giảm 2,24% so với năm 2015, điều đó chứng tỏ công ty có chiến lược kinh doanh khá phù hợp và cần tiếp tục phát huy tốt trong những năm tiếp. + Tổng doanh thu của công ty năm 2016 tăng so với năm 2016, tổng chi phí bỏ ra tăng mạnh làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2016 có tăng 89,98% so với năm 2015, đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tóm lại, thông qua đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương trong năm qua cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng khá là nhiều Trong năm vừa qua, tuy chi phí tăng cao, cũng như chưa sử dụng tối đa nguồn nhân lực, nhưng Công ty đã hoạt động khá hiệu quả như mong muốn, đạt kế hoạch về sản lượng và doanh thu.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 28

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế năm 2016 của Công ty Cổ phần Tiếp Vận Thái Bình Dương

STT Chỉ tiêu ĐVT TH năm 2015 Năm 2016 SSTH 2016/2015 SS TH 2016/ KH 2016

1 Khối lượng vận chuyển TEU 7.759 11.639 13.023 5.264 167,84 1.385 111,90

4 Tổng tài sản bình quân đồng 10.171.661.582 10.154.774.355 -16.887.227 99,83 10.154.774.355 a TSNH đồng 9.930.788.711 9.472.439.726 -458.348.985 95,38 9.472.439.726 b TSDH đồng 10.412.534.452 10.837.108.984 424.574.532 104,08 10.837.108.984

5 Tổng số lao động Người 83 90 80 -3 96,39 -10 88,89

6 Tổng quỹ lương triệu đồng 7.799 9.314 9.186 1.387 117,78 -128 98,63

7 Năng suất lao động bình quân

(= Tổng DT/Tổng số LĐ) Trđ/ng- th 408,90 565,68 664,94 256 162,62 99,26 117,55

8 Tiền lương bình quân trđ/ng- th 7,83 8,62 9,34 2 119,28 0,72 108,35

10 Tổng chi phí/DT thuần đồng 0,90 0,90 0,88 -0,02 97,76 -0,02 97,76

11 Tổng LN trước thuế đồng 3.248.079.040 4.872.118.560 6.170.854.763 2.922.775.723 189,98 1.298.736.203 126,66

12 Thuế TNDN phải nộp đồng 649.615.808 974.423.712 1.234.170.953 584.555.145 189,98 259.747.241 126,66

13 Lợi nhuận sau thuế đồng 2.598.463.232 3.897.694.848 4.936.683.810 2.338.220.578 189,98 1.038.988.962 126,66

Phân tích tình hình vận chuyển của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Phân tích các chỉ tiêu giá trị

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích được thể hiện trong bảng 2-2:

- Tổng doanh thu của Công ty gồm doanh thu từ hoạt động vận tải và doanh thu khác, cả 2 đều tăng so với thực hiện năm 2015, so với doanh thu khác thì doanh thu từ hoạt động vận tải chiểm tỉ trọng nhiều hơn (99,89%), điều đó khá phù hợp khi loại hình kinh doanh của công ty là dịch vụ vận chuyển – giao nhận Doanh thu từ hoạt động vận tải đạt 53.195.871.651 đồng, tăng 2.286.901.503 đồng (4,49%) so với kế hoạch năm 2016 và tăng 19.256.558.219 đồng (56,74%) so với thực hiện năm 2015.

- Năm 2016, tổng doanh thu, doanh thu thuần, giá trị gia tăng đều hoàn thành so với kế hoạch đề ra và tăng đáng kể so với thực hiện năm 2015 Tổng doanh thu năm 2016 là 2.289.194.458 đồng, tăng 4,5% so với kế hoạch 2016 và tăng 19.259.954.810 đồng (tương đương tăng 56,75%) so với thực hiện năm 2015.

- Giá trị gia tăng năm 2016 của Công ty là 18.805.264.475 đồng, tăng 36,44% so với thực hiện năm 2015 và tăng 1.405.641.350 đồng (tương đương tăng 8,08%) so với kế hoạch đã đề ra Trong đó, khấu hao TSCĐ tăng 44%; lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 89,98%; thuế TNDN nộp NN tăng 89,98% so với thực hiện năm 2015, các khoản bảo hiểm xã hội tăng 17,78% so với năm 2015 nhưng lại giảm 1,38% so với kế hoạch năm

2016 Điều đó chứng tỏ năm 2016 công ty đã hoạt động tốt và đạt được kết quả kinh doanh vượt xa so với kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, chỉ tiêu giá trị doanh thu mới chỉ phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, để đánh giá một cách toàn diện hơn, ta cần phân tích thêm các chỉ tiêu hiện vật.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 30

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ ĐVT: Đồng Bảng 2 - 2

NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016 VỚI

- Doanh thu hoạt động vận tải 33.939.313.432 50.908.970.148 53.195.871.651 19.256.558.219 156,74 2.286.901.503 104,49

Phân tích tình hình vận chuyển theo thời gian

Bảng phân tích tình hình thực hiện khối lượng vận chuyển theo thời gian ĐVT: TEU Bảng 2-3

TT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015

Qua bảng 2-3 có thể đánh giá như sau:

- Năm 2016 sản lượng thực hiện ở cả 4 quý đều tăng so với năm 2015, tăng 5264 TEU, tăng 67,84% Đặc biệt là quý III năm 2016 tăng nhiều nhất, tăng 2.267 TEU, tương ứng tăng 133,82 % và Quý I năm 2016 có khối lượng vận chuyển tăng ít nhất, tăng 249 TEU, tăng 17,8% so với cùng kì năm 2015 Nguyên nhân chính là do trong năm 2016, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được triển khai đi vào sử dụng, giúp cho thời gian vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đi Hà Nội và các tỉnh lân cận giảm xuống, giúp sản sản lượng của Công ty tăng.

- Năm 2016 Công ty đã đề ra kế hoạch thực hiện khối lượng vận chuyển tăng 50% so với năm 2015, và cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng Thành phố Hải Phòng đã giúp Công ty thực hiện tốt theo kế hoạch đã đề ra Tuy sản lượng thực hiện ở Quý I và Quý IV có giảm (tương ứng giảm 21,47% và 9,45%) nhưng nhìn chung sản lượng thực hiện năm 2016 tăng 1.384,5 TEU, tăng 11,9% so với kế hoạch năm 2016.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 32

Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 0

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Hình 2-1: Biểu đồ tình hình thực hiện khối lượng vận chuyển theo thời gian

Phân tích tình hình vận chuyển theo tuyến

Việc phân khối lượng thực hiện theo tuyến giúp Công ty đánh giá chính xác được tuyến vận chuyển nào đạt được hiệu quả kinh tế lớn hơn, tuyến vận chuyển – giao nhận nào còn gặp nhiều khó khăn và từ đó xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển các tuyến vận chuyển một cách toàn diện nhất.

Bảng phân tích tình hình thực hiện khối lượng vận chuyển theo tuyến ĐVT: TEU Bảng 2-4

TT Tuyến giao nhận - vận chuyển

I Vận tải biển quốc tế 4.577 6.866 7.529 2.95

II Vận tải trong nước 3.182 4.773 5.494 2.31 172,66 721 115,11

Qua bảng 2-4 có thể thấy rằng:

- Trong năm 2016, tuyến vận tải biển quốc tế Việt Nam – Châu Phi và Việt Nam – Châu Úc giảm so với năm 2015 và giảm mạnh so với kế hoạch đề ra năm 2016 Sản lượng thực hiện tuyến Việt Nam – Châu Úc năm 2016 giảm 193 TEU, giảm 64,98% so với năm 2015 và giảm 76,66% so với kế hoạch năm 2016 Nguyên nhân giảm mạnh tuyến vận chuyển đường biển tới Châu Úc và Châu Phi là do thời tiết biển năm 2016 tại 2 khu vực trên có nhiều biến động, không ổn định, thời tiết là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển tuyến đường biển quốc tế, vì vậy mà sản lượng thực hiện của Công ty năm 2016 theo tuyến tới Châu Phi và Châu Úc đã không đạt được theo kế hoạch đề ra Tuy nhiên, tổng khối lượng vận tải biển quốc tế năm 2016 vẫn tăng 2.952 TEU, tăng 64,5 % so với năm 2015 và tăng 9,06% so với kế hoạch 2016.

- Vận tải trong nước năm 2016 đạt 5.594 TEU, tăng 2.312 TEU, tương ứng tăng 72,66% so với năm 2015 Nguyên nhân tăng một phần là do cơ sở hạ tầng đô thị tại Hải Phòng ngày càng được cải thiện và nâng cao, một phần là do vị trí địa lý thuận lợi của Công ty.

- Nhìn chung, tổng khối lượng vận chuyển thực hiện theo tuyến năm 2016 của Công ty tăng 5.264 TEU, tăng 67,84% so với năm 2015 và tăng 11,9% so với kế hoạch, đây là một bước tiến quan trọng, giúp Công ty ngày càng khẳng định vị thế trong lĩnh vực vận chuyển – giao nhận.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 34

Kế hoạch năm 2016 Thực hiện năm 2016 0

Vận tải biển Quốc tế Vận tải trong nước

Hình 2-2: Biểu đồ tình hình thực hiện khối lượng vận chuyển theo tuyến

Phân tích tình hình vận chuyển theo khách hàng và loại container

Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông Để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, hàng hóa cần được đóng gói, bảo quản trong container một cách cẩn thận Và hình thức vận chuyển chính của Công ty đó chính là container 20’ và container 40’

Bảng kích thước các loại container

(20'DC) Container 40' thường (40'DC) Container 40' cao

(40'HC) hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét ngoàiBên

Cao 8'6" 2,591 m 8'6" 2,591 m 9'6" 2,896 m trongBên Dài 5,867 m 11,998 m 11,998 m thiểu)(tối Rộng 2,330 m 2,330 m 2,330 m

Trọng lượng toàn bộ (hàng & vỏ) 52900 lb 24000 kg 30480 kg 67200 lb 30480 kg 67200 lb

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 36

Bảng phân tích tình hình thực hiện khối lượng vận chuyển theo khách hàng và loại container ĐVT: TEU Bảng 2-6

TT Khách hàng Loại container

So sánh TH 2016/ TH 2015 So sánh TH

1 Công ty TNHH Ford Việt

4 Công ty TNHH xe buýt

5 Nhà máy ô tô Đồng Vàng I 20' 0 0 50 50 0 50 0

6 Công ty TNHH Vật liệu Đặc biệt Gai Đức

15 Hàng của công ty khác 20' 12 18 251 239 2091,67 233 1394,44

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 38 container 40’ thường nhiều hơn so với container 20’, nguyên nhân là do container 40’ có kích thước lớn hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Năm 2016, khối lượng vận chuyển với loại container 40’ của công ty với Công ty Vidamco – ô tô Việt Nam tăng nhiều nhất, tăng 1786 TEU, tương ứng tăng 57,72% so với thực hiện năm 2015 Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với công ty khi mà khách hàng tin tưởng dịch vụ vủa công ty và tiếp tục kí kết hợp đồng với công ty trong thời gian dài.

So với kế hoạch đề ra năm 2016, khối lượng vận chuyển đơn hàng container 20’ của công ty với công ty TNHH Daewoo – Hanel tăng mạnh, giảm 314,5 TEU (tăng 135,27%) Đơn hàng vận chuyển của công ty với Công ty TNHH Keangnam – Vina giảm 265 TEU (giảm 79,58%) đối với container 20’ và giảm 195 TEU đối với container 40’so với khối lượng vận chuyển kế hoạch mà công ty đã đặt ra.

Năm 2016 công ty đã kí thêm được 3 hợp đồng giao nhận với Nhà máy ô tô Đồng Vàng I với dịch vụ vận chuyển chính là vận chuyển ô tô, Công ty TNHH Vật liệu Đặc biệt Gai Đức – vận chuyển phụ tùng xe máy, linh phụ kiện xe máy vàCông ty TNHH Mascot Việt Nam - Mascot Việt Nam là Công ty 100% vốn nước ngoài do Công ty Mascot International A/S Đan Mạch sở hữu, là công ty lớn nhất của Đan Mạch chuyên sản xuất quần bảo hộ lao động chất lượng cao để xuất khẩu phục vụ thị trường Châu Âu Với việc kí kết hợp đồng giao nhận với 3 Công ty có quy mô hoạt động tương đối lớn đã giúp Công ty nâng cao vị thế, tạo niềm tin vững chắc với khách hàng khi tin tưởng vào dịch của công ty.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ

2.3.1.1.Hệ số hiệu suất tài sản cố định

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tạo ra bao nhiêu khối lượng vận chuyển tính bẳng hiện vật Công thức được sử dụng để tính toán là:

+ Chỉ tiêu hiện vật: cdbq hs V

Q : Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong kỳ, TEU.

Vcdbq : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ, đồng.

Giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ phân tích được xác định theo công thức:

V bq = V đk + 2 V ck ; đồng (2-2) Trong đó: Vđk, Vck - Nguyên giá TSCĐ đầu năm, cuối năm; đồng

+ Chỉ tiêu giá trị: cdbq hs V

; Đồng sp/đồng (2-3) Trong đó: G là giá trị hàng hóa vận chuyển trong kì, đồng.

2.3.1.2.Hệ số huy động TSCĐ (hệ số đảm nhiệm vốn cố định)

Chỉ tiêu này cho biết, để vận chuyển được một đơn vị hàng hóa trong kỳ cần huy động một lượng vốn cố định là bao nhiêu Như vậy Hhđ càng nhỏ càng chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.

Công thức xác định hệ số huy động tài sản cố định: hs hd H

2.3.1.3.Hệ số sinh lời của tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị giá trị tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị lợi nhuận Do đó nếu chỉ tiêu này có H sl > 0 chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Công thức xác định hệ số sinh lời của tài sản cố định:

Tập hợp các số liệu tính toán đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, được tập hợp trong bảng 2-6 sau:

Hệ số hiệu suất TSCĐ theo nguyên giá tăng nhẹ so với năm 2015 Cụ thể là năm 2016, 1 đồng nguyên giá TSCĐ tham gia làm ra 5,09 đồng doanh thu tăng 1,85 đồng tương ứng tăng 57,1% so với 2015.

Sự tăng lên của hệ số hiệu suất TSCĐ dẫn tới hệ số huy động TSCĐ năm 2016 giảm 0,11 đồng (tương ứng giảm 35,48%) so với năm 2015 Hệ số huy động TSCĐ năm 2016 của công ty là 0,2 – một con số tương đối nhỏ, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng hiệu quả.

Về hệ số sinh lời của tài sản cố định: năm 2016 cứ mỗi đồng tài sản cố định sinh ra 0,47 đồng lợi nhuận thuần, như vậy cứ mỗi đồng của tài sản cố định làm tăng thêm 0,22 đồng lợi nhuân thuần so với năm 2015.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 40 đ/đ (2-5)

H sl = Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Gía trị TSCĐ bình quân ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ (THEO NGUYÊN GIÁ)

TT CHỈ TIÊU ĐVT TH 2015 TH 2016 SO SÁNH

3 NG TSCĐ đầu kỳ Đồng 10.783.859.43

4 NG TSCĐ cuối kỳ Đồng 10.153.271.44

5 NG TSCĐ bình quân Đồng 10.468.565.44

8 Hệ số sinh lời đồng/ đồng 0,25 0,47 0,22 188

Qua các chỉ tiêu tính toán trên, ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2016 cao hơn năm so với năm 2015 Điều này cho thấy khả năng quản lý, sử dụng TSCĐ của Công ty ngày càng tốt hơn, công ty đã và đang cố gắng để tận dụng hết công suất của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh.

Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định, từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Theo số liệu trong bảng 2-8, có thể thấy:

- Cả đầu năm và cuối năm, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất (đầu năm đạt 69,61%; cuối năm đạt 65,61%) trong tổng số tài sản cố định hữu hình của công ty TSCĐ hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, điều này phù hợp với doanh nghiệp vận tải.

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 cuối năm, do Công ty có đầu tư, mua mới thêm thiết bị văn phòng nên tỷ trọng đạt 2,35%; đây vẫn là một con số khá nhỏ, nhưng điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty là vận chuyển – giao nhận.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 42 ĐVT: Triệu đồng Bảng 2-8

STT NHÓM TÀI SẢN ĐẦU NĂM (ĐN) CUỐI NĂM (CN) SO SÁNH CN/ĐN

Nguyên giá Kết cấu(%) Nguyên giá Kết cấu (%) ± % Kết cấu

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 2.577 25,38 2.577 23,93 0 100 -1,45

3 Máy móc và thiết bị 305 3 874 8,11 569 286,56 5,11

Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng có sự tăng giảm TSCĐ, việc này có ảnh hưởng khác nhau đến tình hình hoạt động của Công ty.

Số TSCĐ tăng là số TSCĐ được bổ sung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng kinh doanh Ngược lại số TSCĐ giảm là số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác Để đánh giá sự biến động của tài sản cố định cần dựa vào nhiều yếu tố như tài sản cố định xuất phát từ nhu cầu của kinh doanh, phương hướng phát triển của tiến bộ kỹ thuật

Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2016 của Công ty được tập hợp qua bảng 2-9. Qua bảng số liệu, tác giả thấy:

- Trong năm 2016, tình hình tài sản cố đinh của công ty không có sự thay đổi nhiều, chủ yếu tập trung ở hai nhóm tài sản thiết bị văn phòng và tài sản máy móc, thiết bị Nhóm tài sản máy móc, thiết bị tăng nhiều nhất, tăng 593 triệu đồng Tuy nhiên trong năm công ty có tiến hành thay thế một số thiết bị cũ, hỏng nên nhóm tài sản này có giảm 24 triệu đồng Tóm lại thì nhóm tài sản máy móc, thiết bị vào thời điểm cuối năm 2016 có tăng 569 triệu đồng, tăng 186,56% so với thời điểm đầu năm 2016.

- Một cách tổng quát, tại thời điểm cuối năm 2016, nhóm TSCĐ hữu hình tăng

618 triệu đồng, tương ứng tăng 6,09% do hoạt động mua sắm thêm máy móc, thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty. Để thấy rõ hơn về sự biến động về tài sản cố định trong kỳ, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tăng tài sản cố định

TSCĐ tăng: giá trị TSCĐ tăng trong kỳ ; đồng

TSCĐcuối kỳ: giá trị TSCĐ cuối kỳ ; đồng

Hệ số tăng tài sản cho thấy trong năm Công ty đã đầu tư một lượng tài sản vào hoạt động kinh doanh, làm tăng tổng giá trị tài sản của Công ty.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 44

Htăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ (2-6)

Giá trị TSCĐ cuối kỳ

Hgiảm = Giá trị TSCĐ giảm

Giá trị TSCĐ đầu kỳ = 24 = 0,0022

TSCĐgiảm: giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

TSCĐđầu kỳ: giá trị TSCĐ đầu kỳ

Từ kết quả tính toán thấy rằng hệ số tăng TSCĐ cao hơn hệ số giảm là do nguyên nhân sau:

Năm 2016 công ty đã mua sắm, đầu tư vào TSCĐ cố định làm cho tổng tài sản cuối kì tăng 618 triệu đồng so với đầu kì và giá trị giảm thì ít hơn so với giá trị tăng do đó dẫn tới hệ số giảm thấp hơn nhiều so với hệ số tăng

TSCĐ giảm trong kỳ là do Công ty nhượng bán và thanh lý TSCĐ cũ, lạc hậu, hết khấu hao không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại.

Sự tăng giảm TSCĐ của Công ty trong năm 2016 cho thấy công ty đã từng bước đầu tư thêm trang thiết bị nhằm hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, là cơ sở để tăng doanh thu và lợi nhuận, phục vụ mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2016 ĐVT: Triệu đồng Bảng 2-9

STT NHÓM TÀI SẢN SỐ ĐẦU NĂM TĂNG

TRONG NĂM CUỐI NĂM SO SÁNH CN/ĐN ± %

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 2.577 2.577 0 100

3 Máy móc và thiết bị 305 593 24 874 569 286,56

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 46 hay không ta xét tốc độ tăng trưởng của TSCĐ và tốc độ tăng trưởng của sản lượng hàng hóa vận tải:

Tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ = 10.771 = 1,061

Tốc độ tăng của sản lượng hàng vận chuyển = 13.023

7.759 Như vậy năm 2016 TSCĐ tăng 1,061 tức là tăng 6,1% trong khi tốc độ tăng của sản lượng hàng vận chuyển là 1,678 tức là tăng 67,8 % Tốc độ tăng của sản lượng hàng vận chuyển tăng mạnh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định cho thấy công ty sử dụng TSCĐ có hiệu quả, đó là dấu hiệu tốt công ty cần chú trọng phát huy hơn nữa.

Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản cố định hao mòn dần và quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình kinh doanh nghĩa là khối lượng vận chuyển hàng hóa càng nhiều thì mức độ hao mòn càng nhanh Mục đích của phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là nhằm đánh giá khả năng đáp ứng và tình trạng kỹ thuật của thiết bị so với nhu cầu vận tải hàng hóa. Để tính tỷ lệ hao mòn TSCĐ ta sử dụng công thức:

Tỷ lệ giá trị còn lại = × 100 ; %

(2-9) Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, tác giả phân tích bảng 2-10:

Tỷ lệ hao mòn = Giá trị hao mòn lũy kế x 100 ; % Nguyên giá TSCĐ

Giá trị còn lạiNguyên giá

STT NHÓM TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ HAO MÒN LŨY

TỶ LỆ GIÁ TRỊ CÒN LẠI (%)

- Nhà cửa, vật kiến trúc 2.577.715.608 504.434.497 2.073.281.111 19,57 80,43

- Máy móc và thiết bị 874.211.670 57.860.729 247.464.185 6.62 93,38

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 48

Qua bảng 2-10 cho thấy, tỷ lệ hao mòn TSCĐ của Công ty là 11,55%, là một con số khá thấp, chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã hao mòn tương đối ít Trong đó nhà cửa vật kiến trúc có tỷ lệ hao mòn cao nhất 19,57 Máy móc thiết bị cà phương tiện vận tải có tỷ lệ hao mòn tương đối thấp, lần lượt là 6,62% và 9,2%; đây là một con số đáng mừng đối với các công ty vận tải nói chung và với công ty nói riêng

Tại thời điểm hiện tại, tỷ lệ hao mòn TSCĐ ở mức không quá cao nên trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục phát huy các phương án sửa chữa, mua sắm mới đảm bảo kinh doanh của Công ty diễn ra thường xuyên, liên tục, đảm bảo chất lượng và tiến độ vận chuyển.

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Phân tích tình hình sử dụng lao động

2.4.1.1 Phân tích số lượng lao động

Việc phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương nhằm đánh giá mức lao động và đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân viên trong toàn Công ty và ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty.

Qua bảng số liệu 2-11 có thể thấy, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty giảm so với năm trước và so với kế hoạch đề ra Cụ thể là trong năm 2016 tổng số công nhân viên là 80 người giảm 3 người so với năm 2015 và giảm 10 người so với kế hoạch 2016 Việc giảm số lượng lao động trong năm so với năm thực hiện 2015 do công ty giảm số lượng lao động khối quản lý, phục vụ.

Năm 2016, khối lao động trực tiếp có 56 người, không đạt được số lượng lao động theo kế hoạch đề ra (63 người), giảm một người số so với thực hiện năm 2015 và chiếm tỷ trọng nhiều nhất (70%) trong tổng số nhân viên của công ty Khối lao động quản lý năm 2016 là 21 người, giảm 4,55% so với cả năm 2015 và so với kế hoạch 2016 Số lao động phục vụ của Công ty cũng đã cắt giảm từ 4 người xuống còn 3 người, tương ứng giảm 25% so với cả thực hiện năm 2015 và giảm 40% so với kế hoạch 2016.

Như vậy tình hình sử dụng lao động năm 2016 của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương là tương đối hợp lí Công ty đã tiết kiệm được rất nhiều lao động.

Số lao động trực tiếp không đổi so với 2015, số lao động quản lý giảm Trong khi đó sản lượng hàng hóa vận chuyển tăng khá mạnh so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra Đó là kết quả từ sự nỗ lực của toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong công ty dưới sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo Công ty.

2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động

STT Loại lao động NĂM 2015 NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016

Nhằm xác định vị thế của Công ty trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa vận chuyển nên Công ty luôn luôn đặt và ưu tiên đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp với từng vị trí công việc.

Chất lượng lao động của công ty được thể hiện trong bảng 2 – 12:

- Số cán bộ công nhân viên là Đảng viên và số nhân viên nữ của công ty là khá ít, cả 2 đều chiếm 16,25% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Điều này là khá phù hợp khi loại hình kinh doanh của công ty là vận tải – giao nhận hàng hóa.

- Xét về độ tuổi lao động, độ tuổi dưới 31 chiếm tỷ trọng nhiều nhất 58,75%; độ tuổi từ 31 – 45 tuổi đạt 33,75% trong tổng số lao động của công ty, đây là một điều khá tốt, khi công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết và sáng tạo.

- Trình độ văn hóa của cán bộ công nhân viên toàn công ty có thể đánh giá là khá tốt; Số lao động có trình độ văn hóa trên đại học đạt 3,75%, đại học – cao đẳng là 28,75%; đối với hệ trung cấp là 1,25%, là một dấu hiệu tốt khi đội ngũ nhân viên của Công ty có chuyên môn và tay nghề, đảm bảo khả năng giải quyết các sự cố bất ngờ trong quá trình giao nhận.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 50

PHÂN TÍCH CHUNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN DOANH NGHIỆP NĂM 2016 ĐVT: người Bảng 2-12

Trong đó Tuổi đời Trình độ kỹ thuật - Kinh tế - Chuyên môn khác

Trên ĐH Đại học - Cao đẳng Trung cấp

T.sĩ Th.sĩ Kỹ thuật

# Kỹ thuật Kinh tế CM

III Phục vụ phụ trợ 3 3 3 1 2

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 Để đánh giá mức độ tập trung công nhân viên vào khối kinh doanh trực tiếp, sử dụng chỉ tiêu hệ số công nhân tham gia hoạt động kinh doanh như sau:

Với tỷ trọng 73,75% cho thấy số CNV trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh là tương đối phù hợp, chỉ một bộ phận nhỏ làm công tác cán bộ Việc bố trí tuyển dụng lao động của công ty cần có kế hoạch phát triển phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty.

2.4.1.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Trong năm, công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương sử dụng thời gian lao động được thống kê, phân tích theo bảng (2-13).

Số lượng lao động năm 2016 giảm từ 83 xuống còn 80 người, giảm 3 người tương ứng giảm 3,61%, trong khi số ngày làm việc thực tế của 1 CNV tăng từ 278 ngày/năm lên 280 ngày/năm, tuơng ứng với 0,72% nên số ngày công làm việc có hiệu quả của công ty giảm so với năm 2015 là 114 ngày công.

Tổng số giờ công có hiệu quả của công ty trong năm 2016 tăng 1.441 giờ công, tương ứng với tăng 0,83% so với năm trước

Kết quả trên cho thấy mặc dù lao động trong năm 2016 của công ty giảm nhưng số giờ công của công ty vẫn tăng, nguyên nhân này là do số giờ làm việc có hiệu quả bình quân 1 ngày của công ty được cải thiện tăng lên 0,13 giờ, tương ứng tăng 1,33% Từ đó cho thấy công ty đã có những chính sách, biện pháp tốt hơn về việc sử dụng hợp lý thời gian cho công nhân so với năm 2015

Mặc dù công ty đã cải thiện tốt hơn so với năm trước nhưng so với kế hoạch thì công ty vẫn chưa hoàn thành được tốt so với kế hoạch đặt ra Tổng số ngày công hiệu quả của công năm 2016 giảm 4.040 ngày công, tương ứng giảm 14,96%; tổng số giờ công có hiệu quả của công ty năm 2016 giảm 36.104 giờ công, tương ứng với giảm 17,14%

Qua bảng phân tích có thể thấy: số ngày công có hiệu quả trong năm 2016 giảm so với năm 2015, cụ thể so với năm 2015 số ngày công có hiệu quả giảm 0,49% tương ứng giảm 144 ngày Điều đó cho thấy công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ về thời gian làm việc Đây là điều không tốt mà công ty cần phải khắc phục kịp thời để hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm tới được cải thiện.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 52

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG Bảng 2-13

STT CHỈ TIÊU ĐVT TH 2015

NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016 VỚI

1 Số LĐBQ theo danh sách Người 83 90 80 -3 -3,61 -10 -11,11

2 Số ngày làm việc theo chế độ ngày 300 300 300 0 0 0 0

3 Tổng số ngày công theo lịch (1*365) ngày 29.050 32.850 28.700 -350 -1,2 -4.150 -12,63

4 Tổng số ngày công theo chế độ (1*300) ngày 24.900 27.000 24.600 -300 -1,2 -2.400 -8,89

5 Số ngày làm việc thực tế của 1 CNV ngày 278 300 280 2 0,72 -20 -6,67

6 Số giờ làm việc có hiệu quả bq 1 ngày giờ 7,5 7,8 7,6 0,1 1,33 -0,2 -2,56

7 Tổng số ngày công có hiệu quả ngày 23.074 27.000 22.960 -114 -0,49 -4.040 -14,96

8 Tổng số giờ công có hiệu quả giờ công 173.055 210.600 174.496 1.441 0,83 -36.104 -17,14

9 Tỷ lệ giữa ngày làm việc thực tế và số ngày theo chế độ % 92,67 100 93,33 1 0,72 -7 -6,67

10 Số ngày công ngừng việc và vắng mặt trọn ngày của 1 công nhân Ngày 15 10 13 -2 -13,33 3 30

11 Tổng số ngày công ngừng việc và vắng mặt trọn ngày thực tế Ngày 1.245 1.145 1.066 -179 -14,38 -79 -6,9

12 Số giờ làm việc bình quân cả năm mỗi công nhân (5*6) Giờ/năm 2.085 2.340 2.128 43 2,06 -212 -9,06

Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương

2.4.2.1 Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương

Tiền lương là phần biểu hiện bằng tiền của phần sản phẩm xã hội dùng để bù đắp cho người lao động cần thiết đã hao phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động phù hợp với số lượng, chất lượng lao động của mỗi người

Qua số liệu phân tích ở bảng 2-15 cho thấy, tổng quỹ lương năm 2016 của Công ty đạt 9.186 triệu đồng tương ứng tăng 17,78% so với năm 2015 Điều này do doanh thu năm 2016 tăng và năm 2015 và số lao động của công ty cũng giảm nhẹ Tổng quỹ lương tăng 17,78% mà số lao động giảm 3,61%% làm cho tiền lương bình quân của Công ty năm 2016 đạt 9,34 trđ/ người/tháng tăng 1,5 trđ/người/tháng tương ứng đã tăng 19,21% so với năm 2015.

Tiền lương phải được trả từ doanh thu, đồng thời với đơn giá khống chế mà Nhà nước đưa ra thì đơn giá tiền lương năm 2016 mà Công ty đã xây dựng phải đảm bảo thấp hơn đơn giá khống chế.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 56

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN

NĂM2015 NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016

TH KH TH TH 2015 KH 2016 ± % ± %

3 Tổng công nhân viên Người 83 90 80 -3 96,39 -10 8

4 Tiền lương bình quân trên

5 Tiền lương bình quân tháng

+ TDT là tổng doanh thu của Công ty; trđ

+ γ là đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu; đ/1000đ DT

Qua bảng 2-14 cho thấy, tổng quỹ lương năm 2016 tăng 1.386 triệu đồng so với năm 2015 tương đương với 17,78% Để làm rõ nguyên nhân tăng tổng quỹ lương ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. Để đánh giá tính hợp lý của việc trả lương ta dùng chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tương đối của tổng quỹ lương:

∆ F : Mức tiết kiệm hay lãng phí tổng quỹ lương.

F1, F0: Tổng quỹ lương năm 2016 và năm 2015.

D1, D0: Doanh thu năm 2016 và năm 2015.

Như vậy so với năm 2015 Công ty đã tiết kiệm khoảng 3.038,58 triệu đồng quỹ lương Cho thấy trong năm 2016 công ty đã có kế hoạch sử dụng hợp lý quỹ tiền lương nhưng vẫn đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động Để biết việc tăng tổng quỹ lương có ảnh hưởng như thế nào, ta sử dụng phương pháp so sánh liên hệ có điều chỉnh với sản lượng hàng hóa vận chuyển. Khi đó:

Mức độ tiết kiệm (lãng phí) tương đối của Tổng quỹ lương năm 2016 so với năm 2015 là:

13.023 7.759 = -3.904,138 (trđ) Như vậy trong năm 2016 Công ty đã sử dụng tiết kiệm một khoản chi phí tiền lương là 3.904,138 triệu đồng so với thực hiện 2015 Cho thấy trong năm

2016 công nghệ sản xuất, quá trình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động gần như hợp lí Tuy nhiên việc sử dụng quỹ tiền lương của công ty chưa đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp trong việc khuyến khích người lao động, tạo động lực tốt để họ làm việc gắn bó với Công ty.

2.4.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương Để phân tích xem việc tăng tiền lương của Công ty trong năm 2016 có hợp lý hay không (xét teo góc độ doanh nghiệp) cần xem xét mức tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương của Công ty so với năm 2015 Ta có : Tốc độ tăng về năng suất lao động là:

408,9 × 100=¿ 162,62 % Tốc độ tăng về tiền lương:

Như vậy, xét về mặt giá trị lẫn hiện vật, tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Điều đó cho thấy công ty đang từng bước sử dụng có hiệu quả năng suất lao động của người lao động Tuy nhiên công ty cần sắp xếp lại cơ cấu lao động cho hợp lý nhằm nâng cao NSLĐ hơn nữa, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà vẫn nâng cao thu nhập cho người lao động.

Qua phân tích tình hình lao động trong công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương có thể rút ra một số nhận xét:

Chất lượng lao động của công ty khá tốt trình độ văn hóa cao, NSLĐ tăng mạnh so với năm 2015 Độ tuổi của công nhân viên tương đối trẻ đây cũng là lợi thế của công ty Tuy nhiên tiền lương còn nhiều vấn đề bất cập công ty cần chú trọng đến việc quản lý và phân phối tiền lương cho công nhân viên Trong những năm tới còn rất nhiều thách thức Công ty cần chú trọng và phát triển hơn nữa.

2.5 Phân tích chi phí của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Trong doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn luôn là một trong những phương hướng quan trọng nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển kinh doanh nâng cao các chỉ tiêu kinh tế xã hội như lợi nhuận,đóng góp cho xã hội, nâng thu nhập cho người lao động.

Phân tích kết cấu chi phí

Do đặc thù của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương là Công ty vận tải, phân tích kết cấu chi phí cho biết tỷ trọng của từng loại khoản mục chi phí trong tổng chi phí và theo dõi sự biến động của nó trong kỳ phân tích so với kỳ gốc từ đó có những biện pháp để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn Việc phân tích kết cấu còn thể hiện tính chất và đặc điểm kinh doanh của từng Công ty được thể hiện qua bảng 2-16.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 58

PHÂN TÍCH KẾT CẤU CHI PHÍ ĐVT: Đồng Bảng 2 - 16

TT Khoản mục chi phí Năm 2015 Năm 2016 Kết cấu (%) So sánh kết cấu

- Chi phí sửa chữa, xăng xe 19.704.779.303 29.583.072.597 64,20 62,90 -1,30 97,98

3 Chi phí quản lý kinh doanh 1.756.152.484 5.307.473.328 5,72 11,29 5,56 197,24

Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá vốn hàng bán qua cả 2 năm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, năm 2015 là 92,43% và năm 2016 là 85,08%.

Giá vốn hàng bán năm 2016 là 40.012.928.709 đồng, có tăng so với năm

2015 (năm 2015 là 28.367.986.311 đồng) nhưng xét về kết cấu trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán năm 2016 lại giảm 7,35% so với năm 2015 Điều đó chứng tỏ hiệu quả quản lý tốt trong nỗ lực giảm chi phí của công ty Chi phí sửa chữa, xăng xe chiếm tỷ trọng nhiều nhất (64,20 năm 2015 và 62,90 năm 2016) trong giá vốn hàng bán và chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm 2,65% trong giá vốn hàng bán năm 2016, giảm 0,17% so với năm 2015.

Chi phí tài chính năm 2016 đạt 1.604.378.210 đồng, tăng 1,59% so với năm 2015 nhưng vẫn luôn giữ tỷ trọng thấp trong cả 2 năm.

Chi phí quản lý kinh doanh năm 2016 tăng 5,56% trong tổng chi phí so với năm 2015 nhưng vẫn đạt mức tỷ trọng tương đối vừa (11,29%)

Qua những số liệu trên cho chúng ta thấy kết cấu của các loại chi phí trong năm 2016 đều thay đổi so với năm 2015, xét về mặt giá trị thì tất cả các

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 yếu tố chi phí đều tăng, xét về mặt tỷ trọng thì, chi phí giá vốn giảm, các chi phí còn lại đều tăng, đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh tăng nhiều nhất Điều này chứng tỏ Công ty đang tập trung hướng tới quyền lợi của mỗi nhân viên trong Công ty, đặt quyền lợi của nhân viên lên trên mọi vấn đề.

Biểu đồ kết cấu chi phí năm 2016

Hình 2.3: Biểu đồ kết cấu giá thành theo khoản mục chi phí năm 2016

Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M)

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1000 đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Bảng phân tích sự thay đổi của chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M)

T Chỉ tiêu ĐVT TH năm

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 60

Qua tính toán trên bảng 2-17 cho ta thấy năm 2016 để có 1000 đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 884,008 đồng chi phí, thấp hơn so với năm 2015 là20,29 đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 2,24% Qua chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm 2016 hoạt động của Công ty hiệu quả hơn so với năm 2015.

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty

2.6.1.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương năm 2016 qua Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp trong đó tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo Từ bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như tổng tài sản trong đó có tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong đó có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng như là kết cấu của từng loại tài sản trong tổng tài sản hay kết cấu của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.

Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm cuối năm 2016 là 20.309.548.710 đồng, giảm 33.774.453 đồng tương đương giảm 0,17% so với thời điểm đầu năm chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty có giảm đi đôi phần Nguyên nhân là do sự giảm của tài sản ngắn hạn, sự tăng lên của tài sản dài hạn không đủ để bù đắp phần giảm đi của tài sản ngắn hạn Cụ thể:

- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cuối năm 2016 chiếm tỷ trọng 53,36% trong tổng tài sản Trong đó các loại tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản dài hạn là 46,91% tổng tài sản do đặc thù của Công ty hoạt động trong ngành giao nhận – vận tải, các khoản đầu tư cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là rất lớn.

Tài sản dài hạn của Công ty tại thời điểm cuối năm đạt 10.837.108.984 đồng, so với thời điểm đầu năm tăng 424.574.532 đồng tương ứng tăng 4,08%. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty mua thêm một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho quá trình vận chuyển Bên cạnh đó, Công ty có tiến hành thanh lý, nhượng bán một số TSCĐ nên tài sản dài hạn của công ty thời điểm cuối năm 2016 tăng không đáng kể

Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm so với đầu năm giảm 33.774.453 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 0,17% Năm 2016 tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn có thay đổi nhưng chưa có sự chuyển

Nguyễn Thị Huyền Trang - 1324010730 biến tích cực: tỷ trọng của nợ phải trả đầu năm là 43 % tới cuối năm tăng lên là 43,61% đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu cuối năm giảm so với đầu năm còn 56,39% Điều này cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty vẫn chưa được cải thiện Cụ thể là:

- Nợ phải trả cuối năm đạt 8.856.536.985 đồng, so với đầu năm tăng 108.830.579 đồng tương ứng tăng 1,24% Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Công ty tăng lên Nguyên nhân nợ phải trả tăng lên là do nợ ngắn hạn tăng và nợ dài hạn cũng tăng Trong đó: Khoản quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng cao nhất 155.269.214 đồng chiếm tỷ trọng 0,88% Khoản vay và nợ dài hạn tăng nhẹ 0,83% so với thời điểm đầu năm Chứng tỏ Công ty vẫn còn phụ thuộc vào các khoản đi vay để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chứng tỏ Công ty chưa thực sự tự chủ được về mặt tài chính Bên cạnh đó khoản khen thưởng phúc lợi tăng cao cho thấy Công ty ngày càng nâng cao, cải thiện chính sách khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc.

- Cuối năm 2016, vốn chủ sở hữu là 11.453.011.725 đồng, giảm 142.605.032 đồng tương ứng giảm 1,23% so với đầu năm làm giảm tính chủ động của Công ty.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 62

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2016 ĐVT: Đồng Bảng 2-18

Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm So sánh cuối năm

I I Tiền và các khoản tương đương tiền 6.479.795.862 4.990.948.423 1.488.847.43

II II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

1 1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 0 0 0 0 0 0

III III Các khoản phải thu ngắn hạn 2.831.237.897 4.486.724.634 -

1 1 Phải thu của khách hàng 5.954.274.663 5.959.744.221 -5.469.558 99,91 29,3

2 2 Trả trước cho người bán 0 0 0 0 0 0

3 3 Các khoản phải thu khác 873.611.827 1.141.426.407 -267.814.580 76,54 5,61 4,30

4 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -3.996.648.593 -3.754.445.994

IV IV Hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 0 0 0 0 0

V V Tài sản ngắn hạn khác 161.405.967 453.115.654 -291.709.687 35,62 2,23 0,79

1 1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 125.617.848 234.124.078 -108.506.230 53,65 1,15 0,62

2 2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 35.788.119 209.991.576 -174.203.457 17,04 1,03 0,18

3 3 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0 0 0 0 0

4 4 Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 0 0 0

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -1.244.216.112 -864.029.008 -380.187.104 144,0

3 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0 0 0 0

II II Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 0 0 0

III III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0

1 1 Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 0 0 0 0

IV IV Tài sản dài hạn khác 220.148.751 33.320.011 186.828.740 660,7

2 2 Tài sản dài hạn khác 220.148.751 33.320.011 186.828.740 660,7

3 3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 0 0 0 0

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 64

2 2 Phải trả cho người bán 1.616.245.876 1.630.977.376 -14.731.500 99,10 8,02 7,96

3 3 Người mua trả tiền trước 0 0 0 0 0 0

4 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10.931.625 56.852.622 -45.920.997 19,23 0,28 0,05

5 5 Phải trả người lao động 0 0 0 0 0

7 7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 489.022.624 499.808.762 -10.786.138 97,84 2,46 2,41

8 8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 179.314.236 24.045.022 155.269.214 745,7

9 9 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0 0 0 0 0

10 10.Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

11 11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

II II Nợ dài hạn 3.042.000.000 3.017.000.000 25.000.000 100,8

1 1 Vay và nợ dài hạn 3.042.000.000 3.017.000.000 25.000.000 100,8

2 2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0 0 0 0 0

3 3 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 0 0 0 0 0 0

4 4 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 0 0 0 0 0 0

5 5 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 0 0 0 0 0 0

6 6 Dự phòng phải trả dài hạn 0 0 0 0 0 0

1 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.516.372.915 8.997.153.525 -2.480.780.610 72,43 44,2

2 2 Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0 0 0

3 3 Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 0 0 0 0

5 5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 0 0 0

6 6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 0 0 0

7 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.936.638.810 2.598.463.232 2.338.175.57

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 66

Như vậy, qua bảng cân đối kế toán có thể thấy quy mô về tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty năm 2016 được mở rộng, khả năng huy động vốn tăng lên Tuy nhiên, kết cấu tài sản và nguồn vốn chưa hợp lý Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn giảm trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn tăng chứng tỏ Công ty đang dần chuyển hướng đầu tư theo chiều sâu, tuy nhiên tỷ trọng tăng tài sản dài hạn không nhiều, Công ty cần chú trọng đầu tư hơn nữa để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Tuy nhiên, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng giảm chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty kém đi, rủi ro tài chính tăng lên, vì vậy Công ty cần cân nhắc để đưa ra những quyết định hợp lý nhất.

2.6.1.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm

2016 của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở một kỳ kế toán nhất định Để đánh giá khái quát tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta đi xem xét sự biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Về cơ bản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường được sử dụng để đo lường các khả năng sinh lợi của Công ty trong một thời kỳ, đạt được một mức lợi nhuận hợp lý là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển.

+ Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là 53.195.871.651 đồng tăng 19.256.558.219 đồng tương ứng tăng 56,74% so với năm 2015 Nguyên nhân làm cho doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là do năm 2016 công ty kí thêm được thêm 3 hợp đồng giao nhận – vận chuyển có giá trị lớn với các công ty là :Nhà máy ô tô Đồng Vàng với sản lượng 133 TEU, Công ty TNHH Vật liệu Đặc biệt Gai Đức với sản lượng 71 TEU và công ty Mascot với sản lượng 22 TEU Đồng thời các hợp đồng giao nhận với các Công ty lâu năm có bước tiến đáng kể, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Giá vốn hàng bán của công ty tăng từ 28.367.986.311 đồng năm 2015 lên 40.012.928.709 triệu đồng năm 2016, tăng 41,25%, do năm 2016 các dịch vụ vận chuyển – giao nhận nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu về phương tiện vận tải, chi phí xăng xe, và các chi phí sản xuất chung tăng cao.

+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng là 3.436.317 đồng tương đương tăng 256,83% so với năm 2015 Nhưng chi phí tài chính năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.044.967.189 đồng tương ứng tăng 186,8%, nguyên nhân là do chi phí lãi vay tăng lên. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty ngày càng kém.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 3.551.320.844 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 202,22 % so với năm 2015 và chiểm 9,98 % trong tổng doanh thu Tốc độ tăng này không quá nhanh do đó tốc độ tăng này ảnh hưởng không nhiều tới lợi nhuận của Công ty

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 68

BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM ĐVT: Đồng Bảng 2 – 1

STT CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2015 So sánh thực hiện 2016/2015 % Các chỉ tiêu

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 53.195.871.651 33.939.313.432 19.256.558.219 156,74 100

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 53.195.871.651 33.939.313.432 19.256.558.219 156,74 100

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.182.942.942 5.571.327.121 7.611.615.821 236,62 16,42

6 Doanh thu hoạt động tài chính 4.774.302 1.337.985 3.436.317 356,83 0,004

- Trong đó: Chi phí lãi vay 1.604.378.210 559.411.021 1.044.967.189 286,80 1,65

8 Chi phí quản lý kinh doanh 5.307.473.328 1.756.152.484 3.551.320.844 302,22 5,17

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.275.865.706 3.257.141.601 3.018.724.105 192,68 9,60

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.170.854.763 3.248.079.040 2.922.775.723 189,98 9,57

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.936.683.810 2.598.463.232 2.338.220.578 189,98 7,66

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 70

+ Mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 6.275.865.706 đồng và lợi nhuận khác năm 2016 lại giảm 95.948.382 đồng nhưng nhìn chung, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 2.922.775.723 đồng tương ứng tăng 89,98 %. Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2016 tăng 2.338.220.578 đồng so với năm 2015 Đây là kết quả tương đối tốt đối với công ty

Mặc dù Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu thuần tăng nhưng phần lợi nhuận sau thuế lại giảm xuống Chứng tỏ trong năm 2016 Công ty đã sử dụng nguồn vốn chưa có hiệu quả Do đó công ty cần phải có những biện pháp để giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận trong thời gian tới.

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nghĩa là doanh nghiệp phải có vốn Mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mức độ thỏa mãn nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ hai nguồn chính:

TSNH+ TSNH = Nguồn TTTX + Nguồn TT TT (2-13)

- Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh.

Nguồn tài trợ thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn (2-14)

- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn.

Nguồn tài trợ tạm thời = Vay ngắn hạn + Khoản chiếm dụng (2-15) Để đánh giá về tình hình đảm bảo nguồn vốn cần xem xét các chỉ tiêu sau:

* Hệ số tài trợ thường xuyên:

+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên (2-16)

Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu cho biết trong tổng nguồn tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn) thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao.

* Hệ số tài trợ tạm thời:

+ Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời (2-17)

Chỉ tiêu cho biết so với tổng nguồn tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn) thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.

* Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên:

+ Hệ sốn nguồn vốn CSH so với nguồn TTTX = Nguồn tài trợ thường xuyênVốn chủ sở hữu ;đ/đ (2-18)

Chỉ số này cho biết, trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên thì vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần, hệ số này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về tài chính của công ty càng cao và ngược lại

* Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn;

+ Hệ số nguồn tài trợ TX so với

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên.

* Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với TSNH

+ Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với TSNH == Nguồn tài trợ tạm thời ;đ/đ (2-20)

TSNH Chỉ số này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn tạm thời là bao nhiêu

Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm 2016 Cuối năm 2016 So sánh CN/ĐN ± %

2.1 Nguồn tài trợ TT Đồng 5.730.706.406 5.814.536.985 83.830.579 101,46

Nguồn tài trợ TX Đồng 14.612.616.75

- Vốn chủ sở hữu Đồng 11.595.616.757 11.453.011.725 -142.605.032 98,77

3 Một số chỉ tiêu đảm bảo nguồn vốn

- Hệ số tài trợ TX đ/đ 0,72 0,71 -0,0046 99,36

- Hệ số tài trợ TT đ/đ 0,28 0,29 0,0046 101,63

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 72

Qua bảng phân tích 2-20 cho thấy, tổng nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty cuối năm là 20.309.548.710 đồng, giảm 33.774.453 đồng (tương ứng giảm 0,17% so với đầu năm Trong đó:

Nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty tại thời điểm cuối năm là 14.495.011.725 đồng, giảm 117.605.032tương ứng với giảm 0,8% so với thời điểm đầu năm Trong khi đó nguồn tài trợ tạm thời của Công ty tăng lên 5.814.536.985 triệu đồng tương ứng tăng 1,46% so với đầu năm Nhưng nếu chỉ nhìn vào những con số này thì không thể có đánh giá chính xác về khả năng đảm bảo nguồn vốn cũng như tính ổn định của các nguồn tài trợ đó Ta cần xem xét nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời có đủ tài trợ cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không, sự biến động có hợp lý không? Để làm sáng tỏ việc tài trợ vốn đầu tư của Công ty, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong bảng 2-20:

- Hệ số tài trợ thường xuyên của Công ty thời điểm cuối năm là 0,71đ/đ, giảm - 0,0046 đ/đ tương ứng giảm 0,64% so với thời điểm đầu năm, còn hệ số tài trợ tạm thời là 0,29 đ/đ, tăng 0,0046 đ/đ tương ứng tăng 1,63% so với đầu năm Điều này cho thấy tính tình hình tài chính phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ tạm thời, cho thấy tính ổn định và cân bằng tài chính thấp.

- Nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty cả hai thời điểm đều gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn nhưng lại giảm 142.605.032 đồng (tương ứng giảm 1,23%) vào thời điểm cuối năm 2016 và nợ dài hạn cuối năm 2016 đạt 3.042.000.000 đồng, tăng 25.000.000 đồng, tăng 0,83% so với đầu năm 2016 Do đó hệ số vốn chủ sở hữa so với nguồn tài trợ thường xuyên thời điểm cuối năm 2016 giảm 0,0034 đ/đ, tương ứng giảm 0,43% so với đầu năm 2016 Điều đó cho thấy khả năng tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp thời điểm cuối năm có thay đổi một chút so với đầu năm 2016.

- Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn cuối năm là 1,34 đ/đ, giảm 0,066 đ/đ ( giảm 4,69%) so với đầu năm Hệ số này tại thời điểm đầu năm và cuối năm đều >1 cho thấy với tình hình tài chính hiện tại, nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty đủ đầu tư cho TSCĐ.

- Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn cuối năm là 0,61 đ/đ, tăng 0,037 đ/đ tương ứng 6,37% so với đầu năm Hệ số này đầu năm và cuối năm đều

< 1 chứng tỏ nguồn tài trợ tạm thời chưa đủ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Qua phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty có tính ổn định chưa cao, nguồn tài trợ thường xuyên của công ty đủ để đầu tư cho TSCĐ nhưng nguồn tài trợ tạm thời chưa đủ để tài trợ cho tài sản ngắn Trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp tốt hơn nữa để nâng cao khả năng tài chính của Công ty.

2.6.2.2 Các chỉ tiêu phân tích khác

Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty, ta sẽ dùng các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suât nợ: Tỷ lệ này xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với chủ nợ trong phạm vi vốn góp Tỷ suất càng nhỏ thì mức độ đảm bảo càng lớn.

Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốnNợ phải trả × 100 ;đ/đ (2-21)

Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài.

Tỷ tự tài trợ == Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn × 100 ;đ/đ (2-22)

Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiều đồng được hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tổng hai chỉ tiêu này luôn bằng 100%, trong đó tỉ suất tự tài trợ càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng độc lập về tài chính cao, ít bị sức ép của các khoản vay, nợ Ngược lại, nếu tỉ suất nợ cao thì doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chính nhiều. + Hệ số đảm bảo nợ: Phản ánh cứ một đồng vốn vay thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo.

+ Hệ số đảm bảo nợ == Vốn chủ sở hữuNợ phải trả × 100 ;đ/đ (2-23)

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 74

Bảng phân tích khả năng tự đảm bảo nguồn tài chính

T Đầu năm 2016 Cuối năm 2016 So sánh CN/ĐN ± %

5 Tỷ suất tự tài trợ đ/đ 57,00 56,39 -0,61 98,93

6 Hệ số đảm bảo nợ đ/đ 202,34 196,97 -5,37 97,35

Tỉ suất nợ đầu năm 2016 thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,2817 đồng từ vay nợ bên ngoài đến cuối năm thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,2863 đồng vay nợ, tương ứng tăng 1,63% Tỉ suất nợ tăng lên cho thấy các khoản nợ mà Công ty đi vay ngoài tăng lên. Công ty cần phải có những kế hoạch trong kinh doanh nhằm làm giảm nguồn vay ngoài xuống và tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giúp Công ty chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Tỉ suất tự tài trợ đầu năm thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,57 đồng vốn chủ sở hữu, cuối năm thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,5639 đồng vốn chủ sở hữu, tương ứng giảm 1,07% Điều này cho thấy sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty cuối năm thấp hơn đầu năm Đem so sánh giữa tỉ suất nợ và tỉ suất tự tài trợ của Công ty cuối năm 2016, thì ta thấy tỉ suất tự tài trợ lớn hơn 1,97 lần điều này chứng tỏ Công ty đang từng bước tự chủ về tài chính, nhưng tỉ suất tự tài trợ thời điểm cuối năm có gairm nhẹ so với đầu năm 2016, điều đó cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty chưa thật sự ổn định.

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty

Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít bị công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn.

2.6.3.1 Phân tích tình hình thanh toán của Công ty

Qua việc phân tích và so sánh các khoản phải thu và phải trả ở đầu năm và cuối năm, ta thấy rõ được tình hình thanh toán của Công ty có thực sự tốt hay không Từ đó, có những biện pháp nhằm điều chỉnh một cách cân đối giữa thu và chi trong hoạt động kinh doanh.

Qua bảng 2-22 cho thấy,các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2016 giảm 515.486.737 đồng, tức là giảm 15,4% so với đầu năm 2016 Trong đó, khoản phải thu khác giảm mạnh 267.814.580 đồng 23,46% , khoản phải thu của khách hàng giảm 5.469.558 đồng, tương ứng giảm 0,09% do tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài đã khiến cho công tác thu hồi nợ tại hầu hết các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty nói riêng là chưa tốt, chủ yếu là các khoản nợ của các đối tác lâu năm với Công ty nên việc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng tài sản tại thời điểm cuối năm giảm 2,51% so với đầu năm Chứng tỏ trong năm

2016 Công ty đã cải thiện được tình trang bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Tổng nợ phải trả của Công ty cuối năm 2016 tăng 108.830.579 đồng so với đầu năm tương ứng tăng 1,24% Trong đó, khoản quỹ khen thưởng phúc lợi tăng cao nhất 155.269.214 đồng Nguyên nhân là do trong năm 2016 Công ty chú trọng hướng tới quyền lợi nhân viên, nhằm tạo môi trường làm việc thoái mái, tạo hứng thú trong công việc nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo trong hoạt động kinh doanh Ở cả đầu năm và cuối năm 2016, tổng các khoản phải thu đều nhỏ hơn các khoản phải trả chứng tỏ trong năm 2016 Công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, trong đó cuối năm 2016 lượng vốn Công ty đi chiếm dụng tăng so với đầu năm là 624.317.316 đồng, tương ứng 11,56% cho thấy Công ty đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 76

Bảng phân tích tình hình thanh toán ĐVT: Đồng Bảng 2-22

T Chỉ tiêu Đầu năm 2016 Cuối năm

1 Phải thu của khách hàng 5.959.744.221 5.954.274.663 -5.469.558 99,91

2 Trả trước cho người bán 0 0 0 0,00

3 Các khoản phải thu khác 1.141.426.407 873.611.827 -267.814.580 76,54

4 Dự phòng phải thu NH khó đòi -3.754.445.994 -3.996.648.593 -242.202.599 106,45

Tỷ trọng các khoản PT/ Tổng TS

1 Vay và nợ ngắn hạn 3.489.022.624 3.489.022.624 0 0,00

3 Thuế và các khoản PN NN 56.852.622 10.931.625 -45.920.997 19,23

5 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 499.808.762 489.022.624 -10.786.138 97,84

6 quỹ khen thưởng, phúc lợi 24.045.022 179.314.236 155.269.214 745,74

Tỷ trọng nợ phải trả/ Tổng NV (%) 43,00 43,61 0,61 101,41

2.6.3.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp mà còn cả của các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc phân tích các chỉ tiêu sau:

Vốn luân chuyển là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời với việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (đồng) (2-24)

Nó phản ánh số vốn của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn dài hạn, không đòi hỏi phải thanh toán trong thời hạn ngắn.

- Hệ số thanh toán toán tổng quát

Hệ số thanh toán toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = ;(đ/đ) (2-25)

- Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ;(đ/đ) (2-26)

- Hệ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ;(đ/đ) (2-27)

Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán ngắn hạn Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.

- Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không.

Lớp: Quản trị kinh doanh C – K58 78

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = ;(đ/đ) (2-28)

Bảng phân tích khả năng thanh toán theo thời điểm

T Đầu năm 2016 Cuối năm 2016 So sánh CN/ĐN ± %

5 Tiền và tương đương tiền đ 4.990.948.423 6.479.795.862 1.488.847.439 129,83

8 Hệ số thanh toán tổng quát đ/đ 2,33 2,29 -0,03 98,61

9 Hệ số thanh toán ngắn hạn đ/đ 1,73 1,63 -0,10 94,01

10 Hệ số thanh toán nhanh đ/đ 3,55 3,49 -0,06 98,39

11 Hệ số thanh toán tức thời đ/đ 0,87 1,11 0,24 127,96

Kết quả tính toán ở bảng 2-23 cho thấy:

Vốn luân chuyển cuối năm của Công ty là 3.657.902.741 đồng giảm 542.179.564 đồng so với đầu năm Điều đó cho thấy nguồn vốn của Công ty không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chưa sẵn sàng chi trả được các khoản nợ vay ngắn hạn và các khoản nợ bất thường bằng tài sản ngắn hạn của Công ty

Hệ số thanh toán tổng quát lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán vì bảo đảm trang trải được tất cả các khoản nợ phải trả Đầu năm 2016 cứ đi vay 1 đồng thì sẽ có 2,33 đồng tài sản đảm bảo, và đến cuối năm cứ đi vay nợ 1 đồng sẽ có 2,29 đồng tài sản đảm bảo Hệ số này tuy giảm 0,03 đồng tương ứng giảm 1,39% so với đầu năm nhưng vẫn ở mức an toàn.

Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty đầu năm 2015 là 1,73 đ/đ > 1 chứng tỏ

Công ty có khả năng bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp Tuy nhiên tại thời điểm cuối năm, hệ số này là 1,63 đ/đ giảm

0,10 đ/đ tương đương tăng 5,99% so với đầu năm cho thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính còn bất ổn định.

Hệ số thanh toán nhanh đầu năm là 3,55 đ/đ nhưng đến cuối năm hệ số này là 3,49 đ/đ giảm 0,06 đ/đ tương ứng giảm 1,61% cho thấy Công ty không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh.

Ngày đăng: 07/04/2023, 10:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện kế hoạch của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương năm 2015-2016 Khác
[2] Quy chế tiền lương hiện hành của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình dương Khác
[3] Các tài liệu, văn bản, quy định khác của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương Khác
[4] Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
[5] Một số văn bản, quy định của Pháp luật về tiền lương: Nghị định 182/2013/NĐ – CP, Nghị định 205/2004/NĐ – CP,… Khác
[6]PGS-TS. Nguyễn Đức Thành, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, dùng cho ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh Khác
[7]TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thống kê kinh tế, Trường Đại học Mỏ Địa Chất Khác
[8] ThS. Lê Minh Thống, Giáo trình Quản trị học, Trường Đại học Mỏ Địa Chất Khác
[9] Một số đồ án tốt nghiệp ngành kinh tế - QTDN khóa trước Khác
[10] Các tài liệu tham khảo trên internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w