KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dược phẩm
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2, tên giao dịch quốc tế là DOPHARMA, là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế, Doanh nghiệp có trụ sở tại số 9 Trần Thánh Tông - Hà Nội, được xây dựng trên khu đất rộng 12.000m 2
Công ty được thành lập và cấp giấy kinh doanh số 0103006888, mã số thuế
0100109113 ngày 3/3/2005 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp và hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
+ Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu hoá chất, tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.
+ Kinh doanh : máy móc thiết bị y tế, máy móc, thiết bị, bao bì phục vụ sản xuất thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.
+ Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một công ty cổ phần dưới hình thức cổ phần chi phối với 51% vốn nhà nước hoạt động theo các quy định, điều lệ, luật định về công ty cổ phần.
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2, mà tiền thân của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 là một xưởng bào chế quân dược của Cục Quân y, thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ quân đội Thời gian này, thuốc tân dược từ nước ngoài tuy có chất lượng tốt nhưng lại rất khan hiếm Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị trong giai đoạn này là nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc phục vụ chiến trường.
Năm 1954 đơn vị được chuyển về Hà Nội và tiếp tục được Đảng và Nhà nước đầu tư, lấy tên là Xí nghiệp Dược phẩm 6-1 (mùng Sáu tháng Giêng).
Năm 1960, Xí nghiệp Dược phẩm 6-1 được chuyển sang Bộ Y tế quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm số 2 Trong suốt những năm chiến tranh, Xí nghiệp Dược phẩm đã có những đóng góp to lớn trong việc sản xuất và cung cấp thuốc cho bộ đội cũng như nhân dân, phục vụ cho công cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Đầu năm 1985, công trình xây dựng Xí nghiệp Dược phẩm số 2 hoàn thành
Ngày 7 tháng 5 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 338/QĐ- HĐBT công nhận Xí nghiệp Dược phẩm số 2 là doanh nghiệp Nhà nước và được phép hạch toán độc lập để tăng tính tự chủ về tài chính Từ đây Xí nghiệp đổi tên thành
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 và cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới , giai đoạn tự hạch toán kinh doanh trong thời kỳ đất nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh.
Trong những năm đầu, Xí nghiệp chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ với máy móc thiết bị đơn sơ và số lượng công nhân vài chục người Xí nghiệp cũng đã gặp phải những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua trong những năm đầu hoạt động với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập Nhưng cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 đã vượt qua được những khó khăn và ngày càng vững mạnh, giành được uy tín trên thị trường.
Ngày nay, Xí nghiệp đã có một hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại với công nghệ hoàn thiện và quy mô mở rộng với gần 200 cán bộ công nhân viên chức. Hoạt động trong các phân xưởng và phòng ban khác nhau Năm 2003, được sự đầu tư của Nhà nước, Xí nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP (Good Phamarceutical Manufacturing Practice - Cơ sở sản xuất thuốc tốt) Xí nghiệp đã có một cơ sở kỹ thuật sản xuất thuốc tương đối hiện đại với quy trình công nghệ khép kín, sản xuất trong môi trường vô trùng, kỹ thuật xử lý nước tinh khiết, các công đoạn sản xuất nhanh, các kỹ thuật kiểm tra hóa
- lý cao, chuẩn xác đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Xí nghiệp luôn tăng cường đầu tư đổi mới, nâng cấp, tăng cường trang thiết bị nhằm hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tích cực và năng động tìm kiếm các thị trường nhằm duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Đồng thời Xí nghiệp cũng có những chính sách thưởng phạt phù hợp đã khuyến khích được đội ngũ công nhân viên làm việc tích cực có hiệu quả. Đầu tháng 3 năm 2005, Xí nghiệp đã có quyết định của Bộ Y tế cho phép chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, tên chính thức của Xí nghiệp hiện nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
Hiện nay Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một trong những đơn vị hàng đầu trong khối doanh nghiệp Nhà nước Sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng của cả 20 đơn vị thành viên Tổng công tyDược Việt Nam Hàng tháng, Công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 50 loại thuốc tiêm, 95 loại thuốc viên, 5 loại cao xoa, thuốc nước Các mặt hàng có doanh thu lớn phải kể đến Ampicilin, Amoxcilin, Vitamin B1, Vitamin C, Cloxit… Những năm gần đây sản phẩm của công ty liên tục giành được danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" tại các hội chợ triển lãm và có uy tín cao ở cả trong và ngoài nước. Với những thành tích đã đạt được công ty đã đón nhận nhiều huân chương và quan trọng hơn là sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của công ty.
Từ khi được công nhận là doanh nghiệp nhà nước và hạch toán độc lập, Công ty luôn cố gắng lao động sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm đồng thời có những chính sách thích hợp nhằm khuyến khích công nhân viên hăng say lao động, thu hút khách hàng Điều này đã giúp cho công ty đạt kết quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu
1.2.1.Điều kiện địa lý : Địa chỉ nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 được đặt tại: Lô 27 khu công nghiệp Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại
Mê Linh là một huyện nằm ở phía Bắc Hà Nội, giáp sân bay Nội Bài Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn Diện tích: 14.164 ha Nằm trên dải phù sa mùa mỡ ven sông Hồng bốn mùa hoa trái tốt tươi, khí hậu ôn hòa, lại nằm trong trục tam giác phát triển phía Bắc với hệ thống giao thông huyết mạch của cả nước gồm: đường sắt, đường thủy, đường bộ đã giúp Mê Linh thu hút được gần 300 dự án đầu tư trong và ngoài nước Chính nơi đây cũng đã hình thành các khu công nghiệp Quang Minh, Tiền Phong, Kim Hoa với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD và gần 10.000 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội của Mê Linh được cải thiện rõ rệt Các tuyến tỉnh lộ 308, 312, nhiều đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá… được cải tạo, nâng cấp, làm mới đang tạo cho Mê Linh bước phát triển toàn diện.Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tiến bộ. khăn cho việc di chuyển, cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng Còn việc sản xuất sản phẩm lại hoàn toàn yên tâm vì tất cả đều được thực hiện trong hệ thống dây chuyền công nghệ khép kín trong nhà, đảm bảo chất lượng và sản lượng đề ra.
1.2.2.Điều kiện về lao động – dân số:
Mê Linh nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp có số lượng lớn về dân số - lao động hàng đầu cả nước Dân số: 187.255 người (năm 2009) Với nguồn lao động dồi dào, đa dạng từ lao động phổ thông cho tới lao động có trình độ chuyên môn cao tạo nên một số thuận lợi nhất định cho việc tuyển mộ, tuyển chọn lao động phục vụ cho những yêu cầu của doanh nghiệp.
1.2.3.Điều kiện về kinh tế :
Ngành dược là một trong những nhóm ngành đặc biệt thu hút, được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2017 nhờ nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự hồi phục của nền kinh tế.
Trong năm nay, Việt Nam sẽ ký kết hoặc kết thúc đàm phán khoảng 6 Hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương, chưa kể hàng loạt các FTA đã có hiệu lực và đang trên lộ trình cắt giảm thuế quan Cũng theo kế hoạch năm 2015, hàng loạt hiệp định khác cũng có hiệu lực hoặc sẽ được ký kết, như hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Những hiệp định trên sẽ mở ra cho Việt Nam vận hội mới để hội nhập và phát triển Trong đó có 12 ngành công nghiệp được ưu tiên hội nhập gồm sản phẩm từ nông nghiệp, hàng không (vận tải hàng không), ô tô, điện tử ASEAN, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may và may mặc, du lịch, các sản phẩm Trong sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu về nâng cao sức khỏe con người, y tế đã trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại dịch vụ trong nước cũng như quốc tế.
Sự chuyển động càng mạnh mẽ hơn khi hàng loạt các công ty dược phẩm ra đời với nhiều mẫu mã, chức năng và chủng loại sản phẩm Do nhu cầu ngày càng cao của xã hội nên các doanh nghiệp (DN) sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm với hoạt động sản xuất và xuất khẩu thuận lợi hơn nhờ rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ Theo kỳ vọng, một thị trường thống nhất đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển các mạng lưới sản xuất trong khu vực và tăng khả năng của ASEAN trong việc đảm nhận vai trò trung tâm sản xuất của thế giới và là một phần của dây chuyền cung ứng toàn cầu Ngành dược phẩm sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển trong năm 2017
1.2.4.Nhiệm vụ, chức năng của công ty
Sản xuất kinh doanh dược phẩm Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại thuốc tiêm, thuốc viên và các loại hóa phẩm như: Vitamin A, B1, B6, B12, Ampicilin, thuốc cảm cúm, cao xoa được đóng trong các lọ thủy tinh, lọ nhựa hay các vỉ Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số thuốc gây nghiện, có độc tính cao theo chương trình của Nhà nước như Codeinbazo, Nacotin, Hồng Hoàng, Moocphin. Sản lượng hàng năm của Công ty đạt gần 2 tỷ thuốc viên và 100 triệu thuốc tiêm và hàng tấn dung môi hóa chất phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều loại dược phẩm mới hiện nay đã trở nên thông dụng như Rotunda, RutinC.
- Xuất nhập khẩu dược phẩm.
- Tư vấn dịch vụ khoa học trong lĩnh vực dược.
- Kinh doanh các ngành khác theo quy định của pháp luật.
Công nghệ sản xuất của công ty
1.3.1.Quy trình công nghệ sản xuất
Do thuốc là sản phẩm có tác dụng trực tiếp đến cơ thể con người, ảnh hưởng đến sức khỏe nên quy trình sản xuất thuốc phải đảm bảo khép kín và tuyệt đối vô trùng, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh phải chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, sản phẩm được kiểm tra bằng những tiêu chuẩn.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 có 4 phân xưởng: phân xưởng thuốc tiêm, phân xưởng thuốc viên, phân xưởng chế phẩm và phân xưởng cơ điện. Các phân xưởng thuốc tiêm, thuốc viên và chế phẩm là các phân xưởng sản xuất chính sản xuất ra các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Phân xưởng cơ điện là phân xưởng phụ, có nhiệm vụ sản xuất ra các lao vụ cung cấp cho cả ba phân xưởng trên chứ không bán ra thị trường Quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua 3 giai đoạn (được thể hiện qua hình 1.1, hình 1.2, hình 1.3 và hình 1.4)
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, phân xưởng sản xuất bắt đầu tập hợp các yếu tố liên quan trong quá trình sản xuất vào kế hoạch sản xuất (có ghi rõ số lô, số lượng thành phẩm và các thành phần như nguyên liệu chính, tá dược và quy cách đóng gói, khối lượng trung bình viên).Sau đó, Tổ trưởng tổ pha chế sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như phiếu lĩnh vật tư Các loại vật tư đó phải được cân đo đong đếm thật chính xác với sự
- Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất Khi công đoạn sản xuất đã hoàn tất thì bắt đầu kiểm nghiệm thành phẩm Sau khi thành phẩm đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo thì mới tiến hành công việc đóng gói Công việc đóng gói hoàn tất, lúc bấy giờ mới chuyển thành phẩm lên kho cung với phiếu kiểm nghiệm và nhập vào kho của công ty.
Do sản phẩm gồm nhiều loại thuốc khác nhau nên có quy trình khác nhau Mỗi loại thuốc có những tiêu chuẩn định mức riêng Tuy nhiên nói chung các quy trình sản xuất các loại dược phẩm tại Công ty đều là quy trình khép kín, chu kỳ ngắn với số lượng lớn đối với từng loại dược phẩm.
Tại phân xưởng thuốc tiêm, ngoài công việc pha chế dược liệu còn có các công việc như cắt ống, rửa ống, soi ống, kiểm tra đóng gói, được tiến hành theo 2 dây chuyền, ứng với mỗi loại dây chuyền sẽ sản xuất ra 2 loại sản phẩm thuốc tiêm trên các loại ống 1ml và ống 2ml, 5ml.
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất loại ống 1ml
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất ống 2ml và 5ml Ống rỗng Cắt ống Rửa ống
NVL Pha chế Đóng ống Hàn, soi, in ống Đóng gói hộp Kiểm tra, đóng
Giao nhận gói Ống rỗng Rửa ống Đóng gói hộp Giao nhận Kiểm tra, đóng gói
NVL Pha chế Đóng ống Hàn, soi, in ống
Tại phân xưởng thuốc viên, sản phẩm gồm các lọai thuốc viên nén hay viên con nhộng như: Vitamin A, B, C, Ampicilin, kháng sinh…
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên nén
Tại phân xưởng chế phẩm, sản phẩm là các loại thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, các loại cao xoa.Phân xưởng có tổ mỡ và tổ hóa dược.
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sản xuất các loại chế phẩm
Phân xưởng cơ khí là phân xưởng phụ, chuyên phục vụ sửa chữa định kỳ, thường xuyên, phục vụ điện nước và sản xuất hơi cho các phân xưởng sản xuất chính Phân xưởng này bao gồm các tổ tiện, gò hàn, nồi hơi,…
Các phân xưởng được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín Công tác sản xuất đạt trình độ chuyên môn hóa cao, các tổ sản xuất trong một phân xưởng
NVL Xay, rây Pha chế Dập viên Đóng gói Đóng gói hộp Kiểm tra, đóng
NVL Xử lý Chiết suất Tinh chế Đóng gói hộp Giao nhân Kiểm tra, đóng gói Sấy khô chính là nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Trong thời gian hình thành và phát triển, cùng với số vốn tự có và vốn vay, công ty đã đầu tư mua sắm những trang thiết bị như sau:
Bảng thống kê các loại máy móc thiết bị chính
Tên thiết bị Số lượng
Dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm
Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên
Dây chuyền sản xuất thuốc Đông Dợc 1
Dây chuyền sản xuất thuốc Kem – Mỡ - Gel 1
Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang mềm
Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên
Máy nhũ hoá chân không TFZRJ-350L 1
Máy đóng tuýp nhôm QGGF-60Z-B 1
Nồi diệt khuẩn nguyên liệu thuốc 350L 1
Máy đóng thuốc tiêm bột vào lọ KFS4 1
Máy diệt khuẩn thuốc tiêm bột GMS-B 1
Máy dán băng dính tự động CXH-S/G 1
Máy xếp lọ thuốc tiêm bột SML-700 1
Máy rửa hấp sấy nút cao su KJCS-E 1
Máy đóng gói thuốc tự động DXDK900 3
Dây truyền đếm viên & đóng chai thuốc tự động LP-120 3
Máy dập và làm sạch viên thuốc nén ZP35B,
Máy hút bụi XCJ 210 Số 01 2
Máy trộn khô nguyên liệu thuốc hai chiều
Máy tạo hạt thuốc tầng sôi công nghệ mới
Máy xay nguyên liệu thuốc vạn năng 30B-C 1
Máy dập và làm sạch viên thuốc ZP27 1
Máy ép vỉ thuốc màng nhôm-nhựa, nhôm- nhôm DPH250A 2
Qua bảng thống kê các loại máy móc (Bảng 1-1) cho thấy, công ty rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Tình hình tổ chức quản lý và lao động của công ty Dược phẩm TW2
1.4.1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty a Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 nằm trên khu đất rộng gần 12.000m 2 gồm các phân xưởng, kho bãi, nhà cửa Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty hiện nay có gần 200 người, trong đó có khoảng 100 người có trình độ đại học, trung cấp, còn lại là đội ngũ công nhân lành nghề, đã qua đào tạo.
Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến - chức năng, tập thể lãnh đạo, cấp dưới trực tiếp chịu sự quản lý của cấp trên theo chế độ một thủ trưởng Việc lựa chọn này nhằm thống nhất mệnh lệnh để tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm đối với người cụ thể và để cung cấp những thông tin rõ ràng trong tổ chức Hiện nay, Công ty đã cổ phần hóa, cơ quan có quyền hành cao nhất ở công ty là Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó Công ty còn thành lập Ban kiểm soát nhằm kiểm tra, giám sát những hoạt động của Hội đồng quản trị có phù hợp với mục tiêu và lợi ích của Công ty. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo đến các phòng ban, các phân xưởng.
Tại các phòng ban, trưởng phòng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc Dưới trưởng phòng là các phó phòng, có trách nhiệm trợ giúp trưởng phòng đối với mọi công việc của phòng.
Tại các phân xưởng sản xuất, đứng đầu là quản đốc phân xưởng, có nhiệm vụ đôn đốc công nhân làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất với người quản lý cấp trên trực tiếp là Giám đốc. b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên trong đó có 1 Chủ tịch Hội đồng quản đồng quản trị triệu tập hoặc do Ban kiểm soát triệu tập Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị theo niên khóa của Đại hội đồng cổ đông là 3 năm.
- Giám đốc của Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty chưa có Phó giám đốc Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động của Công ty.
- Ban kiểm soát gồm 3 người trong đó có 1 trưởng Ban kiểm soát kiêm Phó phòng tài chính - kế toán Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động điều hành của Giám đốc Công ty cũng như của Hội đồng quản trị.
- Các phòng ban trong Công ty gồm có:.
+ Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các nguyên vật liệu nhập vào Công ty, kiểm tra việc các công việc kiểm tra hàm lượng các hóa chất đưa vào pha chế thuốc, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành về bao bì, mẫu mã theo quy định của Bộ Y tế và viện kiểm nghiệm trước khi nhập kho và đưa vào tiêu thụ.
+ Phòng đảm bảo chất lượng: kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hoàn thành từ đó đưa ra các kiến nghị để thay đổi, có trách nhiệm ban hành các quy chế dược chính vì các công ty dược nói chung hoạt động theo nguyên tắc Dược điểm Việt Nam , tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo quy định của Nhà nước, cục Dược và Bộ Y tế, xây dựng các quy định định mức kỹ thuật dược: định mức kinh tế kỹ thuật thuốc tiêm, thuốc viên, chiết suất, cao xoa, soạn thảo các bài giảng cho công nhân dược để nâng bậc, theo dõi tình hình biến động với phòng nghiên cứu để ban hành quy trình sản xuất thuốc Ngoài ra còn có nhiệm vụ quy hoạch về đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị cho Công ty, đồng thời tiến hành sửa chửa thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc trang thiết bị tại Công ty.
+ Phòng kế hoạch cung ứng: do Giám đốc chỉ đạo, có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch lao động, tiền lương cho các phân xưởng và toàn Công ty Đồng thời chịu trách nhiệm thu mua và quản lý các loại vật tư, nhiên liệu đảm bảo nguyên liệu, bao bì về mọi mặt số lượng và chất lượng phục vụ cho sản xuất.
+ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự,thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của người lao động và các cổ đông, xây dựng và tham mưu về tiêu chuẩn lương, thưởng, bảo hiểm, điều hành bộ máy hành chính, các công việc chung liên quan đến các vấn đề xã hội cũng như đời sống tinh thần của người lao động trong Công ty.
+ Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện tiêu thụ mọi sản phẩm Công ty sản xuất ra Công việc của phòng kinh doanh là tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh và ổn định., tiến hành quảng cáo… Đồng thời phòng kinh doanh có nhiệm vụ cố vấn cho Giám đốc ra các quyết định về sản xuất, tiêu thụ sau khi đã tiến hành nghiên cứu, thăm dò thị trường.
+ Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, thống kê, lưu trữ, cung cấp các số liệu, thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn của Công ty trong mọi thời điểm cho Giám đốc và các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế, trên cơ sở đó giúp Giám đốc phân tích hoạt động kinh tế để đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
+ Phòng bảo vệ: phụ trách việc bảo quản mọi tài sản thuộc phạm vi quản lý của Công ty, kiểm tra hàng hóa, vật tư xuất ra, mua vào có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định hay không.
Các phân xưởng sản xuất của Công ty chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính sản xuất các loại thuốc tiêm, thuốc viên và các loại hóa chất Phân xưởng phụ cơ điện phục vụ về điện nước, hơi cho hoạt động của các phân xưởng chính.
Hình 1.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Phòng đảm bảo chất lượng
Phòng kế hoạch cung ứng
Phòng kiểm chất tra lượng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 NĂM 2016
Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty là nghiên cứu một cách toàn diện, có căn cứ khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm rút ra những kết luận tổng quát về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ ra những ưu nhược điểm và đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả và phát triển bền vững. Để có các nhận định tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2, ta tiến hành đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu được thể hiện trong bảng 2-1.
Năm 2016, tổng giá trị sản lượng sản xuất ra đạt 152.216 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 17.038 triệu đồng, tương ứng tăng 1,13%, và vượt kế hoạch đặt ra trong năm 2016 Nguyên nhân do thị trường phát triển, nhu cầu về bảo vệ sức khỏe của con người ngày càng được chú ý hơn vì vậy Công ty đã tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Nhu cầu thị trường tăng làm doanh thu thuần của Công ty cũng tăng hơn so với năm 2015 Năm 2016, doanh thu thuần đạt 90.194 triệu đồng, tăng 17% so với năm trước và vượt 12,7% kế hoạch đặt ra Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng lên do giá nhập nguồn nguyên vật liệu đầu vào tăng, thời gian trồng và canh tác một số loại thảo dược khá khó khăn do vậy giá vốn hàng bán năm 2016 là 89.314 triệu đồng, tăng 12.740 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 16,6%) Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 cũng tăng lên 1,1 triệu đồng ( tương ứng 3,8%) so với năm 2015 Do thuế các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2016 của Công ty giảm 4,7% so với năm 2015 nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm nay chỉ tăng 5,5 triệu đồng ( tương ứng 24,2%) so với năm trước.
Ngoài ra, trong một doanh nghiệp để tạo ra những giá trị thì yếu tố lao động là rất quan trọng Đó là lực lượng chính tạo ra những giá trị thặng dư cho doanh nghiệp Nắm bắt được điều đó nên trong năm 2016 Công ty Cổ phần Dược phẩmTrung Ương 2 đã có những biện pháp cũng như những chính sách quản lý lao động tốt nhất Điều đó được thể hiện : số lao động của Công ty trong năm 2016 là 190 người, tăng 9 người so với năm trước (tương ứng 5%) Năng suất lao động hiện vật triệu đồng tăng lên 3.422 triệu (30,8%) so với năm 2015 Tổng quỹ lương tăng lên làm cho tiền lương bình quân của một công nhân viên cũng được cải thiện từ 5,12 triệu đồng/người-tháng lên 6,38 triệu đồng/người-tháng, tăng 0,38 triệu đồng/người- tháng tương ứng tăng 26,2% so với năm 2015.
Tóm lại, qua phân tích đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 năm 2016 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả Bên cạnh những chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với năm 2015 còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.Vì vậy công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được những mục tiêu để ra.
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra, từ đó cho các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính cân đối và sự phù hợp với thực tế sản xuất và tiêu thụ, trên cơ sở đó xác định phương hướng chiến lược sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2, là một Công ty kinh doanh trong ngành dược, liên quan trực tiếp tới sức khỏe của con người nên Dopharma đặc biệt chú ý tới việc sản xuất sản phẩm Công ty nghiên cứu dự báo khối lượng tiêu thụ, từ đó Công ty mới quyết định lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm với khối lượng bao nhiêu, trong thời gian như thế nào Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Các chỉ tiêu sản xuất phải được xác định trước và được coi là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính khác Mặt khác, việc xây dựng những chỉ tiêu sản xuất về định mức khối lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành, lợi nhuận của Công ty.
Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm có nhiệm vụ đánh giá một cách toàn diện các mặt sản xuất sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nhằm mục đích:
- Đánh giá quy mô sản xuất, sự cân đối và phù hợp của nó với tình hình thực tế.
- Tìm ra những tiềm năng của sản xuất và khả năng tận dụng chúng.
- Xác định phương hướng chiến lược cho sản xuất kinh doanh trên các loại sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty tác giả đi vào phân tích chi tiết các vấn đề sau:
Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty cổ phần Dược phẩm TW2
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 SSTH 2016/TH2015 SS TH2016/KH2016
1 Tổng giá trị sản lượng sản xuất Tr.đ 80.347 85.000 95.345 14.998 118,7 10.345 112,2
2 Giá vốn hàng bán Tr.đ 76.574 80.030 89.314 12.740 116,6 9.284 111,6
3 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tr.đ 77.056 82.000 90.194 13.138 117,0 8.194 110,0
5 Tổng tài sản bình quân Tr.đ 438.224 400.000 382.967 -55.257 87,4 -17.033 95,74
6 Tổng số lao động Người 181 185 190 9 105 5 102,7
- Theo giá trị Tr.đ/ng-th 35,9 37,5 39,9 4 111,1 2,4 106,46
9 Tiền lương bình quân Tr.đ /ng-th 5,1 6 6,4 1,3 126,2 0,38 110
10 Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đ 29,2 30 30,3 1,1 103,8 0,3 101
2.2 Phân tích tình hình s n xu t và tiêu th s n ph mả ấ ụ ả ẩ
Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra, từ đó cho các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính cân đối và sự phù hợp với thực tế sản xuất và tiêu thụ, trên cơ sở đó xác định phương hướng chiến lược sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2, là một Công ty kinh doanh trong ngành dược, liên quan trực tiếp tới sức khỏe của con người nên Dopharma đặc biệt chú ý tới việc sản xuất sản phẩm Công ty nghiên cứu dự báo khối lượng tiêu thụ, từ đó Công ty mới quyết định lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm với khối lượng bao nhiêu, trong thời gian như thế nào Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Các chỉ tiêu sản xuất phải được xác định trước và được coi là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính khác Mặt khác, việc xây dựng những chỉ tiêu sản xuất về định mức khối lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành, lợi nhuận của Công ty.
Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm có nhiệm vụ đánh giá một cách toàn diện các mặt sản xuất sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nhằm mục đích:
- Đánh giá quy mô sản xuất, sự cân đối và phù hợp của nó với tình hình thực tế.
- Tìm ra những tiềm năng của sản xuất và khả năng tận dụng chúng.
- Xác định phương hướng chiến lược cho sản xuất kinh doanh trên các loại sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty tác giả đi vào phân tích chi tiết các vấn đề sau:
2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm Đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 sản xuất thuốc về là một quá trình đặc thù của ngành, chủ yếu khâu sản xuất của Công ty đó là mua nguyên vật liệu và xử lý nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất Nói cách khác thì quá trình sản xuất là quá trình chủ yếu trong hoạt động của Công ty Công ty nghiên cứu dự báo khối lượng sản xuất, từ đó Công ty mới quyết định lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm với khối lượng bao nhiêu,trong thời gian như thế nào… Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao Chủng loại mặt hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị doanh thu của Công ty Kết cấu mặt hàng trong tổng sản lượng tiêu thụ thay đổi dẫn đến doanh thu thay đổi Để phân tích kỹ hơn cần đi sâu phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng
2.2.1.1 Phân tích sản lượng sản xuất theo mặt hàng
Hiện nay công ty đang tiến hàng sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm, các sản phẩm của công ty sản xuất được với nhiều mẫu mã và các dạng bào chế: Viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng, thuốc bột và thuốc cốm…góp phần đem đến cho người sử dụng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo sức khỏe và tiện dụng.
+ Thuốc dạng viên nén: viên nén có nhiều hình dạng, kích thước; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản Tốt nhất là nên uống vơi nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 150ml) Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê.
Một số các sản phẩm như: Rotuda, hoạt huyết dưỡng não, ampicillin, kim tiền thảo
+ Thuốc dạng túi, gói bao gồm các sản phẩm như: Cefadroxil, mutastyl, … + Thuốc dạng dịch: Gentamicin, lyncomicin, cafein
+ Thuốc dạng nang cứng: ampicilin, amocixilin, methionine…
Sản phẩm của công ty phát triển rộng rãi và được phân bố trên khắp cả nước Các sản phẩm của Dopharma hiện có trên toàn quốc và ở các bệnh viện, đại lý lớn từ trung ương đến địa phương Doanh thu của công ty tăng lên qua từng năm.
Trong năm 2016 các sản phẩm sản xuất của công ty đã tăng mạnh so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch đề ra của năm Cụ thể là:
+ Thuốc dạng viên nén sản xuất mạnh nhất, tăng 4,9% so với năm 2015 và tăng 2,76% so với kế hoạch Do thuốc dạng viên là dạng thuốc thông dụng và phổ biến nhất, bảo chế thuốc ở dạng này người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng,bảo quản còn công ty thì có thể dễ dàng bào chế và đảm bảo các thành phần của thuốc này Nguyên nhân là nguồn nguyên liệu đầu vào bị mất mùa, thiệt hại do thiên tai, và dạng siro này có thời hạn sử dụng ngắn
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng, trong đó dạng thuốc bào chế viên nén; viên nén bao phim, viên nén bao đường; thuốc cốm; thuốc kem, mỡ, gel; dung dịch thuốc tiêm đều tăng so với năm trước về sản lượng sản xuất, duy chỉ có các sản phẩm thuốc được bào chế giảm so với năm trước: dạng thuốc bột (giảm 1,45%) và dung dịch siro Về sản xuất năm 2016 hầu như đều vượt kế hoạch đề ra với các dạng thuốc được bào chế từ viên nén bao đường, viên nén bao phim; viên nén; thuốc cốm; dung dịch thuốc tiêm Có 3 dạng bào chế thuốc có sản lượng sản xuất giảm nhưng đều đạt trên 90% so với kế hoạch là viên nang cứng và thuốc bột, dung dịch thuốc siro
Công ty cổ phần Dopharma là công ty dược phẩm sản xuất các sản phẩm thuốc đông dược và tân dược, trong đó sản xuất thuốc tân dược, được xem là chủ lực của công ty.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ khoa học kỹ thuật của một doanh nghiệp Tài sản cố định là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định là việc làm cần thiết trong quá trình phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Việc phân tích tính hình sử dụng tài sản cố định gắn liền với việc xác định và đánh giá trình độ vận dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vì năng lực sản xuát là khả năng sản xuất sản phẩm lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng một cách đầy đủ máy móc thiết bị sản xuất hiện có, trong điều kiện công nghệ sản xuất hợp lý, tổ chức sản xuất và lao động khoa học.
Nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng TSCĐ là:
- Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ, xác định nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng TSCĐ và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
- Xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, phân tích trình độ tận dụng năng lực sản xuất, tìm ra các khâu yếu và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng triệt để hơn nữa các khả năng tiềm tàng của sản xuất.
2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là cách dùng con số để mô tả trạng thái, mức độ sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt hay xấu, làm cơ sở đề ra phương pháp quản lý TSCĐ Xem xét khả năng tạo ra bao nhiêu giá trị khi sử dụng 1 đồng vốn cố định trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ (H hs ):
Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Q: khối lượng sản phẩm làm ra trong kì
Giá trị TSCĐ bình quân năm 2015, năm 2016 lần lượt là:
Như vậy, hiệu suất sử dụng TSCĐ theo giá trị trong năm 2015 và 2016 như sau:
Hệ số huy động TSCĐ (H hđ ):
Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì cần một lượng vốn cố định là bao nhiêu Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt.Hệ số huy động tài sản cố định là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức:
Với Hhs : là hiệu suất sử dụng TSCĐ
Thay số vào công thức (2-3), ta được:
Qua bảng 2-9 ta thấy, hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2015: với 1 đồngTSCĐ bỏ ra tạo ra được 0,68 đồng doanh thu thuần Còn ở năm 2016 thì 1 đồngTSCĐ bỏ ra tạo ra được 0,74 đồng doanh thu thuần, con số này tăng so với năm
2015 là 0,06 đồng; tương ứng 8,95% Nguyên nhân là do năm 2016 tổng giá trị sản lượng sản xuất lớn hơn năm 2015, và giá trị bình quân nguyên giá TSCĐ năm 2016 cao hơn so với năm 2015, với mức tăng là 10.484.064.335 đồng Như vậy có thể thấy rõ ràng là năm 2016 hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty tốt hơn năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2016 lớn hơn tốc độ tăng của TSCĐ.
Hệ số huy động TSCĐ: Năm 2015, để tạo ra 1 đồng doanh thu Công ty cần phải huy động 1,46 đồng TSCĐ Năm 2016 để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty chỉ cần huy động 1,34 đồng TSCĐ, giảm 0,12 đồng (tương ứng với giảm 8,22%) so với năm 2015 Điều này chứng tỏ năm 2016 công ty bỏ ra chi phí ít hơn so với hiệu quả thu lại.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2016 đã tăng so với năm 2015 nhưng hệ số huy động giảm đi nhưng hệ số này chưa hợp lý, qua đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty là chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính kinh tế trong công tác sử dụng tài sản cố định Công tác sửa chữa máy móc thiết bị thay thế các phụ tùng chưa kịp thời làm cho tài sản cố định chưa phát huy được hết công suất, không nâng cao hiệu quả kinh doanh Vì vậy, công ty cần chú ý điều này, công ty nên đầu tư hơn nữa vào tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh Và có thể nói năm 2016 công ty đã sử dụng TSCĐ chưa đạt hiệu quả.
Bảng đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2015-2016
TT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015
2 Giá trị bình quân NG
3 Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ đồng 80.346.898.254 95.345.233.564 14.998.335.310 118,67
4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ đ/đ 0,68 0,74 0,06 108,82
Như vậy, phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét kết cấu TSCĐ đó xem có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng bộ phận TSCĐ Từ đó xây dựng chiến lược đầu tư TSCĐ theo một kết cấu hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng.
Qua bảng 2-10 kết hợp biểu đồ hình 2.4 ta thấy :
Trong nhóm tài sản cố định hữu hình, nhóm máy móc thiết bị chiểm tỉ trọng cao nhất, chiếm 48,91% ở thời điểm đầu năm và chiếm 49,23% tại thời điểm cuối năm Tức đã tăng 0,32% do mua sắm thêm máy móc thiết bị mới phục vụ sản xuất. Nhóm tài sản này chiếm tỉ trong lớn nhất là hợp lí, vì là công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất dược phẩm cần nhiều loại máy móc thiết bị Công ty cần đầu tư thêm nhiều tài sản cố định trong nhóm này để nâng cao hiệu quả sản xuất
Nhóm tài sản có tỷ trọng lớn thứ hai là nhà xưởng, vật kiến trúc Chiếm 28,51% ở thời điểm đầu năm và chiếm 28% tại thời điểm cuối năm Tức đã giảm đi 0,51%. Nhóm tài sản này chiếm tỉ trong vừa phải Do là công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất thì loại tài sản này không nhất thiết quá lớn vì vậy kết cấu của nó tương đối hợp lý Nhóm tài sản có tỷ trọng lớn thứ ba là phương tiện vận tải Đầu năm tỷ trọng của nó là 11,2%, đến cuối năm là 12,54%, tăng lên 1,54%, do mua sắm thêm Nhóm này chiếm tỉ trọng cao là hợp lí vì trong công tác sản xuất - công tác vận chuyển chủ yếu bằng phương tiện vận tải , nên việc đầu tư thêm tài sản cố định nhóm này là rất hợp lí.
Nhóm có tỉ trọng thấp nhất đó là thiết bị quản lí, ở đầu năm nó chiếm 3,03%, đến cuối năm giảm đi 2,96% Điều này hợp lí do là công ty sản xuất công tác quản lí chiếm tỉ trọng nhỏ trong số tài sản cố định hữu hình việc giảm nhóm tài sản này đi 0,07% cho thấy công ty đã cắt giảm đi các thiết bị không cần thiết, kém hiệu quả và có thể trong năm tới công ty sẽ đầu tư loạt thiết bị quản lí mới với ứng dụng và chất lượng cao hơn Còn lại trong nhóm TSCĐ hữu hình này thì tỷ trọng của TSCĐ hữu hình khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ Ta thấy cơ cấu tài sản cố định của công ty là tương đối hợp lý Công ty có sự đầu tư thích hợp cho các loại tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty cần cố gắng duy trì cơ cấu tài sản cố định ổn định
Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố có tính chất quyết định nhât Sử dụng tốt nguồn sức lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động Lao động kỹ thuật của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty
Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không Qua đó tìm ra các biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động.
Bảng phân tích số lượng lao động của công ty năm 2016 ĐVT: Người Bảng 2-13
STT Loại lao động TH
Năm 2016 TH2016/TH2015 TH2016/KH2016
Qua bảng trên cho thấy, số lượng lao động gián tiếp của công ty năm 2016 có 45 người giảm 15 người so với năm 2015 tương ứng giảm 25% và giảm so với số kế hoạch là 15 người tương ứng là giảm 50% so với kế hoạch Do năm
2016 trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại nên số lao động gián tiếp giảm đi
Trong đó số lao động trực tiếp trong năm 2016 tăng 24 người so với năm
2015, tương ứng tăng 19,8%; tăng so với kế hoạch của năm là 15 người tương ứng tăng 11,54%
Tỷ lệ tăng số công nhân này nhỏ hơn tỷ lệ tăng giá trị sản lượng sản xuất Cụ thể sản lượng sản xuất năm 2016 tăng 2.216 triệu đồng tương đương tăng 101,48% so với năm 2015, điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng số công nhân này hiệu quả. Để biết được việc tăng số lượng lao động có hợp lý hay không cần tiến hành so
Song, trên thực tế công ty sử dụng 190 người, như vậy đã sử dụng nhiều hơn lao động so với thực hiện năm 2015 là: N = 190 - 161 = 29 (Người).
Tương tự, giả định nếu NSLĐ không có biến đổi gì so với kế hoạch năm 2016 thì để có được giá trị sản xuất 135.178 triệu đồng năm 2016, công ty cần sử dụng:
Như vậy công ty đã sử dụng lao động nhiều hơn so với kế hoạch năm 2016 là:
Từ kết quả tính toán cho thấy, mức tăng của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2016 là chưa hợp lý khi mà số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ còn lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 23,68% và 76,3% trong năm 2016 So với năm 2015 thì tỷ trọng lao động trực tiếp và gián tiếp giảm đi Nguyên nhân là do Công ty giảm quy mô trong lĩnh vực sản xuất và chú trọng tới lĩnh vực kinh doanh tài chính vào năm 2016.
Nhìn chung, số lượng lao động trực tiếp của công ty năm 2016 đều tăng so với năm 2015 nhưng tỉ trọng lại giảm Số lượng công nhân viên Công ty tăng, số lượng nhân viên gián tiếp giảm nhiều hơn số lượng tăng nhân viên sản xuất trực tiếp như vậy chưa phù hợp với mục đích cắt giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty Do chính số lượng lao động trực tiếp tăng lên như vậy cũng đã phần nào đáp ứng được hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2016 nhu cầu về tính đa dạng, đa chức năng của sản phẩm ngày càng tăng cao, số lao động trực tiếp tăng thêm để tăng quy mô sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất.
2.4.2 Phân tích số lượng lao động
Trong doanh nghiệp có nhiều người tham gia lao động, họ thực hiện những công việc khác nhau, mỗi công việc đòi hỏi một trình độ kỹ thuật khác nhau, người lao động muốn đáp ứng được các công việc đó đòi hỏi cũng phải có trình độ kỹ thuật, tay nghề tương ứng Để phân tích chất lượng lao động trong Công ty ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu để phân tích như: Trình độ học vấn, tuổi đời, trình độ văn hóa… dưới đây ta sẽ đi sâu vào phân tích chất lượng lao động của Công ty qua một số chỉ tiêu
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 có đội ngũ cán bộ công nhân viên còn rất trẻ và có trình độ cao Điều này có thể coi là một điểm mạnh của Công ty, nếu kết hợp được tốt sức sáng tạo và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ với kinh nghiệm của những người có thâm niên công tác thì Công ty Cổ phần Dược phẩm TW2 đã tìm ra được những hướng đi mới phù hợp với mình và đã tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thị trường.
Nhìn vào bảng có thể thấy tổng số lao động của công ty năm 2016 tăng 9 người so với năm 2015 trong đó lao động nữ tăng 11 người, lao động nam giảm
20 người Cùng với đó trình độ đại học giảm 1 người và trên đại học tăng 10 người, trình độ trung cấp lại giảm 12 người, và công nhân kỹ thuật tăng 18 người Qua bảng trên cho thấy sự biến động về lao động trong công ty năm 2016, có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm
Bảng phân tích cơ cấu lao động qua trình độ và giới tính ĐVT: Người Bảng 2-14
Ta thấy: Tổng số lao động trong công ty có sự thay đổi, cụ thể là: năm 2015 là
181 người tăng 31 người so với năm 2014 Năm 2016, tổng số lao động là 190 người tăng 9 người so với năm 2015.
2.4.3.Phân tích cơ cấu lao động
Lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, số lao động trực tiếp có sự gia tăng qua các năm Năm 2015 tăng 31 người so với năm
2014 Năm 2016 tổng số lao động trực tiếp tăng là 11 người so với năm 2015
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2016 là 52 người, chiếm 27,37% trong tổng số lao động của Công ty; tăng 9 người, tương ứng tăng 3,61% so với năm 2015 Số lượng lao động trình độ trung cấp có 33 người chiếm 17,37% trong tổng số lao động, so với năm 2015 giảm với số lượng là 18 người tương ứng giảm 16,67%, số lượng lao động phổ thông có 70 người tăng 15 người tương ứng tăng 10,81% so với năm 2015.
Do xác định được mục tiêu như vậy cho nên số lao động có trình độ đại học và trung cấp của công ty có tăng qua từng năm nhưng với tỷ lệ tăng không lớn lắm. Riêng về công nhân kỹ thuật có tay nghề lại tăng đều qua các năm Ngoài ra công ty còn có thêm lực lượng lao động phổ thông, lực lượng lao động này thường chiếm tỷ lệ lao động nhỏ trong tổng số nhân viên, thường là các công nhân thử việc…
2.4.5.Phân tích chất lượng theo giới tính
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động nữ năm 2016 chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số lao động Cụ thể số lao động nữ năm 2016 là 110 người chiếm 57,89% trong tổng số lao động, số lượng lao động nam là 80 người chiếm 42,11% trong tổng số lao động Điều này chứng tỏ cơ cấu số lượng lao động theo giới tính của công ty tương đối phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty - lĩnh vực nghiên cứu phân tích dược phẩm
Phân tích giá thành sản phẩm
Giá thành là chỉ tiêu tổng hợp tất cả các chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm, nó là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, quản lý, tổ chức lao động tiền lương của Công ty.
Chi phí sản xuất là sự phát sinh việc sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc tính toán đúng, đủ chi phí bỏ ra sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Bởi vậy, việc phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới giá thành và giá bán sản phẩm cho phép doanh nghiệp biết được khả năng sẵn có của mình để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý chi phí giá thành và định giá bán sao cho tổng mức lợi nhuận đạt cao nhất Đứng trên góc độ quản lý, để hạ giá thành sản phẩm cần phải biết rõ nguồn gốc hay con đường hình thành của nó, nội dung cấu thành.
Phân tích giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nó cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thông tin cần thiết để đề ra các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định liên quan đến việc lựa chọn mặt hàng, xác định giá bán, số lượng sản xuất, thu mua, thị trường tiêu thụ Vì giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu quan trọng nhất đối với kinh doanh
2.5.1 Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm
Mục đích phân tích giá thành theo yếu tố chi phí cho biết kết cấu giá thành của các chi phí lao động sống, tư liệu lao động, đối tượng lao động Nó vừa phản ánh trình độ sản xuất thủ công hay cơ giới, bán cơ giới, tự động hóa, mà còn phản ánh mức độ thực hiện các chi phí giữa thực hiện và kế hoạch, do nguyên nhân nào gây ra.
So sánh thực hiện và kế hoạch các yếu tố chi phí, tính kết cấu các yếu tố trong giá thành, việc so sánh theo số tuyệt đối và tương đối, sau đó phân tích bằng lời tìm ra nguyên nhân tăng giảm các chi phí, sau đây là bảng phân tích các yếu tố chi phí của Công ty.
Sự biến động của các yếu tố chi phí tạo thành giá thành sản phẩm được thể hiện trong bảng 2-17 Nhìn vào bảng ta có thể thấy, chi phí nguyên liệu vật liệt chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 60%, tiếp đó là chi phí nhân công khoảng 15% điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp là 1 doanh nghiệp sản xuất.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Trong năm 2016 chi phí nguyên nhiên vật liệu là
60.356 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 10.339 triệu đồng, tương ứng tăng nhân là do trong năm 2016 số lao động của Công ty tăng lên so năm 2015 và số lao động khoán tăng cao nên chi phí bỏ ra tăng lên Đồng thời tiền lương cơ bản cho người lao động cũng tăng theo thời gian nên tổng chi phí nhân công cũng tăng theo.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Năm 2016 chi phí khấu hao tài sản cố định đạt 5.070 triệu đồng giảm so với năm 2015 là 262 triệu đồng tương ứng giảm 4,92
% và đạt mức kế hoạch là 100%
Nguyên nhân là do Công ty vẫn còn sử dụng những tài sản cố định lâu năm và tính đến hết năm 2015 công ty đã khấu hao xong 1 số tài sản cố định, trong năm
2016 không tiến hành khấu hao các tài sản đó nữa
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí tiền điện, nước, tiền điện thoại… Năm 2016 tăng 159 triệu đồng, tương ứng tăng 4,51 % so với năm 2015 Tăng 121 triệu đồng so với kế hoạch của năm, tương ứng 3,41%.Nguyên nhân là do giá điện, nước tăng.
Bảng phân tích các yếu tố chi phí của công ty ĐVT: Triệu đồng Bảng 2-17
Các yếu tố chi phí
TH 2015 Năm 2016 So sánh TH 2016 với
1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 50.017 65,32 56.101 66,76 60.356 67,58 10.340 120,67 4.255 107,58
4 CP dịch vụ thuê ngoài 3.521 4,6 3.558 4,23 3.679 4,12 159 104,51 121 103,41
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí khác… Năm
2016 giảm so với năm 2015 là 936 triệu đồng, tương ứng là 14,37% và đạt 91,45% mức kế hoạch Lý do mà các loại chi phí này tăng lên là do trong năm 2016 Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh do đó cần phải có một lượng vốn bằng tiền lớn để thực hiện Mặt khác, do đặc điểm của Công ty là sản xuất nên cần phải sử dụng chi phí bằng tiền lớn.
2.5.2 Phân tích giá thành sản phẩm/1000 đồng doanh thu
Chỉ tiêu mức chi phí trên 1000đ doanh thu (M) cho biết để tạo ra 1000đ doanh thu thì Công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Bảng phân tích chi phí trên 1000đ doanh thu
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 KH Năm
Như vậy để tạo ra 1000 đồng doanh thu năm 2015 công ty phải dùng 993,75 đồng; trong khi để tạo ra 1000 đồng doanh thu trong năm 2016, Công ty phải bỏ ra990,24 đồng chi phí, giảm 3,51 đồng so với năm 2015 Tuy nhiên không đạt kế hoạch của năm là 9,58 đồng Điều đó cho thấy năm 2016, Công ty đã sử dụng các khoản chi phí hợp lý hơn năm 2015 và vẫn chưa đạt so với kế hoạch của năm đặt ra.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định, giữa chúng luôn có mối liên hệ ảnh hưởng qua lại Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho tình hình tài chính tốt và ngược lại Do đó mục đích của phân tích tình hình tài chính là đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh.
2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm thấy được những nét cơ bản và khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.6.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán năm 2016 của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (đầu năm và cuối năm) Các số liệu của bảng cân đối kế toán là số liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá và phân tích một cách tổng quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. a Phân tích tài sản
Tài sản của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2 bao gồm hai phần là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Giá trị tổng tài sản cuối năm 2016 của Công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2 là: 357.490 triệu đồng, giảm 80.734 triệu đồng so với đầu năm (tương ứng giảm 0,82%), Cụ thể như sau:
- Tài sản dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản (chiếm 80,02% vào thời điểm đầu năm 2016), việc giảm tổng tài sản là do tài sản dài hạn giảm Trong năm 2016, giá trị tài sản dài hạn giảm 82.396 triệu đồng tương ứng giảm 0,77%. Việc sụt giảm này do 3 khoản mục chính trong kết cấu tài sản dài hạn giảm gây ra cụ thể như sau:
+ Các khoản đầu tư tài chính giảm 43.398 triệu đồng tương ứng giảm 0,54% trong năm 2016 là nguyên nhân chính gây sụt giảm tài sản dài hạn.
+ Tài sản cố định năm 2016 có sự sụt giảm so với năm 2015 là 12.293 triệu đồng (giảm 0,86%) Nguyên nhân của sự giảm sút này là trong năm 2016 công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng.
+ Tài sản dở dang dài hạn tại thời điểm cuối năm 2016 giảm 29.857 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 0,81% Nguyên nhân là công ty đã đưa vào sử dụng một số hạng mục công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2016.
- Về phần tài sản dài hạn khác cuối năm 2016 tăng so với đầu năm là 3.152 triệu đồng Tuy nhiên với mức tăng này quá nhỏ không đủ bù cho phần sụt giảm nói trên.
Bảng cân đối kế toán ĐVT: Đồng Bảng 2-19
Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch CN/ĐN
I Tiền và các khoản tương đương tiền 1.363.564.068 1,53 863.896.786 0,99 499.667.282 1,58
III Các khoản phải thu ngắn hạn 63.658.445.241 71,34 58.670.013.789 67,00 4.988.431.452 1,09
V Tài sản ngắn hạn khác 5.564.755.498 6,24 4.599.905.345 5,25 964.850.153 1,21
II Tài sản cố định 73.920.197.218 27,56 86.213.358.757 24,59 -12.293.161.539 0,86
IV Tài sản dở dang dài hạn 125.243.000.000 46,69 155.100.834.676 44,23 -29.857.834.676 0,81
V Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 50.642.000.000 18,88 94.040.000.000 26,82 -43.398.000.000 0,54
VI Tài sản dài hạn khác 18.452.136.752 6,88 15.299.830.204 4,36 3.152.306.548 1,21
II Nguồn kinh phí và 180.675.234 0,30 175.290.000 0,30 5.385.234 1,03
- Tài sản ngắn hạn vào cuối năm tăng hơn so với đầu năm 1.662 triệu đồng, tương ứng tăng 1,02% Chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2016 tăng 4.988 triệu đồng so với đầu năm, nguyên nhân là khách hàng mua hàng chưa trả tiền cho doanh nghiệp và các khoản phải thu ngắn hạn tăng Bên cạnh đó thì tiền và các khoản tương đượng tiền, tài sản ngắn hạn khác trong năm cũng tăng cụ thể như sau:
+ Tại thời điểm cuối năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 499 triệu đồng tương ứng 1,53% Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 964 triệu đồng tương ứng 1,21% so với thời điểm đầu năm.
+ Bên cạnh đó là hàng tồn kho của công ty đã có những dấu hiệu rất tích cực, giảm so với đầu năm là 4.790 triệu đồng tương ứng giảm 0,8% Việc giảm hàng hóa tồn kho cho thấy các chính sách tiêu thụ hàng hóa của công ty đã dần mang lại nhiều dấu hiệu rất tích cực, điều này giúp công ty giảm các khoản chi phí lưu kho, chi phí tài chính do vay nợ để sản xuất từ đó cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp b Phân tích nguồn vốn
Theo nguyên tắc của bảng cân đối kế toán, giá trị tổng tài sản giảm cũng đồng nghĩa với giá trị tổng nguồn vốn giảm tương ứng Tuy nhiên, cần xem xét cụ thể kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp Tổng nguồn vốn cuối năm 2016 giảm 0,82% so với đầu năm 2016 trong đó nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả chiếm tỷ trọng 83,36% và vốn chủ sở hữu chiếm 16,64% tại thời điểm cuối năm.
- Nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối năm giảm 81.448 triệu đồng tương ứng giảm 0,79% so với thời điểm đầu năm, nguyên nhân là công ty đã tiến hành chi trả một số các khoản nợ đã đến thời gian đáo hạn
+ Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao đầu năm là 71,83% và có xu hướng giảm tại thời điểm cuối năm chỉ còn 52,80% tương ứng giảm 115.223 triệu đồng
+ Nợ ngắn hạn của công ty tăng 15.775 triệu đồng (tăng 1,15%) Nguyên nhân chính là do các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước và phải trả ngắn hạn tăng lần lượt là 4.169 triệu đồng và 4.399 triệu đồng, 5.384 triệu đồng. Qua đó có thể thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác đây là một tín hiệu tốt tuy nhiên không mang tính chất lâu dài.
-Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tăng so với thơi điểm đầu năm là 713 triệu đồng tương ứng tăng 1,01% Đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 13,42% lên 16,64% cho thấy công ty đang dần tự chủ hơn về mặt tài chính Trong đó vốn chủ sở hữu tăng là do quỹ đầu tư phát triển tăng 584 triệu đồng (tương ứng tăng 17,89%), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 123 triệu đồng, (tương ứng tăng 128,51%) và lợi ích cổ đông không kiểm soát đều tăng còn các chỉ tiêu khác không có sự thay đổi trong năm 2015.
2.6.1.2.Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2
Căn cứ chọn đề tài
3.1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Những năm vừa qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế thì Đảng và Nhà nước ta còn rất quan tâm đến vấn đề xã hội như việc làm, tiền lương, tiền công Nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của xã hội thì việc làm, nâng cao đời sống xã hội, chăm sóc sức khỏe, lành mạnh hóa xã hội là những vấn đề quan trọng và cấp bách. Để đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận từ đó nâng cao lợi ích của người lao động cũng như mở rộng quy mô phát triển doanh nghiệp trong chính sách quản lý, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách hợp lý hóa các khoản thu chi mà trong đó có chi phí tiền lương.
Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu trong bất cứ xã hội nào bởi ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn của nó Tiền lương thể hiện bản chất kinh tế, chính trị của một xã hội, thể hiện sự giàu mạnh của một quốc gia Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ góp phần ổn định đời sống, ổn định tình hình an ninh, chính trị và thúc đẩy nền kinh tế phát triển Thực chất, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh gồm rất nhiều vấn đề và tác động qua lại giữa các yếu tố mà người quản trị doanh nghiệp phải phân tích đánh giá tổng hợp Tiền lương là một bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động, cũng là một trong các yếu tố chi phí đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, có tác động nhân quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên rất cần được nghiên cứu.
Hiện nay, công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 đã xây dựng quy chế trả lương chi tiết và tỉ mỉ, tương xứng với kết quả làm việc của người lao động Tuy nhiên, một số quy chế thường thích hợp với một thời gian nhất định, đồng thời tư duy nhận thức của người lao động cũng thay đổi, bởi vậy để phát huy và tận dụng nguồn lực hiệu quả hơn cần phải điều chỉnh, bổ sung quy chế trả lương Việc thực hiện trả đúng, trả đủ tiền lương vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa thực hiện đúng quy chế phân phối tiền lương vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa thực hiện đúng quy chế phân phối tiền lương của công ty và chế độ chính sách mà Đảng và Nhà nước đã ban hành Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương điểm của quy chế trả lương dựa trên tính hợp lý trong việc tuân thủ pháp luật và đảm bảo tính đúng đắn trong tiền công trả cho người lao động Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thành quy chế trả lương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 b.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là quy chế trả lương của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 và những điều khoản có quan hệ đến phương pháp phân phối tiền lương, từ quỹ lương thực hiện cho người lao động trong công ty. c.Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết chuyên đề này nhiệm vụ mà tác giả cần làm là:
- Nghiên cứu quy chế trả lương hiện nay của công ty.
- Nghiên cứu các chế độ chính sách và tiền lương.
- Vận dụng các kiến thức lý luận, thực tiễn và các chế độ chính sách để chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của quy chế trả lương của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy chế. d.Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và làm rõ quy chế trả lương và từ đó hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 tác giả đã sử dụng những phương pháp sau:
Thu thập và xử lý số liệu: thông qua các bảng số liệu: hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương trả hàng tháng cho người lao động, số lao động ở các phòng ban.
Phương pháp khảo sát, thống kê và phân tích, tổng hợp số liệu, trích dẫn số liệu.
Tham khảo ý kiến và nhận xét của cán bộ phụ trách tiền lương, trưởng phòng tổ chức và một số người lao động trong Công ty.
Những lý luận cơ bản về tiền lương và quy chế trả lương
3.2.1 Lý luận cơ bản về tiền lương a.Định nghĩa về tiền lương
Có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau và góc độ nhìn nhận khác nhau
Theo quan điểm cũ : Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người Theo quan điểm này, chế độ tiền lương mạng nặng tính phân phối cấp phát.Tiền lương vừa được trả bằng tiền (tiền lương danh nghĩa) vừa được trả bằng hiện vật hoặc dịch vụ thông qua các chế độ nhà ở, y tế, giáo dục và các khoản phúc lợi không mất tiền hoặc mất tiền không đáng kể Chế độ tiền lương này mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động của người lao động và xem nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động.
Do đó không gắn lợi ích với thành quả mà họ sáng tạo, vì thế tiền lương không đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định, không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng.
Ngày nay, khái niệm tiền lương đã thống nhất tuy nhiên cách diễn đạt vẫn có những điểm khác nhau.
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và các quy định pháp luật về tiền lương Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm…)
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại ở Việt Nam, sức lao động được coi là hàng hóa, vì vậy có thể đề xuất khái niệm tiền lương như sau: Tiền lương là thu nhập bằng tiền của người lao động được người sử dụng sức lao động, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với quan hệ lao động, các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường và những ràng buộc của pháp luật. b.Bản chất của tiền lương
Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người sử dụng lao động.
Về mặt xã hội: Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu của người lao động, ở một thời điểm kinh tế xã hội nhất định.
Khoản tiền đó phải được thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, có tính đến mức lương tối thiểu Nhà nước đã ban hành.
Mức lương tối thiểu là khoản tiền lương trả cho người lao động ở mức giản đơn nhất, đủ để tái sản xuất sức lao động cho họ và một phần cho gia đình họ. c Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương.
Tiền lương cao một phương tiện hiệu quả thu hút lao động tay nghề cao và tạo lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Tiền lương còn là phương tiện kích thích, động viên rất có hiệu quả, tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trên thị trường.
Tiền lương có thể ảnh hưởng tới các nhóm khác nhau trong xã hội Tiền lương cao hơn sẽ giúp làm tăng khả năng chi tiêu của các nhân và qua đó làm tăng khả năng chi tiêu của cá nhân và sức mạnh của toàn xã hội.
Tiền lương tăng lên cũng góp phần làm tăng nguồn thu của ngân sách thông qua việc đánh thuế thu nhập quốc dân. d.Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Trả lương ngang nhau cho người lao động ngang nhau
Khi hao phí lao động như nhau thì phải trả lương như nhau và ngược lại. Nguyên tắc này được dùng làm thước đo để so sánh, đánh giá hao phí lao động của người lao động trong quá trình thực hiện trả lương cho họ Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng vì nó đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng trong việc trả lương và nó thể hiện trong các thang bảng lương, trong các hình thức trả lương, trong cơ chế, trong các phương thức trả lương và trong chính sách và tiền lương.
Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân
Yêu cầu của nguyên tắc này là tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân, nhưng mối quan hệ của tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương như thế nào thì tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp Sở dĩ phải đảm bảo nguyên tắc đó nhằm giữ được mối quan hệ tăng tiền lương trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng doanh nghiệp. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự công bằng và tính bình đẳng cho xã hội, kết hợp hài hòa giữa lợi ích các cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.
Nguyên tắc trả lương gắn với hiệu quả công việc
Cần dựa trên việc định giá cho một công việc cụ thể dưới hình thức khoán sản phẩm hoặc khoán công việc Người đứng ra nhận thực hiện công việc phải kí hợp đồng cam kết về trách nhiệm của họ đối với công việc được giao, trách nhiệm này luôn gắn với những điều kiện vật chất, nếu một trong các bên không hoàn thành hợp đồng sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại Theo nguyên tắc này, nếu giá trị lao động của người nhận công việc là phù hợp với công việc họ sẽ hoàn thành thì họ sẽ được nhận lượng tiền công tương xứng với giá trị lao động mà họ đã bỏ ra Nếu giá trị lao động của họ càng cao thì tiền công mà họ nhận được càng lớn Qua đó, bản thân người nhận việc phải rút kinh nghiệm để tìm đến những công việc phù hợp hơn với giá trị lao động của mình Nguyên tắc này còn cho phép ngăn chặn hiện tượng vì tham lợi mà người lao động nhận một lúc nhiều công việc so với khả năng lao động của mình, hoặc chỉ nhận một việc nhưng khả năng lao động của họ không đáp ứng được yêu cầu công việc Chính rang buộc về trách nhiệm vật chất khiến người lao động phải tính toán kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của mình để có thể thu lợi ích. e.Phương pháp trả lương
Người lao động có thể được trả công dưới dạng tiền lương cố định theo một đơn vị thời gian như (tuần, tháng, năm) hoặc dưới dạng tiền công trên cơ sở khối lượng công việc đã hoàn thành…Tiền lương thường được dùng cho cán bộ nhân viên quản lý, chuyên môn nghiệp vụ… còn tiền công thường được dùng để trả cho các loại công nhân sản xuất hoặc nhân viên làm việc ở các vị trí công việc không ổn định.
Phương pháp trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng.
- Trả lương theo thời gian giản đơn
Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương cơ bản + phụ cấp
Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Dược phẩm TW2
Sau khi nghiên cứu quy chế trả lương tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2, có thể nhận thấy rằng quy chế trả lương của Công ty có nhiều ưu điểm, tuy vậy vẫn còn khá nhiều nhược điểm như đã được trình bày ở trên Nếu vẫn cứ áp dụng quy chế trả lương trên dẫn đến việc phân phối tiền lương của Công ty chưa công bằng, còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa khuyến khích tinh thần hăng say sản xuất của người lao động.
Chính vì thế, tác giả xin đưa ra một số biện pháp mới để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong quy chế trả lương của Công ty.
3.4.1 Hoàn thiện việc sử dụng nguồn tiền lương
Công ty cần phải có quy định rõ ràng, chính xác trong việc sử dụng quỹ tiền lương, khi quỹ không sử dụng hết, cuối năm bổ sung lại vào thu nhập của công nhân viên Quỹ lương chi tại Công ty (tương ứng bằng 100%):
- Quỹ khuyến khích thu hút tài năng (trích 2%)
- Lương chế độ phép năm, lễ têt (trích 5%)
- Thưởng tác nghiệp và các danh hiệu khác; (trích 3%)
- Bổ sung thu nhập vào các ngày Lễ, tết; (trích 7%)
Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa tiền lương quyết toán so với quỹ tiền lương đã chi trả sẽ bổ sung hay trừ vào quỹ lương của năm sau nhưng phải hạn chế ở mức tối đa không nên quá 15% Bởi trong quá trình xây dựng đơn giá tiền lương và các định mức các nhà quản lí đã tính toán đến cả trường hợp phát sinh bất thường trong năm nên mức chênh lệch phải có quy định khống chế cụ thể giúp cho khuyến khích được người lao động phát huy hết khả năng lao động Phương pháp trả lương của công ty không dựa trên năng suất lao động của người lao động Vì phương pháp trả lương mà công ty đang áp dụng chưa gắn với lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, nên sẽ dẫn tới việc ỷ lại trong công việc, không có ý thức tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc Ngoài ra còn không khuyến khích được người lao động tăng thời gian làm việc và có thể người lao động không đảm bảo được giờ công. Để khắc phục nhược điểm trên, tác giả xin bổ xung thêm điều khoản quy định về tiêu chí đánh giá năng lực sản xuất, ý thức làm việc của người lao động để làm căn cứ xem xét nâng hệ số theo kỳ và phân phối tiền thưởng Tác giả xin đưa ra mẫu đánh giá thực hiện công việc để xác định tiêu chí xếp hạng người lao động Từ đó, người lao động sẽ có ý thức hơn trong công việc, hăng hái làm việc để hoàn thành tốt công việc, rèn luyện để có thể được xếp hạng cao hơn và để tiền lương mà người lao động nhận được phản ánh đúng kết quả lao động của họ a.Công thức tính lương mới theo hệ số H i
TL1: Tiền lương thời gian người lao động thứ i
TL2: Tiền lương ứng với mức độ đóng góp tham gia công việc của người lao động thứ i
∑TL1: Tổng quỹ lương thời gian theo hệ số lương cấp bậc của cả bộ phận (chưa bao gồm các khoản phụ cấp)
Hcb: Hệ số lương theo cấp bậc của người lao động thứ i
NCcđ: Ngày công chế độ theo quy định của Công ty
NCtt: Ngày công thực tế của người lao động thứ i
Hi: Hệ số tiền lương của người lao động thứ i do Công ty đánh giá
Ki: Hệ số thành tích lao động
Trong đó: Đ1i, Đ2i: Điểm của mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc của người lao động thứ i đảm nhiệm. Đ1 + Đ2: Điểm của mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất. b.Nguyên tắc tính điểm
Xây dựng bảng điểm theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của từng công việc Dựa theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của từng công việc, ta xây dựng được bảng 3-3:
Bảng điểm theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc
STT Chức danh Mức độ phức tạp
Mức độ trách nhiệm công việc (Đ 2i )
6 Chuyên viên kỹ thuật,Tổ trưởng 30 20
- Xây dựng hệ số mức độ tham gia lao động: Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty có thể đưa ra các tiêu chí khác nhau, thang điểm đưa ra tùy thuộc vào tầm quan trọng của mỗi tiêu chí Có 5 tiêu chí sau:
+ Hoàn thành công việc được giao: Để đánh giá năng lực và tính thần làm việc của người lao động.
+ Đảm bảo thời gian hữu ích.
+ Mức độ chấp hành nội quy, quy chế.
+ Tinh thần trợ giúp đồng nghiệp.
Bảng điểm mức độ tham gia lao động của CBCNV
STT Tiêu chí Căn cứ cho điểm Thang điểm Điểm đạt
1 Mức độ hoàn thành khối lượng công việc
Hoàn thành 100% khối lượng công việc 30
Hoàn thành từ 80% - < 100% khối lượng công việc 25
Hoàn thành từ 50% - < 80% khối lượng công việc 15
Hoàn thành < 50% khối lượng công việc 10
2 Tiến độ hoàn thành công việc
Hoàn thành công việc trước tiến độ 25
Hoàn thành công việc đúng tiến độ 20 Hoàn thành công việc chậm tiến độ 10
Chất lượng công việc tốt, vượt yêu cầu 25
Chất lượng đạt yêu cầu 20
Chất lượng chưa đạt yêu cầu 10
Thâm niên trên 7 năm công tác 10
Thâm niên từ 3-7 năm công tác 5
5 Chấp hành nội quy, kỷ luật lao động
Chấp hành tốt kỷ luật, các nội quy và quy định của công ty 15
Vi phạm quy định công ty 1-2 lần/tháng 10 15
Vi phạm quy định công ty >2 lần/tháng 0
Sau khi tiến hành đánh giá điểm cho từng lao động ta sẽ căn cứ vào bảng 3- 4 để xác định hệ số Hi ở bảng 3-5 như sau:
Bảng xác định hệ số tham gia lao động H i
Dưới 60 0,8 c.Tiến hành tính lương theo phương pháp hoàn thiện
Từ việc xây dựng bảng điểm, mức độ trách nhiệm của công việc Theo cách chia lương mới tác giả sẽ chia lại lương cho Bộ phận dây chuyền kem mỡ gel và tổ trình dược viên như sau:
Bước 1: Xác định hệ số thành tích lao động K i :
Xác định được điểm mức độ tham gia lao động của CBCNV căn cứ vào bảng 3-
4 và bảng 3-5 ta có hệ số thành tích Ki của các cán bộ công nhân viên theo bảng sau:
Bảng hệ số thành tích tham gia lao động K i bộ phận dây chuyền kem mỡ gel và tổ trình dược viên
STT HỌ VÀ TÊN Điểm mức độ tham gia lao động Hệ số K i
A Bộ phận dây chuyền kem mỡ gel
Bước 2: Xác định điểm theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc:
Xác định điểm theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc dựa vào bảng theo chức danh và nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên:
Bảng điểm theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm công việc
A Bộ phận dây chuyền kem mỡ gel
Bước 3: Hệ số tiền lương của người lao động thứ i do công ty đánh giá:
Dựa vào công thức H i = ta xác định được hệ số tiền lương của người lao động thứ i do công ty đánh giá như sau:
Bảng hệ số lương của cán bộ nhân viên bộ phận dây chuyền kem mỡ gel và tổ trình dược viên
A Bộ phận dây chuyền kem mỡ gel
Bước 4: Sau khi xác định hệ số tham gia lao động H i cho từng người trong bộ phận, và tiến hành chia lương cho từng cá nhân theo phương pháp mới.
Dựa vào hệ số Hi mà tác giả đưa ra công thức tính tiền lương mới như sau: TL 2
= x (H cb *N i *H i ) xác định được mức lương mới TL2 của mỗi cán bộ nhân viên từng bộ phận như bảng sau:
Bảng chia lương cho cá nhân cho bộ phận dây chuyền kem mỡ gel khi có sự tham gia của hê số H i ĐVT: Đồng Bảng 3-9
STT HỌ VÀ TÊN ∑TL 1 H cb N i H i N i x H i H cb *N i *H i
Bảng chia lương cho cá nhân cho tổ trình dược viên khi có sự tham gia của hê số H i ĐVT: Đồng Bảng 3-10
STT HỌ VÀ TÊN ∑TL 1 H cb N i H i N i x H i H cb *N i *H i
Bước 5: So sánh tiền lương trước và sau khi áp dụng phương pháp hoàn thiện mới.
Từ bảng 3-9 và bảng 3-10 ta có bảng sau:
Bảng so sánh lương trả cho CBCNV theo phương pháp hoàn thiện mới và phương pháp hiện đang áp dụng tại công ty ĐVT: Đồng Bảng 3-11
STT Họ và tên TL trước hoàn thiện
SS sau và trước khi hoàn thiện ± %
A Bộ phận dây chuyền kem mỡ gel
Qua bảng trên cho thấy, tiền lương của nhân viên tăng giảm rõ rệt tùy theo hệ số hoàn thành công việc của từng người Trong đó, người có mức lương tăng nhiều nhất là là anh Nguyễn Ngọc Dương tăng 3.228.855 đồng và anh Phạm Anh Đức trong bộ phận dây chuyền kem mỡ gel tăng 1.642.908 đồng, nhân viên trong bộ phận dây chuyền kem mỡ gel bị giảm mức lương nhiều nhất là chị Nguyễn Thị Cúc lao động, nhờ đó mà ý thức phấn đấu của nhân viên ngày càng tăng lên Tác dụng của việc trả lương theo hệ số mức độ tham gia lao động:
+ Tạo động lực, cải thiện bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động.
+ Phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật và tinh thần sáng tạo của người lao động.
Ngoài ra tiền thưởng là một biện pháp có tác dụng khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, tích cực làm việc để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao cũng như khuyến khích người lao động chấp hành đúng các nội quy,quy định của Công ty Do đó Công ty cũng cần thực hiện tốt công tác đánh giá mức độ thực hiện công việc của mỗi lao động và có chế độ thưởng hợp lý
Ngoài tiền thưởng, Công ty cũng phải xét đến các danh hiệu thi đua như: lao động giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, tập thể lao động giỏi để tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả hơn
Cuối năm, sau khi thực hiện tính toán và cân đối sổ sách, khoản lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho cán bộ công nhân viên như thưởng Tết Điều này thể hiện sự quan tâm của Công ty tới đời sống của cán bộ công nhân viên cũng như thúc đẩy động lực làm việc và sự trung thành, gắn bó với công ty.
3.4.2 Hoàn thiện khen thưởng
Tiền thưởng luôn là một biện pháp tạo động lực mà các doanh nghiệp sử dụng Ở Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2, tiền thưởng theo lương kinh doanh là một biện pháp để kích thích người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động Tuy nhiên, theo cách tính trả thưởng tại Công ty thì tiền thưởng chưa phát huy được hết tác dụng của nó Hiện tại, việc trả thưởng mới chỉ có thưởng tết, còn các hình thức thưởng khác như 8/3, 20/10, sinh nhật đều do bộ phận công đoàn của phòng thưởng.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề tài
Với việc thực hiên biện pháp trên, sẽ góp phần khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, tạo động lực cho người lao động, kích thích tinh thần hang say làm việc của người lao động Ngoài ra với mức lương hợp lý và công bằng sẽ giúp Công ty giữ chân được người lao động và cũng tạo ra được tâm lý an tâm, giúp người lao động gắn bó với Công ty, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tiền lương cho bộ phận lao động gián tiếp trong Tổng Công ty không những xét đến trình độ đào tạo, thâm niên công tác của người lao động thông qua hệ số chia lương (phản ánh giá trị sức lao động) mà còn xét đến cả mức lương theo mức độ chịu trách nhiệm trong công việc được giao, kết quả kinh doanh của đơn vị (phản ánh giá trị sử dụng sức lao động).
Các giải pháp đảm bảo tính dân chủ vì:
Một là, các giải pháp đã đảm bảo tính minh bạch do người lao động có thể đóng góp ý kiến, giám sát việc tính toán những vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
Hai là, các giải pháp được xây dựng dựa trên các căn cứ hợp lý do đó làm cơ sở để thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Với việc xây dựng quỹ lương dự phòng giúp cho Công ty tránh được trường hợp quỹ lương không đủ để chi trả cho người lao động Ngoài ra với việc giúp người lao động hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho người lao động thấy rằng chỉ khi kết quả hoạt động kinh doanh tốt thì thu nhập của mình mới được ổn định và tăng, từ đó người lao động sẽ ý thức hơn trong việc nâng cao năng suất lao động, tay nghề, tạo được thói quen tốt trong các làm việc.
Tổ chức kiến nghị thực hiện đề tài
Công ty cần quy định rõ nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của phòng tổ chức. Công tác về xây dựng và tổ chức trả lương phải do phòng tổ chức đảm nhiệm hoàn toàn.
Cần có nhiều hơn các chính sách ưu đãi cho người lao động vì mục tiêu gắn lợi ích và trách nhiệm của cả công ty cùng lợi ích của người lao động lên hàng đầu.
Tăng cường công tác chất lượng lao động tiền lương, để làm tốt công tác này cần có một lực lượng cán bộ đủ mạnh về số lượng và nhất là chất lượng.
+ Cần điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp vừa tránh được lãng phí vừa nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác lao động, tiền lương.
+ Cần thiết phải đổi mới công nghệ quản lý lao động tiền lương Đưa các phần mềm quản lý bằng tin học (DMS) vào quản lý, thống nhất cách tính toán tiền lương trên toàn công ty.
+ Tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lao động của người lao động trong công tác lao động tiền lương làm cho họ hiểu công tác này gắn liền với sự duy trì và phát triển nguồn nhân lực Đây là một nhiệm vụ quan trọng giúp người lao động hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tránh sai sót.
- Hoàn thiện công tác định mức lao động.
- Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
- Nâng mức lương tối thiểu của Công ty và đánh giá tiền lương, quy định các mức đánh giá tiền lương khác nhau.
Sức lao động của con người là một trong ba yếu tố của sản xuất đồng thời là yếu tố năng động sáng tạo, quyết định nhất Con người vừa là mục đích vừa là động lực của sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường sức lao động của con người là một loại hàng hóa đặc biệt Trong doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố con người nhằm phát triển yếu tố con người từ đó làm bàn đạp phát triển sản xuất kinh doanh Do vậy công tác quản trị tiền lương là công tác rất quan trọng và cần thiết ở các doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và cống hiến cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Quy chế trả lương của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 mặc dù rất chặt chẽ nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế khi chưa đánh giá đầy đủ, chính xác mức độ đóng góp của người lao động vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những kiến thức đã học cùng sự hướng dẫn của các thầy cô, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Đó là những ý kiến chủ quan cá nhân, nhưng được xây dựng trên tinh thần xây dựng học hỏi, nhằm đóng góp cho công tác quản trị tiền lương ngày càng hoàn thiện hơn.
Việc áp dụng phương pháp trả lương mới đã khắc phục được một số tồn tại của phương pháp trả lương cũ của Công ty, thể hiện ở việc phản ánh cụ thể hơn mức độ đóng góp của từng cán bộ công nhân viên vào công việc Như vậy, công tác chấm điểm và đánh giá thành tích trong công việc sẽ khuyến khích, đảm bảo tính công bằng và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất khi gắn lợi ích của họ với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để quy chế trả lương được hoàn thiện hơn và quỹ lương phân phối đến tay người lao động được công bằng Tác giả đưa ra ý kiến hoàn thiện những thiếu sót trong việc hình thành quỹ lương, phương pháp trả lương, điều hành quỹ lương, và công tác tổ chức thực hiện quy chế tiền lương của Công ty cổ phần Dược phẩmTrung Ương 2 Công tác trả lương là vấn đề rất phức tạp, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích người lao động, do đó việc trả lương cho người lao động phải hợp lý và được nghiên cứu kỹ lưỡng và khách quan mới khuyến khích người lao động tham gia sản xuất góp phần vào sự phát triển đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ cũng như công tác tổ chức tiền lương tại bộ phận ngày càng thêm bền vững.
Sau quá trình học tập tại khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học Mỏ-Địa chất và quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương
2, được sự giúp đỡ trực tiếp của Th.s Nguyễn Thanh Thủy và các Thầy, Cô trong khoa cùng cán bộ công nhân viên tại Công ty, tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với các nội dung sau:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh, quy trình kinh doanh, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty và những thuận lợi, khó khăn mà Công ty đang gặp phải.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 năm 2016.
Trong chương 2, tác giả đã đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016; Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định; Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương; Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 năm 2016 Kết quả phân tích các nội dung nêu trên cho thấy, nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là hiệu quả mặc dù trong năm 2016 nền kinh tế còn nhiều khó khăn song Công ty đã cố gắng từng bước khắc phục khó khăn để giữ vững sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Chương 3: Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2.
Trong chương 3, tác giả đã nêu được thực trạng quy chế tiền lương đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế tiền lương của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Lam