1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngô lan anh 1324010404 hoàn thiện quy chế tl của công ty cp than cao sơn vinacomin

150 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 671,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.........................................................................................................................5 (6)
    • 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP than Cao Sơn (7)
      • 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Cao Sơn (7)
      • 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành ngề kinh doanh của Công ty cổ phần (7)
      • 1.2.2. Điều kiện về kinh tế, dân số, giao thông vận tải (11)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần than Cao Sơn (12)
      • 1.3.1. Công nghệ khai thác (12)
      • 1.3.2. Hệ thống khai thác (13)
      • 1.3.3. Trang bị kĩ thuật (14)
    • 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty CP than Cao Sơn (16)
      • 1.4.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất và quản lý Công ty (16)
      • 1.4.2. Tình hình tổ chức và quản lý (20)
    • 1.5. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần than Cao Sơn trong thời gian tới (22)
  • CHƯƠNG 2.......................................................................................................................23 (24)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (25)
    • 2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty (29)
      • 2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty (29)
      • 2.2.2. Phân tích chung sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty (42)
    • 2.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định (52)
      • 2.3.1. Phân tích chung hiệu suất sử dụng tài sản cố định (52)
      • 2.3.2. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu TSCĐ (55)
      • 2.3.3. Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị (58)
    • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương (60)
      • 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động (60)
      • 2.4.2. Phân tích năng suất lao động (66)
      • 2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân (70)
    • 2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (73)
      • 2.5.1. Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (73)
      • 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành (75)
      • 2.5.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành (77)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn (81)
      • 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (81)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (92)
      • 2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (95)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty (101)
  • CHƯƠNG 3.....................................................................................................................104 (0)
    • 3.1. Căn cứ cho việc chọn đề tài (109)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của đề tài (109)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành nghiên cứu (109)
    • 3.2. Thực trạng công tác tiền lương, phương pháp trả lương của Công ty cổ phần than (110)
      • 3.2.1. Khái niệm, chức năng và nguyên tắc tổ chức tiền lương (110)
      • 3.2.2. Thực trạng (111)
      • 3.2.3. Quy định về việc trả lương tại các phân xưởng (115)
      • 3.2.4. Quy định về việc trả lương đối với khối phòng ban (124)
      • 3.2.5. Nhận xét Ưu – Nhược điểm quy chế trả lương của Công ty CP than Cao Sơn – Vinacomin (133)
    • 3.3. Hoàn thiện về nội dung quy chế trả lương tại công ty (135)
      • 3.3.1. Hoàn thiện việc trả lương cho Công trường khai thác 3 – Cụm sàng 2A (135)
      • 3.3.2. Hoàn thiện việc trả lương cho khối phòng ban gián tiếp (141)
    • 3.4. Kết luận và kiến nghị (146)
      • 3.4.1. Kết luận (146)
      • 3.4.2. Kiến nghị (146)

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Mỏ địa chất BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành Quản trị kinh doanh Sinh viên Ngô Lan Anh MSSV 1324010404 Giáo viên hướng dẫn[.]

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP than Cao Sơn

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Cao Sơn

Tên Công ty: Công ty cổ phần than Cao Sơn – Vinacomin

Mã số thuế: 5700101098 Địa chỉ: phường Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh Điện thoại: 0333862210 Fax: 0333863945

Giám đốc: Đặng Văn Tùng

Công ty CP than Cao Sơn trước đây là Xí nghiệp xây dựng mỏ - Mỏ than

Cao Sơn được thành lập ngày 06 tháng 06 năm 1974 theo quyết định số 9227 của

Bộ điện và than Từ tháng 6 năm 1974 đến tháng 5 năm 1980, Xí nghiệp tiến hành bóc đất đá và xây dựng theo thiết kế.

Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Xí nghiệp xây dựng mỏ - Mỏ than Cao Sơn sản xuất ra tấn than đầu tiên, kết thúc thời kì xây dựng cơ bản và đi vào sản xuất, từ đó

Xí nghiệp đổi tên thành Mỏ than Cao Sơn trực thuộc Công ty than Cẩm Phả.

- Tháng 5 năm 1996, Mỏ than Cao Sơn được tách ra khỏi Công ty than Cẩm

Phả, trở thành một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty than Việt Nam theo nghị định số 27 CP ngày 6 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam), viết tắt là TKV.

- Mỏ than Cao Sơn là một doanh nhiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty than

Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam), được thành lập theo quyết định số 2606/QĐ – TCCB ngày 17 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng

Ngày 5 tháng 10 năm 2001, Mỏ than Cao Sơn chính thức được đổi tên thành Công ty CP than Cao Sơn.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành ngề kinh doanh của Công ty cổ phần than

Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề sau:

+ Khai thác, chế biến và tiêu thụ than.

+ Vận tải và san lấp mặt bằng.

+ Quản lý và khai thác cảng lẻ.

+ Sản xuất các mặt hàng bằng cao su.

+ Xây dựng các công trình thuộc Công ty.

+ Trồng rừng và khai thác gỗ.

+ Chăn nuôi và nuôi trồng hải sản.

Sản phẩm chính của Công ty CP than Cao Sơn là than Antraxit dùng để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, trong đó, bao gồm các sản phẩm:

- Các loại than cục, cám 2, cám 3 có chất lượng tốt (độ tro từ 4% đến 15%) dùng để xuất khẩu Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng than bán theo kế hoạch của Tổng

- Than cám 4a, cám 4b, cám 5a, cám 6, cám nguyên khai phục vụ cho các hộ tiêu thụ trọng điểm trong nước như xi măng, hóa chất, điện, đạm và các hộ lẻ.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty: Các loại sản phẩm than trên được tiêu thụ theo hai tuyến:

+ Công ty tuyển than Cửa Ông: Chủ yếu tiêu thụ than nguyên khai, cám 3, than cục xuất khẩu.

+ Của Công ty: chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa.

Doanh thu chủ yếu của Công ty là nguồn bán than Ngoài ra, Công ty còn có nguồn doanh thu khác từ các sản phẩm sửa chữa cơ khí (chủ yếu là các sản phẩm phục hồi, trùng tu máy xúc, ô tô, xây dựng) Doanh thu từ những sản phẩm và dịch vụ này thường có tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty.

Theo quyết định thành lập số 2606 QĐ/ TCCB ngày 17 tháng 9 năm 1996 của Bộ công nghiệp, Công ty có tổng số vốn kinh doanh là 21,338 tỷ đồng Trong đó:

- Vốn cố định: 18, 927 tỷ đồng

- Vốn lưu động: 1,75 tỷ đồng

1.2 Điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn của vùng nghiên cứu

Công ty CP than Cao Sơn là Công ty khai thác than lớn nhất của Tập Đoàn

Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam với trữ lượng hơn 70 triệu tấn Vị trí của Công ty nằm tại vùng Đông Bắc có diện tích 12,5 km 2 , nằm trong vùng khoáng sản Khe Chàm thuộc vĩ độ 26,7:30, kinh độ 242:429,5

Khai trường khai thác của Công ty tiếp giáp với Công ty sau:

-Phía Bắc giáp với Công ty than Khe Chàm.

- Phía Nam giáp với Công ty Than Đèo Nai.

- Phía Đông giáp với Công ty Than Cọc Sáu.

- Phía Tây giáp với Công ty Than Thống Nhất.

Diện tích khai trường 10 km 2 , có đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Công ty CP than Cao Sơn được thiết kế khai khác than theo phương pháp lộ thiên với dây chuyền sản xuất được cơ giới hóa tương đối đồng bộ Nhiệm vụ chính của Công ty là khai thác than theo dây chuyền:

Thăm dò Khoan nổ Bốc xúc Vận chuyển Sàng tuyển Tiêu thụ.

Theo thiết kế kỹ thuật ban đầu (năm 1971) thì trữ lượng của mỏ là 70 triệu tấn than và công suất thiết kế 2 triệu tấn than/năm Năm 1980 Viện Ghiprosat của

(Liên Xô cũ) thiết kế mở rộng công suất của mỏ lên tới 3 triệu tấn/năm Năm 1987 viện Quy hoạch kinh tế và thiết kế than (nay là Công ty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp) lập thiết kế khai thác cho Công ty CP than Cao Sơn với công suất 1,7 triệu tấn/năm với hệ số bóc trung bình KTB= 6,06 m 3 /tấn.

Từ khi Tổng Công ty than Việt Nam được thành lập (nay là Tập Đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) Tổng Công ty đã điều chỉnh biên giới khai trường của Công ty nhiều lần Hiện nay, Công ty CP than Cao Sơn đang quản lý và tổ chức khai thác ở 3 khu vực với trữ lượng như sau:

- Khu Đông Cao Sơn: 8.010.360 tấn

1.2.1.1 Điều kiện địa chất tự nhiên a Địa hình

Công ty CP than Cao Sơn nằm trong vùng địa hình đồi núi phức tạp, phía Nam có đỉnh Cao Sơn cao 436 m, đây là đỉnh núi cao nhất của vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Địa hình của Cao Sơn thấp dần về phía Tây Bắc, theo tiến trình khai thác, khai trường Công ty không còn tồn tại địa hình tự nhiên mà luôn thay đổi. b Khí hậu

Công ty CP than Cao Sơn nằm trong vùng chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, nhiệt độ trung bình 27 0 C đến

30 0 C Mùa này có giông bão kéo theo mưa lớn, lượng mưa trung bình 20mm, mưa lớn kéo dài nhiều ngày thường gây khó khăn cho khai thác xuống sâu và làm phức tạp cho công tác thoát nước, gây tốn kém về chiphí bơm nước cưỡng bức và chi phí về thuốc nổ chịu nước.

- Mùa khô: Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, nhiệt độ mùa này từ 13 0 C - 17 0 C có khi xuống tới 3 0 C - 5 0 C, mùa này mưa ít nên lượng mưa không đáng kể, thuận lợi cho khác thác xuống sâu Tuy nhiên, từ tháng 1 tới tháng 3 thường có sương mù và mưa phùn do đó gây bất lợi cho công tác vận chuyển và than do đường trơn. c Cấu trúc địa tầng

Công ty CP than Cao Sơn có 2 khu vực khai thác chính là khu Đông Cao Sơn và Khu Cao Sơn Khu Cao Sơn nằm trong địa tầng trầm tích Triat và tầm tích Đệ

Tứ Quá trình kiến tạo hình thành nên các vỉa than xen kẽ với đất đá nằm chồng lên nhau theo hình vòng cung, cắm dốc xuống theo hướng bắc - nam Độ dốc của vỉa than từ 30 0 tới 35 0

Khu Cao Sơn có khoảng 22 vỉa than, đánh số thứ tự từ V1 đến V22, trong đó

V13,V14 có tính phân chùm mạnh và thành các chùm vỉa 13-1; 13-2; 14-1; 14-2; 14-

4; 14-5 Chiều dày các vĩa được thể hiện trong bảng:

Bảng chiều dày các vỉa than chính

Chiều dày TB(m) Tính chất

14-5 1,07 26,24 10,52 Tương đối ổn định d Điều kiện địa chất thủy văn

Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần than Cao Sơn

Công nghệ khai thác của Công ty CP Than Cao Sơn là khai thác lộ thiên, bao gồm: Cắt tầng, bốc đất đỏ để lộ vỉa than, xóc than và tiêu thụ.

Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty CP Than Cao Sơn.

- Khâu khoan: Là khâu đầu của quá trình công nghệ khai thác Tuỳ theo phép chiếu khoan nổ và chiều cao tầng dùng cho từng loại máy xúc mà các lỗ khoan có chiều sâu và khoáng cách các hàng, các lỗ khoan khác nhau.

- Khâu nổ mìn: Công ty dùng các loại vật liệu nổ để bắn mìn làm tơi đất đỏ Thuốc nổ ANFO thường và chịu nước là hai loại thuốc nổ chủ yếu được sử dụng để phá đá.

- Khâu bốc xúc đất đỏ: Dùng các loại máy xúc phối hợp cùng với các phương tiện vận tải ôtô chở đất đỏ ra bãi thải Than được xúc lên ôtô vận chuyển ra cảng mỏ hoặc chuyển đến máng ga để rót lên phương tiện vận tải đường sắt đến Công ty tuyển than Cửa Ông.

- Khâu vận tải: Dùng các loại xe có Ben tù đổ để chuyên chở các loại than và đất đỏ.

- Khâu sàng than: Sử dụng hệ thống sàng rung, sàng xoắn tương đối hiện đại bao gồm 3 hệ thống đặt ở 3 khu vực với nhiệm vụ của khâu sàng là phân loại theo các chủng loại than khác nhau phù hợp với nhu cầu tiêu thụ.

* Rót than qua máng ga: Dùng phương tiện vận tải xe ôtô đổ than trực tiếp vào các ô máng rút xuống tàu, kéo đi tiêu thụ tại tuyển than Cửa Ông.

* Rót than tại Cảng: Dùng phương tiện vận tải xe ôtô chở than tõ khai trường xuống đổ vào bãi sau đó dùng xe gạt, gạt than qua máng rút xuống phương tiện tàu thuỷ giao cho khách hàng các hộ giấy, điện, đạm, xi măng

Hình 1-1 Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty CP Than Cao Sơn

Hệ thống khai thác là trình tự hoàn thành các khâu công tác của công nghệ khai thác lộ thiên trong giới hạn mét khai trường hoặc mét khu vực nhất định Hệ thống đó cần phải đảm bảo sản lượng theo yêu cầu, thu hồi tới mức tối đa trữ lượng than tõ lòng đất, bảo vệ lòng đất và môi trường xung quanh.

* Mở vỉa bằng hào ngoài

Hào ngoài được mở ngay tõ thời kỳ đầu sản xuất và đến nay vẫn còn tồn tại, là trục giao thông nối giữa trong và ngoài khai trường để vận chuyển thiết bị và người. Đến nay, hào ngoài đã bị biến dạng do thời gian và qúa trình khai thác Do đó, sự hợp lý của nó ngày càng giảm dần theo tiến độ xuống sâu của quá trình khai thác.

* Mở vỉa bằng hào trong

Hình 1-2 Sơ đồ mở vỉa bằng hào bám vách

Phương pháp mở vỉa bằng hào bám vách là phương pháp tiên tiến vì nó góp phần làm giảm tỉ lệ đất đá lẫn trong than từ đó làm tăng phẩm chất than.

Thống kê trang thiết bị

TT Tên thiết bị Mã hiệu Số Hoạt động Hư hỏng

Máy khoan xoay cầu CBW 13 13

Máy xúc thủy lực PC 750-6 1 1

Các trang bị được sử dụng trong dây chuyền sản xuất của Công ty đa số là của Liên Xô cũ đã được sử dụng lâu năm nên đã cũ và lạc hậu Những năm gần đây những thiết bị này dần dần được thay thế bằng các thiết bị hiện đại của Nhật, Mĩ,

Hàn Quốc, Thụy Điển… cho năng suất cao, hao phí vật liệu ít, tuy nhiên khi xảy ra hỏng hóc thì phụ tùng thay thế dự phòng không đủ đáp ứng vì giá thành của các phụ tùng này rất cao nên không những gây khó khăn cho công tác sửa chữa mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình nhịp nhàng của quá trình sản xuất Tuy vậy, những thiết bị hiện đại này vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong dây chuyền sản xuất của

Công ty Bên cạnh đó, một số máy móc thiết bị đã nhiều lần trung, đại tu nhưng

Công ty vẫn tận dụng sửa chữa phục hồi phục vụ sản xuất.

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty CP than Cao Sơn

1.4.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất và quản lý Công ty

Theo quyết định số 77 TVN/MCS-TCĐT ngày 06 tháng 01 năm 1997 bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và công tác điều hành là nhằm giải quyết nhanh chóng các công việc trong sản xuất kinh doanh.

Theo sơ đồ cơ cấu này bên cạnh đường trực tuyến còn có các bộ phận tham mưu, vì vậy mỗi bộ phận phải đảm nhận một chức năng độc lập và mỗi đối tượng quản lý đều phải chịu sự quản lý của nhiều cấp trên được thể hiện trên (Sơ đồ hình 1-3)

Công tác quản lý được thực hiện thông qua các phòng ban chức năng như sau:

+ Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền đỉnh cao nhất của Công ty bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, làm việc theo chế độ tập thể.

+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.

+ Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Công ty Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hằng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng Cổ đông hoặc yêu cầu của Cổ đông lớn Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng Cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm Giám đốc là người đứng đầu và đại diện pháp nhân của Công ty, chịu sự giám sát của Hội động quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

+ Các phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc quản lý điều hành một hoạc một số lĩnh vực theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc thực hiện nhiệm vụ được giao Có 6 Phó giám đốc: 1 Phó giám đốc kỹ thuật, 1 phó giám đốc an toàn, 1 phó giám đốc đầu tư, 1 phó giám đốc đời sống xã hội, 1 phó giám đốc cơ điện vận tải, 1 phó giám đốc sản xuất.

+ Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc, các phó giám đốc, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty

- Chức năng nhiệm vụ cụ thể của một số chức danh:

+ Giám đốc Công ty: điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

+ Phó giám đốc sản xuất: chỉ đạo xây dựng,tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tháng, quý, cả về số lượng, chất lượng, tiêu thụ Chỉ đạo công tác xây dựng định mức lao động Điều hòa lao động ở các phân xưởng để thực hiện các mục tiêu kế hoạch.

+ Phó giám đốc an toàn: Giúp Giám đốc phụ trách các vấn đề an toàn của

+Phó giám đốc kỹ thuật khai thác: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ.

+ Phó Giám đốc cơ điện: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật cơ điện của Công ty.

+ Kế toán trưởng: Phụ trách phòng TK - KT- TC, tổ chức thực hiện đúng những nguyên tắc tài chính của Công ty.

Kế toán trưởng ĐHĐCĐHội đồng quản trị

GĐ điều hành Ban kiểm soát

PGĐ Kỹ thuật KT PGĐ Sản xuất

P.Điều khiển sản xuất P.KCS

CT Cơ khí cầu đường

Sơ đồ tổ chức quả n lý của Côn g tyCổ phầ n thanCaoSơn

- Chức năng nhiệm vụ của một số các phòng ban, phân xưởng:

+ Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, định mức hao phí lao động, tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động trong Công ty theo quy định của pháp luật.

+ Phòng kỹ thuật khai thác: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật, công nghệ mỏ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng kỳ kế hoạch.

Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần than Cao Sơn trong thời gian tới

- Nâng cao năng lực và trình độ quản lý kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

- Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, cách thức quản lý.

- Chuẩn hóa quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế giúp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Qua nghiên cứu tình hình và những điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty CP than Cao Sơn, cho thấy được thuận lợi và khó khăn sau:

- Công ty luôn nhận được sự quan tâm của Tập đoàn than về chế độ ưu đãi tín dụng, tăng cường bốc đất xây dựng cơ bản để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác than những năm tiếp theo.

- Khả năng tập trung hóa và chuyên môn hóa trong Công ty từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng khó khăn phức tạp do khai thác xuống sâu.

- Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong công việc.

- Công ty đã trang bị thêm một số máy móc thiết bị mới (thiết bị vận tải và khai thác) có năng suất cao góp phần tăng sản lượng khai thác.

- Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty hầu hết có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Đội ngũ này ngày càng được trẻ hoá sẵn sàng thích ứng nhu cầu áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào công tác khai thác mỏ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Do than nằm sâu trong vùng cấu trúc địa chất phức tạp, độ kiên cố của đất đỏ cao nên gây khó khăn cho công tác nổ mìn, đồng thời làm cho chi phí khoan nổ tăng lên.

- Theo thời gian, mức khai thác ngày càng xuống sâu dẫn đến cung độ vận chuyển ngày càng lớn làm cho chi phí vận tải tăng, gây cản trở công tác hạ giá thành sản phẩm của Công ty.

- Trong công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty không được chủ động Đối với khách hàng lớn như Công ty tuyển than Cửa Ông do Tập đoàn giao kế hoạch Do đó, muốn tăng sản lượng tiêu thụ Công ty thường phải tìm kiếm những khách hàng nhỏ lẻ.

Tuy gặp không ít những khó khăn song Công ty CP than Cao Sơn vẫn hoàn thành kế hoạch được giao, sản xuất kinh doanh có lãi cho phép tái sản xuất và mở rộng qui mô sản xuất, đồng thời góp phần không ngừng nâng cao và cải thiên đời sống vât chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là nghiên cứu một cách toàn diện có căn cứ khoa học, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đánh giá đúng thực trạng quá trình kinh doanh rút ra ưu, khuyết điểm làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than Cao Sơn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của bảng (2-1).

Tổng sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2016 đạt 3.254.558 tấn, giảm

11,67% so với năm 2015, đồng thời giảm 16,55% so với kế hoạch đề ra năm 2016.

Tổng sản lượng than giảm chủ yếu là do than lộ thiên sản xuất giảm 451.586 tấn so với năm 2015, tương đương với 13,87%, đồng thời cũng giảm so với kế hoạch đề ra đầu năm 2016 là 696.862 tấn Tuy nhiên, sản lượng than tận thu của Công ty lại tăng 4,98% so với năm 2015 và vượt được kế hoạch đề ra Có sự biến động này là do sản lượng than lộ thiên tại các mỏ than của Công ty đang dần cạn kiệt đòi hỏi

Công ty cần phải có những máy móc thiết bị tiên tiến hơn nữa

Chính vì sản lượng than nguyên khai khai thác được của Công ty giảm dẫn đến sản lượng tiêu thụ năm 2016 là 3.226.758 tấn giảm so với năm 2015 là 367.373 tấn so tương ứng giảm 10,22% đồng thời giảm 574.242 tấn tương ứng với giảm

15.11% so với kế hoạch đề ra Đồng thời cũng là do năm 2016 nền kinh tế thế giới nhiều biến động, thị trường tiêu thụ than trong nước có nhiều bất ổn Nhằm tránh cho việc sản lượng năm 2017 tiếp tục giảm thì Công ty cần phải đề ra một số biện pháp nhằm nghiên cứu thị trường, đặt ra kế hoạch sao cho sát với thực tiễn nhất giúp Công ty tránh được các tổn thất không đáng có Lượng than tiêu thụ giảm lại dẫn đến tổng doanh thu của Công ty cũng có xu hướng giảm, chỉ đạt 3.709.346 triệu đồng tương đương với giảm 13,31% so với năm 2015 và giảm 23,96% so với kế hoạch 2016 Các khoản giảm trừ của Công ty là rất ít điều đó thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu thuần của Công ty là tương đương với tổng doanh thu hoặc ít hơn không đáng kể Doanh thu thuần của Công ty năm 2016 giảm 13,23% so với năm 2015, giảm 24,34% so với kế hoạch

BẢNG CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

STT Chỉ tiêu ĐVT TH2015

KH TH TH2016/TH2015 TH2016/KH2016 ± % ± %

1 Sản lượng than nguyên khai sx Tấn 3.684.736 3.900.000 3.254.558 -430.178 -11,67 -645.442 -16,55

2 Sản lượng tiêu thụ Tấn 3.594.131 3.801.000 3.226.758 -367.373 -10,22 -574.242 -15,11

3 Tổng doanh thu Tr.đồng 4.278.660 4.878.125 3.709.346 -569.314 -13,31 -1.168.779 -23,96

4 Doanh thu thuần Tr.đồng 4.253.303 4.878.125 3.690.703 -562.600 -13,23 -1.187.422 -24,34

5 Tổng tài sản Tr.đồng 2.003.471 2.148.937 2.065.540 62.069 3,10 -83.397 -3,88

Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 442.766 592.075 475.134 32.368 7,31 -116.941 -19,75

Tài sản dài hạn Tr.đồng 1.560.705 1.556.862 1.590.406 29.701 1,90 33.544 2,15

6 Tổng số CBCNV toàn DN Người 3.486 3.271 3.156 -330,00 -9,47 -115 -3,52

Công nhân trực tiếp Người 3.085 2.905 2.830 -255,00 -8,27 -75,00 -2,58

7 NSLĐ bình quân tháng a Hiện vật

- Tính cho 1 CNV toàn DN T/ng.tháng 88,08 99,36 85,94 -2,15 -2,44 -13,42 -13,51

- Tính cho 1 CNSX T/ng.tháng 99,53 111,88 95,84 -3,70 -3,72 -16,04 -14,34 b Giá trị

- Tính cho 1 CNV toàn DN trđ/ng.tháng 102,28 124,28 97,94 -4,34 -4,24 -26,33 -21,19

- Tính cho 1 CNSX than trđ/ng.tháng 114,89 139,93 108,68 -6,21 -5,41 -31,26 -22,34

8 Tổng quỹ lương Tr.đồng 299.440 287.146 262.460 -36.980 -12,35 -24.686 -8,60

9 Tiền lương bình quân tháng 1000đ/ng/ th 7.158 7.315 6.930 -228 -3,18 -385 -5,27

10 Giá thành đơn vị 1 tấn than Đ/tấn 1.007.561 1.097.549 1.062.054 54.493 5,41 -35.495 -3,23

11 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 22.323 2.480 1.889 -20.434 -91,54 -591 -23,83

13 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 17.502 18.680 1.210 -16.292 -93,09 -570 -32,02 Để đạt được các chỉ tiêu đề ra thì yếu tố con người là không thể không nhắc đến Tuy nhiên, do chính sách của Tập đoàn năm 2016, Công ty đang tiết giảm số lao động làm cho tổng số cán bộ, công nhân viên trong Công ty là 3.156 người giảm 330 người tương ứng với giảm 9,47% so với năm 2015 và so với kế hoạch thì giảm 115 người tương ứng với giảm 3,52% Lao động giảm so với năm trước là hợp lý bởi năm 2016 Công ty sản xuất có sử dụng thêm máy móc hỗ trợ lao động và nguồn lao động được đào tạo lại chuyên môn nên nhu cầu sử dụng lao động giảm chứng tỏ Công ty đã điều chỉnh lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất,một phần là do chủ trương của Tập đoàn trong những năm gần đây muốn tiết giảm tỷ lệ lao động phụ trợ và lao động gián tiếp,giảm sức ép về lao động nhưng tích cực tuyển thêm lao động trực tiếp, có tay nghề Để đánh giá tốt nhất việc sử dụng hiệu quả lao động hay không cần phải xem xét đến chỉ tiêu năng suất lao động của Công ty Tuy nhiên, năm 2016, năng suất lao động của Công ty lại có xu hướng giảm Cụ thể là ở chỉ tiêu năng suất lao động theo hiện vật của CNV toàn DN chỉ tiêu này đã giảm tương ứng 2,44% so với năm

2015 đồng thời cũng giảm tương ứng 13,51% so với kế hoạch Ngay cả xét năng suất lao động theo giá trị cho 1 CN sản xuất cũng giảm năm 2016 còn 108,68 trđ/ng-tháng Để đảm bảo được chất lượng cuộc sống của lao động trong toàn Công ty, việc tổng quỹ lương giảm đi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống Tổng quỹ lương năm 2016 giảm 36.980 triệu đồng tương ứng với giảm

12,35% so với năm 2015 đồng thời giảm 24.686 triệu đồng tương ứng giảm 8,6% so với kế hoạch

Giá thành đơn vị 1 tấn than năm 2016 là 1.062.054 đồng/tấn tăng 54.493 đồng/tấn so với năm 2015 tương ứng với tăng 5,41% đồng thời giảm 35.495 đồng/tấn so với kế hoạch đề ra tương ứng 3,23%.Đây là vấn đề quan trọng mà trong năm tới Công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm giảm chi phí như tìm hiểu những nguồn cung ứng mới với giá cả hợp lý hơn

Lợi nhuận trước thuế năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 là 20.434 triệu đồng tương ứng với giảm 91,54% đồng thời so với kế hoạch đề ra thì giảm 594 triệu đồng tương ứng với giảm 23.92% Điều này là do sản lượng sản xuất của Công ty năm 2016 có sự sụt giảm so với năm 2015, bên cạnh đó giá bán trên thị trường năm

2016 cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Các khoản nộp ngân sách Nhà nước của Công ty trong năm 2016 giảm

157.342 triệu đồng tương ứng với giảm 86,41% so với năm 2015 đồng thời giảm

82.780 triệu đồng tương ứng với giảm 76,99% so với kế hoạch Mặc dù vậy, nhưng

Công ty vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước Trong các khoản nộp ngân sách

Nhà nước thì thuế giá trị gia tăng phải nộp và thuế tài nguyên giảm nguyên nhân là do sản lượng khai thác giảm, Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm qua lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm, còn các loại thuế khác như thuế đất, phí và các lệ phí khác, thuế môn bài… hầu như không thay đổi nhiều.

Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than Cao

Sơn năm 2016 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có dấu hiệu khả quan Điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, đặc biệt là tình trạng bục nước vẫn thường xuyên đe doạ quá trình sản xuất nhưng Công ty vẫn luôn cố gắng phát huy tối đa năng lực sản xuất của mình Công ty cần phải linh hoạt trong quá trình sản xuất hơn nữa, cần quản lý tốt công tác sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của vốn, năng suất lao động của Công ty, giảm giá thành để hoàn thành và có thể vượt mức các chỉ tiêu đề ra Để đánh giá được chính xác các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty cổ phần than Cao Sơn trong năm 2016, tác giả đi sâu phân tích từng phần ở các nội dung sau.

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Để đánh giá các mặt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với thị trường và với kế hoạch Nhà nước nhằm đánh giá quy mô sản xuất, sự cân đối và phù hợp của nó để tìm ra những tiềm năng và khả năng tận dụng chúng, ta tiến hành phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Từ đó đưa ra kết luận về quy mô sản xuất, tính cân đối, nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ; cho phép xác định phương hướng, chiến lược sản xuất kinh doanh trên các mặt: số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm.

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty

2.2.1.1 Phân tích giá trị tổng sản lượng

Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng sẽ phản ánh chính xác hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng về kinh doanh của Công ty trong một thời kỳ (thường là một năm) Các chỉ tiêu được thể hiện rõ nhất trong bảng 2-2. Để có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sản xuất và tiêu thụ của

Công ty, ta có thể nhìn vào chỉ tiêu sản lượng than sản xuất và tiêu thụ của Công ty.

Năm 2016, cả hai chỉ tiêu này đều có xu hướng giảm đi Cụ thể là than sản xuất chỉ đạt 3.254.558 tấn, giảm 430.178 tương đương với 11,67%, giảm 16,55% so với kế hoạch là 2016 Than tiêu thụ giảm 367.373 tấn tương đương với 10,22% so với năm

2015 và 574.242 tấn so với kế hoạch 2016 Từ đó làm cho doanh thu than cũng có xu hướng giảm, khi chỉ đạt 3.690.703 tấn tại năm 2016, giảm 13,23% so với năm

2015 và giảm 1.187.422 tấn so với kế hoạch Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty lại có xu hướng tăng, đạt cao hơn so với năm 2015 là 119,69%.

Tuy nhiên, mức tăng của doanh thu tài chính không lớn hơn mức giảm của doanh thu than cũng như các loại doanh thu khác làm cho tổng doanh thu của Công ty cũng có xu hướng giảm so với năm 2015, giảm 569.315 tấn và giảm 1.168.779 tấn so với kế hoạch năm 2015. Để phân tích sự biến động của doanh thu than là do nhân tố nào tác động, ảnh hướng lớn như nào ta sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.

- Doanh thu tiêu thụ than được tính theo công thức:

Trong đó: DTT: Doanh thu than tiêu thụ

Q: Sản lượng than tiêu thụ; tấn P: Giá bán bình quân 1 tấn than; đồng/tấn

- Doanh thu than của kỳ trước 2015 và kỳ phân tích 2016 như sau:

∆ DTT= DTT16– DTT15 = -562.600 (triệu đồng)

- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ đến doanh thu:

Khi sản lượng tiêu thụ giảm 367.373 tấn thì đã làm cho doanh thu của Công ty giảm 434.749,9 triệu đồng.

- Ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu:

Khi giá bán giảm 0,039621 triệu đồng đã làm cho doanh thu của Công ty giảm 127,847 triệu đồng.

- Ảnh hưởng của 2 nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân làm cho doanh thu than giảm:

 DTT =  DTTQ +  DTTP = -434.749,9 – 127.847 = -562.596,9 (triệu đồng)

Do trong năm 2016 Công ty thực hiện tốt các hợp đồng nên không có các khoản giảm trừ vì vậy doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bảng phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 So sánh TH năm 2016 với

Kế hoạch Thực hiện TH 2015 KH 2016

3 Tổng doanh thu Tr.đồng 4.278.660 4.878.125 3.709.346 -569.315 -13,31 -1.168.779 -23,96 a Doanh thu than Tr.đồng 4.253.303 4.878.125 3.690.703 -562.600 -13,23 -1.187.422 -24,34 b Doanh thu tài chính Tr.đồng 843 1.852 1.009 119,69 1.852 c Doanh thu khác Tr.đồng 24.515 16.791 -7.724 -31,51

4 Doanh thu thuần Tr.đồng 4.253.303 4.878.125 3.690.703 -562.600 -13,23 -1.187.422 -24,34

5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 17.502 18.680 1.210 -16.292 -93,09 -17.470 -93,52

Nhìn chung, mọi chỉ tiêu giá trị năm 2016 đều giảm so với năm 2015 và chưa đạt kế hoạch đề ra Khi xem xét các yếu tố cấu thành lên giá trị tổng sản lượng của Công ty ta thấy về cơ bản tình hình thực hiện sản xuất so với kế hoạch chưa tốt, các chỉ tiêu đều thấp hơn so với kế hoạch đề ra Tuy nhiên, những con số này cũng chỉ ra một phần nào của quá trình sản xuất và tiêu thụ cảCông ty, nó chưa đủ để khẳng định quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty Để có thể khẳng định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hay xấu cần phải phân tích thêm các phần tiếp theo.

2.2.1.2 Phân tích khối lượng sản phẩm a Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sản xuất ra sản phẩm có thể tiêu thụ được mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm của Công ty sản xuất ra mà phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của thị trường Xác định được điều đấy, Công ty đã nghiên cứu và dự báo thị trường, từ đó sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường gồm than TCVN (than tiêu chuẩn Việt

Nam) và than TCCS (than tiêu chuẩn cơ sở)

Phân tích chỉ tiêu này là đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về khối lượng sản phẩm theo kết cấu mặt hàng Đồng thời, thấy được mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất với việc đáp ứng nhu cầu thị trường về mặt hàng Qua bảng (2-3) cho thấy chủng loại mặt hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú.

Xét về tỷ trọng mặt hàng cho thấy: Trong cơ cấu sản phẩm của Công ty thì than TCVN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng chiếm 91,98% trong năm

2015 và đạt 95,08% trong năm 2016, than TCCS chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Than TCVN chủ yếu là than cám, chiếm tỷ trọng lớn chiếm 95,08% trong năm 2016 Tuy nhiên, lại có sự giảm đi so với năm 2015 là 339.190 tấn, tương đương giảm 27,69% và Công ty không hoàn thành mức kế hoạch năm 2016 Than

TCCS tăng 11.266 tấn tương ứng tăng 10,54% tăng chủ yếu do than cục tăng Trong đó, than cục tăng 19.142 tấn tương đương tăng 24,22% và có sự giảm đi không đáng kể của than cám và than bùn Nguyên nhân của sự biến động trên là do trong năm 2016, nhu cầu về than cục don 7a trên thị trường tăng đột biến

Bảng phân tích sản lượng sản xuất theo mặt hàng

TH 2015 KH 2016 TH 2016 SS Sản lượng TH

2016 /TH 2015 SS Sản lượng TH

Sản lượng (Tấn) trọngTỷ (%) lượngSản (Tấn) trọngTỷ (%) lượngSản (Tấn) trọngTỷ

I Than TCVN 1.224.842 91,98 917.500 100 885.652 95,08 -339.190 -27,69 -31.848 -3,47 a Than cục b Than cám 1.224.842 91,98 917.500 100,00 885.652 95,08 -339.190 -27,69 -31.848 -3,47

II Than TCCS 106.869 8,02 33.500 3,65 118.135 12,68 11.266 10,54 84.635 252,64 a Than cục 79.033 5,93 33.500 3,65 98.175 10,54 19.142 24,22 64.675 193,06

3 Cám 7c 0,00 1.800 0,19 1.800 1.800 c Than bùn 7.801 0,59 5.589 0,60 -2.212 -28,36 5.589 b Phân tích tình hình sản xuất theo nguồn sản lượng và phương pháp công nghệ

Công nghệ khai thác của Công ty CP than Cao Sơn chủ yếu là phương pháp khai thác lộ thiên do đó than Công ty sản xuất gồm có than lộ thiên, than tận thu Qua số liệu bảng (2-4) cho thấy than lộ thiên của Công ty năm 2016 chiếm 86,13% trong than nguyên khai Than lộ thiên năm 2016 giảm 430.178 tấn so năm 2015 và không đạt mức kế hoạch đặt ra do điều kiện khai thác ngày càng phải xuống sâu ảnh hưởng rất nhiều tới công việc khai thác than hiện nay của Công ty Mặc dù sản lương than tận thu củaCông ty có xu hướng tăng, tuy nhiên lượng tăng là không đáng kể Vì vậy, đòi hỏi Công ty cần phải có biện pháp tối ưu để về công nghệ khai thác than, cũng như chú trọng hơn đến lượng than tận thu hơn nữa nhằm tăng sản lượng than lộ thiên cũng như tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí than.

Bảng phân tích khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng và phương pháp công nghệ

2 Than tận thu 430.012 400.000 451.420 21.408 4,98 51.420 12,86 c Phân tích tình hình sản xuất theo đơn vị sản xuất

Từ số liệu dưới bảng 2-5 có thể thấy Công ty chủ yếu khai thác ở 3 vỉa 14-

Năm 2016, vỉa 13-1 có sản lượng khai thác lớn nhất cụ thể đạt 1.749.105 tấn, tương đương 62,6%, tăng so với năm 2015 là 690.912 tấn, tương đương tăng

65,29% Tuy nhiên, lượng khai thác được ở vỉa 14-5 và vỉa 14-2 lại có sự giảm đi, với mức giảm lần lượt là 293.034 tấn và 849.464 tấn So với kế hoạch đặt ra tại năm

2016 thì chỉ có lượng khai thác tại vỉa 13-1 là vượt kế hoạch 36.948 tấn Lượng khai thác giảm nhiều nhất tại vỉa 14-2, giảm 82,25% so với kế hoạch 2016.

Như vậy, năm 2016 sản lượng khai thác của toàn bộ Công ty giảm nhẹ so với năm

2015 và đồng thời, kết cấu khai thác của các vỉa khai thác trọng tâm cũng có sự thay đổi Biến động mạnh mẽ nhất chính là sản lượng khai thác tại vỉa 14-2, do vỉa này đã được khai thác từ lâu, hiện nay phải khai thác xuống sâu hơn nữa, điều kiện khai thác lại ngày càng khó khăn Tuy nhiên, Công ty đã đưa ra những biện pháp để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như tạo điều kiện khai thác mới tại các công trường mới mở.

Bảng phân tích theo đơn vị sản xuất

TT Tên đơn vị Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 SS TH 2016 với

Kế hoạch Thực hiện TH 2015 KH2016 lượngSản (Tấn) trọngTỷ (%) lượngSản (Tấn) trọngTỷ (%) lượngSản (Tấn) trọngTỷ

1 Vỉa 14-5 Than khai thác Tấn 1.229.37

2 Vỉa 14-2 Than khai thác Tấn 967.154 29,72 797.923 22,80 117.690 4,20 -849.464 -87,83 -680.233 -85,25

3 Vỉa 13-1 Than khai thác Tấn 1.058.19

2.2.1.3 Phân tích chất lượng sản phẩm sản xuất

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Đặc biệt, máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất để tăng năng suất, tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng triệt để về số lượng, thời gian, công suất của máy móc thiết bị và tài sản cố định khác là cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào.

2.3.1 Phân tích chung hiệu suất sử dụng tài sản cố định Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ là đánh giá một cách khái quát trình độ sử dụng TSCĐ và mức độ biến động của nó Hiệu suất sử dụng toàn bộ TSCĐ được đánh giá qua 2 chỉ tiêu tổng hợp là: Hệ số hiệu suất TSCĐ (Hhs) và hệ số huy động TSCĐ (Hhđ)

- Hệ số hiệu suất TSCĐ

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (được tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị)

+ Xét chỉ tiêu hiện vật:

* Chỉ tiêu theo giá trị:

Hhs gt = ; ( đ/đ) (2 - 5) Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm làm ra trong kỳ(tấn)

G : Giá trị tổng sản lượng sản xuất trong kỳ(đồng)

Vbq : Giá trị bình quân TSCĐ trong kỳ, Tr.đồng.

Trong đó giá trị bình quân của TSCĐ được xác định theo công thức:

12 ; đồng (2 - 6) Tổng TSCĐ bình quân trong kỳ:

Trong đó: Vbq: giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ, đồng.

V đk cđ : giá trị TSCĐ đầu kỳ, đ.

Vi : giá trị TSCĐ bổ sung trong kỳ, đồng.

Vj : giá trị TSCĐ đã ra khỏi sản xuất trong năm, đồng.

Ti : số tháng mà TSCĐ bổ sung thêm, phải tính khấu hao đến cuối năm, tháng.

TJ : số tháng mà TSCĐ đã ra khỏi sản xuất không phải tính khấu hao đến cuối năm.

Tuy nhiên do điều kiện khách quan không có được các số liệu cụ thể nên để tính toán Vbq tác giả sử dụng công thức tính gần đúng:

Trong đó:Vdk: Giá trị TSCĐ đầu năm, đồng.

Vck: Giá trị TSCĐ cuối năm, đồng. b Hệ số huy động TSCĐ (H hđ ):

Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 đơn vị giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ thì doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu đồng TSCĐ bình quân.

* Theo chỉ tiêu giá trị: Hhđ gt = ; (Đồng/đồng) (2 - 8)

* Theo chỉ tiêu hiện vật: Hhđ hv = ; (Tr.đồng/tấn) (2 - 9)

Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

TT Chỉ tiêu ĐTV Năm So sánh năm

1 Than nguyên khai sản xuất tấn 3.684.7

3 Nguyên giá TSCĐ đầu kì Trđ 2.587.4

4 Nguyên giá TSCĐ cuối kì Trđ 3.092.4

5 Nguyên giá TSCĐ bình quân Trđ 2.839.9

6 Hệ số hiệu suất TSCĐ a Tính theo hiện vật T/ Trđ 1,3 0,9 -0,4 -

31,01 b Tính theo giá trị Trđ/Trđ 1,5 1,18 -0,32 -

7 Hệ số huy động TSCĐ a Tính theo hiện vật Trđ/T 0,77 1,12 0,35 44,95 b Tính theo giá trị Trđ/

Qua bảng số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:

Do nguyên giá TSCĐ đầu kì và TSCĐ cuối kì năm 2016 đều tăng so với năm

2015 dẫn đến TSCĐ bình quân năm 2016 tăng 291.706 trđ tương ứng với tăng

10,27% so với 2015 Song hệ số hiệu suất TSCĐ cả theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị đều giảm, Thể hiện ở chỉ tiêu theo hiện vật, 1 triệu đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra 0,9 tấn sản phẩm Còn theo chỉ tiêu giá trị của Công ty cũng bị giảm so với năm 2015, khi mà 1 đồng TSCĐ chỉ tạo ra 1,18 đồng doanh thu

Công ty đã giảm đi Có sự biến động này là do máy móc thiết bị tại Công ty đã cũ, chưa đồng bộ cũng như chưa thích ứng được với điều kiện khai thác ngày càng khó khăn của Công ty khi mà ngày càng phải khai thác xuống sâu hơn

Vì hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ là 2 chỉ tiêu nghịch đảo của nhau nên khi hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm đi thì hệ số huy động

TSCĐ tăng lên Hệ số huy động của Công ty đang có tăng lên so với năm 2015.

Năm 2016, tính theo hiện vật, Công ty muốn tạo ra 1 đơn vị sản phẩm cần huy động

1,12 triệu đồng TSCĐ tăng so với năm 2015 là 0,35 tương đương với 44,95% Còn tính theo chỉ tiêu giá trị, để tạo ra 1 đồng doanh thu Công ty cần huy động 0,85 đồng TSCĐ, tăng so với năm 2015 27,08% Nhìn chung, Công ty sử dụng TSCĐ không hiệu quả bằng năm 2015 Chính vì thế mà Công ty cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, cũng như làm cho hệ số huy động TSCĐ của Công ty nhỏ hơn nữa nhằm đạt mục tiêu giảm giá thành.

Trên đây là những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty than Cao Sơn năm 2016 Để có những đánh giá cụ thể và chính xác về tình hình sử dụng TSCĐ cũng như sự biến động của TSCĐ ta cần đi phân tích tình hình sử dụng

2.3.2 Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu TSCĐ

2.3.2.1 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại TSCĐ Mục đích của việc tăng giảm TSCĐ đó là đánh giá tình hình biến động TSCĐ trong kỳ, qua đó thấy được sự biến động đó là hợp lý với tình hình sản xuất để có phương hướng điều chỉnh cho thích hợp trong kỳ sau.

Các chỉ tiêu được thể hiện một cách đầy đủ trong bảng (2-14).

Có thể thấy, với đặc thù là công nghệ khai thác lộ thiên thì tỷ trọng của

TSCĐ hữu hình là lớn nhất, đặc biệt trong đo tỷ trọng của phương tiện vận tải và truyền dẫn chiếm 64,59% trong TSCĐ hữu hình là hoàn toàn hợp lý Thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng ít nhất chỉ chiếm 0,64% trong tổng TSCĐ hữu hình Tuy nhiên, hệ số tăng của máy móc và thiết bị lại lớn nhất điều này cho thấy Công ty đang đầu tư thêm trang thiết bị máy móc nhằm phục vụ việc khai thác xuống sâu hơn tại các công trường Ngoài ra, có thể thấy các TSCĐ vô hình và thuê tài chính của Công ty không có sự thay đổi nhiều giữa đầu năm và cuối năm 2016.

 Phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ

Mục đích của việc phân tích là nhằm đánh giá tình hình biến động tài sản trong kỳ có liên hệ với tình hình sản xuất để thấy được sự biến động tài sản có hợp lý hay không, từ đó có phương hướng điều chỉnh cho thích hợp trong kỳ sau.

TSCĐ tăng: giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

TSCĐ cuối kỳ: giá trị TSCĐ cuối kỳ

Hệ số tăng tài sản cho thấy trong năm Công ty đã được đầu tư một lượng tài sản vào sản xuất, làm tăng tổng giá trị tài sản của Công ty.

TSCĐ giảm: giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

TSCĐ đầu kỳ: giá trị TSCĐ đầu kỳ

Qua bảng số liệu (2-14) cho thấy do điều kiện khai thác thay đổi, Công ty đã quan tâm, đầu tư thêm TSCĐ hữu hình Đặc biệt, với nhóm TSCĐ có liên quan trực tiếp đến khai thác và quản lý cũng được thanh lý và đầu tư thêm Khi mà lượng tăng lên của TSCĐ hữu hình là 152.965.993.981 đồng, đồng thời giảm 74.558.513.038 đồng tương ứng với hệ số tăng là 0,05 và hệ số giảm là 0,02 Có sự tăng giảm này chủ yếu là do Công ty đã thanh lý một số phương tiện vận tải truyền dẫn và máy móc thiết bị với hệ số tăng tương ứng là 0,12 và 0,06; hệ số giảm tương ứng là 0,03 và 0,02 Ngoài ra, Công ty đã chú trọng thêm mới một số thiết bị TSCĐ vô hình là các phần mềm ứng dụng tin học nhằm hiện đại hóa các trang thiết bị quản lý với giá trị là 33.102.690 đồng

H tăng = Nguyên giá TSCĐ tăng trong kì

Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

Hgiảm = Nguyên giá TSCĐ giảm trong kì

Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ

Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2016

Số đầu năm Thay đổi trong năm Số cuối năm

Hệsố giảm (Hg) nguyên giá

(đồng) Tỷ tăng Tỷ giảm Tỷ Nguyên Tỷ trọng (đồng) trọng (đồng) trọn g Giá trọn g

Nhà cửa, vật kiến trúc 244.933.199.5

6 0,12 0,02 Phương tiện vận tải truyền dẫn 2.073.034.654.

- Phần mềm ứng dụng tin học 1.809.274.000 0,06 33.102.690 0.0216 0 0 1.842.376.690 0,06

2.3.3 Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị

Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị cho phép Công ty biết được tình trạng chung của máy móc thiết bị mà mình đang quản lý và sử dụng, khả năng đáp ứng của các máy móc thiết bị cho nhu cầu sản xuất ở hiện tại và trong năm sản xuất tiếp theo Trên cơ sở của những phân tích về tình trạng hao mòn TSCĐ Công ty sẽ có cơ sở để xây dựng kế hoạch sửa chữa TSCĐ và đầu tư các trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất.

Tình trạng kỹ thuật được xác định thông qua mức độ hao mòn của TSCĐ:

Ghm: Giá trị hao mòn của TSCĐ; đồng

NGTSCĐ: Nguyên giá TSCĐ; đồng

Giá trị còn lại của TSCĐ: Gcl = NGTSCĐ - Ghm

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh Đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người Do vậy, việc phân tích lao động và tiền lương có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội.

2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động

2.4.1.1 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động Để hoàn thành kế hoạch sản xuất, số lượng lao động của doanh nghiệp trong những điều kiện khác nhau là luôn thay đổi vì vậy bài toán đặt ra là doanh nghiệp phải lựa chọn được số lượng lao động như thế nào là tối ưu để đảm bảo hiệu quả kinh tế là lớn nhất Sự biến động về số lượng lao động trong Công ty được thể hiện qua bảng (2-

Từ bảng 2.16 ta thấy: Lao động sản xuất chính của Công ty chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động gián tiếp là hoàn toàn hợp lí Năm 2016, số lao động sản xuất chính theo thực tế giảm so với kế hoạch là 75 người tương ứng với mức giảm là 2,58%, đồng thời giảm 255 người tương ứng với giảm 8,27% so với cùng kỳ năm 2015 Bên cạnh đó, lao động gián tiếp năm 2016 đã sử dụng tương đối sát theo số lượng lao động kế hoạch, chỉ giảm 40 người và giảm so với năm 2015 là 75 người tương ứng giảm 18,7% Chính vì số lượng lao động sản xuất chính và lao động gián tiếp của Công ty đều giảm so với kế hoạch và năm trước làm cho tổng số lượng lao động của Công ty cũng giảm 115 người so với kế hoạch và 330 người so với năm 2015.

Việc giảm số lượng lao động là do trong năm có một lượng lao động đến tuổi nghỉ hưu chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty chưa có nhu cầu tuyển dụng bổ sung.

Việc so sánh giản đơn chỉ cho thấy được biến động về mặt số lượng Để biết được việc giảm số lượng lao động có hợp lí hay không cần tiến hành so sánh liên hệ đến sản lượng than sạch sản xuất.

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động

So sánh với thực hiện 2015, lượng lao động biến đổi tương đối:

∆N1-0 = NT2016 - NT2015 x Qt Qt 2016 2015 = 3.156- 3.486 x 3.254 558 3.684 736 = 77 (người)

Giả sử năng suất lao động năm 2016 không thay đổi so với năm 2015, để sản xuất ra 3.254.558 tấn than sạch Công ty cần 3.079 người, song thực tế Công ty lại sử dụng 3.156 lao động, do đó đã lãng phí tương đối 77 người.

So sánh với kế hoạch năm 2016, lượng lao động biến đổi tương đối:

∆N1-K = NT2016 - NK2016 x Qk Qt 2016 2016 =3.156–3.271 x 3.254 558 3.900 000 = 427 (người)

Nếu năng suất lao động không thay đổi so với kế hoạch, để sản xuất ra

3.254.558 tấn than Công ty cần 2.729 người, trên thực tế Công ty sử dụng 3.156 lao động, do đó đã lãng phí tương đối 427 người so với kế hoạch.

Kết quả tính toán cho thấy số lượng lao động năm 2016 so với năm trước và so với kế hoạch đều bị lãng phí hơn Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2015 thì mức lãng phí ít hơn khi so với mức độ lãng phí của kế hoạch Từ đó, ta có thể thấy Công ty đã sử dụng lao động chưa được hiệu quả, chính vì thế Công ty cần tiến hành điều chỉnh lại số lượng lao động cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí nhân công hơn nữa vì nó sẽ có tác động trực tiếp làm giảm giá thành sản phẩm cho Công ty.

2.4.1.2 Phân tích cơ cấu và chất lượng lao động

Chất lượng lao động là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới Chất lượng lao động cao là tiền đề để tăng năng suất lao động Chất lượng lao động cao, cơ cấu lao động hợp lý góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh.

Chất lượng lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, giới tính… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng cơ cấu lao động toàn Công ty

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số lượng lao động của Công ty năm 2016 giảm 330 người so với 2015 Trong đó, công nhân khai thác, cán bộ quản lý, nhân viên và lao động phổ thông đều có xu hướng giảm Tuy số lượng công nhân của bộ phận gián tiếp giảm đi không quá nhiều nhưng đây là dấu hiệu tốt nếu Công ty có xu hướng giảm lao động bộ phận gián tiếp và lao động chưa có tay nghề Tuy nhiên, số lượng công nhân khai thác giảm nhiều nhất, mức giảm là 255 người tương ứng với giảm

8,27% cho thấy số lượng công nhân sản xuất chính trong Công ty đang có xu hướng giảm dần, có thể do điều kiện khai thác xuống sâu, công việc vất vả, nguy hiểm hơn…

Vì vậy, Công ty cần có những chính sách khuyến khích đãi ngộ CNV nhằm làm tăng số lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất, có kinh nghiệm làm việc để khai thác ra nhiều sản phẩm chất lượng cho Công ty nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Ngoài ra, chất lượng lao động của Công ty còn được thể hiện theo độ tuổi và trình độ chuyên môn.

Bảng chất lượng lao động theo độ tuổi toàn Công ty

TT Tuổi đời Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Bảng chất lượng lao động theo trình độ

Trình độ Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Số lượng % Số lượng % Tuyệt đối Tương đối Đại học 318 9,12 209 6,62 -109 -34,28

Qua bảng 2-19 ta thấy lao động trong độ tuổi lao động (từ 26 tuổi đến 45 tuổi) đều có xu hướng tăng, cụ thể lao động ở độ tuổi 26 đến 35 tuổi tăng 68 người tương ứng với tăng 5,25%, với độ tuổi từ 36 đến 45 tuồi tăng ứng với 24 người Còn với những lao động ngoài độ tuổi lao động, tức là nhỏ hơn 25 tuồi và từ 46 tuổi đến 60 tuổi lại có xu hướng giảm Đặc biệt với độ tuổi nhỏ hơn 25 tuổi thì giảm mạnh nhất, từ 585 người tại năm 2015 thì đến năm 2016 giảm chỉ còn 305 người tương ứng với giảm

47,86% so với năm 2015 Điều này cho thấy Công ty đang chú trọng vào lao động trong độ tuổi sung mãn và giảm bớt những lao động sức yếu, chưa có đủ kinh nghiệm. Đồng thời, năm 2016, Nhà nước cũng thay đổi một số chính sách về lương hưu, chính vì vậy mà một số CNV có độ tuổi cao trong Công ty cũng chủ động nghỉ hưu sớm nhằm tránh những thay đổi về chính sách sau này.

Bảng 2-20 cho thấy công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn với 69,33% năm

2015 và 85,8% năm 2016, tăng 12,04% so với năm trước chiếm tỉ trọng lớn nhất Lao động có trình độ đại học, trung cấp cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu lao động với mức lần lượt là 6,62% và 5,01% năm 2016 Điều này cho thấy trình độ của cán bộ CNV của Công ty là tương đối cao, có thể đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và làm chủ được công nghệ sản xuất Như vậy, có thể thấy Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ và tay nghề Trong năm 2016, lao động có trình độ trung cấp có xu hướng giảm mạnh nhất chỉ còn 158 người tương ứng giảm 72,99% Công nhân kỹ thuật lại tăng lên tương đối so với năm 2015 tương đương với 12,04% Như vậy năm 2016 trình độ lao động của Công ty đều có sự thay đổi và Công ty cần phát huy hơn nữa để nâng cao trình độ tay nghề của các cán bộ kỹ thuật cũng như lao động trong toàn Công ty.

Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế trong kinh doanh của mọi doanh nghiệp Do đó, việc phân tích giá thành và các yếu tố trong giá thành là rất cần thiết nhằm đưa ra các kết luận chính xác, hợp lý về tình hình sử dụng các chi phí, giúp doanh nghiệp đề ra các giải pháp giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.5.1 Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để thấy chính xác được Công ty đã sử dụng tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất trong giá thành cần sử dụng phương pháp so sánh có liên hệ điều chỉnh Xét về mức độ biến động tuyệt đối có liên hệ điều chỉnh (với chỉ tiêu liên hệ là sản lượng sản xuất) ta thấy, trong năm 2016 Công ty đã sử dụng tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, chi phí bảo hiểm, ăn ca, chi phí khấu hao và chi phí khác bằng tiền

Qua bảng (2-23) có thể thấy được, chi phí nguyên vật liệu giảm nhiều nhất tương ứng với 118.531 triệu so với năm 2015 Giảm ít nhất chính là chi phí nhân công, chỉ giảm 16.566 triệu tương đương với mức giảm 4,97% so với năm 2015, và 27,5% so với kế hoạch Từ đó có thể thấy được, giá thành tổng số của Công ty cũng giảm tương ứng với 256.082 triệu so với năm 2015 và 823.926 triệu đồng so với kế hoạch Tuy nhiên, giá thành đơn vị năm 2016 lại tăng 54.493 đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2015 tương ứng với tăng 5,41% Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Công ty đang áp dụng có hiệu quả một số chính sách nhằm làm giảm các loại chi phí giá thành đem lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty.

Bảng phân tích giá thành theo yếu tố chi phi

STT Yếu tố chi phí TH2015 (Tr.đ) KH2016

1 Chi phí nguyên vật liệu 1.142.639 1.245.401 1.024.108 -118.531 -10,37 -221.293 -17,8

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.224.708 1.492.090 1.151.297 -73.411 -5,99 -340.793 -22,8

5 Chi phí khác bằng tiền 754.531 812.600 735.498 -19.033 -2,52 -77.102 -9,49

Giá thành tổng số 3.712.597 4.280.441 3.456.515 -256.082 -6,90 -823.926 -19,2Giá thành đơn vị (đồng/tấn) 1.007.561 1.097.549 1.062.054 54.493 5,41 -35.495 -3,23Sản lượng tính giá thành (tấn) 3.684.736 3.900.000 3.254.558 -430.178 -11,67 -645.442 -16,5

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành

Phân tích kết cấu giá thành nhằm mục đích để thấy được các yếu tố chi phí trong giá thành yêu tốt nào chiếm tỷ trọng lớn nhất và nhỏ nhất nhằm có sự điều chính cho phù hợp để đạt được chi phí là nhỏ nhất.

Nhìn chung kết cấu của giá thành sản phẩm sản xuất không thay đổi nhiều so với năm 2016 được thể hiện trong bảng (2-24).

Chi phí nguyên vật liệu chiếm 29,63% trong tổng số giá thành sản phẩm sản xuất, kết cấu giảm 1,15% so với năm 2015 và tăng 0,53% so với kế hoạch 2016 đề ra.

Trong đó, giá trị chi phí nguyên liệu vật liệu giảm 10,37% so với năm 2015 đồng thời giảm 17,77% so với kế hoạch Đây là loại chi phí chiếm tỉ trọng cao nên Công ty cần có những biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nữa yếu tố chi phí này làm giảm giá thành.

Chi phí nhân công chiếm 9,17% trong tổng giá thành sản phẩm, kết cấu tăng

0,19% so với năm 2015 đồng thời giảm 1,05% so với kế hoạch Nguyên nhân là do trong năm 2016, Công ty ngày càng khai thác xuống sâu hơn, đồng thời phải sử dụng nhân công có trình độ cao hơn, mặc dù chi phí nhân công có xu hướng giảm đi nhưng lại tăng lên trong kết cấu tổng giá thành.

Chi phí khấu hao chiếm 6,61% tăng giảm 0,31% so với năm trước đồng thời giảm 0,23% so với kế hoạch trong kết cấu giá thành Chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm

33,31% giảm 0,32% so với năm 2015 Chi phí khác bằng tiền chiếm 21,28% tăng

0,96% so với cùng kì năm trước đồng thời tăng 2,29% so với kế hoạch.

Nhìn chung năm 2016 kết cấu giá thành tương đối ổn định.

Bảng phân tích kết cấu giá thành của sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp

TH2015 KH2016 TH2016 SS TH2016/TH2015 SS TH2016/KH2016

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng SS về số tiền ± Tỉ trọng SS về số tiền ± Tỉ trọng

(Tr.đồng) (%) (Tr.đồng) (%) (Tr.đồng) (%) ± % ± %

1 Chi phí nguyên vật liệu 1.142.639 30,78 1.245.401 29,10 1.024.108 29,63 -118.531 -10,37 -1,15 -221.293 -17,77 0,53

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.224.708 32,99 1.492.090 34,86 1.151.297 33,31 -73.411 -5,994 0,32 -340.793 -22,84 -1,55

5 Chi phí khác bằng tiền 754.531 20,32 812.600 18,98 735.498 21,28 -19.033 -2,522 0,96 -77.102 -9,49 2,29

2.5.3 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, các donah nghiệp thường đặt ra nhiệm vụ giảm giá thành so với năm trước thông qua việc xác lập giá thành đơn vị thấp hơn so với năm trước.

Nhiệm vụ giảm giá thành được xác định qua hai chỉ tiêu là mức giảm giá thành và tỷ lệ giảm giá thành.

 Mức giảm giá thành theo kế hoạch:

M KH = Q KH ( Z KH dv - Z g dv ); (đồng) (2-25) Trong đó: M KH : Mức hạ giá thành kế hoạch, đồng

Z KH dv : Giá thành đơn vị kỳ kế hoạch, đồng/tấn

Z g dv : Giá thành đơn vị kỳ gốc, đồng/tấn

Q KH : Sản lượng kỳ kế hoạch

 Tỷ lệ hạ giá thành theo kế hoạch:

 Mức giảm giá thành thực tế:

M TT = ( Z TT dv - Z g dv ) x Q TT ; (đồng) (2-27) Trong đó: M TT : Mức giảm giá thành thực tế, đồng

Z TT dv : Giá thành đơn vị thực tế kỳ báo cáo, đồng/tấn

Z g dv : Giá thành đơn vị kỳ gốc, đồng/tấn

Q TT : Sản lượng thực tế kỳ báo cáo, tấn

 Tỷ lệ hạ giá thành thực tế:

Tình hình thực hiện giảm giá thành được thể hiện trong bảng (2-25):

Nhìn chung, Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch giảm giá thành, khi mà hầu hết các loại chi phí đều có xu hướng tiết kiệm hơn so với mức kế hoạch mà Công ty đã đặt ra Tổng mức hạ giá thành cho phép của Công ty là 350.952 triệu đồng nhưng trên thực tế Công ty đã đạt 177.349 triệu đồng, tiết kiệm 173.603 triệu đồng Tiết kiệm nhất đó chính là chi phí dịch vụ mua ngoài tiết kiệm 126.265 triệu đồng Chi phí nhân công cũng tiết kiệm hơn so với mức hạ giá thành kế hoạch khi mức hạ giá thành thực tế là 22.375 triệu đồng, tiết kiệm 62.072 triệu đồng Tương tự các chi phí khác như khấu hao TSCĐ hay chi phí dịch vụ mua ngoài đều có xu hướng tiết kiệm hơn so với mức hạ giá thành kế hoạch đạt ra Tuy nhiên, chi phí khác bằng tiền lại có xu hướng tăng lên làm cho mức hạ giá thành thực tế của Công ty tăng 55.066 triệu đồng so với mức hạ giá thành kế hoạch đã đặt ra

Từ những thực tại trên, Công ty cần xem xét lại những yếu tố chi phí trong giá thành mà chưa thực hiện được để có những biện pháp phù hợp, tiếp tục phát huy các biện pháp mà Công ty đang áp dụng giúp cho các yếu tố chi phi khác có thể đạt được mức hạ giá thành đặt ra, từ đó có thể hạ giá thành và tăng lợi nhuận nhiều hơn nữa cho Công ty.

Bảng phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành

STT Yếu tố chi phí

TH2015 KH2016 TH2016 Mức hạ giá thành Tỉ lệ hạ giá thành (Tr.đồng) (Tr.đồng) (Tr.đồng) M KH M TT SS (±) T KH T TT SS (±)

(Tr.đồng) (Tr.đồng) M TT /M KH (%) (%) T TT /T KH

1 Chi phí nguyên vật liệu 1.142.639 1.245.401 1.024.108 36.008 14.867 -21.141 2,98 1,47 -1,50

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.224.708 1.492.090 1.151.297 195.834 69.569 -126.265 15,11 6,43 -8,68

5 Chi phí khác bằng tiền 754.531 812.600 735.498 13.989 69.055 55.066 1,75 10,36 8,61

Tổng số 3.712.597 4.280.441 3.456.515 350.952 177.349 -173.603 8,93 5,41 -3,52 Giá thành đơn vị (đồng/tấn) 1.007.561 1.097.549 1.062.054

Sản lượng tính giá thành (tấn) 3.684.736 3.900.000 3.254.558

Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty

Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tành chính của doanh nghiệp từ đó thấy được những nét cơ bản, khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp để rút ra kết luận tổng quát, đồng thời phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu sâu

Nội dung phân tích tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn năm

2.6.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Qua bảng (2-26) trong bảng cân đối kế toán có thể rút ra một số kết luận sau:

Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tại thời điểm đầu năm là

2.003.471.446.485 đồng và thời điểm cuối năm là 2.065.540.097.594 đồng Vậy tổng tài sản và nguồn vốn cuối năm tăng so với đầu năm là 62.068.651.109 đồng, tương ứng 3,10% Điều này cho thấy năm 2016 quy mô tài sản và nguồn vốn của

Công ty sử dụng có sự tăng lên Để đánh giá chi tiết hơn, có thể đi sâu vào phân tích:

Tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên: cuối năm 2016 đạt

2.065.540.097.594 đồng tăng lên 62.068.651.109 đồng so với đầu năm tương ứng tăng 3,1% Có sự biến động này là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều có xu hướng tăng lên Cụ thể:

Bảng phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Số đầu năm (01/01/2016) Số cuối năm (31/12/2016) So sánh số CN/ĐN

Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng)

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.266.424.971 0,06 222.199.964 0,01 -1.044.225.007 -82,45

2 Các khoản tương đương tiền 112

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 29.048.103.809 1,45 137.739.131.248 6,67 108.691.027.439 374,18

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 6.263.992.660 0,31 126.614.519.748 6,13 120.350.527.088 1921,3

2 Trả trước cho người bán 132 91.622.125 0,005 15.522.125 0,001 -76.100.000 -83,06

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4 Các khoản phải thu khác 136 22.692.489.024 1,13 11.109.089.375 0,54 -11.583.399.649 -51,05

5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137

6 Tài sản thiếu chừ xử lý 139

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

V Tài sản ngắn hạn khác 150 116.482.213.130 5,81 98.423.903.792 4,77 -18.058.309.338 -15,50

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 67.954.275.993 3,39 73.086.515.920 3,54 5.132.239.927 7,55

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 652.002 652.002

3 Thuế và các khoản khác phải thu

4 Tài sản ngắn hạn khác 155

I Các khoản phải thu dài hạn 210 52.311.157.844 2,61 59.593.035.503 2,89 7.281.877.659 13,92

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Trả trước cho người bán dài hạn 212

3 Phải thu dài hạn khác 216 52.311.157.844 2,61 59.593.035.503 2,89 7.281.877.659 13,92

4 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219

II Tài sản cố định (TSCĐ) 220 1.119.520.168.56

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 -

- Giá trị hao mòn lũy kế 226

3 Tài sản cố định vô hình 227 579.687.031 0,03 371.662.420 0,02 -208.024.611 -35,89

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 -1.229.586.969 -0,06 -1.470.714.270 -0,07 -241.127.301 19,61

III Bất động sản đầu tư 230

- Giá trị hao mòn lũy kế 232

IV Tài sản dở dang dài hạn 240 43.737.410.051 2,18 73.502.536.310 3,56 29.765.126.259 68,05

1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241

2 Chi phí xây dựng dở dang 242 43.737.410.051 2,18 73.502.536.310 3,56 29.765.126.259 68,05

V Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 14.495.043.217 0,72 10.987.871.853 0,53 -3.507.171.364 -24,20

1 Đầu tư vào Công ty con

2 Đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết 21.779.000.000 1,09 21.799.000.000 1,06 20.000.000 0,09

3 Đầu tư dài hạn khác 253

4 Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn 254 -7.283.956.783 -0,36 -10.811.128.147 -0,52 -3.527.171.364 48,42

VI Tài sản dài hạn khác 260 330.641.663.146 16,50 391.768.640.234 18,97 61.126.977.088 18,49

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 316.788.888.626 15,81 390.803.421.153 18,92 74.014.532.527 23,36

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

3 Thiết bị, vật tư phụ tùng thay thế 263 13.852.774.520 0,69 965.219.081 0,05 -12.887.555.439 -93,03

4 Tài sản dài hạn khác 268

1 Phải trả người bán ngắn hạn 311 231.022.564.738 11,53 464.050.233.881 22,47 233.027.669.143 100,87

2 Người mua trả tiền trước 312 323.436.586.700 16,14 26.301.385.442 1,27 -297.135.201.258 -91,87

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 351.511.639.050 17,55 23.569.780.903 1,14 -327.941.858.147 -93,29

4 Phải trả người lao động 314 53.539.155.192 2,67 42.437.701.658 2,05 -11.101.453.534 -20,74

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 315 85.696.000 0,004 85.696.000

6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 316

7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 7.446.576 -7.446.576 -100

9 Phải trả ngắn hạn khác 319 6.520.759.877 0,33 3.378.595.756 0,16 -3.142.164.121 -48,19

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 182.890.711.743 9,13 630.100.049.940 30,51 447.209.338.197 244,52

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 3.643.162.497 0,18 80.880.639.802 3,92 77.237.477.305 2120,0

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 26.755.041.158 1,34 16.937.960.318 0,82 -9.817.080.840 -36,69

1 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 552.096.089.848 27,56 504.729.877.551 24,44 -47.366.212.297 -8,58

2 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341

3 Dự phòng phải trả dài hạn 342

4 Doanh thu chưa thực hiện 338

5 Quỹ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ 343

B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 272.048.289.106 13,58 273.068.176.343 13,22 1.019.887.237 0,37

1 Vốn góp của chủ sở hữu 411 149.992.290.000 7,49 268.467.730.000 13,00 118.475.440.000 78,99

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 149.992.290.000 7,49 268.467.730.000 13,00 118.475.440.000 78,99

2 Vốn khác của chủ sở hữu 414 103.718.068.560 5,18 -103.718.068.560 -100

3 Chênh lệch đáng giá lại tài sản 416

4 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417

5 Quỹ đầu tư phát triển 418 15.105.128.552 0,75 347.757.112 0,02 -14.757.371.440 -97,70

6 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420

7 Quỹ dự phòng tài chính 419

8 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 1.210.163.977 0,06 1.210.163.977

- LNST chưa phân phối đến cuối kỳ trước 421a

- LNST chưa phân phối kỳ này 421b 1.210.163.977 0,06 1.210.163.977

9 Nguồn vốn đầu tư XDCB 422

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 3.232.801.994 0,16 3.042.525.254 0,15 -190.276.740 -5,89

2 Nguồn kinh phí đã hình thành

Tài sản ngắn hạn: vào thời điểm cuối năm 2016 là 475.134 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23% trong tổng tài sản So với đầu năm thì tài sản ngắn hạn tăng 32.368 triệu đồng tương ứng tăng 7,31% Tài sản ngắn hạn tăng như vậy là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên hàng tồn kho lại đang có xu hướng giảm là tín hiệu đáng mừng cho Công ty Tăng mạnh nhất trong năm

2016 phải nói đến các khoản phải thu ngắn hạn khi đạt 137.739 triệu đồng tương ứng với tăng 108.691 triệu đồng Có thể dễ dàng nhận thấy từ các kết quả này chính là việc Công ty đã áp dụng có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ tốt hơn.

Nhưng khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh lại cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng nhiều, từ đó Công ty cần phải đưa các chính sách để quả lý tốt hơn nữa các khoản phải thu ngắn hạn nhằm tránh tình trạng Công ty bị chiếm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến khó thu hồi lại vốn Công ty có thể kết hợp giữa các bộ phận kế toán- tài chính, bộ phận kinh doanh… yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm… thì chính sách thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn mới đạt được hiệu quả.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng, cuối năm

2016 tăng 29.700.645.436 đồng tương ứng với mức tăng là 1,9% so với đầu năm

2016 Tuy TSCĐ của Công ty mặc dù chiềm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại giảm khiến cho mức tăng tài sản dài hạn của Công ty là chưa đáng kể Có được mức tăng lên này chủ yếu là do tài sản dài hạn khác có sự tăng lên hơn 61.126 triệu đồng đồng thời, tài sản dở dang dài hạn của Công ty cũng có xu hướng tăng khi đạt 73.502 triệu ở thời điểm cuối năm 2016 Điều này cho thấy Công ty cần phải chú trọng hơn nữa tới việc thay thế các thiết bị cũ hỏng không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại thì hiệu quả sản xuất mới được đảm bảo.

Nhìn chung TSDH lớn hơn TSNH là hợp lý đối với một doanh nghiệp khai thác mỏ như Công ty CP than Cao Sơn.

Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2016 tăng 62.068.651.109 đồng, tương ứng tăng 3,1% so với đầu năm 2016 Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất khi chiếm 86,78%, tại thời điểm cuối năm 2016 Đặc biệt, nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu từ các khoản nợ ngắn hạn, Công ty cần phải sử dụng sao cho hiệu quả các khoản vay này nhằm đem lại lợi nhuận tốt đa cho Công ty Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì cơ cấu vốn này về lâu về dài Công ty sẽ gặp phải những khó khắn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả Và với cơ cấu nguồn vốn này thì việc đi vay cũng như huy động vốn của Công ty trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn Công ty cần chú trọng hơn việc các khoản vay, nợ thuê tài chính và phải trả người bán ngắn hạn đang có xu hướng tăng cao Khi mà, vay, nợ thuê tài chính tăng 2120,07% và phải trả người bán ngắn hạn cũng tăng 100,87% so với thời điểm đầu năm 2016.

Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2016 tăng 1.019 triệu đồng, tương ứng tăng

0,37% so với đầu năm Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm đi nhưng không đáng kể Qua đó, ta thấy hoạt động kinh doanh của

Công ty luôn có lãi, và phần lợi nhuận chưa phân phối của Công ty tuy không lớn, nhưng đã bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Đây là một dấu hiệu khá tốt cho Công ty trong thời kỳ ngành than khó khăn như hiện nay.

Như vậy, qua bảng cân đối kế toán ta thấy quy mô về tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty năm 2016 được mở rộng, kết cấu tài sản và nguồn vốn cũng đã tương đối hợp lý hơn

2 Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP than Cao Sơn năm 2016 tại bảng (2-27) có thể đưa ra nhận xét sau:

Các chỉ tiêu doanh thu thực hiện năm 2016 giảm so với năm 2015 đặc biệt là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 562.599.986.681 đồng nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 1.009.649.241 đồng tương ứng với tăng

119,79% Cho thấy năm qua, hoạt động kinh doanh than chưa đạt hiệu quả do sản lượng tiêu thụ than giảm, tuy nhiên bên cạnh đó các lĩnh vực hoạt động khác của

Công ty như hoạt động tài chính lại mang lại doanh thu cao hơn ở thời điểm cuối năm Công ty cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao hoạt động kinh doanh than vì đây là hoạt động sản xuất chính của Công ty, giải quyết lượng lớn việc làm cho người lao động, qua đó đẩy mạnh doanh thu than để mang lại lợi nhuận cao hơn cho

Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu, điều này thể hiện Công ty sản xuất cung cấp sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng nên không bị trả lại hàng bán, chiết khấu hàng bán, Công ty cần tiếp tục phát huy điểm này.

Căn cứ cho việc chọn đề tài

3.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế thì Đảng và Nhà nước ta còn rất quan tâm đến vấn đề xã hội như việc làm, tiền lương, tiền công Nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của xã hội thì việc làm, nâng cao đời sống xã hội, chăm sóc sức khỏe, lành mạnh hóa xã hội là những vấn đề quan trọng và cấp bách.

Song tình hình thực tế hiện nay cho thấy sự đổi mới trên một số lĩnh vực còn chưa theo kịp với công cuộc đổi mới chung của đất nước Các vấn đề việc làm, tiền lương trả cho người lao động còn có những điểm chưa hợp lý, chưa tạo được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đây là một vấn đề phức tạp, nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực việc làm, thu nhập mà còn liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất Vấn đề việc làm, quản lý lao động, tiền lương trả cho người lao động cần được đổi mới và hoàn thiện Muốn vậy trước hết phải xuất phát từ nhận thức, việc làm, về quan hệ lao động và tiền lương trong điều kiện kinh tế thị trường Chỉ có thực hiện tốt các vấn đề nói trên thì mới thực sự giải phóng được tiềm năng lao động xã hội, tạo ra động lực cho người lao động phát huy tính sáng tạo làm giàu cho bản thân và cho đất nước

Ngành than Việt Nam do đặc thù ngành nghề, công nghệ thường chậm đổi mới, trình độ cơ giới hóa thấp, sử dụng nhiều lao động Trong điều kiện đó, việc quy chế tiền lương trong các doanh nghiệp có phù hợp với chính sách của nhà nước, công bằng, minh bạch, đúng với hiệu quả lao động không luôn là vấn đề cấp bách đặt ra đối với công ty cổ phần than Cao Sơn nói riêng và của các doanh nghiệp trong Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam nói chung Vì vậy đề tài “ Hoàn thiện quy chế tiền lương của Công ty cổ phần than Cao Sơn –

Vinacomin ” đã được lựa chọn nhằm đáp ứng những yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn như đã nêu trên.

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành nghiên cứu

Tìm ra những tồn tại, hạn chế trong quy chế tiền lương đang áp dụng của Công ty cổ phần than Cao Sơn - Vinacomin để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, ý kiến để hoàn thiện quy chế tiền lương của Công ty hoàn thiện và phù hợp hơn nhưng vẫn dựa trên cơ sở các quy định của Nhà nước

Nghiên cứu quy chế tiền lương hiện hành của Công ty cổ phần than Cao Sơn – Vinacomin và những điều khoản có liên quan đến phương pháp tính và phân phối tiền lương, tiền thưởng tới quỹ lương thực hiện cho người lao động trong bộ phận.

3.1.2.3 Nhiệm vụ Để thực hiện được những mục đích trên, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu qua số liệu thông kê của Công ty năm 2015 và năm 2016.

- Phương pháp hệ thống nghiên cứu các yếu tố ảnh hương dến công tác tổ chức lao động, tiền lương của Công ty cổ phẩn than Cao Sơn năm 2015 và năm 2016.

- Từ các tài liệu thống kê và thực tế của Công ty tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp hoàn thiện hợp lý.

Thực trạng công tác tiền lương, phương pháp trả lương của Công ty cổ phần than

3.2.1 Khái niệm, chức năng và nguyên tắc tổ chức tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội dùng để bù đắp cho giá trị sức lao động cần thiết đã hao phí mà chủ doanh nghiệp trả lương cho người lao động phù hợp với chất lượng và số lượng của mỗi người.

Sức lao động là một loại hàng hóa, giá trị sức lao động chính là công sức của người lao động kết tinh trong trong hàng hóa Sự đánh giá chính xác giá trị của sức lao động sẽ đưa ra được số tiền lương hợp lý mà người sử dụng lao động có thể trả.

Tiền lương là khoản thu nhập chính với người lao động do vậy nó phải mang đầy đủ giá trị giúp họ có thể tái sản xuất lại sức lao động đã mất trong quá trình lao động, đồng thời nó còn phải giúp đáp ứng được giá trị tinh thần cơ bản của người lao động trong cuộc sống để có thể làm động lực thúc đẩy người lao động trong công việc Không những thế, tiền lương còn là chi phí đầu vào và bắt buộc của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Do đó, tiền lương có cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao.

3.2.1.2 Chức năng của tiền lương

- Chức năng thước đo giá trị: bởi vì nó biểu hiện giá trị của sức lao động là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động (Bao gồm cả giá cả sức lao động)

- Chức năng tái sản xuất sức lao động: Đây là một yêu cầu tối thiểu của tiền lương mức thu nhập hàng tháng phải đảm bảo nuôi sống được người lao động, duy trì sức lao động, năng lực làm việc và bù đắp lại sức lao động hao phí mà người lao động đó đã bỏ ra trong thời gian lao động.

- Chức năng kích thích lao động: Đảm bảo cho người lao động hăng hái sản xuất đạt chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả sáng tạo học tập nâng cao trình độ tay nghề bậc thợ hoàn thành tốt các công việc được giao.

- Chức năng giám sát lao động: Thông qua việc trả lương người sử dụng tiến hành kiểm tra theo dõi người về chất lượng lao động, ngày công lao động

- Chức năng điều hành lao động: chức năng này phản ánh vai trò điều phối lao động một cách hợp lý đồng lương được trả đúng đắn thoả mãn người lao động sẽ tự nguyện chấp hành sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt công việc được giao.

3.2.1.3 Nguyên tắc tổ chức tiền lương

- Tiền lương phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động, phải có sự phân biệt rõ ràng về tiền lương trong những điều kiện khác nhau, vường độ lao động khác nhau như làm trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt độc hại

- Tiền lương phải thực sự khuyến khích người lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất của từng cá nhân, tổ sản xuất, phân xưởng và tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương.

3.2.2.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng

(theo Điều 1 Chương I bộ Quy chế lao động tiền lương tại Công ty CP than Cao Sơn)

Quy chế này được áp dụng cho tất cả người lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ trong danh sách quản lý của Công ty theo quy định của Bộ luật Lao động và các cán bộ các tổ chức Đảng, đoàn thể chuyên trách trong Công ty.

Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, ủy viên thường trực (chuyên trách) HĐQT thực hiện theo thông tư số: 19/2013/TT – BLĐTBXH ngày 09/09/2013 của

Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế dộ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và cơ chế quản lý tiền lương hàng năm của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Phạm vi và đối tượng áp dụng: người lao động thuộc các đơn vị ngoài thự hiện theo hợp đồng kinh tế với Công ty (Công ty thuê đơn vị ngoài).

(theo Điều 2 Chương I bộ Quy chế lao động tiền lương tại Công ty CP than Cao Sơn)

Trả lương cho người lao động phải tuân thủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động Làm công việc gì, giữ chức vụ gì, thì hưởng lương theo công việc, chức vụ đó Trả lương phải thât sự là động lực khuyến khích; động viên người lao động không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất; tăng năng suất lao động, chất lượng công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đảng bảo đúng hệ số giãn cách giữa các chức danh lao động theo quy định của Tập đoàn, những ngành nghề nặng nhọc độc hại, những người giữ các chức vụ trách nhiệm quản lý cao phải có thu nhập phải cao hơn các ngành nghề chức danh khác.

Khi giao khoán tiền lương, thực hiện theo nguyên tắc trả lương theo vị trí việc làm Theo đó cũng một chức danh công việc thì được khoán mức tiền lương là như nhau, không phân biệt tuổi đời, thâm niên công tác. Đối với lao động phục vụ, phụ trợ (lao động mang tính phổ cập, cung lớn hơn cầu) được xác định theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nhưng quỹ tiền lương thực hiện không vượt quá 110% và không thấp hơn dưới 90% quỹ tiền lương sản phẩm giao khoán

Hoàn thiện về nội dung quy chế trả lương tại công ty

3.3.1 Hoàn thiện việc trả lương cho Công trường khai thác 3 – Cụm sàng 2A a Phương án hoàn thiện

Tuy Công ty đãn có Hệ số thành tích nhằm đánh giá hiệu quả làm việc của công nhân, nhưng hệ số này vẫn còn khá chung chung khi chưa đánh giá một cách toàn diện chất lương làm việc của công nhân (tức những công nhân làm việc cùng tổ, cùng ca sẽ có hệ số thành tích như nhau).

Từ thực trạng đó, tác giả xin kiến nghị xây dựng một mức đánh giá điểm hệ số cụ thể hơn dựa trên ba tiêu chí “Mức độ hoàn thành công việc, ý thức trách nhiệm trong công việc và Mức độ đảm bảo an toàn trong lao động.”

Bảng mức đánh giá điểm hệ số

Tiêu chí NỘI DUNG Điểm đánh giá

Mức độ hoàn thành công việc

Hoàn thành >100% KLCV, đảm bảo chất lượng 40 Hoàn thành 80-100% KLCV, đảm bảo chất lượng 30 Hoàn thành 2 lần/tháng, làm việc không theo sự phân công 10

Không đảm bảo giờ công, tự ý bỏ về, làm việc không theo phần công 5

Mức độ đảm bảo an toàn trong lao động

Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về ATLĐ 30

Vi phạm lần đầu trong tháng các yêu cầu ATLĐ 20

Vi phạm 2 lần trở đi trong các tháng yêu cầu ATLĐ 10

Từ kết quả phân loại, đánh giá theo các tiêu chí trên, tác giả tiến hành xây dựng thang điểm cụ thể nhằm xác định Hệ số đánh giá (Kđg ) như sau:

Bảng thang điểm xác định hệ số đánh giá

Mức điểm Xếp loại Hệ số đánh giá

Dưới đây là bảng tổng hợp hệ số đánh giá do tác giả đề xuất:

Bảng xác định hệ số đánh giá Cụm sàng 2A- tháng 11/2016

STT Họ và tên Mức độ hoàn thành KLCV Ý thức trách nhiệm

Mức độ đảm bảo ATLĐ

Hệ số đánh giá Kđg

Công thức tính lương công nhân theo phương pháp hoàn thiện: Điểm lương SP cá nhân

= Tổng điểm lương xác định hàng ngày cộng lại x Hệ số đánh giá

Chia lương bộ phận công nhân sàng:

Lương sản phẩm cá nhân

Tổng điểmlương củatổ có HSTT x Điểm lương cá nhân có đánh giá

- Quỹ lương sản phẩm chính của tổ được phân phối:

+ 50% quỹ lương thanh toán theo BCV (xác định điểm cá nhân trong ca theo hệ số tương ứng với mức sản lượng thực hiện tổng ca sàng theo quy định phân phối tiền lương). Điểm lương SP cá nhân trong tháng

= Tổng điểm lương xác đinh hàng ngày cộng lại x Hệ số đánh giá

+ 50% quỹ lương sản phẩm còn lại thanh toán theo hệ số bản thân hiện giữ: Điểm lương SP cá nhân trong tháng

= (Hệ số bản thân hiện giữ + 0,1) x Công thực hiện SP x Hệ số đánh giá

- Lương khác ngoài lương sản phẩm được trả trực tiếp theo ngày công thực tế.

 Thu nhập cá nhân = Lương sản phẩm + Lương khác

Ví dụ: Tính hệ số đánh giá cho bà Lê Thị Liên:

- Mức độ hoàn thành KLCV: 40 điểm.

- Ý thức trách nhiệm (đảm bảo giờ công, làm việc theo đúng chức trách, sự phân công): 30 điểm.

- Mức độ đảm bảo ATLĐ (thực hiện nghiêm túc các quy định ATLĐ: mặc áo bảo hộ, đi bao tay, mũ bảo hộ): 30 điểm

Khi đó, tổng điểm của bà Liên là 100 điểm, Hệ số đánh giá là: 1,1

Theo đó, điểm lương và tiền lương mới sẽ được xác định như sau:

- Tổng công đi làm là 26 công, trong đó: 5 công ca 3, 1 công lễ, 1 công phép.

- 50% quỹ lương chia theo CBCV:

+ Điểm hàng ca cộng lại = 19*2,92 = 55,48

Qua tính toán ở (Bảng 3.), ta thấy tổng điểm lương cơ bản > 50% quỹ lương sản phẩm. Như vậy, theo quy chế lương thì quỹ lương theo lương cơ bản = 50% quỹ lương sản phẩm.

 Quỹ lương theo lương cơ bản của nhóm nhân viên là:

 Quỹ lương ca 3 theo lương cơ bản là:

+ Tiền lương CBCV (sp) = 36.038.000 665,76 x 61,03 = 3.303.483 (đồng)

+ Tiền lương CBCV (ca 3) 2.584 000 35,79 = x 3,81= 275.416 (đồng)

- 50% quỹ lương chia theo Hệ số bản thân:

+ Tiền lương sản phẩm = 36.038.000 1.202,52 x 101,53= 3.042.718 (đồng)

- Tiền lương được hưởng theo quy chế = 500.000 (đồng)

- Tiền chế độ nữ = 35.000 (đồng)

Tổng thu nhập của Bà Lê Thị Liên được nhận trong tháng 11/2016 là:

Như vậy, theo cách tính lương mới, tổng thu nhập của bà Liên tăng lên 643.989 đồng tương ứng với 0,09% so với thu nhập cũ

Nguyên nhân là do trong tháng bà Liên đã hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo giờ công, chất lượng sản phẩm Ta thấy, với phương pháp mới đã đánh giá cụ thể hơn về thái độ đối với công việc và sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất

Tương tự, ta sẽ tính được lương cho những lao động khác trong Cụm sàng được thể hiện qua (Bảng 3.15).

Thực hiện việc so sánh giữa hai cách chia lương thông qua (Bảng 3.16)

Sau khi chia lại lương cho thấy tổng thu nhập của các cá nhân trong Cụm sàng2A không thay đổi Tuy nhiên, xét về chi tiết thì mức lương của mỗi người lại có người tăng, có người giảm Những cá nhân có tiền lương tăng là do họ có thái độ tích cực hơn trong làm việc, ý thức về việc ATLĐ cao hơn những người còn lại

Cách tính lương này đã khắc phục được việc chấm công hay xác định hệ số cho mỗi người chỉ là hình thức, chống đối Với cách tính lương mới sẽ đảm bảo việc khuyến khích người lao động chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của Công ty,hăng say trong công việc Đồng thời, với phương pháp mới này cũng giúp cho Công ty tiết kiệm chi phí lao động hơn, tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng thanh toán lương Cụm sàng 2A (Mới)- tháng 11/2016

HSBT Điểm HSBT ĐG HS

Tiền lương theo hệ số Phụ khu cấp vực

Tiền lương ca 3 độ nữ Chế Lễ Phép QĐ

7777 Tổng thu Điểm nhập CBC V Điểm ca 3 Điểm

Lê Văn Cường 2,92 58,40 2,29 4,80 122,50 4,41 1 3.161.228 3.671.161 0,1 165.009 2.735 0 403.200 403.200 500.000 8.806.532 Bùi Công Linh 2,92 52,56 1,58 4,07 95,91 2,50 1 2.845.105 2.874.294 0,1 113.856 1.551 0 371.609 743.217 500.000 7.549.633

Lê Văn Vương 2,92 43,80 3,29 3,56 87,84 5,49 1 2.370.921 2.632.447 0,1 237.200 3.404 0 311.500 934.500 500.000 6.789.972 Nguyễn Ngọc 2,92 46,72 2,80 4,07 100,08 5,00 0,8 2.528.982 2.999.263 0,1 202.411 3.103 0 284.900 1.139.60

0 500.000 7.658.259 Ngô Văn Linh 2,92 52,56 2,25 3,45 88,75 3,20 1 2.845.105 2.659.718 0,1 162.651 1.981 0 289.800 869.400 500.000 7.328.656 Bùi Đức Hậu 2,92 44,38 1,82 3,45 68,16 2,56 0,8 2.402.533 2.042.664 0,1 131.107 1.585 0 301.875 301.875 500.000 5.681.639

Lê Mai Loan 2,92 52,56 3,43 4,07 108,42 6,26 1 2.845.105 3.249.202 0,1 247.513 3.879 35.000 328.731 657.462 500.000 7.866.891 Hoàng Thị Hiền 2,92 46,72 2,80 3,45 74,55 4,26 1 2.528.982 2.234.163 0,1 202.411 2.642 35.000 345.000 0 500.000 5.848.198

Lê Thị Liên 2,92 61,03 3,81 3,45 101,53 5,86 1,1 3.303.483 3.042.718 0,1 275.416 3.632 35.000 278.654 278.654 500.000 7.717.557 Nguyễn Thu Hạnh 2,92 49,93 2,61 3,45 79,88 3,83 0,9 2.702.850 2.393.747 0,1 188.110 2.377 35.000 289.800 289.800 500.000 6.401.684 Mai Lan 2,92 58,40 3,50 3,45 92,30 5,33 1 3.161.228 2.766.107 0,1 253.013 3.302 35.000 278.654 0 500.000 7.997.304 Nguyễn Kim

Bảng so sánh Tổng thu nhập Cụm sàng 2A theo 2 cách tính

STT Họ và tên Theo cách tính của Công ty

Cách tính của tác giả

3.3.2 Hoàn thiện việc trả lương cho khối phòng ban gián tiếp

Công ty tiến hành chia lương cho Nhân viên các phòng ban theo công thức sau:

TLi: Tiền lương cán bộ viên chức thứ i

Mti:Mức lương cán bộ viên chức thứ i

Ni: Ngày công làm việc thực tế Ki: Hệ số hoàn thành công việc (HTCV) của cán bộ viên chức do Trưởng phòng trực tiếp đánh giá theo mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân.

Công thức trên đã thể hiện rõ được sự chênh lệch giữa các các bộ thông qua Ki,nhằm tạo động lực thúc đẩy CNV tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, theo tác giả thấy việc Ki chỉ được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí là Khối lượng công việc hoàn thành và Ý thức trách nhiệm của cán bộ viên chức Tuy nhiên, trên thực tế, có thể có một số cãn bộ đã hoàn thành khối lượng công việc được giao phó nhưng lại không đảm bảo chất lượng công việc, chạy theo thành tích, làm việc không nghiêm túc Từ thực trạng trên của Công ty, tác giả kiến nghị xác định hệ số Ki dựa trên các tiêu chí sau, đồng thời cũng tạo ra thang điểm cho các tiêu chí này nhằm tạo nên sự chặt chẽ cho các thông số

Bảng đánh giá hiệu quả công việc (Mới)

Tiêu chí Căn cứ cho điểm Điểm

Tiến độ hoàn thành nhiệm vụ

Hoàn thành trước thời hạn 50

Hoàn thành đúng thời hạn 45

Không đảm bảo thời hạn 35

Hoàn thành công việc với chết lượng vượt trội so với yêu cầu, không có sai sót 30

Công việc được hoàn thành đúng tiến độ, ít sai sót 25 Công việc chậm trễ 1 - 2 lần trong tháng do khách quan, hoàn thành trong thời gian cho phép, chất lượng ở mức có thể chấp nhận được 15

Không hoàn thành công việc đúng hạn, nhiều sai sót 10

Trách nhiệm và tinh thần hợp tác

Có trách nhiệm cao, chủ động hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp 10

Luôn hợp tác và phối hợp, không cần nhắc nhở 8

Có tinh thân trách nhiệm, đôi lúc vẫn cần nhắc nhở 4

Luôn cần phải nhắc nhở 0

Thực hiện quy chế, nội quy của Công ty

Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế, có ý thức nhắc nhở đồng nghiệp 10

Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của Công ty 8

Vi phạm nội quy 1 lần/tháng 2

Bảng xếp hạng và hệ số hoàn thành công việc (mới)

STT Mức điểm Xếp loại Hệ số HTCV Ghi chú

Việc xét thêm 2 tiêu chí là chất lương công việc và tinh thần làm việc của người lao động góp phần làm cụ thể hóa quá trình đánh giá sát với thực tế Ví dụ như Ki = 1,1 tức người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao, chất lượng công việc luôn ổn đinh, có tinh thần trách nhiệm, hợp tác và thực hiện nghiêm túc nội quy của Công ty, có ý thức nhắc nhở đồng nghiệp thực hiện nội quy Áp dụng cụ thể cho phòng Kỹ thuật vận tải của Công ty, các thông số được thể hiện qua (Bảng 3.19 )

Bảng xếp loại nhân viên Phòng Kỹ thuật vận tải tháng 11/2016 (Mới)

STT Họ và tên Điểm Hệ số hoàn thành CV

Bảng phân phối tiền lương của phòng Kỹ thuật vận tải (Mới) tháng 11/2016

Họ và tên Chức vụ Hệ số

Giátrị lươngđiểm lươngTiền phân phối

Nguyễn Mạnh Hà Tr.Phòng 0,95 439 23 9.438 1.160 10.949.880

Nguyễn Văn Duy Nhân viên 0,95 202 23 4.428 1.160 5.136.216 Nguyễn Mai Lan Nhân viên 0,85 254 21 4.583 1.160 5.316.451

Lê Văn Trung Nhân viên 0,8 254 23 4.637 1.160 5.378.590 Đào Văn Hậu Nhân viên 0,95 189 22 3.999 1.160 4.638.650

Nguyễn Trung Dũng Nhân viên 0,85 189 21 3.384 1.160 3.925.977

Với tổng quỹ lương quyết toán và hệ số hoàn thành công việc của các nhân viên phòng Kỹ thuật vận tải thay đổi, ta tiến hành tính lại lương cho các nhân viên Dựa vào bảng chấm công để xác định số công làm được trong tháng của mỗi CNV Cụ thể: Điểm lương 1 ngày công = Lương giao khoán/1000 Điểm lương phân phối = Điểm lương 1 ngày công x Ngày công x Ki

Giá trị điểm lương = Tổng quỹ lương thanh toán/ Tổng điểm lương

Tiền lương phân phối = Giá trị 1 điểm lương x Điểm lương từng người

Tiền lương được phân phối thể hiện trong (Bảng 3 20)

Bảng thanh toán lương cho phòng Kỹ thuật vận tải- tháng 11/2016

Tên CBCNV Lương sản phẩm

Lương phụ cấp - BHXH Tổng thu

Lễ Chế nhập độ nữ Chức vụ Bồi dưỡng Phép

Lê Khắc Cần 7.397.504 210.000 0 840.000 500.000 420.000 9.367.504 Ngô Bình Minh 7.409.982 203.341 0 840.000 500.000 0 8.953.323 Nguyễn Văn Duy 5.136.216 163.500 0 0 500.000 327.000 6.126.716

Lê Văn Trung 5.378.590 179.000 0 0 500.000 0 6.057.590 Đào Văn Hậu 4.638.650 138.523 0 0 500.000 277.045 5.554.218

Ví dụ: Tiền lương mới tính cho ông Nguyễn Văn Duy được tính lại như sau:

Lương tối thiểu = 1.150.000 (đồng) Điểm lương 1 ngày công = 202.000/1000 = 202 (điểm)

Hệ số hoàn thành công việc Ki = 0,95 Đơn giá tiền lương = 50.153.250/43.234= 1.160 (đồng/diểm)

Tiền thanh toán bồi dưỡng = 500.000 (đồng)

Tổng thu nhập của ông Nguyễn Văn Duy

Như vậy, theo cách tính mới, tiền lương của ông Nguyễn Văn Duy tăng 257.916 đồng tương ứng với 4,39% so với cách tính cũ Mức lương tăng lên là do trong tháng

Kết luận và kiến nghị

3.4.1 Kết luận Đối với công nhân trực tiếp, phương pháp trả lương mới sẽ là động lực thúc đẩy cho họ đảm nhận công việc khó hơn, nâng cao năng suất lao đông và hiệu quả công tác, đồng thời chấp hành ngày giờ làm việc, đảm bảo ATLĐ và chất lượng sản phẩm làm ra Đặc biệt, với phương pháp này, công nhân sẽ nhận được sự công bằng, công tâm, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều. Đối với cán bộ nhân viên khối phòng ban, phương pháp này sẽ đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả công việc làm ra, cũng đảm bảo sự công bằng trong công tác chia lương với những người làm trong cùng một phòng, cùng một công việc

Trong phạm vi luận văn, tác giả xin chỉ hoàn thiện phương pháp trả lương cho Cụm sàng 2A – Công trường khai thác 3 và phòng Kỹ thuật vận tải.

Ngoài ý tưởng hoàn thiện như trên, tác giả xin để xuất một số kiến nghị như sau:

- Công ty cần quan tâm, chú trọng hơn vào việc đảm bảo chất lương lao động bằng việc tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho CNV.

- Thường xuyên cân đối lại lao động, hoàn thiện cơ chế lao động cho phù hợp với kế hoạch và thực tế sản xuất kinh doanh Cần phát huy cách tính lương bằng phương pháp bình công chấm điểm nhằm đảm bảo tính công bằng, tạo động lực làm việc cho người lao động.

- Ngoài ra Công ty cũng nên sửa đổi một số tiền lương phụ cấp cho phù hợp hơn như lương trách nhiệm, lương phép, lễ, chế độ Công ty nên xác định cụ thể mỗi một trường hợp là công thức tính khác nhau để cho người lao động có trách nhiệm và hăng hái đi làm hơn.

Sức lao động của con người là một trong ba yếu tố của sản xuất đồng thời là yếu tố năng động sáng tạo, quyết định nhất Con người vừa là mục đích vừa là động lực của SXKD Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường sức lao động của con người là một loại hàng hóa đặc biệt Trong doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố con người nhằm phát triển yếu tố con người từ đó làm bàn đạp phát triển SXKD Do vậy công tác quản trị tiền lương là công tác rất quan trọng và cần thiết ở các doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và cống hiến cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhận thức rõ vấn đề này, từ Ban Giám Đốc đến các phòng ban, phân xưởng của công ty nhất là Phòng Lao động tiền lương đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm tính lương đúng, đủ và công bằng

Quy chế trả lương ở Công ty cổ phần than Cao Sơn mặc dù rất chặt chẽ nhưng vẫn còn những điểm hạn chế khi chưa đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ đóng góp của người lao động vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Với những kiến thức đã được học cùng sự định hướng của các thầy cô giáo, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện quy chế tiền lương của Công ty cổ phần than Cao Sơn Đó là những ý kiến chủ quan của cá nhân, nhưng hoàn toàn trên tinh thần xây dựng học hỏi, nhằm đóng góp cho công tác quản trị tiền lương của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Trong một thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần than Cao Sơn, em rất may mắn khi có được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú công nhân viên trong Công ty, tạo điều kiện cho em tiếp xúc, tìm hiểu thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đặc biệt là công tác quản trị tiền lương, cho em những kiến thức và những kinh nghiệm để hoàn thành đồ án này

Năm 2016 là một năm đầy biến động và sóng gió của nền kinh tế nói chung và của ngành than Việt Nan nói riêng Tuy nhiên những thử thách đó không thể đánh gục được Ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên Công ty cổ phần than Cao Sơn.

Họ đã chủ động, vững vàng, từng bước khắc phục khó khăn để đi đến những thắng lợi trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh Trong năm 2017 tới sẽ rất nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước, nhưng với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần than Cao Sơn sẽ vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với danh hiệu đơn vị Anh hùng Công ty cần mạnh dạn tập trung cải tiến công nghệ, phát triển đổi mới sản xuất theo chiều sâu Chỉ có đổi mới theo chiều sâu về công nghệ sàng tuyển thì mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất, khai thác có hiệu quả các công trình đã đầu tư Với nhiều biện pháp linh hoạt điều hành sản xuất, vừa giữ vững nhịp độ sản xuất, vừa đẩy mạnh công tác môi trường, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm.

Là một sinh viên trong bước đầu tìm hiểu thực tế với những hạn chế về kinh nghiệm, hiểu biết thực tế nên trong quá trình làm luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, sửa chữa của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đỗ Hữu Tùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cách thức tiếp cận chuyên đề cũng như định hướng phương pháp để em hoàn thành luận văn này.

Ngày đăng: 07/04/2023, 10:55

w