1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn hoàng minh tuấn 1324010330 đề tài hoàn thiện quy chế trả lương của công ty than hồng thái – tkv

127 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Quy chế Trả lương của Công ty Than Hồng Thái - TKV
Tác giả Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • Chương 1...............................................................................................................................4 (4)
    • 1.1. Tình hình chung (5)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty than Hồng Thái (6)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty than Hồng Thái (10)
    • 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động (14)
    • 1.5. Phương hướng hoạt động của Công ty (23)
  • Chương 2.............................................................................................................................25 (25)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty than Hồng Thái - TKV (26)
    • 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (29)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (44)
    • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương (51)
    • 2.5. Phân tích giá thành sản phẩm (61)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính (65)
  • Chương 3.............................................................................................................................89 (92)
    • 3.1. Căn cứ chọn chuyên đề (93)
    • 3.2. Cơ sở lý luận về trả lương trong các doanh nghiệp (95)
    • 3.3. Phân tích thực trạng quy chế trả lương của Công ty than Hồng Thái-TKV (102)
    • 3.4. Một số biện pháp hoàn thiện quy chế trả lương của công ty than Hồng Thái-TKV (117)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (127)

Nội dung

Tình hình chung

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty than Hồng Thái:

Công ty Than Hồng Thái - TKV (gọi tắt là Công ty than Hồng Thái) là doanh nghiệp Nhà nước loại 1 trước đây trực thuộc Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam – Viancomin.

Trụ sở chính của Công ty: Tân Lập - Phường Phương Đông - Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 033 3854 490

Tài khoản giao dịch: 102.010.000.255 Tại ngân hàng MTCP Công thương chi nhánh tại Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.

Năm 1970 Công ty than Hồng Thái tiền thân là Xí nghiệp cung ứng vật tư, làm nhiệm vụ cung ứng vật tư cho bộ điện và than Trụ sở Xí nghiệp là thôn Cống Thôn - Thị trấn Yên Viên – Hà Nội.

Năm 1971 do sự cố lụt vỡ đê Cống Thôn, trụ sở Công ty được chuyển về Thôn Thượng - xã Cổ Loa – Đông Anh - Hà Nội.

Ngày 01/05/1973 Xí nghiệp cung ứng vật tư được tách ra thành hai Xí nghiệp đó là: Xí nghiệp Vật tư và Xí nghiệp Vận tải, Xí nghiệp Vật tư chuyển trụ sở xuống Thôn Tân Lập - xã Phương Đông - Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh Xí nghiệp vận tải vẫn tại Thôn Thượng - xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.

Ngày 01/04/1978 theo quyết định của Bộ điện và than, Xí nghiệp vật tư vận tải chuyên làm chức năng vận tải và cung ứng vật tư cho các đơn vị trong Công ty.

Năm 1992 do yêu cầu mới, Bộ năng lượng (Bộ điện và than) đổi tên Xí nghiệp là “Xí nghiệp sản xuất than và vật tải” thuộc Công ty than Uông Bí.

Năm 2001, theo quyết định số 42 QN/HĐQT ra ngày 04/10/2001 của Tổng công ty than Việt Nam, xí nghiệp được đổi tên là Xí nghiệp than Hồng Thái.

Ngày 27/04/2006 theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp than Việt Nam Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái.

Ngày 01/04/2014 Công ty chính thức trở thành chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty than Hồng Thái: a Chức năng:

Công ty than Hồng Thái là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Công ty than Uông Bí, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam.Ngày 01 tháng 4 năm 2014 Công ty hạch toán phụ thuộc vào Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là khai thác than hầm lò, cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân, quản lý tốt tài nguyên, ranh giới Công ty được giao, bảo vệ môi sinh, môi trường khai thác. b nhiệm vụ

- Khai thác, chế biến, kinh doanh than.

- Thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình.

- Thi công xây lắp các công trình mỏ, công nghiệp, giao thông và dân dụng.

- Sản xuất, sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải.

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty than Hồng Thái

1.2.1 Điều kiện địa chất tự nhiên của Công ty: a Vị trí địa lý:

- Công ty than Hồng Thái thuộc khoáng sàng than Tràng Bạch (TDTM –

1980) ở về phái Đông mỏ than Mạo Khê ranh giới như sau:

+ Phía Nam giáp Quốc lộ 18A

+ Phía Đông tuyến thăm dò địa chất XXV

+ Phía Tây giáp Tràng Khê II, III – F15 và TXV

- Diện tích khoáng sàn là 27,5km 2

- Các công trường khai thác của Công ty bao gồm:

+ Công trường Hồng Thái có các vỉa than đang kahi thác: vỉa 43, vỉa 45, vỉa 46, vỉa

47 Công trường nằm trên địa bàn xã Hồng Thái Tây thuộc huyện Đông Triều.

+ Công trường Tràng Khê có các vỉa: vỉa 10, vỉa 12, vỉa 18 – TK, vỉa 24, vỉa

46, Công trường nằm trên địa bàn xã Hoàng Quế - Huyện Đông Triều. Điều kiện địa lý trên tương đối tập trung, thuận lợi cho Công ty trong việc quy hoạch mặt băng và tổ chức sản xuất. b Địa chất thủy văn:

Các công trường khai thác của Công ty than Hồng Thái đều nằm trên các sườn núi cao Phần lớn các vùng khai thác đều là đất trống đồi núi trọc nên thường có dòng chảy lũ và bùn xuất hiện trên các tuyến khai trường vào mùa mưa, ngược lại vào mùa khô lưu lượng dòng chảy bé, suối và hồ thường cạn.

- Nước mặt: Trong khu vực mỏ, mạng suối này đều có lũ mực nước nhỏ, độ dốc lớn, lòng suối nông và hẹp dễ tạo thành lũ khi có mưa Ngoài mạng suối, trong khu vực còn có các hồ chứa nước, hồ lớn nhất là hồ Khe Ươm có dung tích V 540.000m 3

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong khu vực của mỏ không lớn, khả năng

Trường Đại học Mỏ - Địa chất những vị trí có địa hình thấp, khi khoan qua các lớp đất đá nứt nẻ chứa nước thì có nước tự phun dao động theo từng lỗ khoan Nước cí tính a xít yếu PH = 5,0÷ 7,0 c Địa hình sông suối:

Toàn bộ địa hình các khu khai thác đều nằm chủ yếu trong khu vực có địa hình đồi núi, bị phân cách bởi các suối nhỏ.

- Công trường Tràng Khê: các suối này đều chảy xuống phía Nam và đổ ra sông Đá Bạc Độ cao của địa hình trong khu mỏ từ + 15m đến + 530m Do địa hình dốc có mưa rào, nước tập trung rất nhanh, rễ tọa thành lũ.

- Công trường Hồng Thái: Có sườn núi dốc từ 30 o đến 50 o ở phái Bắc và 10 o đến 20 o ở phía Nam Đây là khu khai thác đã lâu nên phần lớn mặt bằng đã được san gạt, có các suối nhỏ với lưu lượng dòng chảy không đáng kể.

Do địa hình dốc của một số khu vực khai thác đã gây nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là vào mùa mưa nước ở các con suối thường có lưu lượng lớn, tốc độ dòng chảy nhanh, điều kiện giao thông bị cản trở, khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như vận tải than từ các khu khai thác về kho, bãi và các khu vực khác. d Khí hậu

Vùng mỏ Hồng Thái cách xa biển và nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu lục địa, có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Mưa ít và rét nhiều, thời tiết khô và hanh Trong mùa khô thường có gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùng và gió rét, nhiệt độ trong bình từ 10 0 - 17 0 C Vào mùa này mưa ít nên mức độ khí hậu ảnh hưởng đến công tác khai thác của mỏ là thấp.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 Trong mùa mưa thường có gió Đông Nam, mưa nhiều và có bão (đặc biệt vào tháng 6,7,8), nhiệt độ trung bình từ 17 0 - 30 0 C, Những ngày nắng nóng nhiệt độ có thể lên đến 38 0 C Nhiều đợt mưa kéo dài với lưu lượng nước lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc khai thác, trong các tháng này sản lượng thường thấp. e Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị

Công ty than Hồng Thái nằm trong cùng dân cư tương đối đông đúc khoảng hơn 20.000 người, chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có một số dân tộc ít người sống tập trung thành các làng bản xung quanh khu Mỏ.

* Đời sống văn hóa, chính trị: Đời sống vật chất trong vùng Uông Bí ngày được nâng cao, trong vùng có nhà văn hóa, công viên, rạp hát, phòng truyền thống, có một bệnh viện lớn với trên 1000 giường bệnh và nhiều trạm xá.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Giáp danh giới mỏ về phía Tây và Công Ty than Mạo Khê đang sản xuất, cạnh mỏ ở phía Nam có quốc lộ 18A, quốc lộ 10 và đường sắt quốc gia khổ đường 1435 mm, đường Gần mỏ có cảng Bạch Thái Bưởi, Bến Cân, Bến Dừa, cảng Điền Công cùng với hai ga đường sắc Mạo Khê và Yên Dưỡng.

Nói chung, điều kiện giao thông kinh tế khu vực Tràng Bạch thuận lợi cho việc đầu tư khai thác than, vận tải than từ khai trường về khi tập kết, tiêu thụ than bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.

1.2.2 Đặc điểm kiến tạo địa chất

- Than ở khu vực Mỏ Hồng Thái thuộc nhãn hiệu than Antraxít Nó được cấu tạo chủ yếu từ Cácbon (83% ÷ 97%), Hiđro (2,4% ÷ 5,5%), Ni tơ (0,27% ÷ 2,75%), Ô xi (1,12% ÷ 6,39%).

- Cấu trúc địa chất và các vỉa than.

+ Địa tầng: Địa tầng khu mỏ thuộc điện Hòn Gai và chia ra: Phụ điệp Hòn Gai dưới (T3n-r) hg2 dầy trên 200m chứa than, phụ điện Hòn Gai trên (T3n-r) hg3 không chứa than.

Công nghệ sản xuất của Công ty than Hồng Thái

1.3.1 Hệ thống mở vỉa và công nghệ đào chống lò

Hiện nay Công ty than Hồng Thái đang mở vỉa và chuẩn bị cho việc khai thác khu vực Tràng Khê II mức + 30 theo hình 1 - 1.

Công nghệ đào lò được thực hiện kết hợp cơ giới hóa bằng máy COMBAI và đào bằng thủ công, vật liệu chống bằng vì sắt. Ưu điểm: Năng suất đào lò cao, đảm bảo thời gian chuẩn bị

Nhược điểm: Vốn đầu tư cho thiết bị đào lò lớn, từ mặt địa hình nguyên thủy phía, mở lò bằng xuyên vỉa + 30, gặp các vỉa than 18,24 tiến hành đào lò dọc vỉa vận tải trong than theo phương vỉa đến giới hạn Mở thượng thông gió và vận tải từ mức + 30 lên mức + 126, tại mức + 126 đào lò dọc vỉa thông gió, mở rãnh gió +

126 ÷ + 129 và đào xuyên vỉa mức + 126 phục vụ thông gió.

1.3.2 Hệ thống khai thác và công nghệ khai thác Áp dụng hệ thống khai thác cột dài theo phường lò chợ chống cột thủy lực đơn điều khiển đá vách bằng các trụ than bảo vệ kết hợp với cột gỗ cũi lợn, khấu than bằng khoan nổ mìn hình 1 - 2.

Từ lò dọc vỉa than +30, mở các cúp than, đào lò song song chân, đào thượng khai thác nối với lò dọc vỉa than mức +126 Từ thượng khai thác mở lò chờ khai thác. Ưu điểm: Hệ thống khai thác, công nghệ khai thác đơn giản, giảm tổn thất than, có hệ số an toàn cao.

Nhược điểm: Hệ thống vận tải trong lò khó tổ chức vì than nguyên khai từ các

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Vận tải ở lò dọc vỉa, xuyên vỉa vận chuyển chính bằng tầu điện TD-8.9-AT của Trung Quốc, goòng 3 tấn

+ Vận tải ở lò song song chân bằng máng cào SKAT - 80 của Việt Nam.

+ Vận tải ở thượng vận tải, thượng khai thác, cúp bằng máng trượt. Ưu điểm: Công tác vận tải đơn giản ở lò dọc vỉa, xuyên vỉa vận chuyển chính chỉ cần một đường xe, cỡ đường 900m.

Nhược điểm: Khó nâng cao năng lực vận tải.

Bốc xúc vận tải ở ngoài bốc xúc than, đất đá của Công ty dùng máy xúc thủy lực gầu ngược Kobelco, Kawsaki 60, 65, 70 vận tải than, gỗ, vật tư… của Công ty chủ yếu dùng ô tô tải loại Kamaz, Kpar, Huyn đai Than được vận tải từ các bãi than cửa lò về kho bãi của Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng Ưu điểm: Cơ động, gọn nhẹ, thích hợp với đại hình phức tạp.

Nhược điểm: Năng suất thấp, chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành.

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Hình 1-1: Sơ đồ mở vỉa

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Hình 1-2: Sơ đồ hệ thống khai thác

Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1.3.3 Công nghệ sàng tuyển

Than nguyên khai từ các bãi mặt bằng của lò được ô tô vận tải tiêu thụ trực tiếp về đổ xuống bãi chứa than nguyên khai trong xưởng sàng của Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng.

Hình 1 - 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác và sàng tuyển

1.3.4 Trang thiết bị phục vụ kinh doanh

Bộ phận sản xuất chính của Công ty gồm 11 phân xưởng khai thác với những trang thiết bị khấu than phù hợp với dây chuyền sản xuất của Công ty, đầy đủ về mặt số lượng, dự phòng đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục, không bị gián đoạn và đáp ứng tốt khi Công ty có công suất lớn hơn Để thấy được sự đầu tư trang thiết bị của Công ty, có bảng thống kê sau:

Qua số liệu thống kê cho thấy: trang thiết bị của Công ty là những thiết bị phổ thông chuyên dùng Máy móc thiết bị của Công ty đều được huy động vào sản xuất và giữ vai trò quan trọng Nó quyết định đến năng suất, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động

1.4.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất của Công ty a Sơ đồ bộ máy quản lý

- Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, theo hình 1 - 4 Trong cơ cấu này, Công ty phân ra các bộ phận tham mưu gồm các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực chuyên môn:

+ Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phụ trách công tác kỹ thuật - sản xuất, phê duyệt và đôn đốc lập các biện pháp kỹ thuật thi công, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tham mưu cho giám đốc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.

+ Phó giám đốc cơ điện giúp giám đốc quản lý khâu cơ điện, vận tải như chỉ đạo công tác cung cấp điện, vận hành, sửa chữa thiết bị…

+ Phó giám đốc an toàn giúp giám đốc trong việc tổ chức và quản lý, kiểm tra thực hiện công tác kỹ thuật an toàn - BHLĐ.

Mở vỉa Khai thác lò chợ Vận tải trong lò (tàu điện, máng cào…)

Tiêu thụ Sàng tuyển tại mỏ Vận tải ở ngoài (ô tô)

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thống kê máy móc thiết bị sản xuất chính

Số lượng (Cái) Giờ hoạt động Giờ ngừng hoạt động Khối lượng

Hiện có Huy động Tỷ lệ huy động

Ca máy động hoạt Tổng số Giờ ra phẩm sản Tổng số Chế độ Máy hỏng

- Máy ép khí di động PN các loại 5 5 100

- Trạm nén khí cố định 3 3 100

11 Máy xúc đá, xúc than 2 1

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

15 Áp tô mát phòng nổ 167 147

18 Thiết bị thông tin liên lạc 46 44

- Điện thoại hữu tuyến PN 42 40 95

- Tổng đàì điện thoại TDA100 3 3 100

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Phó giám đốc đầu tư xây dựng quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản. + Kế toán trưởng quản lý công tác tài chính, hạch toán kinh tế Ngoài ra còn có các phòng chức năng, các phân xưởng sản xuất và phân xưởng phục vụ, dưới các phân xưởng là các tổ, đội như tổ đào lò, khai thác, cơ điện, sửa chữa.

+ Ngoài 3 cấp trên còn có các tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ cho công tác sản xuất kinh doanh như Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn thanh niên Công ty.

- Các mối quan hệ quản lý: Các mối quan hệ quản lý ở đây là mối quan hệ trực tiếp(trực tuyến) từ cấp lãnh đạo đến các phòng, phân xưởng sản xuất Song song với nó là sự liên hệ theo tuyến chức năng, tuyến 1 (giám đốc Công ty ) có quyền lực cao nhất, tuyến 2 (Các phó giám đốc) có quyền lực theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách, ngoải ra tuyến 2 có sự liên hệ với nhau bởi vì có một số công việc có sự liên quan về chuyên môn được phân công của các phó giám đốc, tuyến 3 bao gồm các phòng và phân xưởng sản xuất có quyền lực theo lĩnh vực chuyên môn, tuy nhiên vẫn phải có mối quan hệ ngang để phối hợp cùng nhau giải quyết công việc được nhịp nhàng. b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn

+ Phòng Trắc Địa - Địa chất: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc trong công tác địa chất trắc địa Đảm bảo cơ sở tọa độ, độ cao, tài liệu địa chất, số liệu địa chất thủy văn, địa chất công trình, xây dựng và bổ sung thường kỳ các tài liệu trên đảm bảo đầy đủ thông tin, độ chính xác phục vụ cho việc lập kế hoạch huy động tài nguyên và chất lượng, phương phướng đào lò, khai thác, quản trị tài nguyên hiện tại và lâu dài Đồng thời dẫn hướng đào các đường lò theo biện pháp kỹ thuật và xác định sản lượng, mét lò theo định kỳ.

+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc Công ty về tổ chức, quản lý công tác kỹ thuật công nghệ Đồng thời tổ chức thiết kế kỹ thuật, lập hộ chiếu, biện pháp thi công các công trình, triển khai áp dụng công nghệ khai thác mới, kiểm tra, giám sát công tác kỹ thuật thi công, lập kế hoạch kỹ thuật ngắn hạn, trung và dài hạn, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ.

+ Phòng ĐTXD: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó Giám đốc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng Lập kế hoạch và các dự án đầu tư xây dựng, theo dõi giám sát thi công các công trình XDCB, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo kỹ thuật việc thực hiện các công trình đầu tư, giải quyết nghiệm thu từng bước, hoàn tất hồ sơ nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản đưa vào vận hành.

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chỉ đạo chức năng Chỉ đạo trực tuyến

Hình 1-4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty than Hồng Thái - TKV năm 2016 PX ô tô

Giám đốc Công ty Tập đoàn Than-KS VN

Kỹ thuật PGĐ Điều khiển SX Kế toán trưởng PGĐ

Phòng Đầu tư -Ph Kỹ thuật mỏ

-Ph Trắc địa -Ph Thông gió -Ph Điều khiển

Cơ điện Phòng Đầu tư

- Văn phòng -Ph Kế hoạch -Ph Vật tư -Ph TCLĐ -Ph Bảo vệ -Ph Kiểm toán

KT1 ÷KT12 Khối PX Đào lò ĐL1 ÷ ĐL3 Khối PX Vận tải

VT1, VT2, ô tô Khối PX khác

Thông gió, Cơ khí,Điện, Môi trường,Phục vụ đời sống

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Phòng thông gió đo khí: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc về quản lý công tác thông gió, đo khí Đồng thời xây dựng các quy định, quy trình, biện pháp thông gió Tổ chức quản lý hệ thống thông gió chính, thiết kế sơ đồ mạng gió, lắp đặt thiết bị điều khiển kiểm tra lưu lượng gió, hàm lượng các chất khí mỏ, tính toán kiểm tra các điều kiện thông gió đảm bảo quy phạm an toàn.

+ Phòng cơ điện: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty công tác quản lý cơ điện, đồng thời lập kế hoạch huy động thiết bị, sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ điện, xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy trình hoạt động cho các thiết bị công trình cơ điện, lập biện pháp lắp đặt, kiểm tra giám sát tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị và cung cấp điện.

+ Phòng an toàn: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty thực hiện các chủ trương, biện pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác AT - BHLĐ của Công ty theo quy định pháp luật Đồng thời tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch AT - BHLĐ, kế hoạch thủ tiêu sự cố, xây dựng các quy trình, quy phạm trong công tác an toàn đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên Hưỡng dẫn việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn, huấn luyện an toàn, thẩm định các thiết kế kỹ thuật.

+ Phòng KCS - TT: Tham mưu cho Giám đốc, các phó Giám đốc Công ty quản lý trong công tác chất lượng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Đồng thời lập kế hoạch chất lượng, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các quy trình gia công than, lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá chất lượng các loại than, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

+ Phòng ĐHDX: Tham mưu cho Giám đốc, các phó Giám đốc Công ty về công tác điều hành sản xuất, trực tiếp giải quyết các ách tắc trong từng ca sản xuất, là nơi cập nhật xử lý thông tin sản xuất, chỉ đạo thi công theo các biện pháp, thiết kế kỹ thuật, điều hành vận tải.

+ Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty quản lý công tác kế hoạch vật tư, quản trị chi phí, quản lý các hợp đồng kinh tế; tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm, xây dựng các quy chế giao khoán, quy định quản lý vật tư, kho tàng, kiểm soát trong công tác quản trị phí, cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, trực tiếp và theo dõi các hợp đồng kinh tế.

+ Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty tuyển dụng, bố trí lao động trong các dây truyền sản xuất, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, phân phối tiền lương, đào tạo bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ cho CNVC, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, đồng thời lập kế hoạch lao động tiền lương, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, trang cấp các

Trường Đại học Mỏ - Địa chất phương tiện bảo hộ lao động, chế độ ăn bồi dưỡng, định lượng và xây dựng điều lệ hoạt động của Công ty.

Phương hướng hoạt động của Công ty

1.5.1 Mục tiêu chiến lược của Công ty

Bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2016, ngoài tinh thần quyết tâm cao chúng ta đã chủ động sẵn sàng các diện sản xuất, đáp ứng kịp thời cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền kết hợp với kiểm tra và kiểm tra đột xuất với các Phân xưởng hầm lò ca2, ca3, xây dựng quy chế, chế tài, xử lý Nghiêm các cán bộ, công nhân làm bừa, làm ẩu không tuân thủ thực hiện làm đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật an toàn, biện pháp thi công.

- Kết hợp với viện khoa học công nghệ mỏ chuẩn bị công tác lắp đặt giá khung lò chợ V24, có ứng xử như vỉa than có tính tự cháy để sớm đưa giá khung vào làm việc thay cho chống gỗ khi có quyết định phê duyệt của tập đoàn và thống nhất với viện về công nghệ khai thác quản lý để áp dụng vào các lò chợ Lò chợ III - 18 - 1B mức + 126/+190 V18 có góc dốc > 35 0 , công nghệ khai thác vỉa mỏng đến 60 0 tại V9b Tràng Khê II mức + 30/+240, lập phương án với phương án điều khiển đá vách phá hỏa toàn phần cho V46 và V47 khu Hồng Thái khi đủ điều kiện áp dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện công nghệ khai thác than bằng tổ hợp giàn chống 2 ANSH để đánh giá hiệu quả của công nghệ này.

- Tiếp tục áp dụng công nghệ chống bằng vì neo, cốt, thép, chất dẻo kết hợp với bê tông phun và triển khai đưa kíp nổ phi điện và áp dụng tại các lò đá khi có đủ điều kiện.

- Lập kế hoạch thi công sát với thực tế trên cơ sở kế hoạch năm và lập điều chỉnh báo cáo trên kịp thời không để ách tắc sản xuất.

- Lập kế hoạch triển khai công tác thực hiện phòng chống thiên tai, PCTT - TKCT và kế hoạch môi trường năm 2017 và kế hoạch thi công bổ sung khi cần thiết để hoàn thiện kế hoạch đã lập và các công trình phòng chống mưa bão theo quy định với kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017 là 3 tỷ đồng, kế hoạch PCTT - TKCN năm 2017 là 2,9 tỷ.

- Lập dự án quy trình sản xuất năm 2017.

* Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty.

- Sản xuất than nguyên khai: 1.330.000 tấn, trong đó toàn bộ là than hầm lò.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Qua khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất của Công ty than Hồng Thái cho thấy về cơ bản Công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Công ty than Hồng Thái là một trong các mỏ hầm lò nằm trong quy hoạch phát triển của tập đoàn, được chỉ đạo đầu tư mở rộng nâng công suất mỏ duy trì ổn định ở mức 1.200.000 tấn/năm, phù hợp với mục tiêu của tập đoàn đã chỉ đạo toàn ngành tăng trưởng sản lượng than nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ đủ cho yêu cầu mở rộng, phát triển mỏ và tăng trưởng sản xuất.

- Tình hình kinh tế xã hội của đất nước có xu hướng phát triển tích cực.

- Cán bộ, công nhân viên của Công ty có truyền thống cần cù, sáng tạo, đoàn kết và đã tích lũy kinh nghiệm trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời nhận được sự hỗ trợ, chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cùng với sự quan tâm giúp đỡ ủng hộ của các đơn vị bạn cùng cấp chính quyền địa phương.

- Công ty than Hồng Thái quản lý vùng tài nguyên có chất lượng kém, địa chất vỉa biến động không ổn định, trữ lượng tài nguyên để huy động khai thác còn hạn chế và thiếu độ tin cậy.

- Tình hình tài chính của Công ty còn nhiều khó khăn, vì vốn hoạt động SXKD của Công ty chủ yếu là vốn vay, làm cho chi phí hoạt động tài chính ngày một tăng cao.

- Quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội yêu cầu ngày một nâng cao, nên một số hoạt động SXKD của Công ty gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn như công tác môi trường, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để lấy diện khai thác là rất khó khăn, làm chậm kế hoạch sản xuất của Công ty.

Trên đây là những đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Hồng Thái Để đánh giá chuẩn xác hơn các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, tác giả tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 củaCông ty than Hồng Thái được trình bày ở chương 2.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty than Hồng Thái - TKV

Thông qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của năm thực hiện 2015, kế hoạch 2016 và thực hiện 2016 được tập hợp trong Bảng 2-1 có thể đánh giá khái quát chung nhất tình hình hoạt sản xuất kinh doanh của Công ty than Hồng Thái - TKV như sau:

Qua bảng số liệu cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn tiến hành bình thường, giải quyết được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động, đảm bảo nộp ngân sách và kinh doanh có lãi Nhưng lợi nhuận sau thuế quá ít vì công công ty phải trả cho các chi phí đầu vào nhiều Nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 lại giảm 1033,5% so với năm 2015 Điều này được giải thích là do trong năm 2016, giá thành cho 1 tấn than tăng cao hơn so với năm trước đồng thời do chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch.

Sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2016 giảm 2,98% so với năm 2015 và hoàn thành kế hoạch đề ra Với công nghệ khai thác chính là khai thác hầm lò cho nên sản lượng than hầm lò chiếm 100% sản lượng than nguyên khai, điều này là phù hợp với xu hướng chung của Tập đoàn và điều kiện địa chất tự nhiên của mỏ.Năm 2016, sản lượng than tiêu thụ giảm là do nhu cầu thị trường về than tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành trong nền kinh tế Sản lượng than tiêu thụ giảm đồng thời giá bán than tăng là nguyên nhân làm cho tổng doanh thu năm phân tích tăng lên không đáng kể Tuy nhiên do Công ty không trực tiếp sản xuất than sạch mà toàn bộ sản lượng than nguyên khai khai thác được chủ yếu là giao cho Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng nên sản lượng tiêu thụ bị phụ thuộc rất nhiều, không chủ động trong công tác tiêu thụ

Trường Đại học Mỏ - Địa chất bán năm 2016 tăng là do sự điều chỉnh giá tăng thêm của Tập Đoàn, và cũng một phần là do ảnh hưởng của quy luật cung cầu quy định. Đối với việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh: Tổng vốn kinh doanh bình quân vượt so với năm trước là 30.047 triệu đồng, tương ứng tăng 4,23% Tuy vốn dài hạn giảm 70.279 triệu đồng (tương ứng 11,46%) so với năm 2015, nhưng do vốn ngắn hạn tăng mạnh là 100.326 triệu đồng (tương ứng 104%) so với năm 2015 nên vẫn làm cho tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng lên. Điều này cho thấy Công ty đang chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ mở rộng sản xuất đồng thời vốn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh là phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp mỏ.

Tổng số cán bộ công nhân viên bình quân trong toàn Công ty năm 2016 là 3.215 người, giảm so với năm trước là 70 người, tương ứng tăng 2,13%, giảm so với kế hoạch đề ra là 14 người, tương ứng giảm 0,43% Qua đó cho thấy trong năm qua, Công ty đã có sự bố trí sắp xếp giảm bớt số lượng lao động nhằm cắt giảm chi phi.

So với năm 2015 thì năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên theo chỉ tiêu hiện vật giảm 0,87% và so với kế hoạch 2016 thì lại tăng 1,89% Chỉ tiêu giá trị năm 2016 so với năm trước tăng và so với kế hoạch thì lại giảm Nguyên nhân là do sản lượng sản xuất năm 2016 giảm so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch 2016.

Giá thành toàn bộ 1 tấn than năm 2016 tăng so với năm 2015, đồng thời cũng không hoàn thành nhiệm vụ giảm giá thành mà kế hoạch đã đề ra Điều đó cho thấy, do tình hình khai thác ngày càng khó khăn, giá cả đầu vào ngày càng tăng và đây là yếu tố khách quan mà Công ty khó có thể tránh khỏi, bên cạnh đó còn do đơn giá tiền lương bình quân tăng là những lý do dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 Nguyên nhân là do ảnh hưởng của yếu tố giá bán và sản lượng thay đổi đã làm cho doanh thu thay đổi dẫn đến lợi nhuận trước thuế thay đổi như trên

Lợi nhuận sau thuế giảm 1033,5% so với năm 2015 Lý do là Công ty phải hoàn trả các khoản thuế nộp NSNN từ năm còn chưa đủ Trong năm 2016, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đảm bảo nộp thuế theo quy định.

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu trên, cho thấy tình hình khai thác, sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 hầu hết là thuận lợi và vượt so với kế hoạch đặt ra nhưng không cao và đem lại hiệu quả bình thường cho Công ty Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty phát triển hơn nữa nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển trong tương lai của Công ty cũng như mục tiêu chung của toàn Xã hội Tuy nhiên doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn nữa để tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp Để có được cái nhìn cụ thể tác giả sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động sản xuất của Công ty ở các phần tiếp theo

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phân tích các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chủ yếu của công ty than Hồng Thái năm 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 So sánh thực hiện 2016

KH TH TH2016/2015 TH2016/KH2016 ± % ± %

1 Sản lượng sản xuất Tấn 1.366.786 1.307.156 1.326.086 -40.700 97,02 18.930 101,45

2 Sản lượng tiêu thụ Tấn 1.289.602 1.238.000 1.254.759 -34.843 97,30 16.759 101,35

4 Doanh thu từ bán hàng &

5 Tổng vốn kinh doanh Trđ 709.826 739.873 30.047 104,23 739.873

6 Tổng số lao động Người 3.285 3.229 3.215 -70 97,87 -14 99,57

Tiền lương bq 1 CNV Trđ/ng.th 10,831 10.628 -0.203 98,13

8 NSLĐ bình quân a Bằng chỉ tiêu hiện vật

Cho 1 CNVSXCN T/ng.n 488,31 468,51 479,25 -9,06 98,14 10,74 102,29 b Bằng chỉ tiêu giá trị

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm.

Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty nhằm đánh giá một cách toàn diện các mặt sản xuất sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường và với kế hoạch đã đề ra Phân tích hoạt động sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói riêng gồm các nội dung:

2.2.1.1 Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

Các chỉ tiêu giá trị sản lượng của Công ty trong năm 2016 và 2015 được trình bày trong Bảng 2-2: Qua bảng số liệu cho thấy trong năm 2016 Công ty đã hoàn thành những chỉ tiêu chủ yếu:

Tổng doanh thu năm 2016 tăng 22.337 triệu đồng (tương ứng tăng 2%) so với năm 2015 và giảm 22.072 triệu đồng (tương ứng giảm 1,9%) so với kế hoạch năm 2016 Trong đó tổng doanh thu tăng chủ yếu từ doanh thu sản xuất than tăng, trong khi doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể giảm. Để xác định rõ nguyên nhân của sự tăng doanh thu than, ta liên hệ đến chỉ tiêu sản lượng than tiêu thụ và giá bán than bình quân theo phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng đến doanh thu than năm 2016.

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này như sau:

DTT = QTT x PBQ ; triệu đồng (2-1) Trong đó:

DTT: Doanh thu tiêu thụ, triệu.đồng

QTT: Sản lượng than tiêu thụ, tấn

PBQ: Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm, đồng/tấn

+ Xét sự ảnh hưởng của nhân tố sản lượng than tiêu thụ đến doanh thu than :

Phân tích các chỉ tiêu giá trị ĐVT: Tr.đồng Bảng 2-2

KH TH TH2016/TH2015 TH2016/KH2016

+ Xét sự ảnh hưởng của yếu tố giá bán bình quân đến doanh thu than:

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Do ảnh hưởng của 2 nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân làm cho doanh thu than năm 2016 so với năm 2015 tăng là:

Như vậy, do sản lượng tiêu thụ năm 2016 giảm xuống so với sản lượng tiêu thụ năm 2015 đã làm doanh thu than giảm 30.183 triệu đồng Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm năm 2016 tăng 41.856 Tr.đồng/tấn so với năm trước đã làm doanh thu than tăng 52.519 triệu đồng.

Tương tự, sản lượng tiêu thụ năm 2016 giảm 34.843 tấn so với năm 2015, và giá bán bình quân tăng đã làm doanh thu than tăng 22.337 triệu đồng (tương ứng tăng 2%).

Doanh thu thuần = Tổng Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu

(giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất nhập khẩu) Năm 2016, doanh thu thuần bằng tổng doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0

2.2.1.2 Phân tích tình hình sản xuất về mặt khối lượng hiện vật.

1 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và phương pháp công nghệ

Sản lượng theo các nguồn, phương pháp công nghệ được thể hiện trong Bảng 2-3 như sau:

Phân tích khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng ĐVT:Tấn Bảng 2-3

KH TH TH2016/TH2015 TH2016/KH2016

Trường Đại học Mỏ - Địa chất khai thác, điều này cho thấy công nghệ khai thác hầm lò là chủ đạo trong Công ty, là phù hợp với xu hướng chung của Tập đoàn hiện nay.

Năm 2016, Công ty đã đầu tư nhiều máy móc công nghệ khai thác hiện đại trong đó sản lượng than khai thác lò chợ thuỷ lực đơn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng than khai thác hầm lò tuy có giảm so với năm 2015 Bên cạnh đó, sản lượng than khai thác từ lò chợ chống gỗ lại có xu hướng tăng cao so với năm

2015, điều này cho thấy, Công ty vẫn đang sử dụng công nghệ khai thác thủ công thô sơ, ảnh hưởng đến tính an toàn trong sản xuất.Như vậy, trong những năm tiếp theo, Công ty cần có những biện pháp cơ giới hoá máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nhằm thay thế sức lao động và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất tạo điều kiện phát triển Công ty.

2 Phân tích sản lượng theo đơn vị sản xuất

Sản lượng khai thác của các đơn vị được tập hợp trong Bảng 2-4.

Qua bảng số liệu cho thấy, xét về sự đóng góp vào sản lượng chung năm 2016 thì phân xưởng Khai thác (KT) KT2, KT3, KT7 chiếm tỷ trọng lớn tương ứng là 10,25%, 10,39%, 10,03%, trong khi KT12 chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp 0,16% trong 1.326.086 tấn than nguyên khai sản xuất Điều này thể hiện mức độ đóng góp của các đơn vị vào khối lượng chung của Công ty là không đều.

Xét về mức độ thay đổi so với năm 2015 và so với kế hoạch 2016 thì thực hiện năm 2016 các phân xưởng hoàn thành kế hoạch không nhiều và giảm so với năm trước, điển hình là phân xưởng KT12, giảm 63,51% so với năm trước và giảm 32,47% so với kế hoạch; phân xưởng KT10, giảm 60,13% so với năm trước và giảm 31,8% so với kế hoạch Bên cạnh đó, các phân xưởng KT5, KT6, KT7 và phân xưởng Đào lò 1, Đào lò 2, Đào lò 3, không những tăng cao hơn năm trước và kế hoạch về khối lượng than sản xuất mà còn tăng cao hơn so với năm 2015 về tỷ trọng mức độ đóng góp trong tổng sản lượng than sản xuất Nguyên nhân được xác định là trong năm qua, Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị cũng như nguồn nhân lực để nâng cao trình độ sản xuất, ngoài ra còn do yếu tố khách quan là điều kiện địa chất thuận lợi đã tạo điều kiện để các phân xưởng gia tăng sản lượng.

Trong những năm tiếp theo Công ty cần biểu dương và phổ biến sâu rộng những kinh nghiệm tiên tiến của các phân xưởng có năng suất lao động cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Công ty giao tới các đơn vị khác, đồng thời cần tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với một số đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch Công ty cần chú trọng và có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất của các đơn vị này cũng như các đơn vị khác trong Công ty.

3 Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Với đặc thù của ngành mỏ là khai thác khoáng sản nên sản phẩm sản xuất ra bị rằng buộc bởi tài nguyên và công nghệ khai thác mà Công ty đang sử dụng.

Qua bảng số liệu 2-5 cho thấy: Than cám 7b.2 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 1,04% ,so với năm 2015 giảm 2.276 tấn tương đương giảm 14,21%, so với kế hoạch 2016 tăng 2.927 tấn tương đương với 27,05% Cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng trong việc khai thác để thu được sản lượng than cám cao hơn Chiếm tỷ trọng cao nhất là than kẹp xít 41,24%, so với năm 2015 giảm 2.634 tấn tương đương giảm 0,48%, so với kế hoạch 2016 tăng 7.013 tấn tương đương 1,3% Đá thải chiếm tỷ trọng lớn 13,31% nên cần khai thác hợp lý để giảm tỷ trọng này xuống.

4 Phân tích chất lượng sản phẩm

Cùng với loại mặt hàng mẫu mã sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được phản ánh qua một số chỉ tiêu trong bảng 2-6.

Hệ số phẩm cấp bình quân các sản phẩm được xác định theo biểu thức :

HPC : Hệ số phẩm cấp bình quân.

Qi : Sản lượng sản phẩm thực cấp i

Gi : Giá bán sản phẩm cấp i i = 1 - n : Chỉ số loại phẩm cấp sản phẩm. go : Giá bán sản phẩm loại 1 (cao nhất).

Sản phẩm của Công ty tạm phân ra làm 2 loại chính : than kẹp xít, than cám Để tính hệ số phẩm cấp than ta căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam như xác định tỷ lệ cỡ hạt theo TCVN 4307-86, xác định độ tro khô A k theo TCVN 173 :

1995 ( ISO 1171-1981 ), xác định độ ẩm toàn phần W tp theo TCVN 172 : 1997 ( ISO 589 - 1981 ), xác định trị số toả nhiệt toàn phần khô Qtp k theo TCVN 200 :

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ

2.3.1 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ Đối với một doanh nghiệp khai khoáng nói chung và doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói riêng thì TSCĐ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Do đó một nhiệm vụ đặt ra là Công ty phải sử dụng hiệu quả số tài sản đó, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3.1.1 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ người ta dùng 2 chỉ tiêu: Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ.

+) Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (doanh thu/doanh thu thuần) hoặc tạo ra bao nhiêu sản phẩm, xác định bởi công thức sau:

-Theo chỉ tiêu hiện vật: Hhs = ; tấn/1000đồng (2-4)

-Theo chỉ tiêu giá trị: Hhs = ; đồng/đồng (2-5)

+ Hhs là hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

+ Q khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ (tấn)

+ G là giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ có thể là DT/DTT (đồng)

+ Vbq là giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ (đồng)

Do hạn chế về số liệu nên V bqi được xác định theo công thức:

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Tổng giá trị TSCĐ bình quân : V bq + V bq : Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ trong kỳ phân tích, (đồng) + : Giá trị TSCĐ đầu kỳ, (đồng)

+ : Giá trị TSCĐ cuối kỳ, (đồng) + V bqi : Giá trị TSCĐ bình quân thứ i, (đồng) +) Hệ số huy động TSCĐ: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ doanh nghiệp phải huy động 1 lượng TSCĐ là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng nhỏ thì kết quả sử dụng TSCĐ của Công ty là càng tốt Được tính theo 2 chỉ tiêu: hiện vật và giá trị.

Các dữ liệu và kết quả tính toán được tập hợp trong Bảng 2-11.

Theo kết quả tính toán trong bảng trên ta thấy: Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2016 giảm so với năm 2015 về mặt hiện vật (giảm 9,16%), về mặt giá trị thì cũng giảm 4,5% Bên cạnh đó, hệ số huy động TSCĐ lại tăng so với năm trước về mặt hiện vật và mặt giá trị Điều này cho biết tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty bị giảm sút, và nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

TT Chỉ tiêu Ký hiệu ĐVT TH 2015 TH 2016 So sánh 2016/2015 ± %

1 Sản lượng sản xuất Q Tấn 1.366.786 1.326.086 -40.700 97,02

3 NG TSCĐ bình quân năm Vbq Trđ 1.188.212 1.269.130 80.918 106,81

NG TSCĐ đầu kỳ Vđk Trđ 1.105.840 1.270.584 164.744 114,90

NG TSCĐ cuối kỳ Vck Trđ 1.270.584 1.267.677 -2.907 99,77

4 Hệ số hiệu suất TSCĐ Hhs

5 Hệ số huy động TSCĐ Hhd

Lý giải trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

- Nguyên nhân chủ quan: do ý thức của người công nhân khi không tận dụng hết công suất cũng như thời giam làm việc, máy móc thiết bị được đầu tư không đồng bộ, trình độ quản lý yếu kém, máy móc thiết bị cũ kĩ

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Nguyên nhân khách quan: Do máy móc đã bị hao mòn trong quá trình sản xuất với điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong những năm tới ngoài việc nâng cao số lượng, chất lượng sản, Công ty cần phải hoàn thiện trong dây chuyền sản xuất, nâng cao tỷ lệ huy động thiết bị, sử dụng triệt để một cách hợp lý về thời gian sử dụng máy móc, chủ trương cung cấp, thay thế phụ tùng, sửa chữa thường xuyên đảm bảo khai thác hết năng suất của máy móc thiết bị, đào tạo kèm cặp công nhân có tay nghề bậc thợ để sử dụng vận hành máy móc thiết bị một cách có hiệu quả.

2.3.1.2 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ

Kết cấu TSCĐ và tình hình tăng giảm TSCĐ được trình bày chi tiết qua bảng 2-12 a Phân tích kết cấu TSCĐ:

Dựa vào bảng 2-12 cho thấy: Kết cấu TSCĐ tương đối không thay đổi giữa đầu năm so với cuối năm Giá trị TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị TSCĐ, TSCĐ vô hình chiếm tỷ trọng nhỏ Qua đây cho thấy kết cấu TSCĐ là tương đối hợp lý vì nó phù hợp với kết cấu TSCĐ ngành Công nghiệp mỏ b Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

H t = Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ

(2-8) Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

= Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ

(2-9) Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ

Qua bảng 2-12 cho thấy: Nguyên giá tăng và hệ số tăng TSCĐ lớn hơn nhiều so với nguyên giá giảm và hệ số giảm cho thấy Công ty đã quan tâm đầu tư cải tiến TSCĐ, trang thiết bị sản xuất Đặc biệt, việc tăng TSCĐ lại diễn ra trong nhóm các TSCĐ dùng trong sản xuất, nhóm TSCĐ có tác dụng tích cực, trực tiếp đến quá trình sản xuất.Về tổng số, TSCĐ năm 2016 tăng so với năm 2015 một lượng:

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bảng tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2016

Số đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số cuối năm Nguyên giá (đồng)

Kết cấu (%) TSCĐ hữu hình 1.269.597.718.277 99,90 107.918.896.270 100,00 110.586.136.656 99,90 1.277.023.818.790 99,91

Nhà cửa, vật kiến trúc 527.741.718.638 41,52 28.934.984.294 26,81 19.989.465.317 18,06 536.687.237.615 41,99 Máy móc thiết bị 454.746.424.682 35,78 33.826.636.980 31,34 33.449.605.341 30,22 455.123.456.321 35,61

PT vận tải, TB truyền dẫn 234.019.093.358 18,41 39.363.698.975 36,48 41.916.013.344 37,86 231.466.778.989 18,11

TB dụng cụ quản lý 53.090.481.599 4,18 15.686.916.920 14,54 15.231.052.654 13,76 53.546.345.865 4,19

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Kết quả tính toán cho biết nguyên giá TSCĐ năm 2016 tăng 7.310 triệu đồng so với năm 2015 Tuy nhiên để có thể đánh giá một cách chính xác hơn nữa sự biến động TSCĐ trong năm làm tăng TSCĐ có hiệu quả (tiết kiệm) hay không hiệu quả (lãng phí) ta sử dụng chỉ tiêu sản lượng than sạch để so sánh:

Khi đó, mức tiết kiệm (lãng phí) tương đối giá trị TSCĐ sẽ bằng:

Như vậy, thực tế Công ty đã sử dụng lãng phí 45.155 (triệu đồng) giá trị nguyên giá TSCĐ Như vậy, năm 2016 việc đầu tư thêm MMTB và sử dụng chúng là chưa thực sự mang lại hiệu quả cho Công ty.

2.3.1.3 Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần Phần giá trị hao mòn này dần tính vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn TSCĐ.

Mục đích phân tích là nhằm đánh giá khả năng đáp ứng về tình trạng kỹ thuật của thiết bị so với nhu cầu sản xuất sản phẩm Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kế hoạch hoá tái sản xuất TSCĐ.

Tình trạng kỹ thuật được xác định thông qua mức độ hao mòn của tài sản cố định:

Mkh: Tổng mức khấu hao TSCĐ (giá trị hao mòn TCSĐ); đồng

Gbđ: Giá trị ban đầu TSCĐ (nguyên giá); đồng

Số liệu tính toán được trình bày trong bảng 2-13 và bảng 2-14

* Về hao mòn TSCĐ: Qua bảng 2-13 cho thấy trong tất cả các nhóm tài sản thì nhóm tài sản hao mòn cao nhất tại đầu năm là nhà cửa vật kiên trúc Nguyên nhân vì nhóm tài sản này chủ yếu là các đường lò, khi khai thác hết than thì những tài sản này được hủy bỏ Nhóm tài sản hao mòn thấp nhất tại cuối năm là dụng cụ quản lý.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Tổng nguyên giá của TSCĐ tăng hơn 7 tỷ đồng, hao mòn tăng hơn 68 tỷ đồng do vậy tổng giá trị còn lại giảm hơn 61 tỷ đồng, điều này thể hiện năng lực sản xuất của TSCĐ là không tốt

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, nó tác động và làm thay đổi mọi hoạt động của doanh nghiệp Do vậy việc phân tích lao động và tiền lương có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động

2.4.1.1 Phân tích số lượng lao động và kết cấu lao động

Chất lượng lao động cao là tiền đề để tăng năng suất lao động Chất lượng lao động cao, cơ cấu lao động hợp lý góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Chất lượng lao động của công ty được trình bày trong bảng 2-15.

Qua bảng 2-15 có thể nhận thấy tổng số công nhân năm 2016 của Công ty là 3.215 người và giảm so với năm 2015 là 70 người (tương ứng tăng 2,3%), giảm so với kế hoạch 25 người (tương ứng giảm 0,77%) Trong năm 2016, số công nhân sản xuất chính là 2.767 người và giảm 32 người so với 2015 (tương ứng giảm 2,14%), đây là lực lượng lao động lớn nhất trong Công ty.

Trong bộ phận sản xuất trực tiếp thì số công nhân khai thác và chế biến than chiếm 54,99% tổng số công nhân, giảm 16 người (tương ứng giảm 0,9%) so với năm 2015 và giảm 8 người (tương ứng giảm 0,45%) so với kế hoạch đặt ra, đây là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm.

- Trong năm vừa qua Công ty than Hồng Thái cũng có sự cắt giảm về công nhân viên bộ phận gián tiếp Đặc biệt là nhân viên HC,KT,KT, vì sản lượng sản xuất của công ty đề ra ít hơn nên công ty đã tiến hành cắt giảm bớt công nhân viên.

- Từ bảng 2-15 có thể thấy năm 2016 CNSX trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất 86,07%, trong đó chủ yếu là CN khai thác, với 1.768 người chiếm 54,99% tổng số lao động toàn Công ty, trong khi đó công nhân xây dựng môi trường có số lượng nhỏ nhất 41 người chiếm 1,28% tổng số lao động Công nhân sản xuất trực tiếp và công nhân khai thác và chế biến có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng số, do khai thác than hầm lò là công việc nặng nhọc, nguy hiểm, trong thời gian vừa qua, xu hướng thợ lò bỏ việc là tương đối nhiều và Công ty than Hồng Thái cũng phải đối mặt với tình trạng này.

- Năm 2016 so với năm 2015 số lượng công nhân gián tiếp của công ty giảm,trong đó nhân viên phục vụ và lãn đạo có tỷ lệ giảm lớn nhất lần lượt giảm 26 và 18 người Số lượng lao động gián tiếp giảm là do hoạt động tái cơ cấu ngành than tác động Công ty cần điều chỉnh tình trạng này cho phù hợp với chính sách cắt giảm nhân lực của tổng công ty than.

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phân tích số lượng và cơ cấu lao động Đvt: Người Bảng 2-15

STT Công nhân viên Năm 2015 Năm 2016 So sánh

3 CN Thông gió - thoát nước 136 4,14 120 3,70 115 3,58 -21 84,56 -5 95,83

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Nhìn chung trong năm vừa qua cả số lượng công nhân trực tiếp và gián tiếp của công ty Than Hồng Thái đều giảm Điều này là dễ hiểu vì trong năm vừa qua công ty đã thực hiện tái cơ cấu theo quyết định của tổng công ty

2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động

Mục đích của việc phân tích chất lượng lao động là thấy được trình độ, nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên chức trong công ty từ đó bố trí lao động phù hợp với năng lực, nghiệp vụ để nâng cao năng suất lao động Bên cạnh việc phân bổ lao động hợp lý thì chất lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng Đó là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới, phản ánh chất lượng lao động càng tốt thì năng suất lao động càng cao.

Bảng chất lượng lao động của toàn công ty Đvt: Người Bảng 2-16 T

T Chi tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015 ± %

Qua bảng 2-16 cho thấy chất lượng lao động của toàn Công ty than Hồng Thái năm 2016 kém hơn năm 2015 Trong tổng số cán bộ công nhân viên của toàn Công ty thì có số lượng cao nhất là công nhân kỹ thuật 2051 người, giảm 28 người (tương ứng giảm 2,35%) so với năm 2015, lượng công nhân viên này có số lượng cao nhất cũng là đương nhiên vì Công ty than Hồng Thái là Công ty khai thác than nên cần rất nhiều thợ nhất là thợ khai thác và cơ điện Có số lượng chiếm thấp nhất là công nhân viên có trình độ trên đại học, trong năm 2016 giảm 2 người sơ với năm

2015 Có sự giảm nhẹ về trình đồ này là do trong năm 2016 tổng số lượng công nhân viên của toàn công ty giảm trong đó cán bộ lãnh đạo ở công nhân gián tiếp giảm 18 người do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng so với năm 2015.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.4.2 Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động Phân tích năng suất lao động dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, và tạo ra tích luỹ để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động. Để phân tích năng suất lao động cần tính năng suất lao động bình quân theo từng cách phân loại lao động, cũng tính năng suất lao động cho từng loại lao động cụ thể Khi phân tích năng suất lao động bình quân cho một CNV của Công ty để phản ánh một cách chính xác về năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật và năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị để xác định rõ được nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến năng suất lao động Năng xuất lao động của công ty trong năm 2016 được thể hiện trong bảng 2-17

Qua bảng 2-17 ta thấy: Năng suất lao động năm 2016 như sau:

+ Theo hiện vật, NSLĐ tính cho một công nhân viên toàn công ty là 412,47 tấn/người-năm và giảm 3,6 tấn/người-năm so với năm 2015 (tương ứng giảm 0,87%), và tăng so với kế hoạch 9,03 tấn/người-năm (tương ứng tăng 2,24%) Tính cho một công nhân viên sản xuất chính giảm so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch Việc giảm năng suất lao động theo hiện vật so với năm 2015 là do giảm sản lượng sản xuất.

+ Theo giá trị, NSLĐ tính cho một CNV toàn công ty là 354,43 Trđ/ng-năm tăng 14,35 tr.đ/ng-năm so với năm 2015 (tương ứng tăng 4,22%) Tuy nhiên giảm 14,35 tr.đ/ng-năm so với năm 2015 (tương ứng tăng 4,22%), giảm so với kế hoạch 4,08 tr.đ/ng- năm (tương ứng giảm 1,14%), NSLĐ tính cho một công nhân sản xuất chính năm 2016 là 411,82 tr.đ/người-năm và tăng 12,69 tr.đ/người-năm so với năm

2015, giảm 6,47 tr.đ/người-năm so với kế hoạch Do tổng doanh thu than trong năm tăng so với năm 2015, mặt khác số lượng công nhân viên của công ty giảm nênNSLĐ theo giá trị có xu hướng tăng lên Công ty cần chú trọng việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ than để nâng cao doanh thu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phân tích năng suất lao động năm 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh

3 Tổng số lao động Người 3.285 3.240 3.215 -70 97,87 -25 99,23

4 NSLĐ tính bằng hiện vật T/ng.n

5 NSLĐ tính bằng giá trị Trđ/ng.n

Phân tích giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng góp vai trò quyết định đến hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm luôn là một trong những phương hướng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội như: Lợi nhuận, đóng góp xã hội, thu nhập của người lao động

Vì vậy, việc phân tích giá thành sản phẩm trên nhiều góc độ và nhiều hình thức khác nhau là cần thiết, giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp mình

2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí

Giá thành theo yếu tố chi phí được thể hiện trong Bảng 2-19

Qua bảng số liệu có thể đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch về giá thành của năm 2016 và so sánh với năm 2015 như sau:

* Đối với giá thành toàn bộ: Năm 2016 là 1.055.968 triệu đồng tăng 34.796 tr.đồng, tương đương tăng 3,41% so với thực hiện 2011 và kém mức kế hoạch đề ra là 44.032 tr.đồng, tương đương giảm 4% Nguyên nhân được xác định là do sản lượng sản xuất than năm 2016 giảm 2,98% so với năm 2015 và tăng 1,45% so với kế hoạch, đồng thời do giá cả hàng hoá leo thang dẫn đến giá mua nguyên, nhiên liệu, công cụ, máy móc, chi phí nhân công tăng lên đã làm cho giá thành tổng sản lượng tăng Tuy nhiên, giá thành tổng sản lượng tăng lên có thực sự là lãng phí hay không cần phân tích dựa vào chỉ tiêu liên hệ là sản lượng than nguyên khai sản xuất để đánh giá.

- So với năm thực hiện 2015: Giá thành tổng sản lượng đã tiết kiệm (bội chi) tương đối là:

= 59.383 ; triệu đồng Như vậy, giá thành tổng sản lượng năm 2016 đã sử dụng lãng phí 59.383 triệu đồng so với năm 2015

- So với kế hoạch 2016: Giá thành tổng sản lượng đã được sử dụng tiết kiệm hay bội chi tương đối là:

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

= 20.007 ; triệu đồng Giá thành tổng sản lượng năm 2016 đã sử dụng lãng phí 20.007 triệu đồng so với kế hoạch đề ra.

Như vậy, so với năm 2015 và kế hoạch 2016, tổng giá thành sản lượng thực hiện năm 2016 đều bội chi Công ty cần có các biện pháp khắc phục tình trạng trên. Mặc dù giá thành tổng sản lượng năm 2016 giảm so với thực hiện 2015 và chưa đạt mức kế hoạch 2016 nhưng Công ty vẫn thu được những hiệu quả tích cực trong năm vừa qua đó là giá bán than tăng đã bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cho Công ty, điều này cho thấy sự cố gắng nỗ lực của toàn Công ty trong việc giảm chi phí giá thành, đóng góp vào hiệu quả chung của Công ty.

* Đối với giá thành đơn vị sản phẩm: Giá thành toàn bộ 1 tấn tăng 3,4% so với kỳ trước nhưng lại giảm 4% so với kế hoạch đề ra, kết quả cho thấy tình hình giá thành sản phẩm của Công ty đang có chiều hướng không tốt, tuy trong đó chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng tưởng đối trong giá thành đơn vị đã giảm so với năm trước 2,12% , tiếp theo chi phí nhân công (BHXH) giảm 5,93%, Nguyên vật liệu cũng giảm 12,95%

+ Các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, điều này là do giá bán trên thị trường của vật tư trong năm đã giảm, ngoài ra ý thức kỷ luật của người lao động trong công tác thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu đã tăng lên dẫn đến có thể tiết kiệm về vật tư

+ Chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị giảm là do số lượng lao động trong năm giảm hơn so với năm trước, mặc dù năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật lại giảm Bên cạnh đó, các khoản trích theo lương có xu hướng tang chậm Chi phí ăn ca chưa cao, mặt khác là do Công ty chưa quan tâm tốt đến đời sống và sức khoẻ của người lao động.

+ Chi phí khấu hao tăng hơn so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra là do giá trị của máy móc, thiết bị mới đầu tư tăng lên Đồng thời, điều kiện khai thác xuống sâu ngày càng khó khăn dẫn đến mức độ huy động TSCĐ tăng lên

+ Chi phí thuê ngoài tăng so với thực hiện năm 2015 là do Công ty đã tiến hành việc thuê khoán bên ngoài, có sự tăng giá quá cao của các dịch vụ thuê ngoài + Chi phí khác bằng tiền như chi phí điện, điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí tư vấn… đã giảm đi, một phần do nhu cầu về các mặt hàng này giảm đi, nhưng chủ

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Như vậy, giá thành đơn vị tăng hơn so với năm trước được xác định là do chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí thuê mua ngoài tăng lên đáng kể bên các yếu tố khác,Công ty nên chú trọng tới vấn đề quản lý, phân bổ chi phí và tiết kiệm hợp lý nhằm giảm thiểu các chi phí không cần thiết góp phần làm giảm chi phí giá thành đơn vị.

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bảng phân tích giá thành và kết cấu theo yếu tổ chi phí

ST T Yếu tố chi phí

TH 2015 KH 2016 TH 2016 TH2016/TH2015 TH2016/KH2016 Đvt (ngđ/tấn) Tỷ trọng (%) Đvt (ngđ/tấn) Tỷ trọng (%) Đvt (ngđ/tấn) Tỷ trọng

2 Chi phí nhân công 427.368.145 37,68 404.446.746 39,33 402.005.045 39,31 -25.363.100 94,07 -2.441.701 99,40 Tiền lương 372.022.003 32,80 350.114.991 34,04 349.098.072 34,14 -22.923.931 93,84 -1.016.919 99,71 BHXH, BHYT,

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 38.670.752 3,41 47.596.495 4,63 47.899.097 4,68 9.228.345 123,86 302.602 100,64

5 Chi phí khác bằng tiền 271.261.420 23,92 210.368.708 20,45 205.827.908 20,13 -65.433.512 75,88 -4.540.800 97,84 Tổng cộng chi phí 1.134.250.759 100 1.028.455.549 100 1.022.536.178 100 -111.714.581 90,15 -5.919.371 99,42 Giá thành đơn vị sx(đ/t) 1.021.172 0,09 1.100.000 0,11 1.055.968 0,10 34.796 103,41 -44.032 96

Sản lượng tiêu thụ (tấn) 1.289.602 1.238.000 1.254.759 -34.843 97,30 16.759 101,35

Giá thành tổng sản lượng(đ) 879.535,515 830.739,539 814.926,355 -64.609 92,65 -15.813 98,10

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành

Qua bảng số liệu 2-19 cho thấy:

Năm 2016, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành toàn bộ (39,31%) điều này là phù hợp với đặc thù của ngành công nghiệp mỏ, cần sử dụng nhiều lao động và tỷ trọng của yếu tố chi phí này đang có xu hướng giảm, tiếp đến là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 25,93% và tỷ trọng của yếu tố chi phí này giảm so với thực hiện 2015 và giảm so với kế hoạch, yếu tố chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng 20,13% trong giá thành đơn vị, tỷ trọng của khấu hao TSCĐ là 9,94% cho thấy trình độ trang bị máy móc thiết bị của Công ty cho sản xuất là chưa cao.

Về biến động trong cơ cấu giá thành, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, tăng so với thực hiện năm 2015 còn các yếu tố chi phí khác bằng tiền, Nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công đều giảm so với năm 2015

Tuy nhiên, việc có thể đưa ra nhận xét về cơ cấu giá thành có hợp lý hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hình sản xuất, công nghệ, sản phẩm, và khả năng thay thế lẫn nhau giữa các loại chi phí, ngoài ra việc đưa ra một kết cấu giá thành hợp lý trong đồ án này là rất khó, mặc dù vậy, có thể nhận thấy rằng các yếu tố chi phí trong năm 2016 là tương đối hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất của Công ty, đối với kết cấu chi phí khác bằng tiền tăng thì như đã phân tích ở trên là do nhu cầu sử dụng tăng, giá cả leo tháng, tuy nhiên Công ty cũng cần chú ý nhằm giảm thiểu yếu tố chi phí này, góp phần xây dựng một cơ cấu giá thành hợp lý hơn.

Phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định, giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một tình hình tài chính tốt và ngược lại, hoạt động tài chính tốt cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Mục tiêu chính của phân tích tình hình tài chính là để đánh giá tình hình và sức mạnh tài chính của Công ty với các nội dung cụ thể như sau:

+ Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty

+ Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty

+ Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn kinh doanh

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty

Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan Kết quả phân tích này sẽ cho phép các nhà quản lý của Công ty thấy được thực chất quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự doán khả năng phát triển hay suy thoái.

2.6.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán năm 2016 được thể hiện trong bảng 2-20

Qua bảng 2-20 trên cho thấy: Về quy mô tổng Tài sản và tổng Nguồn vốn của Công ty tại thời điểm 31/12/2016 là 739.872.713.789 đồng tăng 30.046.708.125 đồng so với thời điểm đầu năm, tương đương tăng 4,23%, đây là một mức tăng đáng kể Cho thấy, trong năm vừa qua đã có sự biến động tương đối lớn giữa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT, quy mô sử dụng vốn tăng tương đối bình thường so với năm 2015.

Về tài sản : Bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm gần như tuyệt đối Điều này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tài sản của ngành Công nghiệp mỏ.

Quy mô tổng tài sản tăng là do tài sản ngắn hạn tăng mạnh bù đắp cho tài sản dài hạn bị giảm, trong đó:

- Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn tăng cho thấy mức độ thực bị chiếm dụng vốn của Công ty tại thời điểm cuối năm tăng hơn so với đầu năm, bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền là những khoản có khả năng thanh khoản cao lại không tang nhiều so với đầu năm, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến Công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh.

- Cuối năm, hàng tồn kho giảm so với đầu năm khiến việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than vào những tháng đầu năm sau sẽ gặp khó khắn , tuy nhiên hàng tồn kho giảm sẽ bớt được chi phí lưu kho, quản lý kho, lượng vốn bị ứ đọng

- Tài sản dài hạn cuối năm giảm là do giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ giảm, chi phí trả trước của tài sản dài hạn khác giảm so với đầu năm

Về nguồn vốn : Bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

- Về quy mô nguồn vốn tăng chủ yếu tập trung vào khoản nợ phải trả, với khoản nợ ngắn hạn giảm hơn so với đầu năm còn khoản nợ dài hạn tăng mạnh trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng hơn so với đầu năm cho thấy tương lai

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Về cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn (76,89%), còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (23,11%) ở thời điểm cuối năm Điều này cho thấy Công ty huy động nguồn vốn chủ yếu là từ nguồn vốn đi vay Việc vay vốn kinh doanh như vậy sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn và khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao như vậy sẽ gây ra tình trạng căng thẳng khi các khoản nợ đến hạn phải thanh toán, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.

Công ty đã gia tăng các khoản nợ vay ngân hàng tức là đã sử dụng các hình thức tín dụng thương mại để tăng nguồn vốn, đó là hiện tượng bình thường Bên cạnh đó các khoản nợ phải trả công nhân viên và nợ Ngân sách Nhà nước tăng lên không đáng kể, đây là một dấu hiệu không tốt.

Nhìn chung, qua bảng CĐKT năm 2016 của Công ty than Hồng Thái - TKV có thể nói rằng tại thời điểm phân tích Công ty có tình hình tài chính là tương đối tốt, Công ty đã tận dụng được khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn nhằm đầu tư thêm máy móc thiết bị Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề đang lo ngại như nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn nếu tình trạng này mà kéo dài thì Công ty sẽ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính trong những năm tiếp theo.

2.6.1.2 Phân tích chung tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên bảng 2-21 Qua bảng 2-21 cho thấy: tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là -43.277.143.068 đồng giảm 933,42% so với năm trước Nguyên nhân trực tiếp được xác định là do giá bán than tăng, trong khi đó giá vốn hàng bán giảm (4,51%) nhanh so với tốc độ giá bán than Doanh thu thuần cũng giảm, dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm ٭ Các nhân tố làm cho lợi nhuận trước thuế tăng:

- Giá vốn hàng bán giảm 4,51% làm lợi nhuận trước thuế tăng 50.803.537.970 đồng Nguyên nhân giá vốn hàng bán giảm là do trong năm qua các yếu tố đầu vào giảm giá, dẫn đến giá thành một tấn than giảm.

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán năm 2016

(01/01/2016) So sánh cuối năm/đầu năm

2 Các khoản tương đương tiền 112 0 0 0

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0

2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 122 0 0 0

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 0 0 0

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 157.607.173.467 21,30 65.656.448.661 9,25 91.950.724.806 240,05

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 120.306.501.185 16,26 62.491.375.951 8,80 57.815.125.234 192,52

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 800.000 0,00 0 800.000

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 34.022.250.425 4,60 0 0 34.022.250.425

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 137 -46.298.523 -0,01 -46.298.523 -0,01 0 100

8 Tài sản thiếu chờ xử lý 139 0 0 0

- Hàng mua đang đi trên đường 0 0 0 0 0

- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 8.929.080.202 1,21 9.163.043.198 1,29 -233.962.996 97,45

- Công cụ, dụng cụ trong kho 1.114.894.011 0,15 2.159.483.727 0,30 -1.044.589.716 51,63

- Chi phí SXKD dở dang than 2.692.216.049 0,36 6.986.939.960 0,98 -4.294.723.911 38,53

- Chi phí SXKD dở dang XDCB 0 0 0 0 0

- Chi phí SXKD khác dở dang 0 0 0 0

-Chi phí cung cấp dịch vụ dở dang 0 0 0 0 0

- Hàng hóa kho báo thuế 0 0 0

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 - -215.347.971 -0,03

V Tài sản ngắn hạn khác 150 23.264.274.866 3,14 11.663.525.480 1,64 11.600.749.386 199,46

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 22.205.681.849 3,00 11.633.003.116 1,64 10.572.678.733 190,89

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 758.175.546 0,10 0 0 758.175.546

3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 153 300.417.471 0,04 30.522.364 0 269.895.107 984,25

4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 154 0 0 0

5 Tài sản ngắn hạn khác 155 0 0 0 0 0

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

I Các khoản phải thu dài hạn 210 15.729.771.870 2,13 13.409.855.758 1,89 2.319.916.112 117,30

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 0

2 Trả trước cho người bán dài hạn 212 2.473.001.450 0,33 2.473.001.450 0,35 0 100

3 Vốn kinh doanh của đơn vị trực thuộc 213 0 0 0

4 Phải thu nội bộ dài hạn 214 0 0 0 0 0

5 Phải thu về cho vay dài hạn 215 0 0 0

6 Phải thu dài hạn khác 216 13.256.770.420 1,79 10.936.854.308 1,54 2.319.916.112 121,21

7 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 0

II Tài sản cố định 220 469.122.603.806 63,41 530.432.062.471 74,73 -61.309.458.665 88,44

1 Tài sản cố định hữu hình 221 468.376.157.303 63,30 529.446.034.192 74,59 -61.069.876.889 88,47

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 -808.647.661.487 -

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 - -

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 0 0 0

3 Tài sản cố định vô hình 227 746.446.503 0,10 986.028.279 0,14 -239.581.776 75,70

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 -451.462.370 -0,06 -327.337.837 -0,05 -124.124.533 137,92

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232 0 0 0

IV Tài sản dở dang dài hạn 240 23.013.029.759 3,11 20.496.220.702 2,89 2.516.809.057 112,28

1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241 0 0 0

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 23.013.029.759 3,11 20.496.220.702 2,89 2.516.809.057 112,28

V Đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0 0 0 0

1 Đầu tư vào công ty con 251 0 0 0

2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 0 0 0 0

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 0 0 0

4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 254 0 0 0

5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 0 0 0

VI Tài sản dài hạn khác 260 35.210.092.592 4,76 49.017.279.678 6,91 -13.807.187.086 71,83

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 35.210.092.592 4,76 49.017.279.678 6,91 -13.807.187.086 71,83

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 0

3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 263 0 0 0

4 Tài sản dài hạn khác 268 0 0 0

1 Phải trả người bán ngắn hạn 311 79.678.858.761 10,77 103.610.644.889 14,60 -23.931.786.128 76,90

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 564.852.260 0,08 287.633.158 0,04 277.219.102 196,38

3 Thuế và các khoản khác phải nộp nhà nước 313 19.139.683.332 2,59 44.100.984.879 6,21 -24.961.301.547 43,40

4 Phải trả người lao động 314 22.989.991.624 3,11 29.604.724.485 4,17 -6.614.732.861 77,66

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 315 12.675.609 0 66.642.552 0,01 -53.966.943 19,02

6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 0 0 15.058.467.269 2,12 -15.058.467.269 0

7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 317 0 0 0 0

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 0 0 0

9 Phải trả ngắn hạn khác 319 4.748.390.111 0,64 9.685.053.287 1,36 -4.936.663.176 49,03

+ Tài khoản 344 (nhận ký quỹ, ký cược) 0 0 0

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 58.076.376.226 7,85 120.423.188.935 16,97 -62.346.812.709 48,23

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 16.352.701.042 2,21 4.549.193.947 0,64 11.803.507.095 359,46

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 7.255.630.888 0,98 6.141.566.837 0,87 1.114.064.051 118,14

+ Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCD 7.381.720.542 1,00 7.612.957.999 1,07 -231.237.457 96,96

+ Quỹ thưởng ban QLĐH công ty 0 0 0 0

14 Quỹ giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324 0 0 0

1 Phải trả người bán dài hạn 331 0 0 0

2 Người mua trả tiền trước dài hạn 332 0 0 0

3 Chi phí phải trả dài hạn 333 0 0 0

4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334 0 0 0

5 Phải trả nội bộ dài hạn 335 0 0 0 0 0

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

7 Phải trả dài hạn khác 337 811.940.495 0,11 3.221.792.650 0,45 -2.409.852.155 25,20

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 359.292.705.307 48,56 202.615.285.198 28,54 156.677.420.109 177,33

11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341 0 0 0 0

12 Dự phòng phải trả dài hạn 342 0 0 0 0

13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343 0 0 0

1 Vốn góp của sở hữu 411 170.702.191.660 23,07 170.074.049.021 23,96 628.142.639 100,37

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 0 0 0

2 Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 0 0 0

3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413 0 0 0 0 0

4 Vốn khác của chủ sở hữu 414 0 0 0

6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 - -

7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 0 0 0

8 Quỹ đầu tư phát triển 418 - 0

9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 0 0 0 0

10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 0 0 0 0

11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 - 0

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 421a 0 0

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này 421b - 0

12 Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 0 0 0 0

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 246.716.474 0,03 386.778.557 0,05 -140.062.083 63,79

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCD 432 246.716.474 0,03 386.778.557 0,05 -140.062.083 63,79

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Các khoản giảm trừ bằng 0 thể hiện Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ngoài ra quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng nên không bị trả lại hàng bán, hay phạt hợp đồng Đây là dấu hiệu đem lại hình ảnh tốt của Công ty trên thị trường tiêu thụ.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 420,82% làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng 344.438.318 đồng

Căn cứ chọn chuyên đề

3.1.1 Sự cần thiết của chuyên đề

Nếu lợi nhuận là động cơ số một của mỗi doanh nghiệp thì tiền lương chính là động cơ thúc đẩy người lao động làm việc tích cực Vậy tiền lương trả thế nào cho đúng, cho đủ, cho công bằng, đó là câu hỏi mà các nhà quản lý phải trả lời được bằng cách cải tiến các hình thức trả lương cho phù hợp, cho công bằng.

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Đồng thời Đảng và Nhà nước ta còn rất quan tâm đến các vấn đề xã hội như việc làm cho người lao động mà song song với nó là vấn đề tiền công. Nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của xã hội; trong đó việc làm, công bằng xã hội và nâng cao đời sống, chăm sóc sức khoẻ, lành mạnh hoá xã hội là những vấn đề quan trọng và bức bách hiện nay.Song các vấn đề về việc làm và tiền lương còn có nhiều điểm bất hợp lý chưa tạo được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Đây là một vấn đề phức tạp, nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực việc làm, thu nhập mà còn liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động cũng có giá cả như các loại hàng hoá trên thị trường khác, nó có thể biến động (tăng, giảm) phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động Nếu cung sức lao động lớn hơn cầu sức lao động thì tiền lương trả cho người lao động cũng sẽ giảm xuống và ngược lại Nếu giá cả các tư liệu sinh hoạt thay đổi thì tiền lương thực tế cũng sẽ thay đổi theo Như vậy có thể nhận thấy là tiền lương cũng thường xuyên biến động theo cơ chế thị trường Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Nhà nước không thể định ra tiền lương cho mỗi doanh nghiệp nhưng cũng không thể để tiền lương mặc sức biến động, nhất là khi Nhà nước là người bảo vệ lợi ích của người lao động Vì vậy, Nhà nước quản lý tiền lương bằng các quy định giá trị tiền lương tối thiểu trong từng thời kỳ khác nhau.

Phương pháp trả lương của doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng lao động và quỹ tiền lương có hiệu quả nhất, trên cơ sở tổ chức sản xuất hợp lý để không ngừng tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ Phương pháp trả lương hợp lý chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả.

Lương bổng là 1 động lực kích thích con người làm việc hăng say nhưng đồng thời cũng là 1 trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn Tất cả tùy thuộc vào năng lực và trình độ của cấp quản trị Nó luôn là 1 vấn đề nhức nhối của hầu hết các công ty của Việt Nam, tạo đề tài cho những làn sóng tranh cãi trong các cuộc họp quốc hội Việt Nam.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề tiền lương và phân phối tiền lương là góp phần tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp, cũng như tạo được một môi trường thuận lợi trong việc khai thác khả năng tiềm năng và sự sáng tạo trong lao động, đồng thời thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội và cho công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên.

Nhà nước đã không ngừng đổi mới quy chế tiền lương trong doanh nghiệp. Theo điều 90 bộ luật lao động số 10/2012/QH13 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu rõ tiền lương do người sử dụng lao động và người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc và chỉ yêu cầu mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Ngành than Việt Nam do đặc thù ngành nghề, công nghệ thường chậm đổi mới, trình độ cơ giới hóa thấp, sử dụng nhiều lao động… Trong điều kiện đó, quy chế tiền lương trong các doanh nghiệp sao cho phù hợp với chính sách nhà nước, công bằng, minh bạch, đúng với hiệu quả lao động luôn là vấn đề cấp bách đặt ra đối với Công ty than Hồng Thái – TKV nói riêng và các doanh nghiệp trong Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam nói chung Vì vậy đề tài “Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Than Hồng Thái – TKV” đã được lựa chọn nhằm đáp ứng những yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn như đã nêu trên.

3.1.2 Mục đích của chuyên đề

Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy tác dụng của tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động ngày một tăng cao năng suất động trong sản xuất của công ty.Tiếp tục đề ra các biện pháp để đảm bảo tính công bằng và chính xác trong cách trả lương cho mỗi công nhân viên Rà soát để tìm ra những bất hợp lý trong quy chế trả lương của Công ty Than Hồng Thái trong năm 2016 để nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp, các ý kiến để hoàn thiện quy chế trả lương năm 2017 của công ty trên cơ sở các quy định của Nhà nước, của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

3.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

-Bản quy chế trả lương của Công ty Than Hồng Thái năm 2016 và những điều khoản có liên quan đến phương pháp phân phối tiền lương, tiền thưởng tới quỹ lương thực hiện cho người lao động.

-Các chứng từ về tiền lương như: bảng giao khoán lương, bảng quyết toán lương, bảng thanh toán lương.

3.1.4 Nội dung nghiên cứu của chuyên đề

Trường Đại học Mỏ - Địa chất quy chế quy định của nhà nước ban hành và những lý luận thực tiễn, bằng các phương pháp nghiên cứu đưa ra những ưu điểm và những mặt còn hạn chế của quy chế trả lương của công ty sau đó đưa ra những ý kiến thay đổi hoàn thiện.

Cụ thể, tác giả xin đưa ra trình tự nghiên cứu như sau:

1.Xây dựng cơ sở lý luận về công tác trả lương trong các doanh nghiệp.

2.Trên cơ sở lý luận về công tác trả lương nghiên cứu và phân tích thực trạng quy chế trả lương tại công ty, sau đó nhận xét ưu nhược điểm của bộ quy chế.

3.Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty.

3.1.5 Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

Căn cứ vào cơ sở lý luận về tổ chức tiền lương và những cơ sở pháp lý nêu trong các quy định, văn bản pháp quy, nguyên tắc tính lương và nghị định ban hành của nhà nước. Để nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn tác giả tổng hợp các phương pháp: phương pháp khảo sát, trích dẫn, phân tích, so sánh, thống kê…để đưa ra các đánh giá về quy chế trả lương của Công ty than Hồng Thái – TKV.

Cơ sở lý luận về trả lương trong các doanh nghiệp

3.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tiền lương

Khái niệm về tiền lương:

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời, là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích cho nhu cầu sinh hoạt của mình Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của bọn họ.

Quan niệm hiện nay của nhà nước về tiền lương như sau:

“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sản xuất lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quay luật kinh tế, trong đó có quy luật cung – cầu”.

Sức lao động công lao động

Hình 3-1: Quan hệ kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động

Người sử dụng lao động trả Người lao động

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Tiền lương và tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định Tuy nhiên sự quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động có thu nhập tối thiểu bằng mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành để người lao động có thể ăn ở, sinh hoạt và học tập ở mức cần thiết.

Còn tiền lương của những người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hưởng lương theo chế độ tiền lương mà nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độ nghiệp vụ cho từng đơn vị công tác Nguồn chi trả lấy từ ngân sách nhà nước.

Đặc điểm của tiền lương.

-Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.

-Trong quá trình lao động, sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của con người.

-Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là 1 trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng sức lao động quản lý 1 cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng

3.2.2 Nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của tổ chức tiền lương là xác định được những chế độ, hình thức trả lương thích hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

Các yêu cầu cơ bản khi tổ chức tiền lương cho người lao động:

- Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên.

- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Để phản ánh đầy đủ các yêu cầu trên, khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo được 3 nguyên tắc cơ bản sau đây. a Trả lương phải gắn liền với kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tiền lương vì có như vậy mới tạo ra cơ sở cho giảm giá thành và tăng tích lũy. Nguyên tắc này xuất phát từ 2 cơ sở:

+ Do tác động của các nhân tố tới năng suất lao đọng và tiền lương là khác nhau: các nhân tố tác động tới việc tăng tiền lương bình quân chủ yếu là các nhân tố chủ quan làm nâng cao năng suất lao động như nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt được thời gian về tổn thất, người lao động tích lũy được kinh nghiệm sản xuất. Còn các nhân tố khách quan tác động tới việc tăng tiền lương bình quân thì ít và không thường xuyên.

Tác động tới năng suất lao động chủ yếu là các nhân tố khách quan như: thay đổi quy trình công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên… Các nhân tố này làm tăng năng suất lao động mạnh mẽ hơn các nhân tố chủ quan.

Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

+ Do yêu cầu của tái sản xuất mở rộng đòi hỏi khu vực I (khu vực sản xuất tư liệu sản xuất) phải tăng nhanh hơn khu vực II (khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng) tốc độ tăng của tổng sản phẩm xã hội (I + II) lớn hơn tốc độ tăng của khu vực II làm cho sản phẩm xã hội tính bình quân theo đầu người lao động, tức là năng suất lao động xã hội phải tăng nhanh hơn sản phẩm ở khu vực II tính bình quân theo đầu người lao động (cơ sở của tiền lương thực tế) Ngoài ra sản phẩm của khu vực II không phải đem dùng toàn bộ để nâng cao tiền lương thực tế mà phải trích lại một phần để tích lũy Do đó muốn đảm bảo phần còn lại dùng cho việc tiêu dùng của công nhân viên chức không ngừng tăng lên cũng yêu cầu năng suất lao động xã hội phải tăng nhanh hơn.

Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì không có con đường nào khác ngoài việc làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tăng tốc độ tiền lương bình quân Vi phạm nguyên tắc trên sẽ tạo nên khó khăn trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất của người lao động. b Trả lương phải gắn liền với số lượng, thái độ và hiệu quả lao động

Nguyên tắc này dựa trên quy luật phân phối theo lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã hao phí Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau có nghĩa là quy định các chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo… với những công việc giống nhau, những người lao động hoàn toàn giống nhau về trình độ lành nghề, mức độ cố gắng và tất cả các mặt khác… thì cơ chế cạnh tranh sẽ làm cho mức lương của họ hoàn toàn giống nhau Nhà kinh tế học Samuelson đã viết rằng: “Không có ông chủ

Phân tích thực trạng quy chế trả lương của Công ty than Hồng Thái-TKV

Quy chế quản lý tiền lương và thu nhập của Công ty than Hồng Thái-TKV được xây dựng dựa trên căn cứ:

Nghị định số: 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương

Quyết định số 2305/QĐ-HĐTV ngày 06/12/2013 của chủ tịch HĐTV Vinacom “ Ban hành Quy chế quản lý lao động, tiền lương của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam”

Quyết định số 1666/QĐ-TKV ngày 30/07/2014 của Tổng giám đốc tập đoàn TKV về việc quy định mức tiền lương, hệ số dãn cách tiền lương một số vị trí công việc và cơ chế trả lương theo vị trí việc làm áp dụng trong TKV;

Quyết định số 2439/QĐ-TKV ngày 14/11/2015 của Tổng giám đốc tập đoàn TKV về việc ban hành Hệ thống biểu mẫu giao kế hoạch, quyết toán tiền lương và hướng dẫn phân loại lao động, xác định NSLĐ áp dụng trong nội bộ TKV.

- Phân phối tiền lương phải gắn liền với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của người lao động, đảm bảo sự công bằng, hợp lý và khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Các sản phẩm, dịch vụ của Công ty phải có định mức và đơn giá tiền lương.

- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công ty, không được sử dụng vào mục đích khác.

- Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong sổ lương của Công ty theo mẫu thống nhất do Bộ LĐTB – XH ban hành và được phát trực tiếp đến người lao động.

- Các công trường phân xưởng trong Công ty phải xây dựng quy chế quản lý tiền lương có đơn giá chi tiết cho từng bước công việc và thu nhập được Công ty duyệt.

- Việc trả lương phải đảm bảo sự dân chủ công khai, gắn chính sách tiền

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Tất cả các bộ phận trực tiếp sản xuất đều phải tổ chức giao khoán tiền lương và các địch mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất ở đó Đối với những bộ phận không tổ chức giao khoán được thì phải giao định biên trên nguyên tắc đúng người, đúng việc, đúng vị trí.

- Tiền lương của người lao động được thanh toán hàng tháng trên cơ sở hệ thống thang bảng lương và tính trên mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành tại thời điểm, chức danh công việc đang đảm nhận, hệ số lương theo cấp bậc công việc của bộ phận, từng người lao động.

- Tiền lương phải trả cho bộ phận, người lao động làm việc trực tiếp, lao động trong dây chuyền sản xuất và lao động phục vụ phụ trợ thực hiện mức độ hoàn thành của công việc.

3.3.2 Nguồn hình thành quỹ tiền lương, sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng trong lương

3.3.2.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương

- Quỹ tiền lương sản xuất than theo quy định giao khoán của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam;

- Quỹ tiền lương viên chức quản lý theo quy định giao khoán của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam;

- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ( Nếu có);

- Quỹ tiền lương XDCB tự làm theo quyết toán các hạng mục, dự án đầu tư xây dựng cơ bản;

- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang, quỹ tiền lương do tập đoàn bổ sung.

3.3.2.2 Sử dụng quỹ tiền lương

Trích không quá 1% tổng quỹ tiền lương để đóng góp hình thành Quỹ đổi mới cơ cấu lao động của Tập đoàn, quỹ lương còn lại được gọi là 100% và được sử dụng như sau:

1 Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian ít nhất bằng 85% tổng quỹ tiền lương của Công ty Trong đó: +Bộ phận trực tiếp > 73,9%.

+Bộ phận phù trợ, phục vụ < 12,5%.

2 Trích không quá 8% tổng quỹ lương của Công ty để lập quỹ khen thưởng,thưởng cho những cá nhân, tập thể người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích xuất sắc trong công tác, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao (được quy định cụ thể trong quy chế thi đua của Công ty).

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

3 Trích không quá 7% tổng quỹ lương của Công ty để lập quỹ lương dự phòng nhằm giải quyết các trường hợp bất thường trong năm Quỹ lương dự phòng được phân phối hết cho người lao động khi quyết toán tài chính năm và không quá quý I năm sau.

3.3.2.3 Sử dụng quỹ thưởng trong lương

Quỹ thưởng trong lương của Công ty được sử dụng như sau:

- Khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.

- Thưởng cho người lao động có ngày công cao, năng suất, chất lượng có thành tích trong công tác, góp phần vào việc hoàn thành KHSXKD của Công ty các kỳ sản xuất và hàng tháng, quý năm.

- Thưởng cho các cá nhân, tổ đội có nhiều sáng kiến, có thành tích trong sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh.

3.3.3 Các hình thức giao khoán quỹ lương

Quy chế trả lương hiện tại của Công ty theo hình thức giao khoán quỹ lương. 3.3.3.1 Các hình thức giao khoán quỹ lương

Căn cứ vào đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất, Công ty áp dụng 3 hình thức giao khoán quỹ lương như sau:

- Giao khoán quỹ lương, đơn giá tiền lương theo sản phẩm giao nộp: Áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Một số biện pháp hoàn thiện quy chế trả lương của công ty than Hồng Thái-TKV

Để khắc phục những tồn tại trên cần hoàn thiện quy chế trả lương mới với những nội dung sau:

3.4.1 Hoàn thiện sử dụng quỹ tiền lương của Công ty than Hồng Thái-TKV

Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã được thể hiện chi tiết trong quy chế nhưng định mức công ty đưa đã chưa cụ thể:

Quy đinh cụ thể mức trích góp quỹ thưởng tập trung là 0,5%.

Quỹ sắp xếp đổi mới cơ cấu chất lượng lao động bằng 1% tổng quỹ lương toàn Công ty.

Vẫn là mức thấp nhất không dưới 85% quỹ lương kế hoạch còn lại sau khi trích các quỹ trên để thực hiện trả lương cho người lao động.

Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa tiền lương quyết toán so với quỹ tiền lương đã chi trả sẽ bổ sung hay trừ vào quỹ lương của năm sau nhưng phải hạn chế ở mức tối đa không nên quá 15% Bởi trong quá trình xây dựng đơn giá tiền lương và các định mức các nhà quản lí đã tính toán đến cả trường hợp phát sinh bất thường trong năm nên mức chênh lệch phải có quy định khống chế cụ thể giúp cho các đơn vị căn chỉnh và tính toán cũng như thanh toán lương ở mức hợp lí và chính xác nhất.

3.4.2 Đối với phân xưởng sản xuất chính

Hàng tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành (theo biên bản nghiệm thu sản phẩm của các phòng ban chức năng) và đơn giá tiền lương công ty giao khoán, công ty quyết toán tiền lương cho các phân xưởng cụ thể như sau: Quỹ tiền lương của phân xưởng:

Atlpx = Tsp + (Tsp x X%) + (Tsp x Y%) ; đồng (3-22)

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Atlpx: Quỹ lương của phân xưởng

Tsp: Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chính (đồng).

Tsp x X%: Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý phân xưởng (đồng).

Tsp x Y%: Quỹ tiền lương của bộ phận phục vụ, phụ trợ (đồng).

3.4.2.1 Đối với công nhân sản xuất chính.

- Căn cứ vào khối lượng công việc, định mức nội bộ và đơn giá tiền lương công ty giao khoán Quản đốc phân xưởng dự kiến những công việc đã có trong kế hoạch và những công việc dự kiến phát sinh để trực tiếp xây dựng tổng giá trị điểm cho từng công việc trong dây chuyền sản xuất.

- Hàng ngày sau mỗi ca sản xuất, căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản phẩm của cá nhân, tổ, nhóm hoàn thành Quản đốc (hoặc phó Quản đốc) trực ca cùng với tổ trưởng (hoặc nhóm trưởng) thống nhất cho điểm từng cá nhân trong tổ và thông báo trực tiếp cho người lao động Cuối tháng, phân xưởng tổng hợp điểm (theo mẫu của công ty) cùng với bản chấm công có chữ ký xác nhận cuả Quản đốc phân xưởng và biên bản nghiệm thu của các phòng ban chức năng Toàn bộ các chứng từ trên được chuyển về phòng TCKT và phòng LĐTL tính lương và họ có thể đối chiếu với kết quả họ đã đạt được hàng ngày xem đã đúng chưa.

- Số điểm thưởng, điểm phạt phải ghi rõ lý do và công bố công khai Hàng tháng, thủ trưởng đơn vị phải niêm yết công khai bảng điểm, bảng lương. a Phương pháp tính lương cho từng cá nhân trong phân xưởng sản xuất chính

Phân phối tiền lương là khâu rất quan trọng, nó quyết định đến thu nhập của mỗi người lao động, vì thế cần phải lựa chọn hình thức chia lương sao cho đảm bảo tính công bằng Vì vậy theo đồ án thiết kế phương pháp phân phối được áp dụng là:

"Chia lương theo hệ số chức danh công việc kết hợp với bình công chấm điểm". Theo phương pháp này hàng ngày sau mỗi ca làm việc các tổ, bộ phận sẽ tiến hành bình xét theo tinh thần thái độ, kỷ luật làm việc của mỗi công nhân theo danh hiệu A, B, C tương đương với thưởng, phạt và được đánh giá quy đổi là (A: Thưởng 10% điểm lương; B: Không có điểm thưởng, không có điểm phạt; C: Phạt 10% điểm lương)

- Xếp loại A: Là hệ số cao nhất đảm bảo người lao động phải chấp hành sự phân công của người phụ trách, đảm bảo ngày, giờ công, đạt và vượt năng suất cá nhân, đảm bảo an toàn sản xuất và chất lượng công việc hoàn thành.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Xếp loại B: Là những người lao động phải đảm bảo ngày công, giờ công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân (từ 90% đến

100 %), đảm bảo an toàn lao động.

- Xếp loại C: Là những ngày công của người lao động chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động, không đảm bảo ngày công, giờ công, không đạt năng suất cá nhân (đạt thấp hơn 90%), chưa chấp hành kỷ luật an toàn lao động.

3.4.2.2 Phương pháp tính lương cho bộ máy quản lý, gián tiếp phân xưởng sản xuất chính Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của Quản đốc, các Phó quản đốc trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng và an toàn lao động tác giả đề xuất nên đưa thêm hệ số an toàn (KAT) vào công thức tính lương Quản đốc, các Phó quản đốc cụ thể như sau:

- Nếu trong tháng để từ 3 – 4 vụ vi phạm KT – AT, kỹ thuật cơ bản hoặc 1 vụ sự cố kỹ thuật, thiết bị cơ khí – cơ điện thì không giảm trừ hệ số lương tháng mà hưởng hệ số an toàn KAT = 0,95.

- Nếu trong tháng để từ 5 – 6 vụ vi phạm KT – AT, kỹ thuật cơ bản hoặc 2 vụ sự cố kỹ thuật, thiết bị cơ khí – cơ điện thì không giảm trừ hệ số lương tháng mà hưởng hệ số an toàn KAT = 0,9.

- Nếu trong tháng để từ 7 vụ vi phạm KT – AT, kỹ thuật cơ bản hoặc 3 vụ sự cố kỹ thuật, thiết bị cơ khí – cơ điện thì không giảm trừ hệ số lương tháng mà hưởng hệ số an toàn KAT = 0,85

Ngày đăng: 07/04/2023, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w