1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận nhóm thứ năm chế định v tiền lương

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 178,26 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4

BÀI THẢO LUẬN NHÓM THỨ NĂM

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ THUYẾT 2

1 Anh/chị hãy phân tích và nêu ý nghĩa quy định của cấu thành tiền lươngtheo Bộ luật lao động năm 2019? 2

2 Phân tích và đánh giá cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu chung theo phápluật hiện hành? 4

3 Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của việc xác định tiền lương tối thiểu theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành? 5

4 Anh/chị hãy cho biết việc quy định tiền lương tối thiểu hiện hành có ảnhhưởng như thế nào đến việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương trongdoanh nghiệp? 6

5 Anh/chị hãy phân tích những điểm mới và cho biết ý nghĩa của quy định vềchế độ thưởng được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019? 7

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 8

1 Tình huống số 1 8

2 Tình huống số 2 12

3 Tình huống số 3 14

4 Tình huống số 4 18

Trang 3

I LÝ THUYẾT

1 Anh/chị hãy phân tích và nêu ý nghĩa quy định của cấu thành tiền lương theoBộ luật lao động năm 2019?

* Cấu thành tiền lương:

Cấu thành tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh

- Được xác định căn cứ vào giá trị của công việc; hoặc yêu cầu cụ thể đối với từng chức danh lao động Mức lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động; còn được gọi là mức lương cơ bản; được thể hiện trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.

- Trên thực tế: để xác định được mức lương (lương cơ bản) chính xác; người sử dụng lao động cần tổ chức hiệu quả hoạt động phân tích công việc và mô tả công việc Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định Mức lương cơ bản vì vậy được coi là phần chính yếu nhất trong cơ cấu tiền lương.

Cấu thành tiền lương gồm phụ cấp lương

- Là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công việc; điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động chưa được tính đến; hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc; hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động; bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc; như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trách nhiệm cao; có ảnh hưởng đến các công việc khác; yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm; kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt; như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt; vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ; khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm

Trang 4

làm việc, nơi ở; và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động; như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

- Các chế độ phụ cấp lương có thể bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, nguy hiểm,…

Cấu thành tiền lương gồm các khoản bổ sung khác

- Là khoản tiền ngoài mức lương; phụ cấp lương; và có liên quan đến thực hiện công việc; hoặc chức danh trong hợp đồng lao động Các khoản bổ sung khác không bao gồm:

+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động; + Tiền ăn giữa ca;

+ Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Ý nghĩa:

- Tiền lương mang một ý nghĩa cơ bản đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Ngoài phần tiền lương chính mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trước đó thì người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp Bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, tiền ăn ca…

- Theo như quy định của pháp luật thì phần chi phí tiền lương được xác định là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi

Trang 5

phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp Mặt khác, tiền lương còn được xác định là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỷ lệ đáng kể với phần sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu lại được từ phần công sức mà người lao động đã bỏ ra.

- Tiền lương và các khoản trích theo lương mà người sử dụng lao động sẽ chi trả cho người lao động sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của người lao động và đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý công bằng chính xác.

2 Phân tích và đánh giá cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu chung theo phápluật hiện hành?

- Để xác định mức lương tối thiểu chung theo pháp luật hiện hành cần phải dựa vào nhiều yếu tố:

+ Khái niệm tiền lương tối thiểu: Quy định tại Điều 3 Công ước 26/1928 của tổ chức lao động quốc tế ILO và quy định tại PLLĐ VN tại Điều 91 BLLĐ 2019: • Đây là khoản tiền thấp nhất không thể thấp hơn

• Công việc giản đơn nhất (Luật không quy định rõ nhưng ta hiểu rằng công việc không qua đào tạo) VD: bác sĩ, luật sư,… Phải qua đào tạo

• Công việc có yếu tố đọc hại nguy hiểm - 7 yếu tố căn cứ điều chỉnh gồm:

• Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.

• Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường • Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.

• Quan hệ cung cầu lao động • Việc làm và thất nghiệp.

Trang 6

• Năng suất lao động • Khả năng chi trả của DN

- Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm NĐ 38/2022 quy định về mức lương tối thiếu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động.

3 Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của việc xác định tiền lương tối thiểu theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành?

- BLLĐ 2019 quy định về mức lương tối thiểu tại Điều 91 như sau:

1 Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao độnglàm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảođảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điềukiện phát triển kinh tế - xã hội.

2 Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.3 Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu củangười lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mứclương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quanhệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khảnăng chi trả của doanh nghiệp.

4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lươngtối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

- Việc xác định mức lương tối thiểu được dựa trên các yếu tố như: vùng; mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình; mức độ phát triển kinh tế; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp, Cụ thể, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang áp dụng là:

Trang 7

Việc xác định tiền lương tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm: + Thứ nhất, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động:

Mức lương tối thiểu được xác định dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, đảm bảo họ có đủ điều kiện để đáp ứng các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, Việc này góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là những người lao động yếu thế, không có khả năng mặc cả về tiền lương.

+ Thứ hai, thúc đẩy phát triển kinh tế:

Việc xác định mức lương tối thiểu giúp thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao Khi người lao động có mức sống tốt hơn, họ sẽ có khả năng chi tiêu nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.

+ Thứ ba, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội:

Việc xác định mức lương tối thiểu giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng xã hội, góp phần tạo ra một môi trường lao động công bằng, lành mạnh, nơi tất cả mọi người được đối xử tốt và bình đẳng như nhau.

+ Thứ tư, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước:

Việc xác định mức lương tối thiểu giúp nhà nước quản lý tốt hơn thị trường lao động, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu lao động, giúp nhà nước thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

+ Thứ năm, phù hợp với thông lệ quốc tế:

Việc xác định mức lương tối thiểu là thông lệ quốc tế, được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Xác định mức lương tối thiểu giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn với kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

4 Anh/chị hãy cho biết việc quy định tiền lương tối thiểu hiện hành có ảnhhưởng như thế nào đến việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương trong doanhnghiệp?

- Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ Luạt lao động 2019 quy định: “Mứclương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việcgiản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối

Trang 8

thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -xã hội”.

- Ảnh hưởng của việc quy định tiền lương tối thiếu hiện hành đến việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương trong doanh nghiệp: Tiền lương là mấu chốt trong quạn hệ lao động, đây là vấn đề dễ xảy ra các tranh chấp Việc xây dựng thang, bảng lương là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp, nhằm mang lại nhiều quyền lợi nhất có thể về tài chính cho doanh nghiệp vì vậy pháp luật quy định mức lương tối thiểu để hạn chế doanh nghiệp có thể tự mình xây dựng thang lương, bảng lương quá thấp so với tình hình kinh tế, mức sống tối thiểu của người lao động, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động.

5 Anh/chị hãy phân tích những điểm mới và cho biết ý nghĩa của quy định vềchế độ thưởng được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019?

Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền thưởng như sau:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sửdụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinhdoanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khaitại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người laođộng tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Ý nghĩa của quy định về tiền thưởng:

- Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc Nó giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian làm việc.

- Việc thưởng cho người lao động hay không là quyền của người sử dụng lao động Căn cứ chung để xác định tiền thưởng cho người lao động là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của người sử dụng lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động Cụ thể về nguyên tắc, tiêu chuẩn, thời gian, cách thức và nguồn kinh phí thực hiện thưởng sẽ được quy định trong quy chế của từng doanh nghiệp.

Trang 9

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1 Tình huống số 1

Tranh chấp giữa ông Nguyễn Thanh S (nguyên đơn) và công ty TNHH Nộithất H Việt Nam (bị đơn)

* Theo đơn khởi kiện ngày 29/10/2021, nguyên đơn ông Nguyễn Thanh S (gọitắt là ông S) trình bày:

Ngày 01/12/2019, ông S ký Hợp đồng lao động số HF1175/HĐLĐ với Công tyTNHH Nội thất H Việt Nam (gọi tắt là Công ty H) với thời hạn 36 tháng, mứclương cơ bản là 6.516.230 đồng/tháng Ngày 01/01/2020, hai bên ký Phụ lụchợp đồng số HF1175/PLHĐLĐ điều chỉnh mức lương lên 6.875.750đồng/tháng Đến ngày 01/6/2020, hai bên ký Phụ lục hợp đồng sốHF1175/PLHĐLĐ điều chỉnh mức lương lên 10.500.000 đồng/tháng Trongquá trình làm việc, ông S luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao,không có sai phạm nào Tuy nhiên đến ngày 05/9/2020, Công ty H ra quyếtđịnh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông S với lý do có đơnxin thôi việc để về quê Ông S xác định: Ông S không có làm đơn xin nghỉ việcnên ông S nhiều lần liên hệ Công ty H để giải quyết, nhưng Công ty H khôngcó thiện chí giải quyết Ông S nhận thấy hành vi đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động của Công ty H đối với ông S là trái pháp luật, xâm phạm nghiêmtrọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông S nên khởi kiện yêu cầu Công ty Hphải thanh toán cho ông S các khoản sau:

- Thanh toán tiền lương những ngày không được làm việc tạm tính 15 tháng(từ ngày 05/9/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm) là 157.500.000 đồng;

- Thanh toán 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương do đơn phương chấm dứthợp đồng lao động trái pháp luật là 21.000.000 đồng;

- Thanh toán số tiền 18.174.000 đồng do vi phạm thời hạn báo trước 45 ngày; - Thanh toán tiền phép trong 08 tháng làm việc đầu tiên của năm 2020 mà ôngS chưa nghỉ là 3.230.770 đồng;

- Thanh toán 02 tháng tiền lương do Công ty không muốn nhận ông S trở lạilàm việc là 21.000.000 đồng

Trang 10

- Buộc Công ty H chốt sổ bảo hiểm, thanh toán tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế, bảo hiểm thất nghiệp tạm tính 12 tháng với số tiền 40.635.000 đồng

Tổng số tiền ông S yêu cầu Công ty H phải thanh toán là 261.539.770 đồng Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, ông S xác nhận: Ông Snghỉ việc ở Công ty H từ ngày 27/8/2020 và qua làm việc tại Công ty L từ ngày01/9/2020 đến ngày 15/9/2020 thì nghỉ ở Công ty L Lý do nghỉ việc là do áp lựccông việc; mặt khác khi thỏa thuận ký hợp đồng thì ông S yêu cầu phải ký hợpđồng 36 tháng, nhưng Công ty L chỉ đồng ý ký hợp đồng lao động thời hạn 12tháng nên ông S nghỉ việc ở Công ty L, dù mức lương thỏa thuận 11.000.000đồng/tháng cao hơn so với Công ty H Khi nghỉ việc thì Công ty L đã thanhtoán đầy đủ tiền lương cho ông S, ông S không tranh chấp gì với Công ty L.Sau khi nghỉ việc ở Công ty L, ông S về quê chăm sóc vợ con do vợ ông S mớisinh con Đến ngày 17/3/2021, ông S đến Công ty H để xin trở lại làm việc thìCông ty H không nhận trở lại làm việc và giao trả sổ bảo hiểm xã hội, Quyếtđịnh về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho ông S Ông S thừa nhận có viếtvà ký vào đơn xin nghỉ việc, nhưng ông S qua Công ty L làm việc là do Công tyH điều động chứ ông S không xin nghỉ việc Ông S đề nghị xem xét hiệu lực củaQuyết định chấm dứt hợp đồng lao động bởi lẽ quyết định xác định lý do là“Về quê” là không phù hợp với lý do ghi trong đơn xin thôi việc Đồng thời,ông S rút một phần yêu cầu khởi kiện là không yêu cầu Công ty H thanh toántiền phép trong 08 tháng làm việc đầu tiên của năm 2020 với số tiền 3.230.770đồng; thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền vi phạm thời gianbáo trước 45 ngày với số tiền 18.174.000 đồng sang 30 ngày với số tiền10.500.000 đồng và không yêu cầu Công ty H thanh toán tiền bảo hiểm mà yêucầu truy đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội Cụ thể, ông S yêu cầu Công ty H thanhtoán như sau:

- Thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc tính từ ngày01/9/2020 đến ngày 01/01/2022 là 10.500.000 đồng x 17 tháng là 178.500.000đồng

- Thanh toán 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương do đơn phương chấm dứthợp đồng lao động trái pháp luật là 10.500.000 đồng x 2 tháng là 21.000.000đồng;

Trang 11

- Thanh toán số tiền 10.500.000 đồng do vi phạm thời hạn báo trước 30 ngày; - Thanh toán 02 tháng tiền lương do Công ty không muốn nhận ông S trở lạilàm việc là 21.000.000 đồng

- Buộc Công ty H đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật trong thờigian từ ngày 01/9/2020 đến ngày 01/02/2022;

Tổng số tiền ông S yêu cầu Công ty H phải thanh toán là 231.000.000 đồng * Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn Công ty TNHH Nội thất H Việt Nam (gọitắt là Công ty H) trình bày:

Thống nhất với trình bày của nguyên đơn về việc ký kết hợp đồng lao động,các phụ lục hợp đồng lao động với ông S Việc Công ty H chấm dứt hợp đồnglao động đối với ông S là do ông S có đơn xin thôi việc ngày 27/8/2020 với lý dođể chuyển qua Công ty L làm việc, chứ không phải Công ty H luân chuyển hayđiều động theo như ông S trình bày, nếu có luân chuyển hay điều động thì phảibằng quyết định của người đại diện theo pháp luật của Công ty H Công ty Hkhông liên quan gì với Công ty L Sau khi nhận đơn xin thôi việc của ông S,Công ty ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông S ngày05/9/2020, chốt sổ bảo hiểm, thanh toán tất cả chế độ theo quy định cho ông Squa tài khoản Ngân hàng và ông S không có ý kiến gì Ngày 18/3/2021, ông Sđến Công ty H nhận Sổ bảo hiểm và quyết định chấm dứt hợp đồng lao động,ông S cũng không có ý kiến Do đó, việc Công ty chấm dứt hợp đồng lao độngvới ông S là hoàn toàn đúng theo ý chí của ông S Trước yêu cầu khởi kiện củaông S, Công ty H không đồng ý

Câu hỏi:

1 Anh chị hãy xác định tiền lương dùng làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp vàbồi thường cho người lao động trong tình huống trên?

Theo tình huống trên, ta thấy:

- Ngày 01/12/2019, ông S ký Hợp đồng lao động số HF1175/HĐLĐ với Công ty TNHH Nội thất H Việt Nam (gọi tắt là Công ty H) với thời hạn 36 tháng, mức lương cơ bản là 6.516.230 đồng/tháng

- Ngày 01/01/2020, hai bên ký Phụ lục hợp đồng số HF1175/PLHĐLĐ điều chỉnh mức lương lên 6.875.750 đồng/tháng

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w