Bài tập thảo luận nhóm và cá nhân chương 3 lý thuyết xác định sản lượng cân bằng quốc gia

15 2 0
Bài tập thảo luận nhóm và cá nhân chương 3 lý thuyết xác định sản lượng cân bằng quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có 4 nguyên nhân tố chính ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia, đó là:  Xuất khẩu và nhập khẩu: Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất

Trang 1

8 Nguyễn Thanh Thúy Tiên K224060816

Trang 2

BÀI LÀM

Câu 2: Trong các nhân tố tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia, theo bạn

nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong bối cảnh ngày nay Vì sao?

Có 4 nguyên nhân tố chính ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia, đó là:  Xuất khẩu và nhập khẩu: Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng

hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào cân bằng thương mại của một quốc gia Khi một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu, thì sản lượng cân bằng của nó sẽ tăng lên Ngược lại, nếu quốc gia nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu, thì sản lượng cân bằng sẽ giảm

 Đầu tư nước ngoài: Ảnh hưởng tích cực đến sản lượng cân bằng quốc gia Đầu tiên, khi có đầu tư nước ngoài vào một quốc gia, nó có thể tạo ra sự gia tăng về sản xuất, doanh số bán hàng và tạo việc làm trong nền kinh tế của quốc gia đó Việc tăng trưởng kinh tế này có thể dẫn đến sự gia tăng về sản lượng cân bằng quốc gia Thứ hai, đầu tư nước ngoài cũng có thể giúp nâng cao năng suất lao động và cải thiện công nghệ sản xuất trong một quốc gia Điều này có thể giúp tăng sản lượng cân bằng quốc gia bằng cách tăng khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong quốc gia đó Thứ ba, đầu tư nước ngoài còn có thể giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm và dịch vụ của quốc gia đó Điều này có thể làm tăng doanh số bán hàng và tăng sản lượng cân bằng quốc gia

 Chi tiêu tiêu dùng: Khi các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn cho các hàng hóa và dịch vụ, thì nhu cầu tiêu thụ của đất nước tăng lên, điều này làm tăng sản lượng cân bằng quốc gia Vì vậy, khi chi tiêu tiêu dùng tăng lên, sản lượng cân bằng quốc gia cũng tăng theo Điều này có thể làm tăng sản xuất, doanh số bán hàng, tăng thuế thu được cho chính phủ, tạo ra việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài vào đất nước Tất cả những yếu tố này đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia Ngược lại, nếu chi tiêu tiêu dùng giảm, thì nhu cầu tiêu thụ giảm, doanh số bán hàng giảm, và sản lượng cân bằng quốc gia sẽ giảm Điều này có thể làm giảm sự tăng trưởng kinh tế và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế

 Chi tiêu chính phủ: có tác động đáng kể đến sản lượng cân bằng quốc gia Khi chính phủ chi tiêu vào các chương trình đầu tư công, hạ tầng, giáo dục, sức khỏe hay phát triển nông thôn, nó có thể tạo ra sự gia tăng về sản xuất, tăng trưởng kinh tế, doanh số bán hàng và tạo việc làm, tăng năng suất lao động và cải thiện công nghệ sản xuất trong một quốc gia Những tác động này có thể dẫn đến sự gia tăng về sản lượng cân bằng quốc gia

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như:

 Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị của tiền tệ của một quốc gia Nếu tỷ giá hối đoái của

Trang 3

một quốc gia giảm, thì sản lượng cân bằng của nó sẽ tăng lên do giá trị của tiền tệ giảm so với các đồng tiền ngoại tệ

 Giá dầu và khí đốt: Giá dầu và khí đốt là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sản lượng cân bằng của một số quốc gia có ngành công nghiệp dầu khí phát triển Nếu giá dầu và khí đốt tăng, thì sản lượng cân bằng của các quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt sẽ tăng lên

 Sự ổn định chính trị: Sự ổn định chính trị là một yếu tố rất quan trọng để thu hút đầu tư và tăng sản lượng cân bằng Nếu một quốc gia không ổn định chính trị, các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng và không muốn đầu tư, làm giảm sản lượng cân bằng của quốc gia đó Ta thấy rằng, với thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển mỗi nước không thể thu mình mà cần phải mở cửa giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới Trước sự biến đổi đó, ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Vậy những vai trò của ngành xuất nhập khẩu đang được thể hiện như thế nào Hoạt động xuất nhập khẩu thương mại là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia Chúng ta không thể phủ nhận được những vai trò to lớn mà nghề xuất nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế hiện nay Vì vậy, trong những yếu tố nêu trên, chúng tôi nghĩ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sản lượng cân bằng quốc gia vì những lý do sau:

 Qua hoạt động xuất nhập khẩu, một quốc gia có thể tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ, và nguồn lực từ các quốc gia khác Nó cũng cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước một thị trường tiềm năng để bán hàng, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng quốc tế

 Nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta có thể kết hợp những nguồn lực của chính đất nước, những tiềm năng như tài nguyên, lao động cùng những thiếu hụt như vốn, kỹ thuật để mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ, kế thừa thành tựu khoa học kĩ thuật kết hợp với tiềm năng tạo nên sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế của nước ta với những quốc gia phát triển trên thế giới Từ đó sản lượng cân bằng quốc gia sẽ tăng lên

 Việc xuất khẩu cũng giúp tăng sản lượng cân bằng thương mại của một quốc gia, tức là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia phải lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của quốc gia Điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bằng cách tạo ra thêm thu nhập, việc làm và cải thiện sức khỏe tài chính của đất nước

 Tuy nhiên, nếu một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn họ xuất khẩu, thì có thể dẫn đến thâm hụt cân bằng thương mại và làm giảm sản lượng cân bằng quốc gia Do đó, việc đạt được một sự cân bằng giữa xuất nhập khẩu là rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia

Trang 4

Câu 3: Nhà kinh tế Joshep Schumpeter có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Ông kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo” Bạn có đồng ý với quan điểm của ông không? Vì sao?

HOÀNG THỊ THANH TÂM - K224060810

Joseph Alois Schumpeter (8 tháng 2 năm 1883 8 tháng 1 năm 1950) là - một nhà kinh tế chính trị người Áo Ông sinh ra ở Moravia, và có thời gian ngắn giữ chức Bộ trưởng Tài chính của Đức Áo vào năm 1919 Năm 1932, ông di cư -đến Hoa Kỳ để trở thành giáo sư tại Đại học Harvard, nơi ông ở lại cho -đến khi kết thúc sự nghiệp của mình và vào năm 1939 Về chủ nghĩa “Phá hủy sự sáng tạo” ông cho rằng: Cấu trúc hiện có ra sao, mà đúng ra chủ nghĩa này hình thành và phá hủy các cấu trúc ấy như thế nào Ông gọi quá trình này là “phá hủy sáng tạo” và cho rằng đây là bản chất của sự phát triển kinh tế Nói cách khác, phát triển là sự xáo trộn lưu chuyển tuần hoàn, xảy ra trong hoạt động kinh tế, thương mại, chứ không phải trong tiêu dùng Đây là quá trình xác định bằng việc thực hiện những kết hợp mới trong sản xuất, và do nhà doanh nghiệp tiến hành

Nhà kinh tế Joshep Schumpeter có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Em không hoàn toàn đồng tình với ý kiến này Ở một trường hợp thì kiến này đúng đó là khi có việc làm ổn định, con người thường rơi vào lối mòn, tức là con người sẽ làm những công việc đơn giản người ta đã quá quen thuộc, với những quy trình, thủ tục, công việc làm hàng ngày vì vậy họ “lười” động não, suy nghĩ, học hỏi cái mới Ở trường hợp này, tức là họ đang ở trong vòng an toàn của bản thân mình Có lẽ, vùng an toàn đó là một trạng thái thỏa mãn về mặt cảm xúc, mà trong đó con người cảm thấy thoải mái và quen thuộc với môi trường sống xung quanh họ Ở trong trạng thái này, sự không chắc chắn, rủi ro hay những cảm xúc tiêu cực được giảm thiểu đến mức tối đa Chúng ta sẽ luôn cảm thấy mình có quyền kiểm soát trong mọi tình huống và duy trì được mức hiệu suất ổn định Trong vùng an toàn của bản thân, bạn có thể thực hiện các quy trình, hành động lặp đi lặp lại mà không có quá nhiều lo lắng Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có nhiều động lực để đạt đến những mức tiêu chuẩn cao hơn hay những thành tựu mới, cả trong công việc lẫn các lĩnh vực khác của cuộc sống Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các thế hệ trẻ “genZ”, được được - mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới, họ có thể quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai, điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần Vì họ có nhiều lợi thế, nên họ rất linh động, hoạt bát Và chưa chắc rằng họ “chịu ngồi yên” để làm một công việc ổn định, tức là “chịu nằm trong vùng an toàn” đó Hiện nay, genZ có một từ ngữ gọi là “nhảy việc” Nhảy việc là cụm từ phản ánh tình trạng các bạn thay đổi nơi làm việc khoảng dưới 1 – 2 năm sau khi được tuyển dụng Có thể vì nguyên nhân chủ quan, vì môi trường làm việc không phù hợp, cũng có thể do tâm lý thích trải nghiệm cái

Trang 5

mới của các bạn Và đó là một trường hợp nói lên là quan điểm của Joshep Schumpeter: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm” là không chính xác

Tuy nhiên, không phải lúc nào thì nền kinh tế cũng phát triển và cho chúng ta nhiều cơ hội được chọn lựa Đó là lúc, khủng hoảng kinh tế xảy ra Khủng hoảng kinh tế làm suy giảm các hoạt động kinh tế, là tình trạng rối loạn, mất thăng bằng nghiêm trọng do có nhiều mâu thuẫn không được hoặc chưa được giải quyết trong nền kinh tế Đó là sự rối loạn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng dẫn đến rối loạn đời sống, kinh tế gây ra nạn thất nghiệp, giảm thu nhập Lúc đó, đặt con người vào tình trạng khó khăn hơi, buộc ta phải linh hoạt, thay đổi, thích ứng để không bị bỏ lại phía sau Và Joshep Schumpeter kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Theo em là hoàn toàn đúng Tuy nhiên ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo” thì em không hoàn toàn đồng tình Ở đây, em có thể hiểu theo hai cách hiểu:

 Cách hiểu thứ nhất: “Sự phá hủy sáng tạo” đó là thay thế những sáng tạo cũ Chẳng cần nhiều lý thuyết hay ngó đâu xa, hãy nhìn diễn biến đời sống quanh mình, chúng ta đã thấy bao nhiêu là thí dụ về “phá hủy sáng tạo” ngay trong hai thập kỷ vừa qua: chỉ ở những năm 2000 đây thôi, không ai không biết về nhãn hiệu Kodak hay Fujifilm bởi tết nhất, cưới hỏi gì cũng phải nhắc tới nó các cuộn phim nhựa cốt lõi cho việc chụp - ảnh cả trăm năm trước đó Ở Sài Gòn thời khó khăn, nó được tuồn lậu từ nước ngoài về và được tính bằng “chỉ vàng” Vậy mà chỉ 10 năm sau đó, đến khoảng năm 2010, thương hiệu có tên tuổi hàng thế kỷ ấy bị xóa sổ hoàn toàn vì máy ảnh kỹ thuật số Em cho rằng Joshep Schumpeter đã có kết luận hơi “nặng” ở từ “phá hủy” vì tại những phát minh như máy ảnh kỹ thuật số (tức là những sự sáng tạo ở thời điểm hiện tại) nó dựa trên những nguyên lý hoạt động của “các cuộn phim nhựa” (tức là những sự sáng tạo ở thời điểm quá khứ) Vì vậy em không cho rằng kết luận của ông không chính xác và không chính xác ở từ “phá hủy”

 Cách hiểu thứ hai: là một tình trạng xảy ra khi chúng ta đang làm việc trên một dự án sáng tạo nhưng lại gặp phải những trở ngại, thách thức hoặc cảm thấy không hứng thú nữa và dẫn đến việc mất đi động lực, tinh thần và sự sáng tạo Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai trong một quá trình sáng tạo hoặc làm việc trên một dự án lâu dài Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, bao gồm stress, áp lực công việc, mất động lực, cảm thấy bế tắc hoặc sự thiếu tin tưởng vào khả năng của bản thân Khi phá hủy tự sáng tạo xảy ra, người ta có thể cảm thấy mất đi niềm đam mê, tinh thần sáng tạo, khả năng tưởng tượng và sáng kiến, dẫn đến tình trạng chậm tiến độ hoặc thậm chí hoàn toàn bỏ cuộc Để tránh phá hủy tự sáng tạo, người ta có thể tìm cách giải tỏa stress, thay đổi cách làm việc, tìm cách khôi phục động lực bằng cách nghỉ ngơi hoặc tìm nguồn cảm hứng mới, tập trung vào mục tiêu và kế hoạch cụ thể, và chấp nhận sự thay đổi

Trang 6

và sự thất bại như một phần của quá trình sáng tạo Em nghĩ kết luận của ông là chính xác ở cách nghĩ này.

Nói tóm lại, em theo nghĩ quan điểm của nhà kinh tế Joshep Schumpeter không hoàn toàn chính xác

ĐỖ THỊ NHƯ TUYỀN – K224060821

Nhà kinh t Joshep Schumpeter có l p lu n rế ậ ậ ằng: “ Người ta rất thường rơi vào trạng thái tho i mái không hi u qu khi h liên t c có viả ệ ả ọ ụ ệc làm ” Ông kết luận rằng các cu c suy thoái (kh ng ho ng) thì t t b i vì chúng bó buộ ủ ả ố ở ộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên cho sự việc này là “ sự phá hủy sáng tạo” Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên của nhà kinh tế

Joshep Schumpeter (1883 1950) là m t nhà kinh t chính tr– ộ ế ị người Áo và thuộc th hế ệ các nhà kinh tế h c th ba c a Áo Ông kọ ứ ủ ết luận r ng các cu c suy ằ ộ thoái (kh ng ho ng) thì t t b i vì chúng bó buủ ả ố ở ộc con người ph i sáng t o và ả ạ năng động kết luận này là kh i phát nhở ững con sóng lăn tăn trên mặt h bình ồ lặng của trật t sự ống cũ, để ần đà hình thành một con sóng thần tạo ra một kỷ d nguyên mới mà ông gọi đó là quá trình “ phá hủy sáng tạo ”

Với l p luậ ận “ Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hi u qu ệ ả khi h liên t c có viọ ụ ệc làm ” tại sao nhà kinh t l i chế ạ ọn động từ “rơi” thay vì “ tận hưởng” trạng thái thoải mái? B i vì ông gở ọi đây chính là cái trạng thái thoải nhưng không có hiệu quả khi chúng ta liên tục có việc làm, nếu là rơi thì chắc chắn chúng ta s r t khó kiẽ ấ ểm soát được và đặc biệt khi rơi vào trạng thái này thì lại mang một ý nghĩa không được tích c c cho l m Thự ắ ật như vậy, chúng ta ai cũng mong bản thân tốt nghiệp thật nhanh để có thể tìm được một công việc ổn định và sống cùng với công việc đó 10 năm, 20 năm hoặc thậm chí là c quãng ả đời còn lại Th c hi n công viự ệ ệc quá đỗi quen thu c khi chúng ta ch s ng 1 ộ ỉ ố ngày đầu tiên của năm mới và lặp lại 364 ngày tương tự cái ngày đầu tiên ấy Mỗi ngày có m t nộ ội dung công việc được làm đi làm lại suốt khoảng th i gian ờ dài, nhiều người xem việc đó là bình yên tuy nhiên nó lại không hiệu qu chút ả nào b i vì t ng giây, t ng phút trên th giở ừ ừ ế ới này đang có hàng trăm, hàng nghìn người đang không ngừng cố gắng để nâng cấp bản thân mình không ch giúp h ỉ ọ ngày càng có m t cu c s ng tộ ộ ố ốt hơn mà còn đóng góp vào sự phát triển c a xã ủ hội thì t i sao chúng ta l i ng quên trên m t hạ ạ ủ ặ ồ tĩnh l ng mà chúng ta xem nó là ặ thoải mái?

Hơn nữa, nhiều dự đoán rằng năm 2023 sẽ một năm khó khăn cho nền kinh tế và đặc biệt khi nghe đến khủng hoảng hay suy thoái kinh tế thì chúng ta lại có một xu hướng rất sợ hãi bị mất việc thay vì suy nghĩ cách để vượt qua khó khăn ấy Internet có lẽ là ví dụ toàn diện nhất về sự phá hủy sáng tạo, một ví dụ điển hình Yahoo từng là một ông vua của Internet trong cùng lúc đó Google mới chỉ là một start up đang chập chững những bước đầu tiên trên lĩnh vực tìm kiếm Thế -nhưng vật đổi sao dời, công ty mẹ Alphabet của Google hiện nay lại là công ty lớn thứ hai thế giới trong khi Yahoo, thua lỗ 4,36 tỷ USD trong năm 2015 đã

Trang 7

buộc phải “ bán mình ” cho công ty viễn thông Verizon với mức giá rẻ mạt 4,8 tỷ USD Tại sao Google lại thành công rực rỡ còn Yahoo thì thất bại thảm hại? Đó là vì Google có một đội ngũ lãnh đạo ổn định, luôn tập trung vào công nghệ và hướng đến mục tiêu kinh doanh quảng cáo trực tuyến Trái lại, thượng tầng lãnh đạo của Yahoo liên tục thay đổi khi trải qua 6 đời CEO khác nhau Và những người cầm lái này thường tập trung vào mảng nội dung thay vì công nghệ, dẫn đến mô hình kinh doanh của Yahoo bị mâu thuẫn và thiếu hiệu quả Ngay từ đầu Google đã được định hình văn hóa coi trọng kiến thức công nghệ từ các nhà sáng lập của mình” Bộ ba lãnh đạo Page, Brin và Schmidt vẫn đang điều hành Alphabet và kiểm soát đa số cổ phần Điều này giúp họ áp dụng được chiến lược nhất quán cho công ty Bộ ba lãnh đạo này nói họ thành lập Alphabet để tìm kiếm công nghệ đột phá mới Trong khi đó, Yahoo thì gần như chẳng có sáng tạo nào sau khi lên đến đỉnh cao Chứng tỏ thế giới sẽ dần dần loại bỏ đi những người mà có tư duy lói mòn, không chịu đổi mới thay vào những người phù hợp với nhu cầu của họ và những người có ý chí cầu tiến, không ngừng đổi mới sáng tạo

Đổi mới là một quá trình tích lũy liên tục, trong đó con người là yếu tố đóng vai trò then chốt và trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay bắt buộc chúng ta phải thay đổi chính mình Vì vậy, các cuộc suy thoái hay khủng hoảng kinh tế đóng vai trò như một tác động mạnh mẽ khi chúng bó buộc con người ta phải sáng tạo và năng động

TRẦN THỊ ANH ĐÀO – K224060774

Joseph Schumpeter (1883-1950) là nhà kinh tế học người Áo, đại diện tiêu biểu của xã hội học kinh tế hiện đại Đối với Schumpeter, không chỉ vốn và lao động, hay chi tiêu chính phủ mà cụ thể hơn chính các thiết chế tổ chức, các nhà kinh doanh và đổi mới công nghệ mới chính là trái tim của nền kinh tế và là động lực cho tăng trưởng Tư tưởng của Schumpeter pha trộn các quan điểm từ Marx, Walras và sử gia kiêm nhà xã hội học Đức, Max Weber, cùng với tầm nhìn sáng suốt từ những bậc tiền bối người Áo như Menger, Wieser và thầy ông - Böhm-Bawerk Đối với Schumpeter, phát triển là một tiến trình động lực học, sự xáo trộn hiện trạng kinh tế

Ông có lập luận rằng:” Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm”.Ông kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo” Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông

Đầu tiên tìm hiểu về “trạng thái thoải mái không hiệu quả khi liên tục có việc làm” Thoải mái là trạng thái mà khi ở trong trạng thái đó chúng ta cảm thấy thỏa mãn với những gì mình có, là lúc mà chúng ta cảm thấy an toàn, không có sự rủi ro hay nguy hiểm về cuộc sống Đây là một trạng thái tốt cho tinh thần vì cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng không có nhiều gánh nặng, mệt mỏi Nhưng trong một vài trường hợp thì tình trạng thoải mái không giúp ta hoàn thành tốt

Trang 8

công việc của mình: ví dụ gần đến hạn bài tập nhóm nhưng tâm trạng vẫn thoải mái để gần đến giờ làm cũng được sẽ gây tình trạng trễ bài còn không trễ bài thì nội dung sẽ không được đầu tư nhiều hay gần đến kì thi mà tâm trạng vẫn thoải mái không học bài thì sẽ gây ra hậu quả điểm thấp Còn ở đây trạng thái thoải mái không hiệu quả khi liên tục có việc làm là trạng thái khi liên tục có việc làm, việc làm cứ thay phiên nhau tới, sẽ tạo cám giác thoải mái vì không lo lắng việc sẽ không có việc làm, tạo sự ổn định, yên tâm Song với đó nếu có việc làm liên tục sẽ gây cảm giác vô cùng nhàm chán và khó sự sáng tạo mới Với quan điểm này em đồng ý với ông Joseph với khi công việc liên tục là những công việc có liên quan tới nhau, có chu trình công việc lặp đi lặp lại Nhưng cùng với đó vẫn có một vài công việc yêu cầu tính đổi mới và sáng tạo trong từng công việc khác nhau cũng sẽ không dẫn đến cảm giác thoải mái không hiệu quả này Tiếp đến với kết luận các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì nó buộc con người phải sáng tạo và năng động Em đồng ý với ông ưu điểm của những cuộc suy thoái khi con người rơi vào trạng thái khó khăn, đường cùng nhất họ sẽ cố gắng bằng tất cả sức lực của mình để vượt lên nghịch cảnh, họ sẽ cố gắng làm những điều tốt nhất có thể để vượt qua được khoảng thời gian khó khăn Nhưng nó cũng sẽ mang đến một sự khó khăn và cảm giác áp lực vô cùng lớn Nên em nghĩ, bình thường con người nên có tính sáng tạo cần thiết trong công việc của mình, cố gắng từng ngày để hoàn thành tốt công việc để phát triển chứ không đợi đến các cuộc suy thoái Đó là quan điểm của em về lập luận của ông Joshep Schumpeter trong sự việc “sự phá hủy sáng tạo”.

này thường được sử dụng để mô tả những đổi mới trong quy trình sản xuất

VÕ THỊ THANH HIỀN - K224060783

TTCT- Joseph Schumpeter, nhà kinh tế học theo trường phái Áo nổi tiếng của thập niên 1930 Ông cho rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Tôi cho rằng đây là quan điểm khá độc đáo và mới mẻ

Từ xa xưa, xã hội vẫn luôn có một trật tự nhất định Người ở tầng lớp cao hơn cai quản người ở tầng lớp thấp hơn, người nông dân thì trồng trọt, người thợ sản xuất hàng hóa, mỗi người đều có công việc riêng và họ chú tâm vào việc của mình một cách ổn định Xã hội như vậy được coi là đạt trạng thái cân bằng Trong một thị trường cũng thế: cung và cầu thông qua giá cả đã gặp nhau và tạo ra một trạng thái cân bằng Hình thái này được Schumpeter gọi là “Dòng chảy vòng vòng buồn bã của đời sống kinh tế”

Đối với Schumpeter, tình trạng cân bằng này khiến cho vai trò của một người kinh doanh trở nên vô nghĩa Vì tình trạng cân bằng này là tự động và vĩnh cửu Đối với ông, phát triển là một tiến trình động, làm xáo trộn quy cách cũ Nó phải làm nền kinh tế trở nên năng động, làm náo động trạng thái cân bằng, khiến thị trường sản phẩm trở nên phá cách và đa dạng

Từ đó đến nay, chúng ta đã chứng kiến, đã trải nghiệm nhiều cuộc khủng hoảng khác diễn ra khá dồn dập như khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, sinh thái, biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường trong phát triển…

Trang 9

Tất cả những cuộc khủng hoảng đều giúp chúng ta nhìn nhận lại cách sống, cách phát triển của cả thế giới Tất cả đều nhận ra, đều thấy thực sự phải có một cuộc cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 2009 đã lan tỏa mạnh mẽ, ảnh - hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới Nhưng mặt khác, theo nghĩa nào đấy, nó cũng không hẳn là “xấu”, bởi nó buộc chúng ta phải tư duy, phải thiết kế và xây dựng lại

Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng/suy thoái, thì cũng là lúc các doanh nghiệp phải vắt hết trí não và sức lực của mình để cứu vãn nó Họ phải nghĩ đủ mọi cách để cứu đứa con của mình Nó góp phần không nhỏ đến cải thiện và phát triển nền kinh tế Tất cả những cuộc khủng hoảng đều giúp chúng ta nhìn nhận lại cách sống, cách phát triển của cả thế giới Và chính vì vậy, ông Schumpeter nhấn mạnh: “Doanh nhân là tác nhân chính gây ra tình trạng phá vỡ cân bằng trong một nền kinh tế cạnh tranh”

Một “sự phá hủy sáng tạo” có thể nhìn thấy dễ dàng ở ngành bưu chính: trước năm 1990, thư và điện tín vẫn là công cụ chính cho việc liên lạc Đến khoảng năm 1990, máy fax và thư fax dần thay thế thư tay và trở thành phương tiện hữu ích và tiện lợi cho người dùng Đến năm 2000, thư điện tử, email, tin nhắn, đã gần như là công cụ chính và thay thế hoàn toàn những phương tiện bưu chính trước đó

Hay một ví dụ khác, dịch vụ giao hàng tận nhà đã đem đến một làn sóng dữ dội cho thị trường, là một bước tiến lớn của nền kinh tế Khi khách hàng cảm thấy dễ dàng và tiện lợi hơn, họ có nhu cầu mua hàng nhiều hơn Điều đó đã trở thành một nguồn cơn thúc đẩy nền kinh tế

Nếu bạn là một người muốn tham gia vào thị trường, bạn hãy chắc rằng mình có điểm khác biệt, có thể đem đến sự mới lạ, độc đáo, tiện ích, khuấy đảo thị trường thì bạn hãy nghĩ đến việc thực hiện nó thế nào cho thật hiệu quả

NGUYỄN THANH THÚY TIÊN - K224060816

Theo em, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Nhà kinh tế học Joseph Schumpeter rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trí nhớ của con người sẽ trở nên tốt hơn nếu thoải mái, tuy nhiên nếu rơi vào tình trạng “liên tục có việc làm” sẽ làm cho bản thân bị chi phối nhiều, dễ rơi vào trạng thái thoải mái “ảo”, thoải mái ngắn hạn vì cảm thấy mình vừa bớt đi một gánh nặng và cố gắng hoàn thành xong các công việc còn lại trong thời gian sớm nhất mà thiếu đi tính sáng tạo, đổi mới

Đối với câu nói “Người ta thường rơi vào trạng thái không hiệu quả khi họ có việc làm” thì em cảm nhận như sau:

 Thứ nhất, khi con người có việc làm, họ sẽ chỉ bận tâm và tập trung vào công việc hiện tại, điều này có nghĩa là khả năng sáng tạo của họ sẽ bị hạn chế vì

Trang 10

dường như họ không gặp bất kỳ khó khăn hay thử thách nào đủ lớn để có thể kích thích tính linh hoạt của mình

 Thứ hai, “trạng thái không hiệu quả” ở đây có nghĩa là khả năng tư duy của con người sẽ không được phát triển triệt để bởi vì những gì họ cần là việc làm cũng đã có sẵn Ví dụ như một cá nhân không tìm được việc làm, họ buộc phải vận dụng tính linh hoạt của mình để tìm kiếm cơ hội việc làm, điều này cũng giúp họ gia tăng khả năng thích ứng

 Thứ ba, khi có việc làm liên tục, con người sẽ có tâm lý đối phó, làm việc qua loa chỉ để xong việc theo số lượng thay vì tìm cách sáng tạo, đổi mới đến chất lượng

 Cuối cùng, khi phải làm việc với cường độ cao trong thời gian kéo dài liên tục, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thậm chí kiệt sức Vì vậy, bộ não không có đủ năng lực để làm việc hiệu quả Do đó, nhiều việc hơn không có nghĩa là kết quả tốt hơn

Từ những cảm nhận trên, em có thể suy ra được rằng kết luận của ông về các cuộc suy thoái (khủng hoảng ) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động là một kết luận hoàn toàn đúng và có tầm nhìn Khi những cuộc suy thoái khủng hoảng xảy ra, con người buộc phải tìm mọi cách để vượt qua được thời kỳ đó, và cũng chính từ khó khăn đó mà con người có cơ hội được thử thách bản thân, phát triển khả năng sáng tạo và linh hoạt của mình Chính vì vậy, “sự phá hủy sáng tạo” là một cái tên hoàn hảo để có thể truyền đạt được ý nghĩa

Nguyễn Ngọc Bảo Ly - K224060794

NGUYỄN NGỌC BẢO LY – K224060794

Trước hết, thuật ngữ ‘sự phá hủy sáng tạo’ được Joshep Schumpeter đặt ra để mô tả cho hành động dỡ bỏ các hoạt động thường lệ đã tồn tại từ lâu để mở đường cho sự đổi mới Về mặt kinh tế, thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả những đổi mới trong quy trình sản xuất làm tăng năng suất, tuy nhiên nó cũng được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác Về lý thuyết, ‘sự hủy diệt mang tính sáng tạo’ coi kinh tế là một quá trình hữu cơ và năng động, trong đó trạng thái cân bằng không phải là mục tiêu cuối cùng của các quá trình thị trường Các động lực trong thị trường liên tục được định hình hoặc thay thế bởi sự đổi mới và cạnh tranh Đồng nghĩa với việc ‘sự phá hủy sáng tạo’ cho rằng các giả định và các dàn xếp lâu đời phải bị phá hủy để giải phóng tài nguyên và năng lượng nhằm phục vụ cho đổi mới

Sau khi tìm hiểu về thuật ngữ ‘sự phá hủy sáng tạo’, đồng thời đối chiếu với những sự kiện kinh tế trong lịch sử cùng chứng kiến sự vận động của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên của nhà kinh tế Joshep Schumpeter Bởi vì khi con người ta được trả lương để làm một công việc nào đó, và cứ chỉ làm đi làm lại công việc đó, lúc đó công việc đó không thể gây thêm được lòng nhiệt thành của người lao động, bởi giờ đây công việc đã biến thành một hành động lặp Người lao động trở nên quá quen thuộc với

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan