Bài tập nhóm thảo luận nhóm lần 6 môn quản trị marketing

12 2 0
Bài tập nhóm thảo luận nhóm lần 6 môn quản trị marketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 1 năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ



BÀI TẬP NHÓM THẢO LUẬN NHÓM LẦN 6 Môn: QUẢN TRỊ MARKETING

Mã môn học: MAMA331706_01 Giảng viên hướng dẫn: TS Vòng Thìn Nam

Nhóm thực hiện: 11

Nguyễn Phạm Thanh Phong - 22125103 Nguyễn Phan Ngọc Trâm - 22125118 Nguyễn Thị Bão Trâm - 22125119

Trang 2

BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Đề bài:

Theo bạn, khi đánh giá bán cho sản phẩm nên chọn phương pháp đánh giá nào dưới đây? Tại sao?

- Đánh giá theo chi phí

- Đánh giá theo sự cảm nhận khách hang - Đánh giá cạnh tranh

Trang 3

-

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM 1

Định giá dựa trên chi phí 1

Định giá dựa trên giá cả cạnh tranh 1

Định giá dựa theo giá trị của sản phẩm 1

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM VÀ PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 2

2.1 Giới thiệu sản phẩm 2

2.2 Phân khúc thị trường 2

2.2.1 Độ tuổi 3

Sản phẩm xà phòng cà phê phù hợp với mọi lứa tuổi Tuy nhiên, vì sản phẩm có giá thành cao hơn xà phòng công nghi ệp Nên độ tuổi phù hợp cho phân khúc là từ 18 tuổi trở lên 3

2.2.2 Giá cả 3

2.2.3 Khách hàng 3

2.2.4 Hành vi mua hàng 3

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM 4

3.1 Đánh giá sản phẩm theo chi phí 4

3.1.1 Chiến lược định giá theo chi phí 4

3.1.2 Ưu nhược điểm của chiến lược định giá theo chi phí 5

Trang 4

1

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM

Định giá sản phẩm (Product Pricing) là quá trình mà doanh nghiệp xác định giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ Nó bao gồm việc xem xét đến các yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất, giá cạnh tranh, nhu cầu thị trường, giá trị thương hiệu và các yếu tố khác nhằm xác định được giá bán cuối cùng cho sản phẩm Định giá sản phẩm không chỉ mang đến một mức giá cụ thể cho sản phẩm mà nó còn là yếu tố quan trọng để tạo ra giá trị cho sản phẩm và định vị nó trên thị trường (Thủy Nguyễn, 2021)

Các phương pháp định giá bao gồm:

Định giá dựa trên chi phí

Đây là phương pháp định giá sản phẩm phổ biến trong thực tiễn kinh doanh, dựa trên tính toán chi phí sản xuất và phân bổ các khoản chi phí cho sản phẩm để từ đó đưa ra giá bán Trong đó, chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, máy móc thiết bị và các chi phí liên quan

Cách tính của phương pháp này tương đối đơn giản, giá bán sản phẩm sẽ bằng tổng chi phí sản xuất cộng với tỷ lệ lợi nhuận mong muốn

Định giá dựa trên giá cả cạnh tranh

Đây là phương pháp định giá sản phẩm dựa theo giá bán của các sản phẩm tương tự đang có trên thị trường từ đó đưa ra mức giá phù hợp để có thể cạnh tranh với đối thủ Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp cần thăm dò giá của các sản phẩm tương tự, so sánh với các yếu tố khác như chất lượng của sản phẩm giá trị, tiện ích, tính năng từ đó mới đưa ra được mức giá phù hợp

Định giá dựa theo giá trị của sản phẩm

Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ định giá của sản phẩm dựa theo giá trị mà nó mang lại cho khách hàng Doanh nghiệp sẽ tiến hành khảo sát để thu thập thông tin về mong muốn, nhu cầu của khách hàng, xác định giá trị mà sản phẩm có thể mang đến rồi sau đó đưa ra mức giá phù hợp với giá trị sản phẩm đó

Trang 5

2

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM VÀ PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 2.1 Giới thiệu sản phẩm

Hiện nay, xà phòng là một sản phẩm vô cùng quen thuộc với nhiều người và mọi người thường sẽ sử dụng loại xà phòng công nghiệp vì giá thành khá rẻ và có tính rửa cao Tuy nhiên, đây lại là một sản phẩm khá có hại cho sức khỏe con người, với việc được làm từ thành phần chính là các chất hóa học sodium tallowate, sodium palmitate, sodium cocoate và sodium palm kernelate sử dụng nhiều sẽ dẫn đến khô gia, kích ứng da, nổi mẫn đỏ dị ứng Với những tác hại trên thì sản phẩm xà phòng làm từ thiên nhiên đã được mọi người tìm hiểu rất nhiều Do đó, dẫn đến sự ra đời của sản phẩm xà phòng cà phê với sản phẩm được làm từ thiên nhiên, bắt mắt, an toàn với người tiêu dùng Với sản phẩm này sẽ giúp làm sạch da, tẩy da chết, giảm mụn lưng, tăng độ đàn hồi cho da, chống lão hóa và đặc biệt là tạo sự thư giản khi sử dụng sản phẩm Ngoài ra, bao bì của sản phẩm cũng được đóng gối bằng các nguyên liệu dễ phân hủy trong môi trường hoặc có thể tái sử dụng nhằm đảm bảo việc ngăn chặn rác thải ra ngoài môi trường

Sản phẩm xà phòng cà phê được làm từ những nguyên liệu như sau: bột cà phê rang, dầu hạt nho, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu olive, phôi xà bông, Glycerin, NaOH (sử dụng cho quá trình phòng hóa, được chuyển hóa thành Glycerin, không còn lại trong thành phẩm)

2.2 Phân khúc thị trường

Với sản phẩm là xà phòng thì sẽ phù hợp với cả nam và nữ Những người chăm sóc bản thân đặc biệt là cho làn da của mình và thích sử dụng các loại sản phẩm được làm từ thiên nhiên

Trang 6

3

2.2.1 Độ tuổi

Sản phẩm xà phòng cà phê phù hợp với mọi lứa tuổi Tuy nhiên, vì sản phẩm có giá thành cao hơn xà phòng công nghiệp Nên độ tuổi phù hợp cho phân khúc là từ 18 tuổi trở lên

2.2.2 Giá cả

Thị trường của sản phẩm xà phòng cà phê được đưa vào thị trường có mức thu nhập thấp với mức giá là từ 50 – 200 ngàn đồng phù hợp với nhiều khách hàng

2.2.3 Khách hàng

Khách hàng mực tiêu của sản phẩm xà phòng cà phê chính là những người có mức thu nhập từ thấp – trung bình với sở thích yêu thiên nhiên và môi trường, thích sử dụng các loại sản phẩm với xuất xứ là 100% được làm từ thiên nhiên Những người có lối sống lành mạnh, yêu cơ thể của mình, sống xanh

2.2.4 Hành vi mua hàng

Với các sản phẩm làm từ thiên nhiên thì thường sẽ thu hút với những khách hàng có xu hướng sống xanh, yêu thích các sản phẩm làm từ nguyên liệu sạch cũng như là biết chăm sóc bản thân Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ nên mọi người sẽ thường cũng như là tìm kiếm các thông tin về sản phẩm trên các trang web hoặc các trang mạng xã hội như TikTok, FaceBook, Instagram Tiền hành thực hiện mua sản phẩm bằng hai hình thức là mua sắm trực tuyến trên các cửa hàng ở các sản thương mại điện tử hoặc là đến cửa hàng, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi trực tiếp bên ngoài Khi mua sản phẩn thì khách hàng thu nhập thấp sẽ tập trung vào hầu như là giá cả của sản phẩm của thương hiệu, còn đối với khách hàng thu nhập trung bình thì sẽ tập trung vừa giá cả và vừa chất lượng của sản phẩm mang lại

Trang 7

4

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM 3.1 Đánh giá sản phẩm theo chi phí

3.1.1 Chiến lược định giá theo chi phí

Với việc đánh giá thành sản phẩm theo chi phí cố định và chi phí biến đổi của sản phẩm cùng với lợi nhuận của sản phẩm mà doanh nghiệp chúng em mong muốn để tạo nên giá thành của sản phẩm khi bán ra thị trường

Công thức: Giá thành = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Lợi nhuận mong muốn Đối với sản phẩm là xà phòng cà phê thì các chi phí bao gồm những thành phần sau: • Chi phí cố định: Khuôn tạo hình; dụng cụ tạo hình sản phấm; nồi; tô thủy tinh; muỗng;

• Chi phí biến đổi: Những nguyên liệu như bột cà phê rang, dầu hạt nho, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu olive, phôi xà bông, Glycerin, NaOH

+ Bột cà phê rang: 10.000 đ (3 thìa) + Dầu hạt nho: 20.000 đ (180g) + Dầu hướng dương: 10.000 đ (180g) + Dầu hạnh nhân: 24.000 đ (180g)

Trang 8

 Tính toán để xác định giá rất đơn giản

 Trong quá trình thiết lập giá, tất cả các chi phí đã được tính đến đầy đủ  Chiến lược định giá này giúp đảm bảo tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Với thị trường xà phòng hữu cơ đang có dấu hiệu tăng và được dự kiến sẽ tăng trong giai đoạn tới do đó thị trường đang có sự cạnh tranh khóc liệt, theo báo cáo trên trang

Ecocare nói rằng Thị trường xà bông thiên nhiên Việt Nam được đánh giá là một quốc gia

có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới (Vũ Phượng, 2022) và Mordo Rintelligence cũng nhận định rằng quy mô Thị trường xà phòng hữu cơ

Trang 9

6

ước tính đạt 0,78 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 1,20 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 8,74% trong giai đoạn dự báo từ 2019 – 2029 và khu vực có tốc độ tăng nhanh nhất là Châu Á và Thái Bình Dương (Mordo Rintelligence)

Các đối thủ tại Việt Nam: Green Garden, Mộc An, HaLiSoap, Pơ Lang là những đối thủ đang nằm trong Top về sản phẩm xà phòng thiên nhiên trong đó có sản phẩm xà phòng ca phê, đây là những đối thủ rất mạnh vì họ đã xuất hiện lâu trên thị trường đã có thương hiệu và khách hàng cho riêng mình cùng với giá cả hợp lý đã thu hút được rất nhiều khách hàng Ngoài ra, còn những đối thủ khác cũng đang hoạt động trong ngành này với quy mô nhỏ hơn

3.2.2 Yếu tố cạnh tranh

Giá cả: Với tâm lý của một người tiêu dùng thì giá cả thường là một chỉ tiêu xem

xét mua hàng với người tiêu dùng nhất là đối với người thu nhập từ thấp đến trung bình Với phương châm “Sản phẩm tốt với một giá cả hợp lý” vì vậy việc đưa ra được một cái giá phù hợp sẽ là điều rất tốt trong việc gây sự chú ý với khách hàng cũng như là có sức cạnh tranh với các đối thủ

• GreenGarden: 59.000 đ / 1 bánh xà phòng 100g • Mộc An: 135.000 đ / 1 bánh xà phòng 100g • HaLiSoap: 75.000 đ / 1 bánh xà phòng 100g • Pơ Lang: 75.000 đ /1 bánh xà phòng 100g

Chất lượng sản phẩm: Vì đây là sản phẩm dùng trực tiếp lên cơ thể khách hàng

nên yếu tố về chất lượng, an toàn của sản phẩm luôn phải đặt lên hàng đầu Do đó, việc một thương hiệu có sản phẩm tốt sẽ tạo ra được “hào quang” cho doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng trong việc mua sản phẩm Các sản phẩm khi tham gia thị trường đã được thử nghiệm qua rồi mới tung ra thị trường Tuy nhiên, đối với sản phẩm của Xà Phòng

Trang 10

7

Cà Phê sẽ gặp khó khăn trong lúc đầu so với các đối thủ cạnh tranh vì họ đã có nhiều thời gian trong việc nâng cao tay nghề để khiến cho sản phẩm của mình chất lượng nhất cũng như giảm thiệt hại cho doanh nghiệp

Uy tín/Thương hiệu: Việc là một thương hiệu mới bước vào thị trường là một thử

thách rất lớn cho doanh nghiệp của mình sẽ ít gây được sự chú ý đến các khách hàng Các thương hiệu canh tranh của Xà Phòng Cà Phê đã có mặt trước trong thị trường nên các doanh nghiệp ấy đã có lợi thế vì đã có “kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm” trong việc gây dựng uy tín cũng như là thương hiệu cho doanh nghiệp của mình

Chất lượng phục vụ: Chăm sóc khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc

mua sản phẩm nhất là đối với khách hàng Vì khách hàng là “Người trả lương cho bạn” do đó việc chú tâm vào chăm sóc khách hàng cũng là đều rất quan trọng và là một trong những thước đó về thành công của một doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp đang tập trung và phát triển hơn trong việc chăm sóc khách hàng Với Xà Phòng Cà Phê thì chất lượng phục vụ luôn nằm trong những điều rất được quan tâm và đối với doanh nghiệp chúng em thì khách hàng là trên hết

3.2.3 Ưu nhược điểm của phương pháp định dựa trên cạnh tranh Ưu điểm:

 Bạn có thể theo dõi các đối thủ hiện có và mới nổi trong ngành để đưa ra quyết định giá hiệu quả hơn

 Đặt giá đúng theo trạng thái thị trường giúp gia tăng khả năng cạnh tranh

Nhược điểm:

 Bạn có nguy cơ mất đi lợi nhuận nếu không tính đến thông tin về giá mua và lợi nhuận của mình Bạn cần kiểm tra độ co giãn của giá

 Chiến lược định giá này cần một hệ thống giám sát giá hiệu quả Tự động hóa là chìa khóa để tối ưu quy trình giám sát

Trang 11

8

3.3 Lựa chọn giá bán sản phẩm

Mỗi chiến lược định giá về sản phẩm điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng do đó việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào sự phụ thuộc của sản phẩm của doanh nghiệp cùng với đó doanh nghiệp xà phòng cà phê chúng em dự định sẽ sản xuất ra 500 bánh xà phòng/năm Như vậy, chi phí cố định cho 1 bánh xà phòng là 1.540 đ (770.000/500) cho 1 bánh xà phòng, Chí phí biến đổi là 28.400 đ (142.000/5) cho 1 bánh xà phòng cùng với đó là lợi nhuận mong muốn đối với sản phẩm là khoảng 70% giá trị sản phẩm:

Công thức: Giá thành = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Lợi nhuận mong muốn = 1.540 + 28.400 + (1.540 + 28.400)*70% = 50.898 đ

Tuy nhiên, với việc bán giá thành trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào mỗi phương pháp định giá theo chi phí mà còn phải tham khảo thêm giá cả trên thị trường của các doanh nghiệp đã kinh doanh sản phẩm này trên thị trường do đó nhóm doanh nghiệp chúng em quyết định kết hợp thêm phương pháp định giá cạnh tranh, sau khi tham khảo 4 đối thủ là Green Garden, Mộc An, HaLiSoap, Pơ La thì giá sản phẩm của xà phòng cà phê lại thấp hơn mà trọng lượng sản phẩm lại cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh ấy Do đó nhóm chúng em quyết định bán với giá như sau:

 59.000/ 1 bánh xà phòng 120g

 119.000 đ / 1 bánh xà phòng 250g

Cùng với đó khi khách hàng mua t bánh xà phòng trở lên sẽ được giảm giá 5% cho tổng hóa đơn

Với việc bán giá sản phẩm bằng với giá với đối thủ thấp nhất tuy nhiên trọng lượng sản phẩm lại nhiều hơn sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cùng với đó chính là sẽ được thêm lợi nhuận mong muốn cho doanh nghiệp Đó chính là lí do vì sao nhóm em quyết định lựa chọn kết hợp hai phương pháp định giá thep chi phí và cạnh tranh

Trang 12

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mordo Rintelligence Phân tích thị phần và quy mô thị trường xà phòng hữu cơ - Dự

báo và xu hướng tăng trưởng (2024 - 2029) Source Truy cập ngày (31/03/2024) Truy cập

tại:

https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/organic-soap-market

[2] Thủy Nguyễn (23/08/2021) Định giá sản phẩm là gì? 5 phương pháp định giá sản

phẩm phổ biến Truy cập ngày (31/03/2024) Truy cập tại:

https://bizfly.vn/techblog/dinh-gia-san-pham.html

[3] Vũ Phượng (13/04/2022) Xà bông thiên nhiên – Xu hướng sống sạch người Việt Truy

cập ngày (31/03/2024) Truy cập tại:

https://ecocare.com.vn/xa-bong-thien-nhien-xu-huong-song-sach-nguoi-viet-200230.eco

Ngày đăng: 08/04/2024, 10:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan