1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm đề tài cân đối ngân sách nhà nước

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cân đối Ngân sách nhà nước
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn Th.S Bùi Đỗ Vân
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Ngân hàng – Tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 759,42 KB

Nội dung

Do đó, Ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế.Nhận thấy được tầm quan trọng của cân đối Ngân sách Nhà nước với nền kinh tế cùng với n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

- - - -

BÀI TẬP NHÓM CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trang 2

Cũng vì thế, thu và chi các khoản tiền trong Ngân sách nhà nước ít nhiều thay đổi theonền kinh tế.

Cân đối Ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng được đặt ra với mỗi Nhà nước,

nó đảm bảo cho Nhà nước đó thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình Nhưng ởtừng thời kỳ khác nhau thì chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước sẽ có sự thay đổi, đặcbiệt là khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Khi đó, Nhà nước đã có sự canthiệp vào hoạt động kinh tế và vấn đề cân đối ngân sách nhà nước càng được quan tâmhơn Do đó, Ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệpvào hoạt động kinh tế

Nhận thấy được tầm quan trọng của cân đối Ngân sách Nhà nước với nền kinh tế cùngvới những kiến thức đã được học, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Cân đốiNgân sách nhà nước”

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót em mong nhậnđược sự góp ý của cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn

MỤC LỤC

Trang 3

B NỘI DUNG

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NSNN

1 Khái quát về Ngân sách nhà nước

1.1 Khái niệm:

Trang 4

“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và

thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” (1)

1.2 Các quan điểm về Ngân sách Nhà nước:

Theo góc độ kinh tế, NSNN là hoạt động phân phối tài nguyên quốc gia thông qua

việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước Quá trình này làm phát sinh cácmối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể khác (doanh nghiệp, cá nhân, các tổchức tài chính trung gian )

Theo góc độ chính trị, NSNN được quyết định bởi cơ quan quyền lực Nhà nước, đảm

bảo các địa biểu của người dân giám sát, phê duyệt các quyết định về thu và chi ngânsách

Theo góc độ pháp luật, NSNN là một văn bản quy phạm pháp luật được quyết định

bởi Quốc hội (các cơ quan liên quan có nhiệm vụ bắt buộc phải thi hành) giới hạn cácquyền mà cơ quan hành pháp được phép thực hiện

Theo góc độ quản lý, NSNN là bản kế hoạch để quản lý và tổ chức điều hành ngân

sách, cho biết số tiền được phân bổ và nhiệm vụ cần phải chi

Theo góc độ pháp lý, NSNN là 1 bản dự toán thu và chi, 1 đạo luật do cơ quan lập

pháp quốc gia phê chuẩn và được cơ quan hành pháp thực hiện

1.3 Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước:

NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu

để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nên có nhữngđặc điểm chính sau:

Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế

-chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.Việc tạo lập và quản lý quỹ NSNN thường được thực hiện thông qua quá trình quyếtđịnh về ngân sách quốc gia Đây là quy trình quyết định chính trị quan trọng nhất mỗinăm, quyết định việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước và phân phối chúng cho

(1) Theo khoản 14, điều 4, chương 1, Luật NSNN số 83/2015/QH13

các mục tiêu cụ thể như giáo dục, y tế, quốc phòng, phát triển kinh tế, v.v Nhà nước cóquyền kiểm soát và phân phối tài nguyên từ quỹ NSNN Quỹ này thường bao gồm thunhập từ thuế, lệ phí và các nguồn tài trợ khác, và việc quyết định sử dụng tài nguyênnày ảnh hưởng đến mức độ quyền lực và sự ảnh hưởng của Nhà nước trong xã hội Hơnnữa, việc quyết định về ngân sách thường đi kèm với quyền lực chính trị Các quyết

Trang 5

định về việc cấp và chi tiêu nguồn lực tài chính có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ hoặcphản đối từ các nhóm lợi ích và cử tri Điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định chínhtrị và uy tín của chính phủ.

Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung,

lợi ích công cộng Ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước Chức năng nhà nước là hoạt động nhà nước mang tính cơ bản nhất, thườngxuyên, liên tục, ổn định nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cơ bản củanhà nước, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước; nhiệm vụ là cáccông việc cụ thể ở từng giai đoạn nhất định Ngân sách nhà nước giúp Nhà nước giảiquyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tàichính giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư và cả trongphân bổ các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng

Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi, là cơ sở để thực hiện các chính sách của

Chính phủ

 Các khoản thu của Ngân sách Nhà nước không mang tính hoàn trả trực tiếp là chủyếu

 Các khoản chi của Ngân sách Nhà nước mang tính toàn diện, lâu dài

Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Hệ thống tài

chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tàichính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủđạo trong hệ thống tài chính quốc gia

Thứ năm, đặc điểm của NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp Trong thời kỳ phong

kiến, hoạt động thu – chi lúc này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và cáctầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân Quyền quyết định các khoản thu – chi củangân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định Trong thời kỳhiện nay (Nhà nước TBCN hoặc Nhà nước XHCN), ngân sách được dự toán, được thảoluận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thựchiện thông qua Quốc hội

Thứ sáu, Ngân sách Nhà nước (NSNN) được sở hữu và quản lý bởi chính phủ và các

cơ quan quản lý Nhà nước khác, nhằm phục vụ cho mục tiêu và nhu cầu phát triển của

xã hội và nền kinh tế Dưới đây là một số đối tượng chính có liên quan đến sở hữu vàquản lý ngân sách Nhà nước:

Chính Phủ

Là cơ quan chủ quản và quản lý chính trị cao nhất của quốc gia, và do đó, có tráchnhiệm chính về việc tạo lập, quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước Chính phủ thường

Trang 6

đưa ra các chính sách và quyết định về ngân sách, phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực

và dự án cụ thể, và đảm bảo rằng việc sử dụng ngân sách diễn ra đúng theo quy địnhpháp luật và mục tiêu cụ thể

Quốc Hội

Là cơ quan lập pháp cao nhất của quốc gia và có vai trò quan trọng trong việc thôngqua các luật liên quan đến ngân sách Nhà nước, bao gồm Luật Ngân sách Nhà nước.Quốc hội thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng ngân sách để đảm bảo tínhminh bạch, công bằng và hiệu quả

Bộ Tài chính và Cơ quan Quản lý Tài chính

Có trách nhiệm chính trong việc thực hiện chính sách và quyết định của chính phủ vàquốc hội về ngân sách Các cơ quan này thường tham gia vào việc lập kế hoạch, quản lýnguồn thu và chi tiêu, báo cáo tài chính, và kiểm soát các hoạt động tài chính của Nhànước

Như vậy, ngân sách Nhà nước là một phần của quyền lực và trách nhiệm của chínhphủ và các cơ quan quản lý Nhà nước khác, nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn lực tàichính của Nhà nước diễn ra một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả

1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước:

Thứ nhất, NSNN có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động

kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối nội đối ngoại của một quốc gia

Thứ hai, NSNN là công cụ cũng có bộ máy quản lý nhà nước, tăng cường sức mạnh

quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia: là nguồn lực tài chính chủ yếu cho các hoạtđộng quốc phòng và an ninh Nhờ NSNN, Nhà nước có thể:

 Mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu cholực lượng vũ trang

 Đầu tư cho huấn luyện, đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, chiến sĩ

 Nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc phòng, phát triển các loại vũ khí, trang thiết

bị tiên tiến

 Đảm bảo an ninh trật tự, an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia

Thứ ba, NSNN còn góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân

dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ Tổ quốc Cùng vớinguồn lực từ ngân sách địa phương, quỹ quốc phòng và sự đóng góp của các tổ chức, cánhân, NSNN tạo nên nền tảng vững chắc cho công tác quốc phòng và an ninh

Trang 7

Thứ tư, NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền

kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững, tăng cường tiềm lực tài chínhquốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát

Thứ năm, NSNN là công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp

phần giải quyết các vấn đề về đời sống xã hội

Thứ sáu, NSNN đóng vai trò thiết yếu trong việc điều tiết thu nhập và giải quyết các

vấn đề về đời sống xã hội Thông qua hệ thống thuế và chi ngân sách, Nhà nước thựchiện việc phân phối lại thu nhập, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế, góp phần thu hẹpkhoảng cách giàu nghèo và thúc đẩy công bằng xã hội

• Về mặt điều tiết thu nhập: NSNN thu thuế từ các tổ chức, cá nhân để điều tiếtnguồn lực tài chính, đảm bảo nguồn thu cho các hoạt động của Nhà nước Đồng thời,Nhà nước sử dụng các chính sách ưu đãi thuế để hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo,tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế

• Về mặt giải quyết các vấn đề về đời sống xã hội: NSNN cung cấp nguồn lực chocác chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ cho người nghèo, người già neo đơn, người tàntật, Đầu tư cho giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng, đảm bảo anninh trật tự, bảo vệ môi trường, Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điềukiện cho người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn

Cuối cùng, NSNN là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác

và hội nhập quốc tế

2 Thu, chi Ngân sách Nhà nước

2.1 Thu Ngân sách Nhà nước

2.1.1 Khái niệm

Thu ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực công để tập

trung một bộ phận của cải xã hội hình thành nên quỹ NSNN phục vụ cho việc chidùng của Nhà nước Thu NSNN ở xã hội nào cũng gắn liền với quyền lực chính trị,các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước Do vậy, thu NSNN mang tính bắt buộccưỡng chế Nhà nước là đại diện của nhân dân, chủ sở hữu toàn bộ tài sản quốc gia,tài nguyên đất nước, các cơ sở kinh tế Thành quả hoạt động của các nguồn lựcđược tập trung vào quỹ NSNN dưới hình thức khác nhau, phù hợp với từng ngành,lĩnh vực, sản phẩm và nhu cầu tài chính của Nhà nước

2.1.2 Bản chất

Thu ngân sách Nhà nước là sự phân phối các nguồn tài chính quốc gia dựa trênquyền lực Nhà nước Đằng sau hoạt động của thu NSNN là việc xử lý các mối quan

Trang 8

hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối với cácnguồn tài chính quốc gia Quá trình Nhà nước dùng quyền lực để thu NSNN thể hiệnbằng nhiều hình thức khác nhau như: ban hành các chủ trương, chính sách thuNSNN; hướng dẫn thực hiện quy trình thủ tục thu NSNN; áp dụng các biện phápthoái thu hoặc cưỡng chế chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN,

2.1.3 Đặc điểm

Một là, thu NSNN dưới bất kỳ xã hội nào cũng đều gắn liền với quyền lực chính

trị và việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Quyền lực Nhà nước vàcác chức năng của nó là những nhân tố trực tiếp quyết định mức thu, nội dung và cơcấu thu của NSNN

Hai là, các hoạt động thu NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.

Đó là các luật và pháp lệnh thuế, quy trình, thủ tục thu NSNN do nhà nước banhành Đây là một yêu cầu có tính bắt buộc Tạo nên sức mạnh tài chính của Nhànước

Ba là, nguồn tài chính chủ yếu hình thành nguồn thu NSNN - một quỹ tiền tệ tập

trung lớn nhất của Nhà nước là từ giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hìnhthành chủ yếu thông qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thuphổ biến

Bốn là, thu NSNN gắn chặt với quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế và sự

vận động của các giá trị khác nhau như giá cả, thu nhập, lãi suất Kết quả của quátrình hoạt động của nền kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của cácphạm trù giá trị khác nhau là tiền đề quan trọng đối với thu NSNN

2.1.4 Vai trò

Dưới góc độ là hoạt động tạo nguồn tài chính của nhà nước, thu NSNN nhằm đảm

bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo trật tự xãhội, an ninh quốc phòng

Dưới góc độ biểu hiện quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế, thu NSNN là một công cụ kinh tế của nhà nước để điều tiết vĩ mô nền

kinh tế theo định hướng, kế hoạch Nhà nước thông qua chính sách thu ngân sách đểkhuyến khích mở rộng hoặc thu hẹp một ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đónhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hiệu quả, bền vững

Thu NSNN là công cụ góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhànước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội Thông qua hoạt độngkiểm tra, kiểm soát bằng hệ thống pháp luật, hệ thống thuế

Trang 9

Thu NSNN là một quan hệ tài chính có phạm vi rộng, tác động trực tiếp tới cácchủ thể trong nền kinh tế Do vậy, thu NSNN phản ánh sự biến động và xu hướng củacác hoạt động kinh tế, quá trình vận hành của nền kinh tế, giúp phát hiện những mấtcân đối và vấn đề nảy sinh của nền kinh tế để có biện pháp điều chỉnh và giải quyếtphù hợp, kịp thời.

2.1.6 Phân loại

Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu, thu ngân sách Nhà nước được chiathành thu trong nước và thu từ nước ngoài Trong đó nguồn thu từ trong nước chiếm

tỉ trọng lớn và đóng vai trò rất quan trọng đối với tổng thu ngân sách Nhà nước Thu

từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên chiếm tỉ trọng không lớn vàkhông phải quyết định

Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế, thu ngân sách Nhà nước baogồm:

Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định về mặt

thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí Trong đó:

 Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nướctheo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, không mang tính chất hoàntrả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

 Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhânkhác cung cấp dịch vụ (được qui định trong danh mục phí ban hành kèm theoPháp lệnh về phí và lệ phí)

 Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nướchoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí Nhà nước (được quiđịnh trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí)

Thu không thường xuyên là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian

phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm:

 Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

 Thu từ hoạt động sự nghiệp

 Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

 Thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thukhác

2.1.7 Ý nghĩa

Cách phân loại này cho phép đánh giá sự lành mạnh của ngân sách Nhà nước vàrất có ý nghĩa trong tổ chức điều hành ngân sách Nhà nước Để thực hiện được việcphân tích, nghiên cứu và đảm bảo tính hiệu quả của các khoản thu, cũng như nâng

Trang 10

cao hiệu quả thu ngân sách Nhà nước ngoài việc phân định các khoản thu và lập dựtoán phù hợp.

2.2 Chi ngân sách nhà nước

2.2.1 Khái niệm

Chi ngân sách Nhà nước là tổng hợp các khoản chi NSNN được phân loại theo

những tiêu chí cụ thể và tỷ trọng mỗi khoản chi trong tổng chi NSNN Đây là chi tiêuphản ánh quy mô và hiện trạng chi tiêu của nhà nước cho đầu tư phát triển, cho các

sự nghiệp kinh tế xã hội và bổ sung quỹ dự trữ tài chính Cơ cấu chi NSNN theo chứcnăng, nhiệm vụ chi phản ánh tầm quan trọng của các lĩnh vực chi tiêu, phản ánh quy

mô và vị trí của từng khoản chi trong tổng chi NSNN

2.2.2 Phân loại

Căn cứ vào phương thức quản lý NSNN, bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường

xuyên, chi trả nợ và viện trợ và chi khác

Căn cứ vào lĩnh vực chi NSNN, bao gồm: chi cho phát triển kinh tế, chi cho y tế,

dân số và gia đình, chi cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề, chi cho khoa học và côngnghệ, chi cho văn hóa, thể dục thể thao, chi cho bảo đảm xã hội, chi cho quản lý nhànước, đảng, đoàn thể, chi trả nợ và chi khác

Căn cứ theo mục đích sử dụng cuối cùng, bao gồm: chi tiêu dùng và chi tích lũy Căn cứ theo phương thức chi tiêu, bao gồm: chi thanh toán và chi chuyển giao.

2.2.3 Nguyên tắc phân cấp nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm;

việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải cógiải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từngcấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảođảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp

Thứ hai, trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền

cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi củamình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thựchiện nhiệm vụ chi đó Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan

ủy quyền khoản kinh phí này

Trang 11

Thứ ba, thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân

chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấpdưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương

3 Cân đối Ngân sách nhà nước

3.1 Khái niệm

Cân đối ngân sách nhà nước đề cập đến sự cân bằng giữa thu và chi ngân sách nhà

nước, trong đó bao gồm mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi ngân sáchnhà nước, và sự hài hoà giữa cơ cấu các khoản thu, chi ngân sách nhà nước nhằmthực hiện các mục tiêu quản lý tài chính công trong từng thời kỳ

3.2 Nguyên tắc cân đối Ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế,

phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao

để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu

tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách Trường hợp bội thu ngân sách thìđược sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước

Thứ hai, thu trong cân đối Ngân sách Nhà nước phải luôn lớn hơn hoặc bằng chi

thường xuyên Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho các nhu cầu cần thiết của nhànước được tài trợ bằng nguồn thu chủ động và ổn định

Thứ ba, vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát

triển, không sử dụng cho chi thường xuyên

Thứ tư, nếu có bội chi ngân sách thì phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển.

Thứ năm, vay nợ chỉ dành cho chi đầu tư phát triển.

Thứ sáu, bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

 Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc

và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

 Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế

và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm cáckhoản vay về cho vay lại

Thứ bảy, đối với bội chi ngân sách địa phương:

Trang 12

Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉđược sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ pháthành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vaylại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và doQuốc hội quyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngânsách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổngmức bội chi chung của ngân sách nhà nước

3.3 Phương pháp cân đối Ngân sách Nhà nước

So sánh giữa số thu trong cân đối Ngân sách Nhà nước với tổng chi trong Ngânsách Nhà nước có thể xảy ra một trong ba trường hợp:

 Thu > Chi: ngân sách thặng dư, bội thu ngân sách Trường hợp này thường có ởcác nước phát triển: Đức, Pháp, Hà Lan,

 Thu = Chi: ngân sách thăng bằng, ngân sách cân đối Đây là trạng thái ngân sách

lý tưởng nhưng hiếm khi xảy ra trong thực tế

 Thu < Chi: ngân sách thâm hụt, bội chi ngân sách Đây là trạng thái khá phổ biến

ở cả các nước phát triển: Mỹ, Nhật Bản, cũng như các nước đang phát triển vàchậm phát triển: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,

3.4 Các học thuyết về cân đối Ngân sách Nhà nước

Trong quá khứ, nhà nước thường can thiệp ít vào kinh tế và ngân sách nhà nướcchủ yếu để tài trợ các nhiệm vụ truyền thống Tuy nhiên, sau Thế chiến I, vai trò củanhà nước thay đổi và ngân sách nhà nước trở thành công cụ để can thiệp vào hoạtđộng kinh tế và xã hội Các học thuyết về cân đối ngân sách nhà nước đã phản ánh sựthích nghi này và chia thành hai hướng học thuyết: cổ điển và hiện đại

Lý thuyết cổ điển về ngân sách cân bằng

Theo quan điểm cổ điển về cân đối NSNN, vai trò chính của nhà nước là giới hạn

và hạn chế can thiệp vào hoạt động kinh tế Chính phủ chỉ được khai thác các khoảnthu từ thuế Cân đối Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tổng chi không được lớn hơntổng số thu thuế; tổng số thu thuế cũng không được lớn hơn tổng chi và không được

để có bội thu hoặc bội chi Quan điểm này đòi hỏi sự cân bằng tuyệt đối

Lý thuyết về ngân sách chu kỳ

Trang 13

Thực hiện cân bằng Ngân sách Nhà nước theo chu kỳ sẽ giúp nhà nước thực hiệnđược các chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn.

Khi nền kinh tế phồn thịnh, ngân sách nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu

để kìm hãm sự phát triển quá nhanh

Trong giai đoạn khủng hoảng, ngân sách nhà nước cần tăng chi tiêu để kích thíchphục hồi kinh tế, dù có thể dẫn đến bội chi Quan trọng là kiểm soát mức bội thu vàbội chi trong giới hạn cho phép

Học thuyết này nhấn mạnh sự cân bằng của ngân sách nhà nước không phải chỉtrong một năm mà trong chu kỳ kinh tế, và các bội thu và bội chi có thể bù trừ nhautrong chu kỳ Tuy nhiên, chính phủ cần kiểm soát mức bội thu và bội chi để đảm bảo

ổn định tài chính và phát triển kinh tế bền vững

Lý thuyết ngân sách cố ý thâm hụt

Thay vì tuân theo nguyên tắc ngân sách cân bằng tuyệt đối, lý thuyết này cho rằngtrong giai đoạn kinh tế suy thoái, tuân theo nguyên tắc ngân sách cân bằng tuyệt đốibằng cách tiết kiệm chi tiêu hoặc tăng thuế có thể làm suy giảm sự phát triển kinh tế.Thay vào đó, cần tăng chi tiêu và/hoặc giảm thuế để kích thích phục hồi kinh tế Cânđối Ngân sách Nhà nước lúc này chấp nhận thâm hụt để mở rộng chi tiêu Chính phủ

sẽ vay nợ để tài trợ cho thâm hụt để đổi lấy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc cố ýtạo sự thiếu hụt ngân sách nhà nước có thể dẫn đến lạm phát và tác động tiêu cực đốivới lưu thông tiền tệ Tóm lại, lý thuyết về ngân sách cố ý thâm hụt cho rằng việc tạo

sự mất cân đối của ngân sách nhà nước trong giai đoạn suy thoái có thể giúp kíchthích phục hồi kinh tế, nhưng cần quản lý cẩn thận để tránh các hậu quả tiêu cực nhưlạm phát

3.5 Các trạng thái Cân đối Ngân sách Nhà nước

3.5.1 Thặng dư Ngân sách Nhà nước

3.5.1.1 Khái niệm

Thặng dư ngân sách là tổng thu nhập hay nguồn thu của ngân sách vượt quá tổng

các khoản chi tiêu ngân sách Khái niệm thặng dư ngân sách thường được dùng đểchỉ tình trạng tổng nguồn thu từ thuế của chính phủ lớn hơn nhu cầu chi tiêu củachính phủ Nó có thể phát sinh một cách khách quan khi thu nhập của nền kinh tếtăng lên đến một mức nào đó chứ không nhất thiết là kết quả kiềm chế chi tiêu củachính phủ

3.5.1.2.Tác động của thặng dư ngân sách

Trang 14

 Tác động đến tăng trưởng.

 Giảm nợ chính phủ

 Lãi suất thấp hơn

 Giảm phát

 Dịch vụ công chất lượng thấp hơn

3.5.1.3 Ưu điểm của Thặng dư Ngân sách

Chống lại lạm phát

Về cơ bản, lạm phát là do tăng cung tiền Như đã nói, thặng dư ngân sách sẽ đưatiền ra khỏi nền kinh tế, do đó làm giảm cung tiền và tạo ra môi trường giảm phát

Tính linh hoạt tài khóa

Tính linh hoạt cho phép các chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để cố gắng

và kích thích nền kinh tế rộng lớn hơn

Lãi suất thấp

Lãi suất giảm do nhu cầu về nợ chính phủ nhiều hơn nhu cầu của chính phủ đểcung cấp khoản nợ này - vì vậy các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suấtthấp hơn

Giảm nợ chính phủ

Khi một chính phủ thặng dư ngân sách, nó có thể làm được nhiều việc với lượngtiền mặt dư thừa mà nó tích lũy được Thông thường, điều này sẽ được sử dụng đểgiảm nợ hiện có tích lũy trong thời kỳ thâm hụt ngân sách

3.5.1.4 Nhược điểm của Thặng dư Ngân sách

Mức đầu tư thấp hơn

Thặng dư Ngân sách có nghĩa là chính phủ đang lấy nhiều tiền hơn từ nền kinh

tế mà họ đang đầu tư vào Nói cách khác, chính phủ đang bỏ đói nền kinh tế tiền tệ.Bằng cách đánh thuế nhiều hơn mức cần thiết từ các doanh nghiệp và người tiêudùng, chúng ta thấy ít hơn trong cách chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư kinhdoanh

Hiệu ứng giảm phát

Khi chính phủ điều hành thặng dư ngân sách, nó đang loại bỏ tiền ra khỏi lưuthông trong nền kinh tế rộng lớn hơn Với ít tiền lưu thông hơn, nó có thể tạo ra hiệu

Trang 15

Suy giảm kinh tế

Chi tiêu của chính phủ là một thành phần của GDP Vì vậy, khi đánh thuếnhiều hơn chi tiêu của mình, nó đang lấy tiền ra khỏi nền kinh tế rộng lớn hơn mộtcách hiệu quả Nếu số tiền này không được chi tiêu, nó sẽ chỉ ngồi đó không làm gì

cả - thay vào đó, nó có thể được các công ty tư nhân sử dụng để đầu tư vào thiết bịmới và có vốn hiệu quả

3.5.2 Cân bằng Ngân sách Nhà nước

3.5.2.1 Khái niệm

Cân bằng Ngân sách Nhà nước là tình trạng khi ngân sách của Nhà nước có

tổng số thu nhập bằng với tổng số chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định Khingân sách cân bằng được thực hiện, tổng số thu nhập bằng với tổng số chi tiêu, do đókhông có khoản vay nợ nào được tạo ra Điều này có thể đạt được bằng cách tăng thunhập hoặc giảm chi tiêu, hoặc cả hai đều được áp dụng

3.5.2.2 Lợi ích

Ổn định kinh tế

Ngân sách cân bằng giúp ổn định kinh tế và đảm bảo sự ổn định tài chính củachính phủ Khi ngân sách cân bằng, chính phủ chỉ chi tiêu cho những khoản chi cầnthiết, từ đó giảm thiểu nguy cơ lạm phát và tránh các tác động tiêu cực đến nền kinhtế

Tăng tính minh bạch và trách nhiệm

Ngân sách cân bằng giúp tăng tính minh bạch và trách nhiệm của chính phủtrong việc quản lý tài chính Khi chính phủ phải đảm bảo rằng thu và chi là cân bằng,

họ sẽ phải có trách nhiệm quản lý tài chính một cách cẩn thận hơn

Tăng khả năng tiết kiệm

Ngân sách cân bằng giúp tăng khả năng tiết kiệm và giảm nợ công Khi chínhphủ có một ngân sách cân bằng, họ sẽ không phải tốn thêm chi phí để trả lãi chokhoản vay

Giảm chi phí tài chính

Ngân sách cân bằng giúp giảm chi phí tài chính của chính phủ Khi chính phủkhông phải chi tiêu cho khoản lãi vay và các khoản chi phí khác, họ sẽ có thể sử dụngtiền để đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế và xã hội khác

Trang 16

Tăng độ tin cậy của người đầu tư

Ngân sách cân bằng giúp tăng độ tin cậy của người đầu tư vì họ biết rằng chínhphủ đang quản lý tài chính của họ một cách cẩn thận và đáng tin cậy

3.5.2.3.Thách thức

Giới hạn quyền lực của chính phủ

Giới hạn khả năng của chính phủ trong việc chi tiêu cho các chính sách mớihoặc để đáp ứng nhu cầu tài chính đột xuất Điều này có thể làm giảm khả năng củachính phủ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế khẩn cấp

Tăng thuế và giảm chi tiêu

Để đạt được Ngân sách cân bằng, chính phủ có thể phải tăng thuế hoặc giảmchi tiêu, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống của người dân Việc tăng thuế cóthể khiến người dân và doanh nghiệp phản đối và khiến kinh tế suy giảm Đặc biệt làkhi chính phủ cần phải cắt giảm các chương trình xã hội như giáo dục, chăm sóc sứckhỏe, và bảo đảm an sinh xã hội Nếu chính phủ giảm quá nhiều chi tiêu để cân bằngngân sách, điều này có thể dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế và đầu tư công, gây ratác động tiêu cực đến nền kinh tế và cộng đồng

Suy thoái kinh tế

Trong những giai đoạn suy thoái kinh tế, Ngân sách cân bằng có thể khiến tìnhhình kinh tế khó khăn hơn do chính phủ phải giảm chi tiêu để đạt được mục tiêu cânbằng ngân sách

Nợ công

Nếu chính phủ phải vay mượn để trang trải chi tiêu, thì Ngân sách cân bằng sẽkhông thể đạt được Điều này có thể dẫn đến tăng nợ công và gây áp lực tài chínhtrong tương lai

Tác động đến sự phát triển

Việc giảm chi tiêu có thể dẫn đến mất cơ hội cho sự phát triển của các lĩnh vựcquan trọng như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, v.v Điều này có thể gây ảnh hưởng lâudài đến sự phát triển của đất nước

3.5.3 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước

3.5.3.1 Khái niệm

Trang 17

Thâm hụt NSNN là phần chênh lệch lớn hơn của tổng chi NSNN và thu NSNN

(không bao gồm vay nợ)

3.5.3.2 Phân loại

Thâm hụt NSNN bao gồm: thâm hụt NSNN theo cơ cấu và thâm hụt NSNNtheo chu kỳ

Thâm hụt NSNN theo cơ cấu xuất hiện do sự thay đổi trong chính sách tài khóa

của Chính phủ như thuế, trợ cấp, chi tiêu cho quốc phòng, an ninh, Những thay đổitrong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu NSNN trong ngắn hạn, dẫn tớithâm hụt NSNN

Thâm hụt NSNN theo chu kỳ xuất hiện do nhu cầu chi tiêu khác nhau của

Chính phủ trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế Cụ thể khi nền kinh tế suythoái, Chính phủ cần tăng chi tiêu, thu NSNN thấp, dẫn tới thâm hụt NSNN Thâmhụt NSNN trong thời kỳ suy thoái sẽ được bù đắp bằng thặng dư NSNN ở thời kỳthịnh vượng của nền kinh tế

3.5.3.3 Nguyên nhân thâm hụt

Thứ nhất, do chu kỳ kinh tế Khi nền kinh tế khủng hoảng hoặc suy thoái,

nguồn thu NSNN sụt giảm, nhu cầu chi tiêu của Chính phủ gia tăng là nguyên nhânchính dẫn tới chênh lệch thu - chi NSNN Thâm hụt NSNN cũng vì thế mà xuất hiện

Thứ hai, do quyết định của chính phủ trong việc xây dựng cơ cấu thu - chi

NSNN Để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định trong từng thời kỳ mà Chínhphủ có thể theo đuổi cơ cấu thu - chi NSNN theo hướng thâm hụt hay theo đuổi lýthuyết cân đối ngân sách “cô y thâm hụt”, điều này sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách

Thứ ba, do thiên tai Những thảm họa tự nhiên vượt tầm kiểm soát sẽ gây ra

những tổn thất lớn ngoài dự kiến khiển Chính phủ phải gia tăng chỉ tiêu để bù đắp.Mặt khác, những vụ thiên tai có phạm vi ảnh hưởng lớn có thể gây ra những tổn thấtcho các doanh nghiệp, khiến nguồn thu từ thuê sụt giảm Do đó, thảm họa thiên tailớn sẽ gây ra tác động theo hai hướng tới NSNN, tăng chỉ và thất thu, qua đó gâythâm hụt NSNN trong ngăn hạn

Thứ tư, quản lý NSNN kém hiệu quả Sự kém hiệu quả trong đầu tư từ NSNN

sẽ dẫn tới thất thu trong tương lai, Chính phủ không có được các khoản thu như dựkiến, vay nợ vì thế sẽ gia tăng và NSNN sẽ ngày càng thâm hụt trong dài hạn

3.5.3.4 Các tác động của Thâm hụt Ngân sách Nhà nước

Gia tăng lạm phát

Ngày đăng: 28/03/2024, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w