Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh thcs thông qua công tác chủ nhiệm

10 4 0
Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh thcs thông qua công tác chủ nhiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài:“ Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho bản thân, cho đồng nghiệp và cho các em học si

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………

ĐỀ TÀI:

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ

Trang 2

3.3 Biện pháp 3: Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm 10

3.4 Biện pháp 4: Theo dõi sát sao và đánh giá khách quan học sinh lớp chủ nhiệm .11

3.5 Biện pháp 5: Giáo viên chủ nhiệm cần kiểm soát cảm xúc bản thân 12

3.6 Biện pháp 6: Đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp, tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh .13

3.7 Biện pháp 7: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh 15

4 Hiệu quả của sáng kiến 17

4.1 Đối với học sinh 17

4.2 Đối với bản thân và đồng nghiệp 18

Trang 3

1

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Một trong những nguyên lí giáo dục cơ bản của nước ta là giáo dục con người toàn diện Luật Giáo dục năm 2019 khi đề cập đến mục tiêu giáo dục đã khẳng định: giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn vị lớp học trong nhà trường cũng cần xây dựng lớp học hạnh phúc Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng trường học

Trang 4

hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình

Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm nhiều để giải quyết, khắc phục Chính vì

vậy chúng tôi chọn đề tài:“ Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác

chủ nhiệm lớp” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho bản thân, cho đồng nghiệp

và cho các em học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn:

+ Bản thân chúng tôi có điều kiện tự nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp giáo dục của mình, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở những năm học tiếp theo.

Trang 5

3

+ Thông qua đề tài, chúng tôi có cơ hội để trao đổi về phương pháp chủ nhiệm cùng với đồng nghiệp Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể mở rộng và vận dụng tùy từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của từng lớp chủ nhiệm để đạt kết quả tốt hơn trong việc giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường

+ Học sinh của lớp chủ nhiệm được giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng Từ đó, chúng tôi đưa ra biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc giúp học sinh lớp chủ nhiệm được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, đạo đức…

+ Đề tài của chúng tôi cũng nhằm giúp cho mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài hướng đến xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc vì sự phát triển toàn diện của học sinh được thực nghiệm tại trường THCS

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sự phát triển của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên trường THCS

B NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ Hạnh phúc của học sinh là luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng cha mẹ; luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình; được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện; được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân; được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm…

Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường

Trang 6

quy của lớp Mỗi điều trong nội quy phải được đa số thành viên đồng ý Nếu không đồng ý, học sinh sẽ phân tích, giải thích rõ lí do Sau khi nội quy được thống nhất, các em sẽ chép lại, xin ý kiến của bố mẹ và tự giữ bản nội quy đó để thực hiện

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Giáo viên tổ chức lấy ý kiến của của học sinh về những nội quy cần

có:

+ Chia học sinh thành những nhóm nhỏ và thảo luận theo các câu hỏi:

Mong muốn của bản thân em khi đến trường? Các em mong muốn lớp của mình như thế nào? Em mong muốn gì ở bạn bè, thầy cô?

+ Từng cá nhân nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm

Bước 2: Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm và thống nhất các ý tưởng

+ Từng nhóm chia sẻ ý kiến cho cả lớp

+ Cả lớp thống nhất ý kiến về những điều các em muốn, về lớp học lý tưởng

Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học

+ Tổ chức thảo luận chung về cả lớp theo câu hỏi:

Để đạt được những mong đợi đó, học sinh nên và không nên làm gì?

+ Từ các ý kiến của học sinh, thống nhất nội quy lớp học

Bước 4: Cam kết thực hiện

Tất cả mọi thành viên cam kết thực hiện nội quy đã đề ra

Điểm mới:

Thay vì giáo viên tự xây dựng nội quy lớp học, đưa ra yêu cầu cả lớp thực hiện, ngay từ đầu năm, tôi đã tổ chức cho lớp tự thảo luận xây dựng nội quy lớp Việc học sinh tham gia vào xây dựng nội quy lớp học sẽ khiến học sinh thực hiện nội quy tốt hơn vì các em đã là học sinh cấp 2 nên hiểu rõ về nội quy và nội quy đó là do chính học sinh đề ra đồng thời có cam kết thực hiện Qua đó, chúng tôi đã giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với bản thân và với tập thể lớp Các em được dân chủ và công khai thảo luận – xây dựng nội quy, qui định lớp học Nội quy lớp chúng tôi, do chính học sinh trong lớp đề ra Do vậy, trong suốt năm học,

Trang 7

10

phần lớn các em rất tôn trọng nội quy và nghiêm túc thực hiện

3.3 Biện pháp 3: Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm

Nội dung:

Trong trường học, việc thực hiện các nguyên tắc không phải chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh mà trước hết chính thầy cô giáo phải gương mẫu thực hiện Với bản thân tôi, nguyên tắc vàng trong ứng xử với học sinh là “Tôn trọng và đối xử công bằng” Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh nhằm mục đích xây dựng lớp học hạnh phúc, giúp các em được học tập trong một môi trường công bằng, dân chủ Từ đó, các em luôn tôn trọng giáo viên, có ý thức trước những việc mình làm và phát triển bản thân một cách toàn diện

Minh chứng:

Để hạn chế vi phạm của học trò, chúng tôi đã cố gắng tuân thủ nguyên tắc trong giáo dục của mình Luôn tôn trọng, đối xử công bằng, luôn kiểm soát cảm xúc cá nhân tránh xung đột không đáng có Tuy nhiên, việc mắc lỗi của học sinh là tất yếu trong quá trình học tập và phát triển Để học sinh nhận ra sai phạm và tự giác sửa chữa rất cần sự chủ động, bình tĩnh và sáng suốt của thầy cô

Chúng tôi đã áp dụng cách xử lí vi phạm theo 5 bước cũng là cách để các em suy nghĩ và tự giác thay đổi:

Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai phạm của học sinh trước khi đưa

ra hình thức xử phạt Luôn có sự bao dung, độ lượng khi nhìn nhận những sai phạm của các em

Bước 2: Để học trò đánh giá hành động của mình bằng cách:

+ Trình bày lại sự việc

+ Phân tích tình huống, nhận xét thái độ của bản thân và người khác lúc đó (tại sao lại có thái độ như thế);

+ Nêu ra cách xử lí tình huống theo hướng khác?

Bước 3: Phân tích đúng/sai; phù hợp/không phù hợp để học sinh hiểu Bước 4: Để học sinh tự nhận khung hình phạt

Trang 8

chung như thế

Minh chứng:

Nếu đến trường chỉ để nhồi nhét kiến thức như một cái máy, các em sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán chường Các em muốn được vui chơi, muốn được hoạt động, muốn được khẳng định bản thân Và hơn hết, qua các hoạt động tập thể, tinh thần đồng đội sẽ được đẩy lên, sự gắn kết của tập thể cũng sẽ được nhân lên gấp bội Sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên qua các hoạt động tập thể có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể

- Cách thức tổ chức:

+ Chủ động nắm bắt kế hoạch đầu năm của Nhà trường và Đoàn thanh niên + Lên kế hoạch hoạt động cho tập thể lớp

+ Khích lệ học sinh thực hiện nhiệm vụ ngoài các giờ học chính khoá + Cùng tham gia với các em để gần gũi và thấu hiểu

Không chỉ động viên, khuyến khích các em tham gia đầy đủ các hoạt động bề nổi của trường theo kiểu tham gia cho có, mà tôi định hướng để các em tham gia một cách có đầu tư và có chất lượng Chúng tôi luôn động viên và khích lệ cùng các em tham gia các hoạt động ngoại khóa do các Đoàn thanh niên, Công Đoàn…tổ chức, sát cánh với các em trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT nhân ngày 20/11, 26/3…

Các em được trải nghiệm, được vui chơi, được hợp tác và chia sẻ, từ đó sẽ hiểu, yêu thương nhau, sống có trách nhiệm, xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, hạnh phúc

Tham gia hội diễn văn nghệ đạt giải nhất

Trang 9

17

Điểm mới: Thay vì tập trung chạy theo thành tích, đốc thúc học sinh học tập,

tôi kết hợp việc học với việc tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường Điều này tạo cho các em nhiều cơ hội rèn luyện kĩ năng mềm, có thời gian vui chơi cùng bạn bè và mở rộng kiến thức xã hội Qua đây, các em sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi đến trường, giảm căng thẳng áp lực sau những thời gian học tập mệt mỏi

4 Hiệu quả của sáng kiến 4.1 Đối với học sinh

Qua một thời gian áp dụng những phương pháp trên, chúng tôi nhận thấy lớp học đã đạt được những kết quả như sau:

tập và các hoạt động của Đoàn, nhà trường phát động.

tôi biết tạo màu sắc riêng cho lớp học Các em yêu trường, yêu lớp hơn rất nhiều Học sinh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi đến lớp Từ đó, học sinh tích cực học tập, hăng hái xây dựng phát biểu bài cũng như tham gia vào các hoạt động tập thể.

trong giao tiếp, học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm.

trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn.

Ngày đăng: 08/04/2024, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan