22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... Khái niệm và sự cần thiết của phát triển công nghiệp gắn vớ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đặng Thị Hồng Hoa
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở nước ngoài 6 1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp gắn với
bảo vệ môi trường ở việt nam 10 1.3 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27
2.1 Khái niệm và sự cần thiết của phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội 27 2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội 42 2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong nước về phát
triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 54
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 66
3.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 66 3.2 Tình hình phát triển công nghiệp gắn với với bảo vệ môi trường trên địa
bàn thành phố Hà Nội 77 3.3 Đánh giá chung tình hình phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi
Trang 3trường trên địa bàn thành phố Hà Nội 97
Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 114
4.1 Quan điểm định hướng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 114 4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ
môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 128 4.3 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp phát triển công
nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 148
KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp ONMT : Ô nhiễm môi trường PTCN : Phát triển công nghiệp TNTN : Tài nguyên thiên nhiên UBND : Ủy ban nhân dân XLNT : Xử lý nước thải
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp tại Hà Nội phân theo khu vực 70 Bảng 3.2: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp 72 Bảng 3.3: Cơ cấu sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp 83
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 3.1: Quy mô và tốc độ tăng DNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2019 71 Biểu đồ 3.2: Số lượng và cơ cấu DNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2014 - 2019 74
Trang 61
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp đã đưa lại nhiều sản phẩm phục vụ con người, nhưng đồng thời nó cũng đưa đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và các chất thải có khả năng làm ô nhiễm môi trường Công nghiệp càng phát triển, sản phẩm thu được càng nhiều thì môi trường cũng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng Bảo vệ môi trường (BVMT) không còn là vấn đề của tương lai mà là vấn đề hiện hữu Môi trường bền vững đồng nghĩa với chỗ đứng lâu dài và giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị mạng sản xuất toàn cầu
Theo các bộ, ngành, địa phương, thì những vấn đề đặt ra hiện nay là việc xử lý chất thải rắn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, mới chủ yếu là chôn lấp Chất thải sinh hoạt ở nhiều địa phương chưa xử lý hiệu quả, nếu chỉ chôn lấp sẽ ngây nguy hại môi trường sau này Bên cạnh đó là kinh phí, nhân lực, công cụ dành cho công tác quản lý môi trường còn hạn chế Chi thường xuyên cho công tác bảo vệ môi trường chỉ 1% ngân sách hàng năm Đây là mức thấp và cần thiết phải có cơ chế xã hội hóa, huy động nhiều nguồn
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, sớm nhận thức được sự cần thiết của phát triển công nghiệp (PTCN) gắn với BVMT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của thành phố Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế; Thành phố đã và đang phát triển 17 khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500ha Trong đó, 9 KCN với tổng diện tích 1,264 ha đang hoạt động ổn định Tỷ lệ lấp đầy trên 95% đất công nghiệp gồm các KCN Thăng Long-Nội Bài; Thạch Thất - Quốc Oai; Nam Thăng Long; Sài Đồng B; KCN Hà Nội - Đài Tư; Quang Minh I; Phú Nghĩa; Khu công viên công nghệ thông tin PTCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; tạo nhiều việc làm và tăng
Trang 72
thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, trong quá trình PTCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và gây ONMT, những bức xúc và tổn thất đối với môi trường ngày càng gia tăng ONMT nước, đất, không khí khá cao và tình trạng vi phạm các quy định về BVMT ở các làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp Báo động về tình trạng ONMT hiện nay của thành phố Hà Nội là ô nhiễm không khí (bụi và khí độc khu vực nội thành, các công trường xây dựng, khu vực làng nghề, KCN, đốt rơm sau thu hoạch); ô nhiễm nước mặt trong các hồ đô thị, các sông và kênh thoát nước, ô nhiễm nước ngầm; ô nhiễm chất thải rắn, rác thải sinh hoạt không phân loại tại các đô thị; ONMT tại các bãi rác; ô nhiễm rác thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư nông thôn Theo thống kê của các cơ quan chức năng, thành phố Hà Nội hiện có 266/1350 làng nghề gây ONMT nghiêm trọng, với khoảng 60.000 m3 nước thải chưa qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường hàng ngày
Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định là một trong những nhiệm vụ cần thiết, được chỉ đạo thực hiện quyết liệt Tuy nhiên, từ thực tiễn quản lý, triển khai cho thấy, thành phố Hà Nội còn thiếu tư duy quy hoạch môi trường; quản lý môi trường đô thị còn chưa đồng bộ; lực lượng và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về môi trường tại nhiều đơn vị còn yếu; nhận thức, ý thức BVMT của cộng đồng còn hạn chế, nhất là doanh nghiệp và người dân Vì vậy, tình trạng ONMT trên địa bàn có xu hướng gia tăng, trong khi thành phố Hà Nội vẫn chưa có các quy định riêng về công cụ và chế tài xử lý các vi phạm môi trường
Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển công
nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, được thực
hiện dưới góc độ khoa học của chuyên ngành Kinh tế chính trị Đây là đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về PTCN và BVMT ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
Trang 83
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTCN gắn với BVMT; Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về PTCN gắn với BVMT Đặc biệt làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong nước về PTCN gắn với BVMT
- Đánh giá thực trạng PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTCN gắn với BVMT được nghiên cứu dưới góc độ khoa học chuyên ngành Kinh tế chính trị, tức là luận án nghiên cứu mối quan hệ, sự gắn kết giữa PTCN với BVMT
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu giới hạn từ năm 2011 đến
2020 và giải pháp đến năm 2030
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu PTCN gắn với BVMT trên
địa bàn thành phố Hà Nội; luận án đi sâu nghiên cứu nội dung và các yếu tố ảnh
Trang 94
hưởng đến PTCN gắn với BVMT; đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin Căn cứ lý luận của luận án là đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về PTCN, BVMT Đồng thời nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị đó là: Trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lôgíc và lịch sử; thống kê, so sánh, xây dựng các bảng, biểu đồ để chứng minh các lập luận nêu ra; tổng kết thực tiễn quá trình PTCN và xử lý các vấn đề môi trường và phương pháp thu nhập và xử lý thông tin, thứ cấp
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này trước hết được sử
dụng để phân tích các dòng lý thuyết về PTCN, MT và BVMT; mối quan hệ giữa PTCN với BVMT từ đó hình thành khung lý thuyết cho đề tài luận án
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình PTCN, trong bảo vệ tài nguyên, môi trường; trong gắn kết và PTCN với BVMT, nhằm rút ra bài học cho Việt Nam Phương pháp này cũng được sử dụng khi đánh giá những thành công và hạn chế của Thành phố Hà Nội trong tiến trình PTCN gắn với BVMT
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: Luận án thu thập số
liệu thông tin qua các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hà Nội, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, các bộ, sở, ngành liên quan và thông qua các văn bản công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các ngành chức năng…
Trang 105
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận giải rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020;
- Đưa ra những quan điểm định hướng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp liên quan đến thể chế; định hướng tăng trưởng kinh tế gắn với thân thiện môi trường
6 Kết cấu của luận án
Gồm Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp gắn với
bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020;
Chương 4: Quan điểm định hướng và giải pháp nhằm phát triển công
nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
Trang 116
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Về phát triển công nghiệp
Jan Harmsen Joseph B.Pwell, “Sustainable development in the process industries” “Phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp” [149] Tác giả đã khẳng định vai trò của PTCN đối với phát triển bền vững Phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp phát triển trước những thách thức về môi trường và xã hội trong sản xuất Tác giả đưa ra các cách thức cho các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên thông qua việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp khác nhau để phát triển bền vững
Junichi Mor (2005), “Development of Supporting industries for Vietnam’s Industrialization” “Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp hóa của Việt Nam” [150] Tác giả làm rõ khái niệm công nghiệp hỗ trợ; Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam; làm rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
1.1.2 Về môi trường và bảo vệ môi trường
Hilary French (năm 1992), “After the Earth Summit: the Future of
Environmental Governance”, “Tương lai của công tác quản lý nhà nước về môi trường sau Hội nghị thượng đỉnh trái đất” [148, tr.175] Cuốn sách tổng hợp tiến
trình phát triển quản lý nhà nước về BVMT trên thế giới Khẳng định vai trò quản lý nhà nước đối với công tác BVMT, nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và công tác quản lý nhà nước về môi trường để giải quyết các vấn đề về môi trường do đặc tính “xuyên biên giới” và quy mô toàn cầu của vấn đề này Chỉ rõ những thành tựu và khó khăn, thách thức đặt ra đối với công tác BVMT trong bối cảnh toàn cầu hóa và vấn đề biến đổi môi
Trang 127
trường theo chiều hướng xấu diễn ra mạnh mẽ khắp toàn cầu Cuốn sách đưa ra một số kết luận quan trọng: Thể chế hóa hoạt động BVMT, đưa quy định trách nhiệm BVMT vào Hiến pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này; nỗ lực của toàn cầu và khu vực nhằm giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức về nguồn lực tài chính cho hoạt động BVMT; không lạm dụng các nguồn tài nguyên và đòi hỏi quá mức về môi trường sẽ làm cho nền kinh tế thế giới bị hạn chế Bên cạnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, cần tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo là biện pháp quan trọng để BVMT, tránh cho môi trường bị hủy hoại, xuống cấp
Tác giả Helige Jorgens, Helmut Weidner (năm 2002), với cuốn sách
“Capacity building in national Environmental policy comparative Study of 17 countries”, (Tăng cường năng lực về chính sách môi trường - nghiên cứu so sánh 17 quốc gia) [147, tr.170] Phân tích, đánh giá, tổng kết, rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quản lý môi trường nhiều quốc gia và đưa ra các mô hình quản lý tối ưu cho công tác quản lý môi trường phù hợp cho các quốc gia đang phát triển Khái quát quá trình phát triển và chính sách quản lý môi trường trường giai đoạn 1970 - 2000 ở các quốc gia Đông Âu đang trong giai đoạn chuyển dịch nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường gồm: Tiệp Khắc, Bungari, Hungari, và Ba Lan; 7 quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển ở miền Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi gồm: Bradin, Mêhicô, Môrốccô, Côxtarica, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam; 6 quốc gia phát triển gồm: Canađa, Italia, Áo, Úc, Pháp, Niu Di Lân Làm rõ các vấn đề trọng tâm sau đây về môi trường: khái niệm về năng lực quản lý và chính sách môi trường; quan điểm và cách hiểu của các quốc gia về năng lực quản lý nhà nước về môi trường; những hạn chế về năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường khái quát về tiến trình phát triển của hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam giai đoạn từ 1990 đến 2000; phân tích, so sánh với các quốc gia phát triển và đang phát triển và nêu một số kiến nghị cho Việt Nam trong công tác BVMT
Tác giả Mohamed Labir Bouquerra (năm 1997) với cuốn “La Polution in visible” (Nạn ô nhiễm vô hình) [155, tr.173] Trái đất đang ngày càng bị ô nhiễm