PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

34 3 0
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT o0o BÀI TẬP CUỐI KỲ: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. NHÓM: 10 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT o0o TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Nhóm: 10 Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Kiều Oanh 2029190608 Thành viên: 1. Đào Thị Hồng Nhung – 2022208744 2. Lâm Thị Hồng Nhung – 2013202335 3. Trần Thanh Nhựt – 2013202336 4. Nguyễn Hoàng Phú – 2001202195 5. Nguyễn Trọng Phúc – 2038202140 6. Nguyễn Thị Trúc Phương – 2013201209 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã đưa bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn thầy Nguyễn Khắc Thắng. Thầy là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học. Trong thời gian tham dự lớp học online của thầy, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một môn mang đậm dấu ấn hào hùng của sử Việt đồng thời là một môn học đầy thú vị. Tuy nhiên, những kiến thức về môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn LỜI CAM ĐOAN Em nhóm chúng em xin cam đoan với quý ThầyCô rằng bài tập cuối kỳ này của nhóm là do các thành viên trong nhóm cùng nghiên cứu và thực hiện để hoàn thành bài thu hoạch một cách hoàn thiện nhất. Nhóm chúng em đã kiểm tra và thu thập dữ liệu dựa trên các quy định hiện hành. Dựa vào những kiến thức đã học trên lớp học online, nhóm chúng em đã tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác dựa trên đề tài mà nhóm đã được giao nhằm tạo ra bài tập cuối kỳ với sự hoàn thành tốt nhất, đầy đủ nhất gửi đến quý thầy cô. Kết quả bài làm của nhóm chúng em là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài của nhóm nào khác. Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TP.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2021 (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề môi trường luôn là một vấn đề mang tính cấp bách của Việt Nam nói riêng và của cả Thế Giới nói chung hiện nay. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Về vấn đề này, Đảng ta luôn mang đến những quan điểm, những chính sách hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao ý thức của người dân. Ngoài những trang sử sôi động nhất, hào hùng nhất, oanh liệt nhất kể từ khi có Đảng, dân tộc ta liên tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, thể hiện những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Thì trong xu thế hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, Việt Nam có những đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp là hướng phát triển phù hợp của Việt Nam. Do đó một phần của sự phát triển Công Nghiệp HóaHiện Đại Hóa đã ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống của người dân Việt Nam. Đảng ta luôn đứng vững trước mọi vấn đề và đề xuất những giải pháp thiết thực và đầy tính tự giác. Vậy nên đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Thế hệ trẻ của chúng ta hôm nay vừa có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với những thành tụu của khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết, hội nhập quốc tế, vừa tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế đến môi trường. Trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm TPHCM hiện nay đang đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhiệm vụ của trường là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài việc đào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên, trường cũng có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên Nhất là trong các chiến lược bảo vệ môi trường Một vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Chính vì việc giáo dục, rèn luyện thế hệ thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng có ý nghĩa quan trọng như vậy nên việc đi sâu nghiên cứu đề tài “phân tích thực trạng và những quan điểm của đảng ta về công tác bảo vệ môi trường của việt nam hiện nay. liên hệ bản thân trong nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.” là một yêu cầu cấp thiết . MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mục đích: Là công dân của một đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa, chịu sự dìu dắt của Đảng Cộng Sản, chúng ta phải nắm vững phải quán triệt được tư tưởng đúng đắn của Đảng, tìm hiểu và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đã ngày đêm giữ vững thông qua những chính sách trong công tác Bảo Vệ Môi Trường. Góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức, lối sống để đi tới hành động đúng đắn, xứng đáng là lực lượng thanh niên yêu nước, vì nước phục vụ, là đội hậu bị tin cậy của Đảng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm hệ thống các nội dung, sự kiện xuyên suốt quá trình Đảng đưa ra những quan điểm về công tác bảo vệ môi trường.Từ đó thấy được thái độ vì dân vì nước của các Đảng ta và của cả đất nước Việt Nam. Ngoài ra, đối tượng của đề tài còn là về vai trò của thanh niên yêu nước trong xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, nhóm em thực hiện các hoạt động và phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tổng hợp kiến thức lý thuyết về môi trường ở Việt Nam, phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp thu thập số liệu: Do điều kiện hạn chế, nên chúng em chủ yếu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn: các trang web có thông tin liên quan trên mạng Internet, những thông tin, số liệu được thu thập từ các báo, tạp chí, luận văn có liên quan từ thư viện tổng hợp, một số thư viện online. Từ đó chọn lọc những kiến thức, kết quả phù hợp nhất để sử dụng trong bài tập lớn Một số phương pháp nữa nhóm em sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê... So sánh trong nước qua từng giai đoạn lịch sử, ngoài nước của đa quốc gia, so sánh thành tựu đạt được giữa các năm với nhau. Thống kê các thông tin và số liệu thu thập được để tiến hành phân tích thực trạng và những quan điểm của đảng ta về công tác bảo vệ môi trường của việt nam hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thực tiễn và logic. Ngoài ra, còn kết hợp các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, xã hội học… PHẦN NỘI DUNG 1.1 Cơ sở lý luận về môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường của Việt nam: Đánh giá tác động môi trường là một quá trình phân tích và đánh giá, đồng thời sẽ dự báo về những ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, khu quy hoạch nhầm phát triển nền kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và những công trình khác, từ đó đề xuất ra các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. 1.1.1 Khái niệm về môi trường: Môi trường được xem là tổ hợp của các yếu tố tự nhiên xã hội xoay quanh con người, nó ảnh hưởng tới đời sống con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội con người và những thể chế. Hay hiểu theo cách khác thì môi trường là một không gian bao quanh mà trong đó gồm có các vật chất, điều kiện hoàn cảnh và các đối tượng hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh hay các hoạt động của sự vật, sự việc diễn ra trong nó. 1.1.2 Nêu một số loại môi trường: Môi trường tự nhiên: gồm có các nhân tố khách quan như: đất đai, động vật, thực vật, ánh sáng, không khí, nước,… + Môi trường nước: được chia thành nhiều loại nước khác nhau như nước mặn, nước ngọt, nước lợ… + Môi trường đất: gồm đất sét, đất cát, đất đá, sỏi,… + Môi trường trên cạn: gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trong trái đất,… + Môi trường sinh vật: là môi trường sống chủ yếu của các loài cộng sinh, ký sinh. Môi trường nhân tạo: gồm tất cả những thứ do con người tạo ra như: tivi, xe đạp, xe máy, máy bay, nhà, khu chung cư, đô thị, công viên nước... 1.2 Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay: Hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ bảo thủ, thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện. Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức của con người, thái độ tùy tiện vô trách nhiệm đối với hành dộng phá hoại môi trường, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sao cho hợp lý. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng nhanh chóng đã và đang là vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý hết chất thải có hại mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân ở khu vực xung quanh khu công nghiệp . Nồng độ khối bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề đối với các khu dân cư. Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái 1cách trong sâu sắc. 1.2.1. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường: Đối với 1 số quốc gia trên thế giới, để tăng trưởng và phát triển bền vững cần phải thực hiện CNH, HĐH. Con đường giúp chúng ta giải quyết những mục tiêu về kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển cho đất nước của mình. Trong quá trình đó CNH, HĐH đã tác động tới môi trường sống rất nhiều, ảnh hưởng tới cuộc sống của con người và các động vật. Bên cạnh những tác động tích cực đến môi trường như hiện tại, CNH, HĐH còn có tác động tiêu cực. Nếu không có những giải pháp khắc phục và giải quyết kịp thời thì nó sẽ để lại hậu quả lớn về môi trường, ảnh hưởng xấu đến đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu những tác động có hại và có lợi của CNH, HĐH đến môi trường giúp ta có cơ sở khoa học, để có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy những tác động tích cực đến với con người, hạn chế tác động tiêu cực đối với môi trường hết mức có thể. Tác động tích cực của CNH, HĐH đến môi trường : Thứ nhất CNH, HĐH tác động tích cực đến môi trường tự nhiên: CNH, HĐH với những tư duy tích cực, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại mới ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống của con người, cùng với những cách thức sản xuất, tiêu thụ tiên tiến của con người, giúp cho việc phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường một cách có hiệu quả. Khoa học, công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển và quá trình CNH, HĐH. Công nghệ môi trường là một trong những công cụ hữu ít cho việc bảo vệ, cải thiện môi trường. Công nghệ về môi trường là sản phẩm hoặc quá trình có thể hạn chế, phòng chống, giảm thiểu các tác động có hại gây ra, do hoạt động của con người lên môi trường tự nhiên. CNMT còn bao gồm những quá trình sản xuất hiệu quả, ít chất thải hơn và tiêu thụ ít nguyên liệu hơn. CNMT còn bao gồm 1 số phương pháp làm sạch môi trường ô nhiễm đang tồn tại hoặc tiêu huỷ an toàn hoặc tái chế chất thải. Với nhiều phát kiến khoa học, có thể sử dụng được tính năng của các loại tài nguyên, làm giảm lượng nguyên liệu tiêu dùng trong sản xuất. Công nghệ còn giúp con người 1 cách dể dàng để khai thác được nguồn tài nguyên truyền thống khó khai thái, từ đó góp phần làm tăng số lượng nguồn nguyên liệu thôlên. Có thể tạo ra những tài nguyên, năng lượng, hữu ích với môi trường. Số lợi ích thu được từ một đơn vị tài nguyên và số lượng tài nguyên sẽ tăng lên 1 nhiều, góp phần bảo vệ và sẽ phục hồi môi trường sinh thái. Với những công nghệ xanh, “sạch đẹp, có thể cải thiện được môi trường tự nhiên, theo hướng có lợi cho con người. Công nghệ môi trường được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó những quốc gia được áp dụng một cách phổ biến như là Mỹ, Nhật, Canađa, Đài Loan, Hàn Quốc và đã được áp dụng rộng rải, phát huy có hiệu quả ở Việt Nam hơn. Cụ thể là tác động tích cực của công nghệ đối với môi trường như sau: + Bảo vệ, cải thiện môi trường không khí bằng việc áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, qua việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn như trước, giảm năng lượng tiêu thụ hết mức có thể, tái tạo nguồn năng lượng. Có những công nghệ thân thiện và hiện đại với môi trường, có thể sản xuất ra những thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí để dễ dàng kiễm sót, hay phòng ngừa sự ô nhiễm không khí hết mức có thể. Trên 1 số cơ sở gần đây “những công nghệ sạch” có thể ngăn chặn tận gốc chất độc hại hay giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Có thể lấy ví vụ như gần đây Công ty Sarp của Nhật Bản cùng với nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trên thế giới đã và dang phát triển công nghệ làm sạch không khí bụi bẩn bằng i ông chùm plasamas. Công nghệ này giúp cho việc tiêu diệt tới 99% virut cúm gia cầm H5N1, phát tán trong không khí.Nó còn tác dụng trong việc loại bỏ triệt để 26 loại vật chất độc hại trong không khí giúp cho con người . + Các nguồn gốc gây ô nhiễm không khí năng nề ở nước ta chủ yếu là do khí thải từ các nhà máy như phân bón hóa học, hoá chất, xi măng, giấy, nhiệt điện…, nhiều doanh nghiệp đã tích cực trong việc sử dụng công nghệ xử lý khí thải độc hại của Việt Nam, nhằm bảo vệ môi trường sạch đẹp. Ví dụ như hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy Nhiệt điện Formosa ở Đồng Nai hiện nay, hệ thống xử lý khí thải lò hồ quang, ở Nhà máy Thép Tân Bình, Nhà máy Thép Thủ Đức; công nghệ xử lý bụi và rác thải tại các nhà máy sản xuất phân bón hóa học và hoá chất như Super photphat Lâm Thao, Nhà máy Hoá chất Tân Bình, Nhà máy Hoá chất Biên Hoà, Nhà máy Cao su Sao Vàng; hệ thống xử lý khí thải xi măng ở Nhà máy Xi măng Hà Tiên, Sao Mai, Hiệp Phước nổi tiếng. Với những công nghệ thân thiện với môi trường”, còn có thể chế tạo ra những sản phẩm tiêu dùng đạt chất lượng, sạch tươi mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 1 cách triệt để. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những sản phẩm tối ưu cho người tiêu dùng lựa chọn trong thời gian qua. Như các sản phẩm của Sam Sung, LG, Hitachi, Toshiba, Sanyo… như máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh…đã được áp dụng công nghệ Silver Nano hiện đại. Qua nhiều khảo sát cho thấy được sự hiệu quả, những sản phẩm này đều sử dụng màng lọc khí đa tầng, kết hợp tia cực tím để khử mùi hôi, vi khuẩn, hút khí nhiễm khuẩn ra và đồng thời thu luồng khí sạch vào phòng. Với công nghệ sạch, có thể giúp cho việc giảm thiểu được nguyên liệu, năng lượng sản xuất và tiêu dùng có thể tiết kiệm được 1 số vốn lớn. 1.2.2 Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường do hậu quả của chiến tranh, do các hoạt động vô ý thức của con người: Ngày nay mặc dù chiến tranh đã qua đi rất nhiều năm rồi thế nhưng những hậu quả của chiến tranh đã để lại cho chúng ta vô cùng lớn và chúng vẫn không thể nào kết thúc được. Chiến tranh qua đi không những để lại cho chúng ta những loại bệnh nguy hiểm quái ác do chất độc màu da cam mà chiến tranh đã còn tàn phá và hủy hoại môi trường một cách khủng khiếp. Đặc biệt là sự tàn phá hủy diệt do Mỹ để lại cho chúng ta quá lớn. Vào giai đoạn những năm 1969 1971 quân đội của Mỹ đã gây ra và để lại cho Việt Nam một cuộc chiến tranh hóa học tàn phá môi trường vô cùng lớn. Và được xem là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong thời đại của Lịch Sử chiến tranh thế giới. Khi đó, quân đội của Mỹ đã trải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam, chiếm phần lớn trong đó là chất độc màu da cam, đây là chất độc có chất độc tố đioxin rất phức tạp và quy hiểm. Nếu như chất diệt cỏ và phát quang thông thường sẽ được phân hủy sau khoảng 1 tháng hoặc là trên dưới 1 năm thì riêng loại tạp chất có chứa chất độc đioxin này có dạng chất độc màu da cam lại vô cùng bền vững, và với mức độ phân hủy rất lâu được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc có thể kéo dài hơn nữa. Lượng chất độc rải ra vô cùng lớn và chúng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những khiến cây cối, động vật bị chết mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường trong thời gian khá dài và nó đã làm mất cân bằng hệ sinh thái của tự nhiên. Thế nhưng hiện nay các dấu vết của chất độc do chiến tranh vẫn còn được tìm thấy ở những nơi đất của các vùng bị ô nhiễm nặng . Chất độc ấy tác động tới môi trường vô cùng lớn . Có khoảng 86% lượng chất độc đioxin đã được rải lên đất rừng, còn số còn lại thì được rải trên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Không những thế rừng của Việt Nam đã bị thiệt hại vô cùng lớn khoảng hơn 2 triệu ha đất. Và cũng theo như các chuyên gia về môi trường, chất độc đã chiếm sâu và lan rộng khoảng hơn 15000 ha rừng ngập mặn và 130000 ha rừng tràm của vùng sông Mê Công và hàng ngàn ha rừng đã bị phá hủy một cách vô cùng trầm trọng. Ngoài ra còn có tới 10 đến 15 triệu hố bom do chiến tích của chiến tranh để lại nó chiếm tới 1% diện tích rừng phía Nam Việt Nam gây bất ổn cho mặt đất và khiến đất dễ bị xói mòn mỗi khi mưa và lũ tới. Điều này để lại một hậu quả vô cùng to lớn, đã gây hại cho 28 lưu vực sông miền Trung nước ta. Hiện nay theo ước tính nước ta có khoảng 66000 km2 vẫn còn đọng vật liệu bom mìn. Nhưng trong số đó thì mới gỡ được khoảng 20%. Và số còn lại sẽ vẫn còn ở trong đó và sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho ta. Ngoài những hậu quả của chiến tranh để lại cho môi trường thì vẫn còn một vấn đề nhức nhối đang ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đó chính là những hành động vô ý thức của con người tác động tới môi trường đã và đang phá hủy môi trường một cách trầm trọng. Việc hủy hoại môi trường là do những sự vô ý thức mà con người làm ra. Việc đó hình thành trên những việc sinh hoạt hàng ngày, việc không đổ rác đúng nơi quy định, và tình trạng vứt rác bừa bãi hiện nay rất phổ biến những việc đấy được hình thành dần dần và tích tụ dẫn tới ô nhiễm môi trường. Các công ty, xí nghiệp xử lý chất thải, nước thải,... vẫn còn tồn đọng rất nhiều nên nó tác động mạnh mẽ tới môi trường. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trên cả nước thì có tới 60% các khu công nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý hệ thống nước thải chuyên nghiệp. Những vùng đô thị, thành phố thì lượng chất thải rắn được thu gom chỉ khoảng 60% đến 70%. Ngoài ra thì những chất thải do dầu mỡ, chất hóa học, tẩy rửa vẫn chưa được xử lý đúng cách và triệt để và được xử lý bằng cách đổ thẳng ra các con sông, hồ. 1 ví dụ điển hình: Trường hợp sông thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm. Ngày nay việc ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn rất kém. Vẫn còn rất nhiều người vẫn cho rằng việc mình xả một ít rác nhỏ ra môi trường thì sẽ không ảnh hưởng gì tới môi trường nhưng họ không nghĩ rằng nếu ai cũng suy nghĩ như họ thì môi trường của ta sẽ ra sao. Còn một số trường hợp thì nghĩ rằng việc bảo vệ môi trường là không phải việc của mình đó là việc và trách nhiệm của cơ quan nhà nước,... Điều đáng nói ở đây chính là những sự vô ý thức kia đều đã và đang diễn ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí còn có những người làm việc cho cơ quan chức năng nhà nước. Chính những cái suy nghĩ và sự vô ý thức đấy đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường của hiện tại và tình trạng môi trường trong tương lai. Mỗi khi có dịp lễ hoặc lễ hội kết thúc xong thì một hiện tượng vô cùng phổ biến đó chính là những cái ly, vỏ bánh, cái chai,... được vứt vô cùng ngổn ngang. Những điều này đều cho thấy xuất phát từ những việc thiếu ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi người đối với cộng đồng, xã hội. Một ví dụ vô cùng điển hình đó chính là tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 102017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống ngập con đường này. Nguyên nhân được kiểm tra là toàn bộ cống hai bên đường đều bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay công năng đã được bổ sung thêm trở thành nơi “tập kết” rác thải Có hơn 250 khu công nghiệp đã thải ra môi trường 550.000 m3 nước thải theo hàng ngày. Và theo số liệu thống kê thì có khoảng 615 cụm công nghiệp thì trong số đó chỉ có khoảng 5% là có cơ sở vật chất xử lý chất thải đúng cách, do bên môi trường đề ra. Mặc dù đã và đang đưa ra rất nhiều biện pháp tuyên truyền nhưng tình trạng ấy vẫn không ngừng mà ngược lại còn gia tăng khá cao. Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với chúng ta. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều trường hợp khai phá và sử dụng đất và cây trồng trong rừng một cách vô cùng bừa bãi. Đất và cây trồng được lạm dụng trong các công trình, các khu công nghiệp . Bên cạnh đó thì hàng ngày có một số lượng chất thải được thải ra và ngấm vào đất, khiến cho giá trị dinh dưỡng của đất ngày càng bị mất đi. Một sự sống vô cùng quan trọng đối với chúng ta đó chính là nước. Tuy nhiên hiện tại nguồn nước mà ta đang và đã sử dụng bị ô nhiễm vô cùng nặng nề. Nguyên nhân đến từ tình trạng đó không đâu xa đó chính là sự vô ý thức từ con người. Những người ấy thường xuyên vứt rác xuống ao hồ sông, gần các khu vực ven biển và ao hồ. Họ xem đấy như là những nơi để rác, vứt rác. Theo như bên môi trường phân tích thì hiện tại các dòng sông và phần lớn ao hồ ở Hà Nội và một số vùng đô thị đều đã bị ô nhiễm nặng. Số liệu thống kê hàng năm có tới hàng triệu mét khối nước chưa được qua xử lý và được đổ trực tiếp xuống các dòng sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu,...Và theo như thống kê thì mỗi năm trên cả nước có khoảng tới 9000 người tử vong và trên 200000 trường hợp được phát hiện bị bệnh ung thư do sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì ô nhiễm môi trường nước tiêu biểu diễn ra ở khu công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải xả ra hàng ngày từ các nhà máy, xí nghiệp. 1.3 Quan điểm của Đảng ta về vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam: 1.3.1 Quan điểm của Đảng về các chính sách bảo vệ môi trường và tăng cường quản lý tài nguyên: a. Về quan điểm: Đại hội đại biểu lần thứ XI toàn quốc, nghị quyết của Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm nhìn bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững. Bên cạnh nội dung tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, còn có nội dung mới không chỉ nâng cao công tác bảo vệ môi trường mà còn là môi trường, gắn chặt chính sách môi trường với phát triển kinh tế xã hội, chính sách quốc phòng, an ninh, lấy cải thiện làm tiêu chí. để đánh giá sự phát triển. Sau 6 năm ban hành và thực hiện Chỉ thị 36CTTW của Bộ Chính trị (khoá VIII) và sự lãnh đạo của Đảng khoá IX Quốc hội đã giữ cho sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong giới hạn. Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn đang bị suy thoái nhanh chóng và có lúc đến mức báo động. Trước thực trạng đó, Đảng đã ra Nghị quyết 41NQTW ngày 15112004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “bảo vệ môi trường” được thể hiện qua 5 quan điểm: • Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm sống còn của nhân loại; nó là yếu tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước. • Bảo vệ môi trường vừa là một mục tiêu hay vừa nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội của mọi ngành, mọi nơi. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng đến các khía cạnh phát triển kinh tế xã hội và coi thường bảo vệ môi trường. • Bảo vệ môi trường là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mọi người. Đó là biểu hiện của lối sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của một xã hội văn minh và tiếp tục bảo vệ môi trường. • Bảo vệ môi trường cần thực hiện phương châm phòng ngừa, hạn chế tác hại đến môi trường cũng chính là sự kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo vệ thiên nhiên; kết hợp đầu tư của Chính phủ với thúc đẩy huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế • Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ đa phức tạp và cấp bách. Do đó cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo kĩ càng chặt chẽ của cấp ủy đảng, sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền, của đất nước, sự tham gia tích cực của mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân . Nghị quyết của lần thứ XI của Đại hội Đoàn toàn quốc tiếp tục nhấn mạnh chủ đề bảo vệ môi trường và khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những câu hỏi sống còn của nhân loại; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu”. Điều này cho thấy đảng ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Ngày 0362013, Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị quyết số 24 NQTW đưa ra cái nhìn tổng quan và mục tiêu của bảo vệ môi trường trong thời gian tới, thể hiện quan điểm “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là yếu tố cốt lõi của phát triển bền vững. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường cần thực hiện theo phương châm đối phó với thiên nhiên, phù hợp với quy luật. Tất nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; coi việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu; loại bỏ nghiêm các dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. b. Các chính sách bảo vệ môi trường: Tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia thực hiện, kiểm soát và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, giáo dục được kết hợp với các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác nhằm tăng cường tuân thủ pháp luật về môi trường và xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. Tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên; khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hợp lý và tiết kiệm; phát triển năng lượng sạch và tái tạo; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Ưu tiên quản lý ô nhiễm môi trường, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái, chú trọng bảo vệ đến các khu đông dân cư. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; sự xuất hiện và phát triển của ngành công nghiệp môi trường. Mở rộng và tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ môi trường. Lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường; Áp dụng các công cụ quản lý môi trường phù hợp cho từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư. Phát huy các mô hình kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện các chiến lược và dự án phát triển kinh tế xã hội. Mở rộng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường; Tăng cường và nâng cao năng lực bảo vệ môi trường quốc gia theo hướng tuân thủ.  Biện pháp bảo vệ môi trường: 1. Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh được ví như lá phổi xanh của nhân loại giúp cân bằng được lượng khí O2 và CO2, giúp làm giảm xói mòn đất và các hệ sinh thái. Vậy nên chúng ta nên trồng nhiều cây xanh để có được một bầu không khí trong lành mà cây cối đem lại, nên chăm sóc chúng, không nên chặt phá bừa bãi. 2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng và vận chuyển các dịch vụ khác nhau một cách nhẹ nhàng hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại vào không khí, đất và nước. Bằng cách lên kế hoạch hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo ra một môi trường khác biệt và trở nên xanh, sạch và đẹp hơn. 3. Tiết kiệm điện: Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm ngay cả khi các thiết bị điện (tivi, quạt, sạc điện thoại, máy tính ... ) không sử dụng, điều này vô tình gây lãng phí rất nhiều điện, kể cả khi ở chế độ chờ mong đợi các thiết bị này cũng tiêu thụ điện. Do đó, tốt nhất bạn nên nhớ rút điện khi không sử dụng thiết bị. 4. Sử dụng năng lượng sạch: Việc sử dụng năng lượng gió, ánh nắng mặt trời như một nguồn năng lượng sạch, một nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn, có hiệu quả cao và lâu dài. Việc lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, không làm phát sinh các ô nhiễm hiệu ứng nhà kính, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện có. 5. Giảm sử dụng túi nilon: Túi nilon là dạng túi được làm từ nhựa khó phân hủy trong môi trường chúng phải mất hàng trăm để phân hủy.Vì vậy hãy sử dụng giấy hoặc lá, giỏ tre, nứa,… để đóng gói các sản phẩm thay vì sử dụng loại túi nilon. 6. Tiết kiệm giấy: Hạn chế sử dụng giấy giúp giảm tần suất khai thác gỗ, nhằm bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái rừng được cung cấp. 7. Ưu tiên sản phẩm tái chế: Mục tiêu chính của việc tái chế sản phẩm là giảm thiểu thiệt hại do chất thải gây ra đến môi trường sống xung quanh. Đặc biệt là để bảo vệ sức khoẻ của con người, động vật và thực vật. Các sản phẩm được tái chế rất có hiệu quả làm sạch môi trường và tạo công ăn việc làm cho người lao động. 8. Sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hoạt động này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt là một trong năm nhóm được ưu tiên công nghệ nhất trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ vào năm 2020. Vì vậy, ở nước ta đang từng bước quan tâm đến việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ. 9. Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường: Xử lý nước thải hiện tại là vấn đề cần thiết khi tài nguyên nước ngày càng bị ô nhiễm. Cần có các biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm nước thải từ các đô thị hóa, các khu công nghiệp tập trung nhiều, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, những nơi có lượng nước thải xả ra nhiều,… để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước góp phần tạo môi trường trong sạch cho cộng đồng. 1.3.2 Quan điểm của Đảng về các chính sách chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu: Chính sách phòng chống thiên tai tích cực: + Trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phòng, chống thiên tai, từng bước xây dựng đất nước có khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai và cộng đồng. được bảo vệ khỏi thiên tai và xã hội; Ngày 17 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 379QĐTTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030 và 2050. + Lấy phòng chống thiên tai làm tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị, là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân và xã hội, bao gồm cả ba khâu là phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Theo đó, Chiến lược đặt ra mục tiêu chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và đất nước; từng bước xây dựng đất nước đủ năng lực quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng đất nước không bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cộng đồng, xã hội tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ an ninh quốc phòng. Mục tiêu đến năm 2030 là: (i) Giảm thiệt hại do thiên tai so với giai đoạn 20112020, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét và sạt lở đất; thiệt hại kinh tế do thiên tai không quá 1,2% GDP; (ii) Thiên tai Hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai được bổ sung đảm bảo đồng bộ, thống nhất; (iii) Tổ chức, lực lượng phòng, chống thiên tai được tinh gọn, chuyên nghiệp hóa bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; (iv) Các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình ở các cấp có 100% nhận thức và hiểu biết về kỹ năng phòng chống thiên tai; 100% tổ chức, gia đình và cá nhân thực hiện theo phương châm “4 đảm”; (v) Năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo sớm và phân tích thiên tai tương đương với các nước lớn trong (vi) Cơ sở dữ liệu chỉ huy, quản lý phòng, chống thiên tai theo thời gian thực đồng bộ và liên thông; (vii) Người dân được an toàn trước thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét; nâng cao khả năng phục hồi cơ sở hạ tầng, công tác phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế. + Để đạt được các mục tiêu trên, “Chiến lược” đề ra một loạt nhiệm vụ và giải pháp chung, bao gồm: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phòng chống thiên tai, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch và khả thi; nâng cao nhận thức về thiên tai và rủi ro thiên tai, và củng cố cộng đồng Quản lý rủi ro thiên tai trên cơ sở; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phòng, chống thiên tai, kế hoạch ứng phó với thiên tai và đưa công tác phòng, chống thiên tai vào cấp sở và xã các kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế; cải thiện khả năng phục hồi và thích ứng với thiên tai; công nghệ và hợp tác quốc tế; nguồn lực thực hiện. + Chiến lược cũng đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp đối với từng vùng, miền tương ứng với các loại hình thiên tai điển hình, bao gồm: đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Bắc Trung Bộ; miền núi phía Bắc và miền Trung Bắc Bộ; vùng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long; trên biển và hải đảo và các đô thị lớn. Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các bộ, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện. + Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sẽ phối hợp, đôn đốc các bộ, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược. Xây dựng khung giám sát, đánh giá việc thực hiện chiến lược; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược hàng năm. Chính sách chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu: Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng bộ với chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Cùng với xu thế mới của thời đại, có tính chất toàn cầu và những tồn tại, yếu kém trong ứng phó với biến đổi khí hậu và những thách thức đặt ra, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 24NQTW của Ngày 362013, quyết định chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói chung, ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm đến việc tiến hành và quản lý của chủ, thúc đẩy và thực hiện trong những năm gần đây. Nghị quyết bao gồm các quan điểm rõ ràng về biến đổi khí hậu: + Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có tác động cao, có mối quan hệ, tác động qua lại và có tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn hệ thống chính trị; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong đó nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội. + Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, cần sử dụng phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành và liên vùng. Cả hai đều đáp ứng các yêu cầu đặc biệt và cung cấp lợi ích lâu dài trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Nó vừa toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện các bước thích hợp ở từng giai đoạn; dựa chủ yếu vào nội lực đồng thời phát huy hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế. + Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng của toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đưa vào quan hệ toàn cầu; Đây không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Thích ứng và giảm nhẹ phải được thực hiện đồng thời, chú trọng thích ứng với biến đổi khí hậu và chủ động phòng, chống thiên tai.Các quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ gói gọn trong Nghị quyết số 24NQTW mà còn được đưa vào các nghị quyết khác như: Nghị quyết số 26NQTW, Nghị quyết số 13NQTW, Nghị quyết số 19NQTW và nhiều văn bản khác, đồng thời thường xuyên hoàn thiện, biến đổi khí hậu trên thế giới, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, gắn ứng phó với biến đổi khí hậuvới phát triển kinh tế xã hội theo định hướng phát triển bền vững. PHẦN KẾT LUẬN  Tóm tắt thực trạng: Thiên nhiên đất nước ta không chỉ bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh trong quá khứ, mà còn bị hủy hoại bởi những hoạt động thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, bất cẩn, thiếu quy hoạch trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Thiên nhiên. Theo thống kê, độ che phủ của rừng trước năm 1945 là 43,8%, ngày nay còn hơn 28% một chút (tức là dưới mức báo động 30%), ... không theo quy hoạch thống nhất. Quy hoạch sử dụng đất không phù hợp đã làm lãng phí nguồn tài nguyên đất quý giá này. Ô nhiễm gia tăng là một vấn đề ngày nay. Nhiều nhà máy và rác thải sinh hoạt, chất thải độc hại từ quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà thải bỏ trực tiếp. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề, nhưng 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% là các chất gây ô nhiễm nặng, đó là các doanh nghiệp nhỏ và các nhà máy với công nghệ nói chung lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức.Ô nhiễm và xử lý chất thải. Nồng độ bụi tại các khu đô thị vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nồng độ khí thải CO2, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là một bài toán khó đối với các khu dân cư. Ngoài ra, chủ đề sử dụng khoáng sản, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn trên nhiều lĩnh vực đang gây ra sự tàn phá. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Các vấn đề về môi trường như phá rừng, xói mòn đất, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Vùng ven biển đe dọa các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn gen. Thực trạng môi trường này cùng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong tương lai gần (Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu).  Giải pháp: Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong điều kiện khuôn khổ quốc tế và quốc gia mới trong giai đoạn tới, theo quan điểm của chúng tôi, ngoài những định hướng trước đây, cần tập trung một số giải pháp chủ yếu như sau: Tiếp tục thay đổi nhận thức thay đổi môi trường, Truyền bá tầm quan trọng của môi trường sinh thái, xây dựng nhận thức sinh thái trên cơ sở này, tức là cảm hóa con người về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Con người phải nhìn nhận lại vai trò và vị trí của mình trong hệ thống tự nhiên. Qua quá trình phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, con người phải hiểu rõ các quy luật tự nhiên và tìm cách vận dụng hợp lý các quy luật này vào thực tiễn của xã hội nhằm tạo cơ sở tự nhiên cho xã hội phát triển. Thực hiện chủ trương của đảng, phối hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đối với nước ta hiện nay, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ có hai con đường: chuyển giao công nghệ và tự hấp thụ công nghệ hiện đại, công nghệ sạch có hàm lượng tro xỉ cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, đồng thời là con đường hiệu quả nhất để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đảng ta khẳng định, phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững. Vì vậy, chúng tôi chủ trương không nhập khẩu các công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái trong bất kỳ trường hợp nào. Việc phá hủy môi trường do phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với việc lên án tương lai của nó. Mục tiêu của chuyển giao công nghệ phải làm sao không chỉ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo môi trường sinh thái Sản xuất xã hội cần thực hiện chức năng tái sản xuất tài nguyên thiên nhiên bổ sung. Để khắc phục tình trạng tiêu dùng lãng phí tài nguyên không tái tạo (nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô) hiện nay, cần phát huy hết các đặc điểm vốn có của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên từ bề rộng đến chiều sâu. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế chu chuyển, giảm phát thải khí nhà kính. Thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật, trấn áp tội phạm về tài nguyên và môi trường, tập trung điều tra, xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát, kiểm soát an toàn ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Tăng cường giám sát cộng đồng và cung cấp thông tin toàn diện, kịp thời về chất lượng không khí tại các đô thị, khu tập trung công nghiệp, khu đông dân cư. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề và khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Dưới tình hình mới hiện nay, đặc biệt là từ cuối năm 2019, đại dịch Covid19 đã lan rộng ra thế giới và tác động sâu sắc đến kinh tế, chính trị, hệ thống. Nó được xác định là một thách thức lớn đối với hậu thế giới loài người. Chiến tranh thứ hai cho đến nay, dịch bệnh cũng được xác định là có liên quan đến môi trường. Điều này cho thấy các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu đang làm tổn hại đến môi trường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam là điểm sáng mới nổi về công tác phòng chống đại dịch Covid19 và phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,9% vào năm 2020, ở mức khá cao trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ chủ trương không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng kế hoạch từ nay đến năm 2025 trồng 1 tỷ cây xanh.  Liên hệ bản thân trong nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Về ô nhiễm môi trường, mọi công dân Việt Nam đều có trách nhiệm như nhau. Mọi người dân cần nghiêm túc chấp hành các quy định của đất nước, nâng cao ý thức, đóng góp vào công cuộc bảo vệ và bảo vệ môi trường. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, thay đổi ý thức và hành vi của mọi người thông qua nhiều kênh khác nhau thường xuyên hơn, đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công việc này phải được đẩy mạnh ở tất cả các cấp học bắt đầu từ mầm non. Vì vậy, không chỉ bản thân các em có ý thức bảo vệ môi trường mà chính các em còn là những người tuyên truyền hiệu quả để thay đổi hành vi của người lớn, tạo ra phản ứng dây chuyền cho cả cộng đồng. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương và bất cứ nơi nào hoạt động như giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định về vệ sinh nơi công cộng, phê phán nạn săn bắt và tiêu diệt động vật quý hiếm. Và trên hết mỗi chúng ta đều cần làm 1 tấm gương nhờ vào những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như: Không vứt rác bừa bãi ra môi trường, túi ni lông khó phân hủy và có quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường cao. Vì vậy, hạn chế sử dụng túi ni lông cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường được cải thiện lâu dài. Thay vì túi ni lông, bạn có thể sử dụng túi giấy hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm. Bảo tồn tài nguyên điện và nước Đối với tài nguyên điện Các nguồn năng lượng có khả năng bị cạn kiệt: Năng lượng không thể được tạo ra hoặc bị phá hủy, nhưng các nguồn tài nguyên được sử dụng để tạo ra nó có khả năng bị cạn kiệt. Nhìn chung, với tốc độ khai thác của con người như hiện nay, lượng than tham gia trực tiếp vào việc phát điện đang ngày càng cạn kiệt. Tiết kiệm điện góp phần bảo vệ môi trường: Việc sử dụng điện tiết kiệm sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường. Về môi trường, vì điện là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, băng tan ... Tiết kiệm điện giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, vì than, dầu và khí đốt cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác đều cần thiết để tạo ra điện. Dự án thủy điện. Về tài nguyên nước trên trái đất, khoảng 97% bề mặt trái đất được tạo thành từ nước, nhưng chỉ có 3% nước mặn là không sử dụng được. Nước ngọt có sẵn. Hơn 23 lượng nước ngọt được tìm thấy sâu dưới lòng đất. Chỉ có khoảng 13 lượng nước thải có thể được sử dụng, người dân có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. và nước sẽ gây ra những phiền toái ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Do đó tiết kiệm điện và nước. Chúng ta phải làm đúng một số việc: tắt các thiết bị điện không cần thiết, rút phích cắm các thiết bị điện không sử dụng, các thiết bị bị lỗi. Tích cực trồng cây, tham gia các hoạt động trồng cây để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đó cũng là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 https:123docz.netdocument503542cosolyluanvemoitruongonhiemmoitruongvadanhgiatacdongmoitruong.htm 2 https:123docz.netdocument3494201gioithieuvalamsangtocosolyluanvathuctiencuaviecxaydungvahoanthiennoidungphapluatvebaovemoitruongbiennhamnangcaohieuq.htm 3 https:text.xemtailieu.nettailieutacdongcuacongnghiephoahiendaihoadenmoitruongotinhphutho50394.html 4 http:trungtammoitruong.vnthuctrangonhiemmoitruongovietnam.html 5 http:hdll.vnvinghiencuutraodoionhiemmoitruongthuctrangvagiaiphap.html 11062019 6 https:dangcongsan.vnxaydungxahoiantoantruocthientainguyennhangiaiphapkhacphuctinhtrangonhiemmoitruongnuoc594443.html 19102021 7 https:muaphelieu247.comonhiemmoitruonglagithuctrangonhiemmoitruonghiennay 11122021 8 Thư viện luật. Ngày truy cập: 21122021, từ https:thuvienphapluat.vnvanbanTainguyenMoitruongLuatBaovemoitruong2005522005QH117021.aspx 9 Quan điểm, định hướng của Đảng về bảo vệ môi trường. Ngày truy cập : 22122021, từ https:tuyengiao.vnduanghiquyetcuadangvaocuocsongquandiemdinhhuongcuadangvebaovemoitruong135696 10 Quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trườngNghiên cứuTrao đổiBan kinh tế trung ương. Ngày truy cập:22122021, từ https:kinhtetrunguong.vnnghiencuutraodoi 11 http:phongchongthientai.mard.gov.vnPageschienluocquocgiavephongchongthientaidennam2030tamnhindennam2050.aspx 12 https:tulieuvankien.dangcongsan.vnhethongvanbanvanbancuadangnghiquyethoinghilanthubaybanchaphanhtrunguongdangkhoaxivechudongungphovoibiendoikhihau2504 13https:tapchicongsan.org.vnwebguestmediastoryasset_publisherV8hhp4dK31Gfcontentthichungvoibiendoikhihauvabaovemoitruongtheotinhthannghiquyetdaihoixiiicuadang 14 http:hdll.vnvinghiencuutraodoimotsovandevemoitruongovietnamhiennaythuctrangvagiaiphap.html   Phụ lục 1. Biên bản họp nhóm CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Vv Phân công công việc Đánh giá hoàn thành Họp nhóm định kỳ....) 1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự. 1.1. Thời gian: 08072021 1.2. Địa điểm: Phòng zoomonline 1.3. Thành phần tham dự: + Chủ trì: Nguyễn Thị Kiều Oanh + Tham dự: + Vắng: 0 2. Nội dung cuộc họp 2.1. Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên như sau: Họ tên STT Nhiệm vụ Ghi chú Nguyễn Thị Kiều Oanh 01 02 03 04 05 06 07 2.1.Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như sau: Họ tên STT Nhiệm vụ Đánh giá hoàn thành Ghi chú 2.2. Ý kiến của các thành viên: 2.3. Kết luận bài tập: Bài tập đi đến thống nhất và hoàn thành ngày 2372021 Thư ký Chủ trì Nguyễn Thị Kiều Oanh Phụ lục 2. Tiêu chí đánh giá bài tập lớntiểu luận Tiêu chí đánh giá (trọng số) Thang điểm Cấu trúc (10%) 1 Nội dung (80%) Các nội dung thành phần (40%) 4 Lập luận (20%) 2 Kết luậnkết quả (20%)

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT -o0o BÀI TẬP CUỐI KỲ: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG NHĨM: 10 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT -o0o TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Nhóm: 10 Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Kiều Oanh - 2029190608 Thành viên: Đào Thị Hồng Nhung – 2022208744 Lâm Thị Hồng Nhung – 2013202335 Trần Thanh Nhựt – 2013202336 Nguyễn Hoàng Phú – 2001202195 Nguyễn Trọng Phúc – 2038202140 Nguyễn Thị Trúc Phương – 2013201209 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đưa môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giảng viên mơn - thầy Nguyễn Khắc Thắng Thầy người tận tình dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho chúng em suốt thời gian học Trong thời gian tham dự lớp học online thầy, chúng em tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích chủ tịch Hồ Chí Minh kính u Bộ mơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam môn mang đậm dấu ấn hào hùng sử Việt đồng thời môn học đầy thú vị Tuy nhiên, kiến thức môn học chúng em cịn nhiều hạn chế Do đó, tiểu luận em khó tránh khỏi sai sót Kính mong thầy xem xét góp ý giúp tiểu luận em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Em / nhóm chúng em xin cam đoan với quý Thầy/Cô tập cuối kỳ nhóm thành viên nhóm nghiên cứu thực để hoàn thành thu hoạch cách hồn thiện Nhóm chúng em kiểm tra thu thập liệu dựa quy định hành Dựa vào kiến thức học lớp học online, nhóm chúng em tham khảo thêm nguồn tài liệu khác dựa đề tài mà nhóm giao nhằm tạo tập cuối kỳ với hoàn thành tốt nhất, đầy đủ gửi đến quý thầy cô Kết quả làm nhóm chúng em là trung thực và khơng chép từ nhóm khác Các tài liệu được sử dụng tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng TP.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2021 (Ký ghi rõ họ tên) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề môi trường vấn đề mang tính cấp bách Việt Nam nói riêng Thế Giới nói chung Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ đề nóng mặt báo nhận nhiều quan tâm người dân Trong đó, đặc biệt vấn đề ô nhiễm nguồn nước Việt Nam ngày trở nên nghiêm trọng Về vấn đề này, Đảng ta mang đến quan điểm, sách hàng đầu công tác bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao ý thức người dân Ngồi trang sử sơi động nhất, hào hùng nhất, oanh liệt kể từ có Đảng, dân tộc ta liên tục giành thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc thời đại sâu sắc, thể bước nhảy vọt tiến trình lịch sử dân tộc Thì xu hội nhập quốc tế biến đổi khí hậu, Việt Nam có đặc thù tự nhiên, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hướng phát triển phù hợp Việt Nam Do phần phát triển Cơng Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa ảnh hưởng nặng nề đến mơi trường sống người dân Việt Nam Đảng ta đứng vững trước vấn đề đề xuất giải pháp thiết thực đầy tính tự giác Vậy nên đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, yêu cầu, trách nhiệm, đồng thới tình cảm, nguyện vọng tha thiết cán bộ, đảng viên người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc Thế hệ trẻ hơm vừa có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với thành tụu khoa học- kỹ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết, hội nhập quốc tế, vừa tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực kinh tế đến môi trường Trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm TPHCM đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau, nhiệm vụ trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nghiệp cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước Ngồi việc đào trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho sinh viên, trường có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên - Nhất chiến lược bảo vệ môi trường - Một vấn đề cấp bách Chính việc giáo dục, rèn luyện hệ niên nói chung, sinh viên nói riêng có ý nghĩa quan trọng nên việc sâu nghiên cứu đề tài “phân tích thực trạng quan điểm đảng ta công tác bảo vệ môi trường việt nam liên hệ thân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.” yêu cầu cấp thiết MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục đích: Là công dân đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa, chịu dìu dắt Đảng Cộng Sản, phải nắm vững phải quán triệt tư tưởng đắn Đảng, tìm hiểu tích lũy kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta ngày đêm giữ vững thơng qua sách cơng tác Bảo Vệ Mơi Trường Góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức, lối sống để tới hành động đắn, xứng đáng lực lượng niên yêu nước, nước phục vụ, đội hậu bị tin cậy Đảng, đầu nghiệp cơng nghiệp hố, đại hố đất nước, xây dựng bảo vệ vững Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề tài bao gồm hệ thống nội dung, kiện xuyên suốt trình Đảng đưa quan điểm công tác bảo vệ môi trường.Từ thấy thái độ dân nước Đảng ta đất nước Việt Nam Ngồi ra, đối tượng đề tài cịn vai trò niên yêu nước xã hội Việt Nam giai đoạn Phạm vi nghiên cứu: Để thực đề tài này, nhóm em thực hoạt động phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tổng hợp kiến thức lý thuyết môi trường Việt Nam, phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu: Do điều kiện hạn chế, nên chúng em chủ yếu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn: trang web có thơng tin liên quan mạng Internet, thông tin, số liệu thu thập từ báo, tạp chí, luận văn có liên quan từ thư viện tổng hợp, số thư viện online Từ chọn lọc kiến thức, kết phù hợp để sử dụng tập lớn Một số phương pháp nhóm em sử dụng phương pháp so sánh, thống kê So sánh nước qua giai đoạn lịch sử, nước đa quốc gia, so sánh thành tựu đạt năm với Thống kê thông tin số liệu thu thập để tiến hành phân tích thực trạng quan điểm đảng ta công tác bảo vệ môi trường việt nam Phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: Nghiên cứu lý luận thực tiễn Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thực chủ yếu phương pháp thực tiễn logic Ngồi ra, cịn kết hợp phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, xã hội học… PHẦN NỘI DUNG 1.1 Cơ sở lý luận môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường Việt nam: Đánh giá tác động môi trường q trình phân tích đánh giá, đồng thời dự báo ảnh hưởng đến môi trường dự án, khu quy hoạch nhầm phát triển kinh tế xã hội sở sản xuất kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học - kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phịng cơng trình khác, từ đề xuất giải pháp thích hợp bảo vệ môi trường 1.1.1 Khái niệm môi trường: Môi trường xem tổ hợp yếu tố tự nhiên - xã hội xoay quanh người, ảnh hưởng tới đời sống người tác động đến hoạt động sống người như: khơng khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội người thể chế Hay hiểu theo cách khác mơi trường khơng gian bao quanh mà gồm có vật chất, điều kiện hoàn cảnh đối tượng hay điều kiện mà chúng bao quanh hay hoạt động vật, việc diễn 1.1.2 Nêu số loại môi trường: - Môi trường tự nhiên: gồm có nhân tố khách quan như: đất đai, động vật, thực vật, ánh sáng, khơng khí, nước,… + Môi trường nước: chia thành nhiều loại nước khác nước mặn, nước ngọt, nước lợ… + Môi trường đất: gồm đất sét, đất cát, đất đá, sỏi,… + Môi trường cạn: gồm môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí trái đất,… + Môi trường sinh vật: môi trường sống chủ yếu loài cộng sinh, ký sinh - Môi trường nhân tạo: gồm tất thứ người tạo như: tivi, xe đạp, xe máy, máy bay, nhà, khu chung cư, đô thị, công viên nước 1.2 Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường Việt Nam nay: Hiểm họa môi trường sinh thái nước ta tác động trình cơng nghiệp hóa đại hóa, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nặng nề nếp suy nghĩ bảo thủ, thói quen người sản xuất nhỏ tiểu nơng chưa hồn thiện Thiên nhiên nước ta ngồi bị ảnh hưởng tác động chiến tranh trước đây, cịn bị phá hoại hoạt động vơ ý thức người, thái độ tùy tiện vô trách nhiệm hành dộng phá hoại môi trường, thiếu kế hoạch việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho hợp lý Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng nhanh chóng vấn đề nan giải Nhiều nhà máy xả chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại trình sản xuất khơng xử lý hết chất thải có hại mà đưa trực tiếp vào mơi trường, gây tình trạng nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân khu vực xung quanh khu công nghiệp Nồng độ khối bụi đô thị vượt nhiều lần tiêu cho phép Nồng độ khí thải CO2 thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép Ngồi ra, nhiễm tiếng ồn vấn đề khu dân cư Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… thức tự làm hủy hoại môi trường sinh thái 1cách sâu sắc 1.2.1 Tác động cơng nghiệp hố, đại hố đến mơi trường: Đối với số quốc gia giới, để tăng trưởng phát triển bền vững cần phải thực CNH, HĐH Con đường giúp giải mục tiêu kinh tế, xã hội ngày phát triển, đồng thời điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển cho đất nước Trong q trình CNH, HĐH tác động tới môi trường sống nhiều, ảnh hưởng tới sống người động vật Bên cạnh Cây xanh ví "lá phổi xanh nhân loại" giúp cân lượng khí O2 CO2, giúp làm giảm xói mịn đất hệ sinh thái Vậy nên nên trồng nhiều xanh để có bầu khơng khí lành mà cối đem lại, nên chăm sóc chúng, không nên chặt phá bừa bãi Sử dụng chất liệu từ thiên nhiên: Nếu tất sử dụng lượng vận chuyển dịch vụ khác cách nhẹ nhàng hơn, chúng giảm lượng khí thải độc hại vào khơng khí, đất nước Bằng cách lên kế hoạch hoàn chỉnh bảo vệ mơi trường, tạo môi trường khác biệt trở nên xanh, đẹp Tiết kiệm điện: Nhiều người có thói quen để ngun phích cắm thiết bị điện (tivi, quạt, sạc điện thoại, máy tính ) khơng sử dụng, điều vơ tình gây lãng phí nhiều điện, kể chế độ chờ mong đợi thiết bị tiêu thụ điện Do đó, tốt bạn nên nhớ rút điện không sử dụng thiết bị Sử dụng lượng sạch: Việc sử dụng lượng gió, ánh nắng mặt trời nguồn lượng sạch, nguồn lượng tự nhiên vơ hạn, có hiệu cao lâu dài Việc lắp đặt thiết bị sử dụng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, không làm phát sinh ô nhiễm hiệu ứng nhà kính, giảm tác động tiêu cực đến mơi trường tài nguyên thiên nhiên có Giảm sử dụng túi nilon: Túi nilon dạng túi làm từ nhựa khó phân hủy mơi trường chúng phải hàng trăm để phân hủy.Vì sử dụng giấy lá, giỏ tre, nứa,… để đóng gói sản phẩm thay sử dụng loại túi nilon Tiết kiệm giấy: 15

Ngày đăng: 16/06/2023, 15:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan