1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TH TRUE MILK TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN 2025

72 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 329,5 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TH TRUE MILK TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN 2025 Nhóm: 01 GVHD: Th.S. Phạm Hùng Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4 Năm 2023 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng thương hiệu của công ty TH true milk trong giai đoạn 2020 đến 2025”. Ngoài công sức tìm tòi, kế hoạch và logic của các thành viên trong nhóm, mà chúng ta không thể phủ nhận được công lao của người hướng dẫn. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh, Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã đưa môn Quản Trị Bán Hàng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân đến giảng viên bộ môn – Thầy Ths. Phạm Hùng, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Và lời cảm ơn sâu sắc nhất chúng em giành cho quý phụ huynh của mình, họ là những người tạo thêm động lực, chắp thêm niềm tin và là hậu phương vững chắc nhất để chúng em an tâm học tập và rèn luyện. Trong thời gian tham gia lớp học Quản Trị Thương Hiệu của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về xã hội, kinh tế, chính trị, đầu tư,… Ngoài dạy những mảng kiến thức ấy, thầy còn dạy cho chúng em rất nhiều bài học về nhân cách sống, cách nhìn một vấn đề đa dạng, qua nhiều lăng kính khác nhau của khía cạnh cuộc sống. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Quản Trị Thương Hiệu là môn học thực chiến, vô cùng bổ ích và có tính vận dụng thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng, gắn với nhu cầu thực tiễn và là nền tảng quan trọng của sinh viên khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, góc nhìn nhận định chủ quan và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều góc khuất. Kính mong thầy xem xét và góp ý để đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CÁC THÀNH VIÊN STT Họ và Tên MSSV Công việc Mức độ hoàn thành Ghi chú 1 Trần Thanh Nhựt 2013202336 2 Hồ Thị Kim Ngân 2013202271 3 Nhật Hoàng Đa Sô 2013202407 4 Trần Võ Hoàng 2013200580 5 Lâm Thị Hồng Hương 2013203111 6 Lê Thị Khánh Linh 2013200580 7 Phạm Hoàng Phương Uyên 2013200500 MỤC LỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC HÌNH ẢNH LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương hiệu là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Ngày nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thức vai trò và giá trị của Thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của họ. Trên thị trường xuất hiện nhiều Thương hiệu nổi tiếng, như: Kinh Đô, TH True Milk, FPT, Viettel... Nhưng phương pháp để xây dựng và quản trị Thương hiệu hiệu quả là vấn đề vô cùng khó khăn. Ngành thuê ngoài (Outsourcing) của Việt Nam trong những năm vừa qua đã khẳng định được vị thế quan trọng và đóng góp rất nhiều vào tổng thu nhập của Quốc gia. Đóng góp trong đó có một phần không nhỏ của ngành thuê ngoài Dịch vụ khách hàng.... Trên thị trường trong 10 năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện các công ty tại Việt Nam đầu tư vào hoạt động này. Tuy nhiên, trên thực tế không phải công ty nào hiện nay cũng đã làm tốt các hoạt động quản trị Thương hiệu. Phần lớn, các doanh nghiệp này chỉ tập trung nhiều vào duy trì chất lượng, đảm bảo cam kết với khách hàng và tối ưu hoá chi phí cho Dịch vụ để làm sao cạnh tranh nhất và chiến thắng đối thủ cạnh tranh trong các hoạt động đấu thầu mà rất ít chú tâm đến các hoạt động xây dựng Thương hiệu và định vị Thương hiệu trên thị trường. Một đặc điểm khác mang tính đặc thù ngành outsourcing, các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê ngoài thường làm đại diện cho các Thương hiệu trong nước và quốc tế. Do vậy, việc tạo dựng một thương hiệu riêng là việc phần lớn các Doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư ngay từ đầu. Bên cạnh đó, ngành outsourcing dịch vụ khách hàng tại Việt Nam nói chung chưa thực sự đầu tư nhiều cho hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu. Đến thời điểm hiện tại, khi thị trường trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, khi các hiệp định tự do Thương mại đang được ký kết, Việt Nam tham gia “sân chơi” của nền thương mại toàn cầu thì việc thiết kế định vị, thiết lập hệ thống nhận diện Thương hiệu, phát triển Thương hiệu bằng các chương trình Marketing tích hợp là không thể không nghĩ tới. Chính vì tính cấp thiết đặt ra từ phía thị trường, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp xây dựng thương hiệu của công ty TH True Milk trong giai đoạn 2020 đến 2025”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: nhằm đưa các giải pháp giúp cải tiến hoạt động quản trị thương hiệu của TH True Milk trong bối cảnh thị trường đang thay đổi từ năm 20212025 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện chủ yếu xoay quanh việc áp dụng kiến thức của quản trị Thương hiệu vào để tìm hiểu thực trạng và giải pháp kinh doanh cho TH True Milk từ giai đoạn 2020 – 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích – tổng hợp Diễn dịch – quy nạp So sánh, giải thích CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm về Nhãn hiệu 1.1.2. Vai trò Giúp công ty thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh và nhu cầu, tâm lý của khách hàng; Tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường của doanh nghiệp; đồng thời giảm chi phí bán hàng. 1.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động quản trị bán hàng 1.2.1. Môi trường vĩ mô 1.2.1.1. Kinh tế Môi trường kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bán hàng, đặc biệt là hoạt động tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa. Khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập của người dân cũng được nâng lên, do đó chi phí cho tiêu dùng sẽ được coi trọng và thông thoáng hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân phải tăng cường tích lũy để dự phòng, điều đó dẫn đến chi phí dành cho chi tiêu cũng phải giảm theo và lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ giảm đi. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và việc bán hàng sẽ trở lên thuận lợi, đạt doanh thu cao và ổn định trong khoảng thời gian dài ngược lại khi môi trường kinh tế có nhiều biến động và khó khăn đặc biệt là các vấn đề về khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trên thị trường tiêu thụ. Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước 1.2.1.2. Dân số văn hóa Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực, để bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến lược phát triển của mỗi công ty, người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hường này. Nói một cách khác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị bán hàng ở mỗi doanh nghiệp. Khi đầu tư sản xuất kinh doanh mặt hàng nào thì Công ty phải xem xét những vấn đề về dân số, phong tục tập quán, mật độ dân cư, thói quen, sở thích và nhiều yếu tố khác trong môi trường văn hóa xã hội của từng vùng thị trường mà doanh nghiệp có ý định tổ chức mạng lưới bán hàng hoặc phân công bố trí lực lượng bán hàng tại khu vực đó. 1.2.1.3. Chính trị pháp luật Môi trường pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Các vấn đề chính trị – pháp luật liên quan đến thể chế chính trị, đường lối chính trị, đối ngoại, mức ổn định của chính trị, hệ thống các văn bản luật. Những vấn đề này ảnh hưởng đến nguồn cung ứng các sản phẩm và hành vi tiêu dùng của toàn xã hội. Khi chính trị ổn định, các Công ty yên tâm tổ chức sản xuất kinh doanh, người dân yên tâm làm làm ăn dẫn đến mức sống cũng như nhu cầu của họ được nâng cao, nền kinh tế phát triển. Từ đó, hành vi người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi, người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn vấn đề chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, uy tín, thương hiệu từ đó doanh nghiệp sẽ có chính sách thích hợp cho hoạt động bán hàng. 1.2.1.4. Công nghệ Một doanh nghiệp phát triển là một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại với hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp thu lại được nhiều sản phẩm và thông qua hoạt động bán hàng đem lại doanh thu; đồng làm gia tăng hoặc giảm mức độ cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường liên quan bên cạnh đó sự phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật kéo theo sự ra đời những hình thức bán hàng mới buộc các doanh nghiệp phải có những thay đổi trong quản trị bán hàng nếu không muốn trở nên lạc hậu và kém cạnh tranh so với đối thủ. Khi nền khoa học công nghệ đang phát triển mạnh với tốc độ cao như hiện nay, thị trường thay đổi từng ngày, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong cạnh tranh do tăng năng suất lao động, tăng lượng hàng hóa sản xuất ra và việc chớp lấy cơ hội do nắm bắt nhiều thông tin nhanh và kịp thời trên thị trường. 1.2.1.5. Tự nhiên Bao gồm những yếu tố như: khí hậu, vị trí địa lý của thị trường mục tiêu gây ảnh hưởng lớn tới việc bảo quản, dự trữ, tốc độ vận chuyển hàng hóa. Vì thế, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải có mạng lưới bán hàng đặc thù và hình thức tổ chức lực lượng bán phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tự nhiên tới hàng hóa và tốc độ tiêu thụ hàng hóa. 1.2.2. Môi trường vi mô 1.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp sẽ bao gồm toàn bộ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động ở trong cùng ngành và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp. Bản chất và cường độ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Sự khác biệt hóa sản phẩm là điều giúp công ty vượt qua sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Đối với một doanh nghiệp để tồn tại trong thị trường cạnh tranh, cần phải theo dõi chặt chẽ các động thái và hành động trong tương lai của đối thủ cạnh tranh (cả hiện tại và tiềm năng) để chuẩn bị trước, cũng như dự đoán phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với các động thái của công ty. Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp duy trì hoặc cải thiện thị phần và vị thế. Đối thủ cạnh tranh về nghành: Đối thủ cạnh tranh của HAF là tất cả các doanh nghiệp khác, có sản xuất hàng tiêu dùng như, Vina Acecook , Á Châu, Micoem, Trung Nguyên, Trung Thành, Phú Thiệu, Trung Hải …… Ngoài đối thủ cạnh tranh hiện tại thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng tác động rất nhiều đến các doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia vào việc cạnh tranh nhưng trong tương lai có khả năng cao sẽ gia nhập vào ngành. 1.2.2.2. Khách hàng Khách hàng là những tổ chức hoặc cá nhân mua, tiêu dùng hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp được chia thành các nhóm: Người tiêu dùng. Các trung gian phân phối. Các tổ chức mua sản phẩm của doanh nghiệp để duy trì hoạt động hoặc thực hiện các mục tiêu cụ thể. Mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng và từ đó hình thành nên các nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cũng phải có phương pháp, cách thức quản trị khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng nhóm Khách hàng HAF bao gồm cả khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và cả khách hàng trung gian. Hiện tại công ty đang áp dụng phân phối độc quyền do đó hiện tượng cạnh tranh về giá diễn ra rất ít các sản phẩm ở vùng miền khác nhau luôn có giá bán như nhau và giá đó là do công ty quy định. Với việc tung ra nhiều sản phẩm thuộc nhiều phân khúc khác nhau, HAF đã tiếp xúc được với nhiều loại khách hàng với thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, HAF luôn phải đề ra các chương trình giữ chân khách hàng, chăm sóc khách hàng. Bất cứ lúc nào người tiêu dùng cũng có thể từ bỏ sản phẩm của mình và chuyển qua sử dụng sản phẩm của đối thủ. Đây là một áp lực luôn theo đuổi doanh nghiệp mà không bao giờ giảm bớt, buộc doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến. 1.2.2.3. Nhà cung cấp Nhà cung ứng là những yếu tố cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nên có tầm ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp, chất lượng, giá thàn của vật tư ảnh hưởng tới chất lượng và giá của sản phẩm. Mối quan hệ của HAF với các nhà cung ứng hết sức thuận lợi, 2 bên đoàn kết và cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty luôn được ổn định và mang tính chủ động cao. HAF luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị trường nhằm giảm mức tối thiểu nhất về chi phí có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam, HAF có sức mạnh mặc cả với nhà cung ứng và đạt được mức chi phí hiệu quả. 1.2.2.4. Nhóm gây áp lực Với sự khẳng định rõ ràng và kịp thời như những “người tiêu dùng thông thái” cũng nên cẩn trọng phân biệt thật giả trước các luồng thông tin trên mạng xã hội. Sự phát triển bền vững của 1 doanh nghiệp và xa hơn là sự tồn tại của ngành Nguy cơ thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các sản phẩm thay thế 1.2.2.5. Trung gian Marketing Trung gian marketing được đề cập đến các trung gian tiếp thị bao gồm các đại lý, thương gia, nhà phân phối, đại lý, người bán buôn, v.v. tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty, trong việc dự trữ và vận chuyển hàng hóa từ vị trí nguồn của họ đến điểm đến của họ. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng cuối cùng. Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến thất bại của doanh nghiệp. Tạo hình ảnh mới lạ cho bao bì: bao bì màu sáng, độc đáo bắt mắt, gây ấn tượng cho người tiêu dùng. Đặc biệt nhãn giấy thay bằng lớp màng có thể hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bên trong. Các loại thùng cho tất cả sản phẩm được đóng gói theo tiêu chuẩn dễ dàng cho việc chuyển và phân phối. Nhãn hiệu sản phẩm: sử dụng những nhãn hiệu dễ nhớ. Đặc điểm sản phẩm chất lượng sản phẩm thơm ngon, hợp khẩu vị người Việt. Không chứa các hoá chất độc hại, có giấy chứng nhận của sở y tế, màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon, mùi thơm kích thích người tiêu dùng. Tạo ấn tượng cho sản phẩm mới: các sản phẩm có hương vị đậm đà, kiểu dáng, chất liệu chai chắc chắn đảm bảo việc bảo vệ sản phẩm. Thực trạng cho thấy Việt Nam, ở siêu thị và các cửa hàng tạp hoả... vẫn còn trưng bày quá ít sản phẩm với nhãn hiệu khác nhau trên thị trường, tạo cho người tiêu dùng sự lựa chọn dễ dàng khi mua. Kênh phân phối: HAF xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị tự chọn đầu tiên gia nhập thị trường bán lẻ, với hy vọng sẽ đón đầu xu thế tiêu dùng mới, sau khi nghiên cứu rất kĩ về thị trường bán lẻ Việt Nam. Những bước đầu của họ khá bài bản, thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hoá... phát triển hệ thống phân phối mở rộng thị trường các đô thị nhỏ cũng như vùng nông thôn là động lực tăng trưởng thứ hai của HAF. Quảng cáo: mời những người nổi tiếng để giới thiệu sản phẫm vào những khung giờ vàng gây chú ý đến người tiêu dùng. Quảng cáo rộng rãi trên bao bì tạp chí trong nước và khai thác miễn phí trên Internet, mạng xã hội, trung tâm mua sắm. 1.3. Những yếu tố đánh giá hiệu quả bán hàng Xem báo cáo tài chính của HAF. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của HAF. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của HAF cho những người quan tâm. Kiểm tra sự hài lòng của khách hàng tiêu dùng của HAF. Là một thước đo quan trọng của sự thành công trong kinh doanh đó chính là sự hài lòng của khách hàng. HAF cần thường xuyên thu thập và xem các đánh giá đến từ khách hàng đồng thời đảm bảo rằng khách hàng luôn hài lòng với các mặt hàng tiêu dùng mà HAF đang cung cấp. Số lượng khách hàng tiêu dùng mới trung bình hằng năm mà HAF có được. Số lượng khách hàng mới gia tăng là một cách tuyệt vời để đo lường được sự thành công của doanh nghiệp đồng thời dự đoán được sự phát triển. Nếu doanh nghiệp luôn duy trì với một số lượng khách hàng cố định, có thể cần phải khởi động một chiến lược marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đánh giá hiệu suất làm việc qua từng quý từng thời kì mà HAF thực hiện. Có thể tiến hành đánh giá hiệu suất hai lần một năm (6 tháng một lần). Việc đánh giá này giúp doanh nghiệp thấy được mức độ hạnh phúc của nhân viên đối với công việc, cũng như họ hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả như thế nào. Đánh giá hiệu suất giúp nhân viên thấy những gì họ cần cải thiện đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khối lượng công việc của họ. Luôn cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước để nắm bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện tại Cần biết thị trường đang hoạt động như thế nào để đo lường sự thành công của chính doanh nghiệp, liên tục cập nhật thông tin của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nếu cả doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh đều không hoạt động tốt, có thể là do thị trường đang có xu thế bão hòa 1.3.1. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ROA, ROE, ROS • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản cụ thể trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về HAF 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Hình 1: Logo Thực Phẩm Hà Nội Địa chỉ: 2426 Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043 8253 825 Fax:043 8282 601 Người công bố thông tin: Ông Chu Việt Cường Phó Giám đốc Email: thucphamhanoigmail.com Website: https:thucphamhanoi.com.vn Nhóm ngành: Thực phẩm Vốn điều lệ: 14,500,000,000 đồng KL CP đang niêm yết: 14,500,000 cp KL CP đang lưu hành: 14,500,000 cp Tổ chức tư vấn niêm yết: Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall MCK: WSS Tổ chức kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam 2018 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 2019 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 2020 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam – 2021 Hình 2: Biểu đồ vốn điều lệ Nguồn: cafef.vn) • Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội tiền thân là Công ty Thực phẩm Hà Nội được thành lập ngày 10071957; • Ngày 23082004, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định về việc chuyển Công ty Thực phẩm Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội; • Ngày 19112012 UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định về việc chuyển Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội thành Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Hà Nội; • Ngày 18042014 UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội; • Ngày 13112014, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội; • Ngày 09012015, tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội; • Ngày 27042015, tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty CP Thực phẩm Hà Nội; • Ngày 01062015, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc chuyển Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thành Công ty Cổ phần; • Công ty chính thức chuyển thành Công ty CP Thực phẩm Hà Nội theo Giấy chứng nhận doanh nghiệp số 0100106803 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp thay đôi lần thứ 12 ngày 28052015 với mức vốn điều lệ là 145.000.000.000 đồng; • Ngày 09092015 Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành công văn về việc chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng Công ty CP Thực phẩm Hà Nội; • Ngày 16052017 Công ty được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với tổng số lượng cổ phiếu đăng ký là 14.500.000 cổ phiếu. Trong suốt quá trình hoạt động gần 60 năm, có những giai đoạn Công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động thương mại giữa các đơn vị cùng ngành nhưng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của tập thể Ban Lãnh đạo, CBNNV Công ty và bằng nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã từng b­ước phát triển, mở rộng liên doanh, liên kết, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng thực phẩm, mở rộng thị tr­ường tiêu thụ các sản phẩm do đơn vị sản xuất, luôn đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và đời sống CBCNV không ngừng đ­ược cải thiện và nâng cao. Không chỉ chú trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, các chương trình ủng hộ người nghèo, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng,…Với bề dày hoạt động trong ngành thương mại và những thành tích đã đạt được, Công ty Thực phẩm Hà Nội đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: 01 Huân chương Chiến công 01 Huân chương lao động hạng nhất 02 Huân chương Lao động Hạng II 04 Huân chương Lao động Hạng III Nhiều Cờ, Bằng khen, Giấy khen của các Bộ, ban ngành Trung ương và UBND Thành phố Hà Nội. Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đã khẳng định được vị thế một doanh nghiệp uy tín của ngành thương mại Thủ đô, luôn được người tiêu dùng, cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Thực phẩm Hà Nội hoạt động trong 03 lĩnh vực chính là thương mại nội địa, sản xuất và kinh doanh bất động sản, trong đó hoạt động cốt lõi là thương mại nội địa: Thương mại nội địa: • Hệ thống siêu thị: Seikamart quy mô 1000m2 với hơn 10.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm chất lượng cao tại tầng 1,2 toà nhà TTTM Vân Hồ – 51 Lê Đại Hành. Seikamart là thương hiệu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, nhập khẩu và phân phối hàng Nhật Bản, Hàn Quốc trên thị trường Hà Nội. • Hệ thống bán lẻ: Công ty chú trọng đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình Haprofood: số 9 Lê Quý Đôn, 24 Trần Nhật Duật, 75 Trần Xuân Soạn, 911 Ngõ Thổ Quan, 13 Hàn Thuyên, Ki ốt chợ Hàng Da… Hàng hóa bán lẻ đa dạng gồm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, đồ uống, bánh kẹo, phi thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu cao cấp. • Hệ thống phân phối: làm đại lý chuyên phân phối các sản phẩm thực phẩm an toàn: Dầu ănBơ Tường An, Dầu mè thơm của Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình; các sản phẩm Đồ hộp Hạ Long, Dầu ăn Neptune, Simply,..và các sản phẩm thực phẩm chế biến khác tới các nhà hàng, các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn thành phố. Sản xuất: Công ty liên kết sản xuất các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chế biến có chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, mang đậm hương vị truyền thống như: Giò lụa, giò bò, giò xào; Dấm gạo, dấm nếp cẩm; Nem thịt và Bánh bao ngon các loại… Kinh doanh bất động sản: Nghiên cứu, quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ, triển khai dịch vụ, đầu tư, khai thác các cơ sở nhà đất nằm trong quy hoạch của Công ty. Khai thác cho thuê văn phòng, kho hàng,…Lập dự án, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án và khai thác các dự án sau đầu tư, nâng cao hạ tầng thương mại bán lẻ của Công ty. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Ban Điều hành HAF BH1: Sơ đồ tổ chức bộ máy HAF Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy HAF BH2: Mô hình bộ máy phòng kế hoạch – kinh doanh như sau Hình 4: Mô hình bộ máy phòng kế hoạch – kinh doanh Tổ chức bộ máy của HAF: Sau nhiều lần cải cách về nhân sự và tổ chức cho phù hợp với sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường, cơ cấu tổ chức cán bộ trong Công ty gồm: + 5 Phòng ban chức năng + 11 Cửa hàng trực thuộc + 3 xí nghiệp + 1 khách sạn Vạn Xuân + 2 liên doanh + 2 trung tâm thương mại Ngã Tư Sở và trung tâm thương mại Đồng Xuân (Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Thực phẩm Hà Nội được thể hiện ở BH1.) Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – kinh doanh: Là phòng tham mưu cho Ban giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và phương án thực hiện kế hoạch đó. Mặt khác, nó còn có nhiệm vụ là hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong toàn Công ty thực hiện những chủ trương, chính sách của cấp trên và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã đề ra, phòng kế hoạch và kinh doanh có nhiệm vụ tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường để có kế hoạch ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa với các cơ sở sản xuất trong nước cũng như với các thành phân kinh tế khác, tạo nguồn hàng hóa cung ứng cho các đơn vị trong Công ty. Đồng thời, phòng cũng trực tiếp tham gia hoạt động, đẩy mạnh bán buôn, bán lẻ góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trên giao, tăng thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế toán – tài chính Quản lý, giám sát mọi hoạt động của Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quản lý tài sản tiền vốn trong toàn Công ty. Chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo quyết toán của các cửa hàng, xí nghiệp trực thuộc Công ty, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ kế toán, lập sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của Bộ Tài chính ban hành. Thường xuyên thông tin kinh tế giúp Ban giám đốc quyết định mọi hoạt động kinh tế trong Công ty về mặt tài chính. Chức năng và nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính: Lập quy hoạch cán bộ, chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp các cán bộ công nhân viên, tuyển dụng nguồn lực, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động toàn Công ty, đề xuất với Ban giám đốc để giải quyết các chính sách, chế độ cho công nhân viên, giúp Ban giám đốc sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ, làm việc có năng suất và có hiệu quả. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh tế đối ngoại: Nhiệm vụ quản lý hoạt động của hai liên doanh với nước ngoài, trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại. Mạng lưới kinh doanh của công ty: Gần 20 đơn vị cơ sở trực thuộc Công ty trong đó có 11 cửa hàng nằm rải rác ở khắp 4 quận nội thành ở thành phố Hà Nội với khoảng 400 nhân viên. Các cửa hàng đều nằm trong các đường phố chính và các chợ rất thuận tiện cho việc mua sắm của người tiêu dùng khi họ đi chợ và phù hợp với tập tính tiêu dùng của người dân Hà Nội. Ngoài ra, Công ty có bộ phận phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình như: Xí nghiệp Lương Yên, xí nghiệp chế biến thực phẩm Tựu Liệt, xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp, trung tâm y tế, khách sạn Vạn Xuân, trung tâm thương mại và dịch vụ Ngã Tư Sở, liên doanh Hà Nội Seiyu, Liên doanh Á châu. 2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.1. Vĩ mô 2.2.1.1. Yếu tố kinh tế 2.2.1.1.1. Kinh tế thế giới  GDP: Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 062022, WB nhận định sau hơn hai năm đại dịch, cùng với tác động lan tỏa từ cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina, hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 012022. Hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi và gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina. Do đó, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ giảm xuống gần một nửa, từ 5,1% năm 2021 xuống còn 2,6% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 012022. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng được dự báo sẽ giảm khoảng một nửa trong năm nay, từ mức 6,6% năm 2021 xuống còn 3,4% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 012022. Ngày 1110, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh. Theo IMF, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7% so với dự báo 2,9% IMF đưa ra hồi tháng 7. Nguyên nhân là lãi suất tăng làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng, còn Trung Quốc tiếp tục áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID19 và ngành bất động sản của nước này suy yếu. Tuy nhiên, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 ở mức 3,2%, sau mức tăng trưởng toàn cầu 6% năm 2021. Điều này phản ánh sản lượng cao hơn dự báo ở châu Âu song hoạt động kinh tế yếu kém ở Mỹ. Cụ thể, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm nay sẽ là 1,6%, giảm 0,7 điểm % so với dự báo trước, phản ánh tăng trưởng GDP trong quý 2 của Mỹ giảm ngoài dự báo. IMF vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2023 là 1%, không thay đổi so với dự báo trước. Báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới tính tới giữa năm 2022 của Liên hợp quốc (UNDESA) cho rằng nền kinh tế toàn cầu có thể đang trên đỉnh của một cuộc khủng hoảng mới, trong khi vẫn đang phục hồi sau đại dịch. Xung đột ở Ucraina đã cản trở sự phục hồi mong manh sau đại dịch, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở châu Âu, đẩy giá lương thực và hàng hóa lên cao và làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát trên toàn cầu. Những bất ổn địa chính trị và kinh tế đang làm giảm niềm tin kinh doanh và đầu tư, đồng thời làm suy yếu triển vọng kinh tế ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế toàn cầu được dự báo chỉ tăng trưởng 3,1% trong năm 2022, điều chỉnh giảm 0,9 điểm phần trăm so với dự báo được công bố vào tháng 012022. Triển vọng kinh tế toàn cầu đối mặt với những rủi ro lớn từ việc bùng phát xung đột tại Ucraina, làn sóng đại dịch mới và động thái thắt chặt tiền tệ diễn ra nhanh hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo tăng trưởng 4,1% năm 2022, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đầu năm nay, chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm cao hơn, áp lực lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại ở Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Kết Luận: Nền kinh tế toàn cầu ngày càng suy yếu do lạm phát cao hơn dự kiến, mức độ suy trầm của Trung Quốc tồi tệ hơn dự kiến do sự bùng phát COVID19 và các biện pháp phong tỏa, cũng như tác động của cuộc chiến của Nga ở Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng( thực phẩm, năng lượng,..), cũng như lãi suất tăng làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng làm cho tất cả các nước trên thế giới đều phải xem xét và thực hiện các chính sách thắt chặt điều kiện tài chính, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu.  Giá cả và lạm phát Trước đại dịch, nhu cầu thường ở mức yếu, nguồn cung vốn, lao động và nguyên vật liệu gần như vô hạn. Điều đó dẫn tới lạm phát và lãi suất liên tục được duy trì thấp. Nhưng tình thế đã đảo lộn. Nhu cầu tăng mạnh, nhất là ở Mỹ, khi nền kinh tế phục hồi từ cuộc khủng hoảng bởi Covid19. Thị trường lao động tại các nền kinh tế tiên tiến bị thu hẹp. Dịch bệnh tạo ra những nút thắt cổ chai của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiến lược chống dịch gắt gao của Trung Quốc khiến hệ thống vận tải trên thế giới chao đảo. Thêm vào đó, cuộc xung đột Nga Ukraine đã gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên diện rộng, nhất là lương thực và năng lượng. Hôm 274, Nga tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, đẩy giá khí đốt của châu Âu lên cao. Theo báo cáo mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 264, giá nhiên liệu và thực phẩm toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm nay bởi những cú sốc do xung đột Nga Ukraine. Điều này có thể khiến gánh nặng lạm phát trên thế giới phình to. WB dự báo giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới. Nguyên nhân là xung đột Nga Ukraine làm thay đổi cách mua bán, sản xuất và tiêu dùng trên khắp thế giới. Chỉ số tổng thể hàng tháng của FAO về giá hàng hóa thực phẩm trong tháng 82022 đã giảm 1,9% so với tháng Bảy, mức giảm khiêm tốn hơn nhiều so với một tháng trước đó, khi chỉ số này giảm 8,6%. Báo cáo của FAO cho biết, đây là tháng thứ năm liên tiếp chỉ số giá lương thực giảm, mặc dù nó vẫn duy trì mức tăng 7,9% so với một năm trước đó. Sự sụt giảm này diễn ra bất chấp sự gia tăng giá cả nói chung ở một số nền kinh tế lớn. Tuy giảm nhưng chỉ số này vẫn cao hơn 10,1 điểm (7,9%) so với cùng kỳ năm trước. Tất cả năm chỉ số phụ của FFPI đều giảm nhẹ trong tháng 82022. Mặc dù giá thức ăn tại nhà từ tháng 072021 đến năm 2022 đã tăng 13.1%, nhưng theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chi phí thức ăn tại nhà dự kiến sẽ tăng thêm 10% đến 11% vào cuối năm 2022. Điều đó có nghĩa là USDA dự đoán chi phí thực phẩm tăng sẽ chậm lại hoặc giảm xuống. Đối với năm 2023, USDA dự đoán giá thực phẩm ăn tại nhà sẽ tăng từ 2% đến 3% trong năm. Thực phẩm ăn tại nhà bao gồm mua ở cửa hàng thực phẩm và siêu thị. Kết luận: Lạm phát ở mức cao làm một số yếu tố có thể khiến lạm phát duy trì đà tăng trong dài hạn. Các cú sốc liên quan đến nguồn cung đối với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột ở Ucraina có thể làm tăng mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản, dẫn đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Các ngân hàng trung ương lớn đã phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất nhưng rất khó để xác định chính xác mức độ thắt chặt chính sách cần thiết để giảm lạm phát mà không gây suy thoái kinh tế. Giá lương thực và năng lượng tăng gây ra khó khăn, đói kém và bất ổn trên diện rộng, không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, mà còn ảnh hưởng tới ổn định xã hội ở nhiều quốc gia.  Thương mại hóa toàn cầu: Trong tháng 42022, WTO dự báo tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa thế giới là 3,0% cho năm 2022, giảm so với mức tăng 4,7% được dự báo vào tháng 102021. Theo WB, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, đạt 4% trong năm 2022 do cuộc xung đột ở Ucraina tiếp tục phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu, hoạt động toàn cầu dần chuyển hướng trở lại khu vực dịch vụ ít gắn kết với thương mại và hoạt động di chuyển quốc tế. Tăng trưởng thương mại hàng hóa chậm lại trong nửa đầu năm 2022 do chuỗi cung ứng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động kéo dài của đại dịch, gồm gián đoạn ở các cảng lớn của châu Á và tình trạng phong tỏa ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ucraina đã dẫn đến những xáo trộn nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất và tiếp vận (logistic). Tuy Nga và Ucraina chiếm dưới 3% tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu nhưng nhiều ngành công nghiệp toàn cầu phụ thuộc vào nguồn cung cấp các mặt hàng quan trọng được sản xuất tại hai quốc gia này, đặc biệt là ở Nga. Tình trạng thiếu hụt và giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao chưa từng thấy đã xảy ra trong các chuỗi giá trị toàn cầu, dẫn đến sản xuất đình trệ và giá sản xuất tăng cao. Ngoài ra, chi phí vận tải tăng lên khi hoạt động hàng hải và thương mại ở Biển Đen bị gián đoạn, ảnh hưởng tiêu cực đến vận chuyển lương thực và dầu thô. Kết Luận: Tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại 2022 do cuộc xung đột ở Ucraina tiếp tục phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu, đã dẫn đến những xáo trộn nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất và tiếp vận. Giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao chưa từng thấy đã xảy ra trong các chuỗi giá trị toàn cầu, dẫn đến sản xuất đình trệ và giá sản xuất tăng cao. 2.2.1.1.2. Kinh tế trong nước Fed tăng lãi suất, tỷ giá USD tăng: Sáng sớm 229 (theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố đợt tăng lãi suất tiếp theo, trong nỗ lực nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong 4 thập kỷ. Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và là lần thứ 3 liên tiếp FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức độ mà Chủ tịch FED Jerome Powell gọi là “cao bất thường”. Biên độ 3% 3,25% cũng là lãi suất cao nhất của FED tính từ tháng 12008. FED phát đi tín hiệu sẽ tăng lãi suất lên mức 4,4% vào cuối năm nay trước khi đạt mức đỉnh 4,6% vào năm 2023 để chống lạm phát. Các quan chức FED dự báo đến năm 2024 lãi suất sẽ giảm xuống còn 3,9%, năm 2025 còn 2,9%. Fed tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá nhiều so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới, trong đó có VND sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất giá. Tỉ giá hối đoái gây áp lực nhập khẩu lạm phát đến với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam và gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành tỉ giá hối đoái”. FED tiếp tục tăng lãi suất sẽ khiến mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục chịu nhiều áp lực tăng giá. Lãi suất huy động dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng bị thu hẹp. Sức ép lạm phát tăng lên khi chỉ số CPI tháng 5 đã tăng 2,86% so với cùng kỳ và tăng bình quân 2,25% so với cuối năm ngoái. Tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn. Việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm tăng lãi suất cho vay (bằng đồng USD) từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như làm suy yếu nhu cầu mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp. Do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu. Đồng USD tăng mạnh gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Vào ngày 14062022, chỉ số đồng USD (đo sức mạnh của đồng USD so với rổ tiền tệ) đạt 104,7 điểm, mức cao trong vòng 20 năm qua. Đồng USD mạnh kéo tỷ giá USDVND tăng 1,7% kể từ đầu năm. Tuy nhiên, VND vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực. Do các vấn đề sau: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức khá cao, góp phần củng cố tấm đệm với các cú sốc bên ngoài và ổn định tỷ giá Nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại 4 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ USD và cả năm dự báo vẫn thặng dư (khoảng 48 tỷ USD) NHNN tiếp tục điều hành chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ngày càng sát diễn biến thị trường. Với sự kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ngày càng sát diễn biến thị trường của NHNN, dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 0,81,2%. • Tác động tích cực: Về chính sách tiền tệ NHNN Việt Nam, chưa chịu áp lực tăng lãi suất ngay sau khi Fed nâng lãi suất. Đó chủ yếu là do: Lạm phát ở các nền kinh tế này còn đang ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng CPI chưa đến mức tăng vọt; cho phép các NHTW các nước này có chính sách thích ứng từ từ. Ngoài ra tỷ giá USD khi xuất khẩu đổi ra đồng VND tăng nên doanh nghiệp hưởng lợi từ xuất khẩu. • Tác động tiêu cực: Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20222023, nền kinh tế bắt đầu có sự hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát; để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc ngân hàng trung ương (NHTW) các nước, nhất là Fed, có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất…Ngoài ra vấn đề Feb tăng lãi suất làm chi phí sản phẩm tăng, từ đó làm giá lương thực thực phẩm tăng.  GDP Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, các chuyên gia đưa ra dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,2%, trên cơ sở nhu cầu quốc nội phục hồi mạnh mẽ cùng với hoạt động chế biến chế tạo theo định hướng xuất khẩu vẫn tiếp tục phát triển vững chắc. Theo phân tích của WB, dù vẫn chưa phục hồi hoàn toàn nhưng nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Trong ngắn hạn, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là hài hoà giữ nhu cầu duy trì chính sách hỗ trợ để củng cố sự phục hồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu, sức ép lạm phát tăng cao và các rủi ro khác. Về trung và dài hạn, mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang mô hình dựa trên tăng năng suất đi đôi với sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn sản xuất, vốn tự nhiên, con người. Quá trình này đòi hỏi năng lực thể chế phải được tăng cường để phê duyệt và thực hiện các cải cách cơ cấu nhằm xây dựng một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh và phục hồi cao hơn. WB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ sau dịch Covid19. Sự phục hồi này chủ yếu dựa trên khởi sắc của ngành xuất khẩu và gần đây là sự quay trở lại dần của khách du lịch nước ngoài. Lạm phát nhích lên, chủ yếu do chi phí vận tải tăng, mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã nỗ lực kiềm chế áp lực tăng giá xăng dầu thông qua việc cắt giảm thuế tiêu thụ nhiên liệu.. Chuyên gia của WB nhận định: Bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định gia tăng gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên lộ trình phục hồi. Sau đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt và GDP sụt giảm mạnh vào quý 32021, nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại từ mùa thu năm 2021 nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao tạo điều kiện cho quốc gia mở cửa lại. Đến cuối tháng 122021, khoảng 80% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ, các biện pháp hạn chế đi lại dần được gỡ bỏ. Nhờ vậy, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, tăng trưởng với tốc độ 5,2% trong quý 42021, 5,1% trong quý 12022 và 7,7% trong quý 22022. Tuy nhiên, ở diễn biến khác tình trạng giãn cách y tế ở Trung Quốc( chính sách Zero Covid) có thể gia tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế này, gây ảnh hưởng đến các chuỗi giá trị toàn cầu trong đó có Việt Nam. Tác động tích cực: GDP thực tế tăng trưởng dương cho thấy có sự mở rộng trong nền kinh tế. Khi nó tăng trưởng ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống và lạm phát tăng ở mức vừa phải. GDP tăng sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, lượng tiêu dùng của người dân cũng sẽ tăng lên việc tiêu thụ hoàng hóa của người dân sẽ giúp cho sản lượng bán ra của HAF tăng. Qua đó doanh nghiệp có mở rộng thị trường và thị phần. Tác động tiêu cực: Khi tốc độ của CDP tăng quá nhanh (bùng nổ kinh tế), áp lực lạm phát sẽ gia tăng. Lạm phát cao gây hại cho nền kinh tế vì nó làm suy yếu sức mua của tiền. Khi nhu cầu tăng mạnh, các doanh nghiệp tự tin tăng giá bán làm kéo lạm phát lên cao. Đối với người lao động, lạm phát gia tăng làm suy yếu mức lương danh nghĩa và làm suy yếu sức mua của họ. Tình hình này buộc họ phải thương lượng lại tiền lương danh nghĩa để bù đắp sự sụt giảm sức mua. Tăng lương lại làm tăng chi phí sản xuất, khuyến khích các công ty nâng giá bán cao hơn. Do đó, áp lực lạm phát ngày càng cao, khiến nền kinh tế càng quá nóng. Để tránh những tác động bất lợi khi GDP tăng cao quá, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để hạn chế. Lúc này doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Chỉ số tiêu dùng (CPI): Hình 5: Tốc độ tăng giảm CPI tháng 8 Hình 6: Diễn biến giá tiêu dùng tháng 8 Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, nhưng do giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7.2022 đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 8.2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản tháng 8.2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu. Dự báo: Bên cạnh đó, giá xăng dầu, giá điện dự báo tăng do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng trong thời gian tới; giá lương thực gia tăng theo giá lương thực thế giới; giá thực phẩm, đặc biệt giá thịt dự báo tăng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng, nên lạm phát Việt Nam năm 2022 nằm trong khoảng 4% 4,5% và có thể vượt qua ngưỡng 5% trong năm 2023.  Lạm Phát Kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm 50,98%. Khi nguyên vật liệu bị đứt gãy do chiến sự Nga – Ukaina; đại dịch Covid19,... sẽ tác động rất mạnh tới kinh tế Việt Nam, ông Lâm nhấn mạnh Áp lực lạm phát còn đến từ giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Theo ông Lâm, kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại. Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Bích Lâm, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023. Căn cứ vào các yếu tố tác động từ lạm phát chuỗi cung ứng; thiếu hụt nguồn cung; tổng cầu tăng đột biến; thiếu hụt lao động và dự kiến tăng lương tối thiểu vùng. Bên cạnh đó, giá xăng dầu, giá lương thực gia tăng theo giá lương thực thế giới; giá thực phẩm, đặc biệt giá thịt dự báo tăng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng, ông Lâm dự báo lạm phát Việt Nam năm 2022 nằm trong khoảng 4% 4,5%. Tuy nhiên, với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tếxã hội và dự báo năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, lạm phát của nước ta có thể vượt qua ngưỡng 5% trong năm này (khoảng 5% 5,5%). Kết luận: Giá xăng dầu, giá điện dự báo tăng do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng trong thời gian tới; giá lương thực gia tăng theo giá lương thực thế giới; giá thực phẩm, đặc biệt giá thịt dự báo tăng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng. Dẫn đến giá cả hàng hóa tăng, người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Ảnh hưởng đến HAF về đầu vào và cả đầu ra của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Các yếu tố công nghệ: Ngành thực phẩm là một ngành có truyền thống phát triển lâu đời, công nghệ chế biến và sản xuất đã đạt đến mức độ khá hoàn thiện. Ít có sự biến động mang tính huỷ diệt nhanh chóng đối với công nghệ hiện đại như trong một số ngành công nghệ thông tin hay viễn thông. Tuy nhiên, cũng như các ngành khác, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định tới chấtlượng sản phẩm, đặc biệt khi nền sản xuất phát triển theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá. Công nghệ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn lại, vòng đời của dây chuyền công nghệ cũng rút ngắn. công nghệ quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Thực trạng này sẽ đặt công ty trong cơ hội phát triển đồng thời cũng buộc công ty đối mặt với yêu cầu đổi mới để có thể thích ứng với môi trường.  Yếu tố xã hội: Hiện nay, dân số nước ta 99.216.976 triệu người (cập nhật ngày 7112022) và số dân thế giới là hơn 7 tỷ. Đây là tiềm năng lớn cho các ngành sản xuất, đặc biệt là hàng tiêu dùng trong đó có ngành thực phẩm. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của dân số thì thị trường cũng mở rộng. Đây là xu hướng chuyển biến tốt tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của công ty HAF. Xét theo tình hình chung, thu nhập bình quân của Việt Nam hiện nay khoảng 6,5 triệu đồngngười. Tuy nhiên, ở mỗi vùng thu nhập khác nhau, dân số phân bổ khác nhau. Chính vì thế, phải xem xét vấn đề phân phối hoặc mở rộng quy mô cho hợp lý. Tích cực : Con người cần lương thực thực phẩm để duy trì cơ thể của con người và đảm bảo những hoạt động khác nhau của các bộ phận trong cơ thể con người. Nếu thức ăn đủ chất dinh dưỡng, được cấu trúc theo một tỉ lệ hợp lý, cơ thể sẽ khỏe mạnh; ngược lại, thì cơ thể sẽ yếu đuối. Cho nên nhu cầu mua thực phẩm cao, kể cả đối với việc bán sĩ. 2.2.1.3. Các yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào của công ty. Việc sản xuất của công ty còn chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. Nếu thời tiết thuận lợi thì nguồn nguyên liệu cho công ty phong phú hơn. Bên cạnh đó yêu cầu về tiêu chuẩn chất thải công nghiệp, vệ sinh môi trường, an toàn lao động … làm cho công ty phải tăng chi phí, ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm. 2.2.1.4. Các yếu tố chính trị Pháp Luật  Yếu tố chính trị Sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế nhà nước ta đã đem đến cho doanh nghiệp một môi trường mới. Tuy nhiên do đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều điều chưa hợp lý. Xét về cơ chế và hệ thống pháp lý hiện nay, có một số điểm cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty HAF. Chủ trương phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu nguồn ngoại tệ của Đảng và nhà nước ta là điều kiện thuận lợi cho công ty. Do công ty đang có chủ trương mở rộng sản xuất hướng mạnh vào trong nước ( 80 90% sản phẩm của công ty hiện đang được tiêu thụ trong nước) Sự ra đời của thuế VAT đã khắc phục được tình trạng đánh thuế trùng. Các điều luật về bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm yêu cầu công ty phải đầu tư để xử lý chất thải. Việt Nam l

MỤC LỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC HÌNH ẢNH LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Thương hiệu tài sản quý giá doanh nghiệp Ngày Việt Nam, doanh nghiệp nhận thức vai trò giá trị Thương hiệu tồn phát triển họ Trên thị trường xuất nhiều Thương hiệu tiếng, như: Kinh Đô, TH True Milk, FPT, Viettel Nhưng phương pháp để xây dựng quản trị Thương hiệu hiệu vấn đề vơ khó khăn Ngành thuê (Outsourcing) Việt Nam năm vừa qua khẳng định vị quan trọng đóng góp nhiều vào tổng thu nhập Quốc gia Đóng góp có phần khơng nhỏ ngành th ngồi Dịch vụ khách hàng Trên thị trường 10 năm trở lại bắt đầu xuất công ty Việt Nam đầu tư vào hoạt động Tuy nhiên, thực tế công ty làm tốt hoạt động quản trị Thương hiệu Phần lớn, doanh nghiệp tập trung nhiều vào trì chất lượng, đảm bảo cam kết với khách hàng tối ưu hố chi phí cho Dịch vụ để cạnh tranh chiến thắng đối thủ cạnh tranh hoạt động đấu thầu mà tâm đến hoạt động xây dựng Thương hiệu định vị Thương hiệu thị trường Một đặc điểm khác mang tính đặc thù ngành outsourcing, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê thường làm đại diện cho Thương hiệu nước quốc tế Do vậy, việc tạo dựng thương hiệu riêng việc phần lớn Doanh nghiệp chưa thực đầu tư từ đầu Bên cạnh đó, ngành outsourcing dịch vụ khách hàng Việt Nam nói chung chưa thực đầu tư nhiều cho hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu Đến thời điểm tại, thị trường trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, hiệp định tự Thương mại ký kết, Việt Nam tham gia “sân chơi” thương mại tồn cầu việc thiết kế định vị, thiết lập hệ thống nhận diện Thương hiệu, phát triển Thương hiệu chương trình Marketing tích hợp khơng thể khơng nghĩ tới Chính tính cấp thiết đặt từ phía thị trường, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng giải pháp xây dựng thương hiệu công ty TH True Milk giai đoạn 2020 đến 2025” Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: nhằm đưa giải pháp giúp cải tiến hoạt động quản trị thương hiệu TH True Milk bối cảnh thị trường thay đổi từ năm 2021-2025 3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực chủ yếu xoay quanh việc áp dụng kiến thức quản trị Thương hiệu vào để tìm hiểu thực trạng giải pháp kinh doanh cho TH True Milk từ giai đoạn 2020 – 2025 Phương pháp nghiên cứu Phân tích – tổng hợp Diễn dịch – quy nạp So sánh, giải thích CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm 1.1.1 1.1.2 Khái niệm Nhãn hiệu Vai trị - Giúp cơng ty thu thập thơng tin đối thủ cạnh tranh nhu cầu, tâm lý khách hàng; - Tăng khả cạnh tranh đối thủ thị trường doanh nghiệp; đồng thời giảm chi phí bán hàng 1.2 Những nhân tố tác động đến hoạt động quản trị bán hàng 1.2.1 Môi trường vĩ mô 1.2.1.1 Kinh tế Môi trường kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bán hàng, đặc biệt hoạt động tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa Khi kinh tế phát triển thu nhập người dân nâng lên, chi phí cho tiêu dùng coi trọng thơng thống Ngược lại, kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân phải tăng cường tích lũy để dự phịng, điều dẫn đến chi phí dành cho chi tiêu phải giảm theo lượng hàng hóa tiêu thụ giảm Mơi trường kinh tế thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh việc bán hàng trở lên thuận lợi, đạt doanh thu cao ổn định khoảng thời gian dài ngược lại môi trường kinh tế có nhiều biến động khó khăn đặc biệt vấn đề khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ sản phẩm khách hàng thị trường tiêu thụ Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân đầu người cấu chi tiêu, phân hóa thu nhập tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước 1.2.1.2 Dân số - văn hóa Để sản xuất hay kinh doanh, nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực, để bán hàng họ cần đến khách hàng Để hoạch định chiến lược phát triển công ty, người ta phải xuất phát từ hai yếu tố ảnh hường Nói cách khác, dân số mức gia tăng dân số thị trường, quốc gia ln ln lực lượng có ảnh hưởng lớn đến tất hoạt động quản trị sản xuất quản trị bán hàng doanh nghiệp Khi đầu tư sản xuất kinh doanh mặt hàng Cơng ty phải xem xét vấn đề dân số, phong tục tập quán, mật độ dân cư, thói quen, sở thích nhiều yếu tố khác mơi trường văn hóa xã hội vùng thị trường mà doanh nghiệp có ý định tổ chức mạng lưới bán hàng phân cơng bố trí lực lượng bán hàng khu vực 1.2.1.3 Chính trị pháp luật Môi trường pháp luật ảnh hưởng lớn đến hoạt động bán hàng doanh nghiệp Các vấn đề trị – pháp luật liên quan đến thể chế trị, đường lối trị, đối ngoại, mức ổn định trị, hệ thống văn luật Những vấn đề ảnh hưởng đến nguồn cung ứng sản phẩm hành vi tiêu dùng tồn xã hội Khi trị ổn định, Cơng ty yên tâm tổ chức sản xuất kinh doanh, người dân yên tâm làm làm ăn dẫn đến mức sống nhu cầu họ nâng cao, kinh tế phát triển Từ đó, hành vi người tiêu dùng thay đổi, người tiêu dùng quan tâm vấn đề chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, uy tín, thương hiệu từ doanh nghiệp có sách thích hợp cho hoạt động bán hàng 1.2.1.4 Công nghệ Một doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp có hệ thống sở hạ tầng đại với hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất đại giúp doanh nghiệp thu lại nhiều sản phẩm thông qua hoạt động bán hàng đem lại doanh thu; đồng làm gia tăng giảm mức độ cạnh tranh đối thủ thị trường liên quan bên cạnh phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật kéo theo đời hình thức bán hàng buộc doanh nghiệp phải có thay đổi quản trị bán hàng không muốn trở nên lạc hậu cạnh tranh so với đối thủ Khi khoa học công nghệ phát triển mạnh với tốc độ cao nay, thị trường thay đổi ngày, việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi cạnh tranh tăng suất lao động, tăng lượng hàng hóa sản xuất việc chớp lấy hội nắm bắt nhiều thông tin nhanh kịp thời thị trường 1.2.1.5 Tự nhiên Bao gồm yếu tố như: khí hậu, vị trí địa lý thị trường mục tiêu gây ảnh hưởng lớn tới việc bảo quản, dự trữ, tốc độ vận chuyển hàng hóa Vì thế, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải có mạng lưới bán hàng đặc thù hình thức tổ chức lực lượng bán phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực môi trường tự nhiên tới hàng hóa tốc độ tiêu thụ hàng hóa 1.2.2 Môi trường vi mô 1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu Các đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp bao gồm toàn tất doanh nghiệp hoạt động ngành khu vực thị trường với doanh nghiệp Bản chất cường độ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp Sự khác biệt hóa sản phẩm điều giúp công ty vượt qua cạnh tranh gay gắt thị trường Đối với doanh nghiệp để tồn thị trường cạnh tranh, cần phải theo dõi chặt chẽ động thái hành động tương lai đối thủ cạnh tranh (cả tiềm năng) để chuẩn bị trước, dự đoán phản ứng đối thủ cạnh tranh động thái cơng ty Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp trì cải thiện thị phần vị - Đối thủ cạnh tranh nghành: Đối thủ cạnh tranh HAF tất doanh nghiệp khác, có sản xuất hàng tiêu dùng như, Vina Acecook , Á Châu, Micoem, Trung Nguyên, Trung Thành, Phú Thiệu, Trung Hải …… Ngoài đối thủ cạnh tranh đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn tác động nhiều đến doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn doanh nghiệp chưa tham gia vào việc cạnh tranh tương lai có khả cao gia nhập vào ngành 1.2.2.2 Khách hàng Khách hàng tổ chức cá nhân mua, tiêu dùng tham gia vào trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp Khách hàng doanh nghiệp chia thành nhóm: - Người tiêu dùng - Các trung gian phân phối - Các tổ chức mua sản phẩm doanh nghiệp để trì hoạt động thực mục tiêu cụ thể Mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm riêng từ hình thành nên nhu cầu khác sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có phương pháp, cách thức quản trị khác nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhóm Khách hàng HAF bao gồm khách hàng người tiêu dùng cuối khách hàng trung gian Hiện công ty áp dụng phân phối độc quyền tượng cạnh tranh giá diễn sản phẩm vùng miền khác có giá bán giá công ty quy định Với việc tung nhiều sản phẩm thuộc nhiều phân khúc khác nhau, HAF tiếp xúc với nhiều loại khách hàng với thu nhập khác Tuy nhiên, HAF phải đề chương trình giữ chân khách hàng, chăm sóc khách hàng Bất lúc người tiêu dùng từ bỏ sản phẩm chuyển qua sử dụng sản phẩm đối thủ Đây áp lực theo đuổi doanh nghiệp mà không giảm bớt, buộc doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến 1.2.2.3 Nhà cung cấp Nhà cung ứng yếu tố cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo thực hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho q trình sản xuất nên có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, chất lượng, giá thàn vật tư ảnh hưởng tới chất lượng giá sản phẩm Mối quan hệ HAF với nhà cung ứng thuận lợi,

Ngày đăng: 16/06/2023, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w