DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTVPBank Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng KL CP Khối lượng cổ phiếuUBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước TMCP Thương Mại Cổ PhầnBCTC Báo Cáo Tài Chính NHT
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Tuấn AnhHọc viên thực hiện : Nguyễn Văn TùngMSHV : M06Q01B6003
Khóa học : 2022 - 2024
Bình Dương, tháng 03 năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-Bình Dương, ngày … tháng 04 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
TS Phạm Tuấn Anh
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG (VPBank) 1
CHƯƠNG 1.1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VPBank 1
1 Lịch sử hình thành và phát triển: 1
2 Sản phẩm & Dịch vụ chính: 3
3 Tầm nhìn và Sứ mệnh: 3
4 Chiến lược phát triển và giá trị cốt lõi của VPBank: 3
CHƯƠNG 1.2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBank) 5
1 Cơ sở lý thuyết: 5
1.1 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng là gì: 5
1.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính ngân hàng: 5
1.3 Đối tượng quan tâm đến phân tích BCTC: 5
1.4 Phân tích các tỷ số tài chính: 6
1.4.1 Nhóm tỷ số hiệu quả: 6
1.4.2 Nhóm tỷ số an toàn: 7
1.4.3 Tỷ số ngoại bảng: 9
1.5 Đánh giá tỷ số tài chính: 9
2 Tính toán, phân tích các tỷ số tài chính của VPBank: 9
2.1 Nhóm tỷ số hiệu quả: 10
2.2 Nhóm tỷ số an toàn: 15
2.3 Tỷ số ngoại bảng: 20
3 Đánh giá tình hình tài chính hiện tại và xu hướng năm tới của VPBank: 21
Nền tảng để bứt phá 22
CHƯƠNG 1.3: KẾT LUẬN 23
PHẦN 2: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN 25
1 Tình hình tài chính bản thân hiện tại: 25
2 Kế hoạch tài chính cá nhân từ năm 2023 đến khi về hưu năm 2042 25
3 Xác định tài chính khi về hưu bằng công thức chuỗi tiền tệ theo thời gian: 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VPBank Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
KL CP Khối lượng cổ phiếu
UBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
TMCP Thương Mại Cổ Phần
BCTC Báo Cáo Tài Chính
NHTM Ngân Hàng Thương Mại
ĐVT Đơn vị tính
WTO Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế
P.QLĐT Phòng Quản Lý Đào Tạo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 14
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
1.1 Biểu đồ Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản qua các năm 101.2 Biểu đồ Biên thu nhập lãi thuần qua các năm 11
1.4 Biểu đồ Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản qua các năm 131.5 Biểu đồ Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua các năm 141.6 Biểu đồ Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi qua các năm 151.7 Biểu đồ Tỷ số tài sản có khác qua các năm 171.8 Biểu đồ Tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản Có khác 17
1.11 Biểu đồ Tỷ số ngoại bảng trên tài sản có qua các năm 20
Trang 6PHẦN 1: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG (VPBank) CHƯƠNG 1.1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VPBank
1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank): được thành lập ngày 12tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâuđời ở Việt Nam
- Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
- Tên tiếng Anh: VIETNAM PROSPERITY JOINT-STOCK COMMERCIAL BANK
- Tên viết tắt: VPBank
- Hình ảnh nhận diện:
Hình 1.1 Ảnh nhận diện của VPBank
- Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Website: http://www.vpbank.com.vn
- Người đại diện pháp luật: Ông NGÔ CHÍ DŨNG – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022: 67,434,236,000,000 đồng
- KL CP đang niêm yết đến 31/12/2022: 6,072,960,266 cp
Ngày 06/06/2010, VPBank đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phầnViệt Nam Thịnh Vượng
Ngày 19/07/2017: VPBank được xác nhận là Công ty đại chúng theo Côngvăn số 5043/UBCK-GSĐC của UBCKNN
Ngày 07/08/2017: VPBank được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ViệtNam cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Chứng khoán số 155/2017/GCNCP-VSD, vớitổng số lượng cổ phiếu đăng ký là 1.405.908.635 cổ phiếu
1
Trang 7 Phát triển:
Trong gần 30 năm hoạt động, tính đến 31/12/2022 VPBank đã phát triển mạnglưới lên 72 chi nhánh, 178 phòng giao dịch trên cả nước và 04 công ty con với đội ngũhơn 27.000 cán bộ nhân viên Hết năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạttrên 62.200 tỷ đồng Tổng lợi nhuận trước thuế đạt trên 21.220 tỷ đồng, tăng 47,7% sovới năm 2021 Năm 2023 VPBank đặt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng
VPBank được đánh giá là một ngân hàng năng động, uy tín và có năng lực tàichính ổn định Thương hiệu VPBank được tổ chức định giá thương hiệu quốc tế BrandFinance đánh giá nằm trong "Top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu" Cụ thể, giá trịthương hiệu của VPBank trong bảng xếp hạng 2020 đạt mức 502 triệu USD, tăng 41%
so với năm 2019
Năm 2021, VPBank được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giảithưởng “Quản trị rủi ro ngân hàng tốt nhất” (The Achievement in Enterprise RiskManagement) Đây là lần thứ hai VPBank đạt giải thưởng cấp châu lục về quản trị rủi
ro Trước đó, năm 2020, VPBank cũng được tạp chí The Asian Banker bình chọn vàtrao giải thưởng quốc tế “Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất” (The Achievement inLiquidity Risk Management)
VPBank là một trong những ngân hàng nhận được nhiều ghi nhận trong việc ứngdụng kỹ thuật số tiên tiến vào hệ thống vận hành, góp phần gia tăng trải nghiệm ngườidùng Ngân hàng này đã có 3 năm liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi
số tiêu biểu” do IDG Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội ngân hàng ViệtNam (VNBA) tổ chức vào năm 2018, 2019 và 2020 VPBank cũng được tạp chí TheAsian Banker Vietnam bình chọn và trao giải thưởng quốc tế “Trải nghiệm Kháchhàng tốt nhất” (Best Customer Experience) cho chủ trương số hóa phương tiện - sảnphẩm - quy trình của ngân hàng trong năm 2020
Trong “Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu tài chính – ngân hàng giá trị nhất thếgiới 2022” (Global Banking 500), VPBank thăng hạng 38 bậc, từ 243 lên vị trí 205.Với kết quả này, VPBank là một trong số ít ngân hàng Việt Nam được Brand Financeđánh giá tăng trưởng vượt trội
Theo Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, giá trịthương hiệu của VPBank đã tăng 73% lên mức 871 triệu USD Như vậy, chỉ trongvòng 6 năm, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng 15 lần tính từ lần đầu tiên đượcBrand Finance định giá ở mức 57 triệu đô la Mỹ vào năm 2016
Đồng thời, chỉ số xếp hạng thương hiệu (Brand rating) của ngân hàng cũng đượcxếp loại AA trong thang xếp hạng từ D tới AAA+ Và chỉ số sức mạnh thương hiệu(Brand Strength Index) được Brand Finance chấm 73,6 điểm (trong thang điểm từ 0 -100), tăng 14,84 điểm so với lần đầu tiên VPBank lọt vào Top 500 vào năm 2019.Ngày 04/4/2022, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chínhthức công bố tái định vị thương hiệu, đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng
2
Trang 8đầu Việt Nam cam kết hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng” Chiếnlược tái định vị đánh dấu cột mốc phát triển mới của ngân hàng, đồng thời khẳng địnhcam kết đồng hành phụng sự quốc gia của VPBank.
Với định vị mới, tuyên ngôn thương hiệu của VPBank sẽ được thay đổi từ “Hànhđộng vì những ước mơ” thành “Vì một Việt Nam thịnh vượng” Sứ mệnh đó sẽ đượcVPBank từng bước hiện thực hóa thông qua nhiều chương trình, dự án trọng điểm tập
trung vào 4 giá trị: Thịnh vượng Tài chính - Thịnh vượng Cộng đồng - Thịnh vượng Thể chất Thịnh vượng Tinh thần.và
2 Sản phẩm & Dịch vụ chính:
Trong gần 30 năm hình thành và phát triển VPBank đã phát triển đa dạng các sảnphẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Dưới đây là các sản phẩm dịch vụchính của ngân hàng VPBank:
Tầm nhìn của VPBank: Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm
nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sửcủa ngân hàng VPBank đã đặt mục tiêu chiến lược với tham vọng trở thành Ngânhàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam
Sứ mệnh của VPBank: VPBank tin tưởng rằng ngân hàng sẽ hoàn thành sứ
mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đếnquyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh vàđóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng
4 Chiến lược phát triển và giá trị cốt lõi của VPBank:
VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thịtrường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàngTMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng
và lợi nhuận và chú trọng tăng trưởng chất lượng hoạt động
3
Trang 9 Chiến lược phát triển: VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế
của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân vànhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng,huy động khách hàng và lợi nhuận Để hiện thực hóa mục tiêu, VPBank xác định cầnchú trọng tăng trưởng chất lượng song song với tăng trưởng quy mô một cách có chọnlọc trên các phân khúc thị trường chủ đạo Trong đó, tăng trưởng chất lượng cần đượcchú trọng, xuyên suốt các chủ trương chính sách của ngân hàng:
Các chỉ tiêu quy mô và hiệu quả duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn mứctrung bình của toàn ngành
Nâng cao năng suất bán và chất lượng của đội ngũ bán nhằm thúc đẩy tăngtrưởng tín dụng và huy động
Củng cố và nấng cấp các hệ thống nền tảng hỗ trợ kinh doanh với mụctiêu: tập trung hóa, tự động hóa, số hóa và đơn giản hóa
Giá trị cốt lõi: Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa
doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:
4
Trang 10CHƯƠNG 1.2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBank)
1 Cơ sở lý thuyết:
1.1 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng là gì:
Phân tích BCTC là việc sử dụng, phân tích các thông tin tài chính trên BCTCnhằm mục đích đánh giá được tình hình tài chính của NHTM
Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng bao gồm các báo cáo chính sau:
Thuyết minh báo cáo tài chính
1.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính ngân hàng:
Phân tích BCTC ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong báo cáo thườngniên của các ngân hàng Trong các hoạt động thực tiễn kinh doanh của ngân hàng; đây
là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất Cụ thể như sau:
Qua những con số được trình bày tổng quát; phản ánh rõ nét về tài sản; nguồnvốn và toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng trong kỳ; giúp cho người đọc nắm bắtđược thực tiễn hoạt động của các ngân hàng một cách trực quan nhất;
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng sẽ cung cấp cho các nhà quản trị ngânhàng thương mại; cũng như các đối tượng khác như cổ đông hay các nhà quản lý cấptrên những thông tin cần thiết về tài chính của ngân hàng qua hàng tháng; hàng kỳhoặc thường niên
Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng nhằm làm sáng tỏ hơn những thôngtin về kinh tế; tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh Đồng thời là thực trạng tài chính của ngân hàng thương mại giúp cho việckiểm tra; giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Điển hình như tình tình sửdụng vốn; khả năng huy động nguồn vốn
Những chỉ tiêu và số liệu được lập trên báo cáo tài chính là cơ sở để tính racác chỉ tiêu quan trọng khác; nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn củangân hàng; và hiệu quả của các quá trình kinh doanh khác
1.3 Đối tượng quan tâm đến phân tích BCTC:
Với vai trò vô cùng quan trọng, phân tích BCTC ngân hàng được những đốitượng sau quan tâm:
Trang 11 Những người cho vay
Giải thích ý nghĩa các tỷ số tài chính
Đánh giá, phân tích các tỷ số tài chính
Rút ra kết luận về tình hình tài chính của NHTM và đưa ra các biện phápcải thiện
Trong phân tích BCTC ngân hàng; các tỷ số tính toán, phân tích cần được đưa ra cho phù hợp Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng được thực hiện dựa trên một số tỷ
số sau:
1.4.1 Nhóm tỷ số hiệu quả:
Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản (AU – Asset Utilization Ratio): cho biết cứ
mỗi 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng tổng thu nhập hoạt động
Tổng thu nhập hoạt động: lấy trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Bình quân tổng tài sản= (Tổng tài sản số cuối năm + Tổng tài sản số đầunăm)/2
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản càng cao chứng tỏ tài sản được luân chuyểnhiệu quả Còn nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản luân chuyển chậm
Biên thu nhập lãi thuần (NIM – Net Interest Margin): cho biết cứ mỗi 100
đồng tài sản có sinh lời (earning assets) sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập lãithuần
Thu nhập lãi thuần = "Thu nhập lãi và thu nhập tương tự" - "Chi phí lãi vàchi phí tương tự"
Bình quân Tài sản có sinh lời = (Tài sản có sinh lời số cuối năm + Tài sản
có sinh lời số đầu năm)/2 Trong đó: Tài sản có sinh lời = Tiền gửi tại NHNN + Tiền
6
Trang 12gửi lại các TCTC khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng + Mua nợ (Giátrị là giá trị chưa trích lập dự phòng).
Biên lợi nhuận ròng (PM – Profit Margin): cho biết cứ mỗi 100 đồng thu
nhập hoạt động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
Lợi nhuận sau thuế; Tổng thu nhập hoạt động được lấy trong Báo cáo Kết quảhoạt động kinh doanh
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA – Return on Assets): cho biết cứ
mỗi 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
Lợi nhuận sau thuế: lấy trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Bình quân tổng tài sản= (Tổng tài sản số cuối năm + Tổng tài sản số đầunăm)/2
Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ sốcàng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thìdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bìnhquân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vàomùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity): cho
biết cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
Lợi nhuận sau thuế: lấy trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Bình quân vốn chủ sở hữu= (Tổng vốn chủ sở hữu số cuối năm + Tổngvốn chủ sở hữu số đầu năm)/2
Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ
sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận Nếu tỷ số này manggiá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty Để so sánhchính xác, cần so sánh tỷ số này của một doanh nghiệp với tỷ số bình quân của toànngành, hoặc với tỷ số của doanh nghiệp tương đương trong cùng ngành
1.4.2 Nhóm tỷ số an toàn:
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR – Loan to Deposit Ratio): cho biết cứ mỗi
100 đồng tiền gửi thì NHTM sử dụng bao nhiêu đồng cho hoạt động cho vay
7
Trang 13Cho vay khách hàng & TCTD khác=Cho vay khách hàng + Tiền gửi và cấp tíndụng các tổ chức tín dụng khác.
Tiền gửi khách hàng & TCTD khác=Tiền gửi của khách hàng + Tiền gửi và vaycác tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác + Phát hành giấy tờ có giá
Tỷ số tài sản có khác trên tổng tài sản có: cho biết cứ mỗi 100 đồng tổng tài
sản có thì NHTM sử dụng bao nhiêu đồng tài sản có khác
Tỷ lệ nợ quá hạn: cho biết cứ mỗi 100 đồng dư nợ cho vay khách hàng thì có
bao nhiêu đồng dư nợ cho vay quá hạn (thuộc nhóm 2, 3, 4, 5)
Theo Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, hỉ tiêu c “Nợ quá hạn”,
“Nợ xấu“, được tiến hành phân loại nợ của Ngân hàng thương mại thành các nhómsau:
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
– Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
8
Trang 14– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã quá hạn;
– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí
Tỷ lệ nợ xấu: cho biết cứ mỗi 100 đồng dư nợ cho vay khách hàng thì có bao
nhiêu đồng dư nợ xấu (thuộc nhóm 3, 4, 5)
“Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 ở mục trên
1.4.3 Tỷ số ngoại bảng:
Tỷ số ngoại bảng trên tổng tài sản có: cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản có thì
NHTM có bao nhiêu đồng giá trị bảo lãnh & cam kết ngoại bảng (nghĩa vụ có thể phátsinh trong tương lai)
Tài sản ngoại bảng mang lại thu nhập đồng thời gắn với rủi ro nên cần được theodõi trên tài khoản ngoại bảng Quản lý tài sản ngoại bảng là quản lý rủi ro
- NH phân loại tài sản ngoại bảng theo thời gian, chủ thể, tính chất rủi ro
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản ngoại bảng → xếp loại tài sảnngoại bảng và hoạch định chính sách cung cấp các hợp đồng tài chính tương lai
1.5 Đánh giá tỷ số tài chính:
Phân tích xu hướng: so sánh các tỷ số tài chính qua nhiều năm để thấy xu
hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính
So sánh trong ngành: so sánh các tỷ số tài chính của NHTM với các tỷ số
tương ứng của bình quân ngành
2 Tính toán, phân tích các tỷ số tài chính của VPBank:
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở trên và các số liệu trong các Báo cáo tài chính hợpnhất đã được kiểm toán của VPBank năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 (file kèmtheo), những chỉ số tài chính của VPBank được tính toán trên file Excel “Xu Ly DuLieu BCTC VPBank_Kem Tieu Luan TT-NH-TTTC” (Kèm theo) và có các kết quảnhư sau:
9
Trang 152.1 Nhóm tỷ số hiệu quả:
2.1.1 Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản (AU)
Bảng 1.1 Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sảnĐVT: %
Năm
Tổng thu nhập hoạt động/Bình quân tổng tài
(Nguồn: tác giả tính toán)
Hình 1.1 Biểu đồ Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản qua các năm
Năm 2019 một đồng tài sản tạo ra 0.104 đồng doanh thu, năm 2020 giảm nhẹmột đồng tài sản tạo ra 0.098 đồng doanh thu, năm 2021 giảm mạnh một đồng tài sảntạo ra 0.092 đồng doanh thu và tỷ số tăng trở lại vào 2022 lên 0.098 đồng doanh thu.Năm 2020 và 2021 là hai năm mà kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của dịchbệnh Covid – 19 nên chỉ số AU bị giảm cũng là điều bình thường Mặc khác các chỉ
số này cũng không giảm quá sâu và đến năm 2022 khi dịch bệnh được đẩy lùi tỷ số
AU đạt 0.98 tăng lên so với năm 2021 là 0.92, điều này cho thấy hiệu suất sử dụngtài sản của VPBank đang có bước chuyển biến tốt
2.1.2 Biên thu nhập lãi thuần (NIM)
Bảng 1.2 Biên thu nhập lãi thuầnĐVT: %
Trang 16Hình 1.2 Biểu đồ Biên thu nhập lãi thuần qua các năm
- Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải có các khoản tài sản để đưavào hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận Để đánh giá hiệu quả hoạt động ngânhàng, người ta phân loại tài sản thành các dạng: Tài sản Có sinh lãi (như các khoản chovay, khoản đầu tư tài chính.), Tài sản Nợ (Huy động khách hàng, Vay từ các ngân hàngkhác.) và tài sản thông thường (ví dụ như tài sản cố định là văn phòng, máy móc thiếtbị.)
- Thu nhập sản sinh ra từ các khoản Tài sản Có sinh lời được hạch toán dướikhoản mục Thu nhập lãi thuần (và các khoản tương tự) Để đo lường hiệu quả tạo lợi
số này rất quan trọng khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào một cổ phiếu ngân hàng nào đó
Hệ số NIM càng cao thì càng thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng đó càng tốt.NIM chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị cũng như nhân viên ngân hàng trong việcduy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của các khoản chi phí
- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của VPBank giai đoạn 2019 – 2022 có xu hướnggiảm dần từ 9,4% năm 2019 xuống 7,7% năm 2022 Nguyên nhân chính là do Ngânhàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt quakhó khăn của ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đặc biệt là năm 2020, 2021 khiến chothu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng Mặt khác dưới vế mẫu số là Tàisản tạo thu nhập lại có xu hướng tăng đều đặn trong giai đoạn này với năm 2019 Tổngtài sản có sinh lời là 324.613.352 triệu đồng, năm 2022 là 535.924.203 triệu đồng tăng1,65 lần; trong khi thu nhập lãi thuần tăng chậm hơn với năm 2019 là 30.670.461 triệuđồng, năm 2022 là 41.021.058 triệu đồng, tăng chỉ có 1,33 lần Có thể nói đây là 2nguyên nhân chính khiến NIM sụt giảm qua các năm
- Tuy sụt giảm qua các năm 2019 - 2022, song tỷ số NIM của VPBank thấp nhấtvẫn là 7,7% cho thấy hiệu quả tạo lợi nhuận của các Tài sản Có sinh lãi của ngân hàng
11
Trang 17này vẫn rất tốt Nó cũng chứng tỏ năng lực quản trị hiệu quả của hội đồng quản trịcũng như nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu sovới mức tăng của các khoản chi phí.
2.1.3 Biên lợi nhuận ròng (PM)
Bảng 1.3 Biên lợi nhuận ròngĐVT: %
Năm
Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập hoạt
(Nguồn: tác giả tính toán)
Hình 1.3 Biểu đồ Biên lợi nhuận ròng qua các năm
- Biên lợi nhuận ròng cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đãloại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ Một doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuậnròng cao và tăng trưởng trong nhiều năm liền là một dấu hiệu tốt, cho thấy doanhnghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn khi có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn
từ một đồng doanh thu
- Qua bảng dữ liệu kết quả tính toán cũng như biểu đồ về chỉ số Biên lợi nhuậnròng của VPBank giai đoạn 2019 – 2022, ta dễ dàng nhận thấy chỉ số này của VPBanktương đối khá cao, mặc dù năm 2021 có sự sụt giảm so với năm 2020 (từ 26,7% năm
2020 giảm xuốn 25,9% năm 2021) nhưng năm 2022 lại có sự tăng mạnh lên 29,3%.Nhìn chung cả giai đoạn Biên lợi nhuận ròng có xu hướng tăng qua các năm Kết quảnày cho thấy hiệu quả hoạt động của VPBank là rất cao khi tạo ra được nhiều lợinhuận dù các năm 2020, 2021 là những năm tình hình kinh tế khó khăn do dịch bệnh,khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
12