Sự tăng trưởng vượt trội tổng tài sản của Southernbank chủ yếu đến từ sự tăng trưởng trong khoản mục tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân 56.11% hàng năm, ti
Trang 1MỤC LỤC
I TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 2
1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển 2
2 Mô hình tổ chức, quản trị 4
3 Đối tác, cổ đông 4
4 Cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật 5
5 Định hướng phát triển, triết lý kinh doanh 5
II NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 6
III NỘI DUNG PHÂN TÍCH 6
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 6
Tài sản 6
Tiền gửi khách hàng 8
Tổng dư nợ 9
Thu nhập trước thuế 11
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ 12
Cơ cấu tài sản 12
Danh mục và chất lượng đầu tư 14
Tài sản có khác 14
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 15
Cơ cấu cho vay 15
Chất lượng tín dụng 17
TÍNH THANH KHOẢN 19
Tỷ trọng tiền mặt và chứng khoán đầu tư 19
Cơ cấu tiền gửi 20
Tương quan giữa tiền gửi và cho vay 21
KHẢ NĂNG SINH LỜI 22
Lợi nhuận trước thuế 22
Tỷ suất sinh lợi 23
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 24
Thu nhập từ lãi thuần 24
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần - NIM 25
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR 26
IV KẾT LUẬN CHUNG 26
Trang 2I TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM
1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển
Lịch sử ra đời
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam (gọi tắt là Ngân hàng Phương Nam) được thành lập theo Giấy phép số 393/GP-UB cấp ngày 15/04/1993 bởi Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM và hoạt động theo Giấy phép số 0030/NH-GP ngày 17/03/1993 do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số thuế 0301167027 cấp ngày 17/04/1993
Vốn điều lệ đăng ký ban đầu: 10 tỷ đồng
Lĩnh vực hoạt động: Tài chính – Ngân hàng
Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
Trụ sở đặt tại: số 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố HCM
Logo:
(được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 3754/QĐ-SHTT ngày 03/03/2010)
Quá trình phát triển
Năm 1997: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đồng Tháp
Năm 1999: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Nam
Năm 2000: Mua Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Công, Thanh Trì Hà Nội
Năm 2001: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú
Năm 2003: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ
Tính đến 31/12/2012, vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 75.269 tỷ đồng
Mạng lưới hoạt động đạt 141 đơn vị phân bổ trong cả nước, bao gồm: 01 Hội sở, 01 Sở giao dịch, 36 Chi nhánh, 87 Phòng giao dịch, 10 Quỹ tiết kiệm, 05 Điểm giao dịch và 01 Công ty trực thuộc, với tổng số công nhân viên là 2.991 người
Trang 3Biểu đồ 1: Mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP Phương Nam
Trang 42 Mô hình tổ chức, quản trị
Biểu đồ 2: Sơ đồ tổ chức ngân hàng TMCP Phương Nam
Hội đồng quản trị do ông Mạch Thiệu Đức làm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch là ông Trầm Trọng Ngân và Trịnh Phước Hiệp và 06 Thành viên HĐQT
Ban kiểm soát bao gồm: bà Nguyễn Thị Ngọc Thu làm Trưởng ban và 02 Thành viên
Ban Tổng giám đốc bao gồm: ông Nguyễn Văn Nhân làm Tổng giám đốc và 10 Phó tổng giám đốc
3 Đối tác, cổ đông
Từ tháng 12/2007 Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Phương Nam UOB được thành lập từ năm 1935 tại Singapore, với hơn 500 chi nhánh và văn phòng đại diện đặt tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ Qua mối quan hệ hợp tác này mà Ngân hàng Phương Nam được nâng cao về kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính
Cơ cấu cổ đông:
Trang 5Biểu đồ 3: Cơ cấu cổ đông của ngân hàng TMCP Phương Nam
Nắm giữ số cổ phần lớn nhất là gia đình ông Trầm Bê với tỷ lệ nắm giữ là 20,14%, trong đó ông Trầm Bê giữ 8,36%, con trai Trầm Trọng Ngân giữ 4,42% và con gái Trầm Thuyết Kiều giữ 7,36%
Sở hữu tỷ lệ lớn thứ 2 là ngân hàng UOB với tỷ lệ 19,99%, do ông Thng Tien Dat làm đại diện
Kế đến là Công ty TNHH Tropical Investments Việt Nam với tỷ lệ 5,68%, do ông See Chin Thye làm đại diện
Ông Thiệu Mạnh Đức (Chủ tịch HĐQT) chỉ sở hữu tỷ lệ 0,8%, ông Nguyễn Văn Nhân (Tổng giám đốc) và vợ sở hữu tỷ lệ 0,209%
Là thành viên của Hiệp hội Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (Swift), nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế chất lượng tốt
Trang 6 Định hướng trở thành tập đoàn tài chính đa năng và là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam
Triết lý kinh doanh: Cam kết mang đến giá trị “Tín” trong chất lượng từng dịch vụ
II NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM
1 Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
2 Báo cáo của Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
3 Bảng cân đối kế toán ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
5 Thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
6 Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng
7 Số liệu từ báo cáo thường niên một số ngân hàng thương mại cổ phần khác ở Việt Nam
III NỘI DUNG PHÂN TÍCH
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
Trang 7Bình quân chung trong giai đoạn 2007 - 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản của Southernbank khoảng 38%/năm Quy mô tổng tài sản của Southernbank đã có sự tăng trưởng vượt trội trong những năm đầu lên sàn chứng khoán Từ 9.116 tỷ năm 2006 lên 75.270 tỷ đồng vào cuối năm 2012 Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần qua thời gian, từ 27.91% năm 2006 xuống chỉ còn 7.54% năm 2012 Nhìn chung, đây là xu hướng thay đổi chung của cả ngành ngân hàng, khi nền kinh tế từ rất thịnh vượng những năm 2006 – 2007 sa vào suy thoái và chưa có dấu hiệu phục hồi cho đến tận hiện nay
Sự tăng trưởng vượt trội tổng tài sản của Southernbank chủ yếu đến từ sự tăng trưởng trong khoản mục tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân 56.11% hàng năm, tiếp đến là cho vay khách hàng 45.71% và cuối cùng là tài sản cố định 23.54%
Khoản mục tiền gửi tại ngân hàng nhà nước tuy có tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng của khoản mục này trong cơ cấu tài sản thấp, chỉ 3.6% vào thời điểm cuối năm 2012, đây chủ yếu là các khoản dự phòng, dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước, sự tăng trưởng mạnh
mẽ của khoản mục này cho thấy sự đi lên trong nguồn vốn huy động và hoạt động tín dụng của ngân hàng
Cho vay khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản 56.76% vào thời điểm 31/12/2012 Mặc cho thị trường giai đoạn vừa qua có nhiều biến động, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung cho vay khách hàng của Southernbank tăng trưởng tương đối ổn định
So sánh với một số ngân hàng có niêm yết số liệu trên sàn chứng khoán ta thấy, Southernbank chỉ là một ngân hàng thuộc cỡ nhỏ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
và có tốc độ tăng trưởng tài sản tương đối ổn định qua thời gian
Trang 8Biểu đồ 6: Biến động tài sản của một số ngân hàng qua các năm
Tiền gửi khách hàng
Biểu đồ 7: Biến động tiền gửi của Southernbank qua các năm
Cũng như tất cả các ngân hàng thương mại khác, nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Southernbank là tiền gửi khách hàng Khoản mục này cũng có sự tăng trưởng khá ẩn tượng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 48.96% trong suốt giai đoạn
2006 - 2012 Nhìn chung sự tăng trưởng của khoản mục này có sự trồi sụt liên tục và dường như đi theo sự lên xuống của nền kinh tế quốc gia Khoản mục này tăng trưởng mạnh nhất vào 2 năm 2009
và 2010 với mức tăng xấp xỉ 76% rồi có xu hướng chững lại trong năm 2011 và 2012 với mức tăng trưởng chỉ đạt 7.32% và 15.77%
Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn 85.75% (2012), trong khi tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy Southernbank là một ngân hàng
đi theo định hướng bán lẻ điển hình
Trang 9Biểu đồ 8: Biến động tiền gửi của một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
So sánh với tình hình một số ngân hàng thương mại khác, nhìn chung quy mô huy động vốn của Southernbank còn tương đối thấp và tỷ lệ tăng trưởng cũng chỉ ở mức tương đối của ngành
Tổng dư nợ
Biểu đồ 9: Biến động của tổng dư nợ Southernbank qua các năm
Tăng trưởng 25.51% 63.68% 107.40% 58.03% 13.02% 23.47%
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Southernbank qua các năm
Tổng dư nợ của ngân hàng trong 6 năm tăng từ 4.643 lên 43.633 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 45.3% hàng năm Dư nợ tăng của ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất
Trang 10vào năm 2009 với mức tăng trưởng 107.4% sau đó chậm lại trong giai đoạn sau và chỉ còn 23.47% trong năm 2012
Nhìn vào biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2008 - 2012 chúng ta có thể thấy sự phân hóa rõ rệt giữa 2 nhóm ngân hàng, Nhóm cổ phần nhà nước đại diện là Viettinbank và Vietcombank có mức tăng trưởng rất ấn tượng bất chấp sự trì trệ của nền kinh tế trong thời gian qua Nhóm thương mại cổ phần trong giai đoạn vừa qua đều có kịch bản chung là suy giảm hoặc tăng trưởng chậm lại trong tổng dư nợ cho vay, do đó có thể đánh giá diễn biến dư nợ của Southernbank trong thời gian qua là có tính xu thế, không phải bắt nguồn từ các nguyên nhân nội tại của ngân hàng
Biểu đồ 10: Biến động của dư nợ cho vay một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
Trang 11Thu nhập trước thuế
Biểu đồ 11: Biến động thu nhập của Southernbank qua thời gian
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng thu nhập của Southernbank một số năm
Thu nhập trước thuế của Southernbank biến động không có xu hướng và có xu hướng xấu đi trong thời gian gần đây Lợi nhuận năm 2012 chỉ đạt 121.972 tỷ đồng, bằng 49.11% lợi nhuận trước thuế năm 2011 Sự sụt giảm của lợi nhuận trước thuế của ngân hàng được giải thích thông qua 2 yếu tố chính đó là sự gia tăng của chi phí lãi trong cơ cấu thu nhập, chi phí lãi và các chi phí tương
tự từ 82.23% năm 2009 đã tăng trưởng liên tục lên mức 103.05% vào năm 2012 gây ra sự sụt giảm mạnh mẽ trong thu nhập lãi thuần, khoản thu nhập chính của ngân hàng và khoản lỗ xấp xỉ 64 tỷ đồng trong lĩnh vực kinh doanh vàng trong năm 2012
Tăng trưởng 34.41% -46.12% 127.88% 71.26% -53.36% -50.89%
Trang 12Biểu đồ 12: Biến động thu nhập của một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
Nhìn vào biểu đồ thể hiện sự thay đổi của lợi luận trước thuế của một số ngân hàng khác, chỉ có 3 ngân hàng có sự gia tăng lợi nhuận trong năm 2012, đó là Vietinbank, MB và SHB còn lại đều phải chịu sự đi xuống trong khoản mục này
1 Đánh giá chung về quy mô và tốc độ tăng trưởng của Southernbank trong giai đoạn
2008 - 2012
Đánh giá một cách tổng quát, Southernbank là một ngân hàng có quy mô nhỏ cả về vốn điều
lệ lẫn quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay Tổng tài sản, dư nợ và huy động của ngân hàng tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm tuy nhiên lợi nhuận của ngân hàng lại có xu thế giảm sút khá mạnh cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng đi xuống và nếu không có sự điều chỉnh trong định hướng hoạt động trong giai đoạn tới, Southernbank
sẽ khó có thể có một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống ngân hàng vốn đang cạnh tranh rất khôc liệt hiện nay
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ
Cơ cấu tài sản
a Cho vay khách hàng và LAR
Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng thương mại, năm 2012 khoản mục cho vay khách hàng của Southernbank chiếm tỷ trọng cao nhất, 56.76%, tăng 6.96% so với năm
2011 Nhìn chung, tỷ trọng khoản mục này đang có xu thế gia tăng theo thời gian
Trang 13Biểu đồ 13: Biến động của LAR Southernbank giai đoạn 2008 -2012
Bảng 4: LAR của Southernbank giai đoạn 2008 - 2012
Biểu đồ 14: Biến động trong LAR của một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
Nhìn chung, khi xem xét sự biến đổi của tỷ trọng cho vay khách hàng trong cơ cấu tài sản (tỷ lệ LAR) ở một số ngân hàng thương mại, thì Southernbank được đánh giá là có tỷ lệ LAR tương đối an toàn khi đứng ở mức trung bình và xu thế biến động tương đối giống với các ngân hàng thương mại khác cũng như xu thế tình hình của nền kinh tế việt nam Tỷ trọng cho vay tăng khá mạnh trong giai đoạn trước 2009 - giai đoạn kinh tế có sự phát triển nóng, nhu cầu tín dụng lớn, sụt
Tỷ trọng 45.66% 55.22% 51.44% 49.80% 56.76%
Trang 14giảm trong giai đoạn 2009 - 2011 - giai đoạn suy thoái chung của nền kinh tế và tăng trở lại khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại trong năm 2012 vừa qua
Danh mục và chất lượng đầu tư
Không như các ngân hàng thương mại khác, danh mục đầu tư của Southernbank tương đối nghèo nàn, Southernbank di theo chủ trương xuyên suốt không đầu tư vào bất động sản, ít đầu tư vào chứng khoán kinh doanh, tỷ trọng của chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần theo thời gian
Tài sản có khác
Đứng ngay sau cho vay khách hàng là tài sản có khác với tỷ trọng là 31.83% trong cơ cấu tài sản của Southernbank Đi cùng với sự gia tăng của tổng tài sản của ngân hàng trong thời gian qua, khoản mục này cũng có sự gia tăng khá mạnh về cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng Sự tăng cao của tỷ trọng khoản mục này trong cơ cấu tài sản được giải thích bởi sự gia tăng mạnh mẽ của khoản mục các khoản phải thu khác và chi phí xây dựng dở dang, đây là các tài sản của ngân hàng phát sinh trong quá trình hoạt động cho vay và đang chờ thu hồi
Biểu đồ 15: Tỷ trọng của tài sản có khác trong cơ cấu tài sản của Southernbank qua thời
gian
Trang 15Biểu đồ 16 - 17: Cơ cấu của tài sản có khác năm 2012 và sự biến động của khoản mục
này qua thời gian
Tỷ trọng của khoản mục này trong cơ cầu tài sản của Southernbank càng cao, đây phần vốn
mà ngân hàng bị ứ đọng, không luân chuyển được và sẽ làm chậm vòng quay vốn của ngân hàng, làm giảm khả năng sinh lời của tài sản Nó là một dấu hiệu không tốt cho tình hình sức khỏe của Southernbank, Thêm nữa, nhìn vào cơ cấu, tỷ trọng cao nhất của khoản mục này là các khoản phải thu từ bất động sản, tính lỏng tương đối thấp và tương đối khó thu hồi trong giai đoạn hiện nay
1 Đánh giá chung về cơ cấu tài sản và chất lượng đầu tư
Nhìn chung, cơ cấu tài sản của Southernbank tương đối đặc trưng cho ngành ngân hàng với
tỷ trọng khoản mục cho vay khách hàng cao Tuy nhiên không giống với các ngân hàng khác, tỷ trọng danh mục đầu tư của Southernbank thấp và danh mục đầu tư tương đối nghèo nàn Tài sản có khác chiếm tỷ trọng tương đối cao và không hiệu quả do chủ yếu được cấu thành từ các khoản phải thu từ bất động sản phát sinh trong quá trình cho vay, việc thu hồi gặp nhiều khó khăn
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Cơ cấu cho vay
Cơ cấu theo hình thức cho vay: Hình thức cho vay của Southernbank chưa thực sự phong
phú, ngân hàng đang có 3 hình thức cho vay chính là cho vay thông thường đối với tổ chức, cá nhân trong nước, cho vay chiết khấu và cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Tuy nhiên 2 loại hình cho vay chiết khấu và cho vay ủy thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi cho vay thông thường năm
Trang 16Cơ cấu theo thời gian vay: Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất,
82% (2012), tiếp đến là cho vay trung hạn 18%, cho vay dài hạn có tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay tại Southernbank
Biểu đồ 18: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian vay tại Southernbank
Theo đối tượng khách hàng:
Biểu đồ 19: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại Southernbank
Theo nghành cho vay: Chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay thương nghiệp, ngành vận tải,
kho bãi và xây dựng