1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 206,4 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VPBANK (7)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank (7)
      • 1.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp (7)
        • 1.1.1.1. Tư cách pháp nhân (7)
        • 1.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh (7)
        • 1.1.1.3. Văn hoá kinh doanh VPBank (8)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng (10)
        • 1.1.2.1. Các sự kiện đáng chú ý (10)
        • 1.1.2.2. Vốn điều lệ (12)
        • 1.1.2.3. Mạng lưới hoạt động (13)
        • 1.1.2.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên (15)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VPBank (16)
    • 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank trong một số năm gần đây (18)
    • 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank (21)
      • 1.4.1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế (21)
      • 1.4.2. Ảnh hưởng từ vị thế của các ngân hàng Việt Nam so với hệ thống ngân hàng của khu vực và trên thế giới (23)
        • 1.4.2.1. Mức độ phát triển và đóng góp của khu vực ngân hàng đối với nền kinh tế. 19 1.4.2.2. Tính lành mạnh và năng lực của hệ thống ngân hàng (23)
      • 1.4.3. Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh trên thị trường (27)
      • 1.4.4. Đặc điểm tâm lý khách hàng (28)
      • 1.4.5. Yếu tố về những xu hướng phát triển chủ yếu cho ngành ngân hàng (29)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK (32)
    • 2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPbank giai đoạn hiện nay (32)
      • 2.1.1. Năng lực thị phần (32)
      • 2.1.2. Năng lực tài chính (34)
        • 2.1.2.1. Vốn điều lệ (34)
        • 2.1.2.2. Khả năng huy động vốn (36)
        • 2.1.2.3. Mức độ rủi ro tín dụng (37)
      • 2.1.2. Năng lực công nghệ thông tin (40)
      • 2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực (41)
      • 2.1.4. Hoạt động quản trị điều hành (43)
      • 2.1.5. Sản phẩm: tính đa dạng, chất lượng sản phẩm,… (43)
      • 2.1.6. Năng lực quản lý hệ thống mạng lưới (46)
      • 2.1.7. Một số yếu tố khác (47)
    • 2.2. Đánh giá chung (47)
      • 2.2.1. Thành tựu đạt được (50)
      • 2.2.2. Hạn chế (51)
      • 2.2.3. Nguyên nhân (52)
        • 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan (52)
        • 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan (53)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK (54)
    • 3.1. Định hướng phát triển của VPbank trong những năm tới (54)
      • 3.1.1. Nhận định những đặc điểm của thị trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh (54)
      • 3.1.2. Phương hướng hoạt động VPbank trong thời gian tới (57)
      • 3.1.3. Chiến lược phát triển của VPbank trong thời gian tới (58)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPbank trong thời gian tới (60)
      • 3.2.1. Tăng cường sức mạnh tài chính (60)
      • 3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ (62)
      • 3.2.4. Tiếp tục công cuộc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng (63)
      • 3.2.5. Phát triển mạng lưới phân phối hiệu quả, hợp lý (64)
      • 3.2.6. Củng cố, phát huy sức mạnh nguồn nhân lực (64)
      • 3.2.7. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành (65)
      • 3.2.8. Xây dựng chiến lược marketing và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng (65)
      • 3.2.9. Tiết kiệm chi phí quản lý (66)
    • 3.3. Một số kiến nghị (67)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước (67)
        • 3.3.1.1. Thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng (67)
        • 3.3.1.2. Rà soát hệ thống văn bản liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng để bổ sung hợp lý (67)
        • 3.3.1.3. Cải thiện thủ tục, chính sách (67)
        • 3.3.1.4. Các giải pháp khác (68)
        • 3.3.1.5. NHNN ban hành bộ luật về cạnh tranh (68)
      • 3.3.2. Với chính phủ, các cấp bộ ngành liên quan (69)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VPBANK

Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank

1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp

Hành động vì ước mơ của bạn"

 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Tên viết tắt tiếng việt: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

 Tên giao dịch: VIETNAM PROSPERITY JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043.9288869

Website: www.vpb.com.vn

Email: customercare@vpb.com.vn

 Giấy phép hoạt động: số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.

 Giấy phép thành lập: số 1535 /QB-UB ngày 4 tháng 9 năm 1993

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư

 Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng

 Kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác

 Thanh toán (trong nước, quốc tế)

 Chuyển tiền (trong nước, kiều hối, WU)

 Kinh doanh chứng khoán thông qua hoạt động của công ty chứng khoán VPBS

 Dịch vụ bất động sản thông qua công ty bất động sản AMC

 Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

1.1.1.3 Văn hoá kinh doanh VPBank

Trở thành Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.

- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá

- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm

- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.

Thương hiệu mới của VPBank với phương châm " Hành động vì ước mơ của bạn" , được xây dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, và Đơn giản Trong đó:

CHUYÊN NGHIỆP: Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

TẬN TỤY: Nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng một cách rõ ràng và cụ thể.

KHÁC BIỆT: Luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng. ĐƠN GIẢN: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ Ngân hàng với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Biểu tượng mới là hình ảnh cách điệu bông hoa sen đang nở, loài hoa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện mong muốn của VPBank đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng và trường tồn cho đất nước Việt Nam.

Hình dáng biểu tượng này giống như hai đôi bàn tay ấp ủ mầm non đang vươn lên, tượng trưng cho sự phát triển đi lên không ngừng, là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy để đảm bảo cho sự phát triển và thịnh vượng.

Màu đỏ tươi của cánh hoa thể hiện sự nhiệt huyết, tinh thần làm việc hăng say, tính sáng tạo, sự thịnh vượng và may mắn cũng như tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng trong mỗi hoạt động của VPBank.

Kiểu chữ được thiết kế thoáng và đơn giản mang đến một cái nhìn và cảm nhận hiện đại, đồng thời thể hiện sự minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng.Những đường cong mềm mại thể hiện sự linh hoạt, phục vụ tận tuỵ và thủ tục đơn giản Màu xanh lá cây mang lại sức sống tươi mới với ý nghĩa đem đến thành công vững bền cho khách hàng, cũng như sự thành công, phát triển của chính Ngân hàng.Đặc biệt, nét chữ ‘k' ở cuối logo được tạo thành bởi cánh hoa sen màu đỏ hướng lên trên, thể hiện quyết tâm của VPBank muốn đem đến khách hàng những sản phẩm/dịch vụ độc đáo, khác biệt với chất lượng tốt nhất, với phong cách hiện đại,chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhất, với mong muốn giúp khách hàng biến ước mơ thành hiện thực thông qua những nỗ lực hành động Cùng với hình ảnh cánh hoa sen, cánh hoa trong chữ ‘k' đem đến cảm giác về một sự nhất quán, kiên định với định hướng phát triển bền vững của ngân hàng, xây dựng hình ảnh một VPBank là đối tác uy tín cho sự hợp tác bền chặt và cùng phát triển với các khách hàng.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

1.1.2.1 Các sự kiện đáng chú ý

Bảng 1: Tổng hợp các sự kiện đáng chú ý quá trình hình thành và phát triển VPBank

1993 - 1995 - 12/08/1993 VPBank được Thống đốc NHNN cấp giấy phép thành lập Trong năm 1993, VPBank chính thức khai trương tại địa chỉ 18B Lê Thánh Tông-Hà Nội; VPBank mở chi nhánh tại Thành phố

- 1994: khai trương thêm chi nhánh Hải Phòng, và một số phòng giao dịch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- 1995: khai trương chi nhánh Đà Nẵng

1998 Đại hội Cổ đông thường niên VPbank 1997

2002 Đại hội Cổ đông thường niên VPbank 2001

2004 - 2005 - 2004: Kí hợp đồng thanh toán thẻ MasterCard International

Ra mắt Website VPbank Nâng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng

- 2005: Khai trương các chi nhánh cấp I tại Huế, Sài Gòn,Hà Nội và một số chi nhánh ở Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc

Nâng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng

Ra mắt biểu tượng mới của VPbank

2006 - Khai trương chi nhánh Bắc Giang, trụ sở chính, một số phòng giao dịch

- VPBank và BIDV ký kết Hợp đồng vay phụ DA Tài chính nông thôn II

- VPBank và OCBC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

- VPBank ký hợp đồng mua CoreBanking - T24 của Temenos ThụySỹ

- Nâng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng (31/05/2006), lên 750 tỷ đồng (01/11/2006)

- Công ty TNHH Chứng khoán VPBank chính thức hoạt động

2007 - Khai trương chi nhánh, phòng giao dịch trên các tỉnh, thành

- Nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng

- Họp báo ra mắt thẻ MasterCard

2008 - Phát hành thẻ MasterCard E-card

- NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần cho OCBC

- Nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng

2009 - Thống đốc NHNN Việt Nam đã có các công văn số

4375,4374,4373,4372,4371,4370,4369,4368/NHNN-CNH chấp thuận đề nghị mở Chi nhánh tại An Giang, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Thuận.

- NHNN Việt Nam ban hành quyết định 1768 chuẩn y việc bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đối với ông Nguyễn Hưng.

2010 - Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân

Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

- VPBank chính thức sử dụng thương hiệu mới

Nguồn: Tổng hợp thông tin các tài liệu VPBank

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của vốn điều lệ của ngân hàng trong một số năm gần đây:

Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng vốn điều lệ của VPBank các năm 2005-2010

Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VPBank

Hình 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPbank

 Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2010-2014 gồm 6 thành viên, trong đó có 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 3 thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề lớn như: quyết định chíên lược phát triển của ngân hàng, bổ nhiệm, cách chức giám đốc, phó tổng giám đốc, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, quyết định giá chào bán cổ phiếu,….

 Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm 4 thành viên chuyên trách Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng,….

 Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập ra các ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I Hội đồng tín dụng và các ban tín dụng đều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với giới hạn, mức độ khác nhau.

 Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ trực thuộc ban kiểm soát, được phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên Bộ phận này có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, sau và trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ ngân hàng.

 Các phòng giao dịch có chức năng:

 Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân

 Thu hút tiền gửi trong dân cư

 Thực hiện một số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán visa, séc du lịch.

 Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng Bộ phận kế toán giao dịch được bố trí theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài khoản của cùng một khách hàng để có thể nắm vững toàn bộ quan hệ của khách hàng với ngân hàng và để quản lý các tài khoản của khách hàng chặt chẽ hơn Phòng kế toán có nhiệm vụ phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho các phòng nghịêp vụ liên quan.

 Các phòng ban khác có liên quan thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ có liên quan,dưới sự kiểm soát, lãnh đạo của ban điều hành và các cơ quan khác có liên quan.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank trong một số năm gần đây

Bảng 4: Tóm tắt một số chỉ tiêu báo cáo tài chính các năm 2005 - 2009 Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu nhập 470.226 995.003 1.834.731 2.630.121 2.163.995 Tổng chi phí (394.017) (838.195) (1.520.242) (1.978.611) (1.781.363) Lợi nhuận trước thuế 76.209 158.808 313.523 198.723 382.632

Bảng cân đối kế toán

Nợ phải trả 5.761.898 9.323.682 15.956.599 16.295.032 24.995.021 Vốn chủ sở hữu 331.265 835.619 2.180.834 2.352.598 2.547.985

Từ hoạt động kinh doanh 979.325 1.844.704 (1.780.736) 1.027.458 3.885.394

Từ hoạt động đầu tư (1.126.308) (365.706) 299.248 (326.443) 97.783

Từ hoạt động tài chính 86.418 394.826 1.122.455 76.012 (84.699)

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 66.565 1.873.824 (359.033) 777.027 3.898.478

Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank

Qua bảng tổng kết trên ta thấy, tổng thu nhập các năm từ 2005 tới 2008 tăng lên khá nhanh, thời kì này tăng khoảng 2%/năm chính vì vậy mà chỉ sau 4 năm hoạt động, từ năm 2005 tới hết năm 2008 tổng thu nhập tăng từ 470.226 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên thành 2.630.121 triệu đồng, gấp 5,6 lần thu nhập của năm 2005, tăng 2.159.895 triệu đồng, và chi phí cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng giữa hai chỉ tiêu này không đồng đều nên lợi nhuận trước và sau thuế giữa các năm có tình trạng tăng giảm không ổn định, do tình hình tài chính các năm không ổn định, ngân hàng đang ở bước đầu mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư nhiều nên lợi nhuận tăng nhưng không ổn định Năm 2008, lợi nhuận giảm so với các năm trước đó, bởi chi phí tăng lên vượt mức tăng của lợi nhận, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng mạnh cuả lạm phát quá cao của năm 2008 đã đẩy chi phí tăng vượt mức, so với năm 2007 có mức lợi nhuận trước thuế 313.523 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2008 chỉ đạt 198.723 triệu đồng, giảm 37% so với năm trước Năm 2009 hiệu quả hoạt động đã được phục hồi, lợi nhuận tăng lên gấp đôi so với năm 2008, chứng tỏ ngân hàng đã lấy lại được phong độ sau đợt lạm phát dữ dội và đã nỗ lực trong việc hạn chế chi phí hoạt động, nâng cao khả năng sinh lời của chi phí bỏ ra

Quy mô tổng tài sản cũng tăng khá nhanh qua các năm, sau 5 năm tăng từ 6.093.163 triệu đồng ở năm 2005 tới 27.543.006 triệu đồng năm 2009, gấp 4,5 lần so với năm 2005 Năm 2008, với mức tăng khiêm tốn nhất, tăng 3% so với năm

2007 là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hoạt động của ngân hàng bị cản trở, do vậy ngân hàng phải cẩn trọng trong việc mở rộng quy mô tài sản của mình.

Hoạt động lưu chuyển tiền tệ qua các năm khá khác biệt, năm 2007 lượng lưu chuyển tiền thuần âm, do lượng tiền thu hồi được từ hoạt động này thâm hụt quá nhiều, tiền dùng cho hoạt động đầu tư, kinh doanh hay tài chính vẫn chưa có cơ cấu ổn định bởi giai đoạn này ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Năm 2008 dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng lượng tiền lưu chuyển thuần vẫn đảm bảo được ở con số dương và đến 2009 đã thực sự đã điều chỉnh, cơ cấu được hoạt động lưu chuyển tiền cho các hoạt động, lượng tiền tăng lên gấp 5 lần so với năm 2008.

Tính đến hết năm 2010, tổng tài sản của VPBank đạt 57.960 tỷ đồng, tổng vốn huy động đạt 24.433 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 25.324 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động gồm có 150 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc Theo ông Nguyễn Hưng, tổng giám đốc đương thời ngân hàng VPBank, tính đến 31/12/2010, VPBank đã tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng, nếu tính cả thặng dư vốn, vốn tự có của ngân hàng hiện ở mức 5.200 tỷ đồng Do đó ngân hàng không chịu áp lực phải huy động vốn trong năm 2011

Khả năng sinh lời là thước đo đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại Mức sinh lời được phân tích qua các thông số: ROE, ROA ROA thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản – đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng ROE thể hiện khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng thu được trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng Các chỉ số khả năng sinh lời của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Tính toán các chỉ số tài chính ROA, ROE của VPbank 2005 – 2009

Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) 1,09% 1,93% 1,80% 0,8% 1,3%

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 21,85% 22,59% 17,63% 6,7% 13,9%

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo thường niên VPBank

- Hệ số sinh lợi của tài sản( ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu( ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ sinh lời/tổng tài sản (ROA) trung bình 10 ngân hàng có ROA cao nhất năm 2009 là 2,93%, trung bình ROA toàn ngành là 1,32%; tỷ lệ lời/vốn chủ sở hữu

(ROE) trung bình của 10 ngân hàng có tỷ lệ ROE cao nhất là 17,14%, trung bình ROE toàn ngành là 8,57%.

Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) của VPbank từ 2005-2009 dao động trong khoảng 0,8%-1,93%, so với 10 ngân hàng có hệ số này cao nhất thì VPbank còn kém xa, và so với trung bình ngành thì VPbank vẫn còn phải phấn đấu nhiều Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) cũng đang ở mức khá khiêm tốn, năm 2005-

2009 đạt 6,7% - 22,59%, sở dĩ như vậy là do đây là những năm đầu của chiến dịch mở rộng mạng lưới bán lẻ trên toàn quốc của ngân hàng Năm 2008 cũng là năm có chỉ số này thấp nhất, đạt 6,7%, giảm trầm trọng so với các năm trước đó, do việc thắt chặt tín dụng tránh ảnh hưởng của lạm phát năm 2008, hơn nữa năm 2008, mức lãi suất huy động cũng phải tăng cao do ảnh hưởng mạnh của cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong các năm vừa qua còn đạt mức khiêm tốn, do vậy cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể để giai đoạn sau đạt mức lợi nhuận cao hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank

1.4.1 Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế

Năm 2008, thế giới đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồi tệ nhất, khủng khiếp nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930 Cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra từ đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng ra các nước khác Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều không tránh khỏi được những ảnh hưởng tiêu cực do cuộc khủng hoảng này để lại Nền kinh tế thế giới trong một thời gian dài rơi vào rối loạn, không tăng trưởng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng này, thị trường xuất khẩu, ngành ngân hàng cũng có nhiều nhưng nguy cơ đáng lo ngại do mối quan hệ hợp tác và thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng mà nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang khai thác khi đó,…Năm 2010 vừa qua, nền kinh tế nhiều nước trên thế giới có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt, kinh tế tăng trưởng nhanh và đạt được kết quả cao, là dấu hiệu tốt cho hồi phục.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quan niệm mua vàng là một biện pháp chống lại lạm phát và đảm bảo an toàn tài chính trong bối cảnh các loại tiền tệ có xu hướng giảm giá Trong báo cáo thường niên mới công bố về thị trường tài chính toàn cầu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tỏ ra lạc quan về triển vọng của vàng Theo các quan chức cơ quan quản lý tiền tệ này, các đồng tiền mạnh trên thế giới như đôla hay euro có nguy cơ tiếp tục mất giá do bong bóng tài sản và kinh tế

Mỹ cũng như châu Âu phục hồi chậm chạp Vì thế, cơ quan này cho rằng mua vàng là một biện pháp chống lại hiện tượng lạm phát và để bảo đảm tài chính trong bối cảnh các loại tiền tệ có xu hướng giảm giá.

Nền kinh tế Mỹ từ khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008-2009 cũng có những diễn biến rất phức tạp, tăng trưởng của nhiều ngành suy giảm nghiêm trọng thậm trí là phá sản, GDP giảm sút, đầu tư vào các ngành công nghiệp cũng sụt giảm trầm trọng Bắt đầu khủng hoảng từ việc sụp đổ nhiều Ngân hàng lớn của Mỹ khiến cho thị trường tài chính – ngân hàng khủng hoảng trầm trọng trên nhiều phương diện, nhiều ngân hàng lớn phá sản khiến cho các ngân hàng khác cũng trong tình trạng bị đe dọa Hai năm sau khi Lehman Brothers phá sản, một lượng lớn các ngân hàng

Mỹ vẫn khó khăn, thị trường tài chính vẫn chưa hồi phục hoàn toàn Theo tính toán của Calculated Risk, tính đến cuối tuần trước, số lượng các ngân hàng Mỹ thuộc diện có vấn đề lên tới 985, mức cao nhất từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu Đầu năm 2011, con số này mới ở mức 935 Khi Calculated Risk bắt đầu tính toán số lượng ngân hàng có vấn đề vào giữa năm 2009, khi đó số ngân hàng thuộc diện có vấn đề mới chỉ ở mức 400 Trong chưa đầy 2 năm, gần 600 ngân hàng Mỹ đã rơi vào mức nguy hiểm và con số này ngày một tăng cao Phần lớn các ngân hàng thuộc diện dễ sụp đổ đều là các ngân hàng nhỏ và không được nhiều người biết đến Ngân hàng lớn nhất trong nhóm này là ngân hàng Plumas Bank, hiện đang nắm khoản vay

500 triệu USD và một số tài sản khác Lý do các ngân hàng này gặp khó khăn là do không nhận được hỗ trợ của chính phủ giống như các ngân hàng lớn Hơn nữa, phần lớn các ngân hàng nhỏ chỉ nắm các khoản vay thương mại Dù lợi nhuận của nhóm ngân hàng lớn tại Mỹ hiện tốt hơn so với thời kỳ năm 2008, việc số lượng các ngân hàng “có vấn đề” tăng mạnh trên khắp nước Mỹ được coi như lời cảnh báo rằng lĩnh vực tài chính còn lâu mới hồi phục.

Theo Bộ Tài chính Nhật, dự trữ ngoại hối của Nhật đã tăng lên 1.120 tỷ USD tính tới cuối tháng 3 sau khi nước này can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn đồng yên tăng giá cùng với sự phối hợp của G7 Tính tới cuối tháng 2, dự trữ ngoại hối của Nhật ở mức 1.091,485 tỷ USD Nhật Bản đã chi tổng cộng 692,5 tỷ yên (8,1 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường giao dịch ngoại hối trong tháng 3, khi các nướcG7 đồng ý can thiệp vào thị trường lần đầu tiên trong hơn 10 năm để ngăn đồng yên tăng giá quá cao so với USD Sau thảm họa động đất - sóng thần ngày 11/3, đồng yên đã tăng mạnh do kỳ vọng nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhật ở nước ngoài sẽ hồi hương giúp tái thiết đất nước.

Mức lãi suất tăng cao hơn nhiều so với thời kì trước đó, cũng như các chính sách thắt lưng buộc bụng tại các thị trường đang nổi Chính phủ tại các nền kinh tế này đang phản ứng với tình trạng lạm phát, giá lương thực tăng bằng chính sách thắt chặt tiền tệ Trung Quốc tiếp tục tăng yêu cầu dự trự bắt buộc, cũng như lãi suất Ấn Độ, Hàn Quốc và Braxin tiếp tục tăng lãi suất Nhưng không có gì đảm bảo rằng việc tăng lãi suất và các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ hiệu quả, bởi giá lương thực, giống các mặt hàng khác như xăng dầu, thường không bị tác động bởi chính sách tiền tệ.

1.4.2 Ảnh hưởng từ vị thế của các ngân hàng Việt Nam so với hệ thống ngân hàng của khu vực và trên thế giới

Trong 10 năm trở lại đây hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng và đáng ghi nhận, góp phần quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước Tuy nhiên, xét trong mối tương quan giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn một số điểm cần phải được cải thiện, đặc biệt về mức độ cạnh tranh khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng nội địa. Để đánh giá và so sánh sự phát triển của hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia trên thế giới, mỗi tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau hiện nay có 2 tiêu thức phổ biến nhất để định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới là: Mức độ phát triển và đóng góp của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế; và Tính lành mạnh và năng lực của hệ thống ngân hàng.

1.4.2.1 Mức độ phát triển và đóng góp của khu vực ngân hàng đối với nền kinh tế a) Độ sâu tài chính

Theo một đỏnh giỏ toàn diện của một nghiờn cứu thực nghiệm của Demirgỹỗ- Kunt và Levine (2008), các bằng chứng được kiểm nghiệm cho thấy độ sâu tài chính, được đo bằng các chỉ số như: tỷ lệ của các khoản nợ có tính thanh khoản trên GDP, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng Sự gia tăng của độ sâu tài chính, thể hiện qui mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, thường được xem như là một trong nhiều bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia

Sử dụng chỉ số tín dụng/GDP để so sánh về độ sâu tài chính của Việt Nam, có thể thấy độ sâu tài chính của Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng, từ 35% GDP năm 2000 lên 90%GDP năm 2008 và 107% năm 2009 Năm 2010 dự kiến đạt 115%,,đạt ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia Hình dưới đây sẽ cho thấy sự so sánh về xu thế tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác trong vòng 10 năm qua. b) Khả năng truy cập dịch vụ ngân hàng và mức độ cạnh tranh

Số lượng các tổ chức tài chính/chi nhánh/phòng giao dịch/điểm giao dịch tính trên một số lượng đầu người nhất định trả lời cho vấn đề về mức độ dễ dàng truy cập vào các dịch vụ tài chính trong một quốc gia Ở Việt Nam, tính đến 2009, hệ thống các TCTD bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước (NH TMCP Ngoại Thương

Việt Nam, NH TMCP Công Thương Việt Nam, NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam,

NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long) với 1.405 chi nhánh, 38 ngân hàng thương mại cổ phần với 1.830 sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng giao dịch Như vậy tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 người dân trung bình vào khoảng 3,72 Con số này mặc dù khá tương đồng với Philippine (khoảng xấp xỉ 4) những vẫn thấp hơn Thái Lan và Indonexia và là một khoảng cách khá xa so với các nước OECD (xấp xỉ 27)

Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến cuối năm 2010, số lượng máy ATM mặc dù tăng hơn 9 lần (từ 1.200 máy lên tới hơn 11.000 máy); số thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tăng 4,6 lần (từ 10.000 POS lên tới 46.000 POS hiện nay), hiện tương đương với Philippin và Indonesia, và cách khá xa so với Thái Lan và Trung Quốc.

Số lượng máy ATM, POS ngày càng được trang bị rộng khắp trên toàn quốc đã góp phần rất lớn nâng cao sức cạnh tranh, đem lại sự tiện ích cho khách hàng. Ngoài ra, việc tham gia vào liên minh ngân hàng đã tạo cho VPBank có một môi trường thuận lợi hơn trên con đường phát triển của mình Góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPbank giai đoạn hiện nay

2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPbank giai đoạn hiện nay.

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng do công ty chứng khoán MHB thực hiện

Thị phần huy động vốn của VPBank so với các ngân hàng: Agribank, Sacombank, Vietinbank, VCB, ACB còn nhỏ hơn, tuy nhiên đối với các ngân hàng lớn và đã có chỗ đứng trên thị trường như chúng thì VPBank ở mức thấp cũng là một điều đương nhiên Thị phần huy động vốn mạnh nhất năm 2010 Agribank ở mức 26.9%, các ngân hàng nhỏ trên thị trường với thị phần chỉ chiếm 21.8% Do vậy, với mức thị phần huy động là 3,25% trên thị trường Vpbank chỉ kém thị phần so với các ngân hàng kể trên còn để so với các ngân hàng khác thì nó cũng có một mức thị phần không nhỏ, đủ để huy động vốn với một nguồn lớn từ nhân dân.

Biểu đồ 2: Thị phần huy động các ngân hàng năm 2010 đơn vị: %

ACB Sacombank VPBank NHTM khác

Ngoài ra, thị phần cho vay của Vpbank cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trên thị trường, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của ngân hàng Biểu đồ dưới đây có thể cho ta biết thị phần cho vay của Vpbank so với các ngân hàng:

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng do công ty chứng khoán MHB thực hiện

Thị phần cho vay của Vpbank cũng ở mức thấp hơn so với các ngân hàng khác: VCB, Agribank, Sacombank, BIDV, Vietinbank nhưng với thị phần chiếm 3,5% cũng là một thị phần hoạt động không nhỏ đối với một ngân hàng có mạng lưới tầm cỡ vừa về nguồn lực tài chính như Vpbank, đây là cơ hội tốt để Vpbank đào sâu khai thác thị phần cho vay của mình Thị phần cho vay của Vpbank cao chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ở mức tốt.

Biểu đồ 3: Thị phần cho vay các ngân hàng năm 2010 đơn vị: %

ACB Sacombank VPBank NHTM khác

Bảng 7: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng

Ngân hàng Năm 2007 Năm2008 Năm 2009 Năm 2010

Nguồn: Từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại từ năm 2007-2010

(Quy đổi theo tỷ giá bình quân giai đoạn 2007-2008 do NHNN Việt Nam báo cáo thường niên, theo đó: Tỷ giá quy đổi USD/VNĐ = 17.550)

Bảng trên và biểu đồ trên thể hiện quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2007- 2010, và tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ của các ngân hàng, ta có thể thấy được quy mô vốn của các ngân hàng Việt Nam cách nhau khá xa, giai đoạn này ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất là Agribank với mức vốn hơn 16.000 tỷ VNĐ, tiếp theo đó là BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank với mức vốn điều lệ khoảng 5000 tới 9000 tỷ VNĐ VPBank trong giai đoạn 2007-2009 còn giữ mức vốn khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác ở mức 2000 tỷ VNĐ và mức tăng trưởng vốn giữa các năm ở mức thấp, năm 2008, 2009 tăng 5,85% vốn điều lệ so với năm 2007 và tới năm 2010 Không giống như các ngân hàng đang ở top đầu như Agribank, Vietinbank, VPbank thuộc top các ngân hàng có quy mô nguồn vốn, tài sản cỡ vừa trên thị trường hiện nay đang trong quá trình mở rộng thị trường và tăng quy mô tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của mình So với mức vốn điều lệ của các ngân hàng quốc tế thì mức vốn điều lệ này của VPBank là ở cỡ quy mô nhỏ, mức tăng trưởng chỉ là 5,85%, nhưng đến năm 2010 đã được nâng lên

4000 tỷ đồng tăng 100% so với năm 2007.

Ban đầu khi mới thành lập, VPbank là một ngân hàng thương mại cổ phần có đồng vốn rất ít ỏi 20 tỷ VNĐ vào năm 1993, sau đó do nhu cầu kinh doanh cùng với uy tín của ngân hàng ngày càng tăng và mở rộng thị phần ngân hàng đã có thêm nhiều cổ đông tham gia và nâng cao giá trị vốn góp, nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được mức vốn điều lệ được tăng lên khá nhanh trong giai đoạn 6 năm 2005 –

2010, năm 2010 VPbank tăng vốn điều lệ lên một tầm cao mới 4000 tỷ đồng, vượt trội lên sau một thời gian bình lặng 2007 -2009 với mức 2000 tỷ đồng Điều này cho thấy, mặc dù vốn điều lệ của VPB chưa phải ở top đầu nhưng đây là một ngân hàng có đầy tiềm năng tài chính, có khả năng đầu tư và nâng cao giá trị cho mình hơn nữa trong tương lai hoạt động kinh doanh của mình

Biểu đồ 4: Tăng trưởng vốn điều lệ của các ngân hàng năm 2007 Đơn vị: %, 1000 tỷ VND

Nguồn: Công ty chứng khoán Bảo Việt tổng hợp

Tốc độ tăng trưởng vốn trong những năm qua của VPbank luôn ở mức cao 167%, đứng thứ 2 trong hệ thống NH TMCP chỉ đứng sau Seabank, VPbank đã nhận thấy việc tăng vốn điều lệ là hoạt động cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác về quy mô, hơn nữa việc nâng vốn điều lệ cũng là một chỉ thị của ngân hàng nhà nước năm 2010, quy định các ngân hàng phải có mức vốn điều lệ hơn 3000 tỷ đồng, so với mức này thì VPbank đã có vốn cao hơn 1000 tỷ đồng như vậy tuy quy mô nhỏ nhưng VPbank đã dần nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tuy mức tăng trưởng nhanh nhưng vẫn kém rất nhiều mức vốn của các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV năm 2007-2008 là gần 10000 tỷ đồng, và quy mô so với các ngân hàng nước ngoài vẫn rất nhỏ, vì thế VPbank cần nỗ lực phát huy huy động vốn hơn nữa để tăng sức mạnh tài chính cho mình để tăng sức cạnh tranh trên thị trường tài chính trên thị trường tài chính Việt Nam.

2.1.2.2 Khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Khả năng huy động vốn còn thể hiện tính hiệu quả, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trường Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, hay công cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng.

Nguồn vốn huy động được qua các năm 2005 – 2009 liên tục tăng trưởng và ngân hàng vẫn tiếp tục có những hình thức khuyến mại, những chính sách lãi suất, cạnh tranh và cải tiến nhiều sản phẩm mới nhưng quy mô huy động vốn của VPbank so với ngân hàng khác vẫn còn nhỏ do thương hiệu của một ngân hàng TMCP mới nổi, quy mô, mạng lưới còn hạn chế So sánh với các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV trong giai đoạn này, mức vốn huy động của 2 nhà băng này giao động ở mức vốn huy động khoảng 200.000 – 400.000 tỷ đồng, như vậy về thị phần nguồn vốn huy động của VPbank so với các ngân hàng lớn còn quá nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống quản lý của VPbank còn chưa ổn định, là một ngân hàng TMCP với quy mô nguồn vốn tương đối nhỏ nên vấn đề đầu tư, phát triển sản phẩm tăng lợi ích cho khách hàng còn hạn chế, chưa được cạnh tranh và hơn nữa uy tín của ngân hàng trên thị trường còn chưa được khẳng định.

2.1.2.3 Mức độ rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhưng lại là hoạt động tiềm tàng nhiều rủi nhất Mức độ rủi ro của ngân hàng thường được đo lường bằng hai tiêu chí cơ bản: hệ số an toàn vốn và chất lượng tín dụng của hoạt động, chúng ta cùng theo dõi phân tích hai chỉ tiêu này như sau:

- Hệ số an toàn vốn (CAR: capital adequacy ratio) = vốn CSH/ tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi (theo Ủy ban giám sát tín dụng Basel)

Theo tiêu chuẩn quốc tế: CAR tối thiểu phải đạt 8%, tỷ lệ này càng cao càng cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo được uy tín, sự tin cậy của khách hàng với mình.

Bảng 8: Tỷ lệ Car của một số NHTM tiêu biểu qua các năm Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng năm do công ty chứng khoánBảo Việt thực hiện, báo cáo thường niên các ngân hàng

Bảng trên cho ta thấy được so sánh hệ số an toàn vốn của VPbank so với một số NHTM tiêu biểu trên thị trường tài chính hiện nay, hệ số này của VPbank đang ở mức thấp so với một số ngân hàng đã nêu, có năm còn dưới tiêu chuẩn quốc tế quy định 8% là năm 2008 và 2009 điều này là điểm không tốt mà ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ và phải có những biện pháp phục hồi Tỷ lệ này đang ở mức thấp cho thấy năng lực tài chính của VPbank cũng đang ở mức thấp, nếu không có biện pháp cải thiện thì năng lực tài chính của ta trên thị trường sẽ rất thấp, không tạo được chỗ đứng và không tạo được niềm tin, uy tín đối với khách hàng.

- Chất lượng tín dụng: được thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng, tình hình kiểm soát nợ, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào phân tích chỉ tiêu này để xem xét rõ hơn về chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng:

Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ xấu của VPbank 2004 -2009

Bảng 9: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại 2005-2009 Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng

Phân tích về bảng, biểu trên ta có thể đưa ra phân tích về tỷ lệ nợ xấu của VPbank trong các năm vừa qua, so với một số ngân hàng tiêu biểu trên thị trường như BIDV, Vietinbank, Techcombank, Sacombank như trên Ta thấy tỷ lệ nợ xấu của VPbank các năm 2005-2009 là khá thấp, trong khi tỷ lệ nợ xấu của VPbank chỉ dao động trong khoảng 0,48-2,48% thì các ngân hàng như BIDV ở mức quá cao 2,75-11,9%, Vietinbank là 1,02-2,40% Tỷ lệ nợ xấu của VPbank ở mức khá tốt so với các ngân hàng khác trong giai đoạn vừa qua, thấp hơn nhiều so với mức tối đa mà NHNN quy định về tỷ lệ nợ xấu của NHTM là không quá 5%.

Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp là cái mà hoạt động tín dụng ở bất cứ ngân hàng nào đều muốn duy trì và tiếp tục giảm thiểu, tỷ lệ nợ xấu càng thấp thì chất lượng hoạt động tín dụng càng tốt từ đó mức độ rủi ro tín dụng càng ít đi, hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chiều hướng đó sẽ được đảm bảo, ổn định và bền vững Ngoài tỷ lệ nợ xấu, chất lượng tín dụng còn được phản ánh bởi quá trình giải ngân cho vay, chất lượng phục vụ của các cán bộ tín dụng Lượng khách hàng thường xuyên, thân quen của VPbank trong các năm vừa qua cũng liên tục được tăng lên, chứng tỏ các chính sách, chất lượng hoạt động tín dụng đã gây được sự hài lòng lớn với khách hàng của mình Chất lượng tín dụng của ta đang ở thế tốt, vì thế chúng ta cần tận dụng thu hút khách hàng, phát huy hơn nữa khả năng kiểm soát nợ để tránh gây ra những rủi ro đáng tiếc cho Ngân hàng.

Đánh giá chung

Theo khảo sát được tại các ngân hàng cho thấy:

- Về vốn điều lệ: VPbank có mức vốn gần bằng 2/3 mức bình quân của 11 ngân hàng TMCP lớn nhất.

- Về quy mụ hoạt động: VPbank cú tổng tài sản bằng hơn ẵ mức bỡnh quõn của 11 ngân hàng lớn nhất.

- Mức sinh lời: VPbank có mức sinh lời ROE khoảng hơn 4/5 mức bình quân của 11 NHTMCP lớn nhất.

- Về thu nhập thuần từ dịch vụ của VPbank gần như thấp nhất trong khối NHTMCP, đạt 4,6% năm 2009, gần bằng ẵ mức trung bỡnh khối ngõn hàng cổ phần.

- Về mạng lưới hoạt động: trung bình khối NHTMCP có khoảng 78 chi nhánh, phòng giao dịch; trong đó VPbank có tới hơn 150 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, gấp hai lần so với mức trung bình ngành.

- Về công nghệ, VPbank đang trong giai đoạn phát triển, đổi mới, công nghệ được ứng dụng là những công nghệ hiện đại thế giới Tuy nhiên, các loại hình dịch vụ của VPbank vẫn chưa có được nhiều ứng dụng của ngân hàng điện tử, còn yếu hơn so với nhiều ngân hàng khác Hiện tại, VPbank vẫn chưa thực hiện được các giao dịch trực tuyến.

- Về thị phần hoạt động: số lượng các doanh nghiệp có quan hệ với VPbank là rất khiêm tốn, không những thế VPBank còn hay để mất khách hàng truyền thống.

Dưới đây là các bảng đánh giá, xếp hạng các ngân hàng Việt Nam do một số tổ chức uy tín xếp hạng:

Bảng 12: Bảng xếp hạng các ngân hàng của Vietnam Credit

A Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

BBB Sacombank, Eximbank, VCB, MB, Techcombank, Vietinbank, VPbank,

BB South East Asia, Saigonbank, Agribank, EAB, VIB, Maritimebank, Lien

Viet Bank, Sai gon-Hanoi Bank, Oceanbank

B VID public, Phát triển nhà TP HCM, An Bình, Tiền Phong, Liên doanh

Việt-Thái, Dầu khí toàn cầu, Liên doanh Indovina, Sài Gòn, Nam Việt, Nhà ĐB SCL, Xăng dầu Petrolimex, Phương Nam.

CCC Liên doanh Shinhanvina, Việt Á, Liên doanh Việt Nga, Việt Nam

Thương tín, Bắc Á, Mỹ Xuyên, Miền Tây, Phương Đông, Đại Á, Đệ nhất, Nam Á, Đại tín, Gia Định, Việt Nam Tín nghĩa, Kiên Long.

D Ngân hàng TMCP Việt Hoa

Về tổng thể hoạt động của ngân hàng, được tổ chức đánh giá xếp hạng doanh nghiệp xếp hạng ở nhóm BBB, chỉ sau nhóm A với ngân hàng duy nhất là ACB, điều này chứng tỏ VPbank đang ở nhóm có được đánh giá khá tốt, có sức cạnh tranh cao so với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Các ngân hàng cùng nhóm xếp hạng với VPbank đều là những ngân hàng lớn, có tiếng bậc nhất trên thị trường tài chính như: Sacombank, Techcombank, BIDV, Vietinbank Điều này chứng tỏ, năng lực của VPbank đang được đánh giá là khá tốt so với hoạt động, tổ chức của các ngân hàng Việt Nam hiện nay

Bảng 13: Bảng xếp hạng một số ngân hàng trong top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Xếp hạn g Tên ngân hàng ở Việt Nam

1 8 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2 18 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3 19 NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

4 24 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

6 52 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

7 59 NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

10 107 NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

11 109 NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM

12 111 NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

13 116 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

14 120 NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

15 136 NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

16 216 NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM

17 219 NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

18 237 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VP BANK)

19 283 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI

20 300 NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

21 307 NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG

22 315 NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH

23 406 NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT

24 445 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CP LIÊN VIỆT

25 452 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TÍN NGHĨA (THÁI BÌNH DƯƠNG)

26 468 NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH (HD

27 472 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

28 479 NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

Năng lực hệ thống của VPbank đã được đánh giá là khá tốt, là ngân hàng có tiềm năng phát triển cao Nhưng xếp hạng về quy mô hệ thống của Ngân hàng trên thị trường đang ở mức khá khiêm tốn, đứng thứ 18 trong số 29 ngân hàng được xếp hạng trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay Vì vậy, để trở thành một ngân hàng hàng đầu, VPbank cần chú trọng hơn nữa trong các hoạt động của mình, tăng cường năng lực tài chính, tăng cường năng lực quản trị điều hành để gây dựng một ngân hàng ngày một lớn mạnh.

Tốc độ tăng trưởng vốn trong những năm qua của VPbank luôn ở mức cao 167%, đứng thứ hai trong hệ thống NHTMCP, nguồn vốn tăng làm lành mạnh hóa năng lực tài chính của VPBank, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thị phần hoạt động: hướng tới một thị phần rất tiềm năng ở Việt Nam hiện nay, đối tượng khách hàng nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chiếm tỷ lệ khá đông trên thị trường, đối với đối tượng này thì nhu cầu dùng vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh là tương đối lớn, đây là đối tượng tiềm năng lớn để Ngân hàng khai thác.

Về các sản phẩm dịch vụ cung cấp: VPbank được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo, với lãi suất cao, có nhiều tiện ích, đánh trúng tâm lý, nhu cầu tiêu dùng của người dân VPbank phát hành sản phẩm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VPbank Platinum EMV MasterCard là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật thẻ hiện đại nhất thế giới, chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng đang từng bước được cải thiện.

Duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR gần như cao nhất trong hệ thống Hệ số Car cũng như một số tỷ lệ khác luôn được VPbank chú trọng nâng cao Việc duy trì một tỷ lệ an toàn vốn cao khẳng định hình ảnh của VPbank luôn hướng đến đảm bảo sự an toàn cho khách hàng của mình.

Hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu thời gian mấy năm gần đây được VPbank chú trọng rất nhiều Logo mới của VPbank với câu slogan “ Hành động vì ước mơ của bạn” đã trở nên quen thuộc, gần gũi và đã trở thành người bạn đồng hành của rất nhiều khách hàng.

Vốn: tuy tốc độ tăng trưởng vốn cao nhưng quy mô vốn nhỏ, không ổn định. Quy mô vốn nhỏ ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tổng tài sản theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu VPBank nằm trong xu hướng chung theo kế hoạch yêu cầu tăng vốn đối với NHTM của nhà nước, điều này dẫn đến tốc độ tăng vốn nhanh để đáp ứng yêu cầu nhưng chưa có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả Trong thời kỳ lãi suất tăng cao, các ngân hàng thiếu vốn buộc phải bước vào cuộc đua lãi suất nhằm huy động lượng tiền từ dân cư và giữ khách hàng của mình. Sau khi lên tới đỉnh điểm, lãi suất quay đầu sụt giảm sẽ đẩy ngân hàng vào tình thế hết sức khó khăn Làm sao để sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động luôn là một bài toán khó đối với ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Tổng tài sản: tốc độ tăng trưởng tổng tài sản thấp các ngân hàng cùng hệ thống và quy mô còn nhỏ Tổng tài sản thấp một phần do quy mô vốn của VPbank còn nhỏ bé, bên cạnh đó một chiến lược hoạt động tốt cũng cần được xem xét để có thể gia tăng khối lượng tổng tài sản Giá trị tổng tài sản nhỏ đồng nghĩa với khả năng sinh lời thấp, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng.

Hoạt động quản trị rủi ro: Những nỗ lực trong công tác điều hành của VPbank trong năm 2008 để vượt qua khó khăn, thách thức trong bối cảnh thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp thực sự đáng ghi nhận Tuy nhiên thực tế trong năm qua thể hiện sự buông lỏng quản lý, chưa tuân thủ qui định, nghị quyết của HĐQT Các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến một số đơn vị có nhiều sai phạm, ảnh hưởng xấu đến hoạt động, kết quả kinh doanh của đơn vị cũng như Ngân hàng. Công tác quản lý rủi ro chưa được hoàn thiện, cơ cấu cho vay/dư nợ và cho vay/tổng tài sản cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng.

Khả năng sinh lời thấp: theo nhận định của nhiều chuyên gia, khả năng sinh lời của VPBank thấp hơn mức trung bình ngành, nên cổ phiếu của ngân hàng này còn chưa hấp dẫn giới đầu tư.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK

Định hướng phát triển của VPbank trong những năm tới

3.1.1 Nhận định những đặc điểm của thị trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng sau năm 2011 Đến năm 2010, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành cơ cấu lại các NHTM theo đề án cơ cấu NHTM giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam đã được tăng lên rõ rệt và cạnh tranh bình đẳng với các NHNNg Các hệ số an toàn và tiêu chuẩn quản trị hoạt động ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế; công nghệ thông tin được xây dựng hiện đại đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Số lượng các ngân hàng nước ngoài tiếp tục tăng lên và đi cùng với nó là sự sàng lọc các ngân hàng có quy mô nhỏ và hoạt động kém hiệu quả sẽ diễn ra gay gắt Thị phần tín dụng sẽ bị thu hẹp dần, hoạt động của các NHTM hướng vào phát triển các sản phẩm tiện ích ngày càng phù hợp hơn với các ngân hàng nước ngoài. Dưới đây là bảng đánh giá các biện pháp mà khối NHTM sẽ hướng đến trong tương lai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình:

Bảng 14: Các yếu tố NHTM sẽ sử dụng trong xu thế cạnh tranh mới.

Yếu tố NHTMQD NHTMCP NHNNg & NHLD

Các yếu tố bên trong

Mở rộng chi nhánh 1,8 1,3 1,9 Đầu tư công nghệ 1 1,1

Cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới 1 1,3 1,2

Nâng cao chất lượng dịch vụ 1 1,2 1,2

Tăng cường năng lực quản lý 1,2 1,4

Hạ giá thành sản phảm 2,4 2,2 1,9

Tăng cường năng lực cán bộ và quản lý nguồn nhân lực

Nâng cao năng suất lao động 1,2 1,5 1,3 Áp dụng các chuẩn mực quốc tế 1,2 1,7

Nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro 1,2 1,1

Nâng cao tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho vay 1,4 1,2 1,2

Cạnh tranh thông qua đổi mới 1,2 1,4 1,1

Nâng cao khả năng sinh lời 1,2 1,7 1,4

Các yếu tố bên ngoài

Tập trung phân đoạn thị trường hoặc dịch vụ cụ thể 1,8 1,8 1,7

Duy trì mối quan hệ tốt và gắn bó với khách hàng

Tạo lập hình ảnh tốt về ngân hàng 1 1,2 1,2

Sát nhập và mua lại 2 2,6 2,2

Thiết lập quan hệ đối tác với các ngân hàng nước ngoài 1,8 2,3

(Nguồn: Điều tra của chuyên gia tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống NH, 2005)

Theo kết quả thống kê trên, cho thấy các yếu tố sẽ được các NHTM quan tâm đầu tư, cải thiện nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của mình trong giai đoạn sắp tới là:

- Đầu tư công nghệ và cung cấp sản phẩm mới;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ;

- Tăng cường công tác quản lý và năng lực cán bộ;

- Chú trọng tới công tác quản trị rủi ro;

- Tạo lập thương hiệu và hình ảnh tốt về ngân hàng;

- Duy trì mối quan hệ với khách hàng tốt, truyền thống;

Ngoài ra, các NHTM còn chú ý đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, nâng cao khả năng sinh lời, nâng cao lãi suất huy động, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho vay trên tổng thu nhập và thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài.

Riêng khối NHTMCP ngoài những yếu tố trên thì mở rộng chi nhánh, gia tăng thị phần, cạnh tranh thông qua đổi mới rất được quan tâm.

Năm 2010, 2011 vốn đầu tư xã hội qua kênh ngân hàng có thể bị giảm sút do có sự lớn mạnh của các kênh huy động vốn khác như: thị trường chứng khoán, các quỹ tài chính, các tổ chức tài chính phi ngân hàng…

Khách hàng của ngân hàng sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng dần các công ty có yếu tố nước ngoài và khách hàng cá nhân.

Các khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm mang tính phòng ngừa sự biến động của tỷ giá như: forward, future,…

Tăng cường các kênh bán lẻ (thông qua hệ thống ATM, POS, e-banking, mobile-banking,…).

Thị trường nông thôn vẫn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các NHTM trong tương lai, vì đây là thị trường bán lẻ tốt nhất, cũng là thị trường được Chính phủ và các Tổ chức thế giới quan tâm nhất.

3.1.2 Phương hướng hoạt động VPbank trong thời gian tới

VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình cá nhân VPbank coi đây là thị trường mục tiêu để khai thác cho mình.

Tình hình kinh tế thế giới năm 2011 được dự đoán là có nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao, đồng tiền Việt Nam mất giá, người dân hoang mang khi đem gửi tiết kiệm, lo lãi suất không bù được trượt giá, thêm vào đó giá vàng lên cao đỉnh điểm chưa từng có từ trước tới nay làm cho người dân do dự nhiều trong việc sử dụng tiền tiết kiệm của mình Người đầu tư kinh doanh cũng ngần ngại vay vốn vì giá các mặt hàng sản xuất, vật liệu kinh doanh tăng lên quá cao,…điều này làm ảnh hưởng mạnh tới hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng Những ngành bị ảnh hưởng mạnh như sắt thép, vận tải, du lịch, xuất nhập khẩu, từ đó nguy cơ dẫn tới nợ quá hạn ngân hàng sẽ tăng cao Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam có xu hướng giảm, tỷ giá có xu hướng tăng cao, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng và các doanh nghiệp nhập khẩu Lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay liên tục có xu hướng gia tăng nhưng chịu sự chi phối, kiềm chế của NHNN vì vậy sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng….Trong bối cảnh đó, HĐQT xác định phương hướng hoạt động của VPbank trong những năm sắp tới như sau:

- Tích cực triển khai các hoạt động củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý, thu hồi nợ quá hạn, phát triển các hoạt động dịch vụ ít rủi ro, đặc biệt đẩy mạnh vào cho vay tiêu dùng, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân viên, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động thông qua việc nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ: triển khai đồng bộ các hệ thống quản trị nội bộ dựa trên nền tảng triển khai các ứng dụng tin học và tự động công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ tin học điện tử, viễn thông trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả,…tạo tiền đề để phát triển khi thời cơ thuận lợi.

- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với đối tác chiến lược OCBC trên các phương diện: hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh.

- Tiếp tục triển khai và tái cấu trúc Ngân hàng theo sơ đồ khối, hoạt động theo chức năng quản lý chuyên môn theo ngành dọc; thành lập các trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ, giúp các chi nhánh, phòng giao dịch tập trung phát triển kinh doanh, dịch vụ,….

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hoàn thiện tổ chức và phát triển hoạt động của các công ty trực thuộc.

- Huy động vốn: có chính sách huy động vốn linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu của VPbank trong từng thời kỳ. Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống POS trên toàn quốc Đẩy mạnh nghiên cứu các tiện ích mới cho thẻ.

Khai thác các tính năng của phần mềm mới T24, phát triển các dịch vụ hiện đại. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ thanh toán quốc tế, sàn giao dịch vàng để tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.

Xây dựng hình ảnh VPbank gần gũi, thân thiện với công chúng.

3.1.3 Chiến lược phát triển của VPbank trong thời gian tới

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPbank trong thời gian tới

Như đã trình bày trong chương 1 và chương 2, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đối với các ngân hàng là rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh hóa năng lực tài chính của NHTM theo chuẩn mực quốc tế Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một NHTM không thể đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt mức 15% vốn chủ sở hữu của NHTM đó và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: cấp tín dụng, bảo lãnh,….Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà VPbank phải làm trong giai đoạn hiện nay Một số cách tăng vốn của VPbank có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay là: a)Thứ nhất, biện pháp tăng vốn:

Tăng vốn điều lệ từ việc huy động tiền gửi khách hàng; thu hồi nợ tồn đọng; nợ đan hạch toán ngoại bảng và đã được cấp nguồn xử lý.

Tăng quỹ được tính vào vốn cấp 1 như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Tăng cường hợp tác với đối tác chiến lược OCBC và thu hút các đối tác nước ngoài hợp tác đóng góp cổ phần để nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng ngày một tăng cao, năng lực tài chính ngày càng lớn mạnh.

Hoạch định gia tăng vốn và sử dụng vốn trong dài hạn.

Tiếp tục phát hành cổ phiếu với lãi suất cạnh tranh để tăng vốn cấp 2;

Tổ chức, đánh giá lại tài sản cố định Đây là giải pháp có thể thực hiện một cách chủ động, nhanh chóng mà lại hiệu quả trong việc tăng vốn cấp 2 bởi vì nhiều tài sản cố định của VPbank là bất động sản Vì vậy, nếu tài sản cố định của VPbank được đánh giá lại thì vốn điều lệ của VPbank sẽ tăng lên một lượng đáng kể. b) Thứ hai, tăng cường khả năng thanh khoản cho các khoản nợ:

Ngày 9/4/2011, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 750/QĐ- NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 5/2011.

Theo đó, NHNN áp dụng mức dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ 6% với kỳ hạn dưới 12 tháng và 4% với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đối với NHTM nhà nước (trừ Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Không cho phép khách hàng rút trước hạn các khoản tiền gửi có kì hạn, trừ trường hợp khi khách hàng có thỏa thuận trước với ngân hàng.

3.2.2 Phòng ngừa rủi ro và nâng cao công tác quản lý tài sản nợ-có

Cần có sự thống nhất thực hiện các quy định, nghị quyết chỉ đạo của HĐQT đưa ra, hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho các khoản vay, cơ cấu cho vay/dư nợ và cho vay/tổng tài sản phải luôn được kiểm soát không để cho chỉ số này vượt quá giới hạn cho phép

Kiểm tra đầu vào kỹ lưỡng các thủ tục vay vốn, thẩm định tài sản thế chấp một cách nghiêm túc, chính xác Quản lý các khoản nợ một cách có kế hoạch, thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động đầu tư sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời phát hiện ra những rủi ro đáng tiếc, khách hàng không có khả năng trả nợ.

Phân loại chính xác các nhóm nợ để có kế hoạch quản lý, đòi nợ một cách hợp lý nhất, ngoài ra việc phân loại nợ chính xác cũng giúp cho việc trích dự phòng hợp lý tránh rủi ro thâm hụt vốn nghiêm trọng xảy ra. Để nâng cao công tác quản lý tài sản nợ-có cần xem xét lại cách thức quản lý, hoàn thiện và đẩy mạnh công tác báo cáo thống kê, đảm bảo chính xác số liệu báo cáo Xây dựng và ứng dụng mô hình quản lý tài sản Nợ - Có trong hoạt động kinh doanh Đưa công tác quản trị tài sản Nợ - Có lên một vị trí mới, cần xác lập tầm quan trọng của công tác này Nhân viên phụ trách quản lý tài sản có nhiệm vụ liên tục cập nhật, kiểm tra và rà soát các tài sản nợ-có của doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.Bên cạnh đó, cần phải phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa quản trị rủi ro tín dụng – quản trị rủi ro thanh khoản trong quản trị tài sản nợ - có để nâng cao tính hiệu quả và quản lý đồng bộ tài sản trong Ngân hàng.

3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

- Phát triển hơn nữa các hình thức tín dụng tiêu dùng: cho vay mua nhà, cho vay mua xe,…

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn các bộ phận dân cư, đặc biệt là dân thành thị tăng lên rất nhiều với những hình thức tiêu dùng khác nhau Vì vậy, cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Khai thác sâu, rộng thị trường “bán lẻ” của Ngân hàng: mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xâm nhập sâu vào những vùng nông thôn, đang có độ phát triển cao Các đối tượng như: chủ doanh nghiệp nhỏ, chủ hiệu cắt tóc, chủ ki ốt,….là những khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng cần khai thác triệt để để có một thị trường rộng rãi và hiệu quả tín dụng thu về là cao nhất.

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Việc tăng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho xã hội, tạo cơ sở phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, nâng cao khả năng thanh khoản của đồng Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp.

VPbank cạnh tranh có hợp tác, cung cấp các tiện ích cho khách hàng, đem lại sự thuận tiện và hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật Việc kết nối mạng ATM liên ngân hàng rộng rãi hơn để khách hàng sử dụng thuận tiện là vấn đề hết sức cần thiết.

Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với các thủ tục đơn giản, an toàn và các tiện ích đi kèm để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở để phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc,….

- phát triển các sản phẩm khác

Ngân hàng VPbank cần “bắt tay” với các công ty xuất khẩu lao động, tổ chức chuyển tiền để thu hút thêm nguồn kiều hối Hiện nay, các NHTM chưa phát huy hết thế mạnh của mình đối với ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về Đây là một nguồn ngoại tệ dồi dào Theo ước tính, doanh số chuyển tiền kiều hối năm 2006 đạt 5,2 tỷ USD, đóng góp không nhỏ việc gia tăng nguồn vốn, phí dịch vụ cho ngân hàng.

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

3.3.1.1 Thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

Các ngân hàng cần một sân chơi chung, cùng được hưởng các ưu đãi cũng như sự cưỡng chế của pháp luật, đặc biệt là sự bình đẳng với các ngân hàng cổ phần Trong cùng một điều kiện của nền kinh tế Nhà nước không nên chỉ ưu ái một số ít các ngân hàng, vì điều đó có thể gây ra tình trạng độc quyền, giảm tính cạnh tranh Điều đó buộc NHNN phải xem xét lại quy chế hoạt động cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Khả năng cưỡng chế pháp luật của NHNN đối với các ngân hàng thương mại còn có sự phân biệt, thực tế đã tạo nên tâm lý coi nhẹ kỷ cương Vì thế, khi ban hàng các quy định, chính sách thì NHNN cần chỉ đạo các NHTM nhất quán thực hiện, tránh tình trạng lách luật, coi thường kỷ cương, phá vỡ nguyên tắc bình đẳng của hệ thống ngân hàng.

3.3.1.2 Rà soát hệ thống văn bản liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng để bổ sung hợp lý

Chủ yếu là một số nghiệp vụ mới của ngân hàng cần được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với các thông lệ quốc tế và cam kết hội nhập, cam kết về sự phát triển bình đẳng hệ thống ngân hàng và nền kinh tế tự do.

Tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức hoạt động các tổ chức tín dụng; các văn bản pháp lý khung cho công tác quản trị điều hành như: quản lý tài sản nợ-có, quản lý rủi ro, giao dịch hối đoái, ngân quỹ.

3.3.1.3 Cải thiện thủ tục, chính sách

NHNN nên quy định những điều kiện, tiêu chuẩn quy trình để các tổ chức tín dụng thực hiện mà không cần xin phép để tạo điều kiện cho các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình Có chính sách cụ thể cho các cổ đông nước ngoài mua cổ phần các NHTM.

NHNN cần có các giải pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại như:

- Thành lập trung tâm thanh toán bù trừ Thẻ ngân hàng

- Thành lập trung tâm chuyển mạch kết nối chung hệ thống giao dịch ATM của các ngân hàng trong phạm vi cả nước.

- Nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển hiện đại hóa ngân hàng (theo chuẩn mực quốc tế).

3.3.1.5 NHNN ban hành bộ luật về cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự phát triển, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng Ngân hàng có những đặc thù riêng, vì vậy cần một bộ luật riêng về cạnh tranh Kinh tế Việt Nam mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường non trẻ nên chúng ta cần có sự quản lý của Nhà nước hợp lý, trong khi đó cạnh tranh lại đang diễn ra khốc liệt thì một bộ luật về cạnh tranh và chống độc quyền là cần thiết hơn bao giờ hết.

Hiện nay ngành ngân hàng đo thiếu một bộ luật hoàn chỉnh nên đã và đang tồn tại tính cạnh tranh không lành mạnh Điều đó gây khó khăn cho các ngân hàng làm ăn nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung.

3.3.2 Với chính phủ, các cấp bộ ngành liên quan

* Với nhà nước, chính phủ

Nhà nước cần quy định rõ rang về thủ tục, thời hạn xét duyệt các kế hoạch tăng vốn Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa NHNN, Ủy ban Chứng khoán.

Nhà nước cần là đầu mối nghiên cứu, theo dõi các diễn biến hoạt động của từng ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế cụ thể, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn.

Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nói trên cần dựa trên nguyên tắc phải sát với các thông lệ quốc tế, tính đến điều kiện của Việt Nam.

Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian và thủ tục các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như thông tin, kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế.

Có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các NHTM CP như: hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tài trợ song phương và đa phương của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.

* Với các cấp, bộ ngành liên quan.

Thành lập một tổ chức liên kết các ngân hàng Việt Nam, thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học về hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ủy ban chứng khoán và nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, Ngân hàng có điều kiện phát triển tăng cường phát hành chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng TMCP có điều kiện thu hút nhiều hơn nữa vốn của người dân.

Tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia vào liên minh hệ thống thẻ ngân hàng để hoạt động thanh toán diễn ra được thuận lợi cho khách hàng.

Khi tham gia vào sân chơi toàn cầu, các NHTM Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn bởi các NHTM nội địa còn yếu kém về nhiều mặt Vì vậy, đứng trước các đối thủ cạnh tranh mạnh về tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải có những bước đi phù hợp.

Ngày đăng: 19/10/2023, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng hợp các sự kiện đáng chú ý quá trình hình thành  và phát triển VPBank - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 1 Tổng hợp các sự kiện đáng chú ý quá trình hình thành và phát triển VPBank (Trang 10)
Bảng 3: Thống kê số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank các năm 2005-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 3 Thống kê số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank các năm 2005-2009 (Trang 15)
Bảng 4: Tóm tắt một số chỉ tiêu báo cáo tài chính các năm 2005 - 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 4 Tóm tắt một số chỉ tiêu báo cáo tài chính các năm 2005 - 2009 (Trang 18)
Bảng 5: Tính toán các chỉ số tài chính ROA, ROE của VPbank 2005 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 5 Tính toán các chỉ số tài chính ROA, ROE của VPbank 2005 – 2009 (Trang 20)
Bảng 6: Quy mô vốn của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 6 Quy mô vốn của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực (Trang 26)
Bảng 7: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 7 Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (Trang 34)
Bảng trên và biểu đồ trên thể hiện quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2007- 2010, và tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ của các ngân hàng, ta có thể thấy được quy mô vốn của các ngân hàng Việt Nam cách nhau khá xa, giai đoạn n - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng tr ên và biểu đồ trên thể hiện quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2007- 2010, và tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ của các ngân hàng, ta có thể thấy được quy mô vốn của các ngân hàng Việt Nam cách nhau khá xa, giai đoạn n (Trang 35)
Bảng 8: Tỷ lệ Car của một số NHTM tiêu biểu qua các năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 8 Tỷ lệ Car của một số NHTM tiêu biểu qua các năm (Trang 37)
Bảng trên cho ta thấy được so sánh hệ số an toàn vốn của VPbank so với một số NHTM tiêu biểu trên thị trường tài chính hiện nay, hệ số này của VPbank đang ở mức thấp so với một số ngân hàng đã nêu, có năm còn dưới tiêu chuẩn quốc tế quy định 8% là năm 200 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng tr ên cho ta thấy được so sánh hệ số an toàn vốn của VPbank so với một số NHTM tiêu biểu trên thị trường tài chính hiện nay, hệ số này của VPbank đang ở mức thấp so với một số ngân hàng đã nêu, có năm còn dưới tiêu chuẩn quốc tế quy định 8% là năm 200 (Trang 38)
Bảng 9: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại 2005-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 9 Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại 2005-2009 (Trang 38)
Bảng 10: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của VPbank và một số  ngân hàng khác hiện nay - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 10 Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của VPbank và một số ngân hàng khác hiện nay (Trang 41)
Bảng 11: Thống kê số lượng sản phẩm của một số ngân hàng - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 11 Thống kê số lượng sản phẩm của một số ngân hàng (Trang 43)
Bảng 14: Các yếu tố NHTM sẽ sử dụng trong xu thế cạnh tranh mới. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank
Bảng 14 Các yếu tố NHTM sẽ sử dụng trong xu thế cạnh tranh mới (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w