1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết lập hoạt động bán hàng chăm sóc khách hàng tại cocacola

30 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết lập hoạt động bán hàng & chăm sóc khách hàng tại Cocacola
Tác giả Huỳnh Trần Hoàng Vy
Người hướng dẫn ThS. Võ Thụy Thanh Tâm
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,08 MB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola (5)
    • 2.1. Phân tích SWOT (11)
    • 2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại (13)
    • 2.3. Phân tích nhà cung ứng (17)
  • III. Phân tích hành vi mua của khách hàng (21)
    • 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng (21)
    • 3.2. Tiến trình mua hàng (25)
  • IV. Thiết lập hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng (27)
    • 4.1. Thiết lập mục tiêu bán hàng năm 2023 (27)
    • 4.2. Thiết lập hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng (28)
  • Tài liệu tham khảo (30)

Nội dung

Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong

Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola

Phân tích SWOT

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, …

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Coca-Cola, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Trên quy mô toàn cầu, Coca-Cola là nhà cung cấp số một thế giới về nước uống, nước ép và các đồ uống làm từ nước ép, trà và cà phê pha sẵn.

Kể từ khi quay lại thị trường Việt Nam năm 1994, Coca-Cola đã đầu tư hơn 200 triệuUSD cho thị trường này và có các nhà máy đóng chai ở Hà Tây (cũ), Đà Nẵng và TPHCM Công ty cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều thương hiệu nước giải khát nổi tiếng như Coca-Cola, Sprite, Fanta, Thumbs Up, Coca-Cola Light (cho người ăn kiêng), Schweppes; cùng các sản phẩm mới như nước cam có tép Minute Maid Splash, nước uống tinh khiết đóng chai Joy và nước tăng lực Samurai.

Nếu có một thương hiệu nào đó được xem là tự tin thì đó phải là Coca-Cola và sự tự tin này được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ.

Những câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là CocaCola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.

- Mạng lưới phân phối rộng khắp

Nhờ vào thị phần lớn cùng khả năng thống lĩnh thị trường, Coca cola có thể nắm giữ khả năng thương lượng cao đối với các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của mình. Dựa trên đó, công ty này có thể có những đàm phán về giao dịch tốt hơn và trở nên linh hoạt hơn trong hoạt động của mình.

Bên cạnh những điểm mạnh, Coca-Cola cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Coca-Cola có thể được kể đến như sau:

- Phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

Mặc dù đầu tư một mạng lưới đồ uống phong phú với nhiều thương hiệu đắt tiền nhưng nguồn thu của Coca cola vẫn chủ yếu tới từ thị trường đồ uống không cồn Khác với đối thủ nặng ký Pepsi khi công ty này cố gắng mở rộng sản phẩm ra các thị trường như đồ ăn nhẹ, ngũ cốc, khoai tây chiên, mì ống và nhiều loại sản phẩm làm từ sữa, thì Coca cola vẫn trung thành với thị trường đồ uống của mình.

- Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

Với hơn 60% doanh thu của toàn công ty tới từ thị trường ngoài Mỹ nên Coca cola cũng gặp phải những rủi ro về tỷ giá ngoại tệ Vì vậy, Coca-Cola cần có những chiến lược và công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái.

3 Cơ hội (Opportunities) Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Coca-Cola có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

- Tăng sự hiện diện ở các quốc gia đang phát triển

Bản đồ sự phổ biến của Coca Cola Trong đó vùng màu đỏ là khu vực các thức uống của Coca Cola phổ biến

Nhiều khu vực có khí hậu nóng có mức tiêu thụ cao nhất cho đồ uống lạnh Do đó, Coca- Cola có cơ hội mở rộng thị trường của mình sang các quốc gia đang phát triển – các quốc gia Trung Đông và Châu Phi là một ví dụ điển hình.

- Mở rộng thị phần nước uống đóng gói

Coca-Cola sở hữu một số nhãn hiệu nước uống đóng gói giống như Kinley Vì vậy, Coca-Cola có cơ hội để mở rộng thị phần dành cho thị trường này Coca-Cola cũng có cơ hội để xây dựng rộng và mang lại nhiều đồ uống lành mạnh hơn trên phân khúc để tránh sự chỉ trích của người xung quanh.

Bên cạnh cơ hội thì Coca-Cola cũng cần đối mặt với một số những thách thức Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Coca-Cola có thể được liệt kê như sau:

- Mức độ cạnh tranh cao

Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng, doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, giá dịch vụ/ sản phẩm tương đồng và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường.

Trên thị trường kinh doanh, dịch vụ hiện nay, hầu như bất cứ hình thức buôn bán nào đều có đối thủ cạnh tranh.

Không một doanh nghiệp nào có thể độc chiếm thị trường, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh Chỉ khác là số lượng đối thủ ít hay nhiều, sức cạnh tranh mạnh hay tương đối mà thôi.

Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, bạn chắc chắn phải sử dụng đầu óc và các chiến lược hợp lý.

Cạnh tranh về sản phẩm:

Hiện nay, các loại nước uống đóng chai rất gần gũi và phổ biến đối với hầu hết mọi người Nó không nhữngmang lại sự sảng khoái, thỏa mãn về vị giác mà nó còn mang lại sự tiện lợi, an toàn đặc biệt là niềm vui trong những bữa cơm hay bữa tiệc…từ đó cho thấy được nhu cầu về nước uống đóng chai là rất lớn Do đó ngoài các sản phẩm của Coca-Cola thì còn rất nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú khác của PepsiCo, Nestle, Mondelez International.Inc,…Các hãng này hiện đang cũng cạnh tranh với Coca-Cola và với nhau.

-Thứ nhất, về thương hiệu PepsiCo, đây là một đối thủ nặng kí đối với Coca-Cola, là công ty đồ uống không cồn lớn thứ hai sau Coca-Cola Sản phẩm không kém phần đa dạng và chất lượng cao so với của Coca-Cola Coca-Cola có nhiều sản phẩm đặc biệt phổ biến như Coca vị nguyên bản, Coca light, Coca ít hay không có Calo, hay một số Coca có vị mới lạ như vị cà phê…Tất cả những sản phẩm này, bên công ty PepsiCo cũng có tất cả, còn có một số Pepsi có công thức thức mới, cái tiến và thêm nhiều hương vị như từ trái cây Không những thế PepsiCo còn có cả sản phẩm là nước ép trái cây, nước tăng lực, nước uống đóng chai, trà…như các sản phẩm của Coca-Cola.

-Thứ hai, về thương hiệu Nestle, đây là một công ty thực phẩm đứng đầu thế giời chuyên cung cấp các loại trà, cà phê, nước uống đóng chai, kem, ngũ cốc…Dù Nestle không cung cấp nước ngọt nhưng nó cạnh tranh rất mạnh với Coca-Cola về nước đóng chai, sữa, và cà phê Các sản phẩm của Nestle như nước khoáng Lavie, Aqua Panna, Poland Spring, sữa Milo, Nestcafe… đang được người tiêu dùng ưa chuộng và có nhu cầu cao. Đặc biệt về mảng cà phê, Nestle có ba thương hiệu gồm Nestcafe, Nespresso và Starbucks cạnh tranh rất mạnh với Costa của Coca-Cola, ở lĩnh vực này Nestle thực sự có thực lực nhất đối với Coca-Cola.

Bên cạnh các yếu tố như chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, chiến lược marketing thì giá cả cũng là một tiêu chí quan trọng để khách hàng cân nhắc lựa chọn giữa sản phẩm này và sản phẩm khác Giá cả phải hợp lý với từng sản phẩm và nhóm khách hàng. Cocacola đưa ra mức giá thị trường từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng đối với dạng lon thể tích 330ml Đây là mức giá khá hợp lí mà phần đông người việt có thể tiếp cận được. Giá thành này là mức phải chăng đối với người mức thu nhập và tiêu dùng hiện nay của người việt và được giới trẻ khá yêu thích Đặc biệt là với các đối tượng như học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động và sử dụng trong các quán ăn, nhà hàng Với mức giá này coca cola có thể đảm bảo độ cạnh tranh đối với thương hiệu nước ngọt khác trên thị trường Có thể tham khảo giá của những thương hiệu nước giải khát khác như sau ( dạng lon 330ml)

Qua một vài so sánh về giá trên, ta có thể thấy các thương hiệu nước giải khát nổi tiếng, giá chêch lệch nhau không nhiều Còn phải tùy vào hương vị chúng ta mua, từng thời điểm, chương trình khuyến mãi giá cả có thể khác nhau nhưng sẽ không giao động quá nhiều.

Với giá cả trên cũng rất hợp lý với sinh viên, học sinh, người lao động để có thể giải khát, sử dụng khi đi học, đi làm, trong các buổi cắm trại, tiệc tùng.

Sản phẩm của Coca-Cola đạt tiêu chuẩn chất lượngcủa Bộ Y tế Theo như thông tin từ các nguồn báo tin cậy, vào tháng 7, Đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho các cơ sở cung cấp nguyên liệu, bao bì sản phẩm cho các sản phẩm mới của Coca- Cola Việt Nam Dây chuyền sản xuất được đầu tư, đảm bảo chất lượng sản phẩm của Coca- Cola.Với máy móc hiện đại, sạch sẽ, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ để từng sản phẩm đến tay khách hàng đều là sản phẩm tốt nhất.

Chất lượng vật đựng và bao bì:

Kể từ khi thành lập, Coca Cola đã rất nhiều lần thay đổi chất liệu và thiết kế của bao bì, mỗi lần thay đổi đều tạo nên hiệu ứng vô cùng đặc biệt mà không phải hãng đồ uống nào cũng làm được CocaCola luôn không ngừng cải tiến, thay đổi từ chất lượng mẫu mã bao bì đến chất liệu cho vật đựng như từ chai thủy tinh, chai nhựa đến lon thiếc thu hút được lượng lớn khách hàng, luôn nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng.

Cạnh tranh về chiến thuật maketing:

Chiến thuật về bao bì, logo, kiểu dáng của sản phẩm:

Từ hình dáng đến logo, màu sắc của Coca-Cola mang tính nhất quán, cổ điển đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra ngay được sản phẩm của Coca-Cola, đặc biết phông chữ và logo mang tính biểu tượng đặc trưng không thay đổi xuyên suốt từ lúc xuất hiện (năm

1923) Ngược lại với điều đó, PepsiCo liên tục thay đổi theo từng giai đoạn, theo từng câu chuyện của mình tạo điểm nhấn sáng tạo trong mắt người tiêu dùng từ đó tạo được dấu ấn dễ nhận biết được sản phẩm của mình Màu sắc của Coca-Cola luôn là màu đỏ, PepsiCo cũng chọn màu đỏ và xanh làm nên chủ đạo (năm 2008) nhưng vẫn có sự cải tiến, thay đổi Màu xanh đó chính là muốn tạo sự kích thích vị giác của người tiêu dùng.

Qua 136 năm, từ kiểu dáng đến màu sắc vàlogo, Coca-Cola luôn truyền đạt thông tin mạnh mẽ và hấp dẫn trong các khẩu hiệu như “Tận hưởng”, “Bạn không thể đánh bại cảm giác này” và “Hạnh phúc”, đó là sự đơn giản, dễ hiểu và đặc biệt dễ dịch và hiểu ở tất cả các quốc gia mà có Coca-Cola và đó Đối với PepsiCo thì lại khẳng định mạnh mẽ thông điệp hướng tới tương lai qua việc cập nhật xu hướng mới nhất và sự thay đổi theo thời đại của mình.

Phân tích nhà cung ứng

Theo báo cáo thường niên của Tập đoàn nước giải khát Coca-Cola hiện có 225 đối tác đóng chai trên toàn cầu Theo đó, những đối tác này chịu trách nhiệm về quá trình pha chế, tạo ra sản phẩm dựa trên mẫu cô đặc đã được gửi đến từ nhà máy của hãng Sau quá trình pha chế, sản phẩm sẽ được đóng gói tại chỗ và vận chuyển đến các điểm phân phối ngay tại địa phương hoặc các vùng lân cận.

Trên đây là sơ đồ chuỗi cung ứng của CocaCola

Bên cạnh đó, Coca-Cola sử dụng mô hình SCOR – một công cụ quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu để cải thiện hiệu quả và hiệu suất của chuỗi cung ứng của công ty Mô hình này được phát triển bởi Viện Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) vào năm 1996 và đã được Coca- Cola áp dụng kể từ năm 1998.

- Nhà cung cấp Đầu tiên trong chuỗi cung ứng của Coca Cola phải kể đến nhà cung ứng Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm Coca-Cola có hai nhóm nhà cung cấp chính bao gồm: nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà cung cấp bao bì.

Nguyên liệu đầu vào luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất của một công ty Đối với mỗi nguyên liệu pha chế sản phẩm, Coca- Cola Việt Nam tìm kiếm đối tác uy tín theo các tiêu chí sau:

+ CO2 (Carbon Dioxide): Được sử dụng để tạo vị chua, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

+ Màu thực phẩm (Caramel E150d): Được sản xuất từ đường tan chảy hoặc chất hóa học amoniac.

+ Chất tạo vị chua (Axit phosphoric – E330): Sử dụng để tạo độ chua và đồng thời là chất bảo quản, chiếm 50% axit trong công thức.

+ Caffeine: Được chiết từ nguồn tự nhiên như cà phê, lá trà, hạt cola, hoặc có thể là caffeine nhân tạo.

+ Đường: Cung cấp từ Nhà máy đường KCP.

+ Hương vị tự nhiên: Công thức được giữ bí mật và cung cấp bởi Tập đoàn Coca-Cola mẹ.

+ Nước: Cung cấp từ nhà máy nước trong khu vực của nhà máy.

+ Lá Coca-Cola: Cung cấp bởi công ty chế biến Stepan, đặt tại bang Illinois, Hoa Kỳ.

- Thành phần tạo nên Coca-Cola Để đảm bảo giá cạnh tranh, công ty Coca-Cola không tiết lộ công khai nguồn cung cấp của một số nguyên liệu:

Ngoài ra, bao bì sản phẩm của Coca Cola cũng được nhập từ nhà cung cấp như sau: + Bao bì chai: Cung cấp bởi công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam).

+ Thùng đóng gói carton: Cung cấp bởi Công ty Cổ phần Biên Hòa.

*Hoạt động sản xuất của CocaCola

Tổ chức sản xuất là trung tâm trong chuỗi cung ứng của Coca Cola Việt Nam Hoạt động này được chia thành hai bộ phận chính bao gồm:

The Coca Cola Company (TCC): Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola cho các nhà máy Ngoài ra, TCC còn đảm nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu về Price, Product, Promotion – ba yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị.

The Coca Cola Bottler (TCB): Bộ phận này chịu trách nhiệm về sản xuất, quản lý kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola Bên cạnh đó, TCB chịu trách nhiệm về Place – yếu tố thứ tư trong chiến lược tiếp thị

Hoạt động sản xuất được phân chia cụ thể trong chuỗi cung ứng của Coca Cola Năm 2017, Coca Cola Jouner từng thông báo rằng Công ty Coca Cola Việt Nam có khoảng 2.500 nhân viên, trong đó hơn 99% là người Việt Nam Công ty này hiện đang quản lý ba nhà máy lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh Với 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường Việt Nam.

Quá trình vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng của Coca Cola được liên tục điều chỉnh theo thời gian thực thông qua công nghệ vận hành tiên tiến Theo đó, các xe tải giao hàng của công ty được trang bị thiết bị theo dõi hành trình GPS để đảm bảo rằng sản phẩm sau khi sản xuất sẽ đến các điểm phân phối trong vòng 48 giờ.

Bên cạnh đó, quá trình theo dõi được thực hiện hàng ngày và báo cáo thống kê rõ ràng. Coca Cola sẽ liên tục tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu thời gian để sản phẩm đến tay khách hàng. Để giải quyết thách thức của việc quản lý lượng lớn xe cùng với nhiều yêu cầu giao hàng, Coca Cola đã triển khai công nghệ tối ưu hóa tuyến đường Việc phân chia lệnh giao hàng vào các khoảng thời gian phù hợp để giảm thiểu tác động của các khung giờ cao điểm Ngoài ra, quy trình này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu, mà còn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đối tác.

Coca-Cola kiểm soát các chuyên xe vận chuyển hàng mỗi ngày

*Nhà phân phối Coca Cola

Do đặc thù của ngành hàng tiêu dùng nhanh, việc phân phối trong chuỗi cung ứng của Coca Cola được thực hiện bởi một mạng lưới đại lý phân phối và bán buôn có quy mô lớn để đáp ứng khối lượng hàng dự trữ đáng kể.

Sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất đến các đại lý bán sỉ, sau đó phân phối đến các cửa hàng bán lẻ để bán cho người tiêu dùng Mô hình này giúp Coca Cola mở rộng phạm vi phân phối và đảm bảo sản phẩm của họ có mặt tại nhiều địa điểm, từ đó tối ưu hóa tiếp cận đối tượng tiêu dùng.

Nếu khách hàng có nhu cầu mua sỉ cho các hoạt động kinh doanh, hãy liên hệ với Kamereo để được hỗ trợ Chúng tôi là một trong những đơn vị phân phối chính hãng sản phẩm Coca Cola tại khu vực phía Nam Hướng đến mục tiêu tối ưu hóa cho nhà bán lẻ, Kamereo không ngừng nâng cấp hệ thống website và app để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm.

Chuỗi cung ứng của Coca Cola liên kết sản phẩm với mọi kênh bán lẻ bao gồm: nhà hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ… Những kênh này đóng vai trò là các điểm trung gian tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, thực hiện nhiệm vụ cơ bản về hoạt động phân phối, đồng thời tuân thủ các quy định có sẵn.

Với chiến lược giao hàng trực tiếp đến điểm bán trong vòng 48 giờ như đã đề cập trước đó, sản phẩm Coca Cola luôn sẵn sàng trên quầy và được duy trì vận chuyển liên tục. Điều này giúp công ty giảm thiểu chi phí trung gian, đồng thời đảm bảo chất lượng và sẵn sàng của hàng hóa.

Phân tích hành vi mua của khách hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng

Yếu tố văn hóa: Nigel Hollis-nhà phân tích chiến lược toàn cầu của Millward Brown một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn thương hiệu, nhận xét: “Thách thức lớn nhất cho các nhãn hàng là phải đảm bảo mọi người hiểu rõ những đặc trưng của chính hãng. Đồng thời, họ phải tạo được sự gần gũi, tiếp cận và thích ứng bản sắc riêng đó vào mỗi nền văn hóa địa phương.” Vậy tại sao văn hóa lại quan trọng đến thế? Và các nhà marketing đã ứng dụng thế nào trong việc xây dựng chiến lược marketing của mình? Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng sâu rô Ÿng nhất đến hành vi của người tiêu dùng, văn hoá là lực lượng đầu tiên biến nhu cầu tự nhiên của con người thành ước muốn Khi mô Ÿt sản phẩm khi muốn tồn tại trên thị trường cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố và trong đó có yếu tố văn hoá Và với hãng nước giải khát Cocacola: mô Ÿt hãng nước giải khát có quy mô lớn trên thế giới với sự tồn tại và phát triển hơn 125 năm thì càng phải quan tâm hơn nữa, bởi nó có tác đô Ÿng mạnh mẽ tới hành vi mua và tiêu dùng sản phẩm trên thị trường Nền văn hoá là mô Ÿt yếu tố cơ bản nhất trong những mong muốn và hành vi của mô Ÿt người, văn hoá có thể coi là tổng thể những nét riêng biê Ÿt 10 về tinh thần, vật chất, trí tuê Ÿ và cảm xúc quyết định tính cách của mô Ÿt xã hô Ÿi hay mô Ÿt nhóm người trong xã hô Ÿi Văn hoá bao gồm những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hê Ÿ thống các giá trị, những tâ Ÿp tục và tín ngư ng.Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính những văn hoá mà con người tự thể hiê Ÿn, tự ý thức được bản thân cũng giống như mô Ÿt đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được mô Ÿt số những giá trị , nhâ Ÿn thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác Văn hoá ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự thụ cảm sự ưa thích, và những sắc thái đă Ÿc thù của sản phẩm vâ Ÿt chất và phi vâ Ÿt chất "Coca Cola không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống Nó là một ý tưởng, một tầm nhìn và một cảm xúc", Muhtar Kent -Chủ tịch kiêm CEO, Coca-Cola chia sẻ Ở thị trường Viê Ÿt Nam thì ảnh hưởng văn hóa rất quan trọng nhưng khó nhận thấy hơn vì bản thân nhà kinh doanh quá quen thuộc với văn hóa đó và coi điều đó như là một phần của cuộc sống Khi Cocacola xâm nhập thị trường Việt Nam đã gặp một khó khăn lớn Khẩu vị của Pepsi hợp với người Việt hơn là Coca cola Chẳng hạn, chai to hơn (có cảm giác bề ngoài như vậy), nước uống cũng ngọt đậm đà hơn Ðiều này phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người bản địa Còn ở các thị trường khác (như các nước Âu-Mỹ) thì vị nhạt của Coca-cola hợp khẩu vị hơn, vì trong những xã hội phát triển, người ta đã ngán những gì quá béo, quá ngọt Cocacola thịnh hành ở miền Nam hơn ở miền Bắc vì người miền Nam thích ngọt hơn trong khi người miền Bác thích ăn mặn.Thứ hai là “trâu chậm uống nước đục”, Cocacola xâm nhập thị trường Việt Nam sau Pepsi, chịu cái bóng đi trước quá lớn nên khá là điêu đứng khi phân phối sản phẩm Ngày Pepsi có mặt tại thị trường Việt, các cơ sở sản xuất và 11 phân phối nước ngọt khá nhỏ lẻ manh mún, thêm việc cơ sở luật pháp chưa đủ mạnh để kịp trở tay khi Pepsi thâm nhập và phá v các cơ sở sản xuất nước ngọt, hãng đã nhanh chóng thu phục thị trường Cocacola không có được những lợi thế khi đó.Thứ ba, trên thị trường toàn cầu, Cocacola chiếm thế thượng phong so với Pepsi nhờ chiến lược tiếp thị và quảng cáo tài ba nhưng riêng tại thị trường Việt Nam, Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn quốc mà còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi, không những am hiểu "công nghệ tiếp thị" mà đồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ chiến lược phản công giành giật thị trường nào của Coca-cola Nhiều người cho rằng Coca cola muốn thắng Pepsi cần phải thiết lập được mạng lưới phân phối như Pepsi nhưng điều này khó vì Pepsi dựa trên những đại lý có sẵn, họ chỉ việc đổ sản phẩm xuống với chính sách chăm sóc khách hàng tốt để tạo ra được những ấn tượng tốt cho khách hàng Coca Cola vẫn bền bỉ trong chiến dịch xâm lấn thị trường bằng chiến lược bán nhỏ lẻ, những người bán dạo bằng xe đẩy của Coca Cola bán ra một chai với chỉ giá 2000 đồng trong khi một chai Pepsi trong quán café giá 5000 Dĩ nhiên ngay khi bắt đầu chiến lược này, Cocacola không đặt hy vọng vào doanh thu của từng chai nước ngọt (được bán dạo), mà chủ yếu họ tiếp thị "khẩu vị"cho khách hàng, đồng thời tiếp thị luôn những quán

"cóc" nhỏ bé trong hẻm lấy hàng của Coca với giá "ưu đãi," bằng cách đó tạo ra thị phần cho hãng Coca Với tình hình cạnh tranh trên, ở thời điểm đó người thành phố có dịp chứng kiến hai hình ảnh trái ngược nhau Trong khi những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cafe thì người ta lại thấy những chiếc xe 3 bánh nhỏ 12 xíu của Coca cola được đẩy đi bán dạo trên hè phố và các ngõ nhỏ Ðây có lẽ cũng là một chiêu thức "độc đáo" trong việc chiếm thị phần của Coca, vì đẩy xe bán dạo là một trong những hình ảnh "thân quen" trong cuộc sống đô thị Việt Viê Ÿt nam là mô Ÿt nước có 54 dân tô Ÿc anh em, tuy cũng sống trên mô Ÿt lãnh thổ,có chung mô Ÿt nền văn hoá song mỗi dân tô Ÿc lại có mô Ÿt phong tục tâ Ÿp quán riêng, môŸt trang phục riêng, mô Ÿt kiến trúc nhà ở riêng đă Ÿc trưng cho mỗi dân tô Ÿc Nhân dân Việt nam có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc không chỉ được thể hiện trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước mà nó còn được thể hiện ở sự quan tâm, cổ vũ nước nhà trong các sự kiện thể thao quốc tế Coca cola cần tận dụng cơ hội này để ghi dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam, tạo vị thế vững chắc trên thị trường Coca Cola đã thành công trong việc này khi trở thành một trong những nhà tài trợ chính cho SEA Games 21 diễn ra tại Việt Nam với khoản tiền 230.000 USD Điều này đã giúp quảng bá hình hảnh của hãng sâu rộng tới toàn bộ người dân Việt Nam Với chiến lược marketing phù hợp, hãng đã tung ra các chiêu thức quảng cáo cũng như chương trình khuyến mãi với cơ cấu giải thưởng lớn, quy mô toàn quốc đã thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của mọi tầng lớp trong xã hô Ÿi Am hiểu văn hóa Việt, Coca-cola đã đưa ra nhưng quảng cáo rất được lòng người tiêu dùng, đă Ÿc biê Ÿt là vào dịp tết Nguyên Đán, các quảng cáo đều mang thông điêŸp yêu thương, mang sự ấm cúng của không khí gia đình tới mọi nơi, và đă Ÿc trưng là hình ảnh những cánh én với hoa đào, hoa mai mỗi dịp tết đến xuân về Chính vì thế trong những dịp lễ tết lượng hàng hoá của Coca-cola được tiêu thụ với 1 số lượng lớn thu về doanh thu không nhỏ về cho hãng.

Yếu tố xã hội: Năm 1960 nước giải khát Coca-cola chính thức có mă Ÿt ở Viê Ÿt Nam, tồn tại phát triển cho đến tâ Ÿn hôm nay và có công ty uỷ quyền Khi đưa sản phẩm Coca cola vào thị trường Viê Ÿt Nam đầu những năm 60 thì khi đó Viê Ÿt Nam đang còn gă Ÿp những khó khăn về kinh tế và xã hô Ÿi, tuy nhiên nó cũng đã trở thành mô Ÿt mă Ÿt hàng, mô Ÿt loại thức uống phổ biến đối với những tầng lớp thượng lưu, cho đến hôm nay, khi xã hô Ÿi đã phát triển, thu nhâ Ÿp của con người đã tăng lên nhiều Khi nghiên cứu về người tiêu dùng ởViêŸt Nam hiê Ÿn nay, trong thời buổi hô Ÿi nhâ Ÿp hoá thì đă Ÿc điểm chính của người tiêu dùngViêŸt Nam là: khoẻ, ham vui, yêu nước, đam mê thể thao và yêu thích bóng đá Hiểu được điều đó, Coca cola đã tài trợ cho các hoạt động từ thiện, các hoạt động thể thao để khẳng định thương hiệu và thu hút người tiêu dùng Coca-Cola đã tài trợ thực hiện chương trình truyền hình thực tế sôi động “Đua tài ẩm thực”: phát sóng 9h sáng chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV9 bắt đầu từ 18/10, phát lại lúc 10h20 thứ bảy hàng tuần trên kênh HN1 và20h30 thứ sáu, 10h30 thứ bảy hàng tuần trên kênh HTV3 Đây không chỉ là một chương trình mang tính giải trí cao mà còn là bổ sung kiến thức ẩm thực, giúp các bạn có thêm thông tin để lựa chọn thức ăn có ích cho sức khỏe, biết cách chế biến món ăn yêu thích, cũng như có những khoảnh khắc thú vị cùng bạn bè và gia đình Coca-Cola còn tạo chuyên trang ẩm thực với nhiều thông tin bổ ích trên kênh 14 tại địa chỉ: http://duataiamthuc.kenh14.vn/: Tại đây, các bạn trẻ có thể đăng ký tham gia và cập nhật thông tin về chương trình “Đua tài ẩm thực” cùng Coca-Cola, trả lời các câu hỏi hàng tuần để giành những giải thưởng hấp dẫn và cùng bè bạn chia sẻ về các món ăn ngon, các đặc sản của từng vùng, miền cùng các địa chỉ ẩm thực trên toàn quốc Nhân dịp này, Coca-Cola cũng dành 300.000 mẫu dùng thử miễn phí tại các nhà hàng, quán ăn ở 2 đô thị là Hà Nội và TP HCM Chương trình “Chia sẻ cùng ai điêu tốt đẹp nhất? Dành Coca– Cola Đầu Năm cho người bạn yêu thương”: gửi hàng trăm, hàng ngàn lời chúc tốt đẹp của mọi người đến mọi miền đất nước Đặc biệt chương trình Coca-Cola Đầu Năm sẽ dành số tiền 233.420.000 đồng tương ứng với 46.684 lời yêu thương các bạn đã gửi cho người thân bạn bè trong suốt thời gian diễn ra chương trình để ủng hộ cho chương trình Nước sạch cộng đồng Với chương trình ý nghĩa này, Tết năm nay không những khách hàng của coca được sẻ chia yêu thương mà còn góp phần đóng góp vì cộng đồng Chiến dịch của Coke mới đây lấy ý tưởng chủ đạo là các hoạt động ăn mừng chiến thắng một cách đầy ngẫu hứng Người hâm mộ có thể chia sẻ niềm vui chiến thắng thông qua âm nhạc, các sự kiện tương tác Khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam, hãng không quên nghiên cứu tác động của yếu tố tâm lý người tiêu dùng bản địa trước khi tung sản phẩm ra thị trường Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và đang phát triển vượt bậc của CocaCola với mức tăng trưởng trên 26% vào năm 2010 Đại diện của hãng này cũng cho biết, năm vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng hơn 900 triệu các sản phẩm nước giải khát của công ty Điều này chứng tỏ một xu thế lựa chọn nước giải khát của người dân Việt mà số đông là những người trẻ tuổi 21 Hiểu được tâm lý của người Việt Nam, khách hàng luôn muốn mua được những sản phẩm với mức giá thấp nhất, do đó mà khi Coca- Cola đưa ra các chương trình khuyến mãi và định giá cho sản phẩm để sản phẩm bán được tăng nhanh và quảng cáo hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu dùng Sản phẩm Coca-Cola định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận thức được Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là cơ sở quan trọng để định giá Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó Chiến lược định giá Coca cola thâm nhập thị trường: khác với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Cocacola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm tiếp cận và thu hút toàn bộ các thành phần của thị trường,từ giới trẻ năng động đến những người chơi thể thao, từ người lao động chân tay đến nhân viên văn phòng và tất cả các đoạn thị trường khác với hy vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp Coca sẽ điều chỉnh giá cả của mình để tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh toán tiền ngay Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiểu sản phẩm và các mặt hàng của Coca được định giá khác nhau nhưng tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp Coca thường sản xuất nhiều loại sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất 22 Chúng khác biệt nhau về hình thức, kích c , tính năng… do đó chúng được định giá ở các thang bậc khác nhau Hiện nay giá của sản phẩm Coca trên thị trường Việt Nam cao hơn các sản phẩm cùng loại, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao và các sản phẩm của Cocacola có lợi cho sức khỏe, đáp ứng tiêu dùng nên Coca vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Tiến trình mua hàng

Không phải ngẫu nhiên mà khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn và mua nó Giống như hoạt động của kinh doanh; trước khi khách hàng ra quyết định mua họ cũng có 1 quy trình cụ thể gồm 5 giai đoạn dưới đây.

- Giai đoạn 1 – Ý thức nhu cầu

Nhu cầu được hình thành khi khách hàng hay người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt giữa thực tế và mong muốn của họ Con người trong xã hội luôn có nhiều nhu cầu khác nhau, tùy thuộc vào bản thân, hoàn cảnh và môi trường Con người thường nhận thức được nhu cầu của mình từ những vấn đề, khó khăn trong cuộc sống Coca: các nhu cầu thiết yếu như ăn; ngủ; nghỉ họ sẽ bắt đầu nảy sinh những nhu cầu cụ thể hơn như ăn mì; ăn cơm; uống Coca; uống nước ép, … hoặc những vấn đề ấy có thể là do yếu tố chủ quan (cảm giác đói, khác, cảm giác yêu thích, ghét bỏ, sợ hãi…) hay do khách quan (thời tiết, khí hậu, xã hội…).

- Giai đoạn 2 – Tìm kiếm thông tin

Sau khi hình thành nhu cầu; Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ bắt đầu tìm hiểu thông tin về các sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của họ Những nguồn thông tin này có thể từ lời giới thiệu của người thân, các bài quảng cáo trên báo chí, tra cứu trên Internet…

Khách hàng tìm kiếm thông tin để thu thập dữ liệu về sản phẩm; về nhãn hàng; các tính năng của sản phẩm; giá cả; … Nhưng các thông tin này là chưa đủ vì vậy họ sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 3 – đánh giá và so sánh.

- Giai đoạn 3 – Đánh giá và so sánh

Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho từng nhu cầu của mỗi khách hàng Giữa vô vàn lựa chọn; nhất là trên thị trường phát triển như hiện nay; quyền lực của khách hàng càng cao hơn bởi họ có nhiều quyết định Sẽ có rất ít phần trăm khách hàng tìm kiếm thông tin từ một nhãn hiệu hay cửa hàng.

Chính vì vậy giai đoạn tiếp theo của quá trình mua hàng là sự tìm kiếm và tham khảo của khách hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau để đánh giá và so sánh Lựa chọn nào đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sẽ được lựa chọn Hệ thống đánh giá sẽ bao gồm các quy tắc sau:

● Quy tắc đánh giá dựa trên chức năng kinh tế và quy tắc tâm lý cảm xúc.

● Quy tắc đánh giá về hình ảnh nhãn hàng khắc ghi trong tâm trí người tiêu dùng.

● Quy tắc đánh giá dựa trên thái độ đối với nhãn hàng và sản phẩm.

● Quy tắc đánh giá dựa trên mức độ cấp thiết của nhu cầu và quyết định mua.

- Giai đoạn 4 – Quyết định mua sắm

Sau khi đánh giá các nhãn hiệu và sản phẩm sẽ đến giai đoạn quyết định mua Giai đoạn

3 sẽ giúp khách hàng phân bậc được các nhãn hiệu và sản phẩm làm cơ sở giúp khách hàng đưa ra quyết định mua cuối cùng.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ cho rằng; khách hàng sẽ lựa chọn mua sản phẩm” tốt nhất” mà quên mất rằng quyết định sẽ vẫn có thể thay đổi bởi thái độ của người khác và các yếu tố bất ngờ của ngoại cảnh.

Thái độ của người thân và bạn bè ảnh hưởng khá lớn tới quá trình mua của khách hàng bởi đây là nguồn thông tin gần gũi và có thể nói là tin tưởng nhất đối với khách hàng.

Các yếu tố bất ngờ của ngoại cảnh là điều không thể lường trước được; bởi nhu cầu hình thành trong quá trình mua của khách hàng chịu tác động rất lớn từ ngân sách hiện có; giá cả hay lợi ích sản phẩm.

Có 4 khả năng xảy ra trong giai đoạn này:

Người tiêu dùng sau khi được tư vấn quyết định chọn mua đúng sản phẩm mình đã chọn. Người tiêu dùng sau khi được tư vấn lại đổi ý chọn một sản phẩm/dịch vụ thay thế khác. Người tiêu dùng sau khi được tư vấn lại đổi ý không mua nữa.

Người tiêu dùng không thể mua sản phẩm vì lý do khách quan (thời tiết, sức khỏe, trộm cướp).

- Giai đoạn 5 – Đánh giá sau mua

Nhiều chủ kinh doanh cho rằng quá trình mua của khách hàng sẽ kết thúc sau khi trải qua giai đoạn 4 – giai đoạn quyết định mua Đây là một tư duy hoàn toàn sai lầm Bên cạnh mục đích là thu lợi nhuận kinh doanh thì các doanh nghiệp cần có tập khách hàng trung thành để duy trì và phát triển kinh doanh.

Sau khi khách hàng quyết định mua hàng họ sẽ tiếp tục đánh giá sau mua Đánh giá về chất lượng sản phẩm; giá cả hay thậm chí là thái độ phục vụ của nhân viên Chính vì vậy các dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng sau mua là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Thiết lập hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng

Thiết lập mục tiêu bán hàng năm 2023

Coca-Cola vừa quyết định nâng mục tiêu lợi nhuận trong cả năm 2023 sau khi kết quả kinh doanh quý II/2023 vượt dự kiến.

Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận trong quý II/2023 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh thu tăng 6% lên 12 tỷ USD.

Giám đốc điều hành của Coca-Cola, James Quincey cho biết, công ty đã thực hiện nhiều đợt tăng giá trong 18 tháng qua, và nhận định rằng lạm phát ở các thị trường phát triển như Bắc Mỹ và Tây Âu đang bắt đầu ở mức vừa phải.

Ngược lại, ở nhiều thị trường mới nổi, người tiêu dùng đã quen với lạm phát dai dẳng hơn, Giám đốc Quincey cho biết, đồng thời lưu ý rằng 5 trong số 40 thị trường hàng đầu của “gã khổng lồ” này có mức lạm phát trên 20%.

Coca-Cola hiện có mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng từ 9 đến 11% khi loại trừ ảnh hưởng của yếu tố tiền tệ, cao hơn so với mức tăng từ 7 đến 9% trước đó.

Thiết lập hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng

- Quy trình lập kế hoạch bán hàng của CocaCola

Bước 1: Xác định mục tiêu bán hàng

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình thông qua đổi mới & phát triển quan hệ đối tác.

- Mở rộng thị trường thông qua sự đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bước 2: Xây dựng chân dung khách hàng

Thương hiệu đang phân chia khách hàng của mình theo 2 phân khúc chính dựa theo nhóm tuổi

Mục tiêu chính mà Coca Cola hướng tới là người trẻ ở độ tuổi từ 10 – 35 tuổi

Phân khúc khách hàng thứ 2 của Coca Cola là những người ở độ tuổi trung niên từ 40 trở lên

Bước 3: Khảo sát thị trường Coca Cola sử dụng máy tháp bán nước Freestyle để có thể thu thập dữ liệu từ người dùng theo công thức riêng của khách hàng để có dữ liệu về hương vị dữ liệu của khách hàng đó Qua đó họ có thể biết được loại đồ uống nào được rót nhiều nhất

Bước 4: Hoạch định chiến lược hành động Thông qua những chiến lược của công ty, doanh số bán hàng tang lên không ngừng Đồng thời thương hiệu cũng duy trì được lượng người dùng trung thành và mang đến những dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng tiềm năng

Bước 5: Lập kế hoạch dự phòng Công ty sử dụng chiến lược vừa chủ động lắng nghe vừa thực hiện để đảm bảo người tiêu dùng là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh, qua đó có thể phát triển sản phẩm một cách có trách nhiệm.

Bước 6: Dự toán ngân sách vào năm 2020, ngân sách quảng cáo giảm đi nhiều nhưng hiệu quả và số lượng bán ra vẫn tăng đều

- Chăm sóc khách hàng của CocaCola

1 Thu thập thông tin khách hàng: Coca Cola thu thập thông tin khách hàng thông qua các đánh giá khảo sát và phản hồi khách hàng.

2 Phân tích thông tin khách hàng: Bộ phận phân tích dữ liệu của Coca Cola sẽ phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu được nhu cầu và sở thích của khách hàng.

3 Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng: Dựa trên thông tin phân tích, Coca Cola sẽ đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp.

4 Thực hiện chiến lược: Các bộ phận liên quan sẽ thực hiện các chiến lược đã đề ra.

- Khảo sát thăm dò ý kiến, nhu cầu của KH về việc cải tiến sản phẩm để có thể đưa ra các phương án phù hợp nhằm thu hút khách hàng tiêu dùng Đối với nhà phân phối, không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn cần tập trung vào giá trị mà họ nhận được khi phân phối sản phẩm, củng cố niềm tin và lòng trung thành của các nhà phân phối.

- Tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo chuyên đề để cung cấp các thông tin về sản phẩm, giá trị dinh dư ng, kết hợp tư vấn các chuyên đề chăm sóc sức khỏe giúp KH đã từng sử dụng các sản phẩm trước đây của CocaCola hiểu rõ hơn về sản phẩm, biết được phân loại sản phẩm nào cung cấp dinh dư ng phù hợp cho từng loại KH, giúp KH phát triển như thế nào tất cả sẽ được giải đáp trong buổi hội thảo, để KH yên tâm cân nhắc mua dùng sản phẩm.

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w