1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Ths. Võ Thành Đức
Trường học Đại học UEH, Trường Kinh doanh, Khoa Toán - Thống kê
Chuyên ngành Khoa học dữ liệu
Thể loại Dự án kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được vấn đề một cách toàn diện và nhanh chóng hơn, thêm vào đó khi sự chuyên môn hoá được nâng cao có thể giúp cho chất lư

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TOÁN - THỐNG KÊ

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: KHOA HỌC DỮ LIỆU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Mã lớp HP: 22C1INF50905928

Tên HP: Khoa học dữ liệu

GV hướng dẫn: Ths Võ Thành Đức

Trang 3

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU 1

1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu 1

2 Mục tiêu, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu 2

I THU THẬP VÀ LÀM SẠCH DỮ LIỆU 2

1 Thu thập dữ liệu 2

2 Xác định biến mục tiêu 4

3 Các bước làm sạch dữ liệu 4

II KIỂM ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH 5

IV PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 9

V ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN 11

Trang 4

I GIỚI THIỆU

1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu

Trong mô hình hoạt động của mỗi công ty đều có những phòng ban chuyên trách những lĩnh vực khác nhau Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được vấn đề một cách toàn diện và nhanh chóng hơn, thêm vào đó khi sự chuyên môn hoá được nâng cao có thể giúp cho chất lượng công việc được tăng cao hơn và để đạt được điều đó không thể không kể đến những nhân viên trong phòng ban đó, những người đã nỗ lực vì công ty suốt thời gian qua Hơn nữa, khi một người nhân viên lựa chọn làm việc trong phòng ban đó cũng là lúc họ đã biết được năng lực của mình, và sẽ nỗ lực trong hết mình vì công việc, tuy nhiên dường như ngày nay ở một số công ty vẫn gặp tình trạng nhân viên đang xuống tinh thần nghiêm trọng Điều này có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau chẳng hạn như môi trường làm việc không phù hợp, những xung đột mâu thuẫn với đồng nghiệp và cấp trên, thu nhập mỗi tháng quá thấp để chi tiêu cho cuộc sống, khoảng từ nhà đến công ty quá xa, hay là nhân viên đó đang có ý định nghỉ việc để làm việc ở công ty khác,…Có thể thấy, quá nhiều lý do để khiến cho một nhân viên có thể xuống tinh thần làm việc, do đó

mà trong nội dung bài tiểu luận này, nhóm tác giả tiến hành xây dựng một mô hình nhằm tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến việc nhân viên đó có đang xuống tinh thần làm việc hay không Mô hình nghiên cứu của tác giả có dạng như sau:

Trong đó:

● Biến “Attri”: đây là biến phụ thuộc, là viết tắt của từ “Attrition”, biến này cho biết phòng ban nào đang xuống tinh thần làm việc Là biến định danh, nếu là

“Yes” nghĩa là phòng ban này đang xuống tinh thần trong khi làm việc, ngược lại

“No” nếu phòng ban này vẫn hăng say làm việc

Trang 5

● Biến “Depart”: là biến độc lập, là viết tắt của từ “Department”, biến này cho biết công ty đang có những phòng ban nào, gồm ba phòng ban đó là Sales, Human Resources and Research & Development

● Biến “DisFroHo”: là biến độc lập, viết tắt của từ “DistanceFromHome”, biến này cho biết khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao xa

● Biến “EnviSatis”: là biến độc lập, viết tắt của từ “EnvironmentSatisfaction”, đây là biến cho biết mức độ hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc, đánh giá theo thang điểm 4

● Biến “MonIn”: là biến độc lập, viết tắt của từ “MontlyIncome”, biến này cho biết thu nhập hàng tháng của nhân viên là bao nhiêu

2 Mục tiêu, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm dự báo phòng ban nào đang xuống tinh thần làm việc dựa trên tập dữ liệu được thu thập và được đăng tải trên website Kaggle bởi Prashant Patel Sau khi đã dự báo xong sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục

Bài nghiên cứu này được hy vọng sẽ đem lại những ý nghĩa thực tiễn sau: (1) đưa ra giải pháp giúp nhân viên làm việc phấn chấn hơn; (2) tìm hiểu lý do từ

đó cải thiện việc đối đãi của công ty đối với nhân viên; (3) là cơ sở tham khảo cho những nghiên cứu sau này

Bài nghiên cứu này sử dụng phần mềm Orange để tiến hành dự báo sau khi thực hiện quá trình phân cụm và phân lớp dựa trên dữ liệu đã được thu thập

I THU THẬP VÀ LÀM SẠCH DỮ LIỆU

1 Thu thập dữ liệu

Tập dữ liệu được thu thập tư 1470 nhân viên gồm 35 đặc tính khác nhau Các đặc tính này bao gồm:

● Attrition: Nhân viên có bị xuống tinh thần làm việc? ( Yes/No)

● Age: Số tuổi.

● Business Travel: Đi công tác thường xuyên hay không? Gồm các giá trị:

Non Travel/Travel Rarely/Travel Frequently

● Daily Rate: Mức tiền công mỗi ngày

Trang 6

● Department: Phòng ban đang làm việc (Sales/Human Resources/Research & Development)

● DistanceFromHome: Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc.

● Education: Số điểm trung bình khi đi học (thang 5 điểm).

● EducationField: Ngành học khi còn đi học.

● EmployeeCount: Nhân viên đang làm khảo sát (1 người)

● EmployeeNumber: Là mã số nhân viên

● EnvironmentSatisfaction: Là mức độ hài lòng của nhân viên về môi

trường làm việc, đánh giá theo thang 4 điểm

● Gender: Là giới tính của nhân viên, gồm: giới tính nữ (female) và giới tính

nam (male)

● HourlyRate: Là tiền công theo giờ của nhân viên.

● JobInvolvement: Là mức độ nhiệt tình mà nhân viên tự đánh giá mình khi

tham gia hoặc thực hiện một công việc nào đó, đánh giá theo thang 4 điểm

● JobLevel: Là cấp độ công việc của nhân viên, đánh giá theo thang 4

điểm

● JobRole: Là chức vụ của nhân viên, gồm các chức vụ: giám đốc bán hàng

(Sales Executive), nhân viên nghiên cứu khoa học (Research Scientist), kỹ thuật viên phòng thí nghiệm (Laboratory Technician), giám đốc sản xuất (Manufacturing Director), đại diện chăm sóc sức khỏe (Healthcare Representative), quản lý (Manager), đại diện bán hàng (Sales Representative), giám đốc nghiên cứu (Research Director), bộ phận nhân

sự (Human Resources)

● JobSastifaction: Là mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên,

đánh giá theo thang 4 điểm

● Marital Status: Là trạng thái hôn nhân của nhân viên, gồm: độc thân

(single), đã kết hôn (married) và đã ly hôn (divorced)

● MonthlyIncome: là số tiền thu nhập hàng tháng của nhân viên.

● MonthlyRate: là mức lương hàng tháng tổng cộng của nhân viên.

● NumCompaniesWorked: là số lượng công ty mà nhân viên đã từng làm

việc

Trang 7

● Over18: là chỉ số tuổi của nhân viên đã trên 18 hay chưa?

● OverTime: là liệu nhân viên đó có tăng ca hay không? Gồm các giá trị: có

(yes), không (no)

● PercentSalaryHike: chỉ phần trăm lương mà nhân viên được tăng.

● PerformanceRating: chỉ hiệu suất công việc mà nhân viên đó tự đánh giá

về mình

● RelationshipSatisfaction: là mức độ hài lòng về mối quan hệ với các

đồng nghiệp

● StandardHours: là số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 1 tuần của nhân viên.

● StockOptionLevel: Mức độ khả năng mà nhân viên có thể đầu tư vào

việc mua cổ phiếu

● TotalWorkingYears: Tổng số năm đi làm.

● TrainingTimesLastYear: Thời gian thực tập.

● WorkLifeBalance: Tự đánh giá mức thời gian mà mình dành cho cuộc

sống cá nhân bên cạnh công việc

● YearsAtCompany: Số năm làm việc ở công ty hiện tại.

● YearsInCurrentRole: Số năm làm việc ở chức vụ hiện tại.

● YearsSinceLastPromotion: Số năm kể từ lần cuối cùng được thăng

chức

● YearsWithCurrManager: Số năm làm việc với sếp/quản lý hiện tại.

2 Xác định biến mục tiêu

Attrition (Nhân viên có bị xuống tinh thần làm việc?)

3 Các bước làm sạch dữ liệu

Làm sạch dữ liệu (data cleaning/cleansing): loại bỏ nhiễu (remove noise), hiệu chỉnh những phần dữ liệu không nhất quán (correct data inconsistencies) Bao gồm:

- Tóm tắt hoá dữ liệu:

+ Xác định các thuộc tính (properties) tiêu biểu của dữ liệu về xu hướng chính (central tendency) và sự phân tán (dispersion) của dữ liệu

+ Nhận diện dữ liệu nổi bật/hiếm: nhiễu (noise) hoặc phần tử biên (outliers), cung cấp cái nhìn tổng quan về dữ liệu

Trang 8

- Xử lý dữ liệu bị thiếu (missing data): Là dữ liệu không có sẵn, không đủ

khi cần sử dụng Có thể do sự cố, không tồn tại lúc nhập dữ liệu, Để xử

lý ta có thể tiến hành bỏ qua, xử lý tay, dùng giá trị thay thế hoặc ngăn chặn dữ liệu bị thiếu

- Xử lý dữ liệu bị nhiễu (noisy data): Bao gồm việc nhận diện phần tử

biên (outliers) và giảm thiểu nhiễu (noisy data) Giải pháp để giảm thiểu nhiễu là tiến hành phân giỏ (binning), hồi quy (regression) hoặc phân tích cụm (cluster analysis)

Với dự án của nhóm: do dữ liệu bị thiếu không có nên sẽ chọn làm sạch dữ liệu bằng cách xử lý dữ liệu bị nhiễu Trong đó nhóm sẽ chọn giải pháp giảm thiểu nhiễu bằng phương pháp hồi quy (regression) để làm sạch dữ liệu

Lý do chọn vì:

+ Sẽ đạt được kết quả ước lượng tốt nhất chân thực giữa các biến số + Chỉ rõ sự tác động của thuộc tính này lên thuộc tính khác

Dữ liệu ban đầu là tập dữ liệu thô, vì dữ liệu đã đầy đủ nên không cần phải tiền

xử lý dữ liệu nên nhóm tác giả tiến hành luôn quá trình phân cụm dữ liệu và phương pháp mà nhóm tác giả chọn đó chính là K-Means Để phân loại dữ liệu thành bao nhiêu cụm là tối ưu, nhóm tác giả dựa trên chỉ số Silhouette, chỉ số này càng lớn chứng tỏ việc phân loại cụm càng hiệu quả

Bảng 1 Kết quả phân cụm bằng K-Means

Trang 9

Kết quả trong Bảng 1 cho thấy số cụm tối ưu nhất nên là 3 cụm bởi vì chỉ số Silhouette của việc phân cụm này là tốt nhất

Sau khi đã phân loại thành 3 cụm dữ liệu, nhóm tác giả tiến hành biểu diễn trực tiếp 3 cụm dữ liệu này bằng “Data Table” với sự kết hợp của chức năng

“Select Rows” với từng điều kiện là C1, C2, C3 Sau đó đổi tên thành “Cụm 1”,

“Cụm 2” và “Cụm 3” Và để tiếp tục tiến hành dự báo, nhóm tác giả lựa chọn

“Cụm 1” để tiếp tục thực hiện việc dự báo

Như vậy sau khi có dữ liệu “Cụm 1”, tác giả tiến hành huấn luyện dữ liệu dựa trên ba phương pháp đó là SVM, Tree và Logistic Regression Và để kiểm tra kỹ hơn tác giả sử dụng ma trận nhầm lẫn, tuy nhiên lại không thể hiện rõ được phương pháp nào tối ưu nhất do đó dựa trên Test & Score và chỉ số AUC

là lớn nhất, nhóm tác giả quyết định chọn phương pháp Logistic Regression để thực hiện dự báo

Bảng 2 Confusion Matrix của Tree

Trang 10

Bảng 3 Confusion Matrix của SVM

Bảng 4 Confusion Matrix của Logistic Regression

Bảng 5 Kết quả Test & Score

Trang 11

Sau khi đã lựa chọn xong phương pháp huấn luyện dữ liệu, tác giả nhập data dự báo vào, biến Attrition là biến cần dự báo, data có dạng như sau:

Bảng 6 Bảng dữ liệu từ data cần dự báo đối với biến Attrition

Sau khi dự báo xong, kết quả dự báo bằng phương pháp Logistic Regression được trình bày dưới ảnh sau:

Bảng 7 Kết quả dự báo bằng Logistic Regression

Ở cột đầu tiên, phương pháp Logistic Regression đã dự báo xong, trong đó chữ “Yes” thể hiện phòng ban đang xuống tinh thần làm việc đó là phòng Sales

Trang 12

Tuy nhiên đây là một tập dữ liệu dự báo đơn giản Nếu dữ liệu dự báo đủ nhiều chúng ta có thể dùng điều kiện lọc bằng Select Rows và Select Columns Với điều kiện lọc bằng Select Columns chúng ta có thể chọn các biến độc lập như đã nêu ở trên còn đối với Select Rows, chúng ta có thể thêm điều kiện Logistic Regression is Yes như hình dưới sau đây

Bảng 8 Kết quả lọc dữ liệu

Tóm lại kết quả dự báo cuối cùng cho thấy phòng ban Sales là phòng ban đang xuống tinh thần làm việc nhất

Bảng 9 Kết quả dự báo cuối cùng

Trang 13

IV PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

Kết quả phân tích dự báo cuối cùng cho thấy phòng ban Sales là phòng ban đang xuống tinh thần làm việc nhất Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như khoảng cách từ nhà đến công ty quá xa khiến cho việc đi lại của nhân viên gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển Việc khoảng cách xa như vậy sẽ khiến cho nhân viên mệt mỏi mỗi khi tan ca trở về nhà, thay vì thế khoảng thời gian này nhân viên có thể nghỉ ngơi nhiều hơn nếu như có nhà gần công ty Hơn nữa mỗi khi có những việc đột xuất, nhân viên sẽ tốn thời gian hơn

để trở về nhà hoặc là đối với những nhân viên nữ, việc quay trở lại làm việc khi sinh con xong sẽ khiến người nhân viên nữ đó lo lắng cho con cái của mình ở nhà từ đó dẫn đến việc nhân viên sẽ không chú tâm vào công việc là điều hiển nhiên, và khi không thể theo kịp tiến độ công việc cũng là lúc nhân viên cảm thấy

áp lực và xuống tinh thần làm việc Một lý do khác nữa đó chính là môi trường làm việc của công ty, nhân viên làm việc hiệu quả cần có một môi trường làm việc năng động, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi, nói chung là phải làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái nhất bởi vì khi đạt được mức độ thoải mái nhất về tinh thần cũng là lúc nhân viên cảm thấy say mê nhiều hơn với công

Trang 14

việc, từ đó năng suất làm việc tốt hơn Lý do khác nữa đó chính là thu nhập hàng tháng của nhân viên, việc người nhân viên đi làm chủ yếu là để tạo ra thu nhập có thể chăm sóc được cho gia đình của mình, tuy nhiên mức thu nhập đó lại không đủ để nhân viên có thể vừa chăm sóc, vừa chi tiêu cho bản thân của mình, bởi vì việc chi tiêu cho bản thân sẽ giúp cho nhân viên được cảm thấy vui

vẻ, yêu đời hơn sau chuỗi ngày dài làm việc mệt mỏi từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần Có thể nguyên nhân này còn đến từ năng lực của người nhân viên đó, tuy nhiên việc mức thu nhập thấp ban đầu đã khiến cho người nhân viên đó không còn nhiều ý chí để thực hiện công việc được giao từ đó ảnh hưởng đến kết quả lớn của công ty Ngoài những lý do trên còn có nhiều những lý do khác khiến cho nhân viên xuống tinh thần không dốc hết mình vì công việc có thể kể đến như không được sự tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên, có đóng góp nhưng không được nhìn nhận, hay không được động viên trong công việc,…rất nhiều lý do khác nhau tuỳ vào bối cảnh môi trường của từng công ty

“Giải pháp giúp nâng cao tinh thần làm việc của công ty có thể kể đến như sau: (1) Tích cực lắng nghe những phản hồi từ nhân viên, khi nhận được phản hồi từ nhân viên đây được xem là một trong những cách tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần của nhân viên bởi vì khi công ty cho nhân viên thấy rằng công ty đang lắng nghe họ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và tinh thần làm việc cũng được thúc đẩy lên cao hơn Tuy nhiên, chỉ thu thập phản hồi thôi là chưa đủ, công ty cần phải “hành động” dựa trên những phản hồi đó Và đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhân viên vì đã gửi những suy nghĩ và đề xuất của họ; (2) Xây dựng mục tiêu và cơ hội phát triển rõ ràng Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách cho họ mục tiêu và một điều gì đó để hướng tới Nó không nhất thiết phải là một sự thăng tiến trong công việc Thay vào đó, công ty có thể cung cấp các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình Trên thực tế những mục tiêu

và kỳ vọng rõ ràng sẽ giúp cho người lao động có động lực để cống hiến và mang lại hiệu suất công việc cao cho công ty; (3) Tổ chức các hoạt động xây dựng nhóm, các hoạt động xây dựng nhóm sẽ giúp đẩy mạnh văn hóa làm việc hợp tác, hỗ trợ giải quyết vấn đề giữa các thành viên trong nhóm, thúc đẩy giao tiếp, nâng cao năng suất làm việc và góp phần tạo động lực cho nhân viên Việc công ty cần làm là xây dựng các hoạt động teambuilding thú vị và mang tính giáo

Trang 15

dục để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên Mặc dù, đây không phải là một giải pháp lâu dài nhưng nó có thể mang lại hiệu quả cao Tổ chức các buổi

dã ngoại hoặc các trò chơi nhóm tại văn phòng nơi làm việc để tiếp thêm năng lượng cho nhân viên của bạn và (4) Cuối cùng là xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và có tổ chức Mục tiêu của công ty là phải giảm căng thẳng, duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên Việc xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh và có tổ chức sẽ vừa thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo, mà hạn chế tối đa những xích mích nội bộ thường thấy khi xuất hiện sự thiên vị một hay vài cá nhân từ đội ngũ quản lý Chính điều này vừa giúp nhân viên tận dụng tối đa năng suất, óc sáng tạo, đồng thời tạo động lực làm việc và cống hiến.”

V ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

DỰ ÁN

Nguyễn Thị Giang An

- Thu thập và làm sạch

dữ liệu

- Kiểm định mô hình

- Tổng hợp nội dung bài

100%

Nguyễn Ngọc Lan Anh

- Giới thiệu

- Xác định mục tiêu, ý nghĩa

- Lựa chọn mô hình

100%

Nguyễn Thị Kiều Linh

- Giới thiệu

- Lựa chọn mô hình

- thu thập và làm sạch

dữ liệu

100%

Phạm Thị Ngọc Mai

- Đánh giá mô hình

- Lựa chọn mô hình

- Phân tích nguyên nhân

và đưa giải pháp

100%

Trần Nguyễn Kiều My

- Kiểm định mô hình

- Phân tích nguyên nhân

và đưa ra giải pháp

- Tổng hợp nội dung bài

100%

Ngày đăng: 08/04/2024, 08:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w