PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CANVAS OF PRIDE. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MÀ BITI’S SỬ DỤNG CHO SẢN PHẨM

34 5 0
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CANVAS OF PRIDE. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MÀ BITI’S SỬ DỤNG CHO SẢN PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING - BÀI THẢO LUẬN MARKETING CĂN BẢN Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CANVAS OF PRIDE PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MÀ BITI’S SỬ DỤNG CHO SẢN PHẨM, CHỈ RÕ HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG CỤ XÚC TIẾN NÀY VỚI NHU CẦU KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU Nhóm thực hiện: 6 Lớp học phần: 2217BMKT0111 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Oanh Hà Nội, năm 2022 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Môi trường Marketing .5 1.1.1 Tổng quan 5 1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường Marketing vi mô đến hoạt động Marketing của sản phẩm 6 1.2 Xúc tiến thương mại 8 1.2.1 Khái niệm .8 1.2.2 Các công cụ xúc tiến thương mại 9 1.2.2.1 Quảng cáo (Advertising) 9 1.2.2.2 Xúc tiến bán/Khuyến mại (Sales Promotion) .9 1.2.2.3 Quan hệ công chúng (Public Relations) 10 1.2.2.4 Marketing trực tiếp (Direct Marketing) .10 1.2.2.5 Bán hàng cá nhân (Personal Selling) 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CANVAS OF PRIDE CỦA CÔNG TY BITI’S 10 2.1 Giới thiệu công ty Biti’s 10 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và thành tựu 11 2.1.2 Sản phẩm .12 2.1.3 Thị trường 13 2.1.4 Khách hàng 13 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh .13 2.2 Thực trạng ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động Marketing sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride của công ty Biti’s 14 2.2.1 Chiến dịch Proudly Made in VN 14 2.2.2 Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố khách hàng đến hoạt động Marketing sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride của công ty Biti’s 16 2.2.3 Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố đối thủ cạnh tranh đến hoạt động Marketing sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride của công ty Biti’s 19 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI BITI’S ÁP DỤNG VỚI SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CANVAS OF PRIDE 21 3.1 Công cụ xúc tiến thương mại 21 3.1.1 Quảng cáo 21 3.1.2 Xúc tiến bán 27 2 3.1.3 Quan hệ công chúng 27 3.1.4 Marketing trực tiếp 29 3.1.5 Bán hàng trực tiếp .29 3.2 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride 30 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 3 LỜI MỞ ĐẦU Từ những ngày đầu năm 2020 trở lại đây, khi mà đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, không quốc gia nào tránh khỏi những hệ lụy của nó, bao gồm cả Việt Nam Hầu hết mọi doanh nghiệp đều phải chịu những tổn thất khác nhau Tuy nhiên, chính thời điểm khủng hoảng này lại là cơ hội để những giá trị tích cực và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam tỏa sáng rực rỡ, trong chính lòng tự tôn của mỗi người dân, và trong sự đánh giá của bạn bè quốc tế Đây là cơ hội để những thương hiệu lớn đứng lên để kết nối và lan tỏa, để không chỉ góp sức trong cuộc chiến chống dịch, mà còn củng cố tình yêu giữa người tiêu dùng và thương hiệu Là thương hiệu nâng niu bước chân đầy tự hào của người Việt Nam, Biti’s quyết định khơi dậy chiến dịch Proudly Made In Vietnam của mình, biến những đôi giày trở thành trang giấy trắng khiêm nhường, cùng cả nước ghi lại và tôn vinh những câu chuyện tích cực của thời khắc lịch sử này Và trong chiến dịch đó, sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride đã được ra đời nhằm truyền cảm hứng cho tất cả mọi người dân với những thông điệp tích cực như là “We Are Ready” (Tạm dịch: Chúng ta đã sẵn sàng), “No one is left behind in this war” (Tạm dịch: Cuộc chiến không ai bị bỏ lại phía sau) hay “Come back home and quarantine” (Tạm dịch: Hãy trở về nhà và tự cách ly) Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp là giữa bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, nhóm ngành thời trang bị loại ra khỏi danh sách nhu cầu được ưu tiên Thay vào đó các ngành hàng về nhu yếu phẩm, thực phẩm, vệ sinh, thiết bị y tế…soán ngôi và chiếm vị trí quan trọng thiết yếu thì làm thế nào để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và lựa chọn? Để làm được điều đó thì không thể thiếu khâu marketing sản phẩm Vậy thì trong quá trình marketing sản phẩm giày Biti’s Hunter Canvas Of Pride, các yếu tố vĩ mô cụ thể là khách hàng và đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động marketing của doanh nghiệp? Hay Biti’s đã sử dụng các công cụ xúc tiến thương mại nào cho sản phẩm của mình để gặt hái được nhiều thành công? Xuất phát từ những câu hỏi đó, nhóm 6 thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích ảnh hưởng của nhân tố khách hàng và đối thủ cạnh tranh đến hoạt động marketing sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride Thực trạng công cụ xúc tiến thương mại mà Biti’s áp dụng đối với sản phẩm Biti’s Hunter Canvas Of Pride, chỉ rõ hoạt động digital marketing Đánh giá sự phù hợp của các công cụ xúc tiến này với nhu cầu của khách hàng mục tiêu” để hiểu rõ về chiến lược marketing của doanh nghiệp đồng thời hiểu được những ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới quá trình đưa sản phẩm tới người tiêu dùng 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Môi trường Marketing 1.1.1 Tổng quan Môi trường marketing bao hàm các tác nhân và lực lượng bên ngoài marketing đang ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong công cuộc triển khai và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (Nguồn: Philip Kotler, 2018) Khi nói môi trường marketing là các yếu tố, lực lượng mà bộ phận marketing không kiểm soát được, không khống chế được, thì điều đó có nghĩa là sự thay đổi, những diễn biến của các lực lượng và yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây ra, hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi Đối với bộ phận marketing, những biến đổi đó là khách quan Đến lượt mình, bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa những tác động tốt hoặc để thích ứng một cách có lợi nhất Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing:  Môi trường tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra động lực thúc đẩy  Các nhân tố của môi trường luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, theo dõi và dự đoán Có hai loại môi trường marketing là môi trường marketing vi mô và môi trường marketing vĩ mô:  Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nhiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô Bao gồm các yếu tố: Nhân khẩu học, chính trị-pháp luật, tự nhiên, khoa học kỹ thuật - công nghệ, văn hóa xã hội, kinh tế vĩ mô  Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó: các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing), các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng) Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược marketing của doanh nghiệp 5 1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường Marketing vi mô đến hoạt động Marketing của sản phẩm Mục tiêu sâu xa và quan trọng nhất của mỗi một doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận Muốn vậy hệ thống quản trị marketing phải đảm bảo tạo ra được sự thỏa mãn khách hàng một các có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh Trong thực tế mức độ hoàn thành mục tiêu và chất lượng thỏa mãn khách hàng của doanh nghiệp lại do tác động của toàn bộ các yếu tố thuộc môi trường marketing vi mô Được chia làm 2 nhóm lực lượng chính:  Các lực lượng bên trong công ty  Các lực lượng bên ngoài công ty: những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất; những tổ chức, dịch vụ, môi giới marketing; đối thủ cạnh tranh; công chúng trực tiếp; khách hàng;… 1.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh 6 Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh Vì quy mô thị trường là có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách đưa ra những "độc chiêu" để giành khách hàng Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có cách thức khác nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh Vì vậy, trước những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lược và chiến thuật marketing của mỗi đối thủ cạnh tranh, có thể tạo ra nguy cơ hay đe doạ đến các quyết định marketing của công ty Trong bối cảnh đó, các công ty một mặt phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh; mặt khác, phải theo dõi và kịp thời có đối sách với các diễn biến từ phía các đối thủ cạnh tranh Trước hết, cần phân biệt các lực lượng cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh Lực lượng cạnh tranh bao gồm tất cả các lực lượng, các yếu tố có thể gây một áp lực nào đó với công ty Đối thủ cạnh tranh là một trong các lực lượng cạnh tranh Kinh tế học thường coi đối thủ cạnh tranh chỉ là những doanh nghiệp, những công ty sản xuất, kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ có tên gọi giống nhau Đây là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành Marketing coi đối thủ cạnh tranh, trước hết là những mong muốn khác nhau, thứ đến là các hàng hoá, dịch vụ có khả năng thay thế (tranh chấp) nhau trong việc thoả mãn nhu cầu - mong muốn của khách hàng Dưới con mắt của các nhà quản trị marketing ở mỗi một công ty cụ thể họ thường phân ra 4 loại đối thủ cạnh tranh sau đây: Mỗi doanh nghiệp đều phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh Có bốn loại đối thủ cạnh tranh cơ bản:  Đối thủ cạnh tranh về mặt ước muốn – tức là những ước muốn tức thời khác mà người tiêu thụ muốn thỏa mãn  Đối thủ cạnh tranh về loại - tức là những phương cách cơ bản mà người mua có thể thoả mãn được một ước muốn đặc thù nào đó  Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm - tức những hình thái khác của sản phẩm có thể thoả mãn được ước muốn đặc thù nào đó của người mua  Đối thủ cạnh tranh về hiệu - tức những hiệu khác có thể thoả mãn được đúng ước muốn như vậy 7 1.1.2.2 Khách hàng Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời, khách hàng lại là một trong những lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại các quyết định marketing của mình Mỗi doanh nghiệp có thể có 5 loại khách hàng và tạo nên 5 loại thị trường  Thị trường người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người, tập thể mua hàng hoá và dịch vụ phục vụ tiêu dùng cho đời sống của họ  Thị trường các nhà sản xuất: là các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp mua hàng hoá và dịch vụ của công ty về để tiêu dùng cho sản xuất  Thị trường nhà buôn bán trung gian: là các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ của công ty về để bán lại kiếm lời  Thị trường các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác: khách hàng này mua hàng hoá và dịch vụ của công ty về để phục vụ cho tiêu dùng chung hoặc chuyển giao nó cho tổ chức hoặc người khác cần Các viện, các trường học, các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tài trợ thuộc khách hàng này 1.2 Xúc tiến thương mại 1.2.1 Khái niệm Xúc tiến là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích được hướng vào việc chào hàng, chiều khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa doanh nghiệp và 8 bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing-mix đó lựa chọn của doanh nghiệp Theo cách hiểu truyền thống: “Xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán nhằm thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ” Theo Philip Kotler: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thông tin marketing hướng đến khách hàng tiềm năng” Có rất nhiều công cụ nhà làm marketing có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm của mình Tuy nhiên, về tổng quát có thể chia thành năm nhóm chính, (1) Quảng cáo (advertising); (2) Bán hàng cá nhân (personal selling); (3) Xúc tiến bán hàng (sales promotion); (4) quan hệ công chúng (public relations); và (5) marketing trực tiếp (direct marketing) 1.2.2 Các công cụ xúc tiến thương mại 1.2.2.1 Quảng cáo (Advertising) Là hình thức trình bày phi cá nhân, phải trả tiền nhằm giới thiệu các ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được một người bảo trợ chỉ định thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio, báo chí, panel, vv Các phương thức truyền thông này là gián tiếp và công ty phải trả phí tổn quảng cáo cho các tổ chức thực hiện quảng cáo như tư vấn, thiết kế, và thực hiện chương trình quảng cáo đó Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trong nhiều trường hợp đầu tư cho quảng cáo là một sự đầu tư dài hạn Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là trong thị trường hàng tiêu dùng cá nhân Hoạt động quảng cáo rất phong phú Các công ty hoạt động tích cực để truyền tin của mình qua quảng cáo ra thị trường Việc sử lý thông tin quảng cáo tuỳ thuộc từng đối tượng nhận tin Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty, từng ngành, từng vùng và từng loại sản phẩm hàng hoá hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau Các chủ thể quảng cáo có thể truyền tin quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ hay cho chính uy tín hình ảnh của công ty thông qua các phương tiện truyền tin quảng cáo tới đối tượng 1.2.2.2 Xúc tiến bán/Khuyến mại (Sales Promotion) Khuyến mại (Xúc tiến bán): là một hoạt động truyền thông trong đó sử dụng các công cụ tác động trực tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ xung cho khách hàng như phiếu mua hàng, các cuộc thi , xổ số, trò vui có thưởng, quà tặng v.v Chúng thu hút sự chú ý và thường xuyên 9 cung cấp thông tin để dẫn khách hàng tới sử dụng thử sản phẩm Chúng khuyến khích việc mua hàng nhờ đưa ra những lợi ích phụ thêm do mua hàng hoá của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp xúc tiến bán để có được phản ứng đáp lại của người mua sớm hơn Tuy nhiên tác dụng của xúc tiến bán chỉ trong thời kỳ ngắn hạn, không phát huy tác dụng trong thời kỳ dài hạn và nếu sử dụng không cẩn thận có thể phản tác dụng 1.2.2.3 Quan hệ công chúng (Public Relations) Là các hoạt động truyền thông gián tiếp của công ty nhằm quảng bá sản phẩm hay hình ảnh công ty thông qua các chương trình tài trợ như chương trình từ thiện, thể thao, thời trang, vận động hành lang, tổ chức sự kiện, vv Tuyên truyền là một công cụ truyền thông quan trọng có tác dụng rất lớn để tạo nên mức độ nhận biết và sự ưa thích trên thị trường, định vị sản phẩm và bảo vệ vị trí đã có 1.2.2.4 Marketing trực tiếp (Direct Marketing) Marketing trực tiếp cố gắng kết hợp cả ba yếu tố quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân để có thể thực hiện việc bán hàng trực tiếp không qua trung gian Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác trong đó sử dụng một hoặc nhiều phương tiện quảng cáo để tác động vào khách hàng tiềm năng tạo nên phản ứng đáp lại của khách hàng hay một giao dịch mua hàng của họ tại bất kì thời điểm nào Marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu về một khách hàng cụ thể đã được nhập vào cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm thiết lập MQH thường xuyên và đầy đủ giữa doanh nghiệp với khách hàng như: Marketing bằng catalog, marketing bằng thư trực tiếp, marketing qua điện thoại,… 1.2.2.5 Bán hàng cá nhân (Personal Selling) Bán hàng cá nhân hình thức quảng bá, thuyết phục khách hàng thông qua tiếp xúc trực tiếp cá nhân giữa đội ngũ bán hàng của công ty và khách hàng mục tiêu Đây là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự ưa thích và niềm tin vủa người mua và giai đoạn ra quyết định mua trong quá trình mua hàng Bán hàng cá nhân đòi hỏi có sự giao tiếp qua lại giữa hai hay nhiều người Hai bên giao tiếp có thể nghiên cứu trực tiếp những nhu cầu và đặc điểm của nhau đồng thời có sự linh hoạt trong giao tiếp cho phù hợp Nhiều doanh nghiệp lớn duy trì một lực lượng bán hàng rất đông đảo Lực lượng này cần phải được tổ chức và quản lý một cách khoa học CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CANVAS OF PRIDE CỦA CÔNG TY BITI’S 10 Có thể thấy, ngành giày dép vẫn chưa được chuộng mua bằng quần áo khi mà quần áo có đa dạng các mẫu mã, kiểu dáng, loại hình hơn giày dép rất nhiều Tuy nhiên thị trường Biti’s lại rất được ưa chuộng khi đã “chơi lớn”, “đẻ" ra hẳn một nhãn hiệu con với nỗ lực kết nối với giới trẻ bằng dòng sản phẩm Hunter mới, tập trung vào phân khúc ngách giày phổ thông “sport inspired” chiếm khoảng 70% nhu cầu, không phải giày thể thao chuyên dụng (chỉ khoảng 20%) Đây là một phân khúc hứa hẹn sẽ phát triển cực kì nhanh và mạnh mẽ tại Việt Nam bởi sự thời trang, tiện dụng, phù hợp với nhiều hoàn cảnh (đi học, đi chơi, đi hàng ngày…) Không chỉ thành công trong việc nhìn ra xu hướng của thị trường, Biti’s Hunter còn chọn được một tệp khách hàng vô cùng tiềm năng: giới trẻ trong độ tuổi 18-24 Đây là những khách hàng trẻ, thích khám phá, thích trải nghiệm và chinh phục 2.2.3.2 Cạnh tranh loại hàng Xã hội ngày càng phát triển, mức sống và nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng Họ không chỉ quan tâm đến ăn no, mặc ấm nữa mà cần phải ăn ngon và mặc đẹp; chính bởi vậy thị trường thời trang cũng phải không ngừng phát triển để có thể bắt kịp xu hướng và kịp thời đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng hiện đại Tới thời điểm hiện tại thì có rất nhiều thương hiệu giày tăng trưởng liên tục như là ngành giày da của Trung Quốc bởi sự đa dạng kiểu, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí, đặc biệt là công nghệ cao,…(Li-ning, Anta…)Tất cả đó đều là đối thủ cạnh tranh của thương hiệu Biti’s Tuy nhiên, Biti’s đã mạnh mẽ vươn lên và trở thành thương hiệu giày sneakers Việt Nam được ưa chuộng nhất hiện nay bằng những campaign xuất sắc mang đậm nét văn hóa Việt Nam theo một hơi hướng vô cùng hiện đại Sự xuất hiện của Biti’s Hunter như một làn gió mới thổi vào thị trường giày thể thao và được nhận xét là cuộc lên ngôi ngoạn mục của thương hiệu giày Việt Với sứ mệnh khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Biti’s Hunter đánh mạnh vào slogan “Người tiêu dùng Việt sẽ ủng hộ hàng Việt” cùng chiến dịch “Đi để trở về” đề cao giá trị gia đình Việt Xu hướng ủng hộ tiêu dùng nội địa bỗng trỗi dậy mạnh mẽ khi COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu Chiến dịch marketing dòng sản phẩm sneaker Biti's Hunter đã tạo nên thành công vang dội cho thương hiệu Biti's, xóa bỏ "định kiến" chỉ làm xăng đan cho học sinh trước đây, tạo nên cơn sốt lớn trong cộng đồng giới trẻ và liên tục "cháy hàng" ngay khi có mặt trên thị trường 2.2.3.3 Cạnh tranh mặt hàng Hiện tại ở Hà Nội hiện đang có rất nhiều các doanh nghiệp các tập đoàn lớn ở trong nước và quốc tế tham gia vào thị trường giày dép Trong nước có thể kể đến các doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường như Biti’s, Bitas, Thượng Đình, Vina giầy, Barotex… Với doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường giày dép Hà Nội gồm có: Nike, 20

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan