1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia Đông Nam Á

58 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia Đông Nam Á
Tác giả Tống Thị Khánh Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 14,55 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA KINH TE HOC

Dé tai:

TAC DONG CUA LAM PHAT DEN TANG TRUONG KINH TE

TAI MOT SO QUOC GIA DONG NAM A

Ho va tén sinh vién : Tong Thi Khanh Linh

Lép : Kinh tế học 61

Khóa : 61

Chuyén nganh : Kinh tế học

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Nguyễn Việt Hùng

HÀ NOI, 9/2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài tập này hoàn toàn do tôi thực hiện Các phần trích dẫn và tài liệu sử dụng trong bài tập hoàn toàn trung thực, được trích nguồn và đảm bảo độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Nếu không đúng như đã

nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm về bai tập của minh.

Hà Nội ngày 11 tháng 9 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Tống Thị Khánh Linh

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên cho em xin được cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung và các giảng viên thuộc Khoa Kinh tế học nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm

quý báu.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài tập Trong khoảng thời

gian được làm việc với thay, em đã không ngừng học tích lũy nhiều kiến thức bổ

ích cho mình mà còn được học tập được tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả,

đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 thang 9 năm 2022Sinh viên thực hiện

Tống Thị Khánh Linh

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài ¿- ¿5c tt 222223121 212212212112112121 221211212 6 7 2 Mục tiêu nghiên CỨU - c1 1n nh 83 Cau o6) an 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - ¿2+ S2+E+E£E£E+E£ESEEzEeErszxereree 9 5 Kết cau của bài nghiên cứu - + 2 +S++E+EE2E£EE2EEEEEEE21E1121212121 21 xe, 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 10

1.1 Cơ sở lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế - 55+: 10 1.1.1 Lam phát FT TU NNNdgđđđ 1 101.1.2 Tăng trưởng kinh tÊ c 1 1113211131 1115111111111 1118111 re, II1.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế 12

1.2.1 Cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 122 Các ths động ba lạm phat đội với ting nướng Kink ĐI 1.3 Tổng quan nghiên COU ẢNMMMMMMMMMMMgugđđ1A 19 1.3.1 Các nghiên trên thê ØIỚI - - - 2 1332211112211 xe+ 191.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước -‹:-: 22

1.3.3 Khoảng trông nghiÊn CỨU - 2 1122322111111 1EExre+ 23 Tóm tắt chương Ì +5: - St SE2EEEEEE21E1EE1212121111211111111111111 111111 te 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA DONG NAM A TU 2002 DEN 2021 -:- 5: 26 2.1 Lạm phát tại khu vực Đông Nam A từ 2002 đến 2021 5¿ 26 2.2 Tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam A từ 2002 đến 2021 29

2.3 Mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lam phát -2- 25+ 33 TOm tat ChUONG 0N 37

CHUONG 3: PHƯƠNG PHAP VA KET QUA NGHIÊN CỨU 38

3.1 con 38

3.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - .- 2 2211112511115 1115111511111 EEkre 39 3.4 Thao luận kết quả -:- ¿252 +E9EE2E£EE2E9E12E1212E12122121712111211 1121111 cEe 42 TOm tat ChUON c1 45

Trang 5

CHƯƠNG 4: HAM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM -s-s-ss¿ 46

4.1 Bối cảnh kinh tế trong Va ngoải NUGC -‹ccccccteteeeeerereriee 46

4.1.1 Bội cảnh kinh tê trên thê giới -:-ccc+ccccsrertererrererrrre 46

4.1.2 Boi cảnh kinh tê trong THƯỚC c5 12332 + EErxeseseeeres 47

4.2 Kiến nghị chính sách - ¿2 St t2E+E£EEE2EEEEEE2E5EE12121E21 2121 xxe 48

450007901 50

Tài liệu tham kha - - - + << 222222222212 11 111111111111 11 1111111111111 k vs 51

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

CHỮ VIẾT NGUYÊN VĂN

TIENG ANH TIENG VIET

AD-AS Aggregate demand - Aggregate Tổng cầu -Tổng Cungsupply

Cộng đồng Kinh tế

AEC ASEAN Economic Community ASEAN

Association of SouthEast Asian Hiệp hội các quốc gia

ASEAN Nations Dong Nam A

ASEAN-5 Gôm các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt

CPI Consumer Prices Index Chỉ số giá tiêu dùng

EMU Economic and Monetary Union Liên minh Kinh tê Tiên tệchâu Au

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cé định GDP Gross domestic product Tổng sản pham quốc nội

GMM Generalized Method of Moments

LRAS Long Run Aggregate Supply Tổng cung dài hạn

NHTW Ngân hàng trung ương

OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát

operation and Development triên Kinh tê

: Bình phương nhỏ nhất

OLS Ordinary least squares thông thườngPSTR Panel Smooth Transition Regression

PTR Panel Threshold Regression

SRAS Short Run Aggregate Supply Tổng cung ngắn hạn

REM Random Effects Model Mô hình tác động cố định

USD United States Dollar Đô la Mỹ

VECM Vector Error Correction Model

WTO World Trade Organization Tô chức ie Mại The

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 3.1: Mô tả các biến số trong mô hình - - 2 2 +Ee£++E+Ee£szxzxerrez 38 Bang 3.2: Tóm tat thống kê mô tả các biến được nghiên cứu 39 Bang 3.3: Kết quả ước lượng mô hình OLS gộp - 22 cz+s+£+£cs2 40 Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả kiểm định ngưỡng lạm phát - - 2-5552 41

Bang 3.5: Kết qua kiểm định Wald oo ccccccccccsccscssessesessesesseseesessssesesesseseseees 4l DANH MUC HINH

Hình 1.1: Các cú sốc CaU cceccccccssessssessessssessssessssessesecsesicsesissessssessssssesssessesessees 12 Hình 1.2: Các cú sốc cung -¿- 5: 2522x922 2E9EE2EEEE2EE2123121221212121212E 2 ee 13 Hình 1.3: Mối quan hệ hình chữ U ngược giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 19

Hình 2.1: Lam phat của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan va

Việt Nam từ 2002 đến 202 1 2-2: ©2¿22+2E+2EE£EEEE2EE2EE2EEE2EEE2Ezrrerrerree 27

Hình 2.2: Tăng trưởng kinh tế của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam từ 2002 đến 2021 -¿- ¿2222 2E+2E2EE222231212212122122222e2 30 Hình 2.3: Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại 5 nước

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam từ 2002 đến 2021 34

Trang 8

GIỚI THIỆU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lạm phát là một trong những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng

trưởng kinh tế và có biến động phức tạp nhất Nhiều chuyên gia nghiên cứu và

phân tích chính sách cho rằng, lạm phát gây ra các chỉ phí kinh tế, qua đó gây nên các ảnh hưởng không mong muốn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua các chi phí của lạm phát như chi phí thực đơn, chi phí mòn giày, nhằm lẫn và bat tiện từ đó làm giảm đầu tư, tiết kiệm, ảnh hưởng đến chỉ tiêu từ đó làm giảm tong cầu dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, rất nhiều nhà kinh tế lập luận rằng lạm phát là biểu hiện cho nền kinh tế đang tăng trưởng khỏe

mạnh, khi tỷ lệ lạm phát được duy trì én định ở mức vừa phải và hợp lý sẽ có tác dụng kích thích các thành tố của tong cầu như tiết kiệm, đầu từ va tiêu dùng, nhu cầu gia tăng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Các nước đang phát triển trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

những năm gần đang đây trở thành những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trên thế giới Với việc các nước ASEAN thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC, mục tiêu tạo ra một thi trường chung cho toản khu vực, các nên kinh tế Đông Nam Á sẽ càng gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc với nhau hơn Vì vậy, việc có các mục tiêu và chính sách chung về phát triển kinh tế là vô cùng cần thiết, đặc biệt là một ngưỡng lạm phat chung cho việc điều hành các chính sách nhằm ổn định kinh tế

vĩ mô cho toàn khu vực Một số nước thuộc ASEAN cũng đang theo đuôi các chính

sách lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting) va đạt được những thành tựu tăng

trưởng đáng kê Việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp các nền kinh tế đang

phát triển này có thé phát triển đồng đều và bền vững hon.

Với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như châu Âu hay Hàn Quốc

ảnh hưởng rất lớn đến tinh trạng lạm phat tại các quốc gia ASEAN từ đó có thé gây ra các tác động tiêu cực cho triển vọng tăng trưởng kinh tế tại các nước này Vi vậy, việc nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các mô hình định lượng dé phân

tích, dự báo lạm phát là một xu hướng nghiên cứu hiện đại, có ý nghĩa thực tiễn

trong việc đưa ra những chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô nhằm điều hành nền

kinh tế, giúp giảm thiêu và phòng ngừa các rủi ro do các biến động lạm phát cho các chủ thể trong nên kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế.

Từ những lập luận trên, tác giả lựa chọn dé tài: “ Tác động của lam phát đến

Trang 9

tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia Đông Nam A” Nghiên cứu được thực

hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại

một số nước Đông Nam Á, đồng thời tìm ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho các nền

kinh tế này.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại

5 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, đồng

thời, tìm ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho các nước này Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, thông qua các tông quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành trước đây dé xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Trên cơ sở đó, hình thành khung phân tích cho nghiên cứu tác động của

lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, tác giả phân tích thực trạng diễn biến của tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt là các nước ASEAN-5, từ đó, phân tích tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ ba, bài nghiên cứu đề xuất áp dụng các mô hình định lượng, đánh giá tác

động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế thông qua chuỗi chỉ số giá tiêu dùng CPI và tổng sản phẩm GDP và tìm ra ngưỡng lạm tối ưu cho các quốc gia dang phát triển tại Đông Nam Á.

Thứ tư, từ kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số chính sách giúp kiểm soát lạm phát tạo điều kiện cho tăng trưởng cao và ồn định.

3 Cau hỏi nghiên cứu

Dựa trên việc đặt ra các mục tiêu nghiên cứu như trên, nghiên cứu được tiến hành dé trả lời các câu hỏi:

Thứ nhất, lạm phát có tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

ở các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á?

Thứ hai, có hay không sự tồn tại của một ngưỡng lạm phát mà nếu lạm phát cao hơn ngưỡng đó sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, ngược lại, khi lạm phát được giữ ôn định ở mức này có thé giúp kinh tế tăng trưởng tốt? Nếu có, ngưỡng

lạm phát này đối với các nước đang phát triển tại Đông Nam Á là bao nhiêu?

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.

Pham vi nghiên cứu

Về nội dung: nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.

Vé không gian: nghiên cứu về tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại 5 nước

Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Về thời gian: số liệu được sử dụng là dữ liệu chi số lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo thời gian với tần suất theo năm từ 2002 đến năm 2021 Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World

Development Indicators (WDI) -World Bank).5 Ket cau của bài nghiên cứu

Ngoài các phần như lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục hình ảnh, danh mục bảng, danh mục các từ viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,

bài nghiên cứu gôm các phân chính sau đây:

Chương | trình bày cơ sở lý thuyết, qua đó, cung cấp kiến thức cơ bản về lạm phát và tăng trưởng cũng như các lý thuyết về mối quan hệ của hai biến số vĩ mô này Cùng với đó là tổng quan nghiên cứu về tác động của lạm phát đến tăng trưởng

giúp tác giả rút ra các khoảng trống nghiên cứu của đề tài.

Chương 2 trình bày và phân tích diễn biến của tăng trưởng kinh tế và lạm phát

tại 5 quốc gia Đông Nam A dựa trên số liệu thu thập được từ WDI Sau đó tác giả

phân tích các số liệu nhằm đưa ra những nhận định về tác động của lạm phát đến

tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu.

Chương 3 nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng sử dụng mô hình định lượng, nghiên cứu mô tả số liệu sử dụng trong mô hình và sử dụng mô hình hồi quy OLS dé xác định tác động của lạm phát sau đó, ước lượng một loạt các hồi quy để xác định ngưỡng lạm phát Sau khi thu được kết quả ước lượng, tác giả phân tích kết qua dé đưa ra kết luận về tác động của lạm phát đến tăng trưởng.

Chương 4 nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho Việt Nam về các

chính sách 6n định kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát trong ngưỡng tối ưu giúp thúc đây tăng trưởng kinh tế.

Trang 11

CHUONG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế

1.1.1 Lam phat

Lam phat hay tỷ lệ lạm phát là thay đồi, thường là tăng lên liên tục, theo phan trăm của mức giá chung trong nền kinh tế theo Mankiw (2010) Việc tăng lên này

không phải chỉ là việc tăng giá của một hay một vài loại hàng hoá, lạm phát vẫn

có thé diễn ra khi giá của một số mặt hàng giảm trong khi giá các mặt hàng hóa

khác tăng, điểm mau chốt ở đây là giá ca chung của tat cả các hàng hóa tăng lên theo thời gian Hay nói cách khác, khi lạm phát xảy ra một đồng tiền sẽ không thể

giữa nguyên giá trị của nó và ngày càng mua được ít hàng hoá hơn, điều này được

coi là sự giảm sức mua của của đồng tiền Mở rộng ra trong nền kinh tế toàn cầu

giữa nhiều quốc gia, khi một đồng tiền gặp phải lạm phát, nó giảm giá tương đối SO VỚI Các đồng ngoại tệ Ngược lại với lạm phát, khi mức giá chung liên tục giảm, tỷ lệ lạm phát khi đó là một số âm và một đơn vị tiền tệ có thể mua được nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn, nền kinh tế sẽ ghi nhận tình trạng giảm phát Một trường hợp khác là khi tỷ lệ lạm phát là một số âm gần với 0 hay một số dương rất nhỏ,

không đáng ké thì nền kinh tế không trải qua lam phát hay giảm phát và được coi là thời kỳ có sự ôn định về giá.

Trong thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được dùng như một thước đo cho sự

gia tăng về giá đơn giản, phổ biến và được quan tâm nhiều nhất khi đo lường lạm

phát do biến động CPI phản ánh trực tiếp biến động trong mức sống của người dân Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số đo lường mức giá trung bình của của một giỏ hàng hoá điển hình được tiêu dùng bởi đa số người dân và giỏ hàng hoá này thường không thay đổi qua nhiều năm.

Ty lệ lạm phát được tính thông qua chỉ số CPI được thê hiện bởi tốc độ tăng

giá của giỏ hàng hoá tiêu dùng của năm sau so với giá của g1ỏ hàng hoá này trongnăm trước qua công thức:

CPIf — CPIf~1

C= ——cpị=iL — x 100(%),

Trong đó, zf là ty lệ lạm phát ở năm t, va CPI‘ là chi số giá tiêu dùng ở năm t Giả thích cho nguyên nhân của lạm phát, có thể xem xét một số lý thuyết được chấp nhận rộng rãi như sau: lạm phát do cầu kéo do sự gia tăng đột biến của tổng

10

Trang 12

cầu nhất là trong tiêu dùng và dau tư, lạm phát do chi phí day khi các chi phí đồng thời tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế, lạm phát tiền tệ dựa trên phương trình về

lý thuyết số lượng tiền.

1.1.2 Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định được đo lường theo phần trăm thay đổi của tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross

Domestic Product) hoặc tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

(GDP/người) trong một thời ky cho trước Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện sự cho thay đôi thường là tăng lên về lượng của nền kinh tế Trong rất nhiều các chỉ số do lường giá trị hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế, thì GDP được coi là một chỉ số tốt

và hiệu quả với các ưu điểm của minh dé dé dàng phục vụ tính toán tăng trưởng

kinh tê.

Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định Các phương pháp tiếp cận dé đo lường GDP thường được các nhà nghiên

cứu lựa chon là: phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp san

xuất hay còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng.

Can phan biệt hai khái niệm là GDP danh nghĩa (Nominal GDP - GDP, ) và

GDP thực (Real GDP - GDP.), trong khi GDP danh nghĩa là gia trị sản lượng vàhàng hóa tính theo mức giá hiện hành thì GDP thực là giá trị sản lượng hàng hoá

và dịch vụ được tính dựa theo mức giá cố định của năm cơ sở Tốc độ tăng trưởng

kinh tế thường được các nhà kinh tế tính toán thông qua GDP thực là GDP sau khi đã loại trừ sự ảnh hưởng của giá, được tính bằng cách lấy mức tăng của quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế thời kỳ trước so sánh với quy mô kinh tế

kỳ trước, với công thức:

_ GDP! — GDPƑ"1

ŒGDP‡1

g x 100(%),

Trong đó: GDP! là GDP thực của nền kinh tế năm t,

GDP-1 là GDP thực của nền kinh tế năm t-1, g' là tốc độ tăng trưởng.

Quy mô GDP thực là một chỉ tiêu tốt dé phản ánh sự thịnh vượng và tốc độ tăng trưởng của GDP thực là một thước đo tốt cho đo lường tăng trưởng kinh tế.

11

Trang 13

Như vậy, tăng trưởng kinh tế có thể được hiểu là sự tiến bộ trong khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế, vì vậy, tăng trưởng kinh tế được coi

như sự cải thiện trong mức sống dân cư và là mục tiêu của tất cả các nền kinh tế

trên thế giới.

1.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Cơ sở lý thuyết của mỗi quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Trước tiên xem xét mô hình tổng cung - tổng cầu (AD — AS) dé nghiên cứu mỗi quan hệ của lạm phát và tăng trưởng trong ngăn hạn và dai hạn Trong ngắn hạn, xét sự thay đổi từ phía tổng cầu, khi một cú sốc cầu xảy ra do sự điều chỉnh của chính sách tiền tệ (thay đổi cung tiền), chính sách tài khóa (chi tiêu chính phủ, thuế) và các nhân tố làm tăng tổng cầu như tiêu dùng, đầu tư hay xuất khâu ròng

đều dẫn đến sự thay đôi trong mức giá và sản lượng Cụ thé, khi xảy ra một cú sốc cầu tích cực, các nhân tô ké trên tăng lên làm đường tổng cầu dịch sang phải khiến cả mức giá và sản lượng đều tăng lên, ngược lại, khi xảy ra một cú sốc cầu tiêu cực, đường tổng cau dịch sang trái, mức giá và sản lượng đều giảm Trong trường

hợp này, thấy rang, môi quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là đồng biến hay đúng hơn là lạm phát do cầu kéo Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa khiến lạm phát tăng lên có tác dụng kích thích tăng trưởng trong ngăn han thê hiện tác động tích cực của lạm phát đến tăng trưởng.

Mi Y2 Y

Cú sốc cầu tích cực Cú sốc cầu tiêu cực

Hình 1.1: Các cú sốc cầu

Xét đên các tác động từ phía cung, khi có một cú sôc cung tiêu cực xảy ra docác yêu tô làm tăng chi phí sản xuât giảm động lực dau tu sản xuât kinh doanh nhưkỳ vọng vê mức giá chung tăng lên, tăng giá hàng hóa đâu vào, đòi hỏi về tiên

lương thực tế từ phía người lao động tăng, khiến đường tổng cung trong ngắn hạn

12

Trang 14

dịch chuyền sang trái, sản lượng giảm và mức giá tăng lên gây nên tình trạng sản

xuất đình trệ đi kèm lạm phát cao Ngược lại với tình trạng trên, khi một cú sốc

cung tích cực xảy ra, đường SRAS dịch chuyền sang phải khiến mức giá giảm nhưng lại có sản lượng cao hơn Xét đến tác động này, thấy rằng, khi lạm phát xảy

ra do các chi phí sản xuất tăng lên sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng sản lượng, trong trường hợp này, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là nghịch biến.

Hình 1.2: Các cú sốc cung

Tuy nhiên, trong dai hạn, mối quan hệ này không diễn ra như vậy Do trong

dài hạn, đường tổng cung là một đường thắng đứng, nghĩa là nó sẽ không bị tác

động bởi sự thay đổi trong mức giá và trong mô hình Cơ chế điều chỉnh của lạm

phát và tăng trưởng trong mô hình này được xem xét thông qua các thành tố ảnh hưởng tới tông cầu trong ngăn han sẽ thay đổi thé nào trong dai hạn Xem xét cách một cú sốc cầu tích cực sẽ diễn ra trong dài hạn, khi đường tổng cầu dịch chuyền sang phải khiến mức giá và sản lượng tăng lên trong ngắn hạn, kỳ vọng về mức giá chung tăng lên, đường tổng cung ngăn hạn sẽ ngay lập tức phản ứng và giảm sản lượng về mức tiềm năng Như vậy, khi sản lượng đã đạt được mức tiềm năng, các chính sách kích cầu trở nên không hiệu quả, thậm chí làm tram trong thém tinh

trang lam phat.

Mối quan hệ giữa lạm phát va tăng trưởng kinh tế cũng có thé được mô tả một cách tuyến tính thông quá lý thuyết về đường cong Phillips trong ngắn hạn (1958) Theo lý thuyết này, để giảm ty lệ thất nghiệp, chính phủ sử dụng chính sách quan lý tổng cầu và thúc đây tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao sẽ dẫn đến lạm phát cao (mối tương quan cùng chiều) Có thé nói, lạm phát chính là cái giá phải trả dé

giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

13

Trang 15

Xem xét một yếu tố trung gian trong mỗi quan hệ của lạm phát và tăng trưởng là cung tiền, các nhà kinh tế của Trường phái Trọng tiền trong đó có Milton Friedman, tin răng lạm phát được gây ra bởi cung tiền và dựa vào Lý thuyết số lượng tiền để giải thích, đây là một trong những các giải thích được chấp nhận rộng rãi nhất cho nguyên nhân của lạm phát Các nhà kinh tế học của trường phái này cho rằng khi có quá nhiều tiền trong lưu thông, việc này là hậu quả của việc phát hành quá nhiều tiền, sẽ khiến tong cau gia tăng mạnh mẽ và vượt qua tổng cung,

dé điều chỉnh sự mắt cân bằng này cần có sự tăng lên trong mức giá và gây ra lạm phát Từ đó, các nhà kinh tế này giả thiết rằng mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tiền tệ bắt nguồn từ cung ứng tiền tệ đến mức giá, chứ không phải ngược lại, là

giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung Vì số lượng tiền tệ tăng lên quá nhanh trong khi sản lượng hàng hoá và dịch vụ lại không đổi hoặc tăng lên rất ít sẽ gây lên áp lực làm tăng giá dé thiết lập trạng thái cân bằng trên thị trường Như vậy, nếu cung tiền tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế thì sẽ gây ra hiện tượng lạm phát và việc giữ được cung tiền và số nhân tiền ở mức ổn định sẽ giúp nền kinh tế có tăng trưởng cao và lạm phát thấp.

Robert Mundell (1971) là một trong những người đầu tiên của Trường phái

Tân cô điển đưa ra cơ chế mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Theo mô hình của Mundell lạm phat có mối quan hệ đồng biến với tăng trưởng Dé bảo vệ và giải thích cho quan điểm này, Mundell đưa ra hai lý do Đầu tiên, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên nhiều hơn so với dự kiến, sẽ tạo ra một độ trễ thời gian nhất định trong việc tăng giá các mặt hàng hay chi phi cũng như tiền lương do cơ chế tiền lương cứng nhắc Khi tiền lương được giữ đúng như trong hợp đồng lao động mà lạm phát tăng làm giá trị thực tế của số tiền này giảm đi trong một khoảng thời gian đủ dai sẽ làm giảm chi phí thực sự của nhà sản xuất, giúp tăng lợi nhuận cận biên, tăng nguồn vốn đầu tư và tạo động lực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, giúp

tăng năng lực sản xuất của nhà sản xuất, điều này dẫn tới tăng trưởng kinh tế Thứ

hai, khi lạm phát xảy ra những người nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ chuyên tiền của minh vào các kênh tiết kiệm hoặc đầu đầu tư dé tránh sự mat giá do lạm phát Điều nay làm tăng nguồn vốn, từ đó làm giảm lãi suất và kích thích các nhà sản xuất kinh doanh vay vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tạo động lực phát triển kinh

tế Cần nhấn mạnh rằng, dường như việc lạm phát tăng lên này chỉ mang lại lợi ích

cho những người giàu, có nhiêu tiên và tai sản cũng như kha năng dé đâu tư kinh

14

Trang 16

doanh điều đó tạo ra bất bình đăng trong phân phối thu nhập và khiến thành quả của tăng trưởng kinh tế không thé mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân.

1.2.2 Các tác động của lạm phát doi với tăng trưởng kinh tế

a Các tác động tích cực

Thứ nhất, có thể cho rằng lạm phát tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh lãi suất dẫn đến tăng tiết kiệm và đầu tư Tác động của lạm phát được thê hiện thông qua sự thay đôi của lãi suất với hai hiệu ứng:

Hiệu ứng thay thé: Lam phát tăng khiến lãi suất danh nghĩa tăng, khi đó, các

hộ gia đình sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm.

Hiệu ứng thu nhập: Với hộ gia đình có tiết kiệm, lãi suất danh nghĩa tăng làm tăng cả tiêu dùng và tiết kiệm.

Kết quả là lượng tiền gửi trong các ngân hàng tăng lên sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, tăng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đây tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động này của lạm phát đến tăng trưởng là dương nhưng nhỏ, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp Nhiều hộ gia đình ở các nước đang phát triển thường chỉ có mức thu nhập vừa đủ

dé đáp ứng các nhu cầu hàng ngày, vì vậy, việc tăng lãi suất cũng không thé khiến

lượng tiền tiết kiệm tăng thêm quá nhiều Mặt khác, hệ thống tín dụng chưa phát

triển cũng là nguyên nhân khiến phân bé nguồn lực chưa thực sự hiệu qua Vì vậy, cho rằng tác động tích cực của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển là nhỏ.

Cùng với đó, theo Mundell (1971) khi nền kinh tế xảy ra lạm phát luôn có độ trễ thời gian giữa việc tăng giá sản phẩm dau ra và việc tăng giá các chi phí đầu vào biéu hiện qua mô hình tiền lương cứng nhắc hay độ trễ trong việc điều chỉnh tiền lương Do khi thỏa thuận một hợp đồng lao động, người lao động và chủ doanh nghiệp thỏa thuận một mức tiền lương có định và đây gọi là tiền lương danh nghĩa,

nếu mức giá chung tăng lên hay nói cách khác là có lạm phát xảy ra thì tiền thuê lao động sẽ rẻ hơn do tiền lương thực tế đã giảm đi so với dự kiến Điều này khiến các nhà sản xuất cho rằng việc tăng sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tiếp tục

mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, dựa theo mối quan hệ trong ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng trong mô hình tổng cung- tông cầu, lạm phat có mối quan hệ đồng biến với tăng

15

Trang 17

trưởng thông qua tác động làm tăng tổng cầu Lạm phát khiến giá cả hàng hóa tăng

lên nên mọi người có xu hướng mua hàng hóa tích trữ hoặc do lạm phát làm tăng

tiền lương danh nghĩa hay thu nhập danh nghĩa khiến người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều tiền hơn và tiêu dùng nhiều hơn, từ đó làm gia tăng tổng cầu Bên cạnh đó, lạm phát thường dẫn đến làm tỷ giá của các đồng nội tệ so với USD tăng lên, làm đồng tiền nội địa rẻ hơn tương đối so với các đồng ngoại tệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, từ đó làm tăng xuất khẩu và tăng xuất khâu ròng là một trong những nhân tố làm tăng tổng cầu Nhu cầu xuất khẩu tăng lên kích thích tăng nhu cầu các hàng hóa, dịch vụ trong nước là nguyên liệu đầu vào

cho các hàng hoá xuất khẩu.

Thứ ba, Nhà nước có thê bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc tăng cung

tiền nhờ các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát Nguồn tiền nay sẽ giúp Nhà nước tăng chỉ tiêu chính phủ là một trong những nhân tố làm tăng tổng cầu, đây cũng làm nguồn tiền giúp thực hiện các chính sách kích cầu, cũng như trợ cấp trong những thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn Thông qua việc thực hiện chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển công nghệ sẽ giúp tăng trưởng kinh tế một cách

bên vững.

b Các tác động tiêu cực

Thứ nhất, sự tăng lên của lạm phát làm giảm thu nhập thực tế của người lao động khi thu nhập danh nghĩa không đổi, trong khi đó, giá của các hàng hoá khác lại liên tục tăng khiến người tiêu dùng thắt chặt chỉ tiêu làm giảm tông cầu Lạm

phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà thông qua

việc giảm lãi suất thực tế, còn làm hao mòn giá tri của các tai sản có lãi, khiến thu nhập từ các khoản lãi tiền gửi hay lợi tức giảm đi góp phần làm giảm thu nhập thực tế của người dân Thêm vào đó, lạm phát khiến giá của các hàng hoá thay đôi điều nay làm biến đối giá tương đối giữa các mặt hàng này Những điều này khiến việc

đưa ra quyết định của người tiêu dùng khó nhận biết hơn và thị trường mất khả

năng phân bô nguôn lực một cách hiệu quả.

Thứ hai, lạm phát có thé làm suy giảm đầu tư — một trong những nhân tổ của

tổng cầu, hoạt động nguồn, đầu vào của nên kinh tế Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao,

nếu muốn lãi suất thực dương va ổn định thì cần tăng lãi suất danh nghĩa Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ làm giảm nhu cầu vay vốn của các nhà đầu tư Nguyên

nhân của sự suy giảm trong đầu tư, nhất là đầu tư đài hạn, là do sự biến động một

16

Trang 18

cách không chắc chắn của lạm phát Vì lạm phát biến đổi dẫn đến biến đổi lãi suất nên các nhà đầu tư khó có thể tính toán một cách chính xác các khoản chỉ phí cũng

như lợi nhuận thực tế thu được từ hoạt động đầu tư nên họ không dám liều lĩnh

đâu tư nhiêu, đặc biệt là các dự án dài hạn.

Lạm phát còn cản trở tăng trưởng do khiến lãi suất thực giảm khi lãi suất danh nghĩa không tăng, như vậy, nguồn thu nhập từ tiết kiệm cũng sẽ giảm, điều nay không khuyến khích các hộ gia đình tăng tiết kiệm Nếu dé giữ cho lãi suất không đổi tránh anh hưởng đến đầu tư sẽ khiến lãi suất thực giảm đi thậm chí âm, điều

này hoàn toàn bat lợi với những người gửi tiết kiệm khiến họ thay đổi quyết định từ người cho vay trở thành người đi vay Điều nay gây ra sự mat cân bằng trên thị trường vốn và tin dụng khiến các hệ thống tài chính không thé hoạt động hiệu qua

trong việc phân b6 nguồn tiền, khiến người có tiền không chịu cho vay và người

đâu tư không thê tiêp cận nguôn vôn.

Việc lãi suất thực tế giảm làm người đi vay có lợi sẽ gây ra hiện tượng vay vốn với lãi suất thấp dé đầu tư kiếm lợi Những người giàu có sẽ dùng tiền dé vơ vét, thu gom hàng hoá làm mất cân bằng trong quan hệ cung cầu gây bất bình đăng trong phân phối thu nhập.

Hon thé nữa, lạm phát đi kèm với tăng tỷ giá hối đoái được cho là các dau hiệu của bat ôn kinh tế vĩ mô khiến các nhà đầu tư không chắc chắn vào lợi nhuận của các khoản dau tư dai hạn làm bóp méo co cau đầu tư theo hướng tăng đầu tư mang tính đầu cơ và đầu tư vào các dự án nhanh thu hồi vốn Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển do các nước này thường có độ mở của nền kinh

tế lớn, dễ tôn thương do các cú sốc từ bên ngoài.

Thứ ba, việc tăng tỷ lệ lạm phát làm đồng tiền nội tệ bị mất gia so VỚI ngoại tệ, điều này gây ra rất nhiều tác động tiêu cực Trước hết là với nợ công, đối với những nền kinh tế có tỷ lệ nợ nước ngoài cao, đồng nội tệ mat giá sẽ khiến món nợ bằng ngoại tệ của họ tăng lên vì cần một số tiền nội tệ lớn hơn dé đôi được số tiền ngoại tệ ban đầu, điều này khiến áp lực trả nợ của các Chính phủ và doanh

nghiệp có nợ nước ngoài ngày càng lớn, thậm chí phải đối mặt với các nguy cơ vỡ

nợ Với các nước đang phát triển thường có ngân sách chính phủ thâm hụt lớn với nợ công cao cũng khiến lạm phat dé ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng hơn.

Ảnh hưởng tiếp theo là đến hoạt động xuất nhập khâu Đối với một số nền kinh tế mở nhưng không có các chính sách tỷ giá thích ứng linh hoạt, lạm phát làm tăng

giá cả của các hang hoá và dịch vụ trong nước mà ty giá hôi đoái lại không đôi sẽ

17

Trang 19

khiên gia trong nước cao hon so với giá cả trên thị trường quôc tê, điêu nay khiêngiảm sức cạnh tranh của xuât khâu từ đó làm thâm hụt cán cân thương mại.

Còn với các nền kinh tế có chính sách tỷ giá linh hoạt, lạm phát cao khiến tỷ giá hối đoái tăng sẽ xảy ra hai hiệu ứng:

Hiệu ứng lượng: Tỷ giá hối đoái tăng khiến hàng hoá tại các nước đang phát

triển trở nên rẻ hơn tương đối với các nước điểm đến xuất khẩu giúp tăng lượng

hàng hoá xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán tốt hơn.

Hiệu ứng giá: Hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn tính theo nội tệ khiến cán cân thanh toán xấu đi

Đối với các nước đang phát triển thường có độ co giãn của cầu nhập khẩu theo

giá nhỏ vì chủ yếu nhập khâu nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm trung gian, máy

móc thiết bi, hàng tiêu dùng cao cấp không có hàng thay thế trong nước Trong khi đó, độ co giãn của cung xuất khâu theo giá lại nhỏ do các hàng hoá xuất khâu

thường là các sản phẩm thô phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có hạn, khó tăng sản lượng khi giá ting; các loại hang hoá như hàng chế biến, gia công, lắp ráp lại phụ

thuộc vào đâu vào nhập khâu.

Như vậy lạm phát làm suy yếu cán cân thanh toán tại các nước đang phát triển Hon nữa, thông qua hiệu ứng chuyên tỷ giá, việc ty giá hối đoái tăng cũng tác động

ngược lại và khiến lạm phát trầm trọng hơn.

Từ những phân tích ở cả hai mặt của tác động từ lạm phát đến tăng trưởng, quan điểm trung hoà giữa hai quan điểm trên cho rằng, ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế được biểu hiệu như một mối quan hệ có hình chữ U ngược.

Theo T Killick (1981), ở mức lạm phát thấp, lam phát có ảnh hưởng dương đến

tăng trưởng Ngược lại, lạm phát ảnh hưởng âm đến tăng trưởng ở mức lạm phát

18

Trang 20

TAL TB TUC TLA2

Hình 1.3: Mối quan hệ hình chữ U ngược giữa lạm phát và tăng trướng kinh tế

1.3 Tổng quan nghiên cứu

1.3.1 Các nghiên trên thé giới

Fischer (1993) đã thực hiện điều tra nghiên cứu thực nghiệm dé xác định mối quan hệ giữa lạm phát va tăng trưởng Phương pháp hồi quy được tác giả sử dụng là sử dụng phương pháp hồi quy hạch toán tăng trưởng với hồi quy cắt ngang và số liệu bảng sử dụng chuỗi số liệu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của hơn 90 quốc gia trên thé giới từ 1961-1988 Kết qua cho thấy rang tăng trưởng có quan hệ ngược chiều với lạm phát, thâm hụt ngân sách lớn và thị trường ngoại hối bi bóp méo khi có lạm phat Bằng chứng bổ sung cho thay nguyên nhân là từ chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng Kênh truyền dẫn được xác định là: lạm phát ảnh hưởng tiêu

cực đến tăng trưởng bằng cách giảm đầu tư và năng suất; thâm hụt ngân sách cũng làm giảm cả tích lũy vốn và năng suất Trong một số trường hợp được xem xét, ké cả lạm phát ở mức thấp cũng không có tác động tốt đến tăng trưởng, do đó, tăng trưởng bền vững không đi kèm với lạm phát cao.

Sarel (1996) đo lường ngưỡng lạm phát bằng cách chạy một loạt các hồi quy bình phương nhỏ nhất sử dụng các giá trị lạm phát ở ngưỡng khác nhau và tìm kiếm giá trị ngưỡng tối ưu của lam phát mà tại lần hồi quy đó hệ số xác định R? (R-squared) được tối đa hóa hoặc chỉ số sai số bình phương trung bình (Root Mean

Square Error - RMSE) được tối thiểu hoá Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 87 quốc gia từ những năm 1950-1960 nhằm làm sáng tỏ giả thuyết rang giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính Nghiên cứu chỉ ra rằng

8% là ngưỡng lạm phát thích hợp Dưới ngưỡng lạm phát này, ảnh hưởng của lạm

phát đến tăng trưởng là không đáng kê thậm chí là ảnh hưởng thuận chiều đến tăng

19

Trang 21

trưởng kinh tế, trong khi đó, nếu lạm phát cao hơn ngưỡng này sẽ gây ra ảnh hưởng ngược chiều đáng ké va có ý nghĩa thong kê đến tăng trưởng kinh tế.

Andres và Hernando (1997) nghiên cứu mối tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát ở các quốc gia thành viên OECD từ năm 1960 đến 1992, sử dụng các lý thuyết về phương trình hội tụ, kiểm định nhân qua Granger và xem xét mồi tương quan này với một số cải tiến trong các mô hình thực nghiệm với sự bổ sung của các biến kiểm soát Những phát hiện chính của nghiên cứu là: 1) một mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian đài; 2) chỉ phí ước tính của lạm phát vẫn còn đáng ké khi các tác động cụ thé của từng quốc gia được áp dụng trong mô hình thực nghiệm; và 3) phát hiện mối tương quan có ý nghĩa thể hiện tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến lạm phát Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng trong dài hạn chi phí của lạm phát là rất lớn vì vậy kiềm chế lạm phát sẽ tạo điều kiện cho nên kinh tế tăng trưởng tốt hơn.

Khan và Senhadji (2001) thực hiện nghiên cứu kiểm định xem xét lại vấn đề về sự tồn tại của các ngưỡng lạm phát tối ưu trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, sử dụng các kỹ thuật kiểm định kinh tế lượng mới, cung cấp các quy

trình thích hợp dé ước tính và suy luận Khan và Senhadji (2001) thực hiện các

kiểm định và ước lượng nhằm phân tích tác động giữa ngưỡng lạm phát và tăng

trưởng bằng việc sử dụng tập hợp dữ liệu bao gồm 140 quốc gia trong giai đoạn từ

năm 1960 đến năm 1998 Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự tồn

tại của mức lạm phát trên ngưỡng mà trên đó lạm phát làm chậm tăng trưởng một

cách đáng ké ước tính khoảng 1-3% đối với các nước công nghiệp và 11-12% đối với các nước đang phát triển Mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế (với tỷ lệ lạm phát trên ngưỡng) là khá chặt chẽ đối với phương pháp ước lượng.

Trước mối quan tâm ngày càng tăng, đặc biệt là trong khu vực EMU rằng ngưỡng lạm phát thấp quá mức có thê ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, Singh và Kalirajan (2003) nghiên cứu xem xét liệu điều này có đúng với các nước đang phát triển hay không Phân tích thực nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng dit liệu hàng năm từ Ấn Độ trong giai đoạn 1971—1998 để ước ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính gồm lạm phát và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng Các kết quả cho thấy rõ ràng rằng không có bất kỳ ngưỡng lạm phát nào là phù hop với tăng trưởng của An Độ hay sự gia tăng nào trong lạm phát cũng dẫn đến

các tác động tiêu cực đến tăng trưởng và dé duy trì tăng trưởng 6n định cần có các

chính sách giúp kiềm chế lạm phát.

20

Trang 22

Gillman và Nakov (2004) thực hiện nghiên cứu mô hình trong đó cung tiền

ngoại sinh là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát và tốc độ

tăng trưởng sản lượng Nghiên cứu sử dung mô hình VAR và kiểm định nhân qua

Granger cho hai quốc gia là Ba Lan (1987-2001) va Hungary (1988-2002) Kết

quả chỉ ra rằng trong khi lạm phát và tốc độ tăng trưởng cùng thay đổi, lạm phát đóng vai trò như một loại thuế đánh vào lợi tức vốn của người có tiền và làm cho tốc độ tăng trưởng giảm xuống Sự thay đổi trong hiệu quả khu vực tín dụng của mô hình gây ra sự thay đổi trong tốc độ chu chuyền tiền tệ có thé phá vỡ các tác động qua lại ôn định khác giữa tiền tệ, lạm phát và tăng trưởng sản lượng Kết qua quan hệ nhân quả Granger cho thấy cung tiền làm gia tăng lạm phát và lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng đối với cả Hungary và Ba Lan.

Hwang và Wu (2011) sử dụng đữ liệu chính thức của các tỉnh tại Trung Quốc

về tông sản pham của tinh, lạm phát và các biến số giải thích khác từ năm 1986 đến năm 2006, nghiên cứu xem xét các tác động phi tuyến của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc Phát hiện chính của nghiên cứu là hiệu ứng ngưỡng lạm phat rat đáng ké và có ý nghĩa thống kê ở Trung Quốc Trên ngưỡng 2,50 % cứ tăng tỷ lệ lạm phát 1 điểm phan trăm sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế 0,61 %; dudi ngưỡng nay, cứ tăng ty lệ lạm phat 1 điểm phan trăm sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng thêm 0,53 % Điều này cho thấy khi lạm phát

tăng cao đến một mức nhất định sẽ gây hại cho tăng trưởng kinh tế, ngược lại lạm phát vừa phải và hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng Nghiên cứu đề xuất rằng Trung

Quốc nên duy trì kiểm soát ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải dé thúc day tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Lopez-Villavicencio và Mignon (201 1) đã tiến hành nghiên cứu ước lượng ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của 44 quốc gia từ năm 1961-2007.

Sử dụng phương pháp Panel Smooth Threshold Regression (PSTR) và Generalized

Method of Moments (GMM), kết quả chỉ ra rằng lạm phát có tác động phi tuyến

tính đến tăng trưởng kinh tế với một ngưỡng chung cho 44 nước là 5%, trong đó, với các nước phát triển ngưỡng lạm phát là 1,23%, các nước mới nổi là 14,54%,

các nước thu nhập trung bình cao là 10,272%, với các nước thu nhập trung bình

thấp và thấp là 19,64% Nghiên cứu cũng chỉ ra khi lạm phát ở trên ngưỡng này nó tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi ở dưới ngưỡng, nó giúp thúc day phát triển kinh tế với các nước phát trién.

Leshoro (2012) đặt ra mục tiêu xác định mức lạm phát theo thực nghiệm ở

Nam Phi Dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý trong giai đoạn Quý 2 năm 1980 đến

21

Trang 23

Quý 3 năm 2010 đã được thông qua cho nghiên cứu này Mô hình hồi quy ngưỡng do Khan và Senhadji (2001) phát triển đã được sử dụng trong nghiên cứu này Kỹ

thuật kinh tế lượng đã được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), được ước tính lại bằng cách sử dụng biến công cụ bình phương nhỏ

nhất hai giai đoạn (2SLS-IV) dé kiểm tra độ chắc chắn Kết quả cho thấy ngưỡng lạm phát xảy ra ở mức 4% Ở mức lạm phát đưới và lên đến 4%, có một mối quan hệ tích cực nhưng không đáng ké giữa lạm phát và tăng trưởng Mối quan hệ trở

nên tiêu cực và đáng kể khi tỷ lệ lạm phát trên 4%.

Vinayagathasan (2013) nghiên cứu tìm ra ngưỡng lạm phát tại 32 quốc gia châu Á từ năm 1980 đến 2009 bằng cách sử dụng mô hình bảng động (Dynamic

Panel Threshold Model) kết hợp với tác động có định và các biến ngoại sinh Kết

quả ước lượng tim ra một ngưỡng lạm phát khoảng 5,34%, trên mức này lam phát

có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, còn lạm phát ở dưới mức này không

có ảnh hưởng rõ rang Sau khi loại bỏ các nước thuộc OECD ra khỏi mô hình, kết quả thu được vẫn không có sự thay đồi.

1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015) thực hiện nghiên cứu đánh

giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của 17 quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam từ 2000 đến 2012 Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp của

Sarel (1996) và mô hình của Khan và Senhadji (2001) Kết quả nghiên cứu thu được một ngưỡng lạm phát tối ưu là 10-12%, theo đó khi lạm phát vượt quá mức này nó sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, tuy nhiên với tỷ lệ lạm phát ở dưới mức này, nghiên cứu không tìm thấy tác động rõ ràng của lạm phát đến tăng

Sử Đình Thành (2015) nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa lạm phát và tăng

trưởng ở các nước ASEAN-5 trong giai đoạn 1980-2011, cụ thể là Indonesia,

Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam bang cách sử dụng mô hình Panel Smooth Transition Regression - PSTR Hơn nữa, ông cũng kiểm tra độ chắc chăn băng cách sử dụng đặc tả GMM-IV Nghiên cứu phát hiện ra rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và tăng trưởng đối với tỷ lệ lạm phát trên ngưỡng 7,84%, trên mức đó, lạm phát bắt đầu cản trở tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN-5 Kết quả cho thay rằng các ngân hàng trung ương ở các nước

ASEAN-5 có thé cải thiện tăng trưởng kinh tế bằng cách có các chính sách that

chặt giúp kiềm chế lạm phát khi nó ở trên hoặc gần ngưỡng ước tính Do đó,

22

Trang 24

ngưỡng lạm phát có thé được coi là chỉ số lạm phát mục tiêu dé điều hành chính sách tiền tệ.

Lê Thanh Tùng (2015) nghiên cứu số liệu của 9 nước ASEAN trong giai đoạn từ 1990-2012 dé tìm ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho các nước nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng số liệu bảng với phương pháp ước lượng mối quan hệ giữa lạm phát

và tăng trưởng được xây dựng bởi Khan và Senhadj (2001) qua đó xác định được

một ngưỡng lạm phát có là 4% cho các nước ASEAN Với ý nghĩa nếu lạm phát dưới mức này nó có một quan hệ cùng chiều có ý nghĩa với tăng trưởng, ngược lại, khi lạm phát vượt qua mức này, nó thê hiện một mối quan hệ ngược chiều với tăng

trưởng kinh tế.

Lê Thị Phương Loan (2018) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phat và tăng trưởng kinh tế và dự báo ngưỡng lạm phát tôi ưu cho Việt Nam với việc sử dụng dir liệu về lạm phát và tăng trưởng tại Việt Nam từ năm 1989 đến 2016 ước lượng với mô hình VECM và sử dụng kết quả đó để điều chỉnh mô hình ngưỡng với các biến độc lập là biến trễ của GDP và CPI Nghiên cứu chỉ ra rằng, lạm phát có tác động mạnh mẽ và rõ ràng đến tăng trưởng hơn là tác động ngược

lại của tăng trưởng đến lạm phát Nghiên cứu cũng tìm ra mức lạm phát tối ưu cho Việt Nam là 3,5%/năm và cho rang lạm phát giải thích được 10% cho sự thay đổi

của tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Nguyễn Minh Sáng và Hoàng Trọng Thang (2020) tiến hành nghiên cứu kiểm định tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình hồi

quy số liệu mảng với 9 quốc gia khu vực Đông Nam Á từ 2001 đến 2018 Nghiên

cứu sử dụng kỹ thuật mô hình Panel Threshold Regression (PTR) được phát triển

bởi Hansen (1999) và tìm ra được ngưỡng lạm phát là 3,8% Bài nghiên cứu cũng

phân tích sự khác biệt giữa kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế khác trong khu

vực dé gợi ý các chính sách kiểm soát lạm phát hiệu quả 1.3.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Các nghiên cứu được thực hiện trên nhiều nền kinh tế khắp thế giới với việc sử dụng đa dạng phương pháp ước lượng khác nhau Hau hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ, đặc biệt là tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế nhất là trong dài hạn Nhiều nghiên cứu thực hiện việc ước lượng và tìm ra các ngưỡng lạm phát tối ưu khác nhau cho các nền kinh tế, trong đó, các nghiên cứu

về ngưỡng cho các nước đang phát triển, trong đó có các nước Đông Nam Á, với ngưỡng từ 3,8% đến 19,64% Nhiều nghiên cứu sử dụng chuỗi thời gian dài với

23

Trang 25

nhiều quốc gia, khó đảm bảo được sự đồng nhất trong bối cảnh kinh tế dé có thé

đưa ra các két quả dung cho tat cả các quôc gia.

Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu lạm phát và tăng trưởng ở 5 quốc gia Đông Nam Á có nhiều tương đồng về tình hình phát triển kinh tế, cùng theo đuôi các chính sách kiềm chế lạm phát đồng thời tăng trưởng kinh tế để tìm ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho các nước này Về mô hình thực nghiệm, tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và đo lường mức lạm phát bằng cách chạy một loạt mô hình hồi quy ở các mức lạm phát khác nhau nhằm tìm ra

mức lạm phát tối ưu một cách đơn giản.

24

Trang 26

Tóm tắt chương 1

Qua việc phân tích co sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và lạm phát có thé thấy rằng, lạm phát cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.Đối với các tác động tích cực, nhiều nhà kinh tế cho rằng, lạm phát làm giảm động cơ

giữa tiền mặt làm tăng lượng tiền tiết kiệm trong ngân hàng giúp từ đó tăng đầu tư thúc đây tăng trưởng, thêm vào đó cũng tạo ra động lực mua săm khi thu nhập tính bằng mức giá danh nghĩa tăng lên, lạm phát khiến đồng nội tệ rẻ hơn cũng kích

thích các hoạt động xuất khâu từ đó dẫn đến tăng trưởng Bên cạnh các tác động tích cực, lạm phát có nhiều tác động tiêu cực như làm suy giảm đầu tư do khiến thị trường mat khả năng phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đồng nội tệ mat giá gây ra các gánh nặng về nợ nước ngoai và làm khiến giá hàng hóa nhập khâu của các nước phụ thuộc vào nguyên, nhiên liệu nhập khâu tăng lên Từ đó, tác giả có

cơ sở lý thuyết về một mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng.

Tiếp tục dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên toàn thế giới, nhiều nghiên cứu thực nghiệm tác giả tìm được cho thấy có mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng Nhiều nghiên cứu trong số đó cũng chỉ ra ngưỡng lạm phát tối ưu mà tại đó tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế đổi chiều Các nghiên cứu chỉ ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho các nước đang phát triển trong

đó có các nước Đông Nam Á trong khoảng từ 3,8% đến 19,64% Từ đó, tác giả rút

ra được giới hạn của ngưỡng lạm phát cho các quốc gia trong nghiên cứu nay.

Từ cơ sở lý thuyết và tong quan nghiên cứu, tác giả rút ra phương pháp nghiên cứu nhằm xác định ngưỡng lạm phát tối ưu cho 5 nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam với chuỗi số liệu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ 2002 đến 2021.

25

Trang 27

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Ở CÁC QUOC GIA ĐÔNG NAM A TỪ 2002 DEN 2021

2.1 Lạm phát tại khu vực Đông Nam Á từ 2002 đến 2021

Sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, một số nước trong khu vực Đông Nam Á

như Indonesia, Philippines và Thái Lan chủ trương áp dụng các chính sách hướng

đến chính sách lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting) Chính sách này cùng với các chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ồn định giá cả trong ở các nước trong khu vực đã giúp các nước Đông Nam Á hồi phục khá tốt sau khủng hoảng.

Trong giai đoạn 2002-2007, cùng với đà phục hồi kinh tế của khu vực, lam phát trung bình cũng 6n định ở mức một con số Song thời điểm 2003, 2004 xu hướng lạm phát tăng cao đã có dấu hiệu manh nha khi giá cả của các hàng hoá vật tư, nguyên nhiên liệu như phôi thép, xăng dau, phân bón, trên thế giới tăng cao kéo theo sự tăng giá của giỏ hàng hoá tiêu dùng Khoảng thời gian từ 2004 đến 2007 chứng kiến giá dầu mỏ trên thế giới liên tục tăng cao tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, tuy nhiên, các nên kinh tế mới

nổi ở khu vực Đông Nam Á lại có triển vọng tăng trưởng khá lạc quan Điều này

được giải thích nhờ việc các nước này tăng dự trữ ngoại tệ giúp tránh rơi vào khủng

hoảng nợ nước ngoài, giảm chi phí khi tham gia thị trường tài chính quốc tế Việc

dự trữ ngoại tệ nói trên là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát do các

NHTW phải liên tục bơm nhiều nội tệ ra thị trường, khiến tăng lượng tiền lưu

thông dễ dẫn đến lạm phát.

Trước năm 2008, các dự đoán về tăng trưởng và lạm phát của các nền kinh tế Đông Nam Á còn tương đối lạc quan khi các nước này liên tục giữ được tình trạng

tăng trưởng cao với một mức lạm phát vừa phải Tuy nhiên, do tác động tiêu cực

của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với tình trạng thắt chặt tín dụng toàn cầu, nền kinh tế Mỹ suy giảm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh ty giá, giá dầu và giá các hàng hoá khác liên tục leo thang, tỷ lệ lạm phát trung bình của 5 quốc gia ASEAN tăng lên mức 10% năm 2008 và cũng trong năm này tăng trưởng kinh tế trung bình

giảm xuống mức 4,5% Bên cạnh việc giá dầu giảm chạm đáy vào đầu năm 2009kéo theo giá cả của các hàng hoá khác giảm theo, cùng với đó là nỗ lực của các

NHTW trong việc áp dụng linh hoạt các chính sách nhăm ồn định tỷ giá trong khu

vực giúp các nước Đông Nam Á kiểm soát khá tốt lạm phát chỉ còn ở mức khoảng

3% năm 2009.

26

Trang 28

AP” AB” ah” AP” gO” aP” # ah” a" af

—=^2—=IDNINFE =®4==MYSINF PHLINF_ =#=THAINF_ =4==VNM INF

Hình 2.1: Lạm phát của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Namtừ 2002 đên 2021

Nguôn: Tỉnh toán dựa trên số liệu từ World Development Indicators

Trên đà phục hồi của nên kinh tế thế giới từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, giá dau tăng trở lại đồng nghĩa với việc chi phi vận chuyên và giá các mặt

hang lương thực thực phẩm tăng cao kéo theo nhiều chi phí khác gia tăng Đồng USD mắt giá vào cuối năm 2010 như là hệ quả của chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng và lãi suất thấp của nền kinh tế Mỹ, cùng với mức dự trữ lương thực thế giới

thấp nhất trong vòng 30 năm cùng góp phần khiến giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng kỷ lục Hậu quả là lạm phát trung bình của 5 nước Đông Nam Á tăng lên

4,6% vào năm 2010 và 7,1% vào năm 2011, trong đó, riêng lạm phát của Việt Nam

là 8,2% vào 2010 và 18,7% vào năm 2011 do mức tăng cung tiền quá cao so với

mức tăng hàng hóa.

Đến giữa năm 2012, giá cả thế giới có một tháng giảm giá tồi tệ nhất từ sau

khủng hoảng tài chính do các lo ngại về sự yếu kém của kinh tế Mỹ khi nhu cầu

đầu tư vào các tài sản rủi ro giảm sút cùng với các vấn đề về nợ công của khu vực

đồng Euro Giá cả đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm trên thế giới giảm khiến

lạm phát của các nước Đông Nam Á cũng có xu hướng đi xuống Cùng với đó là chính sách tiền tệ thắt chặt giúp kiềm chế lạm phát thành công tại Việt Nam đưa tỷ lệ lạm phát trung bình của 5 nước Đông Nam Á xuống mức 4,2% vào năm 2012.

Trong giai đoạn 2013-2015, sức ép lạm phát không lớn hình thành xu thế lạm

phát đi xuống thậm chí đan xen nguy cơ giảm phát như tỷ lệ lạm phát ở Thái Lan

năm 2015 là -0,9% Lạm phát trong giai đoạn này không có nhiều biến động chủ

yếu do các áp lực lạm phát từ phía cung không quá lớn, giá các nhân tố đầu vào

27

Trang 29

trên thế giới có xu hướng giảm như giá hàng hoá chung, chỉ số giá lương thực, thực phẩm và giá năng lượng Về phía cầu, nền kinh tế thế giới cũng hồi phục chậm

chạp sau khủng hoảng, các hoạt động thương mại hay sản xuất công nghiệp đều giảm sút, vì vậy, không tạo ra các sức ép lạm phát rõ ràng Trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, các nước trong khu vực cũng có các động thái nhằm kiểm

soát áp lực giá cả, theo đó, NHTW tại Indonesia và Malaysia đã tăng lãi suất chính sách nhằm hạn chế kỳ vọng lạm phát dự tính xảy ra sau khi cắt giảm trợ giá nhiên

liệu trong năm 2014, Thái Lan và Việt Nam là các trường hợp ngoại lệ, đã giảm

lãi suất nhằm hỗ trợ sản xuất trong bối cảnh lạm phát giảm đe dọa gây ra giảm

Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2016-2019 tiếp tục duy trì 6n định ở mức thấp, trong đó, Indonesia là nước có lạm phát cao nhất trong khoảng 3-3,5%, các nước

còn lại thường có lạm phát dưới 3% Nguyên nhân của hiện tượng lạm phát thấp

chủ yếu do giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng chậm liên quan đến sự trì trệ trong ngành chế tạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc Thêm vào đó, bối cảnh kinh tế thế giới nhiều rủi ro cũng khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á ưu tiên các chính sách tiền tệ và tài khoá thận trọng nhằm hạn chế thiệt hai, đồng thời nâng

cao chât lượng và hiệu quả tái cơ câu nên kinh tê.

Năm 2020 khi tình trạng đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu năng lượng suy giảm khiến giá dau chạm đáy điều đó phan nào khiến lam phát tại các nước Đông Nam Á duy trì ở mức thấp thậm chí âm, tỷ lệ lạm phát trung bình chỉ ở mức 1,1% Các nền kinh tế Đông Nam A đã nhanh chóng có các chính sách và các biện pháp nhăm hỗ trợ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái như nới lỏng chính sách tiền tệ, hoãn thanh toán các khoản nợ và mở rộng bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay Sang năm 2021, nền kinh tế thé giới dan phục hồi nhờ độ phủ vaccine tăng cao, các gói kích thích kinh tế dần có hiệu lực và sự gia tăng trở lại của tiêu dùng và đầu tư, quá trình phục hồi khiến lạm phát tăng cao lên mức

trung bình 2,2% cho 5 nước ASEAN Tinh trạng lạm phát gia tăng được cho là sự

kết hợp giữa yếu tố cầu kéo và chi phí đây do sự gia tăng của sản xuất, đầu tư và thương mại, giá cả đầu vào tăng lên do giá năng lượng tăng đầy chi phí vận chuyển tăng cao, cùng với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng khiến cung hồi phục chậm

hơn câu.

Các yêu tô này cũng chính là nguyên nhân khiên các nên kinh tê này có thê

đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao sắp tới trong năm 2022.

28

Ngày đăng: 08/04/2024, 01:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w